Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

CÁC TRUNG TÂM LỰC
(FORCE CENTRES)
(Trích Chương III quyển THỂ PHÁCH)
THE ETHERIC DOUBLE
The Health Aura of Man
Tác giả A. E. POWELL   Bản Dịch  Tâm Như  2010

 

CÁC TRUNG TÂM LỰC
(FORCE CENTRES)

Nhân tiện xin nói, trong Thể Phách cũng như trong mỗi một các thể khác của ta có một vài Trung Tâm Lực tức Luân Xa (tiếng Bắc Phạn gọi là Chakrams), từ ngữ này có nghĩa đen là một bánh xe hoặc một cái đĩa xoay ṿng.

Các Luân xa ở trên bề mặt của Thể Phách vào khoảng ¼ phân Anh bên ngoài lớp da của cơ thể. Khi quan sát bằng thần nhăn th́ ta thấy chúng hiện ra thành những xoáy ốc hoặc những chỗ trũng giống như cái đĩa có vật chất quay rất nhanh.

Lực tuôn đổ qua các Luân xa vốn cốt yếu đối với sự sống của Thể Phách, mọi người đều có những trung tâm lực như thế, mặc dù mức độ phát triển của chúng thay đổi đáng kể tùy theo các cá nhân. Khi chúng chưa phát triển th́ chúng chỉ sáng mờ mờ và các hạt dĩ thái chuyển động lờ đờ, vừa đúng tạo thành h́nh xoáy ốc cần thiết cho việc truyền thần lực chứ không có ǵ hơn nữa: mặt khác, nơi những người đă phát triển, các luân xa sáng lên và mạch động, chói sáng với tia chói lọi lóa mắt giống như mặt trời thu nhỏ. Chúng thay đổi về kích thước từ khoảng hai phân tới sáu phân Anh về đường kính.

Nơi trẻ sơ sinh, chúng là những ṿng tṛn nho nhỏ giống như một đồng ba penny, là những cái đĩa cứng nho nhỏ hầu như chẳng chuyển động ǵ hết và chỉ hơi chói sáng một chút.

Các luân xa Thể Phách có hai chức năng riêng biệt. Chức năng thứ nhất là hấp thụ và phân phối prana tức là sinh khí tới cho Thể Phách, rồi từ đó tới thể xác; như vậy giữ cho chúng được sống động. Chức năng thứ nh́ là đưa xuống ư thức trên cơi trần bất cứ thứ ǵ có thể là phẩm tính cố hữu nơi trung tâm lực tương ứng của Thể Vía. Chính việc thiếu phát triển của các trung tâm lực thuộc Thể Phách giải thích cho việc các kinh nghiệm trên cơi Trung giới không thể được dẫn nhập vào trong trí nhớ của bộ óc phàm. Nhiều người hoàn toàn thức tỉnh và linh hoạt hữu thức trên cơi trung giới sống cuộc đời hoạt động trong Thể Vía. Tuy nhiên khi họ quay về thể xác đang ngủ th́ chẳng bao nhiêu kư ức trong sinh hoạt trên cơi Trung giới được lọc qua bộ óc, chỉ v́ nhịp cầu dĩ thái cần thiết chưa được kiến tạo.

 

SƠ ĐỒ III

CẤU TRÚC CỦA TRUNG TÂM LỰC (1) H́nh dáng

 từ 2 tới 6 phân Anh

tùy theo sự phát triển

Dáng vẻ giống như chỗ trũng h́nh cái đĩa tức xoáy ốc

trên bề mặt Thể Phách, nghĩa là ¼ phân Anh bên ngoài thể xác.

CHỨC NĂNG: truyền lực tử Thể Vía sang Thể Phách

    Chú ư: Có các trung tâm lực tương tự như vậy tồn tại trong mọi hiện thể.

 

Khi các trung tâm lực của Thể Phách được phát triển đầy đủ th́ trong bộ óc sẽ có kư ức đầy đủ và liên tục về những trải nghiệm trên cơi Trung giới.

Dường như không có mối liên hệ nào giữa hoạt động hoặc sự phát triển của các luân xa Thể Phách và các phẩm tính đạo đức: hai sự phát triển này hoàn toàn riêng biệt với nhau.

Mặc dù trong Thể Vía có một trung tâm lực thuộc Thể Vía tương ứng với mỗi một trung tâm lực thuộc Thể Phách, thế nhưng v́ trung tâm lực của Thể Vía là một xoáy lực trong bốn chiều đo cho nên nó mở rộng theo một hướng khác hẳn với Thể Phách; do đó trung tâm lực của Thể Vía tuyệt nhiên không kết thúc cùng một chỗ với trung tâm lực tương ứng của Thể Phách, mặc dù một bộ phận nào đó của nó luôn luôn trùng với phần bên kia. Trong khi các trung tâm lực Thể Phách luôn luôn ở trên bề mặt của Thể Phách th́ trung tâm lực Thể Vía luôn luôn ở bên trong Thể Vía.

 

SƠ ĐỒ III

CẤU TRÚC CỦA TRUNG TÂM LỰC (2) Sinh Lực tràn vào

 

Một trong bảy biến thể của Sinh Lực đă chiếm ưu thế phần lớn trong mỗi trung tâm lực.

Sinh Lực tràn vào này mang lại sự sống cho thể xác.

 

Ta đă thấy rằng (Chương II) có bảy biến thái của prana, tất cả đều hiện diện trong mọi luân xa, nhưng trong mỗi luân xa th́ một trong các biến thái luôn luôn chiếm ưu thế lớn lao.

Prana tràn vào trung tâm của mỗi luân xa từ một hướng vuông góc với bề mặt của luân xa (có lẽ “trào dâng” là một thuật ngữ tốt hơn) khi thần lực từ cơi Trung giới truyền vào cơi dĩ thái. Thế rồi, từ trung tâm của luân xa, lực xạ ra vuông góc với hướng mà nó xuất phát từ đó, nghĩa là trên bề mặt của Thể Phách tính theo một số hướng và tính theo các đường thẳng. Số phương hướng tương tự với những cái căm trong một bánh xe, khác nhau tùy theo mỗi luân xa.

 

SƠ ĐỒ III

CẤU TRÚC CỦA TRUNG TÂM LỰC (3) Tạo thành những “cái căm”

Lực Sơ cấp “trào dâng” ở trung tâm, thế rồi nó tràn ra

bên ngoài theo các bán kính dọc theo “những cái căm”,

con số “các căm” này khác nhau nơi mỗi trung tâm lực.

 

Những cái căm chia luân xa ta thành một số phân đoạn, giống như các cánh hoa trong một đóa hoa; v́ thế cho nên trong sách vở Ấn Độ, các luân xa thường được miêu tả là giống như các đóa hoa.

Thế mà khá giống như một thanh nam châm đút vào một cuộn dây ắt tạo nên hoặc “cảm ứng” ra một ḍng điện trong cuộn dây vuông góc với trục nam châm; cũng vậy, lực sơ cấp của prana nhập vào luân xa tạo nên hoặc cảm ứng các lực thứ cấp trên cơi của luân xa. Những lực thứ cấp này xoáy tṛn quanh luân xa, chuyển qua bên dưới những cái căm giống như vật liệu ở đáy của một cái giỏ h́nh tṛn chuyển qua bên dưới những khung của cái rổ xạ ra từ trung tâm điểm.

Mỗi một trong những thứ lực này quét tṛn xung quanh luân xa, có bước sóng đặc trưng riêng của ḿnh, và hơn nữa không phải chuyển động theo đường thẳng mà theo những dợn sóng tương đối lớn, mỗi một trong những thứ ấy là một bội số của bước sóng bên trong nó. Các bước sóng ấy rất nhỏ và có lẽ hàng ngàn những bước sóng ấy cũng rất nhỏ chỉ được bao gồm trong một dợn sóng, mặc dù tỉ lệ chính xác c̣n chưa được xác định. Tác dụng tổng quát là sáng lấp lánh và chiếu tia ngũ sắc như xà cừ hoặc một biến thể thủy tinh nào đó.

 

SƠ ĐỒ III

CẤU TRÚC CỦA TRUNG TÂM LỰC (4) Tạo thành lực thứ cấp

Những luân xa thường được nói là tương ứng với một vài cơ quan thể chất; thật ra th́ những cơ quan này ở gần chúng nhất; nhưng như ta đă nêu trên, bản thân các luân xa không ở bên trong cơ thể mà ở trên bề mặt của Thể Phách.

Danh sách của các Luân xa và tên gọi của chúng là như sau:

Số

Cơ quan thể chất gần nhất

Tên gọi tiếng Bắc Phạn

1

Chót xương sống

Mulhadhara

2

Rốn

Manipura

3

Lá lách

Svadhisthana

4

Tim

Anahata

5

Họng

Visuddha

6

Giữa chân mày

Ajna

7

Đỉnh đầu

Sahasrara.  Brahmarandhra

8

 

Các cơ quan hạ đẳng

 

9

10

 

  

                   

Các con số 8, 9 và 10 liên quan tới các cơ quan hạ đẳng của thể xác, không được học viên “pháp thuật chánh đạo” sử dụng, mặc dù có một vài trường phái đang tồn tại vẫn sử dụng chúng. Nguy cơ liên quan tới chúng nghiêm trọng đến nỗi chúng tôi coi việc khơi hoạt chúng là điều bất hạnh lớn lao nhất.

 

Ghi Chú: Có trường phái khác xác định vị trí của các Luân xa không giống như của Thông Thiên Học và truyền thống Yoga Ấn độ. Nhưng ở đây được tŕnh bày theo Thần nhăn của C.W. Leadbeater.

 ----------------------------

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES