Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 

 

VỀ THỰC CHỨNG CHƠN NGĂ

 BẰNG T̀NH THƯƠNG

Tác giả I.K.Taimni

(Trích Self-Realization through Love)

Bản dịch: Chơn Như - 2011

VỀ THỰC CHỨNG CHƠN NGĂ

 BẰNG T̀NH THƯƠNG

 

Có nhiều con đường tùy chọn mà ta có thể bước trên đó để thành tựu việc hiệp nhất với Thượng Đế hoặc điều thường được gọi là Thực chứng Chơn ngă. Con đường Sùng tín hoặc T́nh thương mà tiếng Bắc phạn gọi là Bhakti-mārga nói chung được coi là một phương án tùy chọn đối đăi với con đường Tri thức tức Jñāna-mārga Yoga Sūtra của Patanjali có bàn tới. Karma-mārga tức con đường Hành động được coi là phụ trợ cho cả hai bởi v́ nó ngụ ư phải tẩy trược tâm trí, ngăn ngừa việc tạo ra thêm nghiệp nữa và làm giảm nhẹ ngă chấp. Nó mang lại giới luật tự giác cần thiết để đưa tâm trí nhập vào trạng thái thích hợp để thực hành Yoga theo bất cứ phương pháp nào.

Trong những ngữ cảnh khác, chúng tôi có giải thích rằng cái gọi là các hệ thống Yoga khác nhau thật ra không phải là những phương pháp thật sự độc lập và tự thân đầy đủ để Thực chứng Chơn ngă như thiên hạ thường giả định. Nói cho đúng hơn ta nên coi chúng là các nhánh khác nhau của Khoa Yoga bao quát, mỗi hệ thống này nhấn mạnh tới một phương tiện thiện xảo nào đấy của Yoga nhiều hơn phương tiện thiện xảo kia. Chẳng những thế, ai bước trên con đường Yoga cũng đều có thể chọn theo một trong những pháp môn tức phương tiện thiện xảo này vào một lúc đặc thù nào đấy thể theo nhu cầu cá biệt của ḿnh trong lúc ấy cùng với giai đoạn tiến hóa mà ḿnh đang trải qua.

Điều quan trọng mà ta nên luôn luôn nhớ kỹ là con đường phát triển tâm linh không phải là một lối ṃn mà mọi người cứ phải lê bước theo đó để đạt tới mục tiêu của ḿnh. “Mỗi người là sự sống, sự thật và thánh đạo” của ḿnh, con đường mà y noi theo vốn từ bên trong chính y bộc lộ ra khi y tiến lên theo sự độc nhất vô nhị cá biệt của ḿnh cùng với vai tṛ mà y được dự kiến đóng giữ trong Thiên cơ của một tương lai xa vời.

Bhakti-Sūtra của Nārada tŕnh bày một số đặc điểm nổi bật của con đường sùng tín hoặc t́nh thương; nó được coi là một loại cẩm nang dành cho những người muốn thực chứng Thượng Đế nhờ vào quyền năng t́nh thương. Nó không bàn tới đề tài này một cách điêu luyện vốn hiển nhiên trong những bộ luận như Yoga-Sūtra và Śiva-Sūtra. Nhưng nó tŕnh bày một ư niệm rất hay ho về Bhakti-mārga và rất có ích cho những người nào đang ra sức trau dồi ḷng sùng tín cần có sự hướng dẫn và thông tin nào đấy về đề tài này trong những giai đoạn phát triển ban sơ. Đối với những người nào có bản chất xúc động đặc biệt thích hợp với Bhakti-mārga th́ Bhakti-Sūtra có thể được dùng làm một chỉ nam rất hữu ích.

Nhưng theo những điều vừa nêu trên, ta không nên kết luận rằng ḷng sùng tín chỉ cần thiết cho những người có tính khí xúc động; c̣n những người bước trên con đường tri thức có thể miễn trừ nó. Thiên nhiên nhắm vào một sự toàn bích toàn diện của cá tính và điều này có nghĩa là mọi khía cạnh của bản chất con người phải được phát triển vào lúc này hoặc lúc khác trong một chuỗi những kiếp sống mà cá thể phải trải qua để phát triển tâm linh; nó cuối cùng kết thúc khi ngài đạt được sự Thực chứng Chơn ngă và Giải thoát khỏi những điều hăo huyền, hạn chế của các thế giới biểu lộ. Việc có được một tính khí xúc động trong một kiếp đặc thù chỉ có nghĩa là trong kiếp đặc thù ấy, cá thể ắt thấy ḿnh dễ dàng bộc lộ những tiềm năng tâm linh của ḿnh qua bản chất xúc động nhiều hơn hẳn so với những thứ khác.

Ḷng sùng tín siêu việt được những khía cạnh thấp hèn trong bản chất con người, biểu hiện qua những xúc động, tư tưởng và tác động cùng với sự phát triển của nó trong giai đoạn cao hơn; điều này không tùy thuộc vào phạm vi hạn hẹp và năng lực của các xúc động. Chính thể Bồ đề tức Ānandamaya-kośa mới bước vào tác động ở những giai đoạn cao siêu và chính sự giáng nhập của những thần lực từ cơi Bồ đề mới làm nảy sinh ra những xúc động thanh bai tuyệt vời vốn được trải nghiệm trong những giai đoạn này. Thật vậy những trải nghiệm ấy có bản chất tinh vi đến nỗi chẳng những ta không thể mô tả được chúng mà chúng c̣n không thể biểu diễn được qua những xúc động thông thường. Chính v́ vậy mà một người sùng tín thường xuyên bị choáng ngợp bởi những xúc động mănh liệt yêu thương Thượng Đế trong những giai đoạn đầu th́ đến những giai đoạn sau này lại trở nên tịch lặng, tự chủ và dè dặt.

Trước khi ta có thể tiến thân thêm nữa th́ ta nên minh giải chân ư nghĩa của từ Bắc phạn Bhakti để chứng tỏ nó khác với t́nh thương và ḷng sùng tín như thế nào, đây là hai từ trong tiếng Anh thường được dùng để dịch từ ngữ Bắc phạn này.

Từ ngữ t́nh thương có một phổ hàm ư rất rộng và ngày nay bắt đầu được dùng một cách rất thoải mái. Ở dưới dạng cao nhất và thuần túy nhất, đó là một khía cạnh của chính Thượng Đế, ngài chẳng những yêu thương mọi chúng sinh và chăm sóc cho những nhu cầu và tiến hóa của chúng qua cơ chế phức tạp của Thiên nhiên mà ngài c̣n thể hiện là chính T́nh thương trong bản chất siêu việt của ngài. Chính v́ thế mà ta thấy t́nh thương thấm nhuần trọn cả cuộc sống và biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau qua mọi sinh linh.

V́ vậy ta ắt thấy rằng mặc dù quan niệm t́nh thương ở dưới dạng cốt lơi và cao siêu nhất vốn thánh thiện và liên kết với sự trải nghiệm tinh vi tuyệt vời trong cuộc sống, song biểu hiện của nó dưới dạng thô thiển và thấp nhất qua giới động vật và nhân loại đă khiến ta có được quan niệm bị dung tục hóa và bại hoại đến mức thấp nhất. Đại đa số những người ngay cả được cho là thông minh cũng coi nó là hầu như đồng nghĩa với sự đam mê t́nh dục khi họ mù quáng theo đuổi khoái lạc. Từ ngữ Bhakti chẳng dính dáng ǵ tới dạng t́nh thương hạ đẳng hoặc là nơi động vật hoặc là nơi giới nhân loại cho dù nó kết hợp với tính dục hay không đi chăng nữa. Bhakti được dùng để chỉ cái t́nh thương mà con người có thể có đối với Thượng Đế hoặc là trong cơi trừu tượng hoặc là đối với những Đấng Thiêng Liêng vốn được coi là những biểu tượng để biểu diễn Thượng Đế nhập thể.

Ư nghĩa của ḷng sùng tín cũng lan tỏa và mơ hồ. Để hiểu được nó trọn vẹn ta phải phân biệt giữa ba dạng mà ḷng sùng tín thường biểu hiện qua đó: 1/. tận tụy với một sự nghiệp, 2/. sùng tín với một cá nhân và 3/. sùng tín với Thượng Đế.

Tận tụy với một sự nghiệp rất thông dụng và đâu đâu ta cũng thấy thiên hạ tham gia vào những phong trào được phát động để xúc tiến một sự nghiệp. Ḷng tận tụy thuộc loại này dĩ nhiên tùy vào bản chất của sự nghiệp mà người ta t́m cách xúc tiến. Nếu sự nghiệp đó là chính nghĩa, mang lại phúc lợi, được những người có bản chất đạo đức và tâm linh đảm đương rồi triển khai thỏa đáng th́ sự tận tụy ấy sẽ tạo ra những kết quả mang lại hạnh phúc hoặc phúc lợi đủ thứ cho một số lớn người ta và trong quá tŕnh triển khai ấy, những tiềm năng tâm linh của những kẻ dấn thân vào việc xúc tiến chính nghĩa sẽ bộc lộ ra. Nhưng nếu sự nghiệp ấy là gian tà do những kẻ không có tư cách đạo đức và tâm linh chủ mưu, những kẻ ấy có khuynh hướng chọn theo những phương pháp tàn nhẫn vô lương tâm th́ sự tận tụy ấy có thể sẽ trở thành phương tiện gieo rắc biết bao đau khổ trên qui mô lớn. Lịch sử và lộ tŕnh của nhiều phong trào dựa trên những cân nhắc ư thức hệ ngày nay chứng minh rơ ràng sự thật của điều ta vừa nêu trên.

Ḷng sùng tín đối với một cá nhân mặc dù không có kết quả ảnh hưởng xa rộng như thế, vẫn tùy thuộc vào bản chất và động cơ thúc đẩy của chủ thể sùng tín và đối tượng sùng tín. Trong địa hạt chính trị hoặc kinh doanh vốn có liên quan tới quyền lực và tiền bạc, trong hầu hết trường hợp đó không thật sự là ḷng sùng tín mà chỉ là tự tư tự lợi ngụy trang dưới dạng sùng tín. Khi nó thoát khỏi những khuyết điểm này và dựa trên sự gắn bó với một người v́ người ấy có những phẩm chất trí thức, đạo đức hoặc tâm linh th́ nó có một phẩm chất nào đấy vượt trội về mặt đạo đức hoặc tâm linh vốn vừa nâng người ta lên lại vừa khiến người ta khâm phục.

Nhưng trong loại sùng tín này có một nguy cơ cố hữu mà tín đồ phải cảnh giác. Nó có khuynh hướng ít nhiều hạn chế hoặc thậm chí giam hảm cái trí của người tín đồ khiến cho nó không có năng lực xét tới những ư niệm và vấn đề của cuộc đời một cách tự do không bị thiên kiến hoặc tiên kiến. Chẳng hạn như nếu cá thể sùng tín với một vị thầy tâm linh hoặc một tôn giáo th́ tâm trí của y có thể trở nên bị chế định đến nỗi những giáo huấn của vị thầy đặc thù ấy khiến cho nó không thể nh́n thấy và trân trọng được những khía cạnh khác của sự thật vốn cũng quan trọng như thế. Nó cũng có thể hạn chế phạm vi chú ư và hoạt động của y bên trong một tầm mức cực kỳ hạn hẹp. Đạo tràng của các vị đạo sư rải rác khắp Ấn Độ chật ních những người mà cuộc đời của họ bị “tù túng, câu thúc và giới hạn” bên trong bốn bức tường đă cố ư được dựng nên bởi những kẻ muốn cô lập tín đồ của ḿnh khỏi ngoại giới v́ sợ mất tín đồ.

Do đó ta ắt thấy rằng cả ḷng tận tụy đối với một sự nghiệp lẫn ḷng sùng tín đối với một cá nhân đều chẳng những có thể có đủ thứ khuyết tật, mà nói chung c̣n có tác dụng hạn chế rất nhiều sự tự do của cái trí và tác động về phần cá thể khiến cho y có thể bôc lộ thoải mái những tiềm năng trí tuệ và tâm linh của ḿnh. Chỉ có ḷng sùng tín đối với Thượng Đế mới chẳng những thoát khỏi những khuyết tật và nguy cơ này mà c̣n có năng lực và tiềm năng bộc lộ vô hạn những tiềm năng Thiêng liêng tâm linh vốn ẩn tàng bên trong tâm hồn của mọi người. Nó chẳng những có năng lực kích thích ghê gớm những tiềm năng này mà c̣n v́ nó hướng về một nguồn t́nh thương và cực lạc vô hạn cho nên nó có thể mang lại một sự đáp ứng với quyền năng tâm linh ấy để hoàn toàn biến đổi cuộc sống của tín đồ. Chính v́ thế mà người ta ưa ḷng sùng tín với Thượng Đế hơn sùng tín với cá nhân; trong câu kinh 81 của Bhakti- Sūtra có khuyên nhủ và nhấn mạnh tới điều ấy. Ngay cả khi ḷng sùng tín được hướng về bậc đạo sư của ḿnh th́ ta nên hướng nó không phải về phàm ngă của ngài mà về Thượng Đế lồng khung trong đấy. Ishavara là Sư phụ chân thực của mọi người tầm đạo và tín đồ vốn được nêu rơ trong câu kinh sau đây của Yoga- Sūtra

 

Mặc dù trên thế giới có nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo đóng vai tṛ hướng dẫn cách ứng xử của tín đồ, nhưng ta cần nhớ mục đích và bản chất cốt lơi của tôn giáo trong đời sống của con người. Bất cứ nơi đâu có thể có những khía cạnh khác của tôn giáo th́ ta thấy khía cạnh duy nhất quan trọng nhất và cốt yếu nhất chính là việc nó nêu rơ, minh giải phương tiện để t́m Thượng Đế. Các quan niệm về Thượng Đế có thể biến thiên, những con đường đi t́m Thượng Đế có thể tùy duyên, những giới luật có thể thay đổi theo các tôn giáo khác nhau nhưng cái mục đích cốt lơi này vốn là nền tảng của tất cả và chung cho mọi tôn giáo. Nếu không có mục đích này th́ tôn giáo không  c̣n là tôn giáo cho dù nó có thể là ǵ đi chăng nữa. Những phép ứng xử và những chuyện linh tinh trong sinh hoạt tôn giáo do các tôn giáo khác nhau qui định chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh tự thân mặc dù nhiều tín đồ coi đó là cứu cánh. Ta phải nhấn mạnh sự kiện nêu trên, lập đi lập lại, chẳng những để khiến cho sinh hoạt tôn giáo có ư nghĩa hơn và có mục đích hơn mà c̣n khiến cho người tầm đạo sàng lọc được những điều cốt yếu trong sinh hoạt tôn giáo tách ra khỏi những điều không cốt yếu để chỉ tập trung vào những điều cốt yếu thôi.

Từ những điều nêu trên ta ắt thấy rằng tôn giáo có liên quan mật thiết với thần bí học hơn là huyền bí học; tôn giáo chính là cốt lơi của thần bí học và sinh hoạt thần bí. Thần bí gia thật ra không suy nghĩ ǵ mấy về những vấn đề khác liên quan tới nhân sinh, thậm chí cũng chẳng nghĩ ǵ về bản chất của vũ trụ của ḿnh sống trong đó. Đối tượng duy nhất mà y t́m hiểu và sùng tín chính là Thượng Đế và y theo đuổi mục tiêu này với chú tâm nhất thiết và tập trung đến mức loại trừ được mọi điều khác nữa. Môn sinh Bhakti-Sūtra ắt có cảm tưởng là không có bất kỳ sự thảo luận về vấn đề nào khác trong trọn cả quyển sách này ngoại trừ vấn đề ḷng sùng tín đối với Thượng Đế. Thần bí gia có liên quan tới Thượng Đế và chỉ Thượng Đế mà thôi, y coi trọn cả đời ḿnh là vấn đề giữa bản thân và Thượng Đế. Trong Bhakti-Sūtra không đề cập tới bất kỳ vấn đề triết học trừu tượng nào hoặc vấn đề phát triển thần thông.

Việc tập trung toàn tâm toàn ư vào một mục đích duy nhất có lẽ là một trong những lư do tại sao con đường sùng tín lại hữu hiệu hơn nhiều so với những con đường khác cũng muốn đạt tới mục tiêu như nó. Không phải lo toan về những vấn đề triết học, không phải tŕ giới nghiêm ngặt, không phải tuân theo những khuôn mẫu xác định và những chuyện linh tinh trong sinh hoạt tôn giáo chỉ hạn chế tự do của ḿnh. Người ta có thể trau dồi ḷng sùng tín ở bất cứ nơi đâu mà người ta ngẫu nhiên ở đấy và trong bất kỳ t́nh huống nào mà ḿnh lâm vào.

Song le điều này cũng có nghĩa là mục đích sùng tín với Thượng Đế không thể thành tựu được nếu cá nhân không đặt vấn đề này một cách nghiêm túc, và thật vậy, phải tha thiết hết ḷng. Thượng Đế không đáp ứng lời kêu gọi của những người tầm đạo lười biếng, không toàn tâm toàn ư, y chỉ muốn có được những điều tốt đẹp nhất của cả nội giới lẫn ngoại giới, đời đạo song toàn hoặc là bằng ḷng có những sự thỏa măn xúc động b́nh thường về sinh hoạt tôn giáo chẳng hạn như cảm thấy thỉnh thoảng nhất thời phấn khởi trong những hoàn cảnh thuận lợi sinh ra do những kích thích ngoại lai như hát thánh ca v.v. . . Cái loại sinh hoạt tôn giáo vô tư lự này không thể đưa người ta đi quá xa, cùng lắm cũng chỉ giữ cho cá nhân chỉnh hợp được với lư tưởng tâm linh của ḿnh thay v́ đi lệch hoàn toàn ra khỏi đường đạo. Nhưng đây lại là t́nh huống mà hầu hết người tầm đạo lâm vào xuất phát từ đó họ phải khởi sự có một phương thức sinh hoạt tôn giáo cần mẫn hơn nếu họ muốn thật sự nghiêm túc.

V́ việc phát triển ḷng sùng tín vốn cần thiết cho mọi người tầm đạo cho nên thắc mắc “Làm sao phát triển được ḷng sùng tín?” đâm ra có tầm quan trọng sống c̣n và phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Xét về một mặt th́ con người kiểm soát được cái trí của ḿnh nhiều hơn kiểm soát được xúc động. Ta dễ điều khiển cái trí tập trung vào bất cứ vấn đề ǵ có bản chất trí thức và dấn thân xem xét đủ thứ khía cạnh của vấn đề ấy. Ta đâu có dễ dàng khơi dậy được những xúc động của ḿnh như vậy để bắt đầu cảm thấy tha thiết yêu thương bất kỳ ai mặc dù người ấy vốn thân thiết với ta. Như vậy, người tầm đạo nào quyết tâm trau dồi ḷng sùng tín Thượng Đế phải học cách khởi sự. Vấn đề này không được đề cập minh bạch và thỏa đáng trong Bhakti-Sūtra. Những bước đầu tiên được người ta khuyên nhủ chỉ có thể thấu hiểu và chọn theo bởi những người nào đă hoàn toàn quen thuộc với tư tưởng và truyền thống Ấn Độ chứ không thể ứng dụng phổ quát. V́ việc trau dồi ḷng sùng tín là cần thiết cho mọi người tầm đạo cho nên ta cần t́m hiểu để có thể ứng dụng được nguyên lư tổng quát vốn là nền tảng của sự trau dồi ḷng sùng tín này.

Khi bàn đến vấn đề nêu trên, điều quan trọng nhất mà ta cần nhớ kỹ đó là việc phát triển ḷng sùng tín, thật ra tuyệt nhiên không phải là chuyện phát triển mà là chuyện vén màn bí mật, v́ Thực tại được gọi là Thượng Đế đă hiện diện trong tâm hồn mỗi người với sự huy hoàng viên măn qua khía cạnh quan trọng nhất là chính T́nh thương. Chắc chắn là nó vốn ẩn tàng, kẻ phàm phu không thể biết được nó v́ những ham muốn và khuynh hướng phàm tục khác của y khiến cho nó ít nhiều mờ tối đi. Nhưng điều đă hiện diện rồi và chỉ mờ tối đi thôi có thể được vén màn che phủ để bộc lộ ra nếu ta biết đâu là những tác nhân làm cho nó mờ tối đi và chúng bị loại bỏ ra sao.

Ở đây ta không cần đi vào chi tiết vấn đề những khuynh hướng, hạn chế và hăo huyền nào của con người đóng vai những tác nhân làm mờ tối khiến cho cá nhân chẳng biết được Thực tại ẩn tàng bên trong tâm hồn ḿnh mà y hoài công mưu t́m nơi ngoại giới qua những khoái lạc đeo đuổi đủ thứ vô hạn. Điều mà ta cần phải hiểu rơ khi nhiệm vụ chân thực của ta nhằm giải quyết vấn đề khó khăn này chính là xử lư cái trí, giải thoát nó khỏi những khuynh hướng và ô nhiễm vốn đóng vai tṛ những tác nhân làm mờ tối che khuất Thực tại ẩn tàng bên trong đó. Khi cái trí đă được tẩy trược, đă hài ḥa và thoát khỏi đủ thứ méo mó xuyên tạc th́ những bức màn từ từ trở nên mỏng hơn rồi cuối cùng biến mất khiến ta càng ngày càng có ư thức về Thực tại mà một trong những khía cạnh của nó chính là T́nh thương.

Như vậy, việc chuẩn bị sơ bộ để thay đổi t́nh thương cốt ở việc tẩy trược và làm hài ḥa cái trí, chuyển nó sang trạng thái có thể đóng vai tṛ hiện thể biểu lộ t́nh yêu Thượng Đế. Chủ đích của mọi giới luật tự giác được qui định và đức hạnh cần phải trau dồi chính là việc tạo ra cái trạng thái tâm trí này, khi người tầm đạo đă thực hiện thành công điều ấy cũng như chọn theo những phương tiện khác để mở ra kênh dẫn giữa những mức nội giới và ngoại giới trong Bản thể của ta th́ t́nh thương bắt đầu trào dâng từ bên trong một cách như nhiên và càng ngày càng tăng lên. Đó là v́ sau này ta sẽ nêu rơ quá tŕnh ấy vốn tự tái sinh. Ta càng yêu thương Thượng Đế th́ ta càng biết được Ngài thêm nữa cho đến khi tri thức và t́nh thương ḥa nhập thành ra một trạng thái thường xuyên có ư thức được Thực tại ấy, điều này được gọi là Thực chứng Chơn ngă.

Người tầm đạo nên lưu ư kỹ lưỡng hai giai đoạn này trên Bhakti-mārga. Giai đoạn đầu tiên là thời kỳ thường xuyên nỗ lực, giới luật tự giác, tẩy trược và phát triển được những đức tính cùng với những trạng thái tâm trí cần thiết để cho bhakti biểu hiện. Trong giai đoạn này những thời kỳ xúc động hưng cảm và trầm cảm luân phiên nối tiếp nhau. Nhưng nếu người tầm đạo kiên tŕ tinh tấn cực lực và có tiềm năng cần thiết bên trong ḿnh th́ y dần dần chuyển sang giai đoạn thứ nh́ trong đó t́nh thương Thượng Đế bắt đầu trào dâng từ bên trong một cách như nhiên và thường xuyên với mức độ càng ngày càng gia tăng mà y không cần cố gắng ǵ nữa. Trạng thái này được gọi là parā-bhakti tức paramaprema, nó xuất hiện khi ta đạt được mức ư thức trực tiếp về Thực tại, nó được miêu tả rất hay trong câu kinh 54 khiến cho tín đồ được tự viên măn, tràn đầy chí phước và “An b́nh không thể hiểu nổi”.

Ta cần phân biệt giữa hai giai đoạn này v́ nếu chưa đạt tới giai đoạn thứ nh́ và tín đồ chưa xác lập được t́nh yêu Thượng Đế th́ y không thể nới lỏng sự tinh tấn nhằm trau dồi một cách cực lực nhất những trạng thái yêu thương sâu sắc hơn được gọi là prema. Có quá nhiều người tầm đạo bắt đầu tưởng tượng rằng họ đă đạt được trạng thái yêu thương cao nhất và không cần làm bất cứ điều ǵ thêm nữa khi thật ra họ vừa mới nhập vào con đường bác ái và chỉ trải nghiệm t́nh thương dưới dạng sơ cấp nhất. Trải nghiệm yêu thương thuộc loại này thật là tuyệt diệu và phi thường đến nỗi chỉ một chớp lóe của nó cũng có thể bị tín đồ nhầm lẫn là trải nghiệm cao nhất trong địa hạt này, khiến cho y có khuynh hướng nới lỏng sự tinh tấn trong việc trau dồi cái t́nh thương vốn khôn ḍ và vượt ngoài tầm mọi trải nghiệm của con người. Nếu y không cảnh giác mà lại đâm ra tự măn th́ sẽ bắt đầu có sự ngưng đọng ngăn cản y đạt tới giai đoạn thứ nh́ paramaprema trong đó sự bành trướng t́nh thương trở nên tự tái sinh.

Vấn đề liệu ḷng sùng tín có nên được hướng về phía một Thượng Đế hữu ngă hoặc vô ngă hay chăng khiến cho người tầm đạo bối rối. Một số người tầm đạo thấy không thể khơi dậy xúc động của ḿnh hướng về một Thực tại vốn không có h́nh tướng, không có thuộc tính và v́ vậy dường như không thể đáp ứng với t́nh thương của ḿnh. Những người khác nghĩ rằng không nên tưởng tượng và tôn thờ điều vốn là một Nguyên khí siêu việt thấm nhuần vạn vật xét theo bản thể biểu hiện qua một h́nh tướng cụ thể. Khó khăn này vốn dựa trên một quan niệm sai lầm hoặc một ư niệm lẫn lộn liên quan tới bản chất của Thực tại mà ta gọi là Thượng Đế. Chỉ có một Thực tại Nhất như với hai khía cạnh – siêu việt và biểu lộ. Xét theo khía cạnh siêu việt th́ đó là một Nguyên khí không có bất kỳ h́nh tướng hoặc thuộc tính nào. Xét theo khía cạnh biểu lộ th́ chính cơ sở ẩn đằng sau vũ trụ biểu lộ lại là một sáng tạo trong trí của Trí tuệ Thượng Đế. Do đó, cho dù ta điều khiển ḷng sùng tín của ḿnh hướng về một Thượng Đế hữu ngă dưới dạng một biểu diễn biểu tượng của một số thuộc tính của Ngài hay là một sự nhập thể trong h́nh tướng con người hoặc là ta thờ phụng Ngài theo khía cạnh vô ngă th́ điều này cũng chẳng có ǵ quan trọng. Ḷng sùng tín của ta đạt tới Thực tại Nhất như và sự đáp ứng cũng xuất phát từ cùng một Thực tại ấy. Mọi tín đồ thông minh ngay cả khi y tôn thờ Thượng Đế dưới dạng cụ thể đều biết một cách hữu thức hoặc vô thức sự kiện theo đó ḷng sùng tín của y được hướng về Thực tại thấm nhuần và bao trùm trọn cả vũ trụ; v́ vậy Thực tại ấy cũng hiện diện với sự rực rỡ đầy đủ nhất và quyền năng trọn vẹn nhất dưới dạng cụ thể được dùng làm biểu tượng của nó.

Mặc dù một h́nh tướng cụ thể - vốn là biểu diễn tượng trưng của một cá thể dưới dạng hóa thân – cũng giúp cho một số người bằng cách mang lại cho tâm trí họ có một sự vật cụ thể nào đấy để tưởng tượng, song điều này không cần thiết đối với mọi  tín đồ. Người ta có thể điều khiển ḷng sùng tín của ḿnh và trau dồi nó ở mức cao nhất hướng về cái Thực tại vốn vô ngă ẩn tàng bên trong tâm hồn của chính ta. Thực tại này chắc chắn là vô h́nh tướng, không ai nh́n thấy được và nghe thấy được; thế nhưng v́ nó tồn tại dưới dạng trọn vẹn bên trong tâm hồn của chính ta, là cội nguồn của mọi tri thức, quyền năng, sự cực lạc cùng với mọi thứ liên quan tới sinh hoạt tâm linh, cho nên chẳng những ḷng sùng tín có thể được hướng về nó mà c̣n có thể được phát triển tới cường độ cao nhất thậm chí ngây ngất xuất thần.

Dường như không thể tin được việc người ta có thể yêu thương điều không có h́nh tướng, thực chất hoặc âm thanh với cường độ mănh liệt nhất v́ không điều ǵ biểu thị sự tồn tại của nó; nhưng đó quả thật là một vấn đề trải nghiệm sống động nhất và kỳ diệu nhất đối với những người nào thật sự sùng tín và Thiên ân thường giáng xuống họ, nâng tâm thức họ lên tới những độ cao ngây ngất xuất thần. Do đó không có lư do ǵ để bị nản ḷng nếu một cá thể không cảm thấy có bất cứ sự thu hút nào hướng về một h́nh tướng đặc thù. Ngay cả Thượng Đế dưới khía cạnh vô ngă cũng có thể là đối tượng của loại sùng tín cao siêu nhất.

Thật vậy, ḷng sùng tín đối với một Thượng Đế hữu ngă nếu có thực và mănh liệt ắt có khuynh hướng càng ngày càng vô ngă v́ nó có khuynh hướng vượt qua những hạn chế của h́nh tướng, thời gian và không gian cũng như đưa tâm thức của tín đồ tiếp xúc với Thực tại Nhất như vốn vượt trên thời gian và không gian. Khi điều này xảy ra th́ t́nh thương dưới dạng tuyệt vời nhất vẫn trào dâng từ bên trong dường như thể chẳng từ đâu hết và ngay cả khi tín đồ đang dấn thân vào hoạt động thể xác hoặc tâm trí th́ tâm thức của y cũng có thể ch́m đắm trong đại dương T́nh thương của Thượng Đế vốn hầu như không có cảm thấy sự chia cách nào biểu thị đâu là chủ thể yêu thương và đâu là đối tượng yêu thương.

Mặc dù loại yêu thương này không dễ ǵ đạt được nhưng tiềm năng trau dồi nó vẫn tồn tại nơi mọi người v́ Thượng Đế được lồng khuôn trong tâm hồn mọi người và chúng ta chỉ cần mở cánh cửa của đền thờ này ra là có được một linh ảnh về Đấng Thiêng Liêng với trọn vẹn T́nh thương và Vẻ đẹp tràn ngập chúng ta, nâng tâm thức ta lên hiệp nhất với tâm thức Ngài. Chính loại linh ảnh này cho dẫu chỉ riêng phần và tạm bợ đă đưa tín đồ vào trạng thái ngây ngất xuất thần yêu thương và khi y từ trạng thái cao tột này giáng xuống, nó khiến cho y được tự túc tự cường và tràn đầy cực lạc khôn tả.

Trên đời này ta không thể đột nhiên đạt được bất cứ điều ǵ có giá trị chân thực mà không tinh tấn và ta không thể thu lượm được bất cứ điều ǵ nếu ta không kiên tŕ nỗ lực. Điều này đặc biệt đúng với những sự việc lớn lao trong cuộc sống vốn đă hiện diện bên trong ta dưới dạng tiềm tàng và ta được dự tính sẽ phát triển nó sớm muộn ǵ cũng trở thành một dạng chủ động bởi v́ chúng là một phần trong di sản Thiêng liêng của ta. Chúng ta sẽ c̣n giữ cho bản thân ḿnh thiếu cái di sản Thiêng liêng ấy đến chừng nào nữa th́ điều đó tùy thuộc một phần vào nghiệp quả của ta và một phần vào ư thức phân biện của ta tức viveka giúp cho ta có thể phân biệt giữa điều có Thực và điều không có Thực, giữa điều hăo huyền và điều có giá trị chân thực trường tồn. Nhưng nghiệp quả của ta đâu phải là không thể không cạn kiệt và năng lực phân biệt của ta chỉ đang yên ngủ. Nếu muốn ta có thể loại trừ cả hai chướng ngại ấy. Ta chỉ cần khởi sự và kiên tŕ tinh tấn. V́ vậy, mọi người tầm đạo có thể trau dồi t́nh thương Thượng Đế tới mức cao nhất để đạt cái sự Tự túc và yên b́nh của đấng Vĩnh hằng vốn cố hữu trong T́nh thương ấy và ta không thể t́m thấy nó được nếu không có T́nh thương đó.

Bhakti-Sūtra của Narada bao gồm 84 câu kinh. Ba câu kinh cuối cùng tŕnh bày chi tiết hồng danh của một số đại Đạo sư thời xưa vốn xiển dương giáo lư sùng tín v́ ích lợi của kẻ phàm phu. V́ những chi tiết ấy chẳng quan trọng về mặt lư thuyết hoặc thực hành và những kẻ nào không quen thuộc với kinh điển Ấn giáo ắt khó mà hiểu được chúng, cho nên ta bỏ qua ba câu kinh này.

 

-------------------------

 

 

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES