Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 

THỂ THƯỢNG TRÍ

VỚI VIỆC TU DƯỠNG BẢN THÂN

(CHỨC NĂNG, SỰ PHÁT TRIỂN)

Trích quyển Self Culture

Tác giả I. K. TAIMNI

Bản dịch của www.thongthienhoc.com

 

CHỨC NĂNG CỦA THỂ THƯỢNG TRÍ (NHÂN THỂ)

 Theo môn Tâm Lư Học phương Tây, từ “trí” dùng một cách rất là mơ hồ và phức tạp để chỉ một nhóm hiện tượng liên quan đến các chức năng của tâm thức. Nó gồm có những t́nh cảm và cảm xúc ở phần thấp, và ở phần cao là những tư tưởng trừu tượng và một năng khiếu gọi là “trực giác” ít được người ta hiểu biết và thường bị nghi ngờ. Sự thiếu định nghĩa rơ rệt trong các phân loại những điều thường được mang tên là hiện tượng tinh thần không thể tránh khỏi, khi mà chúng ta cho rằng bộ óc là nguồn gốc của tất cả những hiện tượng đó, thay v́ nó chỉ là một dụng cụ, một mặt để thu nhận tất cả rung dộng xuyên qua các lối đến từ những giác quan khác nhau, và ở mặt kia, dẫn xuống tâm thức vật chất các loại thần lực khác nhau từ các thế giới siêu vật chất cao hơn. Ở một khía cạnh, bộ óc chỉ là một màn ảnh, nơi đó các hiện tượng của nhiều thế giới khác nhau tạo ra những hinh bóng của chúng, và thật khó mà hiểu biết các hiện tượng này xuyên qua các h́nh bóng, cũng như khó mà có một ư niệm về bản chất thật sự của các vật thể ngụ ư ở màn ảnh trong một cuộc chiếu bóng. Nếu ai muốn nghiên cứu kỹ lưỡng về các đối tượng để có một ư niệm trung thực về bản chất của chúng, y phải t́m ngụ ư ở màn ảnh và trực tiếp thấy chúng, thay v́ cố t́m cách suy đoán măi về chúng từ những h́nh thức phỉnh lừa được chúng phóng lên màn ảnh. Các khoa học gia và tâm lư học tân tiến hiện nay đang t́m cách suy đoán về các h́nh bóng ấy trên màn ảnh, rất ít nhận thức rằng đó chỉ là những cái bóng, đó là bóng của các thực tại đang ngự xa hơn, và chỉ có thể nghiên cứu được bằng cách t́m ngụ ư ở màn ảnh và thấy những thực tại đó một cách trực tiếp.

Khi một nhà Huyền Bí Học t́m cách khảo sát những hiện tượng biểu lộ xuyên qua bộ óc, y t́m thấy chúng bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau trong con người. Như đă thấy ở phần trước, con người có một thể trạng phức tạp. Một tập hợp gồm nhiều thể nối liền con người với tất cả cơi giới thâm sâu; mỗi thể đều gởi các rung động riêng biệt của nó đến bộ óc và gây ra những hiện tượng phức tạp và thay đổi của tâm thức vật chất. Như thế, các cảm giác và t́nh cảm là do những tiếng vang của hệ thần kinh năo tủy, do những rung động từ cơi trung giới mà đến. Tư tưởng của chúng ta là do sự tái xuất trong bộ óc vật chất những rung động của cơi trí tuệ. Và trực giác, thật sự, là những tiếng vang nhẹ nhàng của các rung động từ các cơi tinh vi mà đến; các cơi này thật thâm sâu và an tịnh. V́ lư do có quá nhiều nguồn gốc mà từ đó các hiên tượng trong tâm thức vật chất hiện ra, cho nên không một ai có thể phân loại những hiện tượng này, và sắp xếp chúng đúng vào các nguồn gốc thích ứng, trừ khi y có khả năng rời bỏ cái thể vật chất theo ư muốn và khảo sát một cách hoàn toàn ư thức các hiện tượng ở các cơi siêu vật chất. Trên thực tế, đúng với nghĩa thật sự của nó, và bởi v́ nó là nền tảng của Khoa Minh Triết Cổ Truyền, môn Khoa Học Huyền Bí là kết quả của các cuộc nghiên cứu đă được thực hiện lần hồi từ ngàn xưa xa xôi do một chuỗi dài các Đấng Chân Sư xuyên qua các thời đại không gián đoạn.

Bây giờ, khi các hiện tượng mang danh là tư tưởng được các nhà tâm lư học khảo sát, người ta đă chia chúng ra thành hai tiểu nhóm rơ rệt: một nhóm là tư tưởng cụ thể, thuộc về tên gọi và h́nh dáng, và nhóm kia là tư tưởng trừu tượng liên quan đến những khái niệm và nguyên lư trừu tượng, mặc dầu cả hai nhóm tư tưởng hiện ra trong tâm thức vật chất chúng ta đều đi xuyên qua bộ óc vật chất. Các cuộc nghiên cứu Huyền Bí Học cho biết hai loại tư tưởng đó hoàn toàn khác biệt nhau, chúng có nguồn gốc từ hai thể khác nhau của tâm thức hoạt động ở cơi trí tuệ. Trên thực tế, cơi trí tuệ với bảy cảnh của nó được chia ra một cách rơ rệt thành hai nhóm; bốn cảnh thấp tạo thành một nhóm riêng, là môi trường cho các tư tưởng cụ thể, và ba cảnh cao hơn họp thành một nhóm khác, là môi trường của các tư tưởng trừu tượng. Sự phân chia của hai nhóm ấy không phải độc đoán, nhưng là một cách hoàn toàn tự nhiên, bởi v́ phần vật chất của hai nhóm các cảnh đă tạo ra thành phần của hai thể hoàn toàn khác nhau của tâm thức hoàn toàn khác nhau – thể hạ trí, thể của các tư tưởng cụ thể, và thể thượng trí, thể của các tư tưởng trừu tượng. Cả hai thể này chẳng những được sử dụng như là hai thể cho các loại hiện tượng riêng biệt của trí tuệ, mà lại c̣n thuộc về hai thành phần khác nhau của bản chất nội tâm chúng ta, như đă thấy qua ở chương  2, thể hạ trí  là thành phần tinh vi nhứt của phàm nhơn vô thường; thể này thay đổi ở mỗi kiếp luân hồi, trong khi thể thượng trí – được gọi là thể Nguyên Nhân – theo văn chương Thông Thiên Học, và gọi là Vijnanamaya Kosha theo phái Vedanta. Thể này là thể thấp nhứt của Chân Ngă trường tồn, sống măi từ kiếp này sang kiếp khác, và theo suốt quá tŕnh tiến hóa trong các khoảng thời gian dài vô tận. Như thế, lằn ranh giữa hạ trí và thượng trí chẳng những chia đôi hai nguyên lư trí tuệ, mà cũng chia đôi phàm ngă và chân ngă trong con người. Chúng ta đă xem xét thành phần và chức năng của thể hạ trí, thể của những tư tưởng cụ thể. Bây giờ chúng ta sẽ đến Thể Thượng Trí (thể Nguyên nhân) và xét các chức năng cùng vị trí của nó trong bản chất con người.

Thể Thượng Trí, như đă nói qua, gồm có vật chất của ba cảnh cao của cơi trí tuệ, và đó là thể bên ngoài nhứt của Chơn  Ngă trường tồn, hoạt động xuyên qua Atma – Buddhi – Manas . Nó được tạo ra lần đầu tiên khi công cuộc cá tính hóa được thực hiện và một tia sáng của Thượng Đế Ngôi Thứ Nhứt rọi vào hồn khóm của một con thú. Nó là cái kho chứa đựng tất cả kinh nghiệm, xuyên qua đó Chân Ngă trải qua nhiều kiếp luân hồi kế tiếp, và những khả năng mà nó lần lần phát triển trọn thời gian tiến hóa của nó. Ở buổi đầu, liền sau khi được tạo lập, vùng hào quang của nó giống như một h́nh trứng tương tợ như một bong bóng xà bông, không màu sắc. Nhưng, khi sự tiến hóa tiến hành và các khả năng của Chân Ngă được đánh thức lần lượt từ trạng thái tiềm tàng sang trạng thái tích cực và bắt đầu hoạt động xuyên qua nó, những màu sắc chói lọi lần lần hiện ra trong đó cho đến khi nó phát triển như trường hợp một Đấng Chân Sư, có được kích thước đáng kể và chói sáng sắc màu rực rỡ, đẹp đẽ không thể tưởng tượng được. Mặc dầu một vài người viết có diễn tả vẻ đep lộng lẫy của nó, xuyên qua nghiên cứu với năng khiếu thần nhăn, nhưng không làm sao tưởng tượng được các điều kiện và h́nh dáng của những thế giới cao cả này, với những hạn chế của tâm thức vật chất của chúng ta, bởi v́ các thế giới đó thuộc về những thế giới có bề đo cao hơn thế giới chúng ta đang sống hiện nay. Vậy bây giờ chúng ta hăy xem xét các chức năng của thể Thượng Trí, bởi v́ nhiều sinh viên sẽ nhận thấy khó khăn để thấu hiểu những chức năng này, và đôi khi lầm lộn chúng với chức năng của hạ trí, hoặc cả với chức năng của thể Bồ Đề. Chúng ta hăy xem từ mỗi chức năng một với mục đích giản dị hóa vấn đề.

Chức năng đầu tiên của thể Thượng Trí là nó được sử dụng như cơ quan của tư tưởng trừu tượng nghĩa là sự h́nh thành của những quan niệm trừu tượng tùy thuộc vào những rung động của phần vật chất của thể này của tâm thức. Đúng như những t́nh cảm và cảm giác là do nơi rung động của thể vía, những tư tưởng cụ thể với tên gọi và h́nh dáng là do nơi những rung động của thể hạ trí, th́ những tư tưởng trừu tượng là do nơi những rung động của thể Thượng Trí tạo ra.

Bởi v́ có nhiều người không học qua môn Tâm Lư Học, nên có một ư niệm rất mơ hồ về sự khác biệt giữa tư tưởng cụ thể và tư tưởng trừu tượng; chúng ta có thể xét qua điểm này chốc lát trước khi tiến xa nữa. Vậy đâu là sự khác biệt giữa tư tưởng cụ thể và tư tưởng trừu tượng? Cách tốt nhứt để nhận thức sự khác biệt này là lấy một số thí dụ minh họa. Môn toán học cho chúng ta những h́nh ảnh đúng đắn nhứt cho mục tiêu này. Hăy lấy thí dụ một h́nh tam giác. Người ta có thể vẽ hay tưởng tượng ra vô số tam giác đủ thứ h́nh dáng và kích cỡ: tam giác cân, tam giác vuông, tam giác thường, tam giác đều, tam giác nhỏ, tam giác lớn.

Nhưng trong vô số h́nh tam giác được vẽ ra hay do tưởng tượng, dù ở h́nh dáng hay kích cỡ nào, đều có một số đặc tánh chung cho tất cả mọi tam giác. Chính những đặc tính này, trên thực tế, làm h́nh tam giác là một h́nh tam giác. Toán học đă định nghĩa một cách rơ rệt các đặc tánh phân biệt này của nó, và nếu chúng ta khảo sát tất cả mọi h́nh tam giác mà ta có thể tưởng tượng ra, chúng ta sẽ nhận thấy rằng tất cả chúng nó đều có những đặc tánh chung đó, và v́ thế, chúng ta có thể rút tỉa từ những h́nh tam giác này những đặc tánh và tạo ra một h́nh tam giác lư tưởng. H́nh tam giác lư tưởng này sẽ không có h́nh dáng hay kích cỡ chi cả. Nó chỉ là một khái niệm mà thôi. Chúng ta không thể h́nh dung nó trong trí ḿnh, bởi v́ ngay khi tưởng tượng ra một h́nh tam giác, chúng ta liền tạo nên một h́nh tam giác cụ thể đặc biệt. Tương tự, chúng ta có thể lấy những h́nh h́nh học khác như h́nh tṛn, h́nh vuông và từ vô số h́nh tṛn hay h́nh vuông mà chúng ta có thể tưởng tượng, chúng ta có thể rút ra những đặc tánh riêng biệt của những h́nh này và tạo nên những khái niệm về một h́nh tṛn hay h́nh vuông. Cũng như thế ấy, ở những lănh vực khác của tư tưởng, khi chúng ta nói một “con ngựa”, chúng ta khó mà nhận thức rằng ḿnh không nghĩ đến một con thú riêng biệt nào, nhưng chỉ nhớ đến một khái niệm mà ḿnh đă tạo ra do sự quan sát một số ngựa. Tất cả những danh từ chung như thế bằng cách ấy, chỉ là những khái niệm mà chúng ta đă tạo do sự quan sát một số đồ vật cùng một loại với nhau ghi chú những điểm đặc biệt của chúng, và từ các đặc điểm này tạo ra một khái niệm gồm có tất cả những vật ấy, nhưng không giống với một cái nào cả. Đó là điểm chúng ta phải ghi chú: khái niệm của một h́nh tam giác là một điều thuộc về một loại khác nhau hay một thứ ở cơi khác hẳn và không giống như bất cứ tam giác nào chúng ta có thể tưởng tượng được. Ngay lúc chúng ta tưởng tượng một h́nh tam giác, từ cơi giới trừu tượng chúng ta rơi vào cơi giới cụ thể.

Chúng ta đă xem qua một vài thí dụ đơn giản minh họa sự khác biệt giữa tánh chất trừu tượng và cụ thể, nhưng cảnh giới trừu tượng lan rộng ra mọi lĩnh vực của tư tưởng con người. Trên thực tế, ở bất cứ nơi nào chúng ta có những vật với h́nh dáng và tánh chất riêng biệt mà những vật ấy liên quan với nhau ở những điểm nào đó, liền có ngay tư tưởng trừu tượng để định nghĩa các mối liên quan giữa chúng nó. Tất cả mọi định luật và cách nh́n tổng quát có tính khoa học, tất cả mọi hệ thống triết lư, mọi nguyên lư đều t́m cách định nghĩa các liên quan giữa sự vật hay ư nghĩ, cái này đối với cái kia, và thuộc về lĩnh vực của tư tưởng trừu tượng. Như thế, đặc điểm trừu tượng và cụ thể không thể tách rời ra được, mặc dù về bản chất chúng nó thật khác nhau. Ở lĩnh vực trí tuệ, chúng nó là một cặp song đôi, ví như sợi chỉ dọc và sợi chỉ ngang của một mảnh vải.

Ở bản chất bên trong của chúng ta, thể Thượng Trí là cái thể của tâm thức được sử dụng như là cơ quan tạo tư tưởng trừu tượng. Quả thật, chúng ta tạo tư tưởng trừu tượng xuyên qua bộ óc, nhưng óc chỉ là một dụng cụ ghi lại một cách yếu ớt trong tâm thức vật chất những rung động tiên khởi do thể Thượng Trí tạo ra. Vị trí của các rung động là nơi thể Thượng Trí. Những rung động này được phản chiếu từ thể này sang thể khác, cho đến khi chúng hiện ra trong bộ óc vật chất sau khi mất phần lớn cường độ và tánh chất rơ rệt của chúng trong sự di chuyển. Ở tại cơi giới của Thượng Trí, những tư tưởng trừu tượng không có mơ hồ, thiếu rơ rệt, như khi chúng xuất hiện trước chúng ta ở cơi trần, mà lại là những thực tại có thật, có thể được các khả năng của thể Thượng Trí nhận thức. Chơn Nhơn trong thể Thượng Trí, có thể vận dụng và làm việc với những nguyên tắc và ư nghĩ trừu tượng, giống như chúng ta với thể hạ trí, có thể vận dụng các ư nghĩ và h́nh ảnh cụ thể. Chỉ trừ khi nào một trong các ư nghĩ trừu tượng này được phóng vào hạ trí, chừng đó nó khoác lấy một h́nh dáng xác định, và t́nh trạng trừu tượng đổi thành t́nh trạng cụ thể. Từ điểm liên quan giữa những ư nghĩ trừu tượng và cụ thể vừa xem qua, rơ ràng khi một ư nghĩ trừu tượng từ cơi cao của nó đi xuống cơi hạ trí, nó có thể mang lấy vô số h́nh dáng mà tất cả đều liên quan với nhau và có những đặc trưng chung nằm trong ư nghĩ trừu tượng. Hăy lấy trở lại thí dụ h́nh tam giác. Khi ư nghĩ trừu tượng thuộc về h́nh tam giác là một thực tại xác định từ cơi Thượng Trí đi xuống lănh vực của trí cụ thể, nó nảy sinh ra vô số h́nh tam giác. Ở cơi riêng biệt của nó, Chơn Nhơn biết các yếu tính của một h́nh tam giác. Ở cơi hạ trí, nó có thể biết một h́nh tam giác riêng biệt có tất cả tánh chất cần thiết của một h́nh tam giác.

Biết được thực chất của sự vật, tương phản với cái biết những sự vật cụ thể, điều đó dĩ nhiên đem lại một lợi to tát. Khi chúng ta biết cái toàn thể, đương nhiên chúng ta biết tất cả cái riêng rẽ được bao gồm trong loại đó. Nhà toán học có được một ư nghĩ trừu tượng về một h́nh tam giác, tức nhiên biết tất cả h́nh tam giác mà y có thể tưởng tượng. Nhà khoa học khám phá một định luật khoa học thu thập được cách điều khiển tất cả hiện tượng nằm trong định luật đó. Nhà Huyền Bí Học t́m ra được một định luật huyền bí trở nên tinh thông ngay tức khắc, về một khía cạnh đặc biệt của sự sống. Nếu chúng ta chỉ biết vô số sự việc hay chi tiết của một loại riêng biệt mà không biết sự liên quan ngấm ngầm giữa chúng nó, không biết bản chất hay tánh chất thiết yếu của chúng, chẳng những chúng ta không hiểu biết rơ ràng về chúng, mà lại c̣n không thể sử dụng chúng trong công việc của chúng ta. Một khối lớn những sự việc không liên quan, không giao tiếp với nhau, chỉ là một đống rác to mà thôi. T́m ra được nguyên tắc ngấm ngầm liên kết những sự việc đó, nó trở nên một nguyên liệu có giá trị khả dĩ được sử dụng dưới vô số h́nh thức.

Một trong những mục tiêu chánh của khoa học là t́m ra những nguyên tắc và định luật tiềm ẩn trong thế giới vật chất. Chính là các định luật và nguyên tắc được t́m ra đến nay, đă giúp những khoa học gia kiểm soát các quyền lực thiên nhiên của thế giới vật chất. Nhà Huyền Bí Học cũng thực hành điều đó với các cơi giới siêu vật chất của Thiên Nhiên, bởi v́ khác với khoa học gia, y không loại bỏ cơi giới nào của Thiên Nhiên ra ngoài công việc sưu tầm của y. Nhờ vậy, y thu thập được sự hiểu biết và kiểm soát các quyền lực trong tất cả các cơi giới của Thiên Nhiên.

Như thế, chúng ta thấy rằng sự hiểu biết các nguyên lư tiềm ẩn gạt bỏ đi điều cần thiết sưu tầm các chi tiết và sự việc, bởi v́ chúng nó không xác định, nhờ vậy mà tiết kiệm thời giờ và năng lực. Người ta nói rằng các Đấng Chân Sư Minh Triết cao cả biết đầy đủ về tất cả nguyên lư căn bản ở mọi lĩnh vực của đời sống và không lưu tâm đến các chi tiết. Nếu các Ngài muốn có kiến thức về chi tiết liên quan đến việc ǵ, các Ngài chỉ cần vận dụng thể hạ trí vào công việc để có kiến thức đó dễ dàng. V́ thể Thượng Trí của các Ngài đă phát triển đầy đủ và các Ngài có thể sử dụng trọn tâm thức ở cơi Thượng Trí, các Ngài có thể biết và sử dụng các nguyên lư căn bản này trực tiếp ở cơi của các Ngài không cần phải hoạt động xuyên qua môi trường nặng nề và tương đối ít đáp ứng của óc vật chất. Cái nh́n bên trong của các Chân Sư vào các định luật thiên nhiên và nguyên lư căn bản của đời sống thật là toàn hảo hơn bất cứ ai  tâm thức bị đóng khung ở cơi vật chất mà thôi. Nên ghi nhớ rằng các nguyên lư này đă hiện hữu trường cửu trong Thể Trí Đại Đồng của Thượng Đế, và chỉ có sự phát triển của thể Thượng Trí mới giúp mỗi cá nhân giao tiếp và hiểu biết các nguyên lư đó. Mọi điều ǵ có thể được hiểu biết trong Thái Dương Hệ đều đă có sẵn trong Thể Trí của Thượng Đế. Chỉ v́ các thể của tâm thức chúng ta không ứng đáp được do chưa phát triển đă ngăn cản sự hiểu biết mọi vật của chúng ta. Khi chúng ta phát triển khả năng ứng đáp với một loại rung động đặc biệt nào đó th́ chúng ta mới có thể giao tiếp với phần tương ứng của tâm thức Ngài.

Bây giờ đến một chức năng khác của thể Thựong Trí. Như đă thấy, thể Thượng Trí được tạo nên khi linh hồn con người được sinh ra, và từ đó linh hồn đi xuyên qua quá tŕnh tiến hóa nhân loại theo các định luật Luân Hồi và Nhân Quả v́ kết quả của sự tiến hóa của nhân loại, những đức tánh của linh hồn ở tính trạng phôi thai lần lần được khởi động lên từ tiềm tàng sang tích cực, đương sự đi từ t́nh trạng man rợ bước sang t́nh trạng người văn minh, và từ đó đến t́nh trạng Con Người Trọn Lành.. Cuộc khai mở lần hồi này của nhân loại và của các đức tánh thiêng liêng được đánh dấu bởi một cuộc phát triển đồng thời của thể Thựong Trí, bằng một h́nh dáng càng lúc càng to lớn thêm của vầng hào quang của thể này, sự xuất hiện những đường vạch màu chói lọi, và vầng hào quang tỏa sáng thêm ra. Một cuộc nghiên cứu về thể Thượng Trí của nhiều nhân vật khác nhau cho thấy một điểm liên quan rơ rệt giữa các màu sắc gặp ở các thể này và những đức tánh được khai mở do Chân Ngă. Cho nên, chỉ cần nh́n vào một thể Thượng Trí, với năng khiếu thần nhăn có thể biết.chắc chắn về giai đoạn phát triển đạt được của Chân Ngă đó và các đức tánh đă hoạch đắc tới ngày nay. Đúng như một nhà sinh lư học nghiên cứu về thể xác con người và biết mọi điều về cấu trúc chi tiết của nó, các nhà Huyền Bí Học nghiên cứu về thể Thượng Trí khào sát trọn vẹn các thành phần và các định luật cai quản sự lớn mạnh của nó. V́ đang sống trong các giới hạn chật hẹp của tâm thức ở cơi vật chất, chúng ta không thể thấu hiểu được – trừ ra thật mơ hồ - bản chất của thể Thượng Trí và cách mà tâm thức dùng nó để hoat động.

Cho nên, chúng ta thấy rằng chức năng thứ hai của thể Thượng Trí là đóng vai tṛ làm một thứ kho tích trử các kết quả của Cơ Tiến Hóa nhân loại – những kết quả này đă thu thập trong suốt quá tŕnh của các kiếp sống liên tiếp của Chân Ngă. Tuy nhiên, có hai điểm chánh yếu đáng ghi nhớ liên quan đến sự lớn mạnh lần hồi này của thể Thượng Trí. Điểm thứ nhứt là trong thời gian trải qua ở Lạc Cảnh (Devakhan) hay Cơi Trời sau khi một kiếp sống dương trần chấm dứt, những kinh nghiệm của kiếp sống chót vừa trải qua trên trái đất được chậm răi tiêu hóa và tinh hoa của chúng, dưới h́nh thức các khả năng, được chuyển đến và biến thành một phần bản thể của thể Thượng Trí. Như thế, phàm nhơn đă tinh lọc các kinh nghiệm nó đă thanh lọc và trước khi bị tan ră và biến mất, nó trao lại tất cả các kết quả đă tinh lọc, những tinh hoa quư giá của tất cả các kinh nghiệm này cho cha đẻ nó, là Chân Ngă; v́ chính Chân Ngă này đă sinh ra nó khi xưa. Do đó, Chân Ngă kết nạp vào bản chất nó tất cả bài học quư báu đă học trong kiếp sống vừa qua, và sẽ bắt đầu mỗi kiếp sống mới khác với các kinh nghiệm đă gom tụ từ các tiền kiếp. Sự lớn mạnh này của thể Thượng Trí hoàn toàn giống như sự lớn mạnh của một cái cây ở ngoài đời. Mỗi năm sang thu, cây rụng những chiếc lá cũ, sau khi trao nhựa sống cho các cành, để rồi sang xuân, đâm ra bao nhiêu lá mới, hấp thụ thức ăn từ bầu không khí và sự lớn mạnh xa hơn nữa.

T́nh cờ, điểm này cho chúng ta thấy sự việc rằng: khi chúng ta bắt đầu một kiếp sống mới với các thể xác, vía và hạ trí mới, chúng ta không c̣n nhớ các kinh nghiệm đă trải qua trong những kiếp trước, nhưng vẫn hưởng đầy đủ các lợi lộc do các kinh nghiệm đó mang lại dưới h́nh thức những khả năng và quyền lực phát triển trong các kiếp đó và biểu hiện trong thể Thượng Trí. Chúng ta không nhớ được điều ǵ trước kia, bởi v́ thể trí mới được tạo lập, không có chứng kiến những kinh nghiệm đă qua, và không tồn trữ, hay lưu lại dấu tích nào cả. Chỉ có Chân Ngă, đă trải qua các kinh nghiệm đó và lưu giữ kư ức của các tiền kiếp – kư ức này có thể được sống lại đối với những người có khả năng nâng ḿnh đến tâm thức của Chân Ngă, và rồi đó mang xuống bộ óc vật chất những h́nh ảnh trí tuệ liên quan đến các kiếp sống quá khứ.

Điểm thứ nh́ mà chúng ta nên ghi nhớ là phần lớn các điều xấu xa chúng ta nhận thấy trong con người không phải là điều tích cực, nhưng chỉ do sự thiếu phần phát triển các đức tánh tốt tương ứng đối nghịch, và các khả năng trong thể Thượng Trí. Trọn diễn tŕnh Cơ Tiến Hóa, các kinh nghiệm khác nhau và các đặc tánh khác nhau của chúng ta, họp lại tạo một tánh t́nh tốt được phát triển lần hồi, cái này sau cái kia, trong một đường lối bất thường, chứ không đồng thời theo một trật tự nào. Điều đó ví như nhiều người khác nhau bắt đầu tự vẽ lấy chân dung của ḿnh, và mỗi người bắt tay vào việc tùy theo đường lối riêng của ḿnh. Nếu khi các chân dung đó chưa xong, mà có người nào nh́n vào th́ sẽ thấy có tấm được vẽ xong cái đầu, có tấm được hai tay, tấm khác xong được hai chân v.v. . .  khi hoàn tất xong th́ các tranh vẽ sẽ hài ḥa và cùng một tiêu chuẩn; nhưng trong khi chưa rồi, th́ chúng có vẻ khác hẳn và không cân bằng. Đó cũng là trường hợp tánh t́nh chúng ta. Chúng ta phát triển mọi đức tánh khác nhau trong tánh t́nh ḿnh theo những thứ tự khác nhau, và bắt đầu phát triển chúng ở những thời điểm khác nhau, và v́ thế mà có vẻ không cân bằng, và không ai giống ai được. Tổng quát, th́ những điều mà chúng ta gọi là tật xấu ở nhiều trường hợp, là do sự thiếu những đức tánh tốt tương ứng chưa được khai mở trong thể Thượng Trí. Đó là những vạch đen trong quang phổ của tánh t́nh chúng ta. V́ vậy thói quen nói láo là do nơi sự vắng mặt của đức tánh tốt riêng biệt trong thể Thượng Trí tương ứng với tánh chân thật… Nếu nh́n đồng loại ta dưới ánh sáng này, chúng ta sẽ sẵn ḷng giữ một thái độ nhân từ hơn đối với các yếu đuối và khuyết điểm của tánh t́nh họ và thay v́ cho đó là tật xấu hay tội lỗi th́ chỉ cho rằng họ chưa được phát triển đầy đủ. Nhưng họ phải hoàn tất chân dung của họ – tất cả đều phải hoàn tất chân dung của ḿnh – và chúng ta không thể có một thái độ nào khác hơn, hữu lư hơn, là tỏ ra thông cảm và giúp đỡ.

Một điểm khác cần được lưu ư, liên quan đến điểm này là mặc dầu rốt ráo, chúng ta phải phát triển tất cả tánh tốt cần thiết cho công cuộc hoàn thiện, mục tiêu của quá tŕnh tiến hóa không phải cuối cùng tạo ra một kiểu mẫu y như nhau. Tất cả chúng ta đều phải toàn hảo, tất cả phát triển một cách toàn diện, nhưng vẫn phải đặc biệt, không ai giống ai cả. Không có hai nhân vật giống hệt nhau, mặc dầu có 60 ngàn triệu linh hồn đang tiến hóa đến điểm trọn lành trong kế hoạch mà chúng ta là một thành phần. Kế hoạch tiến hóa cho nhân loại không giống như một nhà máy hiện đại sản xuất hàng triệu món đồ nhất định, hoàn toàn giống hệt nhau, không thể phân biệt cái này với cái kia. Làm thế nào Tạo Hóa có khả năng tạo ra trong pḥng thí nghiệm của Ngài một số khổng lồ linh hồn tiến hóa đến mức trọn lành, nhưng vẫn giữ nguyên vẹn bản chất riêng biệt cá nhân, đó là một trong những bí mật về sự sống mà chúng ta không hy vọng giải đáp, trong khi vẫn đang sống trong các cảnh giới ảo ảnh và chỉ nh́n mọi sự việc một cách phiến diện mà thôi.

Thể Thượng Trí được sử dụng, chẳng những như một cái kho chứa đựng mọi tinh hoa của các kinh nghiệm thu thập do các phàm nhơn của những kiếp luân hồi khác nhau, và các năng khiếu được khai mở xuyên qua chúng, mà c̣n tích trữ các Nghiệp Quả tốt hay xấu do các phàm nhơn đă gây ra nữa. Những nghiệp quả này được lưu lại như những ấn tượng tiềm tàng ví như những hạt giống nằm trong thể Thượng Trí và lần hồi sẽ kết trái và định đoạt các điều kiện của những kiếp vị lai.

Đó là lư do tại sao thể này gọi đó là Nhân Thể. (Nhân Thể là cái thể tích trữ các loại nhân). Trong kho Nghiệp Quả này, một phần được chấm dứt và phần khác được tăng thêm ở mỗi kiếp ví như một loại trương mục ngân hàng, được duy tŕ xuyên qua các kiếp luân hồi liên tục của phàm nhơn. Trương mục riêng này chỉ chấm dứt ở giai đoạn Giải Thoát, sau khi các nghiệp quả cá nhân được thanh toán hoàn toàn.

Điểm chót có thể được ghi chú là các chức năng của thể Thượng Trí liên quan đến các nhân tố giúp vào sự tăng trưởng của nó. Chúng ta đă biết cách nào Chơn nhơn thu thập các kinh nghiệm từ kiếp sống này sang kiếp sống khác nhờ sử dụng phàm nhơn mà phát triển. Nhưng sự tăng trưởng này không phải là t́nh cờ. Nó được d́u dắt bởi hai ảnh hưởng tiềm tàng, luôn luôn áp chế và định đoạt đường hướng của sự lớn mạnh đó. Ảnh hưởng thứ nhứt là bản chất độc nhất vô nhị của cá nhân đang tiến hóa. Như đă được nói qua, mỗi linh hồn được tạo ra không ai giống ai cả, và sự tăng trưởng của nó một phần nào do tánh chất độc nhất ấy d́u dắt – bản chất này nằm sẵn trong Chơn Thần vĩnh cữu một cách bí ẩn, như đă được nhắc nhở bóng dáng trong câu châm ngôn huyền bí: “Hăy trở nên cái ǵ anh là hiện nay”. Điểm độc nhất này của cá nhân luôn luôn gây ảnh hưởng mạnh cho sự tăng trưởng của linh hồn xuyên qua trọn quá tŕnh tiến hóa, và chính ảnh hưởng từ bên trong này chắc chắn mang lại kết quả là sự toàn thiện của linh hồn, đúng với bản chất độc nhất của cá nhân.

Nhân tố thứ hai cũng liên hệ mật thiết với nhân tố thứ nhứt, là chức năng mà mỗi cá nhân – hay Chơn Thần – phải thực hiện trong Chương Tŕnh Thiêng Liêng. Mỗi linh hồn đều phải đóng một vai tṛ rơ rệt trong kế hoạch của sự tiến hóa, và sự tăng trưởng của nó ḥa hợp với vai tuồng mà nó phải thực hiện một cách có hiệu quả. Các kinh nghiệm mà nó phải học hỏi và các năng khiếu mà nó phải phát triển, đặc biệt ở những giai đoạn chót của cuộc tiến hóa, phải như thế nào để đem lại sự độc nhất của cá nhân ấy và chuẩn bị để nó đóng vai tṛ đă được chỉ định trong Kế Hoach Thiêng Liêng.

 

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ THƯỢNG TRÍ

 

Trong chương vừa rồi, chúng ta đă cố gắng xem qua tổng quát vai tṛ của Thượng Trí trong đời sống của chúng ta, và cái thể mà nó sử dụng để hoạt động. Khi t́m hiểu những sự việc về các cơi siêu vật chất, chúng ta phải cẩn thận đừng coi những ư tưởng mơ hồ và tổng quát ở cơi vật chất như là những thực tại mà chúng biểu hiện. Những ư tưởng này phải được nhận thức như là những gợi ư, những điều chỉ dẫn, giúp chúng ta h́nh dung những thực tại ẩn giấu ở phía sau chúng – thực tại mà chỉ khi nào sự phát triển nội tâm cho phép trực tiếp nhận thức, th́ chúng ta mới có thể biết rành rẽ, Chúng ta cần phải luôn lưu tâm đến điểm thực tế là chúng ta hiện nay bị hạn chế thật nhiều, bởi đang hoạt động ở cơi trần vật chất; v́ thế mà con người có khuynh hướng thịnh hành là dùng những từ ngữ để chỉ những ư tưởng, và những ư tưởng  để thay thế cho những thực tại chúng biểu hiện. Một kết quả trực tiếp của khuynh hướng này là chúng ta dễ dàng bằng ḷng với những ư tưởng suông thuộc về các sự việc ấy – nếu không phải chỉ là những từ ngữ mà thôi – và quên rằng giữa một ư tưởng thuộc về một sự việc và chính sự việc đó có một hố sâu to tát cần phải được lấp đi nếu thật sự ḿnh hiểu sự việc đó, Rất nhiều người chỉ làm công việc bàn luận suông về những sự việc thuộc về đời sống tâm linh cao cả mà quên lửng sự kiện rằng nó chỉ đang hoạt động bằng ư tưởng mà thôi – đó là những ư tưởng thật mơ hồ trên thực tế. Nói tóm lại, bàn luận về những ư tưởng này không có ǵ là tai hại, mà lại là một bước khởi đầu cần thiêt. Cái phiền là khi chúng ta tự cảm thấy ḿnh măn nguyện với bước đầu đó thay v́ phải vội vàng đi t́m cái thực tại ẩn giấu phía sau chúng.

Trước khi nói đến những phương pháp tổng quát có thể được sử dụng để phát triển Thể Nguyên Nhân, cần phải chuẩn bị trước bằng cách xem xét một vài sự kiện quan trọng thuộc về đề tài này. Điểm thứ nhứt cần ghi chú là khai mở thể này – đó là thể bên ngoài nhứt của Jivatma bất tử – hay là Ego – Chân Ngă theo cách gọi của văn chương Thông Thiên Học. Sự khai mở đ̣i hỏi một tiến tŕnh dài, thật dài, đến nhiều trăm kiếp sống để thành tựu. Người ta thường ước đoán rằng, trung b́nh cần phải 777 kiếp sống ở trần gian, giữa điểm “cá tính hóa” linh hồn và điểm đắc quả Chân Sư. Trong con số đưa ra ấy, lối 700 kiếp được dùng để học kinh nghiệm trong điều kiện man rợ và bán khai, lối 70 kiếp để học kinh nghiệm trong điều kiện văn minh và hoàn thiện bản tính đạo đức; lối 7 kiếp chót để bước chân trên con đường Đạo dẫn đến quả vị Chân Sư. Khi nh́n vào sự việc, chúng ta thấy cần phải một số lớn thời gian trải qua ở các cơi giới siêu vật chất giữa hai cuộc luân hồi kế tiếp, và thấy rằng cuộc hành tŕnh to tát và dài thăm thẳm của linh hồn xúc tiến, từ khi nó bắt đầu sự tiến hóa nhân loại, và công việc khai mở Thể Nguyên Nhân chậm chạp biết bao, v́ chính nó ghi chép và thể hiện diễn tŕnh tiến hóa này. Ở giai đoạn đầu của cuộc hành tŕnh, sự tiến hóa của linh hồn chỉ được d́u dắt từ bên ngoài, do các đoàn thể thiêng liêng hoạt động trong Thái Dương Hệ, và linh hồn ít khi nhúng tay vào công việc khai mở cá nhân ḿnh. Chỉ ở vào giai đoạn gần cuối của cuộc hành tŕnh, khi linh hồn ư thức được mục đích của cuộc tiến hóa dài đăng đẳng mà nó đang dấn thân vào, chừng đó nó mỗi lúc càng dự phần vào công việc tăng trưởng và khai mở của nó; các giai đoạn chót của phát triển hầu hết chỉ được d́u dắt từ bên trong mà thôi. Sự kiện nghe từ bên trong nội tâm, lời thúc hối của linh hồn thúc giục bắt tay vào công việc tiến hóa của cá nhân ḿnh là một dấu hiệu của sự trưởng thành, và cho thấy linh hồn đang tiến hóa đến giai đoạn cuối cùng của cuộc hành tŕnh. Chừng đó, khi nảy sinh sự thúc giục từ bên trong này, một phần rất lớn công việc đă dược thực hiện xong, v́ thế chỉ cần một số ít kiếp sống tôi luyện và kỷ luật chặt chẽ đủ để hoàn tất công việc. Chính v́ lư do này mà một số người khi cảm  thấy niềm thúc giục cấp bách th́ tự tay ḿnh điều khiển cuộc đời ḿnh để đoạt được sự toàn thiện càng sớm càng hay, có được một vận may chánh đáng thành công trong một vài kiếp sống, và đôi khi dường như họ thực hiện phép lạ là trong một kiếp mà thôi. Ở một số ít trường hợp, Chân Ngă phát triển tốt đẹp, Thể Nguyên Nhân khai mở đầy đủ, và sự khó khăn chánh là sự giao tiếp giữa Chân Ngă và phàm nhơn thấp kém, do những trở ngại tạo bởi Nghiệp Quả xấu ở những tiền kiếp. Một khi Nghiệp Quả này được thanh toán xong, th́ Chân Ngă liền bắt đầu chói sáng, xuyên qua phàm nhơn, và có vẻ như một phép lạ của sự khai mở đang xảy ra.

Vậy hăy để ai cảm thấy sự thúc giục tự thực hiện công việc hoàn thiện hóa bản chất cá nhân ḿnh hiểu rơ rằng: đó là một công việc dài hạn và chán chường mà ḿnh mong gánh vác, một công việc ở phần lớn trường hợp đ̣i hỏi một số kiếp sống tích cực làm việc để thực hiện. Không một ai có thể tiên đoán bao giờ nó sẽ thành tựu, và sự thành công mỹ măn sau cùng chỉ được bảo đảm bằng một ḷng kiên nhẫn vô tận và một quyết tâm cố gắng đến kỳ cùng trước mọi loại khó nhọc, phiền muộn và thất bại.

Điểm thứ nh́ cần lưu ư và hiểu rơ là sự tương quan giữa Phàm Ngă và Chân Ngă, bởi v́ nếu không nhận thức rành mạch sự tương quan này th́ sự lầm lộn sẽ xuất hiện măi, làm mờ tối trí thông minh và che khuất con đường ḿnh đang dẫm chân trên ấy nữa. Như được nói qua ở đoạn trước, những kinh nghiệm do phàm nhơn thu đạt ở trong một kiếp nhứt định được biến đổi thành những khả năng khác nhau ở Cơi thiên đường; và tinh hoa của các kinh nghiệm này, như thế được chuyển sang cho Chân Ngă để thu nhận vào bản chất của nó ở kiếp luân hồi kế tiếp. Chính nhờ sự đóng góp thêm vào các khả năng, từ kiếp này sang kiếp khác, đă một phần phụ giúp vào sự lớn mạnh của Chân Ngă và sự khai mở các quyền năng của nó – một phần khác, v́ Chân Ngă sống một đời sống riêng tư của nó ở các cơi cao và sự va chạm của các rung động ở cơi đặc biệt của nó và các cơi cao hơn, cũng mang lại kết quả khởi động các khả năng thiêng liêng của nó từ trạng thái tiềm tàng sang trạng thái hoạt động. Hiện giờ, một kiếp sống riêng biệt ở trần gian giúp ích vào sự tăng trưởng của Chân Ngă ít hay nhiều tùy thuộc phần lớn ở sự liên quan giữa Chân Ngă và Phàm Ngă: Phàm Ngă đă do Chân Ngă tạo ra, nhưng trong thời gian một kiếp sống, Phàm Ngă phát triển một đời sống bán độc lập riêng của nó. Điều này có thể, hoặc tỏ ra đồng ư và phục tùng các quyền lợi của Chân Ngă, hoặc không đồng ư. Nếu phàm ngă có khả năng tự liên kết để phù hợp với các quyền lợi của Chân Ngă và để cho Chân Ngă sử dụng nó trong các mục tiêu cao cả và sâu rộng, được vậy, kiếp sống là một thành công rực rỡ và các kinh nghiệm của Phàm Ngă mang lại là một vụ gặt được mùa, để Chân Ngă sử dụng và phát  triển. Mặt khác, như đă thường xảy ra cho trường hợp đại đa số nhân loại, nếu Phàm Ngă quyết liệt cho ḿnh một nếp sống độc lập riêng biệt, không tuân theo các ảnh hưởng và sự d́u dắt của Chân Ngă, để trọn vẹn dấn thân vào các quyền lợi tầm thường và tạm thời của các cơi giới thấp kém, như thế mục đích của kiếp sống phần lớn sẽ là một thất bại, Mặc dầu cũng thu đạt được một ít lợi lộc, và một vài tiến triển, nhưng kết quả vụ mùa về phương diện cao cả thật là nghèo nàn.

Cái nh́n trên đây về sự liên quan giữa Phàm Ngă và Chân Ngă, không nên đem lại cảm tưởng rằng có hai thực thể riêng biệt đang hoạt động bên trong chúng ta. Trên thực tế, chỉ có một Sự Sống Duy Nhứt của Thượng Đế hoạt động khắp mọi nơi. Một tia sáng của Tâm thức Ngài hoạt động trong một linh hồn (Jivatma) xuyên qua một số các thể thích nghi ở những cơi khác nhau. Ở các cơi tâm linh cao của Atma – Buddhi – Manas, tia sáng tâm thức này tạo ra một trung tâm chơn ngă, nhưng ở trung tâm này, bản tánh của chơn ngă tràn ngập ư thức hợp nhất và liên hiệp khắng khít với sự sống thiêng liêng, là nguồn cội của nó. Tấm màn ảo ảnh (Maya) vẫn có nơi đây, nhưng đủ mỏng để cho Chơn ngă thấy phần nào Thực Tại mà nó bao phủ. Khi tia sáng của tâm thức thiêng liêng này phóng xuống sâu hơn trong vật chất và hoạt động xuyên qua ba hạ thể ở các cơi hồng trần, trung giới, hạ thiên; nơi đây, những màn ảo ảnh trở nên dầy và khó xuyên qua, khiến cho bản chất của sự hợp nhứt và sự ư thức với nguồn sống thiêng liêng của nó mất đi. Tâm thức cứ măi ḥa hợp và tự động hóa ḿnh với ba hạ thể, làm phát triển một nhận thức sai lầm về cái TA; chính cái TA này là bản chất và nguồn gốc của phàm ngă. Đó là cây kim găm kết liền tất cả mọi trí nhớ và kinh nghiệm của ḿnh thành một hợp chất trọn vẹn. Mặc dầu nó do Chân Ngă mà có, do nguồn cội Chân Thần mà ra, đó là cách cái TA hoạt động như một thực thể độc lập, quên đi nguồn cội thiêng liêng, quên cả mục đích của sự sống c̣n của con người. Ở vào những giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa, điều này không quan hệ, bởi v́ những giai đoạn đó mọi loại kinh nghiệm đều cần thiết để tạo dựng cá tính thô sơ và bất cứ kinh nghiệm nào cũng là tốt để được sử dụng như vật liệu xây cất. Nhưng ở giai đoạn cuối cùng, khi mà tánh phân biện cần được áp dụng để chọn lọc những loại kinh nghiệm hầu thanh lọc cá tính và làm xuất hiện bản chất thiêng liêng của nó, cũng như sự hợp nhất cá nhân, th́ lúc đó phàm ngă phải trở nên một tôi đ̣i, phụng sự Chân Ngă. Dĩ nhiên, phàm nhơn mộng ảo với cái “TA” của nó, chỉ là một thực thể vô thường, rồi đây sẽ bị tiêu tan và biến mất ở giai đoạn chót của kiếp sống, khi mà các kinh nghiệm của nó đă được hấp thu ở cơi Thiên đường, và tinh hoa của các kinh nghiệm ấy được chuyển đến Chân Ngă, nhưng cách nó hoạt động làm nên sự khác nhau trong sự phát triển Chơn ngă ở những trạng thái tiến triển của Cơ Tiến Hóa.

Như thế, chúng ta thấy bằng cách nào mỗi Chân Ngă này sinh nhiều Phàm Ngă, mỗi phàm ngă sống đời sống riêng tư của nó, và nhờ nó, mang lại các kinh nghiệm giúp cho Chân Ngă ngày càng phong phú thêm, cho đến khi Chân Ngă được phát triển đầy đủ, chừng đó nó không cần những kinh nghiệm liên quan đến các cơi giới ảo ảnh thấp kém nữa. Cũng nên nhớ rằng mỗi phàm ngă chẳng những phát sinh từ Chân Ngă, mà c̣n chỉ là một biểu hiện từng phần của Chân Ngă. Nó chỉ tượng trưng một mặt của Linh Hồn Kim Cương. V́ thế mà các kiếp sau của cùng một linh hồn không giống nhau như người ta thường chờ đợi, khi nhớ đến sự liên quan mật thiết giữa Chân Ngă và các phàm ngă của nó. Ở mỗi kiếp đầu thai, chỉ có một số trạng thái và khả năng của Chân Ngă được mang ra sử dụng và biểu hiện, trong khi những cái c̣n lại vẫn ở trạng thái đ́nh chỉ, tiềm tàng và sẽ được biểu hiện ở những kiếp tương lai, Bởi v́ mỗi kiếp sống đều được thực hiện trong một số hoàn cảnh, do nơi Nghiệp Quả và các đ̣i hỏi  tiến hóa của linh hồn định đoạt và những hoàn cảnh này hạn chế trong những ranh giới cạn hẹp cái số ít nhiều đức tánh có thể được biểu hiện trong phàm ngă đó. Giống dân trong đó linh hồn được sinh ra, tánh di truyền của thân thể, những điều kiện khí hậu, phẩm tính của thể xác, phần Nghiệp Quả mà nó phải thanh toán, những khả năng nào sẽ phải phát triển trong kiếp đó, tất cả các nhân tố này phối hợp lại, hạn chế sự biểu lộ của Chân Ngă, và chỉ một số hạn chế của thật nhiều các khả năng và đức tánh đă phát triển rồi, có thể được diễn tả trong một kiếp sống mà thôi. Nhưng các phàm ngă khác nhau lần lượt, từ cái một, xuất hiện trong đời sống rộng lớn của Chân Ngă, cung cấp các hoàn cảnh khác nhau cần thiết và những cơ may cho sự phát triển toàn vẹn và thành tựu viên măn bao gồm tất cả quyền năng và khả năng thiêng liêng. Tạo Hóa hoạt động chậm răi, nhưng các phương pháp của Ngài thật chắc chắn, và các mục đích được thực hiện một cách khéo léo tuyệt vời và một kiên nhẩn không bao giờ suy giảm. 

Cuộc thảo luận về điểm liên quan giữa Phàm nhơn và Chơn nhơn, hay giữa Phàm Ngă và Chân Ngă không nên được xem như một tṛ đùa giải trí, hoặc như một đề tài của lư thuyêt suông. Ở mặt khác, sự thông suốt rơ rệt điểm liên quan này sẽ là một điều cần thiết quan trọng, giúp chúng ta thực hiện công việc khó khăn về khai mở bản chất tâm linh cao cả của ḿnh. Sự tiến hóa tâm linh không thể đi xa nếu chúng ta  không thấu hiểu một cách hoàn toàn thông suốt sự liên quan này giữa Phàm Ngă và Chân Ngă, và thành công trong công việc khiến Phàm Ngă phải tuân theo sự kiểm soát của Chân Ngă. Trong công việc khiến Phàm Ngă phục tùng Chân Ngă không có ǵ giúp đỡ chúng ta bằng sự nhận thức tánh chất giả tạm, vô thường của Phàm Ngă. Giây phút mà một cá nhân nhận thức – chứ không phải tưởng nghĩ sơ sài thôi – rằng cái thực thể đang cảm giác, suy tư và hành động ở các cơi thấp, cái thực thể mà để thỏa măn nó, y đă cung hiến tất cả thời giờ và năng lực, nhưng nó chỉ là một vật vô thường, một tạo vật với sự sống ngắn ngủi, mà rồi đây nó phải nhường chỗ cho một tạo vật khác cùng loại như nó trong kiếp kế tiếp; giây phút mà y nhận thức được điều này th́ từ lúc đó y không thể thản nhiên trước những quyền lợi cao cả của y nữa. Chính là v́ chúng ta không ư thức được, quên lăng đi cái định mạng khắc khe và tàn nhẫn dành riêng cho phàm ngă của ḿnh, đă khiến chúng ta tự măn, bằng ḷng cái số kiếp của ḿnh sống trong cơi giới vô thường ảo ảnh này. Giây phút chúng ta thức tỉnh về điều này và mặt đất có vẻ như rắn chắc của thực tế giả tạo bắt đầu tan biến đi dưới chân chúng ta, chừng đó, chúng ta mới kinh hoàng ngạc nhiên và sợ hăi khởi sự t́m kiếm một cái ǵ chân thật, bền bỉ, không phải với một thái độ ung dung, lơ là, nhưng lại giống như một người sắp chết đuối nắm bắt một cọng rơm, với cách sống c̣n nghiêm chỉnh. Chỉ chừng đó, bằng một thái độ miễn cưỡng và ḷng đau như cắt, chúng ta mới quyết định rời bỏ con tàu bất hạnh – là Phàm Ngă – để ẩn trú trong Chân Ngă của ḿnh, mà chúng ta tin tưởng (chứ chưa biết rơ) là vĩnh cửu. Càng lúc càng nhiều hơn, chúng ta tự đồng hóa ḿnh với Chân Ngă và nghiêm chỉnh bắt tay vào công việc biến đổi Phàm Ngă, một khí cụ, một biểu lộ của Chơn ngă, cho đến khi Phàm ngă hoàn toàn phục tùng và chúng ta ở trung tâm của Sự Sống Thiêng Liêng. Trong tâm trạng này và với thái độ ấy của tâm trí, chúng ta mới có thể bắt tay hữu ích vào công việc phát triển Thượng Trí của ḿnh, xuyên qua Thể Nguyên Nhân.

Các phương pháp phát triển Thể Nguyên Nhân, theo sau các chức năng của thể này, vừa được tŕnh bày trong các trang trước. Định luật cai quản sự tăng trưởng đă được áp dụng chẳng những trong cơi vật chất mà c̣n ở các cơi thanh cao hơn như sau: Khi một chức năng được thực hành, nó tiến bộ thêm và sự tiến triển trong chức năng đem lại cách cấu tạo hoàn hảo hơn của thể ấy xuyên qua chức năng được thực hành. Sự cấu tạo hoàn hảo này của các thể mang lại một lối thực hành có nhiều cách khác nhau của chức năng, giúp cho cả hai sự sống và h́nh dáng đều được phát triển tốt đẹp, song song với nhau, và tạo cho tâm thức một dụng cụ hữu hiệu hơn trong sự biểu lộ của nó. Định luật này là một định luật căn bản của sự phát triển và nằm trong nền tảng của tất cả phương pháp Tu Dưỡng Bản Thân, ở mọi lănh vực của sự sống và ở mọi cơi. Hăy lấy thí dụ một thân thể vật chất yếu đuối. Bạn tập luyện thể xác. Xuyên qua các bắp thịt, huyết quản, và dây thần kinh, sự sống tuôn chảy nhiều hơn, nhờ vậy thân xác trở nên cường tráng, bắp thịt cũng rắn chắc hơn và khả năng hoạt động, sự bền dẻo cũng tăng theo tỷ lệ. Lấy thí dụ thể vía – cái thể của các t́nh cảm và dục vọng – bạn cảm thấy buồn bực và không ứng đáp với một vài xúc cảm, như t́nh thương và sự thông cảm. Bạn hăy đặt ḿnh vào những hoàn cảnh mà các cảm xúc ấy được dấy động lên. Bạn bắt buộc thể vía ứng đáp với các cảm xúc này. Lần hồi sự sống bắt đầu tuôn chảy trong các đường dẫn mới vừa tạo lập, càng lúc càng nhiều hơn. Do đó, bản chất của thể vía thay đổi, trở nên thanh trong hơn và bấy giờ  bạn cảm thấy ḿnh ứng đáp dễ dàng trước những cảm xúc thanh cao hơn này. Hăy lấy thí dụ thể hạ trí, bạn nhận thấy nó không có khả năng suy tư đúng đắn và có mạch lạc. Bắt đầu bạn suy nghĩ, tập trung vào các đề tài khác nhau. Sự thực hành tỏ ra buồn chán tẻ nhạt buổi đầu, nhưng mỗi lúc năng lực trí tuệ tuôn vào thể trí càng thêm lên, nhờ đó công việc trở nên dễ dàng hơn. Lần lần những ǵ ở bước đầu tỏ ra buồn chán tẻ nhạt trở nên thích thú và dễ thực hành. Ḍng năng lực chuyển vào thể trí lần hồi tổ chức lại thể ấy, biến nó thành một dụng cụ hữu hiệu hơn cho sự rèn luyện của quyền lực trí tuệ, và như thế, chuẩn bị nó cho một công việc hữu hiệu hơn trong chức năng chánh của nó – là suy tư. Và song song đó, dụng cụ của nó ở cơi vật chất – bộ óc và hệ thống thần kinh “năo tủy” – cũng được tiến triển tốt đẹp hơn, giúp cho sự thể hiện tư tưởng tốt đẹp hoàn hảo hơn, trong tâm thức vật chất.

Mỗi chức năng của mỗi thể của tâm thức đều trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự rèn luyện dù ta thấy hay không thấy, và Thể Nguyên Nhân không đi ra ngoài định luật đó. Như đă xem qua, một trong các chức năng chính của Thể Nguyên Nhân, là được dùng như thể của tư tưởng trừu tượng. Do đó, nếu chúng ta muốn phát triển nó, ta phải tập dượt nó suy nghĩ trừu tượng. Nhiều người có ư niệm sai lầm về tư tưởng trừu tượng, và mỗi khi nghe nhắc đến từ “trừu tượng”, họ liền có ngay cảm giác không thoải mái, và tự tưởng tượng ḿnh đang lâm vào những diễn tŕnh chán ngắt và thê lương của tư tưởng khó hiểu và vô ích. Chính điểm đó là một dấu hiệu chứng tỏ chức năng này của Thể Nguyên Nhân chưa được khai mở phù hợp và cần phải được săn sóc, bởi v́ bất cứ một chức năng nào, nếu được phát triển đầy đủ đều hoạt động dễ dàng và thích thú. Nếu chúng ta có một chức năng nào hoạt động yếu ớt, lư do sẽ là: hoặc chúng ta không biết cách sử dụng đúng đắn, hoặc có một nhược điểm hay một trở ngại trong thể ấy, xuyên qua đó chức năng thể hiện. Ngoại trừ sự kiện này, tư tưởng trừu tượng không phải là một việc buồn tẻ và khó khăn như phần lớn người ta tưởng tượng. Điều đó có nghĩa là ǵ? Nó có nghĩa là trong nhiều trường hợp, sự trừu tượng hóa bản chất của một số lớn sự việc gom tụ lại chung với nhau cho bất cứ mục đích ǵ. Nó đi từ cái chi tiết đến cái đại cương. Mỗi ngày chúng ta vẫn thường thực hành những tiến tŕnh trí tuệ này trong đời sống, nhưng đă làm một cách không ư thức, vô hiệu quả và kém khoa học, v́ thế mà chúng không giúp ích cho công việc tăng trưởng của trí tuệ, hay là chỉ phần nhỏ nào hữu ích thôi. Trên thực tế, khuynh hướng tổng quát hóa rất thường xảy ra và phần đông chúng ta đang tổng quát hóa những kinh nghiệm thu thập hằng ngày một cách thiếu hệ thống và đôi khi khờ dại. Trong vài ngày tôi ăn rau cải tươi sống. Có lẽ do bao tử tôi yếu nên không thích hợp với thức ăn uống. Tôi kết luận rằng rau cải tươi sống không tốt đối với sức khỏe, và đi quanh truyền rao ư tưởng rằng rau cải không nên ăn sống. Như thế tôi đang t́m cách sử dụng năng khiếu suy nghĩ trừu tượng, nhưng đă làm một cách luộm thuộm không đầy đủ dữ kiện và không sử dụng kinh nghiệm. Phần lớn các trường hợp, chúng ta đều đang tổng quát hóa một cách vô hiệu quả và thô thiển như thế, và điều phải làm là học thực hành nó một cách khoa học, suy nghĩ cẩn thận và có hệ thống. Được vậy, chẳng những chúng ta sẽ tiến triển về trí tuệ, mà lại c̣n tăng trưởng thật nhiều khả năng hoạt động hữu hiệu trong đời sống. Cũng nên nhớ rằng phương pháp tổng quát hóa như thế là bước đầu trên con đường hướng về cái Duy Nhất – vạn thù qui nhất bổn. Nó hiến cơ hội luyện tập cách nh́n tổng hợp để t́m thấy cái Nhất Bổn giữa cái Vạn Thù. Nếu chúng ta tiếp tục sự t́m kiếm các định luật và nguyên tắc th́ sẽ nhận thấy rằng những nguyên tắc bé nhỏ của sự sống đều kết hợp chung lại với nhau, giống như những phụ lưu của một con sông cái, cho đến khi chúng ta tự nhận thấy ḿnh, rốt ráo nằm trong Đại Dương của Sự Sống – cái Duy Nhứt

Làm thế nào chúng ta luyện tập Thượng Trí thực hành công việc suy tư trừu tượng một cách hữu hiệu? Chúng ta hăy lấy một vài thí dụ đơn giản để minh họa tiến tŕnh học tập này. Giả sử chúng ta lấy một cái ṿng tṛn và cắt chu vi nó thành một số cung nhỏ, một cách không đồng đều. Nếu chúng ta bôi bỏ một số ṿng cung, chỉ để lại một phần ít của cái chu vi tṛn mà thôi. Bất cứ ai biết qua h́nh học đều có khả năng nói: chúng là thành phần của một ṿng tṛn mặc dù không thấy được trọn vẹn h́nh ṿng tṛn. Tại sao vậy? Bởi v́ h́nh dáng và vị trí của các ṿng cung này tự nhiên gợi lên cho cái trí một h́nh tṛn mà chúng nó là những thành phần. Đương nhiên, một số người có thể tạo nên một ṿng tṛn trong trí họ, chỉ nhờ thấy một số ít ṿng cung, trong khi một số người khác đ̣i hỏi một số nhiều hơn để có thể đi đến kết luận, tùy thuộc nơi sự thông minh và hiểu biết của họ. Giống như thế, chúng ta có thể có ở đồ h́nh thứ hai dưới đây một số đường gạch. Chúng sẽ tức khắc khiến ta nghĩ đến một h́nh vuông đối với những ai biết qua h́nh học.  

 

H́nh 1                                H́nh 2

 

Điều tương tự như thế xảy ra khi một số nhiều chi tiết được sắp xếp có hệ thống và phân loại, và cái trí xem xét chúng với mục đích t́m ra sự liên quan tồn tại giữa chúng. Đó là chức năng của Thượng Trí để thấy sự liên quan này - để thấy cái trọn vẹn mà chúng chỉ là một thành phần, và để chuyển ngay vào tâm thức vật chất sự tổng quát hóa nguyên tắc hay dịnh luật đă hỗn hợp lại tất cả các chi tiết này thành một cái toàn thể trọn vẹn. Tất cả mọi định luật khoa học đều được khám phá bằng cách đó, do cách dùng thể Hạ trí gom góp lại mọi sự kiện, chi tiết và hỗn hợp chúng nó trong một cái tổng quát hóa nhờ sử dụng Thể Thượng Trí. Thể Nguyên Nhân càng được phát triển cao, nó càng dễ dàng nhận thức được những mối liên quan giữa các sự kiện. Khoa học không phải là lănh vực duy nhứt cống hiến chúng ta những cơ hội học cách tổng hợp hóa. Trong mọi lănh vực của đời sống, chúng ta đều có thể t́m ra cơ hội để luyện tập khả năng này, miễn là chúng ta cố ư t́m kiếm chúng và sử dụng chúng một cách có hệ thống trong công viêc luyện tập. Toán học ở các cấp cao cung hiến nhiều nhứt các môi trường rộng răi khác nhau cho việc luyện tập khả năng này, và có lẽ là không phương pháp nào mau lẹ hơn để học thực hành những việc suy nghĩ trừu tượng bằng cách học qua một khóa cấp tốc toán học cao cấp. Sau Toán học là môn Triết Lư được xem như một lănh vực tốt để luyện tập Thượng Trí, và ở quan điểm một sinh viên của Khoa Tu Dưỡng Bản Thân, có lẽ Triết Lư càng hợp hơn để phát triển các khả năng của Thể Nguyên Nhân.

Phương pháp thứ nh́ để phát triển Thể Nguyên Nhân được đặt nền tảng trên chức năng khác của thể này, đă được nói qua trước đây. Ấy là chức năng sử dụng nó như phương tiện để tạo một phần tử vĩnh cửu trong thể trạng của linh hồn, chứa đựng tất cả đức tánh và khả năng đă thu thập được trong tiến tŕnh tiến hóa. Chúng ta được chỉ rằng khi một đặc tánh riêng biệt hay một năng khiếu được phát triển hoặc gia tăng trong một kiếp sống nào, điểm lợi ấy được thu thập không mất đâu cả, mặc dầu phàm nhơn bị hủy diệt. Điều thu thập sẽ được chuyển đến Thể Nguyên Nhân và biến thành trường cửu do sự tổ chức lại của thể đó. Các sưu tầm của môn sinh lư học cho biết rằng khi chúng ta suy nghĩ, chất xám trong bộ óc vật chất thay đổi, và một sự suy tư kéo dài và liên tục khiến cho bộ óc có phần tốt đẹp hơn thêm, nhờ vậy nó sẽ trở thành một dụng cụ tốt hơn cho Sự Sống Thiêng Liêng. Sự tiến bộ này chỉ ở trong dụng cụ của cơi vật chất, nó bị hủy diệt theo sự hủy diệt của thể xác. Nhưng có một sự tiến bộ tương xứng trong Thể Nguyên Nhân nó kéo dài từ kiếp này qua kiếp khác và sự tăng thêm ở mỗi kiếp sống được thu thập và làm cho linh hồn một dụng cụ càng lúc càng hữu hiệu hơn cho Sự Sống Thiêng Liêng.

Vậy phương pháp thứ nh́ để phát triển Thể Nguyên Nhân là sự tự chăm sóc lấy ḿnh và bằng một cách có hệ thống xây dựng tánh t́nh ḿnh hướng đến một sự toàn thiện ở mọi mặt. Tất cả những đức tánh như sự chân thật, ḷng can đảm, tánh khiêm tốn, được kể trong kinh Bhagavad Gita và những kinh sách được tôn kính khác của thế giới, phải được coi như là thành phần thường xuyên của tánh t́nh ḿnh nhờ thực hành song đôi thiền định và luyện tập các đức tánh này trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đây là một diễn tiến dài hạn và buồn chán, nhưng công việc phải được thực hành nếu linh hồn muốn trở nên một dụng cụ thích ứng của Sự Sống Thiêng Liêng – một trung tâm xuyên qua đó tuôn chảy t́nh thương, quyền lực và minh triết của Thượng Đế. Một khi tiến tŕnh được hoàn tất, Thể Nguyên Nhân sẽ là một vật chói sáng lộng lẫy, một bầu tṛn hào quang rực rỡ, mà ở cơi trần gian này chúng ta không thể quan niệm được. Đó là những Thể Nguyên Nhân của những vị Chân Sư Minh Triết đă được sự toàn thiện đối với các cảnh giới thấp.

Một nhân tố khác thật quan trọng trong việc khai triển Thể Nguyên Nhân là sự khai mở thể Bồ Đề và thể Niết Bàn. Thể Nguyên Nhân lớn mạnh, một mặt nhờ những thúc giục từ các cơi hồng trần, trung giới và hạ thiên, và mặt khác do các động lực tâm linh tác động từ cơi Bồ Đề và Niết Bàn. Do đó, sự phát triển tâm linh của Chân ngă là động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhất, giúp cho sự lớn mạnh của thể này, để hoàn tất trong một vài kiếp công việc đ̣i hỏi, theo lệ thường phải một thời gian to tát hơn nhiều. Giống như những chức năng của thể xác, vía và hạ trí không thể chia ra những phạm vi rơ rệt trong đời sống phàm ngă nên những chức năng của những thể Niết Bàn, Bồ Đề và Thượng Trí cũng không thể chia ranh giới trong đời sống của Chơn Ngă. Khi hạ trí hoạt động, chẳng những thể hạ trí tiến triển, dụng cụ của nó trong thể xác – là bộ óc – cũng đồng thời tiến triển. Tương tự thế ấy, khi các quyền lực của thể Niết Bàn và Bồ Đề bắt đầu hoạt động tích cực, Thể Nguyên Nhân – dụng cụ của chúng – cũng phát triển song song.

Cần nhớ rằng Thể Nguyên Nhân được ví như một tấm gương có thể phản chiếu lại những Chân Lư hiện diện ở thể Trí Đại Đồng vào trong thể Hạ trí. Người nào có được một Thể Nguyên Nhân phát triển đầy đủ và giao tiếp được với thể Hạ trí là có được phương tiện cần thiết để phần nào giao tiếp được với thể Trí Đại Đồng. Đó là một khả năng mà tất cả các sinh viên nghiêm chỉnh của Huyền Bí Học phải cố gắng phát triển, nếu muốn ḿnh có được từ bên trong một nguồn hiểu biết vô tận đúng thực mà đương sự có thể sử dụng mỗi khi cần; và rốt ráo sẽ giúp y độc lập, không tùy thuộc vào mọi nguồn hiểu biết ở bên ngoài.

Thật ra, sự giao thiệp trực tiếp với thể Trí Đại Đồng chỉ có thể thực hiện xuyên qua những thực hành của môn Yoga cao cấp, khi con người có khả năng hoạt động ư thức xuyên qua Thể Nguyên Nhân của y. Nhưng trong khi chưa đến giai đoạn này th́ một sinh viên cấp cao đă hành thiền, thanh lọc và hài ḥa trí y vẫn có thể phát triển khả năng giúp y quan hệ tốt với Thượng Trí, và qua đó nó giao tiếp với thể Trí Đại Đồng một cách gíán tiếp càng lúc càng nhiều thêm. Khi điều này xảy ra, sự hiểu biết thuộc về các thực tại nội tâm của đời sống bắt đầu xuất hiện bên trong thể Trí của người sinh viên ở các đường lối khác nhau và phải kinh nghiệm qua mới nhận thức được  chúng.

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES