|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN HÌNH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
NHÂN QUẢ (KARMA)
Tác giả
Annie Besant Bản Dịch Tâm Như 2007 |
|
Adyar, Chennai 600 020,
Ấn
bản lần nhất 1895
Ấn
bản lần hai 1897
Ấn
bản lần ba 1905
NHÂN QUẢ
Tính bất di bất dịch của Định luật
Hoạt động của các Hình tư tưởng
Tạo ra Nhân quả xét theo Chi
tiết
LỜI
NÓI ĐẦU
Người ta chỉ cần nói
ít lời để giới thiệu quyển sách nhỏ này ra với thế giới. Đó là quyển thứ tư
trong một loạt các Cẩm nang được dự tính đáp ứng yêu cầu của công chúng nhằm
trình bày giáo huấn Thông Thiên Học một cách đơn giản. Một số người đã phàn
nàn rằng kho tài liệu của chúng tôi vừa quá bí hiểm, quá chuyên môn, lại vừa
quá đắt tiền đối với bạn đọc thông thường, và chúng tôi hi vọng rằng loạt
sách này có thể thành công trong việc cung ứng điều thật sự cần thiết. Thông
Thiên Học không chỉ dành cho người có học, nó dành cho tất cả mọi người. Có
lẽ trong số những người nhờ vào những quyển sách nhỏ này mà lần đầu tiên
thoáng thấy được giáo huấn Thông Thiên Học thì chỉ một vài người là được
chúng dẫn dắt thâm nhập sâu hơn vào triết lý, khoa học và tôn giáo của nó,
giáp mặt với những vấn đề bí hiểm của nó bằng lòng nhiệt thành của người tìm
học và bầu nhiệt huyết của kẻ sơ cơ. Nhưng các cẩm nang này không phải được
viết cho học viên tha thiết vốn không nao núng trước những khó khăn ban đầu;
chúng được viết cho những người nam nữ bận rộn làm việc mưu sinh hằng ngày
trên thế gian và tìm cách đơn giản hóa một số sự thật cao cả vốn khiến cho
ta sống cuộc đời dễ chịu hơn và giáp mặt với sự chết thoải mái hơn. Vì được
viết ra bởi những người phụng sự các Chơn sư vốn là các bậc Huynh trưởng của
nhân loại cho nên chúng không thể có mục tiêu nào khác hơn là phụng sự đồng
loại của mình.
Dẫn
nhập
Mọi tư tưởng của
con người khi được khai triển ra đều chuyển vào nội giới, và trở thành một
thực thể hoạt động bằng cách liên kết (ta có thể gọi là hỗn hợp) với một
tinh linh ngũ hành – nghĩa là với một trong các lực bán thông tuệ thuộc các
giới trong thiên nhiên. Nó sống còn với vai trò là một sinh linh thông tuệ
hoạt động – một tạo vật do trí người sinh ra – trong một thời gian lâu hoặc
mau tỉ lệ với cường độ nguyên thủy của tác động trí não đã sản sinh ra nó.
Vậy là một tư tưởng tốt trường tồn dưới dạng một quyền năng hoạt động ban
phúc, còn một tư tưởng xấu trường tồn dưới dạng một con quỉ giáng họa. Và
thế là con người không ngừng làm cho dòng tâm linh của mình trong không gian
chứa đầy thế giới của riêng mình, ngổn ngang đám con cháu của những hoang
tưởng, ham muốn xung động và đam mê của mình, dòng tâm linh này phản tác
động lên bất kỳ nhà thông linh nào hoặc tổ chức thần kinh nào đến tiếp xúc
với nó, tỉ lệ với cường độ năng động của nó. Phật tử gọi nó là “Uẩn” (Skandha),
còn tín đồ Ấn giáo gọi nó là “Nhân quả” (Karma). Bậc cao đồ triển khai những
hình tướng này một cách hữu thức; còn những người khác phóng chúng ra một
cách vô ý thức[1].
Từ trước đến nay
chưa có một phác họa sinh động nào về bản chất của Nhân quả đã từng đưa ra
hay hơn những dòng chữ nêu trên vốn được rút ra từ một trong những bức thư
đầu tiên của Chơn sư K. H. Nếu ta hiểu rõ được những thứ này với mọi hàm ý
của chúng thì những bối rối xung quanh đề tài này phần lớn sẽ biến mất và ta
sẽ lĩnh hội được nguyên tắc chính yếu là nền tảng của tác động Nhân quả. Vì
vậy ta phải coi chúng là biểu thị đường lối nghiên cứu hay ho nhất và ta sẽ
bắt đầu bằng cách xét tới quyền năng sáng tạo của con người. Trước hết ta
chỉ cần quan niệm rõ ràng về tính bất di bất dịch của định luật cùng với các
cõi lớn trong Thiên nhiên.
TÍNH BẤT DI BẤT DỊCH CỦA
ĐỊNH LUẬT
Có một sự thật sáo
mòn là chúng ta sống trong phạm vi của định luật, chúng ta bị vây bủa bởi
những định luật mà chúng ta không thể phá vỡ được. Thế nhưng khi ta thừa
nhận sự thật này một cách chân thành và mang tính sống còn, khi ta thấy nó
là sự thật cả trong thế giới tâm trí và đạo đức lẫn trong thế giới vật lý,
thì ta thường bị đè bẹp bởi một cảm giác chới với nào đó, dường như thể ta
cảm thấy mình nằm trong nanh vuốt của một quyền lực mạnh mẽ nào đó túm bắt
lấy ta và lôi cuốn ta đi tới bất cứ nơi nào nó muốn. Thực ra thì trường hợp
này lại ngược hẳn với thực tại, vì một khi ta đã thấu hiểu quyền lực đó thì
mãnh lực ấy sẽ ngoan ngoãn đưa ta đi tới bất cứ nơi đâu mà ta muốn: ta có
thể sử dụng mọi mãnh lực trong Thiên nhiên tỉ lệ với mức mà ta thấu hiểu
được chúng. “Thiên nhiên được chinh phục sẽ ngoan ngoãn vâng lời” và năng
lượng vô địch của nó sẽ tuân theo lệnh của ta ngay khi sự hiểu biết giúp ta
làm việc phối hợp với chúng chứ không đương đầu với chúng. Chúng ta có thể
chọn ra từ kho dự trữ vô tận của nó những mãnh lực phục vụ được cho mục đích
của ta để tạo trớn cho ta và định hướng cho ta v.v. . . thế là chính tính
bất biến của chúng ắt bảo đảm được cho sự thành công của ta.
Tính bất biến của
định luật là nền tảng của sự an toàn trong thí nghiệm khoa học, là cơ sở cho
mọi khả năng hoạch định một kết quả và tiên đoán tương lai. Nhà hóa học dựa
vào tính chất này vì chắc mẫm rằng Thiên nhiên bao giờ cũng đáp ứng theo
cùng một cách thức nếu người ta nêu ra những vấn đề một cách chính xác. Y
coi sự biến thiên về kết quả là hàm ý có thay đổi về phương thức của mình
chứ không thay đổi nơi Thiên nhiên. Mọi tác động của con người cũng như thế;
nó càng dựa vào sự hiểu biết thì nó càng dự báo chắc chắn hơn, vì mọi “tai
biến” đều là kết quả của sự vô minh do sự vận hành của những định luật mà
người ta không biết tới hay bỏ qua. Trong thế giới tâm trí và đạo đức cũng
như thế giới vật lý, ta có thể tiên đoán được, hoạch định được, tính toán
được các kết quả. Thiên nhiên không bao giờ phản bội chúng ta; chỉ có sự mù
quáng của chính ta là phản bội ta thôi. Trong mọi thế giới đó thì càng hiểu
biết lại càng có nghĩa là có nhiều quyền năng, và sự toàn tri cũng như toàn
năng chỉ là một.
Ta phải trông mong
định luật cũng bất biến nơi thế giới tâm trí và đạo đức cũng như nơi thế
giới vật lý vì vũ trụ là phân thân của Đấng Nhất Như và điều mà chúng ta gọi
là Định luật chẳng qua là biểu hiện của Bản chất Thiêng liêng. Vì chỉ có Sự
Sống Nhất Như phân thân ra vạn vật cho nên cũng chỉ có một Định luật duy
nhất bồi dưỡng cho vạn vật; các thế giới dựa trên hòn đá tảng Bản chất
Thiêng liêng này giống như dựa trên một nền tảng chắc chắn bất di bất dịch.
CÁC CÕI CỦA THIÊN NHIÊN
Khi nghiên cứu sự
vận hành của Nhân quả theo đường lối mà Chơn sư đã gợi ý, chúng ta phải quan
niệm rõ rệt về ba cõi thấp trong vũ trụ cùng với các nguyên khí liên quan
tới chúng. Các tên gọi dành cho chúng biểu thị trạng thái tâm thức hoạt động
trên các cõi đó. Về vấn đề này, một sơ đồ có thể giúp ích cho ta, chỉ cho ta
các cõi với những nguyên khí liên quan tới chúng và các hiện thể mà một thực
thể hữu thức có thể sử dụng để viếng thăm các cõi đó.
ATMA |
|||
Sushupti |
|
Bồ Đề |
Thể Tâm
linh |
Devachan |
|
Manas |
Thể Trí |
Thông linh tức Trung giới |
Thông linh cao
cấp |
|
Thể Tinh vi |
Thông linh cấp
thấp |
|||
Cõi Trần |
|
Linga
Sharira
Sthula
Sharira |
Thể Phách |
Trong huyền bí học
thực tiễn, học viên học cách viếng thăm các cõi này và tự mình khảo cứu để
biến lý thuyết thành ra sự hiểu biết. Hiện thể thấp nhất tức xác phàm phục
vụ cho tâm thức khi nó hoạt động trên cõi trần, và ở cõi trần tâm thức bị
hạn chế bên trong phạm vi năng lực của bộ óc. Thuật ngữ thể tinh vi bao trùm
đủ thứ các thể siêu vật lý lần lượt thích hợp với đủ thứ tình huống của một
cõi rất phức tạp mà ta gọi là cõi thông linh. Ở sơ đồ Số 1 trong Cẩm nang số
1, ta thấy trên cõi Devachan có hai mức xác định rõ rệt, mức sắc giới và mức
vô sắc giới; ở mức thấp hơn tâm thức dùng một thể nhân tạo tức mayavi rupa,
nhưng thuật ngữ Thể Trí dường như thích hợp hơn để biểu thị nó vì vật chất
cấu tạo nên nó thuộc cõi manas. Ở mức vô sắc giới ta phải dùng Thể Nguyên
nhân (the causal body). Còn ở cõi Bồ Đề thì chưa cần phải nói đến. Thế mà
vật chất trên các cõi này không giống hệt nhau, nói chung là vật chất của
mỗi cõi thô trược hơn vật chất ngay bên trên nó. Điều này cũng thuận theo sự
tương tự trong Thiên nhiên vì sự tiến hóa theo lộ trình đi xuống vốn từ phần
loãng nhẹ sang phần nặng đục, từ phần tinh vi sang phần thô trược. Hơn nữa,
trên các cõi này đều có các huyền giai sinh linh bao la trải dài từ các đấng
thông tuệ cao tột nơi cõi tâm linh xuống tới các tinh linh ngũ hành thấp
nhất thuộc tiềm thức trên cõi trần. Trên mọi cõi thì tinh thần và vật chất
đều liên kết với nhau nơi mọi hạt (particle) – mọi hạt đều có hiện thể là
vật chất và sự sống là tinh thần – và mọi khối tập hợp độc lập các hạt, mọi
hình tướng riêng rẽ thuộc đủ mọi thứ, mọi loại hình đều có phần hồn là những
sinh linh biến thiên về cấp độ phù hợp với cấp độ của hình tướng. Như vậy
không một hình tướng nào tồn tại mà không có phần hồn, nhưng thực thể cấp
phần hồn có thể là một đấng thông tuệ cao tột, là một tinh linh ngũ hành
thấp nhất hoặc bất kỳ tập đoàn hằng hà sa số nào rải ra giữa hai cực đoan ấy.
Những thực thể mà giờ đây ta xét đến chủ yếu là thuộc về cõi thông linh vì
chúng cung cấp cho con người thể dục vọng (kama rupa) – thường được gọi là
thể cảm giác – thật vậy, chúng được kiến tạo vào trong cái khuôn thể vía của
y và làm linh hoạt các giác quan thể vía của y. Nói theo kiểu chuyên môn thì
chúng là các tinh linh ngũ hành sắc giới (rupa devatas) của cõi thú tính
(the animal world) và là những tác nhân chuyển đổi biến rung động thành ra
cảm giác. Đặc trưng nổi bật nhất của các tinh linh dục vọng chính là cảm
giác tức khả năng chẳng những đáp ứng được với các rung động mà còn cảm nhận
rung động nữa; cõi thông linh đặc nghẹt các thực thể này với đủ thứ cấp độ
tâm thức, chúng tiếp nhận các tác động thuộc đủ mọi loại rồi tổ hợp các tác
động đó thành ra cảm giác. Thế là bất cứ sinh linh nào có một hiện thể được
cấu tạo từ các tinh linh ngũ hành này đều có thể cảm xúc được, và con người
cảm xúc thông qua một hiện thể như vậy. Một con người không ý thức được về
các hạt thuộc cơ thể mình hoặc ngay cả tế bào của cơ thể nữa; các hạt tế bào
này đều có ý thức của riêng mình nhờ vậy chúng tiến hành đủ thứ quá trình
sinh hoạt thực vật của con người; nhưng con người mà cơ thể được tạo thành
bởi các tế bào ấy không chia xẻ ý thức của các tế bào, không hữu ý trợ giúp
hoặc cản trở chúng khi chúng tuyển lựa, đồng hóa, tiết ra hoặc xây dựng con
người không hề có lúc nào để cho ý thức giao tiếp được với tâm thức một tế
bào, chẳng hạn như trong trái tim của mình, để biết chính xác xem nó đang
làm gì. Tâm thức của y bình thường là hoạt động trên cõi thông linh, và ngay
cả trên các cõi thông linh cao siêu (nơi mà tâm trí hoạt động trên đó) thì
tâm trí ấy vẫn hòa lẫn với dục vọng chứ tâm trí thuần túy không hoạt động
trên cõi trung giới này.
Cõi trung giới lúc
nhúc các tinh linh ngũ hành giống như những tinh linh nhập vào thể dục vọng
của con người và chúng cũng tạo thành thể dục vọng đơn giản hơn của con thú
cấp thấp. Nhờ vào phân bộ này của bản chất mình, con người bước vào quan hệ
trực tiếp với các tinh linh ngũ hành này, nhờ đó y tạo ra những mối liên kết
với mọi vật xung quanh mình vốn hoặc là hấp dẫn y hoặc là làm y ghê sợ. Nhờ
vào ý chí, xúc động, ham muốn của mình, y ảnh hưởng tới hằng hà sa số sinh
linh này, chúng đáp ứng nhạy cảm với mọi nỗi xao xuyến, xúc cảm mà y phóng
ra mọi hướng. Thể dục vọng của chính y đóng vai trò là một công cụ và cũng
giống như khi nó kết hợp với những rung động từ bên ngoài thành ra các xúc
cảm, cũng vậy nó phân ly các xúc cảm xuất hiện bên trong thành ra các rung
động.
VIỆC SINH RA HÌNH TƯ
TƯỞNG
Bây giờ ta đang ở
vị thế hiểu rõ hơn những lời dạy của Chơn sư. Cái trí khi hoạt động trên cõi
của riêng mình nơi vật chất tinh vi thuộc cõi thông linh cao cấp ắt sản sinh
ra những hình ảnh tức hình tư tưởng. Người ta đã gọi rất chính xác óc tưởng
tượng là năng lực sáng tạo của cái trí và nó đúng theo nghĩa đen nhiều hơn
mức đa số mọi người sử dụng cụm từ này có thể giả định được. Khả năng tạo ra
hình ảnh là quyền năng đặc trưng của cái trí và một từ ngữ chỉ là một toan
tính vụng về để phần nào biểu diễn được một hình ảnh trong tâm trí. Một ý
tưởng, một hình ảnh trong tâm trí là một sự vật phức tạp và có lẽ ta cần tới
trọn cả một câu mới mô tả nó được chính xác, vì vậy một sự việc nổi bật
trong đó muốn lĩnh hội được thì từ ngữ để chỉ định sự vật ấy lại biểu diễn
tổng thể đó một cách bất toàn; chúng ta nói “hình tam giác” và từ ngữ này
gợi lên trong trí người nghe một hình ảnh mà ta cần phải mô tả dông dài nếu
muốn truyền đạt trọn vẹn được bằng từ ngữ; chúng ta đã làm hết sức mình để
suy nghĩ bằng biểu tượng và rồi vất vả tổng kết những biểu tượng đó một cách
bất toàn thành ra các từ ngữ. Nơi cõi mà cái trí giao tiếp trực tiếp với cái
trí thì có sự diễn tả hoàn hảo vượt xa mức bất cứ thứ gì mà từ ngữ truyền
đạt được; ngay cả khi ta chuyển di tư tưởng thuộc loại hạn hẹp thì ta không
hề phóng đi những từ ngữ mà chỉ phóng đi những ý tưởng. Một người nói chuyện
diễn tả nên lời một phần hình ảnh trong tâm trí của mình theo trình độ của
y, những hình ảnh ấy gợi lên trong cái trí người nghe những hình ảnh tương
ứng với hình ảnh trong trí của người nói chuyện; cái trí chỉ giao tiếp với
những hình ảnh chứ không giao tiếp với từ ngữ và một nửa sự cãi cọ hiểu lầm
xuất hiện chỉ vì người ta gán những hình ảnh khác nhau cho cùng một từ ngữ
hoặc dùng những từ ngữ khác nhau để biểu diễn cùng một hình ảnh.
Vậy thì một hình
tư tưởng là một hình ảnh trong tâm trí được cái trí tạo ra hoặc uốn nắn từ
vật chất tinh vi thuộc cõi thông linh cao cấp mà nó hoạt động trong đó như
ta có nói bên trên. Hình tư tưởng này bao gồm các nguyên tử rung động nhanh
thuộc vật chất của cõi ấy, chúng tạo ra các rung động xung quanh hình tư
tưởng; những rung động này làm nảy sinh ra cảm giác dưới dạng âm thanh và
màu sắc nơi bất kỳ thực thể nào thích ứng với việc dịch thuật chúng theo
kiểu đó; khi hình tư tưởng chuyển ra bên ngoài – hoặc chìm xuống dưới, bất
kỳ cách diễn tả nào cũng có thể được dùng để mô tả sự chuyển tiếp này – vào
trong vật chất thô trược hơn của cõi thông linh cấp thấp, thì các rung động
ấy xao xuyến thành màu sắc âm nhạc túa ra mọi hướng, chiêu dụ tới hình tư
tưởng sản sinh ra rung động ấy những tinh linh ngũ hành thuộc màu sắc đó.
Cũng như mọi thứ
khác trong vũ trụ, mọi tinh linh ngũ hành đều thuộc về một trong bảy Cung
bản sơ, bảy Con của Ánh sáng nguyên thủy. Xuất phát từ THƯỢNG ĐẾ ngôi ba,
tức là Trí tuệ Thượng Đế biểu lộ, ánh sáng trắng tán sắc thành ra bảy Tia,
tức bảy Cung, “bảy Chơn linh trước ngai Thượng Đế” và mỗi một trong các Cung
này lại có bảy Cung phụ và cứ chia nhỏ ra mãi theo thứ tự đó. Vì thế cho nên
trong vô số biến dị tạo thành một vũ trụ, có vô số tinh linh ngũ hành thuộc
về đủ sự tế phân ấy và chúng giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ màu sắc dựa
trên cơ sở màu sắc mà chúng thuộc về. Chính vì thế mà việc thật sự hiểu biết
được các âm thanh, màu sắc và con số - con số làm nền tảng cho cả âm thanh
và màu sắc – bao giờ cũng được giữ kín vì ý chí giao tiếp với tinh linh ngũ
hành bằng những phương tiện này và tri thức cung cấp khả năng kiềm chế.
Chơn sư K.H. có
nói rất rành mạch về ngôn ngữ màu sắc này. Ngài dạy: “Làm sao mà con hiểu
nổi (thật sự là điều khiển) những Mãnh lực bán thông tuệ này bằng những
phương tiện giao tiếp với chúng tôi, không phải thông qua ngôn từ được nói
lên mà thông qua những âm thanh và màu sắc cùng với tương quan giữa các rung
động của âm thanh và màu sắc? Đó là vì âm thanh, ánh sáng và màu sắc là
những yếu tố chính để tạo nên các cấp bậc sinh linh thông tuệ này, con không
có được một quan niệm nào về chính sự tồn tại của các sinh linh ấy, con cũng
chẳng được phép tin vào chúng – các nhà Vô thần và các Ki Tô hữu, các nhà
Duy vật và các nhà Thần linh học đều đưa ra các lập luận riêng để chống lại
một niềm tin như thế - , còn Khoa học lại phản đối mạnh mẽ hơn cả những thứ
trên đối với một sự mê tín dị đoan thoái hóa như thế[2]”.
Các học viên trong
quá khứ có thể nhớ tới những lời ám chỉ mơ hồ thỉnh thoảng được nêu ra về
một ngôn ngữ màu sắc; họ có thể nhớ lại sự thật là ở cổ Ai cập, các bản thảo
thiêng liêng đều được viết bằng màu sắc và nếu sao chép sai lầm thì sẽ bị
phạt mất mạng. Nhưng tôi không được sa đà vào cái lối mòn hấp dẫn ấy, chúng
ta chỉ quan tâm tới sự thật là việc giao tiếp với các tinh linh ngũ hành
thông qua màu sắc và chúng hiểu được những từ ngữ màu sắc ấy cũng giống như
con người hiểu được những từ ngữ do cửa miệng phát ra.
Sắc thái của màu
sắc âm nhạc này tùy thuộc vào bản chất của động cơ thúc đẩy gây cảm hứng cho
người sản sinh ra hình tư tưởng. Nếu động cơ thúc đẩy là trong sạch, ỵêu
thương, có tính cách ban phúc thì màu sắc được tạo ra sẽ chiêu dụ tới hình
tư tưởng một tinh linh ngũ hành, tinh linh này sẽ mang đặc trưng được ghi
dấu trên hình tư tưởng qua động cơ thúc đẩy đó và nó sẽ hành động theo đường
lối phác họa như thế; tinh linh ngũ hành này nhập vào hình tư tưởng đóng vai
trò phần hồn của hình tư tưởng; thế là một thực thể độc lập được tạo nên nơi
cõi trung giới, một thực thể mang tính ban phúc tức là một phúc thần. Mặt
khác, nếu động cơ thúc đẩy không trong sạch, mang tính trả thù và giáng họa
thì màu sắc được tạo ra sẽ chiêu dụ tới hình tư tưởng một tinh linh ngũ hành
cũng khoác lấy những đặc trưng đã được ghi dấu lên hình tư tưởng qua động cơ
thúc đẩy ấy, nó sẽ tác động theo đường lối được phác họa như thế, trong
trường hợp này tinh linh ngũ hành cũng nhập vào hình tư tưởng đóng vai trò
phần hồn của nó, thế là tạo nên một thực thể độc lập nơi cõi trung giới, một
thực thể có tính cách giáng họa tức hung thần. Chẳng hạn như một tư tưởng
giận dữ ắt gây ra một tia chớp lóe màu đỏ, hình tư tưởng rung động sao cho
tạo ra màu đỏ; tia chớp lóe màu đỏ đó chiêu dụ được các tinh linh ngũ hành,
chúng bị cuốn hút theo lệnh của người chiêu dụ và một trong các tinh linh
ngũ hành bèn nhập vào hình tư tưởng khiến cho nó có một hoạt động độc lập
thuộc loại hình phá hoại, phá đám. Con người không ngừng nói chuyện bằng
ngôn ngữ màu sắc này một cách hoàn toàn vô ý thức, vậy là họ chiêu dụ được
xung quanh mình cả đám tinh linh ngũ hành bu quanh họ, chúng tấp vào đủ thứ
hình tư tưởng được cung ứng cho chúng; thế là chính con người ấy đã tạo ra
dòng tâm linh của mình trong không gian chứa đầy thế giới của riêng mình
nhun nhúc đám hậu duệ của những hoang tưởng, ham muốn, xung động và đam mê
của chính mình. Các thiên thần và ma quỉ do chính chúng ta tạo ra nhan nhãn
xung quanh ta ở mọi phía, ban phúc và giáng họa cho những người khác, ban
phúc và giáng họa cho chính chúng ta – đó quả thật là đám thiên binh thần
tướng của nghiệp báo nhân quả.
Các nhà thần nhãn
có thể thấy được những tia chớp lóe màu sắc thay đổi liên tục trong hào
quang bao xung quanh bất cứ người nào: mỗi tư tưởng, mỗi xúc cảm được dịch
thuật qua ngôn ngữ ấy nơi cõi trung giới đều hiện nguyên hình trước mắt
người có thần nhãn. Những người phát triển khá hơn kẻ có thần nhãn bình
thường cũng có thể thấy được các hình tư tưởng và có thể thấy được hậu quả
tạo ra bởi những tia chớp lóe màu sắc đó trong tập đoàn các tinh linh ngũ
hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HÌNH TƯ
TƯỞNG
Đời sinh hoạt của
các hình tư tưởng được cấp phần hồn này tùy thuộc trước hết vào cường độ ban
sơ của nó; tùy thuộc vào năng lượng được người sinh ra nó cấp cho nó; thứ
đến, nó còn tùy thuộc vào chất dinh dưỡng được cung cấp cho nó sau khi nó
chào đời do việc chính y hoặc những người khác lập lại tư tưởng ấy. Đời sinh
hoạt của hình tư tưởng có thể được không ngừng củng cố qua sự lập lại ấy, và
một tư tưởng được nghiền ngẫm tạo thành chủ đề để tham thiền đi tham thiền
lại, ắt có được một hình tướng rất ổn định trên cõi thông linh. Như vậy các
hình tư tưởng có tính cách tương tự nhau lại còn thu hút nhau và củng cố lẫn
nhau, tạo ra một hình tư tưởng có năng lượng lớn hơn và cường độ mạnh hơn
hoạt động trên cõi trung giới.
Các hình tư tưởng
liên kết với người sinh ra nó bởi cái mà ta phải gọi là một sợi dây từ khí (tạm
gọi như vậy vì không có cách diễn tả nào khác hơn) chúng phản tác động lên y
tạo ra một ấn tượng khiến cho chúng được sinh sôi nẩy nở và trong trường hợp
nêu trên khi hình tư tưởng được củng cố bằng cách lập lại thì ta có thể tạo
nên một thói quen tư tưởng rất xác định, có thể tạo ra một khuôn mẫu để cho
tư tưởng dễ dàng tuôn chảy vào đó; nếu khuôn mẫu này có tính chất cao siêu
chẳng hạn như một lý tưởng cao thượng thì điều đó rất hữu ích, nhưng phần
lớn thì khuôn mẫu ấy mang tính câu thúc và cản trở sự tăng trưởng của cái
trí.
Chúng ta có thể
dừng lại một lúc bàn về việc tạo lập thói quen này vì nó cho thấy ở qui mô
nhỏ sự vận hành của Nhân quả một cách rất hữu ích. Giả sử rằng ta có thể xét
một cái trí đã sẵn có nhưng không có hoạt động quá khứ nào đằng sau nó – cố
nhiên đây là điều không thể có được nhưng việc giả định ấy làm nổi bật lên
điều đặc biệt mà ta cần xét. Ta có thể tưởng tượng rằng một cái trí như thế
hoạt động hoàn toàn tự do và tự phát tạo ra một hình tư tưởng; nó tiến hành
lập lại điều này nhiều lần cho tới khi tạo ra một thói quen tư tưởng, một
thói quen nhất định sao cho cái trí sẽ vô ý thức trượt vào tư tưởng ấy, năng
lượng của nó sẽ tuôn đổ vào tư tưởng ấy mà không có bất kỳ tác động tuyển
lựa hữu thức nào của ý chí. Ta hãy giả sử thêm rằng cái trí đâm ra không tán
thành thói quen tư tưởng đó nữa và thấy thói quen đó cản trở sự tiến bộ của
mình; thoạt tiên do tác động tự phát của cái trí và làm dễ dàng cho việc
tuôn đổ năng lượng trí tuệ bằng cách cung ứng một kênh dẫn sẵn có thì giờ
đây nó lại trở thành một sự hạn chế. Nhưng nếu ta muốn dẹp bỏ nó đi thì ta
chỉ có thể đổi mới tác động tự phát của cái trí, điều khiển nó cho đến khi
cái xiềng xích sống động này bị kiệt quệ và cuối cùng bị hủy hoại. Ở đây ta
có một chu kỳ Nhân quả lý tưởng nho nhỏ nhanh chóng trôi qua; cái trí tự do
tạo ra một thói quen để rồi bị bắt buộc phải làm việc trong phạm vi hạn chế
ấy; nhưng nó vẫn giữ được tự do của mình trong phạm vi hạn chế ấy và nó có
thể tác động chống lại sự hạn chế từ bên trong cho tới khi sự hạn chế bị mòn
mỏi. Dĩ nhiên ta chẳng bao giờ thấy mình thoạt đầu được tự do, vì chúng ta
bước vào thế giới với nặng trĩu những xiềng xích mà chính ta đã tạo ra trong
quá khứ; nhưng cái quá trình liên quan tới mỗi xiềng xích riêng biệt diễn ra
như nêu trên – cái trí rèn luyện ra xiềng xích, làm nó mòn mỏi đi, và trong
khi còn đang xiềng xích thì lại giũa mài nó để thoát khỏi nó.
Người sinh ra tư
tưởng cũng có thể điều khiển hình tư tưởng hướng về những người đặc biệt nào
đó khiến cho hình tư tưởng có thể trợ giúp hoặc làm hại người khác tùy theo
bản chất của tinh linh ngũ hành đóng vai phần hồn; đâu phải chỉ là sự hoang
tưởng thi vị khi gởi những lời cầu chúc tốt đẹp, lời cầu nguyện và những tư
tưởng yêu thương quả thật có giá trị đối với những người nhận được chúng;
chúng tạo ra một đạo quân bảo vệ vây quanh kẻ được yêu thương và ngăn ngừa
được nhiều ảnh hưởng và nguy cơ độc hại.
Con người chẳng
những sản sinh ra và phóng đi các hình tư tưởng mà y còn đóng vai trò một
nam châm hút về mình những hình tư tưởng của người khác trên cõi trung giới
xung quanh y thuộc lớp mà hình tư tưởng của chính y cũng thuộc về lớp ấy.
Như vậy y có thể thu hút về mình năng lượng tăng cường lớn mạnh từ bên ngoài
và chính tùy thuộc vào y mà những lực lượng y thu hút về mình từ ngoại giới
sẽ thuộc loại tốt hay xấu. Nếu tư tưởng của người ta thanh khiết và cao
thượng thì y sẽ thu hút về xung quanh mình đạo quân những thực thể ban phúc,
và đôi khi ắt phải thắc mắc chẳng biết từ đâu mà mình lại có khả năng thành
tựu được điều dường như – và quả thật dường như – vượt quá xa sức của mình.
Cũng vậy, một người có tư tưởng ô uế và đê tiện thu hút về mình đạo quân các
thực thể giáng họa và khi có thêm năng lượng xấu xa như thế, y phạm phải tội
ác mà đến lúc tự kiểm lại y cũng phải sửng sốt. Y sẽ gào lên: “Có một thứ ma
quỉ nào đó đã cám dỗ tôi”, và quả thật những lực lượng ma quỉ này mà điều ác
của chính y đã chiêu dụ lại có tăng thêm sức mạnh cho y từ bên ngoài. Những
tinh linh ngũ hành cấp phần hồn cho các hình tư tưởng, cho dù tốt hay xấu
đều có liên kết với những tinh linh ngũ hành trong thể dục vọng của con
người cũng như những tinh linh ngũ hành cấp phần hồn cho hình tư tưởng của
con người, như vậy chúng cũng tác động nơi y mặc dù tác động bên ngoài.
Nhưng muốn như thế, chúng phải tìm ra các thực thể đồng thanh tương ứng với
mình thì mới móc ngoặc với nhau được bằng không thì chúng chẳng có quyền
năng gì hết. Hơn nữa, các tinh linh ngũ hành nơi một hình tư tưởng thuộc
loại đối nghịch sẽ xua đuổi chúng và người tốt sẽ dùng chính bầu hào quang
của mình để đẩy lùi mọi thứ ô uế và độc ác. Bầu hào quang đó bao xung quanh
y giống như một bức vách bảo vệ và giữ cho điều ác tránh xa y.
Có một dạng hoạt
động tinh linh ngũ hành khác vốn tạo ra những kết quả rộng lớn, và vì vậy ta
không thể loại bỏ nó ra khỏi phần khảo sát sơ bộ này về những lực lượng tham
gia vào việc tạo ra nhân quả. Giống như những thứ vừa nêu trên, điều này
được bao hàm trong phát biểu theo đó các hình tư tưởng ấy lấp đầy dòng tâm
linh phản tác động lên bất kỳ người nhạy cảm nào hoặc tổ chức thần kinh nào
bước vào tiếp xúc với nó tỉ lệ với cường độ năng động của nó. Trong một
chừng mực nào đó, nó phải ảnh hưởng tới hầu hết mọi người, mặc dù tổ chức
càng nhạy cảm hơn thì tác dụng càng lớn hơn. Các tinh linh ngũ hành có
khuynh hướng bị thu hút về những tinh linh khác cùng loại – tụ tập lại thành
từng lớp mà theo một ý nghĩa nào đó là tự ý kết bè phái với nhau – và khi
người ta phóng ra một hình tư tưởng thì nó chẳng những duy trì một mối quan
hệ từ tính với y mà còn thu hút những hình tư tưởng khác cùng loại; cả đám
này túm tụm lại với nhau trên cõi trung giới tạo thành một lực lượng tốt
hoặc xấu tùy trường hợp, là hiện thân của một loại thực thể cộng đồng nào
đó. Những khối tụ tập các hình tư tưởng giống nhau này chịu trách nhiệm về
các đặc trưng thường là rất nổi bật nơi ý kiến của gia đình, dư luận của địa
phương, về quốc hồn quốc túy; chúng tạo thành một loại bầu hào quang trung
giới thông qua đó ta xem xét mọi chuyện và nó tô điểm cho điều mà người ta
chăm chú nhìn tới; nó phản tác động lên thể dục vọng của những người bao
trùm trong nhóm hữu quan, tạo ra nơi họ những rung động hưởng ứng; những môi
trường xung quanh nghiệp lực như thế của gia đình, địa phương hoặc quốc gia
đã chi phối phần lớn hoạt động của cá thể và hạn chế một cách lớn lao khả
năng biểu đạt năng lực mà y có thể có được. Giả sử người ta đưa ta một ý
tưởng cho y thấy thì y chỉ có thể thấy ý tưởng đó thông qua bầu hào quang
này vốn bao xung quanh y, nó phải tô điểm ý tưởng ấy và có thể xuyên tạc ý
tưởng đó nghiêm trọng. Vậy là ở đây cũng có những hạn chế nhân quả thuộc
loại có tầm ảnh hưởng sâu rộng mà ta cần xét thêm nữa.
Ảnh hưởng của đám
tinh linh ngũ hành túm tụm lại này không chỉ
hạn chế vào việc chúng tác động lên con người thông qua thể dục vọng của y.
Khi thực thể cộng đồng này (theo như tôi gọi lúc nảy) được tạo ra từ những
hình tư tưởng thuộc loại phá hoại thì những tinh linh ngũ hành cấp phần hồn
cho chúng đóng vai trò một năng lượng quậy phá và chúng thường gây ra nhiều
sự tàn hại trên cõi trần. Vốn là một xoáy lực các năng lượng làm tan rã,
chúng là nguồn gốc hữu hiệu của “các tai nạn”, các cơn chấn động thiên nhiên,
các cơn bão, các cơn lốc xoáy, các giông tố, động đất, lụt lội. Những nhân
quả này cũng cần được xét thêm nữa.
TẠO RA NHÂN QUẢ VỀ NGUYÊN
TẮC
Sau khi đã nhận
biết ra được mối quan hệ giữa con người và giới tinh linh ngũ hành cùng với
năng lượng uốn nắn của thể trí – quả thật là những năng lượng sáng tạo do
chỗ chúng sản sinh ra các hình tướng sống động mà ta vừa mô tả - chúng ta
đang ở vị thế ít ra cũng hiểu được phần nào một điều gì đó về việc sản sinh
và thanh toán Nhân quả trong nội một chu kỳ sống. Tôi bảo nó là một “chu kỳ
sống” chứ không nói là một “kiếp” vì một kiếp có ý nghĩa quá ít nếu ta dùng
nó theo nghĩa thông thường là một lần nhập thế, và nó có nghĩa quá nhiều nếu
ta dùng nó để chỉ trọn cả cuộc sống bao gồm nhiều giai đoạn sinh hoạt trong
thể xác cũng như nhiều giai đoạn không có thể xác. Khi dùng từ chu kỳ sống
tôi ngụ ý là một chu kỳ nhỏ trong sự tồn tại của con người bao gồm các kinh
nghiệm trên cõi trần, cõi trung giới và cõi devachan kể cả việc nó trở lại
trước ngưỡng cửa cõi trần – bốn giai đoạn riêng biệt mà linh hồn phải trải
qua thì mới hoàn tất được một chu kỳ. Trong cuộc hành hương mà người hành
hương vĩnh hằng phải trải qua trong loài người hiện nay thì những giai đoạn
ấy cứ trở đi trở lại mãi, và cho dù kinh nghiệm trong mỗi chu kỳ ấy có biến
thiên xiết bao, cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, thì chu kỳ sống vẫn bao
gồm bốn giai đoạn này đối với kẻ phàm phu chứ không có gì khác nữa.
Ta nên nhận thức
ra rằng việc cư trú bên ngoài thể xác kéo dài hơn nhiều so với việc cư trú
bên trong thể xác; và chỉ hiểu lờ mờ được tác động của luật Nhân quả nếu ta
không xét tới hoạt động của linh hồn ở tình trạng không có thể xác. Ta hãy
nhớ lại những lời của một Chơn sư nêu rõ rằng cuộc sống bên ngoài thể xác
mới là sống thực.
“Các môn đồ phái
Vedanta dù thừa nhận có hai loại tồn tại hữu thức (tồn tại trên cõi trần và
tồn tại tâm linh) song chỉ coi sự tồn tại tâm linh mới chắc chắn là chân
thực. Còn về kiếp sống trên cõi trần do vì nó rất vô thường và ngắn ngủi cho
nên nó chẳng qua chỉ là một hão huyền của năm giác quan. Ta phải nghĩ cuộc
sống của ta nơi cõi tâm linh chân thực vì Sutratma, tức chân ngã bất tử, vô
tận, bất biến của ta sinh hoạt nơi đây . . . Chính vì thế chúng tôi gọi cuộc
sống sau khi chết mới là thực tại duy nhất, còn cuộc sống trên cõi trần kể
cả chính phàm ngã cũng chỉ là hão huyền[3].
Trong khi sinh
hoạt trên cõi trần, hoạt động của linh hồn biểu lộ trực tiếp nhất qua việc
tạo ra những hình tư tưởng mà ta vừa mô tả. Nhưng để theo dõi gần đúng được
sự vận hành của Nhân quả giờ đây ta phải phân tích thêm nữa thuật ngữ “hình
tư tưởng” và nêu thêm một vài nhận xét tất nhiên đã bị bỏ qua trong khi ta
quan niệm chung chung lúc mới trình bày sơ bộ. Linh hồn tác động trên cương
vị tâm trí tạo ra một hình ảnh trí tuệ, tức là “hình tư tưởng” sơ cấp[4];
ta hãy coi thuật ngữ hình ảnh trí tuệ độc quyền có nghĩa là cái sự sáng tạo
cấp thời của cái trí, còn từ nay trở đi ta hạn chế thuật ngữ này trong giai
đoạn sơ khởi của điều mà ta thường gọi tổng quát và chung chung là hình tư
tưởng. Hình ảnh trí tuệ này vẫn gắn liền với người tạo ra nó là một phần của
nội hàm tâm thức của y: đó là một hình tướng sinh động, rung động làm bằng
vật chất tinh vi, là Ngôi Lời được nghĩ ra nhưng chưa được nói ra, đã được
thụ thai nhưng chưa được hình thành bằng xương bằng thịt. Xin bạn đọc hãy
định trí một chút về hình ảnh trí tuệ này để có được ý niệm rõ rệt về nó,
tách rời mọi thứ khác, tách rời khỏi mọi hậu quả mà nó sắp sửa gây ra ở các
cõi khác hơn cõi của chính nó. Như ta vừa nói, nó tạo thành một phần nội hàm
tâm thức của con người sáng tạo ra nó, một phần sở hữu bất biến của y; nó
không thể cách ly được với y; y mang nó theo mình trong kiếp sống trên cõi
trần, mang nó theo qua bên kia cửa tử tới những cõi vượt ngoài nấm mộ; và
nếu trong quá trình đi lên qua các cõi này mà bản thân y vượt qua những loại
khí quá tinh vi khiến nó không chịu đựng nổi thì y bỏ lại đằng sau cái loại
vật chất thô trược được kiến tạo vào trong đó và chỉ mang theo cái khuôn trí
tuệ, cái hình tướng cốt yếu. Đến khi y trở lại cõi thô trược thì vật chất
của cõi ấy lại được kiến tạo vào cái khuôn trí tuệ để tái tạo lại hình tướng
thô trược thỏa đáng. Có thể nói là hình ảnh trí tuệ ấy vẫn ngủ yên trong
những thời kỳ dài nhưng nó có thể được khơi hoạt trở lại, sinh động trở lại,
mỗi xung lực mới mẻ - xuất phát từ người tạo ra nó, từ đám hậu duệ của nó
(sẽ được bàn tới dưới đây) từ những thực thể thuộc cùng loại với đám hậu duệ
của nó - ắt làm gia tăng năng lượng sống của nó và biến đổi được hình tướng
của nó.
Ta ắt thấy rằng nó
tiến hóa theo những định luật nhất định và khối tụ tập những hình ảnh trí
tuệ này tạo nên tính tình; cái bên ngoài phản chiếu cái bên trong; cũng như
các tế bào tụ tập lại thành ra các mô của cơ thể và cũng thường bị biến đổi
nhiều trong quá trình ấy; cũng vậy những hình ảnh trí tuệ này tụ tập lại
thành ra các đặc trưng của thể trí và thường cũng chịu nhiều biến đổi.
Nghiên cứu sự vận hành của Nhân quả sẽ soi sáng nhiều cho sự biến đổi này.
Nhiều vật liệu có thể tham gia vào việc tạo nên các hình ảnh trí tuệ này nhờ
vào quyền năng sáng tạo của linh hồn; nó có thể được kích thích hoạt động do
dục vọng (kama) và có thể được định hình theo sự thôi thúc của đam mê hoặc
khao khát; nó có thể được Chơn ngã thúc đẩy hướng về một lý tưởng cao thượng
và uốn nắn hình ảnh phù hợp với lý tưởng ấy; nó có thể bị dẫn dắt bởi những
khái niệm thuần túy trí thức và tạo thành hình ảnh phù hợp theo đó. Nhưng
cho dù đê tiện hay cao thượng, trí thức hay đam mê, có nhã ý hay có ác ý,
thiêng liêng hay đầy thú tính, thì nó vẫn luôn luôn là một hình ảnh trí tuệ
nơi con người, là sản phẩm của linh hồn sáng tạo và biệt nghiệp tùy thuộc
vào sự tồn tại của nó. Nếu không có hình ảnh trí tuệ này thì không thể có
biệt nghiệp nối liền chu kỳ sống này với chu kỳ sống khác: phẩm tính manas
phải hiện diện thì mới cung ứng được yếu tố thường tồn mà biệt nghiệp cố hữu
nơi ấy. Chính vì manas không hiện diện nơi các giới khoáng vật, thực vật và
động vật cho nên mới có hệ quả là không sản sinh ra biệt nghiệp trải dài qua
bên kia cửa tử cho tới lúc tái sinh.
Bây giờ ta hãy xét
tới hình tư tưởng sơ cấp liên quan tới hình tư tưởng thứ cấp nghĩa là hình
tư tưởng đơn thuần liên quan tới hình tư tưởng có phần hồn, hình ảnh trí tuệ
liên quan với hình ảnh dục vọng-trí tuệ tức là hình tư tưởng trên cõi thấp
của trung giới. Nó được tạo ra như thế nào và nó là cái gì? Tiếp tục dùng
biểu tượng nêu trên ta thấy nó được tạo ra khi Ngôi Lời được nghĩ ra trở
thành Ngôi Lời được nói ra; linh hồn phóng ra tư tưởng và âm thanh tạo thành
hình tướng nơi vật chất trung giới. Cũng giống như các Ý tưởng nơi Trí tuệ
Vũ trụ trở thành vũ trụ biểu lộ khi chúng được phóng ra; cũng vậy, những
hình ảnh trí tuệ nơi trí người khi được phóng ra ắt trở thành vũ trụ biểu lộ
của người sáng tạo ra nó. Y lấp đầy dòng tâm linh của mình trong không gian
bằng một thế giới của riêng mình. Những rung động của hình ảnh trí tuệ tạo
nên các rung động tương tự nơi vật chất trung giới thô hơn và chính những
thứ này tạo ra hình tư tưởng thứ cấp mà tôi đã gọi là hình ảnh dục vọng-trí
tuệ, như ta có nói bản thân hình ảnh trí tuệ vẫn còn ở trong tâm thức của
người tạo ra nó nhưng các rung động của nó được truyền ra bên ngoài tâm thức
ấy đã sản sinh một hình tư tưởng nơi vật chất thô hơn thuộc cõi trung giới
loại cấp thấp. Đây là hình tướng cung cấp cái khuôn cho một phần năng lượng
của tinh linh ngũ hành, chuyên biệt hóa năng
lượng này trong thời gian mà hình tướng còn sống sót vì yếu tố manas nơi
hình tướng đó cung cấp một chút hơi hám cá tính cho cái tinh linh
ngũ hành cấp phần hồn cho hình tư tưởng. [Những sự tương ứng trong
Thiên nhiên thật là mầu nhiệm và minh giải biết là dường nào!]. Đây là thực
thể hoạt động mà Chơn sư có mô tả, chính cái hình ảnh dục vọng-trí tuệ này
vân du trên khắp cõi trung giới nhưng vẫn nối liền với người sinh ra nó bằng
sợi dây từ khí đã nói trên[5],
nó phản tác động lên tổ phụ của mình tức là hình ảnh trí tuệ và cũng gây tác
động lên người khác. Chu kỳ sống của một hình ảnh dục vọng-trí tuệ ấy có thể
dài hay ngắn tùy theo trường hợp, và nó có chết đi thì cũng chẳng ảnh hưởng
gì tới sự trường tồn của tổ phụ nó; bất kỳ xung lực mới mẻ nào đối với hình
ảnh trí tuệ đều khiến cho nó lại sản sinh ra một đối thể dục vọng mới cũng
giống như mỗi lần lập lại câu thần chú sẽ tạo ra một hình tướng mới.
Những rung động
của hình ảnh trí tuệ chẳng những được truyền xuống dưới tới tận cõi trung
giới cấp thấp mà còn được truyền lên trên tới tận cõi tâm linh ở bên trên[6].
Và cũng như các rung động gây ra một hình tướng thô trược trên cõi thấp,
cũng vậy chúng sinh ra một hình tướng tinh vi hơn nhiều – tôi cũng đánh liều
gọi nó là hình tướng vì đối với chúng ta nó chẳng phải là hình tướng gì cả -
trên cõi cao hơn nơi akasa tức là chất liệu của thế giới do phân thân của
chính THƯỢNG ĐẾ. Akasa là kho chứa mọi hình tướng, là nhà kho tiếp nhận – từ
tài nguyên vô tận của Trí tuệ Vũ trụ - những kho chứa phong phú đủ mọi Ý
tưởng phải được thể hiện trong vũ trụ cho sẵn; những rung động từ vũ trụ
cũng phải được nhập vào nhà kho ấy xuất phát từ mọi tư tưởng của mọi sinh
linh thông tuệ, mọi dục vọng của mọi thực thể hữu tình, mọi hành động được
mọi hình tướng thực hiện trên mọi cõi. Tất cả những thứ ấy đều tạo ra các ấn
tượng riêng, đối với chúng ta thì vô hình nhưng đối với các đấng thông tuệ
tâm linh cao siêu thì đó là những hình ảnh được tạo tác về mọi diễn biến, và
những hình ảnh trong tiên thiên khí ấy – từ nay trở đi ta sẽ gọi chúng như
thế - trường tồn mãi mãi và là những ký ảnh nhân quả chân thực, quyển Sổ bộ
đời của Nghiệp quả Tinh quân[7]
mà bất cứ người nào có “mắt Dangma mở ra” đều có thể đọc được[8].
Phản chiếu của các tiên thiên ký ảnh này có thể được phóng chiếu lên trên
màn ảnh bằng vật chất trung giới do tác động của sự chú ý lão luyện – cũng
giống như việc ta có thể chiếu một bản kính dương lên màn ảnh bằng một đèn
chiếu – khiến cho một cảnh tượng trong quá khứ có thể được mô phỏng lại với
đầy đủ thực tại sống động, chính xác tới từng chi tiết về một diễn biến từ
thời xa xưa. Đó là vì nó tồn tại trong tiên thiên ký ảnh (akasic records) và
được ghi dấu lên đó một lần thì một lần cho tới tận thiên thu; và một hình
ảnh sống động thoáng qua của bất cứ trang nào trong ký ảnh này đều có thể
được một nhà thấu thị lão luyện tùy ý tạo ra kịch bản hóa trên cõi trung
giới để sống với nó. Nếu bạn đọc đã theo dõi phần mô tả bất toàn này thì y
có thể tự mình tạo ra được một ý tưởng mơ hồ nào đó về nghiệp quả xét theo
khía cạnh nguyên nhân. Trong chất tiên thiên khí có ghi lại hình ảnh trí tuệ
mà một linh hồn tạo ra không tách rời khỏi linh hồn được; thế rồi hình ảnh
trí tuệ ấy lại sinh ra một hình ảnh dục vọng-trí tuệ, tạo vật hoạt động cấp
phần hồn cho nó vân du khắp cõi trung giới sinh ra vô số hậu quả, mọi thứ
đều được chụp ảnh chính xác liên quan tới nó vì vậy có thể truy nguyên tới
tận nó rồi thông qua nó tới tận tổ phụ nó. Mỗi sợi chỉ như thế - có thể nói
là được dệt nên bằng chính chất liệu của cái hình ảnh dục vọng-trí tuệ đó
chẳng khác nào con nhện giăng tơ tạo thành mạng nhện – có thể nhận diện được
qua sắc thái của riêng nó; và cho dù nhiều sợi tơ ấy có thể được đan bện
thành một hậu quả thì mỗi sợi tơ ấy vẫn được phân biệt và truy nguyên tới
tận người nguyên thủy đã sinh ra nó, tức là linh hồn đã sản sinh ra hình ảnh
trí tuệ. Như vậy, với những trí thông minh vụng về còn dính mắc vào trần tục
bằng ngôn ngữ vô cùng không thỏa đáng, chúng ta có thể hình dung ra cách
thức mà trách nhiệm cá nhân được quan sát qua ánh mắt liếc nhìn của các Đấng
Nghiệp quả Tinh quân vốn quản trị luật Nhân quả. Linh hồn hoàn toàn có trách
nhiệm đối với hình ảnh trí tuệ mà nó tạo ra và có trách nhiệm một phần về
những hậu quả có tầm mức sâu rộng, lớn hay nhỏ, tùy theo hậu quả đó còn có
những sợi tơ nghiệp quả khác tham gia vào chuỗi nhân quả ấy. Cũng vì thế mà
ta có thể hiểu được tại sao động cơ thúc đẩy (ý nghiệp) lại đóng một vai trò
trọng yếu trong việc thanh toán nghiệp quả và tại sao hành động (thân nghiệp
và khẩu nghiệp) lại tương đối thứ yếu xét về năng lượng tạo nghiệp; tại sao
nhân quả tác động trên mỗi cõi tùy theo thành phần cấu tạo nó, thế nhưng vẫn
nối liền các cõi lại với nhau qua sự liên tục của sợi chỉ xuyên suốt ấy.
Khi những khái
niệm minh giải của tôn giáo minh triết soi sáng tràn ngập cho thế gian, xua
tan đi sự tối tăm và làm bộc lộ ra sự công bằng tuyệt đối vốn tác động bên
dưới mọi điều xét theo biểu kiến là bất cân xứng, bất bình đẳng và đầy ngẫu
nhiên trên đời này, cũng chẳng lấy gì làm lạ khi tâm hồn ta tràn ngập niềm
biết ơn khôn tả đối với các Đấng Cao Cả - các ngài thật đầy ơn phúc – đã
giương cao ngọn đuốc chân lý trong bóng đêm mờ mịt và giải thoát ta khỏi sự
căng thẳng làm ta trăn trở đến mức gần bị xé toạc ra, nỗi đau đớn oằn oại bơ
vơ khi chứng kiến những sai trái dường như vô phương cứu chữa, nỗi tuyệt
vọng khi đi tìm công lý, lòng thất vọng trước tình thương?
Ngươi không bị
ràng buộc đâu! Hỡi Linh hồn của Vạn vật ngọt ngào,
Tâm của Bản thể
vẫn ngự trên trời; lớn mạnh hơn trước nỗi Khốn khổ: Điều gì Tốt đẹp thì vẫn
cứ lướt qua đến mức Tốt hơn và Tốt nhất.
Đó là Định luật
dẫn tới sự công chính mà rốt cuộc chẳng ai né tránh được.
Tâm hồn của nó
tràn ngập Tình thương, tận cùng của nó là sự Thái hòa và sự Thành toàn tuyệt
mỹ.
Chúng con xin bái
phục.
Chúng ta lại có
thể có sự minh bạch nếu ta vẽ thành bảng biểu những kết quả tam bội trong
hoạt động của Linh hồn tiến hành gây ra nghiệp quả dưới dạng nguyên nhân,
xét về nguyên tắc hơn là xét theo chi tiết. Vậy là trong một chu kỳ sống ta
có sơ đồ sau đây:
Kết quả của những
thứ này ắt là các khuynh hướng, năng khiếu, hoạt động, cơ hội, môi trường
xung quanh v. v. . . chủ yếu là trong các chu kỳ sống vị lai và được triển
khai theo những định luật nhất định.
TẠO RA NHÂN QUẢ XÉT THEO
CHI TIẾT
Học viên phải coi
linh hồn nơi con người tức chơn ngã, tức kẻ gây nghiệp là một thực thể đang
tăng trưởng, một cá thể đang sinh hoạt càng ngày càng có thêm minh triết và
có thêm tầm cỡ trí tuệ khi bước trên con đường tiến hóa vô lượng kiếp; và
học viên phải luôn luôn nhớ kỹ sự đồng nhất căn bản của thượng trí với hạ
trí. Để cho thuận ta phải phân biệt chúng với nhau, nhưng chúng chỉ khác
nhau theo hoạt động chức năng chứ không khác nhau về bản thể: thượng trí là
manas hoạt động trên cõi tâm linh vốn có được trọn vẹn ý thức về quá khứ của
chính mình; hạ trí là manas hoạt động trên cõi thông linh tức cõi trung giới,
bị vật chất trung giới che khuất, sử dụng kama làm hiện thể của mình cho nên
mọi hoạt động của nó đều hòa lẫn với và bị tô điểm bởi bản chất dục vọng; nó
bị vật chất trung giới che khuất đến mức đã bị mù quáng phần lớn và chỉ còn
lại được một phần nhỏ trong tổng số ý thức của manas – đối với đại đa số mọi
người – thì phần nhỏ này chỉ bao gồm một sự tuyển lựa hạn hẹp từ những kinh
nghiệm nổi bật thuộc một kiếp lâm phàm đang diễn tiến ra lúc đó. Xét theo
mục đích thực tiễn của cuộc sống theo nhân sinh quan của hầu hết mọi người
thì hạ trí ấy chính là “cái Tôi” và cái mà ta gọi là phàm ngã; tiếng nói của
lương tâm (được coi là siêu nhiên và mơ hồ lẫn lộn, coi là tiếng nói của
Thượng Đế) đối với họ chính là biểu lộ duy nhất của thượng trí trên cõi
thông linh, và họ thật chí lý khi coi nó là có thẩm quyền cho dù họ đã lầm
lạc xiết bao về bản chất của nó. Nhưng học viên phải nhận ra rằng hạ trí là
một với thượng trí cũng như tia sáng mặt trời là một với mặt trời; mặt trời
manas chiếu sáng đời đời trên bầu trời thuộc cõi tâm linh còn tia sáng manas
thâm nhập xuống tận cõi thông linh; nhưng nếu ta coi chúng là hai (ngoại trừ
việc để cho tiện trong việc phân biệt chức năng của chúng) thì sẽ nảy sinh
ra sự lẫn lộn một cách tuyệt vọng.
Do đó chơn ngã là
một thực thể đang tăng trưởng, một số lượng đang tăng lên. Tia sáng phóng
xuống cũng giống như một bàn tay thò xuống nước để tóm lấy một vật nào đó
rồi lại rút lên vì đã chộp được vật ấy nắm khư khư trong lòng bàn tay. Sự
tăng trưởng của chơn ngã ắt tùy thuộc vào giá trị của những sự vật mà nó thu
tóm được khi chìa bàn tay ra và tầm quan trọng của mọi công việc của nó khi
tia sáng ấy được thu hồi lại ắt bị hạn chế và chế định do kinh nghiệm thu
thập được trong khi tia sáng ấy còn đang hoạt động trên cõi thông linh. Điều
này giống như thể một nhà nông đi ra đồng ruộng, vất vả không quản ngại nắng
mưa, lạnh nóng và đến đêm tối mới lần mò về nhà; nhưng nhà nông này cũng là
sở hữu chủ cho nên mọi thành quả lao động của y sẽ làm cho bồ lúa của y đầy
tràn và kho tàng của y thêm phong phú. Mỗi Phàm ngã là phần hữu hiệu ngay
trước mắt của Chơn ngã liên tục, là đại biểu của nó nơi hạ giới và tất nhiên
phải ít nhiều phát triển tùy theo trình độ mà Chơn ngã tổng thể đã đạt được.
Nếu ta hiểu rõ điều này thì sẽ không còn ý thức bất công đối với Phàm ngã
khi nó phải tiếp nối sự kế thừa nhân quả của mình – điều này thường được coi
là khó hiểu đối với những người còn trẻ khi nghiên cứu Thông Thiên Học. Đó
là vì ta ắt nhận ra rằng Chơn ngã gieo nhân thì ắt gặt quả, nhà nông gieo
giống thì ắt gặt hái vụ mùa mặc dù bộ áo mà y mặc để làm việc lúc gieo giống
có thể đã bị hao mòn đi trong khoảng thời gian giữa lúc gieo giống và lúc
gặt hái; bộ y phục trên cõi trung giới của Chơn ngã cũng có thể đã tan thành
mây khói giữa lúc gieo giống và lúc gặt hái khiến cho y gặt hái trong bộ y
phục mới; nhưng “chính y” đã gieo thì cũng chính y phải gặt và nếu y chỉ
gieo một ít hạt giống hoặc hạt giống được chọn lựa không khéo thì chính y sẽ
chỉ gặt được một vụ mùa tồi tàn khi đến lúc đi gặt.
