trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
Văn minh Hồi giáo
Kể từ thế kỷ thứ 7 sau Công
nguyên cho đến khoảng năm 1000, một nền văn minh Hồi giáo huy hoàng đă phát
triển. Tuy lấy tôn giáo làm trung tâm, nền văn minh này chan chứa thơ ca, mầu
sắc và tính cách trí thức.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 610 sau Công nguyên tại Mecca - một thành phố nhỏ
trên bán đảo Ảrập - nơi Muhammad, một thương gia giầu có, một ngày kia bỗng nhận
được một thông điệp từ Thượng Đế nói rằng ông phải dâng ḿnh cho chúa và sáng
lập nên một tín ngưỡng mới gọi là Hồi giáo.
Đấng Muhammad
Từ đó, như một cơn lốc, người ta tôn vinh Muhammad như một đấng tiên tri và
những tín đồ của ông đă bành trướng ảnh hưởng của Hồi giáo sang các nơi khác.
“Đấng tiên tri Muhammad qua đời vào năm 632. Chỉ trong ṿng một trăm năm, những
người Hồi giáo đă chinh phục một vùng rộng lớn - từ Tây Ban Nha ở phía Tây cho
đến những vùng nay là Uzbekistan và Pakistan ở phía Đông.”
Nghi thức Wudu trước khi cầu nguyện |
· Rửa đến cổ tay, ba lần · Súc miệng, dùng tay phải để vốc nước, ba lần · Rửa mũi , hít nước vào và hỉ ra, ba lần · Rửa mặt ba lần · Rửa cánh tay đến cùi chỏ, ba lần · Rửa các ngón tay, một lần · Rửa chà đầu bằng phía trong của các ngón tay, một lần · Rửa bên trong tai bằng ngón trỏ, một lần · Rửa bên ngoài tai băng ngón cái, một lần · Rửa chân đến mắt cá, ba lần |
Theo giáo sư Hugh Kennedy thuộc
đại học St Andrews 2, đó quả thật là một cuộc chinh phục chớp nhoáng để tóm thu
vùng Trung Đông và xa hơn nữa.
Có thể nói, người Hồi giáo đă thắng thế nhờ thời cơ thuận lợi. Lúc bấy giờ,
những vùng chung quanh bán đảo Ả Rập đă kiệt quệ v́ chiến tranh - trong khi lực
lượng Hồi Giáo ngày càng trở nên tinh nhuệ hơn với chiến thuật sử dụng lạc đà
trên sa mạc.
Nhưng quan trọng hơn cả trong việc thôi thúc người Hồi giáo tiến hành cuộc chinh
phục này là tôn giáo mới của họ. Giáo sư Kennedy nói, “Cuộc chinh phục này đă
tạo nên cho vùng một giai cấp thống trị mới, với một ngôn ngữ và một tôn giáo
thống trị mới.”
“Nhưng ảnh hưởng của Hồi giáo đi chậm hơn chiến thắng quân sự nhiều. Theo tôi
th́ c̣n cần phải khoảng hai đến ba thế kỷ trước khi đa số dân chúng ở những vùng
này đổi sang theo Hồi giáo.”
Nền văn minh phát nguồn từ Hồi giáo này đă thâm nhập nhiều nền văn minh khác
trong vùng. Tuy có ảnh hưởng áp đảo, Hồi giáo cũng bị các nền văn minh đó thay
đổi phần nào.
Nên biết, lúc đó cả Do Thái giáo và Ki Tô giáo đều đă hiện hữu trên bán đảo Ảrập.
Cho nên Hồi giáo c̣n giữ lại nhiều truyền thống của 2 tôn giáo này. Người Hồi
giáo cũng chấp nhận những nhà tiên tri đi trước Muhammad - trong đó có cả chúa
Giêsu.
Nhưng theo giáo sư Kenndy những giáo điều của Muhammad vẫn chiếm vị trí thượng
phong, “Người Hồi giáo lư luận rằng những Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo đă phân hủy
những giáo lư của Thượng Đế.”
“Cho nên tiên tri Muhammad mới xuất hiện để chu toàn và làm sáng tỏ những lời
dậy bảo này nhờ vậy làm cho chúng trở nên dễ hiểu hơn. Thông điệp Hồi giáo lúc
bấy giờ sở dĩ có sức mạnh là nhờ dựa trên một tin tưởng rất rơ rệt về một Thượng
Đế duy nhất, và về Mohammed là một nhà tiên tri duy nhất và là cuối cùng.”
“Hồi giáo đưa ra một viễn tượng rất đơn giản rằng ta phải làm thiện trong cơi
đời này, có nghĩa là người giầu phải giúp đỡ người nghèo và ai ai cũng phải tuân
thủ một số những giáo điều căn bản của Hồi giáo.”
“Làm như vậy khi sang thế giới bên kia, kẻ thiện sẽ được lên thiên đường và kẻ
ác xuống địa ngục.”
Tín đồ Hồi giáo, ngoài việc chấp nhận Thượng Đế và tiên tri Muhammad, phải tuân
theo một số nghi tức khắt khe trong cuộc sống hằng ngày - chẳng hạn như phải cầu
nguyện 5 lần một ngày, phải dành môt phần thu nhập của ḿnh để bố thí cho người
nghèo.
Họ phải giữ giới luật về ăn chay và ít nhất là một lần trong đời phải đi hành
hương đến thánh thành Mecca.
Thánh kinh Koran
Thánh kinh Koran đóng vai then chốt trong đạo Hồi. Trong khi Do Thái giáo và Ki
Tô giáo xem thánh kinh của họ là lời của những tông đồ của Chúa Giêsu, Hồi giáo
xem kinh Koran là lời của chính Thượng Đế.
Điều đó có nghĩa là người Hồi cảm thấy bị xúc phạm nếu có ai phê b́nh kinh Koran
- dù công khai hay ngấm ngầm. Trong khi đó, người Ki Tô giáo hay Do Thái giáo có
thể chấp nhận thánh kinh của họ bị đem ra phân tích hay phê b́nh.
Chính v́ vậy mà ngay từ buổi đầu, Hồi giáo đă tở ra nghiêm nhặt hơn các tôn giáo
cùng thời về những ǵ mà họ cho là phạm thánh.
Thứ hai người Hồi tin là Thượng Đế đă truyền lại những lời dậy bằng tiếng Ảrập
cho nhà tiên tri Muhammad qua trung gian của thiên thần Gabriel. Ngôn ngữ của
kinh Koran là một vấn đề tế nhị.
Robert Irwin, một sử gia chuyên về Hồi giáo giải thích, “Trong ngôn ngữ nguyên
thủy, kinh Koran có một giai điệu hùng tráng, và những câu chuyện trong đó
thường mang nhiều tính giả dụ.”
“Kinh Koran tập hợp đủ thứ tài
liệu - từ luật lệ được tổ tông và những nhà tiên tri tiền bối để lại - đến những
bài thơ trừ tà ma ác quỷ."
"Quả thật trước khi nhà tiên tri Muhammad lên tiếng, vào thế kỷ thứ 7, trên bán
đảo Ảrập không có một văn bản nào như kinh Koran."
Khấn cầu thượng đế đại từ, đại bi. Xin tôn vinh thượng đế, chủ tể của tất cả
sinh linh, từ bi vô biên, chủ tể của ngày Tận thế. Chúng con thề một ḷng thờ
phụng người. Cầu xin người ra tay cứu rỗi. Hăy dẫn chúng con về nẻo chính, nơi
an hưởng ân huệ của người - đừng để chúng con lầm đường lạc lối hay sa ngă vào
tay những kẻ sa đọa đă làm cho người giận dữ. (lời cầu nguyện)
Có thể nói Kinh Koran đă ấn định tiêu chuẩn cho tiếng Ảrập. Tất cả những ai muốn
trở thành tín đồ của đạo Hồi đều cảm thấy họ cần phải học tiếng Ảrập để thấu
hiểu kinh Koran.
Tiếng Ảrập
Trước khi bị người Hồi giáo chinh phục vào khoảng những năm 640, không ai tại Ai
Cập, Syrie, Iraq và vùng Bắc Phi nói tiếng Ảrập. Nhưng rồi tiếng Ảrập đă đến với
họ như là ngôn ngữ thống trị, ngôn ngữ của tầng lớp lănh đạo, ngôn ngữ của tôn
giáo và nó dần dần đă tiêu diệt các thứ tiếng khác.
Chữ viết Ảrập cũng khá đặc biệt. Giáo sư Robert Hillenbrand thuộc đại học
Edinburgh cho biết những đường cong lă lướt của lối viết này là một trong số
những đặc tính thẩm mỹ tạo h́nh đặc trưng nhất của văn minh Hồi giáo.
“Ngoài ư nghĩa về tôn giáo, chữ viết Ảrập c̣n là một biểu hiệu văn hoá. H́nh
dáng độc đáo của chữ Ảrập luôn luôn nhắc nhở đến văn minh Hồi giáo. Thật không
có một nền văn minh nào sử dụng chữ viết trong nghệ thuật nhiều như là thế giới
Hồi giáo cả.”
“Người Hồi viết chữ lên những cái b́nh, cái khay, lên khăn bàn, lên nhà cửa,
vv... không chừa một chỗ nào cả.”
Dù tại những nơi Hồi giáo bành trướng đến, tiếng Ảrập đă lấn áp các ngôn ngữ
khác, Hồi giáo vẫn chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa bị trị.
Chẳng hạn như trước khi bị Hồi giáo tràn ngập, Persia hay Ba Tư - mà nay là Iran
- đă có một nền văn hoá cao, và đă để lại một dấu ấn sâu đậm lên nền văn minh
Hồi giáo sơ khai, và dưới sự cai trị của Hồi giáo, tiếng Ba Tư vẫn tiếp tục phát
triển.
Trong văn minh Hồi giáo, hầu hết các tác phẩm văn chương đều là thi ca - giống
như là văn học thời tiền Hồi giáo và các nhà thơ là những nhân vật có địa vị
trong xă hội.
Văn chương
“Cần phải lưu ư rằng phần lớn văn chương Ảrập là văn chương của thành thị. Đây
là một điều kỳ lạ, v́ những thể thơ quan trọng nhất trong thi ca Ảrập phát xuất
từ dân du mục Bedouin sống trong sa mạc.”
“Người Bedouin thích dùng thi ca để diễn tả những trận tấn công bằng lạc đà,
những chuyến viễn du băng sa mạc, và để ca tụng những người con gái Bedouin mà
thi sĩ đă từng yêu và mất.”
“Nhưng sau vài thế kỷ, thi ca cũng như phần lớn văn chương Ảrập đều được sáng
tác tại thành thị. Tóm lại, đây là một nền văn hoá đô thị.” sử gia Robert Irwin
giải thích.
Abbas Ibn Al-Ahnaf, một thi sĩ si t́nh thời đó đă viết xuống những ḍng chữ sau:
Ta muốn thành tấm áo
Quấn thân em nuột nà
Ước em làm khăn lụa
Mơn trớn bờ vai ta
Ta muốn là giọt mưa
Rơi vào bờ chén ngọc
Em rượu màu sóng sánh
Dậy men t́nh đê mê
Bừng tỉnh trong sa mạc
Chỉ ḿnh ta bên nhau
Như đôi chim lưu lạc
Giữa biển cát vạn sầu
Văn chương truyền khẩu
Tuy trong y học, luật học và triết học, việc học hỏi qua sách vở là quan trọng,
nhưng người Hồi Giáo không chỉ học theo lối từ chương. Sử gia Robert Irwin cho
biết trong giới học giả Trung Đông, văn hoá khẩu truyền chiếm ưu thế so với văn
hoá sách vở.
“Tỷ dụ như để quảng bá tác phẩm của ḿnh, một tác giả Hồi giáo thường t́m một
chỗ công cộng nào đó và đứng lên đọc lớn cho đám đông tụ tập nghe. Kiến thức
cũng được lưu truyền qua cửa miệng.”
“Thí dụ nổi bât nhất là cuốn Hadith gồm những lời dạy của nhà tiên tri. Người
Hồi Giáo xem những lời dậy này sẽ không được truyền lại một cách đúng đắn qua
chữ viết trên giấy má, mà phải được thầy già giảng cho thầy trẻ nghe - và cứ thế
hệ này truyền lời khôn cho thế hệ khác.”
Văn chương truyền khẩu đ̣i hỏi người có học phải ngao du... và người Hồi Giáo đi
khắp nơi v́ lí do tôn giáo và thương mại.
Họ chuộng đồ dệt - và sẳn sàng đi đến chân trời góc bể để buôn vải vóc quư hiếm.
Hàng dệt đă chi phối toàn bộ nền văn minh Hồi giáo Trung Cổ. Vải vóc là sản phẩm
thương mại chính và, nó là khuôn thước để đo lường giá trị, cũng như để khoe
khoang của cải.
Ngôn ngữ tinh tế
Nhưng tiếng Ảrập không phải chỉ để tỏ t́nh mà c̣n để học kinh Koran và để đọc bộ
Suna ghi chép cuộc đời của nhà tiên tri Mohammed. Văn phạm tiếng Ảrập thời đó đă
trở nên tinh vi.
Người Hồi đă dùng ngôn ngữ tinh tế đó để ghi chép lịch sử và thẩm định tính
chuẩn xác của thông tin. Họ cũng chú tâm t́m ṭi về tộc phả của các bộ lạc tham
gia vào cuộc chinh phục của Hồi giáo và từ đó hệ thống hoá gia phả học.
Giới trí thức Hồi giáo đă học hỏi văn minh Cổ Hy Lạp cũng như những nền văn minh
khác đă bị họ chinh phục để phát huy kiến thức của họ thêm nữa. Và cách truyền
dậy những kiến thức này taị các trường học Hồi giáo đă trở thành một trong những
yếu tố thống nhất văn minh Hồi giáo.
Giáo sư Roy Mottahedeh thuộc đại học Harvard giải thích, “Giáo dục Hồi giáo dần
dần biến từ việc dạy riêng từng người thành dạy chung cho nhiều người trong một
loại trường học gọi là "madrassah" - được dựng nên với những món tiền công đức
của tín đồ Hồi giáo.”
“Mục tiêu chính của các trường
này là dậy luật Hồi giáo. Có lẽ đó là yếu tố thống nhất quan trọng nhất của văn
hoá Hồi giáo - tuy các trường này c̣n dậy thêm nhiều môn học nữa - tỷ như luận
lư và y học.”
“Nhưng nhiệm vụ chính của các trường này là dậy luật và khi các trường này bắt
đầu lan tràn ra khắp thế giới Hồi giáo kể từ thế kỷ thứ 11 th́ học tŕnh và sách
giáo khoa của họ đă trỏ nên khá đồng nhất.”
Giáo sư Roy Mottahedeh nói nhờ vậy, các học giả Hồi giáo có thể đi đến khắp nơi
trên thế giới Hồi giáo mà học vị của họ vẫn được công nhận để đảm nhận các chức
vụ trong chính quyền hay trong lănh vực văn hóa. Một nền giáo dục phổ cập như
vậy là một phát triển rất văn minh.
Luật Hồi giáo
Luật Hồi giáo là trung tâm của nền văn hoá v́ nó là mắt xích nối với tôn giáo.
Nhưng luật này cũng rất thực tế - với những quy luật để áp dụng cho mọi khía
cạnh của cuộc sống. Do đó, những học giả trong đạo cũng biết nhiều về thương mại.
Theo giáo sư Hugh Kennedy thuộc đại học St Andrews 2, chuyện đó không có ǵ là
lạ. “Chính tiên tri Mahomet vốn là một nhà buôn. Từ đó ta có thể hiểu được phần
nào nhân sinh quan của những người Hồi giáo về sau này.”
“Ít nhất là trong một vài lănh vực của Ki Tô Giáo, người ta xem thương mại và
tôn giáo là đối nghịch - v́ việc kiếm tiền không thể nào thích hợp với cuộc sống
tâm linh.”
“Nhưng Hồi giáo th́ nghĩ khác. Phần lớn những giáo sĩ học giả Hồi giáo đều xuất
thân từ thành phần thương gia. Thành ra là một nhà buôn làm ăn khá giả và lương
thiện th́ cũng có thể là một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo.”
Hậu quả của điều này là một luật lệ về buôn bán rất hữu ích cho việc phát triển
thương mại trong thế giới Hồi giáo - đó là cho phép hùn hạp thụ động, tức là có
thể góp vốn để làm ăn chia lăi nhưng không ra mặt hay trực tiếp quản lư các hoạt
động đầu tư.
Cách thức này đă được các dân tộc khác tiếp thu - tỉ như người Do Thái thời
Trung cổ sống trong thế giới Hồi giáo, hay người Armenia mà vào thế kỷ thứ 17 đă
buôn bán trên khắp nơi từ Ấn Độ đến Amsterdam - họ thường viết ra những hợp đồng
dựa trên luật thương mại Hồi giáo.
Y học Hồi giáo
Y học Hồi giáo cũng đă tiến xa.
Điển h́nh là măi đến thời hiện đại Âu châu mới có những tiến bộ hơn việc dùng
thuốc và điều trị các bệnh về mắt của Hồi Giáo. Thế giới Hồi giáo bấy giờ cũng
đă phát minh ra các dụng cụ giải phẩu tinh vi đến độ mà Châu Âu hoàn toàn chưa
biết đến, và hệ thống bệnh viện của Hồi Giáo th́ không nơi nào sánh nổi.
Tiến sỹ Lawrence Conrad thuộc Học Viện Wellcome về Y Sử cho biết vào khoảng thế
kỷ thứ 8 và 9, những bệnh viện Hồi giáo bắt đầu xuất hiện.
“Chắc chắn là vào thế kỷ thứ 12 đến 14, những cơ sở này đă trở nên rất bề thế và
có tổ chức - tức là có những khu dành riêng cho bệnh nhân nam nữ, cho các bệnh
khác nhau. Nhiều bệnh viện có cả nhà bếp, đền thờ Hồi giáo, thư viện.”
“Vài nơi có cả những khu vườn lớn với hồ nhân tạo và ṿi phun nước để cho bệnh
nhân cũng như nhân viên có nơi thư giăn. Họ c̣n một hệ thống hành chánh khá hiện
đại để giải quyết các chi thu và lưu trử hồ sơ bệnh nhân với đầy đủ các dữ kiện
- nào tên tuổi, nào bệnh trạng, nào thuốc men trị liệu.”
Công tŕnh kiến trúc
Người Hồi Giáo dùng vải vóc như tiền tệ và để trang trí các công tŕnh kiến trúc.
Vào lúc này, đền đài dinh thự Hồi Giáo là nơi để biểu hiện những kỹ năng siêu
việt của các nghệ nhân đến từ các vùng khác nhau trong thế giới Hồi giáo.
Một thí dụ huy hoàng là đền Taj Mahal được xây vào thế kỷ thứ 17 - đó một ngôi
mộ hùng vĩ tráng lệ mà một vị hoàng đế Ấn độ đă xây cho một người vợ của ông.
Giáo sư Francis Robinson thuộc đại học Luân Đôn cho biết người thiết kế cái ṿm
chính của đền Taj Mahal đến từ đế quốc Ottoman, người thiết kế các cái cột nhọn
trên các ṿm đến từ Bukhara ở Trung Á.
“Kiến trúc sư là người Iran đến
từ Shiraz. Các đóng góp khác đến từ Ấn độ. Hầu hết các trang trí đá khảm đẹp đẽ
là công tŕnh của những nghệ nhân ở Multan. Nhà thiết kế khu vườn đến từ
Kashmir.”
Thành ra ngôi đền Taj Mahal này theo một nghĩa nào đó là một thành quả vĩ đại
của sự hợp tác giữa các nghệ nhân ở bên trong nước Ấn với các nghệ nhân từ nhiều
khu vực khác nhau ở miền đông thế giới Hồi giáo.
Mỹ thuật trang trí
Trong việc trang trí những công tŕnh kiến trúc công phu như vậy, người Hồi giáo
thường dùng những mầu sắc rực rỡ. Tỷ như mầu xanh nước biển đậm của các tấm ngói
lát trên các đền thờ và lâu đài của họ. Thảm len Hồi giáo cũng nổi tiếng là có
mẫu mực phức tạp và mầu sắc rực rỡ. Nhiều tấm trông như một cái vườn.
Cái tư duy mỹ thuật đó từ đâu ra – theo giáo sư Robert Hillenbrand, nghệ nhân
dệt thảm thường là những người thuộc thành phần nghèo túng lang bạt kỳ hồ như du
mục trong sa mạc. Có lúc họ sống trong những túp lều tạm bợ mà bên trong thường
không có bàn ghế giường tủ ǵ cả.
Gia tài sự sản của họ chỉ là những cuộn len mầu hay những tấm vải tấm bạt mà họ
dùng để trang trí cũng như để làm những tấm màn ngăn lều.
“Trong kiếp phiêu bạt đó, họ muốn sống bên cạnh những h́nh ảnh tươi mát tượng
trưng cho ổn định phồn vinh - đó chính là những tấm thảm rực rở - đối với họ đó
là những mảnh vườn mà họ có thể cuốn lại để chất lên lưng lạc đà khi họ nhổ lều
ra đi.”
Quả thật nhiều tấm thảm lớn được thiết kế như là môt cái vườn - tức là cũng được
chia ra làm tư với các bụi bờ, lùm cây, hoa quả, hồ nước. Đó là những mảnh vườn
được thêu dệt từng nút một với cây kim mũi chỉ.
Dĩ nhiên tư duy về nghệ thuật
cảnh quan c̣n được biểu hiện qua vườn tược thực sự.
Trong một vùng khô cằn và bụi bậm, người Hồi giáo xem trọng chuyện thiết kế vườn.
Và mẫu vườn kiểu Ba Tư đă có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên.
Vườn của người Hồi không chỉ để mát mắt mà c̣n để đáp ứng một nhu cầu tâm linh.
Thiết kế truyền thống của họ đ̣i hỏi phải xây một bức tường bao quanh khu vườn.
Và bên trong vườn phải có nước chẩy, cây cối, hoa quả, vân vân.
Điều đáng chú ư nhất là họ muốn tạo nên một sự tương phản tuyệt đối - để từ sa
mạc nóng bỏng gió bụi bên ngoài, ta có thể bước vào một nơi yên tịnh có bóng râm
và gió mát.
Thiên đường
Từ ngữ mà người Persia đă dùng một để mô tả ngôi vườn, qua trung gian của người
Hy Lạp, đă du nhập vào các thứ tiếng Âu châu. Đó là chữ "paradise" là 'thiên
đường'.
Như người Do Thái giáo và Ki Tô giáo, người Hồi giáo cũng muốn biến nội thất đền
đài của họ thành biểu tượng của thiên đường.
Bên trong và bên ngoài những công tŕnh kiến trúc Hồi giáo cổ xưa nhất, tỷ như
giáo đường Dome of the Rock hay là Đại Thánh Đường tại Damacus ở Syrie, ta thấy
có những h́nh ảnh khảm sành - mà đề tài chính là sự phồn thực, là sức tăng
trưởng tự nhiên qua cảnh vật sầm uất.
Khi bước vào bên trong những kiến trúc đó, ta có cảm giác là đang bước vào một
nhà kính đầy cây xinh cỏ lạ. Và đó không phải là điều ngẫu nhiên.
“Những trang trí nội thất này đều
có dụng ư gợi cho chúng ta h́nh ảnh của thế giới bên kia, một thiên đường đón
chờ những con chiên Hồi giáo,” giáo sư Robert Hillenbrand nhận xét.
Đối với người Hồi giáo, thiên đường là một khái niệm rất cụ thể. Kinh Koran mô
tả đó là một khu vườn xinh đẹp nơi mà có nước chảy tràn trề, có trăm hoa nhàn
trái và nhan nhăn trinh nữ tuyệt trần.
Ư tưởng thiên đường như một khu vườn kín đáo xinh đẹp nơi mà những con chiên
ngoan đạo có thể hưởng thụ không thiếu một loại lạc thú nào - quả là một h́nh
ảnh vô cùng mê hoặc.
Không biết đàn bà ngoan đạo Hồi có nghĩ rằng xem hoa với trinh nữ bên ḍng nước
róc rách là một lạc thú hay không? Nhưng chắc chắn là Hồi giáo một thời đă biểu
hiện được một cực điểm của văn minh nhân loại - về vật chất cũng như về tâm linh.
Biên tập web: Quốc Vinh
Biên tập radio: Michael
Diamond,
Trần Hạnh, Mạnh
Hùng
Trích từ BBC
10 Tháng 2 2003 - Cập nhật 17h56
GMT
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở