Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lý

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   HÌNH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

Những chỗ khó khăn trong

Khoa Minh Triết Thiêng Liêng gọi là thông thiên học

TẬP 3

dãy địa cầu cỦa chúng ta

 Bạch Liên

 



chương thứ nhất

 

những dãy hành tinh

xÂy chung quanh mặt trời

 

   Huyền bí học khác với Thiên văn học hiện đại, nói rằng:  Có 10 Hệ thống tiến hóa (Système d'évolution) xây chung quanh Mặt Trời. Mỗi Hệ thống tiến hóa gồm bảy Dãy Hành Tinh. Mỗi Dãy Hành Tinh gồm bảy Bầu Hành Tinh.

   Mỗi Hệ thống đều do một vị Hành Tinh Thượng Ðế cai quản và điều khiển.

   Mười Hệ thống chia ra làm hai: bảy Hệ thống hữu hình và ba Hệ thống vô hình.

 

hệ thông hữu hình

 

   Có bảy Hệ thống hữu hình là:

   1– Hệ thống Kim Tinh (Système de Vénus).

   2– Hệ thống Mộc Tinh (Système de Jupiter).

   3– Hệ thống Thủy Tinh hay là Hải Vương Tinh (Système de Neptune).

   4– Hệ thống Hỏa Vương Tinh (Système de Vulcain).

   5– Hệ thống Thổ Tinh (Système de Saturne).

   6– Hệ thống Thiên Vương Tinh (Système de Uranus).

   7– Hệ thống Ðịa Cầu (Système de la Terre).

   Còn ba Hệ thống vô hình không thấy đề cập đến.

   Những Hệ thống hữu hình có những Bầu Hành Tinh hay là những thế giới làm bằng vật chất hồng trần, như quả Ðịa Cầu chúng ta, cho nên con mắt phàm thấy được.

   Những Hệ thống vô hình gồm những Bầu Hành Tinh làm bằng những chất tinh vi hơn chất hồng trần, cho nên con mắt phàm không thấy.

 

những bầu hành tinh hữu hình

 

   Dãy Kim Tinh (Chaine de Vénus) có một Bầu Hành Tinh hữu hình thấy được tức là Sao Hôm hay Sao Mai (Vénus).

   Dãy Mộc Tinh (Chaine de Jupiter) có một Bầu Hành Tinh hữu hình.

   Dãy Thủy Vương Tinh (Chaine de Neptune) hay là Hải Vương Tinh có ba Bầu Hành Tinh hữu hình.

   Dãy Hỏa Vương Tinh (Chaine de Vulcain) có một Bầu Hành Tinh hữu hình.

   Dãy Thổ Tinh (Chaine de Saturne) có một Bầu Hành Tinh hữu hình.

   Dãy Thiên Vương Tinh (Chaine d’ Uranus) có một Bầu Hành Tinh hữu hình.

   Dãy Ðịa Cầu có ba Bầu Hành Tinh hữu hình.

   Bảy Dãy Hành Tinh có tất cả 11 Bầu Hành Tinh hữu hình và 38 Bầu Hành Tinh vô hình.

 

sự tiến hÓA của bẢY dãy hành tinh

không đồng bỰc với nhau

 

   Sự tiến hóa của bảy Dãy Hành Tinh không đồng bực với nhau. Cao hơn hết là Dãy Kim Tinh thuộc về Dãy thứ Năm. Kế đó là Dãy Ðịa Cầu chúng ta và Dãy Thủy Vương Tinh thuộc về Dãy thứ Tư. Cuối cùng là bốn Dãy kia: Dãy Mộc Tinh, Dãy Thổ Tinh, Dãy Thiên Vương Tinh, Dãy Hỏa Vương Tinh thuộc về Dãy thứ Ba.

   Câu "thuộc về Dãy thứ Năm, Dãy thứ Tư, Dãy thứ Ba" là nghĩa chi?

   Ðây có nghĩa là Dãy Kim Tinh đã sanh ra lần này là lần thứ Năm. Dãy Ðịa Cầu chúng ta và Dãy Thủy Vương Tinh sanh ra lần này là lần thứ Tư. Còn bốn Dãy kia sanh ra lần này là lần thứ Ba.

   Chúng ta nên nhớ, tất cả cái chi trong Trời sanh ra rồi thì phải tuân theo Luật Nhân Quả và Luân Hồi. Một Dãy Hành Tinh cũng như một người, sanh rồi tử, tử rồi sanh lại, nhưng riêng về một Dãy Hành Tinh thì sự Luân Hồi có bảy lần, còn con người thì cả muôn kiếp.

 

 

chương thứ nhì

 

dãy địa cầu của chúng ta

 

   Ta làm người trần thế thì ta nên biết chút ít, dù là một cách tổng quát, về Dãy Ðịa Cầu của chúng ta.

   Dãy Ðịa Cầu của chúng ta hiện giờ gồm bảy Bầu Hành tinh. Có ba Bầu hữu hình và bốn Bầu vô hình.

1 –  Bầu thứ Nhứt vô hình xin gọi là Bầu A.

2 –  Bầu thứ Nhì vô hình xin gọi là Bầu B.

3 –  Bầu thứ Ba là Hỏa Tinh (Mars).

4 –  Bầu thứ Tư là Ðịa Cầu chúng ta (Terre).

5 –  Bầu thứ Năm là Thủy Tinh (Mercure).

6 –  Bầu thứ Sáu vô hình xin gọi là Bầu F.

7 –  Bầu thứ Bảy vô hình xin gọi là Bầu G.

   Xin xem hình mới dễ hiểu.

 

BẢY giai đoạn của đường tiến hÓA

 

   Ðường tiến hóa chia ra làm bảy giai đoạn:

   a) –  Ba giai đoạn đầu tiên: Tinh thần nhập thế, hòa mình vào vật chất.

   b) –  Một giai đoạn ở chính giữa: Tinh thần chiến đấu với vật chất đặng thiết lập sự quân bình.

   c) –  Ba giai đoạn chót: Tinh thần thắng phục vật chất, uốn nắn nó thành ra những dụng cụ tốt đẹp tức là tinh thần hóa vật chất.

 

   A –  CHƠN thần nhập thế:

   Tinh thần xuống mấy cõi dưới càng ngày càng đi sâu vào vật chất. Nó lấy nhiều lớp vật chất bao mình, cho nên thân mình càng ngày càng cứng rắn, nặng nề cho đến đỗi mới nhìn vào người ta chẳng còn biết nó ở trong vật chất, nhưng nó truyền qua vật chất nhiều quyền năng, nhiều đặc tính.

 

   b –  giữ thế quân bình:

   Giai đoạn này là bãi chiến trường giữa vật chất và tinh thần. Kinh sách Ấn gọi là trận giặc Ku-ru-sết-tra (Kurukshetra).

   Mặc dù tinh thần cho vật chất sự sống, vật chất cũng tự coi mình là độc lập, riêng biệt. Ban đầu tinh thần còn yếu đuối, đồng hóa với vật chất, bị vật chất lấn lướt, đè bẹp và thường nghe theo nó.

   Nhưng lần lần tinh thần trở nên mạnh mẽ. Nó tìm thế khắc phục vật chất và giữ vững thế quân bình. Khi gần hết giai đoạn thứ nhì thì tinh thần thắng vật chất, bắt đầu làm chủ nó và điều khiển nó.

 

   c –  tiến hoá:

   Tinh thần tiến lần lên cao, biến đổi vật chất thành ra một khí cụ tốt lành để hành động và biểu lộ ý chí của nó. Trong thời kỳ này quyền năng con người càng ngày càng phát triển. Khi hết một Ðại Kiếp của Thái Dương Hệ thì dường như nó vô biên.

   Tất cả những Hệ thống tiến hóa, từ những Dãy Hành Tinh, những cuộc Tuần Hoàn, những Giống dân cho đến Con người đều phải tuân theo qui định ba giai đoạn này.

   Về những Dãy Hành Tinh, nếu ta để ý một chút thì thấy: ba Dãy đầu, tức Dãy thứ Nhứt, Dãy thứ Nhì và Dãy thứ Ba đi xuống. Dãy thứ Tư ở chính giữa. Ba Dãy chót tức là Dãy thứ Năm, Dãy thứ Sáu và Dãy thứ Bảy đi lên.

   Về vị trí ta thấy:

     Dãy thứ Nhứt ngang hàng với Dãy thứ Bảy.

     Dãy thứ Nhì ngang hàng với Dãy thứ Sáu.

     Dãy thứ Ba ngang hàng với Dãy thứ Năm.

     Dãy thứ Tư ở chính giữa.

   Về mỗi Dãy Hành Tinh thì:

      Bầu thứ Nhứt ngang hàng với Bầu thứ Bảy.

      Bầu thứ Nhì ngang hàng với Bầu thứ Sáu.

      Bầu thứ Ba ngang hàng với Bầu thứ Năm.

      Bầu thứ Tư ở chính giữa.

 

hệ thống địa cầu chúng ta

vị trí và nhân vật của BẢY hành tinh

 

   Về Hệ thống Ðịa Cầu chúng ta thì Dãy thứ Nhứt, Dãy thứ Nhì và Dãy thứ Ba đã tan rã.

   Dãy thứ Ba còn để lại một Bầu Hành Tinh, một Bầu Trái Ðất, là Mặt Trăng bây giờ. Thế nên ta gọi Dãy thứ Ba là Dãy Nguyệt Tinh.

   Thiết tưởng ta nên biết vị trí của mỗi Dãy.

 

-   I –

 

   Vị trí của Dãy thứ Nhứt:

     1 – Bầu thứ Nhứt A và Bầu thứ Bảy G ở tại cõi Niết Bàn.

     2 – Bầu thứ nhì B và Bầu thứ Sáu F ở tại cõi Bồ Ðề.

     3 – Bầu thứ Ba C và Bầu thứ Năm E ở tại cõi Thượng Thiên.

     4 – Bầu thứ Tư ở tại cõi Hạ Thiên.

 

- II -

  

Vị trí của Dãy thứ Nhì: (Dãy thứ Nhì xuống thấp một bậc).

      1 – Bầu thứ Nhứt A và Bầu thứ Bảy G ở tại cõi Bồ Ðề.

      2 – Bầu thứ Nhì B và Bầu thứ Sáu F ở tại cõi Thượng Thiên.

      3 – Bầu thứ Ba C và Bầu thứ Năm E ở tại cõi Hạ Thiên.

      4 – Bầu thứ Tư ở tại Cõi Trung Giới.

 

- III -

  

Vị trí của Dãy thứ Ba hay là Dãy Nguyệt Tinh (Chaine Lunaire): (Dãy thứ Ba xuống thấp một bực nữa).

   1– Bầu thứ Nhứt A và Bầu thứ Bảy G ở tại cõi Thượng Thiên.

   2– Bầu thứ Nhì B và Bầu thứ Sáu F ở tại cõi Hạ Thiên.

   3– Bầu thứ Ba C và Bầu thứ Năm E ở tại cõi Trung Giới.

   4– Bầu thứ Tư D là Ðịa Cầu gọi là Mặt Trăng ở tại cõi Hạ Giới hay Hồng Trần.

 

- IV -

  

Vị trí của Dãy thứ Tư: (Dãy thứ Tư xuống thấp một bực nữa).

1 – Bầu thứ Nhứt A và Bầu thứ Bảy G ở tại cõi Hạ Thiên.

2 – Bầu thứ nhì B và Bầu thứ Sáu F ở tại cõi Trung Giới.

3 – Bầu thứ Ba C (Hoả Tinh – Mars) và Bầu thứ Năm E  (Thủy Tinh – Mercure)                                 4 – Bầu thứ Tư D (Trái Ðất) đồng ở tại Hạ Giới hay là Hồng Trần.

 

- V -

  

Vị trí của Dãy thứ Năm:

   Ðã tới cõi Trần rồi không còn xuống thấp được nữa. Dãy thứ Năm bắt đầu đi trở lên, nó trở lại vị trí của Dãy thứ Ba.

   1– Bầu thứ Nhứt A và Bầu thứ Bảy G trở lên cõi Thượng Thiên.

  2– Bầu thứ Nhì B và Bầu thứ Sáu F trở lên cõi Hạ Thiên.

   3– Bầu thứ Ba C và Bầu thứ Năm E trở lên cõi Trung Giới.

   4– Bầu thứ Tư D là một Ðịa Cầu còn ở tại cõi Hồng Trần.

 

- VI -

  

Vị trí Dãy thứ Sáu: (Dãy thứ Sáu lên một Bực nữa. Nó ở vào vị trí của Dãy thứ Nhì).

   1– Bầu thứ Nhứt A và Bầu thứ Bảy G ở tại cõi Bồ Đề.

   2– Bầu thứ Nhì B và Bầu thứ Sáu F ở tại cõi Thượng Thiên.

   3– Bầu thứ Ba C và Bầu thứ Năm E ở tại cõi Hạ Thiên.

   4– Bầu thứ tư ở tại cõi Trung Giới.

 

- VII -

  

Vị trí của Dãy thứ Bảy: (Dãy thứ Bảy lên cao một bực nữa. Nó ở vào vị trí của Dãy thứ Nhứt).

   1– Bầu thứ Nhứt A và Bầu thứ Bảy G ở tại cõi Niết Bàn.

   2– Bầu thứ Nhì B và Bầu thứ Sáu F ở tại cõi Bồ Ðề.

   3 – Bầu thứ Ba C và Bầu thứ Năm E ở tại cõi Thượng Thiên.

   4– Bầu thứ Tư ở tại cõi Hạ Thiên.

   Khi Dãy thứ Bảy tan rã rồi thì một Hệ thống tiến hóa chấm dứt. Ðức Thái Dương Thượng Ðế nghỉ ngơi, không sanh hóa nữa. Ðây là thời kỳ Hoại Không.

 

một nguyên tắc phải nhớ

  

Có một nguyên tắc luôn luôn phải ghi nhớ là:

   Khi Bầu Hành Tinh ở cõi nào thì nó phải làm bằng chất khí của cõi đó và lẽ tự nhiên, thân hình các loài vật trên Hành Tinh đó cũng phải do chất khí của cõi đó tạo ra.

Thí dụ: Trái Ðất là Bầu Hành Tinh thứ Tư làm bằng vật chất Hồng Trần thì thân hình các loài vật trên Ðịa Cầu từ Con Người cho tới loài Kim Thạch cũng phải làm bằng vật chất Hồng Trần. Ngày sau nhơn vật bỏ Bầu Trái Ðất qua Bầu thứ Năm E. Khi tới Bầu thứ Sáu F làm bằng chất Thanh Khí của cõi Trung Giới thì thân hình của các loài vật cũng phải làm bằng chất Thanh Khí vậy.

Trong bảy Bầu Hành Tinh chỉ có một Bầu hoạt động mà thôi. Còn sáu Bầu kia vẫn trống rỗng và yên lặng. Ðây có nghĩa là trước hết nhơn vật sanh ra tại Bầu thứ Nhứt A rồi học hỏi và kinh nghiệm tại Bầu đó. Ðúng ngày giờ thì bỏ Bầu thứ Nhứt qua Bầu thứ Nhì tiếp tục sự tiến hóa của mình. Bầu A thành ra trống rỗng. Nhơn vật cứ đi như thế từ Bầu thứ Nhứt cho đến Bầu thứ Bảy.

  

CHƯƠNG THỨ BA

 

NHƠN VẬT CỦA DÃY ĐỊA CẦU CHÚNG TA

 

Nhơn vật trên Dãy Địa Cầu rất nhiều. Nhưng có bảy loài liên quan mật thiết với chúng ta. Ấy là:

1)- Tinh chất thứ Nhứt (1er Essence élémentale)

2)- Tinh chất thứ Nhì (2è Essence élémentale)

3)- Tinh chất thứ Ba (3è Essence élémentale)

4)- Kim Thạch

5)- Thảo Mộc

6)- Cầm Thú

7)- Con Người

Ngoài ra còn các loài Tinh Linh, các hạng Thiên Thần và những loài khác mà con người không hề biết và không bao giờ tiếp xúc với họ được.

 

I

 

NHƠN VẬT Ở DÃY THỨ NHỨT

 

Nhơn vật ở Dãy Hành Tinh thứ Nhứt gồm những loài trên đây. Xin kể ra:

1)- Tinh chất thứ Nhứt.

2)- Tinh chất thứ Nhì.

3)- Tinh chất thứ Ba.

4)- Kim Thạch.

5)- Thảo Mộc.

6)- Cầm Thú.

7)- Con Người.

Về các hạng Tinh Linh (Ngũ Hành), các hạnh Thiên Thần. Cái trí eo hẹp của chúng ta không hiểu nổi sự tiến hóa của họ. Ta chỉ biết rằng:

Tại Dãy Hành Tinh thứ Nhứt, Đức Thái Dương Thượng Đế chỉ sanh có một loài là Tinh chất thứ Nhứt mà thôi. Còn sáu loài trên vốn do Thái Dương Hệ khác chuyển sang qua Thái Dương Hệ chúng ta. Xin xem tới mới rõ.

Khi hết một Đại Kiếp của Dãy Hành Tinh nghĩa là khi Dãy Hành Tinh tan rã thì các loài vật đều tiến lên và thay hình đổi dạng.

Theo phép, Con Người thì qua hạng Siêu phàm làm Tiên Thánh. Nhưng thật sự có một số người theo không kịp chúng bạn nên bị bỏ lại. Họ phải qua Dãy Hành Tinh thứ Nhì đặng học hỏi và kinh nghiệm thêm cho tới ngày nào họ thành Chánh quả, mới thoát đọa Luân Hồi.

 

II

 

NHƠN VẬT CỦA DÃY THỨ NHÌ

 

Qua Dãy thứ Nhì thì:

1)- Loài thú ở Dãy thứ Nhứt đầu thai làm Con Người (và các Tinh Linh).

2)- Loài Thảo Mộc ở Dãy thứ Nhứt đầu thai làm Thú Vật.

3)- Loài Kim Thạch ở Dãy thứ Nhứt đầu thai làm Thảo Mộc.

4)- Loài Tinh chất thứ Ba ở Dãy thứ Nhứt đầu thai làm Kim Thạch.

5)- Loài Tinh chất thứ Nhì ở Dãy thứ Nhứt đầu thai làm Tinh chất thứ Ba.

6)- Loài Tinh chất thứ Nhứt ở Dãy thứ Nhứt đầu thai làm Tinh chất thứ Nhì.

7)- Còn thiếu loài Tinh chất thứ Nhứt thì Đức Thái Dương Thượng Đế sanh ra.

 

III

 

NHƠN VẬT CỦA DÃY THỨ BA

 

Qua Dãy thứ Ba thì:

1)- Loài Thú Vật ở Dãy thứ Nhì đầu thai làm Con Người (và các Tinh Linh).

2)- Loài Thảo Mộc ở Dãy thứ Nhì đầu thai làm Thú Vật.

3)- Loài Kim Thạch ở Dãy thứ Nhì đầu thai làm Thảo Mộc.

4)- Loài Tinh chất thứ Ba  ở Dãy thứ Nhì đầu thai làm Kim Thạch.

5)- Loài Tinh chất thứ Nhì ở Dãy thứ Nhì đầu thai làm Tinh chất thứ Ba.

6)- Loài Tinh chất thứ Nhứt ở Dãy thứ Nhì đầu thai làm Tinh chất thứ Nhì.

7)- Còn thiếu Tinh chất thứ Nhứt, Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh ra.

 

IV

 

NHƠN VẬT CỦA DÃY THỨ TƯ

 

Qua Dãy thứ Tư thì:

1)- Loài Thú Vật ở Dãy thứ Ba đầu thai làm Con Người (và các Tinh Linh).

2)- Loài Thảo Mộc ở Dãy thứ Ba đầu thai làm Thú Vật.

3)- Loài Kim Thạch ở Dãy thứ Ba đầu thai làm Thảo Mộc.

4)- Loài Tinh chất thứ Ba ở Dãy thứ Ba đầu thai làm Kim Thạch.

5)- Loài Tinh chất thứ Nhì ở Dãy thứ Ba đầu thai làm Tinh chất thứ Ba.

6)- Loài Tinh chất thứ Nhứt ở Dãy thứ Ba đầu thai làm Tinh chất thứ Nhì.

7)- Còn thiếu Tinh chất thứ Nhứt, Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh ra.

 

V

 

NHƠN VẬT CỦA DÃY THỨ NĂM

 

Qua Dãy thứ Năm thì:

1)- Loài Thú Vật ở Dãy thứ Tư đầu thai làm Con Người (và các Tinh Linh).

2)- Loài Thảo Mộc ở Dãy thứ Tư đầu thai làm Thú Vật.

3)- Loài Kim Thạch ở Dãy thứ Tư đầu thai làm Thảo Mộc.

4)- Loài Tinh chất thứ Ba ở Dãy thứ Tư đầu thai làm Kim Thạch.

5)- Loài Tinh chất thứ Nhì ở Dãy thứ Tư đầu thai làm Tinh chất thứ Ba.

6)- Loài Tinh chất thứ Nhứt ở Dãy thứ Tư đầu thai làm Tinh chất thứ Nhì.

7)- Còn thiếu Tinh chất thứ Nhứt, Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh ra.

 

VI

 

NHƠN VẬT CỦA DÃY THỨ SÁU

 

Qua Dãy thứ Sáu thì:

1)- Loài Thú Vật ở Dãy thứ Năm đầu thai làm Con Người (và các Tinh Linh).

2)- Loài Thảo Mộc ở Dãy thứ Năm đầu thai làm Thú Vật.

3)- Loài Kim Thạch ở Dãy thứ Năm đầu thai làm Thảo Mộc.

4)- Loài Tinh chất thứ Ba ở Dãy thứ Năm đầu thai làm Kim Thạch.

5)- Loài Tinh chất thứ Nhì ở Dãy thứ Năm đầu thai làm Tinh chất thứ Ba.

6)- Loài Tinh chất thứ Nhứt ở Dãy thứ Năm đầu thai làm Tinh chất thứ Nhì.

7)- Còn thiếu Tinh chất thứ Nhứt, Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh ra.

 

VI

 

NHƠN VẬT CỦA DÃY THỨ BẢY

 

Qua Dãy thứ Bảy thì:

1)- Loài Thú Vật ở Dãy thứ Sáu đầu thai làm Con Người (và các Tinh Linh).

2)- Loài Thảo Mộc ở Dãy thứ Sáu đầu thai làm Thú Vật.

3)- Loài Kim Thạch ở Dãy thứ Sáu đầu thai làm Thảo Mộc.

4)- Loài Tinh chất thứ Ba ở Dãy thứ Sáu đầu thai làm Kim Thạch.

5)- Loài Tinh chất thứ Nhì ở Dãy thứ Sáu đầu thai làm Tinh chất thứ Ba.

6)- Loài Tinh chất thứ Nhứt ở Dãy thứ Sáu đầu thai làm Tinh chất thứ Nhì.

7)- Còn thiếu Tinh chất thứ Nhứt, Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh ra.

 

Khi hết Đại Kiếp của Dãy thứ Bảy nghĩa là khi Dãy thứ Bảy tan rã thì một Hệ thống tiến hóa chấm dứt. Đức Thái Dương Thượng Đế nghỉ ngơi. Ngài không sanh sản nữa.

 

SỐ PHẦN CỦA NHỮNG NHƠN VẬT BỊ BỎ LẠI

 

Nhơn vật bị bỏ lại gồm:

1)- Những người không đủ điều kiện để vượt qua khỏi sự Phán Xét Cuối Cùng của Dãy Hành Tinh thứ Bảy.

2)- Những Thú Vật.

3)- Những Thảo Mộc.

4)- Những Kim Thạch.

5)- Những Tinh chất thứ Nhứt.

6)- Những Tinh chất thứ Nhì.

7)- Những Tinh chất thứ Ba.

 

Số phần họ sẽ ra sao khi mà Đức Thái Dương Thượng Đế không hoạt động nữa?

Họ sẽ được chuyển qua một Thái Dương Hệ khác rồi sẽ sanh ra ở Dãy thứ Nhứt của Thái Dương Hệ đó, cũng như trước kia, sáu loài ở Thái Dương Hệ khác sanh ra ở Dãy thứ Nhứt của Thái Dương Hệ chúng ta vậy.

Những người bị bỏ lại sẽ tiếp tục tu hành và sẽ đắc Đạo thành Chánh quả, thoát đọa Luân Hồi trong một thời gian sau.

 

SỰ LIÊN LẠC GIỮA CÁC THÁI DƯƠNG HỆ

 

Xin nhắc lại: trước đây tôi có nói vài lời về sự liên lạc giữa các Thái Dương Hệ trên không gian và sự sống tiếp tục từ Thái Dương hệ nầy qua Thái Dương Hệ kia, không bao giờ đứt đoạn. Những Thái Dương Hệ đồng một Cung với nhau đều giúp đỡ lẫn nhau.

Tôi tin rằng vị Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta sẽ làm một vị Thái Dương Thượng Đế. Ngài sẽ thâu nhận sáu loại bị bỏ lại của Thái Dương Hệ chúng ta vào Tiểu Vũ trụ của Ngài, vì chúng ta sẽ có sự liên lạc trực tiếp với Ngài. Đây chỉ là một sự ức đoán mà thôi.

 

CON NGƯỜI BÂY GIỜ ĐÂY LÀ

LOÀI NÀO Ở THÁI DƯƠNG HỆ TRƯỚC?

 

Chúng ta bây giờ đây là Con Người, vậy thì chúng ta là loài nào ở Thái Dương Hệ trước?

Có một cách tính rất dễ như sau đây:

1)- Ở Dãy Hành Tinh thứ Tư là Con Người, thì

2)- Ở Dãy Hành Tinh thứ Ba là Thú Vật.

3)- Ở Dãy Hành Tinh thứ Nhì là Thảo Mộc.

4)- Ở Dãy Hành Tinh thứ Nhứt là Kim Thạch.

 

Vậy thì chúng ta là Tinh chất thứ Ba ở Thái Dương Hệ trước, bởi vì Tinh chất thứ Ba ở Thái Dương Hệ trước qua Thái Dương Hệ nầy chúng ta đầu thai làm Kim Thạch.

Xin xem hình dưới đây:


 

Xin quí bạn lưu ý: Chỉ có Tinh chất thứ Nhứt của Dãy Hành Tinh thứ Nhứt mới đi đến mục đích định sẵn cho nó trong Thái Dương Hệ nầy tức là làm một vị Siêu phàm.

Còn Tinh chất thứ Nhì và năm loài kia đều phải qua Thái Dương Hệ sau.

 

MƯỜI BA TRIỀU LƯU SANH HÓA

 

Tại Thái Dương Hệ của chúng ta có bảy Triều Lưu sanh hóa bảy loài Tinh chất thứ Nhứt của bảy Dãy Hành Tinh.

Bảy loài nầy cộng với sáu loài từ Tinh chất thứ Nhì cho tới Thú Vật và Con Người ở Thái Dương Hệ trước qua Dãy Hành Tinh thứ Nhứt của chúng ta thì chúng ta có 13 loài do 13 Triều Lưu sanh hóa tạo ra.

 

NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BA BẦU HÀNH TINH:

HỎA TINH – TRÁI ĐẤT – và THỦY TINH

 

Có sự khác biệt giữa ba Bầu Hành Tinh: Hỏa Tinh (Mars), Trái Đất  và Thủy Tinh (Mercure) trong sự cấu tạo cũng như trong hai cảnh giới: Trung Giới và Thượng Giới.

Xem Đồ hình Dãy Địa Cầu chúng ta thì chúng ta thấy Hỏa Tinh đi xuống, Trái Đất ở chính giữa, còn Thủy Tinh bắt đầu đi lên. Vì thế Trái Đất ở mức chót của vật chất nên nó rất nặng nề.

Còn ở Thủy Tinh có nhiều chất Dĩ Thái cho nên đất cát ở đó không cứng rắn như ở cõi Trần và trong trẻo.

Xin xem quyển “Vài sự nhận xét về hai Bầu Hành Tinh Hỏa Tinh và Thủy Tinh của các nhà Huyền bí học rành rẽ hơn.

Ở đây tôi chỉ nói:

Bầu Hỏa Tinh có một cõi Trung Giới, một cõi Hạ Thiên và một cõi Thượng Thiên riêng biệt không giống cõi Trung Giới, cõi Hạ Thiên và cõi Thượng Thiên của quả Địa Cầu chúng ta. Bầu Thủy Tinh cũng có cõi Trung Giới, cõi Hạ Thiên và cõi Thượng Thiên riêng biệt khác hẳn cõi Trung Giới, cõi Hạ Thiên và cõi Thượng Thiên cũa quả Địa Cầu.

Ba cõi dưới có thể khác nhau, nhưng bốn cõi ở trên: Cõi Bồ Đề, cõi Niết Bàn, cõi Đại Niết Bàn và Tối Đại Niết Bàn vốn đại đồng.

Dùng được thể Bồ Đề thì có thể đi qua bảy Bầu Hành Tinh của Dãy Địa Cầu một cách dễ dàng và mau lẹ, khỏi phải xuyên qua không gian giữa hai Bầu Hành Tinh.

Nhiều vị La Hán trong đó có Đức Leadbeater đã qua viếng hai Bầu Hỏa Tinh và Thủy Tinh. Đức Leadbeater có viết lại sự quan sát của ngài, tôi có tóm tắt lại trong quyển “Sự nhận xét về Hỏa Tinh (Mars) và Thủy Tinh (Mercure) của các nhà Huyền bí học.”

  

CHƯƠNG THỨ TƯ

 

TRƯỜNG TIẾN HÓA CỦA CHÚNG TA

 

BẢY CÕI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ CHIA LÀM BA TRƯỜNG

 

A.- TRƯỜNG THỨ NHỨT

Trường thứ nhứt gồm hai cõi:

1)- Cõi Tối Đại Niết Bàn – Plan Adi ou Mahaparanirvana.

2)- Cõi Đại Biết Bàn – Plan Anupavaka ou Paranirvana.

Ấy là chỗ Đức Thái Dượng Thượng Đế hiện ra.

B.- TRƯỜNG THỨ NHÌ

Trường thứ nhì gồm hai cõi:

1)- Cõi Niết Bàn – Nirvana.

2)- Cõi Bồ Đề - Plan Bouddhique.

Ấy là trường tiến hóa của những vị đã được Điểm Đạo.

C.- TRƯỜNG THỨ BA

Trường thứ ba gồm ba cõi:

1)- Cõi Thượng Giới hay cõi Trí Tuệ - Plan Mental.

2)- Cõi Trung Giới hay cõi Tinh Quang – Plan Astral.

3)- Cõi Hạ Giới hay là Hồng Trần – Plan Physique.

Ấy là trường tiến hóa của Con Người.

Con người sanh ra tại cõi Trần đặng học hỏi những Luật Trời; trong một thời gian sau khi bỏ xác rồi con người về cõi Trung Giới đặng gội rửa lòng phàm. Ở cõi Trung Giới một ít lâu rồi con người lên cõi Thiên Đường tức là cõi Thượng Giới đặng đồng hóa những sự học hỏi và kinh nghiệm của mình. Cuối cùng đúng ngày giờ, con người lìa khỏi Thiên Đường trở xuống Hồng Trần đầu thai một lần nữa, đặng học hỏi những bài học mới và thanh toán những nghiệp quả đã gây ra.

Con người cứ Luân Hồi trong ba cõi: Thượng Giới, Trung Giới, Hạ Giới từ đời nầy qua đời kia; cứ lên rồi xuống, xuống rồi lên, không biết bao nhiêu lần. Con người phải đi từ Bầu Hành Tinh nầy qua Bầu Hành Tinh khác của Dãy Địa Cầu, từ Bầu thứ Nhứt cho tới Bầu thứ Bảy. Đi hết một vòng bảy Bầu, gọi là hết một Cuộc Tuần Hườn (Une Ronde). Con người phải đi bảy vòng như vậy nghĩa là hết bảy Cuộc Tuần Hườn mới trở nên trọn sáng, trọn lành và làm một vị Siêu phàm.

 

BẢY THỂ CỦA CON NGƯỜI

 

Con người có bảy Thể: Chúng là những khí cụ để cho con người dùng trong một thời gian.

Bảy Thể nầy là:

1)- Xác Thân (Corps physique) làm bằng ba chất thấp thỏi của cõi Hồng Trần là: Chất đặc, chất lỏng và chất hơi.

2)- Phách (Corps ou double éthérique) làm bằng bốn chất Dĩ Thái Hồng Trần (4 éthers physiques).

3)- Vía hay là Thể Tinh Quang (Corps Astral) làm bằng bảy chất Thanh Khí của cõi Trung Giới.

4)- Hạ Trí (Corps mental inférieur) làm bằng bốn chất Thượng Thanh Khí thấp hay là Trí Tuệ (Matière mentale): chất thứ Tư, chất thứ Năm, chất thứ Sáu và chất thứ Bảy.

5)- Thượng Trí hay là Nhân Thể (Corps mental supérieur ou corps causal) làm bằng ba chất: Thượng Thanh Khí cao hay là chất Trí Tuệ: Chất thứ Nhứt, chất thứ Nhì  và chất thứ Ba.

6)- Kim Thân hay Thể Bồ Đề cũng gọi là Thể Trực Giác (Corps de l’intuition) làm bằng bảy chất Bồ Đề hay là Thái Thanh Khí.

7)- Tiên Thể hay là Thể Thiêng Liêng (Corps Atmique) làm bằng bảy chất Âm Dương Khí (Akasha) của cõi Niết Bàn.

 

Bảy Thể nầy chia làm hai loại:

1)- Những thể hư hoại.

2)- Những thể trường tồn bất diệt.

 

NHỮNG THỂ HƯ HOẠI

 

 Những thể hư hoại: Xác Thân, Phách, Vía, Hạ Trí là bốn Thể hư hoại. Sau khi con người thác rồi một ít lâu sau chúng nó đều tan rã . . . . Nhưng.

a)- Xác Thân (kể luôn cái Phách) để lại một Nguyên tử Trường tồn là Lưu tánh Nguyên tử (Atome physique permanent).

b)- Cái Vía để lại một Nguyên tử Trường tồn gọi là Atome astral permanent.

c)- Hạ Trí để lại một Phân tử Trường tồn (Molécule mentale permanente).

 Bộ ba trường tồn nầy ghi tánh nết của ba Thể thấp và xỏ xâu vào một sợi dây làm bằng chất Bồ Đề gọi là Sutratma (Kim quang tuyến) vô nằm trong Thượng Trí (Nhân Thể).

Tới chừng con người đi đầu thai, chúng sẽ lại hoạt động như trước.

(Xin xem lại đoạn Kim quang tuyến).

 

SỰ LIÊN LẠC GIỮA CÁC THỂ

 

1)- Xác Thân liên lạc với Tiên Thể.

2)- Cái Vía liên lạc với Kim Thân hay là Thể Bồ Đề.

3)- Hạ Trí liên lạc với Thượng Trí.

 

Cái chi ảnh hưởng tới Thể nầy thì cũng ảnh hưởng đến Thể kia.

 

CON NGƯỜI LÀ TIỂU THIÊN ĐỊA

 

Bởi Con Người có ba Ngôi:

1)- Chơn Thần – Monade.

2)- Chơn Nhơn – Ego – Soi supérieur.

3)- Phàm Nhơn – Personnalité.

 

Và trong mình Con Người có đủ chất khí tạo lập Vũ Trụ Càn Khôn, cho nên kinh sách Đạo đức mới gọi Con Người là Tiểu Thiên Địa.

Và cũng bởi những lẽ trên đây, Huyền bí học luôn luôn bảo con người phải tự tìm mình trong mình mình, đừng tìm ở ngoài, đã chậm chạp mà còn tốn công vô ích, mất hết thì giờ.

Con người tự thắng mình rồi thì sẽ thắng được Tạo vật. Nếu không tự chủ được, không tự trị được thì không thể nào học Đạo được. Con người phải tự chiến đấu với mình, phải thắng phục được mình; đây không phải là một việc dễ làm đâu. Phải luyện tập từ kiếp nầy qua kiếp kia, phải có gan vàng dạ sắt, chí khí cứng cỏi như thép đã trui thì mới mong chặt đứt được những chướng ngại dựng lên ở mỗi chặn đường. Nếu ngã lòng, nửa chừng bỏ cuộc thì sẽ thất bại. Ngày sau phải bắt đầu tập lại những điều đã bỏ dở nửa chừng . . .  Đừng quên câu: “Chí công mài sắt, chầy ngày nên kim”.

 

NHỮNG CUỘC TUẦN HƯỜN (Les Rondes)

 

Những vấn đề: Những Dãy Hành Tinh, nhứt là Dãy Địa Cầu và những Cuộc Tuần Hườn, có liên quan mật thiết với con người. Người học Đạo phải biết chút ít về chúng nó, nhưng thật ra, chúng nó cực kỳ khó khăn và hữu ích cho những nhà Huyền bí học hơn là người thường.

Hai vị Cao đồ của Chơn sư là Đức Bà Annie Besant và Đức Leadbeater có giải về sự sanh hóa của Dãy Địa Cầu chúng ta và ba Cuộc Tuần Hườn đầu tiên và phân nửa Cuộc Tuần Hườn thứ Tư nầy trong hai quyển:

1)- L’homme d’où il vient et òu il va.

     (Con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu)

2)- L’Occultisme dans la nature, Tome II.

     (Huyền bí học trong thiên nhiên, quyển 2)

 

Song tôi tưởng dầu có thuật lại hay là dịch ra, người mới học Đạo cũng khó quan niệm được rõ ràng. Thế nên tôi chỉ bàn qua một cách tổng quát mà thôi.

Xin nhắc lại: Dãy Địa Cầu của chúng ta có bảy Bầu Hành Tinh. Trên mỗi Bầu, Đức Thái Dương Thượng Đế có sắp đặt mức độ tiến hóa của con người và các loài vật. Đây có nghĩa là trên mỗi Bầu Hành Tinh có chương trình học tập cho con người và các loài vật, chia ra nhiều thế kỷ và nhiều giai đoạn.

Những bài học đều khác nhau và càng ngày càng khó khăn, không khác nào chương trình học vấn ở Tiểu học, Trung học và Đại học vậy. Trước hết con người và các loài vật sanh ra ở Bầu Hành Tinh thứ Nhứt A đặng học hỏi và kinh nghiệm. Khi học hết chương trình rồi thì tới kỳ nghỉ ngơi.

Nhơn vật về một cõi riêng biệt gọi là cõi Niết Bàn giữa hai Bầu Hành Tinh (Nirvana intercaténaire), hưởng hoàn toàn hạnh phúc trong một giấc chiêm bao rất êm đềm vì họ không ý thực được những điều xảy ra ở đây. Thời kỳ nghỉ ngơi dài bằng thời kỳ học tập. Nếu họ đã hoạt động hai triệu năm tại Bầu thứ Nhứt A thì thời kỳ nghỉ ngơi phải kéo dài hai triệu năm.

Thời gian hai triệu năm qua rồi, họ phải xuống Bầu thứ Nhì B đặng đầu thai lại và lo mở mang tâm trí theo chương trinh đã dự bị sẵn cho họ.

Rồi cứ tiếp tục như thế, hết học hỏi thì nghỉ ngơi, cứ luân phiên nhau, từ Bầu thứ Nhì B cho tới Bầu thứ Ba C, Bầu thứ Tư D, Bầu thứ Năm E, Bầu thứ Sáu F và Bầu thứ Bảy G.

Nhơn vật đi giáp một vòng bảy Bầu Hành Tinh thì trong Đạo đức gọi là đã trải qua một Cuộc Tuần Hườn (Une Ronde). Cả thảy đều tiến lên một bực.

Hết Cuộc Tuần Hườn thứ Nhứt thì tới Cuộc Tuần Hườn thứ Nhì.

Nhơn vật trở lại Bầu thứ Nhứt A như trước và tiếp tục học những bài khác hạp với trình độ tiến hóa của mình.

Nói tóm lại, nhơn vật phải đi bảy vòng như vậy hay là phải trải qua bảy Cuộc Tuần Hườn mới có sự thay hình đổi dạng.

Tinh chất thứ Nhứt đầu thai làm Tinh chất thứ Nhì.

Tinh chất thứ Nhì đầu thai làm Tinh chất thứ Ba.

Tinh chất thứ Ba đầu thai làm Kim Thạch.

Kim Thạch đầu thai làm Thảo Mộc.

Thảo Mộc đầu thai làm Thú Vật.

Thú Vật đầu thai làm Con Người hay là các Tinh Linh (Ngũ Hành).

Con Người thành Tiên Thánh.

 

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA MỘT BẦU HÀNH TINH

VÀ NỘI CẢNH TUẦN HƯỜN (Ronde intérieur)

 

Trước đây nói rằng khi đúng thời kỳ nghỉ ngơi, nhơn vật bỏ Bầu Hành Tinh thứ Nhứt A thì Bầu nầy trở nên trống rỗng. Đây là nói một cách tổng quát. Sự thật là trên mỗi Bầu Hành Tinh đều có sự Phán xét Cuối cùng.

Nhơn vật nào không theo kịp chúng bạn vì lẽ nào, không biết, hoặc yếu đuối, hoặc lười biếng, thì bị bỏ lại, không được qua Bầu Hành Tinh kế đó.

Họ phải ở lại Bầu Hành Tinh cũ học hỏi và kinh nghiệm.

Thí dụ số người bị bỏ lại Bầu thứ Nhứt là hai trăm ngàn người, nam có, nữ có. Họ ở tại Bầu thứ Nhứt A, và cứ giữ một mực hai trăm ngàn, không hề sanh thêm một người nào nữa. Nếu có ba trăm người chết thì ba trăm người đó sẽ đầu thai lại cho đủ số mất.

Họ ở tại Bầu thứ Nhứt A bao lâu?

Họ phải ở trọn một thời gian bằng hai Cuộc Tuần Hườn. Tại sao vậy? Bởi vì họ phải chờ anh em bạn của họ đi giáp một vòng bảy Bầu tức là hết một Cuộc Tuần Hườn. Nhơn vật không bị bỏ lại nghỉ ngơi trong một thời dài bằng một Cuộc Tuần Hườn rồi mới trở lại Bầu A đầu thai lại.

Tới chừng đó, nhơn vật bị bỏ lại mới nhập bọn với chúng bạn cũ đặng tiến hóa.

 

NỘI CẢNH TUẦN HƯỜN RẤT HỮU ÍCH

 

Nội cảnh Tuần hườn có ba điều hữu ích:

1)- Trước nhứt, nó giúp cho các Linh Hồn chậm trễ có cơ hội tiến lên đặng sau theo kịp chúng bạn.

2)- Kế đó, nó giúp cho các Thiên Thần khỏi thất công tạo những thân mình mới. Điều nầy cần phải giải nghĩa.

Nếu các loài vật bỏ Bầu Hành Tinh nào ra đi thì Hành Tinh đó trống rỗng, không còn sanh khí và thành ra Bầu Hành Tinh chết, như Mặt trăng bây giờ đây.

Khi nhơn vật trở lại Bầu Hành Tinh đó thì không có hình dạng để nhập vào, như vậy các Thiên Thần phải tạo ra những thân mình mới khác. Nên biết rằng, các Thiên Thần kể luôn các Tinh Linh hay Ngũ Hành phải làm việc cả chục triệu năm mới tạo ra được thân hình các loài vật như ta thấy bây giờ đây; như vậy phải mất mấy trăm triệu năm đặng làm ra thân hình mới của bảy Bầu Hành Tinh, sự tiến hóa phải ngưng lại trong thời gian nầy. Nhờ có sẵn hình dạng của các loài theo đường Nội cảnh Tuần Hườn, nên sự tiến hóa cứ tiếp tục không gián đoạn.

3)- Cuối cùng, điều ích lợi thứ ba là Nội cảnh Tuần hườn là trường tiến hóa của những Linh Hồn sốt sắng, siêng năng, điều nầy cũng cần phải giải thích.

Tại quả Địa Cầu chúng ta, sự tiến hóa của dân chúng không đồng bực với nhau và chia ra làm nhiều hạng. Hạng A, hạng B, hạng C, hạng D vân vân. . .

Thí dụ trong hạng B có những người thành tâm, hết sức cố gắng muốn theo kịp chúng bạn ở hạng A, thì trên Thiên Đình cho họ một đặc ân là:

Thiên Đình cho họ qua ở sáu Bầu còn lại từ Bầu thứ Năm E là Bầu Thủy Tinh, Bầu thứ Sáu F và Bầu thứ Bảy G, Bầu thứ Nhứt A, Bầu thứ Nhì B và Bầu thứ Ba C (Hỏa Tinh - Mars).

Mỗi Bầu họ ở một thời gian dài bằng sự sanh hóa và sự tiến hóa của một Giống dân. Họ ở sáu Bầu Hành Tinh nầy học hỏi và kinh nghiệm.

Khi trở lại Bầu Trái Đất thì nhơn vật đã qua Bầu thứ Năm là Thủy Tinh rồi họ ở lại Bầu Trái Đất trong một thời gian rồi qua Bầu Thủy Tinh gặp lại chúng bạn cũ. Họ sẽ được lên hạng A không còn ở hạng B nữa. Đây là ngoại lệ và rất khó hiểu cho những người mới học Đạo.

 

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA MỘT DÃY HÀNH TINH

 

Xin nhắc lại, nói rằng nhơn vật phải trải qua bảy Cuộc Tuần Hườn là nói một cách tổng quát; kỳ thật mỗi Dãy Hành Tinh đều có nhiều sự Phán Xét Cuối Cùng. Xin kể hai cái chánh mà thôi:

1)- Một là sự Phán Xét Cuối Cùng của một Bầu Hành Tinh.

2)- Hai là sự Phán Xét Cuối Cùng của một Dãy Hành Tinh.

 Sự Phán Xét Cuối Cùng không khác nào sự tuyển lựa cho học trò lên lớp. Ông thầy dạy học biết rõ trong đám học trò mình, đứa nào lên lớp được, đứa nào đủ sức học hỏi chương trình mới lớp trên, đứa nào còn yếu, dầu cho lên lớp cũng không tiến được chút nào vì không theo kịp chúng bạn, không lẽ ông thầy lớp trên bỏ mấy đứa kia để săn sóc một mình nó. Vậy thì tốt hơn là để nó học lại một năm nữa ở lớp cũ.

Trên đường đời cũng giống như thế.

Không rõ vì lẽ nào mà nhiều Linh Hồn tham luyến hồng trần, gây nhiều quả xấu không chịu trau giồi tâm tánh cho nên còn kém xa chúng bạn về đường tinh thần. Tới một thời gian kia, thần lực từ trên mấy cõi cao ban xuống rất nhiều, ảnh hưởng của nó rất kỳ lạ. Nó tăng cường các tánh tốt và các tánh xấu một lượt, điều nầy không khác nào mưa xuống tràn trề, lúa bắp lên tươi tốt mà cỏ dại cũng mọc xanh rờn.

Nếu để những người còn dã man ở chung chạ với những người Hiền triết lo tu niệm thì họ sẽ khuấy rối các vị nầy, không cho tâm trí mấy vị ấy yên tịnh đặng tham thiền nhập định.

Vậy thì điều hay hơn hết là để họ ở một chỗ riêng, ngày sau họ sẽ tiến lên rồi lần lần họ sẽ trau giồi tâm tánh cho thật tốt.

Vì vậy sự Phán Xét Cuối Cùng rất cần thiết. Nó giống như một cuộc thi tuyển – đủ điểm trung bình thì được chấm đậu, dưới điểm số đó thì rớt.

 

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA BA DÃY HÀNH TINH TRƯỚC

 

Dãy Đại Cầu là Dãy Hành Tinh thứ Tư. Ở Dãy Hành Tinh thứ Nhứt có sự Phán Xét Cuối Cùng hay không? Không thấy nói, chỉ biết ở Dãy thứ Nhứt, người nào được một lần Điểm đạo thì được giải thoát làm một vị Siêu phàm.

Qua Dãy Hành Tinh thứ Nhì, sự Phán Xét Cuối Cùng xảy ra trong Cuộc Tuần Hườn thứ Ba. Ai được ba lần Điểm đạo thì được giải thoát làm một vị Siêu phàm.

Qua Dãy Hành Tinh thứ Ba là Dãy Nguyệt Tinh, sự Phán Xét Cuối Cùng đã xảy ra trong Cuộc Tuần Hườn thứ Tư, ai được bốn lần Điểm đạo thì được giải thoát làm một vị Siêu phàm.

Qua Dãy Hành Tinh thứ Tư là Dãy Địa Cầu của chúng ta, sự Phán Xét Cuối Cùng sẽ xảy ra trong Cuộc Tuần Hườn thứ Năm nghĩa là Cuộc Tuần Hườn sau, vì chúng ta đang ở vào phân nửa Cuộc Tuần Hườn thứ Tư.

Ai được năm lần Điểm đạo thì làm một vị Siêu phàm.

Qua Cuộc Tuần Hườn thứ Năm, ai được Điểm đạo lần thứ Nhứt, nghĩa là có đủ những đức tánh đã kể ra trong quyển Dưới Chơn Thầy thì sẽ khỏi bị bỏ lại trong sự Phán Xét Cuối Cùng.

Tuy nhiên trong số những người được Điểm đạo lần thứ Nhứt có những người không đi tới trình độ được Điểm đạo lần thứ Năm đâu.

Còn sự Phán Xét Cuối Cùng của ba Dãy sau:

Dãy thứ Năm,

Dãy thứ Sáu,

Dãy thứ Bảy,

thì không biết, vì điều đó chưa xảy đến và chỉ có Tiên Thánh biết được mà thôi.

 

SỐ NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI THOÁT

 

Dân số trên Dãy Địa Cầu là 60 ngàn triệu. Hiện giờ có khoảng 6 ngàn triệu rải rác trên khắp năm châu.

Còn một số lớn ở tại ba cõi: Trung Giới, Thượng Giới, Niết Bàn chưa đúng thời kỳ đi đầu thai và luôn những người theo đường tiến hóa của Nội Cảnh Tuần Hườn trên sáu Bầu Hành Tinh còn lại.

Họ sẽ thay phiên nhau xuống từng đợt. Đợt nầy gần mãn nhiệm kỳ thì đợt khác xuống, chớ không phải cả chục ngàn triệu đi xuống đầu thai một lượt với nhau đâu.

Thế nên chớ lấy làm lạ.

Theo đà tiến hóa hiện tại, trên Thiên Đình ước nguyện rằng: Tới Cuộc Tuần Hườn thứ Bảy có chừng 12 ngàn triệu thành những vị Siêu phàm hoàn toàn giải thoát.

Còn lại 48 ngàn triệu chia ra như sau đây:

12 ngàn triệu được bốn lần Điểm đạo làm những vị La Hán.

12 ngàn triệu được Điểm đạo từ một lần đến ba lần, làm những vị Tu đà hườn, Tư đà hàm và A na hàm và 24 ngàn triệu bị bỏ lại trong sự Phán Xét Cuối Cùng của Cuộc Tuần Hườn thứ Năm.

Những vị đã được Điểm đạo mà chưa giải thoát và những người bị bỏ lại ngày sau phải qua Dãy Hành Tinh thứ Năm đầu thai lại.

Những vị đã được Điểm đạo cao sẽ thành những vị Phật, Bồ Tát, Đế Quân ở Dãy sau và dìu dắt sự tiến hóa của dân chúng ở trên đó.

Còn những người thường tùy theo trình độ tiến hóa cũng sẽ được giải thoát hoặc sớm hoặc muộn.

 

Than ôi ! Đời là một giấc mộng, một giấc mộng kéo dài cả ngàn triệu năm. Nhưng chúng ta ở trong vòng Trời, chưa thoát ra ngoài được thì lý luận vô ích, không sửa đổi cái chi được cả. Điều hay hơn hết là tuân theo Luật Trời mà tiến tới, càng mau càng tốt.

 

HẾT

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   HÌNH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES