trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

 

NHỮNG CHUYỆN

      THẦN QUYỀN VÀ THẦN BÍ TRONG ĐẠO PHẬT

Tác giả 
BẠCH LIÊN

 
TỰ DO TƯ TƯỞNG
TỰ DO TÍN NGƯỠNG

 


xin vào phần mục lục để t́m chương muốn đọc
xin vào phần
mục lục chi tiết để biết những tiểu đoạn trong mỗi chương


cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết

                  
MỤC LỤC

               
                 
Vài li nói đu     
CHƯƠNG DẨN NHẬP

 

PHẦN THỨ NHỨT
CHƯƠNG 1   CHƯƠNG 2

 

PHẦN THỨ NH̀

CHƯƠNG 1   CHƯƠNG 2   CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4       CHƯƠNG 5       CHƯƠNG 6

 


                                        
                                                     
Mục Lục Chi Tiết

   Vài Lời Nói Đầu

  Chương Dẫn Nhập

    - Đạo Phật cũng như các tôn giáo khác chứa toàn là những chuyện Thần quyền và Thần bí từ đời sống của Đức Phật Gô ta ma cho tới giáo lư.
    -  Vỗ tay sấm nổ - Con mắt thần.

 

PHẦN THỨ NHỨT

CHƯƠNG THỨ NHỨT

           A – Công nhận Thần quyền :

1. Chuyện thứ nhứt : Thiên thần mở cửa.

2. Chuyện thứ nh́ : Đất rung chuyển.

3. Chuyện thứ ba : Mưa hoa.

4. Chuyện thứ tư : Thiên Đế Anh Tra (Indra) chứng lời nguyện và ban ân huệ cho Thái tử Vicvantara.

5. Chuyện thứ năm : Cinca độn bụng vu cáo Phật, Thiên Đế Anh Tra giải nguy.

6. Chuyện thứ sáu : Phật biết rơ Phạn Vương Brahma như một người đă vào cơi của Phạn Vương ở và sanh nơi đó.

7. Chuyện thứ bảy : Phật mặc nhận Phạn Vương là Đấng Tạo Hóa.

CHƯƠNG THỨ NH̀

           B - Những chuyện Thần bí :

1. Chuyện thứ nhứt : Phật bay qua sông Hằng.

2. Chuyện thứ nh́ : Phật cứu Công chúa Viroupa.

3. Chuyện thứ ba : Phật sai Ananda đi cứu Kala bị chặt tay chơn – Xiên ĺnh.

4. Chuyện thứ tư : Phật đấu phép với các đạo sĩ.

5. Chuyện thứ năm : Phật đập nát cái bát bằng bạch đàn.

6. Chuyện thứ sáu : Chullapanthaka hóa phép phân thân.

7. Chuyện thứ bảy : Xá Lợi Phất dùng thần nhăn thấy những sanh vật trong nước.

- Những phép thần thông có thật hay không ?

- Những chuyện Thần bí ở thời đại cận kim và hiện đại.

           a/ Cho chôn sống dưới đất.

           b/ Chuyện một vị đệ tử của Phật Ca Diếp Kasyapa bay bổng lên trời.

           c/ Đi hỏa than.

 

 PHẦN THỨ NH̀

CHƯƠNG THỨ NHỨT

Thuyết Luân hồi Nhân quả lại càng vô cùng huyền bí.

           a/ Trước nhứt là linh hồn.

           b/ Sau khi thác rồi con người ra sao ?

c/ Sự đi đầu thai. Thử bàn về 6 nẻo Luân hồi. Hồn người nhập vô    ḿnh thú vật.

           d/ Vấn đề Nghiệp quả.

-         Bàn qua Túc Sanh Truyện.

-         Giai đoạn thứ nhứt.

-         Giai đoạn thứ nh́.

-         Giai đoạn thứ ba.

-         Những nghi vấn : Phật có dạy Linh hồn đi đầu thai từ loài nầy qua loài kia không ?

-         Thử bàn về thuyết Ngũ Uẩn.

-         Chúng tôi không tin thuyết Ngũ Uẩn như thế đó.

-         Theo thuyết Ngũ Uẩn đạo Phật không giải thoát cho ai cả. Nếu quả thật thuyết Ngũ Uẩn là đúng th́ những vị Phật mấy đời trước và Đức Thích Ca không c̣n nữa và Niết Bàn là con số không.

-         Những đoạn kinh Phật phản đối thuyết Ngũ Uẩn.

1. Lời thí dụ về cụm rừng Kỳ Viên

2. Những người tu tŕ tấm ḷng trong sạch th́ biết được mấy kiếp trước của ḿnh.

3. Một đoạn kinh Samyutta Nikaya nói về Thức.

4. Chuyện Bút Ga La (Pudgala) một người mang gánh nặng.

5. Pháp cú – câu 380.

-  Chuyện vua Milinda và Đại Đức Nagaséna hay là thuyết Vô Ngă.

-  Ngài là Tôi.

-  Thuyết Ngũ Uẩn đối với ba thể : Thân, Vía, Trí.

CHƯƠNG THỨ NH̀

-         Giáo Pháp của Đức Phật trải qua ba giai đoạn

-         Giai đoạn thứ nhứt : Đức Phật c̣n tại thế.

-         Giai đoạn thứ nh́ : từ lúc Phật nhập Niết Bàn cho tới Phật giáo Hội nghị lần thứ ba.

        -    Phật giáo Hội nghị lần thứ nhứt.

        -    Phật giáo Hội nghị lần thứ nh́.

        -    Phật giáo Hội nghị lần thứ ba.

-         Giai đoạn thứ ba : Công đức vua A Dục và sự bành trướng Đạo Phật.

-         Phật giáo Hội nghị lần thứ tư, thứ năm.

-         Phật ngừa trước.

-         Đạo Phật truyền bá qua Tích Lan, Trung Hoa, Cao ly, Nhật Bổn, Việt Nam, Đài Loan, Miến Điện, Cam Bốt, Thái Lan v. v. . .

-         Quan niệm triết học của Phật giáo.

-         Đặc sắc của Phật giáo – Kalama Sutta.

-         Phật ăn chay hay ăn mặn.

-         Độ Bổ lạp nhơn.

-         Phật độ thợ săn.

-         Chúng tôi không bao giờ tin rằng tại Đức Phật ăn thịt heo nên Ngài bỏ xác. Nghĩa bóng của câu chuyện Phật ăn thịt heo nên bỏ ḿnh.

-         Ba nguyên nhân làm cho Phật giáo mau tàn tạ ở Ấn Độ.

CHƯƠNG THỨ BA

-         Một vấn đề nan giải. Ai làm chứng Đức Thích Ca thành Phật và Phật không phải chỉ có nghĩa là giác mà thôi. Huyền bí học hay là Khoa H́nh nhi thượng học của Phật giáo.

-         16.000 năm trước, các Chơn Sư bên Ai Cập đă dạy Vô minh là cội rễ của sự Luân hồi.

-         Lời Pimandre dạy Hermès.

-         Lời Hermès dạy TAT về Vô minh.

-         Lời Hermès nói với kẻ say mê vật dục.

-         Sáu phái Triết học của Ấn Độ.

-         Những quan niệm chung của hai phái.

1. Phái Vaysheshika : hệ thống những đặc điểm

           2. Phái Nyaya : hệ thống của Luận lư học.

           3. Phái Mimamsa.

           4. Phái Samkhya.

           5. Phái Yoga của Patanjali.

           6. Phái Védanta.

      Tại sao sáu vị giáo chủ của sáu giáo phái không dám xưng ḿnh là Phật ?

CHƯƠNG THỨ TƯ

-         Huyền bí học là ǵ ? Ai đem Huyền bí học ra dạy lần đầu tiên trên các dăy Hành tinh của Thái dương hệ. Những Thái dương hệ trên không gian. Sự sanh hóa Thái dương hệ của chúng ta. Cội rễ con người và mục đích cuộc đời.

-         Những di tích H́nh nhi thượng học trong Phật giáo.

1.     Những phép thần thông.

2.     Chuyện những lá cây Huê Mộc.

-         Phật học cái chi ?

-         Phật học với ai ?

-         Nên phá tan thành kiến Phật cao hơn hết.

-         Tại sao Phật không đem những điều Phật đă học dạy lại đệ tử.

-         Tại sao Phật chỉ dạy các đệ tử Tứ Diệu Đề và Bát Chánh Đạo.

CHƯƠNG THỨ NĂM

-         Mười dây xiềng xích trói buộc con người vào bánh xe Luân hồi.

-         Đường Đạo và Mục đích của nó.

-         Thời kỳ chuẩn bị hay là Thời kỳ dọn ḿnh cho trong sạch, cũng gọi là con đường Nhập môn.

-         Giai đoạn thứ nhứt : Manodvarajjana (mở trí).

-         Giai đoạn thứ nh́ : Parikamma (chuẩn bị để hành động).

-         Giai đoạn thứ ba : Upacharo (chú ư hay là tánh hạnh gồm 6 đức tánh)

1.     Samo – Tư tưởng yên tịnh và trong sạch.

2.     Damo - Kiểm soát giác quan và thân thể.

3.     Uparati – Khoan dung đại độ.

4.     Titiksha - Nhẫn nại.

5.     Sharaddha - Đức tin.

-         Giai đoạnthứ tư : Anuloma

-         Bốn bực đệ tử được Điểmđạo.

-         Điểm đạo là ǵ ?

-         Điểm đạo ở đâu ? Ai điểm đạo ?

-         Điểm đạo lần thứ nhứt phải có những điều kiện nào ?

-         Khoảng giữa hai kỳ Điểm đạo.

-         Làm sao Chơn Sư biết con người có những đức tánh cần thiết.

-         Điểm đạo lần thứ nh́.

-         Sao gọi là phàm nhơn mộng ảo.

-         Sự hoài nghi hay là mơ hồ.

-         Sự tin dị đoan.

-         Điểm đạo lần thứ ba.

-         Điểm đạo lần thứ tư.

-         Điểm đạo lần thứ năm.

-         Bảy đường tiến hóa của vị A Sơ Ka (Aseka).

-         Quần Tiên Hội và cai trị thế gian.

-         Ngôi thứ trong Quần Tiên Hội.

-         Nhiệm vụ của mỗi vị.

-         Thay đổi ngôi vị.

-         Vài lời về tiểu sử của Đức Ngọc Đế hiện kim.

-         Đức Độc Giác Phật.

-         Đức Phật Đạo Đức.

CHƯƠNG THỨ SÁU

-         Những viên ngọc quí vô giá bị vùi lấp 2.500 năm nay

-         Những đặc điểm phi thường của Đạo Bát Chánh.

-         Áp dụng về đời.

-         Áp dụng về đạo.

-         So sánh Đạo Bát Chánh với Bốn đức tánh của con đường nhập môn.

-         Hai cuộc lễ lớn của Phật giáo : Lễ Huê Sắc (Wesak) và Lễ Chuyển Pháp Luân (Asala).

-         Lễ Huê Sắc là ǵ ?

-         Vía Phật là ngày hạnh phúc nhứt của nhơn loại.

-         Ân huệ của Phật ban là cái chi ?

-         Lễ A Sa La  hay là Lễ Chuyển Pháp Luân .

-         Tại sao Đức Di Lạc giảng bằng tiếng Ba Li (Pali).

-         Có bằng cớ nào xác nhận ngày Lễ Huê Sắc Đức Thích Ca hiện ra chăng ?

-         Một đoạn văn trong cuốn “Cải cách Ấn Độ giáo” (Réforme Hindoue) của bà Victor Reynaud trương 152 nói về chuyện Đức Phật hiện ra ngày lễ Huê Sắc.

-         Chuyện Đức Phật hiện ra có phải là chuyện dị đoan hay không ?

-         Những chuyện phi thường trong Thiên Chúa giáo.

-         Đức Mẹ hiện ở thành Lourdes

-         Lời tiên tri của Đức Mẹ ở Fatima c̣n giữ bí mật.

-         Hiện tượng siêu phàm được chứng thật.

         Bàn tay Chúa Jésus cử động

-         Kết luận.

HẾT
 


mục lục   chú thich

 

VÀI LỜI NÓI ĐẦU

 

Kính thưa chư quí độc giả thân mến.

Những chuyện tích trích trong sử sách Phật mà tôi kể ra sau đây không lạ chi với các hàng Phật tử và các vị đă nghiên cứu Phật giáo. Tôi chỉ giải thích nó dưới một h́nh thức khác hơn ư nghĩa thông thường mà thôi.

Điều nầy không có chi gọi là lạ, bởi v́ Chơn lư hiện ra nhiều mặt, mỗi người nhận thức một mặt khác nhau tùy theo tŕnh độ tiến hóa của ḿnh.

Chơn lư ở khắp nơi. Trên trời, dưới đất, giữa không trung, trong ḿnh con người, thú vật, cây cỏ, sắt đá đều có Chơn lư ẩn tàng. Nó cũng hiện ra trong văn chương, mỹ thuật, khoa học chớ không phải riêng ǵ Tôn giáo mà thôi.

Bây giờ ta hăy nêu ra câu hỏi nầy. Tại làm sao con người khát khao Chơn lư mà phải đi tầm nó ? Nó đem lại hạnh phúc ǵ cho con người ?

Giải ra th́ dài ḍng lắm. Tôi xin nói tóm tắt rằng : Ta phải t́m Chơn lư để hiểu biết v́ duyên do nào con người sanh ra trên cơi trần nầy ? Thật sự con người có phải là xác thân nầy không ? Con người phải làm những ǵ và phải tránh những ǵ ?

Nếu con người sanh ra, lớn khôn, lo học tập đặng lập thân danh và gia đ́nh, rồi già, kế chết; mà chết rồi th́ hết chuyện th́ cuộc đời không có mục đích ǵ cả.

Bởi con người chưa nhận thấy được mục đích thật của cuộc đời cho nên mới có những việc xô xát nhau, hà hiếp nhau, sát hại nhau, chỉ v́ bă vinh hoa phú quí, miếng ăn, đất ở, chỗ đứng, nơi ngồi, để chung qui cũng nắm hai tay trắng mà xuống mồ. Con người sống trong giấc mộng mà không ngờ chút nào, mà cũng không dè ḿnh c̣n tồn tại đây chẳng những nhờ vật thực mà cũng nhờ Chơn lư nữa.

Chơn lư đă hữu ích như thế th́ ta phải t́m nó ở đâu ? Hiện giờ ta không thể nương theo khoa học v́ khoa học chưa nói tiếng chót.

Ta quay về Tôn giáo th́ ta lại càng thêm thất vọng. Tôn giáo không thể giải thích nổi những sự ta đang thắc mắc đây, không làm cho ta được hài ḷng. Tôn giáo dạy chúng ta phải :

Lánh những việc ác

Làm những điều lành

Lo rửa ḷng cho trong sạch.

Thử hỏi làm mấy việc nầy ích lợi ǵ ?

Người ta sẽ bảo : “Có thế mới hưởng hạnh phước kiếp sau và thác rồi khỏi sa Địa ngục”.

Cứu cánh tôn giáo chỉ có thế thôi ư ?

Phải chăng tôn giáo đă mất chơn truyền rồi nên không hiểu rằng việc tu tâm luyện tánh có một mục đích cao siêu hơn nữa, ấy là giúp cho con người học được khoa Huyền bí học. Khoa nầy dạy lư do sanh hóa một Thái dương hệ và chỉ phương pháp cho con người luyện ḿnh đặng trở nên trọn sáng, trọn lành trong một thời gian ngắn ngủi, trước hạn kỳ của cơ trời đă định sẵn. Trong tôn giáo người ta gọi khoa nầy là “Mật” hay là “H́nh nhi thượng học”.

Thuở xưa hồi mới ra đời, mỗi tôn giáo lớn như Ai Cập giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đều có khoa H́nh nhi thượng học để đào tạo những bậc Thánh nhân, Hiền Triết. Ngày nay khoa H́nh nhi thượng học trong các tôn giáo không c̣n nữa. V́ lư do nào ? Người học đạo đều biết nhưng không tốt chi mà đem nói ra tất cả những sự thật về mấy việc ấy. Luôn luôn chúng ta chỉ nên nhớ câu nầy của Shakespeare :

“Xin lắng nghe cho êm thấm.

 Xét đoán cho nhơn từ.

“Écoutez avec douceur

 Jugez avec bonté.

Thật ra sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn một ít lâu và các vị đệ tử lớn đều nối gót mà qui vị th́ khoa H́nh nhi thượng học của Phật giáo cũng theo thời gian mà lẫn khuất trong đám sương mù.

Hiện giờ những di tích H́nh nhi thượng học của Phật giáo c̣n thấy trong nhiều cuốn kinh Phật, nhưng nếu không nhờ ánh sáng của Huyền bí học th́ khó mà thật hiểu được nghĩa lư của chúng nó.

Thử hỏi một chuyện nhỏ mọn nầy. Muốn thành Phật phải có những điều kiện nào th́ không một ai trả lời nổi ? – v́ không một người nào biết việc đó. Không biết th́ làm sao tu cho thành Phật bây giờ.

Đạt được quả vị Phật không khác nào việc thi đậu Thạc sĩ ở dưới trần. Muốn tới tŕnh độ nầy th́ phải trải qua nhiều cấp, từ Sơ học, Tiểu học cho đến Trung học và Đại học, phải thi đậu văn bằng Tiểu học, Tú Tài và Cử nhân.

Tin rằng chỉ niệm Lục Tự Di Đà hay là tụng kinh gơ mơ và ngồi thiền vài năm th́ đắc đạo, được về Tây phương Cực lạc, ngự trên ṭa sen th́ không khác việc tin rằng một đứa bé mới biết đọc, biết viết, chưa học qua hết chương tŕnh Tiểu học, nói chi đến Trung học và Đại học mà th́nh ĺnh lại thành một vị Thạc sĩ. Nếu quả vị Phật đạt được như trở bàn tay th́ nó không có giá trị ǵ cả.

Không nói tới luật trời; ở trần thế nầy đây, mỗi người phải ở một ngôi vị xứng đáng với tài và đức của ḿnh. Thiên Địa chí công, không có một sự tư vị nào cả. Chúng ta phải diệt những thành kiến cũ kỹ trước đây và lo dọn ḿnh cho trong sạch như lời Phật dạy đặng bước tới thềm Thánh Điện mà trên ngưỡng cửa có khắc hai chữ thật to “ PHỤNG SỰ .

Thí sanh phải qua năm cửa, mỗi cửa đều có những điều kiện nhứt định và khác nhau, nhứt là về các đức tánh. Qua khỏi một cửa nào rồi th́ một bức màn vô minh vén lên, thí sanh mở rộng tâm và trí một lượt và thành một người mới; khác hơn trước. Vào cửa thứ năm rồi, toàn thể Chơn lư ở dăy Địa cầu nầy hiện ra. Con người thành một vị Siêu phàm. Đó là con đường Đạo cũng gọi là Minh Triết thiêng liêng, con đường duy nhứt, trường tồn với thời gian, không bao giờ hư hoại, mà từ ngàn xưa các vị tu hiền đều phải noi theo đặng đi tới bực Chánh đẳng, Chánh giác. 2.500 năm trước, nhiều vị đệ tử của Phật như Ma Ha Ca Diếp, Mục Kiền Liên, Kiều Trần Như, A Nan Đa, U Ba Li, Chullapanthaka  v. v. . . đă nối gót các bực tiền bối và nhờ đó mới đắc quả La Hán.

Trong cuốn Những chuyện Thần Quyền và Thần Bí trong Đạo Phật tôi cố gắng thuật lại cho quí bạn nghe, nhứt là những bạn ái mộ Chơn lư và những bạn thanh niên nam nữ, mặc dầu một cách vụng về, những lời châu ngọc của các vị Đại Sư Huynh tôi đă chỉ dạy về con đường Minh Triết thiêng liêng nầy. Cầu xin chúng nó giúp ích quí bạn tu hiền phần nào và được góp công vào công việc chấn hưng Phật Giáo nước nhà.

Lành thay ! Lành thay !

Châu đốc ngày mùng bốn tháng chạp năm Canh Tư

 nhằm ngày 20 tháng giêng dương lịch năm 1961 (20-1-1961).

I

Tây phương nghe nói những trông mong,

Bến giác thuyền từ đáy vốn không,

Ai biết Tây phương là cảnh đó ?

Đèn linh một ngọn chiếu trong ḷng.

II

Phật tại ḷng ta chớ có lầm,

Tây phương đâu nữa nhọc công tầm,

Khéo vun cội phúc ǵn tâm ư,

Tám Chánh, Năm Hằng pháp diệu thâm.

III

Tám Đường, Năm Cấm Phật phân rành,

Dưỡng tánh tu tâm khá tập tành,

Đến hội Bàn Đào nên quả vị,

Mau đem thuyền giác độ nhơn sanh.

 BẠCH LIÊN  
                                        


                   
mục lục   chú thich


     CHƯƠNG DẪN NHẬP

 

ĐẠO PHẬT CŨNG NHƯ CÁC TÔN GIÁO KHÁC CHỨA ĐẦY NHỮNG CHUYỆN THẦN QUYỀN VÀ THẦN BÍ TỪ ĐỜI SỐNG CỦA ĐỨC PHẬT GÔ TA MA CHO ĐẾN GIÁO LƯ CỦA NGÀI.

Nhiều bạn thường nói với tôi : Đạo Phật không công nhận Thần quyền tức là không tin có Đức Thượng Đế và trong giáo lư cũng không có chi gọi là Thần bí cả. Luôn luôn tôi vẫn đáp : Tôn giáo là gạch nối giữa con người và Đức Thượng Đế. Nói đến Tôn giáo tức là nói đến chuyện Thần quyền và Thần bí. Chỉ tại người ta không phân biệt thế nào là Công nhận Thần quyền và thế nào là lại Thần quyền. Tất cả những người học Đạo đều công nhận Thần quyền mà không bao giờ ỷ lại Thần quyền. Khi con người hiểu được Bản Tánh Thiêng Liêng của ḿnh và mục đích sự sanh hóa một Thái dương hệ th́ con người mới biết được cứu cánh của các tôn giáo và tại sao có những tôn giáo khác nhau sanh ra trên Địa cầu. Con người cũng sẽ hiểu rằng Thần quyền tức là sự áp dụng Luật Trời và những quyền năng c̣n tiềm tàng trong mính con người, ấy là những Thần quyền vậy.

Tôi xin đem hai thí dụ nầy để chứng minh :

                      Một là : vỗ tay sấm nổ.

                      Hai là : con mắt thần.

 I

VỖ TAY SẤM NỔ.

Đọc chuyện Tàu, nhứt là truyện Phong Thần và Phong Kiếm Xuân Thu, ta thấy nói Thần Tiên vỗ tay sấm nổ.

Người xưa cho rằng việc đó có thật. Người đời nay lại bảo đừng tin dị đoan như thế. Vậy th́ ai trúng, ai trật ?

C̣n người học Đạo biết rằng : không phải là chuyện hoang đường, nó đúng với Chơn lư.

Tôi xin thử cắt nghĩa ra đây để quí bạn xem xét coi như thế nào.

Phân nửa bên mặt của đàn ông chứa đầy dương điện, c̣n phân nửa bên trái th́ chứa đầy âm điện. Trái lại, đàn bà bên mặt th́ chứa đầy âm điện, c̣n bên trái th́ chứa đầy dương điện. Theo luật vật lư th́ điện theo mấy chỗ nhọn mà ra. Nếu ta biết cách làm cho dương điện và âm điện theo mười đầu ngón tay xẹt ra ngoài tức th́ ta vỗ tay sấm nổ.

Bí quyết thành công là ở tại chỗ biết cách làm cho điện xẹt ra. Không ai chỉ mối th́ vỗ tay lốp bốp chớ không có ǵ lạ.

Mà tại sao trong ḿnh con người lại có điện ? Muốn hiểu tại sao th́ phải phân tách nguyên tử.

Mỗi nguyên tử gồm có hai phần :

Chính giữa là Nhân, chứa dương điện tử (protons) và trung ḥa tử (neutrons).

Ở ngoài th́ những âm điện tử (électrons) xây tṛn, không khác nào những hành tinh xây chung quanh mặt trời.

Ta cũng biết da, thịt, gân, xương con người làm bằng những tế bào hiệp lại, mà mỗi tế bào là sự kết hợp nhiều nguyên tử.

Chung cuộc th́ thân thể con người, thú vật, cây cỏ, sắt đá toàn là những bầu điện lực, những máy biến điện; chỉ tại chúng ta chưa biết dùng nên không thâu được những luồng sóng điện do các đài phát thanh hay là Vũ trụ tuyến phát ra.

Những loài bướm, loài ong đều có cách truyền tin tức cho nhau, do những luồng điện của chúng nó phát ra, những ṿi của chúng giống như cột “giây thép gió” của ḿnh dùng. Loài cá ông cũng có phương pháp cảm thông với nhau vậy.

VỀ VIỆC CON NGƯỜI BIẾT DÙNG SẤM SÉT

TÔI XIN KỂ BA CHUYỆN

1/ - Trong bộ giáo sử của Sozomène ( Histoire ecclésiatique de Sozomène) (L. IX, ch VI) có thuật chuyện vua Alaric tới công phá thành Narnia bị những giáo sĩ Etrusques dùng sấm sét đánh lui. Thành Narnia khỏi bị thất thủ.

2/ - Lucius Pison cũng nói Đệ nhị Quốc Vương La Mă hồi thế kỷ thứ 7 là Numa Pompilius xuất thân từ một tu viện biết dùng sấm sét đặng giết thú rừng. Pline cũng công nhận việc nầy là đúng với sự thật.

3/ - Bà Alexandra David Néel cũng có nói một vị Lạt Ma ở Tây Tạng dùng sấm sét giết một đứa chăn chiên v́ nó phá khuấy ông.

II

CON MẮT THẦN

Người ta nói rằng Thần Thánh biết ḷng dạ con người ra sao. Hồi chưa học Đạo th́ chúng ta lấy làm lạ lắm. Về sau chúng ta biết rằng tư tưởng và ư muốn của con người đều có h́nh dạng.

Thần Thánh có thần nhăn, thiên nhăn nên thấy được ư muốn của con người, điều nầy rất dễ hiểu.

Hiện giờ những vị tu hành đắc Đạo có thần nhăn, thiên nhăn cũng đọc được tư tưởng và ư muốn của con người vậy.

Tôi đem hai thí dụ nầy ra cho quí bạn thấy rằng càng ngày nhơn loại càng tiến hóa th́ khoa Huyền bí học càng được phổ biến và thiên hạ sẽ không c̣n cho câu chuyện Thần quyền và Thần bí là lạ lùng hay dị đoan nữa.

Tôi xin chia Những chuyện Thần quyền và Thần bí trong đạo Phật ra làm hai phần :

Phần thứ nhứt – Trong đời sống của đức Phật.

Phần thứ nh́ – Trong giáo lư hay là Thuyết Luân Hồi và Nhân Quả.

 

mục lục   chú thich

PHẦN THỨ NHỨT

 

  TRONG ĐỜI SỐNG CỦA ĐỨC PHẬT.

 

CHƯƠNG THỨ NHỨT

 

CÔNG NHẬN THẦN QUYỀN

Trong lịch sử Phật giáo có thiếu chi việc chứng tỏ Phật giáo mặc nhiên công nhận Thần quyền, tôi xin kể 7 chuyện thôi.

                     1.- Chuyện Thứ Nhứt

THIÊN THẦN MỞ CỬA.

Sách Phật nói rằng : lúc Thái tử trốn đi, nhờ Thiên thần làm cho các cửa thành tự nhiên mở ra và quân canh ngă lăn ra ngủ mê man không nghe có vó ngựa Kantaka sải đi.

  (La Lumière de l’Asie – Ánh Sáng Á Châu trương 125 – 116)

                     2.- Chuyện Thứ Nh́

ĐẤT RUNG CHUYỂN.

Sau khi Đức Bồ Tát đắc quả Phật th́ đất rung chuyển 12 lần. Quả Địa cầu giống một cái bông.  (Đời sống của Đức Phật theo kinh sách cổ Ấn Độ trương 91)

(La vie du Bouddha d’après les textes de l’Inde ancienne par Hérold page 91).

Về việc đất rung chuyển, sách Phật có ghi hai lần nữa.

Một lần là lúc Phật nói với Ma Vương : “Ma Vương ơi ! từ đây tới ba tháng nữa, ta sẽ nhập Niết Bàn”. Phật vừa dứt lời th́ đất rung chuyển và sấm sét vang rền.

Khi Phật nhập Niết Bàn tại Kusinara, đất cũng rung chuyển và sấm sét vang rền một lần nữa, ấy là lần chót.

                    3. - Chuyện Thứ Ba.

MƯA HOA.

Trong kinh sách Phật có thuật nhiều chuyện Mưa Hoa. Tôi xin kể vài vụ mà thôi.

a/ Lúc Đức Phật trở về Ka bi la hoát tu (Kapilavastu) Ngài ở trong một cái vườn xoài. Khi Ngài vừa bước lên ngồi trên ngai của người ta làm sẵn cho Ngài th́ một trận mưa hoa rơi xuống; người ta thấy toàn là bông hường.

Vua Tịnh Phạn và Hoàng Thân Quốc Thích rất kinh ngạc và kính phục vô cùng.

(Đời sống của Đức Phật do theo kinh sách cổ Ấn Độ trang 144).

b/ Lúc Phật gần bỏ xác đặng nhập Niết Bàn th́ cũng có một trận mưa hoa rơi xuống và trên không có tiếng tiêu thiều nhạc trổi để tiển đưa Đấng Trọn Lành từ giả cơi trần.

(Le Bouddha, sa vie, sa doctrine, sa communauté par Oldenberg page 223)

c/ Ông Sư Nghiêm đời Đường ngồi tụng kinh tại chùa Vân Hoa th́ có một trận mưa hoa rớt xuống. V́ thế trong cuốn “Quan Âm Thị Kính” có mấy câu nầy :

           311 - Cửa thiền sẽ lén chân coi,

                     Trông lên Sư Cụ vừa ngồi tụng kinh.

           313 – Mưa hoa rải khắp bên ḿnh,

                     Nhấp nhô đá cũng xếp quanh gật đầu.

           315 - Mới hay đạo Phật rất mầu,

                     Nghĩ đây cũng dễ đổi sầu làm vui.

Câu chuyện Mưa Hoa, Vụ Hoa và chuyện học tṛ Sư La Thập giảng kinh Niết Bàn tại núi Hổ Khưu và khi ông hỏi mấy ḥn đá ở chung quanh nghe lời ông nói có hạp với ḷng Phật hay không th́ mấy ḥn đá gật đầu. Có thật hay không ? Dám chắc đời nay không ai hiểu rơ điều ấy. Nhưng bây giờ đây, trong cuốn Chơn Sư và Đường Đạo, chương thứ 14, Đức Leadbeater có nói về Đức Phật và hai cuộc lễ : lễ Huê Sắc tức là ngày Vía của Đức Phật và lễ A Sa La là lễ kỷ niệm ngày Phật Chuyển Pháp Luân.

Đức Leadbeater thuật lại rằng : lúc Phật hiện ra và giơ tay ban ân huệ tức th́ một trận mưa hoa rơi xuống giữa đám đông quần chúng. ( . . . en même temps qu’il élève la main droite en l’attitude de bénédiction, tandis qu’une grande pluie de fleurs tombe sur le peuple).

                 (Xin xem cuốn Chơn Sư và Đường Đạo trương 288)

                 (Les Maîtres et le Sentier page 288, Edition 1926)

Nhưng tin hay không, quyền đó là ở nơi quí bạn.

 

                     4. - Chuyện Thứ Tư

THIÊN ĐẾ INDRA CHỨNG LỜI NGUYỆN VÀ BAN ÂN HUỆ

CHO THÁI TỬ VICVANTARA.

Đức Phật mới thuật cho vua Tịnh Phạn và Hoàng Thân Quốc Thích ḍng Thích Ca nghe câu chuyện nầy :

“Trong một kiếp trước, tôi đă thấy gia quyến tôi tụ họp chung quanh tôi và ca tụng tôi.

Thuở ấy có một vị Vương đế ngự trị tại thành Jayatoura tên là Sânjaya.

Vợ là Hoàng hậu Phousati và con là Thái tử Vicvantara. Vicvantara cưới Công chúa Madri và sanh được hai đứa con : một trai đặt tên Jâlin, một gái đặt tên là Krishnajâna.

Thái tử có nuôi một con Bạch Tượng có tài kêu mưa hú gió giờ nào cũng được.

Ngày kia xứ Kalinga bị hạn hán. Người và vật chết đói và chết khát rất nhiều. Vua xứ Kalinga nghe đồn tài phép của Bạch Tượng bèn sai một đoàn sứ giả qua yết kiến Thái tử và xin Bạch Tượng đem về Kalinga. Khi nghe đoàn sứ giả phân trần tự sự, Thái tử bèn nói : “Sao mấy vị không xin cặp mắt tôi, da thịt tôi”.

Nói rồi Thái tử sai người dẫn Bạch Tượng ra cho đoàn sứ giả. Hay tin nầy dân chúng thành Jâyatoura đâm ra hoảng hốt. Họ sợ bị trời hạn th́ họ sẽ chết đói. Họ bèn kéo nhau vào triều phản đối và xin vua xử tử Thái tử. Vua an ủi họ, hứa hẹn với họ đủ điều, hồi lâu họ mới dịu giọng và xin đày Thái tử ra chốn sa mạc xa xăm. Vua phải nghe theo.

Thái tử bèn dẫn vợ con lên xe ngựa chở đồ đạc ra đi. Dọc đường Thái tử gặp ba thầy Bà la môn xin Ngài bố thí. Thái tử cho người thứ nhứt cặp ngựa, người thứ nh́ cái xe, c̣n người thứ ba cây kiềng vàng của Công chúa.

Vợ chồng con cái Thái tử phải đi bộ vô cùng khổ sở.

Trên trời, Thiên Đế Anh Tra (Indra) thấy rơ mọi việc. Ngài bèn hóa ra thành tŕ rộng lớn, lầu đài tráng lệ, vườn tược sum sê rồi Ngài biến thành một ông già cỡi một con ngựa ra đón rước Thái tử và vợ con về cung điện của Ngài ở. Vợ chồng Thái tử ngồi trên ngai vàng. Yến tiệc dọn ra đầy cao lương mỹ vị. Ông già mới nói : “Thái tử hăy ở đây trọn đời với tôi”. Ăn uống xong xuôi, Thái tử ngồi suy nghĩ rồi bổng chốc đứng dậy nói : “Thưa Cụ ! Tôi đă căi lịnh vua cha. Tôi bị đày ra sa mạc, tôi không có quyền ở đây hưởng hạnh phúc. Tôi xin từ giả cụ”.

Ông già hết ḷng cầm lại nhưng không được.

Ra khỏi cửa thành vài bước, Thái tử ḍm lại th́ thành tŕ biến đi đâu mất, chung quanh toàn là cát trắng nóng nực. Thái tử và vợ con đi tới một cái núi, chung quanh rừng rú bao bọc gặp một cái cḥi bỏ hoang, vợ chồng mới vô đó ở. Vợ chồng con cái ăn trái rừng, uống nước suối. Bảy tháng trôi qua, không một bóng người lai văng. Bữa kia, một thầy Bà la môn đi ngang qua cḥi thấy hai đứa nhỏ đang chơi giỡn trước sân; thầy bèn ngắm nghía chúng nó rồi mới nói với Thái tử : “Vợ tôi làm việc mệt nhọc quá, nó muốn có kẻ đỡ tay chân. Vậy ông cho tôi hai đứa con ông đi”. Thái tử nghe qua sửng sốt, hồi lâu mới trả lời :” Được, ông hăy dẫn chúng nó đi”. Lúc đó Công chúa đang hái trái trong rừng, th́nh ĺnh trong ḷng hồi hộp, như linh tính báo cho nàng biết có việc chẳng lành xảy ra, nàng bương bả chạy về. Nhưng đă trễ. Thầy Bà la môn dẫn hai đứa nhỏ đi mất rồi. Công chúa khóc than thảm thiết. Bổng đâu có một người Bà la môn khác bước đến. Ông đă già và đi đứng mệt nhọc. Ông ḍm Công chúa rồi nói với Thái tử : “Ông hăy coi, tôi già quá mà lại bị bịnh tê. Tôi đi đứng khó khăn. Tôi không có người giúp đỡ. Vậy ông hăy cho tôi cô nầy. Cô sẽ săn sóc tôi. Ông làm một việc phước đức rất lớn, cả hoàn cầu sẽ ca tụng ông”. Thái tử nghe qua ngồi suy nghĩ rồi nói với Công chúa : “Em có nghe ông già nói hay không ? Tôi phải trả lời làm sao đây ?” Công chúa bèn đáp : “Anh đă cho hai đứa con yêu quí của chúng ta rồi, anh hăy ừ đi, em không phàn nàn đâu”. Thái tử bèn cầm tay Công chúa đặt vào tay ông già. Ông già cám ơn Thái tử rồi nói : “VINH DIỆU THAY THÁI TỬ VICVANTARA ! CẦU NGUYỆN XIN NGƯỜI SỚM ĐƯỢC THÀNH PHẬT”. Ông bước đi vài bước rồi trở lại nói : “Tôi c̣n phải qua xứ khác kiếm một con hầu nữa. Tôi để nàng nầy lại cho ông và từ đây ai xin nàng ông cũng đừng cho”. Nói rồi ông già biến h́nh thành một người rất xinh đẹp, mặt chiếu hào quang sáng rỡ. Thái tử và Công chúa nh́n ra là Thiên Đế (Indra) bèn cúi đầu làm lễ. Thiên Đế nói : “Thái tử và Công chúa mỗi người xin ta một ân huệ, ta sẽ ban cho”. Thái tử bèn nói : “Cầu xin một ngày kia tôi được thành Phật và giải thoát chúng sanh ở miền rừng núi”. Thiên Đế bèn đáp : “Thái tử sẽ được toại nguyện”.

Tới phiên Công chúa : “Cầu xin thầy Bà la môn đă dẫn hai đứa con tôi đi đừng để chúng nó trong nhà mà đem bán chúng nó tại thành Jayatoura và người mua chúng nó là đức Vua Sanjaya”.

Thiên Đế bèn đáp : “Công chúa sẽ được hài ḷng”. Nói rồi Thiên Đế bèn bay lên trời. Công chúa bèn than : “Ước sao vua cha tha tội cho Thái tử”. Trên không có tiếng vọng lại : “Vĩệc ấy sẽ được”.

Thái tử được vua cha tha tội. Thái tử trở về Jayatoura được dân chúng tiếp đón nồng hậu và đoàn tụ với hai con.

Thuật xong chuyện nầy đức Phật bèn nói : “Thái tử Vicvantara là tôi đây. Quí Ngài hoan nghinh tôi bây giờ cũng như người ta đă hoan nghinh tôi thuở xưa. Hăy đi theo con đường giải thoát.

(Đời sống của Đức Phật do theo kinh sách của cổ Ấn Độ trương 144 – 159 tóm tắt).

Rơ ràng Phật công nhận Thần quyền.

 

                     5.- Chuyện Thứ Năm

CINCA ĐỘN BỤNG VU CÁO PHẬT

THIÊN ĐẾ ANH TRA GIẢI NGUY.

Khi bọn đạo sĩ đấu phép thua Phật rồi (xin xem tới) th́ họ đâm ra oán hận và t́m dịp báo thù. Họ lại ở gần vườn Kỳ Viên và ŕnh ṃ những việc làm của Phật và các đệ tử Ngài. Họ toa rập với một cô gái đẹp tên Cinca, tánh nết rất lẳng lơ và xảo quyệt. Cinca độn bụng lên càng ngày càng lớn và đi rêu rao rằng : V́ ăn ở với Phật nên nàng đă thọ thai. Tới tháng thứ chín, Cinca bèn lại chỗ Phật đương thuyết pháp nói lớn tiếng rằng : “V́ Ngài mà tôi mang thai nghén, Ngài không đoái hoài đến tôi. Tôi không chỗ ở để sanh đẻ”.

Phật điềm nhiên nói : “Cinca cô có nói láo không ? Chỉ có một ḿnh tôi và cô biết mà thôi”. Cinca la lên : “Tôi không bao giờ nói láo”. Phật vẫn ngồi im lặng. Lúc đó trên trời, Thiên Đế Anh Tra thấy rơ mọi việc. Ngài xét rằng đă đến lúc phải gỡ mặt nạ của Cinca. Tức th́ bốn vị Thiên thần được lịnh hóa ra bốn con chuột lắt chung vô áo Cinca cắn đứt dây. Một khúc cây tṛn rớt xuống đất. Phật bèn cười và nói : “Cinca ! Đứa con của cô đó”. Các tín đồ nổi giận nguyền rủa Cinca, phun nước miếng vào mặt nàng. Cinca hoảng hồn chạy mất.

(Đời sống của Đức Phật do theo kinh sách của cổ Ấn Độ trương 206 – 209).

Chuyện nầy chứng thật Phật nhờ Thần quyền giải nguy. Nhưng c̣n có chứa một ư nghĩa sâu xa về Huyền bí học. Người đắc đạo không bao giờ được phép dùng thần thông đặng minh oan cho ḿnh khi ḿnh bị vu cáo.

Tới bực Phật, thần thông rộng lớn, đạo pháp cao cường, Phật làm cho khúc cây rớt xuống không được hay sao, lựa phải nhờ tới bốn vị Thiên thần xuống giúp. Nhưng Phật yên lặng để Nhân quả định đoạt. Những Đấng Chí Tôn cầm cân tội phước gọi là những Đấng Nam Tào Bắc Đẩu không khi nào để Phật bị hàm oan.

 

                     6.- Chuyện Thứ Sáu.

PHẬT BIẾT RƠ PHẠN VƯƠNG (BRAHMA) NHƯ MỘT NGƯỜI

ĐĂ VÀO CƠI CỦA PHẠN VƯƠNG Ở VÀ SANH ĐẺ NƠI ĐÓ.

Phật đi đến xứ CÔ SA LA (Kosala) vào một cái làng của người Bà la môn tên Manasâkrita và ngự trong một cái vườn xoài. Có hai thầy Bà la môn c̣n trẻ, một người tên Vâsichtha, một người tên Bhâradvâdja, học hai trường khác nhau, tới ra mắt Phật.

Vâsichtha bèn thưa : “Bạch Phật ! chúng tôi mới căi nhau về con đường chánh. Tôi nói con đường của thầy Bà la môn Panchkarasâdi chỉ là con đường ngay hơn hết, dắt đến sự hợp nhứt với Phạn Vương. C̣n người bạn của tôi đây lại cho rằng con đường của thầy Târoukchya dặn ḍ mới thật con đường ngay hơn hết. Bạch Phật chúng tôi biết Phật là bực Toàn giác, giáo chủ các Thiên thần và con người. Chúng tôi mới tới đây hỏi Phật hai con đường đó có phải là những đường giải thoát hay không ? Chung quanh làng chúng tôi có nhiều con đường mà cả thảy đều dắt đến Manasâkrita. Những đường của mấy thầy Bà la môn dạy đều giống mấy con đường đó không ?

Phật bèn hỏi : “Hai thầy có tưởng rằng hết thảy những con đường đều tốt hết không ?”

-         Bạch Phật ! chúng tôi đều tưởng như vậy.

Phật nói tiếp : “Có thầy Bà la môn nào thông thạo kinh Phệ đà thấy tận mặt Đức Phạn Vương không”.

-         Bạch Phật không có vị nào thấy cả.

Phật hỏi thêm . . . “Vậy trong những vị dạy mấy thầy Bà la môn có vị nào thấy Phạn Vương không ?

-         Bạch Phật cũng không ai thấy cả.

Phật nói : “Bây giờ thí dụ một người kia làm một cái thang tại ngă tư đặng leo lên nhà. Người ta mới hỏi y : “Cái nhà anh ở đâu mà làm cái thang đặng leo lên ? Anh biết nó ở hướng đông hay hướng tây ? Hướng nam hay hướng bắc ? Nó cao hay thấp, hay là không lớn không nhỏ ?”

Y trả lời : “Tôi không biết”. Người ta liền nói : “Anh làm một cái thang đặng leo lên một cái nhà mà anh không biết ra sao và anh cũng không thấy nó nữa ?” Y trả lời : “Quả thật tôi đă làm như thế”. Hai thầy nghĩ sao về người đó ?

Hai thầy có cho lời của y là điên khùng hay không ?

-         Bạch Phật ! Những lời đó thật là điên khùng.

-    Vậy th́ những thầy Bà la môn phải nói : “Chúng tôi chỉ cho anh con đường hiệp nhứt với cái mà chúng tôi không hiểu mà cũng không thấy nữa”. Nếu tục lệ của người Bà la môn như thế th́ công việc của họ làm vô ích quá.

Bharadvadja bèn thưa : “Bạch Phật ! Thật đúng như vậy”.

Phật mới nói : “ Vậy th́ không thế nào người Bà la môn thông thạo kinh Phệ đà có thể chỉ đường hiệp nhứt với cái mà họ không biết và cũng không thấy nữa. Thật là không khác nào một đoàn người mù níu nhau đi. Người đi đầu, người đi chính giữa, người đi chót đều không thấy đường. Theo ư Ta chuyện mấy thầy Bà la môn thuộc kinh Phệ đà thuật lại là chuyện của người mù. Nó thiệt là kỳ dị, thiệt là chuyện nói suông, không ích lợi vào đâu cả.

Bây giờ thí dụ một người đi đến mé rạch, va có việc muốn qua bờ bên kia. Va bèn cầu khẩn cho bờ bên kia dời qua bên nây đặng cho va bước lên dễ dàng. Cái bờ bên kia v́ có lời cầu khẩn của va mà dời qua bên nây không ?

-         Bạch Phật ! Không khi nào được bao giờ.

-    Đó là công việc của mấy thầy Bà la môn bấy lâu nay. Họ không tập luyện những tánh t́nh tốt để thành ra “thật một người Bà la môn” mà họ đă nói.

Indra (Anh Tra) ! Chúng tôi cầu khẩn Ngài.

Soma (Sô Ma) ! Chúng tôi cầu khẩn Ngài.

Varouna (Hoa ru na) ! Chúng tôi cầu khẩn Ngài.

Brahma (Phạn Vương) ! Chúng tôi cầu khẩn Ngài.

Thật ra không thể nào nhờ sự cầu nguyện, nhờ sự van vái, nhờ sự xưng tụng công đức mà khi thác rồi họ được hiệp nhứt với Phạn Vương.

Bây giờ ta hỏi hai thầy : “Người Bà la môn nói về đức Phạn Vương ra làm sao ! Ngài có ưa hoa nguyệt không ?”

-         Bạch Phật ! không .

-         Đức Phạn Vương có hung ác không ? Có kiêu căng không ? Có biếng nhác không ?

-         Bạch Phật ! không.

-         C̣n mấy người Bà la môn có tránh khỏi mấy tánh đó không ?

Vasichtha bèn thưa : “Bạch Phật ! Họ c̣n mấy tánh đó”.

Phật bèn nói : “Người Bà la môn c̣n ưa khoái lạc, c̣n bị giác quan cám dỗ, họ say hoa đắm nguyệt, họ hung bạo, họ biếng nhác, họ kiêu hảnh, họ hoài nghi. Làm sao họ hiệp nhứt với cái không đồng bản tánh với họ được. Thế nên ba đức minh triết [1] của họ là một sa mạc khô khan, một cái rừng rậm rạp, một cảnh điêu tàn không thể nào tạo lập lại được.

Khi nghe Phật nói xong th́ Vasichtha liền thưa : “Bạch Phật ! người ta nói rằng Đức Thích Ca Mâu Ni biết con đường hiệp nhứt với Phạn Vương”. Phật mới nói : “Hai thầy nghĩ sao về việc một người kia sanh trưởng tại Manasâkrita, khi gặp con đường ngay hơn hết dắt từ đây đi thẳng đến Manasâkrita, y có ngần ngại ǵ mà không theo con đường đó chăng ?

-         Chắc chắn là va không hề ngần ngại chi cả.

Phật bèn nói : “Vasichtha ! Cũng thế ấy, Như Lai biết con đường ngay thẳng dắt đến sự hiệp nhứt với Phạn Vương. Như Lai biết nó như một người đă vào cơi Phạn Vương và sanh đẻ tại đó. Như Lai không có nghi ngờ cái chi cả”.

                   TEVIJJA SUTTA  (Sacred Books XI 157 – 203).

Nguyên văn chữ Pháp : “De Même, reprit le Bouddha, le Tathâgata connait le chemin direct qui conduit à l’union avec Brahma. Il le connait comme une personne qui est entrée dans le monde de Brahma, qui y est née. Il ne peut exister de doute en lui”.

Xin quí bạn chú ư tới ba điểm nầy :

Một là : Cuốn Tevejja Sutta là cuốn kinh Phật.

Hai là : Nếu quả thật Phạn Vương không phải là Đấng Tạo Hóa Vũ Trụ nầy và sự hiệp nhứt với Ngài rất vô ích th́ Đức Phật đă bảo hai thầy Bà la môn là lầm lạc rồi.

Ba là : Ngài c̣n nói : Ngài biết rơ Phạn Vương và sanh đẻ tại đó. Ngài không có nghi ngờ chi cả.

                    

     7.- Chuyện Thứ Bảy.

PHẬT MẶC NHẬN PHẠN VƯƠNG LÀ ĐẤNG TẠO HÓA.

Trong cuốn “Ánh Sáng Á Châu” (La Lumière de l’Asie) trương 202, có thuật những lời của Phật thuyết cho vua cha Tịnh Phạn nghe như vầy : “Om ! AMITAYA ! Chớ nên ướm thử dùng lời nói mà đo cơi vô biên, hay là nhúng dây tư tưởng vào cơi vô tận. Người hỏi cũng lầm mà người trả lời cũng lầm vậy. Đừng nói chi hết”.

Kinh sách dạy rằng : Trước khi vạn vật sanh ra th́ chỉ có một ḿnh Phạn Vương trầm tư mặc tưởng mà thôi. Nhưng chớ nên suy gẫm đến Phạn Vương hay là một ánh sáng nào cả, cái trí người phàm cũng không hiểu được. Những màn lần lượt vén lên; cái nầy rồi tới cái kia. Phải có những bức màn và sau những bức màn nầy th́ có những bức màn khác. Các ngôi tinh tú cứ vận hành mà không hỏi han chi cả. Miễn là sự sanh, sự tử, sự buồn vui, cái nguyên nhân và cái hậu quả c̣n lại là đủ rồi.

Cuộc đời và ngày giờ cứ thay đổi và luân chuyển không ngừng cũng như gịng nước của con kinh chảy từ nguồn ra biển, dầu mau hay chậm, các lượn sóng cũng vẫn là một, mặc dầu coi khác nhau, cứ nối tiếp với nhau, cái sau nhồi cái trước.

Tin có Đức Thượng Đế sanh hóa vũ trụ hay là không tin đó là quyền tự do của bạn, không ai xâm phạm được. Nhưng chắc chắn quí bạn dư biết tín ngưỡng không sửa đổi Chơn lư được.

Cũng như rơ ràng ta thấy sớm mai mặt trời mọc ở phương Đông, chiều lặn về hướng Tây. Bây giờ, dầu hết thảy dân chúng trên địa cầu đều tin như vậy, sự tin nầy cũng không sửa đổi việc trái đất xây chung quanh mặt trời hay là bắt buộc mặt trời ch́u theo ư ḿnh phải xây chung quanh trái đất.

Nếu không có thật ông Trời mà người ta tin rằng “” đi nữa th́ bất quá người ta tạo ra một ông Trời giả. Ngày nào người ta  hết tin, ngày đó ổng tan mất.

Trái lại, nếu ông Trời “có thật” mà thế gian không tin có Ngài th́ Ngài cũng là Ngài. Ngài không có kém sút quyền năng chút nào. Có lẽ Ngài mỉm cười rằng : “Các con của ta c̣n khờ dại lắm vậy. Rồi đây chúng nó sẽ biết”.

Người học đạo phải thận trọng và dè dặt từ chút trong việc tầm Chơn lư.


 cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết 

CHƯƠNG THỨ NH̀

 

NHỮNG CHUYỆN THẦN BÍ.

Những chuyện Thần bí cũng chia ra làm hai thứ : một thứ ở ngoài và một thứ ở trong ḿnh.

Thứ ở ngoài là những sự cám dỗ của Ma vương, điều đó các hàng Phật tử đều biết.

Thứ ở trong là những thần thông biến hóa, tôi chỉ nói tới tài phép của Đức Phật và các đệ tử mà thôi.

                     1.- Chuyện Thứ Nhứt.

PHẬT BAY QUA SÔNG.

Khi t́m được đường giải thoát cho chúng sanh rồi th́ Đức Phật liền đi Bê na rết (Bénarès); tới sông Hằng, Phật kiếm anh lái đ̣ xin nhờ anh đưa qua bờ bên kia. Anh lái đ̣ bằng ḷng với điều kiện là phải trả tiền đ̣. Phật đáp : “Ta không có tiền”. Nói rồi Ngài bay qua sông.

      (Đời sống của Đức Phật do theo kinh sách của cổ Ấn Độ - trương 105).

                     2.- Chuyện Thứ Nh́.

PHẬT BAN PHÉP LÀNH CỨU KHỔ CỨU NẠN.

PHẬT CỨU CÔNG CHÚA VIROUPA.

Trong cuốn “Đời sống của Đức Phật” có thuật hai lần Phật ban phép lành cứu khổ cứu nạn; lần thứ nhứt cho Công chúa Viroupa, con của Ba sê na đi (Ba tỉ nặc), lần thứ hai cho Kala, em của Ba tỉ nặc.

Vua Ba tỉ nặc (Ba sê na đi) có một người con gái tên Viroupa, mặt mũi xấu xí lắm. Đă đến tuổi có chồng rồi mà không có một vị Vương Tôn nào dám đến hỏi. Vua mới lập thế gả Công chúa cho một người đại thương gia tên Ganga mới tới lập nghiệp tại Çravasti.

Hôn lễ cử hành trong lúc ban đêm cho nên Ganga không biết mặt vợ. Sáng ra Ganga thấy Công chúa giống như Mẫu dạ xoa nên đâm ra hoảng hốt. Nhưng không dám đuổi Công chúa đi v́ sợ vua cha bắt tội chém đầu. Chàng nhứt định nhốt Công chúa trong nhà, mặc dầu viện lẽ ǵ cũng không được ra khỏi cửa. Công chúa hết sức ch́u chuộng chồng, nhưng Ganga không đoái hoài tới. Một bữa kia, bằng hữu Ganga tổ chức một bữa tiệc rất lớn, những khách tới dự phải dắt vợ theo, không th́ bị phạt 500 đồng vàng. Ganga ra đi một ḿnh.

Công chúa ở lại nhà buồn rầu tủi hổ bèn treo cổ tự vận.

Lúc ấy Phật ngự tại vườn Kỳ Viên. Ngài mới tự hỏi : “Hôm nay những ai ở Çravasti đương đau khổ; ta phải tế độ ai ? Cứu vớt ai ? Ngài dùng huệ nhăn xem xét th́ thấy Công chúa Viroupa đương lâm nguy. Ngài bèn bay lại nhà Ganga, cắt dây đem Công chúa xuống. Công chúa tỉnh lại ḍm chung quanh thấy Phật th́ biết bèn lạy tạ ơn cứu mạng. Phật bảo : “Viroupa , con hăy lấy kiếng soi mặt”. Viroupa vâng lời. Nàng bèn la lên một tiếng, mừng rỡ vô cùng. Nàng đẹp như Tiên Nga. Nàng muốn tôn kính Đức Phật nữa nhưng Ngài đă biến mất.

         (Đời sống của Đức Phật do theo kinh sách của cổ Ấn Độ trương 202).

                     3.- Chuyện Thứ Ba.

PHẬT SAI ANANDA ĐI CỨU KALA BỊ CHẶT TAY CHƠN.

Vua Ba tỉ nặc (Ba sê na đi) có một người em rất đẹp trai tên Kala. Một hôm Kala đi ngang qua vườn Ngự Uyển gặp một bà phi của vua Ba sê na đi thảy cho một ṿng hoa. Mấy vị đạo sĩ hay tin nầy bèn vô tâu với vua rằng Kala muốn quyến rủ Hoàng phi. Vua nghe qua nổi trận lôi đ́nh sai tả đao bắt Kala đem chặt tay chơn. Kala kêu oan thế nào cũng không được. Bằng hữu Kala biết Kala vô tội nên thương xót vô cùng. Vừa gặp một đạo sĩ đi qua, họ bèn nói : “Xin Ngài dùng thần thông cứu Kala. Ngài cũng biết Kala không làm điều trái nghịch luân thường”. Đạo sĩ nói : “Kala tin Thích Ca th́ để Thích Ca cứu va”. Kala bèn kêu lên : “Tại sao Đức Thế Tôn không thấy sự đau khổ của tôi. Hăy tôn sùng Đức Phật. Ngài đă trừ được dục vọng. Ngài rất thương xót chúng sanh”.

Bỗng chốc Ananda hiện đến trước mặt Kala và nói : “Kala, Đức Phật dạy tôi một câu chơn ngôn để cứu anh”. Nói rồi niệm chú, tay chơn Kala lành lẽ như xưa. Kala bèn nói : “Từ đây tôi phụng sự Đức Phật luôn luôn. Dầu Ngài sai tôi làm những việc hèn hạ thế mấy đi nữa tôi cũng vâng lời Ngài”. Kala bèn tới vườn Kỳ Viên. Phật bèn thâu Kala làm đệ tử.

   (Đời sống của Đức Phật do theo kinh sách của cổ Ấn Độ trương 195). 

Mới nghe qua th́ dị đoan hết sức nhưng mà đời nay cũng có những việc tương tợ như thế.

Nhớ lại từ 45 hay 50 năm về trước, lúc nào ôn dịch thạnh hành th́ người ta cầu ông lên; ngồi nghinh, xiêng quai, cầm dao yếm chém ngược ra sau lưng liền liền nghe bịch bịch mà không thấy chảy máu. Tắm dầu sôi, đi hỏa than. Có khi cắt một khúc lưỡi vẽ bùa. Xong rồi đâu hai khúc lưỡi lại, dán vàng bạc lên, lưỡi dính liền như cũ, vài bữa lành. Khi rút cây sắt ra, chỗ bị đâm có quần đỏ, không chảy máu, dán bùa lên ít ngày th́ không c̣n dấu vết, không bao giờ làm độc. Thuở đó mấy người Pháp cũng cho là chuyện phi thường.

Trọn hai năm,1910 và 1911 có lần tại quận Tịnh Biên (Châu Đốc) rộn lắm, mỗi ngày đều có vài người chết về bịnh dịch tả.

Tôi đă thấy “Ông”, ngồi nghinh, xiêng quai, lấy dao rạch lưỡi phun máu vẽ bùa. Mấy ông hương chức và những người khiên kiệu dọn đường ḥ hét, không cho đàn bà con gái ra ngoài ḍm ngó v́ sợ ô uế.

Chắc chắn có nhiều vị lăo thành trong nước từ 58 tuổi sấp lên đă chứng kiến mấy việc nầy. Nói ra dường như nói láo, mà sự thật như thế đó.

Đây thuộc về những hiện tượng siêu h́nh như thư da trâu, thư gạo, cất nhà trong bụng, quỉ nhập tràng v. v. . . Không lấy những luật vật lư ở cơi trần mà cắt nghĩa được.

Ngạn ngữ Pháp có câu “Savoir c’est pouvoir” “Biết th́ làm được” thật đúng lắm vậy.

Nhơn đọc báo Sài G̣n Mai số 700 xuất bản ngày Chúa nhựt 7 và thứ hai 8-4-63 nơi mục “Thế giới siêu h́nh”. Phóng sự sưu tầm của Hoàng Ly thấy có bài “Xiên Ĺnh” tôi xin mạn phép trích đoạn trong bài đó ra đây đặng cho quí bạn xem.

XIÊN L̀NH

Những chiếc dùi nhọn hoắc xiên dọc xiên ngang khắp mặt mày, cả chùm móc sắt cắm loái sau lưng, dùi móc đều to như lưỡi kiếm tay xiên sâu vào da thịt. Không rỏ qua một giọt máu !

Lúc xiên ĺnh cơ thể con người như đă thoát ra ngoài những định luật về vật lư và như có một vạn năng vô h́nh nào đă chế biến thịt da thành cao su dẻo. Đây ! Mời các bạn vào sâu “Thế giới xiên ĺnh” kỳ dị từ Á sang Phi.

. . . Tôi ngó xuống ngực, biến sắc v́ chỗ ĺnh vừa rút ra, để lại một vết thép đâm, và có một gịng máu từ trong ứa ra đỏ lắm.

Khán giả cả kinh, giương mắt tṛn xoe, người bạn Nam Phi của tôi không nén được tiếng kêu lo ngại.

Trời, sao thế nầy ! Bạn tôi có sao không ?

Khalifa nghiêm sắc mặt, nh́n mọi người, chẫm răi nói : “Ông bạn nầy c̣n yếu đức tin At La ! Miệng nói tay trỏ ông đặt luôn lên vết thương day nhẹ mấy cái, tay kia cầm khăn lau gịng máu chảy trên ngực tôi. Khi ông ta bỏ ngón trỏ ra, cả tôi lẫn khán giả tưởng ḿnh mê ngủ v́ . . . trên ngực tôi vết ĺnh vừa đâm đă biến sạch, da thịt đă liền vào như vừa có phép mầu ban lại.

Vết thương ! Trời ! Vết thương đâu rồi ! Rơ ràng vừa đây c̣n sâu hỏm, máu ra mà !

Có thể thế được ư ! Ḱa ! da thịt ông ta đă liền vào như trong thần thoại . . .

Đến lượt cô gái da trắng để Khalifa xiên ĺnh qua cặp má hồng !

                                                           -------------

. . . Đứng ngoài, đám khán giả chúng tôi nh́n mũi ĺnh nhọn hoắc đặt trên làn da mịn như nhung tơ, ḷng không khỏi bồi hồi lo ngại.

Khalifa bất thần ấn mạnh tay ĺnh một cái, rồi cứ thế từ từ đẩy măi.

Mũi ĺnh cắm sâu vào má nàng, một đốt tay, rồi cả nửa gang tay, thoát cái đă thấy má bên kia phập phồng nhấp nhô, rồi mũi ĺnh từ từ chui ra tới hơn đốt tay mới đứng lại.

Cây thép đă đâm qua cặp má hồng. Tôi chăm chú quan sát sắc diện cô ta, tuyệt nhiên không thấy vẻ chi đau đớn, vẫn tươi tỉnh như thường, cặp mắt long lanh sáng ngời tin tưởng.

Khalifa lại chọn cây ĺnh lớn, xiên từ má bên kia sang. Rồi có lẽ đă tin tưởng nhiều về đức tin của cô gái da trắng nầy, ông ta quơ luôn hai ba cái móc cắm loài luôn vào hai bả vai của nàng.

Cô ta như sai ĺnh, mặt nàng đỏ gay, cứ để mặc cho Khalifa xiên dọc, xiên ngang. Và thân nhân cô ta chỉ c̣n nước tắt thở, đứng im xem tṛ thí nghiệm nổi da gà.

Măi tới lúc cô ta sắp biến thành con dím lủng lẳng đầy ĺnh, Khalifa mới ngừng tay xiên và từ từ rút ra từng cái một.

Cả chục chỗ thép đâm, không chỗ nào rỉ máu, ĺnh rút đến đâu da thịt cô gái trắng nầy như liền ngay đến đó, rơ ràng có thứ ǵ huyền bí nhiệm mầu đă khiến xác thịt cô ta bỗng chốc thoát ra ngoài định luật về vật lư !

Đức tin cô ta cao lắm, At La đă giúp cô vượt qua thử thách khó khăn.

Khalifa cất tiếng khen và c̣n xiên thử cho hai kẻ nữa. Có một chàng trai ĺnh vừa đi vào đă kêu oải oải, c̣n tệ hơn tôi, nhưng cũng như lần trước, Khalifa chỉ xoa nhẹ lên chỗ đó, da thịt lại như thường.

Đọc bài nầy ta thử tự hỏi “nếu một người thường chỉ xoa nhẹ ngón tay lên vết thương mà da thịt liền lại, th́ Đức Phật, một Đấng Chí Tôn quyền năng phi thường, há không có phép làm lành tay chơn được sao ?

                     4.- Chuyện Thứ Tư.

PHẬT ĐẤU PHÉP VỚI CÁC ĐẠO SĨ.

Vua Ba tỉ nặc (Ba sê na đi) cho cất một cái pḥng rộng lớn đặng Phật đấu phép với các vị đạo sĩ.

Đúng ngày kỳ hẹn, sáng sớm vua ngự đến pḥng th́ mấy vị đạo sĩ đă có mặt ở đó rồi. Họ ngó nhau cười. Một vị nói : “Tâu Bệ Hạ ! Chúng tôi tới trước. Không biết người mà chúng đợi sẽ đến hay không?”

Đức vua bèn nói : “Quí vị chớ nên nhạo báng. Quí vị đă biết rằng Phật mới sai đệ tử của Ngài đến cứu em tôi là Kala bị tôi hành tội rất oan ức. Biết đâu Ngài đă có mặt tại đây rồi”. Vua vừa dứt lời th́ hào quang rực rỡ bao phủ cái pḥng. Phật hiện ra giữa những lằn hào quang chói sáng, sau lưng là hai đệ tử Ananda và Kala. Ananda cầm một cái bông đỏ. Kala th́ cầm một cái bông vàng; tại vườn Thượng Uyển Çravasti không hề có những bông đẹp như hai cái bông nầy. Vua rất bái phục. Mấy vị đạo sĩ không cười nữa. Họ mắc cỡ cúi đầu xuống v́ thấy vua tỏ dấu khinh bỉ họ.

Bỗng chốc nóc nhà biến mất. Phật hiện lên trên không rồi bay một ṿng từ đông sang tây.

(Đời sống của Đức Phật do theo kinh sách của cổ Ấn Độ trương 196 – 197).

                     5.- Chuyện Thứ Năm.

PHẬT ĐẬP NÁT CÁI BÁT BẰNG BẠCH ĐÀN.

Djotichka, con của Subadra, là một vị phú hộ ở Vương Xá Thành (Rajagriha), ông đem một cái bát bằng bạch đàn nhận châu ngọc rất quí để trên chót vót một cột trụ cao, và ở dưới treo một tấm bảng có mấy hàng chữ “Thầy Sa Môn nào không dùng thang, không dùng móc mà chỉ dùng thần thông lấy được cái bát, xin cái chi ta cúng dường cái nấy.

Ma ha Ca diếp (Maha Kasyapa) hay được, tới trước cây trụ, chắp tay lại, cái bát liền rớt xuống nằm trên tay. Ngài đem cái bát về tịnh xá. Thiên hạ tới trước mặt Phật khen ngợi rằng đệ tử của Ngài là Ma ha Ca diếp phép tắc cao cường. Phật hay tin nầy xách gậy lại tịnh xá đập nát cái bát và cấm đệ tử dùng phép thần thông đặng khoe khoang.

                                 (Phúc Âm của Đức Phật trương 129)

                              (Evangile du Bouddha page 129 par Carus).

                     6.- Chuyện Thứ Sáu.

CHULLAPANTHAKA HÓA PHÉP PHÂN THÂN.

Một bữa Phật sai một vị tín đồ tới tịnh xá đ̣i Chullapanthaka (một vị La Hán) đến cho Ngài dạy việc. Vị tín đồ tới tịnh xá gặp 300 vị tỳ kheo giống hệt nhau như khuôn đúc, vị nào cũng nói tôi là Chullapanthaka cả.

Không biết làm sao, vị tín đồ mới trở về bạch với Phật tự sự. Phật bèn dạy : “Người trở lại tịnh xá, gặp người đầu tiên xưng ḿnh là Chullapanthaka th́ cứ nắm tay dẫn về đây”.

(Giảng lư Pháp Cú – Commentaires sur Dhammapada – Catéchisme bouddhique par Colonel Olcott page 127).

                     7.- Chuyện Thứ Bảy.

XÁ LỢI PHẤT DÙNG THẦN NHĂN

THẤY NHỮNG SANH VẬT TRONG NƯỚC.

Xá Lợi Phất dùng thần nhăn ḍm vô bầu lọc nước của Ngài thấy có nhiều sanh vật v́ b́nh lọc của Ngài chưa được tinh vi. Ngài đành chịu chết khát chớ không uống nước. Phật hay vậy bèn nói : “Con kính trọng sanh mạng mà v́ đó con sát hại sanh mạng”. Từ đó Phật cấm đệ tử dùng thần nhăn xem nước uống, phải xem bằng con mắt thường mà thôi.

Beal Catena 56

La Morale Bouddhique par Louis de la Vallée Poussin, page 56.

Luân lư đạo Phật trương 56.

NHỮNG PHÉP THẦN THÔNG CÓ THẬT HAY KHÔNG ?

Tôi dám quả quyết có thật. Phép thần thông là những quyền năng c̣n tiềm tàng trong thân thể con người. Biết cách mở chúng nó th́ dùng được chớ không có chi lạ.

Trong cuốn : Những văn tập nguyên thủy của Phật giáo trương 71 (Les Ecrits primitifs du Bouddhisme par Eiward J. Thomas) có nói về bốn phép thần thông như sau đây :

Les 4 pouvoirs psychiques

1-    Oreille dinine – Thiên nhĩ.

2-    La lecture du mental - Đọc trong tư tưởng.

3-    Connaissance des existences passées - Biết được kiếp trước.

4-    Vision divine - Huệ nhăn.

Kinh phái Nam Tôn gọi phép thần thông là Iddhid, c̣n Bắc Tôn là Siddhis. Phương pháp luyện phép thần thông có chỉ trong cuốn Kinh Visuddhis Mârga. Khoa luyện phép thần thông gọi là Iddhi Vidhanâna.

Có hai phương pháp :

Phương pháp thứ nhứt gọi là Lankika, dạy người ta dùng ngải nghệ, bùa chú, thuốc men v.v. . . Cái hiệu quả tạm thời v́ người ta nhờ những viện trợ ở ngoài.

Phương pháp thứ hai gọi là Lokottara, dạy người ta mở những quyền năng c̣n tiềm tàng trong thân thể con người nhờ sự Thiền Định (Dhyâna). Luyện được th́ thần thông rộng lớn và không hư hoại.

Đức Phật có 80 vị đệ tử phép tắc cao cường, đứng đầu là Mục Kiền Liên (Mogallâna). Kế đó là Ma ha Ca diếp, Xá Lợi Phất, Kiều Trần Như . . . , trọn 25 năm Ananda không có một phép nào cả.

Sau khi Phật bỏ xác rồi Ananda mới thành công trong lúc Phật giáo nghị hội lần thứ nhứt tại động Sattapanni. Chúng ta có thể nói những việc kể trước đây đă xảy ra 2.500 năm, thành ra xưa rồi, không ai kiểm soát được.

Bây giờ xin nói những chuyện Thần bí trong đạo Phật ở thời cận kim và hiện đại.

NHỮNG CHUYỆN THẦN BÍ Ở THỜI CẬN KIM VÀ HIỆN ĐẠI.

Xác của Đức Huệ Năng, xác của Đại sư Hán Sơn, xác của Đại sư Đơn Điền khô rom và để thờ trong chùa bên Trung Hoa đă mấy trăm năm rồi giống như thây ướp bên Ai Cập.

Mới đây, năm 1959, xác của Từ Hàng Đại Sư chôn đă 5 năm rồi mà không ră, người ta mới đem di hài sơn son thếp vàng thờ tại một ngôi chùa cất trên đỉnh đồi Cơ Lung ở Đài Bắc (Đài Loan).

Nhưng chẳng riêng ǵ ở Trung Hoa, bên Tây Tạng cũng có những trường hợp như thế. Mấy chuyện nầy thuộc về chuyện Thần bí hay không bởi v́ chúng nó nghịch hẳn với những luật tự nhiên bắt buộc các thứ thây, dầu thây con người hay thây thú vật, nội trong ba ngày cũng phải bắt đầu tan ră.

Nếu cho rằng mấy vị ấy có phép luyện riêng th́ phép đó có thuộc về huyền bí không ? Ngày nay nói đến việc có thần nhăn, tiếng Pháp gọi clairvoyance astrale, vision astrale, seconde vue, sixième sens (theo ông Charles Richet là quan thứ sáu) th́ những nhà Âu Mỹ không c̣n cho là lạ lùng nữa v́ đă thường thấy nhiều người có thần nhăn rồi. Xin đọc những cuốn sau nầy : Le sixième sens của ông  Charles Richet. La clairvoyance par Leadbeater. Le troisième œil par Lossang Rampa (Lanna).

Madame Fraya  m’a dit par Simone Tervagne (Edition Adyar) và mới đây những bài trong báo Dân Chúng nói về bà Fraya, ông Croiset, Trạng Nguyễn, ông săi cả Pramo Sarnin v.v. . .

Đời nay cũng có nhiều người có những phép thần thông như thuở xưa. Tôi xin thuật hai chuyện thôi.

 

CHO CHÔN SỐNG DƯỚI ĐẤT.

Nhiều vị đạo sĩ Dô Ghi (Yogui) kiểm soát được các cơ quan trong ḿnh một cách hoàn toàn. Họ muốn cho trái tim nhảy th́ nhảy, ngừng th́ ngừng mà họ không chết. Họ cho đem chôn sống họ trong một thời gian từ vài tháng cho đến vài năm, tùy theo công phu luyện tập. Đào lên họ sống dậy.

Có người nằm trong ḥm kiếng để cho thiên hạ đến coi. Các báo Âu Mỹ đă đăng nhiều sự thí nghiệm như thế rồi.

                                                             

BỊ CHÔN SỐNG DƯỚI ĐẤT TRÊN HAI NGÀN NĂM MÀ KHÔNG CHẾT.

Trong cuốn “Les mystères de l’Etre” (Những sự mầu nhiệm của con người ) trang 289, ông Đốc Tơ Ely Star có thuật lại chuyện nầy hết sức kỳ lạ.

Tôi xin dịch tóm tắt như sau đây :

Năm 1898 trong một thành phố nhỏ kia bên Thiên Trước, có một cái đường rộng, song vắn quá, v́ bị cái chùa nhỏ chận ngang đường.

Chánh phủ Anh nhứt định nối con đường đó cho dài ra, nhưng muốn cho công việc hoàn thành th́ phải phá cái chùa ấy rồi cất lại một bên.

Sau khi cho ông Săi già ở giữ chùa đó hay lịnh của Chánh phủ rồi, viên kỹ sư sai dân phu thi hành phận sự.

Lúc đào tới nền, người ta gặp một cái tháp nhỏ ở dưới đất ngay chính giữa chùa. Có một cái cửa vô tháp, song bị lấp kín hồi đời nào. Ông kỹ sư coi sóc công việc đó mới dạy phá một phía vách tường rồi Ngài đích thân cầm đèn bin (pile) vô tháp xem coi. Ngài thấy chính giữa có một cái ḥm đựng một cái xác người giống như thây ướp để dành vậy (momie). Ông kỹ sư mới kêu ông Săi già lại xem. Ông Săi nầy lại xem coi kỹ lưỡng rồi mới nói với viên kỹ sư : “ Ngài lầm rồi, không phải cái xác chết ướp đâu. Ngài hăy coi : con mắt, lổ tai, lổ mũi đều bịt sáp, cái miệng c̣n có vải băng. Tôi dám chắc người nầy chịu cho người ta thử ḿnh.

Đối với người Âu Châu th́ sự nầy lạ lùng; c̣n đối với chúng tôi th́ cũng như giấc ngủ thường vậy. Người nầy không chết đâu”.

Viên kỹ sư sửng sốt mới nói : “Ông giả ngộ sao chớ !” Ông Săi bèn đáp : “Không, tôi không giả ngộ với ông đâu. Chúng tôi dám quả quyết với ông rằng :“Người nào chịu cho thí nghiệm như vậy không có chết đâu, mà dầu va có chết là tại ư va muốn đó thôi.

Xác va ở trong và ở ngoài đă rữa hết các sự nhơ bợn rồi. Người ta nhét sáp vào lổ tai, lổ mũi và con mắt đặng đừng cho sâu bọ chun vào, trước khi bịt miệng người ta uốn lưỡi lên ổ gà. Nếu quả người ấy chết, khi Ngài phá ḥm ra th́ Ngài sẽ thấy một bộ xương trắng mà thôi”. Đứng trước những câu trả lời hữu lư đó, viên kỹ sư lấy làm bối rối hơn nữa. Ngài mới hỏi ông Săi :
“Ông tưởng mấy phép cúng kiến của mấy ông có thể làm cho người nầy sống lại được chăng ?”

- “Tôi tin chắc như vậy. Nếu ông cho phép, tôi sẽ thưa với các Đấng bề trên của tôi coi các Ngài định đoạt như thế nào rồi tôi sẽ cho ông hay”.

Vài ngày sau các vị Trưởng lăo trong chùa lớn ở gần đó tựu lại rồi người ta làm một cái lễ rất long trọng. Sau khi phá ḥm một cách kỹ lưỡng, người ta mới đem cái xác đó ra ngoài. Quần áo của cái xác đều tan ră ra tro bụi. Người ta mới dùng một thứ dầu riêng đặng gỡ sáp ở lổ mũi, lổ tai, con mắt và lấy luôn miếng vải bịt miệng nữa. Xong rồi mới ngâm cái xác ở trong bồn nước thơm và ấm.

Ông Săi cả (Grand Lama) đứng đọc lớn những câu thần chú đặng trục hồn người đó về nhập xác. Trọn 12 giờ đồng hồ làm như vậy cái xác có ṃi sống dậy, cái kiếng để trước miệng thấy hơi bay ra.

Ông Săi cả rán sức hơn nữa, Ngài để tay trên trán và trên ngực cái xác. Trong giây phút cái xác mở mắt ra ḍm những người đứng chung quanh coi bộ lấy làm lạ lắm, dường như muốn hỏi thăm điều chi vậy. Nhờ đọc những chữ viết trong tấm lá buông (papyrus) để trong ḥm, người ta mới biết anh nầy xuất hồn trên hai ngàn năm từ đời vua A Lịch Sơn Đại Đế (Alexandre le Grand). Có lẽ lúc anh nhập định, xứ anh bị loạn lạc, người ta lo chạy giặc nên quên phứt anh đi. Sau khi sống dậy, anh mới nghe theo các vị Đại sư vô ở chùa lớn gần đó. Trong hai năm phục hồi các năng lực và học tiếng bổn xứ rất làu thông. Anh thuật chuyện lại th́ cũng giống in những chữ viết trong tấm lá buông cũ rích đó. Ngày kia anh lại nói với ông Săi cả rằng anh ở trần tục buồn quá, xin để cho anh đi. Người ta bằng ḷng. Đúng ngày kỳ hẹn các săi tựu hội lại. Anh đứng trên nóc chùa, vấn một tấm da chiên trắng nơn, cột một sợi dây lưng bằng lông lạc đà rất dài. Sau khi từ giả các đạo hữu, anh niệm thần chú rồi quăng sợi dây lưng lên trên không, sợi dây nầy bay lên cao măi rồi rút anh lần lần vô trong đám mây mù. Anh ra dấu từ giả lần cuối cùng rồi trong giây phút mất tăm dạng.

Những tấm lá buông, sáp và vải bịt miệng nhờ có nhúng một thứ nước thuốc nên không bao giờ mục, mấy ngàn năm cũng không hề hư hoại. Những hột lúa ḿ để trong ḥm vua Pharaon trót 5.000 năm đem ra gieo xuống đất cũng mọc lên cây lúa và trổ bông sanh quả như thường. Nếu quí bạn cho chuyện của đạo sĩ nầy là dị đoan th́ trong đạo Phật c̣n một chuyện dị đoan hơn cả trăm lần chuyện nầy nữa, ấy là :

CHUYỆN CỦA MỘT VỊ ĐỆ TỬ­ CỦA ĐỨC PHẬT CA DIẾP “KASYAPA”

BAY BỔNG LÊN TRỜI

(Do Đức Trần Huyền Trang thuật lại)

Gần Oucha có ngọn núi cao luôn luôn mây mù bao phủ, trên đó có một cái tháp. Người ta thuật sự tích như sau đây :

Mấy trăm năm trước, một bửa kia giông mưa nổi dậy, sấm sét ầm ầm, trời đánh sụp đổ một góc núi. Người ta mới lại đó xem th́ thấy một người ngồi xếp bằng nhắm mắt lại. H́nh thù cao lớn, da thịt khô rom, râu dài thậm thượt, tóc phủ tới vai và bao trùm cả mặt mày. Đức vua hay tin, bèn tới đó xem và kính cẩn vái chào ông ấy rồi Ngài mới hỏi dân chúng : “Ai đó vậy?”

Các nhà tu hành đáp : “Tâu Hoàng thượng ! Ông ấy mặc áo cà sa, râu dài, tóc bay phất phơ, ấy là một nhà sư tham thiền nhập định. Người nào nhập định như thế, th́ ở trong một trạng thái không nhứt định được một thời gian bao lâu, nhưng xác thân không chết và cũng không hư hại. Người th́ nói phải đánh chiêng khánh lên cho Đức Ngài nghe, người th́ nói phải nhờ vào ánh sáng mặt trời dọi vào mặt th́ Đại Đức mới tỉnh lại liền, nhưng xác thân ngài sẽ ngă ra chết tức tốc. Vậy th́ trước hết phải lấy bơ và dầu thoa đánh cùng ḿnh đặng tay chân mềm dịu lại rồi tụng kinh trục hồn về. Vua khen phải. Sau khi làm y theo phép th́ đại đức mở mắt ra, làm thinh một hồi lâu rồi mới hỏi lớn : “Mấy anh là ai, mà h́nh thù nhỏ bé như vậy”. Một nhà sư đáp : “Chúng tôi là những tăng lữ như Ngài vậy”. Đại Đức bèn hỏi nữa : “Thầy tôi là Đức Phật Ca Diếp (Kasyapa) bây giờ ở đâu ?” Người ta đáp : “Đức Phật Kasyapa nhập Niết Bàn đă lâu lắm rồi” – “C̣n Đức Thích Ca Mâu Ni đă đắc quả Phật chưa ?” - “Đức Thích Ca đă thành đạo và sau khi khai sáng cho đời Ngài cũng tịch diệt rồi”. Nghe qua Đại Đức liền hét lên một tiếng đau thương. Ngài bèn nâng mái tóc rồi bay bổng lên trên không. Ngài vận dụng thần thông, tức th́ thân h́nh Ngài biến thành một bầu lửa đỏ, c̣n xương cốt th́ rớt xuống đất từng mảnh. Vua mới lượm đống xương này rồi đem chứa trong một cái tháp xây lên tại chỗ đó.

(Cuộc hành hương của một nhà sư Trung Hoa nơi đất Phật – Voyage d’un pellerin chinois dans l’Inde du Bouddha – par Henri Valentino page 225).

Đức Phật Kasyapa trước kia là một vị Thượng Tiên ở bầu Kim Tinh (Vénus) qua giúp nhơn loại ở địa cầu ḿnh. Ngài là Đức Bồ Tát của giống dân thứ ba, giống Lê-mu-ri-den (Lémurien) tổ tiên của giống da đen bây giờ.

Khi giống thứ tư là giống Ắt-lăn (Atlantes) tổ tiên giống da vàng sanh ra được ít lâu (người ta biết giống thứ tư sanh ra đă tám triệu năm rồi) th́ đức Kasyapa giao quyền Bồ Tát cho Đấng Chí Tôn mà ḿnh gọi là Đức Thích Ca. Ngài xuống thế dạy đạo một lần chót sau khi đắc quả vị Phật. Nếu Đức Phật Kasyapa là thầy của Đại Đức th́ Đại Đức phải nhập định cả triệu năm rồi. Thật là quá sức tưởng tượng của con người : Thế th́ trong hai trường hợp mới kể ra đây, trường hợp nào phi thường hơn, dị đoan hơn, có thể nói cả ngàn lần chớ không phải cả trăm lần mà thôi.

ĐI   HỎA  THAN

Năm 1938, tại Luân Đôn, kinh đô nước Anh, các nhà thông thái, các nhà bác học có tổ chức một cuộc đi hỏa than.

Người chịu cho thí nghiệm là một vị giáo sĩ quê ở Cachemire tên Kudabux. Đạo sĩ ḿnh trần chỉ vận một tấm vải, đi qua đi lại, đi tới đi lui trên lửa than. Một chập bước ra không bị phỏng và tấm vải cũng không bị xém.

Lần sau đạo sĩ không đi mà đứng sửng trên than hồng. Đạo sĩ lấy một tấm nỉ trải trên lửa đỏ mà nó cũng không cháy. Đạo sĩ vẫn như thường. Khoa học vật chất không bao giờ cắt nghĩa nổi mấy việc nầy v́ chúng nó thuộc về Huyền bí học.


 cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết  đầu sách
               

PHẦN THỨ NH̀


CHƯƠNG THỨ NHỨT
                                  

GIÁO LƯ ĐẠO PHẬT DẠY VỀ LUÂN HỒI , NHÂN QUẢ
LẠI CÀNG VÔ CÙNG HUYỀN BÍ.


TRƯỚC NHỨT LÀ LINH HỒN.

Nếu chúng tôi hỏi : “Đạo Phật dạy thuyết Luân Hồi  và Nhân Quả phải chăng ? Th́ sẽ có bạn nói : “Sao ngớ ngẩn thế ? Ai ai lại không biết rằng đạo Phật giải về Luân Hồi và Nhân Quả rành rẽ hơn các đạo kia”. Vâng. Đúng vậy. Nếu dạy thuyết Luân Hồi Nhân Quả th́ phải công nhận có một cái tồn tại không bao giờ chết, gọi nó là NGĂ hay là LINH HỒN hay cái chi cũng được phải chăng ?

Chắc chắn người học đạo ai ai cũng muốn biết cái NGĂ hay là LINH HỒN ra sao ? Nó giống h́nh người không ? Ai sanh ra nó ? Lúc con người sống, nó ở tại đâu trong ḿnh người da trắng ? Người da vàng ? Người da đen ? Chỗ nó ở có tùy theo giống dân mà khác nhau không ? Và tất cả những LINH HỒN đều giống nhau phải chăng ? Vậy th́ chuyện có Linh Hồn rất là Thần bí.

SAU KHI THÁC RỒI CON NGƯỜI RA SAO ?

Sau khi bỏ xác con người ra sao ? Có bị bắt xuống âm phủ để xử tội không ? Nếu có th́ âm phủ ở đâu ? Khi tin điều nầy người ta công nhận sự hiện hữu của Diêm Vương Thập Điện, quỉ sứ, dạ xoa, nhưng đồng thời khó giải quyết tại sao có hồn ma hiện về được. Lại c̣n một nỗi nữa, có một âm phủ chung cho tất cả các giống dân tộc trên địa cầu hay là nước nào có âm phủ nấy. Vua Diêm Vương sẽ dựa theo luật nào để xử tội ?

Bằng không có âm phủ th́ Linh Hồn đi đâu ? (xin gọi con người cho dễ hiểu). Về cơi nào ? Sao ta không thấy nó ? Cách sanh hoạt của nó ra sao ? Có học hỏi chi chăng ? Hay là mê man như ngủ, rồi tới chừng nào mới đi đầu thai

SỰ ĐI ĐẦU THAI
Tại sao linh hồn đầu thai làm con của người nầy chớ không làm con của người kia ? Vào gia quyến nầy chớ không vào gia quyến khác ? Ở xứ nầy chớ không phải ở xứ kia ? Tại Trung Hoa chớ không phải ở Nam Dương ? Làm dân nước Anh ở Bắc Đại Tây Dương chớ không phải là người xứ Ba Tây (Brésil) thuộc Nam Mỹ Châu ? Làm đàn ông chớ không phải làm đàn bà ? Làm đàn bà chớ không phải làm đàn ông ? Linh hồn muốn đi đầu thai chỗ nào th́ tự ư phải chăng ? Hay là bị bắt buộc ? Nếu bị bắt buộc th́ ai bắt buộc ?

C̣n như được tự do th́ tại sao không đi đầu thai làm con nhà giàu sang, thông thái ở các nước văn minh mà lại thác sanh vào nhà nghèo nàn, dốt nát ở các nước nhược tiểu. Linh hồn sao dại dột quá vậy ?

THỬ BÀN VỀ 6 NẺO LUÂN HỒI.

Trong Phật giáo, nói đến chuyện Luân Hồi th́ người ta liền nghĩ ngay đến việc con người đi đầu thai làm :

a/ hoặc Thiên Thần,

b/ hoặc thú vật,

c/ hoặc ngạ quỉ,

d/ hoặc A tu la.

hay là con người hoặc bị phạt ở Địa ngục. Rồi cứ tương truyền như vậy từ thời đại nầy qua thời đại khác. Con người có sẵn thành kiến như thế rồi th́ khi nghe chánh lư cũng không bao giờ cho là đúng với sự thật.

Riêng tôi, tôi xin thú thật rằng : không khi nào tôi tin ở dưới đất có cái ngục để hành phạt Linh hồn. Tôi không tin có Diêm Vương, có Thập Điện, có quỉ sứ, có dạ xoa chi cả. Con người là Chơn Thần, xuống trần học hỏi và kinh nghiệm càng ngày càng nhiều, sau mới trở nên trọn sáng trọn lành. Phật đă dạy : chúng sanh đều có Phật tánh, chúng sanh sẽ thành Phật. Như vậy có nghĩa là con người càng ngày càng tiến lên cao chớ không phải sụt xuống thấp. Đọc Túc Sanh Truyện ta thấy Linh hồn đầu thai trước ở trong loài thú dưới nước, kế đó làm loài thú ở trên bờ rồi mới thành người và cuối cùng mới tu và đắc quả Phật, chớ không hề gặp chỗ nào nói rằng con người trở xuống làm thú vật cả. Hơn nữa, Phật không để một chữ nào th́ làm sao dám quả quyết Phật dạy : có 6 nẻo Luân Hồi ?

Bây giờ ta hăy thử luận coi : Tội là ǵ ? Phước là ǵ ? rồi nhiên hậu mới biết nói rằng con người đầu thai làm súc vật hữu lư hay là phi lư ?

Chung quanh ta là những luật trời hành động để giúp cho muôn loài vạn vật, chẳng những ở tại quả địa cầu nầy mà c̣n ở nhiều cơi khác nữa, tiến hóa cho đúng với Cơ Huyền Diệu của Đức Thượng Đế đă sắp sẵn. Đâu đâu cũng có một sự quân b́nh, không khác nào mặt nước phẳng lặng như tờ.

Bây giờ ta hăy lấy một cục đá ném xuống nước; ta thấy một tia nước vọt lên cao hay thấp, mặt nước nổi sóng lớn hay nhỏ và làm một ṿng tṛn lan ra xa hay gần tùy theo sức ném mạnh hay yếu của ta và sức nặng hay nhẹ của cục đá.

Ta sanh ra một tư tưởng, tư tưởng nầy xẹt ra trên không phá sự quân b́nh không khác nào ta ném một cục đá xuống nước. Nhưng trái với cục đá, cái ṿng tư tưởng đi ra xa rồi tới một ngày kia nó không đi tới được nữa th́ nó trở lại cho người đă sanh nó ra.

Nếu tư tưởng nầy lành, nó gây ảnh hưởng tốt đẹp cho những người hay vật ở chung quanh th́ cái hiệu quả trở lại cho ta là hạnh phúc. Người đời gọi là làm lành nên hưởng phước lành. Nhược bằng tư tưởng nầy ác, nó ảnh hưởng xấu cho những người và vật ở chung quanh ta th́ cái hiệu quả trở lại cho ta là sự đau khổ. Người đời gọi là làm tội nên mắc họa.

Nói một cách khác, khi ta làm mất quân b́nh của Thiên Nhiên th́ Thiên Nhiên phản động đặng lập quân b́nh như trước. Sự phản động có ích hay có hại cho ta tùy theo mục đích việc làm của chúng ta thuận hay nghich với Cơ Trời.

Cái lành hay là cái ác của chúng ta đều trở về với ta đúng với câu : “Hăy trả cho César cái ǵ thuộc về của César” – Nghĩa là Nhân nào Quả nấy.

Thật sự con người giống như những đứa trẻ ở trong hang tối hễ thấy ánh sáng th́ đâm đầu chạy ra, bất chấp chi cả, cho nên đụng cái nầy, chạm cái kia, té lên té xuống.

Những sự lầm lạc là những bài học để dạy con người sau phải hành động khôn ngoan hơn trước. Có như thế th́ con người mới tiến lên. Con người c̣n vô minh, con người không biết luật trời, hoặc có nghe nói mà không sợ nên mới lầm lỗi. Cái tội con người làm không có chi gọi là nặng nề cả đối với các Đấng Thiên Tôn cầm cân tội phước. Con người không có phạm tội ǵ lớn cho đến đỗi phải trở xuống đầu thai làm thú vật.

Theo luật trời, con thú không có hồn riêng biệt như con người, nó không có cá tánh. Nó thuộc về Hồn Khóm, nghĩa là cả trăm, cả ngàn con thú đồng một loại th́ có chung một Hồn lớn gọi là Đại Hồn, Hồn của một con thú là Tiểu Hồn. Chừng con thú chết, hồn của nó đem những sự kinh nghiệm của nó giao cho Đại Hồn rồi tan mất. Sau Đại Hồn cho một Tiểu Hồn nhập vô ḿnh con thú đặng đầu thai. Trái lại, con người là một Hồn riêng biệt đi đầu thai từ kiếp nầy qua kiếp kia.

Con thú muốn đi đầu thai làm người phải có Thượng Trí. Một khi đă có Thượng Trí rồi nó tách ra khỏi Hồn Khóm của nó, không bao giờ nó trở về đó nữa (xin xem quyển Đời sống Huyền bí của Thái dương hệ của tôi).

Con người không thể nào bỏ Thượng Trí trở nhập vô Hồn Khóm như trước đặng làm một con thú được.

V́ mấy lẽ trên đây không khi nào những người biết Đạo tin rằng con người có thể đi đầu thai làm A tu la, ngạ quỉ, súc sanh  v. v. . . Mà A tu la là ǵ ? Ngạ quỉ là ǵ ? không ai biết hay thấy nó ra sao cả. Con người cũng chưa làm Thiên thần đâu, con người th́ đầu thai làm con người mà thôi. Trừ ra khi nào tu hành tới bực La Hán sắp lên mới vào hàng Thiên thần được.

NHẬP VÀO M̀NH THÚ VẬT.

Nhưng có vài trường hợp con người sau khi thác rồi hay là lúc trở xuống đầu thai nhập vào ḿnh thú vật.

Tỷ như bốn truyện sau đây :

A/ Bị Quả Báo.

Nếu một người nào đó không biết chế ngự sự thèm thuồng vật dục mà lại buông lung làm cho chúng nó được thỏa thích măi th́ y tạo ra một sự liên lạc chặt chẽ với một con thú nào có đặc điểm đó.

Chúng ta biết rằng trên cơi Trung giới, những tư tưởng và những t́nh cảm đều hiện rơ ràng. Thế nên cái vía của y hóa h́nh giống như con thú đó.

Tới khi trở xuống đầu thai, cái vía của y nhập vô cái vía của con thú loại đó. Y mắc kẹt vào thân ḿnh của con thú không khác nào bị cầm tù. Y trở lại cơi Thiên Đường không được mà xuống trần thế cũng không được. Y tỉnh táo như thường, y giữ trọn vẹn những năng lực của con người mà y không dùng được. Những cơ quan của thú không phát ra được lời nói của con người. Y không thể sai khiến con thú theo ư muốn của y bởi v́ nó c̣n hồn của nó. Y không đủ năng lực đuổi hồn nầy ra khỏi xác con thú. Y bực tức lắm. Y không biết làm sao cho người ta biết y mắc vào trường hợp nầy. Con thú đi đâu, y đi theo đó. Nó bị đánh, y cảm thấy y cũng bị đau vậy. Chừng con thú chết rồi y mới thoát ra ngoài được và sẽ đi đầu thai như thường. Trong lúc y ở trong ḿnh con thú, sự tiến hóa của y bị ngưng trong một thời gian. Đây là một h́nh phạt cực kỳ ghê gớm và hết sức nặng nề của Thiên Nhiên để trừng trị những kẻ quên phứt bản tánh Thiêng Liêng, không kềm chế thú tánh mà ngày đêm cứ say hoa đắm nguyệt không nhớ tới phẩm giá của ḿnh. 

B/ Tự ư nhập vào ḿnh thú vật chớ không bị nghiệp quả.

Mới nghe qua th́ không ai tin rằng : Con người tự ư nhập vô ḿnh thú vật, nhưng mà chuyện có thật mới là kỳ lạ.

Theo lẽ thường vài giờ sau khi con người thác rồi th́ cái phách ĺa khỏi cái vía, nó rớt ra ngoài. Con người khởi sự đời sống của ḿnh trên cơi Trung giới, lúc nầy con người ở trong cái vía và dùng nó như dùng xác thịt ở cơi trần [2] . Từ lúc con người tắt hơi cho tới khi cái phách rớt ra, con người sẽ mê man. Khi qua cơi Trung giới rồi con người mới bắt đầu tỉnh lại.

Nhưng có một số người lầm tưởng xác thân là ḿnh nên sợ chết lắm. Lúc tắt hơi rồi mà trong ḷng họ c̣n núi nắm cơi trần hết sức.

Chừng họ tỉnh lại th́ họ ra sao ? Họ không lên cơi Trung giới được bởi v́ cái vía của họ c̣n dính với chất dĩ thái của cái phách – nghĩa là cái phách không rớt ra. Họ trở lại cơi trần cũng không được bởi v́ họ đă mất xác thân rồi. Vậy th́ họ ở cơi nào ?

Họ ở chính giữa cơi Trung giới và cơi Trần tức là ở trong bốn cảnh dĩ thái hồng trần (4 sous plan éthériques). Họ thông đồng với những người ở cơi Trung giới không được mà muốn giao thiệp với những người trần thế cũng không được. Họ ở hiu quạnh một ḿnh, chung quanh thân ḿnh họ là một đám sương mù dày đặc. Họ đâm ra hoảng hốt kinh sợ. Có khi họ thấy những người đồng cảnh ngộ với họ chạy như bay, họ muốn kêu lại mà không kịp, họ không chuyện văn chi được. Một đôi khi tấm màn dĩ thái vén lên họ trông thấy mấy cảnh thấp của cơi Trung giới và họ không hiểu chi hết, họ tưởng đó là âm phủ. Cũng có lúc họ thấy một vài đồ vật quen thuộc ở cơi Trần, ấy là những h́nh tư tưởng mạnh mẽ hóa ra, nhưng chúng nó biến đi rất lẹ. Chung cuộc họ vẫn trơ trọi và thất vọng.

Đó tại họ không biết rằng nếu họ cương quyết bỏ chốn đó th́ cái phách sẽ rớt ra lần lần, họ hôn mê một ít lâu, chừng tỉnh lại th́ họ qua cơi Trung giới.

Có nhiều vị đệ tử và những linh hồn từ thiện ở cơi Trung giới đến chỗ nầy chỉ bảo phương pháp cho họ thoát ra khỏi cảnh đen tối, nhưng ít khi có hiệu quả bởi v́ họ không có gan dạ và không tin cậy, họ tưởng rằng họ c̣n sống như thế mà làm theo lời khuyên bảo th́ họ chết mất.

Có khi vài người thất vọng quá nên nghĩ thà chết cho rồi đặng đỡ khổ, họ không c̣n tưởng tới cái chi cả. Nhờ vậy mà cái phách rớt ra và họ rất ngạc nhiên và rất vui sướng v́ được ra khỏi cảnh hắc ám đó.

Nhưng mà một tai hại nguy hiểm hơn hết là có nhiều người kiếm cách tiếp xúc lại với cơi trần. Họ t́m đồng cốt nhập vô. Nhưng họ thất vọng v́ mỗi đồng cốt đều có một hồn ma tinh khôn theo giữ ǵn. Hồn ma nầy đuổi họ đi – không cho họ léo lại gần đồng cốt. Hồn ma biết rằng : họ không khác nào kẻ gần chết đuối hễ vớ được cái chi th́ đeo cứng cái đó. Nếu họ nhập vô ḿnh đồng cốt rồi th́ họ mừng lắm, họ không chịu xuất ra hoặc họ xuất ra rồi một hồi th́ nhập vô nữa, mỗi ngày vài chục bận như vậy th́ chẳng bao lâu đồng cốt sẽ hóa ra điên khùng.

Túng thế quá họ mới nhập vô ḿnh thú vật. Họ rán sức đuổi hồn con thú ra ngoài - dầu không được trọn vẹn th́ cũng làm chủ được hai phần xác thân của nó. Họ nhờ con thú mà tiếp xúc lại với cơi trần. Con mắt con thú thấy th́ họ thấy, lổ tai con thú nghe th́ họ nghe, con thú bị đ̣n bọng th́ họ cũng đau đớn vậy.

Khác hơn trường hợp thứ nhứt là khi con thú thác rồi họ không đi đầu thai mà họ lại t́m những thú khác đặng ám ảnh. Họ chọn những con thú khờ khạo như ḅ, heo, trừu, c̣n những con thú khôn như khỉ, ngựa, chó, mèo th́ ít bị họ chế ngự chúng được.

Tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ.

Đức Leadbeater đă thấy hồn của một người nhập vô ḿnh của con mèo.

Câu chuyện con khỉ ở Pandharpur tỏ ra thông thạo hết những cuộc hành lễ của Bà la môn giáo mà ở Ấn Độ người ta đều biết làm cho ta đau ḷng nghĩ đến sự khờ khạo của những linh hồn ám ảnh thú vật như thế đó. Họ tự ư chuốc cái khổ vào ḿnh, họ tự ư hành phạt họ, chỉ v́ họ không hiểu ư nghĩa thật của đời sống con người.

Tuy vậy, tới một ngày kia cái phách tự động rớt ra bởi v́ chất dĩ thái ră lần, con người phải tuân theo luật thiên nhiên, bỏ chốn đó mà về Trung giới.

Về câu chuyện con người nhập vô ḿnh thú vật người ta có thuật cho Đức Leadbeater ba trường hợp sau đây :

Trường hợp thứ nhứt:

Một nhà Thông Thiên Học lăo thành được nhiều người kính mến nói với Đức Leadbeater như vầy :

Một ngày kia, một ông khách đến viếng tôi và tỏ cho tôi nghe một câu chuyện mà ông cho là lạ lùng lắm.

Ông khách nói : “Trước kia tôi rất giàu có, nhưng chẳng may thời suy vận bỉ, sự nghiệp tan tành theo mây gió.Tôi rất khốn khổ nên phải chịu làm bất cứ là nghề hèn mọn nào miễn là có tiền đặng nuôi thân th́ thôi. Người ta mướn tôi làm nghề đồ tể, đập đầu thú vật trong một cái ḷ sát sanh lớn. Lắm lúc tôi nghe những tiếng rên siết đau thương nói với tôi : Ông ôi ! đừng đập chết chúng tôi. Chúng tôi là người bị dính vào ḿnh thú vật. Chúng tôi chia sớt những sự đau đớn của chúng nó . Thét quá tôi xin thôi không c̣n gan dạ nào làm cái nghề sát sanh hại mạng nầy nữa”.

Nghe Hội Thông Thiên Học khảo cứu những câu chuyện kỳ lạ cho nên tôi mới đến hỏi ư kiến ông về việc nầy !

Đức Leadbeater nói: Ông khách hoặc có thần nhăn hoặc ông là người nhạy cảm nên thấy được h́nh tư tưởng biến thành lời nói.

Đó là chuyện ở Âu Tây, c̣n như ở bên xứ ḿnh tôi dám chắc nhiều vị lăo thành đă có nghe vài chuyện của những người thọc huyết heo thuật lại. Họ nói : khi cầm dao đâm vào cổ heo th́ tôi nghe rơ ràng là tiếng người kêu la. Tôi cũng nghe một con heo nái nói với bầy con nó : Mai nầy người ta đem giết mẹ rồi mấy con ôi ! Thật là chuyện rùng ḿnh rởn ốc.

Bao nhiêu đây chứng rằng hồn người nhập vô ḿnh thú vật ở chỗ nào cũng có.

C/ Nhập vào ḿnh thú vật v́ bị dục t́nh thiêu đốt.

Trường hợp thứ nh́:

Một người kia hồi c̣n sanh tiền chỉ biết thú vui xác thịt. Chừng y thác rồi, những sự ham muốn quấy quá của y bồng bột sôi nổi dữ tợn. Y không chế ngự chúng nó được và bởi y mất xác thân rồi, y không biết làm sao cho chúng thỏa thích. Ḷng y bứt rứt như bị thiêu đốt. Lâu lâu y phải nhập vào ḿnh thú vật đặng trút đổ một phần gánh nặng đi.

C/ Bị đạo sĩ bắt hồn cho nhập vào ḿnh thú vật.

Trường hợp thứ ba :

Một bà kia hồi c̣n sanh tiền không rơ v́ duyên cớ nào mà nhục mạ một giáo phái. Sau khi bà thác rồi, một vị đạo sĩ của giáo phái đó, người ở phương Đông, dùng phù phép bắt hồn bà cho nhập vào ḿnh thú vật.

Tiếc rằng câu chuyện tới đây chấm dứt nên có nhiều chi tiết chúng ta cần phải biết mà lại không có. Ta tự hỏi : “Tại làm sao lúc bà c̣n sanh tiền giáo phái đó lại không trả thù bà. Phải chăng bà là một nhà quí phái có thế lực lớn nên họ không làm chi bà được”.

Một lẽ khác – không phải dễ mà làm trái nghịch ḷng Trời : bắt một hồn người cho nhập vào ḿnh thú vật. Chung quanh ta có những vị Thiên thần, những vị đệ tử hộ tŕ khuất mặt, mấy vị nầy đều thấy và biết việc của đạo sĩ làm. Tại làm sao mấy vị ấy không can thiệp, ra tay giải thoát bà ta. Có lẽ bà ta phạm một quả rất nặng  cho nên vị đạo sĩ mới thành công. Chừng bà trả hết quả rồi th́ tự nhiên có người tới giúp bà  ra khỏi cảnh ngục tù đó.

Dầu sao trong những trường hợp nầy không có trường hợp nào chứng nhận con người đầu thai làm thú vật cả.

Đầu thai làm thú vật có nghĩa là :

a/ Mất Thượng Trí.

b/ Mất Hồn người.

c/ Nhập vào Hồn khóm, không c̣n biết tư tưởng như con người và mất hết quyền năng của con người.

Đầu thai làm thú vật khác hẳn với việc nhập vào ḿnh thú vật một thời gian.

Nói tóm lại, đối với tôi, riêng tôi thôi, th́ trong 6 nẻo Luân hồi chỉ có :

Nhơn, đúng với chơn lư; c̣n Thiên, A tu la, Ngạ quỉ, Súc sanh, Điạ ngục không có thật.

Nhưng đối với quí bạn ai tưởng sao cũng được.

                                                                     ***
                                                              mục lục   chú thich

                                                 LẠI VẤN ĐỀ NGHIỆP QUẢ.

Nếu nói cái đó là tại Nhân quả hay là cái Nghiệp lại càng rắc rối nữa. CÁI NGHIỆP QUẢ LÀ KẾT QUẢ NHỮNG TƯ TƯỞNG, Ư MUỐN, LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM CỦA CON NGƯỜI.

Tư tưởng, ư muốn, lời nói đều vô h́nh; tư tưởng, ư muốn vẫn thầm kín, có khi việc làm và lời nói cũng thầm kín nữa th́ cái Nghiệp ra sao ? Đâu có phải thoi một thoi có dấu bầm mà gọi dấu bầm là cái Nghiệp của cái thoi.

Nếu nói cái luật th́ khó giải thích lắm. Cái luật mà biết tư tưởng của ông X lành c̣n ư muốn của ông Y dữ, việc làm của ông A phải, c̣n sự hành động của ông B quấy mà cho ông X và ông A hưởng quả tốt c̣n ông Y và ông B  hưởng quả xấu.

Cái luật mà biết dẫn linh hồn từ xứ nầy qua xứ khác rồi cho nhập vào bào thai ở trong ḿnh người đàn bà nước nào đó. Rồi đứa nhỏ sanh ra, lớn lên nó nói tiếng nước đó, và thông minh hay khờ khạo v. v . . .  và nó phải trả quả của nó làm kiếp qua rồi hay mấy kiếp trước. Quả đó ghi ở đâu và ai biết được ?

Thí dụ kiếp nầy nó làm người Việt Nam, theo luật Luân hồi th́ nó không phải đầu thai làm người Việt Nam măi, phải đầu thai làm người nước khác hoặc bên Trung hoa, bên Âu, bên Mỹ v. v . . . Rồi quả làm sao biết nó đầu thai làm giống dân nào, đến xứ đó bắt buộc nó phải trả ?

Bây giờ xin nói chuyện về Nghiệp quả của hai người gây ra với nhau. Muốn trả quả nầy hai người phải đầu thai vào một nước và ở gần nhau, hoặc ở hai nước khác nhau nhưng phải gặp nhau mới thanh toán mối nợ nần được. Nếu người nầy đầu thai lên Bắc Âu, người kia ở Nam Mỹ, trọn đời không gặp nhau th́ làm sao mà trả quả đặng ? Tục truyền rằng : Hai bên vai vác biên tội phước. Điều nầy thiệt không đúng với sự thật nhưng mà c̣n có lư hơn là nói : có cái luật và cái luật biết cho trả quả chớ không nói đến việc có người cầm cân luật pháp.

Xin nói thêm vài lời nữa,

Thí dụ hiện giờ dân số trên địa cầu là 3.654 triệu. Mỗi phút đồng hồ nhân loại sanh ra 3.654 triệu tư tưởng đủ thứ, dữ có, lành có, ư muốn lại chen lẫn tư tưởng và việc làm. Vậy th́ trọn một ngày số tư tưởng với ư muốn, lời nói và việc làm không biết bao nhiêu mà kể. Làm sao luật Nhân quả biết ai tưởng bao nhiêu lần, làm bao lần và tánh cách của chúng nó ra sao; thiện hay ác đặng trả quả. Không khéo chỉ là hổn loạn chớ không phải là trật tự nữa. Ta từng nghe thấy trong một chuyến xe bị lật, chỉ có một hai người chết, vài người bị thương; nặng có, nhẹ có, c̣n bao nhiêu người khác không hề ǵ cả. Tại sao người nầy th́ chết, người nọ bị thương nặng, người khác bị thương nhẹ, c̣n mấy người kia chẳng sao. Nếu nói là tại may rủi th́ gạt bỏ vấn đề Nghiệp quả; c̣n nói về Nghiệp quả th́ phải nói số mạng chớ không phải may rủi. Vậy ai định số mạng ? Có định mạng mà có tự do ư chí hay không ?

Sao là định mạng ? Sao là tự do ư chí ? Cái luật làm sao định cho người nầy tới 35 tuổi mắc bịnh nặng, người kia 50 tuổi th́ chết, c̣n người nọ 80 tuổi mới từ trần hay là tới năm nầy tháng nầy, người nầy bị tai nạn chớ không phải năm nọ, tháng nọ và ngày nọ. Vậy th́ thuyết Luân hồi Nhân quả có phải là vô cùng Thần bí không ? Nhưng chưa phải bao nhiêu đó là hết đâu.

NHỮNG ĐẤNG CHÍ TÔN CẦM CÂN TỘI PHƯỚC.

Chúng tôi tin rằng : tư tưởng, ư muốn, lời nói và việc làm của con người đều có ghi h́nh ảnh trên chất Tiên Thiên Khí Akasa. Ấy là những h́nh ảnh sống, linh động, pháp môn gọi là clichés akasiques. Tới chừng nào ngôi mặt trời nầy tan ră chúng nó mới tiêu mất (xin tạm gọi chúng nó là Tiên Thiên Kư Ảnh – trong quyển Nhân Quả).

Có những Đấng Thiên Tôn, bên Ấn Độ gọi là Lipikas, Tàu gọi là các vị Nam Tào Bắc Đẩu, cầm cân tội phước. Các Ngài coi những Tiên Thiên Kư Ảnh của mỗi người mà định phần số của y trong mỗi kiếp, nghĩa là từ ngày lọt ḷng mẹ cho tới ngày y bỏ xác, y hưởng bao nhiêu quả tốt và trả bao nhiêu quả xấu. Muốn biết những quả liên lạc với người đă sanh chúng nó ra thế nào th́ hăy xem lưới của con nhện giăng đối với  nó th́ rơ. Con người tự đươn một cái lưới đặng quấn ḿnh lại, th́ con người phải tự tháo ra. Tháo ra là trả quả. Mỗi kiếp con người trả quả cũ mà lại c̣n gây ra quả mới khác nữa. Thế nên phải đầu thai đi đầu thai lại cả ngàn kiếp mới mong thoát đọa luân hồi.

Tín đồ các tôn giáo đều tin có Luân hồi Nhân quả, nhưng thử hỏi trong số cả ngàn triệu có bao nhiêu người t́m học luật Luân hồi và Nhân quả đúng với Cơ Trời.

Không biết có bao nhiêu thứ quả, không biết v́ đâu mà quả sanh ra và làm cách nào mà diệt nó cho mau lẹ th́ làm sao sớm được giải thoát. Không khéo th́ đụng đâu tin đó, và thành ra mê tín và tin dị đoan.

BÀN QUA TÚC SANH TRUYỆN.

Túc Sanh Truyện, Jataka Mala hay là cuốn Lalita Vistara có thuật 550 kiếp [3] của Đức Bồ Tát trước khi Ngài thành Phật.

Đức Phật thường đem những chuyện kiếp trước của Ngài nói ra đặng dạy các đệ tử một bài học luân lư, hoặc từ bi bác ái hoặc hỉ xả, hi sinh, lấy ơn đáp oán v. v. . .

Chúng tôi thấy 550 kiếp nầy chia ra làm 3 giai đoạn :

Giai đoạn thứ nhứt : Đức Bồ Tát đầu thai làm cá, làm cua tức là làm những thứ ở dưới nước trước khi đầu thai làm thứ ở trên bờ.

Giai đoạn thứ nh́ : Đầu thai làm thú ở trên bờ trước khi đầu thai làm người.

Giai đoạn thứ ba : Đầu thai làm người nhiều kiếp rồi mới tu hành, sau muôn năm đắc đạo mới thành Phật.

GIAI ĐOẠN THỨ NHỨT.

Đức Bồ Tát đầu thai làm chúa loài cá. Nhằm lúc trong xứ bị hạn hán, đồng đ́a, ao hồ cạn khô. Ngài ngước mặt lên trời cầu khẩn thần Phong Bá tức th́ trời mưa xuống dầm dề, nhờ vậy mấy con cá mới thoát chết (Thần quyền).

Có kiếp Ngài làm con cua kẹp đứt cổ con xéo v́ con nầy gạt mấy con cá mắc cạn ở trong ao, rồi gắp đem lên cây ăn tươi nuốt sống.

GIAI ĐOẠN THỨ NH̀.

Có kiếp Ngài đầu thai làm con gà trống lột mặt nạ con mèo.

Có kiếp Ngài đầu thai làm con chim gơ kiến lấy dùm xương mắc trong họng của con sư tử. Thay v́ biết ơn, con sư tử lại nói với chim : “Ngươi vô miệng ta rồi trở ra c̣n sống th́ là phước đức lắm rồi mà c̣n chưa vừa ḷng sao ?”  Thuật chuyện nầy rồi Phật nói chim gơ kiến là Ngài, c̣n con sư tử là Devadatta.

Hết đầu thai làm chim chóc, Ngài đầu thai làm thú vật.

Có kiếp Ngài đầu thai làm con ḅ u dùng trí khôn treo gị con lang muốn ăn thịt Ngài.

Có kiếp Ngài đầu thai làm con nai chúa lội ra cứu một người  nhảy xuống sông tự tử v́ cờ bạc rượu chè tiêu tan sự nghiệp.

Có kiếp Ngài đầu thai làm con voi bị một người thợ săn bắn một mũi tên gần chết. Thay v́ trả thù, Ngài bẻ cặp ngà cho thợ săn.

Có kiếp Ngài đầu thai làm con thỏ tự nhảy vào đống lửa đặng dâng thịt cho một thầy Bà la môn đương chết đói v . v . . .

GIAI ĐOẠN THỨ BA.

Thoát kiếp thú rồi, Ngài đầu thai làm người; nhiều kiếp làm đàn ông, nhiều kiếp làm đàn bà, có khi đầu thai vào ḍng Thủ Đà La, có khi vào ḍng lái buôn, có khi làm vua chúa. Sau mới tu hành lên tới bực Bồ Tát. Kiếp chót thành Phật.

NHỮNG NGHI VẤN.

Đọc những tiền kiếp của Đức Thích ca, chúng tôi tự hỏi :

a/ Phải chăng có một cái Hồn trước làm con cá, con cua, sau làm con chim, con thú  rồi mới tới làm con người. Cuối cùng thành một vị Phật gọi là Phật Thích Ca ? Nếu quả thật vậy th́ Hồn con cá tiến hóa cách nào mà biến thành Hồn con người rồi tu hành tới bực Phật.

b/ Ai sanh ra Hồn con cá ? Chẳng lẽ khi không mà có. Rồi ai cho Hồn con cá đi đầu thai từ loài nầy qua loài kia ? Có hỏi ư kiến nó không ? Hay là bắt buộc nó phải tuân theo mạng lịnh ?

Phải chăng những việc nầy vô cùng Thần bí và gồm luôn cả Thần quyền trong ấy nữa.

                                                     

PHẬT CÓ DẠY LINH HỒN ĐI ĐẦU THAI

TỪ LOÀI NẦY QUA LOÀI KIA KHÔNG ?

 

Về câu hỏi nầy tôi xin trả lời liền : “Phật có dạy điều đó” , sau đây là bằng chứng

Trong cuốn Phúc Âm của Đức Phật ( Evangile du Bouddha par Carus) trương 127 dưới bài Mục đích (Le but). Có đoạn nầy rút trong cuốn Mahavagga - Phạm Vơng Kinh  VI – 29 -  Le Bouddha  parla en ces termes aux Bikchous. L’âme émigre à travers toutes les formes depuis la pierre en passant par les plantes et toutes les espèces de corps animaux et dans les hommes de divers caractères jusqu’à ce qu’elle arrive à l’illumination parfaite dans le Bouddha”.

Xin dịch nghĩa.

“Phật nói với các Tỳ kheo như vầy :

Linh hồn đi đầu thai từ loài nầy qua loài khác, xuyên qua tất cả những h́nh dạng : đá cát, cây cỏ, cầm thú và những người tánh t́nh riêng biệt cho tới khi nó lên đến bực toàn giác là Phật.”

BÀN THỬ VỀ THUYẾT NGŨ UẨN.

Theo thuyết Ngũ Uẩn th́ không có Linh hồn đầu thai từ kiếp nầy qua kiếp kia đặng lănh lấy quả lành hay quả ác của ḿnh đă gây ra. Con người chỉ là Ngũ Uẩn hợp thành mà thôi.

Ngũ Uẩn là : Sắc Uẩn - Thọ Uẩn - Tưởng Uẩn – Hành Uẩn - Thức Uẩn.

Sau khi thác rồi một ít lâu, Ngũ Uẩn tan ră, rồi tới một ngày kia sự tham sống  và sự mến đời rút Ngũ Uẩn mới làm ra một người mới . . .

Vậy ta hăy bàn thử coi . . .

Lúc con người sống, Ngũ uẩn hoạt động. Sau khi con người thác một ít lâu, Ngũ Uẩn tan ră rồi tiêu mất chỉ c̣n cái Nghiệp mà thôi. Rồi một ngày kia sự tham sống (trishna ou tanha) và sự tríu mến đời (upadana) rút Ngũ Uẩn mới làm ra một một người mới. Người mới nầy không liên lạc chi với người cũ mà lại lănh nghiệp quả của người cũ. Xin thí dụ rơ hơn. Ông Mít 50 tuổi chết. Ngũ Uẩn làm ra ông tan ră, chỉ c̣n nghiệp quả mà thôi.

Rồi trong một thời gian sau, không nhứt định được bao lâu, hai ba chục năm; một hai trăm năm; năm sáu trăm năm không chừng, sự tham sống và sự tríu mến đời rút Ngũ Uẩn mới làm ra một người mới là ông Xoài. Ông Xoài không dính dấp chi với ông Mít mà lại lănh nghiệp quả của ông Mít gây ra, chắc chắn là dữ nhiều lành ít rồi.

 

mục lục   chú thich

THUYẾT NGŨ UẦN PHÂN NỬA DUY VẬT, PHÂN NỬA DUY TÂM.

Tôi nhận thấy thuyết Ngũ Uẩn phân nửa duy vật, phân nửa duy tâm.

Duy vật – là khi nói con người do Ngũ Uẩn làm ra, thác rồi Ngũ Uẩn tan mất.

Duy tâm – là khi nói sự tríu mến đời rút Ngũ Uẩn mới làm ra một con người mới thọ lănh nghiệp quả của người trước. Thật là Thần bí

CHÚNG TÔI KHÔNG TIN THUYẾT NGŨ UẨN NHƯ THẾ ĐÓ.

Chúng tôi không bao giờ tin thuyết Ngũ Uẩn như thế đó v́ nó trái với chánh lư và không đúng với thật tế chút nào.

Trái với chánh lư v́ lúc con người c̣n sanh tiền, sự tham sống và sự tríu mến đời do Ngũ Uẩn sanh ra; việc đó cho là phải; chớ sau khi con người thác rồi th́ chúng nó cũng phải theo Ngũ Uẩn mà tan mất. Nói chúng nó c̣n lại th́ nương tựa chỗ nào ? vào đâu ? Sự tham sống và sự tríu mến đời đâu c̣n nữa mà rút Ngũ Uẩn mới đặng làm ra một người mới. Người mới nầy đối với người cũ rất xa lạ mà lại lănh nghiệp quả của người cũ.

Thật là vô cùng bất công.

C̣n nhiều lẽ khác nữa :

a/ Theo thuyết Ngũ Uần th́ đàn ông làm đàn ông măi, c̣n đàn bà th́ đàn bà măi phải chăng ? Bởi v́ không lẽ Ngũ Uẩn kiếp trước làm đàn ông rồi kiếp sau Ngũ Uần mới ráp thành đàn bà. Nếu đổ thừa tại nghiệp quả th́ lại thêm rắc rối. Cái Nghiệp như chúng tôi đă nói; là kết quả của những tư tưởng, ư muốn, lời nói và việc làm lành hay dữ của một người. Cái Nghiệp làm ǵ biết tạo ra đàn ông hay đàn bà và có luật nào làm bao nhiêu điều lành được đầu thai làm đàn ông không ? Trọn một kiếp không phải người ta làm toàn là việc ác ? Cũng có làm những việc lành vậy. Như thế lành và dữ có bù trừ với nhau không ?

b/ Nếu Ngũ Uẩn làm ra con người bây giờ th́ cũng là Ngũ Uẩn làm ra con người thuở xưa. Ai sanh chúng nó ra và ráp lại một cách khéo léo hết sức có đủ mặt mũi tay chơn, biết đi đứng nói năng, biết tưởng tượng, biết ham muốn, biết học hỏi, biết chế tạo, nhứt là việc sanh ra đàn ông và đàn bà. Có tinh trùng đực, tinh trùng cái không ? Có noăn sào đực, noăn sào cái không ? Tại sao hai tế bào hợp lại thành ra một người đàn ông hay một người đàn bà khác nhau từ hai bộ phận sanh dục cho tới diện mạo, cử chỉ giọng nói, tướng đi và thân h́nh.

Nhưng ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt th́ Ngũ Uẩn làm ra những người da đen không tiến hóa bằng Ngũ Uẩn làm ra những người da vàng và Ngũ Uẩn làm ra người da vàng không văn minh bằng Ngũ Uẩn làm ra người da trắng. Toàn là những người đồng loại với nhau th́ v́ đâu có những sự bất công như thế đó ?

c/ Phải chăng theo thuyết Ngũ Uẩn th́ những người ở xứ nào th́ cứ đầu thai ở xứ nấy, bởi v́ những người ở một nước, một xứ gây nhân quả với nhau măi măi chớ ít có khi gây với những ngoại bang. Hơn nữa theo thuyết Ngũ Uẩn nầy th́ dân số trên địa cầu cứ giữ măi một mực từ đời nầy qua đời kia, không tăng một người mà cũng không giảm một người.

Thí dụ dân số trên địa cầu là 3.864 triệu , nếu có 100.000 người chết th́ sẽ có 100.000 Ngũ Uẩn khác thế vô chớ không có nguyên do nào để sanh thêm một người mới nữa, mang số 3.864 triệu lẻ một  ( 3.864.000.001) cả. Mà đọc lịch sử th́ ta thấy dân số thuở xưa ít hơn dân số ngày nay nhiều lắm.

d/ Theo thuyết Ngũ Uẩn th́ số phần của những người tự vận sẽ ra sao ? Họ không c̣n tham sống. Họ không c̣n tríu mến đời nên họ mới tự sát. Sau khi Ngũ Uẩn của họ tan ră rồi th́ sự tham sống và sự tríu mến đời đâu c̣n nữa, chỉ c̣n có cái Nghiệp mà thôi ?

C̣n mấy đứa nhỏ sanh ra rồi chết, hoặc bỏ ḿnh lúc 3-4 tuổi, 5-6 tuổi, chúng nó sẽ ra sao ?

Chúng nó đâu biết tríu mến đời, v́ chưa đủ trí khôn ? Nói về nghiệp quả của đứa nhỏ mới sanh hay là 3-4 tuổi th́ vô lư. 3-4 tuổi biết ǵ là tội, là phước.

Vịn theo thuyết Ngũ Uẩn th́ phải giải quyết sự đầu thai của nó cách nào.

Chúng nó sẽ được đầu thai hay không ? Vào nhà nào ? Nước nào ? Và tại sao như thế ?

C̣n nh́n vào thật tế th́ quả là khí huyết cha mẹ tạo thành đứa nhỏ chớ không thấy sự ham sống, sự tríu mến đời hay là cái Nghiệp nào vô đó đặng rút Ngũ Uẩn làm ra một con người mới. Thế th́ phải nghĩ làm sao bây giờ ?

 

THEO THUYẾT NGŨ UẨN ĐẠO PHẬT KHÔNG GIẢI THOÁT CHO AI CẢ.

Phải chăng theo thuyết Ngũ Uẩn, đạo Phật không giải thoát cho ai cả v́ Ngũ Uẩn không cần giải thoát, chúng nó cũng tan ră. C̣n nói giải thoát th́ là giải thoát cho sự tham sống, sự tríu mến đời và cái Nghiệp th́ đúng hơn. Mà chúng nó cần chi được giải thoát.

 

NẾU THUYẾT NGŨ UẨN QUẢ THẬT LÀ ĐÚNG TH̀ NHỮNG VỊ PHẬT MẤY ĐỜI TRƯỚC VÀ ĐỨC THÍCH CA NGÀY NAY KHÔNG C̉N NỮA VÀ NIẾT BÀN LÀ CON SỐ KHÔNG.

Nếu quả thật thuyết Ngũ Uẩn là đúng với chơn lư th́ quả vị Phật là con số không ( 0 ) và luôn mấy vị Phật đời trước và Đức Thích Ca ngày nay đâu c̣n nữa. Niết Bàn cũng là “không có ǵ hết”.

Bởi v́ : Sự tríu mến đời của các Ngài,

           Sự tham sống của các Ngài,

           Và luôn cái Nghiệp của các Ngài

đă tiêu mất rồi.

Thế th́ c̣n cái chi rút lại Ngũ Uẩn mới đặng làm ra một người mới, Đức Phật bây giờ không phải là Đức Thích Ca hồi trước đâu mà chính là một người mới khác và người nầy hưởng công quả của Đức Thích Ca và lănh ngôi vị của Đức Thế Tôn.

Chắc chắn là các hàng Phật tử cũng như chúng tôi không công nhận điều nầy đúng với chơn lư.

 

NHỮNG ĐOẠN KINH PHẬT PHẢN ĐỐI THUYẾT NGŨ UẨN.

Sau đây là những đoạn kinh phản đối thuyết Ngũ Uẩn và mặc nhận có Linh hồn đi đầu thai.

 

I

LỜI TỶ DỤ VỀ CỤM RỪNG  KỲ VIÊN.

Hỡi các đệ tử ! Nếu có người nào vô trong cụm rừng, chỗ chúng ta đang ở bây giờ lấy củi, lấy nhành cây, lá cây và cỏ đem về đặng đốt chụm, các đệ tử có cho rằng người đó nắm lấy các đệ tử và đốt các đệ tử chăng ? Các đệ tử bèn thưa : “Bạch Phật ! Cây cỏ không phải là các con và chúng nó cũng không phải thuộc về các con nữa”. Phật mới nói : “Vậy th́ các con hăy thảy bỏ những cái nào không phải là của các con. Cái đó là nghĩa chi vậy. Ấy là các con bỏ xác thịt, bỏ sự cảm động, bỏ cái quan niệm, bỏ sự nhiệt động của cái trí, bỏ sự hiểu biết”. Mấy cái nầy có phải là Ngũ Uẩn không ?

Giáo lư và Triết lư đạo Phật trương 100.

(Le dogme et la philosophie du Boudhisme par Louis de la Vallée Poussin page 100).

II

  NGƯỜI TU TR̀ TẤM L̉NG TRONG SẠCH

  TH̀ BIẾT ĐƯỢC MẤY KIẾP TRƯỚC CỦA M̀NH.

Trong cuốn kinh Samannaphala Sutta du Digha Nikaya có thuật mấy lời Phật nói như vầy : “Nếu một người kia từ giả làng va ở đặng đi qua làng khác, rồi bỏ làng đó đi qua làng khác nữa; chừng va trở về làng cũ, va có thể nói trong ḷng rằng : “Thật là tôi đi từ làng tôi ở cho tới làng kia. Tôi đi cách nầy, tôi ngồi cách kia, rồi từ làng đó tôi đi qua làng khác, tôi cũng ngồi đứng như vậy, rồi cũng chính là tôi trở về làng cũ của tôi”.

Muôn tâu Đức Hoàng Thượng ! Người tu tŕ tấm ḷng trong sạch rồi th́ biết được mấy kiếp trước của ḿnh. Va nhớ lại rằng : “Tôi sanh vào ḍng nào, tôi tên chi, tôi ở chốn nào, tôi ăn uống làm sao, tôi chịu đau đớn hay là được vui vẻ cách nào. Rồi chính là tôi ở chỗ đó đầu thai lại đây vậy.

III

MỘT ĐOẠN KINH SAMYUTTA NÓI VỀ THỨC.

Có một đoạn kinh Samyutta nói về Thức như sau đây :

“Hỡi các đệ tử ! Cái mà người ta gọi là trí thức và tư tưởng hay là sự hiểu biết sanh ra rồi tan mất, ngày đêm thay đổi liền liền cũng như con khỉ nhảy nhót giỡn chơi trong rừng, buông nhánh nầy rồi bắt nhánh nọ vậy. (De même ô disciples, qu’un singe prenant ses ébats dnas une forêt ou dans un bois saisit une branche puis la laisse échapper et en saisit une autre, ainsi, disciples, ce qui est nommé l’esprit et la pensée ou la connaissance se produit et disparait dans un perpétuel changement de jour et de nuit).

Theo đoạn kinh nầy “Thức” không phải là “bất di bất dịch”. Nó thay đổi liền liền, ngày đêm không ngớt, và không “quan trọng”.

Theo khoa học hiện kim th́ trong 7 năm xương cốt da thịt, tóc tai con người đều đổi mới hết. C̣n máu huyết th́ nội trong vài hôm đă biến ra khác, rồi do đồ ăn đem vô ḿnh và luôn khí trời của ta thở nữa.

Vậy th́ hết 7 năm, Ngũ Uẩn làm ra con người đều đổi hết một lần, da thịt khác, ư muốn khác, việc làm khác; nghĩa là Ngũ Uẩn 21 tuổi không giống Ngũ Uẩn hồi 14 tuổi, Ngũ Uẩn hồi 28 tuổi chẳng in Ngũ Uẩn hồi 21 tuổi, nhưng mà chúng nó phải thọ lănh những hậu quả của Ngũ Uẩn từ 14 tuổi tới 27 tuổi đă gây ra; mà chính là chúng nó không biết chi về mấy việc ấy cả. Không đợi kiếp sau, một kiếp nầy ta đă thấy sự bất công rồi. C̣n một lẽ quan trọng nhứt là :

Nếu Thức thay đổi liền liền th́ Thức nào sanh ra danh sắc và làm cách nào sanh ra danh sắc trong thuyết Thập Nhị Nhơn Duyên và vô minh khởi đầu hồi nào ?

IV

CHUYỆN BÚT GA LA (PUDGALA) HAY LÀ MỘT NGƯỜI MANG GÁNH NẶNG.

Ta sẽ dạy người cho biết cái gánh nặng, người mang gánh nặng, khi cất gánh nặng lên vai và khi đặt gánh nặng xuống. Cái gánh nặng là Ngũ Uẩn. Người mang gánh nặng là Bút ga la (Pudgala); người nào đó hoặc một nhà sư, tên chi, thuộc ḍng giống nào, sống bao nhiêu năm . . . Cất gánh nặng lên vai tức là khát khao, tức là ham muốn sự vui vẻ kiếp sống và lúc không c̣n sống nữa, để gánh nặng xuống tức là dứt hết sự khát khao. Để gánh nặng xuống và không cất gánh nặng mới khác, dứt được cội rễ sự khát khao, Bút ga la nhập vào cơi Niết Bàn.

                                       (Giáo lư và Triết lư đạo Phật trương 90).

V

PHÁP CÚ – CÂU THỨ 380.

- Cái Ta là thầy của ta. Mỗi người đi trong con đường riêng của nó. Anh hăy tự điều khiển ḿnh cũng như người lái buôn cầm cương con ngựa hung hăng.

(Le Moi est le Maître du moi, chacun marche dans sa voie à lui. Tenez vous donc vous même en rênes comme un mạrchand tient en rênes un coursier impétueux).

Cái Ta lớn nầy có phải là Linh hồn không ? Cái ta nhỏ có phải là Ngũ Uẩn hay là phàm nhơn không ?

Tiện đây tôi xin bàn về :

CHUYỆN VUA MILINDA  VÀ ĐẠI ĐỨC NAGASENA
hay là
THUYẾT VÔ NGĂ.

Trong cuốn “Đức Phật, Đời sống, Giáo pháp và Hội Tăng Già của Ngài” tác giả Ông M. Oldenberg (Le Boudha, sa vie, sa doctrine, sa communauté par Oldenberg) nơi trương 289 có thuật câu chuyện đối thoại giữa vua Milinda và Đại đức  Nâgasena, xin tạm dịch như sau đây:

Vua Hi Lạp Milinda [4] (tên thật là Ménandre) hỏi Đại đức Nâgasena [5] :

-         Bạch Đại đức ! Người ta biết Ngài dưới đạo hiệu nào ? Ngài tên chi ?

Nâgasena đáp :

-   Tâu Bệ hạ ! Tôi tên Nâgasena. Nhưng Nâgasena chỉ là một cái tên, một tiếng gọi, một danh từ mà thật sự không có ai là Nâgasena cả.

Đức vua hỏi :

-   A ! 500 vị Thượng tọa Javanas (Hi Lạp) và 80.000 tăng lữ hăy nghe Đại đức Nâgasena nói đó. Ngài cho rằng “không có Nâgasena”. Ai có công nhận điều đó không ?

Bạch Đại đức, nếu không có Nâgasena th́ ai dâng cho Ngài những đồ ăn cần dùng, quần áo, vật thực, nhà ở và ai cho thuốc men những kẻ bịnh hoạn ? Ai hưởng những vật đó ? Ai sống trong đức hạnh ? Ai trau dồi tánh nết ? Ai bước vào đường đạo và chứng quả Thánh ? Ai nhập Niết Bàn ? Ai sát sanh ? Ai trộm cắp ? Ai hưởng khoái lạc ? Ai vọng ngữ ? Ai uống rượu ? Ai phạm ngũ giới ? Vậy th́ không có lành, không có dữ; không có người chủ động, không có ai bắt đầu làm những việc tốt, những việc xấu; những việc cao thượng, những việc hung bạo, không có sự ban thưởng, không có sự hành phạt nào cả. Bạch Đại đức ! Nếu ai giết Ngài, người đó cũng không phạm tội sát sanh.

Bạch Đại đức, tóc tai có phải Nâgasena không ?

-         Tâu Bệ hạ ! không phải !

-         H́nh hài có phải là Nâgasena không ?

-         Tâu Bệ hạ ! không phải !

-         Những sự cảm giác có là Nâgasena không ?

-         Tâu Bệ hạ ! không phải !

-         Những hành vi, ư thức có phải là Nâgasena không ?

-         Tâu Bệ hạ ! không phải !

-         Hay là Ngũ Uẩn hiệp lại, đó là Nâgasena ?

-         Tâu Bệ hạ ! không phải !

-         Vậy th́ ngoài Ngũ Uẩn có một Nâgasena không ?

-         Tâu Bệ hạ ! không có !

-    Ủa ! Tôi hỏi Ngài đủ cách mà tôi không thấy ai là Nâgasena. Nâgasena là một tiếng trống không ? Vậy Nâgasena là cái ǵ ? Bạch Đại đức, Ngài nói sai, Ngài nói dối, không có Nâgasena.

Nâgasena mới nói với vua :

- Tâu Bệ hạ ! Bệ hạ quen sống theo bực Đế vương. Bây giờ tới đúng ngọ, Ngài đi ra đường chơn không, Ngài đạp lên những đá nhọn, cát nóng, chơn Ngài đau, thân thể Ngài mệt nhọc, tâm thần Ngài bấn loạn.

Do đó sanh ra ư nghĩ về sự khổ năo của h́nh hài.

Tâu Bệ hạ ! Bệ hạ tới đây đi xe hay đi bộ ?

-         Tôi không đi bộ, tôi đi bằng xe.

-    Tâu Bệ hạ ! Nếu Ngài đi bằng xe, xin Ngài giải nghĩa cho tôi biết cái xe là ǵ ? Có phải là cái gọng không ?

-         Không.

-         Có phải là bánh không ? Có phải là cái ách không ?

-         Không phải.

-         Mấy vật đó ráp lại có phải là cái xe không ?

-         Không phải.

-         Ngoài mấy vật đó, có vật ǵ gọi là cái xe không ?

-         Cũng không có.

-    Tâu Bệ hạ ! Tôi hỏi Bệ hạ đủ cách mà tôi không thấy chỗ nào là cái xe cả ? Xe là cái tiếng trống không. Vậy xe là cái ǵ ? Bệ hạ nói sái, Bệ hạ nói dối. Không có cái xe. Bệ hạ là vua, cai trị toàn xứ Ấn Độ ! Ngài sợ ai ? Ngài lại không nói đúng với chánh lư. Vậy th́ 500 Thượng tọa và 80.000 tăng lữ hăy nghe vua Milinda nói : Ngài tới đây bằng xe. Mà tôi xin Ngài giải nghĩa cái xe th́ Ngài nói không xuôi. Có ai công nhận điều đó không ?

500 Thượng tọa và 80.000 tăng lữ hoan hô Đại đức Nâgasena.

Đại đức Nâgasena bèn nói : “Tâu Bệ hạ ! Nếu bây giờ Ngài nói được th́ hăy nói đi”.

Vua mới nói : “Bạch Đại đức ! Tôi không nói sai với chơn lư.

Đối với gọng xe, ví xe, thùng xe, trục xe,  người ta dùng một tiếng, một danh từ là xe.

-   Tâu Bệ hạ ! Thật vậy. Bệ hạ đă biết cái xe rồi đó. Đối với tóc tai tôi, da thịt tôi, xương cốt tôi, Ngũ Uẩn tôi, người ta dùng một tiếng, một danh hiệu là Nâgasena. Nhưng con người là Nâgasena đây không có thật. Ni cô Vajira [6] đă giải trước mặt Phật như thế đó.

Chỗ nào có những phần của xe ráp lại, người ta gọi là xe, cũng thế đó, chỗ nào Ngũ Uẩn hiệp lại th́ chỗ đó là con người, ấy là quan niệm chung như thế [7] .

-  Bạch Đại đức ! Thật là tuyệt diệu, thiệt là phi thường. Có nhiều nghi vấn quanh quẩn trong đầu óc tôi, Đại đức đă giải quyết, nếu Đức Phật c̣n sanh tiền chắc Ngài cũng tán thành. Hay thật ! Đại đức Nâgasena ! Nhiều nghi vấn quanh quẩn trong đầu óc tôi, Ngài đă giải quyết.

                                                                   ***

Chúng tôi biết bài nầy đặt ra cố ư để làm sáng tỏ thuyết Ngũ Uẩn, nghĩa là có Ngũ Uẩn chớ không có Linh hồn hay là Bản ngă đi đầu thai.

Nhưng cách bố cục không khéo léo, người có ư chỉ ḍm vô thấy rơ ràng. Đây là nhược điểm :

Khi vua Milinda nghe Đại đức Nâgasena nói : “Không có con người Nâgasena” th́ Ngài hỏi : Ai trau đức ḿnh ? Ai bước vào đường Đạo ? Ai chứng quả Thánh ? Ai nhập Niết Bàn ? Ai phạm ngũ giới ? Nếu có ai giết Nâgasena th́ người đó không phạm tội sát sanh.

Th́ không thấy Đại đức trả lời làm sao cả, mấy câu hỏi nầy rất chánh đáng vậy. Tại sao Đại đức không đáp lại đặng hậu thế suy nghiệm coi những lời giải bày của Ngài có lư không ? Tại sao Đức Vua không đợi Đại đức trả lời coi thế nào mà lại vụt bắt qua câu hỏi khác ?

Chúng tôi đă thấy rơ dụng ư của tác giả. Phải chăng tác giả bị mấy câu hỏi trên đây làm nghẹt lối, trả lời không nổi nên phải t́m lối thoát bằng cách thêm cho vua Milinda câu hỏi ; “Tóc tai có phải là Nâgasena ?” Nhờ vậy Đại đức mới bắt từ đó đề cập tới cái xe và Ngũ Uẩn được.

Tác giả có ngờ đâu cách ngụy biện nầy làm hại tinh thần Phật giáo chẳng nhỏ.

Sự thật là chúng tôi không rơ câu chuyện xảy ra giữa vua Milinda và Đại đức Nâgasena thuở xưa ra sao, nhưng lấy theo tài liệu nầy th́ chúng tôi kết luận như vầy:

Một là : Không có Nâgasena th́ lẽ dĩ nhiên không có Milinda. Vậy ta hăy thử làm bài toán nầy, không có tức là “dê rô” (zéro) – Nâgasena nói chuyện với Milinda hay là dê rô nói chuyện với dê rô th́ câu chuyện nầy cũng là dê rô. Đại đức không giải quyết cái chi cả. Ai giết Ngài cũng không phạm tội sát sanh v́ không có con người Nâgasena.

Hai là : Không có Đức Thích Ca cũng như không có Nâgasena. Vậy th́ có ai đâu mà thành Phật ? Phật là một tiếng trống không và Đạo Phật cũng là Đạo trống rỗng.

Ba là : Chúng tôi e cho những người trụy lạc đọc bài nầy họ sẽ mừng lắm. Họ sẽ bảo nhau : chúng không có thật. Thác rồi chúng ră tan mất. Tội t́nh ǵ phải nhọc xác tu hành, hăy chơi cho sung sướng cái đời. Chết rồi hết chuyện. Kiếp sau ḿnh có lănh quả ǵ đâu mà sợ. Rơ ràng bài nầy gián tiếp xúi giục họ làm thêm những việc tội lỗi chớ không chứng minh được cái chi cả.

Tác giả của bài nầy có nghĩ đến cái quả khốc hại của nó chăng hay là lầm tưởng rằng ḿnh đă bài bác được thuyết có Linh hồn đi đầu thai. Chúng tôi có đọc vài bài nói về chuyện vua Milinda và Đại đức Nâgasena, nhưng chúng tôi ngạc nhiên thấy mất trọn một giai đoạn từ “Bạch Đại đức ! Nếu không có Nâgasena th́ ai dâng cho Ngài đồ dùng tới . . . Nếu ai giết Ngài th́ người đó không phạm tội sát sanh.

Đoạn nầy là đoạn cần ích lắm v́ nó bắt được cái thuyết Ngũ Uẩn; vô t́nh hay cố ư người ta bỏ mất nó đi. Nhưng,

Dầu sao chơn lư vẫn là chơn lư.

Dầu sao cũng chớ nên làm cho đạo Phật biến thành anh em của phái Duy Vật.

 

mục lục   chú thich

THUYẾT VÔ NGĂ.

 

Có người bảo : Bài nầy nói về thuyết Vô ngă ! Vô ngă đây là không có Bản ngă, không có cái Ta, tức là không có chi hết. Trống không. Nói cho đúng lư, chúng ta ở tại cơi Trần, tất cả những việc xảy ra đều tương đối. Vạn vật đều có h́nh dạng, tất cả đều sống, tức là Hữu ngă. Ta choán một chỗ trên không gian, ta với người khác nhau từ thân thể cho đến tư tưởng, ư muốn, lời nói và việc làm th́ bảo là Hữu ngă mới đúng. Ta tu hành, ta tiến bộ, ta đắc đạo thành chánh quả trước bạn ta, trước nhiều người, sao gọi là Vô ngă được.

Nhược bằng quan niệm rằng Vô ngă là không có ǵ hết, không có Linh hồn, không có Bản ngă, th́ đừng có nói Đạo, đừng nói tới việc tu hành vô ích. Ta nên hiểu nghĩa Vô ngă như vầy : mặc dầu ta riêng biệt với người, nhưng Bản ngă của ta với Bản ngă của người vốn đồng bản tánh với nhau v́ ở một gốc mà ra.

Gốc đó gọi là Thượng Đế, là Trời, là Đại Ngă, là Chơn Như hay là cái chi chi cũng được. Ta phải quên phứt ḿnh đi cũng như không có ḿnh th́ mới giúp ích cho người được. Nói một cách khác, Vô ngă là :

                          Ta với người tuy hai mà một

                          Người với ta tuy một mà hai.

Ở dưới Trần không thể nào chứng minh điều nầy được, phải lên tới cơi Trực giác gọi là cơi Bồ Đề, mới hiểu Vô ngă là sao. Ở cơi nầy mới thấy sự chia rẽ ở dưới Trần là mộng ảo. Ḿnh ở trong tâm của bạn ḿnh, bạn ḿnh ở trong tâm của ḿnh. Trạng thái nầy rất kỳ lạ. Không phải giọt nước và biển cả, như thế giọt nước sẽ tan mất. Trái lại dường như tất cả biển cả chun vô giọt nước, chứa trong giọt nước. Không ai mất cá thể của ḿnh. Phải tu hành tới bực La Hán, vào cơi Bồ Đề mới biết sao là Vô ngă, mặc dầu khi vào bực Tu đà Huờn tức là sau khi được Điểm đạo lần thứ nhứt cũng được lên tới cơi nầy một vài lần thôi. Câu chuyện Vô ngă nầy đem ra căi vă ở dưới Trần với nhau th́ làm mất ngày giờ. Người phàm như chúng ta chỉ thấy một khía cạnh nhỏ mà thôi, người thật hiểu Chơn lư chỉ nói một vài lời v́ biết dầu đem ra dẫn giải cũng ít ai lănh hội được Chơn lư nầy. Nó cao hơn trí tưởng tượng của con ngươi. Cầm cây viết tả cũng không bao giờ nổi.

Nhưng mà ta cứ lo mở rộng ḷng từ bi bác ái trước đi, hăy thương người như thương ḿnh trước đi, th́ một ngày kia sẽ có thể nhờ Trực giác hiểu được Vô ngă phần nào.

Tôi xin thuật chuyện ngụ ngôn : “Ngài là Tôi ở xứ Ba Tư gọi là Parabolede Djanalou’ d-Dinow’ rscufi per san”, cho quí bạn nghe đặng biết rằng, ở nước nào cũng vậy : Chơn lư vẫn là một .

 

NGÀI LÀ TÔI.

 

Một người kia tới gơ cửa Thánh Điện. Ở trong có tiếng vọng ra hỏi : “Ai đó !”. Anh trả lời : “Tôi”. Tức th́ anh nghe đáp lại :

“Trong nhà nầy không có chỗ để cho tôi hay là để cho anh đâu. Cửa đóng chặt. Tức ḿnh anh bèn ra sa mạc, t́m chỗ vắng vẻ, chay lạt và tham thiền. Một năm sau, anh trở lại gơ cửa nữa. Cũng tiếng ấy hỏi : “Ai đó !”. Anh bèn trả lời : “Anh”. Cửa bèn mở ra, anh bèn bước vào.

--------------

Bài nầy nói về Vô ngă, ư nghĩa sâu xa. Lần thứ nhứt người t́m đạo tới gơ cửa Thánh Điện và trả lời Tôi, tức là anh c̣n Bản ngă, c̣n chia rẽ. Cửa Thánh Điện không mở. Lần thứ nh́ anh trả lời Anh, nghĩa là anh đă diệt được tánh chia rẽ ích kỷ, không c̣n anh là anh, tôi là tôi nữa, nên cửa Thánh Điện mới mở cho anh vô.

Chúng ta muốn bước vào cửa Đạo cũng phải noi theo gương nầy.

 

THUYẾT NGŨ UẨN ĐỐI VỚI BA THỂ :THÂN, VÍA, TRÍ CỦA CON NGƯỜI.

Bây giờ đây chúng ta hăy xem xét thuyết Ngũ Uẩn theo ánh sáng của Huyền bí học đặng t́m hiểu v́ lư do nào mà các bực tiền bối cho rằng Ngũ Uẩn làm ra con người.

Theo Huyền bí học th́ con người là Chơn Thần, xin nói là Linh hồn cho dễ hiểu. Con người có ba thể để dùng trong mỗi kiếp.

Xác thân để hành động.

Cái Vía để biểu hiện những t́nh cảm.

Cái Trí để ghi nhớ học hỏi, phân biện, xét đoán, tưởng tượng v. v. . .

Đối chiếu với Ngũ Uẩn th́ :

Sắc Uẩn là Xác thân.

Thọ Uẩn là cái Vía.

Tưởng Uẩn  
       Hành Uẩn                     ba Uẩn nầy là cái Trí.
       Thức Uẩn

      

Sau khi con người từ trần th́ ba thể ra sao ?

Sau khi thác rồi con người qua cơi Trung giới ở trong cái Vía và dùng nó hoạt động cũng như dùng xác thân ở cơi Trần vậy.

Đúng ngày giờ th́ cái Vía ră ra, con người bỏ nó, và ở trong cái Trí về cơi Thiên Đường đặng đồng hóa những sự kinh nghiệm của ḿnh.

Xong xuôi rồi th́ con người bỏ cái Trí lên cơi Thượng Thiên tức là Quê Hương của Chơn Nhơn. Ở tại đây một ít lâu, con người trở xuống Trần đầu thai lại.

 

BA THỂ THÂN – VÍA – TRÍ RA SAO ?

Chúng nó có tiêu mất không ? Không, chúng nó ră ra nguyên tử và để lại mỗi thể một phần tử bất diệt ghi tất cả những sự kinh nghiệm của nó khi con người c̣n sống.

VỀ XÁC THỊT - Phần tử đó là một hột nguyên tử trường tồn gọi là Nguyên tử trường tồn của Xác thân (atome physique permanent).

VỀ CÁI VÍA - Phần tử đó là một hột nguyên tử trường tồn gọi là Nguyên tử trường tồn của cái Vía (atome astral permanent).

VỀ CÁI TRÍ - Phần tử đó là một Phân tử trường tồn gọi là Phân tử trường tồn của cái Trí (unité mentale ou molecule permanent mentale).

Ba phần tử nầy ở đâu ? Chúng nó xỏ xâu với nhau trong một sợi dây làm bằng chất Bồ Đề gọi là Sutrâma và rút vô nằm trong Thượng Trí.
 

TẠI SAO CON NGƯỜI PHẢI TRỞ XUỐNG ĐẦU THAI ?

Con người phải trở xuống đầu thai v́ hai nguyên do :

Một là : Thanh toán các nghiệp quả đă gây ra từ những kiếp trước.

Hai là : Học hỏi và kinh nghiệm thêm cho tới khi trở nên trọn sáng trọn lành. Chừng đó con người mới thoát đọa Luân Hồi.

Lúc xuống Trần, con người sẽ có ba thể mới đồng bản tánh với ba thể trước bởi v́ các vị Thiên thần phải coi theo ba Phần tử trường tồn đặng lấy những chất khí một loại với chúng nó và làm ra Thân, Vía, Trí của con người mới.

Nói rằng Ngũ Uẩn mới làm ra một con người mới không phải là sai ngoa, nhưng phải nói lư do các tín đồ mới hiểu.

C̣n Trishna (soif de vivre) ḷng tham sống mà Phật giáo nói nó ở đâu. Nó không phải ở trong Ngũ Uẩn đâu, bởi v́ Ngũ Uẩn đă tan ră rồi. Nó là tánh cố hữu của Linh hồn. Chánh nghĩa không phải là ḷng tham sống, nhưng mà thật nghĩa là ḷng khao khát những sự kinh nghiệm mới. Tôi xin giải vắn tắt ra đây.

Có hai hạng Chơn Thần :

Một hạng ở với Đức Thượng Đế tại cơi Đại Niết Bàn không chịu đi đầu thai.

Một hạng nữa t́nh nguyện xuống năm cơi dưới : Niết Bàn, Bồ Đề, Thượng giới, Trung giới, Hạ giới (Hồng Trần) học hỏi và kinh nghiệm đặng ngày sau, khi vận dụng được tất cả những quyền năng c̣n tiềm tàng trong ḿnh th́ thành một vị Thượng Đế và sẽ sanh hóa một Tiểu Vũ Trụ như Thái dương hệ nầy vậy. Thế nên ngày nào con người chưa thành chánh quả, chưa đạt đến cơi Niết Bàn th́ ngày đó c̣n khát khao những sự kinh nghiệm chưa thực hiện được và phải Luân hồi đặng học hỏi. Nói cho đúng lư, sự khát khao nầy là sự ham muốn và sự ham muốn là cội rễ của sự Luân hồi dưới Trần thế. Chúng ta và tất cả nhân loại, toàn là những người t́nh nguyện. Nếu chúng ta ngày nay chịu các thứ đau khổ th́ chúng ta phải tự trách chúng ta không tuân theo Thiên ư, bởi v́ khi mỗi giống dân sanh ra th́ có những vị Giáo chủ lâm phàm dạy Đạo, chỉ cho con người biết việc nào phải làm, việc nào phải tránh đặng tiến cho mau. Nhưng tại chúng ta bất tuân những lời giáo hóa cho nên mang những tai họa vào thân (xin xem chỗ bàn về 6 nẻo Luân hồi).

Nói tóm lại, thuyết Ngũ Uẩn không công nhận có Linh hồn đi đầu thai trúng có phân nửa và không cắt nghĩa được sự tham sống ở đâu mà rút Ngũ Uẩn mới đặng làm ra một người mới.

Tiện đây tôi xin hiến cho quí bạn một bài nói về thuyết Thập Nhị Nhân Duyên đối chiếu thuyết Ngũ Uẩn và thuyết Nhân Quả Báo Ứng của một nhà đạo học uyên thâm của phái Védanta là ông Çankara

 

THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN ĐỐI CHIẾU VỚI

THUYẾT NGŨ UẨN VÀ THUYẾT NHÂN QUẢ BÁO ỨNG.

Trong bài giảng lư về những kinh Bâdarâyana, nhà đạo học uyên thâm của phái Védanta là ông Çankara có vạch rơ sự mâu thuẩn của thuyết Thập Nhị Nhân Duyên và sự xác nhận Ngũ Uẩn, nguyên văn như sau đây :

Le Grand penseur Véantin Çankara, relève dans son commentaire sur les Sûtras de Bâdarâyana une contradiction entre la théorie des nidanas et l’affirmation d’agrégats momentanés. Il dit aux bouddhostes : “Vous prétendez que l’existence s’explique tout entière par l’enchainement des douze nidanas, chacun étant l’effet du précédent et la cause du suivant. ̉u est alors la cause qui produit les agrégats [8] ? Aucun des nidanas ne peut être cette cause, puisque, tous, ils ont besoin des skandhas pour se développer. Au surplus, la notion de momentanéité et celle de cause sont en soi contradictoires, ou bien il y a un lienentre la cause et le produit, et la momentanéité est inadmissible, ou bien il n’y en a pas et alors on n’a plus ni cause, ni effet, toute chose produit indifféremment toute chose.

La théorie du Karman lui semble aussi bien compromise, puisque vous niez l’âme individuelle, puisque, selon vous, il n’y a pas de “jouisseur” en vue du quel s’accomplit le processus des douze causes, la jouissance reste en l’air, et le salut aussi.”

-         La formule bouddhique des douze de causes par Paul Oltramare, page 18.

XIN TẠM DỊCH.

Ông Çankara nói với các hàng Phật tử : Chư huynh quả quyết rằng thuyết Thập Nhị Nhân Duyên giải nghĩa được trọn cả kiếp sống của con người v́ nhân nầy sanh ra duyên kia, rồi duyên kia lại sanh ra nhân nọ. Vậy th́ nguyên nhân nào sanh ra những sự tập hợp nhứt thời (Ngũ Uẩn). Không có nguyên nhân nào cả, bởi v́ 12 nhân duyên cần có Ngũ Uẩn mới phát triển được. Hơn nữa, quan niệm “Nhứt thời” và quan niệm “Nhân duyên” tự nó mâu thuẩn với nhau hoặc giả có một sự liên lạc giữa Nhân và Duyên th́ không thế nào chấp nhận sự “Nhứt thời” được - hoặc giả không có sự liên lạc giữa Nhân và Duyên, như vậy th́ không có Nhân mà cũng không có Duyên. Vật nầy sanh ra vật kia vẫn vô t́nh.

Thuyết Nhân Quả Báo Ứng cũng v́ lẽ đó mà bị hoại luôn. Không có giá trị, bởi v́ chư huynh phủ nhận Linh hồn cá nhân, bởi v́ theo chư huynh, không có người “Hưởng thụ”, nhờ đó 12 nhân duyên mới tiến triển và ứng nghiệm được th́ sự hưởng thụ vốn là chuyện viễn vông, hăo huyền và sự giải thoát cũng là chuyện viễn vông, hăo huyền vậy.

(Thuyết Thập Nhị Nhân Duyên – tác giả : Giáo sư Paul Oltramare, xuất bản tại Genève 1909) [9].

Bây giờ chúng ta hăy lấy công tâm mà xem xét đoạn văn của ông Çankara.

Trong bài nầy có nhiều điểm cần phải giải nghĩa như :

1/ V́ lư do nào ông Çankara viết bài nầy.

2/ Không có nguyên nhân nào sanh ra những sự tập hợp nhứt thời (Ngũ Uẩn).

3/ 12 nhân duyên cần có Ngũ Uẩn mới phát triển được.

4/ Quan niệm “Nhứt thời” mâu thuẩn với quan niệm “Nhân Duyên”.

5/ Không chấp nhận sự có Linh hồn cá nhân th́ sự hưởng thụ và giải thoát là chuyện hăo huyền.

---------------

1/V́ lư do nào Ông Çankara viết bài nầy ?

Ông Çankara đă tŕnh bày lư do đó ngay trong câu đầu : V́ nhiều bạn Phật tử quả quyết rằng : thuyết Thập Nhị Nhân Duyên giải nghĩa được trọn cả kiếp sống của con người.

Xin lập lại Thập Nhị Nhân Duyên là :

1-      Vô minh                         7- Thọ

2-      Hành                              8- Ái

3-      Thức                              9- Thủ

4-      Danh sắc                      10- Hữu

5-      Lục nhập                      11- Sanh 

6-      Xúc                                                              12- Lăo tử.                       

Vô minh sanh ra Hành, Hành sanh ra Thức v. v. . .

Theo Bouddhagosa th́ :

Hai Nhân Duyên đầu : Vô minh và Hành thuộc về kiếp quá khứ.

Tám Nhân Duyên kế đó : Thức – Danh sắc - Lục nhập – Xúc - Thọ - Ái - Thủ - Hữu thuộc về kiếp hiện tại.

Hai Nhân Duyên chót : Sanh – Lăo tử thuộc về kiếp vị lai.

C̣n theo ông Oldenberg th́ :

Ba Nhân Duyên chót : Hữu – Sanh – Lăo tử thuộc về kiếp vị lai. Mà hai chữ Vô minh có phải của Phật giáo bày ra không ? Không. Vô minh vốn Tàu dịch Avidya [10] bên Thiên Trước, mà chữ Avidya đă có từ ngàn xưa. Phái Védanta đă dùng nó từ lâu lắm rồi.

Phái Sankhya cũng cho rằng Vô minh là cội rễ của đời sống hiện tượng.

2/ Không có nguyên nhân nào sanh ra sự tập hợp.

Những sự tập hợp đây là Ngũ Uẩn. Theo một phái của Phật giáo th́ Ngũ Uẩn làm ra con người, và nên hiểu con người đây là con người đầu tiên, con người kiếp trước. Nói cho đúng lư, phải có một người kiếp trước, người nầy v́ vô minh nên mới hành động không đúng phép mà v́ đó gây ra quả. Kiếp sau phải đầu thai lại đặng thanh toán những món nợ nần.

Xin thí dụ đặng dễ hiểu hơn.

Anh X làm một việc không lành và việc nầy gây ra hậu quả không tốt cho anh và cho nhiều người khác. Ta hăy nêu ra 2 câu hỏi :

1-    Ai làm việc không lành ?

2-    V́ sao lại làm việc không lành đó ?

Th́ tự nhiên câu trả lời là :

Anh X làm việc không lành, bởi v́ anh c̣n vô minh.

Sự thật là không ai nói : vô minh làm việc không lành cả.

Bây giờ ta hỏi thêm một câu nầy nữa.

Ai sanh ra anh X ? Có anh X rồi mới có việc v́ vô minh mà làm điều không lành. Không có anh X th́ có việc làm không lành chăng ? Không bao giờ có.

Trong thuyết Thập Nhị Nhân Duyên th́ Vô minh sanh ra Hành – Hành sanh ra Thức mới sanh ra Danh sắc và Lục nhập.

Như vậy th́ Vô minh sanh ra anh X, mà Vô minh là cái ǵ ?

Vô minh là sự không thông luật Trời, hoặc dùng danh từ của Phật giáo; là sự không thông Tứ Diệu Đề.

Sự không thông luật Trời mà lại sanh ra con người được ư ?

Nói Vô minh sanh ra Hành cũng là khó hiểu nữa. Bởi v́ sự không thông luật Trời làm cách nào mà hành động. Phải có kẻ chủ động mới có sự hành động được như tôi đă đưa ra một thí dụ anh X trước đây.

V́ mấy lẽ trên, cho nên ông Çankara mới nói : “Không có nguyên nhân nào sanh ra Ngũ Uẩn cả”.

3/ Mười hai Nhân Duyên cần có Ngũ Uần mới phát triển được.

Câu nầy có nghĩa là : Trước nhứt phải có con người rồi 12 nhân duyên mới nương tựa theo đó đặng phát triển. Không có con người th́ không có việc lành, không có việc ác, không có việc vô ích và cũng không có kiếp tái sanh đặng trả quả. Không có con người Đạo Bát Chánh đem dạy ai ?

4/ Quan niệm “Nhứt thời” mâu thuẩn với quan niệm Nhân Duyên.

Quan niệm “Nhứt thời” là quan niệm nào. Ấy là quan niệm về Ngũ Uẩn, bởi v́ Ngũ Uẩn dùng có một đời mà thôi. Con người thác rồi th́ chẳng bao lâu Ngũ Uẩn tan mất. Kiếp sau Ngũ Uẩn mới ráp lại thành một người mới khác hẳn người trước mà lại lănh những quả của người trước đă gây ra.

Như thế th́ không có sự liên lạc giữa Nhân và Duyên, nói một cách khác không có Nhân mà cũng không có Duyên. Ngũ Uẩn tự nó sanh ra rồi cũng tự nó tiêu diệt.

C̣n quan niệm Nhân Duyên là sao ?

Theo quan niệm nầy th́ Nhân và Duyên cứ nối tiếp nhau măi, không bao giờ dứt đoạn.

Nhân kéo dài ra tới cái Duyên của nó sanh ra rồi sống trong cái Duyên đó. Cái Duyên nầy trở thành cái Nhân mới rồi sanh ra một cái Duyên khác nữa. Chúng nó làm thành một cái ṿng tṛn đóng kín cứ lăn tới măi, không nghỉ không ngừng, vô cùng vô tận.

Thế th́ có sự liên lạc giữa Nhân và Duyên. Như vậy ta thấy rơ ràng quan niệm Ngũ Uẩn mâu thuẩn với quan niệm Nhân Duyên.

Quan niệm Nhân Duyên đi đôi với thuyết Nhân Quả Báo Ứng mà không thỏa hiệp với quan niệm Ngũ Uẩn.

5/ Không chấp nhận có Linh hồn cá nhân th́ sự Hưởng thụ và sự Giải thoát là chuyện hăo huyền.

Mấy lời nầy giống như đoạn đầu của vua Milinda hỏi ông Nagasena Na Tiên. Nếu không có Nagasena th́ ai bước vào đường Đạo ? Ai chứng quả Thánh ? Ai nhập Niết Bàn ? Ai trộm cắp, ai say sưa ?

Ai giết Nagasena cũng không phạm tội sát sanh.

Tu hành đắc đạo giải thoát cho ai ?

-----------

Tôi giải thích bài nầy theo chỗ hiểu biết của tôi, c̣n quyền xét đoán ở nơi quí bạn.

Nhưng thiết nghĩ Thuyết nào cũng vậy, tùy theo tánh cách của nó, hoặc đúng với Chơn lư hoặc không đúng. Ta có bổn phận phải suy nghĩ kỹ lưỡng xét đoán nó dưới tất cả những phương diện, nhứt là phải giàu kinh nghiệm và mở rộng ḷng từ bi bác ái.

Xin lập lại.

Phải vứt bỏ những thành kiến cũ kỹ, chúng nó là những kiếng xanh, đỏ, đeo vô th́ thay đổi màu sắc của mọi vật, không cho thấy được màu trắng của Chơn lư. Phải có tinh thần khoa học, phải phân tích tỉ mỉ trước khi tin như các nhà thông thái th́ sẽ tiến mau.

Điều tốt hơn hết là nên lấy lời của Phật dạy những người Kalama làm tiêu chuẩn th́ ắt tránh được nhiều điều không hay có thể xảy ra v́ cái họa mê tín.

cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết
                                                                  

CHƯƠNG THỨ NH̀

 

GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT ĐĂ TRẢI QUA BA GIAI ĐOẠN.

 

Những việc trái nghịch về thuyết Ngũ Uẩn suy ra cũng dễ hiểu v́ chúng tôi thấy giáo pháp của Đức Phật đă trải qua ba giai đoạn.

GIAI ĐOẠN THỨ NHỨT .- Lúc Đức Phật c̣n tại thế. Ngài chỉ thuyết pháp mà thôi.

GIAI ĐOẠN THỨ NH̀ .- Từ lúc Phật nhập Niết Bàn cho tới Phật giáo Hội Nghị lần thứ ba. Giai đoạn nầy là thời kỳ hổn loạn, xin tóm tắt ra sau đây :

PHẬT GIÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHỨT.

V́ có sự bất tuân kỷ luật của phe SU BA TRA (Subhadra) nổi lên vài ngày (có chỗ nói 7 ngày) sau khi Phật bỏ xác, cho nên mới có Phật giáo Hội nghị lần thứ nhứt mở tại động Satapani trong rừng Nigrodha gần Vương Xá thành (Rajagriha) dưới quyền chủ tọa của Đức Ma Ha Ca Diếp, lối năm 544 trước Tây lịch kỷ nguyên, trọn 7 tháng với 500 tăng đồ theo cách vấn đáp, người nầy hỏi người kia trả lời.

Đức Ananda lập lại những đoạn kinh của Phật nói về Pháp (Dharma).

Đức Upali kể lại những giới luật.

Đức Ma Ha Ca Diếp giải về phần triết lư cao siêu.

Ba Ngài chỉ nói miệng.

PHẬT GIÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ NH̀.

Lối 20 năm sau lại có cuộc Phật giáo Hội nghị lần thứ nh́, gồm 700 tăng đồ mở ra tại thiền viện Balukarama gần Hoai Sa Ly (Vaisali) dưới quyền chủ tọa của vua xứ Magadha là Đức Kalaçoka, trọn 8 tháng đặng giải quyết 10 điều xin “khoan hồng” như sau đây :

1. Được phép để dành muối luôn luôn chớ không phải nội trong 7 ngày qui định mà thôi.

2. Được phép ăn thêm một lần nữa sau buổi ăn ngọ.

3. Các tăng đồ ở trong làng được phép giảm bớt sự giữ ǵn giới luật, như các tăng đồ trong thiền viện.

4. Được phép hành lễ trong liêu một ḿnh khỏi tới pḥng chung hay là chỗ công cộng.

5. Được phép làm vài chuyện khỏi phải xin phép trước.

6. Được phép hành động theo các vị Thượng Tọa, Trưởng Lăo.

7. Được phép uống sữa buổi chiều.

8. Được phép uống rượu nếu mấy thứ nầy trong như nước lă.

9. Được phép ngủ trên giường nệm ấm áp, ngồi trên ghế có phủ vải sồ gấm vóc.

10. Được phép nhận tiền bạc và quần áo của người ta cho.

 

Sự đấu khẩu kịch liệt, có khi vua phải can thiệp và cho phần phải về phe Bảo thủ. Chung cuộc 10 điều thỉnh cầu bị bác bỏ, phe đối lập bị trục xuất ra khỏi Giáo hội (tất cả là 20.000 tăng đồ và 60.000 cư sĩ). Lúc đó Phật giáo đă chia ra làm 18 phái khác nhau và chắc chắn mấy vị đệ tử lớn đă từ trần rồi.

Có sách nói một phần của Kinh Tàng Luật Tàng đă chép ra thành sách. Sự tranh chấp nói trên đây không phải xảy ra lần thứ nhứt đâu. Hồi Phật c̣n sanh tiền đă có một sự bất tuân giới luật chia các tăng đồ làm hai phe chống báng nhau rất dữ dội. Phải mất một thời gian mới đem sự ḥa khí lại như cũ.

PHẬT GIÁO HỘI NGHỊ LẤN THỨ BA.

Sự tranh chấp không ngừng và phe đối lập thắng thế cho đến đỗi khi vua A Dục mới lên ngôi th́ có không biết bao nhiêu thiền viện; có bao nhiêu thiền viện th́ có bao nhiêu phái; có bao nhiêu phái là có bao nhiêu tôn giáo. Muốn chấm dứt t́nh trạng hỗn loạn nầy vua A Dục [11] mới triệu tập Phật giáo Hội nghị lần thứ ba tại thiền viện Açokarama gần Pataliputra (ngày nay là Patna) lối năm 252 hay 254 trước Chúa Giáng sinh (có sách nói 244 hoặc 242, cũng như năm sanh của Đức Phật các sách đều nói khác nhau) dưới quyền chủ tọa của Đức Tshya Maudgalapoutra, 72 tuổi, kéo dài tới 9 tháng đặng thống nhất các môn phái. Mỗi phái đều được phép tŕnh bày và binh vực giáo lư của ḿnh. Chung cuộc 8 phái bị liệt vào hạng Tà giáo và bị trục xúat ra khỏi Giáo hội không được phép mặc áo cà sa. Xong rồi Hội nghị xem xét và sửa đổi bản văn của Kinh Tàng và Luật Tàng, có lẽ của Luận Tàng nữa, rồi mới chép ra thành sách tức là 300 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn.

GIAI ĐOẠN THỨ BA.- Sau cuộc Hội nghị nầy, Phật giáo chia ra hai phái lớn Nam Tôn và Bắc Tôn rơ rệt.

Bắc Tôn dùng chữ Bắc Phạn (sanscrit) đặng chép kinh sách, c̣n Nam Tôn th́ dùng chữ Nam Phạn Ba Li (Pâli).

Bắc Tôn tiến lên miền Bắc, Nam Tôn lại xuống miền Nam.

 

CÔNG ĐỨC VUA A DỤC VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG ĐẠO PHẬT.

Vua A Dục cho xây dựng cả ngàn chùa tháp [12] trong đó có nhiều tháp để kỷ niệm những Phật tích, nhứt là bốn chỗ hành hương có danh tiếng và đă được ghi vào lịch sử Phật giáo, ấy là :

1.- Vườn Lumbini (Lâm tỳ Ni), chỗ Đức Bồ Tát giáng sanh.

2.- Bồ Đề Đạo Tràng – Bodhi Gaya - chỗ Đức Bồ Tát chứng quả Phật.

3.- Vườn Isipatana - Lộc giả, chỗ Đức Phật chuyển Pháp luân.

4.- Vườn Kusinara, chỗ Phật bỏ xác nhập vào Niết Bàn.

Ngài cho ban hành tám mươi bốn ngàn sắc lịnh, và cho khắc vào những bia đá và những thạch trụ dựng lên khắp phía Bắc xứ Ấn Độ để tán dương công đức Phật.

Sau cuộc Hội nghị Phật giáo lần thứ ba, vua A Dục sai sứ giả đem kinh Phật qua năm vị vua của những nước đă giao hảo với Ngài dưới đây :

Antiochus, de Syrie (Antiochus II)

Ptolémée, d’Egypte.

Antigonus, de Macédoine.

Margas, de Cyrène.

Alexandre, d’Epire.

Năm vị nầy kư hiệp ước với Ngài cho phép những vị Trưởng Lăo và Thiền sư được tự do truyền bá đạo Phật trong nước ḿnh. Các nhà sư cũng đi truyền bá Phật giáo khắp 14 nước của xứ Bắc Ấn Độ

 

ĐẠO PHẬT TRUYỀN QUA TÍCH LAN.

Vua A Dục sai hai đứa con yêu quí của Ngài là hoàng tử Ma hanh Đa (Mahinda) và công chúa Săn ga mít ta (Shangamita) qua Tích Lan truyền bá đạo Phật.

Công chúa Săn ga mít ta đem trồng tại A nu ra đa bu ra (Anurâdhapura) một nhánh cây Bồ Đề tự tay vua A Dục chiết ra [13] lối năm 306 trước Tây lịch kỷ nguyên. Ấy là cây lịch sử xưa nhứt trên đời. Hiện giờ cây nầy c̣n sống. Những cây Bồ Đề nhỏ của Đại Đức Narada hiến cho các chùa Việt Nam, Cam Bốt và Ai Lao vốn là cháu chắt của cây Bồ Đề nầy.

Hoàng hậu Anulâ, vợ của vua Tích Lan, Devanampiyatissa, xin công chúa lập phái Tỳ Khưu Ni (Bikkhounis). Chẳng bao lâu Hoàng hậu, nhiều vị Hoàng phi và 500 trinh nữ xin qui y thế độ.

 

PHẬT GIÁO TRUYỀN QUA TRUNG HOA, CAO LY, NHỰT BỔN, VIỆT NAM,

 ĐÀI LOAN, MIẾN ĐIỆN, THÁI LAN, CAM BỐT, NAM DƯƠNG.

Hai cuốn kinh Nam Tôn, Sa măn ta Ba sa đi ca (Samanta Pasadika) và Sa rát ta Đi ba ni (Sarattha Dipani) có chép rằng : lối thế kỷ thứ ba trước Chúa giáng sinh, vua A Dục sai năm vị Thiền sư đem kinh Phật qua Trung Hoa, mỗi vị đi đến một vùng khác nhau.

Từ Trung Hoa đạo Phật truyền sang qua Cao Ly lối năm 372 sau Chúa giáng sinh, rồi từ Cao Ly qua Nhựt Bổn, lối năm 552 đạo Phật thâm nhập vào Việt Nam, Đài Loan, Mông Cổ, Yarkan, Balk, Bokhara, A Phú Hăn (Afghanistan) và nhiều nước khác ở Trung Bộ Á Châu lối thế kỷ thứ tư hay thứ năm.

Từ Kashmir (Cachemire) đạo Phật truyền qua Nê bôl (Népal) lối thế kỷ thứ nhứt và Tây Tạng lối thế kỷ thứ hai.

Phật giáo của mấy nước nầy thuộc về Bắc Tôn hay là Đại Thừa. C̣n phái Nam Tôn hay là Tiểu Thừa trụ tại Tích lan rồi từ đó truyền bá qua Miến Điện lối năm 450 và sang Arakan, Cam Bốt, Thái Lan. Người ta c̣n t́m thấy di tích Phật giáo ở Nam Dương  như đền Borobudur.

 

PHẬT GIÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ

Có sách nói 10 năm sau, vua A Dục triệu tập Hội nghị Phật giáo lần thứ tư để xác định qui luật của giáo hội. Hội nghị nầy thanh minh rằng : Có những ngụy kinh kết nhiều đoạn kinh lại làm một bổn và làm nhiều thứ kinh giả đặng ḥa hợp giáo lư của Đức Phật với những chuyện Thần thoại địa phương.

 

PHẬT GIÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM.

Lối 500 năm sau khi Phật bỏ xác, nhằm thế kỷ thứ nhứt Tây lịch kỷ nguyên, vua Kanisha (Già nhị sắc đà) triệu tập Phật giáo Hội nghị lần thứ năm (có sách nói là lần thứ tư) tại Jolandhara, trung tâm xứ Cachemire dưới quyền chủ toạ của hai vị Đại Đức Vasumitra và Pârcya. Cũng như bốn lần trước kết quả không được tốt, song phái Đại Thừa được công nhận là Quốc Đạo.

 

PHẬT NGỪA TRƯỚC.

Trước khi ĺa trần, Phật kêu Ananda lại dặn : “Mỗi lần thuyết pháp th́ phải khởi đầu bằng câu nầy :

“Đây là bài kinh của tôi đă nghe hay là những điều tôi đă nghe một lần :

Đức Thế Tôn ngự tại . . . , trong xứ . . . , trong thiền viện . . .  chung quanh có 500 hoặc một số đông tỳ kheo đă được hoàn toàn giải thoát.

Thuyết xong th́ dùng một trong hai thể thức nầy :

Hoặc : Phật dạy như thế. Các thính giả đều vui mừng và đồng ca tụng công đức Phật.

Hoặc : Hai chữ : Saddha ! Saddha !

                              (C’est bien ! C’est bien !)

                                Lành thay ! Lành thay !

Câu “Bài kinh tôi đă nghe” khác nghĩa câu “Phật nói như vầy” . Dùng câu Phật nói như vầy là quả quyết ḿnh lập lại y lời của Phật đă nói, không thêm không bớt một tiếng. Cái trí con người đâu phải là máy ghi âm, hễ nghe một lần rồi th́ nói lại không mất một tiếng nào cả. Nếu quả quyết Phật đă nói như vậy mà ḿnh lập lại sai một lời hay không đúng là mắc tội Vọng ngữ.

Chúng tôi vẫn biết hiện nay có nhiều nhà sư, nhứt là ở Miến Điện thuộc ḷng ba tạng kinh, lập lại không sai một chữ. Nhưng mà họ thuộc ḷng trong sách và nghe thuyết pháp là hai việc khác nhau rất xa. Sau nhiều năm chịu khó nhọc có thể học thuộc ḷng một cuốn sách. Nhưng mà nghe một bài thuyết pháp rồi lập lại không sót một tiếng là điều không thể có được. Hễ nhớ khúc đầu là quên khúc giữa, nhớ khúc giữa th́ quên khúc đuôi, khúc đầu. Phật thuyết pháp trọn 45 năm không biết bao nhiêu lần, ai dám bảo : “Tôi nhớ hết những lời thuyết pháp đó, không quên một tiếng nào”.

Trái lại câu : “Bài kinh tôi đă nghe” có ẩn nghĩa. Đây là những điều tôi đă nghe, không biết có thiếu sót điều chi chăng ? Như vậy dầu ḿnh có quên đoạn nào, ḿnh cũng vô tội.

Thật Phật đă ngừa trước vậy, chẳng những riêng cho các đệ tử của Ngài mà luôn cho các hàng Phật tử đời sau nữa.

cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết

 

QUAN NIỆM TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO.

C̣n một điều tưởng phải nói là : chúng ta đừng quên rằng Phật giáo phát sanh ở Thiên Trước th́ những quan niệm của nó về Triết học và Xă hội học vốn thuần túy và hoàn toàn Thiên Trước chớ không có chịu ảnh hưởng ngoại lai. Những quan niệm triết học của Phật giáo người ta vẫn thấy ở trong kinh Upanishads [14] , những kinh sách dạy ở các trường Nyâya, Védânta và nhứt là Sankhya của Kapila (xin xem đoạn Sáu phái triết học của Ấn Độ).

Phần nhiều những giới cấm, những lời khuyên răn vẫn giống những lời dạy trong cuốn Luật của Đức Bàn Cổ (Lois de Manou). Một lẽ khác, ba đức tánh trọng yếu của người Bà la môn là :

                     Tư tưởng trong sạch,

                     Lời nói trong sạch,

                     Việc làm trong sạch.

Ba sợi dây mà người Bà la môn nịt luôn trong ḿnh tượng trưng ba đức tánh đó để trong Đạo Bát Chánh, sau Chánh kiến, tức là :

                     Chánh Tư duy,

                     Chánh Ngữ,

                     Chánh Nghiệp.

Trong cuốn Pháp Cú (Dammapada), chương chót, chương XXVI “Người Bà la môn” nói toàn là đức tánh của người “thật là Bà la môn”. Ngoài ta c̣n vài câu khác cũng nói về người Bà la môn như câu thứ 294 – 295 – 332.

Chúng ta phải tự hỏi tại sao trong kinh sách Phật lại có nói về người Bà la môn nhiều quá vậy. V́ lư do nào ? Phải có chớ. Nhưng ngày nay ít ai đoán trúng được.

ĐẶC SẮC CỦA PHẬT GIÁO.

Trong cuốn Phật pháp (Le Dharma du Bouddha) xuất bản năm 1947, tác giả là ông Jagdish Katvapa (Ca Diếp) nơi chương V. trương 64, có đoạn nói về “Đặc sắc của Phật giáo”, tôi xin trích ra đây cho quí bạn xem.

ĐẶC SẮC  CỦA PHẬT GIÁO.

1.- Đối với các hàng Phật tử th́ ba tạng kinh không nên xem như chiếm được một địa vị quan trọng in như Thánh kinh Bíp (Bible - Cựu Ước và Tân Ước) đối với tín đồ Cơ Đốc giáo hay là cuốn Cơ răn (Coran) đối với tín đồ Hồi giáo, hay là những cuốn Phệ Đà đối với dân chúng Ấn.

2.- Vị Phật tử không hề nô lệ ba tạng kinh. Y không nhắm mắt tin chúng một cách mù quáng như là Chơn lư tuyệt đối do một Đấng Thần minh tiết lộ hay chúng là mục phiêu của sự tín ngưỡng.

3.- Đức Phật không đ̣i hỏi đức tin của một ai, dù y không hiểu giáo lư của Ngài ra sao ?

                     KALAMA SUTTA (Kinh Kalama).

4.- Có một lần những người Kalama tới t́m Phật và nói “Bạch Phật ! mấy vị Bà la môn và những vị lănh đạo nhiều phái khác tới viếng chúng tôi và thuyết đạo, ai ai cũng nói giáo lư của ḿnh đều đúng với Chơn lư. Chúng tôi lấy làm bối rối, không biết phải tin cái nào và phủ nhận cái nào.

5.- Để trả lời câu hỏi nầy, Đức Phật không nói : mấy anh hăy tin tôi. Tôi là con của Trời. Tôi sẽ dắt mấy anh lên cơi Thiên đường. Ngài cũng không bài xích giáo lư của mấy đạo khác, Ngài không cho nó là tà thuyết dị đoan và phạm thượng.

6.- Lời khuyên của Ngài rất nhơn đạo và rất khôn khéo. Ngài nói : “Mấy anh đừng tin điều nào chỉ v́ tại mấy anh nghe người ta lập lại; đừng tin một điều nào đó bởi v́ nó là một truyền thống xưa và đă trải qua từ thời đại nầy tới thời đại khác; đừng tin những tiếng phong vân, những tin đồn đăi bởi v́ tại người ta đă nói đến mấy việc đó rất nhiều; đừng tin một điều nào bởi v́ tại người ta chỉ cho mấy anh coi một bài của một vị hiền triết thuở xưa viết ra để chứng minh điều đó; đừng tin một điều nào bởi v́ tại có sự suy định tán thành lư luận đó, hay là có một phong tục lâu đời làm cho anh có ư tin rằng điều đó đúng với sự thật; đừng tin điều nào chỉ v́ tại uy tín Thầy của mấy anh hay là của mấy vị mục sư. Nhưng sau khi kinh nghiệm riêng và suy xét sâu xa rồi th́ điều chi hạp với lư trí của mấy anh, đem lại hạnh phúc cho mấy anh và luôn cho các sanh linh khác, th́ mấy anh hăy công nhận điều đó là Chơn lư và hăy sống với nó”.

7.- Người ta có thể khảo cứu giáo lư của Đức Phật và xem xét nó một cách b́nh tĩnh với trí sáng suốt rồi công nhận nó nếu nó ứng đáp với sự kêu gọi của nội tâm, hoặc phủ nhận nó nếu người ta không hiểu nó.

Phật giáo không bắt ai phải nhắm mắt tin càn nó, bởi v́ một đức tin mù quáng luôn luôn là một chướng ngại cản trở sự tiến bộ trên đường đời.

Tinh thần Phật giáo vẫn hoàn toàn hợp lư.

---------

Chí lư thay những lời trên đây ! Nhưng nó được mấy người tuân theo.

Trước nhứt ta nên hiểu, Đức Phật không để một chữ nào cả và lối 300 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, ba tạng kinh mới viết ra thành sách sau cuộc Hội nghị Phật giáo lần thứ ba. Thế th́ ai dám nói không có sự sửa đổi trong bản chánh và hơn nữa người mới học đạo không bao giờ có một tiêu chuẩn để nhận thức được lời nầy vốn thiệt của Phật nói, c̣n lời khác th́ không phải. V́ vậy đụng đâu tin đó.

Đoạn kinh trên đây rất hữu ích cho các hàng Phật tử đi t́m chơn lư. Nó thuộc về chánh kiến tức là phải mở trí phân biệt cái nào chơn, cái nào giả, cái nào tạm thời, cái nào vĩnh viễn trường tồn.

Nó không hề bảo : Không nên xem kinh kệ. Chẳng phải như thế đâu. Đọc kinh nào th́ phải t́m hiểu kinh đó muốn dạy con người làm cái chi, rồi suy nghĩ nếu đem áp dụng vào đời sống hằng ngày th́ có hiệu quả nào. Sự thật là không có một cuốn kinh sách công truyền nào diễn tả được phân nửa tư tưởng của tác giả. Tác giả có những ư kiến tốt đẹp mà chừng đem viết ra th́ thấy không bao giờ được hay như lúc ḿnh đă suy nghĩ. Ấy tại cái óc chúng ta chưa được mảnh mai, chưa ứng đáp được với nhiều làn rung động mau lẹ của những tư tưởng cao siêu.

Thật sự, chơn lư ở khắp mọi nơi, trên trời, dưới đất, trong gió mây, sương tuyết, sông biển, núi non; trong ḿnh con người, thú vật, thảo mộc, kim thạch đều có chơn lư.

Cảnh vật thiên nhiên là một cuốn sách lớn chứa đầy chơn lư. Nếu học được phương pháp đọc và hiểu rơ cuốn sách nầy th́ c̣n hay hơn là đọc kinh kệ cả trăm bận.

Nhưng tất cả những điều bí mật của sự sanh hóa Thái dương hệ thâu gọn trong ḿnh con người bởi v́ con người là Tiểu Thiên Địa. Trong con người có :

Tiểu Thượng Đế là Chơn thần . . . và tất cả những chất khí đă lập ra những cơi Trời. Học hỏi ở ngoài th́ lâu lắc, nhọc nhằn mà cái kết quả của ta mong muốn lại thường không được tốt đẹp lắm. Con người phải học hỏi thân ḿnh mới mau lẹ và dễ dàng.

V́ mấy lẽ trên đây nên thuở xưa mới có câu châm ngôn : “Ngươi hăy biết ngươi [15] rồi ngươi sẽ biết Vũ trụ và các vị Thượng Đế”.

Một mặt khác chúng ta cũng nên hiểu kinh sách đạo đức công truyền cũng như những tấm bảng để chỉ đường ngay nẻo thẳng cho ta đi đặng tránh những cạm bẫy và hầm hố chông gai.

Nếu mỗi ngày ta cứ xem mấy tấm bảng ấy và đọc những hàng chữ ghi trên đó rồi ta đứng một chỗ dậm cẳng măi mà không cất bước ra đi th́ đừng nói vài chục năm, mà ba chục ngàn năm nữa ta cũng chưa đi đến mục tiêu mà ta đă định. Thật đúng với câu : “Người được kêu gọi th́ nhiều, mà người được chọn lựa th́ ít” (Beaucoup d’appelé, peu d’élus).

Ông Jagdish Kasyapa nói rất đúng. Nếu người Phật tử không nô lệ ba tạng kinh th́ chẳng bao giờ nhắm mắt tin càn những kinh sách khác ngoài ba tạng. Thật vậy, tất cả những kinh sách không phải toàn là do những vị đắc đạo viết ra. Ngày nay ta thấy có nhiều cuốn sách đề Phật dạy cái nầy, Phật dạy cái kia. Tổ nầy bàn như thế nầy, Tổ kia bàn như thế kia. Người đời sau sanh đồng thời với chúng ta làm sao biết được chỗ nào hư, chỗ nào thật mà tin, bởi v́ không phải mỗi người mới học đạo mở được Trực giác nên không lầm. E cho không phải Phật nói hay là Chư Tổ nói mà chính là tác giả nói, và như thế họ phạm hai tội : Vọng ngữ và Vu cáo Phật và Chư Tổ một cách trắng trợn.

Thầy Mạnh có nói : “Tận tín thư bất như vô thư”.

Đức Lục Tổ Huệ Năng há chẳng bảo :

                        Ḷng mê Pháp Hoa chuyển

                         Ḷng ngộ chuyển Pháp Hoa

Châm ngôn đạo đức Tây phương có nói :

                        Văn tự giết chết mà Tinh thần dưỡng sanh.

                     (La lettre tue mais l’Esprit vivifie)

Ông Vivekananda – Ngài tên thật là Narendranath Dutt, Ngài lấy tên là Vivekananda lúc Ngài đi qua Mỹ châu năm 1893. Ngài bỏ xác lúc 39 tuổi – đệ tử của đức Ramakrishna, cũng có nói : “Hăy đọc những cuốn Phệ Đà, nhưng khi anh hiểu chúng nó rồi th́ hăy dẹp chúng nó qua một bên và hăy tự kinh nghiệm riêng lấy ḿnh”.

Tất cả những người biết Đạo và hành Đạo vẫn đồng một quan điểm với nhau.

Phật giáo muốn cho các tín đồ khỏi mắc cái họa mê tín dị đoan , tức là phải tự giác và mở rộng ḷng khoan dung, cho nên mới căn dặn : “Điều nào mà các hàng Phật tử sau khi đă kinh nghiệm và suy xét sâu xa thấy nó đem hạnh phúc cho ḿnh và cho những kẻ khác th́ hăy công nhận nó là chơn lư và sống với nó”.

Chắc chắn là sau khi đem áp dụng những lời dạy trong đoạn kinh Kalama Sutta vào đời sống đạo đức của ḿnh th́ các hàng Phật tử tiến rất mau.

PHẬT ĂN CHAY HAY ĂN MẶN ?

C̣n một vấn đề phải giải quyết là : Phật ăn chay hay ăn mặn ? Nêu câu hỏi nầy ra th́ sẽ có nhiều bạn đưa ra hai lư lẽ sau đây :

Một là : Khi đi bát, người ta cho cái chi th́ ḿnh dùng cái nấy, đừng phụ ḷng người. Miễn là ḿnh đừng sát sanh th́ thôi.

Hai là : Bằng chứng cụ thể là Phật ăn thịt heo của anh thợ rèn Cung Đa (Counda) đăi nên bỏ ḿnh. Nói trắng ra là Phật ăn mặn.

Nhưng sự thật là hai lư lẽ nầy không có cái nào đứng vững cả.

Tôi xin trưng những bằng cớ sau đây :

 

I

Trong quyển thứ nh́ của bộ sách Đời sống của Đức Phật theo kinh Trung Hoa, tác giả là ông cố đạo Léon Wieger nơi trương 170 có bài nầy :

ĐỘ BỔ LẠP NHƠN

Pháp Cú kinh vân : La duyệt chi quốc (Rajagriha) hữu sơn. Sơn hạ nhơn sinh trưởng sơn lâm, sát lạp vi nghiệp. Phật chỉ kỳ sở, tọa ư thọ hạ. Phật phóng quang minh chiếu diệu sơn trung mộc thạch, giai kim sắc. Sơn trung nam tử câu xuất hành lạp; duy hữu phụ nữ kiến Phật quang minh, lai chỉ Phật sở, tất giai lễ bái. Phật tức vi chư mẫu nhơn thuyết sát sinh chi tội, hành từ bi chi phước. Ân ái nhứt thời hội hữu biệt ly. Chư mẫu nhơn bạch Phật ngôn; sơn nhơn vụ lạp dĩ nhục vi thực. Dục thuyết vi cung nguyện đương nạp thọ.

Phật ngôn : “Chư Phật, chư pháp, bất dĩ nhục thực, bất tu phục biện. Nhân cáo chi viết: Phù nhơn sinh thế, sở thực vô số, hà dĩ bất tác hữu ích chi thực, nhi tàn hại quần sinh dĩ tự tễ hoạt tử đọa ác đạo, tổn nhi vô ích. Nhơn thực ngũ cốc tăng diên thọ mạng, sát sinh thực nhục đa bịnh yểu vong. Sát bỉ hoạt kỷ tội nghiệp vô lượng. Từ nhân bất sát sở thích vô hoạn.

Nam tử lạp hoàn, kiến chư phụ nữ giai tọa Phật tiền, sân khuê loan cung dục đồ hại Phật. Chư phụ gián viết : Thử thi Thánh nhơn, vật hưng ác ư, tức các hối quá, vi Phật tác lễ. Phật trùng vi thuyết bất sát chi phước, tàn hại chi tội. Nhơn giai bất sát hành đại nhân từ, đương mẫn chúng sinh bác ái tế chúng, phước thường tùy thân, tại sở đắc lợi, tử thăng Phạn thiên. Lạp nhơn văn dĩ, hoan hỉ tín thọ, giai thọ ngũ giới.
           (Trích ở quyển Les vies chinoises du Boudha par Léon Wieger trang 170 tome II.) 

  PHẬT ĐỘ THỢ

Kinh Pháp Cú nói : “Ở nước La duyệt Chi (Rajagraha) có nhiều núi non. Người sanh trưởng ở chơn núi đểu chỉ chuyên nghề săn bắn.

Phật đến nước đó, ngồi dưới gốc cây đại thọ. Hào quang Phật phóng ra một màu vàng chói chiếu khắp rừng núi, cây đá. Đàn ông ở đây đều vào non săn bắn, chỉ có đàn bà con gái ở nhà. Những người nầy thấy hào quang sáng chiếu của Phật, mới t́m đến nơi ngồi, đồng làm lễ bái Phật. Phật nhơn đó giải cho các phụ nữ ấy nghe rằng : “Hễ giết hại sanh vật th́ mắc tội, c̣n làm lành th́ được hưởng phước và sự ân ái cũng chỉ một thời, chung cuộc rồi cũng phải biệt ly nhau v. v. . .” . Các phụ nữ ấy nghe xong bạch với Phật rằng : “Dân ở núi đây chỉ chuyên nghề săn bắn nuôi sống nên phải sát sanh”.

Phật nói : “Các vị Phật xưa đều dạy không nên dùng thịt, nên ta không c̣n khuyên ǵ khác nữa”. Phật lại giảng : “Người sanh trên thế, vật nuôi sống vô số, tại sao không ăn những vật bổ ích cho ḿnh mà phải sát sanh hại vật để nuôi sống, rồi khi chết phải bị đọa vào ác đạo. Con người nên ăn ngũ cốc để mạnh khỏe, lại sống lâu. Giết thú vật lấy thịt ăn phải mang nhiều bịnh lại c̣n chết yểu. Sát sanh mang tội không lường, c̣n có ḷng nhân không thích sát sanh th́ được hưởng phước lành vậy”. Lúc đó các thợ săn đều về đến, thấy đám phụ nữ đang ngồi trước mặt Phật, liền nổi giận, giương cung chực bắn Phật. Song các vợ con họ đều ngăn lại và bảo rằng : “Đây là bực Thánh nhơn, đừng nóng ḷng ác đối với Ngài. Tất cả thợ săn nghe vậy đều đến xin lỗi Phật và đảnh lễ Ngài. Phật mới giảng lại những điều Phật đă giảng cho các phụ nữ khi nảy cho các thợ săn nghe rằng sự không sát hại sanh linh là phước, mà sát sanh là tội. Người không c̣n sát sanh tức là lập hạnh đại từ bi, biết lân mẫn rộng thương giúp đỡ chúng sanh nên phước liền theo thân, rất là lợi ích, lúc thác được về cơi Trời Phạm Thiên. Các thợ săn nghe Phật thuyết xong đều hoan hỉ tuân theo, đồng thọ ngũ giới.

(Tạm dịch theo “Độ bổ lạp nhơn”  trong quyển Les vies chinoises du Boudha của éon Wieger trang 170 - cuốn thứ II.)

Bài nầy chứa đựng ba ư nghĩa sâu xa.

Một là : Các vị cổ Phật đều dạy con người không nên dùng thịt, cho nên Đức Thích Ca không c̣n khuyên ǵ khác hơn nữa.

Hai là : Ăn ngũ cốc, thân thể khỏe mạnh lại sống lâu.

Ba là : Giết thú vật lấy thịt ăn, phải mang nhiều bịnh, thác yểu lại c̣n mắc tội.

Nó chứng chắc Đức Thích Ca không bao giờ ăn mặn. Nếu Ngài dùng thịt th́ không phải là Phật nữa v́ Ngài làm trái với những vị Phật đời trước. Ngài khuyên người ta không nên dùng thịt khi Ngài c̣n ăn thịt th́ những lời dạy dỗ của Ngài không có giá trị chi cả. Lời nói và việc làm của Ngài không đi đôi với nhau. Như vậy c̣n ai tin Ngài nữa, c̣n ai nghe Ngài nữa. Ngài không làm gương cho người ta bắt chước theo và chẳng khác nào những kẻ đă bảo : “Anh hăy làm theo những lời của tôi nói mà đừng làm những điều tôi đương làm đây”.

Bài nầy rành rẽ lắm, không có chi gọi là mờ ám : “Người tu hành không nên dùng thịt”.

 

II

Chuyện thứ Nh́

Bà Ambapâli (cũng có một tên nữa là Amra) thỉnh Phật và các đệ tử của Ngài về nhà dùng bữa. Bà dọn ra cơm trộn mật và bánh ngọt mà đăi.

Nguyên văn chữ Pháp

Alors Ambapâli, la courtisane, plaçe le riz sucré et les gâteaux,, devant les moines, le Bouddha étant à leur tête les servit jusqu’à ce qu’ils refusassent de manger davantage.

(Avangile du Bouddha par Carus page 268).

-------------

Bà Ambapâli giàu sang tột bực, bà dư sức mua 100 ngàn con heo làm thịt dâng đăi Phật và các đệ tử. Nhưng tại sao mà bà không dọn đồ mặn. V́ lẽ bà biết Phật và các đệ tử trường chay. Thử hỏi, người ta biết ḿnh tu hành ăn chay th́ lúc ḿnh đi bát, người ta có dám đem thịt cá dâng cho ḿnh ăn không ? Bởi tại ḿnh không kiêng cữ thịt nên người ta mới đem mấy thứ món đó độ ḿnh.

40 năm nay, đọc nhiều sách Phật chữ Pháp, tôi chỉ thấy người ta dâng cho Phật sữa, cơm trộn mật và bánh ngọt mà thôi. Tôi chưa gặp đoạn nào nói Phật dùng thịt cả.

Người thường c̣n ở trong ṿng trần tục hay là người học đạo mà chưa hành đạo th́ được quyền tự do, muốn ăn uống cách nào cũng được. Trái lại, một người tu tŕ, một người đă được vào hàng đệ tử rồi th́ phải trường chay. Đó là luật đạo, đúng theo cơ trời, bên chánh đạo không ai dám căi. Không một nhà Huyền bí học nào tin rằng : “Phật ăn mặn cả”.

cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết

 

CHÚNG TÔI KHÔNG BAO GIỜ TIN RẰNG

ĐỨC PHẬT ĂN THỊT HEO NÊN NGÀI BỎ XÁC.

Chúng tôi không bao giờ tin rằng tại Đức Phật ăn thịt heo nên Ngài bỏ xác do những lư lẽ sau đây :

Một là :Theo bài “Phật độ thợ săn” th́ không bao giờ Ngài dùng mặn. Anh thợ rèn Cung Đa (Counda) đâu dám dọn thịt heo ra đăi, mà dầu anh không biết nên mới làm như vậy, Phật cũng không ăn đâu.

Hai là : Theo ông Oldenberg th́ chữ Phạn dịch là thịt heo có nhiều nghĩa khác nhau, như là xương ngực của con heo; hoặc nấm của con heo đào. Nói rằng Phật ăn nấm của con heo đào th́ c̣n có lẽ đúng hơn.

Ba là : Không bao giờ đồ ăn hay là bịnh làm hại xác thân Ngài được. Tới bực Chơn Tiên, dưới Phật ba bực mà c̣n cầm được quyền sanh tử trong tay, huống chi là Ngài. Bằng chứng là đoạn nầy “. . . Đức Phật qua sông. Ngài đi về Vaisali. Nhưng tới làng Bailva, Ngài phát bịnh nặng. Ngài đau đớn dữ dội. Ananda khóc lóc tưởng Ngài chết. Nhưng Ngài dùng nghị lực trị lành bịnh và mạnh như thường.

Bốn là : Tới Vaisali rồi Ngài vô ngồi nghỉ trong thánh điện Tchapala. Ma vương hiện ra nói : “Bạch Phật;  đă đúng ngày giờ rồi, Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn đi”. Phật đáp : “Ma vương ơi ! chưa đến lúc đó đâu. Ta biết hơn Ma vương ngày giờ nào ta ĺa cơi thế. Ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết Bàn”.

Năm là : Trong lúc ở tại thánh điện Tchapala, Phật nhứt định bỏ xác tại Kousinagara [16] . Phật bèn tỏ cho Ananda biết ư định của Ngài. Ananda bèn cầu khẩn xin Ngài ở lại trong Kalpa (Đại kiếp) nầy. Phật mới nói : “Ananda ơi ! lời cầu khẩn của con đă trễ rồi. Ta nhứt định nhập Niết Bàn”. Ananda nài nỉ Phật ba lần như vậy. Phật ở lại Bhagagama một ít lâu rồi Ngài đi Pâvâ.

Sáu là : Tới Pâvâ, anh thợ rèn Cung Đa mới thỉnh Phật về nhà anh. Sau khi dùng bữa, Ngài ra đi. Khỏi Pâvâ một đỗi th́ bịnh kiết nổi lên dữ dội. Phật rất mệt mỏi, nhưng Ngài làm cho sức lực phục hồi rồi tiếp tục ra đi. Tới mé rạch Kakoutsha Ngài xuống tắm, uống nước rồi mới đi vô một cái vườn xoài. Ngài bảo Cung Đa Ka ( Coundaka) lấy áo cà sa xếp làm tư trải xuống đất cho Ngài nằm ngủ. Vài giờ sau Ngài thức dậy rồi đi nữa. Tới Kousinagara Ngài mới bảo Ananda làm một chỗ nằm chính giữa hai cây Sala đầu day về hướng Bắc.

Đoạn nầy chứng chắc một lần nữa Ngài đă thắng phục được bịnh. Nếu thịt heo làm hại xác thân của Ngài được th́ khi ra khỏi Pâvâ một đỗi Ngài đă nằm liệt rồi ? Ngài bỏ ḿnh tại đó chớ đâu c̣n sức lực xuống dưới rạch tắm và tiếp tục đi tới Kousinagara được. Từ Pâvâ tới Kousinagara có lẽ cũng xa cho nên Ngài đă nghỉ hai chặng đường.

Hiểu mấy đoạn trên đây ta thấy rơ, nếu hai phen Ngài đă dùng quyền năng trị lành bịnh th́ Ngài cũng có thể dùng quyền năng kéo dài sanh mạng tới bao lâu cũng được. Mà tại sao xác Ngài chết. Ấy tại Ngài nhứt định bỏ nó. Ngài đă nói điều đó với Ma vương và Ananda ba tháng trước rồi. Bằng cớ c̣n rành rành đó. Đời sau đổ lỗi cho anh thợ rèn Cung Đa th́ rất là oan cho anh. Tội nghiệp cho anh lắm. Ta nên giải oan cho anh.

Sự thật là dầu không dùng bữa tại nhà anh thợ rèn đúng kỳ hạn Phật cũng từ giả cơi trần vậy.

Thế th́ riêng phần tôi, câu chuyện Phật ăn mặn và bị thịt heo rừng làm cho Ngài bỏ ḿnh đă giải quyết xong. Nó không đúng với sự thật, nhưng tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng.

 

NGHĨA BÓNG CỦA CÂU CHUYỆN PHẬT ĂN THỊT HEO MÀ BỎ M̀NH.

Theo thần thoại Ấn Độ, Đức Thượng Đế VISHNOU hóa h́nh heo rừng dẫy đất trên không gian mà lập ra quả địa cầu của ḿnh, đạo Bà la môn thờ đức VISHNOU.

Câu chuyện Đức Phật ăn thịt heo rừng mà chết có nghĩa bóng là đạo Bà la môn tiêu diệt đạo Phật.

Quả thật, bắt đầu từ thế kỷ thứ V đạo Phật đă suy đồi. Nếu tôi nhớ không lầm th́ sau khi nể lời cầu khẩn của Ananda, Đức Phật thâu nhận bà “D́” là Mahaprajapati vào giáo hội, Ngài có nói câu nầy : “Ananada ơi ! giáo pháp của ta chỉ c̣n giữ được có 500 năm mà thôi”. Thật đúng như vậy.

Qua thế kỷ thứ XI, đạo Bà la môn đă quét sạch đạo Phật ra khỏi xứ Ấn Độ, không c̣n dấu vết của một cái chùa nào cả. Cảnh vật điêu tàn.

Ta hăy thử t́m hiểu nguyên nhân làm cho Phật giáo mau tàn tạ ở Ấn Độ, là chỗ Đức Phật giáng sanh và truyền đạo. Nói truyền đạo th́ e sái một chút bởi v́ đạo Phật có ư cải cách Ấn Độ giáo hơn là lập một đạo mới, nhưng điều đó không thuộc về phạm vi cuốn nầy.

NGUYÊN NHÂN LÀM CHO PHẬT GIÁO MAU TÀN TẠ Ở ẤN ĐỘ.

Có ba nguyên nhân kết cấu lại làm cho Phật giáo mau tàn tạ trên đất Ấn. Nguyên nhân đầu tiên thuộc về Huyền bí, c̣n hai nguyên nhân sau vốn thông thường.

NGUYÊN NHÂN HUYỀN BÍ.

Theo luật Trời, mỗi Đức Bồ Tát sau khi thành Phật th́ phải xuống thế dạy đạo một lần chót.

Thế nên, trước khi lâm phàm lần cuối cùng, Đức Bồ Tát mà ngày nay ḿnh gọi là Đức Phật Thích Ca, sắp đặt cách nào cho các vị đệ tử của Ngài mấy kiếp trước đi đầu thai, hoặc một lượt với Thái tử Sĩ Đạt Ta, hoặc một vài năm sau hay trước. Chừng Phật ra truyền đạo th́ mấy vị nầy trở về với Ngài.

Một mặt nhờ từ điện của Ngài sau khi Ngài thành Phật, một mặt nhờ công phu luyện tập theo chánh pháp cho nên nhiều vị đệ tử của Ngài đắc quả La Hán như Ma Ha Ca Diếp, Mục Kiền Liên, Kiều Trần Như, Xá Lợi Phất, A Nan Đa, Chullapanthaka v. v. . .

Lúc nầy đạo Bà la môn phải lu mờ trước Phật giáo. Sau khi Phật nhập Niết Bàn một ít lâu th́ các vị đệ tử lớn cũng lần lượt nối gót nhau mà qui vị. Mặt trời đă chen lặn và các ngọn đèn pha đă tắt hết rồi th́ cảnh vật ch́m đắm trong đêm tối, con người phải lần ṃ mà đi.

NGUYÊN NHÂN THỨ NH̀

Nguyên nhân thứ nh́ là sự chia rẽ của các giáo phái, bởi những chỗ bất đồng ư kiến. V́ vậy các giáo phái bị cô lập và yếu thế. Lời xưa nói không lầm. Đoàn kết th́ sống, chia rẽ th́ chết.

Trước sự tấn công mănh liệt và liên tiếp của đạo Bà la môn, mỗi giáo phái phải t́m cách tự vệ và tự nhiên không giáo phái nào đủ sức ngăn chống nổi. Giáo phái nầy bị hạ rồi th́ tới giáo phái khác. Đây là một cái gương để cho đoàn hậu tấn soi chung.

NGUYÊN NHÂN THỨ BA

Ở cơi trần, nguyên nhân thứ ba nầy rất quan trọng. Nó là chướng ngại hết sức lớn lao mà tất cả các tôn giáo từ xưa tới nay đều vấp phải và không khéo th́ phải sụp đổ. Ấy là sự quá ư sung sướng về vật chất làm mất tinh thần sùng bái đạo đức  và tăng cường sức mạnh của tánh ích kỷ tham lam, kiêu căng tự phụ của các tín đồ. Họ không giữ giới hay là giữ cho có lệ chớ không phải thật là dọn ḿnh cho trong sạch đặng xứng đáng thọ lănh chơn truyền.

V́ vậy cho nên cửa Đạo đóng kín từ thế kỷ nầy qua thế kỷ nọ để chờ những người có thiện căn, những người có đủ những đức tánh cần thiết tới chứng đó th́ Đạo sẽ mở cửa đặng rước vào. Mấy lời trên đây có đúng hay không xin quí bạn đọc đoạn b́nh luận sau nầy về sự suy đồi của Phật giáo của ông L. de Milloné tác giả cuốn Đạo Phật trên thế gian trương 216. ( Le Bouddhisme dans le monde page 216).

On croit généralement que le Bouddhisme est mort d’épuisement, énervé par la richesse des monastère, ruiné par le manque d’énergie du clergé abandonné par ses fidèles séduit par le culte éminemment populaire du Dieu Homme Krishna inventé ou tout au moins présenté par les Brahmannes afin de contre balancer l’homme Dieu Bouddha.

XIN TẠM DỊCH.

Đại để người ta tưởng rằng đạo Phật chết ṃn v́ bị sự giàu sang của chùa chiền làm cho suy nhược, sụp đổ bởi v́ Giáo hội Tăng già mất hết khí phách nghị lực, bị bỏ rơi bởi v́ các tín đồ say mê sự tôn thờ Đấng Krishna, là Đức Thượng Đế hóa thân làm người, được phổ biến khắp dân chúng, vốn của người Bà la môn bịa đặt hoặc giả đề xướng để đối phó với Đức Phật là con người thành Đức Thượng Đế.

--------

Người học đạo và hành đạo không phê b́nh mà cũng không xét đoán ai cả v́ biết rằng trên đường tu hành sẽ gặp những cảnh ngộ éo le, khắc nghiệt. Chưa ai dám tự phụ rằng ḿnh sẽ đứng vững trước những sự thử ḷng mà không sa ngă. Tốt hơn cứ lặng thinh mà đi tới. Cười người tháng trước, tháng sau người cười. Luật Nhân quả Báo ứng không bao giờ dung tha một ai.

Nhưng xe trước găy, xe sau phải tránh. Ta thấy gương người xưa, rồi th́ ta phải thận trọng, dè dặt từ chút không dám buông lung và phải luyện ư chí cho cứng cỏi. Sắt không đem nung lửa đỏ, không đem trui nhiều bận th́ không bao giờ trở nên thép cứng rắn để dùng vào những việc hữu ích cho đời.

Mà cũng đừng bao giờ quên rằng đời là một cái trường học lớn, nếu ham học và biết học th́ tiến mau, nhược bằng lười biếng không cố gắng th́ phải rớt sau xa lắc trong khi các bạn đồng hành vượt tới trước cả chục cây số rồi.

 

cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết

CHƯƠNG THỨ BA
 

MỘT VẤN ĐỀ NAN GIẢI :

AI LÀM CHỨNG RẰNG ĐỨC THÍCH CA THÀNH PHẬT ?

VÀ PHẬT KHÔNG PHẢI CÓ NGHĨA “GIÁC” MÀ THÔI –

HUYỀN BÍ HỌC HAY LÀ KHOA H̀NH NHI THƯỢNG HỌC CỦA CÁC TÔN GIÁO. 

 

Bây giờ có một vấn đề nan giải là : Ai làm chứng rằng Đức Thích Ca thành Phật ? Cũng như ai làm chứng rằng Đức Jésus Christ là con của Đức Thượng Đế và là Đấng Cứu Thế ? Ai làm chứng rằng Moise và Mahomet là hai nhà tiên tri được Jéhovah và Allah pḥ hộ ?

Nói rằng ông Asita thấy Thái tử có 32 tướng nên biết Ngài thành Phật th́ chưa đúng với chánh lư. Thử hỏi nếu hai ông : Ru trà Ca (Roudraka) và Arata Kâlâma, mỗi ông đều nói khác nhau : ông X sẽ thành Phật, ông Y sẽ thành Phật, trong ba vị ta phải tin vị nào bây giờ ? Ai là Phật thiệt, ai là Phật giả ?

Có một tiêu chuẩn nào để chứng chắc rằng ḿnh không lầm chăng ? Cũng như người ta nhờ nước át xít nên mới biết vàng nào thiệt vàng nào giả.

Nói rằng Đức Thích Ca ngồi dưới gốc cây Bồ Đề tri ra thuyết Thập Nhị Nhơn Duyên nên đắc quả Phật th́ lư do đó không vững. Thành Phật có đâu dễ dàng như thế. Trong kinh nói rằng trước phải làm Bồ Tát sau mới thành Phật. Vậy th́ phải có những điều kiện nào mới được thành Phật ? Không một ai biết cả . . .

Trong kinh cũng nói Đức Phật vị lai thế cho Đức Thích Ca là Đức Di Lạc Bồ Tát (Maîtreya). Thế th́ từ 2.500 năm đă trải qua từ lúc Đức Phật ra đời cho tới ngày nay, Đức Di Lạc vẫn c̣n ở ngôi Bồ Tát chớ chưa thành Phật. Vậy bây giờ Ngài ở đâu ? Tới chừng nào mới thành Phật ? Vấn đề nầy thuộc về thần bí không ?

Nếu kiếp chót Đức Thích Ca thành Phật th́ kiếp trước Ngài đă làm một vị Bồ Tát. Đă làm một vị Bồ Tát mà không biết vô minh là cội rễ của Luân hồi, phải đợi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề tham thiền 6 năm trời mới tri ra thuyết Thập Nhị Nhơn Duyên và nhờ đó mới thành Phật ư ? Chúng tôi không bao giờ tin như vậy.

 

TẠI LÀM SAO CHÚNG TÔI KHÔNG TIN RẰNG ĐỨC THÍCH CA

NHỜ TRI RA THUYẾT THẬP NHỊ NHƠN DUYÊN NÊN THÀNH PHẬT.

V́ hai lư do sau đây :

1.- Lư do thứ nhứt : Đức Thích Ca nhớ chuyện kiếp trước.

Thầy của Thái tử là ông Vicvamitra, dạy Thái tử viết, Thái tử bèn hỏi : “Bạch Thầy ! Thầy dạy tôi chữ nào ?”, hỏi rồi Ngài kể 64 thứ chữ khác nhau và hỏi thêm : “Trong 64 thứ chữ nầy, Thầy dạy tôi thứ chữ nào ?”

Vicvamitra lặng thinh sửng sốt, nhưng ông cũng rán nói : “Thái tử kể cho nghe những thứ chữ mà tôi chỉ nghe tên thôi, Ngài cũng kể cho tôi nghe những thứ chữ mà tôi chửa nghe tên nữa. Tôi c̣n cái chi mà dạy Thái tử bây giờ”.

(Đời sống của Đức Phật theo kinh sách của cổ Ấn Độ trương 25).

Trong cuốn Ánh Sáng Á Châu trương 34 cũng có thuật chuyện Thái tử viết câu thần chú  Gayatri :

Om Tatsaviturvarenyam . . . ra nhiều thứ chữ như Nagri, Dakshin, Nî, Mangal Parousha, Yava, Tirthi, Oûk, Darad, Sikhyani, Mana, Madhyachar . . . và đếm tên từ đơn vị cho tới cả tỷ tỷ.

Kiếp nầy Thái tử không học mà biết tức là nhớ lại những điều đă học kiếp trước. Vậy th́ tại sao Ngài lại quên phứt ngôi vị của Ngài là Đức Bồ Tát nên phải thất công đi t́m lại Đạo ? Một người thường, trong câu chuyện “Thay hồn đổi xác”, hồn ma c̣n nhớ những chuyện kiếp trước của ḿnh thay, huống chi là Ngài, một Đấng Chí Tôn chủ tể các Thần tiên.

2.- Lẽ thứ nh́ : Từ ngàn xưa người ta đă biết vô minh là cội rễ của các tội lỗi và sự Luân hồi rồi.

Theo lẽ những điều người ta phát minh phải mới mẻ, khác hẳn những điều mà thiên hạ đă biết xưa nay.

Nói rằng Đức Bồ Tát tri ra thuyết Thập Nhị Nhơn Duyên th́ có nghĩa Đức Thích Ca là người thứ nhứt từ ngàn xưa biết được vô minh là cội rễ của sự Luân hồi . . . , và trước Ngài không ai rơ được điều nầy cả.

Sự thật thế nào ? Đọc sách nói về Ai Cập giáo, tôi thấy 16.000 năm trước (có thể nói 80.000 năm trước v́ theo Huyền bí học, Kim Tự Tháp Khéops đă xây dựng 80.000 năm rồi; sau Khéops mới khắc tên ḿnh vô đó). Các Chơn Sư bên Ai Cập đă dạy vô minh là cội rễ của Luân hồi và những người học đạo từ thời Át lăn tích, cả triệu năm trước cho tới nay đều phải trừ khử vô minh mới đắc đạo thành chánh quả.

Xin quí bạn đọc ba đoạn dưới đây.

I

Lời Pimandre dạy Hermès.

Trong cuốn Pimandre, ông Hermès là đệ tử c̣n đương học đạo, Pimandre là ông Thầy dạy Hermès như vầy :

Avant tout, il faut déchirer cette robe que tu portes, ce vêtement d’Ignorance, principe de la méchanceté, chaîne de corruption,enveloppe ténébreuse, mort vivant, cadavre sensible, tombeau que tu portes avec toi, voleur domestique, ennemi dans l’amour, jaloux dans la haine. Tel est le vêtement ennemi don’t tu es revêtu, il t’attire en bas vers lui de peur que le spectacle de la vérité et du bien ne te fasse haïr sa méchanceté. Découvrir les embûches qu’il te dresse. Obscurcissant pour toi ce qui nous semble clair, t’étouffant sous la matière, t’enivrant d’infâmes voluptés afin que tu ne puisses entendre ce que tu dois entendre, voir ce que tu dois voir.

                                                                     (Pimandre)

Xin tạm dịch

Trước hết phải xé cái áo của con đương bận đây : cái áo vô minh nầy là nguyên nhân của sự hung ác, nó cám dỗ, nó lung lạc để buộc trói, nó là lớp vỏ tối tăm, một kẻ chết mà sống, một cái thây ma c̣n biết cảm động, một cái mồ mà con mang theo ḿnh, nó là tên ăn trộm trong nhà, kẻ t́nh địch trong sự yêu thương, kẻ ghen ghét trong sự thù hận. Cái áo thù nghịch mà con đương mặc vẫn như thế đó, nó lôi kéo con xuống thấp đặng ở với nó v́ nó sợ một khi con thấy được Chơn lư và điều thiện rồi th́ con oán ghét sự hung ác dữ tợn của nó; nó sợ con khám phá được cạm bẫy của nó gài con; nó làm cho con thấy đen tối cái điều mà đối với chúng ta thật là minh bạch, nó đem những sự khoái lạc nhơ nhớp mê hoặc con; nó bóp nghẹt con ở trong vật chất đặng con không nghe được cái điều con phải nghe, không thấy được cái điều con phải thấy.

                                                                     Pimandre

II

Lời Hermès dạy Tat về vô minh

Sau Hermès đắc đạo rồi dạy lại đệ tử tên Tat như vầy :

Hermès – Les sens perçoivent ce qui s’élève comme le feu, ce qui descend comme la terre, coule comme l’eau, souffle comme l’air : mais comment pourrais tu saisir, par les sens, ce qui n’est ni liquide, ni dur, ni mou, ce qui se conçoit seulement en puissance et en énergie ? POUR COMPRENDRE LA NAISSANCE EN DIEU IL TE FAUT L’INTELLIGENCE SEULE – Tat demandèa son père “J’en suis donc incapable” ? et le Père lui répond avec bienveillance et douceur.

Ne désespère pas, mon fils, ton désir s’accomplira, ta volonté aura son effet, endors les ensations corporelles et tu NAITRAS EN DIEU. Purifie toi des bourreaux aveugles de la matières.

-         J’ai donc des bourreaux en moi ? S’étonne Tat.

-  Ils sont redontables et nombreux répond Hermès. Le premier, dit Hermès,est l”Ignorance, le second est la tritesse, le troisième, l’Intempérance, le quatrième, la Concupiscence, le cinquième, l’Injustice, le sixième, l’avarice, le septième, l’Erreur, le huitième, l’Envie, le neuvième, la Ruse, le dixième, la Colère, le onzième, la Témérité, le douzième, la Méchanceté. Ils sont douze et ont sous leurs ordres un plus grand nombre intérieur aux passions des sens. Ils s’éloignent peu à peu de celui que Dieu a pris en pitíe et voilà en quoi consistent le Mode et la Raison de la Renaissance.

 

Xin tạm dịch

Cái nào bay lên như lửa, cái nào rớt xuống như đất, cái nào chảy như nước, thổi như gió th́ giác quan nhận thức được, Chớ con có thế nào dùng giác quan để hiểu biết được cái ǵ không phải là chất đặc, không phải là chất lỏng, cái ǵ không cứng, không mềm, cái ǵ mà chỉ biết được bằng Đại hùng, Đại lực mà thôi. MUỐN HIỂU ĐƯỢC SỰ SANH VÀO CƠI TRỜI (của Đức Thượng Đế) phản bổn hoàn nguyên là thế nào th́ con phải dùng một ḿnh trí huệ mà thôi.

Tát bèn bạch với Sư phụ : “Con không đủ sức hiểu điều đó sao” ?

Hermès bèn trả lời một cách dịu ngọt rằng : “Con chớ ngă ḷng, con sẽ đắc kỳ sở nguyện, nghị lực của con sẽ có kết quả. Con hăy làm tê liệt những sự cảm giác của xác thịt th́ con sẽ được sanh vào cơi Trời.. Con hăy quét sạch những kẻ tả đạo mù quáng của vật chất ở trong ḿnh con.

Tat lấy làm lạ bèn thưa : “Trong ḿnh con có những kẻ tả đạo sao” ?

Hermès bèn đáp : “Chúng nó đáng sợ và đông lắm”.

Đứa thứ nhứt là vô minh, đứa thứ nh́ là sự buồn bực, đứa thứ ba là vô độ, đứa thứ tư là dâm dục, đứa thứ năm là sự bất công, đứa thứ sáu là sự bỏn sẻn rích róng, đứa thứ bảy là sự lầm lạc, đứa thứ tám là sự ganh hiền ghét ngỏ, đứa thứ chín là mưu kế, đứa thứ mười là nóng giận, đứa thứ mười một là tánh táo bạo, hữu dơng vô mưu, đứa thứ mười hai là sự hung ác. Cả thảy là mười hai đứa mà bọn thủ hạ của chúng c̣n đông lắm. Do cái ngục của giác quan chúng nó làm cho linh hồn (hay chơn nhơn) say mê những t́nh dục của giác quan.

Nhưng người nào được trời thương th́ chúng nó dang xa người đó lần lần. Ấy là cách thức và nguyên nhân của sự Luân hồi.

 

 III

Lời của Hermès nói với những kẻ say mê  vật dục.

Où courez vous, hommes ivres ? Vous avez bu le vin de l’Ignorance et vous ne pouvez pas le supporter, vous le rejetez déjà. Devenez sobres et ouvrez les yeux de votre cœur, sinon tous, au moins ceux qui le peuvent. Car le Fléau de l’Ignorance inonde toute la terre, corrompt l’âme enfermée dans le corps et l’empêche d’entrer dans le port du Salut. Ne vous laissez pas emporter par le courant, renenez si vous le pouvez, au port du salut, cherchez un pilote  pour vous conduire vers les portes de la Gnose où brille l’éclatante lumière, pur de ténèbres, où nul ne s’énivre, où tous sont sobres et tournent les yeux du cœur vers ce lui qui veut être contemplé, l’Inoui l’Ineffable invisible aux yeux, visible à l’Intelligence et au cœur.

                                                           (Hermès Trismégiste)

Xin tạm dịch

Hỡi mấy kẻ say sưa ! Các anh chạy đi đâu, các anh đă uống rượu vô minh, các anh chịu không nỗi nên hất đổ nó đi rồi. Bây giờ hăy có tiết độ và hăy mở tâm các anh, nếu không phải là tất cả thí ít ra những ai có thể làm được th́ làm. Bởi v́ cái tai họa của vô minh đă lan tràn khắp địa cầu, cám dỗ linh hồn ở trong xác thịt và ngăn cản linh hồn không cho vào bến giác. Chớ nên để ḍng nước lôi cuốn, nếu có phương tiện th́ hăy quay về bến giác. Hăy kiếm một người hoa tiêu đặng dắc các anh vào cửa đạo nơi đó ánh sáng chiếu rực rỡ, không chút tối tăm, nơi đó không có ai say sưa, cả thảy đều có tiết độ và hướng tâm hồn về Đấng Cao cả muốn cho con người chiêm ngưỡng Đấng Phi Thường, Đấng Chí Tôn mà không có cây viết phàm nào tả nổi, không thấy được bằng con mắt nhưng thấy được bằng Tâm và Trí

Ba bài nầy nói về Vô minh, giải rơ Vô minh là cội rễ của các tội lỗi và nguyên nhân của sự Luân hồi, ai ai đọc đến cũng hiểu cả.

V́ mấy lẽ trên đây, chúng tôi không bao giờ tin rằng nhờ khám phá lại những điều từ ngàn xưa các v́ giáo chủ Ai Cập đă dạy các đệ tử mà Đức Thích Ca thành Phật. Thành Phật đâu có phải là việc nhờ tri ra một cái thuyết. Ngôi vị cao cả của một Đấng Chí Tôn không nên để bị giảm giá trị của nó một cách vô ư thức.

C̣n một điều khác nữa, nếu Phật chỉ có một nghĩa là “giác” mà thôi th́ tại làm sao, v́ duyên cớ ǵ mà Pimandre, Hermès và luôn các vị giáo chủ của các Tôn giáo đều không được gọi là Phật. Thế có phải là bất công hay không ?

Luôn dịp tôi xin quí bạn chú ư tới hai câu nầy :

a/ - Câu của Hermès nói với Tat trong bài thứ hai “Muốn hiểu được sự sanh vào cơi Trời” (La naissance en Dieu).

b/ - Và câu của Phật trả lời với Vasichtha như một người đă vào cơi Phạn Vương và sanh đẻ nơi đó ( . . . comme une personne qui est entrée dans le monde de Brahma qui y est née). Tại sao 16.000 năm trước đă có câu chuyện sanh vào cơi Trời rồi; và Ai Cập giáo và Phật giáo hai tôn giáo khác nhau, ở hai nước cách nhau, rất xa về không gian và thời gian mà lại có một quan niệm chung như thế.

Lư do là Chơn lư vẫn một.

Đó là riêng về Ai Cập, c̣n ở Ấn Độ cũng có sáu phái Triết học dạy những phương pháp trừ khử vô minh, giải thoát cho con người vậy.

cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết

 

SÁU PHÁI TRIẾT HỌC CỦA ẤN Đ

Mục đích của Triết học là giải thoát cho con người vậy. Sự đau khổ ấy liên quan tới kiếp sống trên trần thế khi linh hồn đầu thai lấy xác phàm.

Bên Ấn Độ có sáu trường triết học, mỗi trường dạy một giáo lư độc lập và đầy đủ; con người luyện ḿnh theo đó, đến lúc thành công th́ thoát đọa Luân hồi.

Sáu trường nầy chia ra làm hai phái :

A/ - Phái PRAKRITI : thiên về vật chất, con người phải hiểu biết vật chất và thống trị nó. Nhờ vậy con người sẽ thoát ra khỏi nó; phái nầy gồm ba trường [17] :

1) Thắng Luận – La Vaysheshika : Hệ thống của những đặc điểm (particularités)

2) Chánh Lư – La Nyâya : Hệ thống của Luận lư học.

3) Di Man Tác  -  La Mimâmsa : Nguyên tắc chỉ huy.

B/ - Phái PURUSHA : thuộc về tinh thần, dạy phải làm cho tinh thần tiến hóa mới thoát đọa Luân hồi. Nó gồm ba trường :

1)   Số Luận – La Sankhya : Hệ thống của Số.

2)   Du Già  -  La Yoga de Patanjali : Hệ thống hiệp nhứt với Thượng Đế.

3) Phệ Đàn Đà – La Védanta : Sự hiểu biết cùng tột.

 

NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG CỦA HAI PHÁI

Tuy vậy hai phái vẫn có quan niệm chung như sau đây :

1) Có một nguyên nhân đầu tiên sanh hóa Vũ trụ, người ta gọi là Trời, hay Thượng Đế, hay Brahma, Thái Cực Thánh hoàng, Dieu v. v. . .

2) Ba căn nguyên của Vũ trụ là :

           a.- Atma : Cội rễ của Bản Ngă. 

           b.- Purusha : Cội rễ của Tinh thần.

           c.- Prakriti : Cội rễ của Vật chất

3) Sự tiến hóa của con người nhờ ba luật :

           a.- Luân hồi

           b.- Nhân quả

           c.- Đạt ma (Dharma : Pháp)

Giáo lư của mỗi trường phái tóm tắt như sau đây :

Phái Vật Chất.

Trường Thắng Luận Vaysheshika

Giáo chủ là Rishi Kanâda.

Theo trường nầy : Vũ trụ chia ra làm bảy hạng bao gồm hết thảy những điều mà người ta có thể hiểu. Cái quan trọng hơn hết là Vaysheshika hay là đặc điểm, nó làm ra ḍng giống cá nhân.

Giáo lư nguyên tử là căn bản của phương pháp nầy, v́ mọi vật trong vũ trụ sanh ra đều do sự kết hợp của những nguyên tử.

Những nguyên tử th́ không thể chia ra được, chúng nó nhỏ lắm; con mắt không thấy được.

Theo thuyết nguyên tử nầy, Kanâda trạng tả vạn vật rất tỉ mỉ. Mục đích của khoa triết học của Ngài là đạt tới chỗ tận thiện tận mỹ và sự giải thoát tuyệt đối của linh hồn, nhờ sự hiểu biết chắc chắn về thế giới hữu h́nh nầy. Khoa triết học nầy tuy là duy vật nhưng nó đi tới mục đích tinh thần. Nó làm cho linh hồn tiến hóa, đại để là nhờ sự học hỏi vật chất nhứt là sự hiểu biết cái xác thân nầy.

Trường Chánh Lư Nyâya

Giáo chủ là Rishi Gautama.

Nyâya nghĩa là Luận Lư học.

Nó có thể xem như là khoa học của lư trí, bởi vậy nó quan hệ nhứt là tới cái trí của con người, Gautama công nhận giáo lư nguyên tử của Kanâda, nhưng mục đích cốt yếu của hệ thống Ngài là lập những phương pháp lư luận đúng đắn nhờ phép Tam đoạn luận (syllogisme) hoàn bị gồm có :

a) Đại tiền đề (La majeur).

b) Tiểu tiền đề hay là Hậu đề (La mineur) và

c) Đoán án (La conclusion).

Thí dụ : Đại tiền đề : Tất cả con người đều chết,

           Tiểu tiền đề : Anh là con người.

           Đoán án : Th́ anh sẽ chết.

Đó là đường đi đến sự đoạt được chơn lư. Sau khi giải bày phương pháp luận lư học rồi, Nyâya kết luận rằng : Con người giải thoát là nhờ sự suy luận chính chắn và ngay thẳng, con người ĺa khỏi sự hiểu biết sai lầm, mập mờ. Thâu thập được chơn lư toàn vẹn rồi, con người trở xuống trần vô ích, con người đă thoát kiếp Luân hồi.
 

Trường Di Man Tác Mimâmsa

Giáo chủ Rishi Jaimini.

Hệ thống nầy xem xét khoa học Nhân quả và xác định coi mỗi việc làm có sự phản động trong thế giới vô h́nh và hữu h́nh như thế nào và sanh ra nơi đó những hiệu quả chắc chắn làm sao.

Đức Jaimini cũng giải nghĩa tại sao những nghi lễ tôn giáo có ảnh hưởng đến nhân quả con người.

La Mimâmsa cũng gọi là triết học của Luân lư và Việc làm, nghĩa là triết học của sự Hành động và Bổn phận. Sau khi giải thích luật Nhân quả và Đạt Ma, nó trạng tả bản tánh thật của Bổn phận và những Việc phải làm mỗi ngày. Nó có quan hệ nhứt là tới cái Vía, nó giúp cho thể nầy tiến hóa. Nhờ làm những việc bác ái càng ngày càng nhiều chung cuộc con người không bị bắt buộc đi đầu thai nữa, giờ giải thoát đă đến.

Người học đạo để ư đến cách dạy dỗ của ba trường nầy th́ thấy :

Trường Thắng Luận Vaysheshika dạy con người học rành rẽ về xác thịt.

Trường Chánh Lư Nyâya dạy con người luyện cái Trí cho linh hoạt.

Trường Di Man Tác Mimâmsa dạy con người mở mang cái Vía cho nó trở nên tinh khiết.

Phái Tinh Thần

Trường Số Luận Sânkhya

Giáo chủ là Rishi Kapila

Sânkhya chú trọng đến Chơn nhơn. Chơn nhơn là tinh thần trong con người. Trường nầy dạy rằng Chơn nhơn ngồi xem vật chất Prakriti tiến hóa v́ vật chất chứa sẳn tinh lực trong ḿnh. Chơn nhơn tuy ngồi xem vật chất tiến hóa mà nó cũng tiến hóa và tăng trưởng măi măi. Sự tiến hóa của Chơn nhơn vẫn tự nhiên và dễ dàng từ kiếp nầy qua kiếp kia không cần sự cố gắng cho tới khi nào nó chấm dứt. Tới lúc đó Chơn nhơn trở nên trọn lành, nó tách ra khỏi vật chất cũng như trái chín muồi ĺa cây. Sự tiến hóa của Chơn nhơn chấn dứt th́ không c̣n Luân hồi nữa.

Trường Du Già  Yoga

Giáo chủ là Patanjali.

Patanjali công nhận thuyết của Sânkhya là đúng, nhưng Ngài cho rằng muốn Chơn nhơn ĺa khỏi vật chất th́ phải có sự cố gắng.

Sự cố gắng đó thế nào ? Phải cố gắng thống trị cái Trí bằng cách Định trí, Tham thiền, Nhập định và vài phương pháp luyện tập đặng mở và dùng những quan tinh vi khác hơn ngũ quan.

Với phương pháp đó, người ta đi tới chỗ Đại định (Samâdhi) lúc nầy Chơn nhơn ĺa vật chất trong chốc lát đặng hiệp nhứt với Thượng Đế (Yoga : Union à Dieu). Sự hiệp nhứt nầy sẽ vĩnh viễn sau khi con người bỏ xác và chấm dứt sự tiến hóa của Chơn nhơn ở cơi Trần.

Trường Phệ Đàn Đà Védanta

Giáo chủ là Rishi Vyâsa.

Védanta chỉ thích hợp với những người tiến hóa đă cao. Trường nầy nói với con người như vầy : Sự hiểu biết cùng tột, ngươi hăy t́m trong ḿnh ngươi, ngươi sẽ gặp, ngươi đừng t́m kiếm ở ngoài ngươi. Nếu ngươi muốn biết Đức Thượng Đế th́ “Ngươi hăy tự biết ngươi trước đă” bởi v́ Chơn nhơn và Đức Thượng Đế vẫn là một. Sự phân tách một giọt nước biển đủ làm cho ta biết biển cả làm bằng chất chi hợp lại, Chơn nhơn đối với Đức Thượng Đế cũng thế. Nếu ngươi muốn tự biết ngươi th́ phải ĺa khỏi vật chất và thắng phục nó.

Muốn thành công, con người phải nhờ phương pháp Yoga (Dô Ga).

Dô Ga nầy khác với Yoga của Patanjali dầu rằng nó trùng tên.

Yoga hay là sự hiệp nhứt với Đức Thượng Đế chia ra làm 5 nhánh :

Hatha Yoga (theo con đường luyện hô hấp)

Bhakti Yoga (theo con đường tín ngưỡng)

Karma Yoga (theo con đường hành động)

Jnana Yoga (theo con đường trí tuệ)

Râja Yoga (Chúa tể các Yoga)

Học hết sáu hệ thống nầy rồi suy nghĩ, chúng ta phải công nhận sáu vị giáo chủ toàn là những bực Đại giác ngộ. Mấy ngàn năm trước người ta đă biết vạn vật do những nguyên tử cấu thành; thật là đáng cho người đời nay bái phục.

Tại sao sáu vị giáo chủ nầy không dám tự xưng là Phật ? Nếu mấy vị khoe ḿnh là Phật, th́ người đời cũng không có phương pháp nào kiểm soát được đặng, biết mấy Ngài là Phật thật hay Phật giả. Tại sao người ta cứ nói đến ba Đức Phật nầy :

Phật Đỉnh Quang – Dipankara

Phật Ca Diếp – Kasyapa

Phật Thích Ca.

Bởi v́ Phật không có nghĩa Giác mà thôi, mà có một nghĩa nữa, nghĩa chánh là Một ngôi vị ở Thiên đ́nh trong Quần Tiên Hội. Phải ở trong Quần Tiên Hội mới biết ông nào là Phật, ông nào là Chơn Tiên, ông nào là La Hán.

Sáu vị giáo chủ nầy đều biết ngôi thứ trên Thiên đ́nh và ḿnh ở vào địa vị nào nên không bao giờ dám tự xưng là Phật cả.

Trong sáu hệ thống, có hai hệ thống Yoga và Védanta dạy cách hiệp nhứt với Đức Thượng Đế, cũng giống như lời của Hermès dạy bảo Tat và câu của Phật trả lời cho Vasichtha.

Tất cả sáu hệ thống nầy đều thuộc về Huyền bí học. Thế nên tôi tưởng phải nói vài lời về Huyền bí học trước khi bàn đến những di tích H́nh nhi thượng học trong Phật giáo. Không vậy e cho những đoạn sau nầy sẽ làm cho nhiều bạn thắc mắc.

cuôí sách mục lục   chú thich

CHƯƠNG THỨ TƯ

 

     HUYỀN BÍ HỌC LÀ G̀ ?

Theo nghĩa từ chữ th́ Huyền bí học là khảo cứu những sự Huyền bí. Nhưng sự thật Huyền bí học là khoa dạy về sự sanh hóa một Thái dương hệ. Nó giải rành rẽ về Đạo hay là toàn thể Chơn lư.

Nó chia ra làm hai phần :

a) Phần lư thuyết

b) Phần thực hành

Huyền bí học luôn luôn khẩu khẩu tương truyền, nhứt là về phần thực hành, rất khó khăn và rất nguy hiểm.

Về phần lư thuyết, dầu người ta có đem mấy chương đầu viết ra th́ cũng dùng toàn là lời lẽ bóng dáng. Không có ch́a khóa, không bao giờ mở cửa bí mật đó được.
 

AI ĐEM KHOA HUYỀN BÍ HỌC RA DẠY LẦN ĐẦU TIÊN

TRÊN CÁC DĂY HÀNH TINH CỦA THÁI DƯƠNG HỆ NẦY.

Nếu khoa Huyền bí học vốn do người phàm dạy th́ nó không có giá trị, v́ con người c̣n mắc trong ṿng thất t́nh lục dục, chưa thoát khỏi đọa sanh tử luân hồi, th́ làm sao thấu rơ được những sự bí mật của Tạo Công.

Từ đời nầy qua đời kia, người ta đưa ra những giả thuyết, chúng nó có một giá trị tương đối, nghĩa là dùng trong một thời gian thôi. Rồi không bao lâu, có những thuyết mới sanh ra thay thế giả thuyết cũ. Cứ tiếp tục như thế, v́ con người càng ngày càng tiến hóa. Chính là những Đấng Thiên Tôn, trường sanh bất tử, đă góp công vào sự sanh hóa Thái dương hệ nầy, đem khoa Huyền bí học dạy lại loài người ở khắp các dăy hành tinh của Thái dương hệ đặng giúp con người tiến hóa mau.

Muốn hiểu được lẽ nầy phải biết chút ít về Thái dương hệ trên không gian.
 

NHỮNG THÁI DƯƠNG HỆ TRÊN KHÔNG GIAN.

Những ngôi tinh tú trên không gian đều xếp thành những hệ thống gọi là những Thái dương hệ. Mỗi hệ thống hay Thái dương hệ gồm một ngôi mặt trời ở chính giữa và những hành tinh xây chung quanh.

Mỗi Thái dương hệ đều có một Đấng Thiên Tôn sanh ra, xin gọi Ngài là Đức Thái dương Thượng Đế (Logos d’un système solaire). C̣n Đấng Độc Nhất Vô Nhị sanh hóa hết thảy các Đức Thái dương Thượng Đế. Người ta gọi Ngài dưới nhiều danh từ khác nhau : Ông Trời, Đấng Tạo Hóa, Hóa Công, Thái Cực Thánh Hoàng, Dieu, Logos Cosmique, Brahman, Allah, Ahura Mazda v . v. . . Ấy là Đấng không sanh mà có, trí người phàm tưởng tượng không nỗi.

Về Thái dương hệ có ba điều ta nên ghi nhớ là :

a) Mỗi ngôi tinh tú cũng như xác thân làm bằng vật chất, nhưng nó có sự sống là tinh thần.

Lấy con mắt phàm mà xem th́ lầm ngay.

Muốn hiểu cho trúng, thấy cho đúng th́ phải dùng Huệ nhăn hoặc ra ngoài trái đất, lên không gian - hoặc dùng bề đo thứ tư (4è dimension).

b) Trên mỗi hành tinh của những Thái dương hệ đều có những nhân vật như chúng ta, chẳng những sanh sanh hóa hóa mà lại c̣n tiến hóa nữa. Nhưng có một điều chắc chắn là h́nh thù và ngôn ngữ không giống chúng ta, mặc dầu có thể hiểu nhau bằng tư tưởng.

c) Có nhiều Thái dương hệ lớn hơn Thái dương hệ của chúng ta, xin kể vài thí dụ thôi.

Bề trực kính của ngôi mặt trời chúng ta đo được lối 1.391.000 cây số ngàn.

Bề trực kính của tinh cầu Antarès 478 lần lớn hơn bề trực kính ngôi mặt trời chúng ta và dung tích của nó bằng 113 triệu dung tích mặt trời.

Bề trực kính của tinh cầu Hercule 400 lần lớn hơn,

Bề trực kính của tinh cầu Bételgeuse 300 lần lớn hơn, dung tích của nó bằng 27 triệu dung tích mặt trời của chúng ta.

Bề trực kính của tinh cầu Mira Ceti cũng 300 lần lớn hơn.

Bề trực kính của tinh cầu Pégase 140 lần lớn hơn.

Bề trực kính của tinh cầu Aldélaran 38 lần lớn hơn.

Bề trực kính của tinh cầu Arcturus 27 lần lớn hơn.

Sau rốt tinh cầu Canopus 1 triệu lần lớn hơn ngôi mặt trời chúng ta.

Đây tôi không có ư so sánh về mặt vật lư. Tôi muốn kính cẩn nói rằng : Các vị Thượng Đế của những tinh cầu nói trên cao hơn Đức Thượng Đế của ta nhiều lắm. Các Ngài đă từng sanh hóa những ngôi mặt trời, ban đầu nhỏ cũng như ngôi mặt trời của chúng ta rồi sau lớn hơn, và trước ngôi mặt trời của chúng ta không biết mấy trăm tỉ năm rồi, nghĩa là các Ngài cũng tiến hóa thêm măi. Ngôi mặt trời của chúng ta mới sanh ra trên hai ngàn triệu năm nay. Nói tóm lại, không biết đâu là nấc cuối cùng của thang tiến hóa.

Đối với chúng ta 100 năm thật lâu lắm, nhưng đối với không gian và thời gian vô cùng, vô tận th́ 100 ngàn năm chỉ là một chớp mắt thôi.
 

SỰ SANH HÓA THÁI DƯƠNG HỆ CỦA CHÚNG TA.

Trên một Thái dương hệ sanh trước Thái dương hệ của chúng ta lâu đời, có bảy Đấng Thiên Tôn toàn năng toàn thiện đủ sức sanh hóa một Thái dương hệ. Một trong những vị ấy chọn một chỗ trên không gian đặng sanh hóa Thái dương hệ của chúng ta. Hào quang của Ngài dứt tới đâu th́ chỗ đó là giới hạn Tiểu giang san của Ngài.

Trong công việc khó khăn nầy, Ngài nhờ nhiều vị phụ tá. Mấy vị nầy là những vị mà ḿnh gọi là những vị Thiên Đế, những vị Thiên Tôn, những vị Ngọc Đế, những vị Phật, những vị Bồ Tát, những vị Đại Thánh, những vị Đại Tiên và những Đại Thiên Thần. Những vị nầy đồng ở một Thái dương hệ với Ngài, có vị là bạn thân với Ngài dưới Ngài một bực, người ta gọi là Hành Tinh Thượng Đế (Logos planétaire). Có vị là đệ tử của Ngài, có vị là đệ tử của đệ tử của Ngài v. v. . .

Đối với chúng ta Ngài là Đấng Tạo Hóa chúng ta, ông Trời chúng ta.

Trên mỗi hành tinh đều có một đoàn thể thay mặt cho Ngài để cai trị và coi sóc sự sanh hóa của sự tiến hóa của muôn loài vạn vật. Tại quả địa cầu của ḿnh, Đoàn thể đó là Quần Tiên Hội (xin xem tới). Chính là những nhân viên trong Quần Tiên Hội đem khoa Huyền bí học dạy lại thế gian như tôi đă nói.

CỘI RỄ CON NGƯỜI VÀ MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI.

Huyền bí học dạy rằng :

Con người là Chơn Thần, một Điểm Linh Quang của Thượng Đế, có đủ những quyền năng như Ngài – nhưng mà chúng nó chưa phát triển. Con người phải đầu thai xuống trần đặng học hỏi những luật sanh hóa muôn loài vạn vật trong cơi hữu h́nh là địa cầu nầy và những cơi vô h́nh khác ở chung quanh chúng ta nữa. Tới một ngày kia người sẽ vận dụng được tất cả những quyền năng siêu việt ở trong ḿnh, con người sẽ thành một vị Thượng Đế và sanh hóa một Thái dương hệ như Thái dương hệ của ḿnh đây. Nhờ Huyền bí học giải rơ về cội rễ của con người nên tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo mới hiểu được ẩn nghĩa của mấy câu nầy.

Phật Giáo

a) Chúng sanh đều có Phật tánh.

b) Ta là vị Phật hiện tại c̣n các ngươi là những Phật vị lai.
 

Thiên Chúa giáo

a) Đức Jésus trả lời với họ :

Trong luật pháp của các ngươi há không có chép rằng : “Các ngươi là những vị Thượng Đế” (Vous êtes des Dieux)  Saint Jean X,34 – 36.

b) Các ngươi không biết rằng các ngươi là đền thờ của Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh ở trong ḿnh của các ngươi sao. Corinthiens I, 3 -16.

Nói trắng ra duy có Huyền bí học mới giải được cội rễ của con người và mục đích cuộc đời, tức là : Con người là ai ? Xuống cơi Trần làm chi ? Nó cắt nghĩa rành rẽ luật Luân Hồi Nhân Quả, và chỉ cho con người những phương pháp luyện ḿnh đặng trở nên trọn sáng trọn lành trong một thời gian ngắn, thay v́ theo luật tiến hóa b́nh thường, con người phải mất cả trăm triệu năm luân hồi từ kiếp nầy qua kiếp kia.
 

NHỮNG DI TÍCH H̀NH NHI THƯỢNG HỌC TRONG PHẬT GIÁO.

Những di tích H́nh Nhi Thượng Học của Phật giáo là :

1.- Những phép thần thông.

2.- Chuyện những lá cây Huê mộc.

3.- Bốn bực điểm đạo.
 

1.- Những phép thần thông.

Những phép thần thông tôi đă bàn đến rồi. Nay xin nói về chuyện Những lá cây Huê mộc và bốn bực điểm đạo mà thôi.

2.- Chuyện Những lá cây Huê mộc (Çinçapas)

Phật ngự tại Cô sam bi (Kauçambi) trong vườn cây Huê mộc. Ngài nắm trong tay vài lá cây rồi mới hỏi mấy vị đệ tử : “Các tṛ tưởng thế nào ? Những lá cây nầy nhiều hay là lá ở trên cây trong cụm rừng nầy nhiều ?” Các đệ tử bèn thưa : “Bạch Phật, lá của Phật nắm trong tay th́ ít, c̣n hết thảy những lá cây trong rừng th́ nhiều.” Phật mới nói : “Hỡi các đệ tử ! cũng thế ấy. Những điều Ta học hỏi th́ nhiều, c̣n những điều Ta đem dạy cho các con th́ rất ít”. Nhưng Ta không làm như mấy ông sư, họ nắm bàn tay lại và giữ làm của riêng những sự bí mật của họ, bởi v́ Ta dạy cho các con những điều hữu ích cho các con. Ta dạy cho các con Tứ Diệu Đề mà không dạy các con những điều nào vô ích.

(Giáo lư và Triết lư của đạo Phật. Tác giả : Louis de la Vallée Poussin trương 64)

Bây giờ ta hăy t́m hiểu Đức Phật muốn nói cái chi trong bài nầy qua những câu sau đây chứa đầy ư nghĩa sâu xa :

“Cũng thế ấy ! Những điều Ta học hỏi th́ nhiều, c̣n những điều Ta đem dạy các con th́ rất ít.

Ta dạy các con Tứ Diệu Đề mà Ta không dạy các con những điều nào vô ích”.
 

PHẬT HỌC HỎI CÁI CHI ?

Phật học hỏi cái chi ? Trừ ra nhân viên trong Quần Tiên Hội th́ không một ai ở trần thế hiểu được điều đó. Cũng không một ai hiểu rằng Đức Thích Ca làm những công việc nào trọn 6 năm trong chốn rừng sâu Hi Mă Lạp Sơn. Nói rằng Ngài tham thiền, nhịn ăn, có lần té xỉu ngất đi sau tỉnh lại, không đúng với sự thật. Nói một câu: “Những điều Ta học hỏi rất nhiều” đă chứng minh mấy lời trên đây rồi. Những chi tiết đó nói ra cũng không ích chi, ai muốn tin sao cũng được. Nhưng có một điều ta nên nhớ rằng “Phật học hỏi” đây có nghĩa là nhiều điều Phật chưa rơ biết. Thật vậy, Vũ trụ vô tận vô biên. Càng lên cao càng thấy cơ Trời vô cùng mầu nhiệm.

Những luật Trời ở chung quanh ta đây, nhưng tại ta không đủ sức hiểu chúng nó, chớ chẳng phải chẳng có chi cả.

PHẬT HỌC VỚI AI ?

Chắc chắn là không phải với hai ông U Trà Ca (Oudraka) và A Ra Ta (Arâta), trọn chữ là Arâta hay là Arata Kâlâma, v́ Ngài đă bỏ hai ông nầy mà đi. Lẽ tự nhiên Phật phải học với những người cao hơn Phật, giỏi hơn Phật, tiến hóa hơn Phật. Câu nầy có nghĩa là trên Phật c̣n nhiều bực nữa và Huyền bí học có kể ra mấy vị đó không phải ở tại cơi trần nầy, trừ ra Đức Ngọc Đế.
 

NÊN PHÁ TAN THÀNH KIẾN PHẬT CAO HƠN HẾT

Nội hai câu của Phật thốt ra cũng đủ phá tan thành kiến xưa nay : Phật cao hơn hết. Ư niệm nầy đúng là khi nào so sánh nhơn loại trên địa cầu với Đức Thế Tôn, v́ Ngài là Người đầu tiên của nhơn loại đắc quả Phật. Mà sự thật là Phật không hề khi nào nói rằng Ngài cao hơn hết. Trong kinh Phật có một câu nầy mà ít ai để ư tới : “Ta đă thành Phật c̣n ngươi đang thành Phật” . Chúng sanh đều có Phật tánh, sẽ thành những Phật vị lai. Vâng ! đúng vậy. Chúng sanh sẽ tiến hóa tới bực Phật là ngôi vị của Đức Thế Tôn đương giữ ngày nay. Nhưng sự tiến hóa nầy đ̣i hỏi một thời gian khá lâu. Người thường không tích đức tu hành phải đầu thai đi đầu thai lại cả trăm triệu năm chưa tới mức đó.

Nếu đinh ninh rằng : “Bực Phật là cao hơn hết”, bực chót của đường tiến hóa của con người th́ hăy nêu ra hai câu hỏi sau đây :

a) Tại sao trong thời gian cả trăm triệu năm, chúng sanh tiến mà Phật không tiến ?

b) Tại sao Phật ở một chỗ chờ cả trăm triệu năm, sao bánh xe tiến hóa nầy lăn tới bực Phật rồi ngưng lại đó. Rồi cả trăm triệu năm sau nữa, bánh xe tiến hóa khác cũng lăn tới bực Phật rồi ngưng lại đó nữa. Cứ tiếp tục như thế măi v́ sự sanh sanh hóa hóa cứ tiếp nối nhau không nghỉ, không ngừng trong một đại kiếp Manvantara.

Lấy theo Túc Sanh Truyện mà nói : Chẳng lẽ hồn con cua, con cá, biến thành hồn con nai, con voi, sau rốt đầu thai làm người tu tới bực Phật là Đức Thích Ca rồi không đi tới nữa. Ai sanh hồn đó ra rồi làm kỳ lạ như thế ?

Thế nên, tin Phật cao hơn hết là trái với chánh lư.

Nên phá tan những thành kiến cũ kỹ, chúng nó là những kiếng màu đeo vô mắt th́ biến đổi sự thấy của con người, làm sai lạc tất cả sự thật.
 

TẠI SAO PHẬT KHÔNG ĐEM NHỮNG ĐIỀU PHẬT ĐĂ HỌC HỎI

DẠY LẠI CÁC ĐỆ TỬ ?

Điều nầy rất dễ hiểu, các đệ tử giống như học tṛ lớp ba, lớp nh́, c̣n Phật là Khoa Trưởng Trường Đại học. Đem những bài của Phật học hỏi giảng lại cho các vị đệ tử nghe th́ các vị nầy sẽ ngơ ngác, không biết chi cả, v́ không đủ sức lănh hội.

Tại sao Phật dạy các đệ tử Tứ Diệu Đề và Đạo Bát Chánh ?

Bởi v́ Đạo Bát Chánh là phép mầu diệt khổ, ai ai cũng có thể thực hành được, tùy duyên, tùy phận.

Những câu của Phật trả lời cho ông Ma lum ky da bút ta (Maloumkyâboutta) chứng minh điều nầy :

“Ma lum ky da bút ta ơi ! Một người kia bị một mũi tên tẩm thuốc độc. Cha mẹ và thân bằng cố hữu va lật đật đi rước một lương y đại tài tới. Nếu bịnh nhơn nói : Tới chừng nào tôi biết người bắn tôi là Bà la môn hay là Tỷ xá (Vaisyas) hay là Thủ đà la (Chandala) tôi mới chịu bó thuốc. Như thế tánh mạng va sẽ ra thế nào ? Hay là va nói : chừng nào tôi biết người bắn tôi tên chi, họ chi, gia quyến nó sang hay hèn, tác nó bao lớn, cây cung nó dùng ra sao tôi mới chịu cho bó thuốc, th́ va lành bịnh hay không ? Va ắt phải chịu chết.

Tại sao Ta không dạy cơi đời vô tận, vô biên hay là nó sẽ hư hoại; sau khi thác rồi Ta c̣n hay là không c̣n. Bởi v́ sự hiểu biết mấy việc ấy không giúp con người tiến hóa trong đàng đạo đức, bởi v́ mấy việc ấy không làm cho con người được giác ngộ và tịnh tâm, tịnh trí.

NHỮNG ĐIỀU NÀO GIÚP CON NGƯỜI ĐƯỢC GIÁC NGỘ VÀ TỊNH TRÍ, TỊNH TÂM, TA ĐĂ DẠY CÁC ĐỆ TỬ RỒI ĐÓ, ẤY LÀ TỨ DIỆU ĐỀ : KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO.

Ma lum ky da bút ta ơi ! Bởi vậy cho nên cái chi ta không chỉ bảo th́ cái đó hăy ẩn khuất đi, c̣n cái chi ta chỉ bảo th́ cái đó hăy bày tỏ ra rơ ràng.

Đọc bài : “Những lá cây Huê mộc” ta có thể kết luận :

a) C̣n nhiều bực cao hơn Phật.

b) Phật không nói những việc siêu h́nh cho người thường biết v́ không ích chi cho sự tu tâm luyện tánh của họ chớ không phải mấy thế giới huyền bí không có.

c) Phật dạy con người tu tắt, không có con đường nào tắt hơn Đạo Bát Chánh nữa. Phật đă khai con sông lớn là Đạo Bát Chánh. Các môn phái sanh ra sau nầy là những con kinh đào theo hai bên bờ sông. Ghe thuyền trong kinh đi được là nhờ nước chảy vô đầy tràn. Không nước sông, kinh cạn, chúng nó nằm một chỗ không đi đâu được cả.

d) Không phải cái chi Phật không có nói là không có thật. Nên phá tan những thành kiến đó đi. Vũ trụ vô tận, vô biên. Phải đọc hết các kinh thánh, những sách văn chương, triết lư, khoa học, mỹ thuật đặng coi chơn lư hiện ra dưới bao nhiêu mặt khác nhau; nó cản đến tánh t́nh và mở mang trí hóa con người đến bực nào. Như thế mới mở rộng kiến thức và tránh được cái họa mê tín, cuồng tín và dị đoan.

       đ) Phật không bao giờ nói : “Không có Đức Thượng Đế, không có hạng Thiên Thần, không có những Đấng Chí Tôn cầm cân tội phước coi sóc sự Luân hồi Báo ứng (không phải các vua Diêm Vương đâu, mấy vị nầy không có thật)  v .v . . .

e) Nói cho đúng lư không phải Phật không công nhận Thần quyền mà Phật bảo : Không nên ỷ lại Thần quyền, đừng cầu đảo mà phải tự ḿnh giải thoát cho ḿnh. Phật chặt đứt những dây xiềng xích buộc trói con người vào bánh xe luân hồi.

 cuối sách cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết

CHƯƠNG THỨ NĂM
 

MƯỜI DÂY XIỀNG XÍCH TRÓI BUỘC CON NGƯỜI VÀO BÁNH XE LUÂN HỒI

(THEO KINH NAM TÔN) SAMYOJANA.

Phật dạy rằng có mười dây xiềng xích trói buộc con người vào bánh xe luân hồi. Phải chặt đứt chúng nó mới vào cơi Niết Bàn được. Chúng nó là :

1.- Sakkkâyaditthi – L’illusion du moi

                                        Phàm nhơn mộng ảo.

           2.- Vichikichcha – Le doute ou l’incertitude

                                        Sự hoài nghi hay không chắc ư.

           3.- Silabbatapârâmâsa – La supersition

                                        Sự mê tín dị đoan.

           4.- Kâmarâga – Passions qui viennent des sens

                                        Dục t́nh do giác quan sanh ra.

           5.- Vyâpada ou Patigha – La collère

                                        Sự giận dữ.

           6.- Rouparâga – Le désire de vivre dans un monde de formes

                                        Muốn sống trong cơi có h́nh dạng.

           7.- Arouparâga – Le désire de vivre dans un monde sans formes

                                        Muốn sống trong cơi không có h́nh dạng.

           8.- Mâna – L’orgueil

                                        Sự kiêu căng.

           9.- Ouddhatchcha – L’incapacité de sérénité mentale

                                        Cái trí c̣n xao động.

           10.- Avidjdjâ – L’ignorance

                                        Vô minh.
 

ĐƯỜNG ĐẠO VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NÓ

Mười dây xiềng xích nầy mới nghe qua thấy dễ quá, nhưng sự thật là cực kỳ khó khăn. Người đời theo đuổi những công việc làm ăn, c̣n ch́u theo dục vọng, chưa biết tự trị là sao, khi nghe nói đến Phàm nhơn, Chơn nhơn th́ không khỏi bật lên những tiếng cười ngạo nghễ v́ không hiểu chi cả.

Ít ra biết rằng cơi đời là một cái trường học lớn và mỗi người là một sinh viên. Con người xuống đây, mỗi kiếp phải học cho xong một bài và mở một đức tánh. Nhưng mấy ai làm được việc nầy. Không khác nào những trẻ thơ ham chơi hơn là ham học, con người bỏ mồi theo bóng, không chịu làm bổn phận, cứ nhứt quyết thỏa thích cho kỳ được sự ham muốn của ḿnh, gặp ai cản trở th́ oán giận và thù hiềm liền.

Chừng nào đoạt được mục đích rồi th́ biết những điều ḿnh ước ao bấy lâu nay không khác nào mây khói. Tưởng là nắm chúng nó trong tay được măi, không dè chúng nó lỏn đi đâu mất hồi đời nào rồi.

Sè tay ra th́ không c̣n thấy chi cả. Con người khinh thường luật Nhân quả, cho nên phải đầu thai đi đầu thai lại, cả ngàn kiếp như vậy, đau khổ ê chề th́ mới chịu t́m hiểu coi ḿnh sanh ra ở cơi trần làm chi đây ? Tới chừng đó con người mới chịu quay về cửa đạo. Vậy th́ ta có thể nói những người đi t́m chơn lư là những linh hồn có tuổi tác, đă già rồi và có nhiều kinh nghiệm. Trái lại, những linh hồn c̣n thơ ấu mới đi đầu thai vài trăm kiếp, rất tham luyến hồng trần, ít chịu nghe theo lẽ phải. Dầu biết đường đạo cũng không thích vô đó.

Đường đạo cũng như cái thang, bắt đầu từ dưới đất lên cơi Niết Bàn. Mục đích của nó là để đào tạo con người trở nên trọn sáng trọn lành trong một thời gian ngắn ngủi, vài chục kiếp, thay v́ con đường tiến hóa b́nh thường phải kéo dài cả trăm triệu năm mới đưa con người qua tới bờ giác, như tôi đă nói khi năy.

Nó chia ra làm năm bực mà Phật giáo ngày nay kể có bốn bực :

Bực thứ nhứt là : Sotapatti ou Sohan. Bực Tu đà Huờn.

Bực thứ hai là : Sakagadami. Bực Tư đà Hàm.

Bực thứ ba là : Anagami. Bực A na Hàm.

Bực thứ tư là : Arahat. Bực La Hán.
 

THỜI KỲ CHUẦN BỊ HAY LÀ THỜI KỲ DỌN M̀NH CHO TRONG SẠCH

CŨNG GỌI LÀ CON ĐƯỜNG NHẬP MÔN.

Không phải mỗi người bước vô đường tu hành được vào hàng Tu đà Huờn liền. Đâu có dễ dàng như thế. Ai ai cũng phải trải qua một thời kỳ dọn ḿnh hay thời kỳ chuẩn bị, bởi v́ ḷng tuy muốn làm những việc lành, việc phải, nhưng thân, ư, trí c̣n xúi dục thật hành những điều chúng nó ưa thích. Phải sửa trị chúng nó, buộc phải nghe theo mạng lịnh của ḿnh, không vậy chúng nó lôi cuốn ḿnh xuống bùn lầy mắc dính cứng đó [18].

Thời kỳ chuẩn bị rất cần thiết cho tất cả sinh viên Huyền bí học.

Nó gồm có bốn giai đoạn :

Giai đoạn thứ nhứt :

Manodvaravajjana [19] (L’ouverture des portes de l’intelligence

ou peut être la fuite par les portes de l’intelligence).

Mở cửa của trí khôn hay là có lẽ sự thoát ra do những cửa của trí khôn.

Giai đoạn thứ nh́ :

Parikamma (La préparation à l’action)

Chuẩn bị đặng hành động.

Giai đoạn thứ ba :

Upacharo (L’attention ou la conduite)

Chủ ư hay là tánh hạnh.

Giai đoạn thứ tư :

Anuloma (L’ordre direct ou la conduite)

Thứ tự trực tiếp hay là liên tục.

                                         I.- Manodvaravajjana. Mở cửa cái trí.

Mở cửa cái trí tức là trở nên khôn ngoan. Nhờ học hỏi và suy nghĩ sâu xa, sinh viên thấy rơ ràng những quyền lợi vật chất dưới thế gian có một cái giá trị tương đối. Chúng nó dùng tạm thời, nhiều lắm là trong một đời người mà thôi. Chúng nó không được vĩnh viễn trường tồn.

Giai đoạn nầy cũng gọi là phân biệt sự chơn và sự giả. Sinh viên phải trải qua một thời gian khá lâu, phải học nhiều bài học khó khăn mới thấy ḿnh tiến bộ. Sự chiến đấu giữa tinh thần và vật chất bắt đầu diễn ra luôn luôn và dữ dội. Con người vấp ngă nhiều lần trước khi bước đi vững. Bước đầu tiên nầy Ấn Độ gọi là : Viveka ou Discernement : Tánh phân biện.
 

                              II.- Parikamma. Chuẩn bị đặng hành động.

Trong thời kỳ nầy sinh viên tập tánh lănh đạm với kết quả những việc lành, việc phải của ḿnh đă làm, nghĩa là làm lành v́ chưng mến cái lành chớ không phải trông mong hưởng phước đức hay được tiếng người khen.

Đức tánh thứ nh́ là kết quả của đức tánh thứ nhứt. Sinh viên đă thấy cái chơn giá trị của mọi việc, đă thấy cả thảy đều vô thường th́ chỉ lo làm bổn phận chớ không c̣n luyến tiếc hay ước ao cái chi cho ḿnh cả.

Ấn Độ giáo gọi đức tánh thứ nh́ là Vairagya :Détachement, tức là Dứt bỏ, đoạn tuyệt.

 

                              III.- Upacharo. Chủ ư hay tánh hạnh.

Trong giai đoạn nầy sinh viên phải tập cho được 6 đức tánh kể ra như sau đây :

     1/ Samo : Le calme. La pureté et le calme de la pensée.

Sự yên tịnh. Tư tưởng yên tịnh và trong sạch.

Cái trí của con người rất lao chao, nó tưởng cái nầy rồi bắt qua cái kia. Các hàng Phật tử gọi là Tâm viên ư mă . Đấy là cái Thức chớ không phải là cái Tâm đâu. Phải làm chủ cái trí, tư tưởng mới trong sạch và yên lặng được. Phải biết cách diệt trừ tư tưởng xấu, phải biết định trí và tham thiền mỗi giờ, mỗi phút, nghĩa là trọn đời chớ không phải chỉ trong một khoảng thời gian nhứt định mà thôi. Nói một cách khác là phải kiểm soát tư tưởng luôn luôn, không bao giờ gián đoạn. Kiểm soát tư tưởng là lo xây dựng tương lai và luôn sửa đổi phần số kiếp nầy và kiếp sau nữa. Có ai ngờ tư tưởng là một khí cụ vô cùng lợi hại. Nó làm lành cũng được, làm ác cũng được. Thế nên phải sanh sản những tư tưởng tốt và diệt trừ những tư tưởng xấu. Người ta tưởng cái chi th́ sẽ thành cái đó.

                     2/ Damo. Contrôle des sens et du corps.

Kiểm soát giác quan và thân thể.

Kiểm soát cái trí được th́ kiểm soát lời nói và việc làm được, v́ luôn luôn người ta tưởng trước, muốn trước và mới nói và làm sau. Có khi người ta vụt làm liền không ngăn cản được, là v́ người ta nghĩ tới việc đó mấy tháng trước, mấy năm trước rồi, có khi hồi kiếp trước nữa.

Tư tưởng nầy ghi trong hột lưu tánh phân tử, cũng gọi là phân tử trường tồn (molécule permanente) của cái trí.

Người đời chú trọng về việc làm, trái lại trong đạo đức người ta chú trọng về tư tưởng trước nhứt.

                     3/ Uparati : Cessation. La meilleure traduction serait une tolérance large, noble et soutenue.

                      Chấm dứt.( Xin dịch là :) Sự khoan dung rộng răi, cao thượng và bền vững.(có lẽ là đúng hơn hết.)

Chấm dứt đây là không c̣n mê tín và tin dị đoan nữa v́ biết rằng : những sự  cúng kiến, lễ bái không làm cho tâm con người trở nên trong sạch được, nhưng mà trong những bước đầu tiên chúng nó cũng giúp ích cho con người được đôi chút.

C̣n sự khoan dung rộng răi, cao thượng bắt buộc phải đủ hai điều kiện nầy:

Một là : Thật biết người và biết hoàn cảnh.

Hai là : Hiểu chơn lư.

Thật biết người và biết hoàn cảnh th́ mới tha thứ được những việc làm lầm lỗi, sơ sót và những tội lỗi của người gây ra mà cũng không đ̣i hỏi cái ǵ quá sức con người. Tùy theo tŕnh độ tiến hóa, mỗi người cố gắng làm tṛn bổn phận th́ tốt rồi.

Hiểu chơn lư mới khoan dung những tín ngưỡng bất đồng mà ra.

                     4/ Titiksha : Endurance : Nhẫn nại.

Nhẫn nại đây là bền chí chịu đựng các khổ năo do Nhân quả đưa đến, không than van, không rên siết, cũng không oán hờn, không trả thù những kẻ làm hại ḿnh mặc dầu gặp trường hợp tự vệ th́ phải tự vệ. Nói tóm lại là vui ḷng trả quả.

                     5/ Samâdhâna : La force d’attention : Sức mạnh của sự chú ư.

Luôn luôn để tâm vào đường đạo, không có sự cám dỗ nào làm cho con người quên được mục đích của ḿnh.

                     6/ Shraddhâ : La foi. La confiance en son Maître et en soi même.

Đức tin. Sự tin cậy Thầy ḿnh và sự tin cậy ḿnh nữa, tự tin.

Tới giai đoạn nầy sinh viên thấy rằng bấy lâu nay ḿnh thực hành những lời Thầy chỉ bảo, cái kết quả rất tốt đẹp nên đặt hết đức tin vào Thầy ḿnh và cũng tin rằng tới một ngày kia ḿnh đắc đạo thành chánh quả th́ cũng sẽ làm được những việc mà hiện giờ Thầy ḿnh đang làm đây.

Giai đoạn thứ ba nầy Ấn Độ giáo gọi là Shatsampatti gồm 6 đức tánh là :

1.- Shâma

2.- Dâma

3.- Uparati

4.- Titiksha

5.- Shraddhâ

6.- Samâdhâna

Ấn Độ giáo để đức tánh Đức tin trước sự Chú ư

 

                              IV.- Anuloma. L’ordre direct ou la succession.

                                        Thứ tự trực tiếp hay là liên tục.

Đức tánh thứ tư là qui kết ba đức tánh trước. Tới giai đoạn nầy trong ḷng sanh ra sự ham muốn thoát đọa Luân hồi và trở về sống với Thiêng Liêng.

Ấn Độ giáo gọi là Mumukshâ hay là Moumoukshoutva : le désir de la libération : Muốn được giài thoát.

Quí bạn hăy so sánh bốn giai đoạn của thời kỳ chuẩn bị nầy với bốn đức tánh của Ấn Độ giáo và bốn đức tánh kể trong cuốn Dưới Chơn Thầy.

a)    Phân biện

b)    Đoạn tuyệt

c)     Hạnh kiểm tốt

d)    Ḷng từ bi.

Th́ thấy chúng nó giống hệt nhau v́ cả thảy đều ở một gốc mà ra. Gốc đó là Thiên Đ́nh, là Quần Tiên Hội. Chúng nó là luật lệ của Thiên Đ́nh ban ra do ư muốn của Đức Thượng Đế.

Luôn luôn chơn lư vẫn một.

Lá xanh ngó trắng bông sen thắm,

Tam giáo xưa nay vẫn một nhà.

Phải có đủ bốn đức tánh kể ra trên đây mới bắt đầu học được Huyền bí học, rồi từ đó đi lần lên cao.

 

 cuối sách mục lục   chú thich

BỐN BỰC ĐỆ TỬ ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO

Bốn bực đệ tử được điểm đạo là bốn quả vị đầu tiên trong Quần Tiên Hội cũng gọi là Thiên Đ́nh.

Muốn được vào hàng đệ tử được điểm đạo, sinh viên phải qua một cuộc thi gồm hai điều kiện : Đạo đức và Tài trí.

Về mặt đức hạnh : Sinh viên phải có những đức tánh và phải chặt đứt những dây chướng ngại do luật trời đă qui định cho mỗi cấp bực.

Về mặt tài trí : Có những câu hỏi và những sự thí nghiệm để chứng minh khả năng của sinh viên, bởi v́ sinh viên không xứng đáng với nhiệm vụ sẽ được giao phó cho ḿnh. Sinh viên cũng phải trưng những bằng cớ cụ thể chứng rằng ḿnh đă dùng những quyền năng của ḿnh đă khai mở để giúp đời tới một mức nào đó rồi. Luôn luôn phải có sự chuẩn y của Đức Ngọc Đế sinh viên mới được điểm đạo và vào Quần Tiên Hội.

ĐIỂM ĐẠO LÀ G̀ ?

Điểm đạo là chỉ máy Huyền vi hay là giao ch́a khóa mở cửa cơi Trời. Điểm đạo cũng có nghĩa là khởi đầu một cuộc đời mới trong đó Phàm nhơn lần lần trở nên phản ảnh của Chơn nhơn, và Chơn nhơn bắt đầu vận dụng quyền năng của Chơn Thần.

ĐIỂM ĐẠO Ở ĐÂU ?

Tại quả Địa cầu nầy chỉ có một Đấng Chí Tôn, Đấng Duy Nhứt được phép Điểm đạo mà thôi; ấy là Đức Ngọc Đế (xin xem tới chỗ tiểu sử của Ngài).

NHỮNG NGHI VẤN.

Chúng ta đă biết thời kỳ chuẩn bị, bốn bực Điểm đạo, mười dây chướng ngại. Bây giờ nêu ra hai câu hỏi sau đây :

1.- Lấy bằng cớ nào chứng chắc rằng vị đệ tử có đủ những đức tánh của thời kỳ chuẩn bị đặng cho vào bực Tu đà Huờn.

2.- Làm sao biết được vị Tu đà Huờn đă dứt ba dây chướng ngại nên được lên bực Tư đà Hàm.

Hai câu hỏi đây giải quyết không xong th́ làm sao phân biệt được ai là Tu đà Huờn giả, ai là Tu đà Huờn thiệt. Các vị tăng đồ đều có thể tự xưng ḿnh, ông nầy là A na Hàm, ông kia là La Hán, rồi ai là người có thẩm quyền để kiểm soát mấy điều đó.

Như tôi đă nói khi năy, duy có nhân viên trong Quần Tiên Hội mới trả lời được và đúng với sự thật mà thôi.

Trước hết ta nên biết cách Chơn Sư tầm kiếm và thâu nhận đệ tử.
 

CÁCH CHƠN SƯ TẦM KIẾM VÀ THÂU NHẬN ĐỆ TỬ

Để giải quyết những sự thắc mắc của quí bạn, tôi xin thuật sự kinh nghiệm của Đức Leadbeater hồi Ngài mới vào hàng đệ tử cho quí bạn nghe. Quí bạn suy ra th́ rơ. Đức Leadbeater nói (đại ư như sau) :

“Tôi nhớ một việc xảy ra hồi tôi mới được Chơn Sư thâu nhận. Tôi biết một người học lực uyên thâm, một nhà đại bác học, đời sống rất trong sạch. Anh tin chắc Chơn Sư có thật và hiến thân cho công việc của Ngài. Theo tôi th́ anh cao hơn tôi nhiều phương diện và anh chuẩn bị đủ cách để làm một người đệ tử hoàn toàn. Nhưng mà tôi chẳng hiểu sao giá trị của anh chưa được nh́n nhận. Bởi v́ c̣n mới và chưa hiểu cách làm việc trong Huyền bí học, nên một ngày kia có có dịp đưa đến, tôi kính cẩn xin lỗi Chơn Sư cho phép tôi đem tên anh nầy tỏ bày cho Ngài nghe và ngỏ ư rằng anh sẽ là một khí cụ rất tốt. Chơn Sư mỉm cười vui vẻ nói : “Con chớ sợ người bạn con bị bỏ rơi. Không có một người nào mà chúng ta quên đâu. Nhưng trong trường hợp con nói đây, người bạn con c̣n phải trả một thứ quả nên không thể thâu nhận được. Chẳng bao lâu đây y sẽ bỏ cơi trần, rồi chẳng bao lâu y sẽ đầu thai lại. Chừng nó nợ trả xong xuôi, th́ điều mà con mong mỏi cho y sẽ thực hiện được”.

Nói rồi, với ḷng từ bi luôn luôn sẵn sàng biểu lộ ra, Ngài cho tâm tôi nhập vào tâm Ngài một cách mật thiết hơn trước nữa và đem nó lên một cơi cao hơn cơi tôi mới đi đến rất nhiều, nơi đó Ngài chỉ cho tôi coi những Đấng Chí Tôn quan sát cơi trần cách nào. Quả Địa cầu hiện ra trọn vẹn dưới mắt chúng tôi với cả ngàn triệu linh hồn, phần đông chưa mở mang, nên thấy lờ mờ. Nếu trong đám đông linh hồn đó, có một linh hồn nào đi gần tới mức có thể dùng được, dầu là việc ấy c̣n xa vời, th́ linh hồn đó phân biệt với mấy linh hồn kia cũng như ánh sáng của ngọn đèn pha trong đêm tăm tối. Chơn Sư mới nói : Bây giờ con thấy chưa ? Không thể quên được một người nào mặc dầu c̣n lâu lắm va mới được vào hàng đệ tử nhập môn.”

Bao nhiêu đây đủ chứng minh rằng : Chơn Sư t́m chúng ta chớ chúng ta khỏi thất công đi t́m Ngài.

Ngài biết chúng ta, trước khi chúng ta biết Ngài.

C̣n một câu hỏi : “ Làm sao Chơn Sư biết con người có đủ những đức tánh cần thiết”. Tưởng cũng phải giải ra cho minh bạch. Mỗi tánh t́nh của con người đều biểu lộ ra trong cái vía bằng một h́nh dạng có màu sắc. Màu sắc là cái phẩm của tánh t́nh. Tánh t́nh tốt, màu sắc tươi đẹp; tánh t́nh xấu, màu sắc đen tối.

C̣n sự tiến bộ của con người về mặt trí thức cũng hiện ra trong cái trí bằng h́nh dạng có màu sắc như tánh t́nh vậy. Người có thần nhăn thấy cái vía. Người có thiên nhăn thấy cái trí. Chơn Sư mở tới huệ nhăn cao hơn hai lần thiên nhăn. Ngài ghé mắt vào người nào th́ biết tŕnh độ tiến hóa của y tới đâu, tánh t́nh thế nào, khỏi cần phải dùng tới sắc đẹp, tiền tài hay chi chi đặng thử ḷng như phương pháp của chúng ta thường áp dụng. Các Ngài đă đọc trong ḷng của chúng ta như xem một cuốn sách giở ra. Không bao giờ các Ngài lầm lạc.

Vậy th́ chúng ta cứ lo trau dồi tánh nết, t́m dịp giúp đời không bao giờ vụ lợi th́ chắc chắn Chơn Sư sẽ sai đệ tử đến chỉ cách cho chúng ta luyện tập và sẽ thâu chúng ta làm đệ tử khi chúng ta có đủ những điều kiện của Thiên Đ́nh đă định. Trong Quần Tiên Hội không bao giờ có tư vị hay sự bất công.

Nếu chúng ta chưa dập tắt lửa ḷng th́ dầu qua Tây Tạng hay là leo lên tới đỉnh Hi Mă Lạp Sơn cũng không hể gặp được Chơn Sư. Hoài công vô ích.

 

1.- BỰC THỨ NHỨT -  SOTAPATTI HAY SOHAN.

----------

BỰC TU ĐÀ HUỜN (hay là sự Điểm đạo lần thứ nhứt)

PHẢI CÓ NHỮNG ĐIỀU KIỆN NÀO ?

Điểm đạo lần thứ nhứt : Muốn được điểm đạo lần thứ nhứt phải có đủ bốn đức tánh của thời kỳ nhập môn kể ra trước đây.

Mỗi đức tánh phải hơn mức trung b́nh. Nhưng lấy theo cách chấm điểm dưới thế gian mà nói, nếu tánh Phân biện có 4 điểm mà ḷng Từ bi tới 7 điểm th́ thí sinh được chấm đậu. Bởi v́ không ḷng Từ bi Bác ái, các tánh tốt kia giống như nước đổ xuống cát bị rút đi mất hết. Người được điểm đạo lần thứ nhứt, Ấn Độ giáo gọi là Parivrajaka, nghĩa là Người đi ta bà trong ba cơi (L’homme errant dans les trois mondes) tức là vô trú.

Sinh viên tới tŕnh độ nầy Phật giáo gọi Sowani hay là Sotapanna, Tàu dịch là Tu đà Huờn. Sawani có nghĩa là đă vào trong ḍng sông, nhập lưu. Vị Tu đà Huờn đă vào ḍng tiến hóa của những bực siêu phàm. Từ đây mặc dầu anh có bị những cám dỗ tế nhị xúi dục làm những chuyện tà thuật và phạm tội lỗi, nhưng anh không thể bỏ dứt đường đạo, trở thành một người phàm phu tục tử như xưa. Anh đă vượt hơn người thường một cuộc tuần huờn, nghĩa là hơn sự tiến hóa của nhơn loại đi một ṿng gồm bảy bầu hành tinh làm ra dăy địa cầu nầy. (Tôi có nói trong cuốn Đời sống huyền bí của Thái dương hệ của tôi). Anh nhờ Thầy hay là một vị Đại sư huynh tới bực La Hán đem anh lên tới cơi Bồ Đề một vài lần thôi, đặng cho anh thấy rơ ràng trước mắt : “Vạn vật nhứt thể” chỉ có một sự sống duy nhứt trong thiên h́nh vạn trạng – nói một cách khác : “Ta với chúng sanh là một” và lên đây mới biết ḷng Từ bi Bác ái của Đức Phật là như thế nào . . .
 

BA DÂY TRỞ NGẠI.

Ba dây trở ngại nầy là :

1/ Sakkayadithi – Phàm nhơn là mộng ảo.

2/ Vitchikitchtchha - Sự hoài nghi hay là mơ hồ.

3/ Silabbataparamâsa – Mê tín, tin dị đoan.
 

1.- PHÀM NHƠN LÀ MỘNG ẢO.

Trừ phi những người có học đạo th́ thiên hạ đều không biết bản tánh thiêng liêng của ḿnh là Chơn Thần . . . nên cứ lầm xác thân là ḿnh, ư muốn là ḿnh, trí tưởng là ḿnh, nên thường làm những điều của chúng nó muốn, hầu hết là những việc không lành. Như thế mới có việc lương tâm trách móc, ăn năn hối hận mà phải muôn kiếp luân hồi đặng trả quả.

Con người cũng ngỡ là ḿnh không liên lạc chi với kẻ khác nên xây dựng một bức tường chia rẽ : “Ta là Ta, Anh là Anh”, ai có dè sự thất bại của ḿnh là sự thành công của người. Sự thành công của người là sự thành công của ḿnh. Nhân quả buộc chặt chẽ tất cả các giống dân tộc trên địa cầu làm một khối duy nhứt. Không ai sống riêng cho một ḿnh ḿnh được. Một người tiến th́ tất cả tiến, một người thối th́ tất cả thối.

Phàm nhơn mộng ảo cũng có nghĩa là ta dùng nó có một kiếp mà thôi. Kiếp sau ta sanh ra rồi sẽ có một phàm nhơn mới. Nó không được vĩnh viễn trường tồn.

Nhờ lên được cơi Bồ Đề mà vị đệ tử mới thật biết Phàm nhơn là mộng ảo. Nó giống như một giọt nước trong biển cả nhơn loại. Người ta cũng gọi Phàm nhơn là Bản ngă. Nói th́ nghe rất dễ nhưng phải nhiều phen kinh nghiệm mới không c̣n lầm ḿnh là Phàm nhơn. Quả thật hồi mới đi đầu thai làm người, sự ích kỷ giúp cho Phàm nhơn phát triển cá tánh của ḿnh, nhưng tới một thời kỳ kia tánh ích kỷ phải nhường chỗ lại cho tánh vị tha. Cũng như trước khi cất nhà, ta phải dựng giàn tṛ - một khi cái nhà hoàn thành th́ phải giở giàn tṛ, nếu để nó măi không phá đi th́ coi sao cho được.

Trong bài chuyện vua Milinda và Đại đức Nagaséna tôi đă bàn về thuyết Vô ngă rồi, tưởng khỏi phải lập lại nữa.

Nói cho đúng lư, chẳng những Phàm nhơn là mộng ảo, mà là tất cả những hiện tượng xảy ra cho chúng ta thấy đều là mộng ảo cả. Chúng chỉ khác nhau là tại bản tánh và thời gian sau hay trước, kỳ hạn lâu hay mau mà thôi.

Nhưng ta phải nương theo cái giả mà t́m cái Chơn đặng thoát ra khỏi ṿng mộng ảo.
 

2.- SỰ HOÀI NGHI HAY LÀ MƠ HỒ.

Về chướng ngại thứ hai nầy có một điểm tưởng cần phải giải rơ.

Thường thường theo giáo phái bắt buộc những người muốn nhập môn phải nhắm mắt thừa nhận vài tín điều. Khi nghe nói Huyền bí học xưa xem tánh hoài nghi hay mơ hồ là một chướng ngại th́ người ta liên tưởng rằng ở đây người học đạo cũng bị bắt buộc tin một cách mù quáng như thế. Không bao giờ có điều đó. Nên bỏ ư nghĩ sai lầm ấy đi.

Quả thật trong Huyền bí học có vài vấn đề, nếu nghi ngờ hay không tin chắc có những điều đó th́ sẽ tạo ra những chướng ngại ngăn cản sự tiến hóa về đường tinh thần của ḿnh.

Sự hoài nghi hay là mơ hồ đây là không chắc cơ Trời là sự tiến hóa và không tin có sự Luân hồi, Nhân quả.

Con người cho mấy điều nầy là mơ hồ th́ làm sao học đạo. Nếu nói : “Phải thấy linh hồn đi đầu thai hay là cách Nhân quả hành động mới tin” th́ biết tới chừng nào con người mới tu hành. Cũng như một đứa nhỏ không tin bản cửu chương th́ làm sao nó làm toán nhơn và toán chia được. Ta chỉ nên tin những điều ta học hỏi và kinh nghiệm mà thôi. Nhưng trong Huyền bí học có nhiều giáo lư do các vị Sư huynh dạy lại một cách tổng quát như những cơi Trời, những giống dân, những cuộc tuần huờn, những dăy hành tinh v. v. . . Hiện giờ mặc dầu ta chưa thí nghiệm được, nhưng ta vẫn tin bởi v́ ta đă biết địa vị của mấy Sư huynh ấy rồi. Điều nầy không khác nào những học sanh ở cấp bực Trung học khi học môn Lư Hóa đều tin tưởng những lời các vị giáo sư đă dạy - mặc dầu mấy em chưa phân tách được nước hay là nhiều chất toan (acide) như lưu toan (acide sulfurique) và lục toan (acide chlorhydrique), nhưng không bao giờ mấy em nói rằng công thức của chúng nó OH2 , SO4H2 , CLH – ghi trong sách là sai. Mấy em biết rằng khi qua ban Đại học rồi mấy em sẽ chứng minh được những công thức ấy. Tới chừng đó đức tin càng thêm vững chắc.

Trong Huyền bí học cũng thế.

Nói về cơ tiến hóa th́ ta phải chú ư tới sự tiến hóa tinh thần và sự tiến hóa của h́nh dạng hay vật chất một lượt, v́ vật chất vốn là một lớp áo của tinh thần mặc đặng biểu lộ. Tinh thần tiến hóa th́ h́nh dạng phải tiến hóa. H́nh dạng nào tiến hóa không kịp với tinh thần th́ tinh thần bỏ nó đặng lấy h́nh dạng mới khác hợp với ḿnh.

Chính là Túc Sanh Truyện chỉ cho ta thấy sự tiến hóa của tinh thần và sự tiến hóa của h́nh dạng. Hai cái vẫn đi đôi với nhau luôn luôn, nhưng không giải thích tại làm sao; bởi đó thuộc về khoa bí truyền và thuở xưa chưa được phép tiết lộ ra.

Con cua, con cá biến thành con chim, con thú, đầu thai làm người là sự tiến hóa vô h́nh dạng. Hồn con cua, con cá thành ra hồn con chim, con thú rồi biến ra thành hồn người. Hồn người tu thành Phật tức là tiến hóa về mặt tinh thần . . .  Điều nầy rất rơ rệt và ta có thể kết luận như vầy :

“Bởi Đức Thích Ca là người và tu thành Phật; và trước khi làm người, Ngài đă trải qua nhiều kiếp từ con cua, con cá tới thú vật th́ ta đây cũng là người như Ngài, ta đă trải qua những kiếp như thế và sau ta sẽ thành Phật như Ngài vậy.”
 

LUẬT LUÂN HỒI VÀ NHÂN QUẢ

Vạn vật đều luân hồi và đồng phục tùng một luật là luật Nhân quả. Trừ ra phái Duy vật không tin có Luân hồi và Nhân quả th́ các đạo trên thế gian đều dạy rằng : Luật Trời chí công, làm lành lành tới, làm dữ dữ tới, không bao giờ sai chạy. Thật vậy, ai có kinh nghiệm đều thấy như thế, mặc dầu không biết được luật Nhân quả hành động thế nào v́ có cái tới mau, có cái tới chậm và có cái nặng, có cái nhẹ, luôn luôn khác nhau.

Có nhiều người hỏi : “Nếu quả thật tôi đi đầu thai lại th́ tại sao tôi không nhớ kiếp trước tức là : tôi sanh ra ở nước nào, nhà nào, và làm những việc chi, gia quyến bao nhiêu người và tới mấy tuổi mới từ trần v. v. . .”

Thật vậy, ai lại không muốn biết mấy điều đó. Nhưng nếu biết được lư do th́ người ta sẽ biết không nhớ mấy kiếp trước là một việc rất hay cho con người khi chưa tiến hóa cao. Nói trắng ra, nếu nhớ kiếp trước th́ con người sẽ trả thù những kẻ đă hăm hại ḿnh, hà hiếp ḿnh, làm đau khổ gia quyến ḿnh, hư hại cả đời vợ con  ḿnh v. v. . . Đă quên kiếp luân hồi, mà con người cũng c̣n làm cho cơi trần thành ra băi chiến trường, mạnh được yếu thua, khôn sống mống chết. Những nỗi oan khuất chồng chất tới tận mây xanh, cắn cỏ kêu trời không thấu. Nếu nhớ kiếp luân hồi th́ cơi trần sẽ biến ra băi sa mạc.

Bây giờ tôi xin cắt nghĩa tại sao không nhớ chuyện mấy kiếp trước.

Lúc ta c̣n sanh tiền, ta nhờ cái trí để học hỏi, xét đoán, phân biện và ghi nhớ. Sau khi bỏ xác trần một ít lâu th́ cái trí tan ră. Những sự kinh nghiệm học hỏi đều ghi vào hột lưu tánh phân tử hay là hột phân tử trường tồn của cái trí bằng những lằn rung động. Khi đi đầu thai đứa nhỏ sanh ra không có một cái trí trọn vẹn như kiếp trước mà nó chỉ có những chất khí đồng bản tánh với những chất khí đă làm cái trí của kiếp trước nó.

Những chất khí nầy bị những tập quán, những giáo dục của gia đ́nh, xă hội và luôn những sự học hỏi và kinh nghiệm riêng của nó kiếp nầy biến đổi rất nhiều.

V́ thế, trừ ra vài trường hợp đặc biệt như những vị thần đồng, những v́ thay hồn đổi xác, những v́ thác rồi đầu thai lại liền, th́ bao nhiêu con người đều quên hết kiếp trước. Nói tóm lại là cái trí mới khác với cái trí cũ khi đứa nhỏ lần lần lớn lên.

Tới một ngày kia khi con người tiến tới một mức khá cao trên đường đạo. Con người sẽ học được phương pháp tri ra những kiếp trước.
 

3.- SỰ MÊ TÍN VÀ TIN DỊ ĐOAN.

Sự tin dị đoan gồm những tín ngưỡng vô lư và lầm lạc như đinh ninh rằng nhờ cúng kiến, lễ bái mà tâm con người trở nên trong sạch. Các tôn giáo quả có dạy con người cầu nguyện, tiết thực, cúng kiến, sám hối, dâng hương v . v . . . Nhưng chúng nó là những phương pháp phụ thuộc, cũng có những sự ích lợi riêng vậy và giống như hàng đôi giúp cho trẻ con mới tập viết, viết cho ngay hàng, hoặc cũng như cái ghế để đứa bé hai tuổi vịn đặng tập đứng cho vững. Một khi nó viết giỏi hoặc cứng gối rồi th́ không cần hàng đôi và cái ghế nữa.

Quả quyết rằng nhờ nghi lễ mà con người được giảm tội hay là niệm A Di Đà Phật lúc lâm chung, chết được về Tây phương Cực lạc là tin dị đoan. Cái chi ở ngoại giới chỉ giúp ích cho con người trong một thời gian mà thôi. Trông cậy măi ở sức bên ngoài th́ sẽ thất vọng. Tới một ngày kia nó sẽ mất hết, ḿnh phải tự tin ḿnh, phải dùng sức ḿnh để chặt đứt những dây xiềng xích đă buộc chơn ḿnh vào bánh  xe luân hồi. Không ai làm chuyện đó cho ḿnh được.

Chặt đứt dây chướng ngại thứ hai rồi th́ thấy không có một h́nh thức tôn giáo nào hạp cho tất cả mọi người. Ai ai cũng có thể đi đến cửa đạo hoặc theo một tôn giáo, hoặc không theo một tôn giáo nào cả, miễn là có đủ những đức tánh cần thiết. Đó là điều kiện tối cần.

Ngoại trừ tận diệt ba trở ngại kể trên đây, vị Tu đà Huờn c̣n phải biết dùng cái trí đặng hoạt động ở bốn cảnh thấp của cơi Thượng giới tức là cơi Hạ thiên và làm những công việc nhứt định cũng như dùng xác thân ở cơi Hồng trần. Tới kỳ thi điểm đạo lần thứ nh́ cũng phải trưng những bằng cớ chứng rằng từ khi ḿnh được điểm đạo lần thứ nhứt cho tới ngày nay ḿnh vẫn chỉ dùng pháp lực để độ đời mà thôi.
 

KHOẢNG GIỮA HAI BỰC HAY LÀ

KHOẢNG GIỮA HAI KỲ ĐIỂM ĐẠO.

Trong mỗi khoảng đường điểm đạo nghĩa là khoảng giữa hai bực hay là hai kỳ điểm đạo đều chia ra làm bốn giai đoạn.

a) Giai đoạn thứ nhứt gọi là Ma go (Maggo), lúc nầy vị đệ tử rán sức diệt trừ các dây trở ngại.

b) Giai đoạn thứ nh́ gọi là Pha la (Phala), nghĩa đen là kết quả tốt đẹp của ḿnh lần lần hiện ra tỏ rơ.

c) Giai đoạn thứ ba gọi là Ba hoắc ga (Bhavagga). Sự kết quả đă trọn vẹn, vị đệ tử đă đứng vững tại địa vị của ḿnh và làm công việc đắc lực.

d) Giai đoạn thứ tư gọi là Gô tra bu (Gotrabhu), vị đệ tử với tŕnh độ xứng đáng được điểm đạo lần kế đó, tức là lên một bực.
 

2.- BỰC THỨ NH̀ – SAKADAGAMI

 

BỰC TƯ ĐÀ HÀM (hay là sự Điểm đạo lần thứ hai)

Vị đệ tử tới bực thứ nh́ nầy gọi là Sakadagamin. Nghĩa là người chỉ trở lại một lần nữa mà thôi. Tàu dịch là Tư đà Hàm. Sao gọi là trở lại một lần nữa ? Đây có nghĩa là vị Tư đà Hàm chỉ đầu thai một kiếp th́ tới bực La Hán. Vị La Hán ở cơi Bồ Đề tu hành thêm, chừng tới bực A Sơ Ca hoàn toàn giải thoát, khỏi bắt buộc luân hồi như người thế nữa . . . Nhưng nếu Ngài trở lại cơi trần mang cái xác phàm nặng trĩu nầy đặng độ đời th́ là tự ư. Trong giai đoạn thứ nh́ nầy, vị Tư đà Hàm không có dây chướng ngại nào phải chặt đứt, nhưng phải cố gắng làm giảm bớt sức đè nặng của 7 dây chướng ngại c̣n lại sau nầy.

Anh phải lo tinh luyện tâm tánh v́ trong thời kỳ nầy cái trí mở rộng và dùng những phép thần thông. Nếu trổ tánh kiêu căng tự phụ th́ sẽ rớt. Rớt có nghĩa là đầu thai nhiều kiếp mà không tiến hóa. Phải lên tới bực thứ ba mới vững bước.

Ấn Độ giáo gọi người được hai lần điểm đạo là Koutichaka, nghĩa là người cất một cái cḥi, người đă tới chỗ yên tịnh.

3.- BỰC THỨ BA – ANAGAMI

 

 BỰC A NA HÀM (hay là sự Điểm đạo lần thứ ba)

Người lên bực thứ ba là Anagamin – A na Hàm – Anagamin nghĩa là không trở lại nữa. . . nội trong kiếp đó phải lên tới bực La Hán. Nhưng trước hết phải dứt cho được hai dây chướng ngại thứ tư và thứ năm là :

4/ Kemaraga – Dục t́nh do giác quan sanh ra.

5/ Vyapada ou Patigha - Sự giận hờn hay thù oán.

Tới bực nầy đâu c̣n say đắm dục t́nh hay là múa tay trợn mắt, vỗ bàn đập ghế như kẻ thường nhơn – nhưng mà hai tánh nầy có những h́nh thức tế nhị, ẩn hiện không chừng. Vật chất có những quyền năng quyến rủ phi thường. Không khéo th́ phải sa vào cạm bẫy, bị cám dỗ, chơn vướng vào ṿng nhưng cứ ngỡ là ḿnh được tự do, hoàn toàn trong sạch. Người biết đạo rồi lo giữ ḿnh từ chút mà c̣n phải sợ vấp té không biết giờ phút nào, nếu ỷ ḿnh buông lung th́ làm sao khỏi bị sa ngă . .  .

Nhưng chớ nên lầm lạc rằng không nên thương ai hết. Không phải như thế . . . Đó là trạng thái của kẻ bàn môn tả đạo.

T́nh thương trong sạch và cao thượng không hề v́ sự phát triển Huyền bí học mà bị dập tắt hay là giảm đi. Trái lại nó cũng mạnh mẽ và càng mở rộng cho tới một ngày kia nó bao trùm tất cả chúng sanh. Như thế tránh được sự bất công và sự thiên vị thường hay xảy ra trong t́nh yêu eo hẹp thường t́nh. Hơn nữa, t́nh thương riêng biệt một người càng thêm đậm đà thâm thúy chớ không phải lạt lẽo. Tỷ như t́nh thương Đức Phật đối với Ananda, t́nh thương của Đấng Christ đối với thánh Jean, t́nh thương Chơn Sư đối với đệ tử càng ngày càng thêm khắn khít không có chi làm tan ră được.

Ấn Độ giáo gọi vị A na Hàm là Hamsa, con Hạc, v́ tục truyền rằng con hạc đứng trước một cái chậu đựng sữa pha nước, nó phân biệt được cái nào là nước, cái nào là sữa; cũng thế ấy, hiền nhơn đánh đúng giá trị mọi việc ở đời.

Trước khi làm vị La Hán thí sanh phải vào một chỗ kia đặng thí nghiệm một trạng thái gọi là A quít si (Avitchi), Tàu dịch là A Tỳ. A quít si nghĩa là không rung động.

A Tỳ không phải là một cái ngục ở dưới đất đâu. A Tỳ là trạng thái của người cảm thấy ḿnh lẻ loi, trơ trọi và bị loại ra ngoài ṿng Trời Đất. Đây là trạng thái của mấy vị Bàn Môn Tả Đạo, lúc c̣n sanh tiền ỷ ḿnh phép tắc cao cường làm trái nghịch ḷng Trời không ăn năn chừa căi. Nhiều kiếp va hành động ác nghiệp cho nên kiếp chót bị bắt bỏ vào đây không được đi đầu thai nữa. Phàm nhơn, cái vía và cái trí tan ră lần lần, sự đau đớn không bút nào tả cho đúng với sự thật. Ở chốn nầy một phút có lẽ bằng một trăm năm ở ngoài, v́ không biết có không gian và thời gian.

Có vị đệ tử chịu không nổi trạng thái nầy nên phải bước ra ngoài. Thế th́ đă bị rớt. Phải trở về luyện tập để kỳ sau thi lại.

Đức Leadbeater có nói :

“Sự kinh nghiệm nầy ghê tởm hơn hết trong những sự kinh nghiệm mà con người phải trải qua, chịu được th́ có hai điều hay.

Một là : Chia sớt số phần của những kẻ sa vào chốn nầy v́ bởi những việc làm tàn ác của họ. Không vậy làm sao người đệ tử mở rộng ḷng từ bi của ḿnh được.

Hai là : Nó dạy cho con người thấy rằng phải đủ sức đứng vững một ḿnh ḿnh, ĺa hết ngoại giới, tự biết chắc ḿnh với Đức Thượng Đế vẫn là một. Sự cảm thấy ḿnh lẻ loi là mộng ảo”

 

4.- BỰC THỨ TƯ – ARAHAT

BỰC LA HÁN (hay là sự Điểm đạo lần thứ tư)

La Hán có nghĩa là : Đại Đức, Tôn Giả (Vénérable – Parfait).

Tới tŕnh độ nầy đệ tử đă đi được phân nửa đường đạo v́ mới dứt được 5 chướng ngại. C̣n 5 chướng ngại chót phải chặt đứt mới được hoàn toàn giải thoát về cơi Niết Bàn.

Ấy là :

6/ Rouparâga - Muốn sống trong cơi có h́nh dạng,

7/ Arouparâga - Muốn sống trong cơi không có h́nh dạng.

8/ Mâna – Kiêu căng.

9/ Ouddhatchtcha – Cái trí c̣n xao động. Tâm chưa yên tịnh hoàn toàn.

10/ Avidjja – Vô minh.

Phải diệt trừ ư muốn sống ở cơi trần dầu đời sống cao thượng hay vĩ đại tới đâu cũng vậy, hay là sống ở cơi Thiên Đường hoặc cơi Bồ Đề vô cùng vinh quang.

Cũng phải diệt tánh ưa thích và gần gũi cái đẹp, “chê bai và tránh cái xấu” , dầu người hay vật trong khi làm việc, không c̣n một ư nghĩ thoáng qua rằng ḿnh cao hơn người, thấy xa hiểu rộng hơn người và được mau giải thoát hơn người.

Chế phục được Ouddhatchtcha th́ dầu xảy ra việc chi, tâm trí người đệ tử vẫn hoàn toàn yên tịnh không bao giờ xao xuyến, không bao giờ nao núng, giống như mặt nước phẳng lặng như tờ, phản chiếu tất cả mà không pha lẫn bất cứ là cái chi. Từ đó học hỏi rất mau.

Sự tiến hóa trong con đường đạo không giống như ở ngoài đời chút nào. Nó không phải như toán học cấp số, 2 rồi đến 4, 6, 8, hay là kỷ hà cấp số, 2, 4, 8, 16 v. v. . . mà phải tính như vầy mới đúng, 2 rồi lên 4, kế đó 16 rồi 256, 5.536, bực thứ năm là 4.294.967.296, nghĩa sự tiến bộ ban đầu kể có 2 mà bốn bực sau lên tới bốn ngàn hai trăm chín mươi bốn triệu, chín trăm sáu mươi bảy ngàn hai trăm chín mươi sáu, cao hơn trước biết là dường nào. Nhờ như vậy mới dứt được vô minh mau chóng, biết rơ sự sanh hóa dăy địa cầu nầy, và sự tiến hóa của nó trong thời kỳ quá khứ, hiện tại và vị lai. Vị La Hán tới bực nầy th́ được điểm đạo lần thứ năm làm một vị A sơ Ca.

Ấn Độ giáo gọi vị La Hán là Ba ra ham sa (Parahamsa) nghĩa là trên Hamsa một bực, có thể gọi là Đại ham sa. Con Hạc lớn.

Vị La Hán phải trả tất cả những quả báo c̣n sót lại, nếu tới bực A na Hàm mà chưa thanh toán hết. Ban đầu vị đệ tử được thiên hạ hoan nghinh nhiệt liệt, nhưng không bao lâu có kẻ phản bội đứng lên công kích phao vu. Họ trưng ra những lư lẽ đứng đắn làm cho thiên hạ nghe theo, áp lại sỉ nhục đủ điều, ai ai cũng khinh bỉ, cho đến đỗi nhiều người đă thọ ơn dạy dỗ trước kia bây giờ cũng trở mặt bài xích. Có vị La Hán mang bịnh hoạn nặng nề, ít ai đoái hoài tới.

Cái gương của Đức Pythagore bị Cylon thù hận, Đức Jésus bị Iscariote Judas phản bội đủ chứng minh rồi. Đó là số phần của kẻ xả thân cứu đời.

Ở cơi Trần là sự nhục nhă, c̣n ở mấy cơi trên là sự vinh quang. Vị đệ tử đă thắng được sự chết và đă phục sinh.

 

5.- BỰC THỨ NĂM – A SƠ CA (ASEKA)

 

A sơ Ca có nghĩa là không c̣n làm đệ tử nữa, không c̣n học hỏi nữa (về dăy địa cầu nầy mà thôi chớ trong Vô cực c̣n không biết bao nhiêu sự nhiệm mầu khác).

Tới bực A sơ Ca mới có quyền thâu đệ tử, vị La Hán chưa được phép làm thầy. Như thế thật là đúng lư. Ḿnh độ ḿnh rồi th́ mới độ kẻ khác được, ḿnh độ ḿnh chưa xong th́ độ ai bây giờ.

Người đệ tử hồi mới làm vị Tu đà Huờn th́ gọi là nhập lưu, tới khi đắc đạo thành chánh quả th́ gọi là qua tới bến.

Theo tŕnh độ tiến hóa hiện thời của chúng ta, chúng ta chưa quan niệm được vị A sơ Ca là thế nào. Nhưng mấy vị cao đồ, mấy vị La Hán nói rằng : Ḷng người mẹ thương yêu đứa con duy nhứt của ḿnh và hi sanh tánh mạng để che chở cho nó thế nào th́ vị A sơ Ca cũng thương yêu chúng sanh và hi sanh cho nhân loại thế ấy.

Ngài ghé mắt vào vấn đề nào th́ liền hiểu rơ hết vấn đề đó, từ nguyên nhân cho đến tất cả các chi tiết.

Ấn Độ giáo gọi Ngài là Jivamoukta : Linh hồn đă được giải thoát.
 

BẢY ĐƯỜNG TIẾN HÓA TRƯỚC VỊ A SƠ CA.

Vị A sơ Ca mới thành một vị Siêu phàm, bên Đông phương gọi là Chơn Tiên. Nếu thành Tiên rồi :

Sớm chơi Bắc Hải, tối về Thương Ngô.

Th́ rất ích kỷ và kéo dài đời sống như thế măi không chán ư !

Sự thật là trước vị A sơ Ca có 7 đường tiến hóa khác nhau, Ngài có quyền chọn lựa đường nào cũng tùy ư.

1.- Hoặc là - Ở lại cơi trần, lấy xác phàm đặng giúp nhơn loại và lănh một chức vụ trong Quần Tiên Hội. Đường nầy khổ cực hơn hết; người ta gọi mấy vị ấy là những Chơn Sư từ bi bác ái. Trong lúc độ đời, Chơn Sư phải tu luyện thêm đặng lên những bực cao nữa.

2.- Hoặc là - Ở giúp nhơn loại, song không giữ xác phàm và cũng không lănh một chức vụ trong Quần Tiên Hội, mấy vị nầy gọi là những vị Nirmanakaya. Các Ngài sanh ra những thần lực để Quần Tiên Hội dùng đặng độ đời.

3.- Hoặc là - Nhập vào hàng các Đại Thiên Thần đặng tiến hóa nữa.

4.- Hoặc là – Vào Bộ Tham Mưu của Đức Thái Dương Thượng Đế đem chỉ dụ của Ngài khắp mười Dăy hành tinh của Thái dương hệ nầy.

5.- Hoặc là - Dự vào việc tạo lập Dăy hành tinh thứ năm để sau thế cho Dăy Trái đất của ḿnh là Dăy thứ tư.

6.- Hoặc là - Nhập vào Niết Bàn đặng tiến hoá, sau qua Thái dương hệ khác làm một vị Thiên Đế Avartar (Incarnation divine). Người ta gọi là mặc áo Dharmakya.

7.- Hoặc là - Nhập vào Niết Bàn đặng tiến hóa và người ta gọi là mặc áo Sambhogakya.

Nấc thang tiến hóa vô cùng vô tận, không biết sao mà diễn tả nổi. Tôi xin nói thêm, ngoài sự tiến hóa của con người c̣n sự tiến hóa của các loài khác, trong đó các hàng tinh tú (Esprits de la nature) và các hàng Thiên Thần, nhưng không phải là phạm vi cuốn nầy.
 

QUẦN TIÊN HỘI VÀ SỰ CAI TRỊ THẾ GIAN.

Nói đến bốn bực Điểm đạo th́ phải nói đến Quần Tiên Hội và sự cai tri thế gian.

Ta nên biết trên mỗi bầu hành tinh trong Thái dương hệ của chúng ta đều có một Đoàn thể gồm những bực Siêu phàm, những Đấng Chí Tôn mà ta gọi là Phật, là Đại Thánh, Đại Tiên (không liệt vào đó những hạng Thiên Thần) giúp Đức Thái Dương Thượng Đế để d́u dắt các loài vật tiến đến khuôn mẫu, đúng theo ngày giờ của Ngài đă định sẵn cho chúng. Chúa tể của Đoàn thể đó là một Đấng Chí Tôn, vua một cơi, vua một thế giới (Le Seigneur du Monde) - ấy là Đức Ngọc Đế được 9 lần điểm đạo.

Chẳng rơ ở các hành tinh khác, dưới Đức Ngọc Đế, những vị được 8 lần, 7 lần, 6 lần, 5 lần điểm đạo . . .  gọi là chi, chớ danh từ vua một cơi, vua một thế giới được áp dụng cho tất cả các hành tinh trong Thái dương hệ nầy.

Tại Địa cầu chúng ta, Đoàn thể đó gọi là Quần Tiên Hội hay là Thiên Đ́nh và ngôi thứ phân ra như sau đây :

1.) Chúa tể là Đức Ngọc Đế được 9 lần điểm đạo.

2.) Dưới kế đó là những vị Phật. Hiện giờ có bốn vị Phật được 8 lần điểm đạo.

           3 vị Độc Giác Phật và một vị Phật Đạo Đức là Đấng Chí Tôn mà ḿnh gọi là Đức Thích Ca.

3.) Dưới Phật là ba vị Tam Thanh được 7 lần điểm đạo. Đức Bàn Cổ - Đức Bồ Tát - Đức Văn Minh Đại Đế.

4.) Dưới Tam Thanh là 7 vị Đế Quân được 6 lần điểm đạo.           

5.) Dưới Đế Quân là những vị Chơn Tiên (S sơ Ca) được 5 lần điểm đạo.

6.) Dưới Chơn Tiên là 4 hạng đệ tử :

- Những vị La Hán được 4 lần điểm đạo.

- Những vị A na hàm được 3 lần điểm đạo.                  

      - Những vị Tư đà Hàm được 2 lần điểm đạo.

      - Những vị Tu đà Huờn được 1 lần đểim đạo.

cuối sách mục lục   chú thich

 

BẢY CUNG CỦA THÁI DƯƠNG HỆ.

Bảy cung của Thái dương hệ là :

           Cung thứ nhứt là cung Hành Chánh

           Cung thứ nh́ là cung Đạo Đức và Giáo Dục.

           Cung thứ ba là cung Thích Nghi và Đồng Hóa coi về Chiêm tinh.

           Đúng với câu của ông Thánh Phao Lồ (Saint Paul) đă nói “Tất cả mọi vật cho tất cả mọi người” (toutes choses pour tous les hommes)

           Cung thứ tư là cung Điều Ḥa và Mỹ lệ - Cung Kỹ Thuật.

           Cung thứ năm là cung Quan sát tỉ mỉ - Cung Khoa Học.

           Cung thứ sáu là cung Sùng Đạo.

           Cung thứ bảy là cung Pháp môn Phù thủy.

                                                                    ---------

Mỗi người trên thế gian đều thuộc về một cung chánh, hoặc cung thứ nhứt hoặc cung thứ nh́ v. v. . .  và cũng chịu ảnh hưởng của 6 cung kia nữa. Tiện đây tôi xin nói : Không phải khoa Chiêm tinh học để dành coi số mạng như Tử vi của ḿnh thường thấy đâu. Nó khảo cứu sự sống của các hành tinh, ảnh hưởng lẫn nhau của chúng, ảnh hưởng của chúng đối với con người cũng như đối với loài vật khác. Nó liên lạc với các vị Tinh Quân (Esprits Stellaires), các Đại Thiên Thần. C̣n khoa Thiên văn chỉ xem xét về h́nh thể của các hành tinh mà thôi, tức là vật chất làm ra vũ trụ hữu h́nh chớ chưa biết đến tinh thần hay là sự sống của các thế giới trên không gian. Thuở xưa các nhà Chiêm tinh Chadée nổi tiếng khắp hoàn cầu, nhưng ở Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ cũng có những nhà Chiêm tinh học trứ danh vậy.

Vấn đề cung cực kỳ khó khăn, từ bực Chơn Tiên trở lên mới hiểu nhiều, c̣n các hàng đệ tử chỉ biết chút đỉnh mà thôi.

Tôi xin nói tóm tắt là : Từ những Thái dương hệ cho tới những hạt nguyên tử, nghĩa là từ loài tinh chất, kim thạch, thảo mộc, thú cầm cho tới con người và các bực Siêu phàm, cả thảy đều chia ra làm 7 nhóm. Mỗi nhóm thuộc về một cung chánh, hoặc cung thứ nhứt hoặc cung thứ nh́, cung thứ ba v. v. . . và cũng chịu ảnh hưởng của 6 cung kia nữa.
 

CHỦ TỂ CỦA BẢY CUNG.

Chủ tể của Cung thứ nhứt là Đức Ngọc Đế.

Chủ tể của Cung thứ nh́ là Đức Phật Đạo Đức.

Chủ tể của 5 Cung c̣n lại, từ Cung thứ ba đến Cung thứ bảy, là Đức Văn Minh Đại Đế.
 

TAM THANH.

Tam Thanh là :

           Đức Bàn Cổ - Đức Bồ Tát - Đức Văn Minh Đại Đế.

Công việc của Đức Ngọc Đế chỉ xuống tới cơi Niết Bàn, các vị Độc Giác Phật phụ tá với Ngài. Ngài giao cho Đức Bàn Cổ thay mặt cho Ngài ở mấy cơi dưới.

Công việc của Phật chỉ xuống tới cơi Bồ Đề. Ngài nhờ Đức Bồ Tát thay mặt cho Ngài ở mấy cơi dưới.

Đức Bàn Cổ coi sóc sự sanh hóa một giống dân. Ngài sửa đổi cục diện của Địa cầu cho đúng với Cơ Trời. Đức Bồ Tát lănh phần giáo hóa một giống dân. Ngài chăm nom những tôn giáo đă có và lập những tôn giáo mới tùy theo sự nhu cầu của dân chúng. Có khi Ngài sai một vị Chơn Sư thay mặt cho Ngài.

Đức Văn Minh Đại Đế coi sóc sự văn minh tiến bộ của dân chúng. Đối với Ngài tương lai của nhơn loại là cuốn sách giở ra trước mắt Ngài.
 

BẢY VỊ ĐẾ QUÂN COI SÓC BẢY CUNG.

Bảy vị Đế Quân coi sóc 7 cung. Công việc của mỗi cung rất nhiều và rất phức tạp, người thường như chúng ta đây không sao hiểu nổi.
 

SỰ THAY ĐỔI NGÔI VỊ TAM THANH CỦA GIỐNG DÂN CŨ.

Khi một giống dân chánh gần tàn rồi th́ Đức Bàn Cổ của giống dân đó lên làm một vị Độc Giác Phật. Đức Bồ Tát của giống dân đó lên làm một vị Phật Đạo Đức. Ngài xuống trần dạy đạo một lần chót rồi từ đó không c̣n dính dấp chi tới thế tục nữa.

Đức Văn Minh Đại Đế muốn làm một vị Độc Giác Phật th́ phải đổi qua cung thứ nhứt, muốn làm một vị Phật Đạo Đức th́ phải đổi qua cung thứ nh́.

Mỗi vị trước phải qua một kỳ điểm đạo nữa là kỳ thứ tám.

C̣n vị Độc Giác Phật và vị Phật Đạo Đức thế nào ?

Vị Độc Giác Phật tu hành thêm nữa đặng một ngày sau làm một vị Ngọc Đế cai trị một bầu hành tinh.

C̣n vị Phật Đạo Đức muốn làm một vị Ngọc Đế th́ phải đổi qua cung thứ nhứt, hoặc là lănh một nhiệm vụ khác; như Phật Đỉnh Quang Dipânkara vốn là một nhân viên của Bộ Tham Mưu của Đức Thái Dương Thượng Đế.

Muốn làm một vị Ngọc Đế phải được 9 lần điểm đạo. Kỳ thứ chín nầy không ai điểm đạo cho ḿnh cả, ḿnh tự điểm lấy, chắc chắn là có những Đấng Cao Cả chứng minh.

Trước hết phải lănh trách nhiệm cai trị một bầu hành tinh trong một kỳ hạn vắn (vài triệu năm) với địa vị Ngọc Đế thứ nhứt hay thứ nh́. Nhiệm vụ nầy xong rồi th́ qua bầu hành tinh khác làm một vị Ngọc Đế thứ ba. Trách nhiệm nặng nề hơn. Thế nên trên mỗi bầu hành tinh phải có 3 vị Ngọc Đế.

 

TAM THANH CỦA GIỐNG DÂN MỚI.

Đức Đế Quân chưởng cung thứ nhứt sẽ lên ngôi Bàn Cổ và coi sóc sự sanh hóa giống dân mới.

Đức Đế Quân chưởng cung thứ nh́ sẽ lên giữ địa vị Bồ Tát dạy dỗ giống dân mới nầy.

Một vị Đế Quân trong 5 vị c̣n lại sẽ lănh chức Văn Minh Đại Đế.

Ba vị nầy trước phải qua một kỳ điểm đạo nữa là kỳ thứ bảy.

Thuở xưa, 5 vị Đế Quân c̣n lại thay phiên nhau mỗi vị lănh chức Văn Minh Đại Đế trong một kỳ gian sau khi được 7 lần điểm đạo.

Mới đây có sự thay đổi, có một vị Văn Minh Đại Đế khác hơn 5 vị Đế Quân.

Bốn vị Đế Quân c̣n lại cũng được 7 lần điểm đạo, song lănh nhiệm vụ khác.
 

NHỮNG VỊ ĐẾ QUÂN CỦA GIỐNG DÂN MỚI.

Bảy vị Chơn Tiên lên ngôi Đế Quân coi sóc 7 cung, song phải qua một kỳ điểm đạo nữa, là kỳ thứ sáu. C̣n những vị Chơn Tiên khác th́ được 6 lần điểm đạo rồi lănh những nhiệm vụ mới, tùy theo Thiên cơ.

Nói tóm lại : từ khi nhơn loại qua ở bầu Trái đất cho tới lúc bỏ nó mà về bầu Thủy tinh (Mercure) đặng tiếp tục sự tiến hóa của ḿnh th́ có 7 giống dân chánh (Race mère).

Mỗi giống dân chánh sanh ra 7 giống dân phụ (Sous race) tức là có 49 giống dân phụ (không kể các chi nhỏ nữa).

Giống dân thứ nhứt và giống dân thứ nh́ tàn đă lâu rồi, không c̣n để di tích nào cả.

Giống dân da đen bây giờ là con cháu của nhánh nhóc thứ bảy của giống dân thứ ba là giống Lê mu ri dien (Lémuriens). Giống da vàng và giống da đỏ là con cháu của nhánh nhóc thứ bảy của giống thứ tư là giống Ắt lăng (Atlantes).

Giống da trắng bây giờ là con cháu của giống dân phụ thứ tư và thứ năm của giống dân chánh thứ năm là giống A ri dien (Aryens). Giống dân phụ thứ sáu đă ra đời, nhưng ở rải rác khắp nơi chưa thành lập một nước.

Khi giống dân chánh thứ bảy tàn rồi th́ sự hoạt động của bầu trái đất của chúng ta đă chấm dứt. Nhơn loại bỏ quả địa cầu về Niết Bàn nghỉ ngơi một ít lâu. Đúng ngày giờ th́ qua bầu hành tinh thứ năm là bầu Thủy tinh đặng học hỏi và kinh nghiệm hơn nữa. (Xin xem quyển Đời sống huyền bí của Thái dương hệ của tôi).

Bởi mỗi giống dân chánh th́ có :

                     Một vị Bàn Cổ.

                     Một vị Bồ Tát.

                     Một vị Văn Minh Đại Đế.

Thế nên có tất cả :

                     3 vị Ngọc Đế.

                     7 vị Độc Giác Phật.

                     7 vị Phật Đạo đức.

                     7 vị Bàn Cổ.

                     7 vị Văn Minh Đại Đế.

                     49 vị Đế Quân.

                     Một số Chơn Tiên và

                     Một số đệ tử được từ một đến bốn lần điểm đạo.

 

VÀI LỜI VỀ TIỂU SỬ CỦA ĐỨC NGỌC ĐẾ HIỆN KIM

Đức Ngọc Đế hiện kim là Đức thứ ba. Mười sáu triệu rưỡi năm trước, Ngài và ba vị Độc Giác Phật đệ tử của Ngài, từ Kim tinh qua cai trị quả địa cầu ḿnh. Thân thể Ngài và ba vị đệ tử do phép thần thông hóa ra, cả triệu năm không ăn không uống, mà cứ trẻ đẹp măi không hề hư hại. Thật là vóc ngọc ḿnh vàng, trường sanh bất tử.

Ngài thay mặt cho Đức Thượng Đế đặng điều khiển sự tiến hóa của con người, các Thiên Thần và những loài vật khác. Hào quang Ngài bao trùm quả địa cầu nầy, không có một con kiến nào chết hay là sự bất công nào xảy ra mà Ngài không hay không biết. Trái đất nầy tuy lớn song ở trong ḷng bàn tay của Ngài. Ngài dùng được trọn vẹn thần lực Fohat và những lực của vũ trụ ngoài dăy địa cầu.

Những lực đó có thể nhận ch́m xuống đáy biển những châu thế giới và làm cho quả địa cầu tan ră từ mảnh.

Duy có một ḿnh ngài cầm quyền điểm đạo, nhưng trong hai kỳ điểm đạo đầu tiên, lần thứ nhứt và lần thứ nh́, Ngài cậy Đức Bồ Tát hay Đức Đế Quân chưởng cung thứ nhứt hoặc cung thứ nh́ thay mặt cho Ngài. Có khi lần thứ ba và lần thứ tư, Ngài cũng giao cho một vị Độc Giác Phật nhơn danh Ngài đặng điểm đạo. Ngài thật là Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi. Nhiều thí sanh tới bực A na Hàm rồi mà khi qú trước mặt Ngài th́ nắm nắm nớp nớp không dám ngó lên, v́ Ngài rất oai nghi lẫm liệt.

Ngày sau nhơn loại sẽ bỏ bầu trái đất nầy mà qua bầu Thủy tinh đầu thai đặng tiến hoá nữa. Ba vị Độc Giác Phật sẽ thay phiên nhau lănh ngôi vị Ngọc Đế đặng cai trị và lo lắng cho sự mở rộng đường tinh thần của chúng sanh.
 

BA VỊ ĐỘC GIÁC PHẬT

Tiện đây tôi xin nói vài lời về ba chữ Độc Giác Phật theo chỗ hiểu của tôi.

Tôi thấy thường thường người ta tưởng là những vị Độc Giác Phật chỉ lo khai sáng cho một ḿnh ḿnh chớ không đoái hoài tới kẻ khác, nói trắng ra là có tánh ích kỷ. Hiểu như thế e cho sự lầm lạc rất lớn.

Các vị Độc Giác Phật thuộc về cung thứ nhứt, là cung Hành chánh. Ngài lo việc quản trị, c̣n chuyện giáo hóa nhơn loại thuộc về phần trách nhiệm của vị Phật Đạo Đức. Các Ngài không thể nào bỏ bổn phận của ḿnh mà đi làm những công việc khác. Hơn nữa, từ khi khởi sự tu hành được vào hàng đệ tử cho đến lúc thành chánh quả và lên tới ngôi vị Bàn Cổ th́ Đấng Chí Tôn mà ḿnh gọi là Đức Độc Giác Phật đă độ đời không biết được mấy trăm triệu lần rồi.

Một lẽ khác, ba vị Độc Giác Phật thuộc về hệ thống tiến hóa khác, hệ thống Kim tinh, chớ không phải hệ thống địa cầu của chúng ta. Chúng ta không hiểu được các Ngài ra sao.

Hiện giờ, trong nhơn loại của chúng ta, chưa có một vị nào lên tới bực Độc Giác Phật cả. Chỉ có một ḿnh Đấng Chí Tôn mà người ta gọi là Đức Thích Ca thành Phật Đạo Đức mới có 2.500 năm nay.

600 năm nữa, khi giống dân chánh thứ sáu sanh ra rồi, th́ Đức Bàn Cổ của giống dân thứ năm bây giờ là Đức Vaivasvata Manou mới lên ngôi Độc Giác Phật.

C̣n Đức Di Lạc, Đức Bồ Tát của giống dân thứ năm, cũng gọi là Đức Mết Trai Da (Maîtreya) mới làm một vị Phật Đạo Đức thế cho Đức Phật Thích Ca.
 

ĐỨC PHẬT THÍCH CA LÀ ĐỨC PHẬT ĐẠO ĐỨC THỨ TƯ.

Vị Phật Đạo Đức hiện nay là Đấng Chí Tôn mà người ta gọi là Đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài là người thứ nhứt của nhơn loại đạt được quả vị Phật. Ngài điều khiển công việc đặc biệt của cung thứ nh́ ở mấy cơi cao và giao cho Đức Bồ Tát công việc thế cho Ngài ở mấy cơi thấp.

Ngài là Đức Phật của giống dân thứ tư, giống Ắt lăng (Atlantes) hay là vị Phật thứ tư. Ba vị Phật trước vốn ở Kim tinh qua giúp đỡ nhơn loại.

Đức Phật thứ ba là Đức Kasyapa (Ca Diếp).

Cả triệu năm trước, khi đúng ngày giờ mà nhơn loại phải sản xụất những vị Bồ Tát, những vị Phật riêng cho ḿnh th́ chỉ có hai Chơn Sư đồng bực tiến hóa với nhau. Ấy là Đức Thích Ca và Đức Di Lạc Bồ Tát hiện nay. V́ ḷng thương nhơn loại nên Đức Thích Ca t́nh nguyện xuống trước. Ngài c̣n thiếu những điều kiện nào, không ai rơ. Nhưng Đức Thích Ca nổ lực tu hành từ kiếp nầy qua kiếp kia, mỗi kiếp phải lập vài đại hạnh cần thiết cho địa vị cao cả sau nầy . . .

Đây mới thiệt là sự hi sinh cao cả của Ngài.

C̣n việc Thái tử Sĩ đạt Ta, ĺa ngai vàng điện ngọc, bỏ cung phi mỹ nữ và vợ yêu con quí vào rừng sâu tu luyện, có một ư nghĩa khác. Sánh nó với việc hi sinh cao cả kia th́ nó chỉ là một góc nhỏ đường tơ.

Lúc c̣n ở ngôi Bồ Tát, Đức Phật có lâm phàm dạy đạo. Người ta biết được những tiền kiếp sau đây :

           1.- Vyasa - ở Ấn Độ.

           2.- Hermès Trismégiste ở Ai Cập.

           3.- Zoroastre đầu tiên trong 29 vị ở Ba Tư.

           4.- Orphée ở Hi Lạp.

Kiếp chót Ngài mượn xác Thái tử Sĩ đạt Ta [20] .

  cuối sách mục lục   chú thich
 
CHƯƠNG THỨ SÁU
 

NHỮNG VIÊN NGỌC QUÍ VÔ GIÁ BỊ VÙI LẤP 2.500 NĂM NAY.

Những viên ngọc quí bị vùi lấp dưới đất cát lâu ngày th́ dính bùn dơ và lẫn lộn với đá sỏi, khi ta nh́n biết th́ phải lập tức lượm lên đem chúng nó rửa sạch và lau chùi kỹ lưỡng; chúng nó sẽ sáng chói như xưa. Cũng thế đó, bốn giai đoạn của thời kỳ nhập môn đặng vào hàng đệ tử được điểm đạo và mười dây chướng ngại trên đường đạo là những viên kim cương vô giá. Tiếc thay, 2.500 năm nay nó bị chôn lấp dưới đám rừng sâu kinh kệ. Thật sự một đôi khi người ta cũng có nói đến nó; nhưng nói đến để mà nói chớ không nói đến để mà hành, hay là chỉ cho kẻ khác hành.

Xét cho tột lư, các bực tiền bối đă theo con đường đó mà thành chánh quả, nếu chúng ta muốn lên tới địa vị của các Ngài th́ cũng phải noi theo gương các Ngài mà đi, v́ nó là con đường duy nhứt, không thể nào làm khác hơn được.
 

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHI THƯỜNG CỦA ĐẠO BÁT CHÁNH.

Trong chu kỳ tiến hóa nầy, nhơn loại say mê vật chất ít lo đến phần tinh thần. Phật thấy rơ điều đó nên lo cứu vớt chúng sanh được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ngài bèn vạch ra một con đường rất dễ đi, ở chính giữa thời xa hoa phóng túng của cuộc đời, và sự khổ hạnh của đạo tu hành, dung ḥa cả hai bên. Ấy là con đường Trung đạo hay là Đạo Bát Chánh. Nó là nền tảng của Phật giáo và gồm ba điểm tối quan trọng.

Một là : Thích hợp với tất cả các hạng người, các giai cấp, cao hành theo cao, thấp hành theo thấp.

Hai là : Nó diệt được các sự đau khổ nếu nhơn loại cố gắng đem ra thật hành.

Ba là : Nó bao hàm bốn thời kỳ chuẩn bị hay là con đường nhập môn.

Nói một cách khác, Đạo Bát Chánh có một đặc điểm phi thường là nó áp dụng vào đường đời và đường đạo một lượt.

1.- Về đường đời : - Các sự đau khổ diễn ra trên cơi Trần hằng ngày đều do những sự bất chánh, những sự gian tà của con người gây ra, dù trong kiếp nầy hay kiếp trước cũng vậy. Bây giờ đổi mục đích lại. Mỗi người ăn ở theo 8 lẽ chánh (không đợi tới 8 điều, nội trong 4 điều đầu tiên cũng đủ) th́ cái xấu sẽ hóa ra cái tốt, cái dữ sẽ thành cái lành. Non nước sẽ thanh b́nh, nhà nhà đều no ấm, đâu c̣n cái nạn chiến tranh giặc giă, cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt nữa. Nói Đạo Bát Chánh là đạo mầu diệt khổ, thật đúng lắm vậy.

2.- Về đường đạo : - Hành Đạo Bát Chánh tức là dọn ḿnh cho trong sạch để xứng đáng được điểm đạo lần thứ nhứt. Và từ đó cho đến ngày đắc đạo thành chánh quả làm một vị Chơn Sư, người đệ tử bất câu giờ phút nào cũng phải sống với 8 lẽ chánh luôn luôn.

Nói tóm lại, Đức Phật dạy con người phương pháp tu tại gia dễ dàng, có một không hai. Khỏi cần vào chốn non cao động cả, người cư sĩ cũng có thể tự cứu được ḿnh ra khỏi chốn khổ hải trầm luân. Con đường nầy pháp môn gọi là Cạt ma Dô ga. Dô ga của con người Hành Động (Karma Yoga); nhưng nó cũng gồm đủ ba việc lập Hạnh – Tham Thiền và Hành Động một lượt.
 

SO SÁNH ĐẠO BÁT CHÁNH

VỚI BỐN ĐỨC TÁNH CỦA CON ĐƯỜNG NHẬP MÔN

              

Đạo Bát Chánh

                        

I

1./ Chánh Kiến : Sự thấy chơn chánh. Tín ngưỡng chơn chánh.

 

Muốn được chánh kiến th́ phải làm thế nào? Trước hết th́ phải mở trí tức là phải học hỏi. Trí mở rộng rồi th́ mới phân biệt được cái nào chơn cái nào giả, cái nào bất thường, cái nào vĩnh viễn trường tồn.

Chưa mở trí th́ làm sao hiểu được lẽ tà chánh, điều thiện ác đặng hành động cho đúng với cơ Trời. Thế nên trí càng mở rộng th́ càng dễ tiến bước trên đường đạo (xin nhớ tôi nói dễ tiến chớ không phải tiến mau; bởi v́ có tài mà thiếu đức, vô hạnh th́ không khi nào bước tới cửa Đạo được).

V́ mấy lẽ trên đây mà Chánh Kiến gồm 2 đức tánh của con đường nhập môn là :

 

I

Manodvaravajjana = Mở trí và

Parikamma = Chuẩn bị đặng hành động.

 

II

2./ Chánh Tư duy : Tư tưởng chơn chánh

3./ Chánh Ngữ : Lời nói chơn chánh

4./ Chánh Nghiệp : Việc làm chơn chánh

5./ Chánh Mạng : Nghề nghiệp chơn chánh

6./ Chánh Tinh tiến : Thành thật tiến tới.

Năm đức tánh nầy thuộc về giới : “Sila”

Tư tưởng chơn chánh, Lời nói chơn chánh, Việc làm chơn chánh là ba đức tánh quan trọng đầu tiên; các thí sanh trên con đường nhập môn bị bắt buộc phải thực hiện cho được.

Ba sợi dây cột lưng của người Bà la môn tượng trưng ba đức tánh nầy. Nhưng chúng nó không phải thuộc riêng về Ấn Độ giáo, Phật giáo hay là Ai Cập giáo, Hỏa Thần giáo. Chúng nó do luật trời qui định mà tất cả những sinh viên Huyền bí học muốn thành công th́ phải luyện tập cho kỳ được. Chúng phải thấm nhuần máu huyết xương thịt của kẻ học Đạo, v́ chúng là ba món ăn tinh thần chánh; không tiêu hóa được th́ tinh thần sinh viên không khi nào phấn chấn và phát triển bao giờ.

 

 

7./ Chánh Niệm : Sự tưởng nhớ chơn chánh

 

 

8./ Chánh Định.

Bốn đức tánh của con đường nhập môn

 

I

1./ Manodvaravajjana : mở trí.

 

2./ Parikamma : chuẩn bị đặng hành động.

 

 II

Upacharo của Phật giáo hay là Shatsampati của Ấn Độ giáo. Hạnh kiểm.

 

1./ Samo - Sự yên tịnh.

Tư tưởng yên tịnh và trong sạch đối chiếu với Chánh Tư Duy.

2./ Damo - Kiểm soát giác quan và thân thể.  Đối chiếu với :

                Chánh Ngữ

                Chánh Nghiệp.

                Chánh Mạng.

3./ Uparati : Chấm dứt hay là một sự khoan dung rộng răi.

4./ Titiksha : Nhẫn nại.

Hai đức tánh nầy đối chiếu với Chánh Tinh tiến. Bởi v́ không cố gắng chấm dứt sự tin tưởng dị đoan, không khoan dung, không nhẫn nại th́ không bao giờ tiến mau được.

5./ Samadhana : Để tâm vào đường đạo. Chẳng có sự cám dỗ nào làm ḿnh quên được mục đích của ḿnh. Đối chiếu với Chánh Niệm.

6./ Shaddha : Đức tin. Tin Sư Phụ của ḿnh và cũng tự tin ḿnh nữa. Tức là trụ vào một chỗ. Đối chiếu với Chánh Định.

 

Trong Đạo Bát Chánh không có đức tánh thứ tư của con đường nhập môn là Anuloma của Phật giáo hay là Mumukshâ hoặc Moumoukshoutwa của Ấn Độ giáo bởi v́ nó thuộc về Công truyền, c̣n bốn đức tánh của con đường nhập môn thuộc về Bí truyền và thuở Phật ra đời 2.500 năm trước, bốn đức tánh nầy chưa được công bố ra như ngày nay.

Bốn đức tánh trên đây có giải trong cuốn Dưới Chơn Thầy và nhứt là nên xem quyển Giảng lư (Commentaires sur aux Pieds du Maître) mới hiểu rành rẽ hơn và cuốn Con đường của người đệ tử (Le Sentier du disciple).
 

GIỚI  ĐỊNH  HUỆ

Có những vị Phật tử chia 8 lẽ chánh ra làm ba giai đoạn.

 

1.- Chánh Kiến                                                          thuộc về Huệ

2.- Chánh Tư duy                                         

3.- Chánh Ngữ                                            

4.- Chánh Nghiệp                                                   thuộc về Giới

5.- Chánh Mạng                                           

6.- Chánh Tinh tiến

Text Box: thuộc về Định -                
Phải hiểu là Đại định mới đúng.

7.- Chánh Niệm

8.- Chánh Định                          

 

C̣n theo vài vị khác th́ :

I. Sila giới gồm 4 đức tánh

      1.- Chánh Ngữ

2.- Chánh Nghiệp

3.- Chánh Mạng

                     4.- Chánh Tinh tiến.

              II. Samadhi : Định gồm 2 đức tánh  

                     5.- Chánh Niệm

                     6.- Chánh Định.

              III. Panna (Haute sagesse)

                     7.- Chánh Kiến

                     8.- Chánh Tư duy.

Vậy ta hăy bàn thử coi.

Thường thường th́ :

                           Trước phải giữ giới

                           Kế đó là Định

                           Sau mới phát Huệ.

Hiểu như vậy người ta mới đem hai đức tánh đầu tiên là Chánh Kiến và Chánh Tư duy để xuống dưới. Chúng thành ra đức tánh thứ 7 và thứ 8.

Vậy làm như thế có ư nghĩa chi chăng ?

Rơ ràng người ta đă sửa tới Phật. Phải chăng vô t́nh hay cố ư người ta đă chê Phật dốt, Phật lầm nên mới để Chánh Kiến trước hết, tức là Huệ trước Giới và Định. V́ vậy người ta mới đảo lộn lại. Trên đem xuống dưới, dưới đặt lên trên. Hành động như thế rơ ra con người không sáng suốt và không khiêm tốn chút nào.

Người ta đâu có biết Phật dạy đúng với Huyền bí học là trước khi mở trí sau mới phân biệt được lẽ tà chánh, và noi theo cái chánh ĺa bỏ cái tà.

Nếu cho Chánh Kiến thuộc về Huệ th́ bảy cái Chánh sau : Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tiến, Chánh Niệm, Chánh Định cái nào cũng thuộc về Huệ cả, bởi chưng hành Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp tức là đă sáng suốt rồi.

Thiết tưởng người ta cũng nên biết : không phải giữ giới và định cho nó có lệ mà phát Huệ đâu. Phải giữ giới cho chính chắn, định cho đúng phép và bền chí thật hành lâu ngày th́ mới có Huệ. Hơn nữa, Giới, Định, Huệ, mỗi thứ c̣n chia ra nhiều bực tùy theo tŕnh độ tiến hóa của sanh viên. Mỗi người phải tự kinh nghiệm rồi tự hiểu lấy chớ không sao cắt nghĩa cho người khác hiểu được.

Đừng bao giờ quên rằng học Đạo th́ phải hành động, không hành đạo th́ không bao giờ đắc đạo. Nhưng chứng bịnh thông thường của người mới học Đạo là đi t́m cái khó chớ không chịu thực hành trước cái dễ, dường như không biết rằng muốn lên ngồi trên cao th́ phải đi từ nấc thang chót cho đến nấc thang thứ nhứt. Mà dầu có học được thuật đề khí đi nữa, trước hết cũng phải tập sao cho thân thể trở nên nhẹ nhàng (khinh thân). Luôn luôn người ta cho rằng tập rèn tánh nết là việc nhỏ mọn, dễ ợt, ai lại không biết. Nhưng cái dễ nầy lại là chuyện khó làm hơn hết, ḍm lại cả muôn cả triệu người học Đạo thử hỏi được mấy chục người thành công trong việc luyện tập tánh t́nh.

Nội tám chữ : Lánh dữ,

                       Làm lành,

                       Rửa ḷng trong sạch.

đem ra thực hành, nếu không biết phương pháp th́ trong 30 kiếp cũng chưa xong, nói chi chỉ trong một đời người vắn vỏi sống có mấy chục năm mà phải chịu những đau ốm bịnh tật và mắc đủ các thứ chướng ngại. Muốn đương đầu phải có gan vàng dạ sắt, ư chí cương quyết mới vững bước được. Đừng ham vừa chạy vừa ngó theo phi cơ đang bay liệng trên trời với ư nghĩ “Muốn làm một vị phi công tung mây lướt gió” mà quên ḿnh chưa đủ những điều kiện và dưới đất dẫy đầy những hầm hố chông gai. E cho sụp chơn vấp té, lổ đầu găy tay mà phải vỡ tan mộng đẹp.

Ḿnh phải tự biết ḿnh là việc hay hơn hết, v́ nó là điều kiện tối cần để thành công trong mọi việc, dầu về mặt đời hay về mặt đạo cũng vậy. Ḿnh tự thắng ḿnh c̣n khó gấp trăm lần việc chiến thắng muôn vạn hùng binh. Mà ḿnh không thắng được ḿnh th́ chưa có thể học đạo đươc.

Nói tóm lại, v́ ḷng Từ bi vô lượng, Đức Phật mới vạch ra và mở rộng lối vào con đường Huyền bí học. Ai ai cũng có thể bước vào lối đó dễ dàng và tiến mau nếu cố gắng. Nhưng mà ngày nay người ta đă quên phứt nó đi và ngơ vô cũng bị gai gốc bít rồi.

Quí bạn có quyền tự do, muốn bước vào cũng được hay là ở ngoài tùy ư. Nhưng mà đừng quên rằng bánh xe tiến hóa cứ chậm chậm lăn tới măi và lôi cuốn chúng ta theo nó trong khi đó ngày tháng trôi qua như chớp nháng. Dầu muốn dầu không, chúng ta không thoát ra ngoài ṿng đó được và cũng không dừng bước được lâu, chúng ta phải đi tới và tốt hơn là nên đi ngay bây giờ, càng đi mau càng hay.

14 năm nữa, năm 1975, một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Huyền bí học sẽ mở màn. Từ đó về sau người ta sẽ giải thích được nhiều vấn đề siêu nhiên. Người ta sẽ biết và sẽ tin rằng xung quanh chúng ta c̣n nhiều thế giới vô h́nh cũng có những nhân vật ở như trên mặt địa cầu nầy. Sở dĩ chúng ta không thấy mấy cơi đó là tại chúng nó làm bằng những chất tế nhị, tinh vi hơn chất hồng trần và cũng bởi chúng ta chưa dùng được những quan năng c̣n tiềm tàng trong ḿnh gọi là thần nhăn, thiên nhăn v. v. . .

Những chuyện Nhân quả, Luân hồi, Hồn ma hiện h́nh là những chuyện có thật. Chúng nó tuân theo những luật thiên nhiên kỳ diệu mà hiện nay con người chưa khám phá ra được nên chưa hiểu, chớ không phải những chuyện dị đoan phi lư.

3 năm nữa ! không lâu đâu. Quí bạn, nhứt là những thanh niên nam nữ chờ xem.
 

HAI CUỘC LỄ LỚN CỦA PHẬT GIÁO.

Phật giáo có hai cuộc lễ lớn, mỗi năm được Quần Tiên Hội tổ chức và cử hành một cách long trọng nhưng người ngoài ít ai biết được.

Ấy là lễ Huê Sắc (Vesak), Vía Phật và lễ A sa la (Asala), lễ chuyển Pháp Luân.
 

LỄ HUÊ SẮC (VESAK)

Theo kinh sách Phật tại Tích Lan, th́ Đức Bồ Tát :

a/ Giáng sanh nhằm ngày trăng tṛn của tháng Huê Sắc (Vesak).

b/ Đắc đạo làm một vị Phật cũng nhằm ngày trăng tṛn của tháng Huê Sắc.

c/ Nhập Niết Bàn cũng nhằm ngày trăng tṛn tháng Huê Sắc.

Tháng Huê Sắc của Thiên Trước luôn luôn chạy nhằm tháng năm dương lịch (mois de Mai) thường thường là tháng tư âm lịch.

Nhưng nói cho đúng là giờ trăng tṛn của tháng Huê Sắc chớ không phải là ngày trăng tṛn [21] .

Thế nên mỗi năm tới ngày trăng tṛn tháng Huê Sắc, các hàng Phật tử ở Tây Tạng, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Nê Bôn, Âu Châu đều cử hành một cuộc lễ rất long trọng để kỷ niệm ba đại sự trong đời sống của Đức Phật Thích Ca tại thế.

Tạp chí Phật giáo La Pensée boudhique bắt đầu từ số tháng Juillet 1951 có nói tới cuộc lễ nầy do các vị thân hữu Phật giáo ở Ba Lê tổ chức và thường có những đại diện Phật giáo các xứ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Nê Bôn đến dự.

Tôi không rơ thuở xưa các nhà sư bên Trung Hoa tính toán ngày giờ cách nào mà nói Đức Bồ Tát giáng sanh nhằm mồng 8 tháng tư âm lịch, hoặc giả thuở đó ngày trăng tṛn nhằm ngày mồng 8 chăng ? C̣n ngày thành đạo lại là mồng 8 tháng chạp. Ngày giáng sanh và ngày thành đạo khác nhau.

VÍA PHẬT LÀ NGÀY HẠNH PHÚC NHỨT CỦA NHƠN LOẠI.

Ngoài đời không ai tin rằng Vía Phật là ngày hạnh phúc nhứt của nhơn loại, bởi v́ không ai biết rằng ngày đó Đức Phật ĺa khỏi cơi Đại Niết Bàn xuống trần thế hiện ra đặng ban ân huệ cho ba ngàn sáu trăm triệu linh hồn trên địa cầu nầy. Đây có phải là Ngài noi gương mấy vị Phật quá khứ chăng ?

Không phải thế, như tôi đă nói khi nảy, một khi chứng quả Phật rồi th́ Đức Bồ Tát giao quyền chưởng giáo lại cho Đức Đế Quân chưởng quản cung thứ nh́, lên kế vị cho Ngài c̣n Ngài th́ về cơi trên làm Chủ tể cung thứ nh́ coi sóc sự tiến hóa của con người và các Thiên Thần, song không hề khi nào trở xuống thế gian nữa.

Nhưng trường hợp của Đức Thích Ca th́ khác hơn mấy vị Phật quá khứ. Các Ngài nầy ở bầu thế giới khác (Kim tinh) qua giúp đỡ chúng ta lúc nhơn loại c̣n trong thời kỳ ấu trỉ.

Không hiểu v́ lẽ nào mà công việc của Đức Phật Thích Ca có vài điểm Ngài không có đủ ngày giờ làm cho hoàn thiện (xin quí bạn chú ư, đây là một vài điểm trong công việc của Ngài làm chớ không phải Tài hay Đức của Ngài c̣n kém. Ngài đă tới bực toàn giác của dăy địa cầu nầy).

Có lẽ tại những cố gắng trong nhiều thế kỷ qua, lúc Ngài tu luyện đặng xứng đáng với địa vị cao cả sau nầy, cho nên Ngài tự nguyện để dính dấp một chút với hồng trần đặng khi Đức Di Lạc Bồ Tát gặp trường hợp cấp bách khẩn cầu Ngài th́ Ngài xuống chỉ bảo và giúp đỡ nếu cần. Ngoài ra, mỗi năm đúng giờ bỏ xác phàm tức là giờ trăng tṛn tháng Huê Sắc, Ngài giáng phàm một lần, dùng một phương pháp nhiệm mầu giúp chúng sanh bớt khổ trong tâm hồn một phần nào, người ta gọi đó là Phật ban ân huệ cho chúng sanh.

 

ÂN HUỆ CỦA PHẬT BAN LÀ CÁI CHI ?

Đức Phật có một thần lực riêng biệt của Ngài mà Ngài rải ra khi ban phép lành cho đời. Sự ban phép lành nầy là một việc duy nhứt và vô cùng huyền diệu. Mỗi Đức Phật nhờ quyền năng và địa vị của ḿnh cho nên vào ra được những cảnh giới cao siêu của vũ trụ mà chúng ta chưa lên tới. V́ vậy, Ngài có thể biến đổi những thần lực ở mấy cơi đó và đem chúng nó xuống tới mức của chúng ta. Không có sự trung gian của Ngài th́ những thần lực nầy không hữu ích cho chúng ta chút nào trong đời sống hằng ngày. Những sự rung động của chúng nó thật là phi thường và mau lẹ cho đến đỗi chúng nó đi ngang qua ḿnh chúng ta mà chúng ta không hay, không biết, mặc dầu tŕnh độ tiến hóa của chúng ta tới mực nào. Nhưng thay v́ điều đó, khi Đức Phật ban phép lành th́ những thần lực đó gặp các vận hà chuyển đi cũng như nước gặp liền những ống dẫn; chúng nó thêm sức cho những việc lành, việc phải và đem sự yên tịnh cho những tâm hồn nào đủ sức thụ lănh chúng nó. Khi Phật giơ tay mặt ban phép lành th́ một trận mưa hoa rớt xuống in như lúc Ngài trở về Kapilavastu thuyết pháp cho vua Tịnh Phạn nghe. Đây tôi chỉ nói ư nghĩa của lễ Huê Sắc, quí bạn muốn rơ về cách hành lễ xin đọc chương XIV của cuốn Chơn Sư và Thánh Đạo (Les Maîtres et le Sentier) bạn Nguyễn văn Lượng có dịch ra và đề tên cuốn sách là Đức Phật hiện.

 

LỂ  A SA LA

HAY LÀ LỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN.

Ngoài lễ Huê Sắc c̣n có một lễ nữa mà ít nghe ai nói tới, bởi v́ nó cử hành ở tại cung của Đức Di Lạc Bồ Tát, không có tánh cách công khai như lễ Huê Sắc. Đây cũng là một dịp để cho Tiên Thánh trong Quần Tiên Hội chánh thức gặp gỡ nhau mỗi năm một lần nữa. Lễ nầy là lễ A Sa La chạy nhằm giờ trăng tṛn tháng bảy dương lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên tại Sạt Nát (Sarnath) gần Bénarès, giải về Tứ Diệu Đề và Đạo Bát Chánh.

V́ ḷng thương mến và tôn kính Đức Như Lai cho nên Đức Di Lạc mới nhứt định mỗi năm đúng giờ trăng tṛn tháng A Sa La th́ Ngài lập lại bài Chuyển Pháp Luân cho Quần Tiên Hội nghe.

Gần tới buổi nhóm th́ Tiên Thánh và các đệ tử (trừ 3 vị Độc Giác Phật) lần lượt xuất vía đến hoa viên ở trước mặt tiền cung của Đức Di Lạc, nhằm về triền phía Nam núi Hi Mă Lạp Sơn. Những người thuộc về giáo phái khác biết ngày lễ nầy, xuất vía đến dự đều được tiếp đón niềm nỡ.

Đức Di Lạc ngồi trên chiếc ghế cẩm thạch bao ṿng cây cổ thụ mọc trước cung của Ngài. Gần bên Ngài là Đức Bàn Cổ và Đức Văn Minh Đại Đế.

Tiên Thánh, các đệ tử và thính giả phân ngôi thứ an tọa hai bên, tại sân cỏ trên những chiếc ghế đặt dưới ngai vài thước.

Đức Di Lạc nói bằng tiếng Ba Li (Pali) mà các thính giả nghe là tiếng mẹ đẻ, tiếng nước ḿnh, nghĩa là người Anh nghe Ngài thuyết pháp bằng tiếng Anh. Người Mỹ, người Pháp, người Ư nghe Ngài giảng đạo bằng tiếng Mỹ, Pháp, Ư v. v . . . Mới nghe qua có người hoài nghi hay lấy làm lạ lắm. Đây là sự thật một trăm phần trăm. Ai có đọc Công vụ của các sứ đồ th́ biết đó là chuyện không phải sai ngoa.

Nhưng tự do tín ngưỡng.

Mặc dầu bài Chuyển Pháp Luân đă lập lại cả ngàn lần rồi, mà với tài hùng biện phi thường của Đức Bồ Tát, mỗi năm các thính giả đều nghe như là một bài mới và dường như Ngài nói riêng cho mỗi người nghe mà thôi.

Tiếng Ngài như chuông ngân, thanh tao và dịu dàng vô cùng, cây viết phàm làm sao tả nổi tài hoạt bát và lập lại những lời châu ngọc của Ngài.
 

TẠI SAO ĐỨC DI LẠC BỒ TÁT GIẢNG BẰNG TIẾNG BA LI

Có một nghi vấn cần phải giải quyết là tại sao Đức Di Lạc Bồ Tát giảng bằng tiếng Ba Li chớ không dùng tiếng Sancrit. Bởi v́ thuở xưa Đức Phật thuyết pháp bằng tiếng Magadhi là tiếng thổ âm của xứ Magadha, có chỗ nói là tiếng Prakrit[22]. Magadhi sanh ra tiếng Ba Li. Tiếng Ba Li để dùng về văn chương, c̣n Magadhi cũng như chữ Nôm của ḿnh thuở xưa. Người ta nói tiếng Magadhi c̣n dùng tới Hội Nghị Phật giáo lần thứ nh́ và lần thứ ba. Người Jaina, thuộc phái Hỏa Thần giáo cũng dùng tiếng Magadhi đặng viết kinh.

Những sắc chỉ của vua A Dục (Asoka) khắc vào những thạch trụ và những bia đá mà người ta mới khám phá ra ở Kapourdagarhi, Girmâr, Delhi, Aiderhabbad v. v. . chứng thật những lời trên đây. Người da trắng đầu tiên đọc được chữ Magadhi là ông James Prinsep và ông E. Senart có dịch ra đủ hết.

CÓ BẰNG CỚ NÀO XÁC NHẬN

NGÀY LỄ HUÊ SẮC ĐỨC THÍCH CA HIỆN RA CHĂNG ?

Kinh sách Phật Trung Hoa không có nói đến việc Đức Thích Ca hiện ra ngày lễ Huê Sắc nầy, c̣n các hàng Phật tử bên Tây Tạng và Trung Bộ Á Châu đều công nhận điều đó là sự thật. Cho nên mới có những lời sau đây :

Trong cuốn Cải cách Ấn Độ giáo - Tiểu luận về Phật giáo (Réforme Hindoue – Essai sur le Bouddhisme) par V. Reynaud nơi trương 112, sau khi nói về Đức Phật bỏ xác có đoạn nầy :

“A ce propos, il est utile d’indiquer ici que l’anniversaire de son entrée au Nirvana est céléblé par une grande fête qui a lieu au Thibet à la pleine lune de Mai de chaque année : c’est la fête du Vésac qui rassemble un très grand nombre de Buddhiste et de hauts dignitaires des Monastères Thibétaine. Un service religieux compotant des invocations au Buddha a lieu et d’après les traditions buddhiques,  le maître apparait à ses fidèles revétant pour ce jour là l’apparence qu’il avait eue autrefois. Quittant pour un momet son état Nirwanique, il entre en contact avec les plans matériels et vient bénir la terre. Il apparait dans un corps subtil, mais visible pour les sensitifs légèrement clairvoyants. Il est entouré d’une aura lumineuse, que l’on reproduit dans les statues qui le représentent, assis à l’orientale, et placé sur un socle à triple étage, symbolisant les trois mondes . . .

 

XIN THOÁT DỊCH.

Nhơn dịp nầy thấy rất hữu ích mà tỏ ra đây rằng : một cuộc lễ lớn được tổ chức mỗi năm tại Tây Tạng  lúc trăng tṛn tháng Năm dương lịch để kỷ niệm ngày Phật nhập Niết Bàn, ấy là lễ Huê Sắc. Nó tập hợp một số Phật tử rất đông đảo và những vị Thượng tọa, Trưởng lăo ở các tu viện Tây Tạng. Người ta cúng kiến và khấn vái Đức Phật và theo truyền thống Phật giáo th́ ngày đó Đức Phật hiện ra cho các tín đồ thấy, giống in như lúc Ngài c̣n tại thế. Ĺa cơi Niết Bàn trong chốc lát, Ngài tiếp xúc với những cơi vật chất và đến ban ân huệ cho địa cầu. Ngài hiện ra trong một thể tinh vi, nhưng mà những người xúc cảm lẹ làng và có chút ít thần nhăn đều ngó thấy hào quang Ngài rực rỡ, và người ta lấy màu sắc hào quang đó vẽ vào h́nh tượng của Ngài ngồi trên ngai kê trên ba từng, tượng trưng ba cơi.

-----------

V. Reynaud là người Pháp. Bà cho độc giả biết hào quang của những tượng Phật vốn vẽ theo hào quang của Phật lúc Ngài hiện ra chớ không phải tự ư của thợ họa hay là các nhà sư muốn cho màu nào cũng được.

Tác giả quyển Chơn Sư và Thánh Đạo là Đức Leadbeater, người Anh, chương XIV của Ngài viết khác hơn đoạn của bà V. Reynaud mới kể ra trên đây . . . Không thể nào nói bà V. Reynaud vịn theo ư kiến của Đức Leadeater mà tả lại cuộc lễ đó.

 

CHUYỆN ĐỨC PHẬT HIỆN CÓ PHẢI LÀ CHUYỆN DỊ ĐOAN HAY KHÔNG ?

Những việc ma hiện h́nh, Thần Thánh vô cơ, ông lên bà xuống, đi hỏa than, tẩm dầu sôi, xiêng quai, là những việc có thật (trừ phi những đồng cốt lên giả) khoa học giải chưa được v́ chúng nó không tùy thuộc những luật vật lư ở cơi trần mà tuân theo những luật của mấy cơi khác.

Như chuyện Đức Phật hiện, người học Đạo biết rằng có thật, người chưa biết Đạo không tin cho là việc dị đoan và bảo : “Ai làm chứng rằng quả thật ḿnh thấy Đức Phật hiện ra”. Thật là không biết phải trả lời làm sao. Nhân chứng là những người có dự lễ như những nhân viên của Quần Tiên Hội, các đệ tử, mấy vị Lạt Ma ở Tây Tạng và những khách hành hương ở Trung Bộ Á Châu . . . Dầu mấy vị Lạt Ma, mấy vị khách hành hương nói có thật, chúng ta thấy cũng không được bao nhiêu người tin v́ đâu có những bằng chứng cụ thể đặng trưng ra. Tin hay không tin là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người, nhưng mà những việc sau đây có dị đoan hay không ?

Đọc Kinh Thánh Tân Ước chúng ta thấy Đức Chúa Jésus làm nhiều việc phi thường như :

a.- hóa ra nhiều bánh.

b.- đi trên mặt biển

c.- cải tử hoàn sanh Lazare, v. v. . .

Ngài bị đóng đinh trên cây Thánh giá rồi Ngài sống lại hiện ra với Marie Madeleine và các môn đồ . . . rồi bay lên trời. Thử hỏi có ai bảo tín đồ Cơ Đốc giáo phải đem những bằng chứng ra mới chịu như câu chuyện Đức Phật hiện chăng. Đó là việc xưa c̣n việc đời nay.

----------

Đức Mẹ hiện ra ở thành Lourdes, cô gái nhà quê tuổi trẻ tên Bernadetta thấy. Khắp hoàn cầu người ta đều tin chuyện nầy có thật.
 

Lời tiên tri của Đức Mẹ ở Fatima c̣n giữ bí mật.

Trong bài Từ động đất đến địa cầu nứt năm đường, đăng trong báo Chuông Mai số 224, ngày 23 tháng 3 năm 1960, có đoạn nầy nói về lời tiên tri của Đức Mẹ ở Fatima.

. . .  Tới ngày nay người ta được biết rằng văn kiện đựng trong bao thơ là đoạn chót của những bí mật do Đức Bà ở Fatimađă phát giác với em bé Lucia des Santos khi Đức Bà hiện ra cho em thấy. . .

Hôm mới rồi, một tu sĩ cao cấp ở Bồ Đào Nha đă ngầm cho biết những sự phát giác đó không được công bố v́ lư do có những tin đồn đáng ngại hiện đang loan truyền khắp thế giới về vấn đề bí mật ấy.

Một phần lời tiên tri đă được ứng nghiệm.

Em bé nữ mục đồng 10 tuổi mà Đức Mẹ xuất hiện cho thấy 6 lần, đă không bao giờ trở lại Fatima nữa. Nhưng về sau em bé đă trở thành bà phước Marie bảy mối đau khổ, đi tu ở viện Coiinbra và tại đó ngay hồi 1930 bà đă bắt đầu viết lại những điều tiên tri mà bà đă được Đức Mẹ nói : “Chiến tranh giữa các nước sẽ chấm dứt năm 1919, một trận giặc khác kinh khủng hơn sẽ bùng nổ 20 năm sau.

Những việc xảy ra đă xác nhận những điều tiên tri, thành thử giới Công giáo xao xuyến muốn biết đoạn cuối (c̣n giữ bí mật) dự đoán những ǵ . .  .

 

HIỆN TƯỢNG SIÊU PHÀM ĐƯỢC CHỨNG THẬT.

Bàn tay Chúa Jésus đă cử động trong một bức tranh

và người ta đă chụp h́nh được rơ ràng.

 

TIN Ư ĐẠI LỢI

Một chuyện vô cùng huyền bí và siêu nhiên vừa xảy ra trong một trường học Công giáo ở Rosolini (Ư) thuộc thành phố nhỏ gần hải cảng Raguse.

Hải cảng Raguse có nơi viết là Dubrovik thuộc vùng Dalmatie của Ư, nằm trên bờ biển Adriatique.

Trong trường học ở Rosolini có treo một tượng Đức Chúa. Th́nh ĺnh người ta lại thấy hai tay của Chúa biết cử động nhiều lần, nhứt là bàn tay mặt.

Người ta quan sát và chụp được h́nh mà chúng tôi cho làm bản kẽm trên đây, coi trong ảnh nầy cho kỹ, so sánh bức tranh chúng ta thấy bàn tay mặt (trong h́nh phía trái) các ngón tay giơ lên khác với sự giơ lên của các ngón tay trong h́nh phía mặt, nhứt là ngón trỏ và ngón giữa.

Nhiều người đều trông thấy sự cử động của các ngón tay, có tháng cử động 2 lần.

Đem cho các nhà chuyên môn ở Catane giảo nghiệm các ảnh đă chụp người ta hoàn toàn tin là một sự có thật chớ không phải thợ chụp ảnh đă t́m các sửa đổi bức ảnh.

(Dân Nguyện thứ tư ngày 19 – 8 – 59)

 

Những chuyện nầy cũng như chuyện Đức Phật hiện là những hiện tượng siêu phàm. Duy có Huyền bí học mới cắt nghĩa được mà thôi. Ai bàn tán cách nào cũng được.

 

K Ế T   L U Ậ N

Ông Thánh Phao Lồ (Saint Paul) có nói như vầy :

“Hỡi thế nhơn ! dầu các anh đồng thanh phủ nhận sự hiện hữu của Ngài đi nữa, tôi cũng bỏ các anh và giữ lấy đức tin tôi”.

Sau đây là lời của Đức Leadbeater :

“Tôi biết rằng khi tôi đem mấy điều đó nói ra th́ tôi sẽ bị người ta khinh bỉ, người ta sẽ nói với tôi, anh là ai mà nói những chuyện như thế đó ? Nhưng tôi đă thấy, tôi sẽ phạm tội khiếp nhược nếu không dám chứng nhận mấy việc ấy”.

Tôi xin lấy hai câu trên đây để kết luận và xin lập lại một lần nữa là tự do tín ngưỡng.

                 H Ế T

 

 
cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết  đầu sách


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

 

CHÚ THÍCH

 

[1] Ba đức tánh đó là  : tư tưởng chơn chánh, lời nói chơn chánh, việc làm chơn chánh.

[2] Tới một ngày kia cái vía tan ră, con người về cơi Thiên Đường một ít lâu đặng đồng hóa những sự học và những sự kinh nghiệm của ḿnh. Trong lúc nầy con người ở trong cái trí như ở trong xác thịt.

Đúng ngày giờ cái trí cũng tan ră, con người lên cơi Thượng Thiên ở một thời gian rồi trở xuống trần đấu thai.

[3] Riêng tôi, tôi không tin 550 kiếp nầy là những kiếp trước của Đức Phật.

[4] Vua Hi Lạp Ménandre, lối năm 160 – 140 trước Chúa Giáng sinh, thống trị Kaboul (Afganistan), Péndiah và cả xứ Ấn Độ từ hạ lưu sông Indus.

[5] Tàu dịch là Na Tiên.

[6] Ni cô Vajira giải như thế, nhưng Đức Phật trả lời làm sao ? Ư kiến của Ngài thế nào sao không thấy nói ?

[7] Nói cho đúng lư, ấy là quan niệm của một phái chớ không phải của toàn thể Phật giáo.

[8] Agrégats : skandha.

[9] Ông Louis de la Vallée Poussin cũng có viết cuốn “Thập Nhị Nhơn Duyên” Théorie de douze causes - xuất bản tại Gand (Bỉ).

[10] Tiếng Nam Phạn Pali  là Avijja.

[11] Sau khi lên ngôi báu được 10 năm rồi th́ vua A Dục mới qui y thọ phái với Đại Đức Nigrodha Samanera, một vị La Hán.

[12] Xin đọc quyển Les Inscriptions d’Asoka par Jules Block, Edition Les Belles Lettres.

[13] Trong cuốn Mahavansa có ghi chép chuyện nầy.

[14] Những giáo lư của đạo Phật liên kết với những quan niệm thông thường của phép tu luyện Ấn gọi là Dô Ga (Yoga), mà những quan niệm sau nầy lại liên quan mật thiết với những lư luận trong kinh Upanishads.

                   (Những phái Triết học Ấn, quyển nhứt, trương 18. Tác giả René Grousset)

Les doctrines bouddhiques se rattachent qux conceptoins générale de l’ascèse indienne (Yoga) étraîtement liées elles mêmes aux spéculations des Upanishads.

                   (Les philosophies Indiennes par René Grousset, Tom I, page 18)

[15] Socrate có nói : “Ngươi hăy biết ngươi”. Trên cửa đền thờ Delphes có khắc câu : “Ngươi hăy biết ngươi rồi ngươi sẽ biết Vũ trụ và các vị Thượng Đế”.

[16] Kousinara hay là Kousinagara cũng là một chỗ.

[17] Ba trường nầy đối chiếu với ba đặc tánh của vật chất tức là ba gu na (gunas).

          Trường Vaysheshika đối chiếu với Tamas (inertie) Tịnh.

          Trường Nyâya đối chiếu với Rajas (activité) Động.

          Trường Mimâmsa đối chiếu với Sattva (harmonie) Tiết điệu Hoà thanh.

[18] Trong Bích Câu Kỳ Ngộ có mấy câu sau đây rất đúng với Chơn lư :

         Mảng riêng Sanh những bàng hoàng

Tuy say cơi Tỉnh, chưa tan ḷng phàm,

         Trót xưa túi xách con gươm

Ví ta Sào, Hứa, ai là Y, Chu.

         Thưa rằng : đă đứng Trượng Phu,

Sự đời vinh nhục chi cho bận ḷng.

         Ví tham ngàn tứ muôn chung,

Con chim bay măi cũng trong khung Trời.

[19] Theo Phật giáo Nam Tôn.

[20] Chúng tôi tin rằng : Đức Phật mượn xác Thái tử Sĩ đạt Ta chớ không phải đầu thai làm Thái tử và trong lúc vô rừng, Thái tử dọn ḿnh cho trong sạch đặng Đức Phật nhập vô.

[21] Đức Phật hiện ra đúng vào trăng tṛn của tháng Huê Sắc, đối chiếu với tháng năm dương lịch ( mois de Mai) Giờ trăng tṛn nầy tính theo giờ Thiên Văn Đài Greenwich của Anh. Giờ Greenwich khác với giờ Việt Nam thuở xưa là 7 giờ, c̣n ngày nay th́ 8 giờ. Thí dụ năm 1963, giờ trăng tṛn tháng Năm theo Thiên Văn Đài Greenwich là 5 giờ 24’ chiều ngày 8 Mai tức là 17 giờ 24’ bên Anh, c̣n bên Việt Nam ḿnh th́ 5g 24 + 8g = 13g 24’ tức là khuya ngày 8 rạng mặt 8 Mai 1963.

[22] Prakrit hay là Prakrita vốn do tiếng Bắc Phạn (Sanscrit) sanh ra.

 

 

cuối sách  mục lục   chú thich  mục lục chi tiết  đầu sách


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở


 Bản quyền    Copyright  @ www.thongthienhoc.com  2001
 Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
 Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau: 
nhusee@yahoo.com