Trong những giai
đoạn sơ khai của sự tăng trưởng Chơn ngã, y tiến bộ cực kỳ chậm chạp[9]
vì y bị dục vọng xỏ mũi chạy lung tung hết nơi này đến nơi khác, sà vào
những gì hấp dẫn trên cõi trần; những hình ảnh trí tuệ mà y sản sinh ra hầu
hết thuộc loại đam mê, do đó những hình ảnh dục vọng-trí tuệ ắt có tính lửa
rơm bạo phát bạo tàn chứ không kiên định, kiên cường và có tầm ảnh hưởng sâu
rộng.
Khi các yếu tố manas đã tham
gia vào việc tạo nên hình ảnh trí tuệ thì hình ảnh dục vọng-trí tuệ mới được
lâu bền. Tư tưởng kiên định, kiên trì ắt tạo ra những hình ảnh trí tuệ được
xác định minh bạch tương ứng với nó là những hình ảnh dục vọng-trí tuệ kiên
cường và bền bĩ; do đó mới có một mục đích rõ ràng trong cuộc đời, một lý
tưởng được công nhận minh bạch mà cái trí thường xuyên trở đi trở lại và
liên tục an trú nơi đó: hình ảnh trí tuệ này sẽ trở thành một ảnh hưởng
khống chế sinh hoạt trí tuệ, và năng lượng của linh hồn sẽ phần lớn là được
nó dẫn dắt.
Bây giờ hãy nghiên
cứu việc tạo ra nghiệp bằng hình ảnh trí tuệ. Trong đời một người thì y tạo
ra vô số khối tập hợp các hình ảnh trí tuệ; một số hình ảnh mạnh mẽ, sáng
tỏ, liên tục được củng cố bằng những xung lực trí tuệ lập đi lập lại; một số
hình ảnh khác yếu ớt, mơ hồ, vừa mới được tạo ra thì đã bị cái trí ruồng bỏ.
Vào lúc chết, linh hồn thấy mình có hằng hà sa số những hình ảnh trí tuệ
này, chúng biến thiên về tính cách cũng như về sức mạnh và sự xác định. Một
số hình ảnh là những hoài bão tâm linh, mơ ước được phụng sự, lần mò theo
đuổi tri thức, tự nguyện xả thân vì cuộc sống cao cả hơn; một số hình ảnh là
thuần túy thuộc trí năng, là những viên ngọc quí trong sáng của tư tưởng, là
kho chứa thành quả của việc thâm cứu; một số hình ảnh có tính cách xúc động
và đam mê, mang hơi hám yêu thương, từ bi, âu yếm, sùng tín, giận dữ, tham
vọng, kiêu ngạo, tham lam; một số hình ảnh xuất phát từ những khao khát của
thể xác bị kích động bởi lòng ham muốn vô độ và biểu diễn những ý nghĩ phàm
ăn tục uống, nghiện rượu, đa dâm. Mỗi linh hồn đều có tâm thức của riêng
mình chất đầy những hình ảnh trí tuệ này vốn là thành quả sinh hoạt trí tuệ
của nó; chẳng một tư tưởng nào cho dù thoáng qua đến đâu đi nữa mà lại không
được biểu diễn nơi đó; trong nhiều trường hợp các hình ảnh dục vọng-trí tuệ
có thể đã bị tiêu diệt từ lâu rồi, có thể chỉ có đủ sức mạnh để sống sót
trong vài tiếng đồng hồ, nhưng các hình ảnh trí tuệ vẫn còn mãi trong tầm sở
hữu của linh hồn không thiếu một hình ảnh nào. Linh hồn mang tất cả những
hình ảnh trí tuệ này theo mình khi nó bước qua ngưỡng cửa sự chết nhập vào
cõi trung giới.
Kama loka tức cõi
Dục vọng có thể nói là được chia thành nhiều tầng lớp và ngay sau khi chết
linh hồn vẫn còn bề bộn với trọn cả thể dục vọng (kama rupa) và mọi hình ảnh
trí tuệ do kama manas tạo ra mà có bản chất thô trược đầy thú tính đều phát
huy tác dụng trên các mức thấp nhất của cõi trung giới này. Một linh hồn
phát triển kém cỏi sẽ vương vấn với những hình ảnh này và triển khai chúng
ra, như vậy là chuẩn bị để lập lại chúng trong kiếp tới trên cõi trần; một
người cứ vấn vương với những tư tưởng đa dâm và tạo ra những hình ảnh trí
tuệ như thế chẳng những bị thu hút về những bối cảnh trần tục liên quan tới
việc thỏa mãn thú đa dâm ấy mà còn thường xuyên lập lại chúng thành ra các
tác động trong tâm trí, vậy là dựng nên trong bản chất mình những xung lực
ngày càng mạnh mẽ hơn để trong tương lai lại phạm phải những điều tương tự
như thế. Đối với những hình ảnh trí tuệ khác được tạo ra từ vật liệu do bản
chất dục vọng cung cấp và thuộc về các mức khác của
Nhân tiện chúng ta
có thể nhận xét rằng một số những hình ảnh trí tuệ bao xung quanh linh hồn
mới giáng lâm là cội nguồn của nhiều chuyện rắc rối trong những giai đoạn sơ
khai của sự sống sau khi chết; những tín ngưỡng mê tín dị đoan phô bày ra
thành những hình ảnh trí tuệ hành hạ linh hồn với những viễn cảnh khủng
khiếp thực sự không diễn ra ở môi trường xung quanh nó[10].
Mọi hình ảnh trí
tuệ được tạo ra từ các đam mê và khao khát đều phải tuân theo quá trình nêu
trên để được Chơn ngã biểu lộ trở lại khi nó tái sinh luân hồi như tác giả
quyển Cõi Trung giới có viết:
“Đấng Lipika, các Đấng Nghiệp quả Tinh quân trong vũ trụ cân nhắc hành vi
của mỗi phàm ngã vào lúc các nguyên khí của nó rốt cuộc chia tay nhau nơi
Kama loka, và có thể nói là ngài cung cấp cái khuôn là thể Phách phù hợp
chính xác với Nhân quả trong kiếp tới của con người[11].
Vì tạm thời được
giải thoát khỏi những yếu tố thấp thỏi này cho nên linh hồn bèn chuyển vào
cõi Devachan nơi nó sống một thời gian tỉ lệ với sự phong phú hay nghèo nàn
của những hình ảnh trí tuệ đủ thanh khiết để được mang theo lên tới cõi này.
Ở đây nó lại thấy mọi nỗ lực cao siêu của mình cho dù chúng có thể ngắn ngủi
hoặc phù du đến đâu đi nữa và ở đây nó lại tác động lên chúng, dùng những
vật liệu này để kiến tạo nên những quyền năng cho các kiếp vị lai.
Sinh hoạt nơi cõi
Devachan là sinh hoạt đồng hóa; những kinh nghiệm thu lượm được trên trần
thế phải được tôi luyện vào kết cấu của linh hồn, chính nhờ thế mà Chơn ngã
mới tăng trưởng; sự tăng trưởng của nó tùy thuộc vào số lượng và sự đa dạng
của những hình ảnh trí tuệ mà nó đã tạo ra trong buổi sinh thời để rồi được
chuyển hóa thành ra các nguyên mẫu thích hợp và thường trụ hơn. Khi tụ tập
mọi hình ảnh trí tuệ thuộc một lớp đặc biệt lại, nó rút tỉa tinh hoa từ
những hình ảnh đó; bằng cách tham thiền nó tạo ra một cơ quan trí tuệ để
tuôn đổ tinh hoa mà nó khai thác được vào trong cơ quan đó hầu biến thành
năng khiếu. Chẳng hạn như một người đã tạo ra nhiều hình ảnh trí tuệ từ
những khao khát tri thức và những nỗ lực tìm hiểu các lý luận tinh vi và cao
siêu; y đã dẹp bỏ cơ thể của mình rồi và quyền năng trí tuệ của y thuộc loại
trung bình; khi ở cõi Devachan y tác động lên mọi hình ảnh trí tuệ này,
triển khai chúng thành ra năng lực sao cho linh hồn của y khi trở lại trần
thế có một khí cụ trí tuệ cao cấp hơn mức nó có trước kia với các năng lực
trí tuệ tăng gia nhiều, có thể hoàn thành được những nhiệm vụ mà trước kia
nó hoàn toàn bất cập. Đây là sự biến hóa khác của hình ảnh trí tuệ khiến cho
những hình ảnh này không còn tồn tại nữa. Nếu trong kiếp sau mà linh hồn
muốn thấy trở lại những hình ảnh cũ này thì nó phải tìm kiếm chúng nơi các
ký ảnh nghiệp quả trong đó chúng còn được ghi lại mãi mãi dưới dạng tiên
thiên ký ảnh. Nhưng khi được biến hóa như thế, chúng không còn là những hình
ảnh trí tuệ mà linh hồn tạo ra và tác động lên đó, chúng đã trở thành các
quyền năng của linh hồn, là một phần bản chất của chính nó. Vậy thì nếu một
người muốn có được các năng khiếu trí tuệ cao hơn mức hiện nay mình được
hưởng thì y có thể bảo đảm việc phát triển ấy bằng cách cố ý mong muốn đạt
được chúng, kiên trì nhắm tới việc đạt được chúng, vì sự mong muốn và hoài
bão trong kiếp này sẽ trở thành năng khiếu trong kiếp khác và ý muốn thực
thi sẽ trở thành năng lực để hoàn tất. Nhưng ta phải nhớ rằng năng khiếu
được xây dựng như thế bị hạn chế chính xác bởi vật liệu mà người ta cung cấp
cho kiến trúc sư, không có sự sáng tạo từ hư vô và nếu linh hồn trên trần
thế không vận dụng quyền năng của mình bằng cách gieo hạt giống hoài bão và
mơ ước thì linh hồn nơi Devachan chỉ có một vụ mùa thất thu.
Các hình ảnh trí
tuệ được thường xuyên lập đi lập lại nhưng không có tính cách hoài bão hoặc
mơ ước thành tựu nhiều hơn mức quyền năng yếu ớt của linh hồn cho phép thì
cũng trở thành những khuynh hướng tư tưởng, những lối mòn mà năng lượng trí
tuệ dễ dàng và sẵn sàng chạy theo đó. Vì thế cho nên rất quan trọng khi để
cho cái trí trôi dật dờ không có mục đích theo những sự việc không quan
trọng, vô công rỗi nghề tạo ra những hình ảnh trí tuệ tầm phào và để cho
những hình ảnh đó cứ vương vấn trong tâm trí. Những thứ ấy sẽ tồn tại dai
dẳng, tạo thành những kênh dẫn cho thần lực trí tuệ tương lai tuôn đổ vào.
Vậy là dẫn dắt nó đi lòng vòng ở mức thấp, chạy theo những rãnh mòn quen
thuộc, đúng là ngựa quen đường cũ.
Ý muốn hoặc mong muốn thực hiện một
hành động nào đó nếu có bị bất đắc chí không phải vì thiếu năng lực mà vì
thiếu cơ hội hoặc do hoàn cảnh ngăn cấm không thành tựu được thì cũng tạo ra
những hình ảnh trí tuệ, nếu hành động đó có bản chất cao siêu và thanh khiết
thì nó sẽ tác động thành ra tư tưởng trên cõi Devachan, và sẽ được phóng
hiện thành hành động khi con người tái sinh luân hồi. Nếu hình ảnh trí tuệ
được tạo ra từ mong muốn ban phúc thì nó sẽ làm nảy ra sự thực thi trong trí
những tác động đó nơi cõi Devachan; và sự thực hiện này vốn phản ánh của
chính hình ảnh ấy sẽ ghi dấu lại nơi Chơn ngã là một hình ảnh trí tuệ được
tăng cường về tác động đó, nó sẽ được phóng ra thành một hành vi vật thể
trên cõi trần vào lúc mà chỉ một chút xíu cơ hội thuận lợi cũng phóng hiện
được sự kết tinh tư tưởng này ra thành hành động. Hành vi trên cõi trần là
không thể tránh được khi hình ảnh trí tuệ đã được hiện thực hóa thành ra
hành động trên cõi Devachan. Định luật ấy cũng áp dụng cho những hình ảnh
trí tuệ được tạo ra từ những ham muốn thấp hèn mặc dù chúng chưa bao giờ
được chuyển lên Devachan, nhưng vẫn phải tuân theo quá trình nêu trên để
được tái tạo trở lại khi tái sinh luân hồi. Chẳng hạn như những ham muốn
tham lam lập đi lập lại bắt nguồn từ những hình ảnh trí tuệ đã được tạo ra,
sẽ kết tinh thành hành vi trộm cắp khi hoàn cảnh thuận lợi. Nghiệp báo
nguyên nhân mà đã hoàn tất rồi thì hành vi trên cõi trần trở thành một hậu
quả không thể tránh được khi nó đạt tới giai đoạn mà chỉ cần lập lại thêm
một lần nữa hình ảnh trí tuệ ấy thì nó sẽ biến thành hành động. Ta không
được quên rằng việc lập lại một hành vi có khuynh hướng khiến cho hành vi ấy
trở nên tự động và luật này tác động trên các cõi khác hơn cõi trần; vậy thì
nếu một tác động được thường xuyên lập đi lập lại trên cõi thông linh thì nó
sẽ trở thành tự động và khi có cơ hội thì nó sẽ tự động thể hiện ra trên cõi
trần. Biết bao nhiêu lần sau khi xảy ra một tội ác thì người ta mới than
thở: “Tôi làm điều đó trước khi mình suy nghĩ” hoặc “Nếu mà tôi suy nghĩ chỉ
một lúc thôi thì tôi chẳng bao giờ làm điều ấy”! Lời biện bạch của kẻ nói ra
như thế là hoàn toàn đúng vì lúc bấy giờ y đâu có chịu động cơ thúc đẩy là
một ý tưởng đã được suy nghĩ chính chắn, và y tự nhiên là không biết tới
những tư tưởng trước đó với một chuỗi nhân quả dẫn tới kết quả tất yếu. Vậy
là một dung dịch đã bão hòa sẽ đông cứng lại khi ta chỉ cần bỏ vào đó thêm
một tinh thể nữa thôi; khi vừa mới tiếp xúc với tinh thể ấy thì trọn dung
dịch đó đã chuyển sang trạng thái rắn đặc. Khi khối tập hợp các hình ảnh trí
tuệ đã đạt tới mức bão hòa thì chỉ cần thêm một hình ảnh trí tuệ nữa là
khiến cho chúng cố kết thành ra một hành vi. Lại nữa hành vi này không thể
tránh được vì việc tự chọn lựa đã bị cạn kiệt khi y cứ chọn đi chọn lại mãi
việc thực hiện cái hình ảnh trí tuệ ấy cho nên hành vi trên cõi trần bắt
buộc phải tuân theo sự thôi thúc của hình ảnh trí tuệ đó. Cái ham muốn thực
hiện trong kiếp này phản tác động thành ra sự cưỡng chế hành động trong kiếp
khác và dường như thể lòng ham muốn ấy cũng thể hiện thành sự yêu sách đối
với Thiên nhiên đến mức Thiên nhiên đáp ứng lại bằng cách cung cấp cơ hội
thực hiện[12].
Những hình ảnh trí
tuệ được ký ức tích trữ thành ra các kinh nghiệm mà linh hồn phải trải qua
trong buổi sinh thời, việc ghi chép chính xác lại tác động ấy của ngoại giới
cũng phải được linh hồn triển khai. Nhờ nghiên cứu những kinh nghiệm này,
nhờ tham thiền về chúng, linh hồn học cách thấy được mối tương quan của
chúng, giá trị của chúng là dịch thuật cho nó hiểu những tác động của Trí
tuệ Vũ trụ nơi Thiên nhiên biểu lộ; nói tóm lại, nó rút ra từ những kinh
nghiệm ấy (do kiên nhẫn suy tư về chúng) mọi bài học mà chúng phải dạy cho
nó: những bài học vui sướng và đau khổ, vui sướng sinh ra đau khổ và đau khổ
gây ra vui sướng, chúng dạy cho nó sự hiện diện của những định luật không
thể vi phạm được mà nó phải học cách tuân theo. Những bài học thành công và
thất bại, thành đạt và thất vọng, lo sợ tỏ ra vô căn cứ, hi vọng rồi không
thực hiện được, sức mạnh bị sụp đổ khi gặp thử thách, sự hiểu biết do hoang
tưởng té ra là dốt nát, kiên trì chịu đựng để đạt được thắng lợi khi xét
theo biểu kiến là đã thất bại, bất cẩn biến sự thắng lợi xét theo biểu kiến
lại trở thành thất bại. Linh hồn suy gẫm hết mọi thứ ấy rồi dùng phép luyện
kim của mình để biến mọi thứ hỗn hống kinh nghiệm ấy thành ra vàng ròng minh
triết, sao cho khi tái sinh luân hồi nó trở thành một linh hồn minh triết
hơn mang theo thành quả những kinh nghiệm cũ tác động lên những diễn biến mà
nó phải đương đầu trong kiếp tới. Ở đây ta lại thấy các hình ảnh trí tuệ đã
được chuyển hóa chứ không còn tồn tại dưới dạng hình ảnh trí tuệ nữa. Người
ta chỉ có thể khôi phục lại chúng dưới dạng cũ xuất phát từ các ký ảnh
nghiệp quả.
Lương tâm phát
sinh ra và phát triển lên bắt nguồn từ những hình ảnh trí tuệ này của kinh
nghiệm, nhất là những hình ảnh dạy cho ta biết đau khổ đã nảy sinh ra sao do
không biết định luật. Trải qua nhiều kiếp liên tiếp trên cõi trần, linh hồn
thường xuyên bị dục vọng xỏ mũi húc đầu chạy theo một đối tượng hấp dẫn nào
đó; khi cắm đầu xông vào mục đích ấy nó thường chống lại thiên luật để rồi
vấp ngã, bầm dập và chảy máu. Nhiều kinh nghiệm như thế dạy cho nó biết rằng
muốn thỏa mãn mà chống lại thiên luật thì chỉ gây ra đau khổ và khi trong
một kiếp khác trên trần thế thể dục vọng chỉ lăm le xỏ mũi linh hồn lao vào
vui hưởng điều xấu xa, thì ký ức về những kinh nghiệm quá khứ khẳng định lại
dưới dạng lương tâm, hét lớn lên lời nghiêm cấm và ghì chặt dây cương khiến
cho con ngựa giác quan chạy lồng lên, không để ý cứ chúi đầu đuổi theo những
đối tượng của dục vọng. Ở giai đoạn tiến hóa hiện nay ngoại trừ những linh
hồn lạc hậu nhất thì mọi linh hồn đều đã trải qua đầy đủ kinh nghiệm để nhận
ra được những đường nét tổng quát đâu là “đúng” đâu là “sai”, nghĩa là cái
gì hài hòa với Bản chất Thiêng liêng và cái gì bất hòa với Bản chất Thiêng
liêng; những vấn đề chính yếu của luân lý thì linh hồn đã trải qua kinh
nghiệm rộng lớn và lâu dài khiến cho nó có thể nói dứt khoát và minh bạch
được. Nhưng có nhiều vấn đề cao siêu và tinh vi hơn thuộc về giai đoạn tiến
hóa hiện nay chứ không phải những giai đoạn trước đó thì kinh nghiệm vẫn còn
hạn chế và chưa đủ đến mức cho nó được tôi luyện thành lương tâm, và linh
hồn có thể sai lầm khi quyết định cho dù nó thật sự cố gắng đầy hảo ý muốn
nhìn thấy rõ ràng và hành động chính xác. Ở đây nó muốn tuân theo những qui
tắc hài hòa với Bản chất Thiêng liêng trên các cõi cao và việc nó không thể
thấy được cách thức ngoan ngoãn vâng lời trên cõi thấp sẽ được chỉnh sửa lại
trong tương lai qua sự đau khổ mà nó cảm thấy khi phạm lỗi chống lại thiên
luật: đau khổ sẽ dạy dỗ cho nó điều mà trước kia nó không biết và những kinh
nghiệm đau buồn ấy sẽ được rèn luyện thành lương tâm, để ngăn ngừa cho nó
tránh khỏi sự đau khổ tương tự trong tương lai, mang lại cho nó niềm vui vì
đã biết rõ hơn về Thượng Đế trong Thiên nhiên khi tự nguyện sống hài hòa với
Định luật Sinh hoạt và tự nguyện hợp tác với cơ tiến hóa.
Cho đến nay ta
thấy có những nguyên tắc nhất định của luật Nhân quả tác động lên hình ảnh
trí tuệ dưới dạng nguyên nhân như sau:
Hoài bão và Mong
muốn trở thành
Năng lực
Tư tưởng lập đi
lập lại
-
Khuynh hướng
Ý muốn thực thi
-
Hành động
Kinh nghiệm
- Minh
triết
Kinh nghiệm đau
thương -
Lương tâm
Ta sẽ xét tới luật
Nhân quả tác động lên những hình ảnh dục vọng-trí tuệ một cách rốt ráo hơn
dưới đề mục Sự thanh toán Nhân quả mà giờ đây ta đang tiến tới.
SỰ THANH TOÁN NHÂN QUẢ
Khi linh hồn đã
sống hết kiếp sinh hoạt nơi Devachan và đã đồng hóa được hết mức vật liệu
thu gom được trong chu kỳ vừa qua trên trần thế thì nó lại bắt đầu bị kéo
xuống trần thế do những mối ràng buộc về dục vọng khiến cho nó vương vấn tới
kiếp sống vật chất. Giờ đây giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của nó lại
mở ra trước mắt nó. Giai đoạn mà nó lại khoác lấy một công cụ mới để có được
kinh nghiệm khác trên cõi trần, giai đoạn này chấm dứt khi nó bước qua
ngưỡng cửa chào đời.
Linh hồn bước qua
ngưỡng cửa Devachan nhập vào cái được gọi là cõi luân hồi, mang theo thành
quả dù lớn hay nhỏ của công trình nơi cõi Devachan. Nếu nó chỉ là một linh
hồn còn non trẻ thì nó chẳng thu lượm được bao nhiêu; sự tiến bộ trong những
giai đoạn đầu của cơ tiến hóa linh hồn chậm đến mức hầu hết học viên khó
lòng nhận ra được và trong buổi ấu trĩ của linh hồn thì hết ngày (kiếp sống)
này nối tiếp ngày (kiếp sống) kia một cách nhàm chán, mỗi kiếp sống trên cõi
trần chỉ gieo một chút xíu hạt giống cho nên mỗi sinh hoạt nơi Devachan chỉ
làm chín muồi một chút xíu kết quả. Khi các năng lực phát triển thì sự tăng
trưởng càng ngày càng có tốc độ gia tăng, linh hồn tiến nhập Devachan có một
lượng dự trữ vật liệu lớn hơn, ra khỏi Devachan với một năng khiếu lớn hơn
được tôi luyện theo những định luật chung mà ta đã nêu rõ trên kia. Khi
thoát ra khỏi Devachan nó chỉ khoác lấy cái hiện thể của linh hồn vốn trường
tồn và tăng trưởng trong suốt chu kỳ thành trụ (manvantara), xung quanh đó
là hào quang thuộc về nó với vai trò một cá thể ít nhiều vinh quang; hào
quang này có nhiều màu sắc, sáng chói, rõ rệt, mở rộng ra tùy theo trình độ
tiến hóa mà linh hồn đã đạt được. Nó đã được tôi luyện trong lửa cõi trời và
xuất lộ thành ra vị Thánh vương Soma[13].
Trong cuộc tái
sinh luân hồi, khi chuyển tiếp qua cõi trung giới, nó lại khoác lấy một thể
dục vọng vốn là kết quả đầu tiên của việc thanh toán nghiệp cũ. Những hình
ảnh trí tuệ được tạo ra trong quá khứ “từ vật liệu do bản chất dục vọng cung
cấp – vốn đã trở nên tiềm tàng nơi tâm thức hoặc cái mà H. P. Blavatsky
thường gọi là ‘thiếu thốn vật chất’ nên không thể tồn tại được qua sự biểu
lộ vật chất” – giờ đây lại được linh hồn bung ra và ngay tức khắc nó thu hút
về mình những yếu tố dục vọng xuất phát từ vật chất cõi trung giới phù hợp
với bản chất của chúng để “trở thành những khao khát, đam mê và xúc động
thấp hèn của thể dục vọng thuộc phàm ngã trong kiếp nhập thế mới”[14].
Khi công việc này đã hoàn tất – việc này đôi khi rất ngắn, đôi khi lại kéo
dài rất lâu – thì bản ngã đã ở trong bộ y phục nghiệp quả mà tự mình chuẩn
bị cho mình, sẵn sàng tiếp nhận từ tay của các đấng thừa hành phụ tá cho các
Nghiệp quả Tinh quân, đón nhận thể phách[15]
được kiến tạo cho mình phù hợp với những yếu tố mà mình cung cấp; thể xác
của y sẽ được thành hình theo thể phách ấy, thể xác là căn nhà mà y phải ở
trong đó khi sinh hoạt trên cõi trần trong kiếp tới. Vậy là cả Chơn ngã lẫn
phàm ngã đều có thể nói là do chính con người trực tiếp xây dựng lên – y
nghĩ làm sao thì y sẽ trở thành như thế, những phẩm chất, “năng khiếu tự
nhiên” thuộc về y đều là kết quả trực tiếp của việc y suy nghĩ, con người
quả thật tự mình tạo ra mình, chịu trách nhiệm (theo ý nghĩa trọn vẹn nhất
của từ ngữ này) về tất cả những gì mà mình hiện tồn.
Nhưng con người
này phải có một thể xác và thể phách sẽ chế định phần lớn sự vận dụng năng
khiếu của y; y phải sống ở một môi trường xung quanh nào đó, hoàn cảnh bên
ngoài của y sẽ tùy theo điều đó; y phải bước trên một con đường được vạch ra
do những nguyên nhân mà y đã phát khởi chứ không phải những nguyên nhân
dường như là hậu quả của năng khiếu của mình; y phải giáp mặt với những diễn
biến vui buồn, là thành quả của những lực lượng mà y đã sản sinh ra. Ở đây
dường như cần phải có một điều gì khác hơn bản chất chơn ngã và phàm ngã của
y: đâu là môi trường được cung ứng cho những năng lượng của nó? Những công
cụ chế định và những hoàn cảnh phản tác động sẽ hiện diện và được thích ứng
ra sao?
Ta tiến gần tới
một cõi mà khó lòng có thể nói được thỏa đáng vì đó là cõi của các Đấng
thông tuệ tâm linh hùng mạnh có bản chất vượt xa so với tầm năng lực hạn hẹp
của chúng ta; quả thật ta có thể biết sự tồn tại của các ngài, có thể truy
nguyên được công trình của các ngài, nhưng đối với các ngài thì chúng ta ở
địa vị giống như một con thú cấp thấp kém thông minh nhất so với chính chúng
ta; con thú ấy có thể biết rằng chúng ta tồn tại nhưng nó không thể quan
niệm được tầm cỡ và công trình do tâm thức ta tạo nên. Các Đấng Cao Cả này
thường được gọi là Lipika và Tứ đại Thiên vương (the Four Maharajahs). Từ
đoạn văn sau đây, ta có thể biết được mình hiểu về các Đấng Lipika ít đến
chừng nào:
“Các Đấng Lipika
(trong phần Bình luận thứ 6 của câu kinh IV có mô tả về các ngài) là các
Chơn linh của Vũ trụ . . . Các ngài thuộc về bộ phận Huyền bí nhất trong cơ
sáng thế cho nên ta không thể trình bày ở đây được. Liệu các Chơn sư – ngay
cả các bậc cao nhất – có biết hết về huyền giai thiên thần này ở các cấp tam
bội hay chỉ biết được cấp thấp liên quan tới việc ghi chép ký ảnh thế giới
của ta, thì đó là điều mà tác giả không sẵn lòng khẳng định và bà có khuynh
hướng nghiêng về giả định nêu phía sau (cho rằng các Chơn sư chỉ biết được
một cấp thấp của Lipika). Xét về cấp cao nhất thì người ta chỉ được dạy dỗ
có một điều: các Lipika có liên quan tới Nhân quả là những đấng trực tiếp
Ghi chép nghiệp quả”[16].
Các ngài gồm “Bảy
Đấng Thứ Nhì”, các ngài quản lý các ký ảnh tinh tú chứa đầy những tiên thiên
ký ảnh (the akashic images) đã được nêu trước kia[17].
Các ngài có liên quan tới số phận của mọi con người và sự ra đời của mọi đứa
trẻ[18].
Các ngài cung cấp “cái khuôn thể phách”[19],
thể phách được dùng làm kiểu mẫu cho thể xác thích ứng với việc biểu hiện
những năng khiếu trí tuệ và đam mê mà Chơn ngã triển khai ra khi ngự trong
đó. Các ngài cung cấp cái khuôn thể phách cho Tứ đại Thiên vương tức là các
Đấng bảo trợ nhân loại và thừa hành luật Nhân quả trên trái đất.
Bà H. P. Blavatsky
có viết thêm nữa về Tứ đại Thiên vương khi trích dẫn câu kinh số 5 của quyển
Thiền Thư: “Bốn bánh xe có cánh ở mỗi góc . . . dành cho bốn Đấng thiêng
liêng và đội thiên binh thần tướng của các ngài”. Đó là “Tứ đại Thiên
vương”, các vị đại vương trong nhóm Dhyan Chohans, các thiên thần chủ trì
mỗi một trong bốn phương . . . Các Đấng này cũng có liên quan tới Nhân quả
vì nghiệp quả cần có những tác nhân vật thể và vật chất để thi hành nghị
quyết của mình.
Khi nhận được cái
khuôn – một lần nữa còn “thiếu vật chất” – từ các Đấng Lipika, các đấng Tứ
đại Thiên vương chọn thành phần cấu tạo cho thể phách là những nguyên tố
thích hợp với những phẩm chất phải được biểu đạt thông qua nó và thể phách
này bèn trở thành một công cụ thích hợp của Nhân quả dành cho Chơn ngã, cung
ứng cơ sở để cho nó triển khai được những năng khiếu mà nó cần biểu diễn, và
áp đặt lên nó những sự hạn chế do trong quá khứ nó đã từng thất bại và bỏ lỡ
cơ hội. Cái khuôn này được Tứ đại Thên vương dẫn dắt tới xứ sở, giống dân,
gia đình, môi trường xã hội xung quanh, vốn cung ứng địa hạt thích hợp nhất
cho việc thanh toán Nhân quả được ấn định cho quãng kiếp sống đặc biệt mà ta
đang xét tới; người Ấn Độ gọi nó là prarabdha tức nghiệp quả khởi sự, nghĩa
là điều phải được thanh toán trong chu kỳ sống được khai mở ra. Nhân quả
tích lũy trong quá khứ không thể được thanh toán chỉ trong một kiếp – người
ta không thể tạo ra được công cụ nào, tìm thấy môi trường xung quanh nào
thích hợp để biểu diễn mọi năng lực đã tiến hóa dần dần của Chơn ngã, cũng
không cung ứng được mọi hoàn cảnh cần thiết để gặt hái mọi vụ mùa đã được
gieo trồng trong quá khứ để thực thi mọi nghĩa vụ đã được hợp đồng với mọi
Chơn ngã khác mà linh hồn nhập thế đã bước vào tiếp xúc trong quá trình tiến
hóa dài dằng dặc. Vậy thì toàn bộ Nhân quả chỉ được dàn xếp tối đa cho một
chu kỳ sống ắt có một thể phách thích hợp được cung ứng cho nó và cái khuôn
của thể phách ấy được dẫn dắt tới một môi trường thích hợp. Nó được đặt vào
nơi mà Chơn ngã có thể tiếp xúc được với một số Chơn ngã như trên mà y đã có
quan hệ trong quá khứ, và hiện nay y đang bước vào nhập thế trong chu kỳ
sống của riêng mình. Người ta chọn một xứ sở vốn có tình huống tôn giáo,
chính trị và xã hội thích hợp với một số năng lực của nó và cung ứng môi
trường để diễn ra một số hậu quả mà nó đã khai sinh. Người ta chọn một giống
dân – dĩ nhiên phải tuân theo những định luật lớn lao hơn có ảnh hưởng tới
sự nhập thế nơi các giống dân mà ở đây chúng ta không thể đi sâu được – có
những đặc trưng giống như một số năng lực đã chín muồi cần được vận dụng
thuộc loại hình thích hợp với linh hồn nhập thế. Người ta cũng tìm thấy một
gia đình trong đó sự di truyền thể chất đã triển khai được cái loại vật liệu
thể chất khi được kiến tạo và thể phách sẽ thích ứng với cấu tạo của nó; gia
đình này nói chung hoặc nói riêng là một tổ chức trên cõi trần cung ứng đất
dụng võ cho bản chất trí tuệ và đam mê của Chơn ngã. Xuất phát từ nhiều phẩm
chất tồn tại nơi linh hồn, xuất phát từ nhiều loại hình thể chất tồn tại
trên thế gian, người ta có thể chọn lựa ra những gì thích ứng với mỗi một
người, có thể kiến tạo nên một cái khuôn thích hợp cho Chơn ngã đang chờ
đợi, một công cụ và môi trường để cho một số nhân quả của nó có thể được
thanh toán. Cho dù kiến thức và quyền năng của ta cần thiết để thích ứng như
vậy cũng ngắn ngủi như cái đường chì phao so với đáy sâu thăm thẳm, song ta
có thể lờ mờ hiểu được rằng mình có thể thích ứng được và có thể đạt được sự
công bằng tuyệt đối; mạng lưới số phận của con người quả thật có thể bao gồm
những sợi tơ thật là vô số đối với chúng ta và chúng có thể cần được đan dệt
thành một kiểu mẫu mà chúng ta thấy phức tạp không thể tưởng tượng nổi; một
sơi tơ có thể biến mất – thật ra nó chỉ chuyển sang phía bên kia ở dưới để
rồi lại ló lên mặt trở lại; một sợi tơ có thể đột nhiên xuất hiện – thật ra
nó chỉ xuất hiện trở lại ở phía mặt trên sau khi đã đi ngầm lâu dài ở mặt
dưới; vì chỉ thấy được một mảnh vụn của mạng lưới cho nên tầm nhìn thiển cận
của ta không thể phân biệt được kiểu mẫu ấy. Nhà hiền triết Iamblichus có
viết rằng:
“Điều dường như
đối với chúng ta là việc xác định đúng đắn mức công bằng thì có vẻ lại không
phải như thế đối với chư thần linh. Đó là vì chúng ta chỉ quan sát điều ngắn
ngủi nhất, chỉ chú ý tới những sự vật ngay hiện nay và kiếp sống tạm bợ này
cũng như cách thức mà nó tồn tại trong đó. Nhưng các Quyền năng cao siêu hơn
cho chúng ta biết được trọn cả cuộc sống của Linh hồn và mọi kiếp trước kia
của nó”[20].
Việc khẳng định
rằng “sự công bằng tuyệt đối chi phối thế gian” được hậu thuẫn do linh hồn
tiến hóa càng ngày càng hiểu biết hơn, đó là vì khi nó tiến bộ, bắt đầu thấy
được trên các cõi cao và truyền được sự hiểu biết xuống cho ý thức tỉnh táo
thì chúng ta sẽ học hỏi càng ngày càng chắc chắn hơn, do đó càng ngày càng
thấy hân hoan khi Chánh pháp đang tác động một cách chính xác không thiên
lệch, các Tác nhân của nó ứng dụng nó ở khắp nơi với sự giác ngộ không sai
lầm, với sức mạnh không thất bại, do đó mọi thứ tốt đều đẹp trên thế gian
cho các linh hồn đang phấn đấu. Xuyên suốt qua bóng đêm ắt vang dội lên
tiếng kêu: “Tất cả đều tốt đẹp”. Xuất phát từ những linh hồn đang tuần tra
cầm ngọn đèn Minh triết Thiêng liêng soi chiếu qua những nẻo đường tối tăm
trong đô thị loài người chúng ta.
Ta có thể thấy một
số nguyên tắc để triển khai Thiên luật và việc biết được những nguyên tắc
này ắt giúp ta truy nguyên ra các nguyên nhân và hiểu được các hậu quả.
Ta thấy rằng Tư
tưởng kiến tạo Tính tình; kế đó ta hãy nhận ra rằng Hành động tạo ra Môi
trường xung quanh.
Ở đây ta đang bàn
tới một nguyên tắc tổng quát có tác dụng sâu xa và rộng rãi, do đó ta nên
triển khai nó tỉ mỉ thêm một chút. Khi hành động của con người gây ảnh hưởng
tới những người xung quanh trên cõi trần; y ban rải hạnh phúc ra xung quanh
mình hoặc gây ra sự khốn khổ, làm gia tăng hoặc giảm bớt tổng số phúc lợi
của loài người. Sự tăng giảm hạnh phúc này có thể do những động cơ thúc đẩy
khác hẳn nhau: tốt, xấu hoặc hỗn hợp. Một người có thể mang lại sự vui hưởng
rộng rãi chỉ thuần vì lòng tốt do muốn mang lại hạnh phúc cho đồng loại của
mình; chẳng hạn như do động cơ thúc đẩy ấy, y hiến tặng một công viên cho
một thị trấn để dân thị trấn ấy tha hồ sử dụng; một người khác có thể hành
động giống như vậy chỉ vì muốn khoe khoang, muốn thu hút sự chú ý của những
người có thể ban cho y các danh dự trong xã hội (nghĩa là y có thể tặng một
công viên dưới dạng dùng tiền để mua lấy một tước hiệu); một người thứ ba có
thể tặng một công viên do những động cơ thúc đẩy hỗn hợp, một phần là vị
tha, một phần là ích kỷ. Động cơ thúc đẩy có thể ảnh hưởng nhiều tới tính
tình của ba người này trong các kiếp tương lai với kết quả cải thiện, suy
đồi hoặc không thay đổi bao nhiêu về tính tình. Nhưng hậu quả của hành động
mang lại hạnh phúc cho một số lớn người không tùy thuộc vào động cơ thúc đẩy
của người hiến tặng; thiên hạ vẫn vui hưởng công viên giống nhau bất chấp
điều là động cơ thúc đẩy việc hiến tặng công viên và chính sự vui hưởng này
nhờ có hành động của người hiến tặng đã xác lập cho y quyền được đòi hỏi
Thiên nhiên về mặt nhân quả và món nợ đối với y sẽ được Thiên nhiên chu đáo
đền đáp. Y sẽ nhận được một môi trường xung quanh xa hoa hoặc đầy đủ tiện
nghi về thể chất do y đã mang lại sự vui hưởng rộng rãi về thể chất cho
người khác, sự hi sinh của cải vật chất sẽ mang lại cho y phần thưởng xứng
đáng là nghiệp quả của hành động của y. Y có quyền được hưởng điều đó; nhưng
việc y vận dụng địa vị của mình, hạnh phúc mà y rút ra được từ tài sản và
môi trường xung quanh của mình chủ yếu lại tùy thuộc vào tính tình của y, và
ở đây phần thưởng xứng đáng lại được dành cho y, mỗi hạt giống đều mang sẵn
vụ gặt thích hợp với nó.
Kết quả là việc
phụng sự đến mức tối đa cơ hội có được trong một kiếp người ắt tạo ra những
cơ hội lớn hơn nữa để được phụng sự trong kiếp khác; như vậy người nào trong
một phạm vi hạn hẹp mà giúp cho mỗi người mình ngẫu nhiên gặp được thì trong
kiếp tương lai y sẽ sinh ra vào một địa vị có cơ hội giúp đỡ hữu hiệu cho
nhiều người ở mức sâu xa.
Lại nữa, những cơ hội bị bỏ lỡ khi
xuất hiện trở lại được chuyển hóa thành ra những hạn chế của công cụ và
những rủi ro ở môi trường xung quanh. Chẳng hạn như bộ óc của thể phách sẽ
được kiến tạo khiếm khuyết khiến cho bộ óc của thể xác cũng bị khiếm khuyết;
chơn ngã cứ hoạch định nhưng thấy mình thiếu khả năng thực hiện; chơn ngã
lĩnh hội được một ý tưởng nhưng không thể ghi dấu ấn nó rõ ràng lên bộ óc.
Những cơ hội bị bỏ lỡ biến thành những ao ước bất đắc chí, biến thành những
ham muốn không biểu hiện được, biến thành những mơ ước giúp người nhưng bị
cản trở vì không có khả năng giúp đỡ do thiếu năng lực hoặc thiếu cơ hội.
Nguyên tắc ấy cũng
tác dụng trong việc cắt đứt sự chăm sóc âu yếm đối với một đứa trẻ được cưng
chiều hoặc một thiếu niên được thần tượng hóa. Nếu một chơn ngã đối xử không
tử tế hoặc lơ là với người mà mình có bổn phận phải yêu thương và đùm bọc
hoặc phải phục vụ theo một kiểu nào đó thì rất có thể là y sẽ sinh ra trở
lại vẫn quan hệ mật thiết với người bị bỏ rơi và có lẽ đeo bám lấy người bị
bỏ rơi đó, có điều là y bị chết yểu cho nên đã bị giằng giựt khỏi vòng tay
quấn quít của người ấy; mối quan hệ nghèo nàn bị khinh rẻ có thể xuất hiện
trở lại thành kẻ thừa kế được trọng vọng rất nhiều, là đứa con trai duy nhất
và khi cha mẹ thấy nhà mình trơ trọi thì họ lại kinh ngạc trước những cách
đối xử bất công của Trời Đất đã cướp mất đứa con trai duy nhất của mình mà
họ đã dồn hết mọi hi vọng vào đó còn bao nhiêu đứa trẻ ở xung quanh thì lại
nhởn nhơ chẳng hề bị sờ gáy. Thế nhưng đường lối của nhân quả thật công bình
mặc dù ta không thể khám phá ra được chỉ trừ người nào đã mở được mắt ra.
Những khuyết tật
bẩm sinh thường là do thể phách bị khiếm khuyết và là những sự trừng phạt
suốt đời đối với những sự nổi loạn ngỗ nghịch chống lại thiên luật hoặc
những điều gây tổn thương cho người khác. Mọi thứ đó đều là do công trình
của các Nghiệp quả Tinh quân và là biểu lộ trên cõi trần những khiếm khuyết
cần thiết do Chơn ngã phạm sai lầm dù là thái quá hay bất cập, và đều được
các ngài tạo ra nơi cái khuôn thể phách. Như vậy, do các ngài cầm cân nẩy
mực thật công bằng nên mới có khuynh hướng gây ra một bệnh gia đình để có
được cấu hình thích hợp của thể phách nhằm điều khiển nó tới một gia đình dễ
thừa kế cái bệnh đã cho sẵn ấy và cung ứng được “cái nguyên sinh chất liên
tục” thích hợp cho sự phát triển của những vi trùng hữu quan.
Sự phát triển
những năng khiếu nghệ thuật – ta hãy xét một loại phẩm tính khác - ắt được
các Nghiệp quả Tinh quân đáp ứng qua việc cung cấp một cái khuôn thể phách
mà hệ thần kinh tế nhị có thể được xây dựng trong thể xác và thể phách đó
thường được dẫn dắt tới một gia đình mà thành viên của họ có năng khiếu đặc
biệt cần được phát triển bởi Chơn ngã đôi khi đã được truyền thừa qua nhiều
đời. Chẳng hạn như muốn biểu hiện được năng khiếu của nhạc thì cần có một
thể xác đặc biệt, một lỗ tai thính nhạc, một bàn tay bấm nốt nhạc khéo léo
và sự di truyền thể chất thỏa đáng ấy sẽ dẫn tới sự tinh tế như vậy.
Nếu ta phục vụ cho
tập thể con người qua một bài diễn thuyết họăc sách vở cao thượng, qua việc
truyền bá những ý tưởng cao đẹp bằng ngòi bút hoặc ngôn từ thì ta cũng được
tưởng thưởng theo định luật mà các Tác nhân đầy quyền uy đã thực hiện chu
đáo. Sự trợ giúp đó sẽ trở lại dưới dạng ban cho người hiến tặng ấy sự hỗ
trợ về tâm trí và tâm linh mà y có quyền được hưởng.
Vậy là ta có thể
hiểu được những nguyên tắc chung để cho nhân quả vận hành, vai trò đặc biệt
của các Nghiệp quả Tinh quân cũng như của chính Chơn ngã đối với số phận của
cá nhân. Chơn ngã cung cấp mọi vật liệu nhưng vật liệu đó được các Nghiệp
quả Tinh quân hoặc Chơn ngã lần lượt sử dụng theo bản chất của mình: Chơn
ngã kiến tạo nên tính tình và dần dần triển khai tính tình ra; Nghiệp quả
Tinh quân xây dựng cái khuôn hạn chế, chọn lựa môi trường xung quanh nói
chung là thích ứng và điều chỉnh sao cho chánh pháp có thể được biểu hiện
không sai lạc mặc dù thiên hạ có những ý thích xung đột với nhau.
GIÁP MẶT VỚI NHÂN QUẢ
Đôi khi lần đầu
tiên nhận ra được nhân quả có tồn tại thì thiên hạ thường cảm thấy rằng nếu
tất cả đều là sự vận hành của Định luật thì họ chẳng qua chỉ là những kẻ nô
lệ chới với trước dòng định mệnh. Trước khi xét tới việc làm thế nào vận
dụng Thiên luật để kiểm soát số phận, ta hãy nghiên cứu trong chốc lát một
trường hợp điển hình để xem sự tất yếu và tự do ý chí – tạm dùng những thuật
ngữ được nhiều người chấp nhận – đều tác động ra sao và tác động hài hòa với
nhau như thế nào.
Một người chào đời
với một số năng khiếu trí tuệ bẩm sinh chẳng hạn như thuộc loại trung bình,
có một bản chất đam mê bộc lộ những đặc trưng nhất định, một số là tốt một
số là xấu; y có một thể phách và thể xác khỏe mạnh, tráng kiện, nhưng không
có gì xuất sắc. Đây là những hạn chế của y đã được vạch rõ cho y và khi y
trưởng thành thì y thấy mình có được một vốn liếng trí tuệ, đam mê, dục vọng,
thể chất, và y phải sử dụng vốn liếng đó đến mức tối đa. Có nhiều đỉnh cao
trí tuệ mà y dứt khoát là không vươn tới nổi, có những quan niệm trí tuệ mà
y không đủ năng lực lĩnh hội; có những cám dỗ mà bản chất đam mê của y cứ
xiêu lòng mặc dù y vẫn phấn đấu chống cự; có những chiến thắng bằng sức mạnh
thể chất và tài khéo mà y không đạt tới được; thật vậy y thấy mình chẳng thể
suy nghĩ như một thiên tài và cũng chẳng thể đẹp trai như thần Apollo. Y ở
trong một vòng hạn chế và không thể thoát ra cho nên cũng không được tự do.
Hơn nữa, y không thể tránh được nhiều thứ rắc rối; chúng cứ tấn công y và y
chỉ có nước chịu trận, y không thể trốn đi đâu được. Sự việc vốn là như thế.
Con người bị hạn chế do những tư tưởng trong quá khứ của mình, do những cơ
hội đã bị bỏ lỡ, do những chọn lựa lầm lạc, do những sự xiêu lòng điên rồ; y
bị ràng buộc bởi những ham muốn mà mình đã tạm quên đi, bị xiềng xích bởi
những sai lầm thời trước. Thế nhưng Chơn nhơn thì đâu có bị ràng buộc. Kẻ
nào trong quá khứ đã giam hãm kẻ trong hiện tại thì có thể hoạt động bên
trong nhà tù ấy để tạo ra một tương lai tự do. Thậm chí y nên biết rằng bản
thân mình tự do và xiềng xích sẽ bị rơi rụng ra khỏi tay chân của y tùy theo
mức độ hiểu biết của y về tính cách hão huyền của những ràng buộc ấy. Nhưng
đối với kẻ phàm phu mà những hiểu biết ấy chỉ mới là tia lửa chứ không phải
là ngọn lửa thì bước đầu tiên hướng về tự do ắt là phải chấp nhận những hạn
chế của mình do chính mình gây ra và tiến hành nới rộng chúng. Quả thật, y
không thể suy nghĩ như một thiên tài nhưng y có thể suy nghĩ đến mức tối đa
khả năng của mình và chẳng mấy lúc y sẽ trở thành một thiên tài; y có thể
tạo ra quyền năng trong tương lai và y ắt tạo ra được. Quả thật, y không thể
dứt bỏ những điên rồ đam mê của mình trong một sớm một chiều, nhưng y có thể
chiến đấu chống lại chúng và khi thất bại thì y vẫn tiếp tục chiến đấu vì
tin chắc rằng thế nào mình cũng có ngày chiến thắng. Sự thật, thể vía và thể
xác của y có nhiều yếu kém và xấu xa nhưng khi tư tưởng của y trở nên mạnh
mẽ, thanh khiết và đẹp đẽ, khi công trình của y mang lại phúc lợi thì y đã
đảm bảo cho mình có được những hình tướng hoàn hảo hơn trong những ngày sắp
tới. Y luôn luôn là chính mình, linh hồn tự do ở giữa nhà tù và y có thể phá
sập những bức vách mà chính y đã dựng nên. Chẳng có ai là cai tù ngoại trừ
chính y: y có thể mong muốn tự do và hễ muốn là sẽ được.
Một sự rắc rối
khiến y phải giáp mặt đó là y bị mất một người bạn và y đã phạm phải một lỗi
lầm nghiêm trọng. Cứ cho như thế đi thì y phạm tội vì trong quá khứ y nghĩ
như vậy, còn trong hiện tại thì y sẽ hành động. Nhưng bạn y đâu có mất, y
vẫn giữ được người bạn đó bằng tình thương và trong tương lai y sẽ gặp lại
người ấy; trong khi chờ đợi vẫn còn có những người khác xung quanh y và y có
thể phục vụ giống như khi y đã tuôn đổ nó cho người mà mình yêu thương và y
sẽ không lơ là những bổn phận của mình để gieo hạt giống cho những sự mất
mát tương tự trong các kiếp vị lai. Y đã phạm phải một điều sai trái rành
rành và phải chịu trừng phạt, nhưng đó là tư tưởng của y trong quá khứ chứ
ngay bây giờ thì y đâu có nghĩ như vậy nữa: y sẽ kiên nhẫn chịu đựng sự
trừng phạt mà mình phải chuốc lấy do tư tưởng sai trái đó và ngày hôm nay y
phải suy nghĩ sao cho ngày mai y sẽ thoát được ô nhục ấy. Một tia sáng đã
soi vào bóng tối và ánh sáng đã ca vang lên với y:
Hỡi kẻ đang đau
khổ! hãy biết rằng chính mi đã gây đau khổ cho mi
chứ chẳng có ai
khiến cho mi đau khổ.
Định luật vốn
dường như là xiềng xích thì lại chấp cánh cho y bay lên và nhờ vậy y có thể
vươn lên đến những cõi mà bằng không y có nằm mơ cũng chẳng tới được.
XÂY DỰNG TƯƠNG LAI
Đa số linh hồn đều
trôi dật dờ theo dòng thời gian uể oải. Khi trái đất quay tròn thì nó cũng
mang họ theo; họ cứ di chuyển từ hết bầu này sang bầu khác. Nhưng tôn giáo
minh triết lại long trọng tuyên cáo cho thế gian rằng tất cả những kẻ nào
muốn đều có thể không còn trôi giạt nữa, và có thể học cách vượt lên trước
cơ tiến hóa chậm chạp của thế gian.
Khi lĩnh hội được
một điều nào đó về ý nghĩa của thiên luật với sự chắc chắn tuyệt đối và sự
chính xác không sai lầm thì học viên bắt đầu nắm giữ số phận của mình và
tích cực giám sát cơ tiến hóa của riêng mình. Y rà soát lại tính tình của
mình rồi tiến hành sửa sai nó, cố tình thực hành những đức tính trí tuệ và
đạo đức, mở rộng năng lực, củng cố những chỗ yếu kém, cung cấp cho những chỗ
thiếu sót, gọt giũa bớt những điều thái quá. Vì biết rằng mình sẽ trở thành
đối tượng tham thiền của mình cho nên y sẽ cố tình đều đặn tham thiền về một
lý tưởng cao cả, vì y hiểu được tại sao bậc đại Điểm đạo đồ Ki Tô giáo là
thánh Paul lại ra lệnh cho đệ tử “hãy suy nghĩ” về những điều chân thật,
trung thực, đúng đắn, thanh khiết, dễ thương và trứ danh. Hằng ngày y sẽ
tham thiền về lý tưởng của mình, phấn đấu sống theo nó, y sẽ làm như vậy
kiên trì và bình tĩnh, “không hấp tấp mà cũng không dãi đãi”, vì y biết rằng
mình đang xây dựng dựa vào một nền tảng vững chắc trên hòn đá tảng của định
luật vĩnh hằng. Y khẩn cầu tới thiên luật, y qui y nơi thiên luật; đối với
một người như thế thì không thể thất bại được; không có một quyền năng nào
trên trời dưới đất có thể cản đường y được. Trong buổi sinh thời y thu thập
kinh nghiệm, sử dụng tất cả những gì sẵn trong tầm tay mình; nơi cõi
Devachan y đồng hóa kinh nghiệm và hoạch định công trình kiến tạo tương lai.
Đây là giá trị của
một thuyết chân chính về cuộc sống. Ngay cả khi thuyết ấy vốn dựa vào bằng
chứng của những người khác chứ không dựa vào sự hiểu biết cá nhân. Khi người
ta chấp nhận và phần nào hiểu được sự vận hành của nhân quả thì y có thể tức
khắc bắt đầu tu tâm dưỡng tính, dựng từng viên đá một dứt khoát là đầy chú ý
vì biết rằng mình đang xây dựng cho thời gian vĩnh hằng. Không còn có chuyện
hấp tấp leo lên rồi lại rớt xuống, bữa nay thì làm việc với kế hoạch này,
ngày mai lại làm việc với kế hoạch khác, rồi ngày kế nữa lại chẳng có kế
hoạch làm việc nào. Nhưng có một sự phác thảo sơ đồ tổng thể về tính tình có
thể nói là đã được suy nghĩ chính chắn để rồi tu tâm dưỡng tính theo sơ đồ
ấy vì linh hồn trở thành kiến trúc sư cũng như người xây dựng và không còn
phí phạm thời giờ để khởi sự cho những công trình dễ bị thất bại. Vì thế cho
nên giai đoạn tiến hóa về sau có tốc độ rất nổi bật và tiên tiến hầu như
không thể tin được khi linh hồn đầy quyền năng đã đạt tới mức trưởng thành.
UỐN NẮN NHÂN QUẢ
Kẻ nào đã dứt
khoát khởi sự xây dựng tương lai thì khi sự hiểu biết gia tăng ắt nhận ra
được rằng ngoài việc tu tâm dưỡng tính mình còn xây dựng được cả số phận
tương lai. Y bắt đầu hiểu ra được rằng mình ở trung tâm của những sự vật
theo một ý nghĩa rất thực, là một thực thể sống động, chủ động, tự quyết và
mình có thể tác động lên hoàn cảnh cũng như lên bản thân. Từ lâu rồi y đã
quen với việc tuân theo những định luật lớn về luân lý mà các vị Đạo sư đã
đặt ra để dẫn dắt loài người, các ngài đều đã ra đời trong thời đại này hoặc
thời đại khác, và bây giờ thì y hiểu ra được rằng sự thật thì những định
luật này vốn dựa vào các nguyên tắc căn bản trong Thiên nhiên, và đạo đức
chính là Khoa học áp dụng cho cách ứng xử. Y thấy rằng trong sinh hoạt hằng
ngày mình có thể hóa giải được những hậu quả xấu vốn nối tiếp một hành vi
xấu bằng cách tác động ngay chính điểm đó một lực tốt tương ứng. Có kẻ nào
phóng lại cho y một tư tưởng xấu; y có thể đương đầu với nó bằng một tư
tưởng cùng loại để rồi hai hình tư tưởng đâm sầm vào nhau như hai giọt nước
ắt tăng cường và củng cố lẫn cho nhau. Nhưng kẻ nào bị tấn công bằng tư
tưởng xấu mà biết được về nhân quả thì sẽ đối phó với hình tư tưởng đầy ác ý
đó bằng lực từ bi để phá tan nó; hình tư tưởng bị phá tan không còn được sự
sống tinh linh ngũ hành cấp phần hồn nữa; sự sống tinh linh ngũ hành ấy tan
rã trở về cội nguồn của nó, hình tư tưởng cũng tan biến đi. Vậy là khả năng
gây điều xấu của nó đã bị lòng từ bi phá hủy và “sự thù ghét đã chấm dứt
bằng tình thương”. Những hình tư tưởng hão huyền giả dối xuất hiện trên cõi
trung giới, kẻ có hiểu biết phóng ra những hình tư tưởng chân thật chống lại
chúng, sự thanh khiết phá vỡ sự ô uế và lòng từ thiện dẹp tan lòng tham ích
kỷ. Khi sự hiểu biết gia tăng thì tác động này trở nên trực tiếp và có chủ
ý, tư tưởng có mục đích là chủ ý nhất định và được chấp cánh bằng ý chí mạnh
mẽ. Vậy là ác nghiệp bị khống chế ngay từ trong trứng nước và chẳng còn lại
gì để tạo ra sự ràng buộc nhân quả giữa kẻ phóng ra mũi lao gây hại cho
người khác và người thiêu rụi mũi lao đó bằng sự tha thứ. Các Đấng Đạo sư
dạy con người ta với đầy thẩm quyền phải có bổn phận dĩ đức báo oán vốn dựa
vào sự hiểu biết thiên luật để đưa ra huấn điều ấy; các tín đồ ngoan ngoãn
nghe lời dù không hoàn toàn hiểu được cơ sở khoa học của huấn điều ấy cũng
làm giảm nhẹ được nghiệp quả nặng nề vốn sẽ phát sinh nếu người ta dĩ oán
báo oán. Nhưng kẻ hiểu biết cố tình tiêu diệt các hình tư tưởng xấu thì hiểu
được những sự kiện là nền tảng giáo huấn của các Chơn sư, nên đã làm thui
chột được mầm mống của điều ác và ngăn ngừa được một vụ gặt đau thương trong
tương lai.
Ở giai đoạn tương
đối đã tiến bộ so với giai đoạn trôi dật dờ chậm chạp của nhân loại phàm
phu, con người chẳng những tu tâm dưỡng tính và cố ý tác động lên những hình
tư tưởng cản đường mình mà y còn bắt đầu thấy được quá khứ do đó lượng định
được hiện tại chính xác hơn vì đã truy nguyên ra các nguyên nhân nghiệp báo
xuyên suốt tới tận hậu quả của chúng. Y có thể thay đổi tương lai bằng cách
hữu ý phát khởi những thần lực tác động được thiết kế ra để tương tác với
những thần lực khác đã được phát động rồi. Sự hiểu biết khiến cho y có thể
vận dụng định luật một cách chắc chắn cũng giống như các nhà khoa học vận
dụng định luật trong mọi bộ môn nghiên cứu Thiên nhiên.
Ta hãy dừng lại
một lúc để xét tới các định luật chuyển động. Một vật thể đã được khởi động
và đang chuyển động theo một con đường nhất định, nếu ta tác động lên nó một
lực khác có phương khác với phương cung cấp xung lực ban đầu cho nó thì vật
thể ấy sẽ chuyển động theo một đường khác, đường này nằm theo phương là hợp
lực của hai xung lực ấy. Không một năng lượng nào bị mất đi nhưng một phần
của lực cung cấp xung lực ban đầu sẽ bị tiêu tốn để phần nào hóa giải lực
mới và hướng của hợp lực mà vật thể sẽ chuyển động theo đó ắt không phải là
phương của lực đầu tiên, cũng không phải phương của lực thứ nhì mà là phương
do tương tác của hai lực. Một nhà vật lý có thể tính toán chính xác y phải
tác động vào một vật thể đang chuyển động theo góc như thế nào thì mới khiến
cho nó chuyển động theo phương mà mình mong muốn, mặc dù vật thể có thể nằm
ngoài tầm với ngay trước mắt y nhưng y có thể phóng theo nó một lực có vận
tốc tính toán sẵn đến đập vào nó theo một góc nhất định, khiến cho nó bị
lệch hướng so với lộ trình trước kia và cưỡng chế nó đi theo một đường mới.
Trong thí dụ này không hề có sự vi phạm định luật cũng chẳng có sự can thiệp
vào định luật mà chỉ có sự vận dụng định luật theo sự hiểu biết, uốn nắn các
lực thiên nhiên để hoàn thành chủ đích của ý chí con người. Nếu ta áp dụng
nguyên tắc này vào việc uốn nắn nhân quả thì ta ắt dễ dàng thấy rằng ngoài
sự kiện định luật không thể vi phạm được thì lại còn có việc không hề “can
thiệp vào nghiệp quả”, khi ta dùng sự hiểu biết để làm thay đổi tác động của
nó. Ta đang dùng nghiệp lực để gây ảnh hưởng lên nghiệp quả và một lần nữa
ta chinh phục được Thiên nhiên bằng cách tuân theo định luật.
Giờ đây ta hãy giả
sử rằng học viên tiên tiến khi liếc mắt nhìn lại quá khứ ắt thấy các đường
lối nghiệp cũ hội tụ lại một điểm tác động có bản chất bất hảo; y có thể du
nhập vào một lực mới trong số các năng lượng hội tụ ấy và thế là biến đổi
được sự cố vì nó phải là hợp lực của mọi lực hữu quan đã được sản sinh ra và
đến lúc chín muồi. Để tác động được như vậy, y cần có hiểu biết, chẳng những
có khả năng thấy được quá khứ và truy nguyên được những đường lối liên kết
nó với hiện tại, mà còn tính toán chính xác được ảnh hưởng lực của mình du
nhập vào sẽ tác động làm biến đổi hợp lực, hơn nữa còn biết được hậu quả
xuất phát từ hợp lực này mà ta lại coi nó là nguyên nhân. Theo cách đó, y có
thể làm giảm thiểu hoặc triệt tiêu được những hậu quả xấu mà chính y đã gây
ra trong quá khứ bằng cách tuôn đổ vào luồng nghiệp quả của mình các lực
tốt, y không thể xóa bỏ được quá khứ, y không thể tiêu hủy được quá khứ,
nhưng chừng nào các hậu quả của quá khứ vẫn còn nằm trong tương lai thì y có
thể biến đổi chúng hoặc đảo ngược được chúng bằng những lực mới mà y đem du
nhập vào thành nguyên nhân tham gia vào việc tạo ra hậu quả. Qua mọi điều
nêu trên, y chỉ đang vận dụng định luật và y cũng làm việc chắc chắn như nhà
khoa học dùng lực này để hóa giải lực kia; nhà khoa học không thể phá hủy
được một đơn vị năng lượng song vẫn khiến cho một vật thể chuyển động theo ý
mình muốn bằng cách tính toán được cái góc và các chuyển động. Tương tự như
thế, ta có thể làm thúc đẩy nhanh hoặc trì hoãn nghiệp quả và thế là nó phải
chịu thay đổi do tác động của môi trường xung quanh mà nó thể hiện ra ở giữa
đó.
Ta hãy trình bày
cũng sự việc ấy hơi khác đi một chút vì quan niệm này thật là quan trọng và
có hiệu quả. Khi ta càng hiểu biết hơn thì ta càng dễ dẹp bỏ được nghiệp quả
của quá khứ. Xét vì những nguyên nhân đang triển khai ra để thành tựu thì
mọi thứ đều lọt vào tầm nhìn của linh hồn đang gần đến mức giải thoát khi nó
nhìn lại các kiếp đã qua, khi nó thoáng nhìn xuống viễn cảnh của những thế
kỷ trước mà nó đã chầm chậm leo lên từ đó thì nó có thể thấy nơi đó cách
thức gây ra những ràng buộc cho mình, những nguyên nhân mà chính mình phát
động: nó có thể thấy được bao nhiêu nguyên nhân đã được thanh toán và tiêu
tan mất còn bao nhiêu nguyên nhân vẫn tiếp tục triển khai ra. Chẳng những nó
có thể nhìn lại đằng sau mà nó còn có thể nhìn ra phía trước và thấy trước
được những hậu quả mà các nguyên nhân này sẽ tạo ra; do đó khi nhìn về phía
trước nó thấy những hậu quả sẽ được tạo ra, còn khi thoáng nhìn về phía sau
nó lại thấy rõ nguyên nhân gây ra những hậu quả này. Chẳng có khó khăn gì
khi giả sử rằng cũng giống như trong thiên nhiên vật lý thông thường, ta
thấy việc hiểu biết một vài định luật khiến cho ta có thể tiên đoán được một
kết quả vì đã hiểu được định luật tạo ra kết quả ấy; cũng vậy ta có thể
chuyển dời ý tưởng này lên một cõi cao hơn và tưởng tượng ra được tình huống
của một linh hồn đã phát triển khiến nó có thể thấy được những nguyên nhân
nghiệp quả mà nó phát động phía sau mình cũng như những hậu quả nghiệp báo
mà nó phải hoạt động xuyên qua nó trong tương lai.
Nhờ có được hiểu
biết như vậy về các nguyên nhân và thấy được việc chúng sẽ triển khai ra cho
nên linh hồn có thể dẫn nhập vào những nguyên nhân mới để hóa giải các hậu
quả này, và bằng cách vận dụng định luật, tin tưởng hoàn toàn vào tính cách
bất biến và bất di bất dịch của nó, bằng cách tính toán cẩn thận lực phát
động, nó sẽ khiến cho các hậu quả trong tương lai diễn ra đúng như ý muốn
của nó. Đây là vấn đề tính toán. Giả sử những rung động thù ghét đã được
phát khởi trong quá khứ, ta có thể cố ý khởi sự làm nguôi ngoai những rung
động này, ngăn cản chúng thể hiện ra trong hiện tại và tương lai bằng cách
lập nên những rung động yêu thương chống lại chúng. Cũng giống hệt như khi
ta tạo ra một làn sóng âm thanh rồi kế tới một làn sóng thứ nhì và khiến cho
làn sóng này đi kè kè phía sau làn sóng kia khiến cho rung động của phần thô
của làn sóng này tương ứng với phần tinh vi của làn sóng kia; vậy là từ
những âm thanh đó ta có thể tạo ra sự im lặng bằng phương pháp giao thoa;
cũng giống như thế ở các cõi cao ta có thể dùng các rung động của yêu thương
và thù ghét một cách đầy hiểu biết và kiểm soát nó bằng ý chí để kết thúc
những nguyên nhân nghiệp quả và đạt được sự quân bình, đó là một cách nói
khác về sự giải thoát. Kiến thức đó vốn vượt ngoài tầm của đại đa số mọi
người. Đa số mọi người chỉ có thể làm được như sau: nếu họ muốn vận dụng
khoa học về linh hồn thì họ có thể chấp nhận chứng cớ của các bậc chuyên gia
về đề tài này, họ có thể chấp nhận các huấn điều đạo đức của các vị đại Đạo
sư trên thế giới và khi tuân theo những huấn điều ấy – trực giác của họ đáp
ứng được với chúng mặc dù họ không hiểu được phương pháp vận hành của chúng
– thì họ có thể gây tác dụng qua điều đó cũng giống như tác dụng của một sự
hiểu biết rành mạch và dứt khoát. Do đó lòng sùng tín và tuân lời một vị Đạo
sư có thể dẫn ta tới sự giải thoát cũng chẳng khác nào sự hiểu biết vậy.
Khi áp dụng những
nguyên tắc này theo mọi chiều hướng, học viên bắt đầu nhận ra được con người
bị vô minh cản trở xiết bao và sự hiểu biết đóng vai trò lớn lao biết chừng
nào trong cơ tiến hóa của nhân loại. Con người trôi dật dờ vì y không biết,
y chới với vì mù lòa; kẻ nào kết thúc được lộ trình của mình nhanh hơn đại
khối quần chúng thì kẻ đó bỏ lại đằng sau đám đông lười biếng cũng giống như
“con ngựa đua bỏ con ngựa tồi lại đằng sau”, kẻ đó cần có minh triết cũng
như tình thương, sự hiểu biết cũng như lòng sùng tín. Y không cần phải để
cho những mắt xích của chuỗi xích mà y đã rèn luyện ra từ lâu rồi bị hao mòn
đi từ từ, y có thể nhanh chóng mài giũa chúng và thoát khỏi chúng cũng hữu
hiệu như thể chúng từ từ bị rỉ sét đi khiến cho y được giải thoát.
CHẤM DỨT NHÂN QUẢ
Nhân quả cứ khiến
cho ta luân hồi lại mãi, ràng buộc ta vào vòng sinh tử luân
hồi. Nghiệp tốt cũng trì kéo ta tàn nhẫn chẳng kém gì nghiệp xấu, và
sợi xiềng xích mà các đức tính của ta rèn luyện ra cũng giữ chặt ta khít lại
chẳng khác nào sợi xiềng xích mà những tính xấu của ta rèn luyện ra. Thế thì
làm sao mà ta chấm dứt được việc giăng mắc sợi xiềng xích ấy vì chừng nào
con người còn sống thì y còn phải suy nghĩ và cảm xúc, thế mà tư tưởng và
xúc cảm bao giờ cũng gây nghiệp? Lời giải đáp cho thắc mắc này là bài học
lớn trong Chí Tôn Ca, bài học được dạy cho ông hoàng chiến sĩ. Bài học đó
không được dạy cho vị ẩn sĩ cũng như môt học viên mà dạy cho một chiến sĩ
đang phấn đấu để chiến thắng, ông hoàng đang chìm ngập trong những bổn phận
đối với quốc gia.
Lực ràng buộc của
tác động không ở nơi tác động mà ở nơi dục vọng, không ở tự thân tác động mà
ở sự vướng mắc với thành quả của tác động. Người ta thực thi tác động với
mong muốn vui hưởng thành quả của nó, người ta chọn theo một lộ trình với
mong muốn đạt được những kết quả; linh hồn đang mong ước thì Thiên nhiên
phải đáp lại thôi, nó đang đòi hỏi thì Thiên nhiên phải khen thưởng. Hậu quả
đều ràng buộc nguyên nhân, thành quả đều ràng buộc tác động và ham muốn
chính là sợi dây liên kết chúng với nhau, sợi chỉ xuyên suốt nhân quả. Nếu
ta có thể đốt cháy được sợi này thì sẽ không còn mối liên kết ấy nữa và khi
mọi ràng buộc của tâm hồn đã bị phá vỡ thì linh hồn sẽ được tự do. Bấy giờ
nghiệp không còn có thể cầm giữ được nó nữa; nghiệp không còn ràng buộc được
nó, vòng xoay chuyển nhân quả vẫn có thể tiếp tục nhưng linh hồn đã trở
thành một Sinh linh giải thoát.
“Nếu không bị
vướng mắc, thường xuyên thực thi tác động coi đó là bổn phận thì khi thực
thi tác động mà không bị vướng mắc như thế con người quả thật đã đạt tới
Đấng Tối Cao[21]”.
Để thực hiện khoa
karma yoga này – nó được gọi là yoga hành động – con người phải hoàn thành
mọi tác động mà coi nó chỉ là bổn phận thôi, làm mọi thứ đều hòa hợp với
Định luật. Khi tìm cách tuân theo Định luật trên bất kỳ cõi tồn tại nào mà y
đang bận bịu trong đó, y nhắm mục đích trở thành một lực hoạt động hợp tác
với Ý chí Thiêng liêng cho cơ tiến hóa và hoàn toàn vâng lời trong mọi giai
đoạn hoạt động của mình. Như vậy mọi tác động của y đều tham gia vào bản
chất hiến tế và được hiến dâng cho việc xoay chuyển Bánh xe Chánh pháp chứ
không vì bất cứ thành quả nào mà chúng có thể mang lại; tác động được hoàn
thành coi như một bổn phận, thành quả đó được hoan hỉ hồi hướng để trợ giúp
cho chúng sinh; y không dính dáng gì tới nó vì nó thuộc về Thiên luật và y
để cho Thiên luật tha hồ phân phối thành quả ấy.
Và thế rồi ta lại
được đọc tiếp:
“Kẻ nào mà làm
việc hoàn toàn thoát khỏi sự uốn nắn của dục vọng, kẻ nào tác động đã được
hun đúc bởi lửa minh triết thì kẻ đó được bậc minh triết tâm linh gọi là
một bậc Hiền triết.
Sau khi đã từ bỏ
mọi sự ràng buộc với thành quả tác động thì y luôn luôn bằng lòng không bám
víu vào thứ gì, mặc dù tác động nhưng y có làm gì đâu.
Vì không có ham
muốn cho nên tư tưởng của y mới được CHƠN NGÃ kiểm soát bởi đã từ bỏ mọi sự
vướng mắc, chỉ dùng cái xác để thi hành bổn phận thôi cho nên y đâu có phạm
tội.
Vì bằng lòng với
bất cứ thứ gì mà mình nhận được, vượt lên khỏi các cặp đối đãi, không ganh
tị, thắng không kiêu bại không nản cho nên y hành động mà không bị ràng
buộc.
Đó là vì khi không
còn bị vướng mắc nữa thì tư tưởng của y mới được xác lập hài hòa nơi sự minh
triết, công việc của y mới đích thực là hiến tế và mọi tác động của y đều
tan hòa ra[22]”.
Cơ thể và tâm trí
đều thể hiện trọn vẹn mọi hoạt động, cơ thể thực hiện mọi tác động vật lý,
tâm trí thể hiện mọi tác động nội giới; nhưng CHƠN NGÃ vẫn thanh thản, không
rối trí, không phí phạm bản thể vĩnh hằng của mình để rèn giũa nên những sợi
dây xích trong vòng thời gian. Người ta không lơ là chánh nghiệp nhưng chỉ
hành động trung thành tới mức độ khả năng có sẵn, vì từ bỏ sự vướng mắc đối
với thành quả không hàm ý là hành động một cách lười biếng hoặc tắc trách:
“Hỡi đệ tử, cũng
giống như kẻ vô minh hành động nhưng lại vướng mắc vào tác động đó; cũng
vậy, người minh triết hành động mà không vướng mắc vì chỉ muốn bảo dưỡng cho
loài người.
Kẻ minh triết đừng
làm rộn trí kẻ vô minh vẫn còn vướng mắc vào tác động; nhưng kẻ minh triết
phải hành động hài hòa (với Ta) thì mọi hành động của y mới có sức hấp dẫn[23]”.
Kẻ nào đã đạt tới
trạng thái “vô vi” này rồi ắt đã học được bí quyết của việc chấm dứt nhân
quả; y dùng sự hiểu biết để làm tiêu tan tác động mà mình đã sinh ra trong
quá khứ, y dùng lòng sùng tín để thiêu rụi tác động trong hiện tại. Lúc bấy
giờ y đạt tới tình trạng mà thánh John gọi là “thiêng liêng” trong Thánh thư
Khải huyền; ở tình trạng này con người không còn đi ra ngoài Đền thờ nữa. Đó
là vì linh hồn đã từng nhiều lần đi ra khỏi Đền thờ để bước xuống đồng bằng
là cõi đời, nhưng đã đến lúc y trở thành một cột trụ, “một cột trụ trong Đền
thờ Thượng Đế”. Đền thờ đó là thế giới của các linh hồn đã giải thoát và chỉ
kẻ nào không còn vướng mắc gì với bản thân nữa thì mới có thể tự nguyện
vướng mắc với mọi người nhân danh Sự Sống Nhất Như.
Vậy thì những ràng
buộc về ham muốn này (ham muốn của phàm ngã, thậm chí ham muốn của Chơn ngã)
đều phải bị phá bỏ. Ta có thể thấy việc phá bỏ đó bắt đầu như thế nào; và ở
đây có một lỗi lầm mà nhiều học viên non trẻ thường mắc phải, một lỗi lầm
vốn tự nhiên và dễ hiểu đến nổi nó thường xuyên xảy ra. Chúng ta không phá
vỡ những “ràng buộc trong tâm hồn” bằng cách cố gắng bóp nghẹt tâm hồn.
Chúng ta không phá vỡ những ràng buộc của ham muốn bằng cách cố gắng biến
mình thành ra trơ trơ như gỗ đá vô tri vô giác. Người đệ tử phải trở nên
nhạy cảm hơn chứ không kém phần nhạy cảm hơn khi y đạt gần tới mức giải
thoát. Y cần phải trở nên dịu dàng chứ không phải cứng rắn hơn; đó là vì
người đệ tử hoàn hảo chẳng kém gì Chơn sư, là kẻ hưởng ứng được với mọi nỗi
xao xuyến nơi thế giới bên ngoài, y thông cảm và đáp ứng được với mọi điều,
y cảm nhận và hưởng ứng được mọi chuyện. Cũng chính vì y chẳng còn tha thiết
điều gì cho bản thân nên y mới có thể hiến tặng hết mọi thứ cho mọi người.
Một người như thế thì nghiệp không còn cầm giữ y được nữa, y đâu có rèn giũa
ra một sự ràng buộc nào để níu kéo linh hồn. Khi người đệ tử càng ngày càng
trở thành một kênh dẫn Sự Sống Thiêng Liêng tuôn ra cho thế gian thì y chẳng
mong muốn gì hơn là mình sẽ trở thành một kênh dẫn với lòng kênh ngày càng
rộng hơn để cho Sự Sống vĩ đại có thể tuôn chảy theo đó, mong ước duy nhất
của y là mình có thể trở thành một kho chứa rộng lớn hơn và ít gây chướng
ngại hơn cho Sự Sống tuôn đổ ra ngoài; làm việc chẳng vì điều gì cả ngoại
trừ mục đích để phục vụ; ấy là cuộc đời làm đệ tử trong đó mọi sự ràng buộc
níu kéo đều bị phá vỡ.
Nhưng có một sự
ràng buộc không bao giờ bị phá vỡ, sự ràng buộc đó là sự hiệp nhất chân thực
vốn không phải là ràng buộc vì ta không thể phân biệt được những thứ riêng
rẽ đối với điều hiệp nhất Đấng Nhất Như với Vạn Hữu, hiệp nhất Đệ tử với
Chơn sư, hiệp nhất Chơn sư với Đệ tử; Sự Sống Thiêng Liêng cứ thu hút ta
tiến tới và thăng lên mãi mà không còn ràng buộc ta vào vòng sinh tử luân
hồi nữa. Ta bị kéo xuống trở lại trần thế - trước hết là do ham muốn những
gì mà ta vui hưởng được trên trần thế, rồi tới những ham muốn cao siêu hơn
mà phạm vi để thỏa mãn cũng vẫn còn là trần thế - ham muốn có được sự hiểu
biết tâm linh, có được sự tăng trưởng tâm linh, có được lòng sùng tín tâm
linh. Vậy khi mọi thứ đã thành tựu thì còn điều gì ràng buộc Chơn sư với thế
giới của loài người nữa? Thế gian đâu còn gì để hiến dâng cho ngài. Không có
một kiến thức nào trên trần thế mà các ngài lại chẳng có; không có một quyền
lực nào trên trần thế mà các ngài lại chẳng vận dụng được; không còn kinh
nghiệm nào nữa làm cho cuộc đời các ngài phong phú hơn; thế gian chẳng còn
gì dâng hiến các ngài để lôi kéo các ngài tái sinh luân hồi. Thế nhưng các
ngài vẫn giáng lâm vì có một sự thôi thúc thiêng liêng xuất phát từ bên
trong chứ không phải từ bên ngoài biệt phái các ngài xuống trần thế - bằng
không thì các ngài đã mãi mãi chia tay với nó – để trợ giúp các huynh đệ của
mình, để vất vả hết thế kỷ này sang thế kỷ khác, hết thiên niên kỷ này tới
thiên niên kỷ khác vì niềm vui phụng sự mang lại cho các ngài tình thương và
sự thái bình khôn nguôi mà không một thứ gì trên trần thế có thể hiến tặng
các ngài được, ngoại trừ lòng hoan hỉ khi thấy những linh hồn khác tăng
trưởng lên giống như mình vì bắt đầu chia xẻ được sự sống hữu thức của
Thượng Đế.
CỘNG NGHIỆP
Việc tụ tập các
linh hồn lại thành ra những nhóm, gia đình, giai cấp, quốc gia, chủng tộc đã
dẫn nhập một yếu tố mới gây hoang mang cho vấn đề nhân quả, chính ở đây ta
thấy có dành chỗ cho cái được gọi là “những tai nạn” cũng như những sự điều
chỉnh mà các Nghiệp quả Tinh quân không ngừng thực hiện. Dường như là trong
khi không một điều gì đó có thể giáng xuống một người nếu nó không nằm trong
“biệt nghiệp” của y, thì người ta thường lợi dụng cơ hội (chẳng hạn như một
tai họa quốc gia hoặc một thảm họa động đất) để khiến cho y thanh toán được
một nghiệp quả xấu mà lẽ ra theo bình thường không giáng xuống y trong chu
kỳ sống mà y đang trải qua. Điều tôi nói ở đây có thể mang tính cách suy
đoán chứ không phải là hiểu biết dứt khoát về vấn đề này nhưng dường như thể
sự bất đắc kỳ tử không thể xảy ra làm mất mạng một người nếu y không thiếu
nợ luật Nhân quả phải trả bằng mạng sống như thế; cho dù y có thể bị quẳng
vào trong cơn lốc của tai nạn đầy thảm họa đó thì y vẫn có thể được cứu mạng
như có “phép lạ” trong khi những người xung quanh y bị cuốn lốc đi qua sự
chết chóc và tang thương lúc mà một cơn bão tố hoặc một cơn hỏa hoạn bùng
phát thì y vẫn thoát nạn không bị hề hấn gì. Nhưng nếu y có thiếu nợ một
mạng sống và nếu y bị nghiệp quả quốc gia hoặc nghiệp quả gia đình cuốn hút
vào trong một vùng chịu một sự xáo trộn như thế thì mặc dù sự bất đắc kỳ tử
không được đan bện vào trong thể phách của y cho kiếp đặc biệt đó nhưng cũng
không có một sự chủ động can thiệp nào để bảo toàn tính mạng của y. Người ta
có thể đặc biệt để mắt tới y sau đó khiến cho y không chịu đau đớn quá đáng
khi thình lình phải hồn lìa khỏi xác, nhưng y được phép trả nợ khi có cơ hội
trả nợ mà định luật đã rộng lòng mang lại cho y qua cái cộng nghiệp mà y
dính mắc vào đó.
Cũng giống như
thế, lợi ích có thể lọt vào tay y qua tác động gián tiếp ấy của định luật
chẳng hạn như khi thuộc về một quốc gia đang được hưởng thành quả của một
nghiệp tốt quốc gia nào đó; như vậy y lại được Thiên nhiên trả nợ cho một
món nợ nào đó, nếu chỉ xét tới biệt nghiệp của y không thôi thì số phận kiếp
này của y sẽ không được trả nợ như thế.
Việc người ta sinh
ra trong một quốc gia đặc biệt nào chịu ảnh hưởng của một vài nguyên tắc
tổng quát về mặt tiến hóa cũng như những đặc trưng ngay trước mắt của y.
Linh hồn nào chậm phát triển thì chẵng những phải trải qua bảy Giống dân
Chính của một bầu hành tinh (ở đây tôi đang bàn tới cơ tiến hóa thông thường
của nhân loại) mà còn phải trải qua các giống dân phụ nữa. Yêu cầu này áp
đặt một số điều kiện mà biệt nghiệp phải thích ứng và quốc gia thuộc về
giống dân phụ mà linh hồn phải trải qua sẽ cung ứng địa bàn để cho ta tìm
thấy những điều kiện đặc biệt cần thiết. Khi ta theo dõi những chuỗi dài các
kiếp luân hồi thì ta ắt thấy rằng một số cá nhân tiến từ giống dân phụ này
sang giống dân phụ khác rất đều đặn trong khi những cá nhân khác lại phiêu
bạt hơn, có lẽ cứ lâm phàm đi lâm phàm lại chỉ nơi một giống dân phụ thôi.
Trong giới hạn của giống dân phụ đó, đặc trưng cá biệt của người ấy sẽ thu
hút y về phía quốc gia này hay quốc gia kia, và ta có thể lưu ý thấy những
đặc trưng nổi bật của quốc gia xuất hiện trở lại thành từng khối trên diễn
trường lịch sử sau một thời khoảng bình thường là 1500 năm, như vậy thì cả
đám người La Mã lại tái sinh luân hồi thành người Anh với các thuộc tính
quốc hồn quốc túy xuất hiện trở lại thành bản năng ưa phiêu lưu, thực dân,
chinh phục, đế quốc. Một người nào có những đặc trưng quốc gia nổi bật như
thế và đã đến lúc tái sinh luân hồi thì sẽ được biệt nghiệp của mình biệt
phái đến nước Anh để rồi chia xẻ số phận của quốc gia đó vui cũng như buồn,
tốt cũng như xấu trong phạm vi mà số phận ảnh hưởng tới biệt nghiệp của
người ấy.
Sự ràng buộc gia
đình tự nhiên là có tính chất phàm ngã hơn so với quốc gia và những người
nào đã dệt nên những sự ràng buộc luyến ái mặn nồng trong kiếp này thường có
khuynh hướng bị thu hút trở lại tạo nên thành viên của cùng một gia đình.
Đôi khi những ràng buộc này dai dẳng tái đi tái lại hết kiếp này tới kiếp
khác và số phận của hai cá nhân quấn quít gắn bó với nhau qua nhiều kiếp
liên tiếp. Có khi do hậu quả của những thời khoảng dài ngắn khác nhau nơi
cõi Devachan vốn cần thiết, vì có sự khác nhau về những hoạt động trí tuệ và
tâm linh mà người ta cùng nhau trải qua trong buổi sinh thời thế nên các
thành viên của một gia đình có thể bị tứ tán khắp nơi và chỉ lại tái ngộ sau
nhiều kiếp. Nói chung thì mối liên hệ càng mật thiết nơi các cõi cao trong
sinh hoạt thì càng có nhiều khả năng tái sinh trong cùng một nhóm gia đình.
Ở đây biệt nghiệp cũng lại chịu ảnh hưởng do nghiệp liên đới của gia đình và
y có thể được vui hưởng hoặc phải chịu khổ về những điều mà xét theo một
khía cạnh nào đó không cố hữu trong biệt nghiệp kiếp này của y, và như vậy
ta có thể nói rằng y được thiên nhiên trả nợ hoặc phải trả nợ cho thiên
nhiên không đúng hạn kỳ. Xét về phàm ngã thì điều này dường như sẽ mang theo
nó một sự hóa giải hoặc bù trừ nào đó nơi cõi Kamaloka và Devachan để cho sự
công bằng tuyệt đối có thể được thực hiện ngay cả đối với một phàm ngã phù
du.
Việc thanh toán
chi tiết cộng nghiệp đã đưa ta vượt xa giới hạn một công trình sơ cấp như
tác phẩm này và cũng vượt xa sức hiểu biết của tác giả cho nên hiện nay ta
chỉ đưa ra những lời bóng gió manh mún cho học viên. Muốn hiểu chính xác thì
cần phải nghiên cứu lâu dài các trường hợp biệt nghiệp được truy nguyên trải
qua nhiều ngàn năm. Suy đoán về những vấn đề này chỉ uổng công thôi, ta cần
phải kiên nhẫn quan sát.
Tuy nhiên có một
khía cạnh khác của cộng nghiệp mà người ta có thể nói thỏa đáng đôi lời. Đó
là mối quan hệ giữa tư tưởng và hành vi của con người với những khía cạnh
của bản chất ngoại giới. Bà Blavatsky có viết về đề tài này mù mờ như sau:
Tiếp theo Plato,
Aristote có giải thích rằng thuật ngữ “tứ đại” chỉ nên hiểu có nghĩa là
những nguyên thể vô hình được đặt ở bốn phân bộ lớn trong thế giới vũ trụ ta
nhằm giám sát bốn phân bộ ấy. Như vậy đâu phải chỉ có Ki Tô hữu mà chính
những người Ngoại đạo cũng tôn thờ Tứ đại và tứ phương theo tưởng tượng dưới
dạng các vị “Thần linh” lần lượt chủ trì bốn phương. Đối với Giáo hội có hai
loại Thực thể Vô hình là Thiên thần và Ma quỉ. Đối với môn đồ kinh Kabalah
và nhà Huyền bí học thì chỉ có một lớp thôi; nhà Huyền bí học cũng như môn
đồ kinh Kabalah không hề phân biệt các “Tinh quân Ánh sáng” với “Tinh quân
Bóng tối”, tức là Cosmocratores, Giáo hội La Mã đã tưởng tượng ra các vị này
và khám phá ra trong hàng ngũ các “Tinh quân Ánh sáng” có các vị đó ngay khi
bất cứ vị nào được gọi bằng một hồng danh khác hơn tên gọi mà Giáo hội dành
cho vị đó. Dù là Tinh quân hay Tứ đại Thiên vương thì cũng không hề thưởng
phạt cho dù theo hoặc không theo lệnh của “Thượng Đế” hoặc được phép Thượng
Đế; song chính con người – những hành vi của y tức Nhân quả - mới thu hút
lại cho cá nhân y và tập thể (chẳng hạn như đôi khi trong trường hợp trọn cả
một quốc gia) mọi loại điều ác và tai họa. Chúng ta tạo ra những Nguyên
nhân, những nguyên nhân này kích hoạt các quyền năng tương ứng trong Thế
giới Vô hình, chúng bị thu hút theo từ tính một cách không thể cưỡng lại
được hướng tới phản tác động trên những con người đã tạo ra nguyên nhân ấy;
cho dù người ấy quả thực là đã gây ra điều ác hoặc mới chỉ là kẻ “nghĩ ra”
và đang nghiền ngẫm ác ý đó thôi. Đó là vì Khoa học Hiện đại có dạy ta rằng
tư tưởng chính là vật chất và “mọi hạt vật chất hiện hữu đều phải ghi chép
được mọi điều đã xảy ra” theo như quí ông Jevons và Babbage có nói với kẻ
phàm phu trong tác phẩm “Các Nguyên lý của Khoa học”. Khoa học Hiện đại càng
ngày càng bị thu hút nhiều hơn vào cơn xoáy lốc của Huyền bí học: chắc chắn
là vô ý thức, thế nhưng cũng rất đáng kể.
“Tư tưởng chính là
vật chất”: tuy nhiên, đương nhiên không phải là theo nghĩa của nhà Duy vật
người Đức, Moleschott, ông đoan chắc với chúng ta rằng “tư tưởng là sự vận
động của vật chất” – một phát biểu hầu như hết sức phi lý. Các trạng thái
tâm trí và trạng thái thể chất cực kỳ đối lập với nhau như thế. Nhưng điều
đó không ảnh hưởng tới lập trường cho rằng mọi tư tưởng cùng với phần đi kèm
theo về thể chất của nó (sự thay đổi trong bộ óc) đều phô bày một khía cạnh
ngoại giới – mặc dù là ngoại giới siêu giác quan đối với chúng ta – trên cõi
tinh vi[24].
Dường như là khi
con người tạo ra một số lớn hình tư tưởng ác ý có tính cách hủy diệt và khi
những khối tập hợp này tụ tập lại thành những đám khổng lồ trên cõi Trung
giới thì năng lượng của chúng có thể và ắt được phóng lên cõi hồng trần,
kích động những cuộc chiến tranh, cách mạng, đủ thứ xáo trộn và hỗn loạn
trong xã hội, giáng xuống thành cộng nghiệp đối với những kẻ đã gây ra chúng
và tạo ra sự tàn phá rộng lớn. Như vậy xét về tập thể cũng như cá thể thì
con người đều làm chủ số phận của mình và thế giới của y được uốn nắn theo
tác động sáng tạo của y.
Những trận dịch
tội ác và bệnh tật, những chu kỳ tai nạn đều được giải thích tương tự. Những
hình tư tưởng giận dữ góp phần khiến cho một kẻ giết người phạm tội; những
Tinh linh ngũ hành này được tội ác nuôi
dưỡng và là kết quả của tội ác – những tư tưởng hận thù và báo oán của những
kẻ yêu mến nạn nhân, sự phẫn nộ kịch liệt của người phạm tội, cơn thịnh nộ
của y không được thỏa mãn, phóng ra dữ dội hướng tới thế gian – những thứ đó
còn tăng cường thêm nữa đội quân của mình bằng nhiều hình tư tưởng ác ý;
những thứ này lại xuất phát từ cõi Trung giới xúi giục một kẻ phạm phải tội
ác mới và cái vòng lẩn quẩn những cơn thôi thúc mới cứ xoay chuyển mãi khiến
ta có một trân dịch những hành vi bạo lực. Bệnh dịch lan tràn và tư tưởng sợ
hãi nối tiếp sự tiến triển của bệnh tật ấy tác động trực tiếp làm tăng cường
quyền năng của bệnh tật; những xáo trộn từ điển được lập nên và lan tỏa đi
phản tác động lên bầu hào quang từ điển của những người ở trong vùng chịu
ảnh hưởng. Tư tưởng độc ác của con người gây tàn phá theo mọi hướng và theo
vô tận kiểu vì y không chịu là kẻ hợp tác thiêng liêng trong Vũ trụ mà lại
dùng quyền năng sáng tạo của mình để gây hủy hoại.
KẾT LUẬN
Đó là phác họa
Định luật lớn về Nhân quả và cách vận hành của nó; nhờ biết được như vậy
người ta có thể tăng tốc sự tiến hóa của mình, nhờ vận dụng định luật ấy con
người có thể giải thoát mình khỏi sự ràng buộc và rất lâu trước khi loài
người đi hết lộ trình thì người ấy đã trở thành một trong những đấng trợ
giúp và cứu độ thế gian. Việc tin chắc sâu sắc và kiên định về sự thật của
định luật này ắt mang lại cho cuộc đời một sự thanh thản không nao núng và
một sự vô úy tuyệt đối: chẳng có gì đụng chạm tới ta mà không do ta gây ra,
chẳng có gì làm phương hại đến ta mà lại không xứng đáng với điều đó. Và vì
mọi chuyện mà chúng ta đã gieo ắt phải chín muồi thành vụ gặt, và đúng vụ
mùa thì phải được gặt hái cho nên thật là hoài công mà than thở về vụ gặt
hái khi nó gây ra đau khổ; nó cũng có thể được thực hiện ngay bây giờ hoặc
là vào bất kỳ thời gian nào đó trong tương lai vì ta không thể tránh được nó
và một khi đã được thực hiện rồi thì nó không thể trở lại quấy rầy ta nữa.
Do vậy nghiệp quả đau thương có thể được giáp mặt với một tâm hồn hoan hỉ,
coi đó là điều phải được vui vẻ thanh toán và giải quyết; tốt hơn là bỏ nó
lại đằng sau ta thay vì để nó cứ treo lủng lẳng trước mặt ta và mọi món nợ
được thanh toán rồi sẽ giúp cho ta ít thiếu nợ hơn. Ước gì thế gian biết
được điều đó để cảm thấy được sức mạnh xuất phát từ việc tùy thuận theo Định
luật! Vô phước thay đối với hầu hết mọi người ở thế giới phương Tây thì đó
chỉ là một điều hão huyền và ngay cả trong giới nhà Thông Thiên Học thì niềm
tin vào nhân quả cũng mang tính cách tán thành bằng cái trí nhiều hơn là tin
chắc trong cuộc sống và chịu quả báo theo sự minh giải của cuộc đời mà ta
trải nghiệm. Giáo sư Bain có nói rằng sức mạnh của một đức tin được đo lường
qua ảnh hưởng của nó lên cách ứng xử, và tin vào nhân quả phải khiến cho
cuộc đời ta thanh khiết, vững mạnh, thanh thản và hoan hỉ. Chỉ có những hành
vi của chính ta mới làm vướng bận được ta, chỉ có ý chí của chính ta mới
xiềng xích được ta. Ước gì con người nhận ra chỉ một lần sự thật này thôi
thì giờ giải thoát của y cũng đã đến rồi đấy. Thiên nhiên không thể bắt làm
nô lệ linh hồn nào đã nhờ minh triết mà có được quyền năng và sử dụng cả
minh triết lẫn quyền năng trong việc yêu thương.
H Ế T
[1]
Thế Giới Huyền Bí trang
89–90, ấn bản lần thứ tư.
[2]
Thế Giới Huyền Bí, trang 100.
[3]
Tạp chí Lucifer, số tháng 10
năm 1892 bài “Sống và Chết”.
[4]
Xem Chương “Việc sinh ra Hình
tư tưởng”.
[5]
Xem chương Việc Sinh ra Hình
tư tưởng, cũng như sơ đồ.
[6]
Những từ ngữ xuống dưới và
lên trên này rất dễ gây hiểu lầm; các cõi dĩ nhiên là lồng vào nhau.
[7]
Giáo lý Bí truyền, I,
157-159.
[8]
Như trên, câu kinh số 1 trong
quyển Thiền Thư, xem phần Kết luận.
[9]
Xem Sự Sinh ra và Tiến hóa
của Linh hồn
[10]
Xem Cõi Trung giới của
C.W.Leadbeater trang 45-46.
[11]
Xem Cõi Trung giới của
C.W.Leadbeater trang 86.
[12]
Xem Tiết sau bàn về Sự
thanh toán Nhân quả.
[13]
Một tên gọi thần bí,
đầy ý nghĩa đối với học viên nào hiểu được vai trò mà Soma thủ giữ
trong một số bí pháp cổ truyền.
[14]
Xem phần trước kia.
[15]
Xưa kia được gọi là
Linga Sharira, tên gọi này đã làm nảy sinh ra nhiều sự lẫn lộn.
[16]
Giáo Lý Bí Truyền, I,
trang 153.
[17]
Xem phần ở trên.
[18]
Giáo Lý Bí Truyền, I,
trang 131 và Xem phần trước kia.
[19]
Giáo Lý Bí Truyền, I,
trang 151 và Như trên.
[20]
Bàn về các Bí pháp,
iv, 4.
[21]
Chí Tôn Ca, iii, 19
[22]
Chí Tôn Ca, iv, 19-23.
[23]
Như trên, iii, 25-26.
[24]
Giáo Lý Bí Truyền, I,
148-149.
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN HÌNH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES