trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
 

      

              tội lỗi nhục nhă của đời chính là tội lỗi của con         
          

    Những Nấc Thang Vàng

 B́nh Luận Của Sidney A. Cook

                         

      Nếu có điều ǵ đáng khâm phục mà nhiều hội viên Thông Thiên Học trên thế giới đều đồng ư với nhau là bà Blavatsky đă tiến hóa vượt bực hơn người thường ở thời đại của bà hoặc của chúng ta, do sự kiện bà đă đạt đến mức độ hiểu biết vài luật căn bản của Vũ trụ, bản thể và định mệnh Con Người.  Sự hiểu biết này và những quyền năng đương nhiên đi đôi với nó, nhưng một sự hiểu biết như thế không phải chỉ vỏn vẹn nhờ trí phàm mà hoạnh đắc được. Bà Blavatsky đă nói ra và chứng minh điều ấy; và những điều bà nói đều được cảm hiểu hoặc chứng nghiệm là đúng với Sự Thật, v́ bà dạy rằng : xưa nay không có một con đường nào dễ dăi mà có hiệu năng đưa đến sự hiểu biết siêu phàm; con người chỉ có thể liễu ngộ Chân Lư và hoạnh đắc Minh Triết xuyên qua một đời sống thanh cao và một tâm lực can đảm phụng sự nhân loại.

     Một trong những lời chỉ bảo mà bà đă nêu ra cho người chí nguyện đi trên con đường thanh cao và can đảm là một đoạn văn được biết dưới danh từ “ Những Nấc Thang Vàng”, nương theo đó con người có thể tiến bộ xuyên qua những kinh nghiệm của y cho tới khi y đạt được vài sự hiểu biết thiêng liêng và chia sớt ít nhiều   kho tàng  Minh Triết của Đấng Cao Cả

 

NHỮNG NẤC THANG VÀNG

 

 Hăy ngắm nh́n chân lư ở trước mặt bạn:

 

1.    Một đời sống trong sạch,

2.    Một lư trí mở rộng,

3.    Một tâm hồn thanh khiết ,

4.    Một trí tuệ nhiệt thành,

 

5.    Một trực nhận trọn vẹn về tinh thần,

 

6.    Một t́nh huynh đệ đối với tất cả sinh linh,

7.    Một ḷng ân cần đưa ra và nhận lấy những lời khuyên bảo và huấn thị,

8.    Một tinh thần trung thành trong nghĩa vụ đối với vị Huấn Sư,

9.    Một sự sẵn ḷng tuân theo những mạng lịnh của Chân Lư,

 

10 . Một dạ dũng cảm chịu đựng nỗi bất công đối với cá nhân ḿnh,

11 . Một ḷng can đảm tuyên bố tôn chỉ,

 

12 . Một sự mạnh dạn bảo vệ những kẻ mắc phải hàm oan bị người     công kích và,

13  Một sự hằng lưu tâm đến LƯ TƯỞNG của SỰ TIẾN BỘ và SỰ HOÀN THIỆN của nhân sinh mà Khoa Minh Triết Bí Truyến đă mô tả(Gupta Vidya).

 

     Trong “Những Nấc Thang Vàng”, bà Blavatsky đă nêu ra 13 điểm hay là 13 bậc thang phải leo. Và chúng ta không nên ngạc nhiên nếu nhận thấy bà Blavatsky, một nhà huyền bí học như thế, mà lại đưa ra cho chúng ta quá hơn là một bảng kê khai lộn xộn những bậc thang hay giai đoạn.

     Việc bà Blavatsky gọi chúng là phương pháp leo thang chẳng phải nó có mục đích gợi ư rằng những nấc thang đều được sắp xếp có thứ tự và phối hợp ảnh hưởng liên tiếp d́u dắt nhau trên Cây thang hay sao? Rằng cây thang  hẳn có cách kiến trúc và h́nh thể đặc biệt của nó, và chính v́ thế mà hành giả phải nương theo thứ tự ( như đă kê khai) để lần lượt leo thang, xong nấc này rồi mới được phép vượt đến nấc kế tiếp hay sao? Đó không phải là một sự gợi nên ư niệm rằng chúng ta không nên bỏ sót một bậc nào nếu muốn đi đến đỉnh, và không nên thay đổi thứ tự của nó hay sao? Tuân giữ thứ tự và không bỏ sót một nấc nào đó chẳng phải là qui tắc cần thiết cho phương pháp leo thang, không những đúng với cách nói tượng trưng  mà cũng c̣n đúng với sự kiện thực tế trong đời sống hàng ngày hay sao?

     Bây giờ, nếu do trực giác phân tích mà chúng ta t́m thấy Những Nấc Thang Vàng, quả có một cơ cấu như thế và những nấc thang có sự liên kết tuần tự như thế, th́ tất nhiên sự hiu biết của chúng ta về tŕnh độ của bà Blavatsky được tăng cường. Chúng ta lại càng am hiểu và thán phục bà sâu xa hơn nữa khi nhận thấy không những bà dạy cho chúng ta hiểu biết rằng con người không phải do cát bụi cấu thành, nhưng định mạng của y là phải tiến đến quả vị cao siêu hơn măi, mà bà c̣n dạy chúng ta một cách đúng lư rằng sự hiểu biết chân chánh và đời sống trong sạch cần phải đi đôi với nhau. Minh triết Thiêng Liêng sẽ c̣n cho ta thấy ư nghĩa và mục đích cao xa hơn đối với chúng ta khi chúng ta liên tiếp khám phá được những ư nghĩa này ẩn tàng trong ư nghĩa nọ, và khi chúng ta biết rằng bà Blavatsky không những chỉ bảo cho chúng ta hiểu biết cách vận chuyển của guồng máy vũ trụ với những định luật của nó, c̣n luôn đến những định luật của tâm thức, những nguyên tắc khoa học và triết học trong Giáo Lư Bí Tryuền, bà c̣n cho chúng ta những giới luật và huấn thị đâỳ đủ chi tiết , cái ch́a khóa hay bí quyết về đời sống để cho chúng ta lần hồi biến chế những kiến thức này thành những tri thức của chính chúng ta, khi chúng ta đặt chân hết nấc nầy đến nấc nọ của trọn cây thang vàng.

    Phương pháp leo thang đứng vững được là nhờ những nguyên lư tinh khiết chói sáng như vàng không bao giờ phai mờ. Vàng rực rỡ và vinh quang là kết quả của sự leo lên đến tận đầu cây thang, mặc dầu mỗi nấc thang có vẽ lởm chởm và khó khăn cho hành giả. Nhưng cần phải đạt cho được tất cả nấc thang bằng cách tuần tự bước lên từng nấc một. Không được có thể bỏ qua hay nhảy vọt để né tránh bất cứ một nấc nào. Thật vậy đó là một cái thang, một đường lối tiến hóa. ‘Hăy leo lên thang’, đó chính là lời bà Blavatsky diễn tả.

     Nếu chúng ta dùng tâm trí mà phác họa được ư nghĩa về cách cấu tạo của cây thang rồi cảm thấy được lư do thứ tự của những nấc thang, th́ bây giờ con đường lên thang sẽ có một ư nghĩa và giá trị mới mẻ đôí với chúng ta.

    Rồi chúng ta sẽ say mê khám phá những giáo lư minh triết mới  ẩn tàng trong những câu văn huyền bí của bà Blavatsky. Cây thang vàng bấy giờ không phải chỉ để kê khai một số qui luật, mà chính nó có thể trở nên những phương châm hướng dẫn đời sống, bởi những giá trị vô lượng của mỗi nấc thang.

   Thoạt tiên, hăy nh́n xét qua cây thang vàng gồm 13 nấc và phần sau  chúng ta khảo sát mỗi nấc chi tiết hơn.

 

1.    Một đời sống trong sạch,

2.    Một lư trí mở rộng,

3.    Một tâm hồn thanh khiết,

4.    Một trí tuệ nhiệt t́nh.

 

   Chúng ta nhận thấy ngay rằng bốn nấc đầu mô tả một tiêu chuẩn cao độ về sự phát triển tự chủ mà con ngưới nam hay nữ đều có thể đạt được mà khỏi cần có một sự hướng dẫn đặc biệt, nhưng chỉ nhờ nơi nếp sống b́nh thường trong khuôn khổ giáo dục và đạo đức.

    Sự trong sạch về đời sống, sự bằng ḷng nhận xét về mọi ư kiến đưa đến hạ trí , sự dung nạp chỉ những ǵ Chân , Thiện , Mỹ vào ḷng phàm nhân, sự hăng say sưu tầm tri thức của thượng trí, đó là những nét đặc biệt nhận thấy ở nơi bản thân của vô số nhân vật rải rác khắp nơi trên địa cầu, chúng ta được biết nhiều người như vậy và xem họ như những hạng người gương mẫu cho lối sống thanh cao tốt đẹp.

     Bốn đức tính này liên kết đến sự phát triển và kiểm soát bản chất thể trí, t́nh cảm và xác thân. Người ta có thể đạt được những đức tánh đó theo thứ tự trên mà không cần sự hướng dẫn  đặc biệt

nào hoặc sự hiểu biết đặc biệt nào hay tiếp xúc với giáo lư minh triết nào. Tuy nhiên, chúng là những điều kiện dẫn đầu cần thiết cho nấc thang vàng thứ năm là sự vén màn che khuất Chân Ngă từ trước tới giờ.

     

5.    Một trực nhận trọn vẹn về tinh thần.

 

    Đây là một tri giác, sự nhận thức rằng c̣n có một cái ǵ khác nữa, một cái Ngă trong con người, một chương tŕnh tiến triển sắp sẵn cho y, một nhận thấy rằng đời sống con người c̣n có mục đích trong tương lai rộng lớn hơn hiện tại.

    Chúng ta sẽ xem xét lại ư nghĩa đặc biệt của mỗi nấc thang và sự liên hệ của chúng với những bậc thang sau đây.

 

6.    Một t́nh huynh đệ đối với tất cả sinh linh,

7.    Một ḷng ân cần đưa ra và nhận lấy những lời khuyên bảo và huấn thị,

8.    Một tinh thần trung thành trong nghĩa vụ đối vị huấn sư,

9.    Một sự sẵn ḷng tuân theo những mạng lịnh của Chân lư.

 

   Trở ngược lại, ta nhận thấy rằng bốn bậc thang đầu đều mô tả những đức năng viên măn của phàm nhân. Chúng thuộc về đức năng hướng đến lơi ích cá nhân.

  Kế đến bực thang thứ năm, nơi đó chúng ta thấy viễn ảnh của những đức tánh trọng đại hơn.

   Giờ đây nơi bốn nấc thang kế tiếp chúng ta thấy những từ ngữ nói về những mối liên giao: sự cảm thấm t́nh huynh đệ, việc phụng sư lẫn nhau bằng cách đưa ra hoặc nhận lấy những lời khuyên bảo hay huấn thị, sự đảm nhận trách nhiệm đối với Huấn sư, sự phục tùng mạng lịnh của chân lư.

   Đây không phải là những điều kiện đơn phương , mà là những điều kiện tương quan liên hệ, cột dính ḿnh với người khác, với các bạn đồng môn, với mọi huynh đệ.

   Bốn nấc thang sau cùng của mười ba nấc thang là :

 

 10. Một dạ dũng cảm chịu đựng nỗii bất công đôí với cá nhân ḿnh,

 11. Một ḷng can đảm tuyên bố tôn chỉ.

 12. Một sự mạnh dạn bảo vệ những kẻ mắc phải hàm oan bị người công kích,

 13.  Một sự hằng lưu tâm đến lư tưởng của sự tiến bộ và sự toàn thiện của nhân sinh.

 

    Bốn nấc thang này cùng chung một nhóm v́ mỗi bậc đều không c̣n diễn tả sự liên quan nữa mà lại diễn tả cái Ngă và hiện thời đang kêu gọi đến Chân Ngă.

     Những đức tính nầy là bền gan chịu đựng, can đảm binh vực chân lư, chống đối bất công, không ngớt ḍ xem Thiên Cơ xoay chuyển đến đâu, biểu lộ Chân Ngă trong hành động và phụng sự. Như thế, chúng ta có:

 

 1 – 4:     Sự chuẩn bị.

 

 5 -    :    Sự vén màn Thượng Thiên và nh́n thấu Chân Ngă .

 

 6- 9  :    Sự liên lạc và huấn luyện

 

10-13:   Sự khám phá và giải thoát Chân Ngă trong hành vi được                    ánh sáng Bồ đề chiếu xuống Thượng Thiên.

 

    Đến đây, chúng ta đă phát giác được vài ư nghĩa  về trật tự và cách phối hợp nối tiếp các nấc thang.

   

  Bây giờ, chúng ta xem tỉ mỉ hơn rồi chúng ta sẽ c̣n có thể thấy nhiều bằng chứng xác nhận hẳn có một trật tự trong việc cấu tạo cái thang.

 

1_  Một đời sống trong sạch.

 

   Theo sự hiểu biết tột cùng của chúng tôi, đó là một đặc tánh căn bản cần thiết cho sự phát triển nội tâm. Nó thiết lập một tiêu chuẩn phải đạt tới trong ṿng tiến hóa thông thường, trong sự tiến bộ vô ư thức mặc dầu có lực tiến hóa thúc dục, mà không cần có sự cố gắng nào hữu ư. Người vượt đến tŕnh độ này thường được gọi là công dân lương hảo, y không cần phải đạt đến những tri thức cao sâu hoặc hoạch đắc đức hạnh toàn vẹn, mà chỉ cần loại bỏ sự thô lỗ  thay vào đó sự tử tế dịu hiền và bằng cái mà ta có thể gọi là từ lực thanh khiết.


     Nó không miêu tả một người c̣n ghi dấu vết tánh chất của kẻ sơ khai nhưng nó mô tả một cá nhân đă tiến đến một tiêu chuẩn về hạnh kiểm và cao độ tâm thức để có thể trở thành nền tảng cho sự phát triển tinh thần ở nội tâm, điều kiện này sở dĩ hoạch đắc được là nhờ phải trải qua một giai đoạn tiến hóa một cách vô tâm măi cho đến khi y biết đem sử dụng ư chí và năng lực cố gắng có ư thức vào công cuộc phát triển bản thân.

 

     Nếu chúng ta tra cứu ư nghĩa căn bản của một đời sống trong sạch, chúng ta sẽ t́m thấy chữ ‘trong sạch’ do nơi cổ ngử Anglo-saxon có nghĩa: trong sáng, rơ ràng và tinh khiết. Chúng ta bèn nghĩ đến nước, trong trẻo và tinh khiết dưới ánh mặt trời, và một đời sống trong sạch là một đời sống mà nếu được ánh sáng chiếu vào th́ chúng ta  sẽ không t́m thấy _ nơi tất cả những điều ǵ nó bộc lộ _ một mảy may nào khả dĩ gây nên một tí ti tủi hổ cho y hay cho người khác.

 

     Một đời sống trong sạch khiến sự ô trược không có ngỏ vào, nó hàm xúc một một bản thân tinh khiết từ trong ra ngoài, không chứa các độc hại của sự thái quá; không đáp ứng với t́nh cảm nhơ bẩn, chẳng hạn sự bóp méo điều thiện mỹ  hay xuyên tạc một lẽ chân thật để rồi gọi nó là nghệ thuật; một thể trí không chứa giữ cái ǵ hèn hạ, và nơi đó điều ti tiện không t́m ra vật thực cần thiết để nó sinh tồn.

 

    Danh từ then chốt là ‘chuẩn bị’. Đó là đời sống được chuẩn bị trong khi đương sự chưa ư thức được rằng chính y đang chuẩn bị cho y, dầu vậy nó cũng đă đưa y đến một giai đoạn ‘trong sạch’ và mức độ của một công dân lương hảo _ để cho đến thời kỳ thích ứng,  lực lượng tiến hóa có thể chuẩn bị cho đám trẻ con của nó _ bước tới giai đoạn tự ḿnh ư thức phát triển tính chất của ḿnh. Sự tự lực tiến hóa một cách vô ư thức ở giai đoạn đầu dắt dẫn chúng ta đến cái sân trường rộng lớn để rồi tách ḿnh ra đi trên đường ư thức phát triển lấy ḿnh.

 

 2_Một lư trí mở rộng. 

 

     Sự hợp tác phát triển bắt đầu nơi đây. Từ trước đến nay, mặc dầu không cố ư ra sức hoặc hiểu rằng ḿnh đang giúp ḿnh, sự tiến hóa cũng tạo nên một đời sống trong sạch và phát triển khả năng tự chủ.

    Nơi đây là một bước tiến mới, nơi đây mọi thành kiến, tiên ư cố chấp phải được chấm dứt. ‘Nhận đón’ h́nh như là danh từ then chốt , là sự mở rộng của cái trí cho phép khảo sát những ư tưởng mới và có thể trái ngược mà từ trước đến giờ chúng ta có thể đă đương nhiên không quan tâm đến. Khảo sát một ư tưởng nhưng không chấp nhận ngay v́ lẽ nó tự thích hợp với lề lối suy nghĩ quen thuộc với trí ta, hoặc là gạt bỏ bởi v́ nó không thích hợp. Chấp nhận mù quáng hay gạt bỏ mù quáng, không chứng tỏ đường lối hoạt động của thể trí như thể ấy đă được uốn nắn hoặc sử dụng một cách hợp lư hay sai lạc.

 

     Vài ư tưởng mới mẻ có thể tương phản với những nguyên lư của chúng ta ; dầu vậy đi nữa, ư tưởng đó cũng c̣n cần phải khảo sát và những nguyên lư này cần được xem xét lại, v́ lẽ chính nguyên lư tự nó cũng có thể tiến hóa nữa. Và điều ǵ hiện nay được xem là nguyên lư cũng trở nên kém bền vững và không c̣n vĩnh cửu nữa dưới ánh sáng của một tầm nh́n sâu xa và phạm vi minh triết rộng lớn hơn. Nguyên lư thiển cận phải được thay bằng nguyên lư lớn lao, rộng răi và bao quát nhiều hơn.

   Điều này phải được đảm nhận một cách có ư có ư thức để xây dựng một cái trí mở rộng, một nấc thứ nh́ trên cây thang vàng.

 

    Kêu gọi đến sự tranh luận, sự hoài nghi, không có nghĩa là đời sống phải ch́m măi trong trạng thái mơ hồ, lưỡng lự, nhưng luôn t́m kiếm vớí những kết quả mà dầu ḿnh cho là vững chắc đi nữa, cũng nên nới ṿng vây bảo thủ chúng cho đến mức khá rộng để cho những tri thức mới có thể gia nhập. Điều này có nghĩa là : phân biện dựa vào những công việc kiểm soát, cân nhắc, gạt bỏ, thay thế, thu nhận, thiết lập một nền tảng, như thế đó mới là Chân Lư của chính chúng ta và thỉnh thoảng Chân lư này cũng phải được khảo sát lại để coi có được chắc ư rằng nó c̣n khá đủ uyển chuyển dễ điều chỉnh và dung nạp một Chân Lư mới hay chăng.

 

    Nếu v́ tranh luận, nghi ngờ mà nền tảng bị sụp đổ, th́ tốt hơn ta nên hành động để có thể bắt đầu xây dựng lại một nền tảng khác bền vững hơn.

 

    Tocanini, một đại nhạc trưởng, có lần tŕnh bày một lư tưởng trong câu này :  ‘Hăy để Chân lư chiếu sáng sống động và vô nhiễm xuyên qua chúng ta’. Vô nhiễm có nghĩa là không bị chạm đến, trọn vẹn, và nơi đây nó muốn ám chỉ ‘đầy đủ’ năng lực chói sáng thông suốt, mà không màng lưu tâm đến hiệu quả đối với tín ngưỡng hiện giờ của chúng ta, cũng không lo sợ những quan niệm ưu ái của chúng ta rồi đây sẽ ra sao?

 

    Một lư trí rộng mở là một trí thâu nhận nhưng cũng biết loại bỏ mọi điều nào thấp kém hơn tiêu chuẩn đă xác định ở nấc thang trước, ở một đời sống trong sạch.

 

    Nếu đem so sánh theo cách vừa diễn tả đó th́ chúng ta sẽ nhận thấy nhiều kiến thức mệnh danh là văn chương, nhiều tài liệu tin tức, đều chỉ là những chuyện tầm phào vô vị, không được thâu nhận vào cái trí mở rộng.

 

    Nấc thang thứ ba sẽ đến giúp đỡ chúng ta .

 

3- Một tâm hồn thanh khiết

       

     Ư niệm về sự trong sạch lại được nhấn mạnh một lần nữa v́ chữ  ‘thanh khiết’ do chữ Latin ‘purus’ nghĩa là trong sạch.

 

    Tâm là một dụng cụ  trắc nghiệm để định đoạt điều hạ trí chuyển đến. Hạ trí thu nhận và loại bỏ, nhưng đồng thời nó cũng giữ lại và chuyển đến nơi khác .Tâm có nhiệm vụ lựa chọn. Dùng tâm để gạn lọc và cân nhắc th́ an toàn hơn là chỉ dùng hạ trí. Một tâm hồn thanh khiết chỉ cho phép trí chuyển đạt điều ǵ chân thật mà thôi. Tâm sẽ loại bỏ điều giả, dụng ư xấu hoặc gây đau khổ. ‘Đầy ân phước cho những ai có được tấm ḷng thanh khiết v́ họ sẽ trông thấy được Thượng Đế.’

 

     Từ ngữ ‘thấy’ dùng ở đây có nghĩa là ‘ nhận biết hay hiểu rơ Thượng Đế’ .Họ sẽ nhận biết điều thiện. Tâm là một khí cụ có năng lực nhận thức bao hàm và thấu hiểu. Tâm biến đổi sự việc, v́ trong khi trí thu thập và quan sát, th́ tâm chỉ ban rải ra điều ǵ chân thật mà thôi. Danh từ chủ yếu của nấc thang này là ‘biến đổi’.

 

4- Một trí tuệ nhiệt thành

  

     ‘nhiệt thành’ phát xuất từ Pháp ngữ có nghĩa là : mănh liệt, hăng hái, sôi động, sôi bỏng , mau lẹ, nhiệt tâm. ‘Thượng trí’ hay trí thông minh theo nghĩa Latin là tri giác, nhưng đồng thời cũng ám chỉ một cái ǵ sâu xa hơn là một sự v́ hiếu kỳ mà quan sát.

 

     Thật ra nó có ư nghĩa : sự thật tâm ái mộ t́m kiếm để hiểu biết. Trí thông minh nồng nhiệt hâm mộ vượt cao xa hơn hạ trí mở rộng đón nhận, ở chỗ nhiệt tâm hăng say t́m kiếm để hiểu biết.

 

     Trí mở rộng đưa đến sự t́m kiếm hiểu biết vài sự vật; người ta đă khảo  sát đến một mức độ cao sâu rộng lớn nào đó ,nhiều khía cạnh của sự hiểu biết, họ khai thông được nhiều vận hà của vài loại kiến thức và đào xới lên được nhiều điều hữu ích.

 

     Tâm thanh khiết chỉ cho trí thấy các giá trị. Kế thêm vào đó là sự nồng nhiệt khao khát của trí thông minh, nó hăng hái và tích cực t́m ṭi. ‘T́m ṭi’ là danh từ then chốt.

 

  Bây giờ chúng ta hăy xem lại bốn nấc thang đầu của Thang vàng.

 

    1- Một đời sống trong sạch :

                                            Xác thể   

   
        2- Một lư trí mở rộng:

                                          Dĩ thái      -       Từ điện.

                                          Cảm thể   -        Xúc cảm.

                                          Trí thể.

  
         3- Một tâm hồn thanh khiết:

                                          Đặc tính trực giác.

  
         4- Một trí tuệ nhiệt thành:

                                                  Ư chí.

 

   Khởi sự ở một tŕnh độ của nam nhân hay phụ nữ có đời sống trong sạch trung b́nh trên một b́nh diện căn bản rộng lớn chúng ta đă vượt qua ba nấc thang nối tiếp. Những nấc thang này đưa đến sự vận dụng một cái ǵ phản chiếu những đặc tính của Thượng trí, Bồ đề và Linh Thể (Manas, Buddhi, Atma) vào Hạ Trí, Cảm Thể và Thể Xác . Các phản chiếu ấy đều được tuyển chọn một cách có dụng ư để ḥa đồng trong mọi hoạt động.

 

   Nơi bốn nấc thang đầu tiên này, chúng ta nhận thấy các đức tính và quyền năng con người đều được tuần tự đánh thức và tăng trưởng.

 

   Đúng vậy, đó chỉ là bước đầu để biểu lộ và luyện tập, nhưng chúng ta chỉ đang ở trên bốn nấc thấp của Thang Vàng mà thôi. Tuy nhiên, việc huấn luyện phải được bắt đầu nơi đây. Ít nhất phải có một bước đầu khả quan về việc sử dụng và kiểm soát một cách có ư thức trước khi đặt chân lên nấc thang kế tiếp. Các công việc trên là sự chuẩn bị cần yếu cho nc thứ năm.

 

    Từ nền tảng rộng lớn của tiêu chuẩn tiến hóa tổng quát là đời sống trong sạch, chúng ta tiến lên ba nấc thang nữa với sự cố gắng hữu ư và chịu nhọc nhằn, nhưng chỉ t́m lợi ích cho riêng ḿnh. V́ chúng ta chưa có ư thức về một mục đích tinh thần nào, hoặc nh́n thấy một mục tiêu cuối cùng hay chương tŕnh của Thượng Đế.

 

    Vẫn tiến lên thang nhưng hăy c̣n do ḷng vị ngă thúc đẩy. Đến đây cần phải áp dụng đức tánh phân biện tuy nhiên mọi cố gắng để tăng gia năng lực và chuẩn bị nó đă giúp hành giả tiến đến gần sự vén màn che khuất Chân Ngă. Rồi th́, nấc thang thứ năm hiện đến.

 

   5-  Một trực nhận trọn vẹn về tinh thần.

    

  Khi đă vén màn che lấp, nơi đây có sự tiếp xúc với Minh Triết. Nhờ lúc trước đă chuẩn bị, các màn che đă thưa dần dần, hạ trí mở rộng hơn, phàm tâm càng được tinh luyện, thượng trí sốt sắng t́m ṭi. Một số nghiệp quả được vô tâm tạo nên. Một kết quả không thể tránh được là công việc này - sự nhiệt tâm t́m ṭi, việc đục đẽo lần hồi các tấm màn dầy đặc - tất nhiên phải dẫn đến sự hiểu biết Thiên Cơ, thực hiện mục đích thật sự của đời sống, bắt đầu ư thức đến một cái Ngă nội tâm, hay là một cái Ngă vĩ đại hơn.

 

    Minh Triết thiêng liêng có thể là môi trường sinh hoạt cho sự hiểu biết, nhưng cốt yếu nó lại không phải là con đường đi đến gần sự hiểu biết mặc dầu nó được miêu tả rơ ràng nhất. Danh từ then chốt của nấc thang này là ‘ ư thức rơ ràng’, tức là sự hiểu biết Thiên cơ, t́m thấy đặc tính Chân Ngă, đón nhận một đời sống rộng răi hơn. Lúc trước, trí, tâm và ư chí t́m kiếm đă được huấn luyện phần nào rồi, bây giờ được tiếp tục hướng dẫn để có sự kiểm soát mới, một mục đích mới cao đẹp hơn. Những điều do trí khôn nhận thức không c̣n chiếm ưu thế nữa, mặc dầu được tâm ủng hộ. Một nguồn lực mới hướng về mục đích mới cao đẹp hơn. Những điều do trí khôn nhận thức không c̣n chiếm ưu thế nữa, mặc dầu được tâm ủng hộ. Một nguồn lực mới hướng về mục đích tinh thần sẽ can thiệp vào. Phàm Ngă sẽ không c̣n than phiền được nữa; những khả năng của nó đă được kiểm soát. Tâm thức tuy c̣n nhiều hạn chế, nhưng đồi mắt đă ngước nh́n lên và đời sống đă có một khuynh hướng mới. Bắt đầu xây dựng một mức sống cao đẹp hơn v́ bây giờ chúng đă đáp ứng được Chân Ngă và dần dần ít chú ư đến những van nài của Phàm Ngă.

 

    Khi lương tri không c̣n bị che lấp, chúng ta mới hiểu rằng chính chúng ta tự đặt ra những hạn chế, kể đến lúc bắt đầu có khả năng vượt những giới hạn đó, biến đổi những trạng huống ḿnh tạo nên. Có người nói hay viết rằng : “ Không một điều huy hoàng nào thành tựu được mà không do những người dám tin rằng trong chính con người của họ, điều ǵ đó đă vượt trên mọi hoàn cảnh ‘karma’, với ư nghĩa là luật công b́nh đến lúc này bỗng được biết đến nên được chấp nhận, và một ư nghĩa song song với ‘Karma’ là ‘Hành động’ cũng được thu nhận.”

 

    Một sự định hướng mới xảy ra khi ta bước lên nấc thang thứ năm. Có một sự đổi giọng nhấn mạnh kêu gọi lưu ư một mục đích cao cả hơn, một đời sống thâm trầm hơn, có thể do tham thiền mà nhận được ảnh hưởng của vị huynh trưởng khiến cho con người hiểu rằng sống trong luật tinh thần, và giờ đây, luật đó phải được hữu ư kêu gọi đến, hỏi han nó và áp dụng nó.

 

    Sự vén màn che lấp lần hồi đưa chúng ta đến một mức độ ở đó đời sống và công việc không c̣n bị những hoàn cảnh hoặc những sự hấp dẫn bên ngoài chi phối, mà chỉ do nội tâm định đoạt. Dần dần trí khôn và tất cả khả năng của nó được giải phóng để cộng tác trong việc hoàn tất nền hiểu biết vừa mới bộc lộ này. Một mục đích mới được hiện ra, tri giác tinh thần cứ hướng về đó, ḥa hợp với mọi tư tưởng, t́nh cảm và cố gắng với nhau.

 

     Như đă nói, ở đây hiện ra ‘Sự cố gắng để trở nên nhà có nhản lực siêu phàm luôn luôn nhận thấy nguồn từ bi và sự duy nhất nơi vạn vật, người hằng hiểu rằng Chân Lư về sự vật và những mối liên quan phù du của chúng với đời sống trường tồn.’ V́ được sáng tỏ, con người mới lưu tâm đến sự sống trường tồn này. Tánh kiên tŕ có thể khó tập, nhưng một khi sự trực kiến tinh thần đến với chúng ta rồi, th́ dẫu chúng ta có thể đi lạc ra ngoài đường hướng mới được chấp nhận, hay chí đến đôi khi lăng quên nó đi nữa th́ chúng ta chỉ có thể bỏ rơi nó một cách tạm thời mà thôi. Hành động và phụng sự tích cực thay thế cho tánh từ thiện tiêu cực.Trách nhiệm và nhiệm vụ mang một ư nghĩa sâu xa hơn trước.Có thể đời sống v́ thế mà phức tạp hơn, nhưng chính trong những khi chúng ta tranh đấu, sự trực kiến tinh thần lúc nọ lại đưa đến một thứ ǵ – ví như là dầu nhớt – vào guồng máy sinh hoạt để loại bớt những sự cọ xát và tăng gia năng suất.

 

    Tiếp tục quan sát các bậc khác của Thang Vàng, chúng ta nhận thấy rằng bậc thang thứ năm vừa được xem xét như là bậc thang của sự thực hiện mục tiêu, c̣n cung cấp một cơ sở rộng lớn cho nấc thang kế tiếp diễn tả sự giao thiệp.

 

  6- Một t́nh huynh đệ đối với tất cả sinh linh.

 

    Chúng ta thấy ngay hiệu quả của sự thức tỉnh và hậu quả tất yếu của nó. Ở bốn bậc thang đầu, con người tập được khả năng thuộc về cá nhân: đời sống trong sạch, lư trí mở rộng, tâm hồn thanh khiết và trí tuệ nhiệt thành. Kế đó sự thức tỉnh, sự khám phá Thiên Cơ và mục đích đă chuyển hướng những khả năng này ra ngoại giới. Từ bậc thang thứ sáu, tầm mắt hướng nh́n ra ngoài và t́nh huynh đệ đại đồng tuôn tràn, bao hàm tất cả dường như để diển tả sự thấu biết Cơ Trời. V́ khi đó, sự thức tỉnh – chúng ta tiến đến sự nhận thức thâm sâu về sự duy nhất tinh thần của nhân loại – th́ rồi chúng ta không thể loại một ai ra khỏi tâm thức chúng ta. Không thể có giới hạn, v́ nếu t́nh huynh đệ là hiển nhiên, thật sự nó tuôn trào đến mọi nơi chớ không bị khước từ với bất cứ một ai. Sự sống không thể có hai lối sinh hoạt: một lối với t́nh huynh đệ cho ra và một lối với t́nh huynh đệ giữ lại, nếu có sự kiện như thế ấy th́ tức là không có t́nh huynh đệ nào cả.

 

    7- Một ḷng ân cần đưa ra và nhận lấy những lời khuyên bảo và huấn thị

 

  Nếu một t́nh huynh đệ bao gồm tất cả là một điều khó thỏa măn -  mà hiển nhiên như vậy – th́ bậc thang thứ bảy c̣n khó hơn biết bao nhiêu.  Đưa ra lời khuyên bảo một cách thành thật và sáng suốt, hợp lư hợp t́nh để cho nếu được chấp nhận và thi hành th́ nó sẽ đem đến một kết quả tốt và vô hạn. Khi được yêu cầu th́ phải đáp ứng bằng cách đưa ra lời khuyên bảo nhưng không thúc giục chấp nhận; nên giữ thản nhiên một cách dịu hiền tươi nhuận, nếu lời khuyên không được chấp nhận.

 

    Nghe khuyên bảo c̣n khó hơn nữa. Đó là cách trắc nghiệm thật sự để thử xem t́nh huynh đệ của ta có phát triển tới mức khiến ta chú ư nghe lời chỉ dẫn của một người đang t́m cách giúp đỡ, chấp nhận và áp dụng điều nào chân, thiện, bất chấp nó phát xuất từ nơi nào. Với một t́nh huynh đệ do sự thức tỉnh khơi động như thế, việc đưa ra và nhận lời chỉ dẫn là một trong những niềm vui hỗ tương của t́nh huynh đệ đối đăi lẫn nhau.

 

   Qui tắc về lời khuyên bảo cũng áp dụng được vào sự đưa ra và lănh lấy huấn thị chúng ta cũng phải hành động như vậy, nếu cơ hội đưa đến cho chúng ta được huấn luyện về nhiệm vụ ‘đưa ra và nhận lấy’.

 

    Nếu chúng ta có trách nhiệm giảng dạy hoặc huấn luyện th́ đồng thời chúng ta cũng có một trách nhiệm tương đương là phải tŕnh bày lời chỉ bảo sao cho đẹp ḷng người nghe.

 

  8_ Một tinh thần trung thành trong nghĩa vụ đối với vị Huấn Sư

 

     Theo luật lệ về sự tương quan giữa Huấn Sư và môn đệ th́ giáo lư chỉ có thể truyền dạy cho những môn đệ chí quyết t́m đạo và thật ḷng tin cậy Huấn Sư thôi. Thông thường, sự tương quan giữa thầy tṛ trên đường đời cũng hiển nhiên như thế. Nghe Thầy dạy với ḷng tự phụ và bất kính không phải là ḷng độ lượng. Học với Thầy th́ phải có ḷng tin cậy và tín nhiệm, nhưng không có sự bị bắt buộc phải luôn chấp nhận. Tuy nhiên, sự tương quan huynh đệ do sự nhận thức được Chân lư, phát sanh bao gồm cả việc học đưa qua đổi lại giữa người này và người khác.

 

     Đó cũng là một luật của Thiên Nhiên, nó qui định rằng: Thiên Nhiên chỉ giảng dạy cho những kẻ chí quyết t́m hiểu mà thôi. Những bài học nhân quả, nếu chưa được thấm nhuần sẽ trở lại măi, càng ngày càng gắt gao và ép buộc thêm lên cho đến khi - rốt cuộc ta phải sẳn ḷng nhận lấy bài học đó. Càng ngày chúng ta càng phiêu lưu xa nguồn Chân Lư măi cho đến lúc chúng ta sẳn sàng để dạy dỗ. Trung thành là bổn phận của chúng ta đối với những người nào mà chúng ta chấp nhận làm vị Huấn Sư - suốt thời gian chúng ta học tập với người.

 

 9_ Một sự sẵn ḷng tuân theo những mạng lịnh của Chân Lư.

 

      Chắc chắn là câu này ngầm chỉ sự tín nhiệm vào những điều mà sự trực nhận đă phát lộ. Hiển nhiên không phải là sự chấp nhận mù quáng, dễ bảo và không suy luận, hoặc ở trạng thái tiêu cực nào khác. Theo tôi nghĩ đúng ra là sự vâng lời do ư chí ảnh hưởng bắt buộc phải nghe theo điều mà đến giai đoạn này – đă được công nhận là Chân lư, không phải vâng lời do một sự ham muốn hay xu hướng nào đưa đến, mà là một sự vâng lời Chân Lư, phát sinh nơi một ư định tự ḿnh đưa ra sau khi đă luận xét tỉ mỉ.

 

     Chúng ta đă khảo sát nhóm bậc Thang Vàng thứ hai : những bậc thang phát triển sự tương quan giữa huynh đệ, với người khuyên bảo và người chỉ dạy, với Huấn sư, với Chân Lư. Bây giờ giai đoạn trắc nghiệm và thực hành đến với nhóm thứ tư của những bậc thang cuối cùng mà học giả phải vượt lên để đến Đền Minh Triết Thiêng Liêng. Chúng ta cùng học giả đă đi xuyên qua những giai đoạn tự kiểm soát, sự tương quan kỳ diệu để phát triển t́nh huynh đệ, cả hai giai đoạn vừa cốt yếu, vừa kế tiếp nhau. Bây giờ đến cuộc trắc nghiệm.

 

10_ Một dạ dũng cảm chịu đựng nỗi bất công đối với cá nhân ḿnh.

 

    Mỗi người phải tự học lấy và chịu đựng. Nhưng nếu sự thức tỉnh đă khám phá Chân lư, nếu đă theo đuổi Chân lư, th́ tất nhiên có đủ ḷng can đảm cần thiết. Có thể phải thâu bớt những điều phải nói về những nấc thang này – v́ sự sự leo thang đă diễn hành, càng lên thang mỗi hành giả càng cảm thấy con đường của ḿnh ngày càng trở nên riêng biệt đối với cá nhân ḿnh, v́ nó phải do ḿnh kén chọn. Những bài học cũng giống như trước, t́nh huynh đệ và mối tương quan trở nên mạnh mẽ hơn và đến nỗi bao hàm nhiều hơn, tuy nhiên đường đi ngày càng trở thành đơn độc.

 

     Can đảm bền chí chịu đựng mọi nỗi bất công với riêng ḿnh. Lịch sử trong và ngoài Hội Thông Thiên Học ghi chép đầy dẫy gương sáng huy hoàng và dể dàng trông thấy. Những việc nhỏ cũng như những việc lớn đều gặp những nỗi thử thách gian nan. Im lặng thường đi đôi với sự bền gan chịu đựng. Tánh tự vệ đă bị loại bỏ ra phía sau xa – nhưng sự bảo vệ Đại Công Cuộc vẫn được luôn luôn ứng dụng.

 

 11_ Một ḷng can đảm tuyên bố tôn chỉ.

 

     Đây là bài trắc nghiệm kiến thức, sự quả quyết, ḷng xác tín của chúng ta, nhưng nó cũng trắc nghiệm đúng mức tánh phân biện và tế nhị của chúng ta. Sự tuyên bố những nguyên tắc Đạo đức không kém phần can đảm và thiết thực mặc dù có vẻ dịu dàng và vén khéo. Ḷng bảo vệ cuồng tín và không trù định trước có thể gây nên một hậu quả trái ngược với sự bảo vệ được trù định trước.

 

 12_Một sự mạnh dạn bảo vệ những kẻ mắc phải hàm oan bị người công kích.                                                                                                                  

 

      Lại cần sự phân biện nơi đây.

   Tránh hấp tấp giúp đỡ người khác tương đối dễ dàng. Thường khó biết khi nào là đúng lúc và bằng cách nào là thích ứng để bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, ngay đến sự im lặng trong một thời gian cũng là cách bảo vệ hữu hiệu nhất miễn là người bạn bị hàm oan hiểu rằng ta đang đứng về phe y. Kế đến là bậc thang cuối cùng.

 

13_ Một sự hằng lưu tâm đến lư tưởng của sự tiến bộ và sự toàn thiện của nhân sinh.

 

     Ḷng lưu tâm không những là một qui luật mà c̣n phải là một hành động giúp đỡ. Lời cam kết phụng sự Thiên Cơ và hiệp nhất với Nó nay được thấy rơ, nhận hiểu và được vĩnh viễn chấp nhận những Nấc Thang Vàng mà mỗi người đang chuyển ḿnh lên với một tốc độ lựa chọn thích hợp riêng, để chung qui khi sẽ trở nên một cột trụ của Đền Nhân Loại: một hành tŕnh dài đăng đẳng, một cuộc du hành thanh thoát quyến rũ, được chia sớt với tất cả huynh đệ cao thấp cùng leo.

 

      Đây là một trong nhiều cách giải thích ‘Thang Vàng’. Sự hoạch định và phối hợp các nấc thang chỉ rơ con đường mọi người phải lần bước đi theo. V́ lẽ con đường này không phải là chuyên chế, nhưng đó là một phương thức diễn tiếp tự nhiên, đó là những nấc thang mà mọi người sẽ bước lên và không bỏ sót một nấc nào. Mọi người khắp thế giới, cùng tất cả kinh nghiệm và mọi lối sống của nhân loại chung hợp kiến tạo ‘Những Nấc Thang Vàng’
 


 

                   trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở