trang nhà
l trang
sách l
bản
tin l
thiền
học l
tiểu
sử l trang
thơ l
h́nh ảnh
l
bài vở
Chú Thích
Bài
thơ Thu Quanh Em
(riêng cho cháu Thanh Xuân)
****
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
Hai câu thơ này có nghĩa là nh́n thấy một lá ngô đồng rơi mọi người biết mùa thu đă tới. Ngoài ra , nó c̣n chứa một ẩn ư khác nữa về phương diện thiền học . Đó là cái ư nhất bổn tán vạn thù. Cháu để ư đến chữ nhất ở câu trên và chữ thiên hạ (vạn thù) ở câu dưới, cháu sẽ thấy được ẩn ư thiền học thâm sâu này. Tuy nhiên, cháu c̣n phải hiểu thêm là vạn thù quy nhất bổn nữa th́ mới gọi là hiểu trọn vẹn được hai câu thơ trên , Nhưng lâu dần theo năm tháng, người ta coi lá ngô đồng như biểu tượng của mùa thu. V́ lẽ đó mùa thu đă bị thu hẹp lại, đóng khung lại qua h́nh ảnh lá ngô đồng.
Tương tự như vậy, Chân Lư , Thượng Đế cũng bị thu hẹp vào trong giaó lư, giáo điều nào đó, đôi khi là h́nh tượng hay tên tuổi của một người nào đó. Chân Lư đă bị đóng khung, Thượng Đế đă bị đóng khung. Và rồi người ta cho rằng chỉ qua duy nhất một giáo điều, một giáo lư cố hữu nào đó mà thôi, con người mới nhận ra được Chân lư. Thậm chí có những người chỉ đọc một số sách nào đó thôi và cho rằng chỉ qua duy nhất một số sách vở của một nhân vật nào đó mới t́m thấy Chân Lư. (chỉ có lá ngô đồng người ta mới nhận thấy mùa thu)
Điều này không phải là sai. Điều này đúng nhưng chỉ đúng có một phần v́ họ đă quên rằng nhất bổn tán vạn thù nên Thượng Đế ở khắp mọi nơi. Và rồi qua vạn vật chung quanh, người ta nhận ra Ngài, .Đó là con đường phản bổn hoàn nguyên, vạn thù quy nhất bổn. Cháu sẽ nhận ra Chân Lư và Sự Sống bàng bạc khắp mọi nơi. Cháu sẽ thấy Chúa ở trên từng cành cây ngọn cỏ. Chúa không phải chỉ ở trong con người mà Chúa c̣n ở trong những con vật nữa. Và rồi cháu sẽ nhận ra được Ngài trong vạn vật, trong từng con sông ,dăy núi.[1] Không những thế cháu c̣n nhận ra được Chúa trong từng hơi thở, trong từng cư xử, trong hành động hàng ngày. Đến lúc đó cháu sẽ hiểu tại sao cháu yêu Ngài tha thiết v́ cháu biết rằng Chúa luôn ở bên cháu trong hạnh phúc lẫn khổ đau. Nên cho dù Kinh Phật, Kinh Thánh, những lời giảng của Krishnamurti, Giáo Lư Bí Truyền của bà Blavatsky, Khổng Tử, Lảo Tử..............,.th́ những tên gọi này không thành vấn đề, duy chỉ có chân lư ẩn chứa ở bên trong ấy mới là điều quan trọng mà thôi.
Bây giờ chắc có lẽ cháu đă hiểu được hai câu thơ chót trong bài thơ của chú. Có lá ngô đồng rơi càng tốt . Không có lá vàng rơi cũng vẫn tốt. Mọi người cũng đều nhận ra được mùa thu. Mùa thu ở trong lá ngô đồng, mùa thu cũng ở ngoài lá ngô đông. Chân lư ở trong bà Blavtsky và cũng ở ngoài bà Blavatsky nữa. Hay nói một cách khác Chúa ở trong cháu và Chúa cũng ngoài cháu nữa
Sân nhà không lá vàng rơi
Nh́n son em phết biết trời vào thu
Như Hải
Dưới đây là bài Thu Quanh Em của chú
Thu Quanh Em
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
Tóc em rối chút sương mù
Nghe chân em bước biết thu đến rồi
Sân nhà không lá vàng rơi
Nh́n son Khuê phết biết trời vào thu
Chú thích:
[1] Ngày nay đa số người ta nh́n
sông ,núi, đất đá , ngọc thạch, cây rừng, thú vật là những nguồn sinh ra lợi
lộc.Cháu không nên nh́n như vậy. Cháu nên nh́n chúng với một tấm ḷng ngưỡng mộ
rồi th́ cháu sẽ có dịp nhận ra được sự sống huy hoàng, đẹp đẽ ẩn tàng
trong đó. Và rồi qua dó chấu sẽ nhận ra được sự hiện diện của Ngài. Cháu có thể
gọi Ngài Thượng Đế, hay Chúa hay Phật ǵ cũng được
trang nhà
l trang
sách l
bản
tin l
thiền
học l
tiểu
sử l trang
thơ l
h́nh ảnh
l
bài vở
Bản quyền Copyright @
www.thongthienhoc.com 2001
Mọi bản sao, in ấn hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám
ơn
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin liên lạc e-mail sau:
nhusee@yahoo.com