|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN HÌNH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
THÔNG ĐIỆP MỸ LỆ CỦA THIÊN NHIÊN Trích từ FIRST PRINCIPLES OF THEOSOPHY Tác giả: C. JINARĀJADĀSA Bản Dịch : Chơn Như - 2011
|
|
CHƯƠNG XII
THÔNG ĐIỆP MỸ LỆ CỦA THIÊN NHIÊN
Trích chương 13 trong FIRST PRINCIPLES OF THEOSOPHY
C. JINARĀJADĀSA
Khi dùng từ “sự thật”, ta ngụ ý nói đó là tri thức về vũ trụ qua mọi sự thể
hiện cả hữu hình lẫn vô hình. Khi được phản chiếu qua tâm thức của ta, những
hiện thân ấy làm nảy sinh ra ý thức về qui luật.
Nhưng mỗi qui luật liên quan tới vũ trụ đều được dệt thành kết cấu thâm sâu
nhất của nó. Bởi vì vũ trụ vốn tồn tại như thế cho nên mới có những qui luật
mà tâm trí ta hiển thị, cho dù ta có tồn tại hay chăng để phát hiện ra những
qui luật ấy. Thật ra, chơn lý không phải là kết quả do những người mưu cầu
sự thật phát hiện được. Chơn lý hằng hữu bởi vì vũ trụ hằng hữu.
Thế mà chơn lý ấy chính là chúng ta. Đó là vì con người vốn là một bộ phận
vi mô của Tổng thể, song le chính y lại là Tổng thể ấy một cách bí nhiệm. Vả
lại theo một phương thức dường như không thể tin được, mọi sự thật dính dáng
tới Tổng thể lại nằm đâu đó trong mỗi bộ phận của Tổng thể ấy.
Vì thế cho nên những sự thật về Thượng Đế, thiên nhiên và việc con người
thăng lên tới tận Thiên tính đều hằng hữu nơi chính con người. Kho tàng minh
triết, bác ái và mỹ lệ của Tổng thể hằng hữu trong những ngóc ngách sâu kín
nhất của linh hồn con người. Miễn là người ta mưu tìm đúng đắn thì y có thể
tìm ra được mọi sự thật.
Có hai cách khả hữu để phát hiện sự thật. Có một qui trình sử dụng Manas tức
cái trí; còn qui trình kia sử dụng Buddhi (Bồ đề) tức trực giác. Trong giai
đoạn tiến hóa hiện nay, qui trình phát hiện chơn lý bằng Bồ đề mà không được
Manas trợ lực chỉ khả hữu đối với một số ít người; vì thế khi xét tới những
phương tiện đạt đến chơn lý ta có thể bỏ qua Bồ đề. Tuy nhiên những Chơn ngã
tiên tiến trong Nhân loại đã phát triển tốt đẹp cái trí rồi và nó sẽ phục vụ
chúng ta đắc lực để phát hiện sự thật. Những phương thức khám phá là toán
học, khoa học và triết học.
Nhưng cho đến nay, điều mà cái trí phát hiện được còn chưa hoàn chỉnh bởi vì
cái trí đã bỏ qua không đưa vào vấn đề một khía cạnh của thiên nhiên. Khía
cạnh ấy của thiên nhiên chính là khai thị vẻ Mỹ lệ. Chừng nào ta chỉ thấy
thiên nhiên qua Luật lệ chứ chưa thấy nó qua vẻ Mỹ lệ thì tầm nhìn của ta về
sự thật vẫn còn chỉ mang tính riêng phần.
Ở Chương X, khi nghiên cứu về những định luật kiến tạo vật chất, ta đã thấy Trí tuệ của Thượng Đế xây dựng ra sao căn cứ theo một vài nguyên lý cơ bản. Khi nghiên cứu các nguyên tố hóa học chẳng những ta quan sát thấy một minh triết tuyệt vời mà ta cũng còn có thể phản ứng với một ý thức trầm trồ khâm phục trước một công trình tuyệt diệu cả về mặt đối xứng lẫn tỉ lệ. Khi ta có trước mắt mình những sơ đồ trình bày chi tiết việc kiến tạo mọi nguyên tố hóa học theo Luật Tuần Hoàn [Trong ấn bản kỳ ba của quyển Hóa Học Huyền Bí] thì ý thức trầm trồ khâm phục này cũng mạnh chẳng kém khi ta lặng ngắm một dinh thự toàn bích như đền thờ Chư Thần hoặc đền Taj Mahal. Đó là vì Thượng Đế mà xây dựng thì Ngài phải kiến tạo cho đẹp và trọn cả thiên nhiên đều là do chính tay Ngài tạo ra. Ta hãy nhìn vào ba chiếc lá (trong Hình 95 – 96 – 97).
H 95
Thiên nhiên phải hì hục làm việc suốt qua bao nhiêu thời đại mới tạo ra được
trong mỗi chiếc lá một phẩm tính mỹ lệ. Muốn xây dựng một chiếc lá thì phải
vận dụng nhiều định luật đưa carbon trong không khí vào đấy, sử dụng ánh
nắng để tạo ra diệp lục tố, chuyển hóa các khoáng chất ở dưới đất rồi nâng
chúng lên khỏi mặt đất đi ngược lại sức hút của trọng trường. Nhưng đâu là
cái thuộc tính bí nhiệm của thiên nhiên khiến cho nó xây dựng được – “một
cách máy móc” theo như ta thường nghĩ – một sự vật đẹp như một trong những
chiếc lá này?
Ta thoáng thấy được công trình của một định luật thiên nhiên qua minh họa kế
tiếp (Hình 98).
LUẬT TỎA NHÁNH ĐƯỢC
MINH HỌA TRONG THIÊN NHIÊN
Hình
98
Định luật này không phải thuộc hóa học hoặc vật lý học mà thuộc một địa hạt
khác đó là nghệ thuật. Đây là luật tỏa nhánh: một lần nữa vẻ đẹp lại được
khai thị khi thiên nhiên xây dựng một chiếc lá, một đóa hoa, một loài giáp
xác và một tinh thể tuyết. Vẻ đẹp ít hiển nhiên hơn đối với hầu hết mọi
người được biểu thị khi thiên nhiên xây dựng các tế bào của loài
Scolopendrium officinarium (Hình
99), lúc các tuyến sợi nguyên sinh chất băng ngang qua vách tế bào.
H 99
H
100
Có một sự kiện hiển nhiên là trong khi thuộc tính cốt yếu của thiên nhiên là
sự mỹ lệ, thế nhưng sự mỹ lệ ấy mang khuôn khổ hình học. Khi khoa học đào
sâu vào những bí nhiệm của thiên nhiên thì thấy câu châm ngôn xưa cũ của
phái Khắc kỷ “Thượng Đế hình học hóa” tràn đầy sự thật. Một trong những hình
kỷ hà thông thường nhất được khai thị qua đường xoắn ốc tỏa ra nơi những cái
lá của loài Alstroemeria (Hình
100).
Sinh lực trong giới thực vật khăng khăng xiết bao khi kiến tạo theo hình
học, điều này thể hiện qua một cái nấm (Hình 101) được chụp hình cách đây 11
năm ở gần Wellington xứ Tân Tây Lan.
H 101
Cung cấp cho ta nhiều thông tin hơn nữa là loài sò biển,
Solarium perspectivum, (Hình 102)
bởi vì đường xoắn ốc của nó là đường cong của hàm logarit [Xem hình 127, vỏ
sò của loài Nautilus pompilus có
buồng riêng].
Loài sò này – thật ra thì mọi loài
sò có vỏ hình xoắn ốc đưa thẳng ta vào địa hạt nghệ thuật. Hình xoắn ốc
trong cột trụ Ion thuộc ngành kiến trúc Hi Lạp (Hình 103) được phát triển từ
hình này và những hình vỏ sò khác đều khai thị đường cong hàm logarit.
Hình
103
Đường cong này được vẽ ra khi một sợi dây được quấn vòng quanh một vỏ sò
hình nón được gở ra tính từ chóp hình nón xuống có đầu bút chì chạm vào tờ
giấy, nó được biểu thị qua Hình 104.
Hình
104
Còn một kỳ quan tuyệt vời nữa là việc kiến tạo một tạo vật ở biển, loài
Lichnaspis giltochii, một trong
các loài có gai (Hình 105), có xương sống tỏa nhánh ra theo một cách thức
chính xác đến nỗi một định luật do Müller lập thành công thức cho ta biết
rằng xương sống ấy được xếp thành từng nhóm lần lượt biểu thị các xương sống
bắc cực, xương sống vùng nhiệt đới bắc bán cầu, xương sống vùng xích đạo,
xương sống vùng nam bán cầu và xương sống vùng nam cực.
Ta đều biết rằng thiên nhiên xây dựng theo hình học trong mọi khoáng chất.
Ta biết rằng băng tuyết là một tinh thể, nhưng ai mà dám mơ tới việc nước
đóng băng có thể tạo thành kỳ quan được khai thị qua Hình 106 ?
Ta ắt bảo rằng “những cái bảng thiết
kế tuyệt vời này chắc chắn phải được một họa sĩ tài hoa vẽ ra và định hình”
nếu cái hình chụp ấy là hình một trần nhà được định hình. Tuy nhiên đó lại
là hình chụp các tinh thể băng tuyết. Đâu là nguyên lý trong thiên nhiên tạo
ra những lá lược trong loài dương xỉ tóc trinh nữ của Mỹ,
Adiantum pedatum (Hinh107), khiến
cho óc tưởng tượng của họa sĩ cũng phải xao xuyến vì vẻ đẹp của chúng?
H 107
Đâu đâu thiên nhiên cũng xây dựng theo vẻ đẹp. Ở đâu ra cái vẻ đẹp của con
chim Lyre ở Úc (Hình 108) hoặc vẻ đẹp của đường cong trên lưng con mèo (Hình
109)?
H 109
H
110
Làm thế nào mà thiên nhiên lại có thể “máy móc” định hình được một cấu trúc
xương và cơ bắp sao cho phong cách của con mèo thật là mỹ miều cũng như
phong cách của con mèo con lại thật là nghịch ngợm? Ta hãy quan sát bất cứ
con chim nào đang bay (Hình 110) thì trong đó thiên nhiên chẳng những khai
thị tay nghề nghệ thuật điêu luyện bậc thầy của mình mà còn là vần thơ
chuyển động nữa.
Chỉ khi ta xét tới việc tô màu
được biểu thị qua những con chim và con cá thì ý thức hoan hỉ của ta về
những sáng tạo nghệ thuật trong thiên nhiên mới trở nên sâu sắc. Không một
thuyết nào về sự tuyển trạch máy móc các gen bên trong nhiều sắc thể, thậm
chí, thuyết về cấu trúc hình học cố hữu trong thiên nhiên; cũng không giải
thích được óc tưởng tượng phong phú của một họa sĩ bậc thầy đã tô màu cho
những con chim và con cá. Chỉ người nào bản thân là họa sĩ – nghĩa là người
đã rèn luyện đôi mắt và đôi tay suốt nhiều năm dài, đã phát triển óc tưởng
tượng tới mức cảm nhận được cái nguyên lý khôn tả vốn là “Nghệ thuật” – chỉ
người ấy mới biết rằng thiên nhiên không thể máy móc, cũng không chỉ là sự
định hình của một “hình học gia thuần túy”. Sự sống trong thiên nhiên rộn
ràng với nghệ thuật, mặc dù nếu ta mưu tìm thì ta cũng có thể tìm thấy hình
học trong đó.
Mong sao bất cứ ai nhìn vào hai trong số hàng tá biến thể loài cá mà ta thấy
ở biển xung quanh đảo Hawaii và được trưng bày trong bể nuôi cá ở Honolulu
thì y không thể không cảm thấy (nếu y có gốc nghệ thuật nơi mình) là mình
đang ngắm nhìn những tạo vật của một bậc thầy. Loài
Teuthis achilles, Pa kui kui ở
Hawaii, có màu thuần đen, là màu cuối cùng mà ta có thể tưởng tượng được cho
một con cá; thế nhưng xung quanh miệng, tai và mắt, ở phần vây bên dưới và
bên trên có những nét chấm phá màu xanh lơ và màu đỏ, còn ở đuôi và vây bên
gần đuôi có một “sự tô trét” – theo cách nói của thợ vẽ - màu đỏ mà quan sát
viên nếu có óc nghệ sĩ ắt biết và chào mừng bậc họa sĩ vô hình. Ta cũng
không thể mô tả nên lời loài Zanclus
canescens, Kihikihi ở Hawaii, một con cá có hình dạng kỳ lạ; một lần nữa
màu sắc lại được “trét lên” nó bằng bàn tay của một bậc thầy. Nhưng hơn cả
màu sắc ấy lại là hình dáng của nó, hình dáng này tiết lộ óc tưởng tượng
phong phú của họa sĩ trong tâm trạng vui đùa dường như thể nghỉ ngơi trước
công trình lao động nghiêm túc, đã đưa ra khỏi xưởng vẽ của mình cái con cá
có hình dạng kỳ lạ xiết bao; thế nhưng lại đẹp tuyệt vời.
Hình 110a
Hình
110b
Nếu ta muốn mô tả vẻ đẹp của con chim thì cách duy nhất là tom góp những con
chim lại và bảo người mưu tìm sự thật: “Hãy nhìn xem, và nếu bạn không hiểu
thì hãy cứ nhìn đi nhìn lại”.
Hai minh họa kế tiếp về mạng nhện (Hình 111) và Luật Tuần Hoàn của các
nguyên tố hóa học (Hình 112), liên kết trong một điều bí nhiệm không thể
giải mã được nối liền tiểu vũ trụ với đại vũ trụ. Đó là vì ở Tâm của mạng
nhện là hình cong đường logarit; thế nào mà con nhện lại biết cách xây dựng
theo nguyên lý hình học?
H 111
Và tại sao khi vũ trụ xuất hiện lại tạo ra 92 nguyên tố theo một cách thực
nhịp nhàng đến nỗi ta có thể xếp nhóm chúng lại thành ra các họ và xếp tất
cả chúng lại thành bảng biểu theo trọng lượng nguyên tử để tạo ra hình cong,
hình xoắn ốc tương tự như đường cong trong mạng nhện và đường cong của loài
Solarium (Hình 102)?
Nếu muốn hiểu được sự thật thì ta rất cần có một ý thức sắc sảo về vẻ đẹp
của thiên nhiên khi nó đang hoạt động. Đó là vì cái trí chỉ biết xếp thành
danh mục các sự kiện rồi suy ra các định luật, cái trí ấy chỉ có thể đưa ta
tới một mức nào đó không xa hơn nữa. Sự sống còn có nhiều điều bí nhiệm mà
cái trí không thể bày tỏ được. Khi ta nhìn vào loài
Hymenocallis litoralis (Hình 113)
thì điều đó dường như thể ta bắt buộc phải ngẩn ngơ khâm phục. (Nhưng thật
ra kẻ nào mưu tìm hiểu biết được điều Chân thật Hằng hữu ắt có óc tưởng
tượng ngẩn ngơ khâm phục trước bất kỳ đóa hoa nào). Phải chăng những hạt
trên lông vũ của con chim trĩ Argus ở Java (Hình 113a) lại không giống như
việc lập lại một hợp âm trong âm nhạc?
H 113
Và thế còn con sao biển (kích thước
thật) mà tác giả đã nhặt được trên bãi biển
H 114
Và khi ta nhìn vào bức tranh vẽ Sóng
biển của họa sĩ Hokusai người Nhật (Hình 114a) và khi ta cảm nhận được Ý chí
của Vũ trụ trong đợt sóng ấy và cảm thấy trong đó có vẻ đẹp của nhịp điệu
thiên nhiên thì ta biết làm gì đây nếu không sững sờ câm lặng? Thế nhưng
chính trong sự im lặng ấy thì ta mới phát hiện được một khía cạnh của điều
Chân thật Hằng hữu, đó cũng là điều Thiện Hằng hữu và điều Mỹ lệ Hằng hữu.
---------------------------
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN HÌNH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES