trang nhà
l trang
sách l
bản
tin l
thiền
học l
tiểu
sử l trang
thơ l
h́nh ảnh
l
bài vở
T̀NH HUYNH ĐỆ ĐẠI ĐỒNG
(The Universal Brothehood)
Annie Besant
“Bạn có thể nhớ rằng vào ngay thời kỳ đầu trong sinh hoạt của Hội, một trong các Chơn sư đă viết thư cho ông Sinnett như thế nào, theo đó các ngài không ra khỏi sự ẩn dật ngàn đời chỉ để dạy dỗ cho một vài người trong một câu lạc bộ huyền bí học. Đối với các ngài, Mục tiêu lớn nhất của Hội chính là việc dạy T́nh huynh đệ của con người, việc chấp nhận giáo huấn đó và việc sẵn ḷng làm việc để xúc tiến sinh hoạt T́nh huynh đệ (. . .); kiến thức chỉ có giá trị khi nó khiến cho người ta hữu hiệu hơn trong việc mang cái Thông điệp đó truyền bá cho thế giới. Và như vậy, theo lời tŕnh bày của ông Sinnett th́ điều thực sự quan trọng đối với Hội chính là: dạy dỗ và sống T́nh huynh đệ”.
(Annie Besant, Hội Thông Thiên Học và Quần Tiên Hội, trang 19).
“Các nguyên lư lớn về sự Luân hồi đó bao giờ cũng phải đi song hành với nguyên lư về T́nh huynh đệ nếu người ta phải áp dụng T́nh huynh đệ đó, nếu T́nh huynh đệ phải biến thành một nguyên tắc hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày. Đó là v́ xuất phát từ những dị biệt này của thời đại th́ mới có mọi khả năng làm phát triển ra một xă hội trật tự và hạnh phúc giữa chúng ta”.
(A. Besant, Thế giới đang Thay đổi, trang 79)
“Nhưng nếu ta phải áp dụng T́nh huynh đệ để giải quyết những khó khăn của ḿnh, th́ điều đầu tiên cần thiết là ta phải rán hiểu cho được T́nh huynh đệ có nghĩa là ǵ và hàm ư điều ǵ . Thế mà Tinh huynh đệ tuyệt nhiên không hàm ư điều mà ta gọi là sự B́nh đẳng, v́ cũng giống như bạn có thấy T́nh huynh đệ trong thiên nhiên th́ cũng vậy, trong thiên nhiên bạn lại không thấy có sự B́nh đẳng. Thật vậy, chính tên gọi T́nh huynh đệ đă khiến cho ta liên tưởng tới cấu tạo của gia đ́nh, hàm ư ngay tức khắc là sự không b́nh đẳng của người lớn tuổi và người nhỏ tuổi, của kẻ khôn ngoan và kẻ ngu dốt, của người dẫn dắt và kẻ phải tuân lệnh; sao cho nếu con người muốn nhắm tới một xă hội trong đó khẩu hiệu chính là sự b́nh đẳng th́ y phải hoàn toàn dẹp sang một bên nguyên lư T́nh huynh đệ. Điều bất lợi khi đưa ra khẩu hiệu chiến tranh là sự b́nh đẳng nhằm cố gắng tạo nên một hệ thống xă hội hoặc thậm chí đấu tranh cho một cuộc tranh đấu trong xă hội, đó là việc định luật thiên nhiên chống lại bạn và bạn đang bàn tới một điều hư cấu chứ không phải là một sự thật. (. . .)
“Định luật trong thiên nhiên là bất b́nh đẳng chứ không phải b́nh đẳng; và chẳng có ích ǵ khi cố gắng xây dựng một hệ thống xă hội dựa trên điều vốn chỉ là một hư cấu được nghĩ ra qua sự nghiên cứu của những kẻ giáo điều, nhưng lại sụp đổ ngay lúc nó được đem ứng dụng vào sinh hoạt của loài người”.
(A. Besant, Thế giới đang Thay đổi, trang 75)
“Tất cả những thứ này đều b́nh đẳng ư ? Ngay từ khi mới chào đời, những thứ này rơ rệt là bất b́nh đẳng. Ôi ! có ích lợi ǵ khi tự lừa gạt ḿnh bằng những lời lẽ vô nghĩa như thế ? Có ích lợi ǵ khi bảo rằng con người ta sinh ra đều b́nh đẳng và nói về một sự b́nh đẳng đại đồng thế giới mà thiên nhiên đă chối bỏ ? Quả thật là có nhiều sự bất b́nh đẳng xă hội mà bạn có thể dẹp bỏ được. Nhưng điều đó không nghiêm trọng lắm. Chính sự bất b́nh đẳng tự nhiên mới là một vấn đề nghiêm trọng hơn. Và người ta thường quên điều đó khi họ nói về cả quốc gia lẫn cá nhân. (. . . ). Cơ hội b́nh đẳng cho mọi người: biết đâu bạn có thể thực hiện được trong một tương lai xa; nhưng khả năng để vận dụng cơ hội đó một cách b́nh đẳng th́ bạn không thể tạo ra được. (. . .) Và như vậy chúng ta phải giáp mặt với sự thật là T́nh huynh đệ không có nghĩa là b́nh đẳng, mà là một T́nh huynh đệ thực sự của những người lớn tuổi và người nhỏ tuổi, một đại gia đ́nh nhân loại trong đó một số người lớn tuổi hơn hẳn so với những người khác, c̣n một số người rất non trẻ, rất ngu dốt, rất điên rồ (. . .)”.
“Lịch sử không quay trở lại nhưng nó được lập lại ở những mức độ cao siêu hơn và các nguyên tắc chính yếu có thể xuất hiện trở lại. Vấn đề trong lúc này là làm thế nào mà t́m được con người tốt nhất để rồi đặt y vào vị trí quyền lực.”
“Thế mà lư tưởng của chúng ta về T́nh huynh đệ được áp dụng vào lĩnh vực Chính quyền đ̣i hỏi phải có người khôn ngoan chứ không phải kẻ ngu dốt (. . .) làm thế nào t́m được người tốt nhất ? Lư tưởng là người tốt nhất nên cầm quyền, nhưng làm thế nào t́m được họ mới là vấn đề. Mọi người chúng ta nghiên cứu vấn đề này đều phải cố gắng giải quyết nó và những điều gợi ư mà tôi đưa ra đây có lẽ cũng nói bóng gió tới việc giải quyết vấn đề đó. Nhưng bạn sẽ không thể cố gắng giải quyết được nó chừng nào bạn c̣n chưa nhận ra sự tuyệt vọng của đường lối cai trị hoặc không cai trị hiện nay và chấp nhận Lư tưởng là người tốt nhất nên cầm quyền. Khi chúng ta đă đồng ư về điều đó rồi, th́ chúng ta sẽ hội ư với nhau để sáng chế ra một phương tiện nhằm t́m kiếm và chọn lựa được người tốt nhất, đặt họ vào địa vị mà họ có thể phụng sự cho quốc gia. Và ta phải làm điều này v́ ích lợi của nhân dân, do nhân dân vốn “chết lần chết ṃn v́ thiếu hiểu biết”, và v́ ngu dốt nên họ chẳng bao giờ có thể tự cứu được ḿnh”.
(A. Besant, Các lư tưởng của Hội Thông Thiên Học, trang 17-31)
“(. . .) đối với các Chơn sư, điều thật sự quan trọng của Hội Thông Thiên Học chính là: sống và dạy dỗ T́nh huynh đệ”.
(Annie Besant)
“T́nh huynh đệ trong một quốc gia có nghĩa là bổn phận và trách nhiệm phải hài ḥa với tuổi tác và năng lực”.
(Annie Besant)
“T́nh huynh đệ là một định luật trong thiên nhiên, nó sẽ chẳng bao giờ trở nên thực tiễn chứng nào con người c̣n chưa hiểu được rằng đó là một định luật chứ không phải là hoài băo”.
(Annie Besant)
“T́nh huynh đệ là một định luật nhưng người ta biết rất ít về nó”.
(Annie Besant)
“T́nh huynh đệ tuyệt nhiên không hàm ư cái gọi là sự B́nh đẳng; một hệ thống xă hội dựa vào sự b́nh đẳng đi ngược lại định luật thiên nhiên”. “(. . .) các linh hồn vốn không b́nh đẳng; có thể có b́nh đẳng về cơ hội chứ không b́nh đẳng về năng lực. Chúng ta nên nghiên cứu vấn đề đặt người tốt nhất vào địa vị cầm quyền”. “Tự do không bao giờ có thể đến với một quốc gia do sự la ó của đám đông, cũng không do sự lập luận của cơn đam mê vô kỷ cương, cũng không do sự hận thù của giai cấp”.
(Annie Besant)
“Chúng ta nên áp dụng các nguyên lư luân hồi và nghiệp báo vào các vấn đề xă hội, lúc bấy giờ T́nh huynh đệ sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trên thế giới”. (. . .) chính tư tưởng mới xây dựng được các quốc gia; điều mà nhà tư tưởng quan niệm ắt được thể hiện thành ra sự tổ chức xă hội”.
(Annie Besant)
“(. . .) tất cả đều có năng lực trong phạm vi cục bộ của riêng ḿnh, nhưng họ lại thiếu năng lực khi xét tới những vấn đề có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế”.“(. . .) thế mà ai đang cai trị chúng ta ? Một đằng là ông Vua Túi Tiền, c̣n một đằng là ông Vua Quần Chúng. Chẳng có ông Vua nào trong hai người trên có thể làm cho quốc gia này vĩ đại hơn”. “(. . .) vấn đề trong lúc này là làm thế nào t́m được người tốt nhất rồi đặt y vào địa vị cầm quyền, nếu không được như vậy th́ quốc gia không thể hạnh phúc được”.
(Annie Besant)
“T́nh huynh đệ theo luật luân hồi và nghiệp báo sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của thế giới ngày nay”. “(. . .) bạn sẽ thấy những người xây dựng nên nền văn minh mới là những người đang tiến bộ về đời sống tâm linh, là những người không thể hạnh phúc khi người khác c̣n đang khốn khổ, là những người mà bữa cơm sẽ trở nên đắng miệng khi chúng kèm sự đói ră họng của người nghèo”.
Những trích dẫn tác giả Jinarajadasa về T́nh huynh đệ đại đồng.
“Nhưng T́nh huynh đệ của mọi linh hồn này cũng giống như mối quan hệ huynh đệ trong nội bộ của một gia đ́nh; các anh chị em đâu có cùng một tuổi mặc dù họ có cùng cha mẹ”.
(C. Jinarajadasa, Thông Thiên Học Thực tiễn, trang 63)
“V́ một người là một đơn vị của tổ chức xă hội, cho nên giá trị mà bất kỳ giáo huấn đạo đức nào có thể dành cho một cá nhân th́ không thể tách rời được việc áp dụng giáo huấn đó cho cộng đồng mà y là một phần tử. Cũng như một sự hiểu biết vài chân lư đơn giản có thể biến đổi được quan niệm của con người về chính ḿnh; cũng vậy, quan niệm về điều cấu thành quốc gia chân chính (khi được xem xét dưới ánh sáng của Triết học Bí truyền) cũng làm biến đổi sâu sắc nhân sinh quan của một người đối với các đồng loại (. . .)”.
“Các cá nhân tạo thành quốc gia đều là những Linh hồn, những Chơn ngă bất tử sống trong những thể xác trần tục; họ là thành viên của quốc gia để triển khai các quốc gia về sự toàn bích. Với vai tṛ là các linh hồn và tất cả đều tham gia vào Bản chất Thiêng liêng duy nhất, th́ tất cả mọi người trong quốc gia đều là huynh đệ; cho dù đó là người giàu hay người nghèo, người có học hoặc kẻ ngu dốt, người tuân thủ pháp luật hoặc kẻ phạm pháp, tất cả đều là huynh đệ và không một điều ǵ mà một linh hồn làm ra có thể biến đổi được sự kiện đó của thiên nhiên”.
“Người có học hoặc kẻ kiêu hảnh có thể không nh́n nhận ḿnh có bản chất đồng nhất với kẻ ngu dốt và hạ tiện; kẻ yếu đuối và có đầu óc tội phạm có thể tỏ ra có nhiều thú tính hơn là thiên tính. Thế nhưng nơi kẻ cao cả cũng như kẻ thấp hèn đều có một bản chất duy nhất là Sự Sống Thiêng Liêng, và không điều ǵ mà một người làm ra có thể làm yếu đi mối liên hệ huynh đệ giữa y và tất cả những người khác”.
“Cũng vậy, trong số những linh hồn hợp thành một quốc gia, có những linh hồn già hơn và những linh hồn trẻ hơn; chính sự khác nhau về tuổi tác và năng lực của tâm linh mới khiến cho quốc gia thực sự hoạt động được”.
“Ta thấy tuổi tác của linh hồn tương ứng với những lư tưởng về ḷng vị tha và sự hợp tác; kẻ nào linh hồn lớn tuổi hơn ắt xung phong giúp đỡ cho phúc lợi của những người khác, c̣n kẻ nào là linh hồn non trẻ hơn th́ trước hết nghĩ tới quyền lợi cá nhân và theo đuổi những nhu cầu của riêng ḿnh hơn là hi sinh bản thân v́ lợi ích của những người khác.
“Những sự phân chia mà giờ đây chúng ta có được trong sinh hoạt của quốc gia căn cứ vào đẳng cấp xă hội và của cải không thật sự là những sự phân chia linh hồn lớn tuổi với linh hồn nhỏ tuổi; một người sinh ra trong một giai cấp thượng lưu có thể vẫn c̣n là một linh hồn rất non trẻ, trong khi một người khác sinh ra trong giai cấp hạ tiện theo qui ước của thế gian lại có thể tiến hóa hơn nhiều trên cương vị là một linh hồn.
“Trong mỗi quốc gia đều có những linh hồn lớn tuổi và những linh hồn nhỏ tuổi, Luật Huynh Đệ đ̣i hỏi rằng kẻ lớn tuổi hơn phải biết hi sinh nhiều hơn v́ ích lợi của kẻ nhỏ tuổi hơn so với sự hi sinh của kẻ nhỏ tuổi hơn cho người lớn tuổi hơn. V́ trải qua những thời đại dài dằng dặc, sự sống đă ưu đải cho các linh hồn nhiều tuổi hơn các linh hồn nhỏ tuổi, cho nên nó đ̣i hỏi linh hồn lớn tuổi hơn phải biết vừa hi sinh bản thân vừa tỏ ra có trách nhiệm.
“Nguyên tắc lớn để d́u dắt chúng trong việc quản trị đó là trong mọi sự vụ quốc gia th́ nguyên lư Huynh đệ sẽ thống ngự mọi chuyện. Điều này có nghĩa là người ta đă nhận thức rơ ràng được việc ngăn ngừa sự đau khổ hoặc dốt nát hoặc lạc hậu của ngay cả chỉ một công dân thôi cũng đỡ gây thiệt hại cho phúc lợi của mọi công dân; v́ số phận của mỗi người không thể tách rời khỏi số phận của mọi người, v́ một người mà thăng tiến th́ mọi người cũng đều thăng tiến, và một người mà suy vi th́ mọi người cũng đều bị suy vi; do đó không được có một chút xíu sự bóc lột nào của người này đối với người kia, của giai cấp này đối với giai cấp kia. Bởi v́ mọi người đều là linh hồn và ngay cả kẻ chậm tiến nhất cũng là vị Thượng Đế đang thành h́nh, cho nên bổn phận của người quản trị mọi định luật và moi định chế là phải liên tục hiệu triệu Thiên tính ẩn tàng nơi con người (. . .)
“Khi trong quốc gia người ta đă thừa nhận vị Thượng Đế ẩn tàng nơi con người này th́ một cuộc cách mạng hoàn chỉnh sẽ xảy ra trong thái độ của chúng ta và trong cách cư xử của chúng ta đối với kẻ tội phạm. Trước hết và trên hết th́ cho y, dù y làm ǵ đi chăng nữa, y vẫn là huynh đệ của ta. Y quả thật là một người em nhỏ tuổi đối với những người trong chúng ta vốn lớn tuổi hơn (cho nên đă mặc nhiên sẵn ḷng tuân theo những qui luật của quốc gia) nhưng mặc dù y đă sa đọa cả ngàn lần, th́ y vẫn là huynh đệ của ta ngay cả sau lần thứ một ngàn đó”.
(Thông Thiên Học Thực tiễn, trang 61-66)
“(. . .) những kẻ nào mà ta giả sử là đang có hoài băo vươn tới tính linh cao siêu nhất không được chú ư đến những hoàn cảnh nghèo nàn; ngày nay hoài băo hướng về sự chứng ngộ tâm linh phải được chuyển sang sự hiểu biết đâu là những nguyên tắc vĩnh hằng của sự công bằng”.
(Jinarajadasa)
Những trích dẫn của các Chơn sư.
“(. . .) họ rao giảng quá nhiều về các Chơn sư và quá ít về T́nh huynh đệ; chỉ kẻ nào có thể thấu hiểu được tầm quan trọng của T́nh huynh đệ thực tiễn làm phục sinh th́ kẻ đó mới có quyền sở hữu những bí mật của chúng tôi”.
M.
“Mặt khác, chúng tôi khẳng định rằng ḿnh có biết nhiều nguyên nhân bí mật của các sự việc hơn là thế nhân biết. Vậy th́ ta xin nói rằng chính việc nói xấu và mạ lỵ các sáng lập viên, chính cái quan niệm sai lầm nói chung về mục tiêu và mục đích của Hội Thông Thiên Học đă làm tê liệt sự phát triển của nó chứ không có ǵ khác. Nếu những mục đích này được giải thích thỏa đáng th́ trong đó đâu có thiếu ǵ sự dứt khoát”.
(M.- Thư của Chơn sư, số 38, trang 251)
“Các vị Thủ lănh muốn cho một T́nh huynh đệ trong Nhân loại, một T́nh huynh đệ Đại đồng thực sự bắt đầu; một định chế sẽ khiến cho nó được cả thế giới biết tới và làm cho những đầu óc cao siêu nhất phải chú ư đến nó”.
(K. H.- Thư của Chơn sư, số 6, trang 24)
“Thật vậy, những sự thật và điều bí nhiệm của huyền bí học tạo thành một tập hợp có tầm quan trọng tâm linh cao nhất, vừa sâu sắc lại vừa thực tiễn đối với thế giới nói chung. Thế nhưng, chúng được ban ra cho con không phải chỉ để làm tăng thêm cái mớ rối rắm lư thuyết hoặc suy đoán trong thế giới khoa học, mà v́ chúng có tác dụng thực tiễn đến ích lợi của loài người (. . .). Chúng phải tỏ ra vừa có tính chất hủy diệt vừa có tính chất xây dựng – hủy diệt đi những sai lầm độc hại trong quá khứ, hủy diệt đi những tín ngưỡng và mê tín dị đoan lạc hậu đă ôm choàng làm nghẹt thở giống như loại cỏ dại độc hại của Mê hi cô ngay cận kề cả loài người; nhưng chúng phải xây dựng được những định chế mới về một T́nh huynh đệ trong Nhân loại thực tiễn mà chân chính trong đó mọi người đều trở thành kẻ hợp tác với thiên nhiên (. . .)”.
(K. H.- Thư các Chơn sư, số 6, trang 23-24)
“(. . . ) những người nào gia nhập Hội Thông Thiên Học với mục đích ích kỷ duy nhất là đạt được quyền năng th́ ắt biến khoa học huyền bí thành ra mục đích chính yếu và duy nhất của ḿnh; những người đó tốt hơn không nên gia nhập Hội – số phận của họ là sẽ thất vọng cũng giống như những kẻ nào phạm phải lỗi lầm là để mặc cho ḿnh tin rằng Hội Thông Thiên Học chẳng là ǵ khác nữa. Chính v́ họ rao giảng quá nhiều về các ‘Huynh trưởng’ và quá ít (nếu có) về T́nh huynh đệ cho nên họ mới thất bại (. . .). Chỉ kẻ nào thâm tâm yêu thương nhân loại th́ kẻ đó mới hiểu rốt ráo được ư niệm về T́nh huynh đệ thực tiễn có tính chất phục sinh th́ những kẻ đó mới có quyền sở hữu những bí mật của chúng tôi”.
(M.- Thư của Chơn sư, số 38, trang 251)
“(. . .) chúng tôi thường có ư nguyện truyền bá ở Lục địa Âu Tây trong đám các giai cấp có học thức nhất, các ‘Chi bộ’ Thông Thiên Học với vai tṛ là tiên phong của T́nh huynh đệ Đại đồng (. . .). Tuy nhiên y đă thẳng thắn và trung thực công nhận nội dung là ḿnh không thể lĩnh hội được cái ư niệm căn bản về T́nh huynh đệ Đại đồng của Hội Thông Thiên Học Quốc tế, mục đích của y chẳng qua là trau dồi việc nghiên cứu Khoa học huyền bí (. . .). Nhưng bạn nên nhớ cho rằng y chỉ được đồng ư như vậy với điều kiện rơ ràng và không thể thay đổi được là cái Hội mới đó phải được thành lập trên cương vị là một Chi bộ của T́nh huynh đệ Đại đồng.”
(K. H.- Thư của Chơn sư, số 8, trang 209)
“Thế nhưng, bạn đă từng thảo luận việc dẹp bỏ đi cái ư niệm về T́nh huynh đệ Đại đồng, nghi vấn ích lợi của nó, và đề nghị rằng nên cơ cấu lại Hội Thông Thiên Học dựa vào nguyên tắc đó là một trường chuyên nghiên cứu về huyền bí học. Anh bạn và Huynh đệ khả kính của ta ơi, điều này không bao giờ được đâu ! (. . .) Nhưng cái Hội mới đó, nếu có được lập ra th́ mặc dù có một danh tính riêng biệt của ḿnh th́ vẫn cứ thật ra phải là một Chi bộ của Hội Thông Thiên Học Quốc tế giống như Xứ bộ Thông Thiên Học Anh quốc ở Luân đôn, và đóng góp vào sức sống cũng như sự hữu dụng của Hội Quốc tế bằng cách xiển dương cái ư tưởng chủ đạo của nó về một T́nh huynh đệ Đại đồng theo những đường lối thực tiễn khác.”
(K. H.- Thư của Chơn sư, số 2, trang 8-9
“Nếu ta yêu cầu con giúp vào việc tổ chức một hệ thống để giảng dạy khoa học huyền bí, hoặc một kế hoạch thành lập một “trường pháp thuật”, th́ cái ví dụ mà con nêu ra là có một đứa trẻ ngu dốt yêu cầu phải triển khai “một vấn đề bí hiểm liên quan tới chuyển động của một lưu chất bên trong một lưu chất khác” có thể là một ư tưởng hay ho. Về vấn đề này sự so sánh của con tỏ ra khập khiểng và cái luận điệu mỉa mai chẳng nhằm vào đâu cả v́ ta đề cập tới một đề tài chỉ có liên quan tới kế hoạch tổng quát và sự quản trị nơi ngoại giới của một Hội được dự phóng chứ tuyệt nhiên không đề cập tới việc nghiên cứu nội môn bí giáo; ta đề cập tới một Chi bộ của T́nh huynh đệ Đại đồng chứ không phải là một “Trường Pháp thuật”: việc lập nên một Chi bộ đó mới là điều kiện tiên quyết cho trường pháp thuật (. . .). Ta yêu cầu có một kế hoạch bộ khung, c̣n con lại cứ tưởng rằng ta đang yêu cầu con hợp tác để đưa ra những giáo huấn về khoa học tâm linh ! (. . .). Và con, về phương diện khác vốn là một người tốt bụng và khôn ngoan (xét về mặt vô thức th́ đó là kiểu mẫu tinh thần của chính con), lại không thể hiểu được ư tưởng của ta về Hội Thông Thiên Học với vai tṛ là T́nh huynh đệ Đại đồng, v́ thế cho nên mới ngoănh mặt đi với nó”.
(K. H.- Thư của Chơn sư, số 28, trang 213, 215).
“Thuật ngữ Huynh đệ Đại đồng đâu phải là một cụm từ vu không căn cứ mà thôi (. . .). Đó là nền tảng vững chắc duy nhất cho nền đạo đức đại đồng thế giới. Nếu đó là một giấc mơ, th́ nó ít ra cũng là một giấc mơ cao đẹp cho loại người và là hoài băo của bậc Chơn sư”.
(K. H.- Thư của Chơn sư, số 4, trang 17)
“(. . .) việc thiếu linh hứng đối với những điều được coi là thấp kém vốn do việc thiếu một nguyên lư đại đồng thế giới về đạo đức mà ta công nhận là một ĐỊNH LUẬT; đây là bí mật của sự thất bại tâm linh trong thời đại này. Thật là quan trọng khi hiểu được rằng Hội Thông Thiên Học có vai tṛ là T́nh huynh đệ Đại đồng.
(K. H.)
(. . .) các chân lư bí truyền phải dựng nên được các định chế mới là một T́nh huynh đệ thực tiễn và chân chính trong Nhân loại.”
(K. H.)
(. . .) Sinnett bị kích động rất nhiều v́ ḷng nhiệt thành về huyền bí học và ông ta đă trộn lẫn nó một cách rất bất cẩn với T́nh huynh đệ Đại đồng.”
(K. H.)
Các trích dẫn của Blavatsky
“Tất cả chúng ta đều là huynh đệ tuân theo những định luật trong Thiên nhiên, sinh trưởng rồi diệt vong cũng như tuân theo những định luật của việc chúng ta vô cùng bơ thờ từ lúc chào đời cho đến lúc qua đời trong cái thế giới đau khổ và đầy hăo huyền này. Vậy th́ chúng ta hăy yêu thương, giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau chống lại cái óc hăo huyền đó, trong khi vẫn bám cứng lấy điều mà mỗi một chúng ta đều chấp nhận là lư tưởng của chúng ta về sự thật và thực tại (nghĩa là cái tôn giáo thích hợp nhất với mỗi một chúng ta) th́ chúng ta phải đoàn kết lại để tạo thành một ‘hạt nhân thực tiễn của T́nh huynh đệ Đại đồng trong Nhân loại KHÔNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC, TÍN NGƯỠNG HOẶC MÀU DA’.”
(Tuyển Tập H. P. B.)
“Các hội viên Hội Thông Thiên Học nói chung được tự do rao giảng bất cứ tôn giáo hoặc triết lư nào mà họ thích hoặc không rao giảng nếu họ muốn vậy, miễn là họ có thiện cảm với và sẵn ḷng thực hiện ít nhất là một trong ba mục đích của Hội. Hội là một đoàn thể nhân ái và khoa học để truyền bá ư tưởng về T́nh huynh đệ theo những đường lối thực tiễn thay v́ là lư thuyết”.
(H. P. Blavatsky, Ch́a Khóa Thông Thiên Học, trang 9)
(Ấn bản tóm tắt của Adyar do Clara M. Codd)
(Nhà Xuất bản Thông Thiên Học, Madras, Ấn độ, năm 1987, trang 242).
“Mục đích căn bản của chúng ta là T́nh huynh đệ Đại đồng (. . .), một T́nh huynh đệ của mọi tín ngưỡng và mọi giáo phái bao gồm những kẻ Hữu thần và Vô thần, Ki tô hữu và những người ngoại đạo trên khắp thế giới mà không ai phải từ bỏ ư kiến riêng của ḿnh khi đă hiệp nhất vào trong một Hội đoàn Huynh đệ dũng mănh duy nhất”
(H. P. B., Tuyển Tập IV, trang 470)
“Thế mà Hội của chúng ta (điều này đă được giải thích đi giải thích lại ngay cả cho công chúng bên ngoài) có một mục đích tổng quát và nhiều mục đích nếu không phải là thứ yếu th́ ít ra cũng không nổi bật như thế. Việc theo đuổi thành khẩn một trong những mục đích thứ yếu (trong trường hợp này là khoa học huyền bí) chưa bao giờ được là coi là bổn phận chung và công việc của mọi người; v́ những lư do nêu trên, nó chỉ được hạn chế trong một bè phái rất nhỏ của Hội, việc theo đuổi nó c̣n tùy vào thị hiếu cá nhân và khát vọng của các hội viên. C̣n về phần mục đích đầu tiên tức là mục tiêu chủ yếu về T́nh huynh đệ Thông Thiên Học, th́ thiết tưởng cũng chẳng cần nhắc nhở bất kỳ hội viên nào xem mục đích đó là ǵ”.
(H. P. B. Tuyển Tập IV, trang 470)
“Bạn không thể quên điều mà tôi đă bảo đi bảo lại bạn ở Simla, và điều mà Chơn sư K. H. chính ngài cũng nói với bạn, nghĩa là Hội Thông Thiên Học trước hết là một Hội đoàn thực hiện Huynh đệ Đại đồng chứ không phải là một Hội dành cho các hiện tượng phép lạ và huyền bí học”.
(H. P. B.- Thư của Chơn sư, số 138, trang 468
“Ta có thể thấy quần chúng trong nhân loại ít hiểu biết về nguyên lư Huynh đệ Đại đồng này xiết bao, ta cũng có thể thấy ít khi họ nhận ra được tầm quan trọng siêu việt của nó; điều này được thể hiện qua những ư kiến vô cùng phức tạp và những sự thuyết giải hư cấu liên quan tới Hội Thông Thiên Học. Như ta đă phác họa một cách ngắn gọn ở đây và tŕnh bày một cách bất toàn th́ Hội này được tổ chức dựa trên một nguyên lư duy nhất là T́nh huynh đệ xét theo bản thể của Con người. Người ta đả kích nó là theo Phật giáo và chống lại Ki tô giáo, mặc dù nó có thể là cả hai tôn giáo này gộp lại, khi cả Phật giáo lẫn Ki tô giáo theo sự tŕnh bày linh hứng của các vị sáng lập khiến cho T́nh huynh đệ là giáo lư duy nhất cốt yếu trong cuộc đời”.
(H. P. B.- Trích dẫn J. D. Buck trong Ch́a Khóa Thông Thiên Học, trang 18).
“(. . .) nếu không có sự thật và sự công bằng th́ không thể có Minh triết”.
(H. P. B)
“(. . .) mục đích căn bản của chúng ta là T́nh huynh đệ của con người Hữu thần và những kẻ Vô thần”.
(H. P. B.)
“(. . .) nguyên tắc Huynh đệ Đại đồng này ít được đại chúng trong nhân loại hiểu rơ; nó là tinh hoa của Phật giáo lẫn Ki tô giáo”.
(H. P. B.)
“(. . .) mục đích căn bản của chúng ta là T́nh huynh đệ Đại đồng”.
(H. P. B.)
“(. . .) Trường phái Tân Platon ở Alexandria là khuôn mẫu được đề nghị cho Hội Thông Thiên Học”.
(H. P. B.)
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở