|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
những chỖ khó khăn
trong khoa minh triết thiêng liêng
gọi là thông thiên
học
tập
XI
vài điểm
chÁnh
trong tâm
thức học
|
|
MỤC LỤC
PHẦN NHẤT
CHƯƠNG THỨ NHẤT
–
Tâm Thức là gì? Tâm Thức và Sự
Sống.
–
Tâm Thức hiện ra dưới phương diện:
Một Hình dạng.
–
Không có gạch nối giữa Tâm Thức và
Vật Chất.
chương thứ nhì
–
Tâm Thức tuyệt đối.
–
Những trạng thái Tâm Thức của con
người.
–
Tâm Thức Tự Tri.
–
Tiềm Thức (Subconscience).
–
Tâm Thức Bình Thường (Conscience de
Veille).
–
Tâm Thức Hồng Trần.
–
Tâm Thức chỉ là Một.
–
Tâm Thức Hồng Trần duy nhứt.
CHƯƠNG THỨ BA
–
Guồng máy Tâm Thức.
–
Hai hạch quí trong óc con người.
–
Hạch mũi (Corps pituitaire), Hạch óc
(Glande pinéale).
CHƯƠNG THỨ TƯ
–
Siêu Tâm Thức.
–
Những điềm chiêm bao.
–
Chiêm bao Xác thịt.
–
Chiêm bao Cái Phách.
–
Chiêm bao Cái Vía.
–
Chiêm bao báo tin trước.
–
Chiêm bao bóng dáng tượng trưng.
–
Trong chiêm bao không có thời gian và
không gian.
CHƯƠNG THỨ NĂM
–
Ký Ức.
–
Bản chất của Ký Ức.
–
Sự biến đổi trong Thể xác và trong
Tâm Thức.
–
Ký Ức là gì? Ký Ức của Thượng Đế.
CHƯƠNG THỨ SÁU
–
Ý chí.
–
Ý muốn sống.
–
Mỗi ý muốn sống đều tự mình tìm
cách biểu hiện.
–
Quyền năng của Ý chí.
–
Ý chí sửa đổi được số mạng.
CHƯƠNG THỨ BẢY
–
Sự ham muốn.
–
Bản tánh của sự ham muốn.
–
Sự biến đổi ý muốn.
CHƯƠNG THỨ TÁM
–
Cảm xúc.
–
Cảm
xúc thương yêu.
–
Cảm xúc thù hận.
–
Hậu quả của sự mở mang cảm xúc
thương yêu.
–
Chánh lý phải điều
khiển cảm xúc.
phần
nhì
CHƯƠNG THỨ NHỨT
–
Sự
lạ lùng đầu tiên và lớn lao trong Tâm Thức.
–
Sự hy sanh của Đức Thái Dương
Thượng Đế.
–
Vũ Trụ sanh ra để làm gì?
–
Muốn tiến hóa Tâm Thức phải nhập
thế.
–
Sự mở mang Tâm Thức: 1. Tâm Thức
Hồng Trần.
2. Tâm Thức Cái Vía.
–
Sự nối liền hai Tâm Thức.
–
Tâm Thức Cái Vía và Tâm Thức Hồng
Trần.
CHƯƠNG THỨ BA
–
Tâm Thức Hạ Trí.
–
Tâm Thức Thượng Trí.
–
Thượng Trí (Nhân Thể) chỉ chứa
đựng những điều tốt lành.
–
Đem Tâm Thức lên tới Chơn Nhơn.
–
Chơn Nhơn.
–
Sự liên lạc giữa Chơn Nhơn và Phàm
Nhơn.
–
Tại sao Chơn Nhơn đi đầu thai?
CHƯƠNG THỨ TƯ
–
Tâm Thức Bồ Đề.
–
Tâm Thức Niết Bàn.
vài điểm chÁnh
trong tâm thức học
vài
lời nói đầu
Tâm thức, Sự sống và Vật chất là
ba vấn đề khó giải nhứt trong Huyền Bí Học. Chúng nó thuộc về
Khoa Triết Học Bí Truyền để dành riêng cho những sanh viên đã tiến
bước khá cao trên Đường Đạo. Vì vậy không thể nào giải thích một
cách rành rẽ cho ai nấy đều biết.
Một điều khó khăn khác nữa là
trong Tâm Thức Học có nhiều chỗ không giống như Khoa Triết Học hiện
đại đã bàn đến, gặp mấy điểm đó xin quí bạn lượng thứ và miễn
nghị.
Tuy nhiên, thiết tưởng chúng ta cũng
nên biết một cách tổng quát về vài điểm chánh của Tâm Thức Học
hầu hiểu được sự tiến hóa của con người khởi đầu từ đâu.
Chúng ta thường nói đến Tâm Thức,
nhưng nếu hỏi đố: Tâm Thức là gì? Thì chắc chắn chúng ta phải
nín thinh vì không biết phải trả lời làm sao.
Phải tu hành tới bực La Hán và cao
hơn nữa, mở được Huệ Nhãn và Tối Thượng Huệ Nhãn mới thấy được
Tâm Thức và sự hoạt động của nó, bởi vì Trường Tiến Hóa của Tâm
Thức bao hàm một Thái Dương Hệ, chớ không phải chỉ ở trong mình
nhỏ bé của con người mà thôi đâu.
Ba vị Cao Đồ của Chơn Sư là Đức Bà
A. Besant, Đức Leadbeater và Đức Jinarajadasa có giải về Tâm Thức và
sự tiến hóa của nó trong
những quyển sau đây:
1.
Etude sur la Conscience (Khảo
cứu về Tâm Thức hay là Tâm Thức Học).
2.
Evolution Occulte de l'humanité
(Sự tiến hóa huyền bí của nhơn loại). Nguyên văn chữ
Anh có nghĩa là:
Les 7 principes
de la Théosophie: 7 nguyên lý của Thông Thiên Học.
3.
Les Maîtres et le Sentier (Chơn Sư và Đường Đạo).
4.
L'Occultisme dans la Nature, Tom
II (Huyền Bí Học trong Thiên
Nhiên, Quyển II).
5.
Commentaires sur la Lumière sur le
Sentier (Giảng lý Ánh
Sáng trên Đường Đạo).
Tôi lấy tài liệu trong năm quyển
này đặng viết quyển Vài điểm
chánh trong Tâm Thức Học. Tôi chia nó ra làm ba phần:
1. Phần Nhứt: Giải thích về Tâm
Thức và những trạng thái của nó theo lời Đức Bà A. Besant nói
trong quyển Tâm Thức Học.
2. Phần Nhì: Sự mở mang và sự
tiến hóa của Tâm Thức trong năm cõi:
- Cõi Trần.
- Cõi Trung Giới.
- Cõi Thượng Giới.
- Cõi Bồ Đề.
- Cõi Niết Bàn.
theo sự hiểu biết của hai vị Đại Đức Leadbeater
và Jinarajadasa.
3. Phần Ba: Phần thực hành. Phương
pháp tập luyện đặng mở mang Tâm Thức.
(Không có trong Tập sách nầy, có thể
t́m trong những quyển Đạo Lư Thực Hành, Cách Tu Hành, Minh Triết Thiêng
Liêng, Học Cơ tiến hóa theo khoa Minh triết Thiêng liêng . . .
của tác giả)
Nhưng tiện đây tôi xin nói vài lời
về cách viết khác nhau của hai Bà: Đức Bà Blavatsky, Đức Bà A.
Besant và của Đức Leadbeater.
Đức Bà Blavatsky và Đức Bà A.
Besant thuộc về Cung thứ Nhứt. Khi hai Bà suy nghĩ về một vấn đề
nào thì vấn đề đó từ trên cõi cao tuôn xuống như thác đổ. Hai Bà
cứ viết, từ đoạn nầy tới đoạn kia với nhiều chi tiết e cho người
mới học Đạo không thể lãnh hội nổi.
Đức Bà A. Besant, lúc Bà đương diễn
thuyết, Bà vừa nói câu nầy rồi thì ba, bốn câu khác xuất hiện
trước mắt Bà để Bà chọn lựa.
Từ xưa đến nay, ít có người sánh
kịp tài của Bà. Thường thường Bà không có đủ thì giờ để xem lại
những bản tốc ký vì phải làm nhiều việc khác không ngớt, cái
nầy vừa xong thì cái kia tới.
Còn Đức Leadbeater thuộc về Cung
thứ Nhì. Khi luận về vấn đề nào thì Ngài sắp đặt kỹ lưỡng,
đoạn nào trước, đoạn nào sau, rất có thứ tự rồi Ngài giải nghĩa
thật rành rẽ.
Thế nên đọc những sách của Đức
Leadbeater dễ hiểu hơn sách của Đức Bà Blavatsky hay là của Đức Bà
A. Besant.
Về quyển
Vài điểm chánh trong Tâm Thức Học
này, trước hết xin quí bạn xem qua những tập giải về những
chỗ khó khăn trong Khoa Minh Triết Thiêng Liêng gọi là Thông Thiên Học
như:
1. Vũ Trụ và Thượng Đế.
2. Thái Dương Hệ của chúng ta.
3. Dãy Địa Cầu.
4. Nguyên tử căn bản Hồng Trần và
Kim Quang Tuyến.
5. Hồn Khóm.
6. Sự sinh hóa các Giống dân trên
Dãy Địa Cầu.
7.
Tại sao sự tiến hóa của dân chúng không đồng bực với nhau.
8. Quần Tiên Hội và sự cai trị Thế
gian.
9. Vài sự nhận xét về Hỏa Tinh và
Thủy Tinh của các nhà Huyền Bí Học và Danh Hiệu của các vị Siêu
Phàm.
10. Hỏa Hầu khái luận.
Chúng sẽ giúp quí bạn hiểu được
dễ dàng những đoạn trong quyển Tâm Thức Học của Đức Bà A. Besant
nói về Đức Thái Dương Thượng Đế, Ba Ngôi của Ngài, Bảy cõi của
Thái Dương Hệ, Chơn Thần, Hồn Khóm, Nguyên tử trường tồn, Kim Quang
Tuyến, vân vân . . . .
Quí bạn sẽ có một quan niệm đúng
đắn về mục đích sanh hóa con người trong Thái Dương Hệ và chúng ta
phải làm điều gì đặng tiến mau, tức là lo cho sự mở mang và sự
phát triển Tâm Thức.
Mỗi người đều cầm số mạng của
mình trong tay, muốn đi mau hay đi chậm, muốn vào chốn tối tăm hoặc ra
nơi sáng suốt, cũng tự nơi mình. Mỗi người phải tự cứu mình chớ
không ai cứu mình được. Mình hãy tự giúp mình trước rồi Trời sẽ
giúp mình sau. Mình phải lo mở rộng Tâm Thức mình, ḿnh tự khai
sáng cho mình lần lần mới đi tới chỗ ánh sáng vô tận, vô biên.
Đừng quên rằng: bức màn nầy vừa hạ xuống thì bức màn khác lại
hiện ra. Phải lần lượt vén từ bức màn. Một ngày kia, bức màn
chót vén lên rồi thì con người sẽ thành một vị Siêu Phàm và đoạt
được mục đích đã định sẵn
cho nhơn loại trong Thái Dương Hệ nầy.
Cầu xin con thuyền của quí bạn đang lèo lái sớm ghé vào Bờ Giác đặng cứu vớt những bạn hành hương còn chìm đắm nơi bến mê sông khổ.
Lành thay! Lành thay!
Bạch Liên
Phạm ngọc Đa
53 Nguyễn đình Chiểu Châu Đốc
PHẦN
NHỨT
chương
thứ nhỨt
tâm
thức là gì ?
Người học Đạo thường nghe nói đến
Tâm Thức (Conscience). Nhưng nếu hỏi Tâm Thức là gì? Thì trong chúng
ta không một ai trả lời nổi ngoại trừ từ bực La Hán sắp lên mở
được Huệ Nhãn và Tối Thượng Huệ Nhãn.
Vật chất, Sự sống và Tâm Thức là ba
vấn đề khó khăn nhất trong Huyền Bí Học.
Nếu con người thật hiểu Tâm Thức
là gì? Thì sẽ cầm được trong tay bí quyết của tất cả những vấn
đề của Cơ Tiến Hóa. Bởi vì Tâm Thức là sự biểu lộ của
một Đơn vị Vô hình vừa là sức mạnh và vật chất, vừa là hình
dạng và sự sống một lượt.
Làm sao hiểu nổi một định nghĩa
như thế.
Trong
Ánh Sáng Phương Đông (La
Lumière de l'Asie) có câu nầy cho là Phật nói:
Mặc dầu biết vậy, nhưng chúng ta
phải tìm hiểu nguyên do của mọi việc, đặng nhận định được cái nào
là phù du, mộng ảo, cái nào là vĩnh viễn, trường tồn.
Ở vào trình độ tiến hóa của chúng
ta hiện thời, chúng ta không biết rõ Tâm Thức tiến hóa cách nào,
chỉ nghe nói rằng: Việc lạ lùng đầu tiên trong Tâm Thức là tất cả
ở trong một thành phần và toàn diện ở trong một đơn vị.
Mặc dầu Tâm Thức ở trong điện tử
nhỏ bằng mũi kim (của Tâm Thức), đơn vị nhỏ nhít nầy vẫn liên lạc
với Tâm Thức của Đức Thượng Đế và chứa đựng trọn vẹn Tâm Thức nầy.
Người ta có thể so sánh sự tiến
hóa của Tâm Thức với việc xảy ra khi người ta vén một bức màn che
đậy một nguồn ánh sáng. Việc vén bức màn không thêm cái chi cho
ánh sáng cả. Ánh sáng không được lợi ích nào, nhưng nó xua đuổi
được sự tối tăm. Ngày nào người ta chưa đồng hóa với ánh sáng nầy
thì ngày đó người ta chưa biết nó muốn cái chi. Sự hành động của
nó là sự hy sanh và thú vui một lượt. Hy sanh vì nó bị hạn chế
còn thú vui là cho ra.
Ở nơi con người, sự tiến hóa vốn do
sự cho ra. Còn nguyên tắc
chi phối sự phát triển loài thú vật và thảo mộc là sự cạnh
tranh, sự đối địch, sưu tầm, kiếm những sự ích lợi riêng tư.
Về con người, nguyên tắc chi phối
sự phát triển là sự hiệp tác, sự từ
bỏ và sự hy sanh Phàm Nhơn.
Đức Thượng Đế đời đời kiếp kiếp
hy sanh trên Thập Tự Giá của đời sống và vật chất. Con người phải
bắt chước Ngài mới giống như Ngài được.
Mà muốn tiến hóa, Tâm Thức phải
nhập thể và phải trải qua từ gia đoạn nầy tới giai đoạn khác, từ
hình thể nầy đến hình thể kia, khi hết ở trong Tinh Chất thì qua
Kim Thạch, Thảo Mộc, Cầm Thú, Con Người và các hạng Tiên Thánh và
Thiên Thần.
Trường tiến hóa của Tâm Thức là
Thái Dương Hệ, chớ không phải chỉ trong thân mình nhỏ bé của chúng
ta mà thôi đâu. Đây là một vấn đề dài dòng và cực kỳ khó khăn,
không phải diễn tả trong vài trăm trang giấy là đủ.
Tôi xin tóm tắt là: Không có
Sự Sống nào mà không có Tâm Thức, và cũng không có Tâm Thức nào
mà không có Sự Sống.
Sự Sống và Tâm Thức đồng nghĩa với
nhau và liên quan mật thiết với nhau.
Nếu ta ướm thử phân giải Sự Sống
và Tâm Thức, thì ta thấy: Sự Sống là
Tâm Thức quay vô trong, còn
Tâm Thức là Sự Sống quay ra ngoài.
Khi chúng
ta chú ý đến Đơn Nhứt hay là Một thì chúng ta nói đến Sự Sống.
Khi chúng ta chú ý đến Đa Số thì chúng
ta nói đến Tâm Thức và chớ nên quên rằng đa số do vật chất cấu
thành.
tâm
thức hiện ra
dưới
phương diện một hình dạng
Ta hãy xem xét Tâm Thức khi nó hiện
ra dưới Phương Diện Một Hình Dạng.
Luôn luôn điện hiện ra dưới hai mặt:
điện Âm và điện Dương. Khi nó trung ḥa thì điện biến mất.
Trong mọi vật đều có điện trung
ḥa. Người ta có thể làm cho điện hiện ra. Nhưng trong trường hợp
nầy điện hiện ra dưới một hình thức đặc biệt gồm điện âm và điện
dương đồng cân với nhau chớ không phải toàn là một thứ điện âm hay
toàn là một thứ điện dương. Hai thứ điện âm và dương này chống
đối với nhau luôn luôn và có khuynh hướng hiệp với nhau rồi biến
mất trong Hư Không là nguồn cội chung của chúng nó.
không
có gạch nối
giữa
tâm thức và vật chất
Ta tưởng tượng một vật gọi là Tâm
Thức, rồi ta tưởng tượng một vật nữa khác hơn, riêng rẽ mà ta gọi
là Vật Chất. Rồi ta tự hỏi Tâm Thức ảnh hưởng đến Vật Chất cách
nào?
Mà hai vật riêng rẽ như thế không
có, mà cũng không thể có được. Chúng nó là hai trạng thái của vô
cực, Bất khả tri, chúng vốn phân ra chớ không phải khác nhau.
Không có chúng nó vô cực không hiện
ra được. Khi hiện ra thì vô cực hiện ra dưới hai trạng thái đồng
cân với nhau tức là Âm và
Dương, chớ không hề hiện ra dưới một mặt, hoặc Thuần Dương hay hoặc
Thuần Âm.
Không có chỗ nào chỉ có bề mặt
chớ không có bề trái, chỉ có cái dưới chớ không có cái trên, chỉ
có cái ngoài chớ không có cái trong, chỉ có Tinh Thần mà không có
Vật Chất.
Hai trạng thái vẫn ảnh hưởng lẫn
nhau bởi vì chúng nó là hai phần, không thể chia rẽ nhau của Một
Đơn vị biểu hiện như là Đối Nguyên hay là Nhị Nguyên trong không gian
và trong thời gian.
Cái hố sâu giữa Tâm Thức và Vật
Chất không có bởi vì không có Tâm Thức thuần túy hay là Vật Chất
thuần túy. Dầu cho Chơn Thần tối cao cũng có một lớp vật chất bao
mình, và Vật Chất luôn luôn có sự sống bên trong làm cho nó linh
động.
Đức Bà A. Besant nói: "Không phải
chúng ta muốn vật chất hóa Tinh Thần, nhưng chúng ta muốn chỉ cho
quí bạn thấy, Tâm Thức và Vật Chất, hai vật đối kháng nhau, thật
sự là dính liền mật thiết với nhau; chúng nó không hề chia rẽ
nhau, cho đến thân thể của Đấng Cao Cả nhất cũng vậy".
Vật chất đồng nghĩa với "Sự giới
hạn".
Vật chất Hồng Trần đặc cứng hơn
hết cũng có Tâm Thức của nó. Kim Thạch, các thứ khí đều là
những vật sống, chúng nó có Tâm Thức, chúng nó biết cái chi bao
phủ nó.
Như dưỡng khí ở vào một nhiệt độ
kia thì biết được sự hiện diện của khinh khí nên nhập với nó
đặng làm ra nước.
*
*
*
chương
thứ nhì
tâm
thức tuyệt đối
(conscience absolue)
và
những trạng thái tâm thức của con người
A.
Tâm Thức Tuyệt đối.
Tâm Thức tuyệt đối là Tâm Thức
chứa đựng tất cả. Ấy là Vô Cực, Bất khả tri, cái Trường Tồn Bất
Diệt, vô tận, vô biên, bất biến.
Tâm Thức của mỗi người là Tâm Thức
cá nhân riêng biệt, nhưng nó là một thành phần của Tâm Thức của
Đức Thượng Đế và có đủ quyền năng như Ngài.
B.
Tâm Thức tự tri (soi conscience).
Khởi đầu, sự ham muốn tìm thú vui
bằng cách dọ dẫm chỗ nầy, chỗ kia, nhưng không hề lo nghĩ đến vật
khêu gợi thú vui bởi vì Tâm Thức bị hạn chế trong cảnh giới của
nó. Nó chỉ biết bên trong và những sự biến đổi xảy ra tại đây. Sự
chú ý của nó chưa quay ra bên ngoài và chưa biết có một thế giới
bên ngoài. Những sự va chạm
dữ dội không ngớt đập vào
những Thể của nó, nhứt là xác thân chịu những ảnh hưởng bên ngoài
nhiều hơn ảnh hưởng bên trong.
Với thời gian, những sự biến đổi thay phiên
nhau, cái này đến rồi ra đi, kế cái khác tới, làm cho Tâm Thức bắt
đầu thức tỉnh và biết có một sự khác biệt. Sự biết này lần
lần trở thành cái cảm giác có một cái gì còn lại trong đám hỗn
loạn không ngừng nầy. Đây là sự biết có "một cái ở trong" và "một
cái ở ngoài", mà nói cho đúng hơn, có "một cái ở ngoài" và "một
cái ở trong" bởi vì những sự đụng chạm không ngừng ở ngoài làm
nảy sanh trong Tâm Thức cái cảm giác có một cái ở ngoài và một
cái ở trong.
Chỉ khi nào Tâm Thức nhận ra sự
hiện diện của "cái ở ngoài" thì nó mới biết được "cái ở trong".
Nếu chỉ có "một cái" thôi thì không thể nói được "cái ở trong"
và tất cả đều gom vào "một cái đó” rồi. Nhưng khi "cái ở ngoài"
bắt buộc Tâm Thức nhìn nhận nó thì "cái ở trong" đối chọi với
nó hiện ra tức khắc.
Cái cảm giác có "Cái Ở Ngoài"
hiện ra ngay ở những chỗ Tâm Thức liên tục tiếp xúc với cõi đời
hỗn loạn và biến thiên nầy và điều nầy xảy ra trong xác thân của
ta. Chính là trong xác thân ta phân hóa lần lần sự nhận biết có
"Kẻ Khác" và cái cảm tưởng "Tôi Đây" hay là Bản Ngã đối chọi với
kẻ khác cũng hiện ra cái "Tôi Đây" bây giờ hiểu biết những vật ở
ngoài thay vì chỉ biết những sự biến đổi. Rồi lần lần nó nhận
biết rằng những sự biến đổi vốn ở trong mình nó, còn những vật
thì ở ngoài nó.
Ấy tại cõi Trần, trước nhứt Tâm
Thức biến thành Tâm Thức Tự Tri.
Sự tiến triển đem đến sự hiểu
biết những vật bên ngoài rất phức tạp. Nên nhớ rằng những sự vật
ở ngoại giới cảm tới xác thân chúng ta bằng nhiều cách.
Chung quanh chúng ta có không biết
bao nhiêu sự rung động khác nhau mà chúng ta không hay biết bởi vì
giác quan của chúng ta chưa được tinh vi cho nên chỉ thâu nhận những
làn sóng rung động nào hạp với chúng nó mà thôi.
Những làn sóng rung động nói trên
vô Trung Tâm Cảm Giác của cái óc rồi qua Trung Tâm Hiểu Biết của
Cái Vía. Dưới Hình Thức những cảm giác của Màu sắc, Tiếng tăm,
Hình dạng, Mùi vị, vân vân . . ., chúng từ Cái Vía truyền qua Tâm
Thức đang hoạt động ở trong Cái Trí. Tại đây chúng phối hợp lại
với nhau rồi làm ra một hình duy nhứt. Sự nhập lại những làn sóng
khác nhau rồi làm ra một làn sóng duy nhứt, sự tổng hợp những cảm
giác khác nhau là cơ năng của Cái Trí. Thế nên Tâm Lý Học Ấn gọi
Cái Trí là giác quan thứ Sáu.
Bây giờ đây chúng ta hãy xem năm
giác quan của sự hành động (Karmandryas): Tay, chơn, cuống họng, cơ
quan sanh dục, cơ quan bài tiết như là dụng cụ của Trí khôn thì ta
thấy sự diễn tiến trái ngược lại từ trong ra ngoài như sau đây:
Trí khôn tạo hình dạng của một
việc nào đó. Những làn
sóng rung động về hình dạng nầy truyền qua những Trung Tâm hành
động của Cái Vía rồi lập lại trong những Trung Tâm hành động của
cái óc. Những Trung Tâm nầy mới phân phát chúng nó cho những cơ quan
có phận sự biểu hiện việc đó xuyên qua thần kinh hệ làm trung gian.
Về phương diện hai sự liên lạc nầy
Cái Trí thành ra giác quan thứ Mười Một. Xin giải nghĩa:
Năm cơ quan của hành động (Karmandryas):
mắt, tai, lưỡi, mũi và da, và năm cơ quan thu nhận những cảm giác
bên ngoài (Jnanandryas): thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác,
xúc giác, cộng lại với nhau là mười, thêm Cái Trí là Mười Một.
Trong chu kỳ tiến hóa nầy, người
thường đồng hóa với Tâm Thức Tự Tri trong cái óc. Vì vậy cho nên
nó bị hạn chế trong Tâm Thức bình thường lúc thức đây (Conscience
de veille). Tâm thức nầy hoạt
động trong Não tủy Thần kinh hệ.
Chỉ tại cõi Trần mà thôi, con
người tự biết mình và tự nói "Tôi Đây", nó phân biệt rõ ràng nó
với ngoại giới, những tư tưởng của nó với cái gì bao phủ chung
quanh. Những vật nầy đối với nó phải là "thật" và ở ngoài nó.
Còn ở mấy cõi khác, Tâm Thức Tự
Tri của con người chưa mở mang, cho nên những gì xảy ra ở mấy cõi
cao siêu nầy đối với con người vẫn "Không có thật" bởi vì con người
không nhận thức được cái chi cả.
tiềm
thức
(sub-conscience)
Chúng ta thấy rằng một số lớn
những hoạt động của Tâm Thức khi có những phận sự nhứt định rồi
thì thành ra Tự động và lần lần rơi xuống dưới mức độ Tâm Thức.
Người ta gọi nó là Tiềm Thức.
Tỷ như tỳ vị làm tiêu hóa đồ ăn,
trái tim nhảy điều ḥa, bóp vô nở ra, sự bài tiết, vân vân . . . Tâm
Thức không cần lo nghĩ đến chúng nữa mà chúng nó vẫn làm việc
như thường: Cơ quan nào phận sự nấy.
Còn một số hiện tượng khác ở
trong Tiềm Thức nhưng không thuộc về sự dinh dưỡng xác thân chẳng
hạn như: thình lình phát sợ không lý do, không dám vào chỗ tối tăm
lúc ban đêm, bản năng tự vệ, tình thương cha mẹ vợ con, ái t́nh nam
nữ, oán ghét, thù hận, mến yêu, giận dữ, vân vân . . . Chúng là
những sự rung động của Cái Vía rồi ghi vào Hột Lưu Tánh Nguyên Tử
hay là Nguyên Tử Trường Tồn (Atome astral permanent) của thể nầy.
Nếu có những làn sóng rung động ở ngoài đến kích thích chúng nó
và hạp với chúng nó thì chúng nó hoạt động lại liền không khác
nào than đỏ vùi dưới tro tàn gặp đồ bổi thì phát cháy tức khắc.
Hãy xem trên mặt dĩa hát có những
lằn ghi. Khi để cây kim lên trên và cho máy chạy thì cái dĩa quây
và phát ra những tiếng đã thâu vô.
Vì mấy lẽ trên đây mà các nhà
Huyền Bí Học đều khuyên chúng ta nên nuôi dưỡng và sản xuất những
tư tưởng tốt lành. Nếu chẳng may Cái Trí tưởng một việc thấp hèn
thì lập tức diệt trừ nó bằng cách sanh ra một tư tưởng cao thượng
đối lập ([1]),
đừng để nó ghi vào Tiềm Thức rồi một ngày kia sẽ biến thành sự
hành động mà ta không ngăn
cản kịp. Các Ngài cũng nói: Trong mình con người bộ giao cảm thần
kinh là kho tàng lưu trữ dấu vết còn để lại những biến cố đã
xảy ra trong những kiếp quá khứ, từ lúc Linh Hồn mới đi đầu thai
làm người hay là hồi còn ở trong mình thú vật và tính ra không
biết bao nhiêu triệu năm rồi.
Đức Bà A. Besant nói rằng: Trong
Tiềm Thức của chúng ta có một chỗ do những Tâm Thức phụ thuộc
làm ra. Chúng lấy thân mình chúng ta làm trường tiến hóa. Ấy là
những nguyên tử, những phân tử, những tế bào đủ loại. Đa số những
hình ảnh quái dị, lạ lùng từ Tiềm Thức hiện ra. Thật sự chúng
không phải thuộc về chúng ta. Chúng là những sản phẩm của những
đơn vị Tâm Thức mà trình độ tiến hóa còn thấp hơn chúng ta. Chúng
là những khách tới ở trọ với chúng ta.
Tiềm thức của con người hoạt động
tại cõi Trần gồm nhiều yếu tố rất khác biệt nhau. Điều cần
thiết là phải tách nó ra và hiểu biết nó mới phân biệt được
những sự hoạt động của nó với những sự hoạt động của Siêu Tâm
Thức. Siêu Tâm Thức giống như Bản năng vì những sự hoạt động thình
lình của nó. Nhưng Siêu Tâm Thức hoàn toàn khác hẳn Bản năng bởi
bản tánh của nó và vị trí của nó trong Cơ Tiến Hóa. Tiềm Thức
thuộc về quá khứ. Còn Siêu Tâm Thức thuộc về vị lai.
C.
tâm thức bình thưỜng.
(CONSCIENCE DE VEILLE)
Tâm Thức Bình Thường là Tâm Thức
của ta dùng trong lúc ta đương thức đây. Nó hành động trên hai cõi:
Trung Giới và Thượng Giới (cõi Trí Tuệ). Trung tâm của nó là cái
óc. Nó xử dụng cái óc xác thịt và bộ thần kinh như là khí cụ
của ý chí, của sự hiểu biết và những sự hành động tại cõi
Trần. Trong Tâm Thức Bình Thường, cái óc luôn luôn làm việc. Nó là
cơ quan chuyển giao, nó có thể bị những sự rung động ở ngoại giới
tới kích thích nó xuyên qua giác quan, nó cũng ứng đáp không ngớt
với những ảnh hưởng bên trong. Đối với phần đông nhơn loại, cái óc
là cơ quan duy nhứt trong đó Tâm Thức thành ra Tâm Thức Tự Tri (Soi
conscience) rõ rệt, do đó con người cảm biết "Tôi Đây" và hiểu rằng
mình là một cá nhơn riêng biệt.
Theo lời của Đức Bà A. Besant thì
người ta có thể nói rằng: Tâm Thức Bình Thường là một phần của
Tâm Thức toàn diện hoạt động trong cái óc và bộ thần kinh, nó
thật là Tâm Thức Tự Tri.
Hãy tưởng tượng Tâm Thức là Ánh
sáng mặt trời dọi ngang qua một bóng tròn lớn làm bằng pha lê gắn
ở trên trần nhà. Ánh sáng
xuyên qua bóng tròn chỉ chiếu sáng một khoảnh của cái phòng ở
dưới trần nhà, còn ánh sáng trên trần nhà vẫn được tự do dọi ra
khắp nơi.
Cũng có thể ví dụ Tâm Thức giống
như một cái Trứng lớn chói rạng rỡ, mà đầu nhọn của nó nhận
vào cái óc. Đầu nhọn nầy là Tâm Thức Bình Thường.
Tâm Thức này lệ thuộc cái óc nên
bị hạn chế trọn kiếp sống của con người tức là khi con người còn
ở trong xác thân nầy.
Nếu vì một lý do nào mà cái óc
bị rối loạn, mắc bịnh hoạn hay bị một vết thương thì con người mất
bình tĩnh, khờ khạo, không học hỏi rộng sâu được, có khi phát điên
khùng.
Tiện đây tôi xin nói thêm vài lời:
Một người kia thông minh tuyệt thế là nhờ Quả lành của y gây ra ở
kiếp trước nên cái óc của y rất mảnh mai. Nếu kiếp nầy, y không tu
nhơn, tích đức như xưa mà lại dùng sự khôn ngoan hãm hại kẻ khác
và làm những điều tàn ác thì kiếp sau đầu thai lại, cái óc của y
sẽ không được lành mạnh. Y không có phương tiện để học hỏi như kiếp mới
rồi. Y phải đền tội những việc làm của y trái nghịch lòng Trời.
Đây là Luật Nhân Quả hay là Luật
Báo Ứng Tuần Hườn không hề sai chạy. Con người gieo giống chi thì
gặt giống nấy.
d. tâm
thức hồng trần.
(LA
CONSCIENCE PHYSIQUE)
Thường thường người ta giải thích
Tâm Thức Hồng Trần với hai ý nghĩa:
Một là: Tâm Thức Bình Thường của
ta dùng trong lúc ta đương thức đây (Conscience de veille).
Hai là: Tâm Thức hoạt động trong
vật chất là xác thân ta. Nó thâu nhận những cảm giác ở cõi Trần
và ứng đáp với chúng nó song không chuyển giao lên mấy cõi cao mà
cũng không thâu nhận những cảm giác từ mấy cõi nầy đưa xuống có
ảnh hưởng đến xác thân. Theo một nghĩa hẹp và đúng hơn thì Tâm
Thức Hồng Trần gồm:
Một là: Những làn rung
động từ những nguyên tử và những phân tử phát ra ngoài. Những
nguyên tử và những phân tử này hoạt động vốn do sự sống của Ngôi
thứ Ba ([2]).
Hai là: Những làn
rung động do những h́nh dạng có sự sống sanh ra. Những h́nh dạng nầy nhờ sự
sống của Ngôi thứ Nh́ dinh dưỡng.
Ba là: Tất cả những sự
rung động từ sự sống của Chơn Thần do những Nguyên Tử Trường Tồn
phát ra mà không trực tiếp liên lạc với những vòng xoắn (spirilles)
([3]).
Khi những vòng xoắn nầy hoạt động thì Tâm Thức Bình Thường trong
lúc thức mới bị ảnh hưởng.
Chính là những sự biến đổi trong
Tâm Thức ở trên mấy cõi cao nhờ những sự biến đổi trong Tâm Thức
Bình Thường của chúng ta.
Ngày nay Tâm Thức Hồng Trần rơi
xuống dưới mức độ Tâm Thức, có thể nói rằng nó là sự hoạt động
thấp thỏi hơn hết của Tâm Thức và nó chỉ có phận sự là điều
khiển những cơ năng cần thiết cho sự dinh dưỡng xác thân mà thôi.
tâm thức chỉ là một
Khi chúng ta học hỏi những sự biểu
hiện khác nhau của Tâm Thức thì chúng ta thường quên hai việc đại
khái quan trọng sau đây:
Trước nhứt: Tâm Thức của mỗi người là
một Đơn vị riêng biệt, riêng biệt cho đến đỗi dường như nó khác
với những sự biểu hiện khác.
Kế đó là: Tất cả những đơn vị nầy
là những thành phần của Tâm Thức của Thượng Đế, thế nên chúng
phản ứng một cách với nhau trong những điều kiện in như nhau.
Các nhà Huyền Bí Học thường nhắc
nhở rằng Tâm Thức vẫn Duy Nhứt. Tất cả những Tâm Thức bề ngoài tuy
khác nhau nhưng chỉ làm ra một Tâm Thức mà thôi.
Thí dụ nước biển từ nhiều lỗ
trống của một con đê chảy ra ngoài. Nếu mấy lỗ nầy chứa những màu
khác nhau thì nước từ lỗ đó tuôn ra cũng nhuộm những màu khác
nhau. Vậy, màu tuy không giống nhau song nước của tất cả đều là
nước của một cái biển cùng những đặc tính như nhau.
Cũng thế đó, tất cả những Tâm
Thức đều từ một Đại hải Tâm Thức sanh ra, tất cả đều có những
điểm đồng nhứt chánh yếu và cũng bị bao phủ trong một lớp màn vật
chất như nhau. Thay vì một Đơn vị, Tâm Thức cá nhơn dường như rất
phức tạp vì những sự biểu hiện của nó. Nhưng thật sự Tâm Thức
là một Đơn vị Duy Nhứt, còn những dị hình mà người ta thấy trong
những sự biểu hiện của nó vốn do những vật liệu của nó dùng
đặng hoạt động.
tâm
thức hồng trần duy nhỨt
Trong tập
Hồn Khóm, tôi có thuật
chuyện Ông Jagadish Chandra Bose, Tiến sĩ Khoa học, Cử nhơn Văn khoa,
Giáo sư tại Đại Học Đường Calcutta bên Ấn Độ đầu thế kỷ XX nầy có
thí nghiệm nhiều cách với các loại kim khí, thảo mộc và bắp
thịt thì thấy những phản ứng của chúng vẫn in như nhau khi chúng
nó bị các thứ thuốc làm cho
phấn khởi, suy nhược hay chết vậy. Những sự phản ứng nầy ghi
bằng những đường cong trên một cái ống quây tròn. Bao nhiêu đấy cũng
đủ để chứng minh rằng Tâm Thức Hồng Trần vẫn Duy Nhứt. Xin quí bạn
xem hình và đọc lại đoạn đó và bài
Sự phản ứng của thảo mộc
của Ông John Coats, Chánh Hội Trưởng
Hội Thông Thiên Học Quốc Tế trong tập
Hồn Khóm.
*
*
*
chương
thứ ba
guồng
máy của tâm thức
(le mécanisme de la conscience)
Nói cho đúng, tất cả những Thể
của con người từ: Xác Thân, Phách, Vía, Hạ Trí, Thượng Trí, Kim
Thân (Thể Bồ Đề) và Tiên Thể làm ra guồng máy của Tâm Thức với tư
cách là cơ quan của ý chí, của tư tưởng và của sự hành động.
Nhưng mà có thể nói: Bộ Thần kinh là guồng máy đặc biệt của Tâm
Thức, bởi vì do bộ Thần kinh làm trung
gian, Tâm Thức mới kiểm soát và điều khiển được tất cả thân
thể con người.
Mỗi tế bào trong mình chúng ta gồm
hằng hà sa số những sự sống hết sức nhỏ nhít, li ti, mỗi sự
sống nầy đều có Tâm Thức mới tượng. Mỗi tế bào đều có Tâm Thức
riêng biệt kiểm soát nó và tổ chức nó. Nhưng mà Tâm Thức trung
ương cao hơn hết, nó dùng xác thân như là một vận cụ, tới phiên nó,
nó kiểm soát và tổ chức xác thân. Guồng máy trong đó nó hoạt
động ấy là Bộ Thần Kinh.
hai
hạch quí trong đầu con người
Trong đầu con người có hai hạch rất
quí:
Một là Hạch mũi (Corps pituitaire).
Hai là Hạch óc (Glande pinéale).
1. hạch
mũi
(Corps pituitaire).
Hạch mũi là cơ quan của xác thân,
trước nhứt để luyện Thần Nhãn rồi sau đó để luyện Thiên Nhãn
(Vision mentale).
Nhờ nó mà những điều ta học hỏi
trong lúc mở Thần Nhãn mới truyền qua cái óc. Nó cũng dùng để
kiểm soát những chỗ giao cảm thần kinh tiếp xúc với Cái Vía, nhờ
vậy Tâm Thức vẫn tiếp tục không gián đoạn giữa cõi Trần và cõi
Trung Giới. Nhưng phải đề phòng, không nên định trí quá mức, làm
cho hạch mũi sưng lên, con người mở mắt trao tráo mà không thấy
đường.
Trong Hatha Yoga có nhiều tư thế tập
thường xuyên thì hư Hạch mũi, khá thận trọng khi luyện tập một
mình.
2.
hạch óc
–
tùng quả tuyến
(glande
pinéale).
Hạch óc liên quan với Cái Trí. Nó
dùng để chuyển di tư tưởng từ người này qua người kia. Trong những
trường hợp: Thần giao cách cảm (Télépathie) tư tưởng có thể phóng
đi từ Cái Trí nầy qua Cái Trí kia, nó dùng chất Thượng Thanh Khí
(chất Trí Tuệ) làm phương tiện chuyển giao hay là nó từ Hạch óc
truyền đi, xuyên qua Dĩ Thái Hồng Trần (Ether physique) tới Hạch óc
của kẻ khác.
Đối với người da trắng thì Luân xa
thứ sáu và Luân xa thứ bảy đồng qui về Hạch mũi. Hạch mũi làm ra
sự liên lạc trực tiếp giữa cõi Trần với các cõi cao siêu.
Đối với nhiều người khác Luân xa
thứ sáu dính với Hạch mũi, còn Luân xa thứ bảy cong xuống, dính
với Hạch óc. Nó làm ra sự liên lạc trực tiếp giữa cõi Trần và
cõi Hạ Thiên, không xuyên qua cõi Trung Giới làm trung gian như thường
lệ. Phải mở Huệ Nhãn mới biết được điều này.
*
*
*
chương
thứ tư
tâm
thức cao siêu hay là siêu tâm thức (super conscience)
Siêu Tâm Thức là Tâm Thức cao hơn Tâm
Thức của ta thường dùng hằng ngày:
Ấy là:
Tâm Thức Cái Vía
Tâm Thức Cái Trí (Hạ Trí và Thượng Trí).
Tâm Thức Bồ Đề hay Bồ Đề Tâm (Conscience Bouddique).
Tâm Thức Niết Bàn hay là Tâm
Thức Tiên Thể (Conscience Nirvanique).
Xin xem Phần Nhì
– Chương: Sự mở mang Tâm Thức.
những
điềm chiêm bao
Nhưng thiết tưởng cũng nên nói vài
lời về những điềm chiêm bao, bởi vì thường thường người ta gọi
chiêm bao là những điều Cái Vía thấy trong lúc ngủ. Như vậy thì
chúng nó thuộc về Tâm Thức cao siêu.
Nhưng thật sự, tất cả những điềm
chiêm bao không phải đều do Cái Vía thấy.
Có bốn thứ chiêm bao:
1. Chiêm bao Xác thịt.
2. Chiêm bao Cái Phách.
3. Chiêm bao Cái Vía.
4. Chiêm bao linh.
Tuy nhiên muốn thật biết cái nào
là chiêm bao xác thịt, cái nào là chiêm bao Cái Phách thì phải mở
Thần Nhãn, quan sát tỉ mỉ mới chắc không lầm.
Những chuyện thuật lại dưới đây,
xem xét theo cách suy diễn cũng có thể biết được chút đỉnh mỗi
chuyện thuộc về loại chiêm bao nào. Thật sự chúng vốn vô hình,
không thể lấy việc hữu hình mà giải nghĩa cho đúng được.
1. chiêm
bao xác thịt
Trong lúc ngủ, con người không còn
kiểm soát cái óc nữa, cho nên nó lập lại những sự rung động của
nó đã ghi trong lúc ban ngày, có khi của mấy ngày trước nữa.
Cũng nên biết xác thân lưu giữ một
Tâm Thức riêng biệt còn mơ hồ lắm; chúng ta cũng phải kể thêm Tâm
Thức tập thể của những tế bào của xác thân nữa.
Những sự biến đổi dù ở ngoại
giới hay ở trong mình như nóng, lạnh, đói, khát, trược khí, no hơi,
sình bụng, máu huyết không điều ḥa, những tiếng, những sự đụng
chạm, và nhiều nguyên nhân khác đều có ảnh hưởng đến cái óc và
sanh ra chiêm bao.
Tỷ như những chuyện sau đây
– I
–
Một người kia nằm ngủ chiêm bao
thấy mình bị thắt cổ, chừng giựt mình tỉnh dậy thấy cổ áo sơ mi
mình chật quá, muốn nghẹt thở.
– II
–
Một người khác bị cây kim gút đâm,
chiêm bao thấy mình đánh gươm bị một vết thương nặng.
– III
–
Một vị nữa tên Maury thuật lại
rằng một đêm kia ông nằm ngủ bị một cây nuông mùng rớt xuống trúng
nhẹ cần cổ ông. Bao nhiêu đó cũng đủ làm cho ông thấy một điềm
chiêm bao dữ dội. Ông thấy
ông đóng một vai tuồng trong cuộc Cách Mạng Pháp rồi lên đoạn đầu
đài.
– IV
–
Chiêm bao thấy một bầy quạ.
Ông Camille Flammarion nói:
Tôi chiêm bao thấy ở trên một cái
núi cao. Một bầy quạ bay ngang qua và kêu quạ quạ. Chúng nó cổi
lớp giống như mấy con sâu lột da và mấy con bướm thay lớp nhộng.
Những lớp nầy rớt xuống chung quanh
tôi, nhưng tôi lấy làm lạ, chúng không giống những con quạ mà lại
giống đầu những con dă nhơn bằng da giấy. Nhà Thiên văn học Babinet
ở tại đó, ông lấy những đầu nầy nhét đầy túi.
Ông Camille Flammarion giải nghĩa
điềm chiêm bao:
Ngày trước tôi chăm chỉ xem chòm sao Ô Thước
(Constellation du Corbeau) trong Thiên văn đồ Flamsteed.
Nhà Bác học Babinet không được đẹp.
Gương mặt của ông, cũng như gương mặt của Littré làm cho chúng ta
nhớ đến giống khỉ, tổ tiên loài người.
(Điều chưa biết và những vấn đề
Tâm Linh rút trong Quyển II–
L'Inconnu et les problèmes psychiques, Tom II par Camille Flamm-arion).
– V
–
Chiêm bao thấy người giậm gót chân
trên nấc thang lầu.
Ông Camille nói:
Sáng sớm hôm nay, ngày mồng 6 tháng
6 năm 1897, tôi chiêm bao thấy một người giậm mạnh gót chân trên một
nấc thang lầu bằng cây. Tiếng giậm mạnh làm cho tôi giựt mình thức
dậy. Ấy là tiếng "hỏa pháo" do người ta đốt hồi sáu giờ sáng
cách Thiên văn đài hai trăm thước để báo tin Lễ Thánh Linh giáng lâm
(Pentecôte).
Cái tiếng đánh thức tôi là nguyên
nhân sanh ra một cái hình. Tôi thấy hình nầy trước khi tôi thức
dậy. Đây có nghĩa là hình nầy sanh ra trong khoảng một thời gian
rất ngắn có lẽ trong một phần mười giây đồng hồ (1/10 de seconde)
làm cho tôi thức dậy.
Khi tôi thấy người giậm chân trên
nấc thang lầu thì tôi chiêm bao thấy mình trần truồng. Tôi phải đi
ra khỏi phòng tôi ở và kiếm quần áo để mặc. Tôi đi ngang qua phòng
khách thấy có lối ba mươi người ngồi nói chuyện với nhau. Tôi lo
lắng rất lâu, tôi tìm cách đi ra, bỗng chút tôi giựt mình thức dậy.
Tôi mở mắt ra, cảm thấy lạnh. Tôi
thấy cái mền của tôi đắp rớt ra ngoài. Chắc chắn sự lạnh này
làm cho tôi chiêm bao thấy mình trần truồng cũng như tiếng pháo nổ
sanh ra h́nh một người giậm chân trên nấc thang lầu.
(Điều chưa biết về những vấn đề
Tâm Linh, Quyển II
– L'Inconnu et les problèmes psychiques,
Tom II par Camille Flammarion).
– VI
–
Bị thú rượt cắn.
Steffens, nhà văn sĩ Đức thường
luận về các thứ chiêm bao có thuật lại điềm chiêm bao của ông hồi
còn nhỏ như sau đây:
Một hôm tôi ngủ với anh tôi, bỗng
thấy mình đi trên một con đường vắng vẻ bị một con thú rừng dữ
tợn rượt theo. Tôi sợ quá, chạy trốn không la được tiếng nào, cho
tới khi tôi gặp một cái thang tôi leo lên. Song bị hoảng hốt nên yếu
sức, và con thú đó chạy mau quá, nó đuổi theo kịp tôi. Nó cắn tôi
một vít sâu ở bắp chuối. Tôi giựt mình thức dậy thì chính là lúc
đó anh tôi ngắt bắp chuối tôi, ngay chỗ con thú cắn.
– VII
–
Đang ngủ nghe tiếng súng nổ.
Ông Richers cũng là một nhà văn sĩ
Đức, có thuật chuyện một người kia đương ngủ bỗng nghe tiếng súng
nổ liền nằm chiêm bao thấy y nhập ngũ, rồi bỏ trại trốn đi, bị
đói khát và cực khổ vô cùng.
Kế y bị bắt đem về. Ṭa án quân sự
xử bắn. Tiếng súng nổ làm cho y giựt mình thức dậy.
2. chiêm bao cái phách
Cái óc của Cái Phách rất nhạy
cảm hơn cái óc của xác thịt. Nó phản ứng rất lẹ làng đối với
những ảnh hưởng bên ngoài. Nên biết có những luồng Dĩ Thái
(Courants éthériques) trên không gian đi từ Đông sang Tây, từ Bắc chí
Khi nó đi ngang qua Cái Phách thì
nó làm cho cái óc này sanh ra chiêm bao, thường thường là dữ dằn,
hãi hùng như bị cọp rượt, rắn đuổi theo, mộc đè vân vân . .
Giấc ngủ hóa ra nặng nề. Vì thế
nên chọn lựa chỗ ngủ tinh khiết, nếu có thể làm được việc nầy.
Cũng nên biết rằng mùng mền chiếu
gối áo quần của người lạ nhiễm từ điện của họ, mình dùng đồ
đó sẽ chiêm bao có thể thấy những việc dị kỳ.
3. chiêm
bao cái vía
Nói tiếng Anh trong giấc ngủ.
Trong quyển II
Điều chưa biết về vấn đề Tâm
Linh Ông Camille Flammarion cũng có thuật chuyện, ông nói tiêng Anh
trong lúc ngủ như sau đây:
"Đã nhiều năm rồi, trong lúc tôi
học tiếng Anh, tôi rất quan tâm đến những động từ có những giới
từ theo sau. Tôi nằm chiêm bao thấy tôi nói tiếng Anh. Tôi muốn nói
với một người kia rằng hôm rồi tôi có đến viếng y. Tôi dùng câu: I
called for you yesterday.
Người đó trả lời với tôi: Anh nói
sai rồi, phải nói: I called on you yesterday.
Sáng ra thức dậy, tôi nhớ lại điềm
chiêm bao, tôi lấy một quyển văn phạm Anh để trên bàn kế đó xem lại
thì thấy người trả lời với tôi nói đúng.
Đây có thể nói: Ấy là chiêm bao
Cái Vía. Người trả lời với ông Camille Flammarion rất giỏi tiếng
Anh và cố ý dạy ông.
4. chiêm
bao linh
Còn một thứ chiêm bao nữa gọi là
chiêm bao linh gồm chiêm bao báo tin trước, chiêm bao bỗng dưng hay là
chiêm bao tượng trưng. Con người thấy cái chi thì chẳng bao lâu sẽ
xảy ra cái đó in như điều đã thấy, không sai chút nào.
Việc này do một trong hai nguyên nhân
sau đây:
Một là: Chơn Nhơn thấy những biến
cố sắp xảy ra có liên hệ đến Phàm Nhơn nên cố gắng làm cho cái
óc xác thịt ghi nhớ điều đó.
Hai là: Một người khác tới báo tin cho mình
Tôi xin kể vài chuyện ra đây:
a.
chiêm bao thấy mình chết đuối.
Ngày 25 Novembre 1860, chúng tôi đi
săn bắn ngoài biển, trên một chiếc ghe. Lối bốn giờ chiều, thì
chúng tôi trở về. Còn hơn hai mươi thước nữa thì tới bờ, bỗng nhiên
người bạn tôi nói với tôi rằng: "Đêm trước anh nằm chiêm bao thấy
hôm nay anh chết đuối".
Tôi an ủi anh và nói trong mười
phút nữa chúng ta sẽ lên bờ.
Một chập sau chiếc ghe chìm, anh và một người bạn
nữa chết đuối, mặc dầu chúng tôi tận tâm cứu chữa.
Anh của người chết mà tôi nói đây,
hiên giờ làm Trạng sư tại Havre là nơi đã xảy ra tai nạn. Người ta
có thể đọc tin này trong những nhựt báo xuất bản tại Havre ngày 26
Novembre 1860.
E.B.
78 Rue de Plalsbourg au Havre
(Thơ số 194)
(Điều chưa biết và những vấn đề Tâm Linh, Quyển
II
– L'Inconnu et les problèmes psychiques,
Tom II).
Theo lời tường thuật trong thơ thì
có thể nói Chơn Nhơn báo cho con người biết rằng y đã mãn kiếp
trần rồi. Người chết nhớ rõ ràng điềm chiêm bao trước khi xảy ra
tai nạn.
b.
hồn ma đáp ơn.
Có một lần kia, thi sĩ Hy Lạp
Simonide đi chơi ngoài mé biển bỗng gặp một cái thây ma. Tuy không
biết là ai, nhưng thi sĩ cũng lo chôn cất tử tế.
Một ngày kia thi sĩ sửa soạn vượt
biển bỗng chút nằm chiêm bao thấy người mà thi sĩ đã chôn đó cản
trở không cho đi. Thi sĩ nghe lời. Chiếc tàu biển mà thi sĩ định đi
bị chìm, hành khách trên tàu đều chết tất cả.
Đọc chuyện này rồi ta tự hỏi: Nếu
anh đi săn ngoài biển bữa đó không nghe theo lời chúng bạn rủ ren,
anh ở lại nhà, anh có chết đuối không? Như trường hợp của thi sĩ
Simonide không vượt biển nên không chết.
Vẫn biết có định mệnh mà cũng có
tự do ý chí.
Ví như ngày 25-11-1860, anh đi săn
không chết thì cái chết của anh sẽ dời lại, không biết mấy ngày,
mấy tháng hay mấy năm, và anh sẽ chết cách nào? có chết đuối
không? làm sao nói cho đúng được bây giờ.
c.
chuyện một người thợ rèn bị
cưa chƠn.
Một người thợ rèn làm việc trong
một cái máy xay chạy bằng bánh xe nước, y biết cái bánh xe hư cần
phải sửa lại. Một hôm y nằm chiêm bao thấy ông chủ hăng cầm y lại
sau khi hết giờ làm việc đặng sửa cái bánh xe đó. Y rủi té, chơn
mắc kẹt giữa hai bánh xe, bị thương nặng phải cưa đi.
Sáng ra thức dậy y thuật chuyện nầy
cho vợ con y nghe và hứa chắc chắn nếu chiều người ta bảo y sửa
cái bánh xe thì y sẽ bỏ ra về liền.
Qua ngày sau, ông chủ cho hay, chiều
lại, sau khi thầy thợ ra về, thì sửa bánh xe. Anh thợ rèn hay vậy,
nhứt định về trước khi mãn giờ làm việc. Y mới lén trốn vào một
lùm cây gần đó. Chẳng dè đi tới chỗ chứa cây nhà máy y gặp một
đứa nhỏ ăn trộm cây. Thấy mặt y nó liền bỏ chạy. Y quyết định
rượt theo bắt nó trả cây lại. Y ham rượt cho đến đỗi quên phứt sự
quyết định của y, y chưa kịp nhớ tới ý nghĩ của y hồi sớm thì y
đã tới cái máy xay đương lúc thợ thầy ra về. Y tránh không được,
người ta đã thấy y. Bởi y là thợ rèn chánh, nên phải ở lại sửa
cái bánh xe. Y hứa trong lòng sẽ chủ ư hơn ngày thường. Nào dè y
trượt té kẹt chơn giữa hai bánh xe và bị thương nặng.
Người ta chở y vào nhà thương
Điềm chiêm bao đã ứng nghiệm.
(Rút trong "Real ghost stories", trang
77 của M.W.I. Stead. Ông Leadbeater có đem vô quyển sách "Les rêves"
của ông).
d.
thấy cha chết trước mười lăm
ngày.
Cha tôi chết hồi tôi mười tám tuổi,
sau một trận tấn công. Mười lăm ngày trước đó, tôi nằm chiêm bao
thấy cha tôi chết, nằm dài trên giường, mặc y phục đàng hoàng, có
năm người bà con ruột canh chừng. Tới khi cha tôi chết, quả thật
chính năm người đó canh chừng trọn đêm. Sự nhận thấy lạ lùng này
làm cho tôi xúc động mãnh
liệt rất lâu.
P.B.
Marseille (Thơ số 251)
(Điều chưa biết và những vấn đề Tâm Linh, Quyển
II
– L'Inconnu et les problème psychiques,
Tom II).
e.
thấy việc sẽ tới.
Năm 1865, tôi mười tám tuổi, tôi làm
nữ giáo viên trong một ký túc xá tại Anh quốc. Khí hậu xứ nầy
không hạp với tôi, tôi thường đau ốm, luôn luôn muốn trở về Pháp.
Tôi qua Anh tính ở hai năm, thời gian
nầy đủ cho tôi học tiếng Anh. Tôi qua Anh hồi tháng giêng. Tới cuối
tháng bảy, tôi chiêm bao thấy tôi phải học mau lẹ vì tôi không còn
ở lâu tại xứ nầy, nhưng tôi không biết vì lý do nào tôi bị bắt
buộc phải rời khỏi Anh quốc. Tư tưởng nầy ám ảnh tôi, mỗi lần nó
đến, tôi xua đuổi nó đi, tôi nói: "mộng là ảo". Nhưng ngày 15 tháng
8, mẹ tôi từ trần, tôi phải trở về Pháp.
Léonie Serres (nhủ danh Fabre) à
deaus, canton de vésénabre (Gard). (Lettre 406)
(Điều chưa biết và những vấn đề
Tâm Linh, Quyển II
– L'Inconnu et les problèmes psychiques,
Tom II).
Có thể nói rằng: Hai chuyện này
vốn do Chơn Nhơn báo tin trước vì thấy biến cố liên hệ đến Phàm
Nhơn.
Thường thường muốn biết vị lai phải
mở Huệ Nhãn xem Tiên Thiên Ký Ảnh (Clichés Akasiques). Người thường
không khi nào làm được việc nầy, nhưng Chơn Nhơn ở cõi Thượng Thiên
tiến hóa khá cao thì thấy
được.
chiêm
bao bÓng dÁng hay là chiêm bao tượng trưng
Có khi Chơn Nhơn báo tin trước bằng
những tượng trưng, không hiểu vì lẽ nào.
Tỷ như thường thường thấy răng rụng
là trong thân quyến có người chết. Tuy nhiên sau khi nhổ răng mà nằm
chiêm bao thấy răng rụng thì là tại cái óc nhớ lại lúc bị nhổ
răng chớ không phải là chiêm bao tượng trưng.
Chiêm bao thấy nước lớn thường có
nghĩa là mất tiền bạc hoặc mất của, hoặc bị tai nạn.
Thấy rắn là gặp kẻ nghịch, còn
cả trăm thứ khác nữa. Có điều lạ là Rắn và Voi là tượng trưng
Đức Minh Triết, có lẽ là tùy theo Chơn Nhơn của mỗi người.
Nhưng đừng quá tin chiêm bao bởi vì
mỗi Chơn Nhơn, Chơn Nhơn của người da đen, Chơn Nhơn của người da vàng
và Chơn Nhơn của người da trắng đều có cách tượng trưng riêng biệt
của mình, không ai giống ai.
Tỷ như mấy chuyện sau đây
1.
điềm chiêm bao của Đốc Tơ sermyn.
Ông Đốc tơ De Sermyn chiêm bao thấy
ông bồng đứa con trai nhỏ của ông đứng trước lò sưởi đang cháy.
Bỗng chút thằng nhỏ chùi xuống và té vô lò. Ông đã không kéo nó
ra mà lại còn đóng cửa lò tức tốc. Ông nghe tiếng thằng nhỏ giẫy
giụa rên la vì bị lửa thiêu. Ông giựt mình thức dậy thì đứa con
của ông vẫn ngủ yên ổn như thường. Sáng ra nó thức dậy cũng vui
chơi như mọi bữa. Nhưng tới trưa nó khởi sự đau. Mạch nhảy mau lắm,
ông coi thì nó bị sưng hai lá phổi. Bốn ngày sau đứa nhỏ bỏ mình.
2.
điềm chiêm bao của sir noel platon.
Sir Noel Platon gởi cho Bà Crowe bức
thư nầy có đăng trong cuốn The
night side of nature, trương 54. Mẹ tôi có nằm một điềm chiêm bao
như vầy: Bà thấy ở trong một cái nhà dài, tối và không bạn ghế
chi cả. Một phía thì cha tôi, tôi và tất cả gia quyến đứng ngay
một hàng theo tuổi tác. Chúng tôi đứng lẵng lặng và im lìm. Bỗng
chút có một vật, không thể tưởng tượng được, vô phòng, bóng nó
hiện ra thì gieo kinh khủng cho mọi người. Nó lén đi từ ba nấc
thang xuống. Mẹ tôi cảm biết đó là Tử Thần ([4])
đi qua. Tử Thần vác trên vai một cái búa lớn. Mẹ tôi nghĩ rằng:
Nó đến giết mấy đứa tôi một lần một. Khi nó vô rồi, em gái tôi,
Alexes, liền bước ra ý muốn xen chính giữa mẹ tôi và Tử Thần. Tử
Thần giơ búa lên cao giáng xuống Catherine, em gái tôi, mẹ tôi hoảng
sợ, ngăn cản không được, dẫu rằng lúc đó bà đã xách một cái ghế
đẩu. Bà biết rằng không thể nào ném Tử Thần mà không trúng chết
Alexes, vì nó ra đứng giữa bà và Tử Thần.
Cái búa giáng xuống thì Catherine
té nhào. Tử Thần lại giơ búa chém xuống đầu em trai tôi, vì nó
lại đứng hàng trước. Nhưng Alexes lại lẻn ra sau lưng Tử Thần. Mẹ
tôi hét lên một tiếng, xách ghế ném vào đầu Tử Thần. Tử Thần
biến mất, mẹ tôi giựt mình thức dậy.
Ba tháng sau, mấy anh em tôi đều mắc
bệnh Tinh hồng nhiệt (Fièvre scarlatine), nổi mụt đỏ cùng mình và
trong cuống họng. Chẳng bao lâu, em gái tôi, Catherine, bỏ mình. Khi
nó khởi sự đau thì mẹ tôi vẫn biết tuyệt vô hy vọng. Bà hết sức
kinh sợ cho Alexes vì bịnh tình của nó dường như thêm trầm trọng.
Một phần điềm chiêm bao đã ứng nghiệm. Tôi cũng vậy, tôi thập phần
tử nhứt phần sanh, các thầy thuốc đều chạy, nhưng mẹ tôi chắc ý
cứu tôi mạnh được. Còn em trai tôi, quan thầy coi nó như không có
điều chi nguy hiểm, mà mẹ tôi hết sức lo sợ, vì thấy Tử Thần giơ
búa lên ngay đầu nó, nhưng bà không nhớ Tử Thần có hạ búa xuống
hay không lúc y biến mất.
Em trai tôi mạnh rồi, song chẳng bao
lâu trở bịnh lại, cứu nó sống được cũng hết sức khó khăn.
Còn Alexes không được hạnh phúc ấy,
nó đau gầy mòn trong hai mươi hai tháng rồi nó nắm tay tôi mà từ
giă cõi đời.
Điềm chiêm bao của mẹ tôi đã ứng
nghiệm như vậy.
3.
chiêm bao thấy cá.
Trong cuốn
Night side of nature, trương 54,
của Bà Crowe cũng có thuật chuyện một bà kia mỗi lần chiêm bao
thấy một con cá lớn, là mỗi lần bà có việc buồn xảy đến. Một
bữa kia, bà nằm chiêm bao thấy một con cá lớn đó cắn hai ngón tay
của đứa con trai nhỏ của bà. Chẳng bao lâu, đứa nhỏ này bị một
đứa anh em bạn học lấy búa nhỏ chém vào hai ngón tay in như điềm
chiêm bao đã thấy.
nhớ
lại những sự kinh nghiệm trong lúc xuất vía
Trong Quyển nhì
Huyền Bí Học trong thiên nhiên
(L'occultisme dans la nature, Tom II) của Đức Leadbeater có chuyện
Nhớ lại những sự kinh nghiệm
trong lúc xuất Vía. Tôi xin thuật sơ lược câu chuyện đó ra sau
đây:
Một nhân viên trong Ban Phò Trợ Vô
Hình, xin tạm gọi là anh X, được cử đi an ủi một người bị chất
nổ giết chết. Cho hay trước vài phút, anh vừa có đủ thì giờ tới
chỗ xảy ra tai nạn để làm xong phận sự. Sáng ngày, anh lại thuật
cho tôi nghe những điều anh làm đêm hôm, nhưng anh lại nói anh có cảm
giác anh chết vì chất nổ, anh bị văng lên trên không.
Một lần khác anh được lịnh tới giúp
đỡ Linh Hồn một anh lính làm tài xế một chiếc xe chở thuốc đạn
chạy trên đường núi gồ ghề. Y té xuống xe bị bánh xe cán chết.
Sáng hôm sau, anh X nhớ lại là anh
nằm chiêm bao thấy anh làm tài xế một chiếc xe chở thuốc đạn, anh
té xuống xe bị bánh xe cán chết, anh đồng hóa với tên lính làm tài
xế.
Một buổi sáng kia, anh lại thăm tôi
và thuật cho tôi nghe điềm chiêm bao kỳ lạ anh thấy đêm rồi, anh
chắc chắn không phải là chiêm bao.
Anh nhớ lại anh thấy một cô gái
đang lặn hụp dưới biển. Tôi nghĩ anh có cảm tưởng rằng cô gái đó
bị người ta ném xuống biển, nhưng tôi không chắc anh thấy tên sát
nhơn. Anh thấy chuyện này trong lúc anh ở trong Cái Vía, nhưng anh
chưa biết cách hiện hình ra, anh không thể cứu cô gái, anh biết
rằng nguy cơ sắp xảy ra. Anh bèn cho tư tưởng vô trí hôn phu của cô.
Anh này lật đật chạy đến nhảy xuống biển, vớt cô đem vô bờ và để
nằm trên bãi, rồi dắt cô về nhà giao cho cha cô. Anh nói: Anh nhớ
rành rẽ gương mặt của ba người nầy, nếu anh thấy thì anh nhận ra
liền. Anh xin tôi xem xét coi sự nhớ của anh có đúng với điềm chiêm
bao hay không.
Tôi bèn quan sát, tôi rất ngạc nhiên
mà thấy điềm chiêm bao nầy là chiêm bao tượng trưng, sự việc đó đã
xảy ra như sau:
Cô gái vốn mồ côi mẹ, ở với cha.
Cô đã đẹp lại giàu sang nên được nhiều thanh niên gắm ghé. Nhưng câu
chuyện này liên quan đến hai cậu trai thôi.
Một cậu bé dễ thương nhưng nhút
nhát. Cậu và cô gái từ nhỏ đến lớn là bạn thân với nhau. Cậu
thường tới nhà cô, cả hai đứa yêu nhau. Cậu trai hứa hôn với cô gái,
phân nửa ngấm ngầm, phân nửa ưng thuận, việc nầy thường xảy ra giữa
đám thanh niên nam nữ.
Bỗng chút một thanh niên khác đến.
Cậu nầy thuộc về hạng phiêu lưu đẹp trai, mặt mày sáng sủa, có
tài quyến rủ song giả dối, mong đào mỏ và không đáng tin cậy chút
nào. Cô gái lại thích cậu này vì bị những loè loẹt bên ngoài
làm chóa mắt. Cô cho là tình cô thương cậu nầy vốn thành thật, còn
cảm tình của cô đối với cậu trước là tình bè bạn hồi nhỏ. Nhưng
cha cô thấy xa hơn cô; khi cậu nầy tới hỏi cô làm vợ thì ông từ chối
một cách có lễ phép nhưng cương quyết. Ông không khứng gả con cho
một người mà ông không biết chi về y.
Đây là một cú đau thương cho cô gái.
Cậu trai mới lén tới thăm cô và tìm cách thuyết phục cô. Cậu nói:
"Em bị bạc đãi, cha em không hiểu em. Ông là người độc tài chuyên
chế, khó chịu. Em phải tỏ ra có đầu óc, em phải cho người ta biết
em muốn cái gì. Em hãy trốn theo tôi, rồi cha em sẽ đổi ý. Ông sẽ
thấy phải và tương lai sẽ
rực rỡ đối với đôi ta".
Cô gái nghe mấy lời nầy rất hữu lý
bèn bằng lòng theo y.
Chính là đêm cô gái sắp sửa trốn ra
khỏi nhà mà anh X thấy tấn kịch này.
Cậu trai đương chờ ở một góc đường
với một cái xe sẵn sàng, còn cô gái sắp đặt đồ hành lý trong
phòng.
Nhưng cô gái trong lòng hồi hộp, cô
do dự, chưa rời khỏi phòng. Cũng may lúc đó có anh X xuất Vía đi
tới gần nhà cô. Sự hồi hộp của cô và ý cô muốn được nghe lời
khuyên bảo làm cho anh chú ý đến cô. Anh đọc tư tưởng của cô, anh
biết liền tình trạng khẩn cấp; anh hết sức cố gắng ngăn cản cô
không cho cô làm chuyện khờ dại đó. Nhưng bị tâm tư cô xáo động quá,
tư tưởng của anh không vô trí cô nổi. Anh ḍm chung quanh kiếm coi có ai
ảnh hưởng đến cô được. Anh muốn nhờ cha cô, nhưng ông đang ở trong
phòng đương đọc một cách say mê một quyển sách nói về văn học,
không thể làm cho ông nhớ đến đứa con gái của ông.
Thời may, anh chàng trai bị bỏ rơi,
đêm nay lại đi dạo mát gần đó, anh ḍm lên lầu người yêu, theo cách
mà tất cả các thanh niên si tình trên thế gian đã làm. Hữu phước
thay! Anh lại rất nhạy cảm. Vì quá thương người yêu, anh chàng rất
lo lắng cho cô gái, thế nên rất dễ ảnh hưởng đến anh và dắt anh đi
tới góc đường có một cái xe
đương chực sẵn.
Tình thương làm cho anh sáng mắt.
Anh chợt nghĩ ra giật mình và hổ thẹn vì biết việc đó là cái
gì rồi. Phải lấy sự công bình mà nói, trong lúc khẩn cấp nầy, anh
không nghĩ đến anh hay là việc anh sắp mất người yêu, mà anh lo cho
cô gái làm một việc điên rồ hư hỏng tương lai. Anh lật đật chạy vô
nhà, leo lên thang và gặp cô gái lúc cô ra khỏi phòng.
Hai người nói với nhau những gì,
không người nào nhớ rõ, nhưng anh chàng năn nỉ cô gái hãy suy nghĩ
cho chính chắn trước khi làm một chuyện nguy hiểm có hại cho thân
thể và thinh danh. Anh chỉ cho cô gái thấy cô sắp sa vào cái hố sâu
và xin cô hãy thú thật việc cô muốn làm cho cha cô nghe.
Sự hiện diện thình lình của chàng
trai nầy và những lời nói chân thành thức tỉnh cô gái, cô hết cơn
mê, cô riu ríu đi theo chàng xuống phòng sách gặp ông cha đương chăm
chỉ đọc sách. Ông nghe thuật lại câu chuyên thì giựt mình, vô cùng
hoảng hốt, không ngờ cô gái lại định làm một việc táo bạo như
thế. Cô gái và ông rất cảm ơn chàng trai và cô gái nhớ lại lời
hứa hẹn trước kia nên ưng thuận lấy chàng trai nầy làm chồng.
Tấn tuồng đă diễn ra như thế mà Chơn
Nhơn của anh X lại cho anh nhớ lại một cách khác. Vì lẽ nào, không
rõ.
Thế nên, như tôi đã nói trước đây,
muốn biết thật sự ý nghĩa của điềm chiêm bao thì phải nhờ một vị
Sư Huynh hay một nhà Huyền Bí Học lão luyện có Thần Nhãn xem xét
kỹ lưỡng câu chuyện. Đừng vội tin là thật mà cũng đừng quá nghi
là mộng mị. Cứ để đó và đề phòng. Trong Trời Đất còn không biết
bao nhiêu sự bí mật mà con người chưa khám phá ra được, bởi vì sự
tiến hóa của chúng ta chưa được cao siêu.
vấn đề
không gian và thời gian trong chiêm bao
Trong giấc chiêm bao không có không
gian và thời gian vì nó thuộc về cõi Trung giới mà cõi Trung Giới
có bốn thứ Nguyên, không phải chỉ có ba thứ Nguyên như ở thế gian.
Chơn Nhơn có cách đo thời gian khác
hơn Tâm Thức ta tại cõi Trần.
Trong giấc chiêm bao ta có thể trong
giây phút thấy những việc tính theo thời gian ở cõi Trần thì kéo
dài cả chục năm.
Xin xem những chuyện dưới đây:
A.- Trong cuốn
Cô Răn (Coran), Kinh Thánh của
Đạo Hồi Hồi có thuật chuyện Đấng Tiên Tri Ma Hô Mê (Mahomet) nằm
chiêm bao thấy mình lên viếng mấy từng Trời, có người cắt nghĩa cho
Ngài nghe đủ các chi tiết; Ngài có diễn thuyết rất lâu với các
hạng Thiên Thần. Chừng Ngài về nhập xác, thì Ngài mới rời cái
giường của Ngài ngủ trong vài giây đồng hồ.
B.-
Addison thuật lại rằng: Một ngày kia có một Hoàng Đế xứ Ai Cập
không tin chuyện nói trên đây. Ngài thưa với Sư Phụ Ngài rằng: Ngài
coi chuyện đó như là một chuyện đời xưa.
Sư phụ Ngài phép tắc cao cường,
muốn tỏ cho Vua biết rằng chuyện đó có thể xảy ra được, bèn dạy
đem một chậu nước và xin Vua nhúng đầu vào đó rồi ngước lên liền.
Vừa nhúng đầu vào chậu nước, thì Vua lấy làm ngạc nhiên mà thấy
mình ở giữa một chỗ kia lạ lùng, trên bãi vắng vẻ, dưới chơn một
núi cao. Sau khi hết giựt mình rồi, Đức Vua cho rằng Thầy mình phản
bội, nên dùng tà thuật hại mình, bèn nguyền rủa người thậm tệ.
Nhưng ngày giờ qua, Vua thấy đói, nên nghĩ rằng trước hết phải
kiếm phương thế đặng nuôi mình trong xứ lạ quê người. Ngài đi bơ vơ
trong giây lát thì gặp những người đốn cây trong rừng, họ kêu Ngài
lại tiếp sức với họ, rồi họ cho Ngài theo làm công và dắt Ngài
về thành của họ ở.
Ngài ngụ tại đó trong vài năm, nhờ
tiện tặn được một số tiền lớn, nên cưới được một người vợ giàu
có. Vua ở với người vợ đó đặng mười bốn đứa con, trong bao nhiêu năm
gia đình dẫy đầy hạnh phúc.
Bỗng chút người vợ thác đi, rồi Vua
bị những cuộc tai biến xảy tới, cửa nhà, sự nghiệp tan tành. Vua
trở nên nghèo khổ và lúc già lại trở thành ra người hái củi như
trước.
Một ngày kia, Vua đi gần mé biển,
mới cổi quần áo xuống tắm. Ngài lặn xuống biển rồi trồi lên, lấy
tay chùi nước nhểu trên mặt thì Ngài lấy làm lạ thấy mình đứng
trước Quần Thần cũ của mình, gần bên ông là Thầy của Ngài, trước
mặt là chậu nước.
Giấc mộng đã tan, có ai tưởng rằng trong một khoảng thời gian ngắn
ngủi như thế, nhúng đầu vào chậu nước rồi ngước lên mà Vua thấy
những chuyện xảy ra cả một đời người.
Nhưng hai chuyện trên đây xảy ra đã
lâu đời rồi, ta không đủ bằng cớ quả quyết rằng chúng nó có thật.
Còn chuyện sau nầy mới xảy ra cho một vị Bác sĩ (tiếc rằng không
cho biết tên). Ông rất thích khảo xét những vấn đề mà ta đương bàn
luận đây.
C.- Một
ngày kia, ông có hai cái răng phải nhổ, người ta cho ông hít thuốc
mê. Ông định lưu ý tới những cảm xúc của ông trong lúc người ta
làm việc. Song lúc hít thuốc mê rồi ông mơ màng quên phứt ý định
của ông rồi ông ngủ mê man.
Ông thấy sáng bữa sau ông thức dậy
lo những công việc khoa học hằng ngày, diễn thuyết trước những Hội
Thông Thái vân vân . . .
Ông thấy vui vẻ lạ lùng và tăng cường sức lực, mỗi bài diễn văn
là một tác phẩm phi thường, mỗi sự thí nghiệm đem tới cho ông
những sự phát minh mới mẻ và vinh diệu. Cứ như vậy mãi, ngày nầy
qua ngày kia, tuần nầy qua tuần nọ, lâu lắm, cho tới một bữa trong
lúc ông đang diễn thuyết trước Vương Hội (Société royale), ông bị
một thính giả vô lễ chận ngang mà nói rằng: "Ông quay lại coi cái
đó có nghĩa chi", thì nghe một tiếng khác nói: "Đây nầy hai cái
răng đã nhổ hết". Ông còn ngồi trên ghế của nha y mà ông đã sống
một khoảng đời nhiệt liệt chỉ trong bốn mươi giây đồng hồ (40
seconds).
Hai bài trên đây không khác nào
chuyện Hoàng Lương Mộng hay
là Giấc Kê vàng bên Trung Hoa.
- I -
A.
hoàng lương mộng
Ngày xưa, Lư Sinh, đời Đường bên
Trung Hoa, thi rớt, trở về quán trọ than thở vì số phận không may
của mình. Tại quán trọ có một vị Đạo sĩ thấy vậy mới đưa cho Lư
Sinh một cái gối và bảo: "Hãy kê đầu lên gối thì sẽ được hiển
vinh". Lư Sinh nghe lời. Vừa nằm xuống thì thấy mình thi đỗ Tiến
sĩ, làm quan to và có vợ giàu. Nhờ có công lớn dẹp giặc nên danh
tiếng lẫy lừng trong mười năm. Sau Lư Sinh dâng sớ hạch tội Lý Lâm
Phủ lộng quyền nên bị cách chức.
Lư Sinh sanh được năm đứa con trai
đều học giỏi, thi đỗ làm quan. Lư Sinh kết sui với những nhà quí
tộc, cháu chắt đầy nhà. Lư Sinh sống tới tám mươi tuổi mới chết.
Bỗng có tiếng động, Lư Sinh giựt
mình thức dậy thì nồi kê bắc trên bếp chưa chín. Lư Sinh lấy làm
lạ mới ngó Đạo sĩ dường như muốn hỏi thăm duyên cớ.
Đạo sĩ mỉm cười đáp: "Việc đời
vẫn như thế đó".
Công danh phú quí là một giấc chiêm
bao không hơn không kém.
- II -
Hoàng Lương Mộng trên đây khác với
giấc Huỳnh Lương kể trong truyện
Đông Du Bát Tiên, quyển I, trang 36, dịch giả: Tô Chuẩn.
Xin chép y nguyên văn ra sau đây:
. . . . Đạo sĩ nói: Ta là Vân Phòng
tiên sinh, ở núi Triều Hạc, người muốn đi chơi với ta chăng? Lữ
Động Tân còn lưỡng lự. Chung Ly Vân Pḥng biết ý vì chưa đậu Tấn sĩ
nên còn muốn trổ danh tiếng với đời. Liền hối quân nấu Huỳnh Lương
(là bắp), Vân Phòng đưa gối cho Lữ Động Tân nằm, còn mình ngồi
chụm lửa cho mau chín. Chẳng ngờ Chung Ly Vân Phòng có làm phép
trong cái gối.
Khi ấy, Lữ Động Tân nằm chiêm bao
thấy Cái Vía đi thi, ghé nhà giàu kia gặp nàng nọ tuổi vừa hai
tám, dung nhan lịch sự trong đời, nói hứa rằng: "Nếu chàng thi đỗ
Trạng Nguyên, thiếp chịu nâng khăn sửa trắp". Lữ Động Tân vào khoa
đỗ Trạng, cưới nàng ấy, sau lại kiếm hầu. Vua bổ ra làm chức
Giám Nghị, lần lần tới bốn mươi năm, làm chức Thừa Tướng mười năm
nữa, có sui gia cũng bực quan lớn, cháu nội cháu ngoại đông đầy.
Sau bị nịnh vu oan giá họa, đến nỗi
mắc tội. Vua tịch kư gia tài, bị đày qua núi Lãnh Biên, cực khổ vô
cùng; kế giựt mình thức dậy. Vân Phòng cười lớn ngâm thơ:
"Nồi bắp hăy còn ngòi,
Chiêm bao đà thấy cháu".
Lữ Động Tân lấy làm lạ hỏi rằng:
"Thầy biết sự chiêm bao của tôi sao? Vân Phòng nói: "Chiêm bao năm
chục năm, công việc cả muôn, thiệt không đầy một lát; đặng chẳng
khá mừng, mất không nên thảm, hết vinh tới nhục là lẽ thường".
Bây giờ hay nói giấc mộng Huỳnh
Lương (giấc Nàng Đang) cũng là tích ấy.
*
*
*
chương thứ năm
ký ức
A. bản
chất của ký ức
Ký ức là gì? Nó hoạt động cách
nào? Làm sao nó làm cho ta nhớ lại những việc thuộc về quá khứ
dầu quá khứ đó mới đây hay đã xa lâu?
Nói tóm lại dầu cho quá khứ đó
xảy ra trong kiếp nầy hay là thuộc về nhiều kiếp trước, nhưng Luật
Quản Trị nhớ lại quá khứ phải luôn luôn là một, và điều ta tìm
kiếm là một lý thuyết bao hàm tất cả những trường hợp của ký
ức và nó giúp ta giải thích được mỗi trường hợp đặc biệt.
Công việc đầu tiên phải làm là đạt
đến một lý thuyết để hiểu biết sự cấu thành bản thể của chúng
ta, sự cấu thành Bản Ngã và lớp vỏ bao bọc nó với những sự liên
lạc mật thiết giữa những Thể này. Đừng bao giờ quên rằng Tâm Thức
chúng ta là Một đơn vị và đơn vị nầy hoạt động nhờ trung gian của
những thể xác khác nhau làm cho bề ngoài người ta tưởng lầm những
trạng thái là Nó.
Đơn vị này là Chơn Thần ở tại cõi
Đại Niết Bàn. Nhưng mà thường thường về mặt thực tế người ta dùng
Bản Ngã gồm: Ba Ngôi Thiêng Liêng, Tam Vị Nhất Thể: Atma
– Bouddhi
– Manas tức là Chơn Nhơn thay thế
Chơn Thần. Cũng đừng lầm lộn Ba Ngôi Thiêng Liêng nầy với
Ba Thể của Ba Ngôi dùng, ấy là:
a)- Thể của Atma là Tiên Thể (Corps
Atmique).
b)- Thể của Bouddhi là Thể Bồ Đề
(Corps Bouddhique).
c)- Thể của Manas là Thượng Trí hay
Nhân Thể (Corps Mental supérieur ou Corps Causal).
Chính Chơn Nhơn hiện ra nhờ những
Thể của nó làm trung gian trong năm cõi: Hạ Giới, Trung Giới,
Thượng Giới, Bồ Đề, Niết Bàn. Những sự rung động của thể xác,
về phương diện vật chất cân xứng và phù hợp với những sự biến
đổi của Tâm Thức. Nghĩa
là: Những sự rung động của các Thể xác sanh ra những sự rung động
trong Thể xác. Vấn đề những Thể xác trong đó Tâm Thức hoạt động
vốn quan trọng nhứt trong sự học hỏi về ký ức. Chính là Cái Trí
mô phỏng lại hình dạng những sự việc xảy ra với chất Trí Tuệ,
và nhờ việc nầy mà con người mới nhớ lại những biến cố đã hiện
đến trong quá khứ.
Nên nhớ rằng Đức Thái Dương Thượng
Đế vốn toàn năng, toàn tri, vô sở bất tại. Chơn Thần là một thành
phần của Ngài, hay là Con
của Ngài cũng toàn năng, toàn tri, vô sở bất tại như Ngài. Nhưng
có một điều khác nhau là những Thể của Chơn Thần, vì thế
phải được phát triển toàn diện như ở Đức Thượng Đế.
B. sự
biến đổi trong thể xác
và
trong tâm thức
Bây giờ ta hăy xem xét xác thân đặng
coi cái chi xảy ra khi nó thâu nhận một cảm giác nào đó và cách
nhớ lại cảm giác đó. Một sự rung động ở ngoài tới đập vào một
cơ quan cảm giác và truyền
vào một trung tâm đối chiếu với nó trong cái óc. Một nhóm tế bào
trong óc rung động và khi sự rung động ngừng thì các tế bào ở
trong trạng thái khác hơn
lúc trước một chút.
Sự ứng đáp nầy để lại một dấu
vết làm ra một khả năng rung động cho nhóm tế bào đó. Nhóm tế
bào nầy đã rung động một lần với một cách đặc biệt thì nó bảo
tồn sự rung động nầy trọn đời của nó. Nó có thể rung động một
lần nữa với một cách đó khi nó bị ảnh hưởng của sự kích thích
bên ngoài giống như lần trước. Mỗi lần lập lại một thứ rung động
là mỗi lần thêm sức mạnh cho khả năng rung động và để lại một
dấu vết đặc biệt. Nhưng mà sự rung động nầy phải lập lại cả ngàn
lần như vậy trước khi nó đủ sức tự động tái diễn.
Cũng nên biết những sự rung động
không phải ngừng lại ở tế bào xác thịt mà thôi. Chúng nó truyền
qua những tế bào đối chiếu trong mấy Thể như Cái Vía, Cái Trí
rồi cuối cùng gây ra một sự biến đổi trong Tâm Thức.
Tâm Thức phản động lại nó sanh ra
những sự rung động từ trong ra ngoài dưới ảnh hưởng của sự biến
đổi của nó.
sự lập
lại nẦy làm ra sự nhớ lại
vật đã
gây ra loại rung động đó
Sự biến đổi sanh ra trong Tâm Thức
cũng để lại trong Tâm Thức năng lực lập lại sự biến đổi đó dễ
dàng hơn trước, và mỗi sự biến đổi đem Tâm Thức đến gần lúc nó
có năng lực tự động gây ra sự biến đổi đó.
Nói tóm lại, chúng ta nên nhớ điều
nầy:
Sự kích thích ngoại giới đụng đến
xác thân thì gây ra một sự biến đổi trong Tâm Thức. Tâm Thức phản
ứng sanh ra những sự rung động từ trong ra ngoài.
Sự xao động thứ Nhứt có nguyên nhân
là một vật ở ngoại giới và sanh ra cái điều mà người ta gọi là
Sự Nhận Thức.
Sự xao động thứ Nhì do sự phản
ứng của Tâm Thức và sanh ra cái điều mà người ta gọi là: Sự Nhớ
Lại hay là Hồi Tưởng.
ký ức
là gì?
Bây giờ ta đề cập đến câu hỏi
chánh: Ký Ức là gì?
Ta biết rằng sau khi con người thác
rồi một ít lâu thì ba Thể: Xác Thân (Phách), Vía, Trí (Hạ Trí)
đều tan rã. Mỗi Thể để lại một phần tử trường tồn ghi tánh nết
và những sự kinh nghiệm của nó.
Xác Thân để lại một nguyên tử gọi
là Nguyên Tử Trường Tồn của Xác Thân (Atome physique permanent). Cái
Vía để lại một nguyên tử gọi là Nguyên Tử Trường Tồn của Cái
Vía (Atome permanent astral). Cái Trí (Hạ Trí) để lại một phân tử
gọi là Phân Tử Trường Tồn của Hạ Trí (Molécule permanent mentale).
Cả ba xỏ xâu vào một sợi chỉ làm
bằng chất Bồ Đề gọi là Sutrâtma rồi vô nằm trong Thượng Trí. Tới
kỳ đi đầu thai, con người trở xuống Trần thì Bộ Ba Trường Tồn nầy
hoạt động lại như trước. (Xin xem đoạn Kim Quang Tuyến)
Các nguyên tử, các tế bào đã tan
rã rồi thì còn cái chi lại mà gọi là Ký Ức. Vậy thì Ký Ức ở
đâu?
Đức Bà A. Besant nói: Câu trả lời
rất giản dị. Ký Ức không phải là một năng lực, không có chỗ nào
để bảo tồn nó. Nó không phải có sẵn trong Tâm Thức, không có sự
nhớ lại những biến cố được ghi trong Tâm Thức cá nhân.
Mỗi biến cố đều hiện diện trong
Tâm Thức của Vũ Trụ và trong Tâm Thức của Thái Dương Thượng Đế.
Tất cả những gì đã xảy ra, đương
có đây và sẽ xảy ra trong Vũ Trụ thuộc về Quá Khứ, Hiện Tại và
Vị Lai đều ở trong Tâm Thức của Đức Thượng Đế, nó bao hàm tất cả
trong một Hiện Tại Vĩnh
Cửu (Eternel présent). Từ
đầu tới cuối, từ buổi bình minh cho đến lúc chiều tàn của Vũ
Trụ, tất cả đều ở đó, luôn luôn hiện diện, luôn
luôn sống và linh động; trong đại dương của ý niệm này, tất
cả đều tồn tại.
Khi ta tiếp xúc được với một mảnh
nhỏ của những gì mà nó chứa đựng, thì sự ứng đáp của ta làm
ra: Sự hiểu biết. Khi ta thấy một lần rồi thì trong tương lai rất
dễ cho ta tiếp xúc một lần khác với những mảnh nầy.
Sự lập lại sự tiếp xúc làm ra
các điều mà ta gọi là Ký Ức.
Sự nhớ lại tất cả những điều đã
xảy ra trong kiếp này và trong những kiếp trước đều có thể phục
hồi bởi vì tất cả những khả năng rung động sanh ra những hình ảnh
đều chất chứa trong Tâm Thức của Đức Thái Dương Thượng Đế và
chúng ta có thể chia sớt Tâm Thức nầy dễ dàng khi ta thường thu
nhận những rung động đồng một loại. Vì thế chúng ta lập lại
những sự rung động mà chúng ta cảm biết dễ dàng hơn những sự rung
động mới mẻ. Bởi vì những sự rung động ở ngoại giới đã cảm đến
ta và sanh ra những sự biến đổi trong Tâm Thức của ta thì bây giờ
ta có thể lấy lại được trong Tâm Thức của Đức Thượng Đế những
điều mà ta đã sống trong Tâm Thức cá nhân. Tại cõi Niết Bàn chúng
ta chia sớt với Đức Thái Dương Thượng Đế Tâm Thức của Vũ Trụ vì
tại cõi này sự Đồng Nhất ngự trị, không còn sự chia rẽ như ở
mấy cõi thấp nữa.
Không có Ký Ức nào ngoài Tâm Thức
luôn luôn hiện diện của Đức Thái Dương Thượng Đế. Chúng ta sống và
hoạt động trong Tâm Thức nầy.
ký ức
của Thượng Đế
Tất cả những điều ghi trong Tâm
Thức của Đức Thái Dương Thượng Đế làm ra Ký Ức của Ngài (Mémoire
du Logos) cũng gọi là Clichés Akasiques, xin dịch là Tiên Thiên Ký
Ảnh. Thường thường người ta nói Clichés Akasiques, ở tại cõi Thượng
Giới, và
trong quyển Cái Trí (Le Corps
Mental) của Powell, Chương XXVIII gọi Akasa là chất khí của cõi
Thượng Giới (cõi Trí Tuệ). Nhưng nói cho đúng: Akasa là chất khí
làm ra cõi Niết Bàn chớ không phải cõi Thượng Giới.
Nên biết rằng trước khi tạo lập
Tiểu Vũ Trụ nầy Đức Thái Dương Thượng Đế sắp sẵn một Bản Đồ gọi
là Thiên Cơ trong đó có ghi sẵn ngày giờ sanh hóa các Dãy Hành
Tinh, nhơn vật trên mấy Dãy đó, sự tiến hóa của họ đến mức độ nào
vân vân . . ., đủ các chi tiết, từ khi Thái Dương Hệ mới sanh cho
tới lúc nó tan rã. Ấy là một hình tư tưởng rất lớn ở tại cõi
Trí Tuệ hay là Thượng Giới Hư Không (Plan Mental Cosmique) cao hơn bảy
cõi của Thái Dương Hệ chúng ta hai bực. Mở được Tối Thượng Huệ
Nhãn thì thấy được Thiên Cơ.
Thiên Cơ gọi là Annales Akasiques,
Tiên Thiên Ký Ảnh rất đúng.
Tưởng cũng phải nói thêm rằng tất
cả những điều con người làm từ tư tưởng, ý muốn, lời nói và hành
động cho tới y phục, hình dáng đều có ghi hình ảnh trên Tiên Thiên
Khí (Akasa) và làm ra Tiên Thiên Ký Ảnh. Vì thế những người tu
hành có Huệ Nhãn xem Tiên Thiên Ký Ảnh đều biết được những tiền
kiếp của mình và của những người khác.
Đọc được Tiên Thiên Ký Ảnh thì
biết được chẳng những lịch sử của Dãy Địa Cầu mà c̣n biết lịch
sử của Thái Dương Hệ từ lúc mới sanh ra cho tới ngày nay và luôn
cho tới ngày cuối cùng. Các Sử gia viết lịch sử nhân loại còn
nhiều chỗ sai lầm vì có
những nguyên nhân, những chi tiết và những chỗ ẩn khuất mà con
người không biết được. Sự xét đoán của con người thường ít đúng
với sự thật.
Phải tu hành tới bực La Hán và từ
đó sắp lên mới đọc được Tiên Thiên Ký Ảnh tại cõi Bồ Đề một
cách rõ ràng hơn. Tại cõi Bồ Đề thời gian và không gian chẳng còn
là những sự giới hạn nữa. Vào cõi nầy quan sát viên không cần phải
quan sát những hiện tượng từ cái nầy tới cái kia, bởi vì quá khứ,
hiện tại, vị lai đều xảy ra một lượt với nhau trong "Cái mà người
ta gọi là Hiện Tại Vĩnh Cửu". Tại cõi Trần danh từ Hiện Tại
Vĩnh Cửu (Eternel présent) đối với ta vô nghĩa, không ai tin được,
vì không ai quan niệm nổi điều đó. Khi đắc đạo thành Chánh Quả làm
một vị Siêu Phàm lên tới cõi Niết Bàn và dùng được Tiên Thể (Corps
Atmique) thì vị lai với những chi tiết trải ra trước mắt. Tới bực
này mới không còn lầm lạc nữa.
Tiên Thiên Ký Ảnh cũng rọi xuống
cõi Trung Giới nhưng mà đứt đoạn, người có Thần Nhãn thấy được
song không biết được trọn vẹn những biến cố. Thế nên những lời
tiên tri của những người mới học Đạo chỉ đúng có một phần, trừ
ra những biến cố sắp xảy ra và ý chí của con người không còn sửa
đổi được nữa. Vậy thì chớ quá tin Sấm giảng nói đều trúng hết.
*
*
*
chương
thứ sáu
ý chí
–
ham muốn
–
cảm xúc
(volonté
–
désir
–
emotion)
ý muốn
sống
Ý Chí
– Minh Triết
– Hoạt Động (Vonlonté
– Sagesse
– Activité) là Ba Trạng thái của
Chơn Thần mà cũng là Ba Trạng thái của Chơn Nhơn.
Chúng ta biết rằng: chúng ta sanh ra ở cơi Trần
bởi vì chúng ta muốn sống ở mấy cõi thấp và ấy là ý chí quyết
định sự tạm cư của chúng ta tại thế gian. Thường thường, lúc đầu
tiên của sự tiến hóa thì con người thật hiện một cách bất toàn
Bản Tánh, quyền năng và công nghiệp của ý chí biểu hiện ra như là
Sự Ham Muốn.
Ý Chí là gì? Ý Chí là quyền năng
của Tâm Thức, luôn luôn nó bị che khuất trong Bản Ngã, nó ẩn mình
sau trạng thái Minh Triết và Hoạt Động, nhưng nó thúc đẩy hai
trạng thái này biểu hiện ra. Bởi nó bị che khuất cho nên nhiều
người cho nó với sự hoạt động chỉ là một và không công nhận nó
là một trạng thái của Tâm Thức. Ý Chí là quyền năng làm ra nền
tảng của sự hiểu biết, nó kích thích sự hoạt động. Tư tưởng là
một sự hoạt động sáng tạo còn ý chí là nguyên động lực.
Những Thể của con người chỉ là
những Thể mà thôi, Bản Ngã uốn nắn vật chất thành ra những hình
dạng đặng xuyên qua những hình dạng nầy nó hiểu biết và ảnh hưởng
đến những gì ở chung quanh nó.
Trong quyển
Chandogyopanishad, VIII, XII, 1,
4, 5 có mấy câu nầy:
"Ô Maghatvan! Xác thân này phải
chết, nhưng nó là chỗ nghỉ ngơi của Atma bất tử không có thể xác.
Hai con mắt ở đó như là những cơ quan để quan sát của Đấng ở trong
con mắt. Ai nói: Tôi sẽ ngửi. Ấy là Atma nó muốn ngửi mùi vị. Ai
nói: Tôi sẽ nói. Ấy là Atma nó muốn nghe những âm thanh. Ai nói: Tôi
sẽ suy nghĩ. Ấy là Atma.
Cái Trí là con mắt của Trời quan
sát những vật đáng chuộng. Nhờ con mắt của Trời mà Atma thưởng
thức tất cả".
Ấy là quyền năng bí mật, quyền
năng phát động sự tiến hóa.
Quả thật ý chí của Thượng Đế đã
vẽ ra con đường của sự tiến hóa, quả thật có những Đấng Cao Cả
đủ các cấp bực dìu dắt những sanh vật trên con đường nầy, song
người ta ít chú trọng đến vô số những kinh nghiệm, những sự thất
bại, những sự thành công, những con đường khúc khuỷu, những chỗ
quanh co do những sự dò dẫm
của những ý chí riêng biệt.
mỗi ý
muốn sống
đều tự
mình tìm cách biểu hiện
Thật ra ấy là Bản Ngã thiêng liêng
đang mò mẫm, tìm kiếm, chiến đấu. Lúc ban sơ, nó có thể bị những
Thể của nó tạo ra đặng biểu hiện hạn chế nó, nhưng thời gian qua,
dần dần nó tiến hóa, nó khắc phục và sử dụng được những Thể bao
bọc nó, nó thành ra một vị chủ nhơn thay vì trước kia nó ngơ
ngác.
Điều nầy rất dễ hiểu là tại Phàm
Nhơn ở dưới Trần nghe theo lời xúi giục của ba Thể: Thân, Vía, Trí
nên gây ra muôn vàn tội lỗi.
quyền
năng của ý chí
Quyền năng của ý chí là năng lượng
tinh thần tạo lập và bảo tồn các thế giới.
Trong mình con người, bộ thần kinh
là khí cụ của ý chí dùng để biểu hiện tại cõi Trần.
Muốn mở mang ý chí thì phải tập
trung tư tưởng vào một vấn đề thôi, giải quyết nó xong thì mới
bắt qua việc khác. Đừng cho Cái Trí vởn vơ thả hồn theo mây khói.
Nếu biết việc nào lành rồi thì cương quyết đem nó ra thực hành,
mặc dầu phải vượt qua không biết bao nhiêu chướng ngại. Phải luyện
tập từ việc nhỏ nhặt cho tới việc lớn lao. Phải tập cho có thói
quen thì sau tất cả đều sẽ dễ dàng.
Thí dụ mỗi ngày quyết định năm
giờ rưởi sáng thức dậy, thì đúng năm giờ rưởi sáng phải ngồi
dậy, dù còn buồn ngủ cũng đừng ngủ nữa. Nội trong nữa tháng như
vậy là có thói quen. Đúng năm giờ rưởi sáng thì tự nhiên thức
dậy, khỏi đợi ai gọi.
Phải tập đứa trẻ cho có thói quen
cương quyết. Mỗi ngày bắt nó phải làm một việc nào đó, thí dụ
lại ngồi trên ghế đọc một bài trong quyển sách Luân Lý vào giờ
nó rảnh.
Phải bền lòng tập ý chí từ kiếp
này qua kiếp kia.
Trong quyển
Dưới Chơn Thầy đoạn "Lòng Tin Cậy" có hai câu nầy:
a). "Con là một Điểm Linh Quang của
Đức Thượng Đế và Đức Thượng Đế toàn năng ở trong mình con và vì
lý do nầy: không có cái chi con không làm được nếu con có ý chí.
b). "Nếu con muốn bước vào Đường
Đạo thì ý chí của con phải cứng cỏi như thép đã trui".
Những người thuộc về Cung thứ
Nhất, ý chí rất cứng cỏi, rất cương quyết. Nếu tôi nhớ không lầm
thì Đức Leadbeater có nói như vầy: "Khi tôi muốn hiện hình ra thì
tôi phải chọn lựa các chất Thanh Khí rồi kết hợp lại. Còn người
bạn của tôi muốn hiện hình thì hiện ra liền, ý chí của ông rút
những chất khí cần thiết lại khỏi phải chọn lựa". Thấy việc nầy
rồi mới hiểu được quyền năng ý chí như thế nào.
Trong quyển
Giảng Lý Ánh Trên Đường Đạo,
qui tắc 5-8, Đức Leadbeater cũng có nói: Một người hoàn toàn tin
chắc ở sức mạnh của mình thì có thể trải qua những sự nguy hiểm
khác nhau mà không bị hại bởi vì sự tin chắc của y rất xác thực.
Sức mạnh hoàn toàn làm tiêu mất sự ghê tởm. Chúng ta lùi bước
trước một bịnh truyền nhiễm vì sợ bị lây, nếu chúng ta tin chắc ở
sự không bị nhiễm của chúng ta thì chúng ta không có ý tưởng về
sự truyền nhiễm nữa.
Ngày nay người ta biết rất nhiều
về sự ích lợi của quyền năng ý chí.
Những Trường của các Phái:
1. Nguyên lý Cơ Đốc Giáo (Science
Chrétienne).
2. Khoa Học Tâm Ý (Science mentale).
3. Gợi cảm trị liệu (Thérapeutique
saggestive) nhờ lợi dụng quyền năng của ý chí mà thành công trong
nhiều trường hợp.
hãy đề
phòng
Có nhiều quyển sách dạy tập trung
tư tưởng vào Tùng Thái Dương (Pléxus solaire) có phải là trong Đạo
Đức gọi là Đơn Điền không? Nhưng hãy đề phòng. Theo Huyền Bí Học,
Tùng Thái Dương là trung tâm của bộ giao cảm thần kinh. Luyện sái
một chút thì nó gây ra nhiều tai hại cho người như buồn bực mãi
rồi thành điên, khùng, hoặc xụi bại, đau tim, đau phổi, dạ dày,
không thuốc nào chữa lành được. Không phải Tùng Thái Dương mà thôi,
tập trung tư tưởng vào Tùng (Pléxus) nào cũng có hại cho xác thân.
Trừ ra khi học với một vị Chơn Sư hay là một nhà Huyền Bí Học lão
luyện. Ông thấy học trò mình làm sái thì phải sửa liền không để
cho tánh mạng bị nguy hiểm.
ý chí
sửa đổi được số mệnh
Xin nhắc lại rằng: Con người có
thể dùng ý chí sửa đổi được số mệnh mình kiếp nầy và kiếp sau
nữa.
Con người khỏi tốn tiền bạc chi
cả, chỉ ra công mà cũng không phí sức nhiều.
Điều cần thiết là tinh luyện tánh
tình để thay đổi mục đích việc làm từ ích kỷ, tật đố ra bác ái,
khoan dung, đại độ. . . . Coi người như mình, luôn luôn sẵn sàng và
tìm dịp giúp đỡ tùy phương tiện mà không hề nghĩ đến việc người
báo ân.
Nội bao nhiêu đây mà thật hành một
cách thường trực thì bước lần tới cửa Đạo và gầy dựng một tương
lai tốt đẹp. Tôi xin giải nghĩa theo khoa học tại sao quả báo tốt
trừ được quả báo xấu. Hễ động thì có phản động, động và phản
động vẫn cân phân với nhau. Ấn Độ gọi điều đó là Karma.
Nói một cách khác, mỗi việc làm
dầu cho tư tưởng hay ý muốn cũng vậy, đều sanh ra một hiệu lực
hoặc tốt hoặc xấu tùy theo bản tánh của nó lành hay dữ. Người ta
gọi hiệu lực nầy là Nghiệp Quả và luôn luôn trở về với người sanh
ra nó. Khi ta biết Luật Trời rồi thì cố gắng làm những việc lành.
Hiệu lực của những việc lành này chống lại hiệu lực của những
điều ác do ta đă gây ra và càng ngày càng làm cho hiệu lực ác mất
lần sức mạnh của nó. Nên biết một hiệu lực lành, tùy theo thứ,
có sức mạnh hơn cả chục hay cả trăm lần một hiệu lực ác. Vì
thế, tới một ngày kia, hiệu lực ác tan mất và không còn ảnh
hưởng tới ta được nữa. Người ta gọi là trả sạch Quả Báo.
Bây giờ hãy lấy một thí dụ cụ
thể. Một cây nước đá lớn để trong thùng nội trong hai giờ đồng hồ
mới tan hết.
Bây giờ ta lấy nước sôi đổ lên cây
nước đá thì nội trong năm phút không còn nước đá nữa.
Nếu cây nước đá tượng trưng cho quả
xấu, còn nước sôi tượng trưng cho quả tốt thì ta thấy khối quả
tốt phá vỡ khối quả xấu một cách dễ dàng.
Nhưng có một điều phải nói là ta
có chịu ra công nấu nước sôi hay không. Đây mới thật là việc đáng
ngại. Chúng ta phải tự giải quyết lấy.
*
*
*
chương
thứ bảy
sự ham
muốn
bản
tính của sự ham muốn
Ý chí ở tại cõi Niết Bàn. Nó
xuống cõi Bồ Đề, cõi Thượng Giới và khi tới cõi Trung Giới thì nó
cũng thành ra sự ham muốn. Qua cõi nào nó cũng lấy chất khí của
cõi đó bao mình.
Thế nên sự ham muốn là ý chí bị
mất quyền năng, nó là ý chí bị giam hãm trong vật chất. Nó không
tự mình hoạt động nữa, mà bị sự hấp dẫn của những sự vật ở
chung quanh thúc đẩy nó hoạt động.
Đây là sự khác biệt giữa ý chí
và sự ham muốn mặc dù bản tánh của chúng nó vẫn in như nhau.
Ở mấy cõi cao, ý chí làm ra quyền
năng tích cực, còn ở mấy cảnh thấp sự ham muốn nắm giữ nhiệm vụ
nầy.
Khi mà sự ham muốn yếu đuối, tất
cả bản tánh của con người sẽ yếu đuối trong sự phản ứng của nó
đối với ngoại giới.
Sức mạnh thực sự của bản tánh con
người được ước lượng theo sức mạnh của ý chí hay là sự ham muốn
của y tùy theo trình độ tiến hóa của y cao hay thấp.
Câu ngạn ngữ sau nầy chứa đựng một
Đại Chơn Lý: "Những Đại Tội nhân làm ra những vị Đại Thánh".
Những người bản tánh hững hờ,
lãnh đạm thì không bao giờ hết sức tốt hay là hết sức xấu.
Những người học Đạo đều biết rằng
Ba Thể Thấp của con người thường dùng mỗi ngày là Xác thân, Cái
Vía và Cái Trí, mỗi Thể đều có những sự ham muốn riêng biệt,
thường thường là xấu xa hơn là tốt lành. Đáng sợ hơn hết là
những sự ham muốn quấy quá của Cái Vía khi nó cấu kết với Cái
Trí. Muôn vàn tội lỗi của con người đều do Ba Thể: Thân, Vía, Trí
gây ra khi chúng xúi giục con người hành động đặng thỏa thích những
sự ham muốn của chúng nó.
Đừng quên rằng người ta gọi Cái
Vía là Thể Ham Muốn.
Sau khi nhiều kiếp kinh nghiệm, con
người mới bắt đầu chiến đấu với bản thân, diệt trừ những sự ham
muốn xấu xa bằng cách biến đổi bản tánh của chúng nó, từ cái dữ
ra cái hiền, từ cái thấp hèn ra cái cao siêu, từ cái ích kỷ ra
cái vị tha, chớ không phải tiêu diệt Cái Vía cũng gọi là Thể
Nguyệt Tinh do các Vị Siêu Phàm ở Dãy Nguyệt Tinh (Chaîne Lumaire)
gọi là Barishad Pitris làm ra. Không có Cái Vía, con người không còn
tình cảm thì không biết hung dữ tới bực nào.
Dưới Chơn Thầy dạy các sanh viên đề
phòng những sự ham muốn trong mấy câu nầy:
"Khi xác thân con ham muốn điều chi,
con hãy ngừng lại rồi suy nghĩ coi có phải thật con muốn điều đó
không? Bởi vì con là Đức Thượng Đế, con chỉ muốn điều nào mà Đức
Thượng Đế muốn mà thôi, nhưng con phải đi sâu vào tâm con đặng gặp
Đức Thượng Đế trong ḿnh con và con nghe lời của Ngài, lời Ngài
cũng là lời của con vậy".
sự
biến đổi ý muốn
Điều cần thiết là nên biết Tư tưởng có thể
uốn nắn sự ham muốn và điều khiển nó. Thay vì coi sự ham muốn như
là kẻ thù nghịch thì phải làm cho nó thành ra bạn đồng minh giúp
mình. Khi sửa đổi chiều hướng của sự ham muốn thì tư tưởng làm cho
sự ham muốn thành ra một thứ lực kích thích, đưa ta đi mau tới
trước chớ không phải là thứ lực làm chậm trễ sự tiến hóa của ta.
Trước kia sự ham muốn những điều thấp hèn ở ngoại giới cột trói
ta dưới bùn lầy thì bây giờ sự ham muốn lý tưởng đưa ta lên đến
tận mây xanh trên vòm trời cao vút.
*
*
*
chương
thứ tám
cảm
xúc
Cảm xúc không phải là tình trạng
đầu tiên của Tâm Thức. Chính là Trí Tuệ ảnh hưởng đến sự ham muốn
rồi sanh ra nó. Thế nên cảm xúc có những đặc tánh của Trí Tuệ và
sự Ham Muốn một lượt.
cảm
xúc thương yêu và cảm xúc thù hận
Cảm xúc thương yêu một người nào
lâu ngày biến thành một tánh tốt, còn cảm xúc thù hận nuôi mãi
trong lòng thì thành một tật xấu.
Sự biến đổi nầy do Trí Tuệ tạo
nên, Trí Tuệ cho sự cảm xúc tốt một tánh cách thường trực và
kiếm thế sanh ra sự ḥa thuận trong tất cả những sự giao thiệp
giữa cá nhơn với nhau. Như vậy thì đức
hạnh do tình thương sanh ra và hiệu quả của nó là Hạnh
Phúc.
Còn sự thù hận sanh ra tật xấu và
đưa đến sự bất ḥa và nghèo khổ trong gia đình. Nếu nó làm ra
những sự xung đột, những hãm hại nhau và có thể gây ra chiến tranh
giặc giã.
hậu
quả sự mở mang cảm xúc
thương yêu
Khi người ta thấy rõ bản tánh của
tật xấu và bản tánh của đức hạnh thì rất dễ hiểu rằng phương
pháp hay hơn hết để nuôi dưỡng những đức tánh và loại trừ những
tật xấu là hành động trực tiếp về phía cảm xúc tốt lành của
tánh nết.
Chúng ta phải hết sức cố gắng mở
mang cảm xúc thương yêu đặng làm cho đời sống Đạo Đức của chúng ta
càng ngày càng thêm tốt đẹp hơn trước bởi vì những đức tánh là
bông trái của cây T̀NH THƯƠNG.
chánh
lý phải điều khiển cảm xúc
Cảm xúc là nguyên động lực trong
con người. Nó kích thích tư tưởng và sanh ra sự hành động được.
Không có nó, con người trơ trơ thành ra thụ động.
Nhưng mà có không biết bao nhiêu
người bị những cảm xúc không lành lôi cuốn, chẳng khác nào con
thuyền không bánh lái trôi giạt ở phương trời xa thẳm, bị sóng dập
gió dồi. Dưới ảnh hưởng của chúng nó, con người khi thì bị thảy
qua bên nầy, khi thì bị thảy
qua bên kia, không giữ vững được thăng bằng.
Chánh lý phải kềm chế và điều
khiển cảm xúc nếu muốn cho nó đem lại kết quả tốt đẹp. Đừng quên
điều nầy: Mặc dầu cảm xúc sanh ra được sự hành động, nhưng không nên
để nó điều khiển sự hành động, bởi vì công việc nầy phải thuộc
về phần trí khôn. Phải suy nghĩ cho sâu xa, phải cân phân từ chút
trước khi thật hành. Đừng để cảm xúc, nhứt là cảm xúc tình yêu,
lôi cuốn mà sa vào chốn bùn lầy, khó gội rửa được trong sạch như
trước.
Người nào lý trí sáng suốt, hành
động với một sự cảm xúc tốt lành, mạnh mẽ, người đó là một
người Hiền Triết rất hữu ích cho nòi giống y.
*
*
*
phần nhì
Sự mở mang và sự tiến hóa của Tâm
Thức trong năm cõi: cõi Trung Giới, cõi Hạ Thiên, cõi Thượng Thiên,
cõi Bồ Đề và cõi Niết Bàn được trích trong những quyển của Đại
Đức Leadbeater và Jinarajadasa viết ra như:
1.
Sự Tiến Hóa Huyền Bí của Nhân
Loại (Evolution Occulte de L'umanité
– Jinarajadasa).
2.
Chơn Sư và Đường Đạo (Les
Maître et le Sentier
– Leadbeater).
3.
Giảng lý Ánh Sáng trên Đường
Đạo (Commentaire sur la Lumière sur le Sentier
–
Leadbeater).
4.
Huyền Bí Học trong Thiên Nhiên,
Quyển II (L'Occultisme dans la Nature, Tome II
–
Leadbeater).
chương
thứ nhất
sự lạ
lùng đầu tiên và
lớn lao
trong tâm thức
Sự lạ lùng đầu tiên và lớn lao
trong Tâm Thức là: Tất cả trong
một phần; toàn thể trong một đơn vị.
Cho hay Tâm Thức chứa đựng trong một
điện tử nhỏ bằng mũi kim, nhưng đơn vị nhỏ này vẫn liên lạc với
Tâm Thức vô cùng rộng lớn là Đức Thượng Đế và chứa đựng Tâm Thức
của Ngài trọn vẹn mặc dầu vì trí hóa eo hẹp của chúng ta chỉ
biết sự cấu tạo của điện tử mà thôi.
Một thí dụ sau đây cho ta hiểu chút
ít về sự tiến hóa của Tâm Thức.
Một bức màn che lấp một ánh sáng.
Ta vén bức màn lên ánh sáng dọi ra, việc vén bức màn không có
thêm cái chi cho ánh sáng. Mặc dầu ánh sáng không được lợi lộc nào
cả, nhưng nó xua đuổi được sự tối tăm. Ngày nào mà chúng ta chưa
đồng hóa một cách có ý thức với ánh sáng thì ngày đó chúng ta
chưa biết được nó muốn cái chi.
Sự hành động của nó là một sự hy
sanh và một sự vui một lượt. Hy sanh đặng chịu đựng một giới hạn,
còn vui là tự hiến mình. Dự phần vào việc hy sanh nầy và sự vui
nầy là đi đến địa vị Siêu Phàm.
Ở nơi con người, Tâm Thức tiến hóa
bằng cách cho ra.
Còn nguyên tắc chi phối sự phát
triển của loài thảo mộc, thú vật là sự tranh đấu, sự ganh đua,
sự tìm kiếm những lợi lộc cho bản thân.
Về con người, nguyên tắc chi phối
sự phát triển là sự hợp tác, sự từ khước và sự hy sanh Phàm
Ngã. Đức Thái Dương Thượng Đế đời đời kiếp kiếp hy sanh trên Thập
Tự Giá của đời sống và vật chất. Con người phải bắt chước Ngài mới
giống Ngài được.
Đây là Đại Nguyên Tắc phải ghi nhớ
trong lòng mãi mãi.
Tâm Thức con người phô trương những
khả năng của mình từ giai đoạn nầy qua giai đoạn kia, nhưng không có
sự hy sanh của Phàm Nhơn thì việc bước qua giai đoạn kế đó không
thể thật hành được.
Phải diệt trừ tất cả những gì
thuộc về thú tánh trong con người. Việc này đ̣i hỏi cả muôn kiếp
Luân Hồi. Sau khi trải qua không biết bao nhiêu lần sanh tử, tử sanh,
sự hy sanh thành ra bản tánh tự nhiên thì con người mới biết được
sự vui của sự hy sanh và sự vui nầy là sự vui duy nhất mà con
người có thể quan niệm được. ([5])
sự hy
sAnh của Đức Thái Dương Thượng Đế
Khi sanh hóa Tiểu Vũ Trụ nầy thì
Đức Thái Dương Thượng Đế phân làm Ba Ngôi:
Ngôi thứ Nhứt, Ấn
Giáo gọi là Brahma (Phạm Vương). Thiên Chúa Giáo gọi là Đức Chúa Cha.
Ngôi thứ Nhì, Ấn Giáo gọi là
Vishnou (Quích-Nu). Thiên Chúa Giáo gọi là Đức Chúa Con.
Ngôi thứ Ba, Ấn Giáo gọi là
Shiva (Si-Hoa) Thiên Chúa Giáo gọi là Đức Chúa Thánh Thần.
Ngôi thứ Nhất ngự tại Cõi thứ Nhứt
gọi là Cõi A-Di hay là cõi Tối Đại Niết Bàn hoặc cõi Thái Cực.
Ngôi thứ Nhì ngự tại Cõi thứ Nhì
gọi là Cõi Anupadika ([6])
hay là Cõi Đại Niết Bàn hoặc Cõi Lưỡng Nghi.
Ngôi thứ Ba ngự tại hai cảnh cao hơn
hết là Cảnh thứ Nhứt và Cảnh thứ Nhì của Cõi Niết Bàn.
Khi phân làm Ba Ngôi và xuống Ba Cõi
Thấp thì quyền năng của Đức Thái Dương Thượng Đế bị hạn chế. Đó
là sự Hy sanh thứ Nhứt.
vũ trụ
sAnh ra để làm gì?
Nêu ra câu hỏi: Vũ Trụ sanh ra để
làm gì? Thì câu trả lời là: Vũ Trụ sanh ra để giúp cho Chơn Thần
tiến hóa.
Ngày sau, trong tương lai kể ra cả
chục tỷ năm thì mỗi Chơn Thần sẽ tiến đến địa vị Thái Dương
Thượng Đế và sẽ sanh ra một Tiểu Vũ Trụ khác như Thái Dương Hệ
nầy vậy. ([7])
Đây là sự Hy sanh thứ Nhì.
*
*
*
chương
thứ nhì
muốn
tiến hÓA tâm thức phải nhập thế
Xin
nhắc lại: Tâm Thức (Conscience) và Sự Sống (Vie) vốn đồng nghĩa
với nhau và dùng để chỉ định một sự vật duy nhứt tùy theo người ta
quan sát vật nầy từ bên trong hay là bên ngoài. Không có Sự Sống
nào mà không có Tâm Thức và cũng không có Tâm Thức nào mà không
có Sự Sống.
Khi chúng ta chú ý đến "Đơn vị"
thì chúng ta nói về Sự Sống. Nếu chúng ta chú ý đến "Đa số" thì
chúng ta nói đến Tâm Thức. Nói tóm lại,
Tâm Thức duy nhứt là một Đơn vị, ấy là Đức Thượng Đế.
Còn đa số là những phần tử của
Tâm Thức duy nhứt, ấy là những Linh Hồn làm ra Nhơn Loại cũng gọi
là Tâm Thức cá nhân. Điều cần thiết ta nên biết là Sự Sống tiến
hóa, Hình Dạng tiến hóa, Tâm Thức tiến hóa.
Mà trước khi tiến hóa Tâm Thức phải
nhập thế. Nó phải trải qua nhiều giai đoạn.
Trước nhứt Tâm Thức ở trong loài kim
thạch, kế đó qua loài thảo mộc, cầm thú rồi đến con người. Ta
không biết rõ rằng Tâm Thức trong ba loài: Kim Thạch, Thảo Mộc, Cầm
Thú hoạt động và phát
triển cách nào, ta chỉ nghe nói Sự Sống nào cũng có Tâm Thức cả.
Về Con Người, ta biết rằng Chơn
Thần biến đổi Hồn Thú ra Thượng Trí. Cho nên trong mình con người
còn nhiều thú tánh. Con người phải trải qua muôn kiếp Luân Hồi, mới
mở rộng lần lần Tâm Thức và gội rửa lòng phàm tức là diệt trừ
tất cả những gì còn lại thuộc về tánh thú vật.
Ta nên nhớ lại thí dụ một nguồn
ánh sáng bị bức màn che lấp. Ta nên biết đây là nói bóng dáng về
Tâm Thức và những Thể của con người. Chính là mấy Thể nầy án mất
Tâm Thức. Ta có bổn phận phải tinh luyện ba Thể: Thân, Vía, Trí đặng
chúng nó trở nên trong sạch, nhẹ nhàng, tinh khiết và rung động mau
lẹ. Làm chủ được chúng nó, sai khiến lại chúng nó, bắt chúng nó
ngoan ngoãn vâng lời, ấy là vén được bức màn lần lần lên cao để
cho ánh sáng dọi ra càng ngày càng nhiều đặng xua đuổi cái tối
tăm.
Phải tập rèn tánh nết cho thật
tốt, phải học hỏi cho sâu rộng đặng biết Cơ Tiến Hóa rồi nương theo
đó mà tiến tới. Việc khắc kỷ, tự chủ, phụng sự vô tư lợi không
phải là việc dễ làm, nó khó lắm, hết sức khó, song cố gắng và
bền chí thì thành công, ban đầu ít, sau nhiều. Cái điều gì con
người đã làm thì bây giờ con người làm lại được.
Thật sự, nói đến sự tiến hóa
của Tâm Thức tức là nói đến sự tiến hóa của con người chớ không
có chi lạ.
sự mở
mang tâm thức
Muốn tiến mau phải biết cách mở
mang Tâm Thức từ Thể này đến Thể kia.
Tâm Thức vẫn là Một song nó biểu
hiện ra nhiều trạng thái khác nhau, khi nó nhập vào những thể xác
dị biệt.
Thế nên lúc nó ở trong xác thân,
người ta gọi nó là Tâm Thức Hồng Trần.
Khi nó qua Cái Vía, người ta gọi
nó là Tâm Thức Cái Vía vân vân . . . . Chung qui chỉ có một Tâm
Thức mà thôi. Điều này không khác nào ánh sáng mặt trời màu
trắng, nhưng khi nó dọi qua tấm kiếng màu vàng thì thấy nó màu
vàng, khi nó dọi qua tấm kiếng màu đỏ thì thấy nó màu đỏ. Thật
ra chỉ có một thứ ánh sáng trắng trong trẻo.
Trong chu kỳ tiến hóa nầy người ta
biết được sáu trạng thái Tâm Thức như sau đây:
1). Tâm Thức
xác thân hay Tâm Thức Hồng Trần (Conscience physique) tại cõi
Trần.
2). Tâm Thức Cái Vía (Conscience
astral) tại cõi Trung Giới.
3). Tâm Thức Hạ Trí (Conscience
mental inférieur) tại cõi Hạ Thiên.
4). Tâm Thức Thượng Trí (Conscience
mental supérieur) tại cõi Thượng Thiên.
5). Tâm Thức Bồ Đề hay Bồ Đề Tâm
(Conscience Bouddique) tại cõi Bồ Đề.
6). Tâm Thức Tiên Thể hay là Tâm
Thức Niết Bàn (Conscience Nirvanique) tại cơi Niết Bàn.
Điều cần thiết là ta nên biết chút
ít về mỗi Tâm Thức.
1. tâm
thức hồng trần
(Conscience physique)
Trong bảy Thể của con người chỉ có
xác thân được tổ chức hoàn bị hơn hết, nhưng nó đương tiến hóa. Sự
tiến hóa của nó kéo dài tới Dãy Hành Tinh sau, Dãy Hành Tinh thứ
Năm, mới chấm dứt.
Hiện giờ đối với nhiều người Tâm
Thức Hồng Trần chưa được mở mang lắm. Thời gian qua nó sẽ dần dần
phát triển. Hơn nữa, chúng ta chưa biết cách xử dụng cho đúng mức
Tâm Thức Hồng Trần.
Một lẽ khác, hầu hết nhơn loại
không giữ đúng phép vệ sinh. Điều nầy do một trong hai nguyên nhân sau
đây:
a. Hoặc không biết vì không ai chỉ
dạy.
b. Hoặc biết mà bị vật dục lôi
cuốn nên không tuân theo và bất chấp những lời khuyên bảo. Vì thế
mà thân thể bạc nhược mang nhiều chứng bịnh hiểm nghèo và giảm
thọ. Tâm Thức không thể mở mang cho đúng phép. Nếu cái óc bịnh hoạn
hay to sớ, những dây thần kinh không được mảnh mai thì con người
không ứng đáp được với những thần lực từ cõi cao siêu tuôn xuống.
Vì thế nên không được sáng suốt về phần tinh thần. Chớ nên quên
rằng Tinh Thần ảnh hưởng đến Vật Chất mà Vật Chất cũng ảnh
hưởng đến Tinh Thần. Nhưng đừng để Vật Chất lấn lướt Tinh Thần,
kẻo con người phải bị sa đọa.
Muốn tiến mau thì:
– Thân phải tráng kiện, tinh khiết.
– Tâm phải sáng suốt.
– Trí phải minh mẫn.
Thật sự, chỉ có những vị Dô-Ghi
(Yogi), những vị tu trì ẩn dật, Sannyasi bên Ấn Độ, những nhà
Huyền Bí Học, những Cao Đồ của Chơn Sư mới hội đủ ba điều kiện
trên đây một cách hoàn toàn.
Tuy nhiên chúng ta cứ cố gắng mãi
vì không ai xây dựng được Kinh Thành Paris trong một ngày đâu.
Trong Phần Nhứt, Đức Bà A. Besant đã
giải rất rành rẽ về Tâm Thức Hồng Trần, tôi tưởng bao nhiêu đó
cũng đủ cho chúng ta lắm rồi. Bây giờ xin đề cập đến mấy thứ Tâm
Thức khác.
2. tâm
thức cái vía
(Conscience astral)
Lúc ta thức đây ta dùng Cái Vía để
biểu hiện ý muốn và tình cảm.
Lúc ta ngủ, Cái Vía xuất ra ngoài,
ta ở trong Cái Vía qua cõi Trung giới ([8]).
Nhưng nhơn loại chưa biết phương pháp điều khiển Cái Vía, ngoại trừ
một số rất ít là những nhà Huyền Bí Học.
Qua cõi Trung Giới, Cái Vía con
người bị ảnh hưởng tại cõi nầy rất nhiều, song chúng không cảm con
người được trọn vẹn là vì Tâm Thức của Cái Vía chưa thật sự mở
mang.
Tùy theo trình độ cao hay thấp và
nhiều bực khác nhau, có người mơ mơ màng màng, có người gặp bà con
thân thích hoặc bằng hữu còn sanh tiền hay đã quá vãng, chuyên vãn
với họ. Có người thấy mình đi viếng cảnh nầy cảnh kia, có cả trăm
chuyện không giống nhau. Cũng có người một đêm chiêm bao thấy ba,
bốn chuyện khác nhau hết, chuyện nầy không liên quan đến chuyện kia.
Sáng ra, có người nhớ chút đỉnh, có người nhớ mài mại mà cũng
có người không nhớ gì hết. Đối với họ giấc ngủ chỉ có ích cho
họ là bồi bổ sức lực đã mất mà thôi. Điều này đúng với Chơn Lý
bởi vì trong lúc ngủ Tinh Chất xác thịt (Elémental physique) mới
tiêu hóa được sanh lực vô mình con người trong lúc thức, do ba ngõ:
thực phẩm, hơi thở và luân xa của Cái Phách tại Trái Thăng (Chakra
splénique du Double éthérique).
Tuy nhiên người học Đạo nên biết đó
có hai nguyên nhân làm cho con người lúc thức dậy không nhớ cái chi
đã thấy hay đã học hỏi tại cõi Trung Giới.
1). Nguyên nhân thứ nhứt là: Tâm Thức
chưa mở mang, Cái Vía giống như sương mù, chưa có hình dạng rõ rệt
như xác thịt. Một lẽ khác nữa, nó chứa đầy những chất khí nặng
nề, không được thanh bai, màu sắc tối tăm, rung động chậm chạp.
2). Nguyên nhân thứ nhì: Tại bức
màn bảo vệ Cái Phách.
Các nhà Huyền Bí Học đều biết
những Luân xa của Cái Vía và những Luân xa của Cái Phách đều thâm
nhập lẫn nhau và liên quan mật thiết với nhau. Chính giữa hai thứ
Luân xa có một bức màn bảo vệ Cái Phách làm bằng những Nguyên tử
căn bản Hồng Trần ([9])
rất khít khao, ép cứng lại và thấm nhuần một thứ sanh lực đặc
biệt. Bức màn nầy do thiên nhiên làm ra đặng đề phòng sự thông thương
quá sớm giữa cõi Trung Giới và cõi Trần, vì điều nầy có hại cho
con người rất nhiều khi con người chưa chuẩn bị. Chính là bức màn
nầy ngăn cản không cho những điều con người thấy ở cõi Trung Giới
truyền qua cái óc xác thịt. Vì thế con người quên mất những điềm
chiêm bao.
Cũng là nó làm cho con người sau
khi bỏ xác, tắt hơi rồi thì mê man trong một thời gian thường
thường là bốn mươi tám giờ.
Nếu bức màn nầy rách thì tà ma,
quỉ mị và nhơn vật ở cơi Trung Giới nhập vô xác con người giờ
phút nào cũng được. Họ muốn vô chừng nào thì vô, muốn ra chừng
nào thì ra, không ai ngăn trở được.
Những điều làm hư hại bức màn này
là: những cảm xúc dữ dội th́nh ĺnh như sợ hãi, giận dữ, những
khói thuốc hút, thuốc phiện, các chất ma túy và rượu.
Mà nhứt là "cách giở xác" làm cho
bức màn nầy rách mau lẹ, con người thành đồng cốt.
Có khi một tai nạn hay một trận đau
thiết lập một cái cầu làm cho Cái Vía thông thương với xác thịt.
Tôi tưởng cũng phải nói thêm rằng
có người mở mang Tâm Thức khá cao, ban đêm làm việc đắc lực tại
cõi Trung Giới, nhưng chừng về nhập xác, không nhớ chi hết. Không
biết chắc vì lý do nào bởi có nhiều nguyên nhân và nhiều trường
hợp khác nhau. Mà lý do đáng kể là một khi thể xác nhẹ nhàng
rồi thì những lời nói nặng nề cũng làm cho nó nhức nhối, khó
chịu, huống chi là những tiếng động ầm ầm, két két của nhà máy,
tiếng xe chạy rầm rầm rộ rộ. Những sự rung động dữ dội nầy làm
cho xác thịt hao mòn, mau chết. Phải học cách bảo vệ nó trước khi
nhớ lại những việc làm tại cõi Trung Giới.
Xin đọc quyển ‘Nhớ
lại những kinh nghiệm trong lúc Xuất Vía’ phía sau.
sự nối
liền hai tâm thức:
tâm
thức cái vía và tâm thức hồng trần
Muốn nối liền hai Tâm Thức: Tâm
Thức Cái Vía và Tâm Thức Hồng Trần thì phải biết cách Xuất Vía,
khai mở những Luân xa của Cái Vía và xử dụng nó như xử dụng xác
thân, bởi vì Cái Vía thành ra một thể độc lập. Một khi lập được
dây liên lạc rồi thì từ đó Tâm Thức Cái Vía không còn bị gián
đoạn nữa. Những việc làm xảy ra trong lúc ngủ chừng thức dậy con
người nhớ lại rõ ràng, không sót chi cả.
Đối với y, không có ngày, không có
đêm, vì đời sống của y không bị chia đôi. Sự thác đối với y không
còn nữa, vì Tâm Thức của y vẫn liên tục, không hề bị đứt quãng
từ năm nầy qua năm nọ. Không những lúc y sống tại cõi Trần mà sau
khi bước qua cửa tử lên cõi Trung Giới và trọn thời gian ở tại cõi
nầy y vẫn sáng suốt. Tâm Thức nầy chấm dứt khi y bỏ cõi Trung giới
lên cõi Thiên Đàng.
Có nhiều phương pháp Xuất Vía, song
phương pháp hay hơn hết và cao siêu hơn hết là khai mở luồng hỏa hầu
Kundalini. Nhưng nó rất nguy hiểm. Phải ở dưới quyền điều khiển
của Chơn Sư mới tránh được tai hại có thể xảy ra. Đừng học với
thầy phàm mà có ngày phải bỏ mạng.
Nhưng nên biết, có nhiều người Xuất
Vía được, qua cõi Trung giới làm việc, sáng ra không muốn trở về
nhập xác chút nào, bởi vì Cái Vía rất nhẹ nhàng, không bị câu
thúc ràng buộc. Còn xác thân nặng trịu như núi Thái Sơn mang đủ các
phiền não, bịnh tật, bợn nhơ và bị hạn chế đủ thứ.
Hơn nữa, từ cõi Trung Giới về cõi
Phàm Trần không khác nào đương ở ngoài trời sáng rỡ chun vô hang
sâu thăm thẳm tối tăm mù mịt.
Nếu không bị những bổn phận ràng
buộc tại cõi Trần và phải thật hành đầy đủ thì không có nhà
Huyền Bí Học nào lại muốn sống tại thế gian nầy đâu. Không vị nào
quyến luyến nó. Nếu ngày nào người học Đạo chưa tự chủ được thì
ngày đó tưởng chớ nên ham học cách Xuất Vía một mình vì ngoài
sự thất vọng còn nhiều điều nguy hiểm khác nữa.
*
*
*
chương
thứ ba
3. tâm
thức hạ trí
(Conscience mental inférieur)
Cái Trí hay là Hạ Trí của con
người mới vừa mở mang, qua cuộc Tuần Hườn sau, cuộc Tuần Hườn thứ
Năm nó mới phát triển đầy đủ.
Chúng ta dùng Cái Trí để học hỏi, phân biệt, xét
đoán, tưởng tượng, ghi nhớ, song chưa biết cách điều khiển nó.
Trước nhứt phải Định Trí và làm chủ nó, bắt buộc nó phải tuân
theo mạng lịnh của mình. Nhiên hậu mới học phương pháp biến nó thành
một thể độc lập. Như vậy mới có thể dùng nó để lên cõi Thiên
Đường học hỏi và kinh nghiệm. Tới chừng đó Tâm Thức Hạ Trí mới
thật mở mang và con người hoàn toàn thức tỉnh tại cõi Hạ Thiên.
Con người đă phá vỡ bức rào ngăn cách Cái Vía và Cái Trí và
hoạch đắc được một trí nhớ
liên tục trọn kiếp sống ở cõi Thiên Đường.
Những vị Cao Đồ của Chơn Sư khi ngủ
thì để xác thân và Cái Vía trên giường rồi lên Thượng Giới làm
việc. Khi muốn hoạt động ở cơi Trung Giới thì lấy chất Thanh Khí
làm ra Cái Vía giả gọi là Mayavi Roupa. Xong công việc rồi thì để
cho nó tan rã. Đánh đập thể nầy thì không khác nào đánh đập gió,
không có ảnh hưởng tới xác thân tại cõi Trần.
4. tâm
thức thượng trí (Conscience
mental supérieur)
Về điểm nầy, trước hết phải nói
vài lời về Thượng Trí và Chơn Nhơn.
thượng
trí
Thượng Trí là một trong ba Thể
tương đối trường tồn bất diệt, nó theo con người từ đời nầy qua
đời kia. Nó làm bằng ba chất khí cao hơn hết của cõi Trí Tuệ hay
là cõi Thượng Giới, ấy là chất thứ Nhứt, chất thứ Nhì và chất
thứ Ba ở tại cõi Thượng Thiên (Plan mental supérieur) tiếng Phạn
gọi là Karana Sharira.
Karana có nghĩa: Nguyên do
Thượng Trí có hai nhiệm vụ:
1). Nhiệm vụ thứ nhứt là:
Làm dụng cụ cho Chơn Nhơn. Thượng Trí là thể xác của Manas thức
là Ngôi thứ Ba trong Ba Ngôi (Atma
– Bouddhi
– Manas).
2). Nhiệm vụ thứ nhì: Nó chứa đựng
tinh hoa của những sự học hỏi và kinh nghiệm của con người từ
kiếp nầy qua kiếp kia. Đó là những nguyên nhân ngày sau sanh ra những
hậu quả. Vì vậy người ta gọi nó là Nhân Thể (Corps Causal). Nhân
Thể cũng có những Luân xa như Cái Phách và Cái Vía (song điều này
không có tiết lộ ra cho nên người đời không ai biết nó ra sao cả).
nhân
thể chỉ chứa đựng những điều tốt lành
Không có một tư tưởng xấu nào mà
con người có thể qui định cho Chơn Nhơn. Ta nên biết tình thương không
ích kỷ và sự sùng tín hoạt động trong cảnh thứ Nhứt của cõi
Trung Giới. Chúng nó phản chiếu trong chất khí tương đối của cõi
Thượng Giới (cõi Trí Tuệ) và tiếp xúc với cõi Thượng Thiên chớ
không phải cõi Hạ Thiên. Vì thế chỉ có những tư tưởng vị tha,
không ích kỷ, mới có ảnh hưởng đến Chơn Nhơn. Những tư tưởng xấu
xa thấp hèn thì chỉ cảm đến những Nguyên tử trường tồn mà thôi.
Cái điều mà người ta gặp trong
Thượng Trí đối chiếu với những tính xấu là những lỗ trống, chớ
không phải những màu sắc đen tối như trong Cái Vía và Cái Trí (Hạ
Trí), mặc dầu Nhân Thể vẫn có màu sắc tốt đẹp.
Tỷ như: Tánh ích kỷ dưới Phàm
Trần hiện ra trong Thượng Trí là sự khiếm khuyết tình thương và
thiện cảm. Khi con người mở mang tình yêu thương và thiện cảm rồi
thì lỗ trống trong Thượng Trí sẽ lấp đầy.
Thế nên muốn biết chắc chắn sự
tiến hóa của con người tới bực nào thì phải mở Huệ Nhãn xem coi
Thượng Trí của y. Nếu xét
đoán theo bề ngoài thì sẽ lầm ngay ([10]).
đem tâm
thức lên tới chơn nhơn
Khi tiến hóa cao rồi, con người đem
Tâm Thức mình lên tới Chơn Nhơn tại cõi Thượng Thiên, sau khi được Ba
lần Điểm Đao. Như thế con người nhớ mãi trong lòng những kiếp quá
khứ của y và hoạch đắc được quyền năng điều khiển có ý thức
những thời kỳ phát triển của y
chơn
nhơn ([11])
Xin nhắc lại: Khi con thú tiến hóa
tột bực cao rồi và đúng kỳ đi đầu thai làm người thì Chơn Thần
biến đổi Hồn Thú ra Thượng Trí và sanh ra Chơn Nhơn. Nói cho dễ
hiểu, Chơn Nhơn là một phần tử của Chơn Thần còn Phàm Nhơn là một
phần tử nhỏ nhít của Chơn Nhơn.
Chơn Nhơn ở tại cõi Thượng Thiên.
Có những Chơn Nhơn sanh trước, có những Chơn Nhơn sanh sau, vì vậy
có thể nói rằng: Có những Chơn Nhơn già, có nhiều kinh nghiệm và
có những vị Chơn Nhơn trẻ chưa hiểu biết nhiều. Những vị Chơn Nhơn
già, thức tỉnh đã lâu nên ý thức được những cái chi xảy ra ở
chung quanh họ và lẽ tự nhiên họ biết được những vị Chơn Nhơn
khác. Họ hoạt động tại cảnh giới nầy và có những việc lo lắng
riêng.
Nhưng Chơn Nhơn chỉ để một phần nhỏ
nhít của mình làm ra Phàm Nhơn trong trong ba lớp vỏ là: Thân, Vía,
Trí. Chúng ta cũng nên nhớ: Phàm Nhơn có những quyền lợi thường
bất ḥa với sự hoạt động của Chơn Nhơn. Luôn luôn Chơn Nhơn hướng về
việc loại trừ điều ác, còn Phàm Nhơn lại thường hướng về việc
loại trừ điều thiện. Vì lẽ ấy Chơn Nhơn không đặc biệt chú ý đến
Phàm Nhơn, ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt.
sự liên
lạc giữa Chơn Nhơn và phàm nhơn
Có đường thông thương giữa Chơn Nhơn
và Phàm Nhơn gọi là Antakarana. Nhưng thường thường đường liên lạc
nầy rất mỏng manh và bị nghẹt lối vì những tư tưởng, ý muốn quấy
quá và thấp hèn của con người.
Phải nhờ tham thiền đặng mở lại con đường thông
thương nầy và làm cho nó càng ngày càng thêm rộng lớn. Như vậy Chơn
Nhơn sẽ ảnh hưởng đến Phàm Nhơn rất dễ dàng. Chơn Nhơn dùng quyền
năng rộng lớn của mình đặng truyền từ điện cho Phàm Nhơn và làm
cho những sự rung động của Ngài ḥa hợp với những sự rung động của
Phàm Nhơn và như thế Ngài giúp cho Phàm Nhơn phát triển mau lẹ.
Quyền năng nầy chiếu vào Phàm Nhơn cũng như mặt trời chiếu vào cái
bông làm cho cái bông mau nở vậy.
Nói một cách tổng quát, thường
thường Chơn Nhơn ít khi kiểm soát và săn sóc Phàm Nhơn được, vì
chỉ có một phần nhỏ Tâm Thức của Chơn Nhơn nhập vô Phàm Nhơn và
Phàm Nhơn hay ương ngạnh vì có những ý kiến riêng và cách hành
động riêng. Điều này rất dễ hiểu là bởi Phàm Nhơn vẫn nghe theo và
phục vụ ba Thể: Thân, Vía, Trí của nó.
tại sao
chơn nhơn đi đầu thai
Ta biết rằng ngày sau, không biết
bao nhiêu tỷ năm nữa, con người sẽ tiến tới bực Thái Dương Thượng
Đế và sẽ sanh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác giống như Thái Dương Hệ
nầy. Cũng có những Dãy Hành Tinh chứa đựng muôn loài vạn vật, cũng
có Mặt Trời, Mặt Trăng vậy.
Nhưng mà Chơn Nhơn chỉ ở tại cõi
Thượng Thiên, Ngài chỉ đáp ứng với những sự rung đông xảy ra tại
cõi nầy mà thôi. Còn ở ba cõi dưới: Hạ Thiên, Trung Giới và Hạ
Giới, Ngài không biết chi cả. Thế nên Ngài mới sanh ra Phàm Nhơn để
học hỏi và kinh nghiệm ở ba cõi dưới thay thế Ngài. Trong mỗi
kiếp, tinh hoa của sự học hỏi của Phàm Nhơn đều truyền lại cho
Ngài. Nếu không biết cách cấu tạo ba cõi nầy thì làm sao sanh hóa
chúng nó được. Đây là câu trả lời: Tại sao Chơn Nhơn đi đầu thai?
Phật Giáo gọi điều này là Trishna
hay là Tanha: Tức là sự ham sống (Soif de vivre).
Nhưng con người c̣n phải qua sáu Bầu Hành Tinh còn lại của Dãy Địa Cầu nầy đặng học hỏi và kinh nghiệm. Con người phải đi từ Bầu Hành Tinh nầy qua Bầu Hành Tinh kia, bảy bận như vậy mới trở nên trọn sáng trọn lành làm một vị Siêu Phàm gọi là Chơn Tiên. Từ đó về sau con người thoát khỏi đọa Luân Hồi dưới Trần Thế và lần lần tiến lên nhiều bực cao hơn nữa như: Đế Quân, Bồ Tát, Phật, Ngọc Đế vân vân . . . . Những nấc thang tiến hóa cao tột Trời, chẳng biết đâu là giới hạn, là mức cuối cùng.
*
*
*
chương
thứ tư
5. tâm
thức bồ đề
Tâm Thức Bồ Đề ra sao? Tôi xin tóm
tắt ra đây những lời của Đức Leadbeater nói về Tâm Thức Bồ Đề
trích trong Quyển I, Huyền Bí
Học trong Thiên Nhiên (L'Occultisme dans la Nature, Tom II).
. . . . Người ích kỷ không thể nào
hoạt động trên cõi Bồ Đề được vì tinh hoa của cõi này là sự
thiện cảm, sự hiểu biết trọn vẹn, nó loại ra ngoài tính ích kỷ,
ghen ghét.
Con người không thể tạo ra Thể Bồ
Đề nếu chưa làm chủ được mấy cõi thấp. Có sự liên quan mật thiết
giữa cõi Trung Giới và cõi Bồ Đề, nhưng đừng kết luận rằng con
người có thể đem Tâm Thức từ cõi Trung Giới lên cõi Bồ Đề mà không
mở mang những Thể làm trung gian là Hạ Trí và Thượng Trí.
Quả thật trên những cảnh cao siêu
của cõi Bồ Đề - con người chỉ là một đối với tất cả nhơn loại,
nhưng đối với mấy kẻ khác vẫn in như nhau. Không có điều đó đâu.
Đức Phật rất thương Ananda, còn Đấng Christ yêu mến Jean hơn các đệ
tử khác. Vì lẽ nào? Chúng ta không hiểu được. Có phải là vì Nhân
quả chăng? Nhưng sự thật là chúng ta phải thương tất cả mọi người
cũng như họ là những người thân yêu nhứt của chúng ta.
Tâm Thức Bồ Đề bao hàm một số lớn
Tâm Thức, người ta có thể vô Tâm Thức của kẻ khác và tưởng in như
họ bằng cách xem họ từ bên trong chớ không phải từ bên ngoài. Trong
trường hợp nầy người ta không tìm thế tránh xa; không đoái hoài đến
kẻ hung dữ ([12])
vì người ta nhận biết nó là một thành phần của mình, nhưng là
thành phần yếu đuối hơn. Người ta tìm thế giúp đỡ nó bằng cách
ban rải sức mạnh cho phần yếu đuối nầy.
Chúng ta phải có thái độ nầy,
chúng ta phải làm việc theo chiều hướng nầy chớ không phải chỉ nói
đến việc đó hay là tưởng đến nó một cách mơ hồ, nhưng đây không
phải là một chuyện dễ đạt đâu.
Trong quyển Giảng lư
Ánh Sáng trên Đường Đạo, Qui
tắc 5-8 và Qui tắc 21 có giải về Tâm Thức Bồ Đề. Tôi xin chép hai
đoạn đó ra sau đây:
– I
–
qui tắc
5 - 8
C.W. Leadbeater. . . . . . . . . . . . .
. . . . . .
Nếu trong không gian, thể xác của
chúng ta bị chia rẽ thì nói cho đúng sự chia rẽ nầy không có đến
đỗi như người ta tưởng. Chúng ta chịu ảnh hưởng lẫn nhau, người nầy
đối với người kia, cho đến đỗi không có một ai có thể thật sự sống
cô độc một mình được. Một Thể xác thọ bịnh, những Thể khác ở
gần nó dễ bị truyền nhiễm. Thể Vía thọ bịnh ư, theo ý nghĩa của
bịnh đây là hay nóng giận, tham lam, đố kỵ, ích kỷ vân vân . . . nó
thành ra một trung tâm truyền nhiễm, bởi vì sự rung động của nó
truyền ra xa và những Thể Vía ở kế cận, trong một mức độ nào
đó, phải thọ nhiễm những làn rung động nầy. Thí dụ: Khi những
người hội họp trong một căn phòng thì Thể Vía của họ thâm nhập
với nhau một cách khá rõ ràng, bởi vì Thể Vía của một người
thường ló ra ngoài thể xác lối chừng bốn mươi lăm phân, đôi khi
nhiều hơn nữa, cho đến đỗi không cần đụng chạm nhau, những người
nầy cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau. Điều nầy cũng còn đúng
với Hạ Trí và Thượng Trí hay là Nhân Thể ([13])
của chúng ta, tự chúng nó cũng chia rẽ trong không gian cũng như do
tình trạng của chúng nó. Như thế, khi giải thích qui tắc nầy là
diệt ý niệm chia rẽ, chúng ta đừng quên những sự kiện tự nhiên nầy.
Không có sự chia rẽ trên cõi Bồ
Đề, nơi đây ở cảnh thấp hơn hết, những Tâm Thức không cần phải ḥa
hợp với nhau, nhưng lại mở rộng ra từng bực. Khi tiến tới cảnh cao
nhứt của cõi Bồ Đề và sau khi chúng ta tự mở mang trọn vẹn trong
tất cả bảy cảnh của cõi nầy thì chúng ta mới nhận thấy mình vẫn
là Một với nhơn loại. Ấy vậy chỉ kể từ trình độ nầy mà sự chia
rẽ mới hoàn toàn không có thật, còn sự hợp nhứt có ý thức với
tất cả vạn vật là thuộc về cõi trên kế đó tức là cõi Niết
Bàn.
Huynh hãy tưởng tượng rằng tất cả
chúng ta đều có thể tự mình khai triển đồng một lượt Tâm Thức Bồ
Đề (Bồ Đề Tâm). Mỗi người sẽ nhận thấy rằng mình tiến lên cao
đến cõi đó và Tâm Thức của y chứa đựng tất cả Tâm Thức của
những kẻ khác; nhưng y luôn luôn biết rằng Tâm Thức của kẻ khác
cũng là Tâm Thức của y nữa. Mỗi người trong chúng ta không mất cái
ý niệm về cá tánh của mình, trái lại, cá tánh nầy sẽ bành trướng
như chưa bao giờ có điều đó. Hình như mỗi người cũng biểu lộ ra ở
những kẻ khác. Kỳ thật, cái Tâm Thức mà chúng ta hiểu biết được
là Tâm Thức duy nhứt mà tất cả chúng ta là thành phần trong đó.
Nó chính là cái Tâm Thức của Đức Thượng Đế vậy.
Chính ở trên cõi Niết Bàn, chúng
ta mới lãnh hội Chơn Lý nầy một cách sâu xa hơn hết. Tất cả những
điều gì chúng ta tưởng là Tâm Thức của chúng ta, Trí Tuệ của
chúng ta, tình thương của chúng ta, sùng tín của chúng ta thì thật
đó là Tâm Thức của Ngài, Trí Tuệ của Ngài, tình thương của Ngài,
sùng tín của Ngài, do chúng ta biểu hiện chút ít ở bên ngoài như
một luồng ánh sáng đi ngang qua một thấu kính. Đối với con người,
sự hiểu biết nầy không được toàn diện ở trên cõi Bồ Đề, nhưng nó
trở nên toàn diện ở trên cõi cao kế đó là cõi Niết Bàn.
Trong Kinh Stances de Djyan ([14])
có một đoạn nói về con người như vầy: "Đốm lửa nối liền với
ngọn lửa nhờ sợi chỉ làm bằng Fohat mảnh mai, tinh vi nhứt". Điều
nầy, tôi tưởng có thể áp dụng cho nhiều trình độ khác nhau. Còn
riêng về chúng ta thì chúng ta có thể giải thích như vầy: "Chơn
Nhơn dính liền với Chơn Thần nhờ một sợi chỉ mảnh mai nhứt và sợi
chỉ nầy đi ngang qua suốt cõi Bồ Đề. Chúng ta có thể tưởng tượng
sợi chỉ nầy hết sức tế nhuyễn; đó là tất cả những gì tiêu biểu
cho người thường trên các cảnh của cõi Bồ Đề nầy. Khi con người
chú ý đến những lãnh vực cao vút đó, khi mà y hằng tâm niệm đến
đó và lấy đó làm mục đích của đời mình thì sợi chỉ ấy bắt đầu
nở to ra càng ngày càng giống như sợi dây cáp và về sau, như cái
quặng, bởi vì nó lớn phần
trên (một người có Huệ Nhãn trình bày như thế), kế đó nó xuống
Thượng Trí (Nhân Thể), lúc bấy giờ thì Nhân Thể nhờ những thần
lực tuôn xuống như thác nước mà nở lớn ra và cái quặng trở nên to
lớn hơn nhiều, nở vừa phần dưới, vừa phần trên. Trong cuộc Điểm
Đạo lần thứ Nhứt (đã có nhiều người trải qua cuộc kinh nghiệm nầy
sớm hơn) con người bỏ Thượng Trí (Nhân Thể) và nhập vô cõi Bồ Đề.
Trong khi đó, như tôi đã giải thích, Nhân Thể hoàn toàn tan rã. Thể
nầy là yếu tố duy nhứt trường tồn mà con người biết được, trong vô
lượng số kiếp luân hồi dài đăng đẳng sau khi thoát khỏi kiếp thú.
Đồng thời, cái quặng lại hóa thành hình cầu. Diễn tả cho đúng thật
rất khó cho tôi, vì lẽ ở cõi nầy có nhiều bề hơn ở Thế gian mà
những sự vật hiện ra trước mắt người có Huệ Nhãn như thế đó.
Sau khi đã được Điểm Đạo lần thứ
Nhứt, người Đệ Tử trước khi có thể được Điểm Đạo lần thứ Nhì
thì phải hoàn toàn thoát khỏi cái ý niệm chia rẽ, ngoài những
nhược điểm khác. Ý niệm này là chướng ngại đầu tiên trong mười
chướng ngại (Samyojana) mà y cần phải loại trừ đặng tiến bước trên
con Đường Đạo và sự loại trừ
cuối cùng và nhứt định nầy y có thể thực hiện được nhờ đã
có kinh nghiệm trong cuộc Điểm Đạo lần thứ Nhứt: Y nhập vào Tâm
Thức Bồ Đề trong chốc lát. Cố nhiên, không phải do đó mà y có thể
tìm lại trạng thái Tâm Thức nầy chừng nào cũng được. Ít ra y cũng
có cảm giác Bồ Đề Tâm: Lúc ấy y cảm thấy được sự hợp nhứt, y
biết rằng sự hợp nhứt có thật, mặc dầu y không đủ khả năng tự
mình lên cõi đó một lần nữa, nếu không có sự giúp đỡ của Đức Sư
Phụ. Như thế, cái ý niệm chia rẽ, đối với y, đã trở thành một ảo
tưởng. Ở thế gian, thật ra chúng ta dường như không thể nào nhận
thức được điều nầy trong thể xác. Chúng ta không ngớt bàn luận về
nó, chúng ta cố gắng tin rằng chúng ta cảm thấy sự hợp nhứt đó,
nhưng tôi tưởng kỳ thật điều đó chưa có thể được ngày nào mà con
người còn mang lấy cái hình hài xác thịt nầy và chưa có thực hiện
sự kinh nghiệm cao cả đó. Chúng ta tin chắc bằng trí khôn thôi,
nhưng cảm thấy thật sự hợp nhứt là cả một vấn đề khác nữa.
Khi bắt đầu hoạt động trên cõi Bồ
Đề, con người bước vào đó từ cảnh thấp nhứt (cảnh thứ Bảy), nhưng
thoạt tiên, y không nhận thức được điều gì cả, vì là cảnh thấp. Y
cảm thấy một luồng phúc lạc mãnh liệt không thể tả nổi và đồng
thời, Tâm Thức y bành trướng, nó nối tiếp theo tất cả những điều y
đã cảm được từ lúc trước, có lẽ Tâm Thức nầy làm cho y tưởng
rằng nó lan rộng khắp thế gian. Vả chăng, đây là một điều sai lầm
hoàn toàn. Khi mà y quen thuộc với cảnh giới cao siêu nầy rồi thì y
phân tách được, y nhận thấy sự bành trướng Tâm Thức của y, tuy được
rộng lớn, nhưng nó cũng vẫn chưa trọn vẹn, chưa đại đồng. Y mở
rộng phạm vi hoạt động của y từng chút, từng bực, giống như một
đạo quân trú đóng trong một phần đất mới chiếm được: Trước hết
họ đặt chân lên đó, sau lại và dần dần, khu vực hàng phục lan
rộng trọn khắp xứ. Xong rồi, con người chú tâm luyện tập đặng lên
cảnh trên kế cận một cách có ý thức; nhưng y có thể lên từ cảnh
nầy đến cảnh khác, cho đến cảnh thứ Nhứt cao hơn hết mà không cần
cấu tạo Thể Bồ Đề. Con người nhờ tham thiền hay cố gắng tiến tới
Tâm Thức Bồ Đề thì luôn luôn có thể đạt được nó. Đối với người
đã cấu tạo xong cho mình Thể Bồ Đề (Kim Thân) thì Tâm Thức nầy làm
căn bản cho Tâm Thức Hồng Trần thấp thỏi của xác thân, của Cái Vía
và của Hạ Trí. Đó là một sự tiến bộ khác nhau và đặc biệt mà
cũng khó khăn nữa, bởi vì nó bắt buộc phải loại bỏ Nhân Thể ([15]),
phá tan bức tường chia rẽ nầy.
Người mà Tâm Thức hoạt động
trên cõi Bồ Đề, trong lúc tham thiền thấy rằng, nếu y chia sớt được
tất cả Tâm Thức kỳ diệu của cõi nầy thì cũng vẫn còn một vòng
tròn nhỏ trống không chia đôi Tâm Thức nầy với khoảng ở bên kia Vũ
Trụ, lẽ cố nhiên, tấm vách ngăn mỏng manh này là Nhân Thể, chính
nó phải tan rã hầu để cho Thể Bồ Đề phát triển. Rồi thì, người
ta mới cảm thấy được Đời Sống tự do thực sự là thế nào và ở
Thế gian chẳng có cách nào diễn tả được. Bà Blavatsky trình bày
như vầy: "Một vòng tròn mà trung tâm ở khắp nơi, còn chu vi cái
vành thì lại không có". Định nghĩa này rất đẹp đẽ và rất có ý
nghĩa. Quả thật, đó là điều vô lý trái ngược nhau nhưng không thể
bàn gì về những tình trạng siêu việt nầy của tôi nói lại mà không
tương phản với nhau.
Khi ta đạt được cái ý niệm hợp
nhứt chắc chắn rồi, con người có cảm tưởng rằng ở trình độ nầy,
Thể Kim Thân của nó choán hết toàn diện cõi Bồ Đề, và tuồng như
nó có thể tự mình chuyển di tiêu điểm Tâm Thức của nó trên khắp
cõi nầy bất câu ở chỗ nào và cũng không vì lẽ đó mà rời bỏ
trung tâm của vòng tròn, mặc dầu tất cả những lời nói đây có thể
bị người ta cho là vô lý. Sự kinh nghiệm đó không thể nào diễn tả
được. Mối cảm xúc nầy đến cực độ và kèm theo luôn luôn cái ý
thức phúc lạc vô biên, cái phúc lạc mà ở những cõi thấp không thể
cho ta chút quan niệm nào cả, cái phúc lạc mãnh liệt, linh động
và nồng nhiệt mà trí con người tưởng tượng không nổi. Ở Thế gian,
trong những cơ hội rất hiếm hoi mà chúng ta nhận thấy, không có
cái gì xứng đáng với danh từ phúc lạc ấy, cái phúc lạc vốn
không cảm thấy sự đau khổ nào cả. Tại Trần thế chúng ta hưởng
được hạnh phúc hay phúc lạc là khi nào, trong chốc lát, chúng ta
không mệt mỏi và không đau khổ, khi nào chúng ta có thể nghỉ xả
hơi, chúng ta thưởng thức được những ảnh hưởng tốt đẹp. Đó là
một ý niệm có hơi tiêu cực. Trên cõi Bồ Đề, phúc
lạc là một cảm giác mãnh liệt phi thường và linh động; tôi
không biết làm thế nào để bày tỏ nó ra.
Hãy tưởng tượng sự hoạt động mãnh
liệt nhứt mà huynh chưa hề cảm thấy, hãy thay thế sự hoạt động
linh mẫn nầy, nhiệt liệt nầy bằng một ý niệm toàn phúc; kế đó
hãy tinh thần hóa ý niệm toàn phúc nầy rồi đem nó lên tới một cõi
thật cao và nhơn nó với một con số gọi là con số n lần (lũy thừa
n), có lẽ như thế, huynh sẽ có được
một quan niệm về cái phúc lạc cõi Bồ Đề.
Ấy là một sự thật linh động của
một sức mạnh không có cái chi chống lại nổi. Nó không có gì là
thụ động cả. Người ta không có nghỉ ngơi. Ở Thế gian, chúng ta bắt
buộc phải có nhiều nỗ lực siêng cần mà sự nghỉ ngơi chiếm luôn
luôn một địa vị rất lớn trong lý tưởng của chúng ta, dù lý tưởng
đó thế nào cũng vậy; nhưng ở
trên cảnh cao đó, con người trở thành hóa thân của một năng
lực phi thường, tự biểu thị bằng cách ban rải ra ngoài. Trong Tâm
Thức của y, quan niệm về sự cần thiết nghỉ ngơi tuyệt nhiên không
có. Điều mà ở Thế gian người ta gọi là sự nghỉ ngơi thì ở trên
cõi Bồ Đề dường như là một sự không có thật. Chúng ta liên kết
với sự biểu thị của khí lực thiêng liêng và khí lực nầy là một
sự sống linh động. Người ta có thể nói đến sự an nghỉ ở cõi Niết
Bàn, nhưng đứng về phương diện thấp thỏi mà thôi. Sức mạnh của
khí lực mới thật là đặc tánh của đời sống cao siêu nầy, khí lực
quá cao diệu cho đến đỗi không thể lấy một thứ vận động thông
thường nào mà giải thích được, chính nó là một triều lưu vô biên
không có chi chống lại nổi, ở dưới ḍm lên thì nó in như là sự yên
lặng nhưng nó có nghĩa là Tâm Thức của Quyền Lực tuyệt đối. Không
có danh từ nào để trình bày tất cả những điều nầy. Đi đến đó
chúng ta mới thắng phục được cây cỏ dại to lớn. Kẻ thù nguy hiểm
của chúng ta tức là cái ý niệm chia rẽ. Tóm lại, đó là phận sự
khó khăn hơn hết đang chờ đợi chúng ta, bởi vì nó bao hàm tất cả
cái gì còn lại.
Khi Thể Bồ Đề phát triển trọn vẹn
trên bảy cảnh rồi và chỉ lúc đó, con người mới làm chủ được
toàn cõi Bồ Đề và có năng lực đồng hóa một cách mỹ mãn với
toàn thể nhơn loại. Cái năng lực nầy giúp cho y biết được tư tưởng
và tình ý của tất cả mọi người. Trước khi đạt được Tâm Thức Bồ
Đề, chúng ta có thể gắng sức làm giảm bớt cái ý niệm chia rẽ và
nói về mặt trí thức thì sự thành công to tát lắm, tuy nhiên,
chúng ta còn đứng ở bên ngoài, đó có nghĩa là chúng ta chưa biết
được đồng loại mình. Đối với chúng ta, họ cũng còn là một sự
bí mật tuyệt đối, bởi vì đối với con người, thì con người là một
sự bí mật to lớn nhứt. Chúng ta có thể giao thiệp mật thiết trong
một thời gian khá lâu với nhiều người, nhưng mà chúng ta không am
hiểu họ tường tận. Có thể, trước khi đi đến cõi Bồ Đề không ai
biết rành rẽ một người nào cả, nhưng sau khi lên cõi Bồ Đề rồi, y
có thể ḥa mình vào Tâm Thức của những kẻ khác và biết rõ những
việc làm của họ và vì lý do nào họ hành động như thế nầy hay như
thế kia. Tại đó, tất cả vạn vật đều ở trong Tâm y, chớ không ở
bên ngoài và y quan sát vạn vật cũng như y quan sát những bộ phận
của chính mình y vậy. Ở Thế gian thì không thể làm như vậy được,
nhưng cảm giác được bấy nhiêu cũng là đủ lắm rồi. Tất cả niềm
vui vẻ, tất cả nỗi đau khổ của nhơn loại cũng chính là niềm vui
vẻ và nỗi đau khổ của y. Khi y muốn xuống cõi Thấp, y mượn một
trong số những vòi, những tua
– nghĩa là Tâm Thức của những
người khác
– bởi vì y với những kẻ khác chỉ
là một mà thôi. Y có thể cảm giác được và thật ra, y cảm giác
được hết thảy những điều gì làm cho người ấy xúc động. Y biết
được tất cả những niềm đau khổ của Thế gian, nhưng y hiểu biết
một cách chắc chắn và tuyệt đối rằng sự đau khổ là một thành
phần cần thiết của cõi nầy và khi lên tới cõi cao thì nó không
còn nữa.
Không chia sớt sự đau khổ một cách
ít thấm thía hơn, y biết rằng Phạm Thiên Brahman là Toàn Phúc và
hợp nhứt với đời sống thiêng liêng là một tình trạng phúc lạc vô
biên ở nội tâm. Phải tới trình độ phát triển nầy trước khi có thể
giúp đỡ đầy đủ đồng loại mình.
Khi con người đạt được Tâm Thức mới
nầy, thì một thời gian trước đó, y đã lìa khỏi mấy cõi thấp, nơi
đó y còn có nguy cơ mất sự an tĩnh và sự quân bình của y, chính y
mới là yếu tố của niềm hoan lạc thiêng liêng. Khi trở về nhập vào
ba Thể: Trí, Vía và Xác Thân thì y có thể bị những sự lo lắng
nhỏ nhặt làm cho y xúc động.
Nhưng cũng không nên có điều đó nữa, tuy nhiên có một khoảng
lớn chia đôi đời sống cao siêu với đời sống ở Thế gian và khi chúng
ta còn ở trong xác phàm thì những chuyện không ra gì cũng còn có
thể làm cho chúng ta nổi cơn thạnh nộ. Có thể mất bình tĩnh trong
nhất thời, vì một lý do thuộc về cõi Trần; ở một cảnh giới thật
cao cũng vẫn còn điều đó, nhưng chỉ hoàn toàn phớt qua thôi. Dưới
Thế gian, những sự vật làm cho người ta đau khổ thật sự vốn là
những sự vật mà người ta tưởng rằng là không phương cứu chữa.
Không thể nào bị thất vọng sau khi đã đạt được Tâm Thức siêu việt
nầy, thực tại luôn luôn là hạnh phúc, nhứt định chắc chắn như vậy.
Chúng ta biết rằng, ở những cõi thấp, tất cả những sự đau khổ
đều là tạm thời và chúng ta không còn chịu đau khổ nữa, nếu
chúng ta tiến rất gần đến sự toàn thiện.
Chúng ta có cái năng lực đồng hóa,
chẳng những Tâm Thức của kẻ khác mà còn cho đến tất cả cái chi ở
trên cõi Bồ Đề. Chúng ta học hỏi tất cả theo đường nội tâm chớ
không theo ngoại cảnh ([16]).
Chúng ta muốn khảo cứu một vấn đề nào, một cơ thể nào
hay hoạt động của một Luật thiên nhiên nào hoặc các vấn đề
khác cho đến tất cả Tâm Thức của Nhân Thể nữa, chúng ta bắt buộc
phải xem xét từ bên ngoài và coi nó như ở ngoài chúng ta. Ở trong
Nhân Thể, chúng ta có thể quan sát việc nầy với một Tâm Thức vô
cùng mở mang, với cái năng lực thu hoạch được những điều hiểu
biết hết sức sâu rộng hơn là những cõi thấp. Nhưng khi tiến đến
cõi Bồ Đề, sự sai biệt thật là trọng yếu. Đối tượng của sự quan
sát của chúng ta lại trở thành phần tử của chính mình chúng ta.
Khó mà phô diễn bằng lời nói, bởi vì ở Thế gian, chúng ta không
có cái gì hoàn toàn giống như thế; nhưng khi khảo sát sự vật
bằng cách lấy phương diện nội tâm thay thế cho những phương diện
ngoại cảnh thì có được một sự ích lợi to tát cho chúng ta.
Những đặc điểm đó mới mẻ cho đến
đỗi như là chúng ta có thể nói rất đúng: "Đây là sự thấy đầu
tiên của chúng ta về cách thức mà Đức Thượng Đế quan sát Vũ Trụ
của Ngài". Bởi vì kinh nghiệm nầy chính thật là kinh nghiệm của
Ngài, điều mà Ngài quan sát phải là một phần tử của chính Ngài,
bởi vì không cái gì có ra đây mà không phải là Ngài. Tâm Thức của
Ngài vốn là Tâm Thức Bồ Đề nầy nhơn cho một
số gọi là số n (lũy thừa n) và thêm vào đó một sự thông
tuệ, một sự vinh quang và một sự huy hoàng mà không cái gì, bất
cứ ở cơi nào, có thể gợi cho chúng ta một ý niệm nào cả. Người
ta mới hiểu rõ rằng tại sao ta gọi cõi này là cõi Chơn và tất
cả những cái thấp là cõi Giả, bởi vì sự sai biệt thật to tát,
sự thay đổi thái độ của chúng ta thật hoàn toàn cho đến đỗi tất
cả cách thức khác để quan sát sự vật dường như là hư ảo, không
thực tế mà lại còn kỳ cục nữa, khi mà chúng ta tập quan sát sự
vật theo con đường nội tâm.
Đạt được sự thấy cao siêu nầy cũng
không phải là khó như như nhiều sanh viên đã lầm tưởng. Có một số
người đã thành công trong kiếp hiện tại, ở nơi đây và ngay bây giờ
đây, chắc chắn những người bằng lòng tuân theo kỷ luật và thật
hành lòng vị tha vong kỷ một cách tuyệt đối thì tập được; bởi
vì ngày nào một yếu tố cá nhơn chia rẽ còn tồn tại trong quan
điểm của người Đệ Tử thì ngày đó y không thể nào tiến bộ được
trong Tâm Thức Bồ Đề vì sự mở mang Tâm Thức nầy tùy thuộc sự loại
trừ Bản Ngã.
– II
–
qui
tắc 21
"Sau khi thật hành xong 21 qui tắc
thì trong lúc sanh viên được Điểm Đạo, Tâm Thức Bồ Đề hay là sự
hiểu biết Sự Đồng Nhứt hiện ra cho anh thấy một sự kiện Thiêng Liêng
vĩ đại ([17]).
Sau sự kinh nghiệm nầy, thí sanh khác hẳn thường nhơn chỉ biết cầu
xin với Trí năng mà thôi. Người ta thường nói: Đơn nhứt là đặc điểm
của cõi Bồ Đề. Điều nầy, có lẽ cần phải có vài lời giải thích
phụ thêm. Ở trong Nhân Thể (Thượng Trí), một người có thâu thập sự
hiểu biết khá đầy đủ về một vật nào đó; anh thấy cái tinh hoa,
cái cốt yếu của nó, bởi vì Chơn Nhơn tác động qua trung gian của
Nhân Thể (Thượng Trí). Chơn Nhơn tưởng một cách trừu tượng, chớ
không cần hạ xuống cho tới những thí dụ, bởi vì tư tưởng của
Ngài soi thấu cặn kẻ vấn đề. Mấy điều nầy thật kỳ diệu nhưng mà
còn hành động từ bên ngoài.
Đặc điểm lớn lao của cõi Bồ Đề
là hoạt động từ trung tâm phát ra ngoài (ly tâm lực). Nếu ta muốn
bày tỏ thiện cảm với người nào đó và hiểu biết trọn vẹn hầu
giúp đỡ họ cho có hiệu quả thì ta hoạt động trong Thượng Trí (Nhân
Thể). Ta phóng một tia sáng như tia sáng của đèn khí đá vào Nhân
Thể của y (đây là nói một cách bóng dáng) rồi ta học hỏi những
đặc tánh, những cái riêng biệt. Chúng nó rất rõ ràng và rất dễ
xem xét, nhưng luôn luôn chúng ta thấy từ bên ngoài. Nếu chúng ta có
năng lực Bồ Đề và muốn đạt được sự hiểu biết nầy thì ta đem Tâm
Thức ta lên cõi Bồ Đề và tại đó ta nhận thấy Tâm Thức của người
mà ta muốn học hỏi là một thành phần của chúng ta. Tại đây, ta
gặp Tâm Thức ta, một điểm, có thể nói là một kẽ hở hơn là một
điểm, nó tiêu biểu cho Tâm Thức của y, đây là mức độ thấp mà ta đă
chọn lựa. Ta thấy tất cả mọi vật đúng như y đã thấy. Ta thấy chúng
nó bằng cách ta vào ở trong tâm y, thay vì ở ngoài mà nhìn vô.
Người ta hiểu dễ dàng rằng phương
pháp nầy giúp chúng ta hiểu biết và có thiện cảm một cách trọn
vẹn.
Khi tầm mắt ta mở rộng nhờ những
sự hiểu biết mới mẻ nầy thì tất cả những vấn đề liên hệ đến
chúng nó trở thành một thành phần của chúng ta. Chúng ta học hỏi
chúng nó từ bên trong, chớ không phải từ bên ngoài, chúng ta có
thể nhứt định điều khiển Tinh lực chúng ta theo chiều hướng nào.
Đây là một sự lợi ích rất lớn lao
và rất mới mẻ. Chúng ta biết phải bàn đến những vấn đề
dưới thế gian cách nào".
Như vậy, chúng ta mới xử dụng được
Bồ Đề Tâm, chớ không phải chỉ nghe nói mà thôi.
Nói tóm lại, phải lên tới cõi Bồ
Đề mới thấy Tâm Thức mình chứa đựng trọn vẹn cõi Bồ Đề.
Không phải giọt nước tan trong biển cả mà trái lại trọn cả biển
cả chun ở trong giọt nước. Thật là kỳ lạ. Ở mấy cõi trên, có
những việc gọi là bình thường, mà ở tại cõi Trần người ta thấy
chúng nó trái ngược nhau rõ rệt. Khi chúng ta chưa lên tới mấy cõi
đó thì chúng ta không quan niệm được điều ấy. Ngày sau hay là
nhiều kiếp nữa chúng ta sẽ kinh nghiệm được điều này.
Bây giờ hãy để nó qua một bên: nghe
vậy hay vậy.
6. tâm
thức niết bàn hay là tâm thức tiên thể
(Corps Atmique)
Thật sự chúng ta chưa xử dụng được
Tâm Thức của Cái Vía mà nói đến Tâm Thức Niết Bàn thật là không
khiêm tốn chút nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể thuật lại những
điều mà các vị La Hán đã có kinh nghiệm tại cõi Niết Bàn nói
cho các em nhỏ nghe.
Các nhà học giả Đông Phương bên Âu
Châu dịch chữ Nirvana là tiêu hủy, theo nghĩa một ngọn đèn cầy bị
thổi tắt. Điều này trái hẳn với Chơn Lý. Nói cho đúng ấy là tiêu
hủy tất cả những cái chi tiêu biểu cho con người, bởi vì không còn
con người nữa mà chỉ còn Đức Thượng Đế trong con người, một vị
Thượng Đế ở giữa những vị Thượng Đế lớn hơn Ngài.
Hãy tưởng tượng một đại dương ánh
sáng rực rỡ linh động, và chuyển động như thủy triều dâng lên không
có chi ngăn cản được. Ánh sáng nầy tiến tới trên một cõi không có
sự tương đối.
. . . . Ánh sáng nầy có một mục
đích nếu điều đó có thể hiểu được. Thật ra không có lời để diễn
tả. Vào cõi Niết Bàn trước nhứt ta cảm thấy một sự an lạc tuyệt
vời, một hạnh phúc vô biên. Trong ánh sáng nầy lại có những điểm
sáng rỡ hơn nữa.
Lần lần chúng ta biết được những
Mặt Trời phụ thuộc này là những Đấng Cao Cả như những Đại Thiên
Thần, những Đấng Nam Tạo Bắc Đẩu, những vị Phật, những vị Bồ
Tát, các Chơn Sư và những vị khác mà chúng ta không biết tên. Ánh
sáng và sự sống xuyên qua các vị ấy mà ban rải cho chúng ta.
Đức Bà Blavatsky nói về trạng thái
của Tâm Thức nầy như sau đây: "Chỗ nào cũng có một trung tâm mà
không có cái vòng tròn làm ra chu vi ở ngoài".
Người ta cho câu nầy vốn của Pascal
thốt ra hoặc của Hồng Y Giáo Chủ Cardinal de Cusa hoặc trong quyển
Zohar, nhưng thật sự nó ở trong sách của Hermès ([18]).
Vào Niết Bàn không phải bị hoàn
toàn tiêu diệt. Con người không mất cá tánh của mình mà c̣n hưởng
được một sự phúc lạc vô biên, một sự sống cao thượng và mới mẻ
và tin chắc rằng: Có sự trường tồn bất diệt. Ở vào mức độ này,
Chơn Thần vẫn còn bao phủ mình bằng một bức màn khó mà diễn tả
được.
Tâm Thức Niết Bàn của Chơn Sư là
một điểm, nhưng nó chứa đựng trọn cõi Niết Bàn. Ngài có thể đem
nó xuống mấy cõi dưới rồi trải rộng nó ra. Ngài ở trong hình
cầu nầy, còn những người Ngài muốn giúp đỡ ở chung quanh hình
cầu. Như vậy Ngài ban thần lực cho họ dễ dàng. Thiết tưởng cũng
nên biết rằng: Lần đầu tiên vị La Hán phải nhờ Chơn Sư bao bọc
trong hào quang của Ngài rồi đem lên tận cõi Niết Bàn và nhờ Ngài
vị La Hán mới thấy được vài sự vinh quang của cõi nầy trước khi
có đủ quyền năng tự vào đó một mình.
Quí bạn nên đọc quyển
Nirvana của Đức Arundale trong
đó Ngài ghi lại những kinh nghiệm của Ngài, nhứt là Chương XI: "Những
sự nguy hiểm của Niết Bàn". Trong Chương nầy Ngài thuật lại
vì sơ ý nổi nóng có một chút mà các Thể của Ngài bị xáo trộn
và Ngài bị loại ra khỏi cõi Niết Bàn. Tôi nhấn mạnh về điểm nầy
để cho quí vị thấy
tánh tình quan trọng là dường
nào và ghi nhớ mãi trong lòng mười chướng
ngại
– Samyojana.
*
*
*
h ế t
([2])
Ngôi thứ Ba (3è Logos) biến đổi Hỗn
Nguơn Nhứt Khí (Mulaprakriti) ra những
nguyên tử đặng thành lập Bảy Cõi
Trời. Ngôi thứ Nhì phối hợp các nguyên
tử làm ra những hình dạng và cho sự
sống của Ngài vô những hình dạng nầy.
([8])
Cái Vía xuất ra ngoài rồi, chất Thanh
Khí ở ngoài lại bao phủ xác thân làm
một Cái Vía giả. Tới chừng con người
về nhập xác, Cái Vía giả tan rã.
([10])
Quí bạn nên đọc hai quyển: L’ homme
visible et invisible của Đức Leadbeater
và quyển Le Corps Causal của A. E.
Powell.
([12])
Đây nói về trên cõi Bồ Đề. Còn ở tại
cõi Trần, không nên cho trẻ con ở gần
những người hung dữ, chúng nó sẽ
nhiễm tính xấu nầy vì những tư tưởng
và những tình cảm truyền nhiễm lẹ
làng.
([16])
Nghĩa là đi từ trong ra ngoài, chớ
không phải đi từ ngoài vào trong. (Lời
dịch giả)
([17])
Xin nói thêm: Sau khi được Điểm Đạo lần
thứ Nhứt hay là lúc thuận tiện thí
sanh nhờ Tôn Sư hay một vị Đại Sư Huynh
đem lên cõi Bồ Đề tập luyện một vài
cách. Không có sự giúp đỡ nầy, không
khi nào vị Tu Đà Huờn lên tới cõi Bồ
Đề được. Anh mới hoạt động ở cõi
Trung Giới và cũng có thể ở cõi Hạ
Thiên.
Không có sự luyện tập nầy sanh
viên không thể diệt được ba chướng ngại
đầu tiên của mười chướng ngại, Phật
Giáo gọi là Samyojana.
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES