trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

NHẬP MÔN
NGHIÊN CỨU GIÁO LƯ BÍ TRUYỀN

INTRODUCTION À L’ÉTUDE DE LA DOCTRINE SECRÈTE

Tác giả: S. LANCRI
ADYAR . PARIS
4. Square Rapp . VII e

Mục Lục

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Lời giới thiệu
Lời bạt
1- Đức Cha ẩn Tàng
2-
Cha mẹ
3- Thiên nhân
4- Bảy nguyên tố

5- Linh hồn thế giới
6- Bảy đấng nguyên thuỷ
7- Chơn ngă
8- Mẹ thiêng liêng
9- Cuộc chiến tranh trên trới và sự sa đoạ của các thiên thần
10- Promethèe
11- Tứ linh tự
12- Sự thăng tiến tinh thần

13- Thánh đạo
Chú thích

LỜI GIỚI THIỆU

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Một tựa đề ngắn gọn không thể thực sự diễn tả được bản chất của một quyển sách. Từ Nhập môn vốn có ở đầu tác phẩm này (v́ thiếu một từ tốt hơn) phải chịu lời chê trách đó.

Giáo Lư Bí Truyền cần được nghiên cứu cật lực với những khó khăn càng ngày càng tăng do có một số lớn những thuật ngữ được vay mượn từ tôn giáo, thần thoại học và đủ thứ triết học mà độc giả có thể không quen và ư nghĩa chỉ xuất lộ từ từ.

Có một sơ đồ tổng quát (trong đó ta đối chiếu được những yếu tố xác định vốn bàng bạc trong tác phẩm của bà Blavatsky) th́ mới dùng được sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong một tập hợp mà sự phong phú của nó khiến cho tác phẩm trở nên rườm rà.

Lẽ ra là một quyển sách nhỏ phải được đọc trước khi nghiên cứu bộ Giáo Lư Bí Truyền, quyển Nhập môn này phải được coi là một công cụ làm việc có thể được dùng qua suốt cuộc nghiên cứu, giống như khi người ta tham khảo cái bản đồ trong khi du hành.

Vậy th́ sinh viên không nên lấy làm ngạc nhiên nếu lần đầu đọc những trang sau đây cần có một nổ lực định trí nghiêm túc. Chúng tôi tin chắc rằng người nào cảm thấy chán ngán trước khó khăn, dứt khoát sẽ t́m thấy rằng nổ lực này thực là có lợi.

Tiến sĩ  P. Thorin

LỜI BẠT 

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

“Giáo Lư Bí Truyền buộc người ta phải tự ḿnh suy nghĩ. Do pháp lực của nó, chúng ta có thể thăng lên những độ cao tâm linh kỳ diệu . . . Thật là sai lầm cho bất cứ ai tin rằng người ta có thể ban phát cho những linh hồn khoa Thông Thiên Học của chúng tôi, nếu người ta chưa từng thực hành môn Yoga giúp người ta tiếp xúc với quyển sách này, quyển sách đáng chú ư nhất thời đại này”  (George  S. Arundale, “Pháp lực của Giáo Lư Bí Truyền” trong tạp chí Thanh Liên, số ra tháng 2 năm 1935).

 

Thông Thiên Học tức “Minh Triết Thiêng Liêng” là một khoa học ẩn tàng và là Khoa học về Điều Ẩn Tàng. Lănh vực của nó là “cơi vô h́nh”. Nó khẳng định rằng mọi điều mà giác quan của chúng ta tri thức được đều có một độ sâu bí mật, bề mặt của các sự việc (“đường chân trời bên ngoài” của chúng) chỉ là giới hạn của một “đám đen hỗn độn mà ta thấy được” theo cách diễn tả của Maurice Merleau Ponty. “Tính thấy được thứ nh́” này khiến cho những người nào đă phát triển được thần thông cần thiết thăm ḍ được kích thước huyền linh của vũ trụ. Chính chân trời bên trong của các sự vật mới là đối tượng nghiên cứu của Thông Thiên Học.

Năm 1888, trong quyển Giáo Lư Bí Truyền bà Blavatsky đă tŕnh bày quả thật là tổng thể khoa học về điều vô h́nh này. Đó là một tác phẩm rườm rà mà ta cần phải giới thiệu. Chúng tôi hi vọng rằng phần nhập môn của quyển sách này sẽ làm cho việc nghiên cứu được dễ dàng.

Điều này thật là cực nhọc bởi v́ bà Blavatsky thường gợi ư rằng đúng hơn th́ không nên giải thích nó. Cũng như Clément d’Alexandrie trong tác phẩm “Stromates”, bà dùng một cách rất ư thức cùng một từ với nhiều nghĩa khác nhau. Rơ rệt bà muốn độc giả của ḿnh phải là một sinh viên và một nhà khảo cứu. Hơn nữa, trong những tiết lộ của ḿnh, bà không bao giờ vượt quá giới hạn do các huấn sư của chính bà áp đặt, các Ngài dành kiến thức về những bí mật tối hậu của thiên nhiên cho một nhóm ưu tú các đệ tử được chọn lựa cẩn thận v́ ḷng vị tha và khả năng.

Phải công nhận rằng bí mật đă được giữ trọn vẹn. Không muốn coi thường tầm mức bao la trong những tiết lộ của nó, th́ người ta cũng có thể nói rằng Giáo Lư Bí Truyền c̣n lâu mới vén được hoàn toàn bức màn bí mật. Tuy nhiên, trái với kho tài liệu mật tông (trong khi tự cho ḿnh lúc nào cũng tiết lộ những bí mật điểm đạo kỳ diệu) lại chẳng tiết lộ được điều ǵ lớn lao, luôn luôn dừng lại vào đúng lúc hay nhất, th́ Giáo Lư Bí Truyền vẫn cung cấp thông tin cho độc giả. Thật vậy theo lời nhận xét của Mircea Eliade, người ta không bao giờ t́m thấy trong những bản văn mật tông có được “những chỉ dẫn thực hành cần thiết cho kẻ sơ cơ: trong những lúc quyết định y cần phải có một vị thầy” (Trong tác phẩm Những Người Thợ Rèn và Những Người Luyện Kim Đan trang 148).

Một trong những công trạng lớn của Hội Thông Thiên Học là đă thu hút sự chú ư của thế giới Tây phương đối với sự ích lợi lớn lao của các tôn giáo và triết học Đông phương; Hội cũng đă góp phần tiết lộ kho tàng của chúng ở Âu châu và Mỹ châu. Hơn nữa, Hội đă phục hồi giá trị nhiều giáo lư cổ sơ. Bà Blavatsky đă dấn thân vào việc phục hồi một vài tư tưởng cổ sơ một cách hăng hái và uyên bác đáng ngạc nhiên. Ngày nay, người ta càng ngày càng nhận ra sự bất công khi muốn đối xử với nó bằng cách chôn vùi dưới một đống lời châm biếm và cười nhạo, lại càng khinh bỉ hơn nữa.

Tựu trung, Thông Thiên Học là một toan tính nhằm phục sinh những Bí pháp thời xưa và một thời kỳ mà con Nhân sư, biểu tượng của Minh triết Cổ truyền, không c̣n ngấu nghiến những người nào không tỏ ra xứng đáng qua một sự chuẩn bị lâu dài để tiếp nhận những bí mật của nó mà lại muốn dùng vũ lực chọc thủng câu đố bí hiểm của nó. Con Nhân sư tội nghiệp bị Œdipe thời hiện đại làm cho “tục hóa và phá hỏng”, cuối cùng bị vứt vào “trong biển suy đoán” để rồi chết ch́m trong đó (Giáo Lư Bí Truyền III, 95).

Bà Blavatsky khẳng định rằng trừ một vài ngoại lệ, c̣n các huyền bí gia Tây phương thời bà đều bước trên con đường phù thủy. V́ vậy, để xóa tan mọi sự mập mờ, bà đă ra sức xác minh bản chất của Thông Thiên Học, bà bảo rằng thuật ngữ “huyền bí học” bao gồm nhiều khoa học bí truyền. Người Ấn Độ chia các khoa học này ra làm bốn phạm trù: Yajna Vidyā tức “tri thức về những quyền năng huyền bí được khơi dậy trong Thiên nhiên nhờ việc thực hành một vài nghi lễ”; Mahā Vidyā, pháp thuật chủ yếu là được thực hành bởi các cao đồ mật tông; Gouhya Vidyā tức “tri thức về những quyền năng thần bí có trong các Mantras” (các công thức thần bí hoặc các thần chú được tŕ niệm); và cuối cùng là Atmā Vidyā tức “Tri thức về Linh hồn”. Theo bà Blavatsky chỉ có phạm trù cuối cùng này mới là “Minh triết Chân chính mà ta gọi là Thông Thiên Học” (Tuyển tập H.P.B., IX, 252).

Ta không thể thu được Minh triết này nhờ vào những quyền năng huyền bí vốn không phải là nguyên nhân mà là kết quả. Bởi v́ mục đích của “kẻ khát khao minh triết tâm linh là nhập vào một cơi hiện tồn cao hơn. Y phải trở thành một con người mới, hoàn hảo về mọi phương diện hơn hiện nay và nếu thành công, những khả năng và năng lực của y sẽ gia tăng tương ứng về tầm mức và quyền năng . . . Chính v́ thế mà Cao đồ được phú cho những quyền năng mầu nhiệm rất thường được mô tả”, những năng khiếu kỳ diệu chỉ là “hệ quả tự nhiên của việc tồn tại trên cơi tiến hóa cao” (Tuyển tập H.P.B., VI, 332, 333).

Vậy là ta có thể đạt đến Minh triết này bằng cách đi theo con đường vị tha và thực hành các đức tính. Thật vậy, nó khơi dậy trong con người một sự nở rộ khiến y trở thành một thực thể tâm linh được phú cho những năng lực giúp y vượt trên con người chỉ thuần là có đạo đức.

Trái lại, những khoa học bí mật khác có thể được thâm cứu mà không cần một nỗ lực hoặc bận tâm nào về phương diện đạo đức. Nhưng theo cách diễn tả của bà Blavatsky, chúng chỉ là những Huyền Thuật dựa trên “sự  hiểu biết về bản thể tối hậu của vạn vật trong Giới Thiên Nhiên (giới khoáng vật, thực vật và động vật), do đó là bản chất tối hậu của những sự việc thuộc về phạm trù vật chất, cho dù bản chất này là vô h́nh và cho đến nay nó đă thoát khỏi sự câu thúc của Khoa học” (Tuyển tập H.P.B., IX, 252). Bà Blavatsky nêu ví dụ của các Huyền Thuật này chẳng hạn như Khoa Luyện Kim Đan, Chiêm Tinh Học, Sinh Lư Học huyền bí và Thuật Coi Chỉ Tay. Bà nói thêm rằng Atmā Vidyā bao gồm hết cả những khoa này và các Cao đồ đôi khi sử dụng chúng và “có chú ư lấy đi mọi yếu tố ích kỷ” (Tuyển tập H.P.B., IX, 251, 253).

Theo Thông Thiên Học, con người b́nh thường, cho dù có thể đă tích lũy được kiến thức khoa học vẫn sống trong một trạng thái bán hôn thụy và vô minh sâu sắc về những khả năng riêng của ḿnh cùng với thực tại nội tâm. Mục đích chân chính của Thông Thiên Học là giúp y vươn lên từ cái trạng thái “u minh” mà các nhà Luyện Kim Đan thời Trung cổ có thể biểu tượng được để lên tới cuộc sống quang minh của Tinh thần. Nó nhắm vào sự giải thoát con người bị trói buộc trong mạng lưới vật chất bằng cách cung cấp cho y những kiến thức và xung động có thể động viên nơi y những năng lượng vô h́nh.

Sự biến cải này được thực hiện nhờ vào một chuyển động kép, tương ứng với hai lực vũ trụ: năng lượng hướng tâm và năng lượng ly tâm. Khi đương đầu với những giới hạn của ḿnh, con người muốn t́m ra chiều kích thiêng liêng của ḿnh, ắt phải trở thành một tiêu điểm mănh liệt của tri thức bằng cách thu hút về trung tâm tâm thức ḿnh điều mà xét về mặt biểu kiến vốn ở bên ngoài ḿnh. Đồng thời trong một hành vi yêu thương và thông công với cái mạo nhận là phi ngă, y phóng chiếu ra khỏi chính ḿnh, hoặc đúng hơn, là ra khỏi phàm ngă vốn chỉ cấu thành một mảnh Chơn ngă toàn vẹn của y.

Sự phong thánh cho t́nh thương và tri thức này khiến con người khám phá được thực tại nội tâm vốn chuyển hóa được nhân tính thành thiên tính. Sự biến h́nh này được thực hiện bằng cách hội tụ cá nhân với toàn thể vũ trụ. Nó là “Đại Công Tác” của các nhà Luyện Kim Đan và xét theo ư nghĩa thần bí th́ đó chính là Điểm Kim Thạch và Bột Phóng Chiếu của họ (Thuật ngữ TTH, 253).

Sự biến cải con người là điều mà Jung gọi là “sự cá tính hóa”, c̣n Teilhard de Chardin gọi là “sự bản ngă hóa”. Nó tạo thành mục đích thứ ba của Hội Thông Thiên Học theo như bà Blavatsky hiểu. Khi định nghĩa mục đích thứ ba là “nghiên cứu và phát triển những quyền năng thiêng liêng ẩn tàng nơi con người”, bà đă cẩn thận gạch dưới từ thiêng liêng (Thuật ngữ TTH, 328).

Như vậy, Thông Thiên Học là Khoa học cao quí nhất. Nó rao giảng một thuyết nhân đạo ở chiều kích vũ trụ. Khi tuyên bố con người có bản chất thiêng liêng, nó đă thánh hóa được con người. Như vậy, nó cũng khẳng định được việc y có thể tự siêu việt và cuối cùng thâm nhập trở lại vào trong đấng thiêng liêng mà xưa kia y đă cách ly với Ngài. Mặc dù là nền tảng của mọi tôn giáo, Thông Thiên Học không phải là một tôn giáo, trừ phi coi nó là tôn giáo của Nhân loại theo ư nghĩa mà bà Blavatsky xác định qua những từ như sau: “Vị Thượng Đế duy nhất mà ta phải phụng sự chính là Nhân loại và tục thờ cúng duy nhất của ta phải là yêu thương đồng loại của ḿnh” (Tuyển tập H.P.B., VIII, 88). 

***

Sự đối chiếu song hành con người với vũ trụ đ̣i hỏi rằng ta phải nghiên cứu con người và vũ trụ cùng với nhau. V́ thế “Giáo Lư Bí Truyền” cũng tiết lộ bộ khung của vũ trụ cũng như cấu trúc huyền bí của con người.

Theo Vũ trụ khởi nguyên luận huyền bí, do tác động của một luật vốn cố hữu trong trời đất, vũ trụ trải qua những cuộc luân phiên Hoạt động và yên nghỉ, những chu kỳ mà người Ấn Độ gọi là “Manvantaras” (nghĩa đen theo tiếng Bắc Phạn là “giữa các Đức Bàn Cổ”) và “Pralayas” (sự hoại không).

Điều không biểu lộ, cội rễ của điều biểu lộ, điều biểu lộ “tan ḥa” trong “điều không biểu lộ” vào cuối một chu kỳ thành trụ Manvantara, được các thánh kinh Ấn Độ gọi là “Parabrahman” (vượt quá Đấng Brahman). Các môn đồ kinh Kabale gọi Ngài là “Ain Soph” (Vô Hạn).

Vốn là cội nguồn bất khả tri, vĩnh hằng và vô hạn của các vũ trụ tuần hoàn, Đấng Tuyệt Đối này là một Kỳ gian và một Không gian siêu h́nh học. Thời gian và Không gian hữu hạn mà chúng ta sống trong đó chỉ là những biểu hiện phù du, được sinh ra do sự biến dị của chất liệu nguyên thủy vào giai đoạn “Thượng Đế Ngôi Ba” (Tuyển tập H.P.B., X, 359). Chỉ có như thế th́ trong vật chất mới xuất hiện những h́nh thái có thể được dùng làm hiện thể cho các thực thể đầu tiên trong vũ trụ. Do hoạt động hữu thức, các Đấng này sinh ra Thời gian và Không gian, đó là v́ theo như Kant tuyên bố, Không gian và Thời gian, th́ Không gian chỉ là “một giác quan bên ngoài” khiến chúng ta biểu diễn các sự vật ở ngoài bản thân, c̣n Thời gian là “một giác quan bên trong” giúp ta cảm nhận được các trạng thái nội tâm liên tiếp.

Trong “Giáo Lư Bí Truyền”, Đấng Tuyệt Đối được gọi là Không gian, v́ Ngài là “điều vĩnh hằng duy nhất mà chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng được, bất di bất dịch trong tính chất trừu tượng và không bị ảnh hưởng cho dù một Vũ trụ khách quan có hay không tồn tại bên trong Ngài” (Giáo Lư Bí Truyền quyển I, trang 67). Ta có thể coi Không gian này là một Chân không; thật vậy, nó chẳng chứa đựng điều ǵ thuộc ngoại giới. Nhưng đó cũng là một Điều Tràn Đầy, là “Nội hàm Tuyệt đối của điều hằng hữu cho dù có biểu lộ (hữu) hoặc không biểu lộ (vô)” (Giáo Lư Bí Truyền I, 37).

Vào lúc b́nh minh của một chu kỳ thành trụ, Ngôi đầu tiên khoác lấy khía cạnh thuần túy nội giới này chính là “Mẹ”, Moulaprakriti (Cội Rễ của Vật Chất) của các môn đồ phái Védanta : “Chỉ mới bị biến phân một chút thôi, th́ Nội giới đă bắt đầu phân thân hoặc trụy đọa như một bóng tối vào Ngoại giới và trở thành điều mà người ta gọi là “Nữ thần Mẹ” (Tuyển tập H.P.B., X, 302). Theo bà Blavatsky, muốn diễn tả sự khác nhau giữa giai đoạn “tiền vũ trụ” này và chu kỳ hoại không có trước nó, cho dù chúng gần nhau đến đâu đi chăng nữa, th́ cũng cần phải có một bộ khảo luận (Giáo lư Bí Truyền I, 49).

Moulaprakriti không phải là vật chất mà là “chất liệu” sản sinh ra vật chất. Vật chất thường được bà Blavatsky gọi theo tiếng Bắc Phạn là “prakriti”; chính vật chất tạo ra “những đối tượng mà ta nhận thức được” (Giáo Lư Bí Truyền quyển I, trang 350). Vậy th́ Hỗn Nguyên Khí là Cội Nguồn của các cơi ngoại giới trong Thiên nhiên. Đó là chất liệu “nguyên thủy và không biểu lộ mà các nhà Luyện Kim Đan gọi là “Vùng Đất Adam và các môn đồ kinh Kabale gọi là “Hakomah” (Chokmah) tức Minh triết. Nó là “Minh triết tối cao” (tức không Biểu lộ); cùng với Ain Soph và mười Sephiroth nó tạo thành bốn bộ ba tương ứng với mười hai cung Hoàng đạo, cũng như “mười hai vị thần lớn” của người Chaldée thời xưa (Giáo Lư Bí Truyền I, 39, chú thích; H.P.Blavatsky, Một Panarion Hiện đại, trang 406). Được mệnh danh là “Vật chất trừu tượng và lư tưởng” (Giáo Lư Bí Truyền I, 161), nó là một sự trừu tượng thuần túy đối với vũ trụ, mặc dù đối với Parabrahman th́ nó lại có tính chất là ngoại giới.

Moulaprakriti cũng vĩnh hằng, vô hạn và bất di bất dịch như Đấng Tuyệt Đối, mà nó là một trong những khía cạnh của Ngài. Chính v́ các ngôn ngữ Âu Tây thật nghèo nàn, không thích hợp để diễn đạt được (như tiếng Bắc Phạn) những điều tinh vi của khoa Siêu h́nh học huyền bí, cho nên bà Blavatsky mới nói tới sự biến phân của nó. Bà tuyên bố rằng không được giả sử là Moulaprakriti có thể phải chịu một sự biến hóa: “Khi nói sự biến phân của Moulaprakriti, người ta có ư muốn nói tới bản thể nguyên thủy của mọi dạng tồn tại (Asat) do nó tỏa chiếu ra”. Bản thể này phải là trung tâm năng lượng làm nảy sinh ra vũ trụ ngoại giới qua những tiến tŕnh dần dần biến dị và phân thân. C̣n về phần Moulaprakriti, nó “chẳng bao giờ biến phân mà chỉ phân thân hoặc xạ ra đứa con đầu tiên của ḿnh là Mahat-tattva, tức là Sephira của các môn đồ kinh Kabale (Tuyển tập H.P.B., VI, 142-143). 

ĐỨC CHA ẨN TÀNG

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Khía cạnh thứ nh́ của Đấng Tuyệt Đối là Thượng Đế Ngôi Một, tức Thượng Đế không biểu lộ. Đó là một trung tâm lực, tiềm tàng trong chu kỳ hoại không (pralaya) và trong một phần giai đoạn đầu tiên của sự biểu lộ vũ trụ. Ngài vừa là Chúa Con, vừa là Chúa Cha, “một đằng là Tiềm năng, một đằng là Quyền năng”, nhưng ta không được lẫn lộn Ngài với Thượng Đế Biểu Lộ (tức Thượng Đế Ngôi Ba) mà “các vũ trụ khởi nguyên luận khác cũng gọi là Chúa Con” (Tuyển tập H.P.B., X,  302-303). Thoạt tiên yên ngủ trong ḷng Moulaprakriti, bấy giờ Ngài là Chúa Con. Từ khi thức dậy, Ngài trở thành Chồng và “Cha Ẩn Tàng” của Moulaprakriti, ban rải ra năng lượng vũ trụ mà kinh Kabale gọi là “Shekinah” và Chí Tôn Ca gọi là “Daiviprakriti” (Tuyển tập H.P.B., X, 302-303).

Lại nữa, Thượng Đế Ngôi Một chỉ được dùng làm trung tâm chuyển thần lực này là “Ánh Sáng Thượng Đế” mà cội nguồn là Parabrahman. “Sau khi đă xuất hiện, một đằng là Chơn ngă, c̣n một đằng là Moulaprakriti, Parabrahman tác dụng trên cương vị là năng lượng duy nhất qua trung gian của Ngôi Lời Logos” (Subba Row, Triết lư Chí Tôn Ca, 15). Đó là bộ ba cao nhất mà ta có thể quan niệm được, được cấu thành bởi “Vật chất, Thần lực và Chơn ngă” (Giáo Lư Bí Truyền I, 463), Thần lực chính là Thượng Đế [i], c̣n Chơn ngă là năng lượng của Thượng Đế, “Ánh Sáng” của Ngài. Ánh Sáng Thượng Đế là “cội rễ duy nhất của Chơn ngă, mà mọi loại bản ngă khác chỉ là một biểu lộ hoặc một phản ánh”. Đó là v́ chính Ánh Sáng của Thượng Đế cấu thành “Jīva chân thực tức Chơn ngă của con người” (Giáo Lư Bí Truyền I, 463; Subba Row, Triết lư Chí Tôn Ca, 16-27).

Trong khi Parabrahman là Nguyên Nhân Vĩnh Hằng (Nữ thần Isis lộ diện II, 266) th́ Thượng Đế Ngôi Một là Nguyên Nhân Đầu Tiên, “Ngôi Lời vĩ đại không ai thấy được, phân thân ra mọi Ngôi Lời khác”, và trước khi có sự biểu lộ vũ trụ, “Thượng Đế Ngôi Một yên ngủ trong ḷng CÁI ĐÓ, vốn không ngủ và cũng chẳng thức”. Đó là v́ người ta không thể nói Parabrahman là ngủ hay thức v́ Ngài không phải là một Thực thể “mà là Sat tức là Bản thể”(Giáo Lư Bí Truyền II, 324).

Vốn xuất phát từ Thượng Đế, Daiviprakriti được gọi là “Con Gái” của Ngài. Bà được coi là Mẹ của Thượng Đế khi ngài trở thành nguyên khí thứ bảy nơi con người mà người Ấn Độ gọi là Atmā và môn đồ phái Ngộ Đạo gọi là Christos (Giáo Lư Bí Truyền II, 241, chú thích 1). Đó là v́ khi Thượng Đế biểu lộ bên trong con người “trên cương vị là Đấng Cứu Chuộc y th́ chỉ có thể nói là y đă sinh ra trong ḷng Ánh Sáng thiêng liêng này. Như vậy, chỉ khi Thượng Đế biểu lộ nơi con người th́ y mới trở thành đứa con của Ánh Sáng này”. Nhưng nói cho thật nghiêm xác th́ “thay v́ được coi là mẹ của Thượng Đế, Daiviprakriti phải được gọi là con gái của Ngài” (Triết lư Chí Tôn Ca, 17).

Người Ấn Độ gọi năng lượng vũ trụ này Shakti. Dường như bà Blavatsky đôi khi đồng nhất hóa nó với Moulaprakriti hoặc với phân thân của nó là  Akāsha. Chính v́ vậy mà bà viết: “Moulaprakriti (bức màn của Parabrahman) tác dụng như năng lượng duy nhất qua trung gian Thượng Đế” (Giáo Lư Bí Truyền quyển I, trang 155). Nhưng đó chỉ là một cách tỉnh lược để biểu diễn vấn đề. Lực vũ trụ tất yếu phải giao tiếp với chất liệu để tạo ra một hiện tượng nào đó. Tuy nhiên, mặc dù cần dùng làm nền tảng để truyền các luồng thần lực, Akāsha không phải là Shakti (Subba Row, Tài liệu bí truyền, trang 298, chú thích của bà Blavatsky). Cũng vậy, người ta bảo rằng Moulaprakriti “không thể tạo ra bất kỳ kết quả nào nếu nó không được ánh sáng Thượng Đế làm cho tác động” (Subba Row, Triết lư Chí Tôn Ca, trang 74).

Thượng Đế Ngôi Một là “Con Số, v́ Ngài là số Một”, Hữu thể thoát thai từ Phi hữu, từ “Không phải Con Số”, tức Đấng Tuyệt Đối (Parabrahman) (Giáo Lư Bí Truyền quyển I, trang 115-125). Vị thần Ấn Độ là Nārāyana tức Svāyambhouva, Đấng Tự Tại thâm nhập vào Quả Trứng Thế Giới và “xuất lộ từ đó vào lúc cuối sự ấp trứng thiêng liêng trên cương vị là Brahmā” (Giáo Lư Bí Truyền I, 109, Giáo Lư Bí Truyền II, 136). Nó cũng là Chơn thần của Pythagore “vốn sống trong cô độc và im lặng”, điểm trắng tiềm tàng (Tuyển tập H.P.B., X, 351, Nữ thần Isis lộ diện I, 212), “mầm mống nguyên thủy, TỔNG THỂ lớn lao không được khải huyền, tự thân tồn tại” (Nữ thần Isis lộ diện II, 170), cũng như Đấng Thái Cổ “được bao quanh bởi ba cái đầu trong kinh Kabale (Nữ thần Isis lộ diện, 212-222), “Thần Bí Nhiệm tức Đấng thiêng liêng không bao giờ được khải huyền” của các môn đồ phái Ngộ Đạo, ngài đă dùng “Ư chí của ḿnh làm cho Bythos thụ thai” (Nữ thần Isis lộ diện II, 171). Khi ngài “thức dậy, không ngủ nữa và muốn biểu lộ th́ ngài tự phân chia thành nam và nữ” (Nữ thần Isis lộ diện II, 170), vậy là sinh ra Đấng thiêng liêng lưỡng tính, Sephira thư hùng lưỡng tính mà Sáng Thế Kư gọi là Ánh Sáng (Nữ thần Isis lộ diện I, 258).

CHA MẸ

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Sephira tức Kether, đứng đầu trong số mười Sephiroth, là điểm nguyên thủy trong kinh Kabale (Nữ thần Isis lộ diện II, 272). Nó tiêu biểu cho sự biểu lộ đầu tiên của lực vũ trụ. Lực vũ trụ này là một khi chưa biểu lộ, nhưng “luôn luôn là hai khi đă biến dị” (Tuyển tập H.P.B., X, 386). Các Phật tử Bắc tông gọi Sephira thư hùng lưỡng tính (Giáo Lư Bí Truyền I, 379) là Chơn Như. Bà đồng nhất với nữ thần Ai cập Neith, “Mẹ vô nhiễm” của Mặt Trời (Giáo Lư Bí Truyền I, 429) đồng nhất với “Tohou Vah Bohou” trong Kinh thánh và đồng nhất với Bythos, “chiều sâu khôn ḍ và vô hạn” của các môn đồ phái Ngộ Đạo, “tượng trưng cho ư tưởng trừu tượng về toàn thể thiên nhiên; Vũ trụ luôn luôn sinh sản” (Nữ thần Isis lộ diện II, 171, Thuật ngữ TTH, 77). Bà c̣n là “Đức Mẹ Đồng Trinh” và “Chiều Sâu Nguyên Thủy”, “Hỗn Mang”, và “Cha Mẹ” trong Giáo Lư Bí Truyền. Cha Mẹ này có tính chất tiềm tàng. Chỉ ở giai đoạn tiếp sau sự biểu lộ vũ trụ (giai đoạn Thượng Đế Ngôi Ba) th́ các quyền năng sáng tạo yên ngủ trong ḷng bà mới thức dậy, trở nên chủ động, nghĩa là sáng tạo ra vũ trụ ngoại giới (Giáo Lư Bí Truyền I, 44, Giáo Lư Bí Truyền II, 546, Tuyển tập H.P.B., X, 358-397).

Vốn là phân thân tạm bợ và “hữu hạn về mặt hiện tượng” của Moulaprakriti (Giáo Lư Bí Truyền I, 46, Tuyển tập H.P.B. VIII, 144) , Sephira ngoài ra c̣n là “Mẹ biểu lộ một nửa” (Tuyển tập H.P.B., X, 332), Thượng Đế Ngôi Hai mà bà Blavatsky định nghĩa là Cha Mẹ, Tinh Thần Vật Chất và Sự Sống (Giáo Lư Bí Truyền I, 44, Giáo Lư Bí Truyền III, 477, Tuyển tập H.P.B., X, 358). Bà cấu thành “tam giác nguyên thủy” do Thượng Đế Ngôi Một tạo ra. Đó là “tam giác lư tưởng hay trừu tượng vốn là Điểm trong Quả Trứng Thế Giới” (Tuyển tập H.P.B., X, 351). Điểm này (trong kinh Zohar được gọi là Kether hay Sephira) ra khỏi Quả Trứng sau khi tụ sinh để tạo thành Tam Giác đầu tiên cụ thể, nói cách khác là Thượng Đế Ngôi Ba (Tuyển tập H.P.B., X, 351-352).

V́ thế, trong một chú thích kư tên là A B, được bà Blavatsky tán thành (Giáo Lư Bí Truyền III, 529, chú thích 2) và được chèn vào trong bộ Giáo Lư Bí Truyền, Annie Besant có tuyên bố rằng Thượng Đế Ngôi Hai là Tam Giác nguyên thủy được “phản ánh thành Tam Giác nơi Thượng Đế Ngôi Ba” (Giáo Lư Bí Truyền III, 532). Tam Giác thứ nh́ này “có thể nói là Tam Giác hữu h́nh”, xuất hiện và biến mất cùng với Càn Khôn, “Tam Giác Pythagore là phân thân từ Chơn thần bao giờ cũng ẩn tàng hoặc từ Điểm Trung Tâm” (Giáo Lư Bí Truyền III, 180), “Thượng Đế ba ngôi” trước khi trở thành Brahmā tứ diện (Giáo Lư Bí Truyền I, 368) nghĩa là Adam Kadmon, Thượng Đế Ngôi Ba, trước khi biểu lộ thành Mahat, Trí Tuệ Vũ Trụ (Giáo Lư Bí Truyền I, 135, 82, 236) vốn không phải là Trí Tuệ của chỉ một thực thể, mà là toàn bộ vô số tâm thức (Giáo Lư Bí Truyền I, 634, chú thích 1). Trong “Bản Thể Thiêng Liêng Không Ai Biết”, mầm mống của Thượng Đế ba ngôi này là một “bản thể ba ngôi”, một “bộ ba tiền sinh hoặc tiền vũ trụ” vốn là một “sự trừu tượng siêu h́nh thuần túy” (Giáo Lư Bí Truyền II, 180). Mầm mống này là Đấng Không Thể Biết Được, Một thể Ba ngôi không biểu lộ (Giáo Lư Bí Truyền III, 445) bao gồm Ngôi Lời không giới tính (không sáng tạo hoặc c̣n chưa chủ động), Minh Triết Tiềm Tàng và sự Tạo Ư Vũ Trụ. Ba yếu tố này “tồn tại dưới dạng khả năng chứ không dưới dạng tác động và thực sự chỉ là một” (Giáo Lư Bí Truyền III, 444 - 445, sơ đồ 1). Chúng bắt đầu biểu lộ ở giai đoạn Thượng Đế Ngôi Hai nghĩa là Sephira vốn quả thật là một bộ ba. Thật vậy, nó bao hàm ở trạng thái tiềm tàng chẳng phải là chín Sephiroth khác mà theo nội môn bí giáo chỉ có hai Sephiroth là Chokmah và Binah (Giáo Lư Bí Truyền I, 379). V́ vậy bà Blavatsky gọi nó là “Sephira gồm có ba phần” (Giáo Lư Bí Truyền I, 379, Giáo Lư Bí Truyền III, 183, chú thích 1).

Điều này tương ứng với aleph, chữ đầu tiên trong bộ chữ cái tiếng Hébreux và là một trong ba chữ cái của bộ mẫu tự này. V́ có h́nh thái gồm ba phần cho nên aleph là một bộ ba cũng như Sephira. Đó là v́ chữ cái này biểu diễn ba nguyên tố nguyên thủy trong kinh Kabale: Gió, Nước và Lửa (Giáo Lư Bí Truyền I, 369). Chúng đều cấu thành “toàn bộ cung hoàng đạo mang hành gió” (Enel, Tam kịch bộ Bánh Xe trên Trời, trang 199).

“Những đợt sóng thuần túy của Bản thể linh thiêng” mà ta gọi là Sự Sống (Giáo Lư Bí Truyền III, 445) sinh ra từ “Một Thể Ba Ngôi” không biểu lộ tức Thượng Đế Ngôi Một qua trung gian của Thượng Đế biểu lộ. Từ khi Tam Giác nguyên thủy được phản ảnh vào trong Thiên Nhân (Pouroucha) th́ nó bèn “biến mất, trở lại trong Im Lặng và Tăm Tối” v́ nó là “đấng thiêng liêng cao cả nhưng không thể biết được, vốn thâm nhập toàn thể vũ trụ một cách vô h́nh” (Giáo Lư Bí Truyền III, 444, Nữ thần Isis lộ diện I, 291).

Sự Sống quả thật bắt nguồn từ Parabrahman, nhưng trung tâm đầu tiên phân phối năng lượng vũ trụ này chính là Thượng Đế Ngôi Một, “Mặt Trời Trung Ương” của các môn đồ kinh Kabale, “Điểm, Mầm Mống bao giờ cũng ẩn tàng” (Giáo Lư Bí Truyền I, 367). “Mặt Trời Trung Ương, Tinh Thần và Ẩn Tàng” này là “Đấng thiêng liêng tối cao” (Nữ thần Isis lộ diện I, 132, Giáo Lư Bí Truyền I, 363). Đó là “Mặt Trời Vĩnh Hằng Abrasax của các môn đồ phái Ngộ Đạo (Giáo Lư Bí Truyền II, 224) mà họ cũng gọi là Iao, “Hồng Danh Khôn Tả của Đấng Thiêng Liêng Không Ai Biết” mà họ coi là một “đơn vị bao hàm trong Bythos, Chiều Sâu” (Nữ thần Isis lộ diện II, 295). Đó c̣n là Thần tối cao của Platon, “Nguyên Nhân Lư Tưởng và Trừu Tượng” của vũ trụ, “chất liệu tối hậu cung cấp hữu thể và bản thể của vạn vật” (Giáo Lư Bí Truyền II, 585).

Mặt Trời Trung Ương này là mặt trời đầu tiên trong số Bảy Mặt Trời của kinh Kabale, mà mặt trời thứ tư là “Chơn Linh của Mặt Trời hữu h́nh của chúng ta”. Cùng với mặt trời thứ hai trong các Mặt Trời này nó bức xạ cho “con người Atmā của y”, nghĩa là nguyên khí thứ bảy của y (Giáo Lư Bí Truyền II, 251, Giáo Lư Bí Truyền I, 245, Giáo Lư Bí Truyền III, 445). Nó là “Đấng Ban Cấp Sự Sống và Ánh Sáng của các Cơi Giới Tinh Thần và Tâm Linh” trong khi Mặt Trời hữu h́nh chỉ là “Đấng Vĩ Đại Ban Cấp Sự Sống cho Thế Giới Hồng Trần” (Giáo Lư Bí Truyền I, 521). Tuy nhiên, Mặt Trời Trung Ương không phải là một Thực Thể hoặc một tập hợp các Thực Thể. Đó “chỉ là trung tâm Điện Lực của Sự Sống Vũ Trụ, kho chứa tích trữ Bức Xạ thiêng liêng này . . . Mặc dù ở trong t́nh trạng Laya, tức trung tính, song le, nó là Trung Tâm độc nhất của Sự Sống” (Giáo Lư Bí Truyền II, 250, chú thích).

Sephira là Bản Chất “đàn hồi, vô h́nh, vĩnh hằng, hiện diện khắp nơi và vô thức”, Chuyển Động “vĩnh hằng v́ tinh thần là vĩnh hằng”, năng lượng vũ trụ và bất hoại, nghĩa là tiềm tàng khi nó không tác dụng trong vật chất bởi v́ “ta không thể quan niệm được bất kỳ chuyển động nào mà không liên kết với vật chất” (Thư của Chơn sư, 60, 136, 139). Ta phải coi nó như không phải một nguyên tố phức hợp mà thành phần bao gồm tinh thần và vật chất, mà là một nguyên tố đơn sao cho không một từ nào trong ngôn ngữ của chúng ta có thể biểu thị được nó một cách thích hợp (Thư của Chơn sư, 60). Nó là Sự Sống hay Thần Lực vốn “không được biến đổi thành một điều ǵ khác” mà vào “mỗi kỳ phát triển một trung tâm hoạt động mới trong ḷng chính nó th́ nó bèn nhân lên vô hạn mà chẳng bao giờ mất đi một mảy may bản chất của ḿnh về lượng cũng như về phẩm”. Bởi v́ nó chính là “sự sống vô hạn”, và là cội nguồn của mọi sự sống hữu h́nh và vô h́nh, một bản chất không thể cạn kiệt, luôn luôn hiện diện (nói tóm lại là Chơn Như . . .) trong khi áp dụng vào vũ trụ, và nó là Fohat khi biểu lộ trong thế giới hiện tượng (Thư của Chơn sư, 88, 89).

Shekinah (tức Daiviprakriti) là trạng thái tiềm tàng của nó, tức “dạng nguyên thủy ẩn vi” (Giáo Lư Bí Truyền I, 83, chú thích 6). Do đó, Sephira là một “Mănh Lực thứ ba”, thứ tự nối tiếp “đầu tiên là Ain Soph rồi tới Shekinah . . . sau đó là Sephira (Giáo Lư Bí Truyền III, 183,184). Đó cũng là vị trí thứ ba mà nó chiếm giữ trong Hoàng đạo vốn biểu diễn các giai đoạn khác nhau của sự biểu lộ vũ trụ. Thật vậy, Subba Row gán cho nó cung Phong, Song Nam (Tài liệu bí truyền, 8).

“Bản chất thần bí” này, “vật chất nguyên thủy thuần túy” là “Chất liệu không biến dị hoặc khía cạnh tuần hoàn của Moulaprakriti” (Giáo Lư Bí Truyền I, 92, Tuyển tập H.P.B., X, 397). Đó là một “chất vũ trụ đàn hồi, rải rác trong không gian”, một “bức xạ nguội lạnh, không màu, không dạng, không vị, không tất cả mọi phẩm tính và mọi khía cạnh” (Giáo Lư Bí Truyền I, 110, 125, Nữ thần Isis lộ diện I, 341).

Sephira là giai đoạn xuất hiện của chất liệu đầu tiên, “đám sương mù lửa chói sáng tức vật chất tinh anh được dùng để tạo ra Vũ trụ và cấu thành Hiranyagarbha tức Quả Trứng Vàng mà thế giới phát xuất từ đó theo người Ấn Độ (Thuật ngữ TTH, 142). Việc chuyển từ trừu tượng sang cụ thể được mô tả trong Thiền Thư (Stances de Dzyan) vốn tạo thành nền tảng của Giáo Lư Bí Truyền, là một sự bành trướng từ bên trong ra bên ngoài: “Mẹ phồng lên, bành trướng từ bên trong ra bên ngoài như nụ bông sen” (Giáo Lư Bí Truyền I, 91). Nó liên quan tới một sự tăng trưởng kích thước mà ta không thể quan niệm được trong vô cực. Thật ra đó là một sự thay đổi t́nh trạng hoặc t́nh huống, việc “phát triển từ một nội giới vô hạn thành một t́nh trạng ngoại giới cũng vô hạn” (Giáo Lư Bí Truyền I, 92).

Sự “xuất lộ cái Chơn thần từ trạng thái hấp thụ vào trong Nhất Như (Giáo Lư Bí Truyền I, 49) khi có sự “bức xạ nguyên thủy hoặc khi Thượng Đế Ngôi Hai phân thân (Tuyển tập H.P.B., X, 358), vốn được tạo ra trong “bản chất nguyên sơ” này. Khi thức dậy cái Chơn thần này trở thành Adam Kadmon một cách tập thể. Đó là v́ “Sephira và Adam là cùng một ánh sáng, chỉ có điều là tiềm tàng và hoạt động, vô h́nh và hữu h́nh” (Nữ thần Isis lộ diện II, 268).

THIÊN NHÂN

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Thiên Nhân, Adam Kadmon, Đấng Thái Cổ trong kinh Kabale, là “Rồng Minh Triết” trong Thiền Thư, xuất lộ từ “các độ sâu của Nước Lớn U Minh”. Nó cũng là Avalokiteshvara, Thượng Đế của các Phật tử Đại thừa Bắc tông. Được gọi là Quán Thế Âm của Trung Hoa, nó là “Ngôi Con đồng nhất với Ngôi Cha”, giống như ngôi hai trong ba ngôi Ki tô giáo v́ nó là Adonaï, Adam được đề cập trước hết trong Sáng Thế Kư (chương 1) (Nữ thần Isis lộ diện II, 223). Cha nó, nhân vật đầu tiên trong bộ ba này là Thượng Đế Ngôi Một, Thần Bí Nhiệm của các môn đồ phái Ngộ Đạo, “chẳng bao giờ được khải huyền”, “Khuôn Mặt Lớn” tức Thái Dung (Arich Anpin) trong kinh Kabale. C̣n về phần Thiên Nhân đó là Thiếu Dung (Seir Anpin) khuôn mặt nhỏ ở bên ngoài “h́nh ảnh của Cha”, Christum (Nữ thần Isis lộ diện II, 223) được Thần Khí lớn xức “Dầu Thánh” (Giáo Lư Bí Truyền II, 26), con trai của “Cha ẩn tàng ngự trong ánh sáng và vinh quang” và nó “hội tụ nơi bản thân mọi Sephiroth” (Nữ thần Isis lộ diện II, 230, 234, chú thích 1, Thuật ngữ TTH, 294). Tuy nhiên Adam Kadmon, đôi khi cũng gọi là Thái Dung (Arich Anpin), Thiếu Dung (Seir Anpin) bấy giờ là Ngôi Con, nghĩa là vũ trụ ngoại giới c̣n được gọi là Tứ Linh Tự tương ứng với bảy Sephiroth hạ đẳng và bốn cơi vũ trụ cuối cùng (Thuật ngữ TTH, 195, Tuyển tập H.P.B., VIII, 145).

Thiên Nhân (được biểu diễn là Sephira, là cung Hoàng đạo Song Nam (Tài liệu bí truyền 8, 18) được người Ấn Độ gọi là Pouroucha và Brahmā) là nguyên khí vũ trụ thứ bảy. Nó là thư hùng lưỡng tính v́ nơi nó có “Eva tức Eve tâm linh c̣n chưa sinh ra và bà ở trong Adam Nguyên thủy, là một phần của ông” (Nữ thần Isis lộ diện II, 223). Nó đồng nhất với Ennoia, Con Người Nguyên Sơ của các tín đồ phái Ngộ Đạo, đồng nhất với Ánh Sáng (tức Trí Tuệ) phát xuất từ Chơn thần của Pythagore, nói cách khác, là từ Thượng Đế Ngôi Một (Nữ thần Isis lộ diện II, 169).

Cũng như Brahmā trong kinh Pouranas của Ấn Độ, Adam Kadmon hội tụ nơi bản thân “toàn bộ những thực thể”, được kêu gọi để biểu lộ trong vũ trụ đang tụ sinh (Giáo Lư Bí Truyền III, 179) các thực thể này, “Elohim Chiim” (Elohim Sinh Hoạt), “Cha Mẹ cao cấp” trong kinh Kabale mà Cha Mẹ do Chokmah và Binah chỉ là một phản ánh. Các Elohim Sinh Hoạt này, chư “Ah hi” trong Thiền Thư là “bảy cung, tức bảy Thượng Đế nguyên thủy, phân thân từ Thượng Đế đầu tiên” (Tuyển tập H.P.B., X, 317). Các ngài là những “Nhà Xây Dựng, các Con quang minh của buổi b́nh minh Chu kỳ thành trụ”, “bảy cung nguyên thủy đến lượt chúng phân thân ra thành mọi sinh linh khác, quang minh hay vô minh , cho dù đó là Tổng Thiên thần, Ma Quỉ, con người hay khỉ vượn. Một số sinh linh đă là con người và những sinh linh khác chỉ mới thành người vào lúc này”. Vậy là trong bảy cung này có các thực thể ở đủ mọi tŕnh độ, từ những vị Dhyan Chohan cao cấp nhất cho tới những thực thể hèn mọn nhất, nhưng ta không thể nói chúng thuộc về cung nào trong các cung này “v́ chúng c̣n chưa biến dị và biệt lập ngă tính” (Tuyển tập H.P.B., X, 347, 348).

Ở giai đoạn sơ khởi này trong sự biểu lộ vũ trụ chư Ah hi là “các Lực chứ không phải những Con Người” và các ngài chỉ hữu thức “trong mức độ mà các ngài phát động trong tâm thức vũ trụ”. Các ngài phải “băng qua mọi cơi, bắt đầu biểu lộ trên cơi thứ ba”. Trên cơi cao nhất, các ngài không có h́nh tướng. “Trên cơi thứ nh́, các ngài bắt đầu tiếp cận với h́nh tướng tức Roupa. Trên cơi thứ ba, các ngài trở thành các Manasapoutras. . . Ở mỗi cơi mà các ngài đạt tới th́ các ngài được gọi bằng những tên khác nhau”. V́ “chất liệu đồng chất nguyên thủy của các ngài đă bị liên tục biến dị”. Cho nên cuối cùng các ngài trở thành có h́nh tướng và bấy giờ được gọi là “Roupa”. Hiện nay các ngài “không c̣n tồn tại nữa”, từ lâu rồi các ngài đă trở thành các Chơn ngă Hành tinh, Chơn ngă Thái dương, Chơn ngă Thái âm và cuối cùng là các Chơn ngă lâm phàm” (Tuyển tập H.P.B., X. 321). Chỉ khi nào các ngài trở thành các Manasapoutras (Con của Trí Tuệ) trên cơi vũ trụ thứ ba th́ các ngài mới có thể được gọi là những “Nhà Tư Tưởng”, v́ chỉ bấy giờ th́ tâm thức các ngài mới được biệt lập ngă tính (Tuyển tập H.P.B., X, 322).

Trong khoa biểu tượng của Thiền Thư, vật chất đồng chất (“đám sương mù lửa”) của cơi vũ trụ thứ nhất được gọi là Quả Trứng Thế Giới. Nó chứa đựng “Mầm Mống” mà tia xạ ra từ Thượng Đế Ngôi Một rung động trong đó. Sau khi đă được thụ thai và tụ sinh như vậy trong Quả Trứng, “Mầm Mống” ra khỏi Quả Trứng trở thành toàn bộ những quyền năng sáng tạo vũ trụ. “Mầm Mống” này có ở khắp nơi. Thật vậy, nó là “tất cả các mầm mống, nghĩa là bản chất chưa biểu lộ, hoặc là mọi quyền năng sáng tạo sắp được xạ ra mà người Ấn Độ gọi là Brahmā” (Tuyển tập H.P.B., X, 353), nói cách khác là Thiên Nhân, bà Blavatsky cũng gọi nó là “Thần khí Thượng Đế” và “Thượng Đế Ngôi Ba”, sau đó nó biểu lộ trên các cơi vũ trụ thứ hai và thứ ba.

Các mầm mống này là những Nguyên tử của “các Điểm đạo đồ thời xưa mà mọi kẻ phàm phu thời xưa theo sát”, nghĩa là “những Đơn vị thiêng liêng nguyên thủy bất hoại và tạo thành tinh hoa của Chất liệu (Tuyển tập H.P.B., X, 353). Năng lượng của chúng được khơi dậy do tác dụng xúc tác của cung mà Thượng Đế Ngôi Hai xạ ra. “Ngọn Lửa vô h́nh vốn chẳng bao giờ cháy, tuy nhiên lại thiêu rụi tất cả những ǵ tiếp xúc với nó, ban cấp sự sống và sự sinh sôi nảy nở cho vạn vật” (Giáo Lư Bí Truyền I, 386).

Ouroboros, con rắn cắn đuôi ḿnh (có trong biểu hiệu của Hội Thông Thiên Học) biểu diễn người thư hùng lưỡng tính trên trời vốn được tạo ra trước tiên trong một chu kỳ thành trụ (manvantara), đă tỉnh dậy với sự sống hữu thức. Đó là con rắn lớn Nag (chính xác hơn là Naga) “trong việc cực dương không ngừng theo đuổi cực âm, đă đút cái đuôi của ḿnh vào trong miệng”, dùng “cái đầu chủ động ngoạm lấy cái đuôi thụ động, và phân thân của cái đuôi này làm phát sinh ra các thế giới, các thực thể và các sự vật” (Thư của Chơn sư, 71,73). Khi con rắn thức dậy th́ nó phà ra một “luồng hơi thở mạnh, luồng hơi này đi khắp thân thể nó tạo ra trong đó một sự điện giật (Thư của Chơn sư, 73).

Đuôi con rắn Ouroboros là chất liệu nguyên thủy và đồng chất (“hỗn mang”) mà Sáng Thế Kư gọi là “Mặt Nước”, sản sinh ra “Thần khí của Thượng Đế”, (Thiên Nhân tức Thượng Đế Ngôi Ba) rồi sau đó được thấm nhuần bởi Thần khí của Thượng Đế, (vừa là Con vừa là Chồng của ḿnh) (Nữ thần Isis lộ diện I, 133). Bà Blavatsky cũng gọi nó là “Nước Nóng Bỏng của Không Gian”, Aether “trong khía cạnh cao nhất là Akāsha, Cha Mẹ của bảy Đấng nguyên thủy và của Ngôi Con tức Ngôi Lời (Giáo Lư Bí Truyền II, 418, chú thích 4).

Thần khí của Thượng Đế là thần Kneph của Ai Cập được biểu diễn thành một con rắn “quấn quanh một cái b́nh đầy nước, đầu nó di chuyển trên mặt nước và nó phà hơi thở ra thấm nhuần nước” (Nữ thần Isis lộ diện I, 133). Vốn là Ngôi Lời biểu lộ, nó có thể tác động và do đó chuyển động, điều mà Đấng thiêng liêng, trái lại không làm được; đối với chúng ta Đấng thiêng liêng này là U minh v́ bản thân chúng ta không biểu diễn ngài được. V́ thế trong “Sáng Thế Kư có tuyên bố rằng, Bóng tối (U minh) ở trên mặt vực sâu”, trong khi “Thần khí Thượng Đế di chuyển trên mặt nước. Thần khí Thượng Đế là thần Nārāyana của Ấn Độ (nghĩa đen là Đấng di chuyển trên mặt nước): “Thế rồi vào lúc khởi đầu của buổi b́nh minh, Thần khí Thượng Đế (sau khi Thượng Đế Ngôi Một và Thượng Đế Ngôi Hai đă được xạ ra), Thượng Đế Ngôi Ba tức Nārāyana bắt đầu chuyển động trên mặt Nước Lớn của Vực Sâu (Tuyển tập H.P.B., X, 379).

BẢY NGUYÊN TỐ

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Trong thiên nhiên, tất cả đều bắt nguồn từ vật chất nguyên thủy bị biến đổi bởi “sự ấp ủ” của Thần khí Thượng Đế. Nó là nguyên tố duy nhất phát sinh ra sáu nguyên tố vũ trụ khác vốn chỉ là “những biến thái và những khía cạnh của nguyên tố Duy nhất và Độc nhất” (Giáo Lư Bí Truyền I, 40): “Người ta bảo rằng chất liệu nguyên thủy này hàm chứa tinh hoa của tất cả những ǵ làm ra con người; nó chẳng những có các yếu tố của bản thể vật lư con người mà c̣n là “nguyên sinh khí” nữa, trong một trạng thái tiềm tàng, sẵn sàng được khơi dậy. Nó thu được nguyên sinh khí do việc Thần khí Thượng Đế “ấp ủ” trên mặt nước tức hỗn mang; thật vậy, chất liệu này chính là hỗn mang. Nhờ có nó mà Paracelse khẳng định ḿnh có thể làm ra những “h́nh nhân”, và chính v́ thế mà Thalès triết gia vĩ đại về thiên nhiên, xác nhận rằng nước là nguyên khí của vạn vật trong thiên nhiên (Nữ thần Isis lộ diện I, 133-134).

Nguyên tố duy nhất này là “alkahest” của các nhà Luyện Kim Đan, dung môi vũ trụ, vàng ṛng mà họ cũng gọi là memstruum universale, vạn vật phát sinh từ nó rồi lại trở về nó, nó “có quyền năng lấy ra khỏi cơ thể con người mọi mầm bệnh, cải lăo hoàn đồng và kéo dài tuổi thọ” (Thuật ngữ TTH, 15, 17, Nữ thần Isis lộ diện I, 133). Đó là “tổng thể trong tổng thể”, được tạo thành bởi “bảy cung, sau này trở thành bảy Nguyên khí trong Thiên nhiên”, bảy nguyên khí này là những “Nguyên tố hoặc bản chất nguyên sơ, những biến dị căn bản mà vạn vật được xây dựng trên đó . . . bảy khía cạnh cơ bản của Thực tại Vũ trụ Duy nhất trong Càn khôn và trong con người” (Thuật ngữ TTH, 262).

Theo thứ tự tính vật chất tăng dần th́ bảy nguyên tố vũ trụ là (Thư của Chơn sư, 90): Akāsha (đôi khi được gọi là Aether), Thủy (Linh hồn Thế giới hoặc chính xác hơn là phần cao của nó), Dĩ thái (thường được viết là Aether), Lửa, Gió, Nước (phần thấp của Linh hồn Thế giới) và Đất. Ba nguyên tố đầu tiên tương ứng với ba cơi cao, “vô sắc giới” (aroupa) của vũ trụ, bốn nguyên tố cuối cùng đôi khi được gọi là bốn phương chính (Giáo Lư Bí Truyền I, 359, 501) tương ứng với bốn cơi thấp, “sắc giới” (roupa).

Mỗi một trong những nguyên tố này gồm có bảy phần, v́ nó chẳng những tồn tại trên cơi vũ trụ tương ứng đặc biệt với nó mà c̣n tồn tại trên sáu cơi khác. Chẳng hạn như nguyên tố thứ tư, Lửa, “là một hợp thể gồm bảy phần mà phần cao nhất là tinh thần thuần túy. Theo như ta thấy trên quả địa cầu th́ nó ở trong trạng thái thô trược nhất, vật chất nhất” (Thư của Chơn sư, 90). Vậy là cái nguyên khí vũ trụ có mặt ở khắp nơi (Giáo Lư Bí Truyền III, 555). Chính điều này giải thích việc khẳng định rằng nguyên tố thứ năm là Dĩ thái “sẽ trở nên trông thấy được trong Không khí vào cuối Cuộc Tuần Hoàn Thứ Tư để rồi ngự trị tối cao so với các nguyên tố khác trong suốt Cuộc Tuần Hoàn Thứ Năm” (Giáo Lư Bí Truyền I, 40) và Dĩ thái bắt đầu với “giống dân chính thứ năm sẽ chỉ phát triển trọn vẹn vào lúc khởi đầu cuộc tuần hoàn thứ năm” (Tuyển tập H.P.B., X, 384). Trong khi là nguyên tố tương ứng với cơi thứ ba của vũ trụ th́ Dĩ thái sẽ biểu lộ trong cơi hồng trần của ta vào một thời kỳ c̣n xa xôi hơn nữa. Cũng giống như hiện nay, nguyên tố của cơi thứ tư xuất hiện trên trái đất dưới dạng Lửa. Bấy giờ trong thế giới của chúng ta, Lửa không c̣n là nguyên tố đứng đầu nữa. Đó là v́ nó chỉ đứng đầu hiện nay “trong vũ trụ hữu h́nh” (Tuyển tập H.P.B., X, 376). Mặt khác, bản thân Dĩ thái cũng sẽ bị truất ngôi trong hai Cuộc Tuần Hoàn cuối cùng của Dăy Hành Tinh trái đất. Hai nguyên tố đầu tiên hiện nay “vượt quá tầm nhận thức của con người” thật sự sẽ được “cảm thấy trước” trong các Giống dân thứ Sáu và thứ Bảy của Cuốc Tuần Hoàn hiện nay và sẽ “được biết rốt ráo lần lượt trong các Cuộc Tuần Hoàn thứ Sáu và thứ Bảy” (Giáo Lư Bí Truyền I, 40).

Bảy nguyên tố thất bội là các Kabirs, bảy vị Thần linh Vũ trụ Vĩ đại, Đấng thứ bảy và cao hơn hết, thủ lănh của sáu Đấng kia là Ngôi Lời (Adam Kadmon, Thần Phtah của người Ai Cập, cũng như là Ormazd, thủ lănh của sáu Amshaspends) (Giáo Lư Bí Truyền II, 382, chú thích 2). Việc chúng chia ra thành 49 Lửa Thiêng khiến cho chúng “tất cả đều là các trạng thái của Kundalini” (Giáo Lư Bí Truyền II, 378, Giáo Lư Bí Truyền III, 544). Thủ lănh của các Kabirs (Ngôi Lời) đồng nhất với Abhimānim (tức Agni) của người Ấn Độ, “con trưởng của Brahmā”, “nguyên tố đầu tiên tức Lửa đầu tiên tạo ra trong vũ trụ”. Abhimānim thoạt tiên có ba Con Trai: Pāvaka (Lửa Điện), Pavamāna (Lửa do Ma Sát) và Shuchi (Lửa Mặt Trời) (Giáo Lư Bí Truyền I, 567, Giáo Lư Bí Truyền II, 258). Trước khi sinh ra 49 Lửa Thiêng, th́ Agni bèn trở thành ba rồi thành bảy (Giáo Lư Bí Truyền III, 544) bởi v́ Subba Row có tuyên bố rằng mỗi khi người ta đề cập tới bảy thực thể trong “khoa huyền bí học cổ truyền của Ấn Độ, th́ người ta phải giả sử rằng “bảy thực thể này bước vào tồn tại qua trung gian của ba thực thể sơ cấp và ba thực thể này tiến hóa ra từ một thực thể duy nhất, cũng như “bảy tia màu sắc trong ánh nắng mặt trời phát xuất từ ba tia sơ cấp có màu sắc (Tài liệu bí truyền, 288).

Abhimānim, tức Agni (Hỏa) không phải là Nguyên tố thứ tư mà là Lửa Tối Cao, Tinh Thần “vượt quá Thiên nhiên Biểu lộ” (Giáo Lư Bí Truyền II, 120), “Đấng Thiêng liêng hiện diện nội giới trong toàn vũ trụ” (Giáo Lư Bí Truyền III, 589). Bảng dưới đây thử tŕnh bày minh họa bảy cơi vũ trụ, bảy Nguyên tố và 49 tế phân của bảy nguyên tố này.

 

CƠI VŨ TRỤ

CÁC NGUYÊN TỐ

Akasha

Thủy

Dĩ thái

Lửa

Gió

Nước

Đất

1

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

Không gian “coi như là một Đơn Vị Nguyên Chất. Cội Nguồn sống động của Sự Sống, là “Nguyên nhân không có Nguyên nhân chẳng ai biết được”, vốn biểu lộ qua các Nguyên tố này. V́ thế “trong Khoa biểu tượng bí truyền” nó được gọi là Cha Mẹ Vĩnh Hằng có Bảy Lớp Da (Giáo Lư Bí Truyền I, 38). Các lớp da này là những Nguyên tố và các cơi vũ trụ mà “lớp” trên cùng tức “bề mặt không biến dị” là hỗn mang (Giáo Lư Bí Truyền I, 38). Các lớp da khác là “sáu Nguyên tố trong Thiên nhiên”, nghĩa là “sản phẩm và các khía cạnh biến phân khác nhau của Nguyên khí thứ bảy”. Nguyên khí thứ sáu (Thủy tức Linh Hồn Thế Giới) là cội nguồn của tất cả những ǵ tồn tại trong các cơi bên dưới v́ năm nguyên tố cuối cùng chỉ là những “chuyển vị tâm linh, tinh thần và vật thể của Nguyên khí thứ sáu trên cơi biểu lộ h́nh tướng” (Giáo Lư Bí Truyền I, 45-46). Khi ra khỏi nguyên khí thứ sáu, nguyên khí thứ năm (Dĩ thái) bao hàm bốn nguyên khí kia tức là bốn “phương chính” (Lửa, Gió, Nước và Đất) sau đó sản sinh ra chúng (Giáo Lư Bí Truyền I, 392)

Người ta cũng t́m thấy những quan niệm giống như vậy trong Vũ trụ khởi nguyên luận của Ấn Độ, cũng như trong kinh Kabale. Theo Vichnou Purāna, Quả Trứng Thế Giới được bao quanh bởi bảy lớp da. “Brahmā sinh ra trong Quả Trứng Hoàng Kim này” (Tuyển tập H.P.B., X, 313), nghĩa là Pouroucha, tức Nara, nguyên khí vũ trụ thứ bảy c̣n được gọi là Svayambhouva Nara (Nữ thần Isis lộ diện II, 268) làm cho tiến hóa ra “khỏi chính ḿnh nguyên khí mẹ vốn được bao bọc trong bản chất thiêng liêng của chính ḿnh, tức Nari, Mẹ Đồng Trinh bất tử (Nữ thần Isis lộ diện I, 226). Bà này chẳng ai khác hơn là “Eva tức Eve linh thiêng”, nữ thần Sophia của các môn đồ phái Ngộ Đạo, trước khi sinh ra bà ở nơi Adam thứ nhất (Nữ thần Isis lộ diện II, 223) và bà bị “thấm nhuần” bởi năng lượng của Nara (Thần Khí Thượng Đế) để rồi “trở thành Tanmātra, mẹ của năm nguyên tố : gió, nước, lửa, đất và dĩ thái” (Nữ thần Isis lộ diện II, 226). Nói khác đi bà trở thành Linh Hồn Thế Giới.

Trong khi Hỗn Mang là “nguyên khí nữ”, là “Nước Hằng Sống” mà Tinh thần và Vật chất tiềm tàng ở trong đó”, th́ Akāsha (được coi là nguyên khí thứ bảy của vũ trụ) là “nguyên tố đầu tiên thức dậy với sự sống chủ động” (Giáo Lư Bí Truyền I, 46, 93). Nó là tổng hợp của bảy Trung Tâm Lực tức Tattvas, cấu thành vũ trụ (Giáo Lư Bí Truyền III, 498). Tuy nhiên nó không sáng tạo ra thế giới vật chất. Thiên Nhân (Pouroucha) vốn là hoạt động tuyệt đối và do đó không có bất kỳ liên hệ trực tiếp nào với các đối tượng giác quan. Thiên Nhân chính là tính thụ động. V́ vậy ngài được gọi là “Đấng Thụ Động Vĩ Đại”. Vốn là “tâm thức thiêng liêng và vĩnh hằng không thể biến dị, có phẩm tính và tác động được”, ngài “không thể có bất kỳ liên hệ nào với điều vốn hữu hạn và bị khống chế” (Tuyển tập H.P.B., X, 361). “Tác động thuộc về điều mà ngài phản ánh trong đó”, nghĩa là nguyên khí thứ sáu của vũ trụ, Linh Hồn Thế Giới tức Đấng Chủ Động Vĩ Đại (Thư của Chơn sư, 341).

Trong kinh Pourānas của Ấn Độ, người ta có nêu rơ rằng Âm Thanh là sản phẩm đầu tiên của Akāsha (nguyên khí thứ bảy của vũ trụ) (Tuyển tập H.P.B., X, 314). Xét theo bí truyền, Âm Thanh mà người ta đề cập tới chính là Ngôi Lời (Giáo Lư Bí Truyền I, 276): “Âm Thanh không phải là một thuộc tính của Akāsha, mà là mối tương quan đầu tiên của nó, là Ngôi Lời tức Sự Tạo Ư Thiêng Liêng” (Giáo Lư Bí Truyền III, 498).

LINH HỒN THẾ GIỚI

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Nói cách khác, Âm Thanh này là Linh Hồn Thế Giới, đồng nhất với Ngôi Thánh Linh, nữ tính, cấu thành ngôi ba trong ba ngôi của Ki Tô Giáo (Thư của Chơn sư, 341). Linh Hồn Thế Giới “không phải là Nguyên nhân trơ của Sự Sáng Tạo hay (Para) Brahman mà chỉ là điều người ta gọi là Nguyên Khí Thứ Sáu . . . Mahat tức Mahābouddhi, Đại Hồn, Hiện Thể của Tinh Thần . . . Thượng Đế nhân h́nh đích thực của những người hữu thần. Bởi v́ Thượng Đế này là nhân cách hóa của Tác Nhân Sáng Tạo Vũ Trụ” (Giáo Lư Bí Truyền I, 453).

Mahat, “khía cạnh dương của Akāsha”, vốn đồng nhất với Alaya, Anima Mundi (Linh Hồn Thế Giới) của các Phật tử Bắc tông (Giáo Lư Bí Truyền III, 546). Đó là “Trí Tuệ Thượng Đế đang tác động sáng tạo” và trong kinh Kabale, nó tương ứng với Sephiroth Chokmah (Cha) và Binah (Mẹ) (Giáo Lư Bí Truyền I, 44, 277, Tuyển tập H.P.B., X, 324, 355). Cội Rễ tinh thần, toàn tri và toàn năng này của Trí Tuệ Thượng Đế, Anima Mundi tối thượng, tức Ngôi Lời (Giáo Lư Bí Truyền I, 625) là một biểu lộ của Thiên Nhân. Nó chính là ngài ở một mức độ vật chất hơn. Nó cũng được gọi là Mahat giống như Adam Kadmon, Thượng Đế Ngôi Ba. Nó là “Sự Tạo Ư Vũ Trụ” (Giáo Lư Bí Truyền I, 44, Giáo Lư Bí Truyền II, 27) là “nguyên khí sáng tạo – một quyền năng thường được gọi là Thượng Đế, vốn biến mất và chết đi cùng những thứ c̣n lại khi xảy ra chu kỳ hoại không (pralaya)” (Thư của Chơn sư, 89). Ta “có thể định nghĩa nó bằng một vài từ: đó là Linh Hồn Vũ Trụ, Tử Cung của Vũ Trụ, Mysterium Magnum, sản sinh ra vạn hữu bằng cách phân ly hoặc biến dị . . . Nó chính là Không gian theo nghĩa nào đó hoặc cùng một lúc là nguyên khí thứ sáu và nguyên khí thứ bảy của không gian” (Giáo Lư Bí Truyền II, 538). Bởi v́ Không gian chẳng khác chi nguyên khí thứ bảy của vũ trụ. “Thực Tại duy nhất trong Vũ Trụ” và do đó sáu nguyên khí khác chỉ là cái khía cạnh của nguyên khí thứ bảy. “Không gian được gọi là Mẹ, trước khi nó hoạt động trong vũ trụ và được gọi là Cha Mẹ ở giai đoạn thức tỉnh đầu tiên” (Giáo Lư Bí Truyền I, 45, 46). Linh Hồn Thế Giới đôi khi được gọi là Ngọn Lửa Thánh hoặc Ngọn Lửa Thiêng Liêng (Thuật ngữ TTH,120, Giáo Lư Bí Truyền III, 568, Sơ đồ V) được tạo ra do năng lượng của Thượng Đế tác động lên chất liệu chưa biến dị: “một số người gọi Chất Liệu Nguyên thủy này là Hỗn Mang. Platon và các môn đồ phái Pythagore gọi nó là Linh Hồn Thế Giới, sau khi nó đă được thấm nhuần bởi Thần Khí của đấng ấp ủ Nước Nguyên Thủy Hỗn Mang” (Giáo Lư Bí Truyền I, 361).

“Nước Nguyên Thủy” này (cũng được gọi là “Mặt Nước”), chính là Hỗn Mang, trạng thái sơ khai của Linh Hồn Thế Giới (Nước Không Gian), “Mẹ” thần bí hay “Tử cung của Thiên nhiên trừu tượng mà Vũ trụ Biểu lộ đă được hoài thai trong đó (Giáo Lư Bí Truyền I, 400, chú thích 2). Hỗn Mang đồng nhất với Nguyên tố “Duy nhất Biểu lộ” trong Thiền Thư, Nguyên tố mà Quán Thế Âm, Thượng Đế Ngôi Ba, (Adam Kadmon, tức Avalokiteshvara) [ii] biến thành “Nước Vĩ Đại” và tách ra khỏi “Biển Lửa”. “Nước Vĩ Đại” này chẳng có ǵ khác hơn là Anima Mundi, “Nước Không Gian”. Cũng vậy, trong Luật Bàn Cổ, Quả Trứng Thế Giới khi tự phân chia thành hai phần bèn tạo ra trời, Nara (Biển Lửa) và đất, Nari (Linh Hồn Thế Giới), “cả hai đều ở dưới dạng lư tưởng chứ chưa ở dưới dạng biểu lộ” (Nữ thần Isis lộ diện II, 267-268).

Công cụ duy nhất mà Thượng Đế Biểu Lộ dùng để làm việc chính là Daiviprakriti (Ánh Sáng Thượng Đế): “tất cả được tạo ra từ Ánh Sáng này”. (Giáo Lư Bí Truyền I, 463). “Năng lượng động của Sự Tạo Ư Vũ Trụ” này là cầu nối khiến cho Tư Tưởng Thượng Đế tác động lên Chất liệu vũ trụ: “thoạt tiên trong Thượng Đế chỉ vọt ra một điều là một h́nh ảnh, một quan niệm về những ǵ phải tồn tại trong vũ trụ. Ánh Sáng hoặc năng lượng này bèn chộp lấy h́nh ảnh đó và ghi khắc nó lên trên vật chất vũ trụ vốn đă biểu lộ rồi. Tất cả các Thái dương hệ đều bước vào tồn tại như thế đó” (Triết lư Chí Tôn Ca, 19). V́ thế cho nên Subba Row có tuyên bố rằng Christos tức Avalokiteshvara, Ngôi Lời mà ông cũng gọi là “quyền năng thiên biến vạn hóa” và “Tiếng Nói Vi Diệu” cũng như là “Tiếng Nói Vô Thinh” “bản thân của nó đă có đủ kế hoạch Sự Sống Tiến Hóa” (Tài liệu bí truyền, 528, 536, 537).

Kể từ cơi thứ hai, Daiviprakriti [iii] trở thành “Fohat”, tức là sáu Lực vũ trụ mà nó là lực tổng hợp, sự khác nhau của sáu lực này là do những đặc tính của vật chất biến dị mà các lực tác dụng lên đó. (Tuyển tập H.P.B., X, 386, Giáo Lư Bí Truyền I, 313). Fohat là thuật ngữ tiếng Tây Tạng tương ứng với điều mà cả trong kinh Phệ Đà và kinh Avesta, người ta đều gọi là “Apām Napāt” (nghĩa đen là Con của Nước). Fohat là “Con của Aether”, nghĩa là sản phẩm của Akāsha (nguyên khí thứ bảy), Cha Mẹ của bảy Đấng nguyên sơ, của Âm Thanh tức Ngôi Lời (Giáo Lư Bí Truyền I, 105, Giáo Lư Bí Truyền II, 418, chú thích 4, Thuật ngữ TTH, 25). Như ta đă thấy, “mối dây liên hệ huyền bí này giữa Trí Tuệ và Vật Chất” cũng là “Cội Rễ của CÁI NGĂ trí tuệ mà mọi tâm thức đều bắt nguồn từ đó. Bởi v́ ánh sáng Thượng Đế là một Ánh Sáng của Tâm thức, của nhận thức trí tuệ và hồng trần” (Giáo Lư Bí Truyền I, 463). Nó “biểu lộ thành tâm thức” và người ta “không được giả sử rằng tâm thức là một loại thực thể độc lập do ánh sáng này tạo ra. Đó là một cách thức hoặc một sự biểu lộ của chính ánh sáng này vốn là sự sống” (Triết lư Chí Tôn Ca, 25).

Bà Blavatsky đôi khi cũng gọi “Akāsha” là Linh Hồn Thế Giới (Giáo Lư Bí Truyền II, 538). Bà cũng thường dùng thuật ngữ tiếng Bắc Phạn này đồng thời với từ “Aether” để gọi tên hoặc là nguyên khí thứ bảy của vũ trụ hoặc là nguyên khí thứ năm của vũ trụ (Dĩ thái). Đôi khi, cũng dùng từ Akāsha để gọi tên chất liệu ba cơi cao vô sắc giới (aroupa) trong vũ trụ và dùng từ “Ánh Sáng Tinh Tú” [iv] để gọi tên vật chất của ba cơi dưới: “Ánh Sáng Tinh Tú là điều phản ánh ba cơi cao của tâm thức  và ở bên trên cơi thấp tức cơi trần. Do đó nó không vượt quá cơi thứ tư, nơi mà người ta có thể nói rằng Akāsha bắt đầu từ đó” (Tuyển tập H.P.B., X, 360).

Linh Hồn Thế Giới là “Lửa Sống Động”, “Magnes”, điện huyền bí cung cấp “tinh thần thiêng liêng” cho con người. Nhưng xét theo khía cạnh thấp, nó cũng là “Ánh Sáng Tinh Tú” vốn ban “sinh hồn” cho mọi sinh linh (Giáo Lư Bí Truyền I, 367, Nữ thần Isis lộ diện I, XXXVII, 64, 129, 139, chú thích 2, Thuật ngữ TTH, 38). Đó là v́ “Anima Mundi vốn lưỡng tính hoặc có hai giới tính. Phần dương của nó thuần túy thiêng liêng và thuộc tinh thần, đó là Minh Triết. Trong khi đó phần âm của nó (spiritus của người Nazaréens) . . . là nguyên sinh khí của mọi sinh vật vốn cung cấp sinh hồn, linh mạc cho con người, con thú, cho loài súc vật bay trên không và cho tất cả sinh linh” (Nữ thần Isis lộ diện I, 301, chú thích 2, Giáo Lư Bí Truyền I, 218).

Như vậy, mọi sinh linh trước hết là gồm có một tinh thần được cung ứng bởi phần cao của Anima Mundi, nghĩa là nguyên khí thứ sáu của vũ trụ, sau đó được hợp thành bởi một linh hồn xuất phát từ phần thấp của Linh Hồn Thế Giới và cuối cùng là được hợp thành bởi một thể xác. Những con thú “chỉ có mầm mống của linh hồn bất tử (phần cao nhất) đó là nguyên khí thứ ba”. Tinh thần của chúng vốn tiềm tàng và sẽ “chỉ được phát triển qua hàng loạt vô số sự tiến hóa” (Nữ thần Isis lộ diện I, 301, chú thích 2). Các triết gia Hi Lạp tuyên bố rằng nơi con người “Nous” (Tinh Thần) xuất phát từ phía trong của Linh Hồn Vũ Trụ, phần ngoài của Linh Hồn Vũ Trụ - theo họ - cung cấp “Phren” và “Thumos” (Hạ trí và Kāma Roupa tức thể Vía) (Ch́a Khóa TTH, 136, 151).

Sinh Hồn tức linh mạc tương ứng với “Thần Khí Sự Sống”, “Nephesh” của các môn đồ kinh Kabale. Đó là “Nguyên khí Prāna Kāma tức Sinh Hồn đầy thú tính trong con người” (Thuật ngữ TTH, 228) là “Nguyên khí thứ Tư và cũng là Nguyên khí thứ Hai, Prāna, v́ Nephesh là “Thần Khí Sự Sống” trong con người cũng như trong con thú hay loài sâu bọ, hơi thở của sự sống vật thể, vật chất vốn chẳng bao hàm một chút tính thiêng liêng nào” (Giáo Lư Bí Truyền I, 263, chú thích 2). Bà Blavatsky đồng nhất hóa sinh hồn này với “Jiva tức nguyên sinh khí làm linh hoạt con người, con thú, cây cỏ hoặc ngay cả khoáng vật và chắc chắn là một dạng lực không thể hủy diệt được, bởi v́ lực này là sự sống duy nhất tức Anima Mundi, linh hồn sống động của vũ trụ” (Tuyển tập H.P.B., VI, 112). Jivātmā (trong cung Hoàng đạo được biểu diễn bởi cung Mănh Sư) là đồng nghĩa với Mahat, tức là Linh Hồn Thế Giới. Bà Blavatsky tuyên bố rằng “trong trạng thái thấp, vật chất hơn”, nó chính là “nguyên sinh khí làm linh động các thể vật chất của loài thú vật, cây cỏ v.v. . .” (Tài liệu bí truyền, 9, chú thích 1 do bà Blavatsky soạn thảo).

“Hồn Thiêng” – muốn tạo lập ra nó cần có “Lửa Sống Động” (Nữ thần Isis lộ diện I, 300, chú thích 1, 301) – là “Bouddhi”, nguyên khí thứ sáu nơi con người, điểm linh quang “xuất phát từ bản thể thuần túy của Nguyên Khí Thứ Sáu Vũ Trụ” (Giáo Lư Bí Truyền I, 45). Bởi v́ Bouddhi, “tia của Linh Hồn Vũ Trụ và Hồn Tinh Thần (Alaya)” (Giáo Lư Bí Truyền III, 494) có “bản chất thuộc về cơi cao nhất là cơi Akāsha, do đó không bị biến dị” (Tuyển tập H.P.B., X, 324).

Con người là “một thế giới nhỏ - một tiểu vũ trụ bên trong đại vũ trụ. Khi c̣n là một bào thai nó bị treo lơ lửng trong tử cung đại vũ trụ nhờ vào ba loại hồn. Trong khi thể xác của nó thường xuyên rung động đồng cảm với bà mẹ là trái đất, th́ sinh hồn của nó lại ḥa nhịp với anima mundi vũ trụ” (nghĩa là với phần thấp của Linh Hồn Thế Giới). “Nó ở nơi bà, cũng như bà ở nơi nó, v́ yếu tố rải rác trong thế giới đă lấp đầy toàn thể không gian, thế mà nó chính là không gian vô biên và vô hạn. C̣n về phần hồn thứ ba của nó là hồn thiêng th́ nó chỉ là một tia cực huy của Nguyên Nhân Tối Cao – Ánh Sáng Tinh Thần của Thế Giới – một trong vô số bức xạ trực tiếp phóng ra từ đó” (Nữ thần Isis lộ diện I, 212).

Về vấn đề này bà Blavatsky có trích dẫn giáo huấn của Paracelse: “Ba hồn sinh hoạt nơi con người và làm cho nó linh hoạt; ba thế giới tuôn đổ các tia của ḿnh qua con người . . . Thứ nhất là hồn của các nguyên tố (thể xác và sinh lực ở trạng thái thô trược), thứ hai là hồn của các tinh tú (thể Vía tức sinh hồn), thứ ba là hồn Thiêng (thể Hào quang tức Chơn thần)” (Nữ thần Isis I, 212).

Linh Hồn Thế Giới, “Ánh Sáng Tinh Tú” của các môn đồ kinh Kabale, vậy là có hai khía cạnh. Là lực vũ trụ, “nguyên sinh khí” tức archœus của Van Helmont (Nữ thần Isis lộ diện I, 400) là nguyên nhân huyền bí trong hằng thế kỷ đă đốt cháy những ngọn đèn “trường tồn” mà bà Blavatsky có nói tới (Nữ thần Isis lộ diện I, 224 và tiếp theo). Bà nói rằng đó là năng lượng mà Bulwer Lytton đă mô tả trong quyển tiểu thuyết “Giống dân Sắp tới”, năng lượng mà bà gọi là “vril” (Nữ thần Isis lộ diện I, 125, 126).

Sophia [v], Ngôi Lời nữ tính, Chúa Thánh Thần của các tín đồ phái Ngộ Đạo (Tuyển tập H.P.B., X, 333), là Minh Triết được khải huyền (trong thế giới hiện tượng), là “Đấng Chủ Đông Vĩ Đại”, là “Chất liệu chủ động, Prakriti ở t́nh trạng đă biến dị” (Thư của Chơn sư, 340, 342), nói cách khác là nguyên khí thứ sáu của vũ trụ, là phần cao của Linh Hồn Thề Giới, là “Đấng Sáng Tạo ra vạn vật” (Giáo Lư Bí Truyền I, 101, chú thích 1). Con gái của bà là Sophia Achamoth, là nhân cách hóa của “Ánh Sáng Tinh Tú thấp”, cả hai đều “chỉ là một thứ được xét theo hai khía cạnh khác nhau, một đằng là khía cạnh tinh thần, c̣n một đằng là khía cạnh tâm linh” (Giáo Lư Bí Truyền I, 219), nghĩa là “nous, (Minh Triết thượng đẳng) và psyche, (Minh Triết hạ đẳng, trần tục)” (Giáo Lư Bí Truyền I, 219, chú thích 2).

Cũng giống như Vichnou, “Thần của Nguyên khí ẩm ướt và của Nước” (Giáo Lư Bí Truyền II, 625), “Đấng Ban Cấp Sự Sống, Đấng Sáng Tạo và Đấng Bảo Dưỡng” (Nữ thần Isis lộ diện II, 303). Sophia, coi như nguyên khí thứ sáu của vũ trụ được biểu tượng bằng tam giác chúc xuống dưới trong cái Ấn của Salomon [vi]. Tam giác kia hướng lên trên biểu diễn “Đấng Thụ Động Vĩ Đại” (Minh Triết ẩn tàng) nghĩa là Shiva, “Nguyên khí Lửa” (Giáo Lư Bí Truyền II, 626), “Đấng Hủy Diệt, đấng thiêng liêng ban cho sự chết” (trong thế giới vật chất) và ban cho sự sống (trong thế giới tinh thần) (Thư của Chơn sư, 340, 341, Giáo Lư Bí Truyền II, 625, 626).

Hệ biểu tượng này giải thích việc một trong hai sơ đồ lớn của Nữ thần Isis lộ diện (II, 264), người ta có đề cập tới Shiva và Vichnou lần lượt liên kết với shakti của ḿnh, Shiva liên kết với tam giác đỉnh hướng lên trên, Vichnou liên kết với tam giác đỉnh hướng xuống dưới. Các tam giác đan xen vào nhau này được định hướng sao cho mỗi một các đỉnh tam giác tương ứng với một trong những bầu hành tinh, cùng với trái đất, cấu thành dăy hành tinh trái đất. Trong quyển Thiền Thư bà Blavatsky có biểu diễn dăy hành tinh này sao cho một trong các bầu hành tinh ở một trong sáu phương sau đây: Đông, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây, Tây Nam và Đông Nam (Giáo Lư Bí Truyền II, 802). C̣n về trái đất của ta th́ nó được biểu diễn bằng ṿng tṛn nhỏ ở dưới đáy của sơ đồ.

Ṿng tṛn bao quanh hai tam giác này biểu diễn “Mahākāsha”, không gian vô biên, Nguyên khí thứ bảy của Vũ trụ, Đại Vũ Trụ, là “hiện thân tiềm tàng của mọi tác động trong Càn khôn”, nghĩa là Thượng Đế Ngôi Một, tức Thượng Đế chưa biểu lộ. Điểm ở tâm của ngôi sao sáu cánh là Quán Thế Âm, tiểu vũ trụ, Thượng Đế đă biểu lộ, “chủng tử của hoạt động biểu lộ”, ṿng tṛn chỉ là tiềm năng đơn giản của hoạt động. Cả hai đều “được coi là Avalokiteshvara” (Thư của Chơn sư, 340). V́ “trong Nội môn Bí giáo có hai Avalokiteshvara, là Thượng Đế Ngôi Một và Thượng Đế Ngôi Hai” (Giáo Lư Bí Truyền I, 101) hoặc nếu ta muốn th́ đó là Thượng Đế Ngôi Một và Thượng Đế Ngôi Ba. Thật vậy, Avalokiteshsvara – cũng giống như Brahmā vốn đồng nhất với ngài – là Thượng Đế Ngôi Hai hay Thượng Đế Ngôi Ba tùy theo ta chọn dùng cách đếm nào” (Tuyển tập H.P.B., X, 313), hoặc là ta tính, Cha Mẹ mới biểu lộ có một nửa, là Thượng Đế Ngôi Hai hoặc ta không tính tới Cha Mẹ. Trong trường hợp không tính tới Cha Mẹ, th́ ta chỉ xét tới Thượng Đế chưa Biểu lộ (Thượng Đế Ngôi Một) và Thượng Đế đă Biểu lộ (Thượng Đế Ngôi Ba) lúc bấy giờ cũng gọi là Thượng Đế Ngôi Hai.

Ở người Ai Cập, Linh Hồn Thế Giới là Isis, “vừa là con gái, vừa là vợ, vừa là chị em của Osiris” (Giáo Lư Bí Truyền I, 161). Osiris lại đồng nhất với Adam Kadmon, là Thượng Đế Ngôi Ba. Thật vậy, Isis – người “Nữ Đồng Trinh Vĩ Đại của Vũ trụ” được biểu diễn bởi cung Hoàng đạo Xử Nữ mà Subba Row liên kết với Ánh Sáng Tinh Tú, cũng như sáu Lực của Thiên nhiên (Tài liệu bí truyền,12,18) – là “nguyên khí thứ sáu của Vũ trụ . . . quyền năng sản sinh ra Prakriti (không phải là Prakriti mà là năng lượng tạo ra Prakriti) và thế là Isis sản sinh ra sự tạo ư trong trí tuệ” (Tài liệu bí truyền, 229). Bà đồng nhất với Vénus, Eve, Quan Âm và Vāch, cũng như là Mylitta (Giáo Lư Bí Truyền II, 47), “Bà Mẹ Lớn” của người Chaldée cũng được gọi là Ishtar. Bà là biểu tượng của nguyên khí nữ, Đấng Thiêng liêng sáng tạo vốn chỉ là “tác nhân thừa hành” của “Đấng Thiêng Liêng Tối Cao”, của “Công Tŕnh Sư” (Giáo Lư Bí Truyền II, 46), nghĩa là của Thượng Đế nam tính hoặc đúng hơn là ba Thượng Đế nam tính, ba vị này là ba ngôi của Đấng Thiêng Liêng Tối Cao vốn đồng nhất với nhau. V́ thế Đức Mẹ Maria được coi là Mẹ của ba vị Thượng Đế trong ba ngôi KiTô Giáo, “v́ cả ba ngôi chỉ là một”. Cùng với ba vị Thượng Đế này, Maria tạo thành Tứ Linh, Thượng Đế Bốn Mặt mà người Chaldée gọi là “Arba-il” (Nữ thần Isis lộ diện II, 171).

Ba Ngôi Thượng Đế - “Ngôi Cha chưa biểu lộ, Ngôi Mẹ biểu lộ có một nửa và Vũ trụ là Thượng Đế Ngôi Ba” (Tuyển tập H.P.B., X, 332) chỉ là một bởi v́ đó là ba giai đoạn đầu tiên của sự biểu lộ càng ngày càng thể hiện ra ngoại giới của cùng một Thực tại. Đó là những “biểu tượng nhân cách hóa của ba giai đoạn tâm linh trong sự Tiến hóa” (Tuyển tập H.P.B., X, 334). Thượng Đế Ngôi Một là một “tiềm năng đă hiện diện nhưng c̣n chưa biểu lộ trong ḷng Cha Mẹ”. Thượng Đế Ngôi Hai là từ “trừu tượng” chỉ tập thể các nhà Kiến Tạo vũ trụ. C̣n về Thượng Đế Ngôi Ba, đó là sự “biến dị tối hậu của Thượng Đế Ngôi Hai và sự biệt lập ngă tính của các Lực vũ trụ” (Tuyển tập H.P.B., X, 334). Mỗi một trong ba ngôi Thượng Đế này có liên quan với một trong ba cơi cao vô sắc giới (aroupa) của Vũ trụ; chất liệu của cơi này vốn được làm linh hoạt bởi năng lượng của ngôi Thượng Đế tương ứng với nó. Cấu thành một trong ba “tattvas” cao của vũ trụ (Giáo Lư Bí Truyền III, 492).

Ngôi sao sáu cánh có một ṿng tṛn bao xung quanh là một biểu tượng của Tứ Linh, cũng như h́nh vuông nội tiếp trong một h́nh tṛn, là “h́nh mạnh nhất trong tất cả các h́nh pháp thuật” (Giáo Lư Bí Truyền I, 126, Giáo Lư Bí Truyền II, 662, Tuyển tập H.P.B., VIII, 144, 145, Tuyển tập H.P.B., X, 356, 357). Tứ Linh được phản ánh nơi con người qua “tam giác vật thể bên dưới” (bộ máy sinh dục), “cùng với số Một của nữ giới”, trở thành “đấng sáng tạo thư hùng lưỡng tính” (Giáo Lư Bí Truyền III, 445 và sơ đồ 1). Như vậy, ở mức độ con người cũng như ở mức độ vũ trụ, tinh thần (dương) gồm có ba mặt, và vật chất (âm) chỉ có một mặt.

Thời xưa, người ta biết rằng ở giữa một ngả tư (biểu tượng cho hai vũ trụ hữu h́nh và vô h́nh, cũng như là chức năng trung gian của thần linh) có dựng lên những trụ bằng đá bên trên là tượng bán thân của Hermès, là vị thần tiếp dẫn vong linh – ngài được gọi như vậy v́ ngài có nhiệm vụ đón tiếp vong linh của người chết và dẫn chúng sang thế giới bên kia. Thế mà chẳng mấy ai chướng mắt khi thấy nhô ra ở giữa mặt trước của trụ đá này là những cơ quan sinh dục nam. Những cơ quan này được coi là linh thiêng và việc nh́n thấy chúng không gợi cho ta một t́nh cảm xấu hổ, cũng chẳng có một tư tưởng tục tỉu nào (trong tác phẩm của Jung, Con người và các Biểu tượng, trang 154,155). Cũng vậy, măi tới thời nay người Ấn Độ cũng chẳng gán một ư nghĩa dâm dục nào cho những biểu diễn “lingam” và “yoni” (các cơ quan sinh dục nam và nữ) mà người ta thấy được phô bày công khai trong xứ sở này.

Linh HồnThế Giới là “Diệu Âm, Vāch nữ tính có hằng trăm dạng, Shataroupa tức là Thiên nhiên” (Giáo Lư Bí Truyền I, 121). Nó được tạo ra bởi Thần khí Thượng Đế (Adam Kadmon, Thượng Đế Ngôi Ba) vốn “suy tư trong Nước Không gian – tức là vật chất c̣n chưa biến dị của Vũ trụ tương lai – và như vậy tạo ra một chút biến dị đầu tiên trong tính đồng chất của vật chất nguyên thủy. Đó là Diệu Âm” (Tuyển tập H.P.B., X, 406) vốn có trước Linh từ, nghĩa là “biểu đạt xác định ra ngoại giới của điều cho đến lúc đó vẫn c̣n ở trong chiều sâu của Tư Tưởng Ần Tàng”; nói khác đi là Vũ trụ đă biểu lộ trọn vẹn. Ta có thể biểu diễn bộ ba này “bằng những thuật ngữ Màu Sắc, Âm Thanh và Con Số” (Tuyển tập H.P.B., X, 406).

Linh Hồn Thế Giới là “Tiếng Nói Du Dương”, bởi v́ nó là Âm Thanh tức Ngôi Lời đang kiến tạo vũ trụ ngoại giới. Nó cũng là “Mẹ Từ Bi và Tri Thức”, v́ nơi con người nó là Bouddhi, nguyên khí thứ sáu được tượng trưng trong quyển T́nh Thư Hoa Sen Trắng của bà Mabel Collins qua người đàn bà có cái bồn hoa sen. Subba Row có tuyên bố rằng hoa sen biểu diễn “luân xa” ngàn cánh ở trên đỉnh đầu, là trung tâm lực thông qua đó “Mẹ Từ Bi” tuôn rải “nước hằng sống và nước cam lồ để ban phúc cho linh hồn con người được phục sinh” [vii] (Tài liệu bí truyền, 261).

Đó là v́ Bouddhi, “ḍng sống vũ trụ nơi con người” chẳng qua chỉ là “ánh sáng và hào quang của Thượng Đế” (Tài liệu bí truyền, 268). Khi người ta coi nó “như hiện thể hay cái khuôn báu vật của Tinh thần tối cao là Atmā” th́ nó là một nguyên khí thụ động. Khi được coi là một nguyên khí chủ động th́ nó chính là Kundalini, “một trong những quyền năng thần bí” của các đạo sĩ yoga, đôi khi được gọi là “quyền năng bốc lửa” và “Mẹ Thế Giới”. Đó là một lực điện tinh thần, một quyền năng sáng tạo có thể giết chết cũng như là sáng tạo một khi đă được khơi dậy bước vào hoạt động” H.P.B., Tiếng Nói Vô Thinh, 13, chú thích 2).

Chính nó là gạch nối giữa các thành viên của mọi hội đoàn huynh đệ cao đồ và đó là “sự truyền ánh sáng” mà người ta gọi là việc “truyền sự sống” được thực hiện trong khi điểm đạo (Tài liệu bí truyền, 270). Trong kinh Kabale, Bouddhi là Shakinah “giáng xuống trên Ngôi Từ Bi” (Nữ thần Isis lộ diện, 267) và là sự hiện diện thiêng liêng “trên con đường Malkouth” (quả địa cầu); bởi v́ Shakinah là “Bouddhi của thể xác” (Tuyển tập H.P.B., VIII, 152).

Bouddhi là Chơn thần con người, mà bà Blavatsky thường định nghĩa là “tổ hợp của hai Nguyên khí cuối cùng trong con người, nguyên khí thứ sáu và nguyên khí thứ bảy; nhưng theo bà “nói riêng ra” th́ Bouddhi là Linh Hồn Thiêng, nghĩa là nguyên khí thứ sáu chứ không phải là “Nguyên khí tối cao thuộc về tinh thần và làm linh hoạt” (nguyên khí thứ bảy) (Tuyển tập H.P.B., V, 172). “Chơn thần chỉ là một trung tâm năng lượng” (Tài liệu bí truyền, 128); “một trung tâm Lực Tâm Linh” (Tuyển tập H.P.B., V, 172) nhưng nó liên quan tới một trung tâm năng lượng cá biệt, được cấp dưỡng bởi trung tâm lực vũ trụ tức là nguyên khí thứ bảy. Cũng vậy, đối với Subba Row, “Chơn thần con người không đồng nhất với Nguyên khí thứ bảy, Atmā tức Thượng Đế, đó là năng lượng hoạt động qua trung gian nguyên khí thứ sáu. Đó là năng lượng duy nhất do Thượng Đế khuếch tán ra, sự sống duy nhất – với vai tṛ là một thực thể chủ động – xuất phát từ Thượng Đế” (Tài liệu bí truyền, 126). Như vậy nguyên khí thứ bảy là “nguồn năng lượng, c̣n nguyên khí thứ sáu chỉ là năng lượng do nguyên khí thứ bảy xạ ra” (Tài liệu bí truyền, 140).

Năng lượng này được “Luật Tiến hóa phóng chiếu ra vào trong dạng thấp nhất của vật chất tức là khoáng vật” (Giáo Lư Bí Truyền I, 266). Như vậy là đạt tới giai đoạn thấp nhất trong cuộc chu du vào thế giới vật chất. Đó là tột đỉnh của “sự tiến hóa” giáng hạ, tiếp theo là “sự tiến hóa” thăng thượng, giai đoạn thăng lên trong đó Chơn thần làm linh hoạt vật chất càng ngày càng tinh vi và làm linh hoạt những cơ thể càng ngày càng hoàn hảo, trở về khởi điểm của ḿnh được phú cho một tâm thức mà thoạt đầu c̣n thiếu (Thư của Chơn sư, 102). Khi thoát ra khỏi ngục tù của ḿnh là ḥn đá (giới khoáng vật) nó cứ “thay đổi hoài, càng ngày càng leo lên cao”, băng ngang qua các giới thực vật và động vật để rồi đạt tới giới nhân loại (Nữ thần Isis lộ diện I, 302, Giáo Lư Bí Truyền I, 267).

Những dạng người đầu tiên mà nó làm linh hoạt vốn không có ư thức. Thật vậy, Chơn thần chỉ có ư thức ở t́nh trạng tiềm tàng. Nếu bị bỏ mặc một ḿnh, nó phải dần dần biến đổi tâm thức tiềm tàng này thành tâm thức hoạt động. Nhưng đó không phải là tiến tŕnh mà nó chọn theo. Các huyền giai thực thể, ở nhiều cấp tiến hóa khác nhau, can thiệp vào để phú cho những người này trí thông minh và giác quan, như vậy đă rút ngắn đáng kể cuộc du hành của Chơn thần trên con đường tiến hóa thăng thượng. Các huyền giai này cung cấp cho con người “hai Nguyên khí trung gian là Sự Sống có cảm giác của loài thú không lư trí và Hồn người, v́ nếu không có Hồn người th́ Sự Sống của loài thú sẽ không có lư trí” (Giáo Lư Bí Truyền I, 267). Nói khác đi, các huyền giai này cung cấp cho con người Manas (Thượng trí và Hạ trí) và Kāma Roupa, hiện thể của dục vọng và đam mê (thể Vía) (Giáo Lư Bí Truyền I, 177).

BẢY ĐẤNG NGUYÊN THỦY

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Chơn thần của mọi sinh vật xạ ra “mọi ánh vinh quang của cha mẹ bất tử vốn giám sát nó từ cơi thứ bảy” (Nữ thần Isis lộ diện I, 303) và là “Đấng Giám Sát”, Linh Ngă. Đây là Chơn linh Hành tinh, ngôi sao phóng ra một tia chính là linh hồn con người, “ngôi sao chói sáng lấp lánh trong màn đêm sâu thẳm của cơi Như Như trong môi trường vô biên của cơi huyền vi” (H.P.B., Tiếng Nói Vô Thinh, 45). Đấng Giám Sát này, “Cha trên Trời” (Giáo Lư Bí Truyền I, 627) mặc dù không phải là một thực thể “theo nghĩa thông dụng của thuật ngữ này”, nhưng cũng chẳng phải là một Nguyên khí “thông tuệ, hữu thức và sống động” (Giáo Lư Bí Truyền III, 59). Đó là nguyên kiểu của Chơn thần (Giáo Lư Bí Truyền III, 58), “Diệu Âm Vô Thinh” (dịch sát nghĩa một thuật ngữ tiếng Anh là “still small voice” mà bà Blavatsky và ông Subba Row dùng để chỉ “tiếng nói của lương tâm”) được con người giác ngộ nghe thấy trong lúc được Ứng linh (được “linh cảm thiêng liêng hoặc đúng hơn là có quyền năng bí nhiệm nghe được lời giáo huấn của một Thần linh”). Quyền năng này vốn tiềm tàng nơi mọi người, “tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào th́ vị thần linh mang lại cảm ứng thiêng liêng đó chính là Linh Ngă tức nguyên kiểu thiêng liêng của y” (Giáo Lư Bí Truyền III, 57, chú thích 2, 60, chú thích 1).

Các Đấng Giám Sát này được gọi là bảy Đấng Nguyên Thủy, nhưng thật ra, các ngài tạo thành bảy huyền giai các Thực Thể Tâm Linh, “cao nhất trên thang Thực Thể” (Giáo Lư Bí Truyền I, 116), ít nhất là xét về Thái dương hệ của chúng ta mà quyển Thiền Thư, được b́nh luận trong Giáo Lư Bí Truyền (Giáo Lư Bí Truyền I, 41), chuyên bàn về. Sau khi đă đạt tới sự hoàn thiện trong một Thái dương hệ đă qua rồi, các ngài “có quyền trở nên thiêng liêng qua kinh nghiệm bản thân” (Giáo Lư Bí Truyền I, 132). Đó là những Đấng Thông Tuệ “Thiêng Liêng ( tức toàn tri)”, nhưng sự toàn tri của các ngài chỉ giới hạn trong Thái dương hệ của chúng ta thôi: “Các Đấng Dhyān Chohans cao nhất của Thái dương hệ cũng không thể có quan niệm nào về những ǵ tồn tại trong những hệ thống cao hơn, nghĩa là trên cơi Vũ trụ thứ hai thất bội (Tuyển tập H.P.B., X, 369). Các ngài chỉ xuất hiện “trên trần thế với vai tṛ là các Đấng Hóa Thân Avatāras vào khi bắt đầu mỗi Giống dân mới lúc giao thời hoặc đầu mút của những chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn . . . để trổi lên âm thanh của Chơn lư” (Giáo Lư Bí Truyền III, 487). Bởi v́ các ngài chỉ chú trọng tới tinh thần chớ không quan tâm tới vật chất (Tuyển tập H.P.B., X, 341). Xét theo tập thể, các ngài cấu thành nguyên khí thứ bảy của vũ trụ, Avalokiteshvara tức Pouroucha, Thiên Nhân (Thư của Chơn sư, 89).

Các Đấng Thiêng Liêng này, các “Thiền Na Phật” của Phật Giáo và các Tổng Thiên Thần của Ki Tô Giáo (Giáo Lư Bí Truyền I, 152, Giáo Lư Bí Truyền III, 328, Tuyển tập H.P.B., X, 343) là các “Con của Ánh Sáng và các Thượng Đế Sự Sống (Giáo Lư Bí Truyền I, 625) và là các “Ánh Sáng Đầu Tiên biểu lộ”, phân thân của “Ánh Sáng chưa biểu lộ”. Các ngài cấu thành nguyên kiểu của “các Thần linh thấp và huyền giai các Đấng Thiêng Liêng bao gồm hàng loạt bậc thang mà ở đầu mút dưới của nó chính là con người chúng ta” (Giáo Lư Bí Truyền III, 59).

Các ngài “thoát thai từ Cha Mẹ” (Tuyển tập H.P.B., X, 397), chất liệu nguyên thủy đồng chất. Mặt khác, chất liệu này bị biến dị do năng lượng của “các Đấng Dhyān Chohans này, các Đấng cao nhất trong Huyền bí học. Vào lúc bắt đầu Chu kỳ thành trụ (Manvantara), Fohat mà các ngài xạ ra đă khơi dậy và làm biến dị Mahattattva, chính nó lại là bức xạ của Mulaprakriti (Tuyển tập H.P.B., VI, 176). “Bảy Đấng Cao Cả” này (Giáo Lư Bí Truyền I, 73) như vậy là những trung tâm truyền năng lượng vũ trụ, là “Lực hoặc Đấng Thiêng Liêng tiềm tàng” trong hỗn mang. Lực này khi biểu lộ qua trung gian các đấng đó trở thành “Ư chí truyền xung lực đầu tiên cho các Nguyên tử”, nghĩa là cho “các nguyên khí của vạn vật bao hàm trong Vũ trụ” (Giáo Lư Bí Truyền I, 367).

Các vị Thiền Na Phật được gọi là Anoupādaka [viii] tức là “không cha mẹ”, bởi v́ các ngài được trực tiếp xạ ra “từ điều vốn chẳng phải là Cha, cũng chẳng phài là Mẹ” (Tuyển tập H.P.B., X, 344). Thật vậy, các ngài xuất phát từ “vật chất vô nhiễm trước khi nó bị biến dị do Thần khí của Fohat tiền vũ trụ để trở thành mẹ vô nhiễm của Ngôi Con tức Vũ trụ biểu lộ trong h́nh tướng” (Tuyển tập H.P.B., X, 397).

Các Đấng Nguyên Thủy “không phải là Tinh quân của các hành tinh mà vượt quá phạm vi của hành tinh” (Giáo Lư Bí Truyền III, 327). Thật vậy, các ngài ở cơi “vô sắc giới” đầu tiên. Hiện thể của các ngài được tạo thành từ chất liệu của cơi vũ trụ đầu tiên, đó là một bản chất tinh thần hơn là vật chất: “Tinh thần vốn vô h́nh và phi vật chất, cho nên khi biệt lập ngă tính th́ nó là chất liệu tâm linh cao nhất, Suddasatwa, là bản chất thiêng liêng dùng để tạo thành hiện thể của các Đấng Thiền Na cao siêu nhất đă từng biểu lộ” (Thuật ngữ TTH, 306). Mỗi một trong các vị Thiền Na Phật này là một “chơn linh cá biệt: cá tính này chỉ kéo dài trong một chu kỳ thành trụ” và “có thể được mô tả là một tâm điểm tâm thức, một trung tâm tự tri, tự giác; một trạng thái chứ không phải là một cá nhân có điều kiện” (Thuật ngữ TTH, 306).

Thật vậy, các Thiền Na Phật là “khía cạnh tinh thần của bảy vị Thượng Đế”, nghĩa là các Đấng Ah hi, các “Nhà Kiến Tạo” và do đó là các Tinh quân Hành tinh (Tuyển tập H.P.B., X, 345). Bởi v́, “bảy Thiên Thần trị v́ bảy Hành tinh chính là các Nhà Kiến Tạo Vũ trụ chúng ta . . . những vị Canh Giữ tự nhiên bảy Vùng của Hành Tinh Hệ chúng ta, một trong những đấng có nhiều quyền năng nhất trong đám bảy Thiên Thần sáng tạo cấp ba này là thần “Saturne”, tinh quân của hành tinh Thổ tinh (Giáo Lư Bí Truyền III, 115). Trong khi đó mỗi một trong các Thiên thần Hành tinh này lại có liên kết với vị Tổng Thiên Thần, tức Thiền Na Phật vốn là “khía cạnh tinh thần” của nó. Điều này giải thích sự kiện người ta gọi các Thiên Thần và Tổng Thiên Thần này bằng cùng một hồng danh.

Như vậy là mỗi một trong bảy hành tinh (mà người xưa coi là linh thiêng) qua trung gian Tinh quân của ḿnh, đều được liên kết với một vị Thiền Na Phật đặc biệt hoặc đúng hơn là một trong bảy huyền giai Thiền Na Phật. Các huyền giai này là bảy “kho” lớn chứa các Chơn thần nhân loại (Giáo Lư Bí Truyền III, 58). Các Chơn thần “sinh ra dưới cùng một Hành Tinh Mẹ, hoặc đúng hơn là những Tia xạ ra từ một Chơn Linh Hành Tinh hoặc cùng một Thiền Na Phật”, là những linh hồn chị em trong biết bao nhiêu là kiếp lâm phàm (Giáo Lư Bí Truyền I, 627). Chúng thuộc về cùng một “cung”. Cũng giống như con người, các quốc gia cũng chia thành bảy “cung”, mỗi cung có một Chơn Linh Hành Tinh, đóng vai tṛ “Giám Sát, Canh Giữ và là Cha trên Trời” (Giáo Lư Bí Truyền I, 630).

Bản thể của mọi người là một Thiền Na Phật, “Thượng Đế riêng” của y (Giáo Lư Bí Truyền III, 58) cũng được gọi là “Kāranātmā” (Hồn Nguyên nhân), nguyên khí thứ bảy, Linh Ngă và đôi khi được gọi là Chơn thần (Giáo Lư Bí Truyền III, 58, 65, chú thích 2) mặc dù người ta thường dùng từ Chơn thần để chỉ nguyên khí thứ sáu là Bouddhi.

Mặc dù tôn kính “Đấng Thiêng Liêng riêng” này, song huyền bí gia không thờ cúng ngài. “Theo một nghĩa nào đó làm như thế chẳng hóa ra là thờ cúng chính ḿnh” (Giáo Lư Bí Truyền III, 58, chú thích 2). Mỗi một Cao đồ đều biết Đấng Thiền Na Phật mà ḿnh xuất phát từ đó. Đó là Linh Hồn Chị Em , lăo thành hơn ngài, ngài thông công với đấng đó từ “Tinh thần sang Tinh thần, từ Linh hồn sang Linh hồn”, ngài có được linh ảnh về đấng đó trong cuộc điểm đạo cao cấp (Giáo Lư Bí Truyền I, 626, 631). Đó là v́ chỉ trong thế giới “vô sắc” th́ các Thiền Na Phật mới không có h́nh tướng và v́ vậy không thể thấy được (Giáo Lư Bí Truyền I, 624).

Nhờ triệu thỉnh một vài Thiên thần Hành tinh mà vào thế kỷ thứ 8, Tổng Giám Mục Adalbert de Magdebourg đă hoàn thành những kỳ tích pháp thuật phi thường nhất. Vị pháp sư này (giáo huấn của ông đă bị xuyên tạc trong quyển “Petit Albert” bị một công đồng ở La Mă kết tội đă cầu cứu tới các Đấng trên trời, nhất là Thiên thần Uriel, Tinh quân của Mộc tinh mà ngày nay Giáo hội Công giáo La Mă gán cho Thiên thần Gabriel (Tuyển tập H.P.B., X, 57).

Các vị Tinh quân Hành tinh “giúp được một số việc” cho những kẻ phàm phu biết triệu thỉnh các ngài. Tuy nhiên “rốt cuộc th́ người ta càng ít dính dáng tới các ngài th́ càng tốt” (Bà Blavatsky đă từng tuyên bố như vậy). Bà nói thêm rằng việc huyền bí gia công nhận sự tồn tại các ngài, “thậm chí tôn kính một số ngài, không phải là sự thờ cúng”. Đó là v́ mặc dù cao siêu hơn con người rất nhiều, nhưng các Đấng đầy quyền năng này “trước kia chỉ là những tạo vật hữu hạn đă tiến hóa dần dần” rồi mới đạt tới t́nh trạng cao tột ngày nay. Các ngài chỉ tiến trước chúng ta trên con đường tiến hóa (Tuyển tập H.P.B., X, 13, Giáo Lư Bí Truyền III, 107). Các Đấng Quyền Năng này vốn “chế tác và dẫn dắt vũ trụ từ bên trong ra bên ngoài”, không nên được thờ cúng, cả về mặt cá nhân lẫn tập thể, mặc dù các ngài có quyền “được nhân loại tôn kính một cách biết ơn” (Giáo Lư Bí Truyền I, 295, 300).

CHƠN NGĂ

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Atmā là Ngôi Lời, “TỔNG THỂ Vũ trụ” và chỉ trở thành Linh ngă của một con người khi “kết hợp với Bouddhi” (Ch́a khóa TTH, 131). Nếu chỉ một ḿnh thôi th́ nó “không phải là Tinh thần của bạn, cũng chẳng là Tinh thần của tôi mà soi sáng cho tất cả giống như ánh sáng mặt trời” (Thuật ngữ TTH, 190), v́ nó là một “phân thân của Đấng Tuyệt Đối, mà thực ra nó không thể tách rời được” (Giáo Lư Bí Truyền III, 58).

Linh Ngă chính là Atmā khi nó kết hợp với Bouddhi, ta không được lẫn lộn Linh Ngă với Chơn Ngă (Ch́a khóa TTH, 184, chú thích). Chơn Ngă thực sự là Manas, nguyên khí thứ năm của con người (“Nous” của người Hi Lạp, Ch́a khóa TTH, 171), khi Manas kết hợp với Bouddhi (Ch́a khóa TTH, 186). Nói khác đi, đó là Manas tức Trí Tuệ quang huy, vốn có thể được định nghĩa là “Trí Tuệ tỏa chiếu, lư trí con người được ánh sáng tinh thần soi tỏ” (Ch́a khóa TTH, 191, 223, chú thích). Chơn Ngă này, “Biệt Ngă hoặc con người thiêng liêng này” (Ch́a khóa TTH, 191) là thể Thượng Trí tức thể Nguyên nhân (Kārana Sharira) là sự hợp nhất giữa nguyên khí thứ năm với nguyên khí thứ sáu (Ch́a khóa TTH, 171) vốn “phủ bóng cho mọi phàm ngă mà Nghiệp Quả bắt buộc nó phải nhập thể trong đó”; khi thâm nhập vào trong h́nh tướng con người “thiếu trí tuệ và không có tâm thức”, nó đă biến h́nh thể này thành một thực thể có ư thức (Ch́a khóa TTH, 191).

Chơn Ngă là Christos của môn đồ phái Ngộ Đạo, là “đấng sứ giả sự sống đôi khi được gọi là Thiên thần Gabriel” (Nữ thần Isis lộ diện II, 192). Đó là “Thượng Đế ở nơi chúng ta” (Thuật ngữ TTH, 124) mà biểu tượng là ngôi sao năm cánh (Thuật ngữ TTH, 248). Điều mà “Jamblique và nhiều người khác (kể cả các môn đồ Hoa hồng Thập tự thời Trung cổ) nói bóng gió là hợp nhất với Đấng Thiêng Liêng, thực ra chỉ là một thao tác của thuật thông thần khiến cho người ta thông công với Chơn Ngă của ḿnh bằng cách khoác lên Chơn Ngă này lớp vỏ là thể phách để làm cho người ta nh́n thấy được và nghe thấy được nó (Thuật ngữ TTH, 149, 257, 258, 330).

Chơn Ngă vốn “toàn tri và biết hết mọi điều”. Nhưng nó “chỉ có thể tác động khi phàm ngă đă bị tê liệt”, nghĩa là khi phàm ngă trở nên hoàn toàn thụ động. Nếu ở bất cứ người nào mà nó cũng có thể biểu lộ “không ngừng và vô ngại . . . th́ tất cả chúng ta đều trở thành thần linh hết cả rồi” (Ch́a khóa TTH, 184, 185). Chơn Ngă là “con người nội tâm” mà chỉ có nó mới không thể sai lầm nơi bậc cao đồ. Đó là v́ mọi điểm đạo đồ “từ bậc cao nhất tới bậc thấp nhất chỉ là một trong khi triển khai các quyền năng huyền bí. Khi cần tới các quyền năng này th́ ư chí tối thượng sẽ mở cửa cho con người nội tâm (cao đồ) có thể xuất lộ và tự do hành động, nhưng với điều kiện là tên cai ngục (con người ngoại cảnh) phải hoàn toàn hoặc một phần nào bị tê liệt, tùy theo yêu cầu của hoàn cảnh” (Thư của Chơn sư, 177).

Chỉ vào cuối Chu kỳ thành trụ, khi sự biểu lộ vũ trụ đă chấm dứt và tới “Ngày Hội Đoàn Viên” th́ Chơn thần (Bouddhi) mới đắm ch́m trở lại vào trong Đấng Giám Sát (Thiền Na Phật) mà nó bắt nguồn từ đó và hợp nhất với Tinh thần Vũ trụ vốn ngự trên cơi Tối Đại Niết Bàn (cơi thứ nhất) (Giáo Lư Bí Truyền I, 258). Bấy giờ nó lại trở thành “tôi và những người khác, bạn và tôi” (Giáo Lư Bí Truyền I, 286), nghĩa là khi đă trở về trạng thái nhất nguyên sơ khai, nó không c̣n phân biệt với các Chơn thần khác nữa.

MẸ THIÊNG LIÊNG

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Linh Hồn Thế Giới đồng nhất Ophis, Minh Triết Thiêng Liêng (Nữ thần Isis lộ diện II, 293), Đấng Thượng Đế Cứu Chuộc mà môn đồ phái Ngộ Đạo tôn thờ dưới dạng Agathodaimon, Thiện Xà. Cũng giống như Thiện Xà, bà là Cây Tri thức điều Thiện và điều Ác (Tuyển tập H.P.B., VIII, 153, Nữ thần Isis lộ diện II, 293), Ennoia (đối với môn đồ phái Ngộ Đạo là tương đương với Adam Kadmon, Thượng Đế Ngôi Ba), là Cây Hằng Sống, (Nữ thần Isis lộ diện II, 293). Ngôi Lời thực sự là “cây hằng sống v́ (sự sống)” (caitanyam) “vốn làm linh hoạt toàn thể vũ trụ nảy sinh ra từ đó” (Triết lư Chí Tôn Ca, 14). Linh Hồn Thế Giới là “Quan Âm và Bát Nhă của các tác giả Phật Giáo”, bà cũng là Vidyā, trí tuệ tinh thần được biểu diễn bởi Phụ nữ Bạch Liên trong quyển T́nh Thi Hoa Sen Trắng, tiểu thuyết thần bí của Mabel Collins, mà Subba Row đă giải thích khoa biểu tượng của nó. Bà cấu thành “hào quang của Ngôi Lời vốn là minh tríết” (Tài liệu bí truyền, 261, 262).

Giống như Eve, thoạt tiên ở nơi Adam Kadmon “v́ bà là một thành phần của đấng này, vốn thư hùng lưỡng tính” (Nữ thần Isis lộ diện II, 223), cũng vậy, thoạt tiên Ophis là một con rắn cuộn tṛn bên trong Ennoia, sau đó nó ra khỏi Ennoia để tạo thành nguyên khí thứ sáu của vũ trụ. Nguyên khí này cùng với nguyên khí thứ bảy “hợp thành Thượng Đế Ngôi Lời” (Tài liệu bí truyền, 550). Chúng tôi thấy bà Blavatsky cũng có khẳng định như vậy khi bà tuyên bố rằng: “Khi kết hợp lại thành một đơn vị, Ennoia và Ophis chính là Thượng Đế Ngôi Lời; khi tách ra th́ Ennoia là Cây Hằng Sống (về mặt Tâm linh), c̣n Ophis là Cây Tri Thức điều Thiện và điều Ác” (Nữ thần Isis lộ diện II, 293). Mặc dù Ophis chỉ là “Bóng tối của Ánh sáng”, nghĩa là khía cạnh nữ tức Shakti của Ennoia (“Con Người Nguyên Thủy”), song Thiện Xà lại là “Ánh Sáng Thiêng Liêng vĩ đại nhất trên cơi của chúng ta” (Giáo Lư Bí Truyền II, 224). Đó là v́ Cây Tri thức điều Thiện và điều Ác trực tiếp mọc ra từ “rễ Cây Hằng Sống” (Giáo Lư Bí Truyền II, 227).

Hạt sáng Thượng Đế (Linh Hồn Thế Giới) có thể được xét ở ba khía cạnh khác nhau: “Trước hết đó là sự sống của vũ trụ, tức Mahācaitanyam, đó là một trong những khía cạnh của nó. Rồi nó c̣n là lực, và xét theo khía cạnh này nó là Fohat của triết lư Phật Giáo. Cuối cùng nó c̣n là Minh triết theo nghĩa là Chichhakti của các triết gia Ấn Độ” (Triết lư Chí Tôn Ca, 96). V́ thế trong kinh Rig Veda, Vāch được gọi là “Tiếng Nói Huyền Bí giúp cho Tri Thức Huyền Bí và Minh Triết chuyển tải được tới con người”. Cũng chính điều đó giải thích lời khẳng định, Vāch “nhập vào trong các đấng Rishis”, nghĩa là các đấng Thánh Hiền (Giáo Lư Bí Truyền I, 264). Cũng chính v́ lư do đó mà Quan Âm, “Mẹ Từ Bi” được coi như là “Tiếng Nói Linh Thiêng của Linh Hồn, ngay cả trong Phật Giáo công truyền”, cũng giống như Bath Kol được gọi là  “Con Gái của Tiếng Nói Thiêng Liêng đối với dân Hébreux” (Giáo Lư Bí Truyền I, 456).

Mặc dù không có h́nh thể xác định, nữ thần này hoặc đúng hơn là nguyên khí vũ trụ này theo thông lệ hiện ra trước con người giác ngộ dưới dạng một người phụ nữ (Tài liệu bí truyền, 544). Dường như Rāmakrishna, vị thánh Ấn Độ, đă tri giác được Mẹ Thiêng Liêng này, hoặc giống như một sự hiện diện mang lại cho ông cảm giác có một “đại dương hoan lạc khôn tả”, một “đại dương tinh thần vô biên chói lọi” (Đời sống Rāmakrishna, 46 của Romain Rolland) hoặc là “dưới dạng chói lọi của một phụ nữ vô cùng kiều diễm”. (Giáo huấn của Rāmakrishna II, 229).

CUỘC CHIẾN TRANH TRÊN TRỜI

VÀ SỰ SA ĐỌA CỦA CÁC THIÊN THẦN

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Có hai lực triền miên đấu tranh với nhau trong vũ trụ, trong con người cũng như trong vạn vật. Đó là lực tinh thần và lực vật chất. Chính sự đấu tranh triền miên này là “cơ sở cho mọi cuộc đấu tranh trên trời và mọi cuộc đấu tranh giữa các nguyên lư thiện và ác”, vốn là đề tài của nhiều tôn giáo. Hai lực đối lập này, một đằng là Ánh Sáng của Thượng Đế, “bao giờ cũng thử ra sức nâng cao con người thấp nhất lên cơi cao nhất của sự sống tinh thần”, c̣n một đằng là lực cố hữu nơi Prakriti vốn “không ngừng đưa đẩy tinh thần đắm ch́m vào trong sự tồn tại vật chất” (Triết lư Chí Tôn Ca, 97). Trung tâm điểm của thế giới và của vạn vật chính là Tinh Thần, “lực hướng tâm, là sức hút của tinh thần, c̣n lực ly tâm là sức hút của trần thế” (Tài liệu bí truyền, 304). Nếu “lực hướng tâm gia tăng cường độ so với lực ly tâm th́ hành tinh tiến gần tới mặt trời và cá nhân đạt tới một cơi tồn tại cao siêu. Ngược lại, nếu lực ly tâm trở nên lớn hơn lực hướng tâm th́ hành tinh sẽ bị dịch chuyển tới một khoảng cách lớn hơn phạm vi hấp lực của mặt trời, và ở khoảng cách đó nó bắt đầu đi theo một quỉ đạo mới – và cá nhân đắm ch́m xuống một mức độ tồn tại thấp hèn” (Tài liệu bí truyền, 304). Ở mức cực đoan, hành tinh phóng về phía mặt trời “với một tốc độ ngày càng tăng dần” và ḥa nhập “vào khối lượng cơ thể mặt trời” hoặc là khi tách xa khỏi mặt trời nó bị mất đi ánh sáng và sức nóng của mặt trời để rồi trở thành một “khối lạnh lẽo các hạt vật chất lang thang trong khoảng không gian” cho đến khi hoàn toàn tan biến ra thành các nguyên tử. Ở mức độ con người, hai kết cuộc hiếm có này lần lượt tương ứng với trường hợp bậc Cao đồ đă hoàn toàn hợp nhất với Atmā, nguyên khí thứ bảy, và trường hợp con người tiếp theo một cuộc đời rất duy vật và trụy lạc trải qua hàng loạt kiếp sống, đă cắt đứt liên lạc với nguyên khí thứ sáu và thứ bảy của ḿnh. Đối với y, các nguyên khí này quả thực là nguồn năng lượng tinh thần cũng chẳng khác ǵ ánh sáng và sức nóng đối với hành tinh (Tài liệu bí truyền, 305).

Các quyền năng thiêng liêng phụ trách việc duy tŕ sự hài ḥa giữa các lực hướng tâm và lực ly tâm ở mức độ hành tinh cũng như mức độ con người, khiến cho vạn vật tiến hóa ngày càng tăng dần theo thiên cơ tiến hóa của vũ trụ, được các môn đồ phái Ngộ Đạo gọi một cách tập thể là Christos, “đấng trung gian và đóng vai tṛ dẫn dắt giữa Trời và tất cả những ǵ linh thiêng nơi con người”. Sophia Achamoth cũng đóng vai tṛ như vậy giữa “Ennoia và vật chất”, là “trung gian giữa các thế giới trí tuệ và thế giới vật chất” (Nữ thần Isis lộ diện II, 172).

Christos đồng nhất với Ophis, “minh triết thiêng liêng đắm ch́m trong vật chất” (Nữ thần Isis lộ diện II, 172) và cả hai đều có ư nghĩa giống như Hermès và Enoch. Trong Hoàng đạo cả hai đều được biểu diễn bởi cung Thiên Xứng, ở “trung tâm của thập tự giá thiên văn” (Nữ thần Isis lộ diện II, 454, 463, 543). “Công lư và sự thăng bằng” ở nơi “điểm trung tâm này của Hoàng đạo”. Đó là nơi làm hài ḥa các “lực hướng tâm và ly tâm”, vốn là “biểu tượng của điều Thiện và điều Ác”, của Tinh thần và Vật chất, của Sự Sống và Sự Chết, cũng như là biểu tượng của Đấng Sáng Tạo và Đấng Hủy Diệt. Các lực này là “hai quyền năng mà sự xung đột triền miên giữ hài ḥa được thế giới tinh thần và thế giới vật chất”. Tác động của “hai chiến binh” này được kiểm soát ở “giao điểm” là cung Thiên Xứng vốn duy tŕ một “sự hài ḥa nghiêm xác” trong thế giới hữu h́nh và vô h́nh (Nữ thần Isis lộ diện II, 463).

Trong Hoàng đạo, cung Thiên Xứng biểu diễn Dĩ thái (đôi khi được viết là Aether), nguyên tố thứ năm, là thành phần cấu tạo của cơi vũ trụ thứ ba. Dĩ thái là “tổng hợp của bốn nguyên tố khác” (Giáo Lư Bí Truyền I, 366, 502). Bốn nguyên tố này tương ứng với bốn cơi thấp của vũ trụ là biểu tượng của bốn nhánh trong Thập tự giá, vốn là “bốn hướng chính” với các Tinh quân là bốn Đấng Cao Cả mà người Ấn Độ gọi là Tứ đại Thiên vương (Mahārājahs), tức là những Đấng “che chở cho loài người và cũng là các tác nhân Nghiệp Quả trên trần thế” (Giáo Lư Bí Truyền I, 151). Dĩ thái (tức Aether) liên kết với “tâm điểm của Thập tự giá” (Geoffrey Hodson, Thế giới Thần linh, 69).

Ta phải phân biệt nguyên tố thứ năm này với Số Bốn (mà bà Blavatsky cũng gọi là Dĩ thái) [ix] của kinh Sepher Jetzirah. Trong tác phẩm của phái Kabale này, người ta nêu rơ rằng Số Một (Thượng Đế Ngôi Một) “làm sinh sôi nảy nở và làm thức tỉnh Quyền năng lưỡng tính là Số Hai (Gió) và Số Ba (Nước). Ở nơi các số này ta có bóng tối và sự trống rỗng, bùn và phân, nghĩa là Hỗn Mang, Tohou Vah Bobou. Gió và Nước là phân thân của Số Bốn, Dĩ thái tức Lửa (Con). Đó là Tứ nguyên trong kinh Kabale, số Bốn này với số Một tức Thượng Đế Sáng Tạo trong Vũ trụ biểu lộ; đối với người Ấn Độ đó là “Đấng Thái Cổ”, Sanat, Prajāpati trong kinh Phệ đà và Brahmā của người Bà la môn, là Thiên Nhân thư hùng lưỡng tính, v́ ngài chỉ trở thành nam tính sau khi đă tự phân thân làm hai thành Vāch và Virāj. Đối với môn đồ kinh Kabale, thoạt tiên ngài là Jah Havah, rồi về sau mới trở thành Jehovah, giống như Virāj, nguyên kiểu của ngài” (Giáo Lư Bí Truyền III, 181).

Số Bốn này hiển nhiên không phải là Dĩ thái hay Aether, nguyên khí thứ năm của “cơ thể Vũ trụ” (Tuyển tập H.P.B., X, 384), mà là Aether tức Akāsha, nguyên khí thứ bảy của Vũ trụ (Adam Kadmon tức Avalokiteshvara). Số Ba (Nước) đồng nhất với Sephira, chất liệu nguyên thủy đồng chất, Mặt Nước, “Nước Nguyên Thủy của Bề Sâu, tức cửa mở ra để tiếp nhận và phóng phát Tia Duy Nhất (Thượng Đế Ngôi Lời) vốn hàm chứa Bảy Cung khác tức là Quyền năng Sinh hóa (các Đấng Thượng Đế Kiến Tạo) (Giáo Lư Bí Truyền I, 108). C̣n về phần Gió (Số Hai) được đề cập từng đoạn của kinh Sepher Jetzirah th́ đó chính là năng lượng hoặc Ánh Sáng của Thượng Đế Ngôi Một, nghĩa là Shekinah [x].

Gió, Nước và Lửa là ba nguyên tố nguyên thủy trong kinh Kabale cũng như trong huyền bí học (Giáo Lư Bí Truyền I, 239, 369). Chúng được biểu diễn bởi aleph, men và chine, ba chữ cái trong bộ mẫu tự Hébreux và cấu thành các shaktis của Thượng Đế Ngôi Một, Ngôi Hai và Ngôi Ba, tức là “Ba Bà Mẹ” trong kinh Sepher Jetzirah. Ba Bà Mẹ này sinh ra Ba Ông Bố cũng được gọi tên là Gió, Nước và Lửa (Sepher Jetzirah VI, 1) nghĩa là Ba Ngôi Thượng Đế (vốn vừa là con, vừa là chồng của ba bà mẹ) đó cũng là “Tres Matres” của Hermès, “Ba Tính Chất Đầu Tiên” của Thiên nhiên của Jacob Boehme và “Ba Bà Mẹ” trong tác phẩm Faust của Gœthe (Tuyển tập H.P.B., IX, 290, Giáo Lư Bí Truyền III, 71). Ba yếu tố nguyên thủy này c̣n đồng nhất với Ánh Sáng, Nhiệt và Điện (Giáo Lư Bí Truyền III, 71), ánh sáng và nhiệt cấu thành “Parāshakti”, lực đầu tiên trong sáu lực Thiên nhiên (Giáo Lư Bí Truyền I, 312). Đó cũng là ba trong bảy Lực được gọi là các “Con của Fohat” (Giáo Lư Bí Truyền III, 507) và được biểu tượng hóa bởi Thập tự giá “gồm bảy phần” (Giáo  Lư Bí Truyền II, 593), cũng như là ba trong số bốn khía cạnh của Lửa thiêng đối với các “Triết gia Lửa” (nghĩa là môn đồ của Hermès, các nhà Luyện kim đan thời Trung cổ và môn đồ Hoa hồng Thập tự), đó là: trí tuệ (ánh sáng), sự sống (nhiệt) và các quyền năng cảm dục tức phân tử (điện) (Thuật ngữ TTH, 119, 120).

Trong thần thoại Ấn Độ, Đấng thư hùng lưỡng tính Brahmā (Adam Kadmon, Thiên Nhân) phân thân làm hai, một phần là nam chính là Brahmā, c̣n phần kia là nữ tức Vāch, sau đó ngài lại tạo ra “Virāj” (cũng là chính ḿnh (Giáo Lư Bí Truyền I, 161, Nữ thần Isis lộ diện II, 111) nhưng ở một cấp độ thấp hơn (Giáo Lư bí Truyền III, 182) bên trong Vāch”. Brahmā, Vāch và Virāj lần lượt tương ứng với ba cơi đầu tiên của vũ trụ. Đó là bộ ba mà bà Blavatsky có ư muốn đề cập tới qua tên gọi Tinh Thần, Diệu Âm và Linh Từ, cũng như qua các thuật ngữ Màu Sắc, Âm Thanh và Con Số (Tuyển tập H.P.B., X, 406).

Cũng như Virāj, xét theo bí truyền, Binah là “bản thể vật chất”, nói khác đi là thế giới ngoại cảnh được tạo ra do sự biến dị của Brahmā. Brahmā chẳng qua chỉ là Vũ trụ ở trạng thái lư tưởng hoặc trừu tượng (Thuật ngữ TTH, 63). Trong Thánh Thư Khải Huyền (Apocalypse) (chương XII) Binah được biểu diễn là một người đàn bà có thai (biểu tượng của vũ trụ đang biểu lộ). Con Rồng cứ t́m cách nuốt chửng con của bà ngay từ khi nó mới sinh ra, chính là “Rồng Minh Triết Tuyệt Đối: Minh Triết này v́ nhận thấy Vũ trụ và vạn vật trong đó không thể tách rời khỏi TỔNG THỂ Tuyệt Đối cho nên coi Vũ trụ này chỉ là đại hăo huyền (mahā māyā), v́ vậy là nguyên nhân của đau khổ” (Giáo Lư Bí Truyền II, 401, chú thích 3). Vậy th́ Con Rồng này không phải là Quỉ Sa tăng mà là biểu tượng “Minh Triết Bí Truyền” vốn chống lại đứa trẻ sinh ra từ “người đàn bà” (vũ trụ), v́ đứa trẻ đó là nhân loại vô minh và nhiều huyễn tưởng. Nhưng Michel và các Thiên thần của ngài đă chiến đấu chống lại Con Rồng, đă chiến thắng nó và đứa trẻ vật chất sinh ra đời. Thật vậy, “Con Rồng” minh triết bí truyền lại ch́m đắm vào trong bóng tối âm u” (Tuyển tập H.P.B., VIII, 148, Nữ thần Isis lộ diện II, 439, Giáo Lư Bí Truyền II, 98).

Ba cơi cao của vũ trụ là ba cơi thiêng liêng, nơi không có t́nh cảm ngăn cách chúng sinh với nhau. Chính nơi đó có ngự trị ba lớp Con của Lửa “vô sắc giới”, “Bảy Đấng đầu tiên” trong Thái dương hệ của chúng ta, trong đó bốn lớp sau rốt là có h́nh tướng, “sắc giới”. Những thực thể thuộc lớp “vô sắc giới” thứ nhất là phân thân của “Ngọn Lửa Nguyên Thủy” (Thượng Đế Ngôi Ba, Adam Kadmon) cho nên quá nặng tính chất tinh thần không thể sáng tạo được. Các ngài chỉ có thể sinh ra những “đứa con của trí tuệ có một mức độ nặng phần vật chất hơn”, đến lượt các con của trí tuệ này lại phân ra các thực thể thuộc lớp thứ ba (tương ứng với Binah). Chỉ những thực thể thuộc lớp thứ ba này mới có thể “tạo ra những thực thể trở thành ngoại giới có một h́nh tướng” (Tuyển tập H.P.B., VI, 191), như vậy là khai sinh ra lớp đầu tiên trong bốn lớp “sắc giới”.

“Trí Tuệ Vũ trụ bước vào tác động” qua cư dân của các cơi “vô sắc giới”. Mỗi một cư dân này được “bao hàm trong một bản thể lớn hơn” và bản thân cư dân này lại bao hàm những thực thể khác (Giáo Lư Bí Truyền I, 70) mà y làm cho thức tỉnh với sự sống hữu thức, vậy đă hoàn thành sứ mạng “sinh sôi nảy nở” của ḿnh. Ta nên lưu ư rằng, sự sinh sôi nảy nở này thật ra là sự phân chia một đơn vị tổng hợp. Theo môn đồ phái Pythagore, đơn vị là biểu tượng của Đấng Thiêng Liêng, cho nên cao hơn tất cả mọi con số và gồm hết những con số đó lại. Đối với họ, đơn vị không có số nhiều. Những con số được sinh ra bằng cách phân chia đơn vị chứ không phải bằng cách cộng hay cách nhân đơn vị, giống chư chúng ta.

Bà Blavatsky đồng nhất hóa Christos của môn đồ phái Ngộ Đạo với Thiên Nhân. Thật vậy, bà khẳng định rằng Thượng Đế Ngôi Lời chính là “Pouroucha, Ahoura Mazda, Osiris v. v. . . và cuối cùng là Christos của phái Ngộ Đạo, là Chokmah trong kinh Kabale” (Giáo Lư Bí Truyền II, 743, chú thích 2). Tuy nhiên bà cũng tuyên bố rằng “Adam Kadmon, Hermès, Enoch, Osiris, Christna, Ormazd hay là Christos đều là một” và là “trung gian giữa cơ thể và linh hồn giống như Métatrons”, như vậy là đồng nhất hóa các ngài với Jehovah, nghĩa là với Binah và Eve, vốn chẳng khác ǵ Jehovah (Nữ thần Isis lộ diện II, 268). Đó là v́ bà bảo rằng Jehovah chẳng qua “chỉ là Metatron . . . một trong những vị Elohim phụ trách việc tạo lập (chứ không phải sáng tạo) vũ trụ, là một trong những kiến trúc sư dùng vật chất đă tồn tại sẵn để xây dựng” (Nữ thần Isis lộ diện II, 400, 401). Nói khác đi là một trong những Quyền năng hạ đẳng tạo h́nh cho thế giới vật chất (bốn cơi “sắc giới”) [xi].

Ta có thể giải thích mâu thuẫn biểu kiến này như sau: thật ra chính những “chơn linh vĩnh hằng này đă chuộc lại xác thịt bằng cách tái sinh ra xác thịt ở bên dưới, đă chuộc lại linh hồn bằng cách tái sinh ra linh hồn ở bên trên để cho từ đó trở đi, nhân loại lại sánh vai cùng Thượng Đế” (Nữ thần Isis lộ diện II, 454). Đó là v́ “Sự Sống Tinh Thần là nguyên khí sơ thủy độc nhất ở bên trên, c̣n Sự Sống Vật Thể là nguyên khí sơ thủy ở bên dưới, nhưng cả hai chỉ là một xét theo khía cạnh lưỡng tính” (Nữ thần Isis lộ diện II, 402). V́ vậy mặc dù “ở bên trên” ta có nguyên khí sơ thủy là Sự Sống Tinh Thần (Adam Kadmon tức Avalokiteshvara) c̣n “ở bên dưới” ta có “Shiva, Jehovah, Osiris, nhưng tất cả đều là biểu tượng tuyệt vời của nguyên khí hoạt động trong thiên nhiên. Đó chính là những lực chủ tŕ việc tạo lập hoặc tái sinh vật chất để rồi hủy diệt nó. Đó chính là những loại h́nh của Sự Sống và Sự Chết luôn luôn sinh hóa rồi phân hủy do việc không ngừng tiếp nhận luồng lưu nhập của Anima Mundi, Linh Hồn Vũ Trụ trí thức, linh hồn này vốn là một chơn linh vô h́nh nhưng luôn luôn hiện diện đằng sau mối tương quan của các lực mù quáng” (Nữ thần Isis lộ diện II, 402).

V́ thế người ta tuyên bố Virāj đồng nhất (nhưng ở một mức độ thấp hơn) với Brahmā, Thiên Nhân. “Thượng Đế Ngôi Lời của người Ai Cập, Đấng Cứu Thế của người Hébreux, Ngôi Lời của người La Tinh và Virāj của người Ấn Độ (Ngôi Con) hoàn toàn là như nhau”. Đây quả thật là tập đoàn các thực thể thiên giới mà “Christos, trên cương vị là một đơn vị, chỉ là một cách nói trừu tượng”. Đó là v́ Christos tượng trưng cho các “thực thể chơn linh hằng hà sa số là phân thân trực tiếp của NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN, vô hạn, vô h́nh và bất khả tư nghị”. Các thực thể này là “các con thiêng liêng của Thượng Đế, một số thực thể chỉ phù hộ những kẻ phàm phu (đa số là như vậy), một số khác, măi măi là những chơn linh hành tinh và có một số (thiểu số) hợp nhất với một vài người trong buổi sinh thời của họ (Nữ thần Isis lộ diện I, 159).

Những thực thể thuộc giới này được bà Blavatsky gọi bằng một tên chung là “Dhyān Chohans” (Giáo Lư Bí Truyền I, 132, Tuyển tập H.P.B., X, 340, 343) đồng nghĩa với thuật ngữ Tây Tạng “Lhas” – “Lhassa”, tên gọi thủ đô Tây Tạng là từ phái sinh của Lhas – (Thuật ngữ TTH, 188). Đây đều là những thực thể siêu nhân loại vốn “điều chỉnh và kiểm soát sự tiến hóa” (Giáo Lư Bí Truyền I, 49, Giáo Lư Bí Truyền II, 25). Khi một người đă tiến hóa đủ để nhập Niết Bàn th́ “ngài trở thành một Dhyān Chohan, theo lịch tŕnh thông lệ của thiên nhiên th́ nhân loại chỉ đạt tới quả vị Dhyān Chohan sau khi đă kết thúc cuộc tuần hoàn thứ bảy của dăy hành tinh trái đất hiện nay của chúng ta. Sau khi đă trở thành một Dhyān Chohan, th́ con người không c̣n luân hồi nữa . . . ngài có thể cư trú trong toàn bộ Thái dương hệ. Ngài tiếp tục đảm nhiệm những chức vụ trong Chính quyền của Thái dương hệ cho tới chu kỳ Hoại Không (Pralya) của Thái dương hệ. Bấy giờ, sau một thời kỳ nghỉ ngơi, trong một Thái dương hệ khác, chơn thần của ngài sẽ phù hộ cho một con người đặc biệt, trải qua nhiều kiếp vẫn gắn liền với các nguyên khí cao của y, để rồi đến lượt con người này cũng sẽ đạt được quả vị Dhyān Chohan” (Tuyển tập H.P.B., VI, 248). Như vậy,trong chu kỳ lớn Thành Trụ (Manvantara) sắp tới, “những con người thuộc Chu Kỳ Sống hiện nay của chúng ta sẽ trở thành một vị giáo huấn và dẫn dắt một Nhân loại mà Chơn thần của họ hiện nay có thể vẫn c̣n bị giam hăm (một cách bán ư thức) trong những sinh vật có nhiều trí tuệ nhất thuộc giống động vật” (Giáo Lư Bí Truyền I, 288). “Trong tương lai, những người ưu tú trong hàng ngũ chúng ta sẽ là các đấng Mānasapoutras (Con của Trí tuệ), những người kém nhất sẽ là các đấng Pitris” (Giáo Lư Bí Truyền III, 559) [xii].

Các vị Dhyān Chohans phù hộ đa số con người đều là các vị “Koumaras” hay các “Mānasapoutras” (Con của Trí Tuệ). Đây là những “Thiên Thần Sa Đọa” mà người ta lại t́m thấy trong đa số tôn giáo, “theo luật Ngiệp Quả và tiến hóa, họ chỉ bị kết án phải tái sinh hoặc luân hồi trên trần thế” (Giáo Lư Bí Truyền II, 98). Những vị Dhyān Chohans là cư dân của cơi “vô sắc giới” thứ ba và thuộc về Nhân loại của Thái dương hệ trước kia. Vào cuối chu kỳ Thành Trụ của Thái dương hệ đó, các ngài đă “đạt được quả vị nhập Niết Bàn”, nhưng không thể vượt qua cơi “vô sắc giới” thứ ba. Do bởi sự “thất bại” (tương đối) đó, các ngài phải tiếp tục tiến hóa trong Thái dương hệ hiện nay, Nghiệp Quả bắt buộc các ngài phải tiếp xúc với thế giới vật chất để trợ giúp Nhân loại chúng ta, cũng như bản thân các ngài khi c̣n ở tŕnh độ nhân loại đă được trợ giúp bởi các Thực thể cao siêu hơn các ngài.

Tuy nhiên v́ các ngài đă có “bản chất tinh thần quá cao cho nên không thể bị cưỡng chế ném trở lại ra khỏi trạng thái Dhyān Chohan để nhập vào ṿng xoay của một cuộc tiến hóa nguyên thủy mới bằng cách trải qua những giới hạ đẳng. Vậy là sự việc xảy ra như sau: khi một Thái dương hệ mới phải được biểu lộ th́ các đấng Dhyān Chohans này được luồng lưu nhập mang đến “dẫn đầu” các Tinh linh và với cương vị một lực tinh thần tiềm tàng hoặc chưa hoạt động trong hào quang của thế giới mới sinh ra . . . cho tới giai đoạn đạt đến sự tiến hóa con người. Bấy giờ các ngài trở thành một Lực hoạt động ḥa lẫn vào các Tinh linh (tức các Thực thể cao cấp của giới động vật thuần túy) để dần dần phát triển loại h́nh hoàn chỉnh của loài người. Trong sự trộn lẫn này, các ngài mất đi sự thông tuệ và tính tâm linh Thiên thần của ḿnh để rồi chỉ t́m lại được nó vào lúc cuối cuộc tuần hoàn thứ bảy” (Thư của Chơn sư, 86). Các ngài cấu thành “lớp Thiên thần mà ở Hi Lạp người ta biểu tượng hóa thành tên gọi là Prométhée” (Giáo Lư Bí Truyền II, 99). Các ngài xếp hàng thứ hai trong bậc thang tiến hóa giữa các Đấng Không Cha Mẹ (Anoupādaka) và con người; ở mức độ Thượng trí, các ngài đă bảo toàn được “trí tuệ và tính tâm linh Thiên thần của ḿnh”, điều này khiến cho các “Đấng Thiêng Liêng Nổi Loạn” này phải giữ vai tṛ Thiên Thần Hộ Mạng đối với con người. Những người mà các ngài ḥa lẫn với là những con người thực thụ mà tŕnh độ vào lúc bắt đầu “ḥa lẫn” là tŕnh độ các Tinh Linh Cao Cấp (thực thể trung gian giữa loài người và loài thú – Thuật ngữ TTH, 103), giai đoạn này sẽ đạt được trong các Giống dân thứ sáu và thứ bảy của Cuộc Tuần Hoàn thứ tư đối với Giống thú có H́nh Người hiện nay. Bấy giờ những đấng này sẽ được cung cấp “những h́nh hài tinh anh của con người” trước khi lâm phàm trên cơi trần “trong những h́nh hài người thấp nhất của Cuộc Tuần Hoàn Thứ Năm” (Giáo Lư Bí Truyền I, 207

PROMÉTHÉE

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Những “Thiên Thần Nổi Loạn” (vốn liên kết chặt chẽ với nhân loại chúng ta từ phần cuối của Giống dân thứ ba) được gọi là các “Con của Mahat”, v́ đó là những “bức xạ từ sự Tạo Ư thiêng liêng”. Xét theo tập thể, các ngài là “sự Tạo Ư đó và trở thành Mahat trên cơi của ta theo quan điểm của ta; bởi v́ xét theo toàn bộ các Dhyān Chohans chính là Thượng Đế Ngôi Lời” (Tuyển tập H.P.B., X, 253, Giáo Lư Bí Truyền II, 108). Vốn đồng nhất với các “Chitkalas” của người Ấn Độ (Giáo Lư Bí Truyền I, 305, Thuật ngữ TTH, 82) và những Ashvins trong kinh Phệ đà (Giáo Lư Bí Truyền II, 640), những anh em sinh đôi mà “triết học bí truyền biểu diễn là các Chơn ngă Koumāras” (Thuật ngữ TTH, 41), các ngài ban cho con người “bản chất vốn sau này trở thành Chơn ngă của Con Người nhờ vào nổ lực cá nhân của y” (Giáo Lư Bí Truyền II, 99). Vốn c̣n lâu mới là các thiên thần ác độc, các Thiên Thần Nổi Loạn và “Sa Đọa” này, trái lại là những ân nhân của nhân loại. Ở Ba Tư thời xưa, người ta biểu diễn các ngài là Ahriman vốn “tiêu diệt con Ḅ Mộng do Ormazd tạo ra (con Ḅ Mộng là biểu hiệu của sự sống trần thế và hăo huyền, “mầm mống của phiền muộn”). Và v́ quên rằng hạt giống hữu hạn và hoại diệt đó phải chết đi để cho cây bất tử (cây sự sống tinh thần vĩnh hằng) có thể tăng trưởng và sống động, cho nên người ta mới tuyên bố rằng Ahriman là kẻ thù, là quyền năng đối lập, là “Ma Quỉ”. Cũng vậy, trong thần thoại Ai Cập, Typhon “cắt Osiris ra thành mười bốn mảnh để ngăn không cho nó sinh sôi nẩy nở trên trần thế để rồi tạo ra đau khổ. Thế là trong giáo huấn thần học công truyền, Typhon trở thành Quyền Năng Bóng Tối”, trong khi ngài lại là biểu tượng của các Đấng Tâm Linh hiến thân ḿnh để giúp đỡ “loài người t́m lại được bản chất thiêng liêng nguyên thủy của ḿnh bằng sự tinh tấn tự tri tự giác” (Giáo Lư Bí Truyền II, 98). Đó là v́ Typhon cũng như Hermès đều vừa là “khía cạnh đen tối” của Osiris (nghĩa là Thần linh này đắm ch́m trong vật chất), vừa là “Thần Minh Triết” (Giáo Lư Bí Truyền II, 398). Ngài đồng nhất với Con Rồng trong Thánh thư Khải huyền vốn tấn công “người đàn bà có con”, đồng nhất với Apophis tức Con Rồng mà Horus giết chết (Giáo Lư Bí Truyền II, 398) và đồng nhất với Python, “Con Rồng Quỉ” của người Hi Lạp tấn công mẹ của Apollon trước khi Thần này sinh ra. Thần này là “Ánh Sáng và Sự Sống”, nhưng chỉ của thế giới vật chất thôi, nơi người ta chỉ t́m thấy “khoái lạc của các giác quan chứ không phải phúc lạc của linh hồn” (Giáo Lư Bí Truyền II, 400, chú thích 2). Typhon vốn tương đồng với Tāraka, “con Quỉ chí thánh, chí hiền” của người Ấn Độ mà Kārttikeya giết chết, Kārttikeya là “nguyên bản của thánh Michel và thánh Georges, cũng giống như Indra là nguyên kiểu của Kārttikeya” (Giáo Lư Bí Truyền II, 400, chú thích 1) v́ chính Indra cũng giết chết một “con Rắn Quỉ” là Vrittra tức Ahi (Giáo Lư Bí Truyền II, 399).

Koumarā tức Asoura là “Chơn ngă tức Christos, Thượng Đế ngự nơi ta”, Thiên thần Gabriel, “thiên sứ của sự sống” (Thuật ngữ TTH, 123, 124, Giáo Lư Bí Truyền III, 566): “trên cơi của riêng ḿnh, Chơn ngă chính là Koumara” (Giáo Lư Bí Truyền III, 590). Đối với Socrate đó là con Daimon, “sự vật tinh thần đưa đẩy người ta bước trên con đường minh triết” (Nữ thần Isis lộ diện II, 283), tức là “Nous hay Chơn ngă thiêng liêng và thuần lư” (Thuật ngữ TTH, 94, Nữ thần Isis lộ diện, II, 284). Trong khoa bí giáo Ai Cập, đó là “tâm của tổ tiên”, “người đồng hành linh thiêng” mà người chết coi như phải ngỏ lời với ngài bằng một công thức pháp thuật để cầu xin ngài không bỏ rơi ḿnh, đó là “nguyên khí luân hồi, Chơn ngă thường tồn” (Giáo Lư Bí Truyền I, 240).

Các Koumāras tức Agnishvāttas (Giáo Lư Bí Truyền II, 430) là các Con sinh ra từ Trí Tuệ của Brahmā tức Shiva. Các ngài là “con cái của Shiva, đạo sĩ yoga vĩ đại, “người chủ lớn của mọi đạo sĩ yoga và Thần bí gia Ấn Độ (Giáo Lư Bí Truyền I, 295). Đó là v́ Shiva, “Đấng Hủy Diệt” cũng là Đấng Sáng Tạo và Đấng Cứu Chuộc Chơn nhơn”, “ngài giết chết nỗi đam mê của phàm nhơn để làm phục sinh nhận thức của Chơn nhơn” (Giáo Lư Bí Truyền I, 295). Các Koumāras, “Thái dương Thiên thần tức Tổ phụ Agnishvāttas”, là “những đấng ban cấp trí tuệ và tâm thức” (Giáo Lư Bí Truyền I, 204) vốn điều khiển cuộc tiến hóa “Trí tuệ” của con người (Giáo Lư Bí Truyền I, 204). Những Dhyān Chohans khác, cao cấp hơn phụ trách cuộc tiến hóa “Chơn thần” của nhân loại điều khiển “sự tăng trưởng và phát triển của các Chơn thần trong những giai đoạn hoạt động c̣n cao cấp hơn nữa” (Giáo Lư Bí Truyền I, 204).

Prométhée bị buộc vào một tảng đá ở vùng Caucase, là biểu tượng của vị Koumāra liên kết với một con người đặc thù có tŕnh độ tiến hóa thấp hơn ngài, trong suốt chuỗi luân hồi của con người này. Đối với vị Koumāra, đây là một cực h́nh, quả thật là sự “hành h́nh trên Thập tự giá của đấng Christos, là bí nhiệm ẩn vi nhất nhưng cũng quan trọng nhất của Huyền bí học: cả chu kỳ kiếp sống của ta đều treo lơ lửng trên đó” (Giáo Lư Bí Truyền III, 579). Như tên gọi của y, Prométhée có nghĩa là “người nh́n thấy đằng trước ḿnh” (Giáo Lư Bí Truyền II, 431) cho nên Prométhée đă biết trước số phận của ḿnh. Ông hoàn toàn tiên đoán được nỗi đau khổ mà ḿnh tự chuốc lấy khi phải ban cấp Manas cho loài người: “vậy là tặng phẩm của Prométhée trở thành một điều Chúc xấu, song đă được tiên đoán biết trước bởi Tập đoàn được nhân cách hóa qua nhân vật này mà tên gọi đó đă biểu thị rơ (Giáo Lư Bí Truyền II, 439). Người ta khiến Eschyle nói với Titan trong tác phẩm “Prométhée bị xiềng xích” rằng: “Tôi biết rơ trước tất cả những ǵ phải xảy ra” (Giáo Lư Bí Truyền II, 439, chú thích 1). Khi cứu chuộc con người thoát khỏi sự “u minh trí tuệ”, Prométhée đă mang lại cho y nỗi cực h́nh của ư thức trách nhiệm vốn là kết quả tất yếu của tự do ư chí. “Prométhée đă chấp nhận nỗi cực h́nh này cho riêng ḿnh” (Giáo Lư Bí Truyền II, 439).

Các Koumāras cấu thành Huyền giai thứ năm, các Quyền năng Sáng tạo liên kết với cung Hoàng đạo Nam Dương, cũng như với Manas, nguyên khí thứ năm của con người được biểu diễn bằng ngôi sao năm cánh (Giáo Lư Bí Truyền I, 239, 240). Đó là v́ Prométhée là biểu tượng của “khía cạnh linh thiêng của Manas, đắm ch́m trong Bouddhi và khát khao hướng về nó” (Giáo Lư Bí Truyền II, 438). Các Koumāras, (mỗi đấng là một “cột trụ Ánh Sáng”) không phải là “Chơn ngă con người thuộc về trần thế hoặc cơi này”. Các ngài chỉ trở thành Chơn ngă đó “từ lúc làm linh hoạt Người Thú, cung cấp Thượng trí cho y” (Giáo Lư Bí Truyền III, 494). Dần dần do ảnh hưởng của Thượng trí này, Manas của “Người Thú” chuyển từ trạng thái tiềm tàng sang trạng thái hoạt động, sinh ra một trí năng, thấp hơn hẳn trí tuệ xuất phát từ Koumāra, nhưng là của riêng Người Thú. Sự trộn lẫn trí tuệ do vị Koumāra cung cấp, và trí tuệ hạ đẳng này có thể so sánh với sự hợp nhất của hai tia sáng. Thật vậy, Chơn thần giống như các tia xuất phát từ một “Nguyên khí vũ trụ tuyệt đối. Việc một tia sáng mặt trời nối tiếp một tia khác, nhập vào một pḥng tối qua cùng một khe hở, không tạo thành hai tia sáng mà chỉ tạo một tia sáng được tăng cường” (Giáo Lư Bí Truyền II,176, 177). Tuy nhiên, do có sự trộn lẫn này, tia mà vị Koumāra phóng chiếu ra mất đi sức sáng của nó: “Tính tâm linh nguyên thủy (của thiên thần) bị lu mờ đi, mờ tối đi do trí con người mới được sinh ra [xiii] (Giáo Lư Bí Truyền I, 212).

Prométhée “hiến thân ḿnh v́ ích lợi ít ra là của một phần loài người” (Giáo Lư Bí Truyền II, 439). Các Dhyān Chohans mà Prométhée biểu diễn, giúp đỡ con người ở nhiều mức độ khác nhau, đôi khi xâm nhập hoàn toàn trong một vài người khiến cho sự tiến hóa trí tuệ của họ nhận được một xung lực mạnh mẽ (nhưng điều này hiếm xảy ra) và đôi khi chỉ ban cho người khác những “phản ánh” của ḿnh (Giáo Lư Bí Truyền II, 332, chú thích 2), chỉ một tia lửa của Manas linh thiêng của ḿnh. C̣n những người khác, thậm chí cũng không nhận được điểm linh quang đó nữa. “Chính điều này giải thích được sự khác nhau lớn lao về khả năng của những con người và những giống dân” (Giáo Lư Bí Truyền II, 108). Thật vậy, nhân loại “rơ rệt là được chia ra thành những con người do Thượng Đế làm linh hoạt và những tạo vật hạ đẳng mang xác người. Sự khác nhau về mặt trí tuệ giữa một đằng là các quốc gia thuộc giống dân Aryen và những quốc gia văn minh khác, c̣n một đằng là những người dă man như những người dân sống ở đảo thuộc Nam Hải, sẽ không được giải thích theo cách nào khác”. Không một sự huấn luyện trí tuệ cực lực nào có thể “nâng cao một vài mẫu người như người Bushmen, người Veddhas ở Tích lan và một vài bộ lạc ở Phi châu lên cùng mức trí tuệ với người Aryen, người Sémites và cái gọi là người Touraniens. Những người dă man này thiếu điểm Linh Quang”. Vả lại những giống người hạ đẳng này “đang nhanh chóng bị tuyệt chủng” (Giáo Lư Bí Truyền II, 439).

Lửa trên Trời mà Prométhée đánh cắp được là “Lửa do Ma sát”, “Pavamāna” (từ Bắc phạn này có nghĩa là “tẩy trược”), tức là Lửa của các Asouras (Giáo Lư Bí Truyền I, 567), giúp cho việc tạo ra sự “hợp nhất Bouddhi (nguyên khí thứ sáu) với Manas (nguyên khí thứ năm), sau khi được hợp nhất hoặc nối kết lại như vậy, nguyên khí thứ năm dung hợp một phần vào trong Chơn thần và trở thành một phần tử của nó” (Giáo Lư Bí Truyền II, 258), những vị “Barhishad Pitris”, tức những “Thiên thần tuân theo luật lệ trong huyền thoại công truyền” cùng với những phụ tá của ḿnh là các Tinh linh Ngũ hành chỉ có thể ban cho con người “h́nh dáng bên ngoài” của y v́ họ không có Lửa “tẩy trược” này (Giáo Lư Bí Truyền II, 99). Các “Chơn linh Nguyệt tinh này vốn liên kết chặt chẽ với Trần thế trở thành các Elohims sáng tạo ra các h́nh tướng, tức Adam cát bụi” (Giáo Lư Bí Truyền II, 81). Đó là v́ Lửa của họ, Pāvaka và Shuchi chỉ là Lửa “Điện Thú Vật và Lửa Thái dương tạo ra thú vật” mà thôi (Giáo Lư Bí Truyền II, 107). Vậy là các “Pitris Nguyệt tinh” này (các tổ phụ Nguyệt tinh này) là những thực thể tiến hóa thấp hơn các vị Koumāras. Họ có vai tṛ phụ trách cuộc tiến hóa “Vật thể” của loài người (Giáo Lư Bí Truyền I, 204) và “Lửa” của họ chẳng qua chỉ là những khía cạnh thấp của Lửa thuộc các “Triết gia Lửa” nghĩa là sự sống (tức nhiệt) và những quyền năng cảm dục hay phân tử (tức điện), khía cạnh cao siêu của nó (trí tuệ tức ánh sáng) là Pavamāna, “Lửa của các Asouras” (Thuật ngữ TTH, 119, 120).

TỨ LINH TỰ

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Các vị Barhishads cấu thành một lớp các Thiên thần “sắc giới” (trong kinh Jetzirah, đó là thế giới Tạo thành của kinh Kabale (Tuyển tập H.P.B., VIII, 145) vốn xây dựng thế giới theo thiên cơ mà họ thấy trong Mahat, Trí Tuệ Vũ Trụ tức Kiến Trúc Sư chân chính của Vũ trụ mà họ chỉ là các khía cạnh hoặc các “kiểu mẫu đă biến dị” (Tuyển tập H.P.B., X, 342). Theo như Thánh Augustin tuyên bố về các Thiên thần của Ki tô giáo th́ các quyền năng sáng tạo này nhận thức vạn vật trong tư tưởng ḿnh trước khi để chúng nảy sinh ra từ đó, để được cụ thể hóa trong cơi hữu h́nh nhờ vào quyền năng của Fohat, tức năng lượng thiêng liêng cung cấp quyền năng cho các Thiên thần này (Giáo Lư Bí Truyền III, 203).

Những Quyền năng Sáng tạo này [xiv] tương ứng với bảy Sephiroth cuối cùng trong kinh Kabale và tương ứng với bốn cơi vũ trụ thấp (“bốn phương chính”) mà tổng thể biểu diễn Thiếu Dung, “Khuôn Mặt Nhỏ tức Tứ Linh Tự, Bí Nhiệm bao gồm bốn chữ (Giáo Lư Bí Truyền I, 260). Vốn là sản phẩm của bộ ba Sephiroth thượng đẳng khi nó “giáng xuống vào trong vật chất” (Tuyển tập H.P.B., X, 355), Tứ Linh Tự - được biểu tượng hóa bằng ngôi sao sáu cánh không có ṿng tṛn bao quanh và biểu tượng hóa bằng đường thẳng đứng của Thập tự giá (Tuyển tập H.P.B., VIII, 155, Tuyển tập H.P.B., X, 61, Giáo Lư Bí Truyền II, 588) – chỉ có thể biểu lộ điều ǵ đă tồn tại trong ba cơi “sắc giới” [xv].

Về vấn đề này ta nên lưu ư ảo tưởng của việc tư tưởng ta tự cho là ḿnh có tính tự phát hoặc độc lập. Tư tưởng ta chỉ là biểu lộ ở mức độ thấp của một điều nào đó đă tồn tại ở một mức độ cao: “không một sự tưởng tượng nào của con người có thể thấy được một điều ǵ đó vượt ra ngoài điều đang tồn tại và được ghi khắc đâu đó trong chất liệu vĩnh hằng. Thật là ảo tưởng và là một sự tự đắc ngạo mạn khi tưởng tượng rằng một bộ óc con người có thể quan niệm được bất cứ điều ǵ mà bộ óc vũ trụ chưa bao giờ quan niệm ra trước đó (Tuyển tập H.P.B., I, 268). Cũng như một đệ tử của Sri Aurobindo đă tuyên bố: con người cứ quanh quẩn trong cái chuồng của ḿnh, “quen với việc lựa chọn trong Trí tuệ vũ trụ một loại rung động nào đó khá hẹp ḥi mà y có ái lực và măi cho đến cuối cuộc đời, y cứ bám chịt lấy cũng bước sóng đó, mô phỏng cũng cách thức rung động đó bằng những ngôn từ ít nhiều dao to búa lớn và bằng những ngữ điệu ít nhiều mới mẻ” (Satprem, Sri Aurobindo hay Cuộc phiêu lưu của Tâm thức, 54).

Ở trên, “Ngôi Con là toàn thể Vũ trụ. C̣n ở dưới, Ngôi Con là NHÂN LOẠI (Tuyển tập H.P.B., X, 356, Giáo Lư Bí Truyền I, 90). Đó là v́ khi ta đi xuống các bậc thang của những thế giới th́ Tứ Linh Tự (Ngôi Con) “trở nên càng ngày càng có tính  vật chất”. Khi đă đạt tới Malkouth, Sephiroth cuối cùng (bầu trái đất của ta), “th́ bấy giờ nó trở thành Nhân loại” (Tuyển tập H.P.B., X, 357). Những thực thể, mà xét theo tập thể, vốn là Tứ Linh Tự hạ đẳng này đều là thuộc hạ của những nhà “Kiến Tạo” cao cấp, các ngài điều khiển và giám sát công việc của chúng (Giáo Lư Bí Truyền II, 26). Họ cấu thành “Tổ phụ của Nhân loại chúng ta”, lớp thứ ba trong số các “Cosmocratores” uốn nắn vật liệu vũ trụ (Tuyển tập H.P.B., X, 341), mà lớp thứ nhất đă xây dựng lại toàn thể Thái dương hệ sau chu kỳ Hoại Không, c̣n lớp thứ hai là “Kiến Trúc Sư của Dăy Hành Tinh chúng ta” (toàn thể các thế giới được tạo thành bởi hành tinh trái đất và sáu bầu hành tinh khác được cấu tạo bằng vật chất ít nhiều tinh vi (Giáo Lư Bí Truyền I, 153).

Chính v́ ư nghĩa nhân loại này của Tứ Linh Tự mà bà Blavatsky coi nó là “biểu tượng của nhân loại, trộn lẫn điều thiện với điều tất yếu là có một phần điều ác, là biểu tượng của tinh thần đắm ch́m trong vật chất”. Thờ cúng nó th́ chẳng hóa ra là thờ cúng thiên nhiên, “đúng là v́ nó được hội nhập nơi con người, một nửa là tinh thần c̣n một nửa là vật chất” (Giáo Lư Bí Truyền II, 268, 269). “Tổ phụ Nhân loại chúng ta” vốn chỉ là “người uốn nắn tạo h́nh” cho h́nh dáng “vật chất và tinh vi” của con người, nên chỉ cung cấp cho con người thể xác và thể phách của y mà thôi (Giáo Lư Bí Truyền III, 204). Con người chịu ơn các Đấng Thiêng Liêng tiến hóa cao hơn y nhiều v́ đă cung cấp các nguyên khí cao cho y.

Các triết gia thời xưa coi bầu hành tinh của chúng ta là một vũ trụ nhỏ được bao hàm trong một vũ trụ lớn, là một tiểu thiên địa trong một đại thiên địa, hai thuật ngữ này có ư nghĩa giống như ư nghĩa mà các môn đồ kinh Kabale gán cho Thiếu Dung và Thái Dung (Tuyển tập H.P.B., VII, 284). Họ coi con người là sản phẩm của cả hai, tiếp nhận phần tinh thần từ đại vũ trụ và tiếp nhận cấu tạo vật chất từ tiểu vũ trụ. Chỉ từ thời Trung cổ thi con người mới bắt đầu được gọi là tiểu thiên địa (Giáo Lư Bí Truyền I, 304, chú thích 3).

Ánh Sáng Tinh Tú, nguyên khí thứ hai của vũ trụ, khía cạnh thấp của Linh Hồn Thế Giới (nguyên khí thứ sáu của vũ trụ) là một trong những thế giới hợp thành Tứ Linh Tự khi ta xét ở qui mô vũ trụ. Bà Blavatsky đôi khi gọi nó là “Linga Sharira” của Trái đất (Giáo Lư Bí Truyền III, 500). Tuy nhiên nó không phải được tạo thành từ chất dĩ thái như “linga sharira” (thể phách) của con người mà được tạo thành từ chất của cơi Trung giới. Thật vậy, bà Blavatsky đôi khi gọi nó là “Con Rắn Cám Dỗ ở Địa ngục” (Tuyển tập H.P.B., X, 384, Giáo Lư Bí Truyền I, 103). Thế mà con rắn này chẳng qua chỉ là “Pḥng Học Việc” (H.P.B., Tiếng Nói Vô Thinh, 9, chú thích 1), vốn đồng nhất với Ánh Sáng Tinh Tú mà ông Leadbeater tuyên bố rằng nó chính là cơi Trung giới, và chắc chắn cũng là cơi Hạ thiên (Con Đường của nhà Huyền bí học II, 74, 75). Dù sao đi nữa, Ánh Sáng Tinh Tú không thể được cấu tạo từ chất dĩ thái, con người không thể học được bất cứ điều ǵ trong một môi trường như vậy, v́ b́nh thường ra th́ y chẳng bao giờ sử dụng thể phách của ḿnh làm một hiện thể để nhận biết độc lập với thể xác.

Ánh Sáng Tinh Tú được gọi là “Con Rắn Cám Dỗ ở Địa ngục” v́ giống như một kính ảnh nhạy, nó ghi lại mọi tư tưởng thấp hèn và mọi t́nh cảm xấu xa do con người sản sinh ra; giống như một cái vũ khí boomerang, những tư tưởng và t́nh cảm này tác động trở lại trên chúng ta, có khuynh hướng làm tăng cường phàm ngă của ta. Đó là v́ Ánh Sáng Tinh Tú “không ban ra điều ǵ mà nó trước đó chưa từng nhận”. Nó là cái “ḷ luyện vĩ đại trên trái đất, trong đó những tia phóng phát thấp hèn của trái đất . . . khiến cho bản chất tinh vi nhất bị biến đi mất hết”, chỉ c̣n lại những phần xấu xa nhất được “tăng cường và bức xạ trở lại” dưới dạng “những trận dịch đạo đức, thông linh và vật thể” (Thuật ngữ TTH, 38).

SỰ THĂNG TIẾN TINH THẦN

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Như chúng ta đă thấy, trong khi các Barhishad Pitris điều khiển cuộc tiến hóa vật thể của con người, các Koumāras điều khiển cuộc tiến hóa trí tuệ của y th́ các Thiền Na Phật lại phụ trách cuộc tiến hóa Chơn thần của y (Giáo Lư Bí Truyền I, 204), bước vào tiếp xúc với con người qua Tam Nguyên Thượng (Atmā-Bouddhi-Manas) (Tuyển tập H.P.B., X, 341, 343). Nhờ vào các Đấng nhiều quyền năng này,  con người mới tiến bộ được dọc theo “Antahkārana”, đường liên lạc dẫn từ “Hạ trí  lên Thượng trí” (Giáo Lư Bí Truyền III,545). Bằng cách làm “tê liệt phàm ngă của ḿnh và như vậy đạt tới việc hoàn toàn nảy sinh ra sự không ngăn cách Linh Ngă con người với LINH NGĂ Tuyệt đối duy nhất”, con người cuối cùng trở thành một Dhyān Chohan, tác nhân của các “Luật Nghiệp Quả và vũ trụ” (Giáo Lư Bí Truyền I, 295, 297).

Mặc dù Antahkārana là con đường tưởng tượng nối liền Hạ trí (ư thức trong bộ óc của phàm nhơn) và Thượng Đế (tâm thức của Chơn nhơn), song nó vẫn bao gồm bảy phần. Chính khi leo lên các bậc thang này mà chúng ta tiến gần tới Thượng trí, nghĩa là Thượng Đế ngự nơi ta (Giáo Lư Bí Truyền III, 546). Các bậc thang này trong sự tiến hóa của tâm thức con người thật ra chính là những giai đoạn tương ứng với các “lokas” của người Ấn Độ.

Các lokas cũng như phần trái ngược của chúng là các “talas”, không phải là các cơi trời và cơi địa ngục theo lời khẳng định của hiển giáo công truyền Ấn Độ. Đó là những trạng thái chuẩn của tâm thức cân bằng với nhau thành bảy cặp đối ngẫu. Hai chuỗi t́nh huống nội tâm này, một là (các lokas), là một chiếc thang đi lên dẫn tới một trạng thái tinh thần ngày càng tăng trưởng, c̣n một là (các talas), là một chiếc thang đi xuống dẫn tới sự sa đọa đạo đức và sự chết về mặt tâm linh (Giáo Lư Bí Truyền III, 568), đồ h́nh V): “bảy bước của Antahkārana tương ứng với các lokas” (Giáo Lư Bí Truyền III, 570). Bà Blavatsky đoan chắc rằng con người có thể tự coi là ḿnh có diễm phúc khi y đă vượt qua được bước thứ tư trong bảy bước này (Giáo Lư Bí Truyền III, 546). Thật vậy, lúc bấy giờ y đă thành công trong việc nâng cao tâm thức từ  “Maharloka” lên “Janarloka”, nghĩa là y đă đạt tới trạng thái tâm lư của một thực thể mà “Manas hoàn toàn được giải thoát khỏi Kāma để hợp nhất với Chơn ngă”, nói khác đi là “trạng thái Koumāra” (định nghĩa Janarloka trong sơ đồ V, Giáo Lư Bí Truyền III, 568). Nói cách khác, ở giai đoạn tiến hóa này, con người đă hoàn toàn rũ bỏ được mọi dục vọng thấp hèn, đă hợp nhất được Thượng trí với Hạ trí để trở thành một Đấng Dhyān Chohan.

Theo ông Subba Row, Daiviprakriti, “Ánh Sáng của Thượng Đế, bao giờ cũng có bản chất tốt lành”, cho nên không thể sinh ra những “khuynh hướng dẫn tới bandham”, nghĩa là sự nô lệ. Những khuynh hướng xấu là do các “oupādhis” tức là các hiện thể để nhận biết. Thế mà các thể này chỉ là các biểu lộ của Moulaprakriti. Vậy th́ nguyên nhân của sự nô lệ của con người bắt nguồn từ Moulaprakriti. Ngược lại, Ánh Sáng Thượng Đế là “công cụ duy nhất giúp cho ta có thể hợp nhất với Thượng Đế, vốn là cội nguồn của sự cứu chuộc. Ánh sáng này là nền tảng của khía cạnh tốt nhất trong bản chất con người và mọi khuynh hướng hành động nói chung là dẫn tới sự giải thoát khỏi những ràng buộc của vô minh” (Triết lư Chí Tôn Ca, 74, 75).

Ta nên nhớ rằng, đối với các môn đồ phái Pythagore th́ Nhị nguyên, nghĩa là Moulaprakriti (Giáo Lư Bí Truyền I, 460) là “nguồn gốc của điều Ác, tức là của Vật chất (Giáo Lư Bí Truyền I, 677). Vậy là môn đồ phái Pythagore ghét Nhị nguyên (Giáo Lư Bí Truyền II, 607) cũng giống như các đạo sĩ yoga xa lánh vật chất và ra sức hợp nhất với Tinh thần, nói khác đi là hợp nhất với Thượng Đế. Bà Blavatsky gọi Thượng Đế Ngôi Lời này là điều Thiện. Bà cho rằng ngài tương ứng với “gouna” Sattva, tính chất khiến cho con người có khuynh hướng hoạt động hài ḥa khi tính chất đó chiếm ưu thế nơi người ấy. Bà bảo rằng c̣n về mặt điều Ác, th́ đó chính là “Prakriti” (nguyên khí thứ sáu của vũ trụ được xem xét dưới khía cạnh tiêu cực, là vật chất) mà bà cho rằng nó tương ứng với Moulaprakriti và gán cho nó “gounas” Rajas, tức tính chất xúi giục con người hành động một cách đam mê (Giáo Lư Bí Truyền III, 444, sơ đồ I).

Đến đây chúng ta đă kết thúc việc phân tích ngắn gọn Giáo Lư Bí Truyền. Chúng ta đă thử chứng tỏ rằng sự tăng trưởng của vạn vật trong vũ trụ, từ các “hệ thống hành tinh tới con giun và cây bạch cúc tầm thường” (Giáo lư Bí Truyền I, 136) đều được bảo đảm bởi một năng lượng vũ trụ tức Fohat, “Đứa con nhanh nhẩu” trong số bảy Con Thiêng Liêng, “Con của Ngôi Con” (sản phẩm của Avalokiteshvara), “Con của Aether” (của Akāsha tức nguyên khí thứ bảy của vũ trụ) (Giáo Lư Bí Truyền I, 136, 160, 161, Giáo Lư Bí Truyền II, 418, chú thích 4, Tuyển tập H.P.B., X, 334) và là “Sứ giả của Ư chí Bảy Đấng Nguyên Thủy” v́ các đấng này sử dụng Fohat làm hiện thể của ḿnh (Giáo Lư Bí Truyền I, 133). Năng lượng này được biểu lộ trong vũ trụ dưới dạng sáu Lực được biểu diễn bởi cung Hoàng đạo Xử Nữ, do sáu Huyền giai tạo ra, v́ mỗi huyền giai có “một Thực thể hữu thức và sống động lănh đạo huyền giai và lực này là một phân thân của đấng đó” (Giáo Lư Bí Truyền I, 313). Sáu Lực này của Thiên nhiên cùng với lực thứ bảy (bản thể của sáu lực) là: Chuyển động, Âm thanh, Nhiệt, Ánh sáng, sự Cố kết, Điện tức Lưu chất Điện và Lực Thần kinh tức Từ khí (Giáo Lư Bí Truyền III, 507).

Năng lượng gồm có bảy phần này khiến cho vũ trụ biểu lộ được qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là “sự sáng tạo sơ cấp” được mô tả một cách bóng gió trong chương đầu tiên của Sáng Thế Kư trong thời kỳ mà các “Đấng Thần linh tự hóa sinh” để xuất hiện. Giai đoạn này chấm dứt khi “Thần khí đă thấm nhuần đến nguyên tử nhỏ nhất của bảy Nguyên khí vũ trụ” (Giáo Lư Bí Truyền I, 484, Tuyển tập H.P.B., IX, 238). Sau một “chu kỳ Hoại Không” tức thời kỳ nghỉ ngơi dài 4.320 triệu năm (một ngày của Brahmā theo niên đại học của người Ấn Độ) th́ bắt đầu tới “sự sáng tạo thứ cấp, sáng tạo ra trái đất, con người” liên quan tới ư nghĩa bí truyền thuộc chương II của Sáng Thế Kư, để rồi đạt tới thế giới ngày nay là “Thiên nhiên vật thể” (Giáo Lư Bí Truyền I, 481- 485, Tuyển tập H.P.B., IX, 238). Như vậy sự sáng tạo thứ cấp chỉ là sự “Tiến hóa của Thiên nhiên hữu h́nh và biểu lộ” (Giáo Lư Bí Truyền II, 62).

Phần phác họa nêu trên về những quan niệm căn bản của Thông Thiên Học có thể giúp cho ta hiểu rơ hơn lư tưởng của người Thông Thiên Học. Một ngạn ngữ cổ xưa có nói rằng: “Quyển năng thuộc về kẻ nào biết”. Nhưng biết ở đây liên quan tới việc đó là cái biết của những người đă “thoát khỏi thành kiến, đă khắc phục được ḷng tự măn và ḷng ích kỷ, sẵn sàng chấp nhận mọi sự thật ngay khi nó đă được chứng tỏ” (Giáo Lư Bí Truyền III, 1). Mục đích của người Thông Thiên Học chính là việc phát triển “khả năng hiểu được sự thật và phân biệt được điều chân với điều giả”, như vậy, có được Minh triết giúp cho ḿnh có thể đi qua “cánh cửa hẹp dẫn vào Thiên giới” (Giáo Lư Bí Truyền II, 579) và “tiếp xúc với Linh Hồn Vũ Trụ (Atmā)” (Giáo Lư Bí Truyền III, 1, 522) [xvi] . Nếu được nghiên cứu và sống theo một cách nhiệt tâm th́ Thông Thiên Học sẽ mang lại cho ta một sự hiểu biết ngày càng tăng dần về thế giới tinh thần, khiến ta dễ dàng tiếp cận với nó.

THÁNH ĐẠO

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

Nhưng con người đâu dễ ǵ mà tiếp nhận được cội nguồn tâm linh trong cái mạng lưới trùng trùng duyên khởi của trí năo vốn quá qui hướng bản ngă. V́ vậy Thông Thiên Học khuyến khích y phải siêu việt được trí năo, phải phiêu lưu đến tận cùng tâm hồn ḿnh th́ mới nhận biết được thực tại nội tâm. Việc biết được Chơn ngă của ḿnh là kết quả dần dần sẽ khơi dậy cái khả năng tiềm tàng của y, chúng khiến cho y thăm ḍ được ở trong nội tâm ḿnh vùng lực bao la tức là vũ trụ. Có nhiều người đă khám phá được những bí ẩn của Thiên nhiên theo cách ấy. Đó là v́ tâm thức con người vốn mở rộng ra cùng với vũ trụ. Ngày nay chắc chắn rằng lời khẳng định này ít táo bạo hơn thời xưa, v́ thời nay ta đă chinh phục được khoảng cách bằng các động cơ và hỏa tiển, và nhờ vào phương tiện viễn thông chúng ta đă có được những thông tin về những nơi xa xôi nhất trên hành tinh, ngay cả chụp ảnh được đất trên mặt trăng.

Mật tông cũng xác nhận linh hồn con người có những quyền năng tiềm tàng kỳ diệu. Phái ngộ đạo này của Đông phương là một phản ứng chống lại tinh thần ly thế (lánh đời) mà các kinh Oupanishads và Phật giáo cổ truyền rao giảng. Nó dưa trên những mối tương quan (vốn là những sự đồng nhất thật sự) giữa con người và vũ trụ, v́ nó coi con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trong khi mưu t́m tri thức giải thoát, bậc cao đồ của Mật tông không thử ra sức lánh đời. Ngài muốn làm chủ được chẳng những là bản thân mà c̣n là các lực vũ trụ.

Nên lưu ư rằng điều này không thể có nếu không có điều kia. Bà Blavatsky xác nhận rằng trước khi đạt được sự giải thoát, vị đạo sĩ yoga phải hoàn toàn chủ trị được Koundalini, năng lượng “bao hàm hai lực lớn là lực hút và lực đẩy” (Giáo Lư Bí Truyền I, 312). Cũng vậy, Subba Row tuyên bố rằng bảy quyền năng huyền bí trong con người “tương ứng với các quyền năng huyền bí trong đại vũ trụ, tức là các đối thể của chúng”. Ông cũng tuyên bố rằng khi “hàng rào bản ngă đă sụp đổ hoàn toàn . . . th́ bảy quyền năng trong tiểu vũ trụ sẽ liên giao với bảy quyền năng trong đại vũ trụ” (Tài liệu bí truyền, 295). Mặt khác, bảy chakras tức bảy luân xa trong cơ thể con người là “những trung tâm lực mà bảy Cung của Thượng Đế rung động nơi đó”, chúng bị kiểm soát bởi bảy luân xa chính ở trong đầu (Giáo Lư Bí Truyền III, 507).

Giáo huấn của Thông Thiên Học dựa trên bằng chứng của các vị Thánh hiền, khi biết được bản thân các sự vật, các ngài không bắt chước Kant, bắt buộc tuyên bố rằng: “Tôi phải vứt sự hiểu biết đó đi để thay vào đó là đức tin”. Chính việc âm thần biết được những khả năng diệu kỳ của linh hồn con người khiến cho người ta, vào bất kỳ thời đại nào, cũng khao khát những thần thoại và những điều bí nhiệm; niềm khao khát này (ít nhiều ngấm ngầm) đă khiến cho nhiều người mong muốn có một cuộc sống cao thượng hơn.

Có hai con đường đưa đến sự thăng tiến tâm linh: con đường thênh thang tiến bộ về mặt đạo đức, dành cho đại khối nhân loại và “thánh đạo”, con đường của nhà huyền bí học, vốn chồng chất những thử thách cam go. Thánh đạo khiến cho người ta có thể cô đọng lại trong vài kiếp một cuộc tiến hóa, mà b́nh thường ra, phải trải qua trong biết bao nhiêu kiếp. Con đường dốc đứng này chỉ dành cho một thiểu số người có ư chí, nhờ gia tăng vào việc khai mở những quyền năng huyền bí và tri thức bí truyền, họ có đủ tư cách để “phụng sự” nhân loại ngày càng hữu hiệu hơn. Trong công tác can trường này, họ đă được trợ giúp bởi các Điểm đạo đồ, các “Đấng Jivanmouktas” (những người đă giải thoát khi c̣n đang sống), các ngài không ngừng luân hồi “v́ t́nh thương nhân loại, nếu không được sự trợ giúp phi thường của các ngài th́ loài người sẽ phải phấn đấu c̣n tuyệt vọng hơn nữa trong sự mê hoặc của vô minh và phiền năo” (Giáo Lư Bí Truyền II, 651).

Bà Blavatsky tuyên bố rằng người Thông Thiên Học là bất cứ người nào có thiện chí, được trời phú cho một khuynh hướng về siêu h́nh học, đă nghiên cứu giáo lư Thông Thiên Học, đă “sống một cuộc đời thanh khiết và vị tha, đă t́m thấy niềm vui nơi việc giúp đỡ người đồng loại hơn là nơi viêc nhận sự giúp đỡ của người khác, lúc nào cũng sẵn sàng hi sinh những thú vui của riêng ḿnh v́ t́nh thương đối với người khác và bản thân người đó yêu Chơn Lư, yêu điều Thiện và yêu Minh Triết” (Tuyển tập H.P.B., IX, 155). Đó là một lư tưởng đầy thực chất mà chắc chắn là người ta không dễ ǵ đạt được.

Tuy nhiên, lối sống của nhà huyền bí học vốn nỗ lực đi theo “Thánh Đạo” c̣n khó khăn hơn nhiều. Y có tham vọng nếm trái Cây Tri Thức điều Thiện và điều Ác vốn “làm sáng mắt” con người ra, khiến con người trở thành giống như Thượng Đế (Sáng Thế Kư II, 5) hoặc chính xác hơn là giống như một trong các vị Elohim (Sáng Thế Kư III, 22), trước khi nếm mùi trái Cây Hằng Sống khiến cho con người đạt được vĩnh hằng (Sáng Thế Kư III, 22). Y cầu cứu tới Linh Hồn Thế Giới, Mẹ Thiêng Liêng, Nước Cam Lồ mà các vị tu khổ hạnh người Aryens đă khẩn cầu cách đây hàng ngàn năm qua những lời lẽ c̣n ghi lại trong Rig Vệ Đà như sau: “Mong sao Nước mà thánh vương Varouna, Soma [xvii] và mọi Thần linh đều có được thần lực và sự chí phúc, nhờ vào nó và thần Agni Vaishvānara, cũng phải nhập vào nó, mong sao Nước này, các nữ thần này, hăy giúp đỡ chúng con ở dưới đây” (VII, 49, 4). Sau khi đă ra sức loại bỏ khỏi ḿnh mọi dấu vết của ḷng ích kỷ và thường xuyên “trầm ḿnh trong t́nh cảm không tách rời mọi người khác” (Tuyển tập H.P.B., IX, 159), y thử ra sức tuân theo huấn lệnh được khắc trên đá ở ngôi đền Delphes : “Con người, ngươi hăy tự biết ḿnh”. Đó là v́ y biết dứt khoát rằng, ở mỗi giai đoạn thăng tiến tinh thần th́ “mấu chốt là chính người tầm đạo (Tuyển tập H.P.B., IX, 162).

HẾT

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 


Chú Thích 

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13

[i] Điều này có liên quan tới Thượng Đế Ngôi Một, vốn không phải là một Thực thể hoặc một tập hợp các Đấng Thiêng Liêng mà chỉ là một trung tâm phân phối năng lượng vũ trụ.

[ii] Trong loạt bài diễn thuyết về Chí Tôn Ca, Subba Row có ư muốn dùng thuật ngữ Ishvara để chỉ Thượng Đế Ngôi Ba này (Tuyển tập H.P.B., X, 313). Ông dùng nó đồng nghĩa với  Avalokiteshvara (Triết lư Chí Tôn Ca, 11).

[iii] Bà Blavatsky định nghĩa Daiviprakriti là “Ánh Sáng Thượng Đế chưa Biểu Lộ (Giáo Lư Bí Truyền I, 236), c̣n Subba Row định nghĩa nó là Fohat.

[iv] Tuy nhiên các huyền bí gia Tây phương, nhất là Eliphas Levi, và chính bà Blavatsky cũng thường dùng thành ngữ Ánh Sáng Tinh Tú để gọi tên Linh Hồn Thế Giới, nguyên khí thứ sáu của vũ trụ (H.P.Blavatsky, Một Panarion Hiện đại,trang 409, Giáo Lư Bí Truyền I, 275).

[v] Vốn là Quan Âm (“Mẹ Từ Bi và Tri Thức”, gồm “ba mặt” là Quan Thế Âm) tức vừa là Mẹ vừa là Vợ, vừa là Con Gái của Ngôi Lời (Giáo Lư Bí Truyền I, 160). “Theo một ư nghĩa nào đó” (Giáo Lư Bí Truyền I, 101, chú thích 1) Sophia cũng là Aditi tức Sephira (Giáo Lư Bí Truyền I, 468, Giáo Lư Bí Truyền II, 46) cũng như là Shekinah, chúng ta đă thấy rằng bà Blavatsky đặt Shekinah bên trên Sephira, nhưng bà thường đồng nhất hóa hai thứ này với nhau, v́ thế bà mới tuyên bố rằng Shekinah là Bythos của các tín đồ phái Ngộ Đạo, là “phân thân nữ đầu tiên” của Đấng Thiêng Liêng Không Ai Biết (Thượng Đế Ngôi Một) cùng với nó tạo ra Ennoia (Adam Kadmon), “Con Người nguyên sơ” tức “Trí Tuệ đă được khải huyền”, nghĩa là Thượng Đế biểu lộ (Thượng Đế Ngôi Ba), “Thần Khí Thượng Đế” (Nữ thần Isis lộ diện II, 169). Khi bà định nghĩa Sophia là như vậy th́ bà Blavatsky có tuyên bố rằng anima mundi (cả cao lẫn thấp) chính là Sophia Achamoth, “bao hàm mọi mầm sống tinh thần và vật chất của vạn hữu” và cũng như Eve (bà là nguyên kiểu của Eve) là “mẹ của mọi sinh linh”, là “SỰ SỐNG bán tinh thần, bán vật chất, vốn làm linh hoạt vật chất trơ trong những độ sâu thẳm của hỗn mang (Nữ thần Isis lộ diện II, 226, 227).

[vi] Hai tam giác đan chéo vào nhau thành cái Ấn này và Shrī Antara của người Bà La Môn, biểu tượng của một tam giác hướng lên trên, tức Tinh Thần, c̣n tam giác hướng xuống dưới biểu tượng Vật Chất (Giáo Lư Bí Truyền I, 143). Chúng biểu diễn số bảy trong Sepher Jetzirah: “Bảy. Ba đối diện với ba và Một thăng bằng ở giữa hai thứ”. (VI.7). Về vai tṛ thăng bằng của Một, hăy xem ở phía dưới chương “Cuộc chiến tranh trên Trời và sự sa đọa của các Thiên thần”.

[vii] Nước là một biểu tượng của Minh Triết và của Tri Thức huyền bí . . . Ea, Thần Minh Triết, là Con Cá Cao Cả, c̣n Dagon tức Oannes là Người Cá của Chaldée từ dưới Nước xuất hiện để dạy Minh Triết (Giáo Lư Bí Truyền II, 520, chú thích 2).

[viii] Boris de Zirkoff, nhà bác học biên tập quyển Tuyển tập H.P.B. có cho biết rằng dạng chính xác của thuật ngữ Bắc Phạn này là Anoupapādaka (Tuyển tập H.P.B., X, 344). Bà Blavatsky có biết dạng này, bà đă đề cập tới nó ở trang 25 và 44 của quyển Thuật ngữ TTH. Theo như Boris de Zirkoff nêu rơ th́ từ này có nghĩa là “không xuất phát theo một tŕnh tự chính qui” và có nghĩa rộng là “không cha mẹ”.

[ix] Bà Blavatsky gọi các vị “sephiroth belima” thứ tư là Dĩ thái (Ether) và Con (Giáo Lư Bí Truyền III, 181). Kinh Sepher Jetzirah (I, 8) chỉ gán cho nó tên gọi là “lửa trong nước”.

[x] Như chúng tôi đă nêu rơ trong một chú thích trước kia, bà Blavatsky dùng từ Shekinah theo hai nghĩa khác nhau. Subba Row phân biệt Ánh Sáng của Thượng Đế (Shekinah) với Linh Hồn Thế Giới, nguyên khí thứ sáu của vũ trụ, mà ông gọi là Ánh Sáng Tinh Tú giống như một vài huyền bí gia Tây phương. Ông tuyên bố rằng giống như con người, Parabrahman có thể được coi như tạo thành từ một nguyên khí tối cao là atmā, từ một kārana sharira, là nơi trú ngụ của Chơn ngă, từ một thể tinh vi là soukshma sharira và cuối cùng từ một thể xác là sthoula sharira. Toàn thể vũ trụ bao hàm hằng hà sa số Thái dương hệ “có thể được gọi là thể xác của Parabrahman duy nhất”. Bấy giờ Thượng Đế “trừu tượng” (Thượng Đế Ngôi Một) “sẽ là kārana sharira, c̣n atmā chính là Parabrahman”. Nhưng không được lẫn lộn “ánh sáng vốn là soukshma sharira của Parabrahman với ánh sáng tinh tú”. Bởi v́ ánh sáng tinh tú (Linh Hồn Thế Giới) chỉ là một tế phân của Thái dương hệ chúng ta, bản thân của Thái dương hệ cũng chỉ là một phần vô cùng nhỏ trong thể xác bao la của Parabrahman. Và mọi cơi Thái dương hệ chúng ta đều là ngoại giới so với Ánh Sáng của Thượng Đế, tức Shekinah (khía cạnh huyền vi của Sephira) (Triết lư Chí Tôn Ca, 30, 99, 100).

[xi] Như vậy, Jehovah được coi là một “đấng thiêng liêng thứ cấp”, “đấng tạo hóa, đấng kiến trúc thế giới”, cũng giống như Brahmā (nam tính chứ không phải thư hùng lưỡng tính, Brahmā thư hùng lưỡng tính đồng nhất với Adam Kadmon, Thiên Nhân); “trong những biểu diễn ẩn dụ của ngài, Brahmā nam tính có bốn đầu tương ứng với bốn phương chính”, nghĩa là bốn cơi thấp của vũ trụ (Nữ thần Isis lộ diện I, 91).

[xii] Điều này có nghĩa là các đấng con của trí tuệ phụ trách sự tiến hóa trí tuệ của nhân loại trong tương lai, c̣n các đấng Pitris phụ trách cuộc tiến hóa vật thể của họ (xem chương nhan đề “Prométhée).

[xiii] Tiến tŕnh tâm thức bị mờ tối đi này, vốn đă xảy ra trong Cuộc tuần hoàn thứ ba, cũng được lập lại “gần chính xác như vậy tương tự trong Giống dân chính thứ ba của Cuộc tuần hoàn thứ tư”, Giống dân mà bắt đầu từ đó các Koumāras “đă nhập thể trong con người” (Giáo Lư Bí Truyền I, 210, 211).

[xiv] Tập thể các Quyền năng này cấu thành “thần Jupiter tứ bội, cũng như là Brahmā tứ diện, thần gió, thần sấm chớp, thần đất, thần biển, tinh quân của Tứ Đại” hạ đẳng và bốn cơi “sắc giới” trong vũ trụ (Giáo Lư Bí Truyền I, 502).

[xv] Vậy là ngôi sao sáu cánh biểu diễn các vị Barishsahds vốn là thành phần của Tứ Linh Tự, c̣n ngôi sao năm cánh là kư hiệu của các vị Koumāras. V́ thế Eliphas Lévi – ông trích dẫn lời Paracelse nói về vấn đề này – tuyên bố rằng ngôi sao năm cánh có “quyền năng cao hơn” cả cái Ấn của Salomon, nó biểu thị việc “tinh thần chế ngự được các nguyên tố kềm chế được chơn linh của tứ đại khiến chúng phải “nể sợ” (Giáo điều và nghi thức của pháp thuật cao cấp I, 166, 167, 178, 179).

[xvi] Thập tự giá có quai của người Ai Cập là biểu tượng của nổ lực thăng tiến tinh thần này. Đó là một Thập tự giá mà mọi đam mê của con người phải bị đóng đinh trên đó trước khi người tầm đạo có thể bước qua “cánh cửa hẹp” được biểu diễn bằng cái quai trên Thập tự giá. Cái quai này tuy là một “ṿng nhỏ nhưng sẽ lớn dần đến mức trở thành vô cực ngay khi Con Người Nội Tâm đă bước qua thềm Thánh đạo” (Giáo Lư Bí Truyền II, 579).

[xvii] “Nói rơ hơn, Soma là trái Cây Tri Thức mà chư Elohim cấm không cho Adam và Eve ăn” v́ e rằng con người sẽ trở nên giống như ḿnh. Trái cây đó ban cho vị Thánh hiền năng lực tùy ư rời bỏ thân xác để sống hữu thức trong các cơi cao và mang về “bộ óc xác thịt của ḿnh kỷ niệm về những ǵ mà ḿnh thấy và học được” (Giáo Lư Bí Truyền II, 524, chú thỉch). Thánh vương Soma ban cho ta Minh Triết chân chính, trái với Brihaspati mà trong kinh điển Ấn Độ là biểu tượng của sự thờ cúng công truyền với những nghi thức và nghi lễ vô nghĩa (Giáo Lư Bí Truyền II, 524). Giống như Mặt Trăng, Soma là hiện thân của “quyền năng tam nguyên của Trimourti” (tức là ba ngôi của Ấn Độ Giáo) cũng là từ khí “sản sinh, bảo tŕ và hủy diệt sự sống”. Vốn đồng nhất với Vénus, với Eve, với Đức Mẹ Marie và nữ thần Astoreth (tức Ashtar) của người Chaldée, xét theo nghĩa này, Soma là Linh Hồn Thế Giới, là “Nữ thần tối cao, là Phụ nữ của Vực Thẳm bên dưới, là Mẹ của chư Thiên, là Bà Hoàng của Trái đất, là Hoàng hậu của sự Mắn Đẻ”, và là “biểu tượng vô ngă của Thiên nhiên, là con tàu Sự Sống giúp di chuyển mầm mống của mọi sinh linh băng ngang qua Đại dương Tinh cầu vô hạn” (Giáo Lư Bí Truyền II, 485, Nữ thần Isis lộ diện II, 170, 171, 444).

đầu sách cuối sách mục lục   mục 1 2  3  4  5  6  7 8  9 10 11 12 13


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở