trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

 

VỀ SỰ VĨNH CỬU

CỦA THƯỞNG, PHẠT VÀ NIẾT BÀN

 

trích trong Bí Quyết Thông Thiên Hoc 

 

Vấn: Tôi nghĩ rằng thật không cần thiết để hỏi xem bà có tin tưởng vào các giáo điều Cơ Đốc giáo về Thiên Đàng, Địa ngục, hoặc về các điều thưởng, phạt vị lai như Chính Thống Giáo đă dạy không ?

 

Đáp: Chúng tôi hoàn toàn phủ nhận các giáo điều này như đă mô tả trong các loại sách giáo lư cương yếu của bạn, và chúng tôi cũng phủ nhận quan niệm về vĩnh cửu mà người ta đă diễn tả trong sách. Chúng tôi chỉ tin tưởng vững chắc vào Định Luật Thưởng Công, vào công lư và minh triết tuyệt đối đang hướng dẫn Định Luật này và được gọi là Nhân Quả (Karma). Chúng tôi không chấp nhận tín điều về sự thưởng, phạt vĩnh cửu, v́ chúng độc ác không hợp với triết lư.

Chúng tôi đồng ư với Horace:

“Nên có những định luật chứa đựng sự giận dữ của chúng ta,

Và phạt những lỗi lầm của một h́nh phạt tương xứng

Chớ đánh bằng roi đến tuôn máu

Kẻ không đáng hưởng một roi da về lỗi lầm của nó “.

Đây là một qui tắc công bằng nên áp dụng cho tất cả mọi người. Theo ư bạn, Thượng Đế tượng trưng cho Minh Triết, t́nh thương và từ bi, vậy chúng ta có nên tin tưởng rằng Ngài ít được xứng đáng với các đặc tính đó hơn là con người khả tử hay sao ?

 

Vấn: Bà c̣n có lư do nào khác để loại bỏ các tín điều này không ?

 

Đáp: Sự kiện về luân hồi cung cấp cho chúng ta một lư do vững chắc nhất. Như tôi từng nói việc chúng ta đă phủ nhận quan niệm về sự sáng tạo một linh hồn mới cho mỗi đứa trẻ sơ sinh, nhưng chúng tôi lại tin tưởng mỗi người đều là kẻ đa mang hay môi vật của một Chân ngă đồng hiện tồn với tất cả Chân Ngă khác.  V́ các Chân ngă đều cùng chung một tinh túy, và cùng chung một sự phát tán nguyên thủy có từ một Chân Ngă duy nhất, phổ quát và bất tận mà ra. Ông Platon gọi cái Chân Ngă sau cùng này là Đế Thiên (le Logos) (hay là Đức Thượng Đế biểu hiện thứ hai). Chúng ta gọi Ngài là cái khí thể thiêng liêng biểu hiện cũng là một với trí năng hay linh hồn phổ quát chớ không là Thượng Đế hữu ngă, thần nhân đồng h́nh và siêu vũ trụ như các nhà Hữu thần luận đă tin tưởng. Chúng ta không nên lầm lẫn cái này với cái kia.

 

Vấn: Tuy nhiên khi người ta chấp nhận một nguyên lư biểu hiện- điều khó khăn là làm thế nào tin rằng linh hồn của con người khả tử mới do nguyên lư đó tạo ra, cũng như tất cả linh hồn đến trước đều như thế?

 

Đáp: Không thể tin tưởng như vậy, v́ cái chi vô ngă th́ không sáng tạo, hay hoạch định, suy tưởng theo ư thích được. Là một định luật phổ quát bất biến trong các sự biểu hiện định kỳ – vào lúc khởi thủy của mỗi chu kỳ mới của sự sống, chính tinh túy của nó phát quang và tự xuất lộ – Nguyên lư này không phải để tạo ra con người rồi sao đó lại hối hận. Nếu chúng ta cần tin tưởng vào một nguyên lư thiêng liêng là nguyên lư của sự điều ḥa, công bằng, chan chứa t́nh thương, minh triết và vô tư tuyệt đối. Nếu Thượng Đế sáng tạo linh hồn cho khoảng thời gian ngắn ngủi của một kiếp sống hồng trần, mà không cần biết linh hồn này sẽ linh hoạt trong thân xác của một kẻ giàu sang hạnh phúc hay của một kẻ nghèo khổ yếu đau măi cho đến lúc lâm chung, mặc dù nó không có tội t́nh chi để gánh chịu số phận quá đau thương phủ phàng như thế, th́ vị đó quả là một ngạ quỷ điên cuồng thay v́ là Thượng Đế (xin xem đoạn sau về: “H́nh phạt của một Chân Ngă”). Các triết gia Do-Thái từng tin tưởng vào Thánh Kinh của Moise (dĩ nhiên theo bí truyền) cũng không có một tư tưởng như thế. Và họ lại tin vào  luật Luân hồi như chúng ta.

 

Vấn: Bà có thể cho tôi những thí dụ để chứng minh lời nói của bà hay không ?

 

Đáp: Dĩ nhiên. Ông Philon le Juif có nói (trong tác phẩm “De Somniis, trang 455): “Không khí đầy dẫy (các linh hồn);.. . những linh hồn gần địa cầu nhất nhập thế và liên kết vào các xác thân khả tử, rồi sẽ trở lại trong các xác thân khác v́ muốn cư trú nơi đây”. Trong kinh Zohar, linh hồn được xem như là sự phô trương tự do của nó trước Thượng Đế: “Hỡi Lănh Chúa của Vũ Trụ ! Tôi được hạnh phúc nơi cơi trần gian, và không khi nào đi đến thế giới khác để trở thành một kẻ tôi đ̣i, và phải gánh chịu đủ điều ô uế”.  [31]

Câu giải đáp của Thần tính chứng minh giáo lư cần thiết, tất nhiên của định luật vĩnh cửu và bất biến: “Ngươi sẽ trở thành một thai nhi ngoài ư muốn, và sẽ sinh ra ngoài ư muốn của người”   [32]

Ánh sáng sẽ chẳng được biết nếu không có bóng tối làm nổi bật nó lên; điều thiện sẽ chẳng c̣n nếu không có điều ác làm tăng giá trị của nó; cũng thế, đức hạnh sẽ không c̣n xứng đáng nếu con người không trải qua những cơn dục vọng. Điều chi bị hạn định không thể đứng vững lâu dài được, v́ đă có khởi đầu ắt có hồi kết cuộc. Thế nên, nó phải tiến tới hoặc phải thối lui. Linh hồn nào ưa thích kết hợp với Chân linh một cách nồng nhiệt th́ cái duy nhất có thể ban cho nó sự bất tử. Vậy cần phải thanh lọc qua những chu kỳ di cư để đi đến quốc độ duy nhất của phúc lạc và thanh b́nh vĩnh cửu được gọi là “Lâu đài t́nh thương” trong kinh Zohar, “Moksha” trong tôn giáo Ấn Độ, “Ánh Sáng vĩnh cửu” của phái Duy trí, và “Niết Bàn” (Nirvana) của Phật giáo. Trạng thái vừa kể chỉ tạm thời chớ không vĩnh cửu.

 

Vấn: Nhưng v́ sao vấn đề Luân Hồi tôi không thấy nói đến ?

 

Đáp: Một linh hồn chỉ xin được cư trú nơi chốn nào nó ở, và không thể có sự sáng tạo bởi cơ hội v́ đó là vấn đề tiền tại. Tuy nhiên trong kinh Zohar (quyển III, trang 61) có ghi nhiều chứng cứ khác nữa. Về việc Chân Ngă tái sinh (linh hồn thuần lư) mà cá tánh cuối cùng phải tan biến hoàn toàn. Kinh Zohar có ghi: “Tất cả mọi linh hồn khi đă rời cơi Trời của Thánh Chúa (cầu xin danh Ngài được tôn kính) đều bị rơi vào vực thẳm trong lúc chúng đang hiện tồn và biết trước thời giờ chúng phải trở lại trần gian”. Đức “Thánh Chúa” là Atman hoặc Atma-Buddhi theo nghĩa bí truyền.

 

Vấn: Tôi không thấy nói Niết Bàn đồng nghĩa với Thiên Quốc hoặc Thiên Đàng, v́ các nhà Đông Phương học giải nghĩa Niết Bàn là sự hủy diệt !

 

Đáp: Điều nầy rất đúng theo nghĩa đen; nó có liên quan đến phàm tính và vật chất đang ở trong trạng thái phân biệt. Một số Giáo phụ cổ có tư tưởng tương tự về vấn đề Luân hồi và Tam vị Nhất thể của con người. Các dịch giả Tân Ước Kinh cũng như các sách triết lư cổ, đă sai lầm về danh từ linh hồn và Chân linh, nên tạo ra nguyên do của bao nhiêu sai lầm khác. Đây là một trong những lư do v́ sao người ta trách Đức Phật, Ông Plotin và nhiều vị Thụ Pháp khác đă mong ước sự hủy diệt toàn diện linh hồn của các Ngài, v́ sự “thu hút trong Thần tính“ hay sự “kết hợp với linh hồn Phổ quát” là hủy diệt. Dĩ nhiên linh hồn cá nhân tự phân tán trước, khi cái tinh túy thanh khiết nhất của nó có thể tự kết hợp với Chân linh vĩnh cửu. Các b́nh luận gia kinh điển thuộc nền tảng Thiên quốc Công bằng của Phật giáo, đă làm đảo lộn tư tưởng các Đại Sứ Đồ Thiên Chúa giáo cũng như tư tưởng các bậc đại cải cách tôn giáo xứ Ấn Độ. Buổi đầu, người ta đă làm biến tính danh từ tâm linh, và h́nh như không c̣n liên quan đến linh hồn. V́ nguyên do lầm lẫn giữa linh hồn và Chân-linh, nên khi nghiên cứu Thánh kinh, người ta thường có ư kiến rất sai lệch. Ngược lại, những người giảng giải Phật giáo lại không hiểu biết ư nghĩa cũng như mục đích bốn đẳng cấp Dhyâna. Các học giả phái Pythagore th́ sao? Các vị ấy hỏi: “Con người  có thể trở thành vô thực thể chăng?  Chân Linh này có thể tạo ra sự sống, tác động và tham gia vào bản chất của ánh sáng không?  Các Huyền Bí Gia đă lưu ư: “Ngay đến loài cầm thú mà Chân linh nhạy cảm của chúng chứng tỏ kư ức – một trong các quan năng thuần lư – nhưng khi chết lại không trở thành cái chi hay sao? ”  Theo triết lư Phật giáo, th́ hủy diệt có nghĩa là sự phân giải của vật chất, dưới bất cứ h́nh thức hoặc trạng thái  nào. Thế nên, trên thực tế, tất cả h́nh hài sắc tướng đều là ảo ảnh giả tạm. Thời gian lâu dài nhất đối với chúng ta, chỉ là cái chớp mắt trong vĩnh cửu. Vậy h́nh hài, sắc tướng cũng tương tự như thế. Trước khi ta có đủ th́ giờ nhận biết điều ḿnh nhận thấy, th́ mọi vật thoáng qua như làn chớp. Chỉ có lúc mà thực thể tâm linh tự giải thoát ra ngoài những mảnh bụi vật chất, thực chất của h́nh hài, để trở thành  một hơi thở Tâm linh, lúc ấy nó mới bước vào cơi giới Niết Bàn vĩnh cửu, bất biến. Thật sự Niết Bàn nầy là một vĩnh cửu, được duy tŕ trong một chu kỳ của sự sống. Hơi thở không là chi cả, v́ nó hiện tồn như Chân linh, và là tất cả gồm: h́nh hài, sắc tướng, trạng thái nên bị  hủy diệt hoàn toàn, nhưng Chân linh tuyệt đối vẫn c̣n tồn tại, v́ nó đă trở thành Thực thể té (l’Être-té). Khi nó: “bị thu hút vào Chân linh vĩnh cửu” để chỉ “Linh hồn” như Chân linh, và có nghĩa là được “kết hợp với ”. Vậy hủy diệt không phải là sự phân ly vĩnh cửu.

 

Vấn: Khi giải thích như trên, bà không sợ bị cho là giảng dạy sự hủy diệt hay sao ?  Thí dụ bà đă nói linh hồn con người trở về những phân tố nguyên thủy của nó ?

 

Đáp: Bạn quên việc tôi đă nêu rơ sự khác biệt của danh từ “linh hồn”, và tôi cũng bài bác tính cách mơ hồ của danh từ “chân linh” mà người ta từng phiên dịch. Chúng ta đă phân biệt giữa linh hồn động vât, linh hồn con người và linh hồn tâm linh. Thí dụ Ông Platon gọi “Linh hồn thuần túy” th́ chúng tôi gọi là Buddhi, thêm chữ tỉnh từ “tâm linh” tiếp theo; nhưng Chân ngă tái sinh hay Manas th́ ông gọi là Chân linh, là Nous v.v.  .. Về phần chúng tôi chỉ duy nhất dùng danh từ “Chân linh” cho Atma, và ngoài ra không c̣n có ư nghĩa nào khác. Ông Pythagore khi giảng giải giáo lư của chúng tôi, th́ Chân ngă (Nous) vĩnh cửu với Thần tính (Déité), c̣n linh hồn chỉ traỉ qua những gian đoạn khác biệt để tiến đến sự hoàn hảo thiêng liêng mà thôi. Về phần thumos (xác thân) sẽ trở về với cát bụi, c̣n Phren hay Manas hạ đẳng, th́ bị loại bỏ. Ông Platon c̣n định nghĩa linh hồn (Buddhi) là sự “vận chuyển tự di động”. Ông nói “Linh hồn” là “vật cổ nhất và là khởi thủy của sự vận chuyển. Theo Ông “Linh hồn” là Atma-Buddhi, c̣n Chân linh là Manas, điều mà chúng ta không gọi như thế.

“Linh hồn” đă có trước xác thân v́ trật tự và danh dự sinh tồn, linh hồn cho phép xác thân đến sau nó; thế nên, xác thân phải phục tùng nó. Linh hồn ở trên Trời, và cũng ở trong tất cả vật thể di động để điều khiển mọi tác động.

“Vậy linh hồn điều khiển tất cả vật chi ở trên trời, dươiù đất, nơi biển cả, do chính động tác của linh hồn mà chúng ta gọi là Ư chí, lưu ư, dự pḥng, thảo luận, xét đoán đúng sai, vui buồn, tin tưởng, sợ sệt, thương ghét cùng với những điều tương tự là nguyên do đầu tiên… Linh hồn là một thánh linh tính luôn luôn kết hợp với thánh linh tính và trí tuệ (Nous), hướng dẫn mọi vật bằng sự Minh triết, và t́m đến chân hạnh phúc. Tuy nhiên mọi việc sẽ thay đổi, nếu linh hồn nghe theo Annois thay v́ Nous”.

Theo những lời trên đây, cũng như trong những bài của Phật giáo, th́ sự vô sinh tồn được coi như là sự sinh tồn thực tại; sự hủy diệt cũng được giải thích như vậy. Trạng thái tích cực là bản thể chính yếu chớ không la øsự biểu hiện toàn vẹn của bản thể. Theo tín đồ Phật giáo, th́ Chân linh khi nhập Niết Bàn, liền mất hẳn sự sinh tồn khách quan, và chỉ giữ lại bản thể chủ quan. Thế nên những người có óc khách quan, cho rằng chân linh trở thành “Hư vô” tuyệt đối; trái lại những người có óc chủ quan, th́ chân linh chỉ đơn giản trở thành “Hư vô”, hay cái không thể tự biểu hiện để con người dùng giác quan cảm biết được. Do đó, Niết Bàn của  Phật tử gồm có sự xác thực và bất tử tính  cá thể của Chân linh; không như linh hồn, tuy có trước mọi vật, nhưng là một sự phát tán hữu hạn về h́nh hài và cá thể, nếu không nói về thực chất, cũng như các vị thần khác đều như thế.

 

Vấn: Xin bà vui ḷng cho vài thí dụ, v́ tôi chưa hiểu trọn  tư tưởng của bà.

 

Đáp: Dĩ nhiên những tư tưởng này khó lĩnh hội, nhất là đối với người đă thấm nhuần quan niệm chính thống của Giáo đường Cơ Đốc. Vậy tôi xin nói rơ, bạn không thể thấu hiểu triết lư Đông Phương, nếu chưa nghiên cứu sâu xa những quan năng khác nhau dành cho các “khí thể” của con người và các trạng thái của chúng bên kia cửa tử.


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở