trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
SỰ LIÊN QUAN CỦA
HỘI THÔNG THIÊN HỌC VỚI SỰ CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ
trích trong Bí Quyết Thông Thiên Hoc
Vấn: Hội Thông Thiên Học không phải là một tổ chức chính trị hay sao?
Đáp: Chắc chắn là không. Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc tế, với ư nghĩa rộng răi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống dân, tín ngưỡng và ư kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với nhau cùng chung một mục đích: cải tạo nhân loại. Nhưng với danh nghiă là Hội, Hội không thuộc bất cứ đảng phái hay h́nh thức chính trị nào.
Vấn: Tại sao vậy ?
Đáp: Bởi các lư do được nêu trên. Vă lại mọi hành động chính trị phải thay đổi tùy theo hoàn cảnh và sự ngu xuẩn của cá nhân. Vậy các hôïi viên Thông Thiên Học đều đồng ư về những nguyên tắc của Thông Thiên Học – nếu không th́ họ sẽ không phải là hội viên – thế nên không lư do ǵ để họ không cùng chung một quan điểm đối với những vấn đề khác. Về phương diện Hội, họ chỉ có thể hành động tập thể cho các vấn đề chung, có liên quan với Thông Thiên Học, về phương diện cá nhân, họ được hoàn toàn tự do để theo tư tưởng và hành động chính trị riêng biệt, miễn hành động đó đừng đi ngược lại nguyên lư của Thông Thiên Học và không điều hại nào cho chính Hội Thông Thiên Học.
Vấn: Nhưng Hội Thông Thiên Học chắc chắn không có đứng ngoài các vấn đề xă hội mà tầm quan trọng càng ngày càng tăng gia ?
Đáp: Chính các nguyên lư của Hội Thông Thiên Học chứng minh khá đầy đủ về việc đó, hoặc đúng hơn phần đông các hội viên không lơ là việc xă hội. Nếu nhân loại không thể tự phát triển phần trí tuệ và tâm linh bằng cách tuân thủ chặt chẽ những định luật sinh lư học hợp lư nhất và khoa học nhất, th́ bổn phận bắt buộc tất cả những ai gắng sức giúp vào sự phát triển đó là làm sao cho định luật thực hiện được chừng nào hay chừng ấy. Tất cả những người Thông Thiên Học đều biết rơ điều kiện xă hội của dân chúng, nhất là các nước Tây phương không thuận tiện cho xác thân và chân linh của họ nhận lănh sự giáo dục của họ một cách hữu hiệu, do thế mà sự phát triển gần như đ́nh trệ. V́ sự tập luyện hoặc sự phát triển đó làm thành một trong các mục tiêu chánh yếu của Thông Thiên Học, Hội Thông Thiên Học xét thấy có thiện cảm và ḥa hợp hoàn toàn với mọi cố gắng thực sự dành cho mục tiêu đó.
Vấn: Bà hiểu “mọi cố gắng thực sự” như thế nào ? Mỗi nhà cải cách xă hội có phương pháp vạn ứng riêng của họ, và mỗi người lại nghĩ ra phương pháp riêng chỉ duy nhất để cải thiện và cứu thoát nhân loại.
Đáp: Điều mà bạn nói rất đúng; thế nên v́ sao người ta ít thực hiện được những công tác xă hội một cách tốt đẹp. Phần lớn các phương pháp vạn ứng đó thiếu mọi nguyên lư chỉ huy, và chắc chắn không có một nguyên lư nào liên kết chúng lại. V́ thế người ta phải mất nhiều th́ giờ quí báu và nhiều năng lực sử dụng một cách vô ích, như sự khao khát danh vọng, khen thưởng hơn là chú tâm vào mục đích lớn lao hơn.
Vấn: Vậy th́ phải thực hành những nguyên lư Thông Thiên Học như thế nào để có được sự hợp tác, cũng như cố gắng thực sự để cải tiến xă hội?
Đáp: Bạn cho phép tôi tŕnh bày lại nguyên lư này là sự đơn nhất về nhân quả đại đồng, sự hợp quần của nhân loại; định luật quả báo, luân hồi. Đó là những khoen của sợi xích vàng để kết hợp nhân loại vào một gia đ́nh duy nhất, vào một t́nh huynh đệ đại đồng.
Vấn: Nhưng tại sao ?
Đáp: Trong t́nh trạng xă hội hiện nay, và nhất là trong những nơi được gọi là văn minh có một sự việc mà chúng ta không ngừng bắt buộc phải nhận xét; các nạn nhân của nghèo đói, bệnh tật rất nhiều; t́nh trạng vật chất của họ rất đáng thương, về khả năng tinh thần và tâm linh của họ thường chưa được tỉnh thức. Mặt khác ở đầu kia của nấc thang xă hội, nhiều người đang sống một cuộc sống dửng dưng, bơ thờ, đầy vật chất xa hoa và hưởng thụ một cách ích kỷ. Hai lối sống nầy không phải t́nh cờ mà có, tất cả do hậu quả của các điều kiện tạo nên môi trường của những kẻ sống nơi đó đặt ra.
Vă lại, có một sự liên lạc sâu xa giữa sự chểnh măng các nhiệm vụ xă hội thuộc về phần những kẻ này và việc ngăn cản sự phát triển của những kẻ khác. Môn xă hội cũng như tất cả các ngành khoa học chân chính khác đều ở dưới định luật nhân quả đại đồng, nó hàm chứa một cách cần thiết và hợp lư sự liên đới giữa con người mà Thông Thiên Học đă nhiều lần nhấn mạnh. Nếu hành động của một kẻ duy nhất có tác động trên cuộc sống của tất cả và đó chính là ư kiến thực sự khoa học th́ tất cả những người nam và nữ phải là anh chị em với nhau, và t́nh huynh đệ thực sự này phải được thực hành hàng ngày trong cuộc sống để cho con người có thể tiến tới sự hợp quần thực sự của nhân loại; nó vốn là cội rễ của sự nâng cao chủng tộc. Chính tác động hổ tương nầy, t́nh huynh đệ chân thật nầy, trong đó mỗi người sống cho mọi người,, và mọi người sống cho mỗi người, tạo thành một trong những nguyên lư căn bản của Thông Thiên Học, nguyên lư mà mọi người Thông Thiên Học chẳng những phải giảng dạy, mà c̣n phải thực hành trong đời sống hàng ngày của ḿnh.
Vấn: Tất cả điều đó rất tuyệt diệu v́ là nguyên lư tổng quát. Nhưng làm thế nào áp dụng một cách cụ thể được ?
Đáp: Xin bạn hăy xem xét điều mà người ta gọi là những sự kiện cụ thể của xă hội loài người. Chẳng những bạn xem xét cuộc sống của quảng đại quần chúng mà c̣n cuộc đời của số người thuộc giai cấp trung lưu và thượng lưu, với những ǵ mà cuộc sống đó có thể có được trong những điều kiện cao qúi và lành mạnh hóa, dưới một chế độ công bằng, độ lượng và bác ái, thay v́ là ích kỷ, lănh đạm và tàn bạo dường như quá thường xảy ra hiện nay. Bất cứ điều ǵ tốt cũng như xấu trong con người đều bắt nguồn ở bản tánh con người, và bản tánh nầy đang và đă bị điều khiển bởi sợi xích vô tận của nhân và quả. Những sự ràng buộc nầy áp đặt cho tương lai cũng như hiện tại và quá khứ. Không thể nào sự ích kỷ sự lănh đạm và sự thô bạo là trạng thái b́nh thường của chủng tộc: tin vào điều đó là làm thất vọng nhân loại, và đó là điều mà không một người Thông Thiên Học nào có thể tin được. Người ta có thể đạt đến tiến bộ bằng sự phát triển những đức tánh cao quư nhất. Vă lại, triết lư thực sự về sự tiến hóa dạy chúng ta rằng, trong khi thay đổi môi trường của một cơ thể, người ta sẽ thay đổi, cải tạo chính cơ thể đó, điều đó cũng rất đúng đối với những ǵ liên quan đến con người. Do đó, bổn phận của người Thông Thiên Học là phải giúp đỡ bằng mọi phương tiện mà y có được theo khả năng của y, bất cứ sự cố gắng nào hợp lư và có mục đích cải thiện số phận của kẻ khốn khổ.
Vấn: Đồng ư. Nhưng ai sẽ quyết định cho một cố gắùng xă hội là khôn ngoan hay thiếu khôn ngoan ?
Đáp: Không một người nào, không một xă hội nào có thể tuyên bố một cách dứt khoát về sự lưu tâm nầy, tốt hơn nên trao việc đó cho sự phỏng đoán cá nhân. Tuy nhiên có một tiêu chuẩn nên áp dụng; hành động được dự tính phải chăng có khuynh hướng hợp t́nh huynh đệ chân thật mà sự thực hiện điều này cũng là mục đích của Thông Thiên Học? Người Thông Thiên Học chân chính sẽ phán đoán điều đó không khó khăn ǵ. Một khi được thỏa măn về điểm này, bổn phận của y là hướng dẫn dư luận quần chúng về mục đích ấy. Người ta chỉ có thể được một kết quả như thế bằng cách phổ biến khắp nơi những quan niệm cao quí của các nhiệm vụ chung cũng như riêng tạo thành cội rễ của mọi sự tiến hóa tinh thần và vật chất. Bằng mọi cách, chính y phải là một trung tâm hoạt động tâm linh, chính nơi y và cuộc đời riêng của y, mỗi ngày phải chiếu rực những sức mạnh tinh thần cao cả, và có thể ảnh hưởng đến sự hồi sinh của nhân loại.
Vấn: Tại sao lại phải làm điều đó ? Như bạn đă nói, tất cả mọi người đều bị lệ thuộc vào Karma của họ, và có phải chăng Karma tác động theo một phương cách đă được ấn định ?
Đáp: Chính định luật Karma đem lại sức mạnh cho tất cả những ǵ tôi vừa nói. Cá nhân không thể tách rời khỏi chủng tộc và ngược lại. Luật Karma tác động đồng đều trên tất cả mọi người,, dù mọi người không tiến hóa như nhau. Người Thông Thiên Học trong khi góp sức vào việc hoàn thiện cho đồng loại, không những tin vào việc giúp ích cho đồng loại trả xong nghiệp quả, mà y đồng thời cũng tin vào việc thanh toán một cách hiệu quả các nghiệp quả của ḿnh nữa. Điều mà một người Thông Thiên Học luôn luôn lưu ư là việc hoàn thiện của nhân loại mà y là một phần bất khả phân. Hơn nữa, y biết rằng mỗi khi y chểnh mảng công cuộc tiến hóa của y đồng thời y cũng làm chậm trễ sự tiến bộ của kẻ khác. Do đó, các hành vi của y, y có thể làm cho dễ dàng hay tạo khó khăn cho sự tiến bộ của nhân loại.
Vấn: Nhưng có sự liên quan như thế nào giữa điều đó và nguyên khí thứ tư là nguyên khí của sự luân hồi như đă nói ở trên ?
Đáp: Có một sự liên quan chặt chẽ giữa hai điểm này. Nếu cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào sự phát triển của một số nguyên khí, những nguyên khí này có mầm mống của những điều c̣n ghi lại của một kiếp sống đă qua, định luật này có thể áp dụng đồng đều trong tương lai. Nếu một khi người ta hiểu rơ rằng luật nhân quả đại đồng không những chỉ tác động ở hiện tại, mà c̣n ở quá khứ và tương lai nữa, mỗi hành động trên cảnh giới hiện tại của chúng ta sẽ rơi một cách dễ dàng, tự nhiên vào đúng chỗ của nó, và sẽ được nhận ra trong mối liên quan thật sự với các hành động khác với chính chúng ta. Mỗi hành vi ích kỷ đáng khinh bỉ làm cho chúng ta thoái hóa thay v́ tiến bộ, trong khi đó, mỗi tư tưởng cao thượng và mỗi hành vi vị tha, quên ḿnh tạo thành những cấp bực dẫn đến những cảnh giới cao hơn, huy hoàng hơn của thang tiến hóa. Nếu chỉ có kiếp sống này mà thôi, kiếp sống ấy sẽ nghèo nàn, khổ sở dưới nhiều mối liên hệ, nhưng nếu chúng ta xem chúng như là sự chuẩn bị cho kiếp sống kế tiếp, chúng ta có thể tạo ra một cánh cửa vàng, nhờ đó, chúng ta sẽ vượt qua, không phải chỉ một ḿnh ta mà với các đồng loại để chúng ta cùng tiến tới chỗ giải thoát.
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở