Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

THIÊN CHỨC

(DHARMA)

Tác giả Annie Besant

 


Ba bài thuyết tŕnh tại Hội đồng thường niên lần thứ 8

của Chi bộ Ấn Độ thuộc Hội Thông Thiên Học

 được tổ chức tại Varanasi (Benares) ngày 25, 26 và 27 năm 1898

 

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG THIÊN HỌC

Adyar, 1918

Ấn bản lần thứ tư

ADYAR, MADRAS 600 020, Ấn Độ

 

MỤC LỤC

 

 Những Điều Dị Biệt

 Sự Tiến Hóa

 Đúng và Sai

 

NHỮNG ĐIỀU DỊ BIỆT

 

Khi các quốc gia trên trái đất, được biệt phái hết quốc gia này đến quốc gia khác, th́ Thượng Đế có ban cho mỗi quốc gia một từ ngữ đặc biệt, từ ngữ mà mỗi quốc gia phải tuyên cáo với thế giới, từ ngữ đặc thù của phần Vĩnh hằng mà mỗi người cần nói tới. Khi ta liếc nh́n qua lịch sử các quốc gia th́ ta có thể nghe vang dội từ cửa miệng tập thể của nhân dân thốt lên từ ngữ này, thể hiện ra thành hành động tức là sự đóng góp của quốc gia đó cho nhân loại lư tưởng và hoàn hảo. Đối với Ai Cập thời xưa từ ngữ đó là Tôn giáo; đối với Ba Tư từ ngữ đó là Thanh khiết; đối với Chaldea từ ngữ đó là Khoa học; đối với Hi Lạp từ ngữ đó là Mỹ lệ; đối với La Mă từ ngữ đó là Luật lệ, c̣n đối với Ấn Độ là đứa con trưởng của ngài th́ ngài ban cho Ấn Độ một từ ngữ được tổng kết hết lại là từ ngữ Dharma (Thiên chức). Đây là từ ngữ của Ấn Độ dành cho thế giới.

Nhưng ta không thể nói tới từ ngữ này (nó quá nhiều ư nghĩa và có sức mạnh vươn ra xa rộng khắp) mà không cúi đầu dưới chân Đấng vốn là hiện thân vĩ đại nhất của Dharma mà thế giới đă từng chứng kiến – ta phải cúi đầu trước Bhishma, con trai của Ganga, là hiện thân hùng dũng nhất của Bổn phận. Bạn hăy cùng tôi dành ra một lúc để đi ngược lại 5.000 năm trước chứng kiến vị anh hùng này nằm trên chiếc giường làm bằng những mũi tên trên chiến trường Kurukshetra, ở đó ngài cầm cự với Tử thần cho đến khi đúng giờ đă điểm. Chúng ta phải vượt qua hàng chồng những chiến sĩ tử vong, vượt qua hàng núi những con voi và những con ngựa chết trận, và chúng ta cũng phải vượt qua nhiều giàn hỏa táng, nhiều chồng vũ khí và chiến xa bị tan nát. Ta đến với người anh hùng đang nằm trên chiếc giường làm bằng mũi tên bị hàng trăm mũi tên đâm xuyên qua người và đầu ngài gối trên một cái gối làm bằng những mũi tên. Đó là v́ ngài đă bác bỏ những cái gối mềm mại mà người ta đem đến cho ḿnh và chỉ chấp nhận cái gối bằng mũi tên do Arjuna làm ra. Ngài vốn hoàn hảo về Dharma v́ trong khi c̣n tuổi thanh xuân, v́ ích lợi của cha ḿnh, v́ bổn phận mà ngài phải góp phần cho cha, v́ t́nh thương của ngài đối với cha cho nên ngài đă phát lời đại nguyện từ bỏ cuộc sống gia đ́nh, từ bỏ ngai vàng vương miện để cho ư chí của cha ngài được thực hiện và tâm tư của cha ngài được hài ḷng. Và Shantanu có ban phúc cho ngài với một ân huệ kỳ diệu theo đó Thần Chết chỉ được đến với ngài theo lệnh của chính ngài, chừng nào ngài muốn chết. Khi ngài ngă xuống và bị hàng trăm mũi tên xuyên qua người th́ mặt trời c̣n đang du hành về phương nam cho nên chưa tới mùa thuận lợi để Đấng không c̣n phải trở lại nữa giả từ cuộc đời. Ngài dùng quyền năng mà cha ḿnh ban cho để khiến Thần Chết phải dang ra một bên cho đến khi mặt trời mở ra con đường đi tới sự giải thoát và an b́nh vĩnh hằng. Khi ngài nằm đó trong nhiều ngày mệt mỏi tàn tạ v́ những sự nhức nhối của các vết thương, bị hành hạ bởi cơn oằn oại của cái thể xác tơi tả mà ngài đă khoác lấy th́ có nhiều bậc Hiền triết, nhiều người kế thừa các vị thánh vương Aryan đến vây quanh ngài, đấng Shri Krishna cũng đến để gặp kẻ trung kiên. Năm ông hoàng là con của Pandu, những người chiến thắng trong cuộc chiến tranh hào hùng cũng đến đó, họ đứng xung quanh ngài khóc lóc để sùng bái ngài và mong được ngài dạy dỗ. Giữa cơn đau khổ cay đắng ấy vang lên những lời lẽ từ Đấng vốn là phát ngôn của Thượng Đế dành cho ngài, đấng này giải thoát ngài khỏi cơn sốt hừng hực, mang lại cho cơ thể ngài sự yên nghỉ, tâm trí ngài sự trong sáng và chơn nhơn của ngài được tịch lặng. Thế rồi đấng đó ra lệnh cho ngài hăy dạy cho thế gian biết Dharma là ǵ: Trọn cuộc đời ngài đă dạy được điều đó, ngài không đi lệch ra khỏi con đường công chính, cho dù ở cương vị một người con, một ông hoàng, một chính khách, một chiến sĩ, ngài đều luôn luôn bước trên con đường hẹp. Những người xung quanh ngài thỉnh cầu ngài dạy dỗ, c̣n Vasudeva ra lệnh cho ngài hăy nói về Dharma v́ ngài đủ tư cách để giảng dạy về Dharma (Mahabharata, Shanti Parva, tiết 54).

Thế rồi vây chặt xung quanh ngài là các con của Pandu, đứng đầu là người lớn tuổi nhất, Yudhishthira, y cầm đầu tập đoàn đă giết hại Bhishma; y không dám đến gần và nêu thắc mắc v́ nghĩ rằng những mũi tên thật sự là của ḿnh được bắn ra, v́ chính nghĩa của ḿnh cho nên y mắc tội làm đổ máu bậc trưởng thượng và y không có quyền được thỉnh cầu dạy dỗ. Khi thấy y do dự, Bhishma vốn có tâm trí rất b́nh thản, thăng bằng và đă bước trên con đường bổn phận khó khăn, không nghiêng ngă sang bên trái hoặc bên phải, đă thốt lên những lời lẽ đáng ghi nhớ sau đây: “Cũng như bổn phận của giai cấp Brahmanas (Bà la môn) cốt ở việc thực hành từ thiện, tu học và sám hối; cũng vậy bổn phận của giai cấp Kshattriyas (Sát đế lị) là bỏ thây nơi chiến trường. Một người Kshattriya ắt giết cha ông, cửu huyền thất tổ của ḿnh, huynh đệ, gia sư, thân bằng quyến thuộc của ḿnh đă lôi kéo ḿnh vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đây là bổn phận công khai của họ. Hỡi Keshava, nghe nói Kshattriya phải làm quen với bổn phận của ḿnh là ngay trên chến trường phải giết chết chính vị gia sư của ḿnh nếu vị đó tỏ ra có tội, tham lam, không chấp hành lời thệ nguyện và kỷ luật . . . Hỡi con trai của ta ơi, hăy hỏi ta đi chứ đừng lo sợ ǵ hết”. Thế rồi cũng giống như Vasudeva khi nói về Bhishma có mô tả quyền của Bhishma thuyết pháp trên cương vị một bậc đạo sư; cũng vậy đến lượt chính Bhishma khi ngỏ lời với các ông hoàng cũng mô tả những đức tính cần thiết nơi những người nêu thắc mắc về vấn đề Dharma (Thiên chức):

“Hỡi các con của Pandu, vốn có sự thông minh, tự chủ, trinh khiết, tha thứ, công chính, sung sức và đầy năng lượng về trí tuệ, hăy đặt câu hỏi với ta đi. Hỡi con của Pandu mà luôn luôn làm tốt những chức vụ của ḿnh để vinh danh thân bằng quyến thuộc, khách khứa và những người hầu cận cùng với những người tùy thuộc vào ḿnh, hăy đặt câu hỏi với ta đi. Hỡi con của Pandu, vốn có ḷng ngay thật, ḷng từ thiện và sám hối, tư cách anh hùng, sự hiếu ḥa, sự khôn khéo và sự vô úy, hăy đặt câu hỏi với ta đi” (Như trên, tiết 54).

Đó là một số đặc trưng của người nào muốn t́m hiểu về những bí nhiệm của Dharma. Đó là những đức tính mà bạn và tôi phải cố gắng phát triển nếu chúng ta muốn hiểu được giáo huấn này và xứng đáng để t́m hiểu nó.  

Thế rồi bắt đầu bài thuyết pháp kỳ diệu vô song trong số các bài thuyết pháp trên thế gian. Nó bàn về bổn phận của các vị vua và thần dân, bổn phận của bốn ḍng dơi, của bốn lối sống, bổn phận của mỗi loại người, các bổn phận này khác nhau và thích hợp với mọi giai đoạn tiến hóa. Mỗi người trong các bạn phải biết cái bài thuyết pháp cao cả ấy, phải nghiên cứu nó không phải chẳng những v́ nó rất hay về mặt văn chương mà c̣n cao quí về mặt đạo đức. Nếu ta theo được con đường mà Bhishma đă dấn thân trên đó th́ một cuộc tiến hóa của ta sẽ nhanh hơn và ngày  cứu rỗi Ấn Độ ắt gần ló dạng.

Xét về mặt đạo đức – đề tài này có liên quan mật thiết với Dharma, và ta không thể hiểu được đạo đức nếu không biết Dharma là ǵ – một số người nghĩ rằng đạo đức là chuyện đơn giản. Nói đại khái th́ đúng là như thế. Ranh giới giữa đúng và sai nơi các hành động thông thường trong cuộc sống thật là rơ ràng, đơn giản và xác định. Đó là v́ một người không phát triển được nhiều, một người có trí tuệ hẹp ḥi, một người có kiến thức hạn hẹp th́ thấy đạo đức dường như khá đơn giản. Nhưng đối với người có hiểu biết sâu sắc và rất thông minh, đối với những người đang tiến hóa hướng về các cấp cao của nhân loại, đối với những người muốn hiểu được các bí nhiệm của nó, th́ đạo đức rất khó hiểu. Ông hoàng Yudhishthira có nói “Đạo đức rất tế nhị” khi ông bàn về vấn đề cuộc hôn nhân của Draupadi với năm đứa con của Pandu. Và một Đấng c̣n cao cả hơn ông hoàng đó nữa cũng nói tới điều khó khăn này, đấng Hóa thân, Shri Krishna trong bài thuyết pháp trên chiến trường Kurukshetra cũng nói tới chính cái vấn đề này khiến ta thật khó hành động. Ngài dạy: “Hành động là ǵ, c̣n không hành động là ǵ? Ngay cả người minh triết cũng phân vân về điều này. Cần phải phân biệt được hành động, phân biệt hành động bất hợp pháp, phân biệt được sự không hành động th́ mới thấy con đường hành động bí nhiệm xiết bao” (Chí Tôn Ca, iv, 16-17).

Con đường hành động thật là bí nhiệm; bí nhiệm v́ không giống như kẻ ngớ ngẩn thường nghĩ, đạo đức không phải là giống như nhau đối với mọi người bởi v́ nó biến thiên theo Thiên chức của mỗi cá nhân. Điều đúng với người này th́ lại sai với người khác. C̣n điều sai với người này lại đúng với người khác. Đạo đức là một chuyện cá nhân và nó tùy thuộc vào Thiên chức của người đang hành động chứ không tùy thuộc vào điều đôi khi được gọi là “đúng và sai tuyệt đối”. Trong một vũ trụ có điều kiện th́ chẳng có ǵ là tuyệt đối. Đúng và sai cũng chỉ tương đối thôi và phải được xét đoán liên quan tới cá nhân và các bổn phận của y. Bậc đạo sư vĩ đại nhất đă dạy như sau về Dharma – và điều này sẽ chỉ đường dẫn lối cho ta trên con đường ngoằn ngoèo rối rắm – “Chẳng thà làm tṛn Thiên chức của ḿnh mặc dù nó  chẳng có công trạng ǵ c̣n hơn làm tṛn bổn phận của người khác. Chẳng thà Chết khi thực thi Thiên chức của chính ḿnh c̣n hơn Chết khi thực thi Thiên chức đầy nguy hiểm của người khác” (Như trên, IV, 35).

Ngài cũng lập lại tư tưởng đó ở cuối bài thuyết pháp bất tử và ngài đă dạy nhưng mà có thay đổi một chút để soi sáng cũng cho vấn đề này: “Chẳng thà làm tṛn Thiên chức của chính ḿnh mặc dù nó chẳng có công trạng ǵ hết c̣n hơn làm tṛn Thiên chức của người khác. Kẻ nào thực hiện Nghiệp quả mà bản chất ḿnh gây ra ắt sẽ không mắc tội”. (Như trên, xviii, 47). Ở đây ngài đă xiển dương trọn vẹn thêm nữa giáo huấn của ḿnh rồi ngài vạch ra cho chúng ta từng Thiên chức một của bốn giai cấp lớn, chính lời lẽ của ngài sử dụng, cho ta thấy ư nghĩa của từ Dharma đôi khi được dịch là Bổn phận, đôi khi là Luật lệ, đôi khi là Công chính, đôi khi là Tôn giáo. Nó có nghĩa là tất cả những thứ này và c̣n nhiều hơn thế nữa v́ ư nghĩa của nó vốn sâu sắc và rộng lớn hơn bất kỳ ư nghĩa nào mà từ ngữ ấy diễn tả được. Ta hăy nghe Đấng Shri Krishna dạy về Dharma của bốn giai cấp: “Hỡi Parantapa, Nghiệp quả của giai cấp Brahmanas, Kshattriyas, Vaishyas và Shudras đă được phân bổ theo những gunas nảy sinh từ bản chất của chính chúng. Thanh thản, tự chủ, khổ hạnh, thanh khiết, tha thứ và cũng trung thực, minh triết, hiểu biết, tin tưởng nơi Thượng Đế là Nghiệp quả của giai cấp Brahmanas sinh ra do chính bản chất của y. Dũng cảm, hào hùng, kiên cường, khôn khéo và cũng không đào ngũ khỏi chiến trường, rộng lượng, có bản chất biết cai trị là Nghiệp quả của giai cấp Kshattriyas được sinh ra do chính bản chất của y. Cày sâu cuốc bẩm, chăn nuôi trâu ḅ, buôn bán tần tảo đó là Nghiệp quả của giai cấp Vaishyas sinh ra do bản chất của chính y. Hành động với bản chất phục vụ là Nghệp quả của giai cấp Shudras sinh ra do bản chất của chính y. Con người đạt được sự hoàn hảo khi mỗi người miệt mài với Nghiệp quả của chính ḿnh”.

Thế rồi ngài dạy tiếp: “Chẳng thà làm tṛn Thiên chức của chính ḿnh mặc dù chẳng được công trạng ǵ hết c̣n hơn làm tṛn Thiên chức của người khác. Kẻ nào thực thi Nghiệp quả sinh ra do bản chất của chính ḿnh ắt không mắc tội”.

Ta hăy xem hai từ ngữ Thiên chức và Nghiệp quả được hoán chuyển với nhau như thế nào. Chúng cung cấp cho ta ch́a khóa mở khóa được bài toán của ḿnh. Trước hết tôi xin cung cấp cho bạn định nghĩa một phần về Dharma. Tôi không thể đưa ra trọn cả định nghĩa rơ ràng ngay tức khắc. Tôi sẽ cung cấp cho bạn một nửa đầu tiên của nó và sẽ bàn tới nửa thứ nh́ khi đúng lúc. Một nửa đầu tiên là: “Dharma là bản chất nội tâm nơi mỗi người vốn đă đạt tới một tŕnh độ phát triển và bộc lộ nào đó”. Chính bản chất nội tâm này uốn nắn sinh hoạt nơi ngoại giới được biểu hiện qua các tư tưởng, lời lẽ và hành động, bản chất nội tâm này sinh ra trong một môi trường xung quanh thích hợp để cho nó tăng trưởng thêm nữa. Ư tưởng đầu tiên mà ta cần lĩnh hội đó là: Dharma không phải là một điều thuộc ngoại giới giống như luật lệ, hoặc sự công chính, hoặc tôn giáo, hoặc sự công b́nh. Đó là định luật của sự sống đang triển khai ra, nó uốn nắn mọi thứ bên ngoài ḿnh sao cho biểu diễn được chính ḿnh. Thế mà khi cố gắng vạch ra đề tài khó hiểu và bí hiểm này, tôi xin bàn tới nó qua ba phần chính. Phần thứ nhất là những điều dị biệt, tức là người ta có những Dharma khác nhau. Ngay cả trong đoạn mà ta vừa trích dẫn cũng có đề cập tới bốn giai cấp lớn. Khi khảo sát kỹ lưỡng hơn nữa ta thấy mỗi cá nhân đều có Dharma của riêng ḿnh. Làm thế nào mà ta hiểu được những điều này? Nếu ta không hiểu được một điều ǵ đó về bản chất của sự khác nhau; tại sao lại có những sự khác nhau; tại sao cần có những sự khác nhau ấy và tôi ngụ ư muốn nói ǵ khi nói về những điều dị biệt; nếu chúng ta không hiểu được con người phô trương tŕnh độ mà ḿnh đạt tới qua những lời lẽ, tư tưởng và hành động ra sao, nếu chúng ta không lĩnh hội được điều này th́ chúng ta không thể hiểu Dharma là ǵ. Cuối cùng là chúng ta phải bàn tới vấn đề Đúng và Sai, v́ trọn cả công tŕnh nghiên cứu của ta ắt đưa tới lời giải đáp cho thắc mắc: “Con người ứng xử trên đời này như thế nào?” Tôi sẽ chẳng hoài công yêu cầu bạn phải nghe theo ḿnh, dẫn dắt bạn vào những vùng tư tưởng khó hiểu nếu cuối cùng chúng ta không vận dụng tốt được sự hiểu biết của ḿnh để cố gắng sống cuộc đời theo Dharma; nhờ vậy phô trương ra cho thế gian điều mà Ấn Độ có sứ mệnh giáo huấn.

Sự hoàn hảo của một Vũ trụ cốt ở điều ǵ? Khi chúng ta bắt đầu nghĩ tới một vũ trụ và ngụ ư của nó, th́ chúng ta thấy ḿnh ngụ ư đó là một số lớn những sự vật riêng lẻ cùng nhau tác động một cách ít nhiều hài ḥa. Sự đa dạng là nốt chủ âm của vũ trụ, cũng giống như sự đơn nhất là nốt nhạc của cơi Vô hiện, cơi Vô điều kiện, Đấng Độc nhất vô nhị. C̣n tính phồn tạp là nốt nhạc của cơi biểu hiện và cơi có điều kiện, là kết quả của ư chí trở nên đa dạng.

Ta học biết được rằng khi một Vũ trụ bước vào tồn tại th́ Nguyên Nhân Đầu Tiên, Đấng Vĩnh Hằng, Đấng Bất Khả Tư Nghị, Đấng Không Phân Biệt Được, Đấng Tế Vi tỏa sáng ra bằng ư chí của chính ḿnh. Chẳng ai dám phỏng đoán bên trong bản thân ngài th́ cái sự tỏa sáng đó có nghĩa là ǵ. C̣n ở bên phía mà từ đó ta nh́n vào ngài th́ ta có thể lĩnh hội được một phần nào sự tỏa sáng ấy có nghĩa là ǵ. Ishvara xuất hiện, nhưng khi xuất hiện ngài lại bị cuốn trong bức màn Hăo huyền Maya; có hai khía cạnh của Đấng Tối Cao biểu lộ ra cùng một lúc. Người ta đă dùng nhiều từ ngữ để diễn tả cái cặp đối đăi căn bản này: Ishvara và Maya, Sat và Asat, Thực tại và Phi Thực tại, Tinh thần và Vật chất, Sự sống và H́nh tướng. Đây là những từ ngữ mà v́ ngôn ngữ c̣n hạn hẹp cho nên chúng tôi dùng nó để diễn tả điều rơ ràng là không thể nghĩ bàn được. Chúng ta chỉ có thể nói về những điều đó như sau: “Các bậc Thánh hiền đă dạy chúng ta như thế và chúng ta cũng khiêm tốn lập lại như vậy”.

Ishvara và Maya. Vũ trụ đối với ngài là cái ǵ vậy? Đó là h́nh ảnh của Ishvara được phản chiếu nơi Maya; là h́nh ảnh toàn bích của Ishvara v́ ngài đă tự nguyện chế định bản thân cho cái vũ trụ đặc thù vốn đă tới giờ khai sinh ra nó. H́nh ảnh của ngài vốn hạn hẹp và bị chế định. H́nh ảnh do tự ngài chế định tức là cái vũ trụ ấy thật là hoàn hảo cần phải được công khai ra. Nhưng tại sao nó lại bị hạn hẹp, cái h́nh ảnh một phần đó của Ishvara? Do có vô vàn bộ phận cùng nhau hoạt động trong một tổng thể hài ḥa, do có hằng hà sa số những điều dị biệt và vô số tổ hợp của mỗi thứ với nhau cho nên đâu có thế nào lột tả được cái định luật của tư tưởng thiêng liêng nếu trọn cả tư tưởng ấy không được biểu diễn qua toàn thể cái Vũ trụ toàn bích ấy. Bạn phải cố thoáng nh́n thấy được điều đó ngụ ư nói ǵ. Ta hăy cùng nhau t́m hiểu.

Đấng Ishvara nghĩ tới sự Mỹ lệ; ngay tức khắc năng lượng hùng mạnh của ngài vốn toàn năng và có tính sinh sôi nảy nở bèn tác động lên Maya, phát triển nó thành ra thiên h́nh vạn trạng những sự vật mà ta gọi là mỹ miều. Nó tiếp xúc với cái vật chất đă sẵn sàng được uốn nắn rồi chẳng hạn như nước, và nước khoác lấy cả triệu h́nh tướng Đẹp đẽ. Ta thấy một dạng đẹp đẽ nơi cái khoảng mênh mông của đại dương tịch lặng và im ĺm khi không có gió thổi, và khi bầu trời được phản chiếu xuống ḷng đại dương sâu thẳm. Thế rồi ta lại có một dạng Mỹ lệ khác khi gió quật vào nó tạo ra những cơn sóng lớn, hết vực thẳm này dưới vực thẳm kia cho tới khi trọn cả khối có sự cuồng nộ và vĩ đại khủng khiếp. Thế rồi lại có một dạng Mỹ lệ nữa, khi nước sôi sụt sủi bọt trở nên êm ả và đại dương biến thành vô số đợt sóng lăn tăn sáng lấp lánh dưới ánh trăng soi bên trên; các tia sáng của mặt trăng vỡ ra uốn thành hàng ngàn tia lóng lánh. Và điều này lại cho ta thấy một lời bóng gió xem Mỹ lệ nghĩa là ǵ. Thế rồi ta lại nh́n thấy đại dương khi không có vùng đất nào giới hạn đường chân trời của nó, khi khoảng mênh mông rộng lớn không bị cắt đứt và ta lại đứng trên bờ biển nh́n sóng vỗ dưới chân ḿnh. Mỗi khi biển thay đổi trạng thái th́ nước của nó lại nói lên một tư tưởng mới về sự Mỹ lệ. Ta lại thoáng thấy được thêm một tư tưởng về Mỹ lệ đối với nước khi ta thấy một cái hồ trên vùng núi mà đáy hồ tịch lặng vẫn im ĺm và thanh thản; ta cũng thấy ḍng suối nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác; thác nước phun ra thành hàng triệu tia nước bắt lấy ánh mặt trời và phản chiếu thành ra đủ mọi màu sắc của cầu vồng. Như vậy xuất phát từ nước dưới mọi h́nh thái và h́nh dạng, từ đại dương sóng nhồi cho tới tảng băng hà lạnh lẽo, từ hơi sương mù lờ mờ cho tới đám mây màu sắc rực rỡ có tỏa ra tư tưởng về Mỹ lệ mà đấng Ishvara đă ghi dấu lên đó khi ngài thốt ra từ ngữ ấy. Khi chúng ta không xét tới nước nữa th́ chúng ta lại học được những tư tưởng mới về vẻ đẹp nơi cây leo mềm mại, nơi khối màu sắc chói lọi, nơi cái cây vững vàng hơn và cây sồi tráng kiện hơn cùng với sự âm u của rừng thẳm. Những tư tưởng mới về Mỹ lệ cũng đến với ta từ bề mặt của mọi đỉnh núi, từ cánh đồng rộng cuồn cuộn nơi mà đất dường như bung ra thành những khả năng mới của sự sống, từ cát sa mạc, từ màu xanh tươi của cánh đồng cỏ. Nếu chúng ta đă chán ngán với trái đất này rồi th́ kính viễn vọng sẽ cho ta thấy được sự Mỹ lệ của vô vàn mặt trời lao vút qua cuồn cuộn trong những chiều sâu thẳm không gian. Thế rồi kính hiển vi sẽ tiết lộ cho cặp mắt ngất ngây của ta vẻ Mỹ lệ của những ǵ vô cùng nhỏ cũng như kính viễn vọng cho ta thấy vẻ Mỹ lệ của những ǵ vô cùng lớn, và thế là một cánh cửa mới lại mở ra cho ta chiêm ngưỡng vẻ Mỹ lệ. Xung quanh ta có hàng ngàn hàng triệu vật đều đẹp đẽ như thế. Từ vẻ mỹ miều của con thú, từ sức mạnh của người đàn ông, từ vẻ duyên dáng dịu dàng của người đàn bà, từ những má lúm đồng tiền của trẻ thơ đang cười ngặt nghẽo; từ mọi thứ đó ta đều thoáng thấy được tư tưởng về sự Mỹ lệ trong trí tuệ của Ishvara.

Bằng cách này ta có thể cảm nhận được một điều ǵ đó về cách thức mà tư tưởng ngài bung ra thành thiên h́nh vạn trạng những điều rực rỡ khi ngài thốt ra từ ngữ Mỹ lệ cho thế gian. Trường hợp Sức mạnh, Năng lượng, sự Hài ḥa, Âm nhạc v.v. . . cũng giống như vậy. Do đó bạn ắt hiểu được tại sao phải có sự đa dạng v́ không có một sự vật hạn hẹp nào có thể lột tả trọn vẹn được ngài, v́ không một h́nh tướng hạn hẹp nào có thể diễn tả trọn vẹn được ngài. Nhưng khi mỗi thứ trở nên hoàn hảo theo loại của ḿnh th́ tất cả mọi thứ phối hợp lại có thể phần nào bộc lộ được ngài. Như vậy sự toàn bích của Vũ trụ là sự hoàn hảo qua sự đa dạng và qua sự hài ḥa của các bộ phận tương quan.

Sau khi đă đạt tới quan niệm đó, ta bắt đầu thấy rằng Vũ trụ chỉ có thể đạt được sự toàn bích do mỗi bộ phận của nó hoàn thành chức năng của ḿnh và triển khai hoàn chỉnh phần chia xẻ của ḿnh trong cuộc sống. Nếu cái cây cố gắng bắt chước ngọn núi hoặc nước bắt chước đất th́ mỗi thứ đều mất đi vẻ đẹp của riêng ḿnh mà lại cũng không bộc lộ được vẻ đẹp của cái khác. Sự hoàn hảo của cơ thể  không tùy thuộc vào việc mỗi tế bào làm công việc của tế bào khác mà tùy thuộc vào việc mỗi tế bào làm phần việc của chính ḿnh một cách hoàn hảo. Chúng ta có bộ óc, phổi, tim, cơ quan tiêu hóa v.v. . . nếu bộ óc cố gắng làm công việc của tim, và phổi cố gắng tiêu hóa thức ăn th́ cơ thể quả thật ở trong một t́nh trạng đáng buồn. Ta có được sức khỏe của cơ thể do mỗi cơ quan làm phần việc của riêng ḿnh. Như vậy ta nhận ra được rằng khi vũ trụ phát triển th́ mỗi bộ phận của nó đều đi theo con đường đă được vạch ra theo qui luật của chính sự sống của nó. H́nh ảnh của đấng Ishvara trong thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ hoàn hảo chừng nào mỗi bộ phận bản thân nó c̣n chưa hoàn chỉnh và chưa có quan hệ tốt đẹp với những bộ phận khác.

Vô số sự dị biệt này nảy sinh ra như thế nào? Làm thế nào mà mọi sự khác nhau ấy lại có thể tồn tại được? Khi Vũ trụ tiến hóa với vai tṛ một tổng thể, nó quan hệ ra sao với những bộ phận của ḿnh mà mỗi bộ phận lại tiến hóa theo đường lối riêng? Ta được cho biết rằng đấng Ishvara khi biểu hiện ở khía cạnh Prakriti th́ bộc lộ ra ba phẩm tính: Sattva, Rajas và Tamas. Không có một từ ngữ tiếng Anh nào tương đương hoặc có thể phiên dịch thỏa đáng những từ ngữ này. Tuy nhiên tôi có thể tạm thời dịch Tamas (Tịnh) là trơ ĺ, đặc tính cứ ́ ra không chuyển động mang lại sự ổn định; Rajas (Động) là tính chất có năng lượng và chuyển động, c̣n Sattva (Nhịp) có lẽ được biểu hiện hay nhất qua sự hài ḥa với tính chất mang lại sự vui sướng v́ mọi sự vui sướng đều bắt nguồn từ sự hài ḥa, bởi chỉ có sự hài ḥa mới mang lại cho ta sự vui sướng. Thế rồi ta lại học biết rằng ba gunas này bị biến đổi ra nữa theo bảy cách thức, có thể nói là bảy đường lối lớn mà vô số tổ hợp phải tiến hóa dọc theo đó. Mọi tôn giáo đều nói tới sự phân chia thất bội này, mọi tôn giáo đều tuyên cáo sự tồn tại của nó. Trong Ấn Độ giáo đó là ngũ đại (ngũ hành) và hai hành vượt trên nó nữa. Đây là bảy Purushas mà Đức Bàn Cổ có nói tới.

Ba gunas này tổ hợp lại, phân chia ra, sắp xếp lại thành bảy nhóm lớn. Từ đó xuất hiện vô số những sự vật qua đủ thứ các tổ hợp; nên nhớ rằng mỗi một phẩm tính này đều tham gia vào mỗi sự vật riêng lẻ với những tỉ lệ khác nhau biến đổi theo một trong bảy cách căn bản.

Từ sự dị biệt bản sơ này được kế thừa của một Vũ trụ trong quá khứ - v́ thế giới này có liên kết với thế giới kia và Vũ trụ này có liên kết với Vũ trụ kia – ta thấy rằng sự sống rớt vào vật chất lúc tuôn đổ xuống th́ nó bị phân chia, và chia nhỏ ra nữa cho tới khi đạt tới ngoại vi của ṿng tṛn hoành tráng th́ nó mới cuộn lại về chính ḿnh. Sự tiến hóa thăng thượng bắt đầu nơi bước ngoặc ấy khi làn sóng sinh hoạt khởi sự trở về với Ishvara. Giai đoạn trước đó là giai đoạn tiến hóa giáng hạ, trong đó sự sống bắt đầu dính mắc với vật chất; khi tiến hóa thăng thượng th́ nó triển khai những quyền năng mà nó hàm chứa. Ta có thể trích dẫn Đức Bàn Cổ khi ngài bảo rằng đấng Ishvara đặt hạt giống vào trong nước đầy quyền năng. Sự sống mà Ishvara cung cấp không phải là sự sống đă phát triển mà là sự sống có thể phát triển. Thoạt tiên mọi thứ đều tồn tại dưới dạng mầm mống. Cũng như cha mẹ cung cấp sự sống để sinh ra đứa con, cũng như mầm sống ấy được kiến tạo qua nhiều tổ hợp cho đến khi nó đạt tới mức sinh ra đời, rồi hết năm này sang năm khác, hết tuổi ấu thơ rồi đến tuổi thiếu nhi và tới tuổi người lớn cho đến lúc đă trưởng thành th́ ta lại thấy h́nh ảnh của người cha nơi đứa con; cũng vậy đấng Cha Lành Vĩnh Cửu khi đặt hạt giống vào tử cung vật chất cũng cung cấp sự sống nhưng nó chưa tiến hóa ra được. Thế rồi nó bắt đầu leo lên, triển khai sự sống hết giai đoạn này tới giai đoạn khác để cho nó dần dần có thể biểu hiện ra được.

Khi ta nghiên cứu Vũ trụ, ta thấy rằng sự biến thiên của nó khác nhau theo tuổi tác. Đây là một tư tưởng có liên quan tới vấn đề của chúng ta. Thế giới này không được đưa đến t́nh trạng hiện nay qua một linh từ sáng tạo duy nhất. Brahma tạo ra thế giới chầm chậm và từ từ qua việc tham thiền lâu dài. Hết sinh linh này tới sinh linh kia xuất hiện. Hết mầm sống này tới mầm sống khác được gieo trồng. Nếu ta xem xét bất kỳ Vũ trụ nào vào bất kỳ thời điểm nào th́ ta cũng thấy rằng sự biến thiên của Vũ trụ đó có yếu tố chính là Thời gian. Tuổi của mầm mống đang phát triển sẽ đánh dấu giai đoạn mà mầm mống ấy đạt tới. Trong Vũ trụ vào cùng một lúc, có những mầm mống với đủ thứ tuổi và đủ thứ tŕnh độ phát triển. Có những mầm mống c̣n trẻ hơn cả loài khoáng vật nữa tạo thành cái được gọi là giới tinh linh ngũ hành. Những mầm mống đă phát triển mà ta gọi là giới khoáng vật th́ già hơn giới tinh linh ngũ hành. Các mầm mống tiến hóa thành thế giới thực vật lại c̣n già hơn mầm mống của giới khoáng vật nữa, nghĩa là đằng sau chúng có một thời khoảng tiến hóa dài hơn; loài động vật là những mầm mống có một quá khứ c̣n lâu dài hơn nữa và các mầm mống mà ta gọi là loài người có quá khứ dài nhất.

Mỗi lớp lớn đều có sự đa dạng này khi nó bắt đầu trong thời gian. Cũng vậy sự sống cá thể nơi mỗi người – không phải là sự sống bản thể mà là sự sống của cá thể biệt lập – khác với sự sống của người kia, và chúng ta khác nhau về tuổi của kiếp sống cá thể cũng như chúng ta khác nhau về tuổi của thể xác. Sự sống vốn duy nhất (sự sống nhất như nơi vạn vật) nhưng nó được bộc lộ ở nhiều giai đoạn khác nhau trong thời gian, xét về mặt khởi điểm của hạt giống được gieo trồng trong đó. Bạn phải hiểu thấu ư tưởng này. Khi một Vũ trụ kết thúc giai đoạn tồn tại th́ trong đó có mặt những thực thể ở đủ mọi giai đoạn tiến hóa. Tôi có nói rằng thế giới này liên kết với thế giới kia và Vũ trụ này liên kết với Vũ trụ kia. Một số đơn vị vào lúc khởi đầu chỉ mới ở giai đoạn tiến hóa sơ khai; một số đă sẵn sàng bành trướng nhiều hơn để tiến tới tâm thức Thượng Đế. Trong Vũ trụ đó, khi hết chu kỳ sống của nó th́ ắt có đủ mọi sự khác nhau về mặt tăng trưởng tùy theo sự khác nhau về thời gian. Chỉ có một sự sống nhất như trong vạn vật nhưng tŕnh độ phát triển của một sự sống đặc thù lại tùy thuộc vào thời gian mà nó đă tiến hóa biệt lập. Do đó bạn nên hiểu thấu chính cái cội rễ của vấn đề chúng ta – sự sống nhất như vốn bất diệt, vĩnh hằng, vô hạn về cội nguồn và mục đích; nhưng bản thân sự sống ấy biểu hiện qua nhiều mức độ tiến hóa khác nhau và nhiều giai đoạn phát triển khác nhau khiến cho quyền năng cố hữu của nó cũng bộc lộ ra tùy theo tuổi tác của sự sống cá biệt. Đó là hai tư tưởng mà ta phải thấu triệt th́ mới xét tới phần kia trong định nghĩa của Dharma được.

Bây giờ ta có thể định nghĩa Dharma là “Bản chất nội tại của một sự vật vào bất kỳ giai đoạn tiến hóa nào cùng với qui luật của giai đoạn phát triển kế tiếp của nó”; bản chất này xét nơi mức mà nó đă phát triển tới đó, c̣n định luật sẽ tạo ra giai đoạn phát triển kế tiếp của nó. Chính bản chất đánh dấu tŕnh độ tiến hóa mà nó đă đạt được rồi mới tới điều mà nó phải thực hiện để tiến hóa thêm nữa theo đường lối của ḿnh. Kết hợp hai tư tưởng này lại với nhau th́ ta mới hiểu được tại sao ta phải đạt tới sự toàn bích bằng cách đi theo Dharma của chính ḿnh. Dharma của tôi là tŕnh độ tiến hóa mà bản chất của tôi đă đạt được khi bộc lộ hạt giống sự sống thiêng liêng vốn là bản thân tôi cộng với định luật sống mà tôi phải hoàn thành theo đó trong giai đoạn kế tiếp. Nó chỉ thuộc về cái biệt ngă này thôi. Tôi phải biết tŕnh độ phát triển của ḿnh, tôi phải biết định luật khiến cho tôi có thể phát triển thêm nữa th́ nhiên hậu tôi mới biết được Thiên chức (Dharma) của ḿnh, và có đi theo Thiên chức đó th́ tôi mới hướng về sự toàn bích được.

Khi nhận ra ư nghĩa của điều này th́ ta mới thấy rơ tại sao mỗi người trong chúng ta phải nghiên cứu t́nh trạng hiện nay và giai đoạn kế tiếp. Nếu chúng ta c̣n chưa biết giai đoạn hiện nay ra sao th́ ta ắt mù tịt về giai đoạn kế tiếp mà ta phải nhắm tới, và ta có thể đi ngược lại Thiên chức của ḿnh do đó làm tŕ hoăn sự tiến hóa của ḿnh. Tức là nếu biết được cả hai thứ đó th́ ta có thể làm việc theo Thiên chức của ḿnh để đẩy mạnh sự tiến hóa của ta. Ở đây lại có một cạm bẫy lớn. Chúng ta thấy rằng có điều này là tốt đẹp, cao thượng và cao cả; chúng ta mong ước bản thân ḿnh thành tựu được điều ấy. Phải chăng đó là giai đoạn tiến hóa kế tiếp của chúng ta? Phải chăng đó là điều mà định luật triển khai sự sống của ta đ̣i hỏi để cho sự sống đó bộc lộ ra một cách hài ḥa? Mục tiêu ngay trước mắt của ta  không phải là điều tự thân nó tốt nhất mà là điều tốt nhất cho chúng ta trong giai đoạn hiện nay và đưa chúng ta tiến lên một bước nữa. Ta hăy xét một đứa trẻ con. Chắc chắn rằng nếu ta xét một đứa trẻ con là phụ nữ th́ trước đó, trước khi đạt tới mức một phụ nữ trong tương lai, cao cả hơn, cao thượng hơn và mỹ miều hơn mức hiện nay khi nó đang chơi với búp bê; trong tương lai nó sẽ là một bà mẹ ẳm trong ṿng tay ḿnh một đứa trẻ sơ sinh thay v́ một con búp bê, bởi v́ đó là lư tưởng của nữ tính toàn bích - là người mẹ đối với đứa con. Nhưng trong khi đó là lư tưởng của một người phụ nữ toàn bích th́ việc theo đuổi lư tưởng đó trước khi thời gian chín muồi lại không tốt và gây ra nhiều thiệt hại. Mọi thứ phải xảy ra đúng lúc đúng nơi. Nếu muốn cho người mẹ phát triển đến mức toàn bích về nữ tính để trở thành bà mẹ trong một gia đ́nh, khỏe mạnh, kiên cường, có thể chịu được áp lực của ḍng sóng cuồn cuộn th́ phải có thời kỳ đứa bé gái ấy chơi với búp bê, nó phải học những bài học và phải phát triển cơ thể ḿnh. Nhưng nếu nghĩ rằng làm mẹ th́ cao quí và cao cả hơn chơi búp bê, phải phấn đấu làm mẹ trước thời hạn th́ một cô bé c̣n nhỏ mà lại sinh ra một đứa trẻ thơ: đứa trẻ sơ sinh cũng đau khổ, bà mẹ ấu trĩ cũng khổ sở và quốc gia cũng khốn khổ theo; đó là v́ người ta không đếm xỉa ǵ tới đúng lúc và vi phạm định luật về sự sống bộc lộ ra. Mọi loại đau khổ đều bắt nguồn từ việc hái trái cây trước khi nó đủ chín.

Tôi xét ví dụ ấy v́ đó là một ví dụ điển h́nh. Nó giúp ta hiểu được tại sao Thiên chức của chính ḿnh lại tốt hơn cho chính ḿnh chứ không phải việc ḿnh hoàn thành tốt đẹp Thiên chức của người khác vốn không đi theo đường lối phát triển sự sống của ḿnh. Cái địa vị cao tột ấy có thể dành cho ta trong tương lai nhưng phải  có thời gian th́ trái cây mới chín được. Hái trái cây ăn trước khi nó chín th́ chỉ ê răng thôi. Cứ để nó lủng lẳng trên cành cây đi. Cứ tuân theo định luật về thời gian và sự tiến hóa tuần tự th́ linh hồn sẽ tăng trưởng theo quyền năng của một sự sống vô tận.

Điều đó lại cung cấp cho ta một ch́a khóa khác về vấn đề này – chức năng có liên quan tới quyền năng. Thực hiện chức năng trước khi phát triển được quyền năng là cực kỳ tai hại cho cơ thể. Do đó ta mới học được bài học kiên nhẫn và rán chờ đợi Chánh Pháp. Bạn có thể xét đoán sự tiến bộ của một người qua chuyện y sẵn ḷng làm việc một cách tự nhiên và tuân theo định luật. Chính v́ thế mà Dharma được gọi là định luật và đôi khi được gọi là bổn phận; v́ cả hai ư tưởng này đều bắt nguồn từ tư tưởng gốc là bản chất nội tại vào một giai đoạn tiến hóa xác định và định luật phát triển của giai đoạn kế tiếp. Điều này giải thích tại sao đạo đức chỉ tương đối thôi, tại sao bổn phận lại khác nhau đối với mỗi linh hồn tùy theo sự tiến hóa của nó. Khi chúng ta đạt đến mức ứng dụng điều này cho vấn đề đúng và sai th́ ta mới thấy rằng ḿnh có thể giải quyết được một số những vấn đề tinh vi nhất về đạo đức bằng cách bàn tới chúng dựa vào nguyên tắc này. Trong một vũ trụ có điều kiện th́ ta không thấy được có ǵ là tuyệt đối đúng và tuyệt đối sai mà chỉ có tương đối đúng và tương đối sai. Cái tuyệt đối chỉ có nơi đấng Ishvara thôi và ta sẽ thấy nó đời đời ở đó.

Như vậy những sự dị biệt là cần thiết cho tâm thức bị chế định của ta. Ta suy nghĩ qua sự dị biệt, ta cảm nhận qua sự dị biệt và ta biết được qua sự dị biệt. Chỉ có nhờ vào sự dị biệt ta mới biết rằng ḿnh là những con người đang sống và đang suy nghĩ. Tính đơn nhất không gây được một ấn tượng nào với tâm thức. Sự dị biệt và sự đa dạng, đó là những điều khiến cho tâm thức có thể tăng trưởng được. Tâm thức vô điều kiện vốn vượt ngoài ṿng suy nghĩ của ta. Ta chỉ có thể suy nghĩ trong giới hạn của điều cá biệt và điều bị chế định (có điều kiện).  

Giờ đây ta mới hiểu được những sự dị biệt trong thiên nhiên xuất hiện ra sao, yếu tố thời gian đóng vai tṛ ǵ và tại sao mặc dù tất cả có cùng một bản thể và sẽ đạt tới cùng một mục tiêu thế mà lại có những sự dị biệt qua các giai đoạn biểu lộ khác nhau, do đó có những định luật thích hợp với mỗi giai đoạn. Đó là điều mà ta cần thấu hiểu tối nay trước khi ta bàn tới một vấn đề phức tạp là bản chất nội tại ấy phát triển ra sao. Đề tài này quả thật là khó hiểu, thế nhưng ta có thể dọn sạch được những điều bí mật trong con đường hành động khi ta thấu hiểu được định luật cơ bản, khi ta nhận ra được nguyên tắc của sự sống phát triển.

Mong sao đấng đă ban cho Ấn Độ nốt chủ âm là Dharma sẽ dùng sự sống bất tử đang triển khai của ḿnh, sẽ dùng ánh sáng chói lọi bất biến của ḿnh soi sáng cho tâm trí u ám của chúng ta để cho ta lờ mờ hiểu được đính luật của ngài; v́ chỉ khi kẻ mưu cầu khẩn thiết được ngài ban ân huệ th́ tâm trí của y mới hiểu được  định luật của ngài và tâm hồn y mới khắc sâu được định luật của ngài.

 

SỰ TIẾN HÓA

 

Chiều tối nay, ta sẽ bàn tới tiết thứ nh́ trong đề tài mà ta bắt đầu ngày hôm qua. Bạn ắt nhớ rằng tôi chia đề tài này thành ra ba đề mục để cho thuận tiện: Những điều Dị biệt, Sự Tiến hóa, vấn đề Đúng và Sai. Hôm qua tôi đă nghiên cứu vấn đề những điều Dị biệt: nó xuất hiện ra sao đến nỗi những người khác nhau lại có những Thiên chức khác nhau. Tôi xin đánh bạo nhắc bạn nhớ rằng chúng ta đă chọn dùng một định nghĩa của Dharma theo đó nó là bản chất nội tại đánh dấu tŕnh độ tiến hóa cộng với qui luật phát triển cho giai đoạn tiến hóa kế tiếp. Tôi xin bạn nhớ kỹ định nghĩa này v́ nếu không có định nghĩa ấy, ta không thể ứng dụng Dharma vào điều mà ta cần nghiên cứu trong phần ba của đề tài.

Trong đề mục “Tiến hóa”, ta phải nghiên cứu cách thức mà mầm sống triển khai ra h́nh ảnh toàn bích của Thượng Đế; nên nhớ rằng ta đă thấy h́nh ảnh đó của Thượng Đế chỉ có thể được biểu diễn bởi toàn thể nhiều sự vật hợp thành các chi tiết của vũ trụ và sự toàn bích của mỗi cá thể lại tùy thuộc vào việc y đă làm tṛn được phần việc của ḿnh trong cái tổng thể mầu nhiệm ấy.

Trước khi có thể hiểu được tiến hóa là ǵ, ta phải t́m ra được cội nguồn và động cơ thúc đẩy của nó – một sinh linh bị dính mắc vào vật chất trước khi nó tiến hóa thành những cơ thể phức tạp thuộc đủ mọi loại. Ta khởi sự với nguyên lư rằng tất cả đều bắt nguồn từ Thượng Đế và ở trong phạm vi của Thượng Đế. Không có ǵ trong vũ trụ mà ở ngoài ngài. Không có sinh linh nào mà lại không có sự sống của ngài, không có lực nào mà lại không có lực của ngài, không có năng lượng nào mà không có năng lượng của ngài, không có h́nh tướng nào mà không phải là h́nh tướng của ngài – tất cả đều là kết quả của tư tưởng của ngài. Đó là lập trường căn bản của ta. Ta phải dựa trên cơ sở đó và dám chấp nhận mọi điều hàm ư trong đó, dám công nhận mọi điều được ẩn chứa trong đó. Với vai tṛ là đấng Ishvara tối cao, đấng Shri Krishna có dạy: “Hỡi Arjuna, ta là hạt giống của chúng sinh, chẳng có điều nào dù là  di động hoặc bất động mà lại tồn tại được nếu không có Ta” (Chí Tôn Ca, X, 39). Ta đừng có sợ, phải chấp nhận cái chủ trương trung tâm ấy. Đừng v́ sự bất toàn của các sinh linh đang tiến hóa mà ta phải dội lại trước bất kỳ kết luận nào do sự thật ấy dẫn chúng ta tới.

Trong một câu kinh khác ngài có dạy: “Ta là tṛ cờ bạc của kẻ bạc bịp và Ta cũng là sự huy hoàng của những điều rực rỡ” (X, 36). Đâu là ư nghĩa của những lời lẽ này mà nghe ra kỳ cục quá? Biết giải thích sao đây cái câu này mà dường như phạm thượng xiết bao? Chẳng những trong bài thuyết pháp này ta thấy phát biểu lập trường trên mà ta thấy chính Đức Bàn Cổ cũng dạy một sự thật giống hệt như thế: “Ngài tạo ra vũ trụ từ bản thân ḿnh”. Sự Sống xuất phát từ Đấng Tối Cao khoác lấy hết bức màn Hăo huyền này tới bức màn Hăo huyền khác, nên trong những bức màn Hăo huyền ấy sự sống tiềm tàng phải tiến hóa đến mức toàn bích.

Bây giờ ta hăy xét thắc mắc thứ nhất: Liệu cái sự sống xuất phát từ Ishvara ấy đă có sẵn bên trong ḿnh mọi thứ đă phát triển rồi, mọi quyền năng đă biểu lộ rồi, mọi khả năng đă trở thành hiện thực rồi hay chăng? Câu trả lời cho thắc mắc ấy đă được nhắc đi nhắc lại dưới dạng biểu tượng, ẩn dụ và lời lẽ dứt khoát là “không”. Nó chỉ bao hàm mọi thứ dưới dạng tiềm năng chứ thoạt tiên không có một thứ ǵ đă biểu lộ ra. Nó chỉ chứa đựng mọi thứ dưới dạng mầm mống chứ thoạt tiên không có ǵ đă phát triển thành một cơ thể. Hạt giống ấy là cái được đặt vào trong nước vật chất đầy quyền năng, chỉ có cái mầm mống ấy được Sự Sống của Thế gian ban phát ra. Những mầm mống ấy đều xuất phát từ sự sống của Ishvara – từng bước một, hết giai đoạn này tới giai đoạn khác, từ nấc thang này tới nấc thang khác trên thang tiến hóa – chúng phát triển ra mọi quyền năng vốn có nơi đấng Cha Lành khai sinh ra nó, là hồng danh mà đấng Ishvara tự xưng trong Chí Tôn Ca. Một lần nữa ngài tuyên bố rằng: “Tử cung của Ta là Mahat Brahma; Ta đặt mầm mống vào đó, hỡi Bharata vạn vật đều sinh ra từ đó. Hỡi Kaunteya, mọi phàm phu đều được sinh ra trong bất cứ tử cung nào th́ Ta là đấng Cha Lành sinh ra chúng trong cái tử cung Mahat Brahma” (XIV, 3 – 4). Từ cái hạt giống ấy – từ cái mầm mống vốn chứa đựng mọi thứ dưới dạng khả năng nhưng cho tới nay chưa có thứ ǵ biểu lộ ra cả - từ cái hạt giống đó một sự sống phải được triển khai ra, hết giai đoạn này sang giai đoạn khác, càng ngày càng nâng lên cao cho đến khi cuối cùng tạo ra một tâm điểm tâm thức có thể bành trướng tới mức tâm thức của Ishvara, trong khi vẫn c̣n dưới dạng một tâm điểm nhưng có quyền năng sản sinh ra một vũ trụ mới trên cương vị là một Ngôi Lời mới tức Ishvara.

Ta hăy xét chi tiết về cái toàn cảnh tư tưởng này. Thoạt đầu là sự sống dính mắc vào vật chất. Những mầm mống này, vô số hạt giống (hay dùng thuật ngữ của Áo nghĩa thư là vô số điểm linh quang) này đều xuất phát từ một ngọn Lửa duy nhất vốn là đức Brahman tối cao. Như vậy giờ đây các đức tính đều sinh ra từ những hạt giống này. Những đức tính ấy vốn là quyền năng chỉ có điều là quyền năng biểu lộ thông qua vật chất. Hết quyền năng này tới quyền năng khác sẽ bộc lộ ra – quyền năng ấy vốn là sự sống của Ishvara bị Maya che khuất đi. Trong những giai đoạn sơ khai, sự tăng trưởng thật chậm chạp, ẩn tàng giống như hạt giống ẩn dưới đất, khi thoạt đầu nó đâm rễ xuống dưới rồi sau này mới phóng lên cái chồi mềm mại để cho cái cây tăng trưởng có thể xuất hiện được. Hạt giống thiêng liêng này nảy mầm trong tịch lặng và những giai đoạn khởi đầu vốn ẩn tàng trong bóng tối giống như rễ cây dưới đất.

        Quyền năng này của sự sống hoặc đúng hơn là vô số quyền năng mà đấng Ishvara biểu lộ ra để cho vũ trụ có thể tồn tại được th́ thoạt đầu ta không thấy rơ vô số quyền năng đó nơi mầm mống – không có một dấu hiệu nào về những khả năng hùng dũng của nó, không có một dấu vết nào sự việc sau này nó sẽ trở nên ra sao. Xét về sự biểu lộ này trong vật chất, có một lời lẽ soi sáng nhiều cho đề tài này nếu ta có thể hiểu thấu được ư nghĩa nội tại và tinh tế của nó. Khi nói tới Prakriti hạ đẳng tức sự biểu lộ hạ đẳng của ḿnh, đấng Shri Krishna có dạy: “Đất, nước, gió, lửa, dĩ thái, Manas, Buddhi cũng như Ahamkara, đó là cách phân chia bát bội thuộc Prakriti của Ta. Đây là phần hạ đẳng”. Thế rồi Ngài c̣n dạy Prakriti thượng đẳng của ḿnh là ǵ: “Hỡi kẻ chiến sĩ dũng mănh, con nên biết Ta c̣n một Prakriti khác nữa, thượng đẳng, đó là nguyên thể sự sống vốn cấp dưỡng cho vũ trụ” (VII. 4, 5). Thế rồi chỉ ít lâu sau, bỏ cách quăng nhiều câu kinh, sao cho đôi khi ta quên bẳng đi mối liên hệ ấy, Ngài lại dạy những lời lẽ khác: “Cái Maya thiêng liêng này của Ta do gunas tạo ra, thật là khó mà xuyên thấu được; kẻ nào đến với Ta phải vượt qua Maya này” (VII. 14). Yoga Maya này quả thật là khó xuyên thấu; nhiều người bị dính mắc vào Maya mà không phát hiện được ngài, càng khó xuyên thấu nó bao nhiêu th́ càng khó phát hiện ngài bấy nhiêu. “Những kẻ không phát Bồ Đề Tâm thường nghĩ Ta là đấng vô hiện mà lại biểu lộ ra chứ đâu có biết bản chất tối cao của Ta vốn bất diệt, tuyệt diệu. Tất cả những kẻ nào bị vây bủa trong Yoga Maya của Ta đều không phát hiện ra Ta được” (VII. 24 – 25). Thế rồi ngài tuyên bố thêm nữa rằng vũ trụ này được thấm nhuần bởi sự sống vô hiện của ngài. Nguyên thể sự sống tức Prakriti thượng đẳng vốn vô hiện, c̣n Prakriti hạ đẳng lại biểu hiện. Thế rồi ngài dạy rằng: “Khi đă đến lúc ban ngày th́ mọi thứ biểu hiện đều xuất phát từ điều vô hiện, đến lúc ban đêm th́ chúng lại tan biến ra, ngay cả trong cái gọi là điều vô hiện ấy” (VII: 18). Điều này cứ xảy đi xảy lại măi. Thế rồi ngài lại tuyên bố thêm nữa: “Do đó quả thật có tồn tại, vốn cao hơn cả cái vô hiện ấy, c̣n một thứ vô hiện vĩnh hằng mà khi vạn hữu bị hủy diệt th́ nó vẫn không bị hủy hoại” (VII. 20). Có một sự phân biệt tinh vi giữa đấng Ishvara và h́nh ảnh của chính ngài mà ngài phóng chiếu ra. H́nh ảnh này là điều vô hiện được phản chiếu (có thể bị hủy hoại), nhưng bản thân ngài là điều vô hiện thượng đẳng vĩnh hằng không bao giờ hủy hoại.

Khi nhận ra được điều đó th́ ta mới đạt tới mức phát huy được quyền năng của ḿnh. Bây giờ ta mới thực sự bắt đầu tiến hóa. Sự sống được tuôn đổ ra bị dính mắc vào vật chất để khiến cho hạt giống lâm vào t́nh cảnh bị vật chất vây bủa xung quanh do đó nó mới tiến hóa được. Khi ta xét tới sự nảy mầm đầu tiên của hạt giống ấy th́ ta mới bắt đầu thấy khó hiểu. Đó là v́ ta phải phóng chiếu tư tưởng về tới cái thời kỳ mà bản ngă phôi thai ấy không có lư trí, không có khả năng tưởng tượng, không có trí nhớ, không có phán đoán, không có bất kỳ năng lực có điều kiện nào thuộc tâm trí mà ta từng biết; khi mọi sự sống đă biểu lộ ra rồi th́ đó là cái mà ta thấy nơi giới khoáng vật với mức tâm thức thấp nhất. Giới thực vật biểu lộ tâm thức qua sự hút và đẩy, do đó mới giữ các hạt vật chất cố kết lại với nhau qua ái lực của chúng đối với nhau và qua việc chúng xua đẩy nhau, nhưng chúng không hề bộc lộ cái tâm thức mà ta có thể gọi là việc nhận ra được “bản ngă’ và “phi ngă”.

Trong mỗi một dạng thấp nhất của giới khoáng vật ấy, sự sống của Ishvara bắt đầu phát triển. Chẳng những mầm mống của sự sống tiến hóa trong đó mà chính ngài với mọi sức mạnh và quyền năng cũng hiện diện trong đó, nơi mọi nguyên tử thuộc vũ trụ của ngài. Ngài là cái sự sống tạo ra vận động khiến cho sự tiến hóa là không thể tránh được. Ngài là cái lực nhẹ nhàng làm cho bức vách vật chất nở ra với ḷng kiên nhẫn vô biên và ḷng từ bi theo dơi để cho bức vách ấy không bị sức căng làm bễ ra. Chính ngài là Cha của sự sống nhưng ngài cũng là bà Mẹ ấp ủ sự sống trong bản thân ḿnh, phát triển cái hạt giống đó cho tới khi giống hệt như ḿnh, chẳng bao giờ sốt ruột, chẳng bao giờ vội vă, sẵn ḷng dành biết bao nhiêu thời gian, trải qua vô số thời đại cần thiết cho cái mầm mống bé nhỏ ấy. Thời gian chẳng nghĩa lư ǵ đối với Ishvara v́ ngài vốn vĩnh hằng và vạn vật đều hằng hữu đối với ngài. Ngài chỉ mưu t́m sự biểu lộ hoàn hảo cho nên ngài không vội vă ǵ trong công tŕnh của ḿnh. Và sau này ta sẽ hiểu sự kiên nhẫn vô hạn đó thể hiện ra như thế nào. Con người vốn là h́nh ảnh của Cha ḿnh, cũng biểu lộ bên trong ḿnh sự phản chiếu của Tự Ngă mà ḿnh vốn là một với nó và bắt nguồn từ nó.

Sự sống phải được khơi hoạt, nhưng bằng cách nào? Nhờ vào những cú đập, những rung động mà bản thể nội tại được khơi hoạt. Sự sống được khơi hoạt do những rung động chạm vào nó từ bên ngoài. Hằng hà sa số các mầm mống c̣n chưa có ư thức về bản thân v́ bị vật chất vây phủ, chúng được xô đẩy, cọ xát với nhau trong vô số quá tŕnh của thiên nhiên; nhưng “thiên nhiên” chỉ là lớp áo của Thượng Đế, chỉ là biểu lộ thấp nhất của ngài bộc lộ ra trên cơi vật chất. Những h́nh tướng này va chạm với nhau do đó làm rung chuyển lớp vỏ vật chất bên ngoài mà sự sống bị vướng mắc vào đó; vậy là sự sống bên trong rung động mỗi khi chịu một cú đập.

Thế mà bản chất của cú đập không quan trọng. Điều quan trọng là cú đập ấy mạnh hay yếu. Bất cứ kinh nghiệm nào cũng đều hữu ích. Bất cứ thứ ǵ đập vào lớp vỏ mạnh đến nỗi sự sống bên trong bị rung động để đáp ứng đều là những ǵ cần thiết vào lúc đầu. Sự sống bên trong phải được làm cho rung động. Điều đó sẽ khơi hoạt một quyền năng sơ khởi nào đó nơi sự sống ấy. Thoạt tiên đó chỉ là một sự rung động tự thân không có ǵ hơn nữa và không ảnh hưởng ǵ tới lớp vỏ bên ngoài. Nhưng khi hết cú đập này tới cú đập khác được lập đi lập lại, hết rung động này đến rung động khác gây ra những chấn động giống như động đất th́ thông qua lớp vỏ bao bọc xung quanh ḿnh, sự sống bên trong sẽ phóng ra một sự rung động để đáp ứng. Cú đập đă khơi dậy một sự đáp ứng. Thế là đă đạt được một giai đoạn khác khi sự đáp ứng xuất phát từ sự sống ẩn tàng và phóng ra ngoài vượt khỏi lớp vỏ. Điều này tiếp diễn qua giới khoáng vật và giới thực vật. Nơi giới thực vật, những sự đáp ứng với rung động do tiếp xúc bắt đầu bộc lộ ra một năng lực mới của sự sống, đó là cảm giác. Sự sống bắt đầu hiển lộ ra qua cái mà ta gọi là “xúc cảm” nghĩa là đáp ứng khác nhau đối với vui sướng và đau khổ. Vui sướng căn bản là có tính chất hài ḥa. Mọi thứ mang lại vui sướng đều có tính hài ḥa. Mọi thứ gây ra đau khổ đều có tính bất ḥa. Ta hăy nghĩ tới âm nhạc. Những nốt nhạc du dương được cùng nhau trổi lên thành một hợp âm khiến cho tai ta có một cảm giác dễ chịu. Nhưng nếu ta bấm ngón tay trên những dây đàn mà không chú ư tới những nốt nhạc th́ ta tạo ra một âm thanh không hài ḥa và nghe rất chỏi tai. Điều ǵ đúng với âm nhạc th́ cũng đúng ở bất cứ nơi đâu. Sức khỏe là hài ḥa, bệnh tật là bất ḥa. Sức mạnh là hài ḥa, sự yếu ớt là bất ḥa. Vẻ đẹp là hài ḥa, sự xấu xí là bất ḥa. Trong khắp cả thiên nhiên, vui sướng có nghĩa là sự đáp ứng của một sinh linh hữu t́nh đối với những rung động hài ḥa và nhịp nhàng, c̣n đau khổ có nghĩa là sự đáp ứng với những rung động bất ḥa và không nhịp nhàng. Những rung động nhịp nhàng tạo ra một kênh dẫn để cho sự sống có thể bành trướng ra bên ngoài, chính việc thoát ra được ngoài này là “sự vui sướng”; những rung động không nhịp nhàng bít kín những kênh dẫn này lại, ngăn cản sự thoát ra ngoài và sự cản trở này chính là “đau khổ” [1]. Việc sự sống thoát ra bên ngoài hướng về các sự vật chính là cái mà ta gọi là “ham muốn”; do đó vui sướng té ra là việc thỏa măn được ham muốn. Sự khác nhau này bắt đầu xuất hiện ở nơi giới thực vật. Có một cú đập mang tính hài ḥa. Sự sống đáp ứng bằng những rung động hài ḥa và bành trướng ra, cảm nhận được “vui sướng” nơi sự bành trướng ấy. Có một cú đập vốn là sự va chạm xung đột. Sự sống đáp ứng lại một cách bất ḥa, nó bị khống chế và cảm thấy “đau khổ” qua sự khống chế ấy. Những cú đập cứ xảy đi xảy lại măi và chừng nào nó chưa lập lại vô số lần th́ cũng chưa nhận ra được sự khác nhau giữa hai xúc cảm ấy bắt đầu xuất hiện nơi sự sống bị giam hăm bên trong. Chỉ nhờ có sự phân biệt th́ tâm thức của ta theo như các cấu tạo hiện nay mới có thể phân biệt được các sự vật với nhau. Ta hăy xét một sự minh họa rất chung chung. Ta hăy bỏ một đồng tiền vào trong ḷng bàn tay rồi nắm chặt các ngón tay lại xung quanh nó. Ta ắt cảm thấy đồng tiền. Nhưng áp lực ấy cứ tiếp tục mà không biến thiên nữa th́ cảm giác tiếp xúc nơi bàn tay biến mất và ta chẳng hề biết rằng bàn tay ḿnh đâu có trống rỗng. Ta di chuyển một ngón tay và ta lại cảm thấy một đồng tiền. Khi ta giữ yên bàn tay th́ cảm giác ấy lại biến mất. Như vậy tâm thức biết được sự vật qua sự khác nhau. Khi sự khác nhau bị loại đi th́ tâm thức không c̣n đáp ứng nữa.

Ta xét tới điều kế tiếp được biểu hiện qua sự sống tiến hóa thông qua giới động vật. Giờ đây ta cảm thấy sâu sắc vui sướng và đau khổ, bắt đầu có một mầm mống nhận biết nối liền sự vật với cảm giác mà ta gọi là “nhận thức”. Điều này có nghĩa là ǵ? Nó có nghĩa là sự sống phát triển năng lực tạo ra một mối liên kết giữa sự vật gây ấn tượng lên sự sống và cảm giác mà sự sống đáp ứng với sự vật. Khi sự sống sơ khai ấy tiếp xúc với một ngoại vật mà biết ngoại vật ấy là thứ mang lại vui sướng hay đau khổ cho ḿnh th́ ta bảo rằng sự sống đă nhận thức được sự vật, và năng lực nhận thức (tức việc tạo ra được mối liên kết giữa ngoại giới và nội giới) tiến triển khi việc đó được xác lập; năng lực trí tuệ bắt đầu nảy mầm và tăng trưởng bên trong cơ thể ấy; ta thấy năng lực đó nơi những con thú cao cấp.

Ta hăy xét năng lực này nơi người dă man mà ta có thể lướt qua những giai đoạn đầu một cách nhanh chóng hơn. Ta thấy ư thức về “bản ngă” và “phi ngă” từ từ được xác lập nơi người này, cả hai song hành với nhau. Phi ngă tiếp xúc với y và bản ngă cảm nhận được phi ngă; “phi ngă” mang lại cho y vui sướng và “bản ngă” biết được vui sướng ấy; “phi ngă” gây cho y đau khổ và “bản ngă” cũng chịu đựng sự đau khổ ấy. Bây giờ đă dựng nên một sự phân biệt giữa xúc cảm (được nghĩ là “bản ngă”) và tất cả những ǵ gây ra xúc cảm (được coi là “phi ngă”). Ở đây ta bắt đầu có trí thông minh và gốc rễ của ngă thức bắt đầu phát triển. Điều này có nghĩa là đă tạo ra được một trung tâm để cho vạn vật qui về đó và mọi thứ xuất phát từ đó.

Tôi có nói tới việc lập lại các rung động và bây giờ việc lập lại ấy tạo ra những kết quả nhanh hơn. Khi việc lập lại gây ra nhận thức về các sự vật mang lại vui sướng th́ giai đoạn kế tiếp được triển khai đó là mong chờ vui sướng ngay cả trước khi xảy ra sự tiếp xúc. Đối tượng được nhận biết là thứ đă mang lại vui sướng trong những dịp trước kia, người ta mong chờ vui sướng được lập lại và sự mong chờ đó là bước đầu của trí nhớ, khởi đầu của óc tưởng tượng, là sự đan xen câu kết của trí năng với ham muốn. V́ đối tượng ấy trước kia đă mang lại vui sướng cho nên ta lại mong rằng nó tiếp tục đem đến vui sướng. Như vậy, sự mong chờ đă biểu lộ ra một tính chất manh nha khác của tâm trí. Khi ta nhận ra được một sự vật và mong chờ sẽ có vui sướng khi sự vật ấy trở lại th́ giai đoạn kế tiếp là tạo ra một h́nh ảnh trí tuệ về sự vật ấy làm cho nó linh hoạt – nhớ tới nó – như vậy ta đă khiến cho sự ham muốn tuôn ra, ham muốn có được cái sự vật ấy, mơ tưởng tới cái sự vật ấy và cuối cùng chạy lồng lên đi t́m cái đối tượng mang lại cảm giác vui sướng. Thế là con người trở thành đầy sự ham muốn chủ động. Y ham muốn vui sướng và động cơ thúc đẩy tâm trí y là mưu cầu vui sướng. Trong một thời gian dài y vẫn ở trong giai đoạn đầy thú tính ấy khi y chẳng bao giờ mưu cầu một sự vật ǵ nếu cái cảm giác thực sự trong cơ thể nội giới của y không thiếu thốn một điều ǵ đó mà chỉ có ngoại giới mới thỏa măn được. Y chỉ có một lúc quay trở lại với thú tính; nghĩ tới cái điều thúc đẩy thú tính ấy hoạt động. Y c̣n khao khát dẹp bỏ một cảm giác khó chịu. Y cảm thấy đói, y muốn có thực phẩm và y đi t́m thức ăn; y cảm thấy khát, y muốn làm cho bớt khát và y đi t́m nước. Như vậy y luôn luôn đi t́m cái sự vật sẽ thỏa măn được ham muốn của ḿnh. Cứ để cho ham muốn của y được thỏa măn th́ y sẽ im hơi. Nơi người thú ấy không có một sự vận động nào do tự thân y đề xướng ra. Sự thôi thúc ắt xuất phát từ bên ngoài. Thật vậy cảm giác đói vốn ở nơi cơ thể nội giới nhưng trọng tâm của tâm thức lại đặt nơi ngoại giới. Ta có thể truy nguyên sự tiến hóa của tâm thức theo tỉ lệ kích thích của ngoại giới gây ra hành động so với kích thích do chính bản thân đề xướng. Tâm thức hạ đẳng được kích thích hoạt động do những xung lực xuất phát từ bên ngoài. Tâm thức thượng đẳng được kích thích hoạt động do động cơ thúc đẩy được đề xướng từ bên trong.

Thế mà khi xét tới người dă man th́ ta thấy rằng việc thỏa măn ham muốn là định luật tiến bộ của y. Nhiều người trong các bạn nghe câu này ắt thấy lạ tai. Đức Bàn Cổ có dạy: “Cố ra sức diệt dục mà bằng cách thỏa măn dục vọng th́ cũng chẳng khác như dập tắt lửa bằng cách đổ dầu vào lửa”. Dục vọng phải được khống chế và chế ngự. Phải hoàn toàn diệt dục. Điều này chắc chắn là đúng nhưng chỉ khi người ta đă đạt tới một tŕnh độ tiến hóa nào đó. Trong những giai đoạn đầu việc thỏa măn ham muốn là định luật tiến hóa. Nếu y không thỏa măn được ham muốn th́ y không thể tăng trưởng được. Bạn phải nhận ra rằng ở giai đoạn đó không có điều ǵ có thể gọi là đạo đức. Không có sự phân biệt nào giữa đúng và sai. Mọi ham muốn đều phải được thỏa măn; chỉ khi cái trọng tâm sơ khởi của ngă thức ấy t́m cách thỏa măn được ham muốn th́ nó mới tăng trưởng thôi. Trong giai đoạn thấp nhất này, Thiên chức của một người dă man hoặc một con thú cao cấp được áp đặt lên y. Y chẳng có ǵ phải chọn lựa; bản chất nội tại của y được đánh dấu bằng sự phát triển ham muốn đ̣i phải được thỏa măn. Luật tăng trưởng của y là phải thỏa măn được những ham muốn này. Điều đó khiến cho Thiên chức của kẻ dă man là thỏa măn mọi ham muốn. Và bạn ắt thấy y chẳng hề ư thức được đúng hoặc sai, tuyệt nhiên không có ư niệm là việc thỏa măn ham muốn bị một định luật cao hơn cấm đoán.

Nếu không có việc thỏa măn ham muốn th́ y không thể tăng trưởng thêm nữa. Trước khi lư trí và sự phán đoán ló dạng cũng như phát triển được khả năng cao cấp hơn của trí nhớ và óc tưởng tượng th́ phải có sự tăng trưởng qua thỏa măn ham muốn ấy. Mọi năng lực trên đều được triển khai qua việc thỏa măn ham muốn. Kinh nghiệm là định luật của sự sống và là định luật của sự tăng trưởng. Nếu y không thu thập được đủ mọi loại kinh nghiệm th́ y không thể biết được rằng ḿnh sống trong một thế giới có Thiên luật. Định luật gây ấn tượng lên con người bằng hai cách: khi y tuân theo Thiên luật th́ được vui sướng, khi y chống lại Thiên luật th́ bị đau khổ. Nếu ở giai đoạn sơ khai đó mà con người không có được đủ mọi loại kinh nghiệm th́ làm sao mà y học được rằng có tồn tại Thiên luật? Làm sao phân biệt giữa đúng và sai để có thể tăng trưởng được nếu người ta không nếm trải cả điều ác lẫn điều thiện? Một vũ trụ chẳng bao giờ có thể tồn tại nếu không có các cặp đối đăi và ở một giai đoạn nào đó các cặp đối đăi này biểu hiện thành ư thức về điều thiện và điều ác. Bạn không thể biết được ánh sáng nếu không có bóng tối, không biết được sự vận động nếu không có sự đứng im, không thể biết được vui sướng nếu không có đau khổ; do đó bạn không thể biết được điều thiện (vốn hài ḥa với Thiên luật) nếu không biết điều ác (vốn bất ḥa với Thiên luật). Thiện và ác là một cặp đối đăi ở giai đoạn tiến hóa sau này của con người và con người không thể ư thức được sự khác nhau giữa thiện và ác nếu y chưa từng nếm trải cả hai điều đó.

Giờ đây ta đă đạt tới một sự thay đổi. Con người đă phát triển được một năng lực phân biệt nào đó. Cứ bỏ mặc y một thân một ḿnh th́ sớm muộn ǵ y cũng đạt đến mức biết rằng có một số sự vật trợ giúp cho y, tăng cường y, làm gia tăng sự sống của y; trong khi đó những sự vật khác lại làm cho y yếu đi và làm giảm bớt sự sống của y. Kinh nghiệm ấy dạy y được hết mọi thứ đó. Cứ bỏ mặc cho y để kinh nghiệm dạy dỗ th́ y cũng đạt đến mức biết được đúng khác với sai, cũng nhận diện được điều mang lại vui sướng và làm gia tăng sự sống là điều đúng, c̣n điều gây ra đau khổ làm giảm bớt sự sống là điều sai; như vậy y cũng đạt tới kết luận rằng mọi sự hạnh phúc và tăng trưởng đều phải tuân theo Thiên luật. Nhưng phải mất một thời gian rất dài th́ cái trí thông minh chớm nở này mới so sánh đối chiếu được những kinh nghiệm vui sướng và đau khổ, nhất là những kinh nghiệm lẫn lộn trong đó cái thoạt đầu mang lại vui sướng rốt cuộc lại gây ra đau khổ khi quá trớn để rồi rút ra từ đó nguyên tắc căn bản của định luật. Y phải mất một thời gian rất dài trước khi có thể đúc kết được vô số kinh nghiệm để suy ra từ đó cái ư tưởng điều này là đúng c̣n điều kia là sai. Nhưng y không bị bỏ mặc cho suy diễn một ḿnh. Từ những thế giới đă có trước, các đấng Thông tuệ tiến hóa hơn y, các bậc Đạo sư sẽ giáng lâm để trợ giúp cho y trong cơ tiến hóa, rèn luyện sự tăng trưởng của y, cho y biết có tồn tại một thiên luật quyết định điều sẽ giúp cho y tiến hóa nhanh hơn, làm cho y hạnh phúc hơn, thông minh hơn và dũng mănh hơn. Thật vậy, sự khai thị do bậc Đạo sư thốt ra sẽ thúc đẩy cơ tiến hóa thay v́ bỏ mặc con người kinh nghiệm được dạy dỗ từ từ th́ một bậc trưởng thượng phát biểu thiên luật ắt khiến cho y tăng trưởng dễ hơn.

Bậc Đạo sư giáng lâm và phán bảo với trí thông minh mới chớm nở: “Nếu mi giết người th́ mi đang làm một chuyện mà ta cấm nhân danh quyền uy thiêng liêng. Làm như vậy là sai. Điều đó sẽ gây ra khốn khổ”. Bậc Đạo sư cũng dạy: “Giúp đỡ người đang đói khát là đúng, người đang đói khát này là huynh đệ của con, hăy cấp dưỡng cho y, đừng để y chết đói. Hăy chia xẻ với y điều mà con có. Làm như vậy là đúng và nếu con tuân theo định luật đó th́ con sẽ được hạnh phúc”. Người ta nhử nhử phần thưởng cho hành động để thu hút trí thông minh mới chớm nở hướng về điều thiện và người ta dọa dẫm sẽ trừng phạt để khuyến cáo y đừng có làm điều sai. Sự sung túc nơi thế gian được gắn liền với việc tuân theo thiên luật; sự khốn khổ nơi thế gian được nối kết với việc bất ḥa thiên luật. Việc tuyên cáo thiên luật theo đó sự khốn khổ sẽ nối tiếp điều mà thiên luật cấm và sự hạnh phúc bám gót điều mà thiên luật yêu cầu ắt khích lệ trí thông minh mới chớm nở. Y bất chấp thiên luật th́ ngay tức khắc bị trừng phạt và y phải chịu đau khổ; thế là y tự nhủ: “Sư phụ đă dạy ḿnh như vậy rồi mà”. Việc ghi nhớ một huấn lệnh đă được kiểm chứng qua kinh nghiệm ắt gây ra một ấn tượng đối với tâm thức nhanh hơn và mạnh mẽ hơn nhiều so với khi chỉ trải nghiệm mà trước đó không được khai thị về thiên luật. Nhờ tuyên cáo điều mà người có học gọi là các nguyên tắc căn bản của đạo đức – nghĩa là có một số loại hành động làm tŕ trệ sự tiến hóa và một số loại hành động thúc đẩy sự tiến hóa – cho nên người ta đă kích thích được trí thông minh rất nhiều.

Nếu con người không tuân theo thiên luật đă được tuyên cáo th́ người ta sẽ bỏ mặc y để cho kinh nghiệm dạy dỗ một cách hà khắc. Nếu y cứ bảo rằng: “Mặc dù thiên luật cấm đoán, tôi vẫn phải có điều đó cho bằng được” th́ người ta sẽ bỏ mặc y để đau khổ, giáo huấn y một cách hà khắc và trận đ̣n vọt của đau khổ ấy sẽ dạy cho y bài học mà y không chịu học khi được thốt ra bằng t́nh thương.

Thế mà rất thường khi xảy ra chuyện như sau. Một thanh niên ưa căi lư và tự phụ không chịu lắng nghe định luật, không đếm xỉa ǵ tới sự giáo huấn của người có kinh nghiệm của quá khứ. Ham muốn đè bẹp trí thông minh. Cha y ắt tan nát tâm can và bảo rằng: “Con tôi đă đắm ch́m vào thói xấu, con tôi đang lần ṃ đi vào nẻo ác. Tôi giáo huấn nó cho có hạnh kiểm tốt, thế mà nó trở thành một kẻ nói dối, con tôi đă làm tan nát tâm can tôi”. Nhưng đấng Ishvara vốn là một bậc Cha từ bi hơn bất cứ người cha nào trên trần thế lại có đủ kiên nhẫn. V́ ngài vốn ngự nơi đứa con cũng như ngự nơi cả người cha. Ishvara nơi đứa con, dạy cho đứa con đó một bài học theo cái đường lối duy nhất mà chỉ có linh hồn đó mới sẵn ḷng chịu học thôi. Nó không chịu học theo uy quyền người khác hoặc noi gương người khác. Bằng mọi giá th́ nó phải nhổ tận rễ được cái ham muốn điều ác ấy (vốn đang chận đứng sự tiến hóa của nó) ra khỏi bản chất của nó. Nếu nó không chịu học theo kiểu dịu dàng th́ cứ để cho nó học qua sự đau khổ. Cứ để cho nó học bằng kinh nghiệm, cứ để cho nó đắm ch́m vào thói xấu để rồi gặt hái cái cơn đau chua chát do đă chà đạp lên thiên luật. Có đủ thời gian mà; nó chắc chắn sẽ học được bài học ấy mặc dù phải trải qua đau khổ. Thượng Đế vốn ngự nơi y, thế nhưng ngài lại bỏ mặc cho y đi theo đường lối đó; thậm chí ngài c̣n vẽ đường cho hươu chạy nữa; đến khi nó trách móc ngài th́ Thượng Đế mới đáp rằng: “Con ơi, nếu con không biết nghe lời th́ con cứ việc đi theo đường lối của ḿnh để học lấy cái bài học trong ngọn lửa phiền năo và trong cay đắng của sự thoái hóa. Ta vẫn theo sát con, giám sát từng hành động của con, v́ ta là người chu toàn thiên luật và ta đă sinh ra sự sống của con. Con sẽ phải học trong vũng lầy của sự thoái hóa để diệt dục nếu con không chịu học qua sự minh triết và bác ái”. Đó là lư do tại sao ngài tuyên cáo trong Chí Tôn Ca: “Ta là canh bạc của kẻ bạc bịp”. Đó là v́ ngài luôn luôn kiên nhẫn làm việc v́ cứu cánh huy hoàng kể cả đi trên những con đường gập ghềnh nếu bạn không chịu bước trên con đường phẳng phiu. Chúng ta v́ không hiểu nổi cái ḷng từ bi vô lượng ấy cho nên mới hiểu lầm ngài, nhưng ngài làm việc với ḷng kiên nhẫn của thời gian vĩnh hằng để cho ḷng ham muốn có thể bị nhổ bật tận rễ sao cho con của ngài cũng toàn bích như Cha nó ở trên trời.

Ta hăy xét tới giai đoạn kế nữa. Có một vài định luật tăng trưởng lớn lao vốn mang tính tổng quát. Ta đă học cách coi một số điều là đúng c̣n một số điều khác  là sai. Mọi quốc gia đều có tiêu chuẩn đạo đức của riêng ḿnh. Chỉ một vài quốc gia mới biết tiêu chuẩn đó được tạo dựng ra sao và tiêu chuẩn đó c̣n bất cập ở chỗ nào. Đối với những chuyện b́nh thường th́ tiêu chuẩn như vậy cũng đủ rồi. Theo sự dẫn dắt của thiên luật, kinh nghiệm của giống dân đó đă phát triển rằng một số hành động làm tŕ trệ sự tiến hóa c̣n những hành động khác lại thúc đẩy sự tiến hóa. Định luật lớn tiến hóa có trật tự vốn nối tiếp các giai đoạn trước kia, đó là định luật về bốn bước liên tiếp trong sự tăng trưởng sau này của con người. Điều này xảy ra sau khi người ta đă đạt tới một tŕnh độ nào đó, sau khi đă trải qua sự rèn luyện sơ cấp. Nó vốn có ở mọi quốc gia vào một giai đoạn tiến hóa nào đó, nhưng ở Ấn Độ thời xưa, nó được tuyên cáo thành một định luật nhất định về sự sống đang tiến hóa khi linh hồn tăng trưởng theo trật tự, đó là nguyên tắc căn bản giúp ta hiểu được và tuân theo Dharma. Ta hăy nhớ lại rằng Dharma bao gồm hai điều: bản chất nội tại ở mức mà nó đă đạt được và định luật tăng trưởng của nó trong giai đoạn kế tiếp. Dharma được tuyên cáo cho mọi người. Thiên chức đầu tiên là phục vụ. Cho dù linh hồn sinh ra ở xứ sở nào khi nó trải qua những giai đoạn sơ khai th́ bản chất nội tại vẫn đ̣i hỏi phải có kỷ cương trong việc phục vụ, và nhờ có phục vụ linh hồn mới học được những đức tính cần thiết cho sự tăng trưởng trong giai đoạn kế tiếp. Ở giai đoạn này khả năng độc lập hành động rất hạn chế. Ở giai đoạn tương đối sơ khai như giai đoạn này th́ có nhiều xu hướng chiều theo xung lực từ bên ngoài hơn là bộc lộ một sự phán đoán đă phát triển để chọn được một lộ tŕnh đặc thù từ bên trong. Ở giai cấp này ta thấy có tất cả những người thuộc loại h́nh phục vụ. Ta hăy nhớ tới những lời lẽ minh triết của Bhishma, theo đó nếu ta thấy một người Thủ đà la (Shudra) có những đặc trưng của người Brahmana (Bà la môn), c̣n người Brahmana đó không có đặc trưng ấy th́ người Brahmana không thuộc về giai cấp Brahmana, và người Shudra đó cũng không thuộc về giai cấp Shudra. Nói cách khác, các đặc trưng của bản chất nội tại mới đánh dấu tŕnh độ phát triển của linh hồn và mới phân biệt là nó thuộc về một sự phân chia lớn theo tự nhiên chứ không phải cách phân chia khác. Khi khả năng khởi xướng công việc c̣n yếu, khi chưa có được sự phán đoán điêu luyện, khi lư trí c̣n kém cỏi chưa phát triển, khi Bản ngă c̣n chưa ư thức được sứ mệnh cao cả của ḿnh, khi động cơ thúc đẩy chủ yếu của con người là ham muốn, khi y vẫn c̣n tăng trưởng do thỏa măn được hầu hết chứ chưa thỏa măn được tất cả ham muốn, th́ Thiên chức của y chính là phục vụ; và chỉ có do thực thi Thiên chức đó th́ y mới tuân theo định luật tăng trưởng giúp cho y đạt được sự hoàn hảo. Và một người như thế được gọi là Shudra cho dù người ta gọi y bằng tên gọi nào đi chăng nữa ở các xứ sở khác nhau. Ở Ấn Độ thời xưa, các linh hồn mang đặc trưng của loại h́nh này đều được sinh trưởng vào các giai cấp thích hợp với chúng v́ có chư thiên tiếp dẫn linh hồn đi đầu thai. Tuy nhiên ở thời đại hiện nay th́ đă có nhiều sự lẫn lộn.

Đâu là định luật tăng trưởng trong giai đoạn ấy? Đó là vâng lời, tận tụy, trung thành. Đó là định luật tăng trưởng cho giai đoạn ấy. Vâng lời v́ c̣n chưa phát triển được óc phán đoán. Kẻ có Thiên chức phục vụ phải mù quáng nghe lời người mà ḿnh phục vụ. Y không được thách thức mệnh lệnh của cấp trên và cũng không được cho rằng hành động theo lệnh là khôn ngoan. Y phải nhận lệnh làm một điều ǵ đó và Thiên chức của y là vâng lời v́ chỉ có như vậy y mới học hỏi được. Người ta ngần ngừ trước giáo huấn đó nhưng nó là đúng thật. Tôi xin xét một ví dụ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bạn, đó là một đạo quân với một binh nh́ dưới quyền điều khiển của một Đại úy. Nếu mọi binh nh́ đều dùng tới óc phán đoán của riêng ḿnh để xem xét mệnh lệnh xuất phát từ ông Tướng và nếu y tự nhủ rằng: “Lệnh này không tốt v́ theo phán đoán của tôi th́ chỗ đó mới là chỗ tôi phục vụ tốt nhất”; bấy giờ th́ đạo quân sẽ ra sao? Người binh nh́ sẽ bị xử bắn nếu y bất tuân thượng lệnh, v́ bổn phận của y là vâng lời. Khi óc phán đoán của bạn c̣n yếu kém, khi động cơ thúc đẩy của bạn chủ yếu là do xung lực từ bên ngoài, khi bạn không thể hạnh phúc được nếu không có những tiếng động ồn ào huyên náo, căi cọ nhau xung quanh ḿnh th́ Thiên chức của bạn là phục vụ, cho dù bạn sinh ra ở đâu và bạn sẽ hạnh phúc nếu nghiệp quả dẫn bạn tới một địa vị mà chỉ có kỷ luật mới rèn luyện được bạn.

Vậy là con người học cách chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp. Và bổn phận của tất cả những người nào ở được địa vị có quyền là phải nhớ rằng một Shudra hoàn thành Thiên chức của ḿnh khi y vâng lời và trung thành với chủ, và người ta không nên trông mong cái loại người c̣n ở tŕnh độ tiến hóa đó mà lại biểu lộ được những đức tính cao hơn. Đ̣i hỏi y phải vui vẻ khi đau khổ, có tư tưởng thanh trong, có khả năng chịu đựng khó khăn không oán hận là đ̣i hỏi quá nhiều, đó là v́ khi bản thân chúng ta c̣n không bộc lộ được những đức tính đó ra th́ làm sao trông mong được có những đức tính đó nơi con người mà ta gọi là giai cấp hạ lưu? Nhiệm vụ của giai cấp thượng lưu là bộc lộ những đức tính cao hơn, nhưng y không có quyền đ̣i hỏi hạ cấp của ḿnh phải biểu lộ những đức tính ấy. Nếu người phục vụ tỏ ra trung thành và vâng lời th́ y đă hoàn thành trọn vẹn Thiên chức của ḿnh; người chủ không được trừng phạt những khuyết điểm khác mà phải từ tốn chỉ bảo cho y; v́ khi làm như thế người chủ đang rèn luyện cho linh hồn c̣n non nớt. Đó là v́ một linh hồn ấu trĩ phải được từ tốn dắt đi dọc theo đường chứ sự tăng trưởng của nó không thể bị thui chột v́ bị đối xử hà khắc và ta thường làm thui chột sự tăng trưởng ấy.

Thế là sau khi đă học được bài học này trong nhiều kiếp nhờ học được bài học đó y đă tuân theo được định luật tăng trưởng và nhờ tuân theo Thiên chức của ḿnh y mới tiến gần đến giai đoạn kế tiếp, trong đó y phải học việc lần đầu tiên sử dụng khả năng thu tóm của cải. Bây giờ Thiên chức của linh hồn đó là phải phát triển mọi đức tính giờ đây đă sẵn sàng được triển khai và được bộc lộ qua việc sống cuộc đời mà bản chất nội tại đ̣i hỏi, nghĩa là làm một chức nghiệp mà giai đoạn kế tiếp yêu cầu, giai đoạn trong đó nếu y làm giàu được th́ sẽ có công. Đó là v́ Thiên chức của một Vaishya (Thương nhân) trên khắp thế giới là triển khai được một vài năng lực nhất định. Năng lực công bằng ṣng phẳng đối xử giữa người và người, không thiên lệch chỉ v́ bị t́nh cảm thôi thúc, bộc lộ những đức tính sáng dạ, sắc xảo, giữ thăng bằng giữa những bổn phận mâu thuẫn, trả công ṣng phẳng để trao đổi dịch vụ ṣng phẳng, nhanh trí, cần kiệm, không hoang phí và bóp ngắn cắn dài, chỉ yêu cầu người phục vụ ḿnh phục vụ đúng những ǵ cần thiết, trả tiền công ṣng phẳng nhưng chỉ ṣng phẳng thôi: đây là những đặc trưng thích hợp với y để tăng trưởng cao lên. Người Vaishya sẽ có công nếu biết cần kiệm, không chịu trả tiền nhiều hơn mức ṣng phẳng, khăng khăng đ̣i trao đổi công bằng và ṣng phẳng. Mọi điều này họ tạo ra những đức tính cần thiết và sẽ dẫn tới sự hoàn hảo trong tương lai. Ở giai đoạn đầu đôi khi họ không được dễ thương, nhưng theo quan điểm cao hơn th́ đó là Thiên chức của người ấy và nếu y không làm tṛn nó th́ tính t́nh y sẽ bị thiếu sót, điều ấy sau này sẽ lộ ra làm phương hại cho sự tiến hóa của y. Quả thật định luật tăng trưởng thêm nữa của y là sự hào phóng, nhưng không phải là sự hào hoa phong nhă do tắc trách hoặc phóng tay quá trớn. Y phải thu gom của cải bằng cách vận dụng tính cần kiệm và sự nghiêm minh để rồi chi tiêu của cải đó cho những mục đích cao siêu và những người có học, hiến dâng nó cho những kế hoạch đáng giá và được cân nhắc kỹ lưỡng v́ ích lợi chung. Thu gom của cải một cách đầy nghị lực và sáng dạ, tiêu xài của cải một cách phân biệt kỹ lưỡng và hào phóng, đó là Thiên chức của một Vaishya, là thành quả của bản chất y và là định luật tăng trưởng thêm nữa của y.

Điều này đưa ta tới giai đoạn kế tiếp đó là giai đoạn những người cầm quyền và chiến sĩ, những cuộc chiến tranh và phân đấu trong đó bản chất nội tại là đấu tranh, tấn công, căi cọ, giữ vững lập trường của ḿnh, sẵn sàng bảo bệ mọi người được hưởng điều ǵ đúng đắn. Can đảm, vô úy, rộng lượng và tốt bụng, hi sinh tính mạng để bảo vệ kẻ yếu và làm trọn nhiệm vụ của ḿnh: đó là Thiên chức của Kshattriya (Quân nhân). Y có bổn phận phải bảo vệ những ǵ mà ḿnh phụ trách chống lại mọi sự xâm lược từ bên ngoài. Y có thể bị mất mạng nhưng không màng tới điều ấy. Y phải làm bổn phận của ḿnh. Công việc của y là phải bảo vệ, canh giữ. Sức mạnh của y tạo thành hàng rào ngăn cách kẻ yếu với kẻ áp bức, ngăn cách kẻ bơ vơ với kẻ chà đạp lên những người bơ vơ. Việc theo đuổi chiến tranh và phấn đấu trong rừng rậm với loài thú hoang là đúng đắn với y. Bởi v́ bạn không hiểu tiến hóa là ǵ và đâu là định luật tăng trưởng cho nên bạn mới khiếp đảm trước những điều khủng khiếp của chiến tranh. Nhưng các bậc đại thánh hiền đưa ra mệnh lệnh này đều biết rằng một linh hồn yếu đuối chẳng bao giờ đạt được sự toàn bích. Bạn không thể có sức mạnh nếu không can đảm và ta không thể có được sự kiên cường và can đảm nếu không đương đầu với nguy hiểm và sẵn sàng chịu mất mạng khi bổn phận đ̣i hỏi phải hi sinh.

Kẻ đạo đức giả, ủy mị, quỵ lụy ắt dội lại trước giáo huấn ấy. Nhưng y quên mất rằng ở mọi quốc gia đều có những linh hồn cần tới giáo huấn ấy và sự tiến hóa thêm nữa của họ ắt tùy thuộc vào việc họ có thành công đạt được nó chăng. Tôi lại cầu khẩn tới Bhishma, là hiện thân của Dharma và tôi có nhớ tới lời ngài dạy rằng bổn phận của Kshattriya là phải giết cả ngàn quân thù nếu v́ nhiệm vụ bảo vệ y phải hành động theo hướng đó. Chiến tranh thật là khủng khiếp, đánh nhau là cho ta xúc động mạnh, tâm hồn ta nổi loạn chống lại chiến tranh và chúng ta dội lại trước những thân xác bị cụt tay cụt chân và tả tơi. Điều này phần lớn là v́ chúng ta hoàn toàn bị h́nh tướng gây hăo huyền. Công dụng duy nhất của thể xác là giúp cho sự sống bên trong nó tiến hóa được. Nhưng sự sống đă học hết những ǵ mà thể xác có thể cung cấp được th́ thể xác phải bị buông bỏ, do đó linh hồn mới tự do có được một thể xác mới giúp cho nó biểu lộ những quyền năng cao hơn. Chúng ta không thể xuyên thủng được bức màn Hăo huyền của Chúa. Những thể xác của chúng ta cứ bị chết đi hết đợt này tới đợt khác, nhưng mỗi sự chết ấy lại là một sự phục sinh cho một sự sống cao hơn. Bản thân thể xác chẳng qua chỉ là một lớp áo mà linh hồn khoác lấy và không có một người minh triết nào mà lại muốn cho thể xác lại vĩnh hằng. Chúng ta khoác cho con trẻ của ḿnh một cái áo khoác nhỏ và khi đứa trẻ lớn lên th́ ta lại thay đổi áo khoác đó. Nhưng nếu bạn đặt làm một cái áo giáp bằng sắt th́ chẳng hóa ra bạn bóp nghẹt sự tăng trưởng của đứa bé ấy ư. Thể xác của ta chính là cái áo khoác ấy. Nếu muốn cho nó bất tử th́ chắc chỉ c̣n cách phải làm bằng sắt thép thôi? Chẳng lẽ linh hồn không cần một thể xác mới để được tăng trưởng cao hơn hay sao? Vậy th́ phải buông bỏ thể xác thôi?. Đây là bài học khó khăn mà Kshattriya phải học cho được, và do đó khi hi sinh mạng sống của ḿnh linh hồn y mới có năng lực xả thân, mới học được tính nhẫn nhục, quả cảm, can đảm, đa mưu túc trí, tận tụy với lư tưởng, trung thành với chính nghĩa và y vui ḷng bỏ xác để trả giá cho những điều đó th́ linh hồn bất tử mới vươn lên chiến thắng và chuẩn bị cho một cuộc sống cao thượng hơn.

Thế rồi tới giai đoạn cuối cùng là giai đoạn giáo huấn. Thiên chức của giai đoạn này là giáo huấn. Trước khi có thể giáo huấn được th́ linh hồn ắt phải đồng hóa được  mọi kinh nghiệm thấp hơn. Nếu y chưa trải qua mọi giai đoạn trước kia và có được minh triết do vâng lời, cố gắng và chiến đấu th́ y lấy tư cách ǵ để mà lên mặt dạy đời. Y phải đạt tới giai đoạn tiến hóa mà sự bành trướng tự nhiên của bản chất nội tại y chính là việc dạy dỗ cho các huynh đệ c̣n vô minh hơn y. Những đức tính này không phải là nhân tạo, giả dối. Chẳng phải là những đức tính bẩm sinh thuộc bản chất y và phải bộc lộ ra bất cứ nơi đâu mà y sống. Một người Bà la môn không xứng đáng thuộc về giai cấp Bà la môn nếu y không đủ tư cách giáo huấn theo Thiên chức của ḿnh. Y đă đạt được sự hiểu biết cho nên y mới được chào đời trong một giai cấp thuận lợi để thực hiện chức năng giáo huấn.

Định luật tăng trưởng của y là hiểu biết, sùng đạo, tha thứ, là bạn của muôn loài. Thiên chức thay đổi biết chừng nào! Nhưng làm sao y có thể là bạn của muôn loài nếu y chưa học cách xả thân khi bổn phận đ̣i hỏi và chính trận chiến đấu mà kẻ Kshattriya được rèn luyện đă giúp cho giai đoạn sau này y trở thành bạn của muôn loài. Đâu là định luật tăng trưởng của người Bà la môn? Y không bao giờ được tấn công trước. Y không bao giờ được mất đi sự tự chủ? Y không bao giờ được hấp tấp. Y phải luôn luôn dịu dàng từ tốn bằng không th́ Thiên chức của y chẳng được hoàn thành. Y phải hoàn toàn thanh khiết. Y không bao giờ được sống một cuộc đời tà vạy. Y phải từ bỏ mọi sự vật thế gian nếu chúng ràng buộc ḿnh. Liệu tôi có chủ trương một tiêu chuẩn bất khả thi hay chăng? Nhưng tôi chỉ nói lên định luật theo như các Đấng Cao Cả tuyên cáo, và tôi chỉ làm vang vọng yếu ớt lại lời lẽ của các ngài. Định luật đă đặt ra tiêu chuẩn rồi, ai mà dám hạ thấp tiêu chuẩn xuống? Khi chính Đấng Krishna đă tuyên cáo đó là Thiên chức của người Bà la môn, th́ đó phải là định luật tăng trưởng của y, và cứu cánh của sự tăng trưởng đó là sự giải thoát. Y chỉ cần giải thoát thôi, nhưng với điều kiện y phải bộc lộ được những đức tính mà y phải đạt được và phải theo đuổi cái lư tưởng cao siêu vốn là Thiên chức của ḿnh. Có được như thế th́ y mới xứng danh là người Bà la môn.

Lư tưởng này cao đẹp đến nỗi mọi người tha thiết và biết suy tư đều mong muốn đạt được. Nhưng minh triết sẽ can thiệp vào và bảo rằng: “Được thôi, lư tưởng đó sẽ của bạn, nhưng bạn phải đạt được lư tưởng. Bạn phải tăng trưởng, phải hoạt động vất vả; đúng vậy, lư tưởng đó của bạn nhưng chừng nào bạn chưa trả giá cho nó th́ bạn chưa có được lư tưởng đâu”. Điều quan trọng là sự tăng trưởng của chính chúng ta, sự tăng trưởng của các quốc gia và ta nên hiểu rằng sự phân biệt về Thiên chức này ắt tùy thuộc vào tŕnh độ tiến hóa và ta nên phân biệt được Thiên chức của chính ḿnh do đặc trưng mà ta phát hiện nơi bản chất ḿnh. Nếu ta nêu ra trước một linh hồn chưa sẵn sàng một lư tưởng cao đẹp đến nỗi y chẳng lấy ǵ làm mũi ḷng th́ ta chỉ kềm hăm sự tiến hóa của y. Nếu bạn tŕnh bày lư tưởng của người Bà la môn với một nông dân th́ bạn đang nêu ra cho y một lư tưởng bất khả thi, và kết quả là y ́ ra chẳng làm ǵ hết. Khi bạn nói với người ta một điều quá cao siêu với y th́ người ta biết ngay rằng bạn chỉ đang nói chuyện tào lao v́ bạn yêu cầu y làm một điều mà y không thể làm được; sự điên rồ của bạn đặt ra cho y một động cơ thúc đẩy chẳng làm y nhúc nhích chút nào. Nhưng các bậc đạo sư thời xưa rất minh triết, các ngài ban cho lũ trẻ con những trái mơ chua có bọc đường, rồi sau này mới có những bài học cao hơn. Chúng ta chẳng khôn khéo chút nào khi nhử nhử kẻ tội phạm thấp thỏi nhất bằng những động cơ thúc đẩy mà chỉ có vị thánh cao cả nhất mới cảm thấy xao xuyến, thế là thay v́ thúc đẩy sự tiến hóa của y th́ ta lại kềm hăm sự tiến hóa ấy. Bạn hăy đặt ra cho chính ḿnh lư tưởng cao nhất mà ḿnh có thể thực hiện được. Nhưng chớ có áp đặt lư tưởng của ḿnh lên huynh đệ của ḿnh v́ định luật tăng trưởng của y có thể khác hẳn định luật tăng trưởng của bạn. Hăy học đức tính khoan dung giúp cho mỗi người làm những ǵ tốt nhất đối với ḿnh mà bản chất của ḿnh thôi thúc. Hăy để y ở đúng vị trí của ḿnh rồi giúp đỡ cho y. Hăy học đức tính khoan dung không ghê tởm bất cứ ai cho dù y là một kẻ đầy tội lỗi v́ thấy nơi mỗi người đều có thiên tính đang hoạt động và sẵn ḷng kề vai sát cánh giúp đỡ người ta. Thay v́ đứng cao chót vót trên đỉnh tính linh để rao giảng một giáo lư xả thân hoàn toàn vượt tầm hiểu biết của người ta, th́ khi dạy dỗ cho những linh hồn c̣n non trẻ, ta phải giúp y dùng ḷng ích kỷ cấp cao để diệt lóng ích kỷ cấp thấp. Khi một người nông dân không chịu cần cù làm việc th́ đừng có bảo y rằng y không đạt lư tưởng của ḿnh mà hăy nói với y như sau: “Vợ của ngươi ḱa, ngươi có yêu người đàn bà đó không; bà ta đang đói khát đấy. Hăy nai lưng ra làm việc để cấp dưỡng cho bà ta”. Khi dùng động cơ thúc đẩy đó (nó chắc chắn là ích kỷ), bạn đă nâng cao người nông dân đó lên hơn cả mức khi bạn thuyết giảng cho y về Đấng Brahman, Đấng Vô Điều Kiện và Đấng Vô Hiện. Hăy học xem Dharma có nghĩa là ǵ th́ bạn mới phục vụ được cho thế gian.

Tôi tuyệt nhiên không muốn hạ thấp một chút xíu nào lư tưởng của chính bạn, nhưng bạn không thể đặt mục đích quá cao. Sự thật là nếu bạn quan niệm ra được lư tưởng th́ nó sẽ là cái để bạn phấn đấu, nhưng đừng có áp đặt cái điều đó lên một huynh đệ c̣n non trẻ và kém phát triển hơn ḿnh. Hăy nhắm tới điều cao siêu nhất mà bạn có thể nghĩ ra được và lấy làm thích thú. Nhưng khi nhắm mục đích như thế, bạn phải cân nhắc cả phương tiện lẫn cứu cánh, cả năng lực lẫn hoài băo. Bạn cứ có những hoài băo cao siêu đi. Chúng chính là mầm mống cho năng lực của bạn trong kiếp tới. Nhờ lúc nào cũng giữ vững lư tưởng cao siêu bạn mới tăng trưởng tiến về nó được, và điều mà bạn mơ ước ngày hôm nay th́ bạn sẽ đạt được trong những ngày sắp tới. Nhưng bạn phải có đức tính khoan dung v́ đă hiểu biết hết và có ḷng kiên nhẫn giống như đấng thiêng liêng. Mọi thứ ở vị trí của ḿnh đều là chính vị. Khi bản chất cao siêu phát triển th́ bạn mới thu hút về những đức tính xả thân, thanh khiết và hoàn toàn tận tụy với ư chí kiên định hướng về Thượng Đế. Đó là lư tưởng cho kẻ cao siêu nhất để thành tựu. Ta hăy leo lên hướng về lư tưởng đó từ từ kẻo ta chẳng thể nào đạt tới được nó.

 

ĐÚNG VÀ SAI

 

Trong hai ngày nghiên cứu vừa qua, chúng ta đă chú tâm và định trí về điều mà tôi có thể gọi là khía cạnh phần lớn là lư thuyết của vấn đề phức tạp và khó khăn này. Chúng ta đă ra sức t́m hiểu những sự dị biệt trong thiên nhiên xuất hiện ra sao. Chúng ta đă cố gắng t́m hiểu ư tưởng cao siêu theo đó sứ mệnh của thế giới này là tăng trưởng từ chỉ một mầm sống do Thượng Đế ban ra trở thành h́nh ảnh của Đấng đă ban ra mầm sống đó. Ta đă thấy rằng sự toàn bích của h́nh ảnh ấy chỉ có thể đạt được do sự sinh sôi nảy nở của các sự vật hữu hạn và sự toàn bích chính ở nơi sự sinh sôi nảy nở ấy; nhưng cũng chính sự sinh sôi nảy nở ấy khiến ta thấy nó hàm ư là mỗi sự vật tất nhiên bị hạn chế. Thế rồi chúng ta phát hiện ra rằng do định luật tăng trưởng trong vũ trụ vào cùng một lúc phải có tồn tại đủ mọi thứ bản chất nội tại đang tiến hóa. V́ các bản chất này đều thuộc về các tŕnh độ tiến hóa khác nhau cho nên ta không thể yêu cầu chúng giống nhau và cũng chẳng trông mong ǵ chúng có thể làm tṛn những chức năng giống nhau. Ta phải nghiên cứu đạo đức liên quan tới những người thực hành đạo đức. Khi xét tiêu chuẩn đúng sai đối với một cá nhân đặc thù th́ ta phải xét xem cá nhân đó đă đạt tới tŕnh độ tăng trưởng nào. Sự tuyệt đối đúng chỉ tồn tại nơi Đấng Ishvara thôi; đối với chúng ta th́ đúng và sai chỉ là tương đối và đối với mỗi người chúng ta th́ nó tùy thuộc rất nhiều vào tŕnh độ tiến hóa mà chúng ta đă đạt được .

Chiều tối nay tôi xin cố gắng áp dụng lư thuyết này vào cách ứng xử trong cuộc sống. Ta phải xem khi theo đuổi đường lối nghiên cứu đó, liệu ta có đạt được một ư tưởng hợp lư và mang tính khoa học về đạo đức chăng sao cho nó không c̣n thấy có t́nh trạng lẫn lộn giống như ngày hôm nay. Đó là v́ ta thấy một mặt người ta chủ trương những lư tưởng để cho thiên hạ phải mô phỏng trong sinh hoạt, mặt khác ta lại phát hiện ra rằng thiên hạ thậm chí thất bại hoàn toàn không nhắm tới những lư tưởng ấy, ta đang chứng kiến một sự phân ly đáng tiếc nhất giữa niềm tin và sự thực hành. Đạo đức đâu phải là không có qui luật; cũng giống như bất cứ thứ nào khác trong vũ trụ vốn là sự biểu hiện của tư tưởng thiêng liêng, đạo đức cũng phải có điều kiện và những sự hạn chế. Bằng cách này ta mới có thể sắp xếp trật tự lại t́nh trạng hỗn mang về đạo đức hiện nay, mới học được những bài học thực tiễn về đạo đức khiến cho Ấn Độ có thể tăng trưởng được, phát triển được, lại trở thành một tấm gương cho thế giới, mô phỏng được sự vĩ đại xa xưa của ḿnh và một lần nữa bộc lộ được tính linh cổ truyền của ḿnh.

Trong các dân tộc Tây phương có tồn tại ba trường phái đạo đức được công nhận. Ta phải nhớ rằng tư tưởng Tây phương đang ảnh hưởng rất nhiều tới Ấn Độ và nhất là đang ảnh hưởng tới thế hệ mới lớn lên, vốn là niềm hi vọng của Ấn Độ. Do vậy ta cần phải t́m hiểu một điều ǵ đó về các trường phái đạo đức này; chúng khác nhau về lư thuyết cũng như về giáo huấn khi tồn tại ở phương Tây; có như thế th́ ta mới học được cách tránh những hạn chế là vết xe đổ của chúng và rút ra được từ đó bất cứ điều ǵ tốt đẹp mà chúng có thể hiến dâng.

Có một trường phái bảo rằng nền tảng của đạo đức là sự khải huyền của Thượng Đế. Phát biểu trên bị đám đối lập phản đối rằng trên thế giới có nhiều tôn giáo và mỗi tôn giáo đều có sự khải huyền của riêng ḿnh. Người ta lập luận rằng cứ nh́n vào đủ thứ các thánh kinh của tôn giáo th́ thật khó mà bảo rằng có một sự khải huyền duy nhất dựa trên thẩm quyền của một đấng tối cao. Dĩ nhiên là mỗi tôn giáo đều coi sự khải huyền của chính ḿnh là tối cao, nhưng kẻ t́m học biết quyết định ra sao trong trận khẩu chiến này?

Thế rồi người ta c̣n nói rằng trong thuyết này có một khuyết điểm cố hữu ảnh hưởng tới mọi tiêu chuẩn đạo đức đặt nền tảng trên sự khải huyền một lần cho dứt khoát. Để cho một cơ chế hữu dụng vào lúc mà nó được ban ra, th́ nó phải có bản chất thích nghi với thời đại ấy. Khi một quốc gia tiến hóa, hết ngàn năm này tới ngàn năm khác trôi qua, th́ ta thấy rằng điều thích hợp cho quốc gia đó vào lúc nó c̣n non trẻ lại không thích hợp nữa khi nó trưởng thành; nhiều huấn điều đă từng một thời hữu dụng ngày nay lại không c̣n hữu dụng nữa khi thời thế đă đổi thay. Ta nhận ra và phải đương đầu với khó khăn đó khi xét tới các thánh kinh của Ấn Độ; v́ ta thấy có đủ thứ giáo huấn về đạo đức thích hợp cho đủ mọi tŕnh độ tiến hóa của linh hồn. Có những huấn điều đơn giản, trong sáng, xác định và quả quyết đến nỗi linh hồn non trẻ nhất cũng có thể vận dụng được. Nhưng ta cũng thấy rằng các bậc Thánh hiền đă nhận ra những huấn điều ấy không được dự tính để rèn luyện cho một linh hồn đă phát triển cao. Ta thấy Minh triết Cổ truyền cũng có những giáo huấn được dành cho một vài linh hồn tiên tiến, những giáo huấn mà vào lúc đó quần chúng hoàn toàn không hiểu được. Những giáo huấn này chỉ được phổ biến nội bộ cho những kẻ đă đạt tới mức trưởng thành thuộc loài người. Ấn Độ giáo bao giờ cũng thừa nhận cần có nhiều trường phái đạo đức khác nhau để cho con người tăng trưởng. Nhưng bất cứ khi nào mà ta không thấy một tôn giáo lớn nào đó công nhận điều ấy th́ ta chỉ có một thứ đạo đức lư thuyết thôi, nó không thích hợp với nhu cầu đang tăng trưởng của nhân dân và do đó ta thấy có một ư thức phi thực, một cảm tưởng mà giờ đây việc cho phép nó c̣n hợp lư nữa mặc dù khi nhân loại c̣n ấu trĩ th́ nó được phép. Mặt khác, đó đây trong mọi thánh kinh ta đều thấy có những huấn điều với tính cách cao siêu nhất mà chẳng mấy người thậm chí có thể phấn đấu tuân theo được. Khi một huấn lệnh thích hợp cho kẻ hầu như c̣n dă man mà lại biến thành một nghĩa vụ phổ quát và được tŕnh bày với một thẩm quyền tương đương cho mọi người giống như huấn lệnh được ban ra cho vị thánh th́ ta thấy len lỏi vào đó cái cảm tưởng phi thực và hậu quả là tư tưởng bị lẫn lộn.

Có một trường phải khác nổi lên đặt nền tảng đạo đức nơi trực giác, nó cho rằng Thượng Đế ngỏ lời với mọi người qua tiếng nói của lương tâm. Nó lập luận rằng sự khải huyền được thực hiện ở nơi hết quốc gia này tới quốc gia khác, nhưng chúng ta không bị ràng buộc bởi bất kỳ quyển sách riêng rẻ nào; lương tâm mới là người trọng tài cuối cùng. Người ta có thể phản đối thuyết này bằng cách cho rằng như vậy lương tâm của người này phải có thẩm quyền ngang với lương tâm của người khác. Nếu lương tâm của bạn khác với lương tâm của người kia th́ biết lấy ai ra để quyết định xem lương tâm nào đáng giá, lương tâm của kẻ quê mùa dốt nát hay lương tâm của nhà thần bí được soi sáng? Nếu bạn bảo rằng bạn thừa nhận nguyên tắc tiến hóa và bạn coi vị thẩm phán của ḿnh là lương tâm cao nhất trong nhân loại th́ trực giác không c̣n là một nền tảng vững chắc của đạo đức nữa, và chính cái yếu tố biến thiên đă phá hủy tảng đá mà bạn định đặt nền móng xây dựng trên đó. Lương tâm là tiếng nói của Chơn nhơn vốn nhớ được những kinh nghiệm trong quá khứ, và xuất phát từ cái kinh nghiệm xa xưa ấy, nó xét đoán một đường lối cư xử sẵn có ngày hôm nay. Cái gọi là trực giác chính là kết quả của vô số kiếp luân hồi và tùy theo số lượng kiếp luân hồi ấy mà tâm trí tiến hóa đến đâu th́ phẩm chất của lương tâm thuộc cá nhân hiện nay cũng đạt đến mức đó; chỉ nội trực giác đơn thuần ấy th́ không đủ tư cách để dẫn dắt đạo đức. Chúng ta muốn có một tiếng nói đầy uy quyền chứ không phải là một sự căi cọ khẩu chiến. Chúng ta cần thẩm quyền của một bậc đạo sư chứ không phải những lời bá láp hàm hồ của đám đông.

Trường phái đạo đức thứ ba là trường phái duy ích. Nói chung th́ quan điểm của trường phái này chẳng hợp lư mà cũng chẳng thỏa đáng. Đâu là câu châm ngôn của trường phái này? Đó là “điều ǵ đúng ắt mang lại hạnh phúc lớn nhất cho đa số nhiều nhất”. Đây là một câu châm ngôn chẳng biết phải phân tích ra sao? Ta hăy lưu ư cụm từ “đa số nhiều nhất”. Một sự hạn chế như vậy ắt khiến cho câu châm ngôn này phải bị trí tuệ đă giác ngộ bác bỏ. Khi ta bàn tới vấn đề loài ngựi th́ không có vấn đề đa số. Cội rễ của nó là sự sống nhất như, mục tiêu của nó là Thượng Đế nhất như; bạn không thể tách rời hạnh phúc của người này ra khỏi hạnh phúc của người khác. Ta không thể phá vỡ tính đơn nhất bền vững rồi chọn ra đa số, mang lại hạnh phúc cho đa số này và bỏ mặc thiểu số. Thuyết này không công nhận tính đơn nhất không thể bác bỏ được của loài người, do đó câu châm ngôn của nó không đáng là nền tảng của đạo đức. Nó không thỏa đáng v́ do kết quả của tính đơn nhất ấy, một người không thể hoàn toàn hạnh phúc nếu mọi người không hoàn toàn hạnh phúc. Hạnh phúc của y chưa được toàn vẹn chừng nào y c̣n bỏ qua một đơn vị con người chưa được hạnh phúc. Thượng Đế đâu có phân biệt các đơn vị ra thành đa số và thiểu số mà ban cấp sự sống nhất như cho loài người cũng như cho tất cả sinh linh. Sự sống của Thượng Đế là sự sống duy nhất trong vũ trụ và mục tiêu của vũ trụ chính là hạnh phúc trọn vẹn của sự sống ấy.

Lại nữa, câu châm ngôn này cũng không thỏa đáng với vai tṛ động cơ thúc đẩy v́ nó chỉ hấp dẫn trí thông minh đă phát triển nghĩa là linh hồn đă tiến hóa cao. Nếu bạn đến với một kẻ phàm phu trên thế gian, một người ích kỷ mà lại bảo người ấy rằng: “Bạn phải sống một cuộc đời xả thân, đầy đức hạnh và đạo đức toàn vẹn cho dẫu việc sống như thế có thể làm cho bạn có thể mất mạng” th́ bạn hăy thử nghĩ xem y sẽ trả lời ra sao? Người ấy ắt đối đáp rằng: “Tại sao tôi phải hi sinh như thế cho loài người, cho những người c̣n ở thời vị lai mà tôi chưa bao giờ được thấy”. Nếu bạn gọi như thế là tiêu chuẩn đúng và sai th́ vị thánh tử v́ đạo ắt trở thành kẻ điên rồ nhất mà loài người đă từng tạo ra, v́ ngài đă vứt bỏ khả năng được hạnh phúc mà chẳng được ǵ trả lại. Bạn không thể chấp nhận tiêu chuẩn này ngoại trừ giới hạn quan điểm đó vào những trường hợp liên quan tới một linh hồn cao cả đă tiến hóa cao, mặc dù chưa hoàn toàn phát triển hết tính linh th́ cũng có khả năng chớm nở tính linh. Có những người như William Kingdom Clifford đă vận dụng được thuyết duy ích để gây cảm hứng cho ông với một cung bậc cao siêu thanh thoát. Trong bài tiểu luận về Luân lư, Clifford có hiệu triệu tới những lư tưởng cao nhất và đưa ra những giáo huấn cao quí nhất về sự xả thân. Ông ấy không tin vào sự bất tử của linh hồn cho nên đến khi gần chết ông đâu có thể lẩn quẩn bên nấm mồ của ḿnh v́ tin rằng chết là hết, cho nên việc rao giảng đức tính cao quí nhất là điều mà chỉ có chơn nhơn mới thực hành được, v́ chơn nhơn vốn chịu ơn thế gian đă ban cho ḿnh hết cả mọi thứ. Nhưng rất ít người cảm thấy hứng khởi với một viễn ảnh u ám như thế và ta cần có một quan điểm về đúng và sai gợi hứng cho tất cả mọi người, hiệu triệu được tất cả mọi người chứ không chỉ dành cho những người hầu như không cần được nó thôi thúc.

Vậy th́ trong suốt cả sự căi cọ này ta rút ra được cái ǵ? Chỉ là sự lẫn lộn và một điều ǵ đó c̣n tệ hơn nữa. Người ta chấp nhận điều khải huyền trên đầu môi chót lưỡi nhưng khi thực hành th́ lại lờ nó đi. Thật vậy, chúng ta thấy điều khải huyền đă bị tập tục biến đổi. Đó là một tiêu chuẩn xuất phát từ việc vàng thau lẫn lộn. Về mặt lư thuyết th́ người ta coi điều khải huyền là một thẩm quyền, nhưng về mặt thực hành th́ người ta lại lờ nó đi v́ người ta thường thấy rằng nó chưa được hoàn toàn. Đến nỗi mà bạn thấy có một lập trường phi lư khi người ta vứt bỏ cái điều được tuyên cáo là thẩm quyền trong cuộc sống để sống một cuộc đời thuộc loại phi lư, được đến đâu hay đến đó, chẳng có lư luận hoặc lư trí nào, cũng chẳng dựa trên cơ sở của một hệ thống nhất định và hợp lư nào.

Liệu ta có thể t́m thấy nơi ư tưởng Thiên chức một nền tảng thỏa đáng hơn, một cơ sở mà ta có thể xây dựng cách ứng xử trong cuộc sống một cách thông minh dựa vào đó? Cho dù cá nhân đă đạt được một tŕnh độ tiến hóa cao hay thấp th́ ư tưởng về Thiên chức cũng giúp cho ta có ư niệm về bản chất nội tại bộc lộ ra sự tăng trưởng thêm nữa và ta thấy rằng thế giới xét chung đều đang tiến hóa: tiến hóa từ bất toàn lên tới hoàn toàn, từ mầm mống lên tới con người thiêng liêng, từng giai đoạn một qua mỗi cấp của sự sống đang biểu lộ. Sự tiến hóa đó là do ư chí của Thượng Đế. Thượng Đế là quyền năng thúc đẩy hoạt động; Tinh thần dẫn dắt toàn thể. Đó là cách thức xây dựng thế giới của ngài. Đó là phương pháp mà ngài đă chọn theo để cho các Chơn linh vốn là con của ngài có thể mô phỏng lại giống như Cha ḿnh. Chẳng lẽ phát biểu ấy không nói bóng gió tới một qui luật ư? Điều nào đúng th́ điều đó phải hợp tác với chủ đích của Thượng Đế qua cơ tiến hóa của vũ trụ và xúc tiến cơ tiến hóa ấy từ chỗ bất toàn lên tới chỗ hoàn toàn. Điều ǵ sai th́ điều đó làm tŕ trệ hoặc ngăn cản chủ đích của Thượng Đế, có khuynh hướng đẩy vũ trụ lùi xa mục đích mà nó đang tiến hóa tới. Nó đang tiến hóa từ loài khoáng vật lên thực vật, từ thực vật lên động vật, từ động vật lên người thú, từ người thú lên con người thiêng liêng. Điều ǵ đúng phải giúp cho cơ tiến hóa hướng về thiên tính; điều ǵ sai ắt kéo lùi nó lại hoặc cản trở sự tiến hóa của nó.

Thế mà nếu ta chỉ cần khảo sát ư tưởng này trong một lúc th́ có lẽ ta cũng có được một quan niệm rơ ràng về định luật chứ không c̣n cảm thấy áy náy về khía cạnh tương đối của đúng và sai. Ta hăy dựng một cái thang mà chân của nó dựa trên sàn nhà và để cho nó dựng cao lên tới một chỗ nào đó vượt quá mái nhà. Giả sử rằng một người trong các bạn đă leo lên được năm bậc thang, người khác leo được hai bậc, c̣n người thứ ba đang đứng trên sàn nhà. Đối với người đă leo lên được năm bậc th́ để đứng cạnh người leo được hai bậc ắt phải leo xuống; nhưng đối với người đứng trên sàn nhà th́ để đứng cạnh với người leo được hai bậc ắt lại là phải leo lên. Giả sử rằng mỗi bậc thang biểu diễn một hành động, th́ mỗi bậc thang ấy ắt cùng một lúc vừa là hợp đạo đức vừa là không hợp đạo đức tùy theo quan điểm mà ta xem xét nó. Cái hành động vốn hợp đạo đức với một người c̣n dă man th́ lại không hợp đạo đức đối với một người đă tu dưỡng được cao độ. Đối với một người từ nấc thang ở trên mà đi xuống nấc thang ở dưới đó là phản tiến hóa và v́ vậy hành động đó đối với y là không hợp đạo đức; nhưng đối với người từ nấc thang thấp leo lên được cũng nấc thang ấy th́ hành động đó lại hợp đạo đức v́ nó thuận theo đường lối tiến hóa của y. Đến nỗi mà hai người cùng đứng trên một nấc thang, nhưng người này th́ đă leo lên để đạt tới nó cho nên hành động ấy là hợp đạo đức với y, c̣n người kia đă leo xuống để đạt tới nó th́ cũng là hành động ấy lại là không hợp đạo đức đối với ḿnh. Nếu nhận ra điều này th́ ta sẽ bắt đầu t́m ra được qui luật của ḿnh.

Ta có hai đứa trẻ: một đứa rất khôn khéo và trí thức nhưng cũng rất thích thỏa măn nhu cầu của thể xác, rất mê ăn uống và bất cứ thứ ǵ mang lại khoái lạc giác quan cho nó. C̣n đứa trẻ kia đă bộc lộ được tính linh phần nào chớm nở, nó rất sáng dạ, lanh lợi và trí thức. Ta lại xét một đứa trẻ thứ ba đă bộc lộ đáng kể được bản chất tâm linh. Thế là ta có được ba đứa trẻ. Ta sẽ dùng động cơ thúc đẩy nào để trợ giúp cho sự tiến hóa của mỗi đứa trẻ? Ta tiếp cận với đứa trẻ rất mê dục lạc ấy. Nếu ta bảo nó rằng: “Con ơi, con phải sống một cuộc đời hoàn toàn vị tha, phải sống cuộc đời của một nhà tu khổ hạnh”, th́ nó ắt sẽ nhún vai bỏ đi; và ta không thể giúp đỡ được nó bước lên một nấc thang kế tiếp. Nếu ta bảo nó rằng: “Con ơi, những thú vui này chỉ mang lại cho con sự khoái lạc tạm bợ nhưng rồi điều ấy sẽ hủy hoại thân xác của con, tàn phá sức khỏe của con; con hăy xem gương cái người già trước tuổi kia v́ đă sống một cuộc đời sa đà vào những dục lạc của giác quan; đó cũng sẽ là số phận của con nếu con cứ tiếp tục ngựa quen đường cũ; tốt hơn là con nên dành một phần thời giờ để trau dồi trí tuệ của ḿnh, để học một điều ǵ đó khiến cho con có thể viết được một quyển sách hoặc sáng tác ra được một bài thơ hoặc trợ giúp vào một công tŕnh nào của thế giới? Do đó con có thể kiếm được tiền, khỏe mạnh mà lại nổi tiếng nữa; nhờ cố gắng như thế con sẽ thỏa măn được tham vọng của ḿnh; thỉnh thoảng con nên để dành ra một rupi mua sách đọc thay v́ để nướng vào một bữa ăn tối ngon lành. Khi nói với nó như thế tôi đă kích động cho người thiếu niên đó một ư tưởng tham vọng; tôi công nhận rằng đó là một tham vọng ích kỷ nhưng cho đến nay người này chưa có khả năng đáp ứng với lư tưởng hấp dẫn là sự xả thân. Động cơ thúc đẩy của tham vọng đó đúng là ích kỷ nhưng đó là sự ích kỷ cấp cao so với sự thỏa măn nhu cầu giác quan v́ mang lại cho nó một điều ǵ đó trí thức, nâng nó lên vượt mức một con thú, đặt nó vào mức một con người đang phát triển trí năng, do đó giúp cho nó tăng cao lên trên thang tiến hóa; vậy th́ đối với nó đây là một giáo huấn minh triết hơn so với giáo huấn về ḷng vị tha mà nó không thực hành được. Điều ấy không mang lại cho nó một lư tưởng toàn bích mà là một lư tưởng thích hợp với năng lực của nó.

Nhưng khi tôi tiếp cận với người thiếu niên trí thức đă chớm nở được tính linh th́ tôi lại nêu ra cho y thấy lư tưởng phục vụ tổ quốc, phục vụ Ấn Độ; tôi sẽ nêu ra điều này là mục tiêu và mục đích của y, nó một phần là ích kỷ, một phần là vị tha, do đó mở rộng được tham vọng của y và trợ giúp cho sự tiến hóa của y. C̣n khi tôi đến với người thiếu niên có bản chất tâm linh th́ tôi sẽ dẹp hết mọi động cơ thúc đẩy thấp và ngược lại tôi sẽ hiệu triệu tới định luật vĩnh hằng về sự xả thân, tận tụy với Sự Sống Nhất Như, sùng kính các Đấng Cao Cả và Thượng Đế. Tôi sẽ dạy về tính Phân biện và ḷng Vô dục, nhờ vậy giúp cho bản chất tâm linh phát triển được khả năng vô tận của ḿnh. Như vậy chính v́ hiểu đạo đức là tương đối mà ta có thể làm việc một cách hữu hiệu. Nếu ta không giúp được cho mọi linh hồn ở đúng ngay vị thế của nó th́ đó là v́ chúng ta là những thầy cô giáo c̣n chưa biết dạy học tṛ.

Ở mọi quốc gia đều có một vài điều nhất thiết được qui định là sai, chẳng hạn như giết người, trộm cắp, dối trá, đê tiện. Mọi điều này đều được công nhận là tội lỗi. Đó là quan điểm chung. Nhưng các sự kiện không hoàn toàn xác nhận quan điểm ấy. Trên thực tế những điều này được công nhận là hợp đạo đức, c̣n những điều kia được coi là không hợp đạo đức đến mức nào? Tại sao người ta công nhận chúng là sai? Bởi v́ đại đa số dân trong nước ấy đă đạt được một tŕnh độ tiến hóa nào đó. Bởi v́ đa số người dân trong nước đó ở cùng một mức tăng trưởng cho nên đứng ở mức đó họ mới công nhận rằng những điều này là ác, là phản tiến bộ. Kết quả là thiểu số ở dưới mức tiến hóa này bị coi là thuộc loại “tội phạm”. Đa số người đă đạt được một tŕnh độ tiến hóa cao hơn và đa số ấy đă tạo ra luật lệ; thế rồi những người không đạt được tiêu chuẩn thấp nhất của đa số ấy bị gán cho là tội phạm. Theo quan điểm của chúng tôi th́ có hai loại tội phạm. Có một loại mà chúng ta không thể gây ấn tượng ǵ bằng cách hiệu triệu tới óc phân biệt đúng và sai của họ. Công luận vô minh gọi họ là loại tội phạm chai lỳ. Nhưng quan điểm này là sai lầm và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Họ chỉ là những linh hồn vô minh chưa tăng trưởng, c̣n ấu trĩ, là những đứa trẻ thơ nơi Trường Đời, và chúng ta không thể giúp được họ tăng trưởng bằng cách chà đạp họ xuống khiến cho họ có thêm nhiều thú tính, v́ thật ra họ chưa tiến xa hơn mức một con thú là bao. Chúng ta phải dùng mọi phương tiện mà ḿnh sẵn có, mọi lư luận để gợi ư, dẫn dắt và dạy dỗ những linh hồn non trẻ này, khép chúng vào kỷ luật để có được cuộc sống tốt đẹp hơn chứ ta không được coi chúng là đám tội phạm chai lỳ v́ chúng đă già rồi mà mới chỉ như đứa con nít đi học ở nhà trẻ.

Loại tội phạm khác bao gồm những người cảm thấy có một mức độ hối hận và ăn năn nào đó sau khi đă phạm phải một tội lỗi v́ biết rằng ḿnh đă làm sai. Họ ở một mức cao hơn và có thể được trợ giúp để chống cự lại điều ác trong tương lai do chính sự đau khổ mà luật lệ của loài người đă áp đặt lên họ. Tôi có nói rằng linh hồn cần phải trải qua mọi kinh nghiệm th́ mới học được cách phân biệt giữa đúng và sai. Ta cần nếm trải được thiện và ác cho tới khi ta có thể phân biệt được thiện với ác, nhưng thế là đủ rồi. Cái lúc mà hai đường lối hành động đă sờ sờ ra trước mắt bạn, bạn biết rằng con đường này là đúng con đường kia là sai th́ nếu bạn cố t́nh chọn đường sai, bạn đang phạm tội v́ bạn đang chống lại một định luật mà bạn thừa biết và công nhận. Một người ở giai đoạn này mà phạm tội th́ chỉ v́ ham muốn của y quá mạnh mới thôi thúc y chọn đường sai. Y phải đau khổ và y đau khổ như vậy là tốt thôi, nếu y cứ chiều theo dục vọng lúc y đă biết rằng như vậy là sai trái th́ đó cũng chính là lúc mà y cố t́nh thoái hóa v́ muốn chiều theo sự thôi thúc ấy. Việc trải nghiệm điều sai chỉ cần thiết ở giai đoạn trước khi ta công nhận đó là sai để cho ta có cơ sở mà công nhận như vậy. Hai hai lộ tŕnh xuất hiện trước mặt một người mà y có thể thấy rằng xét về mặt đạo đức lộ tŕnh này cũng chẳng khác ǵ lộ tŕnh kia, th́ y muốn đi theo lộ tŕnh nào cũng được và chẳng hề phạm phải lộ tŕnh sai. Nhưng cái lúc mà y đă thừa biết điều đó là sai th́ ta đang phản bội chính ḿnh khi để cho con thú ở nơi ta đè bẹp được Thượng Đế cũng ở nơi ta. Đó mới thật là tội lỗi; đây mới là t́nh trạng của hầu hết (nhưng không phải tất cả) của những kẻ làm sai ngày hôm nay.

Ta hăy lướt qua điều này để xem xét một số lỗi lầm đặc thù kỹ lưỡng hơn một chút nữa. Ta hăy xét việc giết người: ta ắt thấy óc phân biệt phải trái của cộng đồng cũng phân biệt kiểu giết người này với kiểu giết người kia. Nếu một người chụp lấy một con dao trong lúc nóng giận và đâm túi bụi kẻ thù ḿnh th́ luật pháp gọi y là kẻ giết người và đem treo cổ y. Nếu cả ngàn người cầm dao đâm túi bụi vào cả ngàn người khác th́ kiểu giết người đó gọi là chiến tranh. Kẻ nào giết người như vậy lại được tôn vinh chứ không hề bị trừng phạt. Cái đám đông la ó phản đối người giết một kẻ thù của ḿnh th́ cái đám đông ấy lại tung hô những người giết cả chục vạn kẻ thù. Sao mà lại có sự dị thường kỳ quặc như thế? Ta biết giải thích sao đây? Có điều ǵ đó biện minh cho phán quyết của cộng đồng chăng? Có sự phân biệt nào giữa hai hành vi đó chăng để biện minh cho việc phân biệt đối xử? Có đấy. Chiến tranh là một điều mà lương tâm của công luận càng ngày càng phản đối và ngay sau đây ta sẽ phải xét tới sự kiện này về sự tăng trưởng của lương tâm công luận. Nhưng trong khi chúng tôi sẽ làm hết sức ḿnh để ngăn cản chiến tranh, để cố gắng truyền bá ḥa b́nh và giáo dục con em của ḿnh tinh thần yêu ḥa b́nh, song le vẫn có một sự phân biệt thật sự trong cách ứng xử của kẻ giết người do tư thù và kẻ giết người xảy ra trong chiến tranh; sự dị biệt này có tầm mức sâu rộng đến nỗi tôi xin mở rộng thêm về nó một chút nữa. Trong trường hợp này người ta chỉ cốt thỏa măn một mối hiềm khích cá nhân và đúng là thỏa măn được cá nhân. C̣n trong trường hợp kia, người này giết người nọ không phải để thỏa măn t́nh cảm cá nhân, không phục vụ cho mục đích cá nhân, không mưu cầu lợi ích cá nhân. Người ta chỉ giết nhau với vai tṛ là một hành vi tuân lời một mệnh lệnh mà thượng cấp áp đặt lên họ, chính thượng cấp mới chịu trách nhiệm về sự công chính của chiến tranh. Cả đời tôi đều rao giảng ḥa b́nh và tôi phấn đấu chứng tỏ tội ác của chiến tranh. Tuy nhiên tôi cũng công nhận rằng chỉ có kỷ luật của quân đội mới có tầm quan trọng sống c̣n đối với kẻ nào phải chịu rèn luyện như thế. Người lính học được điều ǵ? Y học việc tuân lệnh, sạch sẽ, nhanh trí, chính xác, hành động mau mắn và sẵn sàng chịu cực khổ về thể xác mà không cằn nhằn hoặc làu bàu. Y học cách liều mạng và thí mạng v́ một chính nghĩa lư tưởng. Chẳng lẽ một sự rèn luyện như thế không có chỗ đứng nào trong cơ tiến hóa của linh hồn hay sao? Chẳng lẽ linh hồn không được lợi ích ǵ qua sự rèn luyện đó hay sao? Khi lư tưởng về xứ sở làm cho linh hồn ta bừng bừng lên, khi những người thô lỗ, tầm thường và vô giáo dục vui ḷng hi sinh t́nh mạng v́ lư tưởng ấy mặc dù họ có thể thô bỉ, ưa bạo lực, say sưa bét nhè th́ họ cũng đang trải qua một sự rèn luyện mà trong kiếp tới sẽ biến họ thành những người tốt hơn và cao quí hơn.

Thế rồi ta hăy xét một câu của một người Anh đặc biệt có thiên tài, Rudyard Kipling, đă khiến cho các quân nhân bảo rằng họ chiến đấu “cho bà góa phụ ở Windsor”. Điều này nghe ra hơi sống sượng, nhưng cũng tốt cho kẻ đang đói khát, đang bị cưa cụt tay chân trên chiến trường, nếu y thấy Nữ hoàng nước Anh, là mẹ của muôn dân và hiến dâng cuộc đời ḿnh cho bà v́ lần đầu tiên đă học được vẻ đẹp của ḷng trung thành, can đảm và tận tụy. Có một sự phân biệt (mặc dù công chúng chỉ rất lờ mờ hiểu được) giữa việc giết người v́ tư thù và chiến tranh. Đó là v́ quyền lợi trong trường hợp này mang tính cá nhân c̣n quyền lợi trong trường hợp kia thuộc về một bản ngă rộng lớn hơn, đó là bản ngă của quốc gia tức quốc hồn quốc túy.

Khi bàn tới vấn đề đạo đức này ta hầu như thường mắc phải một quan điểm lẩm cẩm nào đó. Có nhiều trường hợp trộm cắp, dối trá, giết người mà luật lệ con người bỏ lọt lưới không trừng phạt, nhưng luật nghiệp báo vẫn ghi sổ và quả báo sẽ dội lại kẻ vi phạm. Nhiều hành vi trộm cắp được ngụy trang dưới dạng buôn bán; nhiều hành vi lừa gạt được ngụy trang dưới dạng kinh doanh; nhiều lời nói dối được dàn dựng khéo léo xếp vào loại thuật ngoại giao. Tội lỗi tái xuất giang hồ dưới những dạng thật đáng ngạc nhiên, được che giấu và ngụy trang khiến cho con người phải học cách tẩy trược bản ngă của ḿnh hết đời này sang đời khác. Thế rồi c̣n phải có một nhận xét nữa trước khi ta bàn tới bản thể của tội lỗi – một điều mà tôi không thể hoàn toàn lờ đi được – đó là tư tưởng và hành động. Có một số hành động mà con người phạm phải v́ không thể tránh được. Bạn không hiểu ḿnh đang làm cái ǵ khi bạn dung túng cho ḿnh suy nghĩ theo một đường lối sai trái. Bạn thèm thuồng vàng bạc của người khác trong tư tưởng th́ ngay lúc đó bạn đang giơ bàn tay của cái trí ḿnh ra chụp lấy cái không phải của ḿnh. Bạn đang xây dựng Dharma tức Nghiệp thức trộm cắp. Bản chất nội tại, bản chất bên trong chính là Dharma, và nếu bạn xây dựng bản chất nội tại đó bằng tư tưởng ác th́ bạn ắt sinh ra với Nghiệp thức dẫn dắt bạn tới những hành vi thói xấu. Bấy giờ bạn thực hiện những hành vi ấy mà không cần phải suy nghĩ. Bạn có ư niệm ǵ về việc biết bao nhiêu tư tưởng nơi bạn đă tuôn ra hướng về việc tạo nên hành động? Bạn có thể đắp đập chặn ḍng nước lại, ngăn cản nó không trôi dọc theo một kênh dẫn, nhưng tới lúc mà có một lỗ được tạo ra nơi cái đập ấy th́ nước bị dồn ép lại sẽ tuôn đổ qua cái lỗ đó và quét sạch cái đập: tư tưởng đối với hành động cũng như thế. Tư tưởng tích lũy dần dần sau cái đập v́ thiếu cơ hội. Khi bạn suy đi ngẫm lại th́ luồng tư tưởng càng ngày càng tràn đầy đằng sau cái chiến lũy hoàn cảnh. Trong một kiếp khác, cái chiến lũy hoàn cảnh ấy sẽ bị xuyên thủng và ta sẽ phạm phải hành động ngay trước khi bất kỳ tư tưởng mới nào đă diễn ra. Đó là những tội ác không thể tránh được đôi khi làm nổ bùng một đời sinh hoạt dữ dội lúc tư tưởng quá khứ đơm bông kết trái nơi hiện tại, khi nghiệp quả của tư tưởng tích lũy bùng nổ thành hành động. Nếu có cơ hội đến với bạn, và bạn có thời gian dừng lại và thời gian tự nhủ rằng: “Liệu tôi có nên làm như thế không? th́ hành động ấy ắt là không tất yếu đối với bạn. Việc bạn dừng lại để suy nghĩ có nghĩa là bạn có thể đặt tư tưởng vào phía bên kia và củng cố được cái hàng rào. Không thể bào chữa cho việc thực hiện một hành động mà bạn nghĩ rằng nó sai lầm. Những hành động ấy chỉ không thể tránh được khi bạn làm mà không suy nghĩ; khi tư tưởng thuộc về quá khứ, c̣n hành động thuộc về hiện tại.

Bây giờ ta xét tới vấn đề lớn là sự chia rẽ: trong mọi hành vi đều có bản chất sai lầm là sự chia rẽ. Trong quá khứ th́ chia rẽ là đúng. Lộ tŕnh lớn của ḍng sự sống thiêng liêng phải được chia ra nhiều nhánh nhóc, nó cần được kiến tạo nên các trung tâm tâm thức cá biệt. Chừng nào mà một trung tâm c̣n cần được củng cố th́ sự chia rẽ c̣n ở bên phía sự tiến bộ. Vào một thời kỳ nào đó linh hồn cần phải ích kỷ; trong những giai đoạn tăng trưởng sơ khai nó không thể làm việc mà không ích kỷ. Nhưng giờ đây luật của sự sống tiến bộ đối với người tiến hóa là phải vượt qua sự  chia rẽ và t́m cách thực chứng sự đơn nhất. Giờ đây ta đang trên con đường tiến tới sự đơn nhất; ta đang ngày tiến gần tới nhau hơn. Bây giờ chúng ta phải hợp nhất để tăng trưởng thêm nữa. Mục đích th́ vẫn như vậy; mặc dù phương pháp đă thay đổi do sự tiến hóa trải qua thời gian. Lương tâm của công luận đang bắt đầu nhận thấy  sự đơn nhất mới là tiến bộ chứ không phải sự chia rẽ, và đó là sự tăng trưởng chân chính của một quốc gia. Chúng ta đang cố gắng dùng sự phân xử để thay thế cho chiến tranh, hợp tác thay v́ cạnh tranh, bênh vực kẻ yếu thay v́ chà đạp lên kẻ yếu, và mọi điều đó chính là v́ đường lối tiến hóa giờ đây hướng về sự đơn nhất chứ không hướng về sự chia rẽ. Chia rẽ là dấu ấn của sự giáng xuống Vật chất, c̣n thống nhất là dấu ấn của việc thăng lên Tinh thần. Thế giới đang có xu hướng đi lên mặc dù hàng ngàn linh hồn có thể bị lạc hậu. Lư tưởng giờ đây là ḥa b́nh, hợp tác, che chở, huynh đệ và giúp đỡ lẫn nhau. Giờ đây th́ bản chất của tội lỗi chính là ở nơi sự chia rẽ.

Những tư tưởng đó đưa ta tới một sự trắc nghiệm khác về cách cư xử. Liệu hành động mà ta đang thực hiện là mưu cầu tư lợi hay giúp đỡ cho ích lợi chung? Phải chăng cuộc đời ta là một cuộc đời vô ích, tự tư tự lợi hay giúp ích cho loài người? Nếu nó có tính chất ích kỷ th́ nó là sai lầm, là điều ác, chống lại sự tăng trưởng của thế giới. Nếu bạn thuộc về những người đă hiểu được vẻ đẹp của lư tưởng đơn nhất và nhận ra được sự hoàn hảo của con người thiêng liêng mà ta mưu cầu th́ bạn nên dẹp bỏ tà kiến chia rẽ nơi bản thân ḿnh.

Khi ta xem xét nhiều giáo huấn trong quá khứ để t́m hiểu cách ứng xử của các vị Hiền triết th́ có xuất hiện một vài vấn đề về đạo đức mà một số người thấy khó ḷng giải đáp được. Tôi nêu vấn đề đó ở đây v́ tôi có thể gợi ư cho bạn đường lối tư tưởng giúp bạn có thể bảo vệ được Kinh điển khỏi bị người ta bới lông t́m vết chỉ trích; điều này có thể giúp cho bạn hưởng lợi được giáo huấn đó mà không bị rối trí. Cách ứng xử của một bậc đại Hiền triết không phải luôn luôn là một gương mẫu để cho kẻ phàm phu cố gắng noi theo. Khi tôi nói một bậc đại Hiền triết th́ tôi ngụ ư một vị không c̣n ham muốn cá nhân nữa, không c̣n bị hấp dẫn bởi bất cứ sự vật nào trên thế gian, cuộc đời ngài chỉ tuân theo ư chí thiêng liêng khiến cho ngài là một trong những kênh dẫn của thần lực thiêng liêng để trợ giúp thế gian. Ngài thực thi chức năng của một vị Thần linh và chức năng của Thần linh khác hẳn chức năng của con người. Trái đất có đủ thứ tai họa: chiến tranh, động đất, nạn đói, dịch hạch, bệnh dịch truyền nhiễm. Ai gây ra chúng? Trong vũ trụ của Thượng Đế th́ không có nguyên nhân nào mà không do chính Thượng Đế gây ra và những sự vật này dường như khủng khiếp, gây chấn động, gây đau khổ đến nỗi đó là những cách thức mà ngài giáo huấn chúng ta khi ta đi sai đường. Một dịch bệnh quét đi cả ngàn người trong một quốc gia. Một cuộc chiến tranh khốc liệt làm cho cả ngàn người chết ngổn ngang trên chiến trường. Tại sao vậy? Bởi v́ quốc gia ấy đă lờ đi thiên luật tiến hóa của ḿnh cho nên phải học bài học qua sự đau khổ nếu không muốn học bằng lư trí. Dịch bệnh là kết quả của việc bất chấp những định luật về sức khỏe và sống vệ sinh sạch sẽ. Thượng Đế quá từ bi nên không thể để cho con người đang tiến hóa chậm chạp lại dùng những cơn ngẫu hứng, những hoang tưởng và xúc cảm của ḿnh bất chấp định luật; do đó ngài khiến cho nó phải chú ư tới điều mà ḿnh đă bỏ qua. Những tai họa đó là công tŕnh của Chư Thiên tức là các tác nhân của Ishvara, họ vốn vô h́nh trên khắp thế giới và quản trị thiên luật cũng giống như một vị thẩm phán quản trị dân luật. V́ các ngài quản trị thiên luật và hành động một cách vô tư không thiên lệch cho nên hành động của các ngài không phải là gương để chúng ta noi theo, cũng giống như hành động của vị thẩm phán khi bỏ tù tội phạm không phải là gương để cho người thường bắt chước mà trả thù kẻ địch của ḿnh. Chẳng hạn như ta hăy xét vị đại Hiền triết Narada. Ta thấy ngài phát động chiến tranh khi hai quốc gia đă đạt đến mức mà lợi ích cao hơn của mỗi quốc gia chỉ có thể đạt được qua sự đấu tranh và cái này chinh phục được cái kia. Các cơ thể bị giết chết và việc giết chết cơ thể của con người là giúp ích tốt nhất cho y để y có thể đạt được khả năng tăng trưởng lớn hơn trong những cơ thể mới. Chư Thần linh tạo ra chiến tranh để giết chết hàng ngàn người. Chúng ta ắt là độc ác khi bắt chước các ngài phát động chiến tranh chỉ để chinh phục hoặc mưu lợi, hoặc thỏa măn tham vọng, hoặc bất cứ mục tiêu nào có phàm ngă xen vô th́ đều có tội. Nhưng trong trường hợp Narada th́ không phải như thế bởi v́ một bậc Devarshis giống như ngài trợ giúp thế gian theo đường lối tiến hóa bằng cách đập tan những chướng ngại. Bạn ắt hiểu một điều ǵ đó về những kỳ quan và bí nhiệm của vũ trụ khi bạn biết rằng những sự việc dường như là ác xét theo quan điểm h́nh tướng th́ lại là thiện xét theo quan điểm sự sống; mọi thứ xảy ra là để phục vụ cho điều tốt nhất. “Có một thiên tính uốn nắn cứu cánh của chúng ta mặc dù nó có thể là được gọt giũa một cách thô thiển”. Tôn giáo thật chí lư khi bảo rằng chư Thần linh trị v́ thế gian và dẫn dắt các quốc gia; nó chỉ đạo và thậm chí dùng roi vọt để thôi thúc quốc gia đi theo con đường đúng khi quốc gia đi lệch đường.

Một người đầy tràn phàm ngă và bị hấp dẫn bởi những đối tượng của dục vọng mà trọn cả bản ngă chỉ là Kama; người ấy khi thực hiện một hành động do Kama xúi bẩy thường phạm phải tội lỗi. Nhưng cũng hành động đó do một linh hồn đă giải thoát thực hiện không vướng bận mọi dục vọng để thực thi mệnh lệnh thiêng liêng th́ hành động đó lại là chân chính. Khi ta hoàn toàn không tin rằng con người lọt vào cái bẫy của các Thần linh đó th́ những lời lẽ nêu trên có vẻ dường như kỳ cục, nhưng trong thiên nhiên không có một năng lượng nào, không có một biểu lộ vật thể nào của một vị Thần linh mà không thực thi ư chí của Đấng Tối Cao. Đó là quan điểm chân chính về thiên nhiên. Ta chỉ xét theo khía cạnh h́nh tướng và bị Hăo huyền làm cho mù quáng nên gọi điều đó là điều ác; nhưng chư Thần linh đập tan h́nh tướng th́ chỉ quét sạch mọi chướng ngại vật làm cản đường tiến hóa.

Ở đây ta có thể hiểu được một hoặc hai vấn đề khác mà những người có quan niệm hời hợt về sự vật thường bắt ta phải đương đầu. Giả sử một người đang khao khát phạm tội, và chỉ bị ngăn cản không phạm tội do sức ép của hoàn cảnh; giả sử sự khao khát đó càng ngày càng mănh liệt hơn th́ điều tốt nhất cho y ra sao? Tốt nhất là y có cơ hội để biến sự khao khát đó thành hành động. Phạm tội ư? Đúng vậy, ngay cả một tội lỗi cũng gây hại cho linh hồn ít hơn là việc cứ nghiền ngẫm tội lỗi trong tâm trí tạo ra sự tăng trưởng của một khối ung thư trong tâm của sự sống. Hành động một khi đă được thực hiện thế là xong, và đau khổ nối tiếp nó ắt dạy được bài học cần thiết; c̣n tư tưởng th́ cứ măi sản sinh và sống động. [Điều này không ngụ ư là người ta nên phạm tội thay v́ phấn đấu chống lại tội lỗi. Chừng nào y c̣n phấn đấu th́ điều đó vẫn tốt cho y và y có thêm sức mạnh. Trường hợp nêu ở đây là khi không có phấn đấu, khi người ta khao khát hành động nhưng chỉ v́ thiếu cơ hội nên không làm được. Trong trường hợp đó th́ cơ hội càng đến sớm càng tốt cho người ấy, ḷng khao khát bị dồn ép lại sẽ bùng nổ, mong ước được thực hiện rồi mang lại đau khổ giúp cho con người học được bài học cần thiết và tẩy rửa được chất độc đạo đức đang càng ngày càng gia tăng]. Bạn có hiểu được điều đó chăng? Nếu bạn hiểu được điều đó th́ bạn cũng hiểu được tại sao trong các kinh điển một vị Thần linh lại cung cấp cơ hội cho người ta phạm tội khi người đó đang khao khát phạm tội, và thật ra đă phạm tội trong tâm hồn rồi. Chắc chắn là y sẽ đau khổ v́ tội lỗi ấy nhưng y sẽ học hỏi qua sự đau khổ giáng xuống đầu kẻ làm sai trái. C̣n nếu cái tư tưởng ác ấy cứ bị bỏ mặc cho sinh sôi nảy nở trong tâm hồn đến nỗi càng ngày càng mạnh mẽ hơn th́ nó sẽ dần dần phá hoại toàn thể bản chất đạo đức của con người. Đó là v́ nó giống như một khối ung thư ác tính mà nếu không được nhanh chóng cắt bỏ đi th́ sẽ gây nhiễm độc cho trọn cả cơ thể. Nếu từ bi ra th́ phải để cho người đó phạm tội rồi chịu đau khổ c̣n hơn là để cho y cứ khao khát phạm tội mà không phạm được chỉ v́ thiếu cơ hội. Điều đó tất yếu sẽ làm cho các kiếp vị lai thoái hóa.

Cũng vậy, nếu người ta đang tiến bộ nhanh chóng mà có một nhược điểm ẩn tàng nơi bản thân hoặc một Nghiệp báo quá khứ nào đó chưa thanh toán, hoặc một ác cử chưa được đền tội th́ con người chưa thể được giải thoát khi chưa thanh toán hết Nghiệp báo, khi chưa trả hết nợ. Nếu từ bi ra th́ phải làm ǵ? Phải giúp cho người đó trả nợ qua sự oằn oại và thoái hóa sao cho sự khốn khổ nối tiếp sai lầm ấy có thể thanh toán được Nghiệp báo của quá khứ. Điều này có nghĩa là đă quét sạch một chướng ngại cản đường y giải thoát, và Thần linh cài đặt sự cám dỗ đó trên đường đi của y để đập tan cái hàng rào cuối cùng. Tôi không có thời gian để triển khai tỉ mỉ cái đường lối tư tưởng súc tích này, nhưng tôi yêu cầu bạn hăy tự ḿnh đi theo đường lối đó để xem nó ngụ ư điều ǵ và nó soi sáng được bao nhiêu cho vấn đề u uẩn về sự tiến bộ và sa đọa của các vị thánh.

Nếu bạn đă đồng hóa được vấn đề đó rồi th́ khi bạn đọc những quyển sách như Mahabharata, bạn mới hiểu được công tŕnh của chư Thần linh xen vào các sự vụ của con người; bạn mới thấy chư Thần hoạt động trong cơn băo và ánh nắng mặt trời, trong ḥa b́nh và trong chiến tranh, bạn mới thấy bất cứ điều ǵ xảy ra cũng đều tốt đẹp cho con người và quốc gia v́ sự minh triết cao cả nhất và t́nh thương âu yếm nhất đang dẫn dắt con người và quốc gia đi đến mục tiêu đă định của ḿnh.

Bây giờ tôi xin nói lời cuối cùng, một lời mà tôi dám cả gan nói với các bạn vốn đang kiên nhẫn lắng nghe tôi bàn về một đề tài khó hiểu và bí hiểm xiết bao. C̣n có một thông điệp cao hơn nữa: nên biết rằng có một mục tiêu tối cao và những bước cuối cùng trên thánh đạo là những bước mà Nghiệp thức không c̣n có thể dẫn dắt ta được nữa. Ta hăy xét tới một số lời lẽ kỳ diệu của bậc Đạo sĩ vĩ đại, Shri Krihna, để xem lời giáo huấn cuối cùng của ngài ra sao khi ngài nói tới một điều ǵ đó c̣n cao siêu hơn bất cứ thứ nào khác mà ta dám đề cập tới. Đây là thông điệp ḥa b́nh của ngài: “Con hăy lại lắng nghe lời tối cao của Ta, vốn bí nhiệm nhất trong tất cả; v́ con rất yêu thương Ta với tấm ḷng trung kiên cho nên Ta mới nói ra v́ lợi ích của con. Con hăy ḥa lẫn Manas vào nơi Ta, hăy sùng tín Ta, hi sinh cho Ta, phủ phục trước mặt Ta, thậm chí hăy đến với Ta. Con hăy bỏ hết mọi Nghiệp thức và chỉ đến qui y với Ta thôi; con đừng có lo, Ta sẽ giải thoát cho con khỏi mọi tội lỗi”. (Chí Tôn Ca, xviii, 64 – 66).

Những lời cuối cùng của tôi chỉ dành cho những người nào sống một cuộc đời mà ao ước cao cả nhất là hiến thân cho ngài, họ có quyền nhận được từ những lời lẽ cuối cùng này niềm hi vọng và sự an dưỡng. Lúc bấy giờ là hết Nghiệp thức. Bấy giờ con người không c̣n muốn điều ǵ nữa ngoại trừ Đấng Chí Tôn. Khi linh hồn đă tới giai đoạn tiến hóa đó, khi nó không đ̣i hỏi điều ǵ nơi thế gian mà hoàn toàn tận hiến cho Thượng Đế, khi nó đă vượt qua mọi thôi thúc của dục vọng, khi tâm hồn đă được tự do qua t́nh thương, khi trọn cả bản thể đă phủ phục dưới chân Đấng Chí Tôn th́ con người đă từ bỏ mọi Nghiệp thức; chúng không c̣n dành cho y nữa; y không c̣n có qui luật tăng trưởng, không cần phải làm cho bổn phận được thăng bằng, không cần phải ḍ xét từng chút một về cách cư xử. Bạn đă hiến ḿnh cho Đấng Thế Tôn th́ chẳng có điều ǵ nơi bạn mà lại không thiêng liêng. Bạn chẳng c̣n một Nghiệp thức nào nữa v́ khi hiệp nhất với ngài, bạn không c̣n là một biệt ngă nữa. Cuộc đời bạn được che giấu nơi bản thân ngài, sự sống của ngài cũng chính là sự sống của bạn; bạn có thể sống trên thế gian nhưng bạn chỉ c̣n là công cụ của ngài thôi. Bạn hoàn toàn thuộc về ngài. Cuộc đời bạn là cuộc đời của Ishvara và Nghiệp thức không c̣n đeo đuổi bạn nữa. Ḷng sùng tín của bạn đă giải thoát được bạn v́ cuộc đời bạn vốn ẩn tàng nơi Thượng Đế. Đó là lời lẽ của bậc Đạo sư. Đó là lời lẽ cuối cùng mà tôi dành cho bạn. 

Và bây giờ xin tạm biệt các huynh đệ. Chúng ta đă cùng nhau làm việc. Sau khi đă tŕnh bày một cách bất toàn về cái đề tài hào hùng này, tôi xin nhắn gửi các bạn: hăy nghe theo tư tưởng trong thông điệp chứ đừng nghe theo người thuyết tŕnh vốn chỉ là sứ giả truyền đạt thông điệp; hăy mở rộng ḷng ḿnh đón nhận tư tưởng ấy và biết quên đi sự bất toàn được thốt ra từ miệng của ai đó. Nên nhớ rằng khi chúng ta leo lên hướng về Thượng Đế, ta cần phải cố gắng (cho dù yếu ớt đến đâu đi chăng nữa) truyền thừa cho các huynh đệ ḿnh một chút sự sống mà ta mới mon men tiến tới được. Do đó hăy quên đi người thuyết tŕnh mà chỉ nhớ tới lời giáo huấn thôi. Hăy quên đi sự bất toàn của người truyền đạt thông điệp mà chỉ nhớ tới thông điệp thôi. Hăy tôn thờ Thượng Đế với những giáo huấn mà ta đang nghiên cứu và hăy từ bi tha thứ cho những khuyết điểm của kẻ phục vụ đă thốt ra giáo huấn ấy.

 

VẠN VẬT THÁI B̀NH


[1] Học viên nên triển khai tỉ mỉ nguyên tắc căn bản này; nhờ đó tư tưởng của y sẽ được minh giải nhiều.

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES