trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
YOGA
CON ĐƯỜNG TRỰC GIÁC
Diễn Giả: Đại đức Geoffrey HODSON
Thông dịch: Nguyễn Hữu Kiệt
Thưa Bà Hội Trưởng,
Thưa Quí Ông và Quí Bà.
Chiều hôm nay tôi xin thuyết tŕnh với quí ông và quí bà về vấn đề YOGA theo một quan niệm đặc biệt.
Xét v́ sự phát triển, sự tiến hóa của con người là một phương tiện cần thiết cho sự tiến hóa của vũ trụ. Nhưng linh hồn con người luôn luôn bị giam hăm trong xác thân vật chất nầy. Xác thân con người ví như cái nhà tù, nó giam hăm linh hồn con người, và những giác quan con người chẳng khác ǵ những kẻ cai ngục vậy.
Pháp môn Yoga có thể làm cho con người được giải thoát.
Trước hết, ta hăy thử xét tại sao con người lại bị giam hăm, tù đày, trong xác thân vật chất nầy ? Khi ta sống có ư thức nghĩa là hoàn toàn thức tỉnh trong xác thân vật chất, th́ ta ít khi nhận thức được tánh chất chơn thật của con người. Cái chơn tánh, chơn ngă của con người vốn là một cái có quyền năng sâu rộng vô cùng. Nhưng trong khi ta sống cái đời sống hằng ngày của ta không hề biết hay ngờ rằng: trong người của ta vốn có cái quyền năng vô biên. V́ ta luôn luôn tưởng con người của ta chỉ là xác thân vật chất hữu h́nh này mà thôi. Đó là một điều sai lầm rất lớn, v́ xác thân con người không phải là con người thật. Những nhà triết học trên thế giới đều cho rằng sự sai lầm ấy là nguyên nhân của mọi sự khốn khổ, bởi v́ con người chỉ biết ḿnh xuyên qua xác thân hữu h́nh, hữu hoại này mà thôi. Chính xác thân vật chất như: xương, tủy, thịt, năo đều làm cho con người bị phân chia, cách biệt với đồng loại chung quanh. Như thế, con người luôn luôn bị ảo ảnh rất lớn làm cho con người tưởng rằng ḿnh cách biệt với người. Thật vậy, tất cả chư huynh đệ ngồi ở đây, mỗi người trong chúng ta – không ai có thể tưởng tượng rằng: ḿnh không khác hẳn với những người chung quanh. Như chúng tôi đứng đây, nói về phương diện xác thân, chúng tôi luôn luôn tưởng đâu chúng tôi là nhơn vật khác hẳn với chư huynh đệ đang ngồi ở kia. Đó là một điều sai lầm rất lớn. Chính v́ sự sai lầm ấy mới sinh ra mọi sự khốn khổ trần gian.
Mỗi cá nhơn đều luôn luôn nghĩ tới ḿnh, tới bản ngă riêng của ḿnh, với mọi sự nhu cầu riêng của ḿnh.
Nói về phương diện kinh tế, th́ những nhà doanh thương, những bực kỹ nghệ lớn trong thế gian đều do sự sai lầm đó mới sinh ra cạnh tranh và sát hại nhau. Cũng như những chính trị gia trên thế giới, luôn luôn họ tưởng rằng: họ cách biệt với thiên hạ cho nên mới có sự xung đột giữa các nước trên thế giới và họ luôn luôn t́m cách để mà khống chế, để mà chiếm đoạt, thắng đoạt những đối phương, khi họ có thể. Khoa triết học Ấn Độ nói rằng: điều đó là sai lầm, là tai hại, tạo bởi sự cách biệt giữa bản ngă của người này với bản ngă của người khác. Tôi xin lập lại một lần nữa là chính v́ sự sai lầm tệ hại đó mà những khốn khổ của nhơn loại mới sanh ra. Những điều sai lầm đó trái hẳn với chơn lư.
Xét về phương diện tinh thần, đạo đức, th́ tất cả mọi người trong nhơn loại đều là một, v́ bản thể của mọi loài, mọi vật, mọi chúng sinh đều do một tinh hoa, một bản thể chung mà có. Như trong đời sống hằng ngày của chúng ta, th́ một người đều có ḍng máu nóng chạy trong huyết quản. Mọi người đều có một nguyện vọng giống nhau, sự sợ sệt, sự băn khoăn, đau khổ giống nhau.
Tôi có diễm phúc được dịp châu du trên thế giới, trong ṿng 40 năm vừa qua, đă được dịp gặp gỡ hết mọi hạng người. Nhờ sự tiếp xúc và kinh nghiệm của tôi với mọi người, tôi nhận thấy ai nấy trên thế gian đều có nguyện vọng, hoài băo hay đau khổ như nhau.
Xét về phương diện tinh thần, th́ mọi người đều thuộc về một giống dân duy nhứt không có sự cách biệt với kẻ nào. Nhưng v́ con người có xác thân với những giác quan nên tưởng rằng: ḿnh khác với chúng. Những chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và phong tục tập quán khác nhau của mọi người làm cho ta thấy sự cách biệt ấy chớ sự thật không phải như vậy, mà là mỗi người trong chúng ta đều là một.
Có một lư thuyết cho rằng: chúng ta hiện giờ đang hướng về một giai đoạn tiến hóa mà mọi người đồng nhận thức như nhau. Và trong thế hệ mới, mọi người đang bước tới một tâm thức mới là nh́n nhận rằng: “Tất cả nhơn loại đều là một”.
Quả thật, khi con người càng tiến hóa chừng nào, th́ càng nhận thức được sự hợp nhứt ḿnh với mọi người và từ đó không có sự cách biệt chia rẽ nữa. Nhưng trước khi đi đến giai đoạn đó, trước khi nhận thức được sự hợp nhứt với mọi ngưới th́ tạm thời ta đang sống trong ảo ảnh mê lầm; v́ ta không thể biết rằng: tất cả đều do một gốc thiêng liêng mà ra. Ta không thể biết được mọi người đều thuộc về một đại gia đ́nh duy nhứt.
Một điều khó khăn thứ ba nữa là cả thảy chúng ta đều sợ chết. Đó cũng là một sự sai lầm. Ta không nên có sự sợ sệt sai lầm đó: v́ nhơn loại đều do một gốc tinh hoa bất diệt mà ra. Chỉ có xác thân vật chất mới chết mà thôi v́ nó không phải là con người thật. Xác thân này chẳng khác cái áo ngoài mà ta cởi bỏ ra khi chết. Nhưng v́ ta bị trói buộc, giam hăm trong xác thân và v́ sự mê lầm mà ta không biết chơn lư nên luôn luôn sợ chết.
Trong bài giảng tới đây chúng tôi sẽ có dịp nói với chư huynh đệ rằng: luật tiến hóa sẽ giải thoát con người ra khỏi bốn bức tường nhà tù, tức là cái xác thân của ta đây và pháp môn Yoga là phương tiện giải thoát chóng nhứt, nhưng trước khi diễn tả về điều đó tôi có thể nói nhiều về đề tài này hôm nay.
Bây giờ ta xét qua khoa học huyền bí về con người như thế nào ? Nói đến điều này tức là bàn đến tinh thần, chơn ngă con người; nó vốn một với tinh thần chung của vũ trụ. Nó cũng là một với tinh thần Thượng Đế. Đó là cái chơn lư trọng đại nhứt. Đôi khi con người diễn tả chơn lư ấy như một chơn lư tối đại, tối thượng. Sự sống thiêng liêng trong vũ trụ, tất cả quyền năng thần bí của vũ trụ đều là một với sự sống thiêng liêng và quyền năng thần bí trong con người. Con người và Thượng Đế vốn không phải hai mà chỉ là một thôi. Tất cả môn phái triết học, mọi tôn giáo, mọi khoa học đều nh́n nhận cái chơn lư tối thượng đó tức là sự duy nhứt giữa người và Trời.
Tôi tin rằng: tất cả chư huynh đệ nơi đây cũng không lấy làm khó khăn mà hiểu những điều đó, v́ chúng ta đă nghe nói đến nhiều lần rồi, và cũng có nhiều bạn học hỏi về điều đó nữa.
Bây giờ chúng ta hăy bước tới một bước khác có thể lạ lùng đối với chúng ta. Ấy là: Những quyền năng và sự sống thiêng liêng trong vũ trụ, theo khoa tử vi, những hiện tượng của thượng trí và sự thông minh sáng suốt, những quyền năng trong vũ trụ ẩn hiện dưới ngôi Thái dương và ẩn hiện trong mọi hành tinh khác. Chúng nó đều tập trung trong con người như những quyền năng riêng biệt thuộc về con người vậy. Trong con người có vài bộ phận trong đầu luôn luôn rung động cùng một nhịp với những quyền năng của vũ trụ. Tinh lực của ngôi mặt trời luôn luôn rung động nhịp nhàng trong con người, những sức mạnh thiên nhiên là những nguồn lực do nơi các quả tinh cầu phát ra cũng đều hiện có trong một xác thân chúng ta. Và như thế, th́ con người và mọi hành tinh trong vũ trụ đều cùng một khối kết hợp với nhau. Một bậc hiền triết của nước Trung hoa là đức Lăo Tử có nói rằng: “Vũ trụ là con người phóng đại”. Chúng ta có thể đảo ngược lại lời ấy mà nói rằng: “Con người là một tiểu thiên địa hay là một vũ trụ thâu nhỏ lại”. Thật như vậy, tất cả những thần lực và những quyền năng đang có trong vũ trụ đều rung động trong con người. Do đó, nhà triết học Hy lạp Pythagore có nói rằng: “Con người có thể trả lời tất cả câu hỏi”. Nhưng hiện giờ chúng ta không biết được cái chơn lư này là: sự hợp nhứt giữa con người và vũ trụ cùng tất cả mọi loài. Nhưng trong thế giới ngày nay cũng đă có vài dấu hiệu trong tâm thức, hoặc trong sự hoạt động của con người ám chỉ rằng: con người đang hướng về hiểu biết những chơn lư đó.
Các tổ chức quốc tế trên thế gian hiện nay, tỉ như Hội Thông Thiên Học hay những cơ quan quốc tế nào khác chỉ tỏ rằng: con người đang có nẩy mầm hiểu biết về sự hợp nhứt đó. Sự thành lập hội Vạn quốc và Liên Hiệp quốc cùng những cơ quan Liên hiệp quốc tế ngày nay chứng tỏ rằng: con người đă nhận thức được sự Đại đồng trong nhơn loại. Đó có phải là điều lạ lùng trong tất cả chúng ta chăng ?
Con người càng tiến hóa chừng nào, th́ sự nhận thức sự hợp nhứt giữa nhân loại càng ngày càng sâu đậm thêm lên; chừng đó th́ chiến tranh có thể dứt được. Nhưng có một vài người không bằng ḷng chờ đợi luật tiến hóa thao diễn lần lần mà họ lại tin rằng: chúng ta có thể tự lực hiểu biết các chơn lư ấy ngay bây giờ.
Giáo lư Thông Thiên Học sẽ giúp chúng ta đạt được nguyện vọng đó.
Sự thực hành hằng ngày pháp môn Yoga là phương tiện duy nhứt đưa con người đến sự hiểu biết. Vậy Yoga là cái ǵ ? Làm thế nào ta có thể thực hành được khoa pháp môn đó ? Tôi đă có dịp nói vấn đề đó cho chư huynh đệ nghe rồi, bây giờ tôi chỉ nói sơ lược mà thôi. Nội danh từ Yoga cũng đủ cắt nghĩa khoa pháp môn đó. Yoga do nơi chữ Phạn có nghĩa hợp nhứt. Mục đích tối cao của pháp môn Yoga là làm thế nào giải thoát con người có thể hợp nhứt được với tinh thần chung của vũ trụ. Thí dụ như chư huynh đệ và tôi muốn thực hành khoa pháp môn Yoga th́ phải làm thế nào ? Phần đông trong chúng ta là những người Á đông, th́ chắc chúng ta có thể hiểu được điều đó một cách rơ ràng. Nhưng chúng ta có thể nói qua sơ lược mà thôi.
Hiểu biết về pháp môn Yoga không cũng chưa đủ, ta cần phải làm, cần phải hành động, cần phải thực hành về một phương diện nào: v́ Yoga tức là hành động, nó đưa ta đến sự giác ngộ tinh thần. Thí dụ như ta muốn bắt đầu Yoga từ ngày mai, ta phải làm thế nào ? Trước hết ta cần phải tinh luyện đời sống vật chất của ta được nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Uống rượu hay dùng những chất ma túy, hoặc ăn thịt, đều làm cho xác thân ta trở nên ô trược. Vậy những thói quen và tật xấu khác cần phải dứt bỏ để có được một xác thân trong sạch. Muốn vậy th́ ta phải có sự sáng suốt và hiểu biết phân biện.
Ta cần phải dứt bỏ những tư tưởng, những t́nh cảm xấu xa và những dục vọng thấp hèn. Ta c̣n phải thực hành thế nào để có thể kiểm soát tư tưởng. Đến giai đoạn thứ ba là giai đoạn rất cần thiết, tức là sự tham thiền. Nếu hai giai đoạn trước tiên được thực hành một cách hiệu quả, th́ giai đoạn thứ ba là sự tham thiền sẽ đưa ta đến chỗ giải thoát. Tôi không nói rằng: trong khi tham thiền cần phải xuất vía ra khỏi xác thân của ta, tôi chỉ nói rằng: với phương pháp đó ta có thể thoát khỏi sự trói buộc, sự giam hăm của xác thân ta. Phương pháp tham thiền làm ta nhận thức được cái ánh sáng bên trong tức là cái chơn lư ngự trong mọi người. Sự tham thiền cũng làm cho ta biết rằng mọi hành tinh trong không gian, mọi tinh cầu trong vũ trụ và trong người hợp thành một khối duy nhứt. Trong khối duy nhứt đó, tinh thần con người chói sáng rực rỡ như mặt trời vậy. Phương pháp Yoga có thể đưa con người đến sự giác ngộ để nhận thức tinh thần của ḿnh vốn chói sáng luôn luôn trong khối đại đồng vũ trụ. Đây là những chi tiết thực tế về phương pháp tham thiền.
1) Trước hết ta cần phải tham thiền đều đều mỗi ngày.
2) Ta cần phải tham thiền trong sự riêng biệt, nghĩa là không bị ai khuấy rầy.
3) Trong khi tham thiền phải giữ xác thân được ngay ngắn; xương sống phải ngay thẳng. Tôi sẽ cắt nghĩa v́ sao xương sống phải giữ ngay thẳng. Hơi thở phải giữ cho nó được thong thả và nhịp nhàng và chậm lại bằng phân nửa tốc lực thường mà thôi. Những phương pháp đó là những phương tiện có thể giúp xác thân ta được nhẹ nhàng thong thả và làm cho ta có cảm giác đă thoát khỏi phần nào sự trói buộc và giam lỏng của nó. Chừng đó ta sẽ bắt cái trí của ta hoạt động, bởi v́ cái trí là ch́a khóa, là then chốt để mở cửa đạo cho con người. Trong cơn tham thiền, ta dùng cái trí để suy nghĩ những ǵ ?
Mỗi người trong chúng ta đều có tâm t́nh, tánh chất khác nhau th́ mỗi người đều có tư tưởng khác nhau hết. Nhưng có một phương pháp chung cho mọi người là như thế này: Ta bắt đầu tham thiền bằng sự thức tỉnh, bằng sự nhận định và quả quyết rằng: “Tôi không phải là xác thân, tôi là chơn ngă tinh thần; tôi không phải là t́nh cảm, tôi là linh giác, là chơn ngă. Tôi cũng không phải là cái trí, tôi vốn là chơn ngă, chơn tánh”. Kế đó ta giữ một phút yên lặng để tập trung tư tưởng của ḿnh, và sẽ tự nhắc nhở rằng: “Tôi là một chơn ngă tuyệt đối, bất diệt, vô cùng, chói rọi với ánh sáng tinh thần rực rỡ. Tôi tức là chơn ngă chói sáng đó và Nó chính là tôi”. Rồi ta để cái trí trụ vào chơn lư đó. Lần lần tự tập trung, sự cố gắng tư tưởng ta hoàn toàn yên lặng và phần siêu linh của ta sẽ nhận thức được sự hợp nhứt giữa ta và vũ trụ.
Điều kiện duy nhứt là giữ cái trí ḿnh được yên lặng, đừng xao động. Điều kiện đó phải được thực hành. Sự yên lặng bên trong, phải giữ cho được tích cực, chớ để ta trở thành vật thụ động. Trong khi đó phần siêu linh của ta sẽ đạt tới một sự hạnh phúc, một sự yên tĩnh vô cùng là v́ ta nhận thức được sự hợp nhứt. Sau một thời gian tập luyện như vậy mà ta muốn tiến cao hơn nữa, th́ ta có thể tự nhắc nhở rằng: “Chơn ngă của tôi vốn là một với chơn ngă mỗi loài. Tôi tức là chơn ngă trong mọi loài đó, và chơn ngă ấy chính là tôi”. Kế đó th́ ta giữ lặng thật lâu, để tinh thần ta được nâng cao lên. Sau vài tuần thực hành như vậy, có nhiều người đạt được sự yên tĩnh trong tâm hồn, bấy giờ giác tính siêu linh của họ thức tỉnh, bởi v́ họ đă được tập luyện Yoga trong những kiếp trước của họ rồi, nên họ có thể thành công mau chóng trong kiếp này. Phần đông chúng ta làm điều đó một cách khó khăn, nhưng tất cả mọi người đều có thể đạt đến một kết quả nào đó, nếu họ kiên tâm để thực hành phương pháp tham thiền. Đó là những điều sơ lược mà tôi nói về phương pháp thực hành pháp môn Yoga.
Sự thực hành pháp môn Yoga có thể đưa đến cho chúng ta những kết quả như thế nào ?
Có ít nhứt mười kết quả, mặc dầu trong những lúc đầu có nhiều người nhận thấy rằng: ḿnh không đi đến một kết quả ǵ, nhưng sự thực mỗi khi ta tham thiền, lẽ tất nhiên ta sẽ đi đến một kết quả nào thực sự. Mặc dầu ta không nhận thấy kết quả liền sau khi đó. Nhưng chúng có thể xuất hiện trong lúc nào, trong ngày nào đó, và trong những ngày sau. Trong kết quả đó có những điều này là :
1) Xác thân chúng ta được tráng kiện hơn. Ta có thể kiểm soát nó một cách hiệu quả hơn. Nhứt là những người thanh niên th́ họ nhận thấy có cảm giác về sự tráng kiện, sự tự chủ về xác thân của họ.
2) Người ta nhận thấy rằng: ḿnh càng ngày càng được thanh thoát hơn đối với sự khó khăn của đời sống, sự khó khăn nhỏ nhặt hằng ngày, họ có thể băn khoăn về những điều khó khăn ít hơn và bị phiền lụy ít hơn những người khác.
3) Sự ham muốn, dục vọng của xác thân càng ngày càng được kiểm soát một cách dễ dàng hơn. Những t́nh cảm, dục vọng thấp hèn như sự nóng giận, ham muốn, sự giận dữ, đều càng ngày càng được chế ngự một cách dễ dàng hơn trước. Những t́nh cảm xấu xa, đê hèn, càng được chủ trị hiệu quả hơn trước, chẳng khác nào ta dùng con dao chặt đứt cái một vậy. Lưỡi dao bén đó tức là cái trí có tập luyện của ta. Người ta đi đến một trạng thái mà những dục vọng, giận dữ càng ngày càng ít hơn trước. T́nh thương càng ngày càng bớt ích kỷ. Người ta càng cảm thấy sự thiện cảm, sự thương yêu đối với những kẻ xung quanh và người ta ít vơ vét những cái ǵ về cho ḿnh. Thí dụ như sự ganh ghét càng ngày càng mất đi và một đức tánh tốt được thay thế vào. Trí tuệ con người càng ngày càng được rơ ràng và trong trẻo hơn. Trực giác con người cũng được tăng trưởng thêm để giúp họ có thể hiểu biết được những điều khó khăn, huyền bí. Đôi khi những giác quan siêu đẳng như thần giao cách cảm cũng được tăng trưởng nữa. Có khi người ta nhận thức được những sự vật sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, trong phương pháp Yoga, những hiện tượng phi thường đó là những cái người ta không nên mong muốn mà có. V́ những tượng h́nh giả tạm đó có thể làm cho trí con người bị chia ra và làm cho con người nghĩ tới điều khác, thay v́ nghĩ tới mục đích của ḿnh và những đức tánh sáng tạo của tư tưởng v.v… chúng nó càng ngày càng được tăng trưởng. Sự ỷ lại của ta đối với người khác sẽ được giảm bớt. Người ta bắt đầu có sự tự tín nơi phương pháp tu hành riêng của ḿnh và không ỷ lại nơi người chung quanh hay những sự vật khác. Như tôi đă nói lúc nảy, càng ngày ta càng đạt tới sự hợp nhứt một cách dễ dàng. Lần lần người đạo sĩ Yogi có thể nhận thức được sự hợp nhứt của ḿnh với bất cứ người nào chung quanh ḿnh.
Yoga có thể đưa ta tới những ǵ nữa ?
Nếu ta có được thần nhăn ta sẽ thấy được kết quả rất lạ lùng, ít nhứt là tám điều :
1) Ta có thể thấy được tế bào trong bộ óc của người Yogi rung động nhanh chóng hơn trước bội phần.
2) Những bộ huyết quản đưa máu lên óc của người Yogi càng ngày càng đưa máu nhiều hơn.
3) Người ta có thể nhận thấy được sự cung cấp, sự phân phát Prâna tức là sinh lực cho bộ óc cũng được tăng thêm.
4) Do đó người ta nhận thấy rằng: bộ óc của người Yogi chói sáng màu vàng v́ nó hoạt động hơn trước.
5) Những tinh lực về vũ trụ, những tinh lực vô h́nh sáng rực như lửa, xuất ra từ xương mông con người để lên đến bộ óc. Tinh lực đó gọi là luồng Hỏa hầu hay là Kundalini.
6) Trong cơn tham thiền có hiệu quả, th́ người ta thấy được luồng Hỏa hầu Kundalini từ dưới xương mông của người Đạo sĩ rung động và càng đi lên làm cho bộ óc sáng rực chẳng khác nào luồng lửa, tiếp điện lực vào cho bộ óc của Đạo sĩ. Do đó người Đạo sĩ có thể do nơi bộ óc của ḿnh nhận thức được điều chơn lư tối trọng trong vũ trụ.
Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng bộ óc con người là quan trọng đến bực nào trong sự thực hành pháp môn Yoga. Như thế muốn cho tâm thức trong ḿnh được giải thoát sự giam hăm, trói buộc của xác thân, th́ con người phải làm sao cho bộ óc con người được tiếp điện, tiếp lửa vào và làm cho nó tăng trưởng sự hoạt động của nó.
7) Người ta cũng nhận thấy sự thay đổi trong thể thanh của Đạo sĩ. Những bí huyệt hay luân xa của Đạo sĩ trong lúc đó rung động một cách nhanh chóng lạ thường và hào quang của Đạo sĩ nở rộng ra gấp đôi trong lúc thường.
8) Sự sống thiêng liêng trong mỗi tế bào con người của Đạo sĩ dường như phát ra những điện lực làm cho hào quang càng nở lớn thêm. Sự này làm tăng trưởng tâm thức siêu linh của con người và mở con đường tâm thức phàm trần, trong bộ óc con người, xuyên qua cái trí để làm thức tỉnh cái tâm thức siêu phàm. Trong trạng thái đó, ánh sáng thiêng liêng dường như được tiếp xuống giúp cho Đạo sĩ nhận thức được những chơn lư tối cao.
Thưa chư huynh đệ, những điều mà tôi vừa nói qua, tức là những điều về sự giam hăm trói buộc của xác thân và phương pháp làm thế nào để thoát khỏi sự giam hăm này. Tôi nói vấn đề đó suốt một giờ đồng hồ và dùng rất nhiều lời, nhưng sự thật nó rất g)ản dị :
1) Tinh luyện tánh chất và xác thân của ḿnh.
2) Hoạt động để giúp đỡ những người khác.
3) Thực hành phương pháp tham thiền đều đều mỗi ngày, nhứt là trong buổi sáng.
Chừng đó ta không những nhận thức được ánh sáng, nghĩa là ta giác ngộ được bản thân của ta, mà ta trở nên người có thể giác ngộ được kẻ khác, bất cứ nơi nào mà ta đi tới.
Soạn giả: Nguyễn thị Hai
(Trích tạp chí T́m Hiểu Thông Thiên Học số 67 và 68
Tháng giêng và tháng hai năm 1960)
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở