trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

 

Tính giản dị  và tư tưởng Thiền học
 trong cuốn Dưới Chân Thầy

 


hoa bưởi

 

Như hải
      


    

 Dưới Chân Thầy là một quyển sách thật nhỏ, nhưng đầy những tư tưởng lớn, những tư tưởng thiền học giúp mọi người sống thiền trong đời sống hàng ngày bằng những lời hướng dẫn giản dị nhất. Không một ngôn từ thiền học nhưng lại toát ra đầy những hương vị thiền học. Nó giản dị đến nỗi hầu như ai cũng có thể đọc được nó và cũng v́ tính quá giản dị này cho nên nó cũng dễ bị người ta bỏ qua một bên v́ cách đọc đầy thành kiến và định kiến ( người ta nghĩ rằng cái ǵ phức tạp mới chứa đựng được những điều uyên thâm). Sau đây tôi xin đưa ra hai đoạn văn , một giản dị trong cuốn Dưới Chân Thầy và một phức tạp trong những bài nói chuyện của ông Krishamurti nhưng cùng diễn đạt một tư tưởng để quí vị thấy được nét độc đáo của cuốn Dưới Chân Thầy, giản dị mà lại chứa đầy những tư tưởng thâm sâu.

 Duy có một điều ham muốn tốt hơn hết

          ( Dưới Chân Thầy)

 Tới đây cả thảy đều dễ, miễn con hiểu là đủ. Nhưng có một số người không chịu đeo đuổi những mục đích trần tục mà chỉ cốt mong được về nước Thiên đàng, hay đặng riêng mình thoát khỏi đọa Luân hồi. Con đừng phạm lỗi đó. Nếu con thật quên mình rồi, con đâu còn nhớ hỏi lấy chừng nào linh hồn con mới được giải thoát, hay là nữa rồi đây nó sẽ về ở cảnh Trời nào. Con hăy nhớ rằng mỗi việc ham muốn ích kỷ dầu mục đích cao cả thế mấy đi nữa cũng đều trói buộc (là một sợi dây xiềng xích), và ngày nào con không loại hết các điều ham muốn này th́ ngày đó con chưa thật rảnh rang để hiến ḿnh cho công việc của Chơn Sư.

 Khi những ham muốn thuộc phàm nhơn con tiêu mất rồi, cũng có thể còn một sự ham muốn là thấy đặng kết quả của công việc con làm. Nếu con giúp ai, con muốn biết con giúp người đó tới bực nào; có lẽ con cũng muốn cho người ấy hiểu con đă giúp họ tới cở nào và biết ơn con nữa. Mà cái nầy vẫn là một điều ham muốn, và cũng gọi là chẳng có ḷng tin cậy. Khi con ra sức giúp, đương nhiên phải có kết quả, dẫu con thấy hay là không thấy cũng vậy. Nếu con thạo Luật Trời thì con biết rằng điều này phải như thế. Vậy th́ con phải làm điều lành, bởi chưng ưa mến việc lành chớ chẳng phải trông mong được ban thưởng. Phải làm lụng v́ chưng ưa mến sự làm lụng, chớ chẳng phải trông mong thấy cái kết quả. Con phải xả thân giúp đời vì con thương đời, và bởi con không làm thế nào khác nữa được.

 

Tại Sao Chúng Ta T́m Kiếm Danh Vọng

 (một trong những bài nói chuyện của ông Krishnamurti)

 

Có khi nào bạn nghĩ về điều này chưa? Tại sao chúng Ta muốn trở thành người nổi tiếng như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, chính trị gia, ca sĩ, hoặc bất kỳ nhân vật nổi tiếng nào? Tại Sao vậy? Tại v́ chúng ta không yêu thích những ǵ chúng ta đang làm. Nếu bạn yêu thích hát hay vẽ, hoặc làm thơ, bạn không màng tới ư tưởng bạn nổi tiếng hay không. (làm việc v́ công việc- chú thích người viết)

Muốn trở thành nổi tiếng chỉ là điều tầm thường, ḷe loẹt, ngu xuẩn, không nghĩa lư; tuy nhiên , bởi v́ chúng ta không yêu thích, không hài ḷng với những điều chúng ta làm, nên chúng ta muốn đánh bóng tiếng tăm của ḿnh.
 

Ngành giáo dục của chúng ta hiện nay đang suy đồi bởi v́ nó dạy chúng ta yêu quí những thành công chứ không phải những ǵ chúng ta làm. Kết quả trở nên quan trọng hơn hành động. (trói buộc ở chỗ này, hành động có hậu ư- chú thích người viết)
 

Bạn nên biết rằng, điều tốt nhất là khi ḿnh khiêm tốn, che giấu (những) tài hoa để chỉ là người vô danh, bạn yêu thích việc ḿnh làm và không tỏ ư khoe khoang.

Quan trọng hơn nữa khi bạn không là nhân vật nổi tiếng, h́nh ảnh bạn không đăng trên báo. Các chính trị gia không đổ xô tới cửa nhà bạn .

Khi bạn chỉ là một người b́nh thường, ẩn danh, lại là lúc bạn qui tụ được tất cả những ǵ đẹp nhất, quí giá nhất và phong phú nhất

 

  Qua hai đoạn văn trên, chúng ta đều thấy chúng cùng tŕnh bày một tư tưởng thiền học. Làm sao để thoát khỏi sự trói buộc của hành động và tŕnh bày những cách thức, những thủ thuật làm sao để thực hiện được điều ấy. Cả hai đều nhấn mạnh phải chú tâm vào công việc của ḿnh đang làm, ch́m ḿnh vào công việc chớ đừng mắc vào sai lầm khi chú tâm vào kết quả của hành động, nó trói buộc con người. Có như thế hành giả mới an nhiên tự tại ngay trong mọi hành động ở cơi trần này,.

 Dù hai đoạn văn trên cùng một tư tưởng nhưng về mặt h́nh thức, chúng được tŕnh bày qua hai lối văn khác nhau. Dưới Chân Thầy được tŕnh bày một cách giản dị, mộc mạc. C̣n đoạn văn kia th́ được tŕnh bày phức tạp, khoa bảng hơn. Không phải ông Krishnamurti thích viết như vậy mà v́ lối viết này đáp ứng được cho người dân thành thị hơn. Họ thích lư luận, văn chương một chút, triết học một chút và đôi khi lại phải có chút vị thiền. Đa số người dân thành thị có thành kiến thích đánh giá trị nội dung của tác phẩm qua những h́nh thức này (mốt thời thượng). Thật ra lối viết này giống như tấm bảng quảng cáo, tấm poster, bích chương để lôi cuốn người thành thị đi xem kịch hay xem hát mà thôi. Lối viết này thường bị giới hạn nhiều, chỉ đáp ứng cho một số người đọc. C̣n lối viết giản dị th́ đáp ứng được cho tất cả mọi người nhưng lại có khuyết điểm là dễ bị đánh giá lầm, dễ bị bỏ quên v́ lối đọc đầy thành kiến.

Những tác phẩm viết theo lối giản dị dễ bị bỏ quên v́ đa số coi thường cái vẽ bề ngoài của nó. Nhân đây tôi xin nêu một thí dụ. Tôi có một người bạn, học Văn Khoa, thiên về triết Đông Phương. Anh thấy tôi cứ đọc măi có cuốn sách Dưới Chân Thầy. Một hôm anh ta cầm lên đọc. Vừa lướt qua phần Phân Biện, tế nhị, anh ta trả lại, không phê b́nh.

Anh bỏ xuống không đọc tiếp v́ nó giản dị quá, không có một ngôn từ triết học, không một ngôn từ thiền học nào nằm trong đó. Hơn nữa lại nói về phân biện. Anh cho là đối đải mà không đọc tiếp. V́ có sẳn định kiến như vậy nên anh đă bỏ qua. Nhưng nếu đọc sách mà không có định kiến, có th anh đă nhận diện ra đươc câu này ngay trong phần Phân Biện:

 

“Trên thế gian nầy chỉ có hai hạng người : những người  có hiểu biết và những người không hiểu biết; duy chỉ có sự hiểu biết mới là hệ trọng mà thôi.

Những ai đă từng t́m hiểu về Phật học, về triết học Đông Phương đều biết về thế giới nhị nguyên, đối đải là mối trở ngại duy nhất mà người ta phải vượt qua hay nói một cách khác là làm sao thoát khỏi được chúng.

 Câu trên, nếu suy nghĩ kỹ chúng ta thấy rằng nó mang đầy tính thiền học . Nó vạch cho người ta thấy sự đối đải ẩn tàng mà con người phải vượt qua, cặp nhị nguyên có và không : có hiểu biếtkhông hiểu biết. Chỉ có sự hiểu biết mới chính là bản thể của ḿnh.

Cái hay của câu này là nó nằm trong phần phân biện. Nói theo triết học Phương Đông hay Thiền học th́ ngay trong đối đải đă có giải thoát rồi.

 Và không chỉ có bấy nhiêu thôi, quí vị có thể t́m thấy nhiều điều lư thú khác nữa khi quí vị b́nh tâm đọc hết quyển sách nhỏ này. Vào đây quư vị sẽ thấy những công án nằm răi rác khắp nơi và một điểm đăc sắc nữa là có luôn những phần giải thích đi đến thực hành công án đó. Nói như thế cũng chưa hết được cái hay của nó v́ nó c̣n chứa cả một hệ thống tư tưởng được phối hợp một cách mạch lạc và khéo léo nhằm vào sự tiến hóa hoàn hảo của con người.

Nói tóm lại, Dưới Chân Thầy là một cuốn sách nhỏ được viết bằng những lời văn giản dị nhưng lại chứa đựng đầy những tư tưởng bất hủ, đầy những tư tưởng thiền học được viết theo lối thực hành hơn lư thuyết. Mong rằng quí vị sẽ nhặt ra được nhiều hạt kim cương chân lư ẩn tàng trong cuốn sách nhỏ bé này bằng cách đọc nó với tấm ḷng không thành kiến, không định kiến. Những ai đă thưởng thức được hương vị ấy rồi th́ có lẽ không bao giờ rời xa được cuốn sách nhỏ bé này.

 

                                          Như Hải

 


 

trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở