trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở         
 

SỰ T̀M HIỂU Ư NGHĨA CỦA ĐỜI SỐNG

Ramjivan Sinha.
 

Ngôn ngữ chẳng qua là biểu tượng của tư tưởng và không thể thay thế tư tưởng. V́ vậy, Thông Thiên Học không phải là những ǵ chứa đựng trong sách vở Thông Thiên Học hay trong các kinh sách tôn giáo lớn. Nó là tác động của Đại Trí vào mọi lúc và ở khắp nơi trong Vũ trụ. Đại Trí nầy là một nguồn tiềm lực hùng dũng cuộn chảy không ngừng và hồi sinh mỗi lúc. Thông Thiên Học được định nghĩa một cách huê mỹ là “sự minh triết sắp đặt mọi sự việc một cách dũng mănh và dịu dàng”. Nhưng Thông Thiên Học có giá trị chăng là khi nào nó cải tiến được kiến thức và cuộc sống của chúng ta, nếu không, giá trị của nó rất ít. Học hỏi Thông Thiên Học là một điều rất hữu ích nhưng chúng ta c̣n phải t́m ở nó một trạng thái hạp với ḿnh. Chúng ta phải phát giác Thông Thiên Học là chi đối với chúng ta và trong sự giao tiếp với kẻ khác.

V́ được sưu tầm bằng huệ nhăn, Thông Thiên Học có một giá trị to lớn cũng như nhiều phát minh khoa học khác; nhưng biết nguồn gốc của con người, nguyên lư về sự sống, đời sống sau khi chết và các chơn lư khác do bà Blavatsky, ông C.W. Leadbeater, bà A. Beasnt và nhiều vị khác nữa truyền dạy, biết các điều ấy để làm ǵ nếu chúng ta không hiểu ư nghĩa của đời sống ? Sự học hỏi của chúng ta phải liên hệ mật thiết đến sự sống trong chúng ta và chung quanh chúng ta. Các điều học hỏi tách rời đời sống chỉ là một mớ kiến thức khô khan, nặng nề vô nghĩa. Có ư nghĩa chăng là sự hiểu biết của người thành đạo chứ không phải thứ kiến thức nầy. Trong lúc trí hóa con người thu thập kiến thức, một cái ǵ trong chúng ta thâm sâu hơn cái trí biến chúng nó thành minh triết, nghĩa là sự hiểu biết ư nghĩa chân thật của đời sống.

Nhưng làm sao chúng ta hiểu được ư nghĩa của sự sống nếu chúng ta đần độn và thô kệch, hẹp lượng và ích kỷ, lănh đạm và tàn bạo ? Sự mẫn cảm là điều kiện tất yếu của sự hiểu bíết. Trừ phi chúng ta cởi mở và linh hoạt, tinh nhạy và đắn đo, và thông cảm với mọi hiện tượng của sự sống xung quanh chúng ta, với sự mỹ lệ khôn tả cùng các nỗi vui buồn của nó, chúng ta không sao lănh hội được ư nghĩa của đời sống. Mà đó chính là tinh hoa của giáo lư Thông Thiên Học. Một tâm hồn ích kỷ, tham lam, nặng nề không sao hiểu biết; ấy là con chim bị nhốt trong lồng và không thể bay lên trời cao.

Trong sự khám phá các điều nhiệm mầu của Tạo Hóa và sự khai thác các năng lực thiên nhiên, cái trí thông minh của chúng ta đă thành công mỹ măn, nhưng nó đă thảm bại khi t́m hiểu con người và xây dựng sự hiểu biết giữa con người. V́ bản chất của nó là tham dục và truy hoan, yếu ớt và nghi kỵ, nó không thể đạt sự hiểu biết. Muốn hiểu biết nó phải hồi quang phản chiếu, và khi biết được ḿnh và ư thức được giá trị của sự việc, nó sẽ giải thoát khỏi cái ổ kén bao bọc, nó sẽ bước vào một đời sống rộng răi và cởi mở hơn.

Ông Krishnamurti nói muốn hiểu biết Chơn lư, cái trí phải vắng lặng, nhưng sự vắng lặng nầy không phải sự bất động của cái chết. Nó giống như sự an tĩnh trước buổi b́nh minh. Trong sự an tĩnh ấy, những mâu thuẫn đều tiêu tan và tất cả đều liên kết trong một sự điều ḥa vĩ đại. Đó là sự an tĩnh chứa chan nhựa sống. Nó đến một cách tự nhiên chứ không phải là kết quả của sự cố gắng. Bao giờ cái trí chưa hiểu biết và c̣n ở trong trạng thái cục mịch, sự an tĩnh quí báu ấy không thể đạt được.

Trước một người lạ, nếu chúng ta đón tiếp anh bằng cái trí, chúng ta chỉ biết anh một cách nông cạn. Chỉ khi nào ta thương mến anh, ta mới hiểu anh. V́ một bà mẹ yêu con nồng nàn nên bà hiểu biết con bà hơn ai cả. Một câu châm ngôn nói : “T́nh thương khiến con người thông minh”. Chúng ta càng cảm thông với đời sống th́ càng hiểu biết nó hơn. Sự mẫn cảm chân thật là t́nh thương, nó giúp chúng ta hiểu biết.

Các Đấng Cao cả như Đức Phật, Đức Jésus, Đức Mahomet v́ mẫn cảm với sự sống, v́ ḷng tràn ngập thiện cảm từ bi nên sự hiểu biết của Ngài được nhanh chóng và hoàn toàn. Các Ngài luôn luôn hiểu biết đau khổ của người và thú, và cảm thông với chúng. Nhờ thế, trải qua bao thế kỷ, các Ngài vẫn c̣n là ngọn linh đăng soi đường đưa nhân loại tiến đến chỗ hoàn hảo là Chân, Thiện và Mỹ.

Vào thời đại nầy, v́ sự hiểu biết rất cạn hẹp nên bản tánh thương yêu ở con người cần được nêu cao. Thật là một điều đầy ư nghĩa khi người ta nói Đấng Giáo chủ của thế gian trong giai đoạn hiện tại là Đức Di Lạc. Là v́ Ngài là hiện thân của ḷng từ. Nếu chúng ta muốn tiến mau đến sự minh triết và hiểu ư nghĩa của sự sống, chúng ta phải dọn ḿnh để trở thành ở khắp nơi, một trung tâm của t́nh huynh đệ, của thiện chí và điều ḥa, của t́nh thương yêu và tinh thần phụng sự.

Khi chúng ta trở nên mẫn cảm với sự sống, chúng ta sẽ sáng tạo thật sự, và khi chúng ta sáng tạo thật sự, các cái chi đẹp đẽ và cao quí nhất ở ta sẽ biểu hiện ra. Trong  mt đời sống sáng tạo như thế, không có sự bắt chước, cũng không có sự giả dối. Sự sống sẽ cuộn trào dũng mănh, đơn giản và tự nhiên theo bản chất của nó. Lối sống ấy sẽ giúp ta phát giác con người của chúng ta. Chng đó mỗi người sẽ hiểu ḿnh hơn và bắt đều thực hiện thiên trách được chỉ định cho ḿnh trong kế hoạch thiêng liêng. Đức C. Jinarajadasa nói mỗi người đều được dành một công việc hợp với bản chất và tánh t́nh ḿnh, và ta cần phải t́m ra nó. Công việc đó là thiên trách của chúng ta và chúng ta chỉ t́m được nó khi chúng ta sống một nếp sống sáng tạo.

Một mục đích của Hội Thông Thiên Học mà hội viên phải theo là : “thành lập một trung tâm huynh đệ đại đồng không phân biệt ṇi giống, tôn giáo, nam nữ, cấp bậc hay màu da”. Do đó, hội viên Thông Thiên Học tập sống và làm việc chung với nhau trong sự thiện chí và điều ḥa hầu trở thành trung tâm linh hoạt trong một cơ thể sống động. Sự hợp nhất tâm linh của nhân loại chỉ có thể thực hiện khi nào mỗi cá nhân có thể biểu hiện một cách tự nhiên chân tánh của ḿnh. Và ta chỉ có thể biểu hiện như thế được khi nào ta có một nếp sống sáng tạo, nghĩa là một sự hiểu biết rộng răi, một cảm xúc tinh nhạy đối với sự sống bên trong và xung quanh ḿnh.

MINH TÂN dịch.

(Trích tạp chí Ánh Đạo số tháng 7-8-9 năm 1968)


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở