trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở    


                                                
                                

                    SỰ THAM THIỀN
         CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC 
                         
(phần một)
                            
    
                                          Chỉ dẫn thực hành trong những điều kiện chánh yếu
                                              
   Những phương pháp đưa đến trực giác..

           Diễn giả : Đại Đức Geoffrey
             HODSONThông dịch : Nguyễn Hữu Kiệt
 

  ₪₪₪₪ 

Thưa Bà Chánh Hội Trưởng Xứ bộ Thông Thiên Học Việt Nam.

Thưa chư quí thính giả.

Trong những cuộc hội họp dành riêng cho hội viên Thông Thiên Học, chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi về giáo lư Thông Thiên Học.

Nay trong buổi họp đầu tiên này chúng ta sẽ học về sự Tham thiền.

Trải qua các thời đại từ xưa đến nay, tất cả những người học Đạo đều t́m cách để đạt được sự giác ngộ. Từ ngh́n xưa ấy có người đă được thành công rồi. Nếu ta đi ngược ḍng lịch sử, trở về nước cổ Hi lạp hồi đời xưa, th́ ta t́m thấy có những nhà đạo sĩ nước Hi lạp cũng đă trải qua con đường Tham thiền để đi đến sự giác ngộ đó rồi.

Đây là một câu chuyện nói về nước Hi lạp thời cổ : hồi đời ấy, Hi lạp có một nhà triết học tên là THALÈS. Ông ấy sống một nơi trong thành phố Hi lạp cách đây vào khoảng 6oo năm trước Thiên Chúa Giáng Sinh. Một ngày nọ có người hỏi ông 9 câu hỏi, ông đă trả lời tất cả. Những câu hỏi đó cùng với những câu trả lời của ông đều được giữ ǵn cho đến ngày nay. Đó thật là một diễm phúc cho chúng ta.

Câu thứ nhất mà người ta hỏi nhà triết học Thalès đó như vầy :

Hỏi : Cái ǵ cũ nhất trên đời ?

Nhà triết học trả lời : Thượng Đế là cũ nhất trên đời : v́ Ngài đă có tự bao giờ.

Hỏi : Cái ǵ đẹp nhất trên đời ?

Đáp : Vũ trụ th́ đẹp nhất trên đời, bởi v́ đó là công tŕnh của Thượng Đế.

Hỏi : Cái ǵ lớn nhất trên đời ?

Đáp : Không gian là lớn nhất trên đời, bởi v́ không gian chứa đựng tất cả mọi vật.

Hỏi : Cái ǵ là vững chắc nhất của hết thảy mọi vật ?

Đáp : Cái vững chắc nhất và vẫn tồn tại nhất là Hi vọng : bởi v́ hi vọng vẫn tồn tại măi măi dầu cho đến sau khi người ta chết.

Hỏi : Cái ǵ tốt hơn hết tất cả mọi vật ?

Đáp : Sự Tự do là tốt hơn hết tất cả mọi vật, v́ nếu không có nó th́ không có ǵ tốt đẹp hơn.

Hỏi : Cái ǵ mau nhất hơn tất cả mọi vật ?

Đáp : Đó là tư tưởng : v́ trong một khoảnh khắc đồng hồ, tư tưởng có thể vượt không gian để đi đến tận cùng trong vũ trụ.

Hỏi : Cái ǵ mạnh nhất hơn tất cả mọi vật ?

Đáp : Sự cần dùng : bởi v́ sự cần dùng làm cho người ta có đủ can đảm để đối phó với tất cả sự khó khăn ở đời.

Hỏi : Cái ǵ dễ nhất trên đời ?

(Tôi muốn biết trong chư huynh đệ có ai trả lời dùm cho tôi câu hỏi đó ?)

Đây là câu trả lời của nhà triết học Thalès khi người ta ḥi ông cái ǵ dễ nhất trên đời :

Ông trả lời như thế này : Cái dễ nhất trên đời là đem cho người khác những lời khuyên bảo.

Hỏi : Cái ǵ là khó nhất trên đời ?

Đáp : Tự biết ḿnh là cái khó nhất trên đời.

Biết cái Bản ngă của ḿnh, biết cái Chơn ngă trường tồn, vĩnh viễn của ḿnh và sự hợp nhất cái bản ngă của ḿnh với tất cả mọi loài, mọi vật, là mục đích của sự Tham thiền vậy.

Vấn đề quan trọng nhất trong đời của mỗi người là làm sao đạt được cái quyền năng, cái hạnh phúc, sự an tĩnh trong tâm hồn. Làm sao để nhận thức được cái bản chất thiêng liêng của ḿnh. Làm sao để t́m thấy được Thượng Đế ngự trong tâm ḿnh và luôn luôn sống với nhận thức đó. Làm sao để phụng sự Thượng Đế trong đức tánh thiêng liêng của Ngài.

Vậy Thông Thiên Học có thể dạy ta những ǵ để giúp ta t́m được Chơn ngă trường tồn vĩnh viễn trong người của ta.

Người ta có thể t́m thấy hạnh phúc, an tĩnh trong tâm hồn bằng cách Thiền định. Có thể có nhiều phương pháp khác nữa; nhưng phương pháp chắc chắn nhất là : t́m thấy Thượng Đế ngự trong ḷng ta bằng cách tham thiền mà thôi. Ta tham thiền để t́m thấy sự hiện diện của Thượng đế ngự trong ḷng ta, và để t́m thấy sự hạnh phúc và an tĩnh trong tâm hồn, vậy ta phải làm thế nào để bắt đầu một cuộc tham thiền đó ?

Trước hết có ba điều mà ta cần phải thay đổi trong đời ta (nếu cần).

Trước tiên, điều cần phải thay đổi là làm sao thay đổi cái động lực cốt yếu của đời ta : ta đổi sự ích kỷ tham lam ra sự vô kỷ, vô ngă.

Phương pháp thứ nh́ là làm thế nào thay đổi cuộc đời ta; từ sự tham lam, vô độ để đổi thành sự vô tư và tiết độ.

Phương pháp thứ ba là mỗi ngày phải tập tham thiền cho đúng giờ, đúng khắc và mọi ngày đều đều như vậy.

Có lẽ trong hàng chư quí vị cũng có người đă thực hành cái phương pháp đó rồi; nhưng phần đông chúng ta mỗi người đều làm theo cách riêng của ḿnh. Bây giờ tôi xin tŕnh bày cùng quí vị một phương pháp chắc chắn nhất để đạt tới mục đích của cuộc tham thiền được kết quả. Trước tiên ta cần phải tham thiền đều đều mỗi ngày không bỏ qua ngày nào hết. Nếu ta chỉ cố gắng vài ngày trong một tuần, th́ đó cũng là một điều tốt; nhưng nó không đưa tới kết quả được. Ta cần phải tiếp tục tham thiền mỗi ngày th́ luôn luôn có kết quả, dù ta thấy cùng không. Thí dụ như : nhờ sự tham thiền mà ta sẽ thấy tư tưởng của ta càng ngày càng thêm rơ ràng hơn, càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn; và sự tập trung tư tưởng của ta càng ngày càng có hiệu quả hơn. Lại nữa, sự hiểu biết của ta về người và vật xung quanh ta đều được rơ ràng hơn và xác thực hơn. Nhờ tham thiền đều đều hằng ngày mà ta có thể hiểu Đạo một cách dễ dàng hơn, và khi nghe diễn giảng về đạo lư, trí ta được sáng suốt hơn. Ta có thể nhận thấy những hiện tượng diễn ra trước mắt ta, dầu khi đó ta đang thức, giữa ban ngày. Lại nữa sức khỏe, nguồn sinh lực của ta cũng có thể tăng hơn bội phần. Lần lần ta nhận thức được những quyền năng vô biên của Thượng đế ở trong ḷng ta càng ngày càng rơ rệt hơn. Đó tức là vài kết quả tốt của sự tham thiền có thể đem đến cho ta.

Nên khi ta đă bắt đầu, th́ hăy kiên nhẫn để tiếp tục luôn luôn măi măi dẫu rằng : đôi khi ta chỉ có tập được 10 phút hay 5 phút mà thôi. Mỗi ngày ta cần phải để một thời gian lối 15 phút dành riêng cho sự tham thiền mỗi buổi sáng. Buổi sớm mai là giờ rất tốt cho sự tham thiền, bởi v́ ban mai sau khi thức dậy, tâm trí ta c̣n b́nh tĩnh vững vàng; thần trí ta được yên ổn, rất có lợi cho sự tham thiền. Hơn nữa lúc đó những điều kiện về không gian xung quanh ta cũng có một ảnh hưởng rất tốt.

Sự cần thiết khác nữa là ta phải ở trong một căn pḥng riêng biệt đừng ai quấy rầy. Điều này rất quan trọng bởi v́ ta cần phải được yên tĩnh và thanh tịnh. Lúc ta đang tham thiền mà có những người xung quanh ta quấy rầy th́ là một sự rất nguy hiểm cho ta. Khi ta tham thiền về một đầu đề ǵ cao siêu th́ tư tưởng của ta trở nên hoàn toàn trừu tượng đối với thể xác của ta. Nếu trong khi đó có một người nào bên ngoài chạy vào quấy rầy th́ ta có thể bị một cơn khủng hoảng về thần kinh có thể rất hại cho sức khỏe.

Để tham thiền cho có kết quả, th́ chúng ta cần phải lựa một giờ yên tịnh nào đó trong ngày mà nó cho ta được yên ổn. Không vậy th́ ít nhất ta cũng phải làm thế nào cho những người sống chung quanh ta biết, để cho ta yên ổn. Tóm lại có ba điều cần thiết là :

1)    Sự tham thiền mỗi buổi sáng.

2)    Sự riêng biệt đừng bị khuấy phá.

3)    Cách ngồi cho đúng phép.

Có nhiều sách dạy về đạo đă diễn giảng những phép tĩnh tọa thế nào cho đúng để tham thiền. Nhưng nếu nói vắn tắt, th́ rốt cuộc chỉ có hai hoặc ba cách ngồi đúng phép để tham thiền mà thôi.

Nguyên tắc thứ nhất là ngồi thế nào cho thân thể được nghỉ ngơi hoàn toàn, nghĩa là không bị tŕ kéo hay đau đớn chỗ nào cả. Những bắp thịt của ta cũng phải được thong thả không bị bó buộc. Cặp chơn mày của ta cũng phải được nghỉ ngơi, không nên nhăn nhíu lại. Sự thong thả nghỉ ngơi bắp thịt là điều kiện cần thiết của sự tham thiền.

Nguyên tắc kế đó là xương sống của ta phải được ngay thẳng. Nếu nó ngay chừng nào càng tốt chừng nấy. Có nhiều người nằm ngửa xuống để tham thiền. Đó cũng là điều tốt bởi v́ khi người ta nằm th́ có thể nghỉ ngơi để cho các bắp thịt được thong thả, nhưng có một điều bất tiện là nếu nằm xuống để tham thiền th́ người ta cũng có thể ngủ quên đi. Nguyên tắc cốt yếu trong sự tham thiền là làm sao cho bộ óc của ta hoàn toàn thức tỉnh để cho nó có thể tiếp được những kết quả tốt đẹp của tham thiền. Như thế th́ phương pháp hay nhất là ngồi cho ngay thẳng. Ở phương Đông mà phương pháp thông thường nhất là ngồi xếp bằng ở dưới đất. Cách đó người ta gọi là ngồi theo cách bông sen hay là “ liên hoa tọa bộ” (tức là ngồi kiết dà). Có nhiều bức tượng Đức Phật Thích ca được người ta tạc trong khi Ngài ngồi theo phép đó. Nếu ta nhận thấy rằng ngồi xếp bằng như thế thật khó khăn vô cùng, nhất là những người phương Tây như chúng tôi, th́ ta có thể ngồi một cách khác là ngồi trên một cái ghế bành (fauteuil), hay ghế dựa. Khi ngồi trên ghế đó, th́ hai chân không được tréo lại, hai bàn tay cũng vậy, không được đụng nhau và không được tréo nhau. Hai bàn tay phải để cho ngay ngắn trên hai đầu gối. Đó là những điều ta cần phải làm cho đúng trong khi ta bắt đầu tập tham thiền.

Kế đó th́ đến vấn đề thở. Trong những sách dạy về Yoga có nhiều phương pháp luyện hơi thở để đạt tới sự giác ngộ. Phương pháp Yoga luyện hơi thở đó người Ấn độ gọi là Prânayama, có nghĩa là kiểm soát cái “Prâna” tức là cái sinh lực của vũ trụ. Những sự luyện tập này có nhiều nguy hiểm, bởi thế cho nên ta tránh không nên tập luyện hơi thở trong khi ta c̣n trẻ. Lúc lớn lên, ta bắt đầu luyện cũng không muộn ǵ, nhất là khi ta luyện tập thở dưới sự chỉ đạo của một vị Chơn sư. Nếu trong khi ta chưa gặp được Thầy dạy về phương pháp luyện hơi thở đó, th́ điều cần thiết là ta chỉ nên thở chậm răi và thong thả. Tôi có bổn phận phải nhắc nhở chư quí vị chớ nên tập luyện hơi thở bao giờ, nhất là luyện tập hơi thở với sự tập trung tư tưởng vào bất cứ nơi nào trong cơ thể. Nhất là tập trung tư tưởng ở tại đơn điền (plexus solaire), nơi tim và nơi bộ phận khác dưới xương mông. Có những cái trung tâm cốt yếu của bộ thần kinh ngự tại hai nơi đó. Nhiều người dạy học tṛ luyện hơi thở và tập trung tư tưởng nơi hai chỗ đó; nhưng tôi đặc biệt ngăn ngừa quí bạn chớ nên tập luyện hơi thở và chú ư đến hai chỗ ấy. Tập trung tư tưởng tại plexus solaire và tại xương mông có thể làm cho ta bị loạn óc, bị những cơn khủng hoảng về tinh thần, về đủ cả mọi phương diện. Mặc dầu ta không nhận thức được những sức mạnh huyền bí đang ngự tại hai trung tâm đó. Nhưng sự thật là chúng nó có những sức mạnh vô cùng nguy hiểm. Nếu ta cứ để y nguyên như thế, một cách tự nhiên, không đá động đến chúng nó, th́ không có sự ǵ xảy đến cả. Nhưng nếu ta tập trung tư tưởng vào hai nơi đó và nhất là kèm theo hơi thở nữa, th́ chắc chắn có điều nguy hiểm xảy ra. Vậy tôi xin nhắc lại là : tôi cẩn thận  khuyên lơn chư quí vị là đừng nên bao giờ tập luyện hơi thở và tập trung tư tưởng vào hai trung tâm đó. Với những điều khuyên lơn thường thức đầu tiên của tôi vừa đưa ra xong, th́ bây giờ tôi xin bắt đầu vào đề cuộc tham thiền.

Điều cần thiết là chúng ta phải làm sao có thể tập trung vào bất cứ đầu đề cao thượng nào. Chúng ta có thể tập trung tư tưởng vào một trong những chơn lư căn bản. Đại khái như là sự hiện diện của Thượng đế ở khắp nơi. Sự có mặt của Thượng đế tiềm tàng khắp vũ trụ dẫu trong không gian hay ngoài thời gian, hay ở xung quanh chúng ta, hay ngự trong cả vạn vật. Nhưng quí vị có thể đặt câu hỏi rằng : Làm sao tôi biết được có Thượng đế ở khắp nơi như thế ? Đó là lư do v́ sao ta phải tham thiền để nhận thức được sự hiện diện của Thượng đế ở khắp nơi trong vũ trụ.

Có một câu chuyện người ta nói về một đứa bé ở bên nước Anh là nơi mà tôi sinh trưởng. Đứa trẻ đó trong lúc nó đang thả diều một cách say mê; và nó vẫn tiếp tục chơi nữa, mặc dầu khi con diều đă hạ xuống đất. Trong lúc nó thả diều ở trên không, th́ có một đám mây hạ xuống rất thấp đến đỗi con diều của nó bị khuất dạng trong đám mây đó. Bởi đứa trẻ chơi một cách say mê, nên vẫn tiếp tục nắm dây con diều của nó. Trong khi ấy, có một người lạ mặt đến hỏi nó rằng : Em chơi cái ǵ lạ vậy ? Đứa bé trả lời : Tôi đang thả con diều của tôi. Nhưng người kia lại nói : Nhưng mà em không thấy được con diều của em. Đứa bé trả lời rằng : Mặc dầu tôi không thấy con diều của tôi nhưng bàn tay của tôi có thể cảm thấy nó đang bay.

Vậy ta đây cũng thế, mặc dầu ta không thấy được con diều của ta, nhưng ta có thể cảm giác được một cái sức mạnh huyền bí đang chuyển động trong không gian. Chính cái Động lực đó dắt ta vào Hội Thông Thiên Học để đi đến những chơn trời mới hầu nhận thấy được cái sức mạnh thiêng liêng trong người của ta. Nếu ta nhận thấy rằng : đầu đề tham thiền đó là khó khăn và quá trừu tượng cho ta, th́ ta có thể đổi đầu đề khác. Thí dụ như chúng ta hăy tham thiền về bất cứ điều ǵ xảy ra trong đời Đức Phật; ta hăy chọn sự tích nào của Phật tổ có tánh cách tốt đẹp. Tỷ như ngày sanh Đức Phật. Trước mặt vua cha và hoàng hậu, mẹ của Đức Phật, th́ các nhà tiên tri đoán rằng : đứa trẻ này về sau sẽ trở nên nhà thông thái, một bực đạo đức cao thâm. Ta có thể tưởng tượng một bức họa như thế đó, lần lần ta sẽ thấy tất cả nhân vật trong bức họa rơ ràng nơi tâm trí của ta. Khi đó ta tỏ ḷng biết ơn của ta đối với Ngài là bực cứu thế. Rồi ta quả quyết làm đúng theo lời răn dạy của Ngài, tức là lời răn dạy của bực giáo chủ đă xuống trần, để dạy nhân loại biết con đường đi đến Niết Bàn. Như thế, ta có thể tạm thời thoát ly ra khỏi đời sống của xác thể tầm thường vật chất này, mà để tư tưởng thanh thoát lên cơi cao thượng, lên cơi giới của Đức Phật. Hoặc giả ta có thể tưởng tượng đến lúc Đức Phật tầm đạo dưới gốc cây Bồ Đề. Ta h́nh dung Ngài đang ngồi tĩnh tọa dưới gốc Bồ Đề, và tâm trí của Ngài đang tiêu diêu nơi cơi huyền không để t́m thấy Chơn lư vô cùng, Tâm địa của Ngài kiên cố và bất rung chuyển trước sự cám dỗ của Ma vương. Chúng ta hăy h́nh dung tâm trí của Ngài lúc đó hợp nhất với bản thể nguyên chất duy nhất của vũ trụ. Ngài hợp nhất với tất cả mọi loài, mọi vật ở trong trời đất. Trong khi ấy, ta h́nh dung Ngài đă đạt được sự giác ngộ siêu đẳng, siêu phàm và lần lần ta có thể chia sớt được những cảm giác, những ảnh hưởng tốt đẹp của Ngài lúc bấy giờ. Chúng ta có thể tưởng tượng đến những việc đă xảy ra trong đời của Đức Phật hoặc những vị giáo chủ khác đă từng xuống trần dạy dỗ chúng sanh. Nếu ta không thể tập trung tư tưởng đến một vấn đề quá trừu tượng như sự hiện diện của Thượng Đế ở khắp nơi trong vũ trụ, th́ ta hăy tập trung tư tưởng đến vấn đề cụ thể, có h́nh thể, có sắc tướng.

Nhiều người rất lấy làm thích thú về những cái mỹ lệ của trời đất. Họ ngồi ngoài sân, ngoài vườn để nh́n phong cảnh đẹp lúc tham thiền. Điều đó rất tốt, nhất là khi ta có thể được yên tĩnh một ḿnh không bị ai quấy rầy. Cái đó có thể khó khăn với ta là những người sống nơi thành thị đông đúc, nhưng ta cũng cố gắng t́m những nơi vắng vẻ như ở vườn hoa công cộng hay là dưới gốc cây. Lần lần ta có thể cảm thông được những sự cảm giác của cái cây và thấy được sự rung cảm của nó như thế nào. Tinh thần của Thượng Đế cũng tiềm tàng trong mọi gốc cây, và nếu ta t́m ṭi th́ ta có thể cảm thông được cái sức phát triển quyền năng của Ngài xuyên qua cây đó. Và nếu ta thành công trong sự t́m ṭi th́ ta có thể ḥa hợp được với tâm thức của cái cây đó và ta sẽ hiểu biết một cách rơ ràng : thế nào là một cái cây. Lẽ dĩ nhiên là đời sống trong cái cây c̣n rất thô sơ lắm, nhưng nó đang t́m cách vượt bực để phát triển cho đến đỗi ta cảm thấy cái sức sống ấy vượt đến tận nhánh chồi của nó. Rồi lần lần, ta sẽ ngồi nơi những gốc cây khác và ta sẽ tập làm thế nào để cho tâm thức của ta ḥa hợp với tâm thức của cái cây, để hiểu nó. Nếu ta lần lần thực hành được tất cả mọi phương pháp ấy th́ chúng ta cũng sẽ ḥa hợp được với tâm thức của vũ trụ. Tâm thức vũ trụ là một tâm thức duy nhất; nó ngự trong tất cả muôn loài vạn vật. Và bấy giờ chúng ta sẽ nhận thấy có một quyền năng vô biên, có một ánh sáng vô cùng, có một sức sinh hoạt thiêng liêng ngự khắp chốn khắp nơi. Người ta sẽ thấy có một sự yên tĩnh vô biên, có một sự hạnh phúc an nhàn vui vẻ tràn ngập tâm hồn, nếu thành công được. Bấy giờ tâm thức về xác thân vật chất của ta càng ngày càng yếu dần, c̣n tâm thức vũ trụ tràn ngập trong tâm hồn ta và xâm chiếm hết tất cả mọi sự chú ư của ta. Rồi th́ ta có thể sẽ như Đức Phật là ḥa hợp tâm thức của ta với tâm thức của vũ trụ. Lúc đó, quả là ta đă nhập cảnh Niết Bàn rồi vậy. Dẫu sự này chưa xảy đến cho ngay bây giờ, dẫu rằng : nó xa xôi đến bực nào nhưng chung qui chắc chắn là một trong những kiếp tương lai của ta, ta sẽ đạt được. Nhưng hiện thời trong lúc này, ta cũng có thể có được cái cảm giác ấy, ta có thể có được cái hương vị của cảnh Niết Bàn, nếu ta biết cố gắng tập luyện hằng ngày. Và khi ta đă đạt được rồi, ta hăy chia sớt cho tất cả mọi người xung quanh.

Đó là một vài phương pháp tham thiền.

Bây giờ tôi xin tŕnh bày cho quí vị một phương pháp khác trước khi tôi chấm dứt đầu đề hôm nay. Đây tức là một đầu đề rất khoa học, là cái tinh hoa của tất cả mọi phương pháp của Pháp môn Yoga. Trước hết tôi xin tóm tắt lại những nguyên tắc cần yếu này là :

1/ Phải tham thiền đều đều hằng ngày.

2/ Hăy t́m một chỗ riêng biệt không bị ai khuấy phá.

3/ Hăy ngồi cho đúng phép.

4/ Kế đó, hăy tự nhắc nhở lấy ḿnh rằng : tôi không phải là xác thân vật chất này. Tôi là Chơn Ngă.

Sau một thời gian ngắn ta tập trung về những điều nhắc nhở đó, đoạn ta lại nhắc ḿnh câu này là : Tôi không phải là T́nh cảm, Tôi chính là cái Chơn Ngă vậy. Kế đó ta cũng tự nhắc nhở rằng : Tôi cũng không phải là Cái Trí, Tôi là Chơn Ngă bất diệt.

Đoạn ta sẽ tập trung tư tưởng đến một cái chơn lư vô cùng tuyệt đối đó : tức Ta không phải là cái xác thân hữu h́nh này mà ta chính là Chơn Ngă thiêng liêng, bất diệt. Ta sẽ tự nhắc nhở lấy ḿnh như thế đó măi, nghĩa là quên ḿnh, thoát ly ra khỏi xác thân vật chất này, để tự biết ḿnh là Một Chơn Ngă thiêng liêng vô cùng và bất diệt.

Để một vài phút suy gẫm và tập trung tư tưởng đến cái chơn lư này là : Chơn Ngă của anh, của bạn cũng như là Chơn Ngă của tôi đều là một, đều là vô cùng tuyệt đối và bất diệt. Rồi ta sẽ tự nhắc nhở rằng : cái Chơn Ngă của ta đó quả là sáng rỡ vô cùng; nó sáng rỡ với một ánh sáng thiêng liêng tuyệt đối. Ánh sáng đó là Chơn Ngă, tức là Ta vậy.

Mỗi ngày ta nên để 10 phút hay 15 phút yên lặng hầu tập trung tư tưởng và nhắc nhở lấy ḿnh rằng ḿnh vốn là Chơn Ngă chói sáng rực rỡ vô cùng. Sau một thời gian tham thiền độ chừng 10 phút hay 15 phút, th́ chúng ta sẽ trở lại với cái tâm thức của xác thân rồi sẽ bắt đầu làm việc trở lại như thường. Trước hết ta đem tất cả mọi sự chú ư của ḿnh vào cái trí rồi đến t́nh cảm. Kế đem tâm thức trở về với xác thân một lần nữa. Lúc đó th́ tưởng tượng cũng như xác thân của ḿnh hoàn toàn được một sức mạnh vô biên, tràn ngập khắp cả. Mặc dầu trong khi đó cái xác thân của ta không ngủ, nhưng ta không để ư đến nó nhiều cho lắm. Bây giờ ta trở lại với đời sống hằng ngày với tất cả tâm thức, với tất cả mọi sự chú ư của ta. Hăy để một vài phút nghỉ ngơi yên tịnh cho xác thân quen trở lại với tâm thức của nó, trước khi ta bắt đầu với công việc hằng ngày. Nếu ta có thể ngồi yên được một phút vào lúc giữa trưa 12 giờ, th́ ta hăy im lặng và hăy nghĩ tới cái chơn lư vô cùng là : Tôi là Chơn Ngă thiêng liêng bất diệt.

Trước khi đi ngủ, mỗi bữa chiều, ta cũng nên ngồi im lặng như vậy trong một lúc để mà suy tưởng và t́m lấy cái Chơn Ngă của ḿnh, mặc dầu trong khi xác thịt ngủ, cái trí của ta vẫn linh động và vẫn giúp ta tiếp tục khám phá cái Chơn Ngă của ta để t́m lấy sự giác ngộ. Ta hăy tự nhắc nhở lấy ḿnh rằng : đến sáng mai khi ta tỉnh dậy, th́ việc đầu tiên của ta là hăy ngồi im lặng vài phút để tham thiền. Đó là một phương pháp để cho ta có thể bắt đầu ngay bây giờ cái đời sống tinh thần của ta, dầu ta hăy c̣n bận rộn những công việc lo lắng ngoài đời. Ta hăy nhớ rằng : dầu ta bắt đầu tham thiền ta cũng cần phải làm cho tṛn bổn phận hằng ngày của ta, làm tṛn những bổn phận của ta đối với xă hội, đối với người đời. Công việc tham thiền đó ta hăy làm trong ṿng hợp lư với một sự nghĩ ngợi, tính toán đúng đắn. Ta cần phải làm việc cho đúng cách thông minh cũng như ta làm một việc ǵ khác trong đời để được thành công vậy. Và cuối cùng ta có thể tiếp tục công việc t́m ṭi chơn lư mặc dầu trong khi xác thân ta ngủ. Ta có thể làm việc đó hay không ? Chúng ta có thể lắm bởi v́ Thông Thiên Học dạy rằng : chỉ có xác thân vật chất của ta ngủ mà thôi.

Cái Chơn ngă của mỗi người, tức là phần thiêng liêng tinh hoa của mọi người không bao giờ ngủ. Tâm thức bên trong của ta không cần đến sự nghỉ ngơi, tất nhiên nó không ngủ bao giờ. Trong khi xác thân ta ngủ, th́ phần tinh hoa, phần thiêng liêng đó vẫn thức luôn luôn. Nếu ta là người siêng năng, chăm học, th́ trong khi ngủ cái trí của ta vẫn tiếp tục học măi. C̣n nếu ta là những người phụng sự giúp đời th́ trong khi ta ngủ, linh hồn ta đi cơi khác để t́m phương tiện giúp đỡ người một cách vô h́nh. Và phương pháp hay nhất để trở nên một đấng giúp đỡ vô h́nh (aide invisible) là hăy bắt đầu giúp đỡ nhơn loại trong khi ta vẫn c̣n là kẻ hữu h́nh, tức là làm công việc này bây giờ và trong lúc này, khi ta thức.

Những người Thông Thiên Học biết rơ cái điều đó, cho nên mặc dầu sau khi họ chết, họ vẫn tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tiếp tục phụng sự ở cơi giới bên kia cửa tử.

Thưa quí vị đây là một bài học đầu tiên của chúng ta về sự tham thiền, tức là phương pháp để đạt được cái tâm thức tinh hoa của vũ trụ.

Soạn giả

Nguyễn thị Hai

(Trích trong T́m hiểu Thông Thiên Học số 63 và 64 tháng 6 và 7 năm 1959)


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở