trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

ANNIE  BESANT
 

TÂM   PHÁP

THE  DOCTRINE  OF  THE  HEART

Trích từ những bức thư của các môn đồ Ấn Giáo.

Với lời nói đầu của Annie Besant.


 

LỜI NÓI ĐẦU

Hãy học phân biệt chân với giả, những điều phù du tạm bợ với điều vĩnh cửu muôn đời. Hãy học tập trước hết sự tách biệt của cái học trí óc với Minh triết-Linh hồn, cũng như “Nhãn pháp” với “Tâm pháp”.  –  Tiếng nói vô thinh.                  

Dưới tựa đề “TÂM PHÁP”, sách này có in một loạt bài thuyết giảng, chủ yếu gồm những đoạn trích trong thư tín của các bạn người Ấn. Chúng không đưa ra thực chất của một “quyền uy” nào cả mà chỉ chứa đựng những tư tưởng có thể vài bạn trong chúng ta nhận thấy hữu ích và chúng tôi muốn chia xẽ cho những người khác. Các điều này dự kiến chỉ dành cho những ai quyết tâm theo đuổi một đời sống cao cả hơn và đem lại sự chú ý cho những ai đặc biệt hiểu biết rằng chính đời sống này mới chắc chắn đưa họ bước vào Đường Đạo của Người Đệ Tử dưới sự dìu dắt của các Đấng Cao Cả vì các Ngài đã trải qua con đường đạo trong quá khứ nhưng vẫn còn lưu lại trên địa cầu hầu giúp đỡ những người khác; đến phiên họ, họ cũng phải đặt bước như các Ngài. Tư tưởng trong những bức thư này thuộc về các tôn giáo, nhưng sự phát biểu và tình cảm thì của người Ấn Độ. Lòng sùng tín cao quí, mãnh liệt được biết ở phương Đông là Bhakti –  tâm sùng đạo và tự hiến dâng trọn vẹn, không giới hạn cho Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng mà sự sống của các Ngài đã biểu lộ qua thân xác của những người hiến dâng. Lòng sùng tín (Bhakti) này, không nơi nào được biểu hiện tuyệt vời như trong Ấn Giáo, mà tác giả những bức thư đây là các môn đồ, vì thế họ đã quen với lối hành văn phong phú, hoa mỹ của Phạn ngữ nên khi được chuyển sang Anh ngữ có vài sự hài hòa không rõ ràng cùng với hương vị thi ca ngọt ngào của ngôn ngữ chính gốc của họ. Người Anglo Saxon tính tình lạnh lùng, họ có vẻ dè dặt, tình cảm thường kín đáo; thế nên, họ hoàn toàn không quen với tâm hồn dồi dào, nhạy cảm tôn giáo của người phương Đông dâng trào tự nhiên như là khúc hát của con chim sơn ca. Tuy thế, đó đây ở phương Tây, chúng ta cũng có thể tìm thấy một Bhakta (người sùng đạo) rất chân thành, ví dụ Thánh Thomas  a  Kempis, Thánh Theresa, Thánh John vác Thập tự giá, Thánh Francis ở Assisi, Thánh Elisabeth ở Hungary. Tuy nhiên, phần lớn sự nhạy cảm tôn giáo ở phương Tây dù cho sâu sắc chân thành thế mấy cũng đều có khuynh hướng im lặng và tự ẩn giấu. Đối với những người như thế thì các bức thư này không cần thiết và cũng không dự định dành cho họ.

Giờ đây chúng ta hãy quay sang việc xem xét một trong những điều tương phản rõ nét về đời sống cao cả hơn. Thật sự thì tất cả chúng ta đều nhận thức rằng huyền bí học đòi hỏi chúng ta phải có nghị lực cần thiết cho một cách xa lánh nào đó và đồng thời phải tuân thủ một kỷ luật tự giác. Cả hai điều mà chúng ta rất ưu ái và ngưỡng mộ là bậc tôn sư, H.P.B và cái truyền thống về đời sống huyền môn chúng ta đã nghiêm túc học qua là tính dứt bỏ và sự tự chủ; đây là những qui định đối với người có thể sẽ bước qua cổng Thánh Điện. Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita) không ngớt lập lại lời dạy về tính chất khác nhau giữa đau khổ và vui thích, về sự thăng bằng trọn vẹn trong mọi hoàn cảnh, mà nếu không có những điều đó thì không thể thực hiện được yoga chân chính nào. Về khía cạnh này của đời sống huyền môn, tất nhiên phải được mọi hành giả nhận thức qua phần lý thuyết cùng với sự phấn đấu tuân thủ để tự mình thâm nhập trọn vẹn. Còn khía cạnh khác của đời sống này, thật sự là vấn đề được nói nơi quyển Tiếng nói vô thinh, bao gồm lòng thiện cảm với tất cả giới hữu tình cũng như thích ứng kịp thời nhu cầu của mọi người. Đó là sự biểu hiện tuyệt vời của các “ Chân Sư Từ Ái” và vì Người, chúng ta phụng sự như được đưa ra nơi tựa đề. Theo đó việc rèn luyện bên ngoài mỗi ngày thì những bức thư này trực tiếp hướng dẫn tư tưởng chúng ta và là những gì chúng ta hay bỏ qua nhất trong cuộc sống của mình; dù sau cũng có nhiều điều tốt đẹp của nó cùng với sự toàn hảo có thể làm rung động tâm hồn chúng ta. Nhà huyền bí học chân chính là người biết phán xét thật nghiêm khắc cá nhân mình và phần nhiều họ là người cương quyết trong công việc khó khăn được giao, là bạn hữu rất thông cảm với mọi người ở xung quanh, đồng thời cũng là người giúp đỡ hòa nhã nhất. Đạt đến trạng thái dịu dàng và năng lực đồng cảm này là mục tiêu của mỗi chúng ta và nó chỉ có thể thành tựu bằng cách rèn luyện không ngừng những điều đó để hướng đến mọi người ở xung quanh mà chẳng hề có sự phân biệt nào cả. Mỗi người muốn trở thành nhà huyền bí học phải sẽ là nhà huyền bí học trong gia đình mình, và trong vòng thân cận thì tin chắc nơi sự đồng cảm và giúp đỡ để họ sẵn sàng biến đổi nỗi đau khổ âu lo và tội lỗi của mình. Có thể họ nghĩ rằng hầu hết không có gì hấp dẫn, tất cả thật chán ngắt, buồn nãn và không hài lòng, nhưng ít ra họ cũng có được một người bạn. Mọi khát vọng hướng đến một cuộc sống tươi đẹp hơn; mọi mơ ước nảy nở trong lòng là được phụng sự vô tư, trong sáng; mọi nguyện vọng phần nào được sống sao cho cao thượng hơn và có thể tìm thấy nơi anh một sự can trường đang sẵn sàng và mãnh liệt. Từ đó, mọi mầm mống tốt lành có thể bắt đầu tăng trưởng với nhiệt tình và sự khích lệ do bản chất từ ái đang hiện hữu trong anh.

Đạt đến năng lực phụng sự này là một vấn đề tự huấn luyện trong đời sống hằng ngày. Trước hết, chúng ta cần phải nhận biết cái NGÃ trong tất cả mọi người chỉ là một; do đó, nơi mỗi người mà chúng ta sẽ giao tiếp, chúng ta phải phớt lờ cái vẻ khó thương ở sắc diện bên ngoài và tìm hiểu cái NGÃ nội tại nơi tâm của họ. Điều kế tiếp là phải hiểu thấu đáo –  bằng sự xúc cảm chớ không thể chỉ trên lý thuyết –  rằng cái NGÃ đang cố gắng tự biểu lộ xuyên qua những vỏ bọc bên ngoài là sắc tướng, chính những vỏ này làm ngăn ngại nó; nhìn chung, thì bản chất bên trong hoàn toàn là tình thương, là từ ái, chính những vỏ bọc xung quanh cái NGÃ khiến chúng ta bị lệch lạc. Vậy, chúng ta sẽ phải tự đồng nhất với cái NGÃ đó. Điều mà chúng ta phải thừa nhận chính mình là tinh túy của nó và cùng nhau cộng tác để chiến đấu chống lại bản chất thấp hèn luôn tìm cách bóp chẹt sự biểu lộ CHÂN NGÃ. Khi chúng ta hoạt động theo bản tính thấp kém, tầm thường của mình trong việc giúp đỡ anh em, thì đường lối duy nhất để đạt hiệu năng là thấy điều chúng ta và họ không khác nhau, cũng hạn chế, cũng thành kiến, cũng là ảo tưởng lệch lạc, chúng ảnh hưởng bản tính thấp của chúng ta. Vậy sự giúp đỡ này phải theo đường hướng của họ chớ không phải của chúng ta, vì như thế mới có thể thực hiện được sự giúp đỡ chân chính. Đây là cách huấn luyện trong huyền môn. Chúng ta phải học sao để tự mình rút ra khỏi cái bản tính thấp kém, tầm thường đó; phải nghiên cứu nó, nhận biết những cảm nghĩ của nó và đừng bao giờ bị nó ảnh hưởng ngay cả những khi dễ xúc động, và vì thế trong khi chúng ta rút kinh nghiệm bằng xúc cảm, chúng ta phải phán đoán với trí thông minh.

Chúng ta phải vận dụng phương pháp này trong việc giúp đỡ anh em mình cho đến khi chúng ta cùng với họ đồng một cảm nghĩ như sợi dây đàn đồng âm thanh hòa cùng một nốt với họ, rồi từ đó, chúng ta phải thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc của cái “TÔI” để xét đoán, khuyên lơn và nâng đỡ nhưng luôn luôn sử dụng cách nào để anh em chúng ta nhận biết rằng bản tính tốt đẹp hơn của y tự biểu lộ qua lời lẽ của chúng ta.

Chúng ta thật tâm mong muốn chia xẽ những gì tốt lành nhất của mình, một cuộc sống TINH THẦN không giữ lại điều chi nhưng để cho ra tất cả. Thường những điều “tốt đẹp nhất” của chúng ta có thể không hấp dẫn đối với người mà chúng ta đang cố gắng giúp đỡ, chẳng khác nào nghệ thuật thi văn cao quí đối với một em nhỏ bé bỏng. Khi những điều tốt đẹp nhất được chúng ta trao cho thì anh này có thể hấp thu được, nhưng anh kia lại từ chối chẳng phải vì chúng ta miễn cưỡng trong công việc, mà thật ra là chưa phải lúc. Vì thế, các Chân Sư Từ Ái thực hiện sự giúp đỡ chúng ta như giúp đỡ con cái các Ngài; y như phương thức đó, chúng ta tìm cách cố gắng giúp đỡ những người còn trẻ tuổi hơn về cuộc sống Tinh Thần.

Chúng ta không được quên việc tình cờ có người đến với chúng ta trong một lúc nào đó, họ chính là người mà Chân Sư đưa đến để chúng ta phụng sự ngay thời điểm này. Nếu chúng ta thiếu nhạy bén, thiếu kiên nhẫn hay thờ ơ lãnh đạm, dĩ nhiên việc giúp đỡ người ấy sẽ thất bại, đồng thời chúng ta không làm tròn nhiệm vụ đối với Ngài. Thường chúng ta hay bỏ lỡ phận sự ngay trước mắt vì đang say mê công việc khác và thiếu hiểu biết nhiệm vụ giúp đỡ linh hồn nhân loại được trao cho chúng ta ngay lúc đó. Vậy, chúng ta cần nhắc nhở lòng mình về mối nguy cơ này, do sự tinh tế trong nhiệm vụ nên nó thường là nhiệm vụ giả vờ, nếu sự hiểu biết chưa sâu sắc thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ. Chúng ta cũng không có ý muốn làm một vài công việc thuộc loại đặc biệt nào đó, luôn luôn chúng ta phải thật lưu ý đến công việc, nhưng với một tâm hồn tự do, thanh thoát và “chuyên chú ” sẵn sàng đáp ứng tiếng nói thì thầm khe khẻ nhất của Chân Sư, có thể các Ngài cần chúng ta trong việc phục vụ một vài người nào đó mà qua chúng ta họ sẽ được giúp đỡ.

Tính nghiêm khắc đối với các thể thấp của bản thân được trình bày trên đây, là một điều kiện để công việc phụng sự có hiệu quả, vì chỉ người không còn chú ý đến chính bản thân mình, dửng dưng với sự vui thích và đau khổ mới đầy đủ tự do tỏ sự đồng cảm trọn vẹn với người khác. Không tha thiết điều gì nên anh có thể cho ra tất cả. Với tình thương vị tha, anh trở thành hiện thân của tình thương cho mọi người.

Trong huyền bí học, quyển sách của sự sống giúp chúng ta thay đổi quan niệm chủ yếu về sự chú ý. Chúng ta nghiên cứu các sách khác chỉ để tuân theo những gì chúng ta có thể thực hiện trong cuộc sống. Đối với việc học tập, ngay cả những tác phẩm huyền bí cũng chỉ duy nhất có nghĩa là để mở mang tinh thần, nếu chúng ta đang phấn đấu sống một cuộc đời như thế thì mới thật sự là sống, không phải chỉ để hiểu biết suông mà đó là sự tinh luyện tâm hồn, khác với việc kiến thức choán đầy đầu óc. Đây là những điều hướng dẫn chúng ta đến dưới chân Sư Phụ.

Từ ngữ “lòng sùng tín” là bí quyết của mọi sự tiến bộ thực sự của đời sống tinh thần. Trong công việc, chúng ta tìm kiếm sự phát triển các hoạt động tinh thần, chớ không mong tìm những kết quả làm ta hài lòng, vì đây là việc phụng sự các Chân Sư chớ đâu phải để thỏa mãn cá nhân chúng ta. Đối với sự thất bại nhất thời, chúng ta không nên thối chí, nản lòng cũng như những khi rơi vào tình trạng u ám, khó khăn gần như không còn sinh khí; chúng ta có thể rút kinh nghiệm cho đời sống nội tâm chúng ta.

Vậy phụng sự vì lợi ích của công việc chớ không vì vui thích mới bắt tay vào việc, đó là một bước tiến tới rõ rệt vì chúng ta bắt đầu đạt được sự quân bình nội tâm cũng vô tư trong nhận xét, chúng ta có thể an lòng phụng sự dù lúc thất bại cũng như lúc thành công, lúc tâm tư vẩn đục hay khi trong sáng. Nếu chúng liên tiếp chi phối phàm ngã đến mức cảm thấy thật vui thích khi thực thi công việc của Chân Sư thì những điều này chỉ là nỗi đau khổ của bản tính thấp kém của chúng ta; bước tiếp nữa là chúng ta phải phụng sự với nhiệt tình và chu đáo dù khi niềm vui thích kia có biến mất đi và tất cả sự hân hoan thư thái như bị mây che khuất hoàn toàn. Mặt khác, khi phụng sự các Đấng Thiêng Liêng, chúng ta có thể lại phục vụ cho chính mình –  phục vụ vì những gì các Ngài ban cho chúng ta chớ không phải vì tình thương trong sạch.

Ngày nào hình thức tinh vi này của việc tìm kiếm cho riêng mình chiếm ưu thế là ngày đó chúng ta có nguy cơ thất bại trong công việc phụng sự, nếu xung quanh chúng ta còn nhiều sự tối tăm bao phủ, nếu trong lòng còn cảm thấy sắp chết đến nơi và tuyệt vọng. Ngay trong đêm buồn ảm đạm này của tinh thần mà nhiệm vụ cao quí nhất vẫn được tuân thủ, thì mọi sự cám dỗ cuối cùng của bản tính thấp kém sẽ đổ vỡ tan tành.

Sở dĩ chúng ta nhấn mạnh đến lòng sùng tín, bởi vì khắp nơi, chúng ta nhận thấy nhiều người chí nguyện bị lâm nguy khiến cho sự tiến triển công việc của Chân Sư bị ngăn trở do những yếu tố mạnh nhất của tự ngã. Đây chính là đối thủ của chúng ta và đây cũng là chiến trường nữa. Khi nhận thấy những điều này, người chí nguyện có thể tiếp đón mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của mình để rồi đập vỡ ra từng mảnh những gì đã bám chắc, ăn sâu phàm ngã; tuy nhiên cũng phải biết ơn tất cả “những người khó ưa” đã nhẫn tâm xúc phạm anh, làm náo động tình cảm cũng như chạm đến lòng tự ái của anh. Họ là những người bạn tốt nhất, những người trợ giúp nhiều nhất của anh mà chẳng bao giờ quan tâm, chú ý điều nào cả; nhưng chúng ta phải biết ơn những gì họ đưa đến đã làm tổn hại tinh thần đối thủ lợi hại nhất là phàm ngã của chúng ta. Thế nên hãy để ý điều này trong đời sống hàng ngày vì nó trở nên một trường huyền bí học và chúng ta bắt đầu học tập sự quân bình toàn hảo rất cần cho một quãng đường cao hơn của người đệ tử trước khi có được tri thức thâm sâu; và do đó mà quyền năng có thể đặt vào đôi tay của chúng ta. Vậy, nơi nào không có sự yên tĩnh, tự chủ, cũng như sự dửng dưng với các vấn đề cá nhân, lòng sùng tín trong sáng phục vụ kẻ khác, thì nơi đó, không có huyền bí học chân chính, cũng không có đời sống tinh thần thật sự. Thần linh học bậc thấp không đòi hỏi những đặc tính này, thế nên, những tay huyền bí học giả mạo chấp nhận ngay, còn Huyền môn Chánh đạo đòi hỏi những đặc tính đó cốt để môn sinh có được những điều kiện gia nhập vào Hàng ngũ Tân tín đồ. Vậy, mục tiêu trọng yếu của mỗi người chí nguyện là tự rèn luyện vì họ có thể phụng sự và thực hành nghiêm túc kỷ luật bản thân để “khi Chân Sư nhìn vào tâm họ, Ngài có thể thấy không còn một vết bợn nhơ nào cả”. Sau đó, Ngài sẽ dắt tay anh và hướng dẫn anh đi về phía trước.

                                                                                       Annie Besant

 

Tai họa treo lơ lửng trên đầu con người đặt niềm tin của mình gắn chặt vào tài sản riêng tư bên ngoài hơn là sự an tịnh nội tâm, vì điều này không tùy thuộc vào lối sống ở ngoại cảnh. Thực tế là càng có những tình huống không thuận lợi nhiều thì phải có sự ngưỡng mộ, sự hi sinh lớn lao hơn trong cuộc sống giữa con người với nhau, họ tiến gần đến mục tiêu cuối cùng nhờ bản chất tự nhiên của bao thử thách khó khăn phải vượt qua. Do đó, bởi thiếu khôn ngoan nên con người dễ bị lôi cuốn quá mức vào cách biểu lộ của sinh hoạt tôn giáo bên ngoài, vì những gì diễn ra trên cõi giới vật chất thì thật phù du hão huyền, chỉ đưa đến sự chán nản, thất vọng đắng cay. Vậy, bất cứ ai khi đã bị thu hút mãnh liệt vào một lối sống nào ở ngoại giới thì sớm muộn gì cũng phải học bài học về tính chất tương đối, vô nghĩa của tất cả sự vật trần gian. Và họ cũng trải qua sớm những kinh nghiệm bắt buộc do nghiệp quả của quá khứ, dĩ nhiên nó tốt hơn cho cá nhân họ. Quả thật khi có điều khó chịu bất ngờ giáng xuống, nó khiến con người khó giữ vững vị trí, thế nhưng luôn luôn cần phải nếm qua chén đắng nếu muốn chữa trị tận gốc sự dại khờ. Khi cơn gió nhẹ từ Tòa Sen của các Ngài êm ả thổi qua linh hồn, thì bạn sẽ hiểu biết được sự tồi tệ ở môi trường xung quanh không đủ sức phá hỏng khúc nhạc quyến rủ trong tâm hồn bạn.

Cũng như một người Âu có nhiệt tâm với huyền bí học, cảm thấy gần gũi với Đấng Cao Cả hơn khi y đặt chân lên đất nước Ấn Độ; và cái cảm giác của một người Ấn thì cũng thế khi y trèo lên đỉnh cao của ngọn Tuyết Sơn. Nhưng dù sao đây cũng chỉ là một ảo giác, vì một người không thể tiếp cận được Đấng Thanh Khiết bằng cách di chuyển của hồng trần mà phải bằng tấm lòng trong sạch và kiên quyết chịu đựng khổ nhọc vì hạnh phúc thế gian. Cũng bởi sự kém hiểu biết của người đời lầm lạc đáng thương nhìn các Đấng Tôn Kính của chúng ta nên tôi xin nhắc lại những lời này: “Tiếng huýt gió của con rắn làm tổn hại vẻ uy nghi hùng vĩ của ngọn Tuyết Sơn hơn là lời vu khống, lăng mạ của thế gian đối với ai đó trong chúng ta”.

  

* * *

Tất cả các môn sinh cần có một kiến thức nào đó về huyền bí học, dù chỉ một lần thừa nhận rằng có các tập đoàn tác nhân vô hình thường xuyên tham gia vào những sinh hoạt nhân loại. Các Tinh linh Ngũ hành thường tạo mọi loại ảo tưởng và sự lừa bịp qua cách hóa trang, cũng như các thành viên trong Huyền Môn Hắc Đạo thích mê hoặc và đánh lừa kẻ có nhiệt tâm với minh triết chân chính, người ta cũng phải nhận biết Bản Chất đó trong các sự việc nhân ái quan trọng và công bằng tuyệt đối, nhờ vào vài khả năng phân biệt giữa tiếng nói của những cư dân trong không khí và của các Chân Sư. Tôi thiết tưởng những điều đó sẽ được tán thành toàn diện vì rằng lý trí, trực giác và lương tri vốn là năng lực cao tột của chúng ta, điều duy nhất nhờ đó, chúng ta mới có thể hiểu được chân với giả, tốt với xấu, đúng với sai. Bản chất này nếu được hiểu là không có gì hết thì chắc chắn sẽ thiếu năng lực soi sáng lý trí, thiếu sự thích ứng với yêu cầu thận trọng cao nhất của bản chất đạo đức để luôn luôn được xem như là thông điệp của các Chân Sư.

Vậy, cũng phải nhớ rằng các Chân Sư ở đây là các Chân Sư Minh Triết và Từ Ái, tiếng nói của các Ngài soi sáng và mở mang tâm trí ta chớ không hề làm bối rối và gây lo lắng, ưu tư; các Ngài trấn tĩnh chớ không làm náo động sự yên tịnh của chúng ta, các Ngài nâng đỡ chớ không làm mất đi thanh thế. Các Ngài không hề áp dụng phương pháp làm héo mòn tâm trí, tê liệt lý trí cũng như trực giác. Làm sao tránh được hậu quả nếu các vị Đế Quân của Tình Thương và Ánh Sáng lại gán ép cho các môn đồ những truyền thông chống lại lý trí lẫn tri thức đạo đức ? Thế nên sự cả tin mù quáng có thể chiếm chỗ của niềm tin sáng suốt; sau đó, việc làm tê liệt đạo lý luân thường thay việc phát triển tinh thần làm cho người mới nhập môn chắc hẳn sẽ không được giúp đỡ, cũng không có ai hướng dẫn dìu dắt họ, để rồi triền miên trong thú vui thích, nô đùa của vài tinh linh và các nhân vật Bàn Môn hiểm độc.

Phải chăng đây là định mệnh của con đường người đệ tử ? Con đường của Tình Thương và Minh Triết như thế sao ? Tôi không nghĩ là bất cứ ai biết suy luận lại tin tưởng nó lâu được, mặc dù trong khoảnh khắc người ấy có thể bị mê hoặc và cả tin những điều hết sức vô lý như thế.

 

                                         * * * * * * * * * * * * * *

 

Một trong biết bao điều do dự, nghi ngờ ở tâm trí của người đệ tử gây ra cho y nhiều nỗi đau buồn, đó là sự ngờ vực rằng tính chất yếu đuối, nhu nhược của thể xác có thể làm ngăn chận bước tiến của tinh thần. Tiến trình đồng hóa và bảo dưỡng tinh thần không cần phải hao tổn năng lượng vật chất mà sự phát triển tinh thần cũng có thể tiếp tục trong khi xác thân chịu đựng đau đớn. Đây hoàn toàn là một ảo tưởng và cũng là món nợ đời đến kỳ phải thanh toán do thiếu hiểu biết và sự quân bình nội tâm nên thân xác phải chịu đựng nhiều khổ sở và đói khát để làm cho nó đáp lại những kinh nghiệm tinh thần. Đây là lúc thực thi công việc phụng sự hữu dụng nhất cho mục tiêu của Tập đoàn các Đấng Thiêng Liêng phải vững vàng và sẽ có được sự tiến bộ thật sự. Khi đúng thời điểm, những kinh nghiệm tinh thần cần ghi ấn tượng sâu sắc vào tâm thức qua não bộ thì thể xác không thể nào cản trở được. Một ít khó khăn do thể xác gây nên có thể bị xóa sạch ngay tức khắc. Việc tin rằng do một sự cố gắng nào đó của thể xác, bằng một bước duy nhất có thể giúp sự phát triển tinh thần tiến lên là một lầm lạc. Con đường tiếp cận các Ngài là sự thực thi một cách tốt đẹp nhất những điều mà các Ngài mong ước được thực hiện, khi đã hoàn thành thì không có gì khác để làm thêm nữa.

                                     * * * * * * * * * * * * * * *

Đối với tôi dường như những điều này thật đặc biệt ngọt ngào do sự bền lòng kiên nhẫn cũng như trong niềm vui tự hi sinh ý chí của mình cho ý chí của các Vị hiểu biết nhiều hơn và luôn dìu dắt ta chân thành. Như thế không có gì là ước muốn cá nhân trong đời sống Tinh Thần cả. Cho nên người đệ tử có thể vui vẻ hi sinh hạnh phúc của riêng mình thì các Ngài nhận thấy cơ hội làm việc cho những người khác qua trung gian của đệ tử. Đôi khi trong lúc cô đơn, người đệ tử cảm thấy như mình bị bỏ rơi, tuy thế, y lại luôn luôn cảm thấy có các Ngài ở bên cạnh khi công việc được hoàn thành. Do đó, giai đoạn tối và sáng phải xen kẽ nhau và chắc chắn phải tốt đẹp vì bóng đêm chỉ ở một lúc và ảnh hưởng đến khi chúng ta cảm thấy cô đơn, cho dù ngay cả nỗi đau khổ ấy của riêng ta có thể sẽ tăng phần mãnh liệt. Cảm nhận được sự hiện diện và ảnh hưởng của các Ngài thật là món quà thiêng liêng nhất khó thể tưởng tượng được, nhưng rồi ngay cả điều đó chúng ta cũng lại phải tự nguyện hi sinh nữa bởi khi ta từ chối vì nghĩ rằng điều đó quá cao cả, quá tốt lành đối với chúng ta, thì cuối cùng điều thiện trên cõi hồng trần đạt được thật dễ dàng

                           

                                    * * * * * * * * * * * * * * 

Hãy cố gắng hiểu thấu đáo vẻ đẹp của sự đau khổ khi đau khổ ấy chỉ đem lại cho con người tư cách xứng đáng với công việc phụng sự. Chắc chắn không bao giờ chúng ta khao khát hòa bình nếu cần phải sống trong sự xung đột trên thế gian để giúp đời. Cố gắng cảm thấy rằng dù sự tối tăm dường như bao quanh bạn, song nó không có thật. Đôi khi chúng tự ẩn trong một ảo ảnh không quan trọng của ngoại cảnh, nhưng đó là phúc lành tỏa ra với sự phong phú đặc biệt khi đúng thời điểm. Trong những lúc tối tăm bao quanh thì lời nói không giúp ích được nhiều, lúc bấy giờ người đệ tử phải cố gắng giữ vững niềm tin của mình trong trạng thái đang cận kề bên cạnh các Đấng Cao Cả và nghĩ rằng dù ánh sáng chỉ tạm thời rút khỏi tâm thức–thức tỉnh của tinh thần nhưng dưới sự ban rãi từ bi và minh triết nó đang tăng trưởng hàng ngày trong nội tâm. Và khi tinh thần nhạy cảm trở lại, nó thật bất ngờ và vui mừng nhận thấy làm thế nào những công việc của tinh thần vẫn tiếp tục mà không có sự tham dự của ý thức tỉ mỉ nào đó. Chúng tôi hiểu biết Đại Luật. Trong đêm tối tăm của cõi giới tinh thần với nỗi sợ hãi cố hữu dù lớn lao hay bé nhỏ vẫn tiếp diễn theo là ánh sáng ban ngày và người đã giác ngộ nhận ra sự mờ mịt, u ám là hiệu quả của một qui luật thiên nhiên nên không còn phiền não. Chúng ta có thể chắc chắn rằng đến phiên tình trạng u ám đó rồi cũng sẽ tan đi. Phải luôn luôn ghi nhớ rằng sau đám khói mờ dày đặc nhất bao giờ cũng có ánh sáng tỏa ra từ Tòa Sen của các Đấng Chí Tôn trên thế gian. Hãy vững vàng và đừng bao giờ làm mất niềm tin nơi các Ngài và rồi không có điều gì phải lo sợ. Thật sự, bạn phải chịu đựng nhiều thử thách, nhưng chắc chắn bạn chống cự lại chúng.

Khi bóng đêm mờ mịt treo lơ lửng như một bức màn bao quanh linh hồn, đó là lúc bạn phải có khả năng trông thấy thế nào thực sự là bóng tối và đâu là ảo tưởng hão huyền. Thế nên, chính sự tối tăm này cuối cùng đủ sức hủy hoại biết bao linh hồn cao quí nhưng chưa đạt đến mức độ chịu đựng lâu dài bền bỉ.

  

                                           * * * * * * * * * * * * *
      Đời sống Tinh thần và lòng Từ ái dù cho ra bao nhiêu cũng không cạn kiệt. Sự tiêu dùng chỉ thêm vào nguồn dự trữ và khiến cho nó càng phong phú dồi dào và mạnh mẽ hơn lên. Hãy cố gắng an vui và hài lòng càng nhiều càng hay, bởi vì trong an vui mới có đời sống tinh thần đích thực; còn đau buồn, tuyệt vọng chỉ là kết quả của vô minh và nhận thức thiếu sáng suốt của chúng ta. Cho nên, bạn phải chế ngự theo khả năng của bạn; cảm giác buồn phiền làm mờ mịt bầu không khí tinh thần. Dù bạn không thể ngăn chận trọn vẹn khi chúng ập đến, nhưng ít ra bạn không thể buông xuôi phó mặc. Vì thế, bạn hãy nên nhớ rằng sự toàn phúc ngự nơi tâm vũ trụ.

 

                                            * * * * * * * * * * * * * *

Trong tâm của người đệ tử đã hiến dâng không có chỗ cho những nỗi niềm tuyệt vọng, vì điều đó làm yếu đi lòng tin cũng như tín ngưỡng và như thế chúng sẽ cung cấp một đấu trường cho những năng lực đen tối để tranh chấp gay go. Xúc cảm này là một ảo tưởng để tự chúng hành hạ người đệ tử và khi xảy ra ảo tưởng đó chúng có thể đạt một vài lợi điểm. Qua bao kinh nghiệm cay đắng nhất, tôi mới học được rằng tự tín thật sự không giúp được gì và thậm chí với sự thử thách có bản chất loại này còn lừa gạt ta nữa. Chỉ có một phương cách để đào thoát an toàn ra khỏi những ảo tưởng này là tự hiến dâng trọn vẹn cho các Ngài. Lý do của điều này thì quá rõ ràng. Một sức mạnh muốn có tác động vào những gì chống lại nó thì cả hai phải ở cùng một cảnh giới để trên đó năng lực mới đối kháng nhau được. Nay, những điều lo âu và ảo tưởng kia không còn được phàm ngã sinh ra thì phàm ngã cũng không cần sức chống lại chúng. Vụ việc này đến từ các Nhân vật trong Bóng Tối nên chúng chỉ có thể bị vô hiệu hóa bởi những Huynh Đệ Chánh Đạo. Tuy nhiên, cần thiết để được an toàn là phải bỏ rơi phàm ngã –  bản tính chia rẽ của chúng –  và giải thoát khỏi tất cả các Àhamkàra[1].

                                        * * * * * * * * * * * *

Hãy hiểu biết rằng ta phụng sự Hội [2] của chúng ta –  hoặc vì vấn đề có tầm sinh hoạt quan trọng nào đó đều được đặt dưới sự quan sát, trông nom của những Đấng Quyền Lực thông tuệ bao la và cao cả hơn chính bản thân bé nhỏ của chúng ta, sự liên hệ này không cần thiết nhiều cho chúng ta mà cho sứ mệnh chủ yếu của Hội, phần còn lại là sự hài lòng thực thi cẩn thận nhiệm vụ và cần cù trong phần việc được chỉ định theo sự sáng suốt và khả năng cao nhất của chúng ta. Sự cẩn thận và lo lắng chắc chắn có những chức năng của riêng nó nằm trong sự tiết kiệm năng lượng của thiên nhiên. Ở người thường thì bộ óc được dùng xử lý công việc và ngay cả giúp cho các bắp thịt vận động; không có những sự kiện này thế gian khó thể hoàn tất phân nửa sự tiến bộ trên cõi giới vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, ở một giai đoạn nhất định của sự tiến hóa nhân loại, những điều này được thay đổi bằng một tri thức về bổn phận và tình yêu chân lý cùng với tầm nhìn trong sáng có sức thúc đẩy hướng về phía trước trong việc phụng sự. Như vậy, để đạt được mức đó không hề do bất cứ một số phân tử năng lượng và khí lực của hệ thần kinh nào. Thế nên, bạn phải tống khứ hết tất cả sự nản lòng, thất chí và hướng thẳng linh hồn bạn về Nguồn Ánh Sáng để phụng sự cho mục tiêu quan trọng cuối cùng mà vì đó bạn có mặt ở đây, tâm bạn ôm trùm tất cả nhân loại nhưng hoàn toàn an phận về kết quả công lao của bạn. Các bậc hiền nhân thánh triết của chúng ta đã dạy như thế, chính Đức Sri Krishna đã cổ vũ Arjuna trên chiến trường, và vì lẽ đó, chúng ta sẽ phải đích thân điều khiển năng lực của mình. Cảm nghĩ của tôi liên quan đến những nỗi đau khổ thế gian cũng rõ ràng, chính xác như của các bạn. Không có gì đau khổ cho tôi hơn là cách xử sự mù quáng, thô bạo của đa số các bạn đã trưởng thành đang theo đuổi những cảm giác và bày tỏ ý kiến trống rỗng, vô nghĩa, còn sai lầm do ảnh hưởng của đời sống thế tục của họ. Quan niệm dốt nát và điên cuồng này làm xúc động và mủi lòng tôi nhiều hơn là sự thử thách cam go về mặt vật chất mà nhân loại phải gánh chịu. Mặc dù lời cầu nguyện cao quí của Rantideva đã trước đây làm tôi xúc động sâu xa nhiều năm từ khi tôi có được một cái nhìn thoáng qua về bản chất bên trong của sự vật, tôi xem những quan niệm của Đức Phật thật là uyên bác và siêu tột hơn hết. Dù tôi có thể vui lòng cùng chịu nỗi khổ cực hầu an ủi một đệ tử đang bị đau đớn dày vò; nhưng vì thấy được những nguyên nhân và hậu quả mật thiết của sự khổ sở đó, nên nỗi đau buồn của tôi về tình cảnh ấy không mãnh liệt bằng lòng thương xót sự cơ cực của những người kém hiểu biết đáng thương, một cách thiếu khôn ngoan nên đành cam chịu trang trải các hình phạt về tội ác mà họ đã gây ra trong quá khứ. Chức năng của trí tuệ chỉ là so sánh và suy luận; còn sự hiểu biết tinh thần vượt xa hơn nhiều. Với trí năng tinh vi khôn khéo có lẽ bạn đã phát ngấy như người bị bội thực trong cái môi trường xung quanh mà bạn đang sống, nhưng nói cho cùng thế gian chỉ là một học đường, một học viện đào tạo, và tuy nhiên, đối với người có suy tư sâu sắc không có kinh nghiệm nào dù là đau khổ hay lố lăng lại không thể dùng được và có giá trị sâu xa mà chúng ta vượt qua chỉ làm chúng ta khôn ngoan hơn và chính những điều sai lầm sẽ giúp chúng ta được vững vàng đáng kể trong tương lai. Cho nên, chúng ta không nhất thiết phải càu nhàu, ta thán về bất cứ điều gì dù cho bề ngoài có làm ta khó chịu.

 

                                     * * * * * * * * * * * * * *

Nhân Quả mà Chí Tôn Ca và Yoga Vàsishthà [3] đã dạy, có nghĩa là hành động và ý chí bắt nguồn từ Vàsanà hay dục vọng. Điều này được đề ra riêng biệt trong qui luật đạo lý, vì không có việc gì hoàn thành với cảm giác thực sự bởi nhiện vụ, cũng không có được gợi ý bởi cảm nghĩ “cần phải làm”, mà có thể nói đó là triệu chứng thoái hóa bản chất đạo đức của người thực hiện ngay khi nếu y bị sai lầm trong phân định về nhiệm vụ và sự đúng mức của y. Sai quấy đương nhiên phải bù lại bằng đau khổ mới tương xứng với lỗi lầm nhưng chắc chắn điều đó không hề làm mất đặc tính hay làm hoen ố Jivàtma [4] .

 

                                         * * * * * * * * * * * * *

Thật thích hợp để áp dụng tất cả những biến cố trong cuộc đời như là những bài học để chuyển chúng thành lợi điểm, và như thế, sự buồn rầu khi phải xa lìa các huynh đệ thương mến cũng hữu ích cho chúng ta nữa. Vậy thế nào là không gian và thời gian trên cõi Tinh Thần ? Nó chỉ là ảo ảnh của khối óc, không thực thể, nó dường như không tồn tại và thiếu sự tác dụng của thể trí, mà chính cái trí là vỏ bọc bên ngoài giam cầm Jivàtmà (Chơn Ngã). Đau khổ chính là sự thôi thúc trong sạch và rất hiệu nghiệm cho cuộc sống đầy đủ của Tinh Thần. Rốt cuộc, sự tốt lành sẽ đến giúp mọi người trong chúng ta chấm dứt đau khổ; thế nên chúng ta chẳng phải than phiền làm chi. Không những thế, các đệ tử còn phải hiểu rõ rằng chẳng có một kết quả nào tình cờ xảy ra mà không có ý chí của các Đấng Tôn Kính của họ, vậy chúng ta nên xem mọi sự đau khổ đưa đến như là một bước hướng về sự tiến bộ tinh thần đồng thời là phương tiện để phát triển nội tâm, nhờ đó chúng ta sẽ có khả năng phụng sự các Ngài và từ đó nhân loại sẽ tốt đẹp hơn.

 

                                        * * * * * * * * * * * * * *

Nếu chúng ta có thể phụng sự các Ngài, nếu trải qua tất cả các thời kỳ sóng gió và tai họa lớn lao mà linh hồn chúng ta vẫn hướng về Tòa Sen của các Ngài thì nỗi đau đớn và khổ sở mà sự trừng phạt trên các thể tạm thời này có là gì đâu ? Chúng ta hãy hiểu biết đôi chút về ý nghĩa thâm sâu của những đau khổ, những thăng trầm này của hoàn cảnh bên ngoài –  càng chịu nhiều nỗi khốn khổ, đau đớn có nghĩa là càng có nhiều nghiệp quả xấu được giải quyết, càng thêm nhiều năng lực phụng sự; quả là một bài học hay đã học –  những tư tưởng này không đủ nâng đỡ, khuyến khích chúng ta vượt qua bao khốn khổ của ảo tưởng hay sao ? Khi đau khổ mà ta hiểu biết và có lòng tin thì thật là điều êm ái, ngọt ngào; nó khác biết bao với nỗi bất hạnh của kẻ dốt nát, kẻ hoài nghi và người không tín ngưỡng ! Con người có thể mong ước hầu hết tất cả nỗi khốn khổ, nghèo nàn trên thế gian là của chúng ta cốt để những người còn lại có thể được giải thoát và hạnh phúc. Sự đóng đinh trên thập tự giá của Chúa Giê Su (Jesus Christ) tượng trưng cho giai đoạn này của tinh thần người đệ tử. Bạn không nghĩ như thế sao ? Hãy luôn luôn vững niềm tin và lòng sùng tín, không đi lệch hướng khỏi đường thánh thiện của tình thương và chân lý. Đây là nhiệm vụ của bạn –  cái còn lại bạn sẽ được chu toàn do các Đấng Nhân Từ mà bạn phụng sự. Bạn hiểu tất cả những điều này, sở dĩ tôi nói ra để củng cố thêm kiến thức của bạn, vì chúng ta thường hay quên một vài bài học hữu dụng nhất của mình và trong những lúc khó khăn, nhiệm vụ của một người bạn là nhắc nhở chúng ta những điều hay đã biết hơn là kiên quyết ghi nhớ những chân lý mới lạ. Vì lẽ đó mà Draupadi thường an ủi người bạn đời thánh thiện của bà là Yudhisthira những lúc tai họa cấp bách, có thể trong khoảnh khắc làm sụp đổ sự bình tĩnh thường nhật của ông. Thế nên Vasishtha tự trấn tĩnh và đạt được sự bình thản trước thảm trạng đau đớn xé lòng bởi cái chết của các con. Quả thật, khía cạnh maya [5] (hão huyền) của thế giới này không thể nói hết được ! Một mặt thì biết bao mỹ lệ, thơ mộng, còn mặt khác thì có biết bao khủng hoảng và khốn khổ bất hạnh. Vâng, maya là bí nhiệm của tất cả những gì bí nhiệm và người nào đã có được sự hiểu biết về maya thì chính họ đã đạt tới sự hợp nhất với BRAHMAN [6] –  niềm Hạnh Phúc Tột Cùng và Ánh Sáng Tối Cao.

 

                                     * * * * * * * * * * * * * *

Chân dung nữ thần Kàli có vẻ hoảng hốt đứng trên Shiva đang phủ phục là một bức minh họa ý nghĩa –  công dụng cao –  của sự giận dữ và lòng căm hờn. Tính chất đen tối tượng trưng cho sự giận dữ và thanh gươm cũng có nghĩa là lòng dũng cảm về mặt thể chất và toàn bộ bức hình muốn nói : miễn là một người có sự giận dữ và lòng căm hờn cùng với thể lực mạnh mẽ, y có thể sử dụng chúng để trấn áp những đam mê khác và đánh bại những dục vọng thể xác. Điều này còn tượng trưng cho những gì thực sự xảy ra khi lần đầu tiên tâm trí quay hướng về đời sống cao cả hơn. Lúc đó, chúng ta đang trong tình trạng ước muốn sự minh triết và sự cân bằng trí tuệ, thế nên chúng ta cần phải đánh bại hoàn toàn ham muốn bằng những xúc cảm mạnh mẽ của mình, bằng sự giận dữ dùng để chống lại tật hư nết xấu của chính mình, và vì thế, hãy triệt hạ chúng. Sự kiêu hãnh của chúng ta cũng phải được dùng để chống lại những xu hướng không xứng đáng của thể xác cũng như tinh thần; có như thế, chúng ta mới đạt được nấc thang đầu tiên và tiếp tục phát triển sự nghiệp đạo đức. Do đó, hình ảnh Shiva phủ phục trên đất chứng tỏ khi một người tham gia trong trận chiến như thế, y không chú ý đến cái nguyên lý cao cả nhất của y là ATMÀ [7] (Ý chí) –  không những thế, ngay trong hiện tại y phải giẫm nát nó và ngày nào y chưa giết chết được kẻ thù cuối cùng của Chơn ngã thì y vẫn chưa nhận thức được vị thế hiện tại của mình đối với Atma trong suốt cuộc chiến đấu. Vì lẽ đó, nữ thần Kàli chỉ nhận thấy Shiva dưới chân mình khi bà đã giết chết tên Daitya[8] cuối cùng, sự nhân cách hóa Àhamkarà (Ngã thức), và khi đó, bà đỏ mặt hổ thẹn vì sự cuồng nộ quá mức của mình. Mặc dù dục vọng không hoàn toàn bị chinh phục, chúng ta vẫn phải sử dụng chúng cho chính sự trấn áp chúng, vô hiệu hóa sức mạnh của dục vọng này bằng một dục vọng khác, và như vậy, chỉ bằng cách đó chúng ta có thể bước đầu tiêu diệt tính ích kỷ của cái “tôi”, đồng thời lần đầu tiên thoáng thấy ATMA –  Shiva ở trong chúng ta –  người mà chúng ta không biết đến khi dục vọng đang náo loạn trong tâm hồn.
 

                                        * * * * * * * * * * * * *

Vậy, chúng ta có thể luôn luôn gác qua một bên ước muốn riêng tư thiển cận của mình để được phụng sự công việc của các Ngài một cách chân thành thì thật tốt, đó là kinh nghiệm của tôi; chỉ đơn độc noi theo sự dìu dắt của các Ngài, một người thường tránh xa được vài vực thẳm đầy nguy hiểm mà y đang chạy đâm đầu vào một cách vô ý thức. Những lúc như thế, dường như khó rời xa điều ưa thích, nhưng cuối cùng đâu có gì, chẳng qua chỉ còn niềm vui mang lại từ sự hi sinh như thế thôi ! Cho nên, chẳng có sự huấn luyện nào tốt hơn là trong một số năm ngắn ngủi của cuộc sống trên thế gian khi con người bị dồn vào những hoàn cảnh thật chán chường, tê tái thì cố gắng tìm nơi bảo đảm an toàn dưới Chân đầy ơn phước của các Đấng Chí Tôn, vì chẳng có nơi nào khác để trú thân. Và rồi, người đệ tử mới nảy nở một thói quen luôn nghĩ là y chỉ có một chốn ẩn thân nơi các Ngài và bất cứ lúc nào không nghĩ đến các Ngài y sẽ thấy khốn khổ, đáng thương. Do đó, những khi tuyệt vọng tối tăm quá sức, có thể bừng lên trong y một ánh sáng mà sau này không bao giờ còn mờ mịt nữa. Những người đã thấy được một tương lai xa xôi rộng mở mà bị che khuất bởi đôi mắt mù quáng của chúng ta, thì nên phụng sự và thực hiện điều gì tốt nhất cho thế gian. Những thành quả cấp thời, những thú vui tạm bợ phải được hi sinh vì chung cuộc vốn là sự an toàn chớ không là một cơ may bị thất bại. Chúng ta càng mong ước làm cho số phận tối hậu của mình được toại nguyện thì mỗi ngày phải bớt đi khao khát gặt hái kết quả đó. Chỉ nhờ đau khổ, chúng ta mới có thể đạt tới hoàn thiện và trong sạch; chỉ nhờ đau khổ, chúng ta mới có thể tự thích hợp với vai trò tôi tớ của Trẻ Mồ Côi luôn kêu gào đòi thức ăn tinh thần. Thế nên cuộc sống của chúng ta chỉ có giá trị khi được hi sinh quên mình dưới Chân các Ngài mà thôi.

   Chúng ta hãy hân hoan khi cơ hội hi sinh cá nhân mình để phụng sự cho Tác Nhân vĩ đại, vì như thế, sự khổ đau có thể được các Ngài sử dụng hầu đưa nhân loại lầm lạc đáng thương tiến lên một bước nhỏ nhưng cao cả hơn. Thật ra nỗi đau khổ nào mà người đệ tử cam chịu đều là sự tiến bộ nghiêm túc đạt được ở cõi trần. Vì thế, y phải bình thản và vui lòng trước nỗi đau khổ, từ đó y sẽ sáng suốt hơn phần nào chớ không còn một ấn tượng chết chóc mù quáng phải chịu đựng nữa. Trong toàn bộ quá trình của sự tiến hóa, có một qui luật hiển nhiên là gánh chịu những điều đau khổ mà ngay cả những người sơ cơ cũng thấy rõ là chẳng có sự việc nào đáng giá có thể đạt được mà không trả bằng một sự hi sinh tương xứng.

 

                                      * * * * * * * ** ** **

Người đệ tử đã từ bỏ tất cả mọi ý thức về bản thân để tự hiến mình làm một công cụ cho những Bàn Tay Thiêng Liêng sử dụng, vậy cần thiết không phải sợ hãi về những cuộc thử lòng và những điều khó khăn của trần gian đau khổ. “Vì Ngài hướng dẫn sao tôi làm vậy”. Đây là cách thức dễ dàng nhất vượt qua bên kia để thoát vòng nghiệp quả cá nhân, nếu một người đặt trọn năng lực của mình dưới Chân Đấng Chí Tôn thì không còn tạo tác nghiệp quả cho y nữa, vì vậy Đức Shri Krishna hứa rằng: “Chính Ta nhận giữ sự cân bằng nghiệp quả của đệ tử”. Người đệ tử không cần thiết phải nghĩ đến những thành quả của công việc mình làm. Vị Chân Sư Cao Cả Thiên Chúa giáo dạy rằng: “Không nên nghĩ gì đến ngày hôm sau”.

 Đừng để sự thôi thúc cấp thời hướng dẫn hạnh kiểm. Vì hăng hái nhiệt tình thuộc về cảm xúc chớ không là hạnh kiểm. Trong huyền bí học chân chính không có vấn đề hăng hái nhiệt tình trong hạnh kiểm, vì vậy nhà huyền bí học lúc nào cũng phải tự kềm chế. Một trong hầu hết những khó khăn ở cuộc sống của nhà huyền bí bọc là giữ sự quân bình một cách chính xác và quyền lực này chỉ có từ tri thức tinh thần thực sự. Nhà huyền bí học sống nhiều ở nội tâm hơn đời sống bên ngoài. Y nhận thức, cảm xúc, hiểu biết càng ngày càng nhiều, nhưng biểu lộ ra càng ngày càng ít. Ngay như những sự hi sinh y cũng phải thể hiện ở nội giới nhiều hơn nơi ngoại cảnh. Trong lòng sùng tín tôn giáo thông thường thì mọi sự hi sinh và bản chất chất mạnh mẽ của một người là khả năng được dùng gắn bó với hình thức bên ngoài để chiến thắng các chế giễu và cám dỗ trên cõi vật chất. Nhưng trong đời sống của nhà huyền bí học các điều này phải được dùng cho những mục tiêu quan trọng hơn. Vậy, sự cân xứng phải được xem xét và hình thức bên ngoài chỉ là phụ thuộc. Nói tóm là không bao giờ độc đoán. Cũng như Hamsa [9] (con hạc) từ hợp chất sữa và nước lấy riêng ra sữa khỏi nước; nhà huyền bí học cũng phải trích lọc ra, giữ lại chất sống và tinh hoa của tất cả phẩm tính khác nhau trong hki loại bỏ lớp vỏ vô giá trị thì những điều c̣n lại này được giữ bí mật.

 

                                         * * * * * * * * * * * *

Làm sao người ta có thể giả định rằng Chân Sư phải can thiệp vào đời sống và hành động của mọi người; họ tranh luận với nhau là vì các Ngài không xen vào nên các Ngài không hiện hữu, hoặc nếu có thì các Ngài lại thờ ơ, lãnh đạm về mặt đạo lý. Với sự quân bình lý trí họ có thể thảo luận về sự tồn tại của một định luật đạo lý nào đó nơi cõi trần gian này và tranh cãi về các vấn đề hết sức bất công cũng như những hành động bỉ ổi giữa nhân sinh chống lại giả thuyết của một định luật như thế. Tại sao họ lại quên rằng các Đấng Chân Sư là những vị Jivanmuktas[10], các Ngài thi hành Thiên Luật, thực sự  là tinh thần của Luật và đồng hóa với Luật. Nhưng không cần thiết phải lo lắng, đau khổ về những điều này vì ṭa án xét đoán những vấn đề khó khăn của tâm thức không phải là dư luận quần chúng mà chính là Chân ngã của chúng ta. Một cuộc đấu tranh gian khổ như thế cốt yếu là thanh lọc tâm tư và nâng cao linh hồn chớ nào phải đấu tranh mãnh liệt theo dục vọng của chúng ta hoặc ngay cả sự “công phẩn thích đáng”, cái được gọi là “sự bực tức ngay thẳng” có khả năng thúc đẩy chúng ta về phía trước.

                                            * * * * * * * * * * * * *

Điều gì làm phiền muộn và gây khó khăn cho chúng ta ? Có phải chúng không được tiếp đón nồng nhiệt và thuận lợi ? Chúng không là huấn luyện viên và là nhà giáo dục tài ba nhất với đầy đủ bài học hữu ích cho chúng ta hay sao ? Phải chăng điều này không mang nhiệm vụ khiến chúng ta tiến bước dễ dàng hơn xuyên qua bao sự biến đổi trong cuộc sống và sự thăng trầm của vận mệnh ? Phải chăng điều đó không làm mất uy tín của chúng ta nếu chúng ta thất bại trong việc giữ gìn sự yên tĩnh của tâm trí và sự thăng bằng của tính khí, mà vấn đề này có phải là luôn luôn biểu hiện tâm tính của người đệ tử ? Chắc chắn y phải bình thản giữa bao cơn giông tố và sóng gió khủng khiếp ở ngoại cảnh ! Một thế giới nhìn chung là cuồng loạn, nếu một người chỉ quan sát khía cạnh bên ngoài và còn biết bao điều dối trá, lọc lừa nữa trong cái vẻ điên rồ của nó. Đó là sự điên cuồng thật sự của hành động dại dột nơi mà đối tượng của tệ nạn này chính là sự dốt nát về thân phận của y –  không những thế, lòng tin của chính y cũng phải hợp lý một cách hoàn hảo. Ôi ! nếu chúng ta không cảm nhận được sự hài hòa và tiếng nhạc đang ngự trị nơi linh hồn của sự vật và đôi mắt không mở ra để nhìn thấy sự ngông cuồng tuyệt đối lan tràn khắp cả vỏ bọc bên ngoài thì chúng ta làm sao chịu đựng nỗi một cuộc sống như thế !

   Bạn không thấy miễn cưỡng biết ơn vì phải chịu buồn khổ khi chúng ta đang vâng theo ý muốn của các Đấng Cao Cả của chúng ta và tận lực thi hành bổn phận của mình hay sao ? Bạn không những chỉ có được sự an bình và mãn nguyện mà còn có niềm vui và sự hoạt bát trong khi bạn đang phụng sự công việc của các Ngài; chính là đặc ân cao quí nhất và là sự vui thích xác thực nhất của chúng ta khi nhớ đến các Ngài.

 

                                      * * * * * * * * * * * * * 

Vậy, chắc chắn đã hẳn các Ngài sẽ không bao giờ rời bỏ chúng ta. Đối với chúng ta, chúng ta phải gắn bó với các Ngài bằng một tấm lòng sùng tín chân thật và sâu đậm. Nếu sự hiến dâng của chúng ta vẫn chân thật và sâu đậm như thế thì không hề có vấn đề ngẫu nhiên rời xa bước chân thánh thiện của các Ngài. Tuy nhiên, bạn sẽ phải hiểu biết thế nào là ý nghĩa của lòng sùng tín chân thật và thâm sâu. Bạn cũng hiểu đúng như tôi là không có điều gì ngoại trừ khước từ hoàn toàn ý muốn của phàm ngã, tận diệt các nhân tố phàm tục trong con người mới có thể thiết lập được Bhakti [11] chính thống và xác thật. Đây chỉ là điều khi mà toàn bộ bản chất của con người hài hòa một cách hoàn hảo với Định Luật Thiêng Liêng và khi chẳng có một âm chói tai trong thành phần nào đó của hệ thống, khi mà toàn thể tư tưởng, quan niệm, thị hiếu, dục vọng, tình cảm, tự nguyện hoặc bắt buộc đồng thanh ngân vang lên hòa vào “Hơi Thở Vĩ Đại của Thượng Đế” thì mới đích thực là đạt tới lý tưởng chân thật của sùng tín và rồi không còn gì hơn thế mãi mãi. Chỉ khi vươn tới giai đoạn này của Bhakti, chúng ta mới không còn sợ thất bại, sự tiến triển mới được đảm bảo lâu dài và kết quả mới chắc chắn. Người đệ tử không còn thất bại vì thiếu sự chăm sóc và yêu thương của các Đấng Chân Sư Cao Cả, mặc dù những việc này là do sự ngoan cố của chính y và do bản chất yếu đuối bẩm sinh. Chúng ta không thể nói sự ngoan cố đó khó thể xảy ra cho người mà tư tưởng chia rẽ của họ vẫn còn dây dưa chưa dứt –  vã lại ảo tưởng và sự bại hoại đã ăn sâu nhiều niên kỷ chưa được bứng tận gốc rễ.
 

                                     * * * * * * * * * * * * * 

Chúng ta không thể tự lừa dối mình trong bất cứ tình thế nào. Có vài sự thật quả là cay đắng; tuy nhiên, quá trình diễn biến của sự giác ngộ nhất chính là hiểu biết và đối phó với chúng. Vậy, sống trong một thiên đàng tưởng tượng chỉ là cách ngăn chặn lối vào miền chân Cực Lạc. Thật ra, nếu chúng ta chú tâm tìm kiếm nơi con người mình, còn hay không còn một dấu vết nào của sự chia rẽ hay cá tính, còn một ý muốn bất kỳ nào chống lại tiến trình tự nhiên của những biến cố, chúng ta có thể sẽ không tìm được động cơ nào, nguyên nhân nào nảy sinh ra, ngay cả sự tự phụ hay ước muốn chống đối ấy. Thế nên, hãy như chúng ta hiểu biết và tin tưởng rằng ý niệm về sự cô lập chỉ là sản phẩm của maya, rằng sự vô minh cùng với tất cả dục vọng cá nhân chỉ bắt nguồn từ cảm nghĩ cô lập này và là cội rễ của mọi điều khốn khổ của chúng ta. Chúng ta không còn cách nào hơn để truy tìm những vấn đề lạc lầm và quan điểm ảo tưởng này khi cố xét đoán hơn thiệt về chúng. Nhưng nếu chúng ta phân tích những sự việc hiện tại và theo dõi chính cá nhân mình hằng ngày, đồng thời quan sát những cách thức khác nhau của cuộc sống mình trong nhiều hoàn cảnh không giống nhau và hay biến đổi, thì một sự kết thúc có nhiều sai biệt tự nó sẽ thuyết phục chúng ta, và ta sẽ nhận thấy rằng còn lâu sự thật hiện có trong đời sống của mình do hiểu biết và tin tưởng mới xảy ra được. Nó chỉ đến trong khoảnh khắc lúc này hay lúc khác khi chúng ta quên hẳn thân xác mình, hoặc môi trường vật chất nào khác ở chung quanh, đắm mình quán tưởng trọn vẹn vào Đấng Thiêng Liêng –  không những thế, còn tự hòa nhập vào với Deity [12] nữa.

 

                                       * * * * * * * * * * * * * 

Xuyên qua lòng nhân từ cao cả của các Đấng Chí Tôn, đối với chúng ta thì những sự việc trên trần đời như là một điều đơn sơ bé nhỏ và dễ hiểu nhiều hơn con người của thế gian, đó là lý do tại sao chúng ta lại quá nhiệt tâm hiến dâng tất cả năng lực của đời sống mình cho công việc phụng sự các Ngài. Tất cả sự hoạt động –  từ thiện, nhân ái và lòng yêu nước –  một người bi quan sẽ nói với nụ cười chế nhạo rằng những điều đó chỉ là sự trao đổi, một vấn đề hoàn toàn cho ra và nhận lại. Tuy nhiên, ở khía cạnh cao quí hơn, ngoài sự chế nhạo thì việc mua bán này thật là lương thiện –  một sự nhận xét quá nghiêm khắc và áp đặt vào cách sinh hoạt của từng lớp xã hội cao –  trình bày sự việc bằng một nhận xét với một nhãn quan kiêu kỳ, vượt xa phạm vi hiểu biết với tánh khinh người của kẻ hay nhạo báng, hay tìm điều lương thiện để cười đùa gọi là mua bán và hạng người nhẹ dạ, khao khát vui đùa nhỏ nhen cười với y và gọi y là kẻ khôn ngoan dí dỏm. Nếu ngắm nhìn bề ngoài hành tinh kỳ diệu này của chúng ta thì không có gì khác hơn là sự buồn bã, ảm đạm bao phủ linh hồn chúng ta và sự tuyệt vọng sẽ làm kiệt quệ tất cả nổ lực để cải tiến hoàn cảnh của nó. Nhưng với cái nhìn sâu hơn thì mọi điều mâu thuẩn tan biến ngay, vạn vật biểu hiện vẻ mỹ lệ, hài hòa, và tâm hồn nở hoa thật là vui sống, một sự mở rộng phong phú, những báu vật của nó trong vũ trụ xung quanh. Thiết nghĩ ta không nên chán nãn về sự rồ dại và mù quáng nào của con người, mà giữa họ, chúng ta sinh ra.

 

                                        * * * * * * * * * * * * * 

Đây là những định luật đạo lý đã được xác lập và cùng theo với những qui luật vật chất. Các luật đạo đức này có thể bị con người vi phạm hoặc góp phần vào do bởi  cá tính của họ và sự tự do hành động. Mỗi sự vi phạm như thế trở thành một năng lực thuộc đạo lý theo chiều đối nghịch với hướng mà sự tiến hóa đang trôi đi vốn đã có sẵn trên cõi tinh thần. Thế là mỗi luật phản ứng đều có khuynh hướng gợi lên sự vận hành của một luật chính đã được xác lập. Bây giờ khi sức mạnh đối kháng này tích lũy và thu đạt thành một hình thức khổng lồ thì lực đối lập tất nhiên trở nên mãnh liệt và kết quả là có cuộc cách mạng đạo lý và tinh thần, những cuộc thánh chiến thập tự chinh và những sự việc tương tự. Hãy triển khai quan điểm này và chúng ta nên hiểu sự cần thiết về việc lâm phàm của các Đấng Avataras [13] (Hóa Thân) trên địa cầu.

Có bao điều trở nên dễ dàng khi nhãn quan của một người đã khai mở, nhưng cũng có bao sự việc không thấu hiểu được, mặc dù họ có thấy, tuy nhiên linh thị tinh thần của họ đang mờ mịt như mù hay ngay cả mơ hồ, chán ngắt. Thiên nhiên hào phóng vô biên đã cung cấp cho con người ở cõi giới bên ngoài mà họ đang sống một bản sao chính xác, tỉ mỉ về sự vận hành bên trong của nó và thực ra những ai có mắt để thấy có thể thấy, có tai để nghe có thể nghe.

Có bao điều thật xúc động đó là lòng mong ước được chăm sóc, giúp đỡ những linh hồn đau khổ trong giờ phút hãi hùng của cuộc thử lòng khiến họ đắm chìm trong tình trạng ảm đạm, thê lương. Tuy nhiên kinh nghiệm biểu lộ nơi những người đã từng trải qua thời kỳ thử thách quá mức chịu đựng như thế, âu cũng là điều hợp lý thôi, bởi họ không nhận thức được vào thời điểm đó luôn luôn có sự trợ giúp và họ bị đè nặng bởi lo âu với một cảm giác buồn bã, cô đơn trong cuộc sống hoàn toàn tuyệt vọng. Nếu không, thì phân nửa hiệu quả của sự thử thách đã bị mất đi và sức mạnh cùng với khả năng hiểu biết đáng lẽ theo sau mỗi lần thử thách như thế sẽ phải thu đạt được qua những năm dò dẫm tìm kiếm cũng gần như sắp bị lung lay. Thế nên, luật tác động và phản ứng hiện diện ở khắp nơi. . . Người có lòng sùng tín phải hoàn thành –  trong hành vi cũng như tư tưởng hiến dâng tất cả năng lực và vật sở hữu của y cho Thượng Đế Tối Cao và cũng phải hiểu cặn kẽ rằng mình không là gì cả cũng như sự phỉnh lừa của tư tưởng chia rẽ –  như thế, một mình đơn phương không được phép tiếp cận những quyền năng đen tối và để bảo vệ cho linh hồn khỏi mọi sự nguy hiểm. Có một đoạn trong Chí Tôn Ca (Gità) bạn nên suy nghĩ, đó là đoạn phải giải thích ý nghĩa về việc không một người nào khi đã có cảm xúc sùng tín, dù chỉ một lần được đánh thức trong nội tâm y lại có thể sa ngã mãi mãi được. Tuy nhiên đây chẳng có sự đảm bảo nào để y khỏi những điều lầm lẫn nhất thời. Thật ra, theo một ý nghĩa nào đó, mọi sự sống tồn tại, từ thiên thần cao nhất chí đến vi sinh vật đơn bào thấp nhất đều được sự bảo vệ của Thượng Đế hoặc hệ thống của Ngài, được sự chăm nom xuyên qua những giai đoạn khác nhau và phương thức của cuộc sinh tồn để trở về trong lòng Ngài, vui hưởng trạng thái thiêng liêng của moksha [14] trong một thời gian vô tận. Đối với kẻ sáng mắt thì cái bên ngoài luôn luôn bộc lộ cái bên trong, vì thế, nơi ở, địa điểm và dân chúng cũng đều đáng được chúng ta quan tâm chú ý. Hơn nữa, cái bên ngoài không hẳn là điều đáng khinh như người ta có thể tưởng tượng ở sự nghiêm trọng và mãnh liệt lúc đầu của Vairagya [15] tức biểu lộ sự chán ghét. Nếu sự việc như thế thì tất cả mọi sáng tạo sẽ là một hành động điên rồ, một tiêu hao năng lượng không có mục đích. Thật ra, bạn nên hiểu điều đó không phải thế, về mặt khác, đây là một triết lý thâm sâu, vi diệu ngay cả những sự biểu lộ của huyễn tưởng và các lớp vỏ bọc bên ngoài mà Carlyle trong tác phẩm Sartor Resartus của ông có báo trước một phần của triết này. Vì sao lại biến đổi nó thành bệnh hoạn và ghê sợ như vật thừa thải cần vất bỏ thật xa. Đây không phải là chiếc áo giả trang linh thiêng mà Thượng Đế Tối Cao đã khoác vào chúng ta với đầy những bài học minh triết hay sao ? Bạn hãy nhận xét chính xác tất cả sự vật dù tốt đẹp hay xấu xa đều có vị trí thích hợp của chúng trong thiên nhiên và thiết lập từ nhiều điều khác biệt, biến đổi của chúng bởi trạng thái muôn màu, muôn vẻ trong sự hoàn hảo của Thượng Đế Tối Cao.

 

                                         * * * * * * * * * * * * *

Vì sao vấn đề truyến thông với nội giới bị ngăn chặn tạo cho tâm hồn nhiều nỗi buồn bã, nặng nề ? Bởi vì ngoại giới còn vài điều cần phải học hỏi và một trong những bài học này là tính cách thiêng liêng trong tinh hoa, thiêng liêng trong bản chất cũng như thiêng liêng trong cấu trúc của chúng, vì thế bạn sẽ phải hành xử thật ân cần, thân ái với ngoại giới hơn. Mặt khác, sự buồn bã, u sầu cũng có chỗ sử dụng và có triết lý sống của chúng. Chúng rất cần thiết cho sự tiến hóa và làm bừng nở linh hồn nhân loại cũng như niềm hân hoan và phấn khởi. Tuy nhiên, chúng cần thiết ở giai đoạn tăng trưởng lúc đầu của chúng ta và được bỏ qua khi cái Chân ngã đã phát lộ và tâm hồn rộng mở trước Đức Thái Dương Thiêng Liêng.

 

                                        * * * * * * * * * * * * *

Bạn hiểu sự tiến hóa hoạt động như thế nào chứ ? Chúng ta khởi đầu với trạng thái hoàn toàn không cảm xúc. Dần dần chúng ta phát triển nó và đến một điểm nhất định trên cuộc hành hương, chúng ta mới có nó với mức độ mạnh mẽ nhất. Kế tiếp, tiến đến thời kỳ cảm xúc được xem như là maya, theo đó nó bắt đầu giảm bớt đồng thời tri thức chiếm ưu thế; đến khi kết cuộc thì tất cả cảm xúc đều bị tri thức thiêu rụi và thế là chúng ta được hoàn toàn bình an. Nhưng đây không phải là sự bình an vô thức như thời kỳ khởi thủy của cuộc sống chúng ta trong giới kim thạch, mà là cái bình an của mọi sự đều thông suốt, cũng không phải là cái bình an lãnh đạm hoàn toàn như đã chết mà chúng ta thấy nơi đá sỏi, nhưng là cái chỉ có nơi sự sống tuyệt đối và tình yêu vô biên. Điều này đạt tới sự nghỉ ngơi, bởi vì nó khiến cho tất cả được tươi sáng đồng thời hạnh phúc tuôn tràn cho toàn thể cho vũ trụ, Tuy nhiên, những cái cực độ thường gặp nhau nên trong một khía cạnh nào đó lúc khởi đầu và chung cuộc trùng hợp nhau.

 

                                        * * * * * * * * * * * * * 

Có hai điểm chính mà tôi muốn làm sáng tỏ (1) là những năng lực siêu nhiên không được tập luyện đúng cách luôn luôn đưa đến hiểm nguy, lầm tưởng những điều do kẻ nghịch với Chân Sư viện ra là những huấn thị của Ngài và (2) Chân Sư không phát biểu điều gì mà khả năng trí tuệ của người nghe Ngài lại không đủ sức lãnh hội và ngược lại với cảm tưởng đạo đức của họ. Lời dạy của Chân Sư dù cho có thể chúng trái ngược nhiều với những thành kiến của họ, nhưng bao giờ cũng đưa đến một niềm tin vững chắc hoàn hảo nhất giống như lý trí và cảm thức đạo đức của chính bản thân điều khiển. Chúng đến tựa như một trạng thái mặc khải, sửa lại một lỗi lầm ngay tức khắc, chúng tuôn trào như một khối ánh sáng xóa tan bóng tối và chúng không yêu cầu vội vã chấp nhận hoặc tin tưởng mù quáng.

 

                                        * * * * * * * * * * * * *

 

Bạn biết kẻ thù có những hành động chống đối chúng ta như thế nào, nếu chúng ta thất bại trong việc tôn sùng các Đấng Chân Sư hoặc chối bỏ nhiệm vụ mà các Ngài đã vui lòng giao phó thì họ sẽ không dứt gây ra nhiều nỗi phiền muộn cho chúng ta. Tuy nhiên, những điều này chúng ta không bận tâm lắm vì có thể kiên trì chịu đựng mà không hề bối rối, thỉnh thoảng chúng ta lại có thể lâm vào nguy cơ chia lìa với các Đấng Cao Cả và đó là điều giày vò chúng ta và làm mất đi sự yên tĩnh tinh thần. Ngoài ra, chẳng có việc gì khác có thể gây phiền nhiễu cho chúng ta –  không có đau khổ cá nhân nào, không có thiệt hại vật chất nào cho dù thực chất của chúng có phần quan trọng đến đâu. Vì chúng ta hiểu biết rõ là những gì có tính cách cá nhân đều vô thường, tạm bợ, chóng qua mà thôi. Toàn bộ điều đó thuộc về vật chất, chỉ là ảo tưởng và giả tạo cũng như hành động điên rồ, dốt nát hay thương yêu nuối tiếc những sự vật trần gian mịt mờ.

Về phần người đệ tử, y đạt được một cách khiêm tốn sự truyền thụ từ cõi trí tuệ. Tri thức được thâm nhập từ linh hồn vào trí tuệ chính là tri thức có giá trị và chắc chắn do nhiều ngày lăn lộn trong cuộc sống, sự dồi dào trí thức của người đệ tử như thế càng tăng trưởng thêm. Và với sự hiểu biết tăng trưởng như thế khiến cho y loại trừ được toàn bộ những chướng ngại trên Đường Đạo.

 

                                        * * * * ** * * * * * * * 

 

Cảm giác đau đớn là một điều mà bất cứ cá nhân nào trải qua đời sống Tinh Thần đều quen thuộc. Điều chúng ta nên hiểu biết là đau khổ cuối cùng rồi cũng không thể kéo dài mãi mãi và nếu có thể thì đừng xem đó là việc quan trọng. Vậy, chúng ta chẳng nên hi vọng có được những công việc phụng sự nào cho các Ngài hoặc cho nhân loại mà không trải qua hết mức đau khổ do kẻ nghịch gây ra. Tuy nhiên, thỉnh thoảng các quốc vương đen tối này nổi cơn thịnh nộ, thật khó cho ta đương đầu vì nó khủng khiếp lắm, bởi đôi khi ảo tưởng (maya) chúng sáng tạo làm chúng ta hoàn toàn hoảng sợ. Nhưng với một tâm hồn trong sạch thì chẳng có gì phải sợ sệt và chắc chắn chúng ta chiến thắng. Người đệ tử không nên buồn khổ vì nỗi đau đớn nhất thời và huyễn tưởng chúng cố tình tạo ra. Đôi khi chúng có vẻ như tạo được sự tàn phá thường xuyên từ bên trong và rồi đệ tử phải nhận chịu sự suy sụp của chính mình để lặng lẽ đợi chờ hiện thân Ác Độc Maya qua đi. Bất cứ lúc nào y cũng phải để cho làn sóng nghi ngờ và bối rối lướt qua do y giữ vững được vị trí nhờ chiếc neo mà y đã tìm thấy. Kẻ thù không thể gây ra cho y những điều không thực tế hoặc thiệt hại quan trọng, miễn là y vẫn giữ một lòng sùng bái các Ngài với tất cả tâm hồn và những gì y có thể. “Người nào trung thành với Ta, thì Ta sẽ giúp y vượt qua dễ dàng biển đời sinh tử”.

 

                                   * * * * * * * * * * * * * *

 

Chẳng có điều gì xảy đến cho đệ tử mà không có tác dụng tốt nhất cho y. Khi một người đã thận trọng tự đặt mình vào đôi tay của Chân sư Từ Ái, các Ngài thấy rõ mọi sự xảy ra đúng ngày giờ của nó –  ngày giờ mà hoàn cảnh thuận lợi nhất để gieo gì gặt nấy cho đệ tử và thế gian. Vì thế, y sẽ phải hành xử tất cả những gì đưa tới cho y trên đường đạo với tâm trạng hoan hỉ và tinh thần phấn khởi, “không nghĩ suy gì về ngày mai”. Bão tố gầm thét dập vùi trong biển cả cuồng phong thì vẫn yên tĩnh hơn đời sống của kẻ hành hương đến Thánh điện Tinh Thần. Một đời sống yên tĩnh sẽ mang ý nghĩa là trì trệ, chết chóc, trong trường hợp của một người chưa đạt đến sự yên tĩnh đích thực nhờ đã tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù –  phàm ngã.

 

                                         * * * * * * * * * * * *  

 

Bạn đừng sa vào ảo tưởng sai lầm vì kém hiểu biết. Trọn cả tình yêu chân chính là một biểu tượng của tinh thần, còn Prànà [16] (Sinh Lực) và Bhakti là hai trạng thái của Prakritti [17] Thiêng Liêng (Nature) đem đến sự tồn tại tương xứng cho đời sống của một người chí nguyện sau này về vấn đề nguyên lý bất tử đầu tiên của vạn vật ( The waters [18] of immortality). Trong cuộc đời ảm đạm đầy giông bão của người đệ tử chỉ có nguồn ánh sáng duy nhất đến từ tình thương, vì tình thương và Ananda [19] (Chí Phúc) trong ý nghĩa tột cùng thì đồng nhất. Khi tình thương càng thanh khiết, càng thuộc về tinh thần thì sẽ đạt được bản chất của Chí Phúc (Ananda); còn càng ít thanh khiết, càng ít thuộc về tinh thần thì nó pha lẫn nhiều yếu tố bất hòa. Thế nên, chỉ có tình thương thánh thiện của Chân Sư mới thật sự trang nghiêm thanh thản, không vì mục tiêu gì hoặc chẳng có gì trong nó không có Thiêng Liêng dự phần. Thận trọng và tiết kiệm là điều rất cần thiết trong huyền bí học cũng như bất kỳ nơi nào. Thực tế, trong đời sống của nhà huyền bí học, tất cả năng lực tinh thần của con người được xem như là những đức hạnh theo nghĩa thông thường đều được tận dụng và rèn luyện và là phần bổ sung tất yếu cho đời sống chân chính mà một đệ tử huyền môn phải đơn phương thực thi. Do đó thế gian không thể được giúp đỡ dễ dàng như nhiều người tưởng tượng, ngay cả khi có thêm những tác nhân đang sẵn sàng phụng sự. Về phần người đệ tử thì tri thức không chỉ là điều duy nhất cần thiết. Hãy nhìn ra bên ngoài và suy gẫm trước khi quyết định rằng tri thức và sùng tín của một vài người có thể nào thúc đẩy phong trào đi lên không. Không một nổ lực riêng lẻ nào có thể được thực hiện mà không gây ra sự đấu tranh mãnh liệt ở một phương diện khác và phải chăng thế gian được chuẩn bị để các đối ứng tồn tại ? Bạn chỉ cần học hỏi tất cả những gì bạn đã thấy, bạn cũng sẽ hiểu được Minh Triết của các Đấng Cao Cả chúng ta khi các Ngài không làm nhiều hơn những gì các Ngài đang thực hiện.

 

                                      * * * * * * * * * * * *

 

Cuộc đời đâu có đáng giá nếu chúng ta chưa bao giờ biết đau khổ là gì –  đau khổ đem đến cho thế gian tiếng kêu than, rên siết nhưng dưới mắt chúng ta là một sự vô tội bé nhỏ mà đau khổ thêm được một  ít nguyên lý của sự sống sẽ làm dịu dần cơn khát của đôi môi khô héo ? Thực ra đau khổ chính là số phận của người đệ tử đang dấn bước trên Đường Đạo với đôi chân rỉ máu, y có thể lầm đường lạc lối và đánh mất mục tiêu y phải luôn luôn nhắm tới. Ảo tưởng của hiện tượng giới dễ làm chúng ta lẫn lộn, dễ làm say đắm lòng người; theo tôi dường như dứt tuyệt đau khổ thì không khỏi quên đi những thực tại của cuộc sinh tồn, làm biến mất hình bóng của đời sống tinh thần và ánh sáng của chúng cũng tiêu tan theo. Chừng nào con người chưa thể biến đổi để trở thành Thượng Đế thì thật là hão huyền mà hi vọng vui hưởng triền miên phúc lạc tinh thần; khi thời kỳ này chưa hiển lộ thì chỉ có đau khổ mới giữ bước chân của người đệ tử được vững vàng, mới cứu thoát y khỏi sự chết cứng và chắc chắn sẽ giúp y vượt qua khi quên mất những chân thật của cõi tinh thần.

  

                                       * * * * * * * * * * * * * 

 

Người đệ tử không được bối rối hoặc ngạc nhiên khi những sức mạnh tinh thần quay lại chống đối y ở một phương diện khác do tìm được sân chơi của chúng nơi một cảnh giới cao hơn cảnh giới trí năng vật chất của y. Thật ra, thì đám than hồng sắp tắt nhưng còn lẫn chút ít trong chỗ tối tăm không thể trông thấy, và không báo trước một vết rạn nứt gì về bản chất của y, tuy nhiên, chúng có thể bùng lên và bốc cháy. Vậy, ngọn lửa là một trong những hình thức tín hiệu tàn phá cuối cùng của vài nhược điểm cần phải thiêu sạch. Thế nên, các vết dơ của phàm ngã, nếu không được tẩy sạch hết, những thói hư tật xấu dưới nhiều hình thức tinh vi của chúng có thể tìm nơi ẩn náu ở một ngõ nghách nào đó trong tâm hồn do sự thờ ơ không chú ý, dù chúng không được tìm thấy biểu lộ trong đời sống tinh thần. Chỉ có một phương cách duy nhất dẫn đến cung thánh nội tâm vô nhiễm là hãy để cho ánh sáng ngọn đèn chiếu xuyên các vết rạn nứt u ám và lặng lẽ chứng kiến hoạt động hủy diệt của chúng. Người đệ tử đừng bao giờ để quá trình thanh lọc này tràn ngập y đến mất tinh thần và bất chấp những vật quái dị có thể được y yêu cầu đến làm bằng chứng. Y phải bám chắc gót Chân Người từng ngự trong chốn vinh quang, sôi động của tất cả những gì là vật chất trần gian, rồi thì không có điều chi làm y sợ hãi hoặc lo âu nữa. Y đã đặt trọn niềm tin nơi các Ngài, những Vị bảo vệ và giúp đỡ, thì có thể để cho các hoạt động trên cõi tinh thần cho các Ngài trông nom và hướng dẫn. Lúc chu kỳ đen tối qua đi, y lại sẽ nhận thức thế nào là ánh vàng ròng rực rỡ khi mà cặn bã, ô uế đã bị thiêu sạch.
 

                                       * * * * * * * * *  * * * *
 

Trong cõi trần gian của chúng ta cũng như mọi cảnh giới hiện tồn, đêm và ngày đan xen nhau, bóng tối tự nó ở ngay dưới ngọn đèn. Và còn bao điều lạ thường mà những người có văn hóa và học rộng cho rằng với sự phát triển của khoa học, của khoa học vật chất thô thiển, thì mọi điều khốn khổ cá nhân, chủng tộc và quốc gia sẽ chấm dứt vĩnh viễn; thế thì, bệnh tật, hạn hán, tai họa, chiến tranh, lũ lụt và chính những biến động lớn lao tất cả sẽ là các vấn đề của quá khứ xa xăm chăng !

 

                                       * * * * * * * * * ** * *

 

Điều lợi ích đạt được do toàn bộ việc làm của chúng ta trong cõi đời mộng ảo chỉ thuộc về cảm xúc và trí năng nên không liên quan đến linh hồn. Miễn là chúng ta còn đồng hóa chúng ta với thể xác và trí tuệ thì Hội Thông Thiên Học [20] còn những thăng trầm phải vượt qua, những điều hiểm nguy do sự đe dọa sinh hoạt và sự đoàn kết của Hội; hơn thế, đôi khi gần như là một sự điên cuồng ảnh hưởng đến tinh thần của chúng ta. Nhưng ngay khi chúng ta chỉ sống trong Tinh thần, nhận biết được bản chất ảo tưởng về tất cả hiện hữu ở ngoại cảnh, về tính chất biến đổi của mọi cấu tạo con người, và sự thường hằng của đời sống nội tâm thì dù cho có hay không ý thức của bộ óc phản ánh được tri thức, chúng ta phải cảm thấy được sự yên tịnh bên trong, có thể nói, một sự hờ hững với thế gian u ám này, và vẫn không có gì thay đổi, không bị ảnh hưởng bởi những cuộc nổi dậy nổ ra bất thình lình trên thế giới. Dù chỉ một lần đạt tới Chân Ngã thì sự hiểu biết rằng Thiên Luật và Thần Lực thống trị vũ trụ vốn sáng suốt vô cùng sẽ trở thành trực giác và giữa cơn đau đớn khủng khiếp bên ngoài thì sự bình an sẽ đến chắc chắn không sai.

Nói một cách rõ ràng và dứt khoát thì trên cõi giới mà chúng ta đang sinh sống có ba quan điểm nhận xét những nỗi thống khổ của con người. Thí dụ ta có thể xem sự đau khổ như là (1) một sự thử thách cá tính, (2) một tác nhân báo thù báo oán, (3) một phương tiện giáo dục theo ý nghĩa rộng nhất của từ ngữ. Qua tất cả quan điểm này tôi cho rằng đôi lần “sự tử vong” đã làm giàu kinh nghiệm người chí nguyện kèm theo sự đau khổ nghiêm trọng có biết bao vấn đề tương quan giống nhau như là bị giam cầm cô độc, tù tội khổ sai nặng nề. Chắc chắn sự minh họa còn rất thô thiển nhưng đối với tôi dường như thật gợi ý và tôi không ngừng tìm kiếm sự tương đồng để giúp ích rộng rãi hơn trong hiểu biết về vấn đề trừu tượng và tinh tế hầu giải thích các sự vật trong vòng thế tục này. Hơn nữa, toàn thể các sức mạnh ở đây đều đang hoạt động hướng về sự tiến hóa hoàn mỹ của con người và chỉ nhờ sự phát triển hài hòa của toàn thể khả năng thượng đẳng và đức tánh cao quí của chúng ta mà chúng ta có thể đạt đến mức hoàn hảo. Sự phát triển hài hòa này chỉ thực hiện được nhờ sự huấn luyện nghiêm túc các khả năng và đức hạnh đến khi đạt yêu cầu cùng với các điều kiện đặc biệt của mỗi thuộc tính phải rõ ràng. Sự đau khổ xác thực và mãnh liệt không như là một sự kiểm tra sức chịu đựng hoặc trang trải một món nợ hay mang lại phạm vi hoạt động cho các khả năng giống nhau và giá trị của con người thì dễ nhàm chán và trong lòng trống vắng ủ ê. Kiên nhẫn, chịu đựng, trung thành, sùng tín đều phát triển tốt đẹp trong sự tối tăm của cái trí hơn là trải qua một cuộc phấn đấu tích cực và khó khăn. Luật tác động và phản ứng đạt đến điều thiện trên cõi tinh thần và các đức hạnh được gợi lại bởi thể hạ trí “khó trị” này là những gì thích hợp nhất để chiến đấu và vượt qua nó; chắc chắn chúng không giống với những đau khổ hiện tại mà bạn đang gánh chịu, nhưng dù sao chúng cũng gây nên sự nhức nhối. Tôi sẽ nhận xét thêm vài lời về điều này nữa thôi. Giai đoạn trí tuệ này cho biết người hành hương đang ở giữa ranh giới của điều hiểu biết và điều chưa hiểu biết, với một khuynh hướng rõ rệt hướng về phía điều chưa hiểu biết. Nó đánh dấu một mức độ chính xác về vấn đề phát triển tinh thần và chỉ ra chặng đường nơi mà linh hồn tiến bước về tương lai mơ hồ cho đến lúc không còn nhầm lẫn nữa và nhận thức được tính chất hão huyền của thế giới vật chất vốn không thỏa mãn và ghê tởm bởi các sự vật thô trược mà nó đã thấy biết; và sẽ khao khát những điều chân thật hơn, trí thức sẽ vững chắc hơn.

Sự giải thích trên mặc dù không mạch lạc nhưng tôi hi vọng bạn hài lòng và giúp ích cho vấn đề Vairagya –  sự cảm nghĩ thiếu vắng toàn cuộc sống và sự hiện thực của cả chính bạn cùng với thế giới xung quanh –  trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và chứng tỏ nó dùng như một sự thử tính bền vững của tâm trí và sự riêng lẻ của tâm hồn, như là mức độ trừng phạt nhằm để giải độc tính ích kỷ của trí óc –  sự sai lầm triết học của vấn đề đồng nhất Chân Ngã với Phàm Ngã –  sự điên rồ trong mưu cầu nuôi dưỡng linh hồn bằng thực phẩm vật chất trọng trược, hơn nữa nó phát triển hoặc có chiều hướng phát triển niềm tin chân chính, lòng sùng tín và thức tỉnh lý trí cùng tình yêu cao cả của Đấng Thiêng Liêng.

 

                                 * * * * * * * * * * * * * 

 

Từ cao cả nhất đến thấp kém nhất, đời sống là một sự đan xen nhau giữa nghỉ ngơi và hoạt động, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa vui sướng và đau khổ. Để rồi không bao giờ cho phép tâm bạn đắm chìm trong tuyệt vọng hoặc bị lung lạc bởi những điều bất lợi nào đó đang phát sinh trong tư tưởng. Bạn đã chứng tỏ mình một cách tài trí và hiện đang thực kinh nghiệm về sự mơ hồ, về tính chất giả tạo của sự vật được nhận thức bởi giác quan hoặc ngay cả trí tuệ cùng với bản chất phù du giả tạm của tất cả sự vui thích vật chất và tình cảm. Thế nên, hãy giữ vững trên đường đạo cho đến lúc bạn có một cách nhìn về bản chất của cuộc sống thật, dù cho nó có hướng dẫn qua những lãnh vực lắm gian truân, cũng như đôi khi quanh co qua nỗi quạnh hiu thiếu an vui. Trên hết, hãy tin tưởng nơi các Đấng Nhân Từ, Các Chân Sư Minh Triết của chúng ta, hãy dâng hiến trọn vẹn tâm hồn bạn cho công cuộc phụng sự các Ngài và tất cả sẽ tỏ lộ thật tốt đẹp.

Những điều cần thiết cho việc loại bỏ bất cứ  tánh xấu nào là:

(1)          hiểu biết chính xác tánh xấu của mình.

(2)          một sự thừa nhận –  một cảm xúc sâu sắc rằng đó là một tánh xấu, là sự ấp ủ rồ dại, vô ích; và cuối cùng là:

(3)          quyết tâm “tiêu diệt nó”.

         Quyết tâm này sẽ thâm nhập vào phạm vi của tiềm thức nơi tánh xấu ẩn náu và từ từ nhưng chắc chắn, sẽ tẩy sạch nó.
 

                                        * * * * * * * * * * * * *

 

Tâm trí yên lặng thật sự chẳng bao giờ là sản phẩm của thờ ơ, lãnh đạm mà nó chỉ có từ sự thấu hiểu những điều ẩn giấu của minh triết cao siêu và thâm sâu hơn. Dù là khiêm tốn, một đệ tử trong Thánh bộ của các Ngài phải sống trong Vĩnh Cữu và đời sống của y phải là một đời sống vì tình yêu cho toàn thể, hay nói khác đi, là y phải từ bỏ nguyện vọng cao cả của riêng mình. Công việc phụng sự tích cực mà mỗi đệ tử phải thực hiện ở thế gian vẫn riêng biệt cho mỗi hạng sinh viên và được xác định do bản chất đặc biệt của tính khí và khả năng cá nhân. Dĩ nhiên, bạn hiểu rõ bao giờ sự hoàn hảo chưa đạt được thì vẫn còn những trạng thái khác nhau, ngay cả như cách thức phụng sự mà vị đệ tử phải tuân thủ nữa.

 

                                        * * * * * * * * * * * * *
 

Không thể dễ dàng phỏng đoán sự hiệu quả của chân lý qua tất cả các thời kỳ của nó và cách biểu lộ trong việc trợ giúp linh hồn nhân loại tiến hóa hướng tới trước. Vậy, chúng ta phải yêu chân lý, tìm kiếm chân lý và sống với chân lý, như thế, sinh viên huyền bí mới có thể thấy được Ánh Sáng Thiêng Liêng, chính là Chân Lý Tối Thượng. Nơi đâu có đôi chút khuynh hướng sai lầm trong bất cứ hình thức nào là có sự tối tăm, dốt nát và con đẻ của chúng là đau khổ. Điều này chắc chắn nghiêng về sự sai lầm thuộc phàm ngã thấp kém. Chính nơi đây xảy ra xung đột của ham muốn, lợi lộc, chính nơi đây sự tranh đấu để sống còn thống trị hoàn toàn và do đó nơi đây nảy sinh tính hèn nhát, bất lương, lừa bịp.

Những “dấu hiệu và triệu chứng” của quá trình hoạt động thuộc phàm ngã này không còn ẩn tàng trong con người đã chân thành mến yêu chân lý, tìm kiếm chân lý, lấy sự sùng tín các Đấng Tối Cao như  là nền tảng hạnh kiểm của y. Trừ phi tâm hồn ngoan cố luôn nghi ngờ sự minh bạch rõ ràng của một hành động cá biệt nào đó có chơn chánh hay không, thì bây giờ một đệ tử thuần thành sẽ tự hỏi: “Chân Sư của tôi có hài lòng nếu tôi phụng hành như thế và với một công việc như  thế không?” hoặc “Mệnh lệnh của Ngài tôi thi hành theo phương các này có được không?”. Và lời đáp trung thực sẽ đến ngay, rồi y sẽ được học hỏi cách sửa chữa phương pháp của mình đồng thời hòa hợp nguyện vọng của y với Ý Chí Thiêng Liêng để sau đó đạt tới minh triết và an tịnh.

 

                                     * * * * * * * * * * * * *

 

Minh Triết Thiêng Liêng không phải là một điều có thể đem áp đặt và nhồi nhét vào tâm trí của bất cứ ai dù họ có muốn hay không. Nó phải được đồng hóa một cách thoải mái trong quá trình tự nhiên của sự tiến hóa như ta hít không khí xung quanh chúng ta. Nếu không được như vậy, theo cách nói thông thường là sẽ gây ra vấn đề khó tiêu hóa. 
 

                                      * * * * * * * * * * * *

  

Thế nên, bắt đầu cảm thấy sự tăng trưởng của linh hồn mình thì ai cũng nhận thức được sự an tịnh mà dường như chẳng hề có những biến cố nào bên ngoài chạm tới được. Điều này còn là một bằng chứng tốt nhất cho sự phát triển tinh thần và ai cảm thấy được nó, tuy còn lờ mờ không đáng kể thì không cần thiết phải chú ý đến bất cứ hiện tượng huyền bí nào. Từ lúc bắt đầu tu tập tôi được dạy nhiều về việc giữ gìn nội tâm an tịnh hơn là chú ý đến các hiện tượng nào đó trên các cõi hồng trần, trung giới và tâm linh. Có một ít người được những điều kiện thuận lợi cũng như sức mạnh của chính mình thấy những hiện tượng, sẽ dễ dàng đạt được sự phát triển tâm linh đích thực và vững chắc. Như vậy, lời khuyên khiêm tốn của tôi đối với bạn là hiến trọn sự chú ý của bạn vào việc tăng trưởng sự an tịnh nội tâm và không mong ước hiểu biết chi tiết tiến trình dẫn đến sự tăng trưởng hiệu quả đó. Nếu bạn kiên nhẫn, trong sạch và sùng tín thì vào đúng lúc bạn sẽ hiểu biết tất cả, tuy nhiên, phải luôn luôn ghi nhớ rằng sự hoàn toàn an lòng cam chịu là linh hồn của đời sống tinh thần.

 

                                         * * * * * * * * * * * * * 

 

Sự tiến bộ tâm linh không phải lúc nào cũng giống như các tính tốt và sự quên mình, mặc dù những điều này phải có đúng lúc mới dẫn đến sự tiến bộ tâm linh.

  

                                       * * * * * * * * * * * * * *

 

Thật ra, trong sự mong ước thu phục tình cảm những người xung quanh là có một chút dấu tích của phàm ngã, nếu loại trừ được, nó sẽ đưa một người lên hàng thiên thần; nhưng ta phải nhớ rằng kéo dài một thời gian rất lâu sau này những hoạt động của chúng ta vẫn còn tiếp tục nhuộm màu một cách tinh tế cảm nghĩ của cái “ngã”. Vậy, cần có sự cố gắng không ngừng của chúng ta để tiêu diệt cho bằng được cảm nghĩ này, nhưng vì từ lâu cái “ngã” tự nó phải biểu lộ theo vài đường lối nào đó nên điều tốt hơn là để nó tồn tại như một yếu tố tế nhị về hạnh kiểm mà hiền lành, hòa nhã đưa đến niềm vui chung, hơn là làm cho tân hồn bị chai cứng, tính tình thường trở nên cộc lốc, cái “ngã” tự biểu lộ sự kém thu hút và màu sắc đáng yêu. Do đó, tôi không gợi ý rằng trong một lúc phải nổ lực gội sạch vết bẩn mờ nhạt này, nhưng ý tôi muốn trao đổi là sự hòa nhã và cái vẻ đáng yêu mà tinh thần tự khoác vào sẽ không thể bị thiêu hủy đi mà đơn giản bởi sự việc ấy chẳng phải là điều trong sạch tuyệt hảo. Chúng ta phải ghi nhớ trong tâm trí rằng tất cả hành vi của mình nhiều ít gì cũng do kết quả của hai yếu tố; một là ý muốn làm cho cá nhân được hài lòng và hai là mong ước hưởng lợi lộc thế gian –  sự nổ lực liên tục của chúng ta phải làm giảm bớt, đến mức có thể được, sức mạnh của yếu tố thứ nhất, từ lúc chúng không thể cho đến khi  mầm mống của phàm ngã chấm dứt hiện diện và bị loại hoàn toàn. Cái mầm mống đó có thể bị tiêu diệt do quá trình học tập của người đệ tử rồi sự tiến bộ của y là do lòng sùng tín và việc phụng sự hữu hiệu.

 

                                       * * * * * * * * * * * *

 

Các Chân Sư lúc nào cũng gần gũi với những người phục vụ hoàn toàn quên mình, hiến dâng tất cả thể xác, trí tuệ và linh hồn để phụng sự các Ngài. Ngay cả một lời nói nhẹ nhàng của những người này cũng được đáp lại. Trong những lúc thử thách nghiêm trọng của họ, cùng với sự phù hợp của luật từ tâm, người đệ tử nam cũng như nữ, tự chiến đấu với trận chiến của họ mà không được các Ngài giúp đỡ, tuy nhiên, bất cứ ai khuyến khích những người phục vụ các Ngài đứng vững vàng đều chắc chắn được đền đáp.

                                         * * * * * * * * * * * * * 

 

Nếu giữ lòng tĩnh lặng và vô dục, chắc chắn ngày lại ngày qua, con người đang đi dần vào trong ảnh hưởng bản chất của sự sống và một ngày nào đó, người đệ tử sẽ ngạc nhiên thấy mình được phát triển một cách phi thường mà y không hay biết và nhận thức rõ được quá trình của sự tăng tiến. Vì đúng ra khi linh hồn trong thời kỳ nảy nở thực sự thì tăng trưởng một cách vô tâm như đóa hoa, song lại đạt được hương thơm ngào ngạt và nét xinh xắn thắm đượm ánh mặt trời rực rỡ của Tinh Thần.
 

                                       * * * * * * * * * * * * *
 

Ở một đệ tử, lòng trung thành sẵn sàng chiến đấu vì bất cứ một người nào hoặc nguyên nhân nào thì không đáng ca tụng và chắc chắn nó cũng không là dấu hiệu cho một sự tiến bộ tinh thần nào hết.

 

                                        * * * * * * ** * * * * *

 

Trong hầu hết mọi trường hợp, bước đầu tiên đều bị ảnh hưởng sự náo động như của một tổ ong. Tất cả những điều từ xa xưa do karma xấu của các bạn nhanh chóng tụ tập lại dày đặc xung quanh mình và nó có thể làm cho những ai bước chân còn yếu sẽ cảm thấy bị lảo đảo, dao động. Tuy nhiên, đối với người mà mục tiêu duy nhất là hi sinh đời sống của y vì lợi ích của người khác chớ không vì mình, thì chẳng có gì phải lo sợ. Những cái xóc nảy trong nỗi thăng trầm của cơn lốc đau khổ và thử  thách này sẽ khiến cho con người có thêm sức mạnh và lòng tự tin, đồng thời thúc đẩy linh hồn tăng trưởng .

                                        * * * * * * * * * * * * *

 

Hãy nhớ rằng sự đau khổ mà một đệ tử phải trải qua là một phần của toàn bộ sự huấn luyện của y, nó do bởi dục vọng của y tạo nên và nghiền nát cá tính trong y. Thế rồi, cuối cùng y sẽ thấy đóa hoa linh hồn của y đang bừng nở xinh tươi, rực rỡ xiết bao sau cơn sóng gió phũ phàng mà y đã can đảm đương đầu; tình thương và lòng nhân từ của Chân Sư đền bù cho y cũng nhiều hơn sau bao nỗi đắng cay đau khổ và hi sinh quên mình. Đây chỉ là một thử thách lúc này, bởi vì kết cuộc y sẽ nhận thấy rằng y không có hi sinh điều chi mà lại đạt được tất cả. Tình thương trên cõi cao tột chỉ dựa vào sự tĩnh lặng tuyệt vời của niền hoan hỉ và không gì có thể làm hoen ố sự trong sạch như băng tuyết của tình thương.
 

                                      * * * * * * * * * * * * *

  

Đối với mọi thế nhân lạc lầm, từ tâm và trắc ẩn là những cảm xúc chính đáng phải được trân trọng giữ trong lòng và chúng ta đừng bao giờ nhường cho bất cứ tình cảm nào khác như bực tức, giận hờn hay phật ý. Những điều sau này không chỉ có thể làm tổn thương chính mình mà còn là điều bất lợi đối với những người chúng ta có cơ hội tiếp đải, những người mà ta có thể sẵn lòng vì nhận thấy họ biết cải thiện và giải tỏa tất cả lỗi lầm. Vì khi chúng ta phát triển được tinh thần thì đồng thời tư tưởng của chúng ta cũng phát triển mạnh mẽ lạ thường với một năng lực đầy sinh động và chỉ một người có kinh nghiệm thực sự mới hiểu biết được vì sao ngay cả một tư tưởng bất chợt của một vị chứng đạo cũng sẽ thành hình nơi ngoại cảnh.

 

                                      * * * * * * * * * * * * *

 

Thật là phi thường làm sao khi những năng lực hắc ám dường như bị quét sạch khi một cơn gió mạnh thổi qua, tất cả kho báu tinh thần dồi dào của ta được gom góp lại với bao nỗi đau khổ tháng năm chăm lo học tập không ngừng và kinh nghiệm. Thật là phi thường, bởi vì sau các sự kiện đó, tất cả chỉ là một ảo ảnh, và bạn nhận thấy ngay sự an bình nội tâm được phục hồi và ánh sáng lại bắt đầu tỏ rạng nơi bạn. Bạn nhận ra rằng bạn không hề mất mát điều chi –  tất cả những gì bạn quí trọng như báu vật đều ở đây và giông tố cùng sự thua thiệt toàn là điều hăo huyền thôi.

Tuy nhiên, trong một lúc nào đó, quang cảnh có thể lại ảm đạm và buồn chán bởi tình trạng thương tâm của sự vật, thế nên, chúng ta không vì một lúc riêng tư khiến cho những người chung sống phải tuyệt vọng, và từ sự việc này làm cho tinh thần suy yếu đưa đến khả năng phụng sự các Chân Sư của chúng ta cũng sút kém.
 

                                     * * * * * * * * * * * * * 

 

Hãy nhận biết chắc chắn các Đấng Chí Tôn Nhân Từ luôn luôn trông nom những ai có lòng sùng tín chân thành với các Ngài và không bao giờ để cho những tâm hồn trung thực, những kẻ nhiệt tâm tìm ánh sáng phải chịu trong ảo ảnh, dù lâu hay mau, các Đấng Minh Triết mang đến cho họ những bài học về sự thoái bước tạm thời để giúp cho được thuận lợi trong suốt thời gian còn lại của cuộc sống họ.

Chỉ vì vô minh và mù quáng mà chúng ta làm cho công việc của mình bề ngoài có vẻ kỳ lạ không thể hiểu được. Nếu chúng quan sát các sự vật trong ánh sáng thực của chúng và trong ý nghĩa đầy đủ sâu sắc hơn thì tất cả sẽ xuất hiện một cách hoàn toàn, chính xác và rõ ràng, đồng thời là sự diễn đạt hoàn hảo nhất của một nguyên nhân tối thượng. 

                                      * * * * * * * * * * * * *

 

Đây là trọng tâm của vấn đề biểu hiện cuộc sinh tồn chẳng phải chỉ có nhiều đau khổ và khốn cùng hơn mà còn là vấn đề tuyệt đối cần thiết cho những mục đích của sự tiến hóa cao tột được hướng dẫn trực tiếp do luật công bằng và bác ái –  luật nhân quả và sự thống trị đạo đức của địa cầu. Cho nên, mỗi hành động hi sinh quên mình do vai trò tiến triển của chân thần con người làm cho kiên cố thêm sự điều hành của các Chân Sư, và có thể nói là tăng cường những năng lực của từ tâm, nó cũng sẽ làm rõ ràng dễ hiểu những điều trước kia của chúng ta trong quá khứ –  ít ra là của đa phần chủng tộc hiện tại.

                                         * * * * * * * * * * * * *

 

Cũng chẳng hữu ích gì đâu, nếu chúng ta am hiểu một cách chính xác chi tiết của tất cả những điều sắp xảy đến cho mình. Vì chúng ta chẳng quan tâm đến những kết quả và toàn thể những gì chúng ta phải chú tâm đến chính là nhiệm vụ riêng của chúng ta miễn sao con đường đạo được rõ ràng đối với chúng ta thì hiệu quả nhỏ nhoi sẽ đưa đến cho những bước chân mà chúng ta đã chọn trên cõi trần này. Đó là đời sống nội tâm mà cũng là đời sống thật, nếu chúng ta tin tưởng nơi sự chỉ đạo vững vàng của các Đấng Chí Tôn, chắc chắn chúng ta không còn nghi ngờ điều gì biểu hiện trong cõi giới ảo ảnh này, vì bên trong tất cả đều diễn tiến tốt đẹp và thế gian sẽ đi tới trên đường tiến hóa của nó. Đây là sự thuận lợi của quan niệm này, là lời cầu phúc đầy đủ của tư tưởng và chỉ duy nhất nó có thể đáp ứng cho sự dũng cảm của chúng ta để thực thi nhiệm vụ hiện tại, đồng thời khích lệ chúng ta phải năng động thêm lên và nhận lãnh công việc khó khăn hơn.
 

                                           * * * * * * * ** * * * *

 

Có một sự khác biệt quan trọng giữa người nhận biết đời sống tinh thần là một thực tại và người chỉ nói nhiều về đời sống này nhưng không lãnh hội nó, y muốn nắm bắt và thấu hiểu nó nhưng chưa hít được cái không khí ngát hương hay cảm đến sự tiếp xúc tuyệt vời của nó.

                                           * * * * * * * * * * * * *

 

Các Đấng đang trông nom, chăm sóc chúng ta thì minh triết cao xa hơn bất cứ sự hiểu biết nào của chúng ta, nên chúng ta chỉ việc giữ vững niềm tin vào đó, chúng ta sẽ không thất bại vì những điều sai lầm nào, chắc chắn sẽ tránh được nhiều sự việc không cần thiết và tệ hại hơn nữa là sự lo lắng một cách vô ích. Chẳng nên vì một sự lầm lẫn không đáng kể, chúng ta lại cho đó là dấu hiệu để bồn chồn, sợ hãi, khiến cho thần kinh căng thẳng và ngay cả nhiệt tâm quá mức.

 

                                           * ** * * * * * * * * * *

 

Giờ đây bạn sẽ nhận thấy lòng sùng tín với hiến dâng trọn vẹn là một yếu tố mạnh mẽ giúp xúc tiến sự tăng trưởng của linh hồn, mặc dù điều này không trông thấy cũng không hiểu ngay bây giờ và bạn sẽ không trách tôi đã từng nói với bạn nên để qua một bên tất cả suy nghĩ về hiện tượng và tri thức tâm hồn, về quyền năng siêu nhiên và kinh nghiệm khác thường. Trong ánh thái dương thanh thản của sự an bình, mọi bông hoa linh hồn mĩm cười và tăng trưởng dồi dào trong màu sắc rực rỡ riêng của nó. Rồi một ngày nào đó, người đệ tử ngạc nhiên nhận ra vẻ mỹ lệ và mùi hương quyến rủ của mỗi đóa hoa mà thấy lòng hoan hỉ, và khi ấy y hiểu rằng đó là vẻ đẹp lẫn yêu thương tỏa ra từ Đấng Cao Cả mà y đã phục vụ. Vậy quá trình phát triển không là điều khoản làm nhàm chán, đáng ghét bỏ do sự hời hợt của phái ngụy-huyền bí học. Đây là một vấn đề đầy bí ẩn, rất dịu dàng, tinh tế mà không ai có thể trình bày về nó, tuy nhiên chỉ có thể nhận biết qua công việc phụng sự.

 

                                          * * * * * * * * * * * * *
 

Bạn  đã nếm qua vài giọt nước an tịnh thánh thiện nên bạn mới nhận thấy sức mạnh của điều đó. Hãy hiểu rằng giờ đây và mãi mãi về sau trong sự tĩnh lặng của tâm hồn có sẵn chân tri thức, và từ sự yên tĩnh thiêng liêng của nội tâm sẽ đưa đến quyền năng. Do đó, kinh nghiệm về sự an tịnh siêu nhiên và hoan hỉ mới là đời sống tinh thần chân chính, và sự tăng trưởng trong an tịnh mới là sự tăng trưởng của linh hồn. Thế nên, bằng chứng của các hiện tượng lạ thường do giác quan vật chất có thể gợi lên tính hiếu kỳ chớ không đẩy mạnh sự tăng trưởng. Vậy, lòng sùng tín và sự an tịnh hình thành bầu không khí nơi đó linh hồn sinh hoạt, và bạn càng có được chúng nhiều hơn thì linh hồn bạn sẽ càng có nhiều sức sống hơn. Do đó bạn phải luôn luôn dựa vào những kinh nghiệm của Chân Ngã như là một cách kiểm tra chính sự tiến triển của bạn, cũng như kiểm tra sự thực tại của cõi giới tinh thần, đồng thời đừng bao giờ tự ràng buộc vào một thế lực nào của giới hiện tượng vật chất vì không bao giờ chúng có được hay có thể tạo nên nguồn sức mạnh và trạng thái thoải mái.

Những người phục vụ khiêm tốn và thuần thành của các Chân Sư thực sự tạo thành một dây xích để từ đó mỗi mắc xích liên kết với nhau thật vững vàng trong công việc của các Đấng Đầy Lòng Trắc Ẩn. Do đó sự kết hợp chặt chẽ của mỗi mắc xích với mắc xích kế tiếp trong sự tiến bộ về vấn đề này, ngụ ý nói sức mạnh của sợi dây xích luôn luôn thu hút chúng ta đến với các Ngài. Vì lý do đó mà một người sẽ không bao giờ sa vào ảo tưởng phổ biến, là xem tình thương vốn góp phần chủ yếu của Thiêng Liêng, lại là một điều thuộc tính yếu đuối, nhu nhược. Ngay như tình thương thông thường, nếu chân thật nồng nàn và vị tha cũng là sự biểu thị cao cả, thuần khiết nhất của Chân Ngã; nếu tình thương có hàm ý đùm bọc, yêu thương và chung thủy, quên mình thì cuối cùng người đó sẽ có nhận thức rõ nét đời sống tinh thần hơn là hành động hoặc tình cảm của một người nào khác. Vậy thì tình thương được đặt nền tảng trên một nguyện vọng chung là hướng tới Ngôi Cao của Thượng Đế để cùng tham gia cầu nguyện chịu đựng đau khổ cho kẻ vô minh và tội lỗi của nhân loại, cùng một lời khấn hứa chung là hi sinh hạnh phúc và tiện nghi của chính mình để đem lại cho các Ngài công việc phụng sự tốt đẹp hơn, là những vị mãi luôn xây dựng một lực lượng bảo vệ bằng phúc lành giữa sức mạnh khủng khiếp của tội lỗi và trẻ mồ côi không được che chở bảo bọc –  nhân loại !. . . Nhưng quan niệm của thế gian đều hoàn toàn bị xuyên tạc bởi tính ích kỷ và đê tiện của bản chất con người. Nếu trong tình thương mà có sự nhu nhược, yếu đuối thì tôi chẳng biết ở nơi nào mới có được sức mạnh nữa. Thế nên, sức mạnh đích thực không bao hàm sự xung đột và chống đối mà là tiềm ẩn trong sức mạnh thuyết phục của tình thương và nội tâm an tịnh. Vì thế, con người mong muốn sống và phát triển thì phải luôn luôn yêu thương và kiên nhẫn vì yêu thương.

Trong khi thế gian mù quáng vì vô minh và tự cao, làm sao đối xử công bằng trọn vẹn với các vị cứu thế chân chính và hết cả tôi tớ trung thành của các Ngài? Điều này cũng đủ để con người nhận ra và nhờ đó nổ lực xua tan, trong phạm vi có thể được, ảo tưởng của dân chúng xung quanh mình. Mong ước sao mọi người sẽ thấy và nhận thức được Sức Mạnh hoạt động giúp cho kiếp tái sinh của y vẫn còn phải tiếp tục cho đến khi bức màn đen tối hiện tại che kín nhãn quan tinh thần được vén lên hoàn toàn.

  

 VẠN     VÂT     THÁI     B̀NH.

 

H Ế T
 


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

 

Chú Thích


[1] Àhamkàra: sự nhận thức, ngã thức hay tự đồng nhất với cái Tôi = tính tự tôn của cái Tôi và là nguyên lý Màyavi (nguyên lý dĩ thái) nơi con người.

[2] The Theosophicai Society (LND)

[3] Một trong 7 vị Rishis vĩ đ ại thời cổ và là vị Thánh triết Védic lừng danh. (LND)

[4] Jivàtmà: toàn thể sự sống duy nhất hay là tinh thần thiêng liêng của con người.

[5] Maya: Theo “The Theosophical Glossary” của  H. P. Blavatsky là huyễn tưởng; năng lực vũ trụ dẫn đến hiện tựong sinh tồn và tri giác có khả năng hiện thực. Theo triết lý Ấn giáo thì maya biến đổi một cách đơn độc và thể hiện ra bên ngoài được gọi là hiện thực, tất cả điều đó là chủ thể biến đổi xuyên qua sự phân rã phóng xạ tạo thành sự khác biệt (thiên hình vạn trạng) và vì thế có một căn nguyên đầu tiên và một sự kết thúc cuối cùng được xem là maya –  huyễn tưởng.

[6] BRAHMAN: Thượng Đế, nghĩa rộng là Thực Tại Tối Cao. Triết học Vedanta gọi là Brahman, Thiên Chúa giáo gọi là Thiên Chúa, Hồi giáo gọi là Allah, Do Thái giáo gọi là Jehovah đó là Hé, Van, Hé.

[7] ATMÀ hay ATMAN: Chơn ngã phổ quát; Chơn thần thiêng liêng. Nguyên lý thứ bảy trong cấu tạo Thất phân nơi con người, Linh hồn Cao cả, Thông Thiên Học còn gọi là Ý chí.

[8] Daitya: người độc ác, theo công truyền là hiện thân của ác độc mang hình thức con người.

 

[9] Hamsa: Theo ngụ ngôn phổ biến ở Ấn Độ, hamsa hay con hạc gắn liền với ý niệm về minh triết vì câu chuyện kể rằng nếu người ta pha nước với sữa đưa cho nó, con hạc có thể tách rời sữa và nước riêng ra được. Hamsa cũng đồng nghĩa với câu châm ngôn “Aham Sah” hay là “Tôi là cái Đó”, thường đọc là “So ham”, ở đây cũng là mấy tiếng đó đọc ngược lại. Vậy khi người chí nguyện lập lại câu châm ngôn này y cũng nghĩ đến cách cỡi con Hamsa hay con chim của cuộc đời, chính là nhận biết được Chơn ngã nơi mình. (Theo Giảng lý Tiếng nói vô thinh).

[10] Jivanmukta: một vị Chân Sư, người đã đạt đến giai đoạn cuối cùng của sự toàn phúc và giải thoát khỏi vật chất. Trong huyền môn, người đã qua thời kỳ điểm đạo và còn giữ sự liên hệ với xác phàm hầu giúp đỡ nhân loại. Nhiều linh hồn cao cả còn ngự nơi cõi Niết bàn.

[11] Bhakti: lòng sùng tín cao quí, mãnh liệt được biết ở Đông phương.

[12] Deity: Thượng Đế. Theo Freemason thì Deity là “Nhà Kiến Trúc Tối Cao”, nhà Huyền Bí học thì là “Thượng Đế Biểu Lộ Ngôi Ba”.

 

[13] Hóa Thân thiêng liêng. Sự lâm phàm của một Đấng Cao Cả hoặc vài nhân vật đã chứng đạo nhưng muốn trở lại thế gian để giúp đỡ tinh thần nhân loại. Krishna là hóa thân của Vishnu, Dalai Lama được tôn kính như là Avalokitesvara (Quán Thế Aâm Bồ Tát) và Theschu Lama là tiền thân của Tson-Kha-Pa. Có hai loại hóa thân: a/ sinh ra từ một phụ nữ.b/ không có cha mẹ, Anupapàdaka.

[14] “Sự GiảiThoát”, hay cõi giới tương tự như Niết Bàn. Giai đoạn sau khi chết,“Linh Hồn Hành Hương” (Soul Pilgrim) được nghỉ ngơi hưởng phúc lạc.

[15] Vairagya là tâm thức của sự chủ trị hoàn toàn các ham muốn. Vairagya còn có nghĩa là vắng bặt mọi sự thu hút và thúc đẩy của sự vật đem lại thích thú. Thực hành Vairagya là xóa bỏ hai động lực đó của dục vọng, mặc dù môn sinh không vấp ngã trước những quyến rũ ấy mới diễn tả đúng đắn ý nghĩa thâm sâu của Vairagya. Vũ khí thật sự phải dùng để có được Vairagya chân chính là ánh sáng vi diệu của Bồ Đề(Buddhi) dưới hình thức Phân biện(Viveka). Đây là trạng thái Vairagya  cao cả nhất.

[16] Prànà, nguyên lý của sự Sống; hơi thở của sự Sống. Khi Prànà đồng hóa với một sinh linh nào sẽ có một đời sống riêng biệt.

[17] Prakritti, hiện tượng thiên nhiên phổ quát, thiên nhiên linh thiêng tinh anh. Tất cả là hai trạng thái nguyên thủy của Thượng Đế Duy Nhất Bất Khả Tư Nghị.

[18] Từ  Waters ở đây không phải là nước trên cõi giới vật chất (cõi trần) mà là nguyên lý đầu tiên bất tử của vạn vật theo Thales và các triết gia thời cổ. Nghĩa bóng là tiềm năng thường biến đổi chứa trong không gian vô tận. Là biểu tượng của Ai Cập cổ đại do Kneph, Thượng Đế không biểu lộ tượng trưng là rắn –  biểu tượng về sự vĩnh cữu.

[19] Người được toàn phúc. Ananda còn là pháp danh của một vị đệ tử thân tín nhất của Đức Thích Ca Mâu Ni.

[20] The Theosophical Soceity.

 


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở