trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
T́m Hiểu về Samadi
Samadi là ǵ
Trong Yoga Sutras , c̣n nhiều chữ quan trọng khác mà chúng ta bắt buộc phải dùng thường để tránh những lời dài ḍng vô ích, vậy chúng cần được giải thích rơ ràng.
Có người nói : Yoga là Samadhi.
Samadhi là một trạng thái, trong đó, tâm thức ĺa hẳn thể xác khiến thể xác trở nên bất động. Ấy là trạng thái xuất thần, trong đó trí vẫn hoàn toàn sáng suốt mặc dù thể xác hết cảm xúc. Khi từ trạng thái nầy, cái trí trở lại xác thân th́ nó mang về các kinh nghiệm đă thu thập được trong cơi siêu h́nh và c̣n nhớ rơ khi nó nhập vào khối óc xác thịt. Đối với bất cứ người nào trong trạng thái Samadhi cũng thế, họ cũng sáng suốt mặc dù thể xác không c̣n cảm xúc. Nếu người nào xuất thần mà hoạt động ở cơi Trung giới th́ Samadhi của người ấy thuộc cơi nầy; nếu tâm thức của người hoạt động ở cơi Thượng giới th́ Samadhi hoạt động ở cơi đó. Tóm lại, người nào có thể ĺa bỏ xác thân và để nó bất động trong lúc trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, người ấy đạt được trạng thái Samadhi.
Câu Yoga là Samadhi hàm súc nhiều sự kiện rất quan trọng. Tỉ như bạn chỉ có thể tiến vào cơi Trung giới mà thôi trong lúc bạn ngủ th́ tâm thức bạn ở trong trạng thái Svapna như chúng ta đă biết. Nhưng khi bạn dần dần mở mang quyền năng của bạn th́ các sự kiện của cơi Trung giới bắt đầu hiện ra trong tâm thức thức tỉnh của thể xác, và khi nào chúng nó trở nên rơ ràng cũng như các sự việc của cơi Trần th́ chúng nó trở nên đối tượng của tâm thức thể xác. Chừng đó, đối với bạn, cơi Trung giới không c̣n thuộc về Svapna mà thuộc về Jagrat, vậy bạn có hai cơi ở trong trạng thái Jagrat của bạn : cơi Trần và cơi Trung giới, c̣n cơi Thượng giới th́ vẫn ở trong Svapna. Thể của bạn bây giờ là do hai thể xác và vía họp lại. Khi bạn tiến lên nữa th́ cơi Thượng giới sẽ hiện đến, và cơi Trần, cơi Trung giới và cơi Thượng giới sẽ nằm trong tâm thức thức tỉnh của bạn và thuộc trạng thái Jagrat của bạn. Ba cơi nầy họp thành một, ba thể tương ứng cũng là một để nhận thức và hành động. Chừng đó ba thể của người thường trở thành một đối với nhà yogui. Khi bạn thực hiện được điều nầy, nếu bạn muốn thấy một cơi nào th́ bạn phải chú ư vào cơi đó sẽ thấy rơ. Nếu bạn chú ư vào cơi Trần th́ hai cơi Trung giới và Thượng giới trở nên lờ mờ. Trái lại, nếu bạn chú ư vào cơi Trung giới th́ cơi Trần và cơi Thượng giới sẽ lờ mờ v́ ở ngoài ṿng tập trung của cái trí. Bạn hiểu điều nầy rơ ràng khi bạn lưu ư rằng khi tôi đặt tầm mắt của tôi ở giữa pḥng th́ hai hàng cột hai bên không thể hiện ra rơ trước mắt tôi. Nếu tôi chú mục vào một cây cột, tôi thấy cây cột ấy rơ c̣n h́nh bạn th́ mờ. Bạn nên nhớ rằng các nhà yogui đă tách rời được các thể của họ trong lúc các thể nầy, nơi bạn, vẫn c̣n là một thành phần của bạn. Như vậy, những chi bạn chưa có thể rời bỏ th́ nhà yogui đă rời bỏ được nên chúng trở thành những cái vỏ đối với họ. Vậy khi, một tu sĩ tiến cao, những cái vỏ thấp của họ họp làm một mà họ rời bỏ lúc nào cũng được.
Yoga là Samadhi . Đó là khả năng ĺa khỏi những cái gọi là thể để chú định vào trong. Đó là nghĩa của Samadhi. Khi con người ở trong trạng thái nầy rồi không cách nào có thể gọi y trở lại cơi y đă rời bỏ (1). Điều nầy cũng giải thích cho bạn câu trong Giáo lư bí truyền nói rằng vị Chơn Tiên bắt đầu Samadhi của Ngài ở cơi Niết Bàn. Khi vị Jivanmukta tiến vào trạng thái Samadhi th́ Ngài bắt đầu ở cơi Niết Bàn. Tất cả các cơi dưới đối với Ngài chỉ là một, Ngài khởi đầu Samadhi ở một cơi mà ít ai đến được. Ngài khởi đầu tại đó rồi lần lần vươn lên các cơi cao hơn nữa trong Vũ trụ. Cũng thời Samadhi, mà lúc th́ dùng để gọi trạng thái của tâm thức khi nó tiến từ cơi Niết Bàn là cơi thứ năm sang ở các cơi cao rộng hơn như trường hợp của vị Jivanmukta.
Tâm thức hướng ra ngoài hay xoay vào trong
Samadhi có hai loại : một th́ hướng ra ngoài, một th́ xoay vào trong. Loại đầu luôn luôn đến trước và bạn đạt trạng thái Samadhi của tâm thức thức tỉnh hướng ra ngoài nầy khi bạn vượt ra khỏi các sự vật để tiến lên các nguyên lư căn bản của chúng và thoáng thấy được sự sống trường tồn. Darwin đạt được trạng thái ấy và khi ông ư thức luật tiến hóa. Đó là Samadhi hướng ra ngoài hay Samadhi của thể xác. Samadhi nầy được gọi là Samprajnata Samadhi hay Samadhi với tâm thức, nhưng tôi nghĩ tốt hơn nên gọi nó là Samadhi với tâm thức hướng ra ngoài, nghĩa là tâm thức hiểu biết sự vật chung quanh. Khi các sự vật nầy không c̣n, nghĩa là khi tâm thức rút khỏi các thể th́ con người đạt được Asamprajnata Samadhi hay Samadhi không tâm thức. Tôi thích gọi nó là tâm thức xoay vào trong v́ chỉ khi nào con người xoay vào trong th́ mới đạt được tâm thức nầy.
Hai trạng thái Samadhi đều có ở mỗi cơi, cái nầy tiếp nối cái kia. Ở giai đoạn đầu, cái trí tập trung mạnh mẽ vào sự vật rồi xuyên qua h́nh tướng, nó tiến thêm vào nguyên lư thâm sâu. Kế đó, tâm thức rút khỏi các thể của nó và quay vào bên trong chính nó ở một cái vỏ khác mà nó chưa được biết. Lúc đó, trong chốc lát, tâm thức chỉ biết có nó chớ không c̣n liên hệ đến bên ngoài. Tiếp theo đó là đám mây nghĩa là sự cảm thức trở lại một cái chi bên ngoài, nhưng sự cảm thức nầy mù mờ khác hẳn cảm thức hằng có bấy lâu. Thế rồi cái vỏ mới bắt đầu tác động và chừng đó con người cảm thức được sự vật của cơi kế trên tương ứng với cái vỏ đó. Đó là cuộc luân chuyển của trạng thái Samadhi : Samprajnata Samadhi, Asamprajnata Samadhi, Megha (đám mây) rồi trở lên Samprajnata Samadhi của cơi kế trên.
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở