trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 
 

 

TIẾN HÓA VÀ ẢO TƯỞNG
 

trích trong Bí Quyết Thông Thiên Hoc

 

Vấn: Ai sáng tạo Vũ Trụ mỗi lần vũ trụ tái sinh ?

 

Đáp: Không ai sáng tạo cả. Diễn tŕnh nầy khoa học gọi là sự tiến hóa. Các triết gia tiền Cơ Đốc và người Đông phương gọi là sự phân thân, c̣n nhà Huyền Bí Học và Thông Thiên Học chỉ nh́n nhận có một thực tại phổ quát, vĩnh cửu mà thôi. Từ các vực thẳm vô hạn của Không gian, thực tại này phóng ra một phản ảnh của chính nó. Bạn xem phản ảnh đó là Vũ trụ khách thể, vật chất, nhưng đối với chúng tôi là một ảo ảnh giả tạm; chỉ có cái chi trường cửu mới được gọi là Thực tại.

 

Vấn: Vậy bạn và tôi, chúng ta đều là ảo ảnh cả hay sao ?

 

Đáp: Đúng thế. Với tư cách là cá thể giả tạm v́ nó thay đổi qua mỗi kiếp. Bạn có cho các tia chớp của Bắc cực quang (Aurore Boréale) là “thật” chăng ? Bạn nh́n thấy rơ ràng mà ? Thật sự không phải thế, v́ thực tại duy nhất là nguyên nhân phát sinh vốn thường xuyên, và bất hoại, c̣n hiệu quả chỉ là ảo ảnh thoáng qua.

 

Vấn: Tất cả các điều vừa giải thích không  làm tôi hiểu rơ hơn v́ sao lại phát sinh các ảo ảnh được gọi là vũ trụ; làm sao ư thức có thể xuất lộ từ cái vô ư thức đang hiện tồn.

 

Đáp: Đây chỉ là điều không ư thức được đối với tâm thức bị hạn chế của chúng ta. Thực sự chúng ta có thể chú giải những lời của Thánh Jean như sau: “Aùnh Sáng (tuyệt đối) (là bóng tối) chói sáng trong bóng tối (có nghĩa là trong ánh sáng ảo tưởng của vật chất) và bóng tối lại không hay biết ǵ về ánh sáng đó. Aùnh sáng tuyệt đối này là định luật vừa bất di dịch, vừa tuyệt đối. Chúng tôi không muốn tranh luận về danh từ phát tán hay sáng tạo; vũ trụ xuất hiện từ chủ quan tính đồng nhất của cơi giới biểu lộ đầu tiên. Cơi giới nầy gồm có bảy. Trên mỗi cơi, vũ trụ lần lần trở nên nặng trược và vật chất, cho đến cơi giới cuối cùng của chúng ta là cơi giới được hiểu biết theo sự phỏng đoán của khoa cấu tạo vật lư. Cơi trần là hệ thống hành tinh hoặc Thái Dương có tính chất đặc biệt (sui  generis).

 

Vấn: Xin bạn giải thích về tính chất đặc biệt vừa kể.

 

Đáp: Điều nầy chứng tỏ định luật căn bản cùng với sự diễn tiến của các định luật thiên nhiên là sự đều đặn. Hệ thống Thái dương của chúng ta (cũng như hằng triệu hệ thống khác trong Đại Vũ Trụ) cho đến Địa Cầu, được biểu hiện theo một phương thức riêng biệt, khác hẳn sự hổ tương của tất cả các hệ thống khác. Khi nói về dân cư trên các hành tinh, chúng ta tưởng tượng họ cũng là con người như ḿnh, nghĩa là một thực thể biết suy tưởng. Trí tưởng tượng của nhà thi sĩ, họa sĩ thường hay tượng trưng; ngay đến các vị Thiên Thần được lư tưởng hóa có thêm hai cánh. Chúng tôi xác nhận rằng tất cả sự việc nầy chỉ là ảo tưởng và sai lầm. Địa Cầu nhỏ bé của chúng ta có một tạp đa về thảo mộc, động vật và nhân loại - từ rong rêu đến cây bá hương ở Liban, từ con sứa biển đến con voi, từ người sơ khai đến bức tượng cổ Apollon của Belvédère – nếu bạn đổi các điều kiện về vũ trụ, về hành tinh, đương nhiên sẽ có những thảo mộc, động vật và nhân loại hoàn toàn khác biệt phát sinh. Cho đến cơi giới này (cơi giới vật chất), gồm các hành tinh của chúng ta, cũng ở dưới những định luật tương tự, nghĩa là chúng phát sinh một loạt về vật thể và bản thể hoàn toàn dị biệt. Vậy thể chất bên ngoài của các hệ thống Thái dương khác c̣n xa lạ biết bao! Thật là hăo huyền khi chúng ta nghiên cứu về các v́ tinh tú, cũng như các thế giới khác theo quan niệm của thế giới nầy như  khoa vật lư thường làm.

 

Vấn: Bạn dựa vào bằng chứng nào để tŕnh bày như thế ?

 

Đáp: Thật sự những bằng chứng này không được khoa học chấp nhận, nhưng chúng đă tích lũy từ vô tận nhờ các Bậc có Huệ nhăn chứng minh các sự kiện đó. Thị lực tâm linh của các Ngài đă được kiểm soát, và so sánh có hệ thống, đồng thời tính chất của nó, được cứu xét kỹ lưỡng. Những khám phá thực hiện được nhờ cảm giác vật chất và tâm linh đă thoát khỏi sự trở ngại của thể xác thường làm cho mù quáng. Tất cả điều chi không do kinh nghiệm cộng đồng và tập thể tăng cường, đều bị bác bỏ. Duy những điều thích hợp hoàn toàn và được xem như là Chân lư thiết lập qua sự xác định, trong nhiều giai đoạn khác nhau, ở những nơi khí hậu khác nhau, và cũng được quan sát không ngừng. Như bạn thấy, những phương pháp được các nhà thông thái, và các sinh viên khoa tâm lư tâm linh áp dụng, không hề sai biệt với phương pháp của các sinh viên khoa vạn vật học và vật lư học. Nhưng các lănh vực sưu tầm nầy, ở vào hai cơi giới không  giống nhau, và dụng cụ quan sát của chúng tôi, không do bàn tay của con người làm ra. Có lẽ v́ lư do đó, mà dụng cụ của chúng tôi vững chắc hơn. B́nh cổ cong, b́nh tích điện, kính hiển vi của nhàhóa học và vạn vật học có thể sai lạc; kính viễn vọng và các dụng cụ  đo thời gian có thể bị hư hỏng, trái lại dụng cụ ghi nhận của chúng tôi không bao giờ chịu ảnh hưởng của các nguyên tố hoặc thời gian.

 

Vấn: V́ vậy mà bạn tin tưởng hoàn toàn vào đó phải không ?

 

Đáp: Tin tưởng là danh từ không t́m thấy trong tự điển Thông Thiên Học. Chúng tôi chỉ nói sự hiểu biết được căn cứ vào kinh nghiệm và sự quan sát. Tuy nhiên bạn hăy ghi nhận sự sai biệt này: trong lúc quan sát, và kinh nghiệm của khoa vật lư hướng nhà thông thái đến các giả thuyết “tạm thời” và được phát triển do trí thông minh, th́ sự hiểu biết của chúng tôi chỉ chấp nhận thêm những sự kiện không thể phủ nhận bởi đă được chứng minh đầy đủ. Chúng tôi không thể nào chấp nhận hai tín ngưỡng, hai giả thuyết cùng chung một đề tài.

 

Vấn: Có phải v́ lư do nầy khiến bạn nh́n nhận lư thuyết kỳ lạ của Phật Giáo Bí Truyền chăng ?

 

Đáp: Đúng thế. Lư thuyết đó có thể sai lạc trong vài chi tiết phụ thuộc, ngay trong sự tŕnh bày của các sinh viên ngoại đạo; nhưng đây là các sự kiện của thiên nhiên gần Chân lư hơn bất cứ một giả thuyết khoa học nào.


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở