Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 THÔNG THIÊN HỌC CÓ CHỐNG LẠI

KI TÔ GIÁO KHÔNG?

(Is Theosophy Anti-Christian?)

Tác giả ANNIE BESANT

Tập sách nhỏ số 88 của Tủ sách Adyar

Tháng 4 năm 1918

Nhà xuất bản Thông Thiên Học, Adyar, Chennai, Madras, Ấn Độ.

 

 

THÔNG THIÊN HỌC CÓ CHỐNG LẠI

KI TÔ GIÁO KHÔNG?

[Một lời giải thích dành cho Giám mục Luân đôn,

được đưa ra ngày mùng 1 tháng 7 năm 1904]

 

 

Kính thưa quí vị,

Các bạn đều biết bài thuyết tŕnh này đă được thực hiện trong một dịp nào. Tiếc thay theo như một số các bạn nghĩ th́ một trong những vị lănh đạo Giáo hội đă tuyên bố rằng Thông Thiên Học không tương thích với Ki Tô giáo. Thế mà nhiều người trong chúng tôi chân thành tin rằng phát biểu ấy vốn dựa trên một lỗi lầm và lỗi lầm ấy bắt nguồn từ việc không biết ư nghĩa đích thực của Thông Thiên Học; đó là v́ nếu Thông Thiên Học đúng như tên của nó hàm ư – tức là Minh Triết Thiêng Liêng – th́ rơ ràng không thể có đối lập nào giữa Thông Thiên Học và bất kỳ tôn giáo chân chính nào vốn dựa vào một thông điệp thật sự gửi cho thế gian. Một số chúng tôi cảm thấy chắc chắn rằng phát biểu của vị Giám mục ấy được dự tính để gây ra nhiều thiệt hại cho những người mà ông muốn giúp đỡ hơn là những người mà ông công kích. Và công việc của tôi tối nay ở đây không nhằm vào việc bênh vực Thông Thiên Học với vai tṛ là một trường phái tư tưởng mà đúng ra để chứng tỏ rằng trong Thông Thiên Học chẳng có điều ǵ chống lại Ki Tô giáo, bằng chứng là càng ngày càng có nhiều giáo sĩ trong Giáo hội Anh quốc cũng như các Giáo hội Ki Tô khác và một số càng ngày càng các tín đồ tại gia của Giáo hội đă chấp nhận các ư tưởng của Thông Thiên Học, coi chúng là điều hữu ích và mang tính soi sáng. Đối với số lượng người càng ngày càng đông như thế th́ thật là chuyện đau ḷng hầu như khủng khiếp khi một trong các giáo phụ của đấng Ki Tô lại tuyên bố cái đức tin mà họ đang ấp ủ mang tính cách chống Ki Tô, và tối nay tôi nói chủ yếu là v́ những người ấy để giúp cho họ (nếu có thể được) thoát ra khỏi cái vị thế vô cùng phiền năo và đau khổ ấy, để biện minh cho việc họ thuộc về Giáo hội, để chứng tỏ rằng thật bất công và thiếu nhân từ khi trục xuất họ ra khỏi Giáo hội chỉ v́ họ chấp nhận Thông Thiên Học; và như thế nếu có thể được điều này ắt chứng minh rằng trong giáo huấn được mệnh danh là Thông Thiên Học có mọi điều khiến cho Ki Tô giáo được vững mạnh hơn và có nhiều tính linh hơn, chứ chẳng có điều ǵ khiến cho họ phải phản bội cái Giáo hội đă rửa rội cho ḿnh.

Ngay từ đầu, đối với thông điệp của Thông Thiên Học dành cho Giáo hội Ki Tô tôi xin nói rằng nó không trực tiếp và đặc biệt nhắm vào đa số những thiện nam tín nữ Ki Tô giáo thấy ḿnh chấp nhận giáo lư của Giáo hội đă thường được tiếp nhận mọi điều mà trí năng của họ đ̣i hỏi, mọi điều mà linh hồn họ khao khát. Những người đă hoàn toàn thỏa măn th́ đâu cần thông điệp nào khác mang lại cho ḿnh một điều ǵ đó nhiều hơn cái ḿnh đă có. Thông điệp trực tiếp của Thông Thiên Học đúng hơn là nhắm vào đa số thiện nam tín nữ Ki Tô giáo cảm thấy ḷng ḿnh xao xuyến v́ những thắc mắc, trí ḿnh bối rối v́ những nghi ngờ; ḿnh th́ cứ muốn bám lấy đức tin nhưng hễ chụp lấy nó là lại vuột đi, ḿnh th́ vẫn c̣n bám lấy tín ngưỡng cổ truyền vốn đang trôi vọt ra khỏi bàn tay ḿnh và bắt đầu chới với. Chắc chắn là nếu có một lớp người nhiều hơn mức một Giám mục Ki Tô giáo cảm thấy ḿnh nhiệt t́nh đồng cảm và mong muốn giúp đỡ th́ đó là những linh hồn tha thiết sùng kính với một đức tin bắt đầu bị nghi ngờ làm mờ ám; trong khi vẫn c̣n muốn tin th́ họ thấy trí năng ḿnh đang đẩy ḿnh ra bên ngoài bức màn tín ngưỡng thông thường được công nhận. Việc Giám mục Luân đôn muốn giúp đỡ những linh hồn đang phấn đấu ấy dường như được chứng tỏ qua lời nói đầu mà ông viết cho một quyển sách nổi tiếng nhan đề là Cứu Rỗi Khỏi Sự Nghi Ngờ của một hội viên trong Giáo hội Trưởng lăo Tô cách lan. Đó là v́ tôi thấy ở đây có một nỗ lực nhằm trả lời những nghi vấn và giải quyết những nghi ngờ, tôi thấy Giám mục Luân đôn viết lời tựa cho quyển sách này tuyên bố ḿnh nhiệt thành đồng cảm với nỗ lực mà quyển sách đang thực hiện và bảo rằng chính ḿnh đă tặng quyển sách ấy cho một số người đă t́m đến Giám mục trong cơn hoạn nạn và vui mừng khi thấy nó có tác dụng giải quyết được mối nghi ngờ của họ. Thế mà điều đó chứng tỏ rằng Giám mục Luân đôn đâu phải thiếu thiện cảm với những người gặp khó khăn về trí thức và đạo đức trong tín ngưỡng Ki Tô giáo, cho nên khi thấy ông đồng cảm như vậy tôi lấy làm khích lệ mà tin rằng nếu ông biết được giá trị của Thông Thiên Học khi giải quyết được và giải đáp được những thắc mắc ấy th́ ông ắt dành cho nó một sự hoan nghênh nồng nhiệt, sẵn ḷng ban phước cho nó giống như ông đă từng ban phước cho tác phẩm của vị huynh đệ Trưởng lăo mà ông thấy ḿnh có những quan điểm không trùng hợp với một số quan điểm của Giáo hội Trưởng lăo.

Thế mà sự thật rành rành là Thông Thiên Học đă trả lại cho Giáo hội những người hoặc là đă từ bỏ Giáo hội hoặc là sắp sửa rời bỏ nó. Nhiều người nhất là những người trí thức biết suy nghĩ, không thể chấp nhận một số giáo lư của Ki Tô giáo dưới dạng tương đối thô thiển mà người ta thường tŕnh bày; những người này thấy những giải thích thần bí hơn của Thông Thiên Học là một sự tŕnh bày chân lư tâm linh chấp nhận được. Họ đă thấy một số giáo huấn hiện nay bị thách đố rất nhiều bên trong chính Giáo hội lại đâm ra có thể hiểu được và chấp nhận được theo sự minh giải của những giáo huấn cổ truyền về minh triết thiêng liêng. Nhiều giáo lư có vẻ không chấp nhận được khi bị đưa xuống mức kẻ vô minh để cho người thất học lĩnh hội được, th́ lại trở nên soi sáng và gợi linh hứng khi được nâng lên tới một mức hợp khoa học và triết học hơn; khi được tŕnh bày dưới dạng mới mẻ này th́ đó đúng là chẳng qua sự thật cũ bên trong h́nh thức mới. Đó là v́ Thông Thiên Học đối với thế giới Ki Tô giáo cũng giống như việc biểu diễn những sự thật căn bản đội lốt khoa học khiến cho chúng dễ chấp nhận hơn đối với tâm trí của người hiện đại; đó cũng là việc giải thích các giáo lư rút ra từ chân lư thần bí đă bị quên lăng đi rất nhiều trong cách tŕnh bày dân gian, nó làm bộc lộ ra những chiều sâu tư tưởng chưa ai biết tới, phô bày ra những đỉnh cao thuyết giải thần bí chưa ai biết tới.

Bây giờ tôi sẽ ra sức chuyển sang phần chi tiết trong đề tài này, tiếp tục đi theo đường lối lập luận: trước hết xét về bản thể của Thông Thiên Học th́ điều ǵ là cơ bản và cốt yếu. Sau đó tôi sẽ tŕnh bày ngắn gọn với quí vị (v́ một bài thuyết tŕnh thế này chỉ cần như vậy thôi) những giáo lư cơ bản của tôn giáo mà cả Thông Thiên Học lẫn Ki Tô giáo đều nhất trí với nó. Thế rồi tôi sẽ tiếp tục đề cập tới một vài giáo lư xét theo biểu kiến là khác nhau và ra sức chứng tỏ với quí vị rằng sự khác nhau ấy mang tính cách diễn tả hơn là thực chất, xét về đường lối tŕnh bày sự thật hơn là ư nghĩa nội tại của chính sự thật. Tiếp theo sau việc tŕnh bày những giáo lư xét theo biểu kiến là khác nhau tôi sẽ nói một vài lời về một giáo lư đôi khi được coi là bổ sung – Giáo lư về Luân hồi mà Giám mục Luân đôn đặc biệt chống đối. Thế rồi nếu c̣n thời giờ th́ tôi sẽ kết luận về cái đề tài mà tựa đề đă phác họa, tôi sẽ ra sức nói trong một vài lời về giá trị của Thông Thiên Học đối với Ki Tô giáo, về việc nó hiến dâng điều ǵ cho các Giáo hội, về công dụng mà nó có thể có trong tương lai gần đối với Ki Tô giáo. Đó là phần phác thảo của tôi.

Bây giờ trước hết là phần bản chất. Bản chất của Thông Thiên Học là tuyên bố điều ngược lại hoặc phản đề của cái lời tuyên bố mà thế giới ngày nay ưu ái, lời tuyên bố của kẻ bất khả tri. Bạn hẳn nhớ giáo sư Huxley đă t́m cách dùng từ ấy để mô tả thái độ của ḿnh đối với tôn giáo; ông chọn thuật ngữ “bất khả tri” và giải thích rơ ràng ngụ ư của ḿnh. Ông tuyên bố rằng trong khi người ta có các giác quan giúp cho y có thể quan sát được, trong khi người ta có một cái trí giúp y có thể lư luận dựa vào những quan sát đă được thực hiện và suy diễn ra những kết quả hợp lư; th́ con người lại không có năng khiếu, không có năng lực nào giúp y có thể siêu việt được các giác quan và cái trí, không có một quan năng nào giúp y có thể biết được điều siêu vật lư và bước vào tiếp xúc trực tiếp với thế giới tâm linh. Đó là lập trường được định nghĩa qua thuật ngữ “bất khả tri” v́ cái Tri thức bị chối bỏ trong thuật ngữ ấy chính là sự Ngộ đạo cổ truyền có ở Hi Lạp, Syria, Palestine, Ai Cập và bao giờ người ta cũng biết tới nó qua tên gọi đó. Sự Ngộ đạo ấy được biết đến với những tên gọi khác trong các ngôn ngữ Đông phương khác ở Ba Tư, Ấn Độ, Trung Hoa và c̣n lùi xa hơn nữa trong lịch sử thế giới cổ đại chừng nào con người c̣n nỗ lực t́m hiểu mối quan hệ của ḿnh với Thượng Đế. Thuyết Ngộ đạo tuyên bố rằng con người có thể biết được Thượng Đế v́ nó có bản chất đồng nhất với Ngài, v́ Tinh thần của nó là ḍng dơi trực hệ của Tinh thần Vĩnh hằng cho nên con người có thể biết được Thượng Đế - không phải chỉ tin vào Ngài, không phải chỉ hi vọng nơi Ngài, không phải chỉ hoài băo nơi Ngài, không phải chỉ khao khát về Ngài với một nỗi niềm khao khát khôn nguôi khi Tinh thần con người bao giờ cũng hướng về Cội Nguồn; mà là biết Ngài qua sự hiểu biết thật sự và nhờ hiểu biết như vậy mà t́m được sự sống vĩnh hằng. Thế là một lần nữa tôi lại lọt vào phần kinh điển của Ki Tô giáo; v́ khi Đấng Ki Tô nói tới sự sống đời đời, Ngài không tŕnh bày nó dưới dạng đức tin mà là dưới dạng tri thức và Ngài đóng dấu ấn phê chuẩn của ḿnh lên lời tuyên bố của phái Ngộ đạo cho rằng con người có thể biết được Thượng Đế.

Đó chính là bản chất của lập trường Thông Thiên Học. Thông Thiên Học tái xuất hiện trong thế giới hiện đại vào đúng lúc thế giới khoa học đang chấp nhận lập trường bất khả tri. Chính v́ khoa học đương đại và tư tưởng tiên tiến ở Âu Tây đang chấp nhận cái lập trường cho rằng con người không thể biết được Thượng Đế và không phải là một thực thể thiêng liêng cho nên các Đấng đang Giám sát cơ tiến hóa tâm linh của nhân loại mới tái tuyên cáo cái sự thật xưa cũ, cái Minh triết xưa như trái đất cho rằng do có Tinh thần Vĩnh hằng nơi bản thân cho nên con người có khả năng biết được Thượng Đế. Đó là cốt tủy của Thông Thiên Học. Mọi tôn giáo đều dựa vào điều ấy lấy làm nền tảng khiến không điều ǵ có thể làm lung lay được, dựa vào kinh nghiệm Tinh thần có tiếp xúc với Tinh thần phái sinh ra nó – con nguời theo h́nh ảnh của Thượng Đế ắt có khả năng biết được Cha ḿnh, v́ bản thân là Tinh thần vĩnh hằng cho nên con người có khả năng biết được sự sống đời đời. Và ta lưu ư là lời tuyên bố ấy cho rằng có thể biết ngay bây giờ chớ không phải biết trong tương lai ở một thế giới nào khác so với cơi này, không phải là biết khi đă chết rồi mà mấu chốt chỉ có thể t́m được nơi các cơi bên kia cửa tử v́ tri thức ấy vốn là sự sống đời đời cho nên không thể sẽ có sự sống đời đời vào một ngày mai sau khi chết. Nó vốn đời đời chứ không ràng buộc trong thời gian và nó dựa vào tính vĩnh hằng của Tinh thần nơi con người vốn có bản thể Thiêng liêng. Vậy th́ ít ra xét về cốt tủy th́ chắc chắn Thông Thiên Học đâu có chống lại Ki Tô giáo; chắc chắn là trong lời tái tuyên cáo này, Thông Thiên Học chỉ mang lại một sự thật cổ truyền giúp cho Ki Tô giáo có một điều ǵ đó đă vuột ra khỏi tầm nh́n của ḿnh.

Ta hăy chuyển sang những giáo lư mà Thông Thiên Học và Ki Tô giáo giống nhau. Ở đây tôi xin nói rằng Thông Thiên Học tuyên bố như sau: ẩn dưới gốc rễ của mọi tôn giáo trên thế giới đều có tổng kết những sự thật tâm linh chung vốn thuộc quyền sở hữu chung của mọi tôn giáo đă từng dạy dỗ và an ủi loài người. Các bạn hẳn biết những nhà Thần thoại học Đối chiếu đă tuyên bố rằng mọi tôn giáo đều xuất phát từ cùng một cội nguồn. Họ chứng tỏ điều đó bằng học thức uyên bác lập đi lập lại sự thí nghiệm và nghiên cứu. Họ đặt các Kinh thánh trên thế giới kề cận với nhau, họ khai quật những di tích của các nền văn minh thời xưa, họ thu thập những mảnh vụn của các viên ngói bị vỡ thời Chaldea, họ rút ra từ các xác ướp trong những ngôi mộ người Ai Cập những trang sách của Tử Thư Ai Cập, họ khai quật được từ các đền thờ xưa cũ ở Mễ Tây Cơ những mẩu vụn kinh điển được dạy dỗ khi châu Atlantis c̣n một thời oanh liệt, khi thế giới c̣n trẻ trung, và họ đặt tất cả những thứ ấy kề cận với kho tài liệu thời nay, họ vạch ra sự đồng nhất về giáo lư, về học thuyết tôn giáo, về đạo đức, về huyền sử tôn giáo và nghi lễ tôn giáo; thế rồi họ bảo rằng: “Xem ḱa, mọi tôn giáo trên thế giới đều giống nhau và chúng đều bắt nguồn từ một cội cây duy nhất”. Và xuất phát từ một sự thật không thể chối bỏ được ấy họ đưa ra một suy diễn sai lầm vốn thường hư hư thực thực và dễ được người cả tin chấp nhận theo đó th́ mọi tôn giáo trên thế giới cũng bắt nguồn từ sự dốt nát dă man để rồi dân dần mới được tinh luyện thành ra những tín ngưỡng cao cả hơn trên thế giới – đây là một suy diễn sai lầm mặc dù nền tảng của nó là đúng sự thật; những sự kiện đồng nhất của các tôn giáo vốn không thể chối bỏ nhưng suy diễn trên hoàn toàn không thể chứng minh được.

Thế mà Thông Thiên Học tuyên bố rằng mọi tôn giáo chắc chắn đều bắt nguồn từ một cội rễ chung, nhưng nguồn cội chung ấy là MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG chứ không phải sự vô minh của con người; thật ra th́ các tôn giáo đều đồng nhất về các giáo lư chính mặc dù biến thiên về h́nh thức tŕnh bày các giáo lư này. Mọi tôn giáo lớn vốn khai hóa cho thế giới và nâng cao được cho nhân loại đều bắt nguồn từ bậc Từ phụ Quang minh và sự khải huyền của Ngài cho con người; nguồn cội ấy là Minh Triết Thiêng Liêng mà mọi tôn giáo trên thế giới đều là chi nhánh, đôi khi khác nhau về hoa và h́nh dạng của lá nhưng mọi bộ phận đều thuộc về cái cây duy nhất là MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG.

Bây giờ khi tôi chuyển sang vấn đề giáo lư th́ tôi xin phép nói rằng có một lời cảnh báo theo đó bổn phận của nhà Thông Thiên Học là phải nghiên cứu những giáo lư cổ truyền này rồi dịch nó sang ngôn ngữ hiện đại càng nhiều càng tốt. Không ai có quyền bảo rằng: “Lời thuyết giải của tôi mới là lời thuyết giải đúng đắn duy nhất” v́ bằng cách này mọi người đều là kẻ truyền đạt các Bí pháp Thiêng liêng, y phải phô diễn càng nhiều tài nguyên mà ḿnh có được càng tốt và tŕnh bày chúng với thế gian coi đó là một phần Sự Thật. Nhưng khi ta thấy rằng trong mọi tôn giáo không loại trừ tôn giáo nào đều có một vài sự thật, th́ tôi nghĩ rằng ta có quyền bảo rằng đó thật sự là một bộ phận của Minh Triết Thiêng Liêng mọi lúc, mọi nơi và nơi mọi người đang tín ngưỡng.

Ta thấy đứng đầu trong các giáo lư của mọi tín ngưỡng, trong giáo huấn của Thông Thiên Học cũng như của Ki Tô giáo đều có lời tuyên bố là Thượng Đế đơn nhất. Có một Sự Sống Tối Cao Nhất Như mà mọi sinh linh thấp kém hơn đều bắt nguồn từ đó; quả thật trong các trường phái thần bí và triết học của tư tưởng Thông Thiên Học th́ điều này được nhắc tới rất nhiều và đằng sau Thượng Đế biểu lộ được mọi tôn giáo nói tới th́ ta có mơ đến một Đấng Tự Tại bao la bất khả tư nghị mà ta chỉ biết được v́ Ngài đă tự biểu lộ ra sao cho con người biết được. Nhưng điều này có trong thần học của Ki Tô giáo cũng như trong Thông Thiên Học. Tính đơn nhất của Thượng Đế, Sự Sống Nhất Như, Tinh Thần Nhất Như, Đấng Nhất Như là Thủy và Chung của vạn vật, đó là ḥn đá tảng của Ki Tô giáo, của Thông Thiên Học và của mọi tôn giáo lớn trên thế giới. Kế đến có lời tuyên bố cho rằng Đấng Nhất Như, Đấng Độc Nhất Vô Nhị, Tinh Thần Tối Cao này biểu lộ dưới dạng tam bội là một Nhất Nguyên tam bội mà Ki Tô hữu gọi là Tam vị Nhất thể. Thế mà trong giáo huấn Thông Thiên Học về Tam vị Nhất thể ta thấy chỉ có tên gọi là khác chứ sự thật căn bản th́ không khác. Nhà Thông Thiên Học đến với mọi tôn giáo trên thế giới để xiển dương tính đơn nhất căn bản của các đức tin tôn giáo th́ không thể hạn chế ḿnh trong giáo huấn về những tên gọi riêng biệt về một đức tin riêng biệt; đó là v́ y có mục đích chứng minh cho mọi người thuộc đủ mọi tín ngưỡng thấy rằng họ đang chia xẻ sự khải huyền Minh triết Thiêng liêng. V́ thế cho nên khi nói tới Tam vị Nhất thể, chúng tôi ưa dùng một thuật ngữ cổ truyền của Hi Lạp – tôi xin nhận xét rằng Phúc âm thứ Tư của thánh John đă phê chuẩn thuật ngữ ấy – mà triết học Hi Lạp đă chọn dùng và triết học khác cũng sử dụng, coi đó là tên gọi tốt nhất để tiết lộ bản chất của Thượng Đế biểu lộ; thuật ngữ Hi Lạp này là Logos mà Phúc âm thứ Tư dịch là “Ngôi Lời” và “Ngôi Lời chính là Thượng Đế”. Trong Thông Thiên Học chúng ta dùng thuật ngữ Ngôi Lời nhiều hơn là dùng hồng danh Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần để nói tới ba Ngôi Thượng Đế; nhưng dùng những thuật ngữ ấy để miêu tả ắt tỏ ra là quan niệm của Thông Thiên Học trùng hợp với quan niệm của các nhà thần học Ki Tô giáo đă nêu ra. Ngôi Một xuất hiện dưới dạng Ư chí, là gốc rễ của tự tại; Ngôi Hai biểu lộ thành Minh triết Thiêng liêng, là tri thức được t́nh thương linh hứng; Ngôi Ba biểu lộ thành Hoạt động Sáng tạo, là Tinh thần Sáng tạo, nội tại nơi mọi vật chất, nội tại nơi mọi h́nh tướng.

Ta hăy chuyển từ giáo lư về Tam vị Nhất thể sang giáo lư kế tiếp vốn biểu hiện trong thiên nhiên; đội ngũ đông đảo các chơn linh thừa tác, các Tổng thiên thần và Thiên thần trong tín ngưỡng Ki Tô giáo. Thông Thiên Học khẳng định rằng đó là các huyền giai đông đảo những sinh linh thông tuệ tâm linh dẫn dắt lộ tŕnh thiên nhiên, quản trị những định luật thiên nhiên vốn biểu hiện Ư chí của Thượng Đế, những đứa Con trưởng này của Thượng Đế, là sản phẩm của các thế giới khác hơn thế giới của chúng ta có nhiệm vụ dẫn dắt thế giới non trẻ hơn đi theo đường lối mà Đấng Trị V́ Thiêng Liêng đă vạch ra cho nó. Quả thật là Thông Thiên Học tŕnh bày nhiều chi tiết hơn về huyền giai đông đảo các sinh linh thông tuệ tâm linh này so với mức mà ta thấy Ki Tô giáo đang giảng dạy hiện nay. Nhưng nếu ta tin theo những tác phẩm của các giáo phụ Ki Tô giáo, của các vị Giám mục và Tiến sĩ thần học lỗi lạc trong Giáo hội th́ họ biết chi tiết về đội quân thừa tác thiên thần này nhiều hơn mức tín ngưỡng phổ thông hiện nay của Ki Tô hữu hiện đại; và về vấn đề này Thông Thiên Học chỉ trả lại kiến thức xưa cũ hơn cho họ chứ thật ra không thêm điều ǵ mới vào tín ngưỡng Ki Tô giáo.

Chúng tôi coi các Tổng thiên thần và Thiên thần đầy quyền năng này là sản phẩm của cơ tiến hóa thuộc các thế giới xưa hơn thế giới chúng ta, họ đă đạt được tŕnh độ tiến hóa vượt mức mà giờ đây chúng ta đang ngoi lên; thật vậy trong Kinh thánh bằng tiếng Hebrew họ được gọi là các Con của Thượng Đế, họ đă luẩn quẩn xung quanh thế giới này từ lúc nó mới bắt đầu, họ reo mừng trước sự huy hoàng của thiên cơ đang được triển khai và họ kính cẩn cúi ḿnh trước những phép nhiệm mầu của Minh triết Thiêng liêng. Đối với chúng ta th́ đội thừa tác thiên thần này tuy xa mà gần, đó là một sự thật trong đời sống hàng ngày, là một sự trải nghiệm được lập đi lập lại và cũng giống như nhiều điều khác, nó là một trong những điều mà Giáo hội La Mă tỏ ra gần gũi với sự thật cổ truyền hơn so với cộng đồng tín hữu Tin Lành v́ nó bao giờ cũng khẳng định sự quan tâm sâu sắc và linh hoạt của các Bậc Trưởng Thượng đối với những người anh em non trẻ hơn đang bước trên Thánh đạo mà các Ngài đă bước trên đó từ lâu rồi vào cái thời các Ngài c̣n đang phấn đấu trước khi ca khúc khải hoàn.

Ta hăy chuyển sang một giáo lư vẫn c̣n đồng nhất với nhau đó là giáo huấn về bản chất Tinh thần con người. Thế mà Thông Thiên Học tuyên bố rằng xét theo bản chất sâu kín nhất th́ Tinh thần con người vốn là một với Thượng Đế. Nhưng liệu điều đó có vượt ngoài những lời lẽ hào hùng của chính đấng Ki Tô khi Ngài cầu nguyện lần cuối cùng trước cơn thương khó và ngỏ lời với các môn đồ xung quanh? “Mong sao tất cả đều là một: giống như Cha ngự nơi con và con ngự nơi Cha; để cho họ cũng có thể hiệp nhất nơi Chúng ta”. Sự đơn nhất mà Ngài khẳng định tồn tại giữa bản thân Ngài với đấng Từ phụ Vĩnh hằng cũng chính là sự đơn nhất mà Ngài mong cầu cho các môn đồ thân thương của ḿnh. Đó chẳng qua chỉ là sự đơn nhất toàn bích thỏa măn được tâm hồn của Ki Tô hữu chân chính vốn mơ tới cái ngày mà ḿnh sẽ toàn bích như chính Thượng Đế toàn bích – khi ngay cả Ngôi Con sẽ giao nộp mọi thứ cho Ngôi Cha, và Thiên Chúa sẽ là tất cả ngự nơi tất cả. Không ngờ ǵ nữa, đó là lời tuyên bố khẳng định Thông Thiên Học và Ki Tô giáo đều nhất trí về tính Thiêng liêng nội tại nơi con người với niềm hi vọng tràn trề là nó sẽ mang lại cho loài người chắc chắn có được một thành tựu tối hậu cho vạn vật.

Ta hăy chuyển từ đề tài mà chúng ta thật sự nhất trí sang những giáo lư mà tôi có nói xét theo biểu kiến th́ Thông Thiên Học và Ki Tô giáo khác nhau; v́ đây là mấu chốt trong lập luận của chúng tôi. Trước hết ta hăy xét một giáo lư quan trọng trong Ki Tô giáo mà nhà Thông Thiên Học thường thách đố, đó là giáo lư mang tên sự Chuộc tội thay. Thế mà nếu giáo lư Ki Tô giáo về Chuộc tội thay chỉ hạn chế trong khá nhiều giáo lư thịnh hành ở Giáo hội Ki Tô và đâm ra đồng nhất với cách tŕnh bày hợp lệ (theo tôi nghĩ) đă bị Anselm làm cho trở nên giáo điều th́ giáo lư ấy chẳng ai biết tới trong Ki Tô giáo buổi sơ khai. Nó phải được coi là một giao ước hợp thức; nếu ta coi đó là việc Đấng Ki Tô thay thế cho người phạm tội theo ư nghĩa hợp lệ th́ tôi bắt buộc phải tuyên bố rằng Thông Thiên Học và Ki Tô giáo khác nhau về điều này. Nhưng liệu cái cách tŕnh bày hợp lệ ấy về sự Chuộc tội thay có quyền rêu rao là chỉ mỗi ḿnh ḿnh mới là độc quyền của Ki Tô hữu? Chắc chắn là không phải như vậy. Đó là v́ truy nguyên tới tận Ki Tô giáo thời xưa th́ liệu tôi có thể t́m hiểu được ǵ về giáo lư Chuộc tội thay trong Giáo hội Ki Tô thời sơ khai nhất? Bạn hẳn nhớ rằng trong Kinh điển của Ki Tô giáo, sự Chuộc tội thay đă được tŕnh bày khá mơ hồ và theo kiểu thần bí qua những điều gợi ư hoặc nói bóng gió về một sự thật tâm linh chứ không định nghĩa chính thức; và điều này phần lớn là cũng đúng với những phát biểu tŕnh bày về nó trong Ki Tô giáo thời xưa. Nhưng có một tác phẩm rơ ràng xuất hiện trong những tác phẩm xưa nhất của các vị Giáo phụ; đó là phát biểu mà ngày nay ít ai nghĩ có thể có, theo đó sự Chuộc tội thay không phải là sự hiến dâng lên Thiên Chúa mà là sự trả giá của loài người để cứu chuộc con người khỏi ṿng nô lệ của ma quỉ. Bạn có thể tự đọc quan điểm ấy nếu bạn muốn nghiên cứu trong tủ sách quí giá nhất của các Giáo phụ Ante-Nicene vốn cung cấp cho bạn những giáo huấn sơ khai của các vị Tiến sĩ Thần học lỗi lạc trong Giáo hội dưới dạng soi sáng nhiều nhất. Ở đó bạn ắt thấy điều này được lập đi lập lại rằng sự Chuộc tội thay là việc cứu chuộc loài người ra khỏi ṿng quyền lực của vô minh, ra khỏi ṿng xiềng xích của Tà lực. Nhưng tôi không muốn đặt trường hợp tŕnh bày khác nhau về giáo lư cổ truyền của Giáo hội Ki Tô dựa trên điều đó.

Bây giờ ta hăy trở về với thời nay. Ta hăy xét tác phẩm vô cùng hay ho và đầy tính trực giác tâm linh của Tiến sĩ Macleod Campbell bàn về sự Chuộc tội thay. Lời tuyên bố của ông về ư nghĩa của sự Chuộc tội thay là một trong những lời hay ho nhất mà tôi đă từng biết tới, theo đó sự Chuộc tội thay nhằm chứng tỏ cho con người hiểu được tâm của Thượng Đế và chứng tỏ cho Thượng Đế những khả năng của con người. Thế mà có một quan điểm được thể hiện một cách đầy học thức, đầy trực giác với một ngôn từ hoa mỹ và tư tưởng trong sáng để diễn tả trọn cả Thuyết Chuộc Tội Thay qua cụm từ sau đây: “Sự biểu lộ của Thượng Đế ra trước con người và sự phơi bày con người ra trước Thượng Đế”. Bây giờ ta hăy dẹp tác phẩm của Macleod Campbell sang một bên mặc dù tôi nghĩ rằng người ta không thách đố nghiêm túc tác phẩm của ông là phi chính thống; ta hăy xét việc tŕnh bày con người chẳng hạn như Frederick Denison Maurice, những người như Robertson ở Brighton, tất cả những người được coi là “giáo hội mở rộng” (họ được gọi như vậy) của Giáo hội Anh quốc, th́ ta ắt thấy rằng trong bất cứ trường hợp nào quan điểm về sự Chuộc tội thay đều không coi đó chỉ là sự hi sinh thay thế mà đúng hơn là một phương tiện giúp cho con người tiến gần tới Thiên Chúa và giúp cho Đấng Ki Tô trên cương vị là Thiên Nhân, tạo ra một nhịp cầu giúp cho Thượng Đế và con người được hiệp nhất. Và trong tất cả mọi giáo lư khác nhau về Chuộc tội thay hiện nay ta thấy có trong Giáo hội Ki Tô, trong đủ thứ tín ngưỡng mà tất cả đều thuộc Ki Tô giáo không có quan điểm nào bị kết án hoặc loại trừ th́ trong số đó chắc chắn sự tŕnh bày theo quan điểm Thông Thiên Học có một vị trí xứng đáng và không có ǵ chống lại Ki Tô giáo hơn mức các giáo lư thường được công nhận thuộc nhóm người có đầu óc phóng khoáng nhất thuộc Giáo hội Anh quốc.

Thế th́ Giáo lư về sự Chuộc tội thay theo quan điểm của Thông Thiên Học là như thế nào? Nó tuyên bố rằng sự Chuộc tội thay của Đấng Ki Tô không phải ở nơi việc cá nhân này chịu tội thay cho cá nhân khác mà là ở nơi đồng nhất thể giữa Thiên Nhân (Đấng Ki Tô) và con người đang trở nên thiêng liêng; chính v́ Đấng Ki Tô là thiêng liêng, do đó đồng nhất thể với con người cho nên Ngài mới có thể tuôn đổ thần lực Trợ giúp cho các huynh đệ cũng có bản thể thiêng liêng mặc dù chưa đạt tới tŕnh độ như Ngài. Mọi điều mà ta chứng kiến nơi Đấng Ki Tô th́ con người thật sự sẽ được trở nên như thế. Sự Chuộc tội thay của Đấng Ki Tô không cốt ở nơi việc Ngài chịu tội thay cho kẻ phạm tội mà ở nơi việc Ngài sinh ra trong linh hồn con người – giống như thánh tông đồ Phao lô có cầu nguyện rằng mong sao Ngài sinh ra trong linh hồn những kẻ nào đă cải tà qui chánh - và khi Đấng Ki Tô sinh ra như thế trong linh hồn con người, lớn lên, phát triển và trưởng thành cho đến khi linh hồn đạt tới địa vị toàn măn của Đấng Ki Tô th́ sự Chuộc tội đă hoàn thành, con người đă trở nên thiêng liêng; thực ra bản thể của y lúc nào cũng thiêng liêng và ta thấy nó rơ ràng thiêng liêng ra đấy khi y đă hoàn thành sự hiệp nhất với Đấng Ki Tô.

Đối với chúng tôi th́ từ ngữ Ki Tô ngụ ư nhiều hơn mức hồng danh của một Đấng cho dù Ngài cao cả hoặc linh thánh đến đâu đi nữa, đối với chúng tôi Ki Tô chẳng những là một Đấng Cứu Thế bên ngoài mà c̣n là một Bản lai Diện mục sống động nơi Tinh thần con người, Bản lai Diện mục giúp cho Tinh thần con người bộc lộ được thiên tính bẩm sinh của ḿnh sao cho sớm muộn ǵ th́ mọi người cũng trở thành Ki Tô. Chúng tôi sẳn sàng dành hồng danh Ki Tô cho cái khía cạnh thiêng liêng này nơi Tinh thần con người và trong khi chắc chắn chúng tôi dành mọi sự kính ngưỡng của tên gọi ấy cho bậc đại Đạo sư linh thánh đặt nền móng cho Giáo hội Ki Tô th́ chúng tôi chỉ coi Ngài như các thánh tông đồ gọi Ngài là Một trong nhiều huynh đệ đă nâng cấp con người lên bằng cách cũng chết giống như người phàm rồi lại phục sinh trở thành con của Thượng Đế sống động và hữu thức. Đó là cái sự thật ẩn đằng sau giáo lư về Đấng Ki Tô trong lịch sử; chẳng những Con cưng của Ngôi Cha là sự sống Ki Tô đă biểu lộ ra mà sự sống ấy cũng được đào luyện từng bước một nơi mọi người để cho có vẻ giống như Ngài; Tinh thần Ki Tô nơi con người là cái sự phát triển được tiêu biểu qua cuộc sống nơi ngoại giới của đứa Con vĩ đại ấy của Thiên Chúa và câu chuyện trong Phúc âm chẳng những là chuyện kể về một người – mặc dù sự thật đúng như vậy – mà c̣n là chuyện nghe măi không biết chán về mọi linh hồn đang ngoi từ bóng tối vươn lên ánh sáng, từ sự chết vươn lên sự bất tử, từ tội lỗi vươn lên sự công chính và từ con người vươn lên thành Thượng Đế.

Chắc chắn bạn phải nhớ rằng một sự mở rộng đầy linh hứng như vậy của giáo lư đă được nói bóng gió rất nhiều trong các bức thư theo qui điển của kinh Tân Ước được các tác giả thần bí trong Giáo hội lập đi lập lại th́ chắc chắn đó không thể gọi là chống Ki Tô giáo. Nó chắc chắn khiến cho sự Chuộc tội thay dễ tin hơn đối với nhiều người mà nếu không giải thích như vậy th́ họ sẽ cảm thấy bị dội lại; đó là thành quả tự nhiên của sự phát triển tư tưởng và đạo đức của con người, y không thấy tội lỗi ghê tởm nhất qua h́nh phạt nghe đâu sẽ kèm theo đó mà thấy tội lỗi gây ô nhiễm ấy nếu tự ḿnh không cứu lấy ḿnh th́ chẳng ai lại ra chịu tội thay cho ḿnh được.

Nhưng ta hăy chuyển đề mục từ giáo lư về sự Chuộc tội thay này sang giáo lư về sự Cầu nguyện. Người ta thường liên tục thắc mắc: “Thế các nhà Thông Thiên Học có bao giờ cầu nguyện chăng?” Thế mà về vấn đề cầu nguyện này, điều tôi có thể gọi là khuynh hướng phân tích của Thông Thiên Học nổi bật lên rất rơ ràng; khi nhà Thông Thiên Học càng trưởng thành và càng hiểu biết th́ y càng tránh xa những h́nh thức cầu nguyện chỉ là sự van nài các quyền lợi thế tục và y càng ngày càng chọn dùng những loại h́nh cầu nguyện cao cả hơn vốn hoặc là sự mặc niệm ngây ngất về sự Mỹ lệ và Toàn bích của Thượng Đế hoặc là tham thiền, hoài băo, khao khát tri thức về Thượng Đế vốn là lời cầu nguyện chân chính nhất và hữu hiệu nhất. Chúng tôi không chối bỏ việc cầu nguyện có thể mang lại sự ban phước về thế tục được thực hiện bởi các tác nhân hạ đẳng của Ư chí Thượng Đế hơn là do Thượng Đế trực tiếp đáp ứng với con người; điều này có nghĩa là chúng được thực hiện thông qua các trung gian chứ không trực tiếp. Và mặc dù đúng là mọi nhịp đập rộn ràng của con tim loài người đều được đáp ứng nơi trái tim vĩnh hằng của Thượng Đế; song le Thượng Đế hoạt động thông qua các tác nhân hơn là trực tiếp; công tŕnh trực tiếp là sự hiệp thông của Tinh thần với Tinh thần chứ không liên quan tới sự việc thấp kém, thô trược mang tính vật chất. Do đó chúng tôi xin nói rằng lời cầu nguyện để được trợ giúp về vật chất hoặc được sung túc ắt được một vị thiên thần đáp ứng hơn là do mệnh lệnh trực tiếp của Đấng thiêng liêng; và vô số đội quân các sinh linh ban phước vây quanh chúng ta trong mỗi bước ngoặt của cuộc đời đều liên tục là các tác nhân để đáp ứng với lời cầu nguyện của kẻ đang phiền năo và khốn khổ; chính họ mang lại sự giúp đỡ, là những kẻ tạo ra và ban phát ân huệ.    

Nhưng tôi chẳng biết cái loại phân tích này có cần làm ǵ để cho người ta đánh giá thấp việc cầu nguyện hay chăng, mặc dù quả thật là chúng tôi có nói thái độ của chúng ta đối với Đấng Tối Cao ắt mang tính hiếu thảo, cao siêu và cao thượng hơn khi tin cậy vào Đấng biết hết mọi chuyện (nếu không có Ngài th́ một con chim sẻ cũng không có thể sa xuống đất được) thế mà Ngài phải quan tâm tới những thiếu thốn vật chất của chúng ta v́ Ngài biết nhiều hơn chúng ta biết điều ǵ thật sự tốt đẹp nhất. Ta nên để cho Ngài cứ biết hết và yêu thương hết, c̣n nỗ lực cầu nguyện của chúng ta nên chuyển sang việc nâng ḿnh lên tới Ngài qua sự hiệp thông Tinh thần, qua nỗ lực tâm linh hơn là phí phạm thời giờ quí báu để chỉ khao khát phúc lợi vật chất. Đó là v́ đứa con nào mà tin cậy Cha ḿnh th́ đâu phải lúc nào cũng cứ bảo cho cha biết cha phải làm ǵ cho con, và quả thật Ngài biết nhiều hơn chúng ta biết điều ǵ tốt đẹp cho Tinh thần trong nội tâm phát triển. Như vậy, giả dụ ta có bị mất mạng hay bản thân ta gặp khó khăn th́ tốt hơn là nên chấp nhận cái điều dường như xấu xa do bàn tay thiêng liêng của ơn trên mang lại c̣n hơn là đẩy lùi cái bàn tay ấy để yêu sách điều mà ta thấy dường như là tốt đẹp. Đó là v́ điều gây phiền năo thường chẳng qua chỉ là một ân huệ đang bị che kín và khi mù quáng yêu sách cái ân huệ mà chúng ta đang khao khát th́ chúng ta có thể gây hại cho cuộc sống nội tâm hơn là sinh hoạt một cách b́nh tĩnh trong sự tin cậy và sự quản trị của Đấng trị v́ thế gian. Và tôi thấy đây dường như là một trong những bài học được dạy dỗ trong câu chuyện vĩ đại cho dù bạn coi đó là thần thoại (nghĩa là linh cảm về một sự thật tâm linh sâu sắc) hoặc đó là một sự kiện trong lịch sử con người, tôi ngụ ư muốn nói sự cám dỗ Đấng Ki Tô. Mặc dù Ngài có thể giải khát và làm cho ḿnh hết đói bằng cách biến đá thành bánh ḿ và khiến cho nước phun lên trong sa mạc, nhưng Ngài nghĩ rằng địa vị của một đứa Con tốt hơn là nên chờ cho đến khi có những sứ giả thiêng liêng mang lại thực phẩm mà cơ thể ḿnh cần chớ không nên biến đá thành bánh ḿ bằng cách thi thố thần thông v́ mọi lời cầu nguyện đều quả thật là thi thố thần thông và vận dụng ư chí huyền bí. Vậy th́ đây là lập trường của chúng tôi đối với sự cầu nguyện. Chúng tôi biết nó hữu hiệu; chúng tôi không bảo ai: “Bạn đừng có yêu cầu điều ấy”, nhưng nếu tôi thấy người ta có trí tuệ đang phát triển và tâm hồn có một tấm ḷng hiếu thảo hơn th́ chúng tôi thường nói: “Bạn hăy cầu nguyện bằng cách cố gắng hướng về sự hiệp thông với Đấng Tối Cao hơn là khao khát những lợi ích trần tục. Và bạn càng phấn đấu tâm linh hóa những lời cầu nguyện của ḿnh th́ bạn càng hữu dụng khi thấy nó phục vụ cho sự tăng trưởng tâm linh của ḿnh”.

Ta hăy chuyển sang một thắc mắc mà tôi thấy làm cho tâm hồn các Ki Tô hữu xao xuyến: “Liệu nhà Thông Thiên Học có công nhận Đấng Ki Tô là một bậc Đạo sư chăng? Liệu y có tôn vinh Ngài giống như một Ki Tô hữu hay chăng? Liệu nhà Thông Thiên Học có coi Ki Tô giáo là sự khải huyền duy nhất hay chăng?”

Thế mà về vấn đề này tôi muốn nói càng minh bạch càng tốt. Trong mọi tôn giáo trên thế giới ta thấy thiên hạ đều tin vào Ngôi Hai trong Tam vị Nhất thể vốn bộc lộ đặc tính ấy khi lâm phàm hay khải huyền cho con người trên cương vị cũng là một con người. Điều này không phải chỉ đặc thù đối với Ki Tô giáo, bạn thấy nó trong mọi tôn giáo lớn trên thế giới; v́ vậy theo quan điểm của chúng tôi th́ trong đó có một sự thật tâm linh sâu sắc. Với vai tṛ là những nhà Thông Thiên Học ta không nên nói Đấng Ki Tô là duy nhất, nếu ta áp dụng danh xưng ấy độc quyền cho một Thiên Nhân duy nhất. Nhưng nếu ta áp dụng hồng danh Ki Tô cho Ngôi Hai Thượng Đế, Ngôi Hai trong Tam vị Nhất thể th́ bạn có kính ngưỡng Ngài bao nhiêu cũng chẳng có ǵ là cao vọng hoặc quá tôn trọng. Chỉ có điều là tôi bắt buộc phải lấy danh dự và ḷng trung thực ra nói với bạn rằng tôi cũng nói y hệt như vậy đối với tín đồ Ấn giáo khi y bày tỏ sự kính ngưỡng đối với Ngôi Hai Thượng Đế ấy mà y gọi là Vishnu, và tôi cũng nói với y giống như tôi nói với bạn rằng trong mọi tôn giáo th́ người ta đều kính ngưỡng cùng một Đấng mặc dù người ta dùng một hồng danh khác nhau. Như vậy khi một Ki Tô hữu thật đúng đắn dùng hồng danh theo cách gọi của ḿnh để chỉ đối tượng được cực kỳ kính ngưỡng, th́ y không nên chối bỏ sự kính ngưỡng mà các tôn giáo khác dành cho cũng Ngôi Lời vĩ đại ấy với một hồng danh khác hơn là Ki Tô.

Đó là điều thứ nhất; c̣n điều thứ hai coi Đấng Ki Tô theo một phương diện khác là Thiên Nhân hơn là Ngôi Hai trong Tam vị Nhất thể th́ chúng tôi tôn kính Ngài là bậc Đạo sư, chúng tôi kính ngưỡng Ngài là Giáo chủ Ki Tô giáo, do đó là Đấng mà tâm hồn Ki Tô hữu nên nương tựa vào đó, coi là bậc Thầy, Đấng dẫn đạo, Chúa của ḿnh. Tôi xin nhấn mạnh tới Đấng mà tâm hồn Ki Tô hữu nên nương tựa vào đó, coi là Thầy của ḿnh. Nhưng chúng tôi cũng xin nói – và đây chúng tôi lại nói thêm – rằng trong những tín ngưỡng khác cũng có các bậc Đạo sư khác và các Ngài cũng đang d́u dắt hàng triệu linh hồn kính ngưỡng Ngài có cùng địa vị bậc Đạo sư dạy dỗ loài người giống như địa vị mà Chơn sư Giê su nắm giữ đối với Giáo hội Ki Tô. Như vậy trong khi một Ki Tô hữu cũng là một nhà Thông Thiên Học thật đúng đắn khi nương tựa vào Đấng Christ tức Chơn sư Giê su như ḿnh đă từng nương tựa trước khi là một nhà Thông Thiên Học th́ có một điều xảy ra trong tâm trí y: những người khác trong các tôn giáo khác cũng được giúp đỡ và dẫn dắt bởi các vị Đạo sư khác và ḿnh không được xúc phạm tới tín ngưỡng của người khác bằng cách chối bỏ các Đạo sư của người ta, chẳng khác nào người ta xúc phạm tới tín ngưỡng của ḿnh bằng cách chối bỏ Đạo sư mà ḿnh phủ phục dưới chân Ngài.

Có một điều mà ta cảm thấy sự khác nhau sâu sắc nhất; nhưng nó không được ảnh hưởng tới Ki Tô hữu nào vốn không chấp nhận quan điểm mà một nhà Thông Thiên Học không theo Ki Tô giáo chủ trương. Đó là v́ y chỉ tạo ra một ư nghĩa hẹp ḥi và v́ trong nội bộ Hội Thông Thiên Học th́ người ta không bắt buộc phải chấp nhận một tín điều nào; nếu muốn y có thể tuyên cáo vị Đạo sư của ḿnh là duy nhất, v́ quả thật đối với mỗi linh hồn của con người th́ nó chỉ có một bậc Đạo sư duy nhất. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng tốt hơn các Ki Tô hữu nên xét tới hàng trăm triệu linh hồn con người vốn cũng là con cái của Thượng Đế giống như ḿnh, vốn cũng khao khát sự Khải huyền của Đấng Thiêng liêng giống như ḿnh, y nên cám ơn Đấng Cha Tối Cao v́ Ngài đă biểu lộ theo nhiều cách qua đủ thứ bậc Đạo sư chứ không nên đ̣i hỏi độc quyền cho ḿnh hoặc tuyên bố rằng mọi người phải kính ngưỡng bậc Đạo sư của ḿnh. Nhưng nếu bạn dùng từ Ki Tô theo như tôi dùng, coi đó là tên gọi biểu tượng để gọi mọi Đấng Đạo sư khi Ngài đă hiệp nhất với Cha và biết ḿnh là Con Thượng Đế đang biểu lộ th́ bấy giờ bạn có thể cúi đầu trước mọi Đấng mệnh danh là Đấng Ki Tô, chỉ có điều nên nhớ rằng thật ra th́ có nhiều Đấng và Thượng Đế biểu lộ qua nhiều cách khác nhau.

Đối với Ki Tô giáo cũng vậy. Chúng tôi xem xét nó trong số các tôn giáo trên thế giới cho nên không thể nói nó là sự khải huyền duy nhất và là con đường duy nhất dẫn tới Thượng Đế. Ngược lại, chúng tôi khẳng định rằng mọi tín ngưỡng mà tâm hồn con người thông qua đó t́m về Thượng Đế, đều chắc chắn dẫn đến việc t́m thấy Ngài, chỉ có một Thượng Đế duy nhất mà mọi tâm hồn đều khao khát, một Trung tâm Tinh thần duy nhất mà tâm hồn của mọi đứa trẻ làm người đều nương tựa vào; và bất chấp việc con người ở đâu nơi ngoại vi của các tôn giáo th́ chỉ có một Tâm điểm mà y phải xoay mặt về đó, và mặc dù có nhiều con đường th́ Mục tiêu chỉ có Một và mọi tâm hồn yêu thương Ngài đều rốt cuộc t́m được nơi an dưỡng ở chính Đấng Thượng Đế ấy.

Nếu cái đức tin ấy vốn bao quát tất cả mà bị gọi là chống lại Ki Tô giáo, th́ tôi xin giả định rằng cái bộ phận Thông Thiên Học ấy chắc là không đúng với tên gọi của nó. Tôi không nghĩ sự việc như vậy; v́ tôi thấy xét về mọi mặt th́ đó là một đức tin rộng mở và một niềm hi vọng lớn lao hơn cho con người; tôi nhớ rằng cố Tổng giám mục Canterbury ngỏ lời trong một phiên họp phái bộ thừa sai gồm những người sắp đi truyền giáo qua nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới th́ ngài có yêu cầu phái bộ thừa sai hăy tôn trọng mọi tôn giáo v́ các tôn giáo ấy cũng là những điều khải huyền, mặc dù ngài nghĩ rằng chúng mang tính riêng phần hơn sự khải huyền của Ki Tô giáo. Điều này cũng đúng đắn và công tâm đối với một vị Tổng giám mục Ki Tô giáo v́ mọi người nên coi tôn giáo của ḿnh là thỏa đáng nhất và cao cả nhất. Thông Thiên Học chỉ yêu cầu cái tinh thần tôn trọng đức tin của người khác mà các Ki Tô hữu dành cho chính ḿnh; điều này khiến cho trong Đế quốc Anh rộng lớn, nơi có những người thuộc đủ mọi tín ngưỡng, có những người thuộc các tín ngưỡng khác hơn Ki Tô hữu cũng chấp nhận Vương trượng của Hoàng đế nước Anh th́ sẽ có việc công nhận một sự thống nhất chung cũng như một chính sách chung, và Tinh thần con người sẽ được công nhận là một xét về bản chất cho dù khác nhau về vóc dáng bên ngoài.

Vậy th́ tôi xin chuyển từ đề mục này sang đề mục mà tôi có đề cập tới và giả sử thêm rằng chúng tôi nói tới giáo huấn về sự Luân Hồi. Thế mà về vấn đề này tôi chỉ yêu cầu quí vị hăy bước đầu nghiên cứu. Khi quí vị nghiên cứu kinh sách của Do Thái giáo th́ các bạn ắt thấy rằng trong đó đầy dẫy giáo huấn về sự Luân Hồi. Bạn ắt thấy nó có trong kinh Kabala và nếu bạn chịu khó đọc một số bản dịch mới nhất của kinh ấy th́ bạn ắt thấy người Do Thái giáo có được dạy dỗ về sự Luân Hồi của các linh hồn, và bạn không thể lờ đi mối quan hệ giữa Do Thái giáo và Ki Tô giáo. Bạn không thể không công nhận là ánh sáng giáo huấn Do Thái giáo soi tỏ cho những buổi sơ khai của tín ngưỡng Ki Tô giáo.

Từ đó chuyển sang những tác phẩm của các Giám mục thời Giáo hội sơ khai th́ bạn thấy hết người này tới người kia đều có dạy về sự tồn tại trước đó của linh hồn. Chuyển từ điều đó (v́ đây là một vấn đề để cho bạn nghiên cứu) sang vấn đề quan trọng nhất đối với chúng ta mà thú vị nhất đối với chúng tôi, v́ nó có trong quyển sách được Đức Giám mục Luân đôn ủng hộ. Trong sách này có dạy giáo lư về sự tiến hóa của con người. Bạn có thể bảo rằng: “Cái ǵ? Ngày nay ai mà chẳng tin vào thuyết tiến hóa”. Nhưng cách đây 30 hoặc 40 năm, học thuyết tiến hóa là phản lại Ki Tô giáo và mọi bục giảng Ki Tô giáo đều ầm ầm lên những lời buộc tội Darwin và những người theo ông. Nhưng không phải v́ thế mà tôi kêu gọi các bạn chú ư tới điều này; đó là một vấn đề c̣n nghiêm trọng hơn nữa. Bạn ngụ ư muốn nói ǵ khi bạn bảo rằng ḿnh tin vào sự tiến hóa? Cái ǵ tiến hóa mới được chứ? Chỉ có thể xác không thôi sao? Nhưng thế th́ có nghĩa là thuyết duy vật; v́ nếu bạn chấp nhận sự tiến hóa và bảo đó chỉ là tiến hóa của thể xác th́ chỉ khi các thể xác ấy hoàn hảo hơn, con người mới có một trí tuệ minh mẫn hơn vốn là một sản phẩm của thể xác; đây là một lập trường gây lúng túng rất nhiều cho bất cứ ai chủ trương tín ngưỡng Ki Tô. Bạn xử lư nó ra sao đây? Cái ǵ tiến hóa mới được chứ? Bạn bảo rằng người cha truyền thừa những thể xác tốt đẹp hơn cho con cái ư? Được thôi, cho dù bạn nói như vậy và lờ đi giáo huấn sau này của khoa học cho rằng không một năng lực thụ đắc nào có thể được truyền thừa th́ làm sao bạn xử lư được cái khó khăn vốn dường như đă hạ gục những người thảo luận về sự tiến hóa qua h́nh tướng: Phần lớn trẻ con đều được những thanh niên nam nữ sinh ra chứ không phải do người già sinh ra, thế mà người ta thụ đắc được những năng lực cao cả nhất để rồi già đi th́ đúng lúc đó người ta không truyền thụ được những năng lực ấy. Nếu trẻ con sinh ra từ các bậc cha mẹ c̣n trẻ hơn là các ông cha bà mẹ già lụ khụ th́ bạn ắt có những người chưa trưởng thành c̣n non trẻ, chưa hoàn chỉnh đóng vai cha mẹ để truyền thừa các thể xác, trong khi những người đă tiến hóa nhiều hơn, cao thượng hơn, minh triết hơn, phát triển viên măn hơn đều quá tuổi làm cha làm mẹ cho nên không tham dự vào cơ tiến hóa ấy được – bạn ắt tự ḿnh chuốc lấy một điều khó khăn gây lúng túng rất nhiều.

Nhưng tôi xin tiến thêm một bước nữa so với điều ấy. Tôi lại xin hỏi bạn một lần nữa: “Cái ǵ tiến hóa mới được chứ?” Bạn có thật sự nghiêm túc nghĩ rằng chỉ có thể xác mới tiến hóa, nhiên hậu Thượng Đế mới tạo ra những hồn người được cải tiến để thích ứng với những h́nh tướng đă được cải thiện ấy? Đây là một quan niệm rất kỳ cục về quyền năng sáng tạo của Thượng Đế. Thế mà bạn không thể tránh né được nó; v́ nếu cơ tiến hóa chỉ hạn chế vào sự tiến hóa của h́nh tướng th́ Thượng Đế phải chờ cho đến khi cơ tiến hóa tạo ra những h́nh tướng tiến hóa cao hơn th́ mới tạo ra các linh hồn cao cả hơn để đặt vào h́nh tướng. Bạn thấy ḿnh chấp nhận một lập trường khó khăn nhất v́ có thể nói Thượng Đế đang cải tiến cách sáng tạo ra linh hồn của ḿnh để ăn khớp với cơ tiến hóa đă được cải thiện của h́nh tướng. Một khi ta suy nghĩ kỹ th́ thấy không thể như vậy được. Sự thật là nếu muốn hoàn chỉnh – trừ phi chúng ta theo lập trường duy vật – th́ cơ tiến hóa về h́nh tướng có tính khoa học cần có thêm giáo lư cổ truyền phổ biến khắp thế giới về cơ tiến hóa không ngừng của linh hồn song hành với các h́nh tướng đang tiến hóa. Có thế th́ bạn mới có một tổng thể hoàn chỉnh, bạn mới thấy Thiên cơ đẹp biết bao v́ một đằng các thể xác cũng tiến hóa, c̣n một đằng th́ các Tinh thần làm linh hoạt các h́nh tướng lại phát triển. Thế là cái đường lối tiến hóa lưỡng bội ấy (Tinh thần bất tử phát triển c̣n h́nh tướng thể chất được cải thiện) cung cấp cho bạn một h́nh ảnh hoàn chỉnh và hợp khoa học mà trí năng của bạn có thể yên tâm về nó một cách thỏa đáng nhất.

Thế rồi lại có một điều khó khăn mà vị Giám mục nêu ra và tôi thấy dường như rất kỳ lạ. Khi ngỏ lời với cử tọa khá học thức, ông lên tiếng chống lại sự Luân Hồi với một lư do kỳ lạ như sau: Nếu thuyết Luân Hồi là đúng th́ những người mà ông đang ngỏ lời với, những công dân khả kính ắt phải là những kẻ tội phạm trong những thời đại trước kia. Đúng chứ. Tại sao lại không? Có ǵ là bất công đâu nếu quí vị vốn là những công dân có văn hóa và khả kính mà đạt tới mức ngày nay không cần phấn đấu hoặc nỗ lực của chính ḿnh, c̣n những tội phạm bất hạnh chẳng có lỗi ǵ khi bị đắm ch́m vào cái vũng lầy mà họ đang phấn đấu. Đó chắc chắn là một sự bất công khủng khiếp. Nhưng v́ một số lư do mà tôi cũng chẳng hiểu nổi, tôi chưa bao giờ thấy có ai phàn nàn về sự bất công của Đấng thiêng liêng bởi v́ ḿnh hưởng thụ nhiều hơn mức ḿnh xứng đáng. Thế nhưng tôi thấy dường như rất bất công khi có bất cứ người nào được hưởng thụ ít hơn mức ḿnh xứng đáng. Đó là v́ xét cho cùng th́ công b́nh ắt phải là công b́nh. Và nếu bạn, không từng sống trước kiếp sống này, th́ những điều mà bạn đă từng làm trong kiếp ấy có mang lại cho bạn cái địa vị thuận lợi mà ngày nay bạn nghiễm nhiên lọt vào đó không?

Đây là vấn đề mà con tim và khối óc của loài người ắt dội lại chừng nào họ chưa chấp nhận giáo lư vĩ đại về Luân Hồi. Đó là v́ bạn cứ thử nghĩ xem liệu nó ngụ ư điều ǵ đối với “những kẻ tội phạm ở xóm nhà ổ chuột trong khu nhà nguyện Màu Trắng?” Liệu tôi có thể đi đến đó bảo họ: “Các bạn do Thiên Chúa tạo ra c̣n tôi đây vốn cao cả hơn các bạn cũng do Thiên Chúa tạo ra?” Miệng tôi sẽ ấp úng, tim tôi sẽ đập th́nh thịch khi nói ra điều ấy với kẻ tội phạm khốn khổ trong xóm nhà ổ chuột. Nhưng nếu tôi có thể đi đến với y và bảo rằng: “Bạn ơi, bạn thấy đó, tôi trông có vẻ sáng sủa và có văn hóa, thế mà trong quá khứ tôi cũng giống hệt như bạn hiện nay, tôi cũng dă man và phạm nhiều tội ác, tôi cũng chơi bời đàng điếm và say sưa, nhưng từ chỗ mà ḿnh đắm ch́m trong đó tôi đă leo lên tới cái đỉnh cao mà tôi đang đứng hiện nay. Và bạn ơi, bạn cũng sẽ leo lên được như tôi đă từng leo lên, bạn đâu có tệ hơn tôi thuở xưa và tôi đâu có khá hơn bạn trong tương lai. Không đâu, bạn ơi chẳng có điều ǵ vĩ đại hơn trước mắt cả hai chúng ta mà chúng ta không biết, chẳng có đỉnh cao nào mà tôi chưa từng leo tới song cả hai chúng ta đều sẽ leo lên sau này. Đó là v́ bản thể bạn cũng thiêng liêng như tôi; Tinh thần Thượng Đế thật ra cũng ngự nơi bạn giống như nơi tôi, và theo luật thiêng liêng bạn sẽ thăng lên tới những đỉnh cao mà hiện nay ta không thể tưởng tượng được, bạn sẽ trở thành điều mà các vị thánh và các anh hùng đă trở thành; không đâu, bạn sẽ đạt tới mức toàn bích của chính Thượng Đế vậy”. Chẳng lẽ đó không phải là một thông điệp đầy triển vọng hơn mà bậc Quân vương của Giáo hội đă mang tới xóm nhà ổ chuột so với khi bảo những người ở trong đó rằng họ là những người tội phạm do Thiên Chúa sinh ra, c̣n những diễn giả khác đang nói là  giới giáo sĩ và Giám mục của Giáo hội do Thiên Chúa sinh ra?

Thế th́ liệu Thông Thiên Học có chống lại Ki Tô giáo không? Hay đó đúng hơn là một sự linh hứng mới, một nguồn sức mạnh mới cho Ki Tô giáo? Tôi xin nói rằng nếu có thể th́ tôi xin kết luận điều ḿnh phải nói bằng cách chứng tỏ rằng nó không chống Ki Tô giáo v́ chỉ cần một hay hai lời trong thông điệp mà nó mang lại cho Giáo hội cũng đă thấy nó phơi bày ra một triển vọng sáng lạng cho Giáo hội trong tương lai. Đó là v́ có những khó khăn, nguy hiểm và chướng ngại cản đường Giáo hội ở đây cũng như những cuộc khảo cứu về khảo cổ làm phương hại tới Giáo hội ở nơi khác. Một đằng th́ Cao Trào Phê Phán đang đào sâu vào nền móng Giáo hội, c̣n một đằng th́ người ta đang thách đố Giáo hội theo quan điểm khảo cổ cho thấy tính độc nhất vô nhị trong giáo huấn của Giáo hội thật là đáng nghi ngờ. Nhưng bạn không được xây dựng Giáo hội Ki Tô dựa trên công tŕnh khảo cổ cũng như trên Cao Trào Phê Phán hoặc trên bất kỳ vấn đề nào có giá trị trong một bản thảo; bạn phải xây dựng Giáo hội Ki Tô dựa trên Đấng Ki Tô sống động chứ không phải trên những bản thảo mất sinh khí bằng không th́ Giáo hội của bạn sẽ sụp đổ trước sự công kích của các học giả và nhà khảo cổ. Bạn không nên sống trong cảnh triền miên lo sợ có một người nào đó sẽ tước đoạt giáo lư của ḿnh kẻo một vị học giả sẽ làm bạn mất đức tin, rồi một học giả khác làm bạn mất thêm đức tin nữa. Không đâu, những sự phê phán ấy đều có chỗ đứng và có công dụng, tôi thấy công dụng lớn nhất của sự phê phán không phải ở chỗ nó xác lập những sự kiện trong lịch sử (bởi v́ những sự kiện lịch sử này không quan trọng lắm) mà v́ sự phê phán đă đẩy tâm hồn kẻ mộ đạo trở lại với sự trải nghiệm của chính ḿnh, với sự kinh nghiệm sống động về một Đấng Ki Tô sống động, đó vốn là nền tảng của mọi tôn giáo chân chính. Ấy là v́ tôn giáo không dựa trên những bản thảo mốc thếch, những quyển sách bị mối mọt gặm nhấm; tôn giáo không mưu t́m sự phê chuẩn qua thẩm quyền của các Công đồng cũng như những sự xác quyết của truyền thống. Tôn giáo bắt nguồn từ sự trải nghiệm của con người, từ mối quan hệ đang thăng tiến của hồn người với Thượng Đế. Và Đấng Ki Tô đang đẩy lùi Giáo hội của ḿnh trở lại điều ấy bởi v́ Giáo hội đă được xây dựng trên lâu đài băi cát lịch sử thay v́ trên ḥn đá tảng là sự trải nghiệm của con người. Tôi thấy dường như đó là công dụng của các nhà Thông Thiên Học đối với Giáo hội: Không phải là dạy cho quí vị điều quí vị không có, mà vạch ra một số sự thật quí vị đă quên mất; không phải là mang lại cho quí vị những viên ngọc quí mới mẻ v́ bạn đă có rồi, mà biết đâu chỉ quét đi một lớp bụi nào đó đă đọng lại hàng thế kỷ trên những viên ngọc quí ấy để cho quí vị thấy chúng sáng óng ánh, thuần khiết biết dường nào. Đó là v́ chúng tôi đă học được trong Kinh điển cổ truyền một sự thật đúng với Ki Tô giáo cũng như với bất kỳ tín ngưỡng nào khác. Tôi đă nói ngay từ đầu rằng con người có thể biết được Thượng Đế và môn đồ có thể biết được Sư phụ cũng chắc chắn đích thực và bảo đảm như các môn đồ lang thang trên bờ biển Gallilee biết được Sư phụ Ki Tô của ḿnh. Thượng Đế đâu có ḷng dạ riêng tư, Ngài đâu có ban cho một thời đại của thế giới được những cơ hội về tâm linh và chối bỏ cơ hội ấy cho một thời đại khác; tôi thấy dường như giá trị của Thông Thiên Học đối với các Giáo hội là như sau: Chúng tôi tuyên bố rằng ngày nay chúng ta có thể biết được Đấng Ki Tô cũng như ta có thể biết được Ngài vào thời xưa; môn đồ có thể t́m thấy Ngài, có thể giáp mặt đàm đạo với Ngài vào thời nay cũng như thời xưa người ta đă từng gặp Ngài ở Judea; hiện nay Tinh thần con người đâu có yếu kém hơn vào thời các thánh tông đồ; Tinh thần con người vẫn vững mạnh, linh hoạt và tự do như thuở các thiên thần đang giao tiếp với loài người. Chỉ v́ ta thiếu đức tin, thiếu can đảm, cứ bám khư khư lấy những của cải thế gian mà chết không mang đi được, cho nên những thứ ấy mới gây chướng ngại cho Con Đường Tri Thức và ta có đủ quyền năng để dẹp bỏ những chướng ngại ấy. V́ vậy chúng tôi xin đưa nó ra đây cho bạn điều minh chứng của chúng tôi, là bằng chứng về thực tại của thế giới vô h́nh mà con người thời nay có thể biết được giống như chúng ta đă từng biết thời xưa; chúng ta cũng là các con cái của Thượng Đế cho nên có thể biết được cơ ngơi của Thượng Đế, chẳng những là những mảnh vụn trong cơi hồng trần mà c̣n là những thế giới bên kia cửa tử và cả cơi thiên đường nữa.

Đó chính là thông điệp của chúng tôi, công tŕnh của chúng tôi là đưa những phương pháp xưa cũ phục hồi lại để dạy cho con người giải thoát khỏi thân xác, để mang trở lại thế giới hiện đại cái khoa học về linh hồn vốn xé toang bức màn ngăn cách môn đồ với Sư phụ, khiến cho các cơi vô h́nh cũng quen thuộc với con người như cơi hữu h́nh hiện nay. Chúng tôi xin làm chứng rằng con người vẫn c̣n là một Tinh thần sống động, vẫn c̣n là một linh hồn bất tử, và nếu muốn con người có thể ĺa bỏ ngục tù thân xác, có thể mở khóa nhà tù này trong khi vẫn c̣n mang xác phàm, có thể học được những bí mật của các thế giới khác, có thể diện kiến Chơn sư và phủ phục trước chân Ngài. Nếu Thông Thiên Học có thể mang lại cho Ki Tô giáo cái tri thức ấy th́ bạn hẳn biết rằng chân lư đó đâu có chống lại Ki Tô giáo; v́ nó đặt tôn giáo trên tảng đá vững chắc của kinh nghiệm, giúp tôn giáo vượt qua những sóng gió mà công tŕnh nghiên cứu của các học giả hiện nay đang đe dọa nó.

 

------------------------

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES