trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

 

 

KHÍ NÓNG MÙA HÈ

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Chà, nóng dữ à đa! Sáng sớm đi bộ đă nóng, chiều về nhà nóng, trưa vô xe chịu muốn không nổi (sờ vào đâu cũng bỏng, chờ máy lạnh lên một phút bằng... thiên thu!). Không cẩn thận nóng thiêu chết người. Mà thực, Hè năm nào, hàng trăm người ở Mỹ cũng mất mạng v́ nóng.

Những vị cao niên, người yếu v́ bệnh lâu ngày, người nghèo, lẻ loi cô độc, thiếu máy lạnh trong nhà dễ bị nguy hiểm v́ nóng. Người vận động ngoài trời, nhất lại vào những ngày nóng hung, nắng gắt, ẩm thấp cũng vậy. Quần áo nhiều lớp, nặng nề, màu đậm, khiến mồ hôi khó bốc hơi, càng tăng thêm nguy cơ. Người dùng những thuốc có ảnh hưởng trên sự điều ḥa thân nhiệt, cũng nên cẩn thận trong mùa này. 

Khi thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) ta lên cao hơn 104 độ F (40 độ C) lâu quá, các tế bào trong cơ thể sẽ tổn thương, đưa đến sự suy sụp của nhiều cơ quan khác nhau.

      Các tế bào... cháy đầu tiên là các tế bào bắp thịt. Khi bắp thịt tổn thương, chúng sưng lên và gây đau. Rủi chúng tổn thương nặng quá, bể vỡ ra, nhiều chất hóa học trong các tế bào bắp thịt thoát ra ngoài. Các chất này độc cho một số cơ quan, nhất là thận. Thận bị chúng bám vào nhiều sẽ hỏng. Tim cấu tạo bởi toàn những bắp thịt; những bắp thịt tim rướm máu (myocardial hemorrhage) v́ khí nóng, tim sẽ suy, không đủ sức bơm máu đến nuôi các cơ quan. Các cơ quan khác như phổi, gan, ruột đều bị sức nóng trên 104 độ F nướng đốt, hư hoại theo những cách khác nhau. Sau cùng, óc cũng không thoát: óc sưng lên, chảy máu, có những vùng chết (infarction); hậu quả, người bệnh đâm nhức đầu, mất sáng suốt, bứt rứt, làm kinh rồi đi vào hôn mê.

Nhiều cơ quan hư hoại đến thế, tất tính mạng người bệnh lâm nguy. Chữa trị cấp tốc và hữu hiệu, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn. Nếu sự chữa trị chậm trễ hoặc không đúng cách, người bệnh tuy được cứu sống, nhưng có thể thay đổi tâm tính (subtle personality changes), đi đứng không vững (ataxia), nói năng hết lưu loát như trước (dysarthria) do óc c̣n chút tổn thương.

      Chúng ta đă biết qua cơ chế làm thế nào nóng hè có thể giết người. Bây giờ, ta hăy xem những vấn đề gây do Hè nóng, cùng cách đối phó trong từng trường hợp.

Nguy hiểm nhất là heat exhaustion (kiệt sức do nóng) và heatstroke (xin tạm dịch “tai biến do sức nóng”), cần được nhận biết và chữa trị tức khắc. C̣n phù chân v́ nóng (heat edema), ngất xỉu (heat syncope), vọp bẻ bắp thịt do nóng (heat cramps) không đến nỗi nguy hiểm, thường thuyên giảm nhanh chóng khi ta nghỉ ngơi và uống thêm các thức uống, dùng thêm muối.

Kiệt sức do nóng

Những người vận động nơi nóng và ẩm, toát mồ hôi nhiều quá, có thể kiệt sức do nóng (heat exhaustion). Mồ hôi toát ra nhiều, làm lượng nước và muối trong cơ thể xuống thấp, gây triệu chứng.

Người bệnh yếu mệt, uể oải, nhức đầu, ăn không ngon, buồn nôn, ói mửa, tim đập nhanh, áp suất máu xuống thấp (hypotension). Tuy vậy, người bệnh vẫn sáng suốt, chưa mê sảng hay làm kinh. Đo nhiệt độ cơ thể, thấy nhiệt độ lên trên 100.4 độ F (38 độ C), nhưng dưới 104 độ F (40 độ C).

Những trường hợp kiệt sức do nóng nhẹ thuyên giảm nhanh chóng trong ṿng 1-4 tiếng đồng hồ, khi người bệnh nghỉ ngơi chỗ mát, uống thêm các thức uống và dùng thêm muối. Những trường hợp nặng cần được chữa trị tại bệnh viện với nước truyền tĩnh mạch (để bù lại lượng nước trong cơ thể đă mất qua mồ hôi) và các phương pháp làm mát đặc biệt.

Tai biến do nóng

      Tai biến do nóng (heatstroke) là một h́nh thái nặng hơn của kiệt sức do nóng.

Tai biến do nóng tấn công nhiều người: 

- Người lớn tuổi, người mang bệnh kinh niên khiến cơ thể yếu sẵn (bệnh tim, bệnh phổi, ...). Người bạc nhược v́ rượu, v́ x́-ke ma túy cũng dễ bị tai biến do nóng. 

- Những lực sĩ trẻ, tân binh trong các trại huấn luyện, vận động quá mức dưới trời nắng, người chưa quen làm việc tại những nơi nóng, ẩm.

Thợ mỏ làm việc ở các hầm sâu dưới đất, những người đi hành hương Mecca từng bị tai biến do nóng. Thỉnh thoảng, ngay cả người đă quen làm việc tại những nơi nóng, ẩm cũng không thoát.

Nhiệt độ b́nh thường của cơ thể là 98.6 độ F. Khi có khí nóng bao vây, tấn công, xâm nhập, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng dần theo nhiệt độ bên ngoài. Cơ thể ta tự bảo vệ bằng cách toát mồ hôi hầu thải bớt khí nóng trong người ra ngoài, cố gắng duy tŕ thân nhiệt ở mức 98.6 độ F. Da các vị lớn tuổi không có khả năng xuất mồ hôi khỏe như người trẻ, nên không thải bớt được nhiệt. C̣n những người trẻ bị tai biến do nóng khi đang làm việc hay vận động ngoài trời nóng do cơ thể họ tuy toát mồ hôi b́nh thường, nhưng vẫn không đủ để thải khí nóng trong người (một phần do nắng hạ, một phần do chính sự vận động tạo ra) ra ngoài, nên thân nhiệt họ tiếp tục cao hơn 104 độ F.

Một số thuốc dùng khiến cơ thể ta dễ bị heatstroke, v́ làm cản trở cơ chế toát mồ hôi: các thuốc anticholinergics (như thuốc trị chảy mũi, thuốc chống ói, ...), vài loại thuốc chữa cao áp huyết (diuretics, beta-blockers), các thuốc chữa bệnh tâm thần (psychotic drugs). 

Người bị heatstroke th́nh ĺnh thấy các bắp thịt ḿnh co thắt, sưng lên và đau. Sau đó người bệnh mê sảng, làm kinh. Triệu chứng thường rất đột ngột trong những trường hợp heatstroke do vận động ngoài trời nóng. Cũng có khi người bệnh thấy yếu mệt, uể oải, nhức đầu, ăn không ngon, buồn nôn, ói mửa, tim đập nhanh, khó thở ít phút, ít giờ trước khi sưng đau, co thắt các bắp thịt, mê sảng và giật kinh phong. Khi đo nhiệt độ, thấy thân nhiệt họ cao hơn 104 độ F (40 độ C). Da họ khô và nóng lắm.

Hè sang, trời nắng chang chang, càng lúc càng nóng. Trong sân tennis, một anh bạn của chúng ta chạy nhảy đă mấy tiếng, mồ hôi vă như tắm, nhưng trông vẫn c̣n hăng lắm, như không biết mệt là ǵ. Hôm nay anh tài quá, đă liên tiếp hạ đo ván nhiều người, làm họ ê mặt, phải thay nhau ra ngoài... ngồi chơi sơi nước. Bỗng anh bỏ vợt, ngă lăn quay, miệng lảm nhảm, da nóng như lửa.

Đúng là bị heatstroke rồi. Làm thế nào bây giờ? Ta hăy đem ngay anh bạn đến chỗ mát, vào trong nhà hay tạm thời ra nơi có bóng râm. Ta cởi bớt quần áo cho anh bạn, thấm nước lạnh trên da anh ta, và bật quạt lên xua bớt hơi nóng. Hoặc ta dùng những giấy ướt phủ lên người anh bạn. Cứu chữa tạm như thế, rồi ta gọi xe cứu thương. Chớ nên hà tiện, nhớ gọi xe cứu thương hạng sang, có máy lạnh trong xe, v́ trên đường đến bệnh viện, anh bạn bị heatstroke của chúng ta vẫn tiếp tục cần những phương cách làm mát cơ thể.

      Ở nhà thương, anh bạn chúng ta sẽ được chữa trị bằng các cách làm mát hữu hiệu hơn: đắp các bao nước đá lên người, phủ mền làm mát, hoặc ngâm người vào nước đá. Nhiệt độ của anh bạn được đo liên tục để tránh t́nh trạng chữa trị quá mức khiến thân nhiệt anh xuống thấp hơn mức ta muốn. Các bác sĩ không muốn cơ thể của anh bạn chúng ta năy vừa khổ v́ nóng, nay run rẩy v́ lạnh quá. Đằng nào cũng nguy hiểm. Có khi bác sĩ nhờ các y tá chà xát, thoa nắn da của anh bạn để kích thích, làm máu huyết trong người anh luân chuyển điều ḥa, mau chóng đưa hơi mát đến những cơ quan quan trọng, kể cả óc. 

Nếu nhiệt độ cơ thể của anh bạn chúng ta lên quá cao, và không xuống thấp mau chóng với những cách chữa làm mát bên ngoài kể trên, sự trị liệu sẽ cần đến những phương cách làm mát gọi là “làm mát bên trong” (internal cooling): bơm nước lạnh vào dạ dày (stomach), trực tràng (rectum), chích nước lạnh vào màng bụng (peritoneal lavage), hoặc đưa máu ra khỏi cơ thể, làm mát máu rồi cho vào lại cơ thể. Trong lúc đó, các cách chữa trị làm mát bên ngoài với các bao nước đá hay mền làm mát đắp trên người, vẫn được tiếp tục.

Song song với các phương pháp chữa trị đặc biệt kể trên, giúp nhiệt độ cơ thể mau chóng xuống mức b́nh thường trở lại, các chữa trị sau nhắm mục đích chữa các biến chứng gây do heatstroke:

Thở, và phải thở khỏe mới sống. Đường thở của người bệnh bao giờ các bác sĩ cũng chú trọng đầu tiên. Với người thở yếu, hoặc tri giác đă mơ màng nửa tỉnh nửa mê, một ống giúp thở được đặt qua cổ họng vào ống phổi của người bệnh. Đầu kia của ống giúp thở nối liền với máy giúp thở, bơm dưỡng khí (oxygen) vào phổi người bệnh.

Thở được, mà hệ thống tim mạch suy sụp không dẫn đủ máu đến nuôi các cơ quan quan trọng, người bệnh cũng khó sống. Với người bị heatstroke có áp huyết thấp, xuống đến mức nguy hiểm, nước truyền chứa chất muối saline cho qua đường tĩnh mạch, và nếu cần, các thuốc co mạch catecholamines cũng được dùng để nâng áp huyết lên lại mức b́nh thường. Nếu thử máu cho thấy các chất điện giải (electrolytes) trong cơ thể người bệnh xáo trộn, sự xáo trộn này cần phải điều chỉnh. Nếu người bệnh làm kinh, những thuốc chống kinh giật có thể kiểm soát các cơn kinh giật. Tim nếu đập thất nhịp (arrhythmia), do sự tổn thương của các bắp thịt tim, cần chữa với các thuốc chống thất nhịp tim.

Một điểm đặc biệt: có nên dùng thuốc làm giảm nóng sốt như Tylenol, Aspirin, Advil, ...? Ồ, không nên. Nóng sốt trong trường hợp heatstroke, gây do khí nóng quá sức bên ngoài, không giống chứng nóng sốt do cảm, cúm, nhiễm trùng, nên dùng những thuốc này không hữu hiệu, có khi c̣n gây hại.

Bạn có thể đoán biết, heatstroke càng nặng và để lâu, càng nguy. Các vị có tuổi chịu nóng kém so với người trẻ, nên rất dễ bị sức nóng trên 104 độ F làm chết, chỉ cần trễ vài giờ. Bằng chứng, trong số người mất mạng v́ nóng hè, phần lớn là những vị cao niên, nhà thiếu máy lạnh, và chắc cũng chẳng có con cái đến viếng thăm.

Sưng chân và xỉu

Những vị đi du lịch vào mùa Hè, khi cơ thể chưa kịp quen với khí nóng, hay bị sưng phù ở chân và cổ chân. Hiện tượng này được gọi heat edema, do các mạch máu chân dăn nở v́ khí nóng, và cũng do ngồi, đứng lâu trong chuyến du hành, khiến máu dồn xuống chân nhiều hơn b́nh thường. Ta năng đi lại, gác chân lên cao, sưng chân thường sẽ thuyên giảm.

Trường hợp rủi máu dồn xuống chân bạn nhiều quá, lượng máu về tim sẽ ít đi, tim bạn không có đủ máu bơm ra đến nuôi các cơ quan. Nếu óc bạn thiếu máu đến nuôi nặng quá, bạn sẽ xỉu. Cũng may, bạn tỉnh lại ngay khi vừa ngă xuống đất, v́ trong tư thế nằm, lập tức máu dồn về tim nhiều hơn, và óc bạn lại có đủ máu do tim bơm đến. Tuy vậy, ta chẳng nên để xỉu v́ nóng (heat syncope) xảy ra. Bạn nhớ ngồi hay nằm ngay xuống bất cứ khi nào thấy trong người không khỏe, yếu mệt, bủn rủn tay chân, chóng mặt.

Đau nhức bắp thịt do nóng

Trong mồ hôi có nhiều muối khoáng (minerals), nên khi toát mồ hôi dữ dội, ta mất luôn muối khoáng, trong có cả sodium chloride, một chất cơ thể ta rất cần (sodium chloride có trong muối ăn). Các lực sĩ, công nhân, hoặc người làm việc ngoài trời nắng, dù uống nước, uống các thức giải khát thực nhiều, nhưng nếu không ăn mặn đủ, hay bị vọp bẻ, đau nhức bắp thịt (heat cramps). Do họ toát mồ hôi liên tục, mất nhiều sodium chloride, nên trong máu, lượng sodium chloride hạ thấp. Bắp thịt ở tay và chân, thường được dùng nhiều hơn các nhóm bắp thịt khác, hay đau nhức nặng hơn.

      Chứng vọp bẻ, đau nhức bắp thịt này chữa không khó. Chỉ cần nghỉ ngơi, chịu khó xoa nắn chúng, và ăn mặn là đâu lại vào đấy, triệu chứng sẽ thuyên giảm mau chóng.

 

Pḥng ngừa

 

      Năm nào, có bà mẹ để con nhỏ trong xe, vào thăm bạn trai đâu khá lâu, khi trở ra, em bé đă chết. Trẻ con chỉ cần trong xe kín chừng nửa tiếng, có thể bị tai biến do nóng nguy đến tính mạng. Xin nhớ!

Trời nóng, ta tắm mát, ngày mấy lần cũng được. Trong nhà mở máy lạnh, máy điều ḥa không khí (ventilators). Ta mặc quần áo mỏng, rộng răi, màu nhạt, may bằng những loại vải dễ thoát nhiệt (nhưng nhớ dài tay, dài chân để chống nắng bảo vệ da). Mũ rộng vành hoặc dù che cũng giúp nhiều, cản bớt ánh nắng đổ lửa.

Các vị cao niên, những người có bệnh tâm thần thường không thấy khát, dù cơ thể thiếu nước, ta khuyến khích họ uống đủ nước mỗi ngày.

Người thích vận động mạnh nên uống nước thường, đừng chờ khát mới đi t́m nước. Bạn chớ bắt chước anh bạn bị heatstroke kể trên của chúng ta, quá hăng khi Hè sang, lúc chúng ta chưa kịp làm quen với khí nóng của Hè. Thời gian để cơ thể ta tập quen dần với khí nóng của Hè mất khoảng 2 tuần. Dù mê vận động lắm lắm, thường xuyên ta rủ nhau ra ngồi nghỉ và thưởng thức các thức uống ngoài bóng mát. Vảy, dội nước làm ướt quần áo mặc ngoài trong lúc vận động rất tốt.

      Người chạy bộ đường dài, 10-15 phút trước khi thi chạy, nên uống 100-300 ml (phân khối) nước, hoặc thức uống chứa nhiều đường cùng các chất muối (như Gatorade), rồi cứ chạy 3-4 kilometers, lại uống thêm 250 ml.

      Hè rồi, Hè rồi, ta cẩn thận, bằng mọi cách, tránh khí nóng; làm việc, vận động ngoài trời, ta uống nhiều nước (hoặc thức uống như Gatorade), ăn mặn thêm. À, xe lúc nào cũng nên đủ xăng, kẻo rủi kẹt giữa ḍng xe vào lúc nắng gắt, nh́n b́nh xăng sắp cạn, lo lắng tắt máy lạnh cho đỡ tốn xăng, th́ ôi, khổ! Trong xe có con nít hoặc vị nào cao niên, khổ càng thêm khổ!

                                                   

 hết

———————————————————————————

trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở


NẮNG! NẮNG! NẮNG!

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Trời, thời tiết đổi thay nhanh thật, mới tuần trước c̣n lành lạnh, giờ chợt nóng hung. Nắng xuân dịu dàng đâu rồi, nay sao toàn nắng râm ran trên da gay gắt. Hè thật rồi đấy! Nh́n ánh nắng chói chang nhảy múa khắp nơi, ḷng đâm e ngại, tội nghiệp cho làn da.

Trẻ măi không già, vẫn là mộng ước của mọi người chúng ta. Nhưng nào ai cản được sức tàn phá của thời gian. Có điều cùng tuổi, người trông trẻ, kẻ trông già. Một phần cũng v́ làn da.

Ánh nắng và làn da

Có ǵ không già theo thời gian, thưa bạn. Làn da chúng ta cũng già theo thời gian (chronologic aging). Trẻ con có làn da tươi sáng, mướt mát, với rất ít những vết bất thường trên da. Càng cao tuổi, da càng xấu hơn. Tuổi tác làm da ngày thêm khô, có những vết nhăn nhỏ (vết hằn của những ưu tư, tính toán?). Đồng thời da đâm lỏng lẻo, không c̣n săn chắc như khi c̣n trong tuổi đôi tám. Đấy là chưa kể nhiều loại bệnh da cũng từ từ xuất hiện, khi ta cao tuổi đời.

Điều ít ai biết là ánh sáng góp phần không ít vào việc làm làn da của ta chóng già. Da già đi v́ ánh sáng được gọi là photoaging. Ánh sáng mặt trời khiến da sần sùi, mất nét tươi mịn. Ánh sáng tạo trên da những chỗ nham nhở, hoặc đậm màu hoặc nhạt màu hơn chỗ da b́nh thường. Ánh sáng c̣n có tác dụng làm mất chất mỡ dưới da, tạo những vết nhăn lớn. Rồi những chỗ có các mạch máu ph́nh nở, cho h́nh ảnh những tia máu đỏ dưới da.

Tiếp tục tiếp xúc với ánh sáng mặt trời năm này sang năm khác, da sẽ có thêm những vết bớt màu nâu, những vùng trắng h́nh giọt nước ở tay chân, do thiếu sắc tố melanin tại những vùng này. Da trở nên mỏng yếu, dễ bị bầm, trầy xước, dù với những chấn thương không đáng kể. Những chỗ trầy xước lại lâu lành. Các lỗ chân lông trông cũng to hơn. Các hạch dưới da tiết chất nhờn sebum (một chất có tác dụng giữ cho da khỏi khô) ph́nh nở lớn, tạo những mụn màu vàng vàng rải rác trên da mặt.

Người da màu sáng có những thay đổi của da gây do ánh sáng mặt trời (photoaging) sớm hơn, trong khi những người có làn da sậm màu sẽ muộn có những thay đổi của da gây do ánh sáng hơn. Da của người có da bánh mật, sậm màu, khi thay đổi v́ tiếp xúc dài lâu với ánh nắng mặt trời trông bủng vàng, c̣n da người có nước da sáng, khi già đi v́ ánh nắng mặt trời, sẽ ửng đỏ và hiện những tia máu nhỏ dưới da.

Vô số những thay đổi khác làm xấu da bạn cũng là do ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời c̣n gây ung thư da, trong đó có loại ung thư rất độc gọi là melanoma (loại ông John McCain, Thượng nghị sĩ vùng nắng chói Arizona bị). Bạn không ngờ ánh nắng mặt trời lại tai hại cho làn da đến thế?

Chống nắng để trông trẻ lâu

Thưa bạn, không có cách nào ngừa cho da khỏi già theo thời gian (chronologic aging). Họa chăng, chúng ta may mắn gặp được ḍng suối trường sinh trong huyền thoại, uống vài ngụm, trẻ lại tuổi thanh xuân.

Khô da do có tuổi gây ngứa chữa bằng cách dùng các lotion giúp da bớt khô  (emolllients) như Keri lotion, Vaseline lotion. Nhiều vết hay bướu bất thường mọc đây đó trên da, làm lộ cái già của da, có thể cắt bỏ hoặc tẩy được bằng nhiều phương pháp trị liệu khác nhau.

      Cũng may, da già, và cả ung thư da, do ánh sáng mặt trời có thể ngừa được. Bằng cách tránh tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, ở bất cứ tuổi nào. (Thường, chúng ta lo cho da chúng ta, song quên mất da của con em: “Kệ, cho chúng nó chạy chơi ngoài nắng cho khỏe, trong nhà quẩn chân, chúng nó quậy quá”.)

      Ra nắng, ta cố che hết mọi chỗ (thế mới biết phụ nữ các nước Ả-rập khôn thật, trùm từ đầu đến chân). Ánh nắng gắt khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều hại cho da nhất, ta thu xếp công việc để tránh ra ngoài vào những lúc này. Nếu bất đắc dĩ phải ra ngoài, làm việc ngoài trời khoảng thời gian này, ta mặc quần áo dài tay dài chân may với chất liệu sít sao (tighly woven). Quần áo bằng bông, loại unbleached cotton, và lụa (silk) tốt, v́ bông và lụa cản tia cực tím (ultraviolet) độc hại trong ánh nắng rất hữu hiệu. Tránh mặc quần áo bằng polyester crepe và bleached cotton, v́ chúng dễ để tia cực tím chiếu xuyên qua. Quần áo mặc rộng răi, không nên bó sát người, và màu đậm có thể tốt hơn màu nhạt. Ta giữ quần áo khô, không để chúng ướt, v́ quần áo ướt mất bớt đến một phần ba (1/3) khả năng ngăn cản tia cực tím của chúng.

      Nên dùng kem chống nắng, loại có SPF (sun protection factor) từ 15 trở lên, trên những chỗ da không có quần áo, bất cứ khi nào bạn ra ngoài trời nắng trên 20 phút. Dùng kem cả vào những ngày ít nắng nhiều mây, v́ 80% những tia cực tím quỉ quyệt, từ trời cao, vẫn lén chui qua được các tầng mây, xuống săm soi trên da thịt chúng ta. Bạn thoa kem kỹ, 15-20 phút trước khi ra ngoài, chú trọng những vùng mặt, bàn tay, tay và chân. Bạn bơi lội, hoặc chảy mồ hôi nhiều, cứ 2 tiếng, nên thoa kem lại, v́ kem trên da gặp nước sẽ trôi mất bớt.

Nhớ đội mũ rộng vành, hầu che chở luôn mặt, mắt, tai, gáy. Kính mát cũng rất tốt, cản ánh nắng khỏi vào mắt bạn gây bệnh mắt cườm (cataract), đồng thời bảo vệ vùng da quanh mắt. Bạn chọn loại kính mát to, cong, úp sát quanh hai mắt (wraparound sunglasses), chúng giúp nhiều hơn, nắng bên ngoài khó mà vào mắt bạn.  

Nhiều vết bất thường trên da gây do ánh nắng làm xấu da bạn, khiến bạn trông già, chữa trị được với nhiều cách. Chẳng hạn dùng chất nitrogen để đốt những chỗ sần sùi hoặc những vết bớt mầu nâu trên da, dùng tia sáng Laser để chữa những vùng da nám hoặc có những tia máu nhỏ dưới da. Nhiều phương pháp giải phẫu có thể lấy bớt những chỗ da thừa, chảy xệ. Một số chất đặc biệt, khi được chích vào những vết nhăn, sẽ giúp vết nhăn mờ đi. Một số thuốc thoa trên mặt, như trichloro-acetic acidalpha-hydroxy acids, có tác dụng tái tạo lại lớp trên cùng của da, khiến da bạn trông khá hơn.

Một thuốc khác có chứa chất tretinoin (Retin-A, hay được dùng để chữa mụn trứng cá trên mặt) cũng được xem có tác dụng tốt đối với da, khiến da trông láng lẩy hơn. Dùng đều mỗi ngày, thuốc làm mờ những vết nhăn xấu xí, những vết nám vô duyên lỗ rỗ trên da. Da cũng trông bớt bủng vàng khi dùng đều thuốc có chất tretinoin mỗi ngày. Tiếc thay, những thành quả đạt được bởi chất thuốc tretinoin sẽ tan theo mây khói nếu ta ngưng dùng nó. Thuốc có thể tạo phản ứng phụ ở chỗ thoa thuốc làm da ngứa, khô, đỏ, nhưng phản ứng bất lợi này thường sẽ bớt dần sau nhiều tuần. Bạn có thể dùng những lotion có tính chất giữ cho da khỏi khô (moisturizer) ở những chỗ da ngứa, khô, đỏ để đỡ khó chịu trong lúc chờ các phản ứng gây do thuốc thoa từ từ thuyên giảm.

Thực, đời khó vẹn toàn. Ánh sáng mặt trời rất cần cho sự sống, lại là kẻ thù của làn da chúng ta. Tránh ánh nắng càng nhiều càng tốt, sẽ giữ được làn da mịn màng, tươi mát lâu hơn, kéo dài nét tươi trẻ.

Nắng vàng gay gắt, ta đă sang Hè. Càng nắng, càng nên ăn mặc cẩn thận, và khi có thể, ta chọn chỗ có bóng mát mà đi. Đường đời nhiều ngả, người khôn chọn ngả an toàn cho da!

   hết

rang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU

(Urinary tract infection)

 Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Tue, 1 Jul 2003 23:22:58 -0700

Nhiễm trùng đường tiểu rất hay làm phiền phái nữ. Ở Mỹ, tính chung, mỗi năm phụ nữ đi khám bác sĩ khoảng 8 triệu lần v́ nhiễm trùng đường tiểu, và ít nhất, có 100.000 trường hợp phải vào bệnh viện để chữa trị. 

Nhiễm trùng đường tiểu bắt đầu đến thăm phụ nữ ở tuổi học tṛ (schoolgirl), rồi xảy ra nhiều nhất trong khoảng tuổi 20 đến 50, khi đời sống t́nh dục người phụ nữ ở mức độ phong phú nhất.

Đường tiểu là cơ quan bài tiết nước tiểu, từ trên xuống dưới gồm hai quả thận, hai ống dẫn tiểu (ureters: dẫn  nước tiểu từ hai quả thận xuống bọng đái), bọng đái, ống dắt tiểu (urethra: dắt nước tiểu từ bọng đái ra lỗ tiểu) và ngoài cùng là lỗ tiểu. Ống dắt tiểu ở đàn ông dài, ngoằn ngoèo, ngược lại ở phụ nữ, thẳng và ngắn, chỉ khoảng 4 cm. Đường tiểu nhiễm trùng khi vi trùng (bacteria) từ ngoài xâm nhập lỗ tiểu, đi ngược lên bọng đái qua ống dắt tiểu. 

Lúc vi trùng xâm nhập và tấn công bọng đái, người phụ nữ có những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng bọng đái cấp tính (acute cystitis). Chúng ta bảo: đây là nhiễm trùng đường tiểu dưới. Không chữa trị, các vi trùng ḅ ngược lên các ống dẫn tiểu (ureters), đến thận, tạo bệnh nhiễm trùng thận (pyelonephritis). Trường hợp này là nhiễm trùng đường tiểu trên. Nguy hiểm hơn, vi trùng từ thận có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, và theo máu tới tấn công các cơ quan khác.

V́ sao phụ nữ dễ nhiễm trùng đường tiểu?

Tại sao phụ nữ hay nhiễm trùng đường tiểu hơn nam giới trong khoảng tuổi 20-50? Có nhiều lư do giải thích việc này:

- Ống dắt tiểu của phụ nữ vừa ngắn, lỗ tiểu lại nằm ngay phía trước âm đạo (vagina). Hậu môn (anus) cũng gần ngay đó, đằng sau âm đạo một chút. B́nh thường, lúc nào cũng có sẵn các vi trùng, vi trùng bạn và vi trùng thù, sinh sống quanh vùng hậu môn, âm đạo và lỗ tiểu. Trong lúc giao-hợp (intercourse), khi ống dắt tiểu bị chà xát, vi trùng có sẵn quanh đó, như con E. coli chẳng hạn, dễ xâm nhập lỗ tiểu, rồi đi ngược lên ống dắt tiểu và xâm nhập bọng đái. (Đi tiểu ngay sau khi giao-hợp có thể làm giảm nhiễm trùng đường tiểu, v́ giúp “đuổi” bớt các vi trùng đă xâm nhập bọng đái trong lúc giao hợp.)

- Thế giới quanh ta là một chung sống hoà b́nh giữa “thù” và “bạn”. Nói đến vi trùng (bacteria), ta nghĩ ngay đến những kẻ thù nguy hiểm mắt ta không thấy, chỉ chực tấn công và phá rối cuộc sống yên lành của ta. Thực ra, ta cũng có những người bạn tốt, những vi trùng tốt gọi là “normal flora”, ngày đêm sống chung và canh chừng bọn vi trùng xấu hộ ta. Đă bao lần ta phản bội những người bạn đáng yêu, giết chết những đồng minh trung thành này khi dùng trụ sinh không đúng cách. Như lúc nhiễm cảm, cúm do siêu-vi-trùng (virus), các sinh vật trụ sinh không giết được, nhiều người chúng ta vẫn hay dùng trụ sinh, nghĩ trụ sinh sẽ đuổi cảm, cúm đi mau hơn. (Có vị trong nhà lúc nào cũng trữ Ampicillin, bị ǵ cũng đem một, hai viên ra uống... “cho yên tâm”. Như dùng thuốc an thần.)

Chung quanh hậu môn, âm đạo và lỗ tiểu, như nhiều nơi khác trong cơ thể ta, luôn có sẵn các vi trùng bạn và thù chung sống ḥa b́nh. Trụ sinh, dùng để chữa một bệnh nhiễm trùng, hoặc dùng lung tung không cần thiết, có thể giết nhầm những người bạn tốt, để các vi trùng xấu tha hồ tác yêu tác quái, gây nhiễm trùng đường tiểu khi gặp cơ hội. Cùng một cơ chế, thuốc giết tinh trùng đặt trong âm đạo để ngừa thai (spermicide), cũng có thể giết bớt các vi trùng tốt. Người ta c̣n nghĩ rằng thuốc ngừa thai, màng chắn ngừa thai đặt tại âm đạo (diaphragm) làm thay đổi tính chất của các vi trùng tốt, khiến chúng yếu đi, không đủ sức làm nhiệm vụ canh pḥng. 

2-8% phụ nữ mang thai nhiễm trùng đường tiểu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hay bị thể nhiễm trùng đường tiểu nặng hơn phụ nữ không mang thai, tức thể nhiễm trùng thận (đường tiểu trên). Khi mang thai, v́ nhiều yếu tố khác nhau, đường tiểu làm việc tŕ trệ, chậm hơn b́nh thường. Đâu có hiện tượng ứ đọng, đó dễ nhiễm trùng hơn nơi khác.

Phụ nữ mang thai nhiễm trùng đường tiểu dễ sanh non, nhất là khi nhiễm trùng thận. Trẻ sanh ra cũng dễ chết hơn các trẻ sanh bởi các bà mẹ không nhiễm trùng đường tiểu. 

Ngoài ra, ở cả hai phái nam và nữ, bất cứ t́nh trạng tật bệnh nào làm nước tiểu ứ đọng (do có bướu, sạn thận, đường tiểu hẹp, to tuyến nhiếp-hộ ở đàn ông trên 50 tuổi, bọng đái làm việc bất thường sau tai biến mạch máu năo, ...) đều có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Trong những trường hợp nhiễm trùng thận v́ nước tiểu ứ đọng do các t́nh trạng tật bệnh kể trên, thận bị vi trùng tàn phá nhanh hơn b́nh thường. Cho nên, để cứu văn quả thận đang trong t́nh trạng kêu cứu, không những phải chữa nhiễm trùng bằng trụ sinh, mà ta cần khám phá và nếu có thể, sửa chữa các t́nh trạng tật bệnh gây sự ứ đọng nước tiểu.

Định bệnh

Khi nhiễm trùng đường tiểu dưới (nhiễm trùng bọng đái), bạn có triệu chứng đi tiểu nhiều lần. Mới xong, chút xíu lại muốn đi nữa. Nước tiểu không ra nhiều mỗi lần đi tiểu. Đă thế, c̣n đi tiểu đêm, đau (rát, nóng) lúc đang tiểu hay lúc sắp tiểu xong. Đồng thời, khác với b́nh thường, bạn cảm thấy rất khó nín tiểu, mót tiểu là phải đi ngay. Vùng bọng đái phía bụng dưới bạn đau, khó chịu. Nước tiểu bạn đục, hôi, lắm khi có máu.

Tưởng do “nóng” trong người nên bỏ qua, không đi bác sĩ, khi vi trùng đă lên đến thận gây nhiễm trùng đường tiểu trên, bạn thêm nóng sốt (có thể cao đến 103 độ F), lạnh run, nhức mỏi khắp người, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Bạn đau một bên lưng dưới, vùng thận. Triệu chứng xảy ra nhanh chóng trong ṿng vài giờ, một ngày. Giai đoạn này, với triệu chứng nóng sốt và lạnh run, có người tưởng ḿnh sốt rét. Có vị tưởng ḿnh ăn trúng độc v́ buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.

Điểm đáng lưu ư: thường bệnh tiến triển như trên, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu dưới trước, sau đến triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu trên. Nhưng cũng có người đột nhiên bị nhiễm trùng đường tiểu trên (nhiễm trùng thận) mà không hề có triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu dưới (nhiễm trùng bọng đái) xảy ra trước đó vài ngày.

Khi được thăm khám, người nhiễm trùng thận cảm thấy đau lắm khi bác sĩ sờ nắn hay dùng tay đấm nhẹ vào vùng thận.

Cũng như với các bệnh khác, định bệnh nhiễm trùng đường tiểu dựa vào bệnh sử (lời kể bệnh của bạn), thăm khám, và thử nghiệm. Thử nghiệm quan trọng nhất là xem nước tiểu dưới kính hiển vi (urinalysis) và cấy trùng nước tiểu (urine culture).

Đa số các trường hợp (80%), kẻ thù của những phụ nữ nhiễm trùng đường tiểu là vi trùng E. coli (đọc “I-cô-lai”). 20-30% các vi trùng E. coli đă lờn mặt Ampicillin, coi Ampicillin như... pha. Gần đây, một số bọn chúng c̣n coi thường cả Septra, Bactrim, những thuốc rất tốt để chữa nhiễm trùng đường tiểu ngày trước. 

Sau E. coli, nhiều vi trùng khác cũng bắt chước, gây nhiễm trùng đường tiểu:  Staphylococcus saprophyticus, Kebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Enterococcus faecalis, P. aeruginosa, Enterobacter cloacae, Citrobacter, ... Mỗi con lại “chịu” một vài trụ sinh khác nhau, và đa số đă kháng Ampicillin.

Chữa trị

Sự trị liệu rất khác biệt, tùy từng trường hợp nhiễm trùng đường tiểu.

1. Nhiễm trùng bọng đái cấp tính (acute cystitis):

Hiện thuốc tốt để chữa là Cipro, uống chỉ 3 ngày nếu bạn đến khám bác sĩ sớm.

Bạn đến khám sau một tuần; bạn đang dùng màng chắn ngừa thai (diaphragm);  bạn mang bệnh tiểu đường; bạn mới nhiễm trùng đường tiểu gần đây, nay bị lại; bạn có sạn thận, hay những bất thường trong đường tiểu, ..., ta nên cấy trùng nước tiểu để nhận diện vi trùng, rồi dùng trụ sinh đủ 7 ngày cho chắc ăn.

Chữa 3 hay 7 ngày như vậy, trong ṿng 2 tuần sau khi chữa, rủi bạn có triệu chứng bất thường nữa, ta nên cấy trùng nước tiểu lại, rồi dùng đúng loại trụ sinh vi trùng c̣n “chịu” (sensitive) đến 2 tuần hay hơn. Bác sĩ cũng khuyên, nếu bạn đang ngừa thai bằng thuốc giết tinh trùng đặt trong âm đạo (spermicide), hoặc màng chắn ngừa thai (diaphragm), có lẽ bạn nên đổi, dùng cách ngừa thai khác để tránh nhiễm trùng tái phát.

2. Nhiễm trùng thận cấp tính (acute pyelonephritis):

Nếu triệu chứng của bạn không nặng lắm, bạn vẫn uống thuốc được, sau khi lấy nước tiểu gửi pḥng thí nghiệm để xem dưới kính hiển vi (urinalysis) và cấy trùng (urine culture), bác sĩ sẽ cho bạn dùng trụ sinh (Cipro, Levaquin, Noroxin, ...) và xem lại bạn trong ṿng vài ngày. Thuyên giảm, bạn tiếp tục dùng trụ sinh đến 10-14 ngày, không thuyên giảm, bạn... vào nhà thương.

C̣n trông bạn nặng quá, sốt trên 102 độ, ói mửa, ... nên không dùng thuốc uống được, bác sĩ sẽ khuyên bạn vào nhà thương để chữa trị bằng trụ sinh truyền qua đường tĩnh mạch (thuốc Cipro, hoặc Levaquin, Rocephin, Ofloxacin, Norfloxacin...). Nếu sau vài ngày, bạn vẫn sốt cao và không thuyên giảm, bác sĩ sẽ cho chụp phim hoặc làm siêu âm thận để t́m xem có ǵ lạ chăng, chẳng hạn sạn thận, bọc mủ quanh thận, ... khiến sự chữa trị không hiệu quả. 

Điểm quan trọng cần nhớ: dù thuyên giảm và được cho về để tiếp tục trụ sinh ở nhà, bạn cần uống trụ sinh đúng chỉ dẫn và dùng thuốc đủ 2 tuần. Sau 2 tuần, bạn nhớ đến tái khám và thử nước tiểu lại. Tùy kết quả thử tiểu, sự trị liệu xem như đă đủ hoặc có thể sẽ tiếp tục, có khi đến 6 tuần lễ.

Pḥng ngừa

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu?

- Sau khi giao hợp, bạn uống nước và đi tiểu sớm, để “đuổi” bớt các vi trùng xâm nhập ống dắt tiểu và bọng đái trong lúc giao hợp.

- Chữa trị đến nơi đến chốn lúc nhiễm trùng đường tiểu lần đầu. 

- Nếu bị đi bị lại nhiều lần (quá 2 lần mỗi 6 tháng), và các lần nhiễm trùng đều xảy ra vài ngày hay trong ṿng 1 tuần sau giao hợp, chữa trị cho sạch vi trùng trong nước tiểu, rồi bác sĩ sẽ biên toa cho bạn mua một loại trụ sinh (Septra, Keflex, hoặc thuốc mà con vi trùng thích làm khổ bạn chưa kháng)... để sẵn đầu giường. Sau mỗi lần giao hợp, bạn uống một viên để ngừa nhiễm trùng tái phát. Cách ngừa bằng... thôi không giao hợp nữa, chẳng thực tế, không khéo lại làm mất hạnh phúc gia đ́nh bạn.

Nếu bệnh nhiễm trùng đường tiểu của bạn hay tái phát, nhưng không do giao-hợp, sự pḥng ngừa bằng trụ sinh có khác hơn phương pháp pḥng ngừa vừa nêu trên. Bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thuốc mỗi ngày hay 3 ngày mỗi tuần.

C̣n đàn ông th́ sao?

Đàn ông chúng ta ít bị nhiễm trùng đường tiểu trước tuổi 50. Sau tuổi 50, nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra do tuyến nhiếp hộ (tuyến nằm ngay phía dưới bọng đái) to lên, khiến ta đi tiểu không sạch, nước tiểu hay ứ đọng trong bọng đái.

Nói là ít, nhưng trước tuổi 50, ngoài mấy bệnh truyền qua đường t́nh dục (sexually transmitted diseases, gọi tắt STDs)  do... những thú vui ngoài gia đ́nh, đàn ông vẫn có thể nhiễm trùng đường tiểu do vi trùng E. coli. Người dễ nhiễm trùng đường tiểu trước tuổi 50 là người không cắt da qui đầu lúc mới cất tiếng khóc chào đời, người hay làm t́nh kiểu mấy anh “gay” đồng tính luyến ái (anal intercourse). Cũng có người chân chỉ hạt bột, cơm nhà quà vợ, nhưng vẫn nhiễm trùng đường tiểu do E. coli, chỉ v́ con vi trùng này... sinh sống trong âm đạo của vợ.

Trước khi dùng trụ sinh để chữa nhiễm trùng đường tiểu cho... đàn ông, bác sĩ luôn nên cấy trùng nước tiểu, dù nhiễm trùng đường tiểu mới xảy ra lần đầu. Sau đó, trụ sinh (Cipro, Noroxin, Levaquin, ...) được dùng 7-14 ngày. Nếu triệu chứng mau chóng thuyên giảm, th́ thôi. Nếu chữa đúng thuốc mà bạn vẫn không khỏi, hoặc bạn bị nhiễm trùng lại, hoặc nhiễm trùng đường tiểu trên (nhiễm trùng thận) xảy ra, có lẽ đường tiểu của bạn có ǵ bất thường rồi đây: sạn thận, to nhiếp hộ tuyến, thận nằm chỗ bất thường, ... Ta cần t́m hiểu bằng phim chụp thận, hoặc siêu âm, soi bọng đái, ... Có ǵ bất thường, cái bất thường ấy cần được sửa chữa, chứ không, nhiễm trùng đường tiểu sẽ xảy ra nữa.

Nhiễm trùng đường tiểu, có thể nặng và rất tốn kém. Đi tiểu có ǵ bất thường, bạn đừng tưởng tại nó “nóng” trong người nên bỏ qua, nhưng nên nghĩ đến bệnh nhiễm trùng bọng đái, không chữa biết đâu sẽ thành nhiễm trùng thận, lúc ấy th́ lôi thôi lắm.

 hết

BỆNH ĐẬU KHỈ

(Monkeypox)

 Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Sun, 6 Jul 2003 15:38:19 -0700

Trời đất, nỗi lo “SARS” của ta vừa vơi, giờ lại nghe nói đến bệnh đậu khỉ. Cơi nhân gian chúng ta lắm chuyện thật!

Theo tài liệu của Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tính đến ngày 12 tháng 6 vừa qua, có tất cả 62 trường hợp nghi bị bệnh đậu khỉ ở các tiểu bang Wisconsin (21 người), Illinois (12 người), Indiana (28 người), và New Jersey (1 người). Trong số đó, 9 trường hợp được xác định đúng là mắc bệnh đậu khỉ. Ít nhất có 14 người nghi mắc bệnh đă phải vào nhà thương để chữa trị. Hiện chưa có trường hợp tử vong nào.

“Đậu khỉ” là cái “khỉ” ǵ thế?

Đậu khỉ là một bệnh hiếm, gây do siêu vi (virus), xảy ra chính ở vùng trung và tây Phi châu. Nó được gọi “bệnh đậu khỉ” v́ đầu tiên người ta t́m ra nó ở những con khỉ trong pḥng thí nghiệm vào năm 1958. (“Smallpox” ta quen gọi “bệnh đậu mùa”, nên xin dịch “monkeypox” là “bệnh đậu khỉ” cho tiện việc sổ sách.)

Những thử máu trên nhiều giống vật khác ở Phi châu cho biết chúng có lẽ cũng có đậu khỉ. Rồi các nhà khoa học lại t́m thấy siêu vi gây bệnh trên một loài sóc Phi châu. Có thể, chính loài sóc này mang siêu vi đậu khỉ nhiều nhất. Sau đó, người ta thấy chuột và thỏ cũng bị bệnh đậu khỉ. Bệnh t́m thấy trên người vào năm 1970.

Mới đầu tháng 6 này, có báo cáo cho hay nhiều người ở Mỹ bị đậu khỉ. Đa số họ lây bệnh từ những con “chó đồng nuôi chơi” mang bệnh. (Pet prairie dog, loại chó nhỏ, có thể bỏ trong túi. Báo Time số mới nhất tuần này chụp bức ảnh em bé Schyan Kantzer, 3 tuổi, ở Wisconsin, tay ôm con chó đồng nuôi chơi, sau bị chó cắn rồi mắc bệnh đậu khỉ. Em may mắn khỏi bệnh, nhưng con chó th́ chết.) Đây là lần đầu tiên có bệnh đậu khỉ ở Mỹ.

Người ta chưa rơ, siêu vi đậu khỉ, tận trời Phi châu xa xăm, bằng cách nào lại ḅ sang đến Mỹ quốc. Một giả thuyết: các con chó đồng nuôi chơi lây bệnh từ các chú chuột “Gambian giant rats”, nhập cảng từ Phi châu, khi chúng cùng ở chung trong một nhà bán thú vật nuôi chơi nào đó. Các khảo cứu cho thấy loài chuột “Gambian giant rats” Phi châu có mang siêu vi đậu khỉ.

Nguyên nhân

Bệnh gây do siêu vi “Monkeypox” (Monkeypox virus), thuộc nhóm các siêu vi gây bệnh đậu mùa (smallpox), siêu vi dùng làm thuốc chủng đậu mùa, và siêu vi gây bệnh đậu ḅ (cowpox).

Loại siêu vi này có thể nhận diện được bằng kính hiển vi điện tử, cũng như nhiều phương pháp trắc nghiệm khác. (Các nhà khoa học ở bệnh viện Marshfield, Wisconsin, đă khám phá thấy cùng loại siêu vi đậu khỉ ở một người bệnh và một con chó đồng bằng hiển vi điện tử. Những phương pháp trắc nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật đă xác định lại, và cho biết đây đúng là siêu vi đậu khỉ Monkeypox virus.)

      Ta lây bệnh từ các thú vật nhiễm bệnh khi bị chúng cắn, hoặc sờ phải máu, chất tiết cơ thể, vết thương trên da của chúng. Bệnh cũng có thể truyền từ người nọ sang người kia qua những giọt nước mũi, nước miếng lớn có chứa siêu vi, bắn ra từ người bệnh trong lúc chuyện tṛ lâu, thân mật, mặt đối mặt; hoặc khi người lành sờ phải chất tiết cơ thể của người bệnh, sờ phải những vật dụng như khăn trải giường, quần áo dính siêu vi.

Triệu chứng

      Ở loài người chúng ta, bệnh đậu khỉ gây các triệu chứng và dấu chứng giống bệnh đậu mùa, song nhẹ hơn. Một khác biệt nữa, không giống bệnh đậu mùa, khi bị bệnh đậu khỉ, ta có thể nổi hạch trên người. (Ở Mỹ, từ lâu không c̣n bệnh đậu mùa, trừ phi quân khủng bố t́m cách reo rắc bệnh này trong tương lai.)

Khoảng 12 ngày sau khi nhiễm siêu vi, người bệnh nóng sốt, nhức đầu, đau các bắp thịt, đau lưng, nổi hạch, và thấy mệt mỏi. Nóng sốt độ 1 đến 3 ngày, họ bắt đầu nổi những mụn trong chứa nước trên da. Các mụn thường nổi trên mặt trước rồi lan ra, nhưng cũng có thể xuất hiện từ các nơi khác của cơ thể trước. Các mụn này dần dần đóng vẩy, rồi rụng đi. (Các mụn của bệnh đậu mùa khi lành, để lại những nốt rỗ trên mặt rất xấu, không thấy nói các mụn bệnh đậu khỉ có để lại sẹo hay không.)

 

Các mụn đậu khỉ (h́nh trên Website của CDC)

 

      Bệnh kéo dài thường từ 2 tới 4 tuần.  

Tại Phi châu, cứ 100 người mắc bệnh, 1 đến 10 người chết, tức tỉ lệ tử vong 1-10%. Ở Mỹ ta, tỉ lệ tử vong chắc thấp hơn, v́ ở đây chúng ta ăn uống đầy đủ, có nền y tế tốt hơn nhiều, bác sĩ, nhà thương khắp nơi.

Chữa trị và pḥng ngừa

      Như nhiều bệnh siêu vi khác, bệnh đậu khỉ chưa có thuốc chữa đặc biệt, chỉ có cách chờ căn bệnh tấn công măi, chán th́ lui. [Các bệnh do vi trùng (bacteria), thường ta có thể dùng trụ sinh để trị, song với các bệnh siêu vi, đem trụ sinh ra dọa vô ích. Khi nhiễm cảm hoặc cúm, cũng do siêu vi, ta đừng đem trụ sinh ra uống, chẳng ăn thua ǵ đâu.]

      Bệnh nặng quá, ăn uống không được, ta vào bệnh viện để bác sĩ truyền nước cầm hơi, và theo dơi, khi nào có hiện tượng nhiễm vi trùng thêm, sẽ dùng đến trụ sinh. (Các vi trùng, cũng hay thừa cơ hội cơ thể ta đang suy yếu v́ siêu vi, tấn công, gây bệnh do chúng tạo ra, như nhiễm trùng da, viêm phổi, ... Lúc ấy, ta dùng trụ sinh để diệt vi trùng.) 

      Tại Phi châu, người ta nhận thấy những người đă chủng ngừa đậu mùa trong quá khứ, ít bị bệnh đậu khỉ hơn người chưa chủng đậu mùa. Dựa vào điều này, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật (CDC) đă đưa ra những chỉ dẫn giải thích cách dùng thuốc chủng đậu mùa để ngừa bệnh đậu khỉ; chẳng hạn như cho những vị đang phải chăm sóc người mắc bệnh đậu khỉ. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật cũng đang áp dụng những biện pháp pḥng ngừa chặt chẽ khác để căn bệnh khỏi lan tràn.

Thú vật nuôi chơi trong nhà lắm khi cũng phiền nhỉ! “Prairie dog” dịch là chó đồng quê. Chó đồng quê ở Việt Nam ta hay gọi là “nai đồng quê”, bỏ vào nồi làm rựa mận tuyệt cú mèo. Người viết chưa tận mắt thấy loại chó đồng quê “prairie dog” Mỹ này, nhưng xem h́nh trong báo Time thấy nó nhỏ lắm, bỏ vào nồi chẳng bơ bèn ǵ. Thế th́ loại “nai đồng quê” này hiện thời ta tránh tốt hơn, mua về bỏ vào nồi chả dính miệng, nuôi chơi sợ mang họa. (May không chết v́ bệnh, nằm dưỡng bệnh 2-4 tuần, cũng chết v́... buồn!).

hết

trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

 

BỆNH DO SIÊU VI WEST NILE

Bác sĩ Nguyễn Tường Vân

LGT: Chiều Hè đi làm về, ngă ḿnh trên chiếc ghế nằm chơi ngoài vườn, a..., đă biết mấy! Nhưng, Hè năm trước, không ít người nhiễm bệnh gây do siêu vi West Nile truyền bởi muỗi. Năm nay, người ta lo ngại bệnh có thể xảy ra nhiều hơn.

Mời quí độc giả đọc bài viết của BS. Nguyễn Tường Vân, Canada, viết cuối Hè năm trước về bệnh này (với giọng văn đối thoại miền Nam rất vui). BS. Nguyễn Tường Vân là tác giả của sách y học “Chị Hai ơi” xuất bản năm 1999.

BS. Nguyễn Văn Đức

Wed, 30 Jul 2003 08:12:16 -0700

“Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua”

(Truyện Kiều)

Thôi chị Hai ơi, cái nóng oi bức của tháng Tám đă qua rồi, sắp sửa vào Thu, thời tiết mát mẻ hơn, chị Hai hăy cất nỗi sợ hăi con siêu-vi-trùng West Nile virus (WNV) đó đi cho đến Hè sang năm... rồi tính tiếp!

Em hiểu, em hiểu chị Hai mà, chị Hai không sợ sao được khi báo chí báo động về trận dịch viêm năo do WNV đă xảy ra ở New York City, rất gần Ontario, trong đó 62 người mắc bịnh, 59 người phải nằm bịnh viện và 7 người đă chết. Năm 2002, dịch WNV đă lan đến Louisiana và Missouri, đă có 251 người bịnh và 11 người chết.   

Rồi chị Hai lại nghe WNV đă vượt sông, vượt núi, vượt biên sang đến Canada. Năm 2001, WMV được t́m thấy trong xác các con chim chết và trong con muỗi ở Ontario, Manitoba và Quebec. Hè năm 2002, ở Ontario có 10 trường hợp nghi ngờ WNV đang chờ xác định bởi pḥng thí nghiệm, trong đó 5 trường hợp ở Nam Mississauga, 3 ở Halton, 1 ở Toronto và 1 ở Windsor. Đầu tháng Tám năm 2002, một ông tài xế lái xe hàng 51 tuổi, ở Burlington, gần Toronto, là người đầu tiên ở Ontario được xác nhận mắc bịnh nhiễm WNV.

Bịnh nhiễm siêu-vi-trùng West Nile virus (WNV)

Chị Hai à, chỉ có 1% những người nhiễm WNV có thể bị dạng nặng nhứt là viêm năo (encephalitis) với tử vong cao 3–15%. Người bịnh bị sốt rất cao, nhức đầu kinh khủng, cứng cổ, lơ mơ, lẫn lộn, hôn mê. Đôi khi buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy. Bịnh nặng thường xảy ra ở người già, hoặc người bị giảm sức đề kháng như người bị ung thư, liệt kháng (AIDS), tiểu đường, hoặc mắc bịnh trầm kha, giống như trong bịnh cúm (flu) vậy.

Phần lớn, người bị nhiễm WNV không thấy triệu chứng ǵ.

20% số người bị nhiễm có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau cổ, đau ḿnh. Một số có thể nổi các mẩn đỏ trong ḿnh như nổi ban, hay có thể có sưng hạch.

Triệu chứng phát khởi 3 đến 15 ngày sau khi bị muỗi có mang WNV cắn.

Bịnh dịch siêu-vi-trùng West Nile virus

Chị Hai à, năm 1937 là năm đầu tiên con siêu-vi-trùng WNV được khám phá ra ở một phụ nữ Phi Châu bị sốt ở khu vực phía Tây sông Nile, miền Tây Bắc xứ Uganda. WNV có nhiều ổ (endemic) tại Phi Châu, vùng sông Nile ở Ai Cập, Á châu, An Độ, Nam Dương, Trung Đông, Đông Au, Nga Sô lâu lâu làm bùng lên những trận dịch lẻ tẻ. Trận dịch viêm năo do WNV lần đầu tiên xảy ra ở Do Thái năm 1950. Các trận dịch khác xảy ra ở Lỗ Ma Ni năm 1996 và Nga 1999.

Năm 1999, WNV vượt Đại Tây Dương “di dân” vào Hoa kỳ và gây trận dịch viêm năo đầu tiên ở Bắc Mỹ tháng Tám năm 1999.

Cách truyền nhiễm siêu-vi-trùng WNV

Muỗi:

Loại muỗi sống bằng hút máu loài chim là thủ phạm chánh trong việc truyền WNV. Muỗi Culex là nhiều nhứt, ngoài ra c̣n có muỗi Aedes và Anopheles.

? xứ ôn đới, bịnh nhiễm WNV xảy ra vào cuối mùa Hè, đầu mùa Thu, v́ lúc ấy muỗi sinh hoạt mạnh nhứt. Kinh nghiệm ở Hoa Kỳ trong ba năm qua cho thấy WNV chịu đựng nổi mùa Đông để sống c̣n và bành trướng vào mùa Hè. Cho nên vùng địa lư có WNV đă lan ra khỏi New York City đến Florida, Connecticut, Maryland, New Jersy, Pennsylvania và Georgia, v.v., tăng lên từ 4 tiểu bang năm 1999 đến 26 tiểu bang năm 2001.

Ở Canada, Ontario, Manitoba, Quebec đă t́m thấy WNV trong xác chim chết. Người ta chưa chắc ông tài xế xe hàng 51 tuổi ở Burlington, Ontario em nói ở trên bị nhiễm WNV lúc ông lái xe qua Hoa Kỳ hay ở Ontario. Ông chỉ bị cảm nhẹ và đă hoàn toàn b́nh phục.

Ở các xứ nóng, bịnh xảy ra quanh năm.

Chim:

Có đến hơn 70 loại chim là nguồn dự trữ (reservoir) của WNV. Ở Hoa Kỳ, con quạ là chánh. Năm 1999, trước khi dịch viêm năo do WNV xảy ra, ở New York City có 5,000 con quạ chết. Nhân viên sở thú Bronx Zoo gần New York City cũng để ư thấy số chim chết gia tăng.

Dựa vào cách chim bay về Nam trốn lạnh mùa Đông, người ta tiên đoán WNV sẽ lan tràn về vùng Mễ Tây Cơ, Trung Mỹ và Nam Mỹ nữa đó chị Hai ơi.

Người và thú vật:

Con muỗi cắn con chim có dự trữ WNV, WNV sẽ sinh sôi trong máu con muỗi chừng 4 hôm, rồi tụ vào tuyến nước miếng của con muỗi. Khi con muỗi hút máu một nạn nhân khác, WNV sẽ tràn vào cơ thể của nạn nhân đó, lần nầy thường là người ta hay thú vật hơn là một loại chim khác. Thú vật thường bị cắn là con ngựa. Các thú vật hoang khác như sóc, skunks, racoon ít bị hơn, và thú vật nhà rất hiếm khi bị.

Bịnh không thể truyền nhiễm thẳng giữa người và người, nên người bịnh không cần cách ly, cũng như không thể truyền thăng từ chim có WNV vào người hay thú vật. Phải có con muỗi ở giữa làm trung gian mới được chị Hai à, giống như trong sự lan truyền của bịnh sốt rét, mà Việt Nam ḿnh là một ổ sốt rét quanh năm, phải có con muổi Anopheles cắn.

Trị bịnh và pḥng ngừa

KHÔNG CÓ THUỐC G̀ ĐỂ ĐĂC TRỊ WNV chị Hai à, không giống như bịnh sốt rét chị Hai c̣n có Quinine, Chloroquine, Mefloquine, v.v., để trị con kư sinh trùng Plasmodium đâu chị Hai. Như em nói ở trên, chỉ có chừng 1% người bị nhiễm WNV là bị bịnh nặng viêm năo, và đó là những người già và người bị giảm sức đề kháng hoặc bị bịnh trầm kha. Những người khác sẽ bị bịnh nhẹ như bị cảm, chỉ cần điều trị nâng đỡ sức khỏe thôi.

CHƯA CÓ THUỐC CHÍCH NGỪA WNV. Cho nên, cách đối phó tốt nhứt đối với WNV LÀ TRÁNH MUỖI CẮN:

Vô nhà khi trời sụp tối lúc muỗi hoạt động mạnh nhứt.

Bảo đảm các cửa lưới hữu hiệu.

Tát khô hết các vũng nước ứ đọng quanh nhà, trong hũ, chậu, bánh xe cũ, v.v., phế bỏ ngoài sân.

Mặc quần áo dài tay, che phủ thân thể khi đi ra ngoài trời. (Việc nầy chắc sẽ làm quí vị trẻ trung yêu đời, thích ăn mặc “mát mẻ, tối thiểu” vào mùa Hè oi bức thất vọng lắm há chị Hai.)

Xịt thuốc xịt muỗi vào người, phần để lộ ra ngoài và cả trên quần áo. (Thuốc xịt muỗi loại permethrin hoặc DEET 35%. DEET không nên dùng cho trẻ con dưới 2 tuổi, và không nên xịt vào tay trẻ em v́ sợ chúng dụi mắt.)

Báo động với y tế công cộng nếu thấy chim chết bất thường hay gia tăng. Không nên tự ḿnh bốc chim chết, mặc dù nguy cơ bị nhiễm WNV trực tiếp từ xác chim rất hiếm.

Chị Hai à, qua kinh nghiệm của các chiến dịch xịt muỗi diệt trừ sốt rét của Cơ Quan Y Tế Thế Giới, giới thẩm quyên đang lo ngại rằng đối phó với các bịnh do muỗi truyền không giản dị như người ta tính lúc đầu. Hi vọng, người ta sẽ thành công hơn với WNV ở Bắc Mỹ, nơi có xứ Hoa Kỳ giàu có há chị Hai.

Chị Hai à, trời đă vào Thu, muỗi nó cũng đang lo trốn lạnh. Mùa lạnh dài lê thê của Canada thiệt có lư quá cho WNV đ́nh chiến với con người. Chị Hai hăy yên tâm mà... lo bịnh mùa Đông!

Tài liệu tham khảo:

  1. Senay, Hélène: West Nile Virus: A global problem. The Canadian Journal of CME. Jul. 2002. Vol.14, N.7

  2. Chanda, Eva: West Nile Virus. What to watch for and how to prevent infection. Parkhurst Exchang. Sept. 20002, Vol.10, N.9

  3. Victor, Gary: West Nile Encephalitis. The Canadian Journal of Diagnosis. Jun. 2002, Vol.19, N.6

BS Nguyễn Tường Vân
(15 tháng 9, 2002)

 

 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

   BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP      

Bác sĩ Nguyễn Ư-ĐỨC

Kỳ này, mời quí độc giả đọc bài viết của BS. Nguyễn Ư-ĐỨC, về một bệnh khi cao tuổi ta hay bị.

BS. Nguyễn Văn Đức
 Wed, 18 Jun 2003 22:17:20 -0700

Nắng mưa là chuyện của trời
Đau xương, nhức khớp, chuyện người tuổi cao”

Ở người cao tuổi, viêm xương khớp (osteoarthritis) là loại bệnh rất thường xẩy ra. Có lẽ đây là chứng bệnh mà đa số các cụ hay than phiền với bác sĩ, nhất là khi thời tiết đổi thay.

Các cụ thường thấy đau ở những khớp gần đầu ngón tay, xương sống, đầu gối, hông và cổ tay, và thường là do sự thoái hóa của xương và sụn gây ra. Nam nữ  lăo nhân đều có thể mắc bệnh như nhau. Đôi khi, có nhiều vị cao tuổi bị viêm khớp mà không biết cho tới khi bác sĩ t́nh cờ chụp phim quang tuyến th́ thấy đă có bệnh từ mấy thập niên.

Chúng ta cần phân biệt bệnh “viêm xương khớp”, c̣n gọi là “bệnh khớp thoái biến” (degenerative joint disease), với bệnh “khớp viêm phong thấp” (rheumatoid arthritis). Bệnh sau này có ở bất cứ tuổi nào, thường gây tổn thương cho nhiều khớp, nhất là ở đốt cuối ngón tay, ngón chân, cổ tay, đầu gối. Đôi khi bệnh lan tới các cơ quan nội tạng như tim, thận, phổi, dây thần kinh và gây ra những triệu chứng tổng quát như nóng sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu hồng huyết cầu, sụt cân cơ thể.

Cấu tạo khớp

Bệnh viêm xương khớp thường xẩy ra ở các khớp di động như đầu gối, khớp háng, khớp cột sống.

Mỗi khớp có nhiều thành phần khác nhau như bắp thịt, dây chằng, sụn, xương, gân, tất cả hoạt động nhịp nhàng với nhau để giúp thực hiện một chức năng rất quan trọng, đó là sự di chuyển của con người trong không gian.

Dây chằng có nhiệm vụ neo xương với xương, giữ cho khớp được vững; gân nối xương với thịt và chuyển sức co của bắp thịt vào xương; c̣n sụn là lớp tế bào nom trong như  thạch, rất bền và dai, không có mạch máu và dây thần kinh, có công dụng che chở đầu xương tránh sự cọ xát khi khớp cử động. Quan trọng như vậy mà sụn lại gồm những tế bào rất mỏng manh, khó nuôi cấy, dễ thoái hóa và sự tái tạo sau khi bị chấn thương cũng rất khó khăn. Sụn chứa 75% nước. Khi khớp cử động, nước đó ra vào, thấm qua màng hoạt dịch để lấy chất bổ dưỡng nuôi sụn. Cho nên sụn sẽ bị suy yếu khi khớp bất động, không được dùng tới. Sụn không có dây thần kinh nên nó không có trách nhiệm gây đau trong bệnh viêm xương khớp.

Khớp nằm trong một cái túi mà tế bào mặt trong túi tiết ra một hoạt dịch lỏng nhờn như dầu để làm khớp trơn tru trườn lên nhau khi co duỗi, cử động. Hoạt dịch cũng là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn v́ sụn không có mạch máu.

 

Sự thoái hóa của khớp

 

Với tuổi đời chồng chất, chức năng cũng như cấu tạo của khớp đều có nhiều thay đổi, trở nên kém linh động: tế bào khớp thoái hóa, gân và dây chằng phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co dăn, không chịu đựng được với căng lực và dễ bị tổn thương; sụn trở nên đục mầu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm khớp đau. Khớp co duỗi khó khăn v́ màng hoạt dịch mỏng khô dần.

 Khi bị viêm, xương khớp có nhiều thay đổi như sự hóa xơ và gồ ghề của sụn, khả năng chất đệm kém đi, đầu xương mọc gai, xương giảm khối lượng.

Mặc dù ta không biết rơ cơ chế gây ra viêm, nhưng sự hao ṃn tả tơi hay thoái hóa do sử dụng khớp lâu năm được coi như là nguyên nhân chính. V́ thế những khớp chịu sức nặng của cơ thể như xương sống vùng thắt lưng, hông, đầu gối thường hay bị bệnh. Sự thoái hóa này diễn ra từ từ trong khoảng thời gian khá lâu và trở nên rơ ràng khi về già.

 Tuy thường xẩy ra ở người cao tuổi nhưng không phải người cao tuổi nào cũng mắc phải bệnh này. Thanh thiếu niên được miễn; tuổi trung niên có nhưng rất hiếm; từ tuổi 50 trở lên th́ bệnh tăng theo tuổi: 27% ở tuổi 60-70; 45% vào tuổi 80.

 Nguy cơ dễ bị bệnh gồm có béo mập (v́ thế giảm cân là phương thức trị liệu tốt), chấn thương khớp, tật bẩm sinh, bệnh về chuyển hóa, di truyền, xáo trộn của kích thích tố. Lúc trẻ tuổi, một lực sĩ liên tục bị chấn thương ở khớp, dù nhẹ, người làm việc chân tay suốt ngày khuân vác nặng nhọc, đều dễ bị viêm xương khớp khi tuổi cao.

Cũng xin nhắc qua về hiện tượng VIÊM (Inflammation). Viêm là một đáp ứng bảo vệ của cơ thể với tổn thương gây ra do tác nhân sinh nhiễm, hóa chất hoặc tác nhân vật lư. Các mạch máu ở gần nơi tổn thương dăn nở, đưa nhiều máu tới vùng này. Bạch cầu vào mô, tiết ra các chất prostaglandins, leukotrienes và tiêu diệt các tác nhân gây tổn thương. Trong diễn biến này, vùng mô bị tổn thương sưng to, nóng, đỏ và đau. Nếu viêm không lành th́ sẽ trở nên viêm kinh niên.

 

Triệu chứng

 

Khớp đau, sưng, giảm cử động, co cứng là những dấu hiệu thường thấy.

Khớp co cứng mỗi sáng khi thức dậy hoặc sau một thời gian bất động, kéo dài cả nửa giờ đồng hồ. Nhưng khi ta ngâm tay trong nước ấm hay tập co tới co lui một lúc th́ nó bớt cứng đi. Những thay đổi khác ở khớp như viêm màng dịch, viêm dây chằng, sự tiêu hao của sụn, co thắt của bắp thịt đều có thể gây đau.

Người cao tuổi mắc bệnh viêm xương khớp có thể bị những cơn đau bất th́nh ĺnh hoặc khi thời tiết đổi thay, khí hậu lạnh, ẩm, đặc biệt là ở khớp đầu gối. Khớp đau âm ỉ, vừa phải thôi, nhưng gia tăng khi khớp cử  động, giảm bớt khi không dùng. Ban đêm ngủ mà bị những cơn đau khớp hành hạ th́ bệnh càng gia tăng mà lại dễ gây ra tâm trạng u buồn.

Sau một thời gian, các triệu chứng trên đưa tới mất chức năng của khớp, khiến người bệnh không thực hiện được những sinh hoạt thông thường như cài cúc áo, cột dây giầy, cầm lược chải đầu, cầm bút viết. Đứng lên ngồi xuống, bước ra khỏi xe, lên xuống cầu thang đều khó khăn, giới hạn.

Nhiều nghiên cứu cho hay có tới 12% người bệnh không hoàn tất được sinh hoạt hàng ngày và quá bán số người này nằm liệt giường hay suốt ngày ngồi trên xe lăn.

Quan sát cho thấy đàn ông thường bị giới hạn sử dụng thượng chi c̣n đàn bà hay bị ở hạ chi, nhưng khi tới tuổi trên 80 th́ tứ chi đều bị ảnh hưởng như nhau.

Sự định bệnh căn cứ vào triệu chứng, khám xét cơ thể và chụp quang tuyến X.

Viêm khớp khó mà lành hẳn nhưng sau một năm, chứng đau nhức thường giảm bớt. Sự thoái hóa làm ṃn hết sụn, hai đầu xương tiếp tục cọ xát vào nhau trở nên nhẵn bóng như ngà.

 

Điều trị

 

Cho tới nay, chưa có dược phẩm hay cách nào có thể phục hồi tế bào sụn và  từ đó chữa dứt bệnh viêm xương khớp, mà chỉ chữa theo triệu chứng: đau đâu chữa đó, đau lúc nào uống thuốc  lúc ấy.

Tuy nhiên, với những phương tiện hiện có, người bệnh có thể duy tŕ, cải thiện một số   chức năng của khớp bị bệnh, làm bớt đau và làm đời sống linh động tốt hơn.

Người bệnh cần được hướng dẫn, t́m hiểu về bệnh, biết rơ căn nguyên, nguy cơ gây bệnh để tránh, biết phải làm ǵ để bớt đau và thích nghi với khó khăn, khiếm dụng do bệnh gây ra.

1- Vật lư trị liệu:

Đây là phương tiện được dùng rất nhiều hiện nay v́ có nhiều công hiệu. Nó giúp bệnh nhân phục hồi một số chức năng của bắp thịt và khớp như khả năng co duỗi, sự di động, mềm mại; hướng đẫn cách lựa và sử dụng gậy chống, nạng, tựa người (walker).

2- Vận động:

Sự vận động cơ thể làm tăng sự mềm mại của cơ thịt, co vào duỗi ra dễ dàng, khớp cử động nhẹ nhàng, tăng máu lưu thông tới nuôi dưỡng khớp, làm bớt đau, làm tầm cử động rộng hơn. Cần lưu ư là chỉ vận động vừa sức ḿnh, không vận động khi khớp đang sưng, nóng, đau. Trước khi tập, có thể đắp nóng để làm thư dăn cơ thịt, làm máu lưu thông tốt, hoặc đắp lạnh trên khớp để làm bớt đau, sưng và viêm đỏ. Đôi khi ta có thể luân phiên với sức lạnh và sức nóng, mỗi thứ chừng 30 phút.

3- Giảm mập béo:

Mập béo vẫn được coi như là nguy cơ gây viêm xương khớp, nên giảm kư là một cách tốt để làm cơ thể nhẹ nhàng, bớt sức nặng dồn trên khớp nhất là khi ta di chuyển.

4- Dược phẩm:

Dược phẩm được dùng với mục đích chính là để làm giảm đau, chống viêm sưng.

Thuốc acetaminophen (Tylenol) được coi như là thuốc căn bản, uống với phân lượng cao tới 4 grams một ngày. Thuốc này dùng nhiều có thể ảnh hưởng tới gan nhất là khi người bệnh uống rượu, hoặc đưa đến thận suy.

 Thuốc có chất á phiện chỉ nên dùng ngắn hạn khi cơn đau dữ dội không chịu nổi hoặc làm mất ngủ.

 Có nhiều loại thuốc bôi làm dịu đau như kem bôi capsaicin, mỗi ngày thoa đều trên khớp đau ba bốn lần.

 Thuốc chống viêm không có steroid như ibuprofen, naproxen, Celebrex, Daypro, ... có nhiều công hiệu.

Các thuốc chống đau đều có nhiều tác dụng phụ, không tốt, nên trước khi dùng, cần tham khảo ư kiến bác sĩ gia đ́nh.

Ngoài ra, dùng những máy phát ra sóng từ trường, hoặc chích thuốc (corticosteroids, Hyaluroran) vào khớp cũng giúp giảm cơn đau nhức một phần nào.

Trường hợp nặng có thể giải phẫu thay khớp.

5- Dinh dưỡng:

Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đă nghĩ ra và đề nghị áp dụng dinh dưỡng trong việc chữa bệnh viêm xương khớp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định là một chế độ ăn uống hoặc một món thực phẩm nào đó có thể trị được bệnh viêm khớp này.

Có một số ư kiến cho rằng nếu ta ăn vài trăm gram cá mỗi ngày th́ có thể giảm cứng khớp mỗi sáng khi thức dậy.

Bác sĩ Joel M.Kremer của Đại Học Y Khoa Nữu Ước cho hay, uống dầu cá viên trong hai tuần lễ có thể làm giảm sưng và đau của viêm khớp. Ta nhớ là cá có loại chất béo Omega-3 fatty acid.

Có người cũng đă thử nghiệm và thấy cà chua, broccoli cũng làm bớt đau viêm khớp.

Trên thị trường, có vài môn thuốc được giới thiệu là làm thuyên giảm triệu chứng của viêm khớp. Đó là:

* Chất Glucosamine. Glucosamine sulfate là chất lấy ra từ vỏ ṣ, vỏ cua và bán dưới dạng thuốc viên. Theo nhà sản xuất, mỗi ngày uống 1500 mg chia ra làm ba lần. Thuốc chỉ gây ra một chút khó chịu cho bao tử. Nhiều nghiên cứu cho hay, phải uống cả tháng mới thấy có công hiệu. Nghiên cứu trong pḥng thí nghiệm cho hay, Glucosamine có tính chất chống viêm và kích thích sản xuất sụn.

* Chất Chondroitin. Đây là chất được lấy ra từ sụn cá mập, ḅ và có dưới dạng viên hoặc con nhộng. Cũng như Glucosamine, món thuốc này được giới thiệu có khả năng chống viêm và tạo sụn. Một số nghiên cứu khoa học cho hay, Chondroitin có tác dụng tốt hơn thuốc vờ (placebo) và ít gây ra tác dụng phụ. Mỗi ngày phải uống khoảng 1200 mg, chia ra làm ba lần và phải uống khoảng bốn tuần lễ mới thấy công hiệu.

* SAMe. Đây là viết tắt của S-Adenosylmethionine, là một hợp chất thiên nhiên trong mọi tế bào c̣n sống và được sản xuất bằng cách nuôi tế bào các loại men, nấm. SAMe đă được bán theo toa bác sĩ ở Âu châu từ năm 1975 để chữa viêm khớp và trầm cảm. Món thuốc này khá đắt và phải dùng từ 400 mg tới 1200 mg mỗi ngày. Tác dụng phụ là khó chịu tiêu hóa, như là tiêu chẩy.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm nhiều người th́ Gừng, khoáng Borom, chất DMSO Dimethyl Sulfoxide từ quả gỗ cơm (pulp) cũng có công dụng chống viêm của xương khớp.

 

Kết luận

 

Viêm xương khớp kinh niên đưa tới nhiều trở ngại, khó khăn cho người bệnh. Ngoài thuốc men và các phương thức trị liệu khác, bệnh nhân cũng nên khéo léo tổ chức trong sinh hoạt hàng ngày để tránh khớp đau nhiều hơn:

-                Khi làm việc, khi ăn, nên ngồi nhiều hơn là đứng. Ghế ngồi có chỗ dựa lưng để giảm căng thẳng cho bắp thịt ở lưng. Ghế có dựa tay để giúp đứng lên ngồi xuống dễ dàng.

-                Mở hộp thức ăn với dụng cụ thay v́ dùng sức mạnh của bàn tay. Đừng cầm vật ǵ nặng  quá lâu.

-                Nên thường xuyên co duỗi các khớp xương, vươn vai để cột sống khỏi cứng nhắc.

-                Cần nâng một vật nặng, nên sử dụng cả hai tay thay v́ một tay và chịu sức nặng vào hai chân chứ không vào xương sống lưng.

Làm được như vậy là ta đă phần nào tránh được sự mất khả năng vận động, một trong những nguyên nhân đưa tới việc lệ thuộc vào người khác của tuổi già. 

 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở