|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
THẦN LINH HỌC
|
|
THẦN LINH HỌC
Ngày nay “Thần linh học” được dùng để biểu thị sự giao tiếp thuộc nhiều loại khác nhau trong cơi Trung giới thông qua một đồng cốt.
Nguồn gốc và lịch sử của phong trào Thần linh học đă được miêu tả ở Chương 21.
Cơ chế dĩ thái khiến ta có thể đạt được hiện tượng Thần linh học đă được miêu tả đầy đủ trong quyển Thể Phách và xin học viên hăy tham chiếu tác phẩm này.
Bây giờ ta chỉ c̣n xét tới giá trị (nếu có) của phương pháp giao tiếp này với cơi vô h́nh và bản chất của những nguồn thông tin giúp ta giao tiếp.
Vào thời kỳ đầu của Hội Thông Thiên Học, bà H. P. Blabatsky hăng hái viết rất nhiều về đề tài Thần linh học, nhấn mạnh tới tính không chắc chắn của toàn thể sự việc, và phàm ngă chiếm ưu thế so với những chuyện hiện h́nh có thực. Dường như chắc rằng quan điểm ấy phần lớn đă xác định một thái độ thiếu thiện cảm của hầu hết hội viên Thông Thiên Học đối với Thần linh học nói chung.
Mặt khác, ông C. W. Leadbeater quả quyết rằng kinh nghiệm cá nhân của chính ông lại tỏ ra thuận lợi hơn. Ông bỏ ra vài năm thực nghiệm về Thần linh học và tin rằng bản thân ông đă lập đi lập lại một cách thực tế mọi hiện tượng lạ mà ta có thể đọc biết trong kho tài liệu về đề tài này.
Theo kinh nghiệm của ông th́ ông thấy rằng đa số sự hiện h́nh là chân thực. Các thông điệp mà chúng ban ra thường chẳng có ǵ thú vị và giáo lư của chúng được ông mô tả là thường giống như “Ki Tô giáo ḥa trong nước”; tuy nhiên trong một chừng mực nào đó nó phóng khoáng hơn và tiên tiến hơn lập trường chính thống ngu tín.
Ông C. W. Leadbeater nêu rơ rằng các nhà Thần linh học và Thông Thiên Học có chung với nhau nhiều lănh vực quan trọng: (1) sinh hoạt sau khi chết chắc chắn là tồn tại thực sự sống động; (2) cũng chắc chắn là có sự tiến bộ vĩnh hằng và hạnh phúc tối hậu cho mọi người, dù tốt hay xấu. Hai đề tài này có tầm quan trọng lớn lao và nghiêm xác đến nỗi nó cấu thành một lập trường tiên tiến hơn nhiều so với lập trường chính thống b́nh thường; cho nên dường như thật đáng tiếc khi các nhà Thần linh học và Thông Thiên Học không thể tiếp tay nhau về những đề tài rộng lớn, và hiện nay chỉ khác nhau có những điều nho nhỏ cho đến khi ít nhất là thế giới đă được cải đạo để biết nhiều sự thật. Trong công tŕnh này c̣n có nhiều chỗ cho hai đoàn thể những người mưu cầu sự thật.
Những người muốn chứng kiến các hiện tượng lạ, những người không thể tin được bất cứ điều ǵ mà không tự mắt ḿnh nh́n thấy, tự nhiên là bị thu hút về Thần linh học. Mặt khác, những người muốn có triết lư hơn mức mà Thần linh học thường cung cấp, tự nhiên là quay sang Thông Thiên Học. Như vậy cả hai phong trào đều cung phụng cho kẻ phóng khoáng với đầu óc cởi mở nhưng thuộc hai loại người khác hẳn nhau. Trong khi đó xét theo những cứu cánh to lớn có thể bị phương hại th́ sự hài ḥa và đồng ư giữa hai phong trào này dường như đáng mong muốn hơn.
Phải nói rằng Thần linh học có uy tín ở chỗ nó đạt được mục đích nhằm cải đạo một số lớn người từ việc chẳng tin cái ǵ đặc biệt sang việc tin chắc dù sao đi nữa cũng là một loại kiếp sống tương lai nào đó. Như chúng tôi có nói ở chương vừa qua, điều này chắc chắn là một kết quả rực rỡ mặc dù có những người nghĩ rằng phải trả giá quá đắt để đạt được điều ấy.
Chắc chắn là Thần linh học nguy hiểm đối với những người có bản chất đa cảm, dễ bị kích thích thần kinh và dễ chịu ảnh hưởng ngoại lai, họ không nên tiến hành nghiên cứu quá xa v́ những lư do mà bây giờ đă rành rành ra đối với học viên. Nhưng không có cách nào dễ dàng hơn để xua tan việc không tin vào bất cứ thứ ǵ nằm ngoài tầm cơi hồng trần bằng cách thử một vài thí nghiệm và có lẽ cũng bơ công để chịu rủi ro trong việc tiến hành điều ấy.
Ông C. W. Leadbeater không sợ mà khẳng định rằng bất chấp sự lừa gạt và gian dối chắc chắn đă xảy ra trong một số trường hợp, có những chân lư lớn lao đằng sau khoa Thần linh học có thể phát hiện được bởi bất cứ ai sẵn ḷng bỏ ra thời gian cần thiết để kiên nhẫn nghiên cứu. Dĩ nhiên có một kho tài liệu to lớn và càng ngày càng gia tăng về đề tài này.
Hơn nữa nhiều việc tốt như việc được thực hiện bởi những vị pḥ trợ vô h́nh (xem chương 28) đôi khi cũng được thực hiện qua tác nhân của một đồng cốt hoặc của một người nào đó hiện diện trong buổi lên đồng. Như vậy, Thần linh học thường cầm chân các vong hồn – nếu không bị như vậy th́ họ đă được giải thoát nhanh hơn – thế nhưng nó cũng cung cấp những phương tiện để giải thoát cho những người khác và vậy là mở ra đường tiến cho những người ấy. Đă có những ví dụ trong đó người chết có thể xuất hiện mà không có sự trợ giúp của một người đồng cốt, hiện ra với thân bằng quyến thuộc để giải thích ḿnh mong muốn điều ǵ. Nhưng những trường hợp như thế thật hiếm hoi và trong hầu hết trường hợp, các vong hồn quyến luyến có thể thoát khỏi những nỗi lo âu của ḿnh chỉ nhờ vào dịch vụ của một đồng cốt hoặc một “người cứu trợ vô h́nh” hữu thức.
Như vậy thật sai lầm khi chỉ nh́n vào khía cạnh tối tăm của Thần linh học; không được quên rằng nó đă đóng góp một lượng lớn điều tốt trong loại công tác này bằng cách giúp cho người đă quá cố có cơ hội dàn xếp công việc của ḿnh sau khi đột nhiên ĺa trần bất ngờ.
Người nghiên cứu những trang sách này không nên ngạc nhiên khi thấy trong số các nhà Thần linh học có một số kẻ ngu tín và hẹp ḥi chẳng hạn như chẳng biết ǵ về sự luân hồi: thật vậy, có lẽ đa số nhà Thần linh học Anh Mỹ chưa hề biết tới sự kiện ấy mặc dù có những trường phái Thần linh học giảng dạy nó. Ta đă thấy rằng khi một người chết đi th́ y thường đánh bạn với những kẻ mà ḿnh đă quen biết trên trần thế: y loanh quanh chính xác quanh quẩn cũng loại người ấy giống như trong buổi sinh thời. V́ thế cho nên người ấy cũng chẳng có mấy khả năng biết được hoặc nhận ra được sự thật về luân hồi sau khi đă chết cũng chẳng khác ǵ trước khi chết. Nhiều người bưng tai bịt mắt trước mọi ư tưởng mới do ảnh hưởng của vô số thành kiến; họ mang theo những thành kiến này vào trong cơi trung giới mà những thành kiến ấy cũng đâu có tuân theo lư trí và óc phân biệt phải trái b́nh thường ở cơi Trung giới chẳng khác nào trên cơi hồng trần.
Dĩ nhiên một người thật sự có đầu óc cởi mở có thể học được nhiều điều trên cơi Trung giới; y có thể nhanh chóng làm quen với toàn bộ giáo huấn Thông Thiên Học và có những người chết đă làm như thế. V́ vậy, thường xảy ra việc trong những thông tin của giới vong linh có một bộ phận của giáo huấn Thông Thiên Học.
Ta cũng nên nhớ rằng có một khoa Thần linh học cao cấp mà công chúng chẳng biết ǵ, nó chưa bao giờ công bố bất cứ tường tŕnh nào về kết quả của ḿnh. Nhóm Thần linh học ưu tú nhất hoàn toàn có tính cách riêng tư, chỉ hạn chế vào một số nhỏ những người lên đồng. Trong nhóm ấy, cũng số lượng người ấy cứ gặp nhau măi và không có người ngoài nào gia nhập để tạo ra bất cứ sự biến đổi về từ điển. Như vậy, hoàn cảnh đă được tạo dựng một cách hoàn hảo phi thường và kết quả thu được thường mang tính gây sững sờ nhiều nhất. Thường thường cái gọi là người chết cũng chỉ là bộ phận trong sinh hoạt hằng ngày của gia đ́nh giống như là người sống. Khía cạnh ẩn tàng của những buổi lên đồng ấy thật là huy hoàng: những h́nh tư tưởng bao quanh chúng đều tốt đẹp và được dự tính để nâng cao tŕnh độ tâm trí và tâm linh của cộng đồng.
Ở những buổi lên đồng công cộng th́ có một lớp người chết hoàn toàn thấp kém xuất hiện bởi v́ từ khí đă bị pha trộn hỗ lốn.
Một trong những lời phản đối nghiêm túc nhất về việc thực hành Thần linh học nói chung đó là việc người thường sau khi chết th́ tâm thức đều đều dâng lên từ phần thấp hèn của bản chất hướng tới phần cao thượng; như ta có nói đi nói lại, Chơn ngă đang đều đều triệt thoái ra khỏi các hạ giới, v́ vậy rơ ràng là sự tiến hóa của nó không được trợ giúp khi phần thấp hèn lại được tái khơi hoạt từ trạng thái vô thức tự nhiên đáng mong muốn mà nó đang trải qua để rồi bị lôi kéo trở lại tiếp xúc với trần thế ngỏ hầu giao tiếp qua một người đồng cốt.
Như vậy thật là một sự tử tế độc ác khi chèo kéo xuống cơi trần tục một người mà hạ trí vẫn c̣n khao khát thỏa măn ḷng tham dục bởi v́ nó tŕ hoăn sự tiến hóa đi lên của y và cắt ngang điều nên tiến bộ theo thứ tự. Vậy là thời kỳ ở cơi trung ấm (Kāmaloka) được kéo dài ra, thể Vía được nuôi dưỡng và sự khống chế của nó đối với Chơn ngă vẫn được duy tŕ; thế là sự tự do của linh hồn bị tŕ hoăn, “con chim yến bất tử vẫn c̣n bị lớp keo bẫy chim trần thế cột chặt lại”.
Nhất là trong trường hợp tự tử và bất đắc kỳ tử th́ rất không nên khơi hoạt lại trishnā tức là ḷng ham muốn tồn tại trong cơi hữu t́nh.
Nguy cơ đặc biệt của điều này sẽ nảy sinh ra khi ta nhớ lại rằng, bởi v́ Chơn ngă đang triệt thoái về bản thân cho nên nó càng ngày càng ít có thể gây ảnh hưởng hoặc dẫn dắt được bộ phận thấp hèn trong tâm thức ḿnh; tuy nhiên nếu sự phân ly chưa hoàn tất th́ bộ phận thấp hèn này vẫn có khả năng gây ra nghiệp trong những t́nh huống dễ xảy ra điều ác hơn là điều thiện để thêm vào biên bản đă có trong lúc sinh thời.
Hơn nữa, người nào đă sống một cuộc đời ác độc và đầy ḷng khao khát cuộc sống trần thế mà ḿnh vừa rời bỏ và không c̣n trực tiếp nếm trải được những thú vui xác thịt, th́ họ có khuynh hướng tụ tập xung quanh những người đồng cốt và những nhà ngoại cảm, cố gắng sử dụng họ để cho chính ḿnh được thỏa măn. Đây là một trong những lực lượng nguy hiểm nhất mà những kẻ vô ư vô tứ và ṭ ṃ tọc mạch đă háo hức đương đầu với trong lúc c̣n vô minh.
Một thực thể trung giới đang tuyệt vọng có thể tóm lấy một nhà ngoại cảm đang lên đồng, nhập xác y hoặc thậm chí có thể đi theo y về tận nhà để nhập xác vợ hoặc con gái y.
Đă có nhiều trường hợp như thế và thường thường th́ hầu như ta không thể rũ bỏ được một thực thể đang nhập xác người như vậy.
Ta đă thấy ḷng đam mê phiền năo và ham muốn của những người bạn trên trần thế cũng có khuynh hướng thu hút những thực thể đă quá cố xuống trở lại cơi trần thế, như vậy là thường gây ra sự đau khổ sâu sắc cho người đă quá cố cũng như can thiệp vào lộ tŕnh b́nh thường của cơ tiến hóa.
Bây giờ ta hăy quay sang các loại thực thể vốn có thể giao tiếp thông qua một người đồng cốt và ta có thể xếp loại chúng như sau đây:
- những người đă chết trên cơi Trung giới,
- những người đă chết trên cơi Devachan,
- các u hồn,
- các ma h́nh,
- các ma h́nh được cấp thêm sinh lực,
- các Tinh linh Thiên nhiên,
- Chơn ngă của người đồng cốt,
- Các Cao đồ,
- Các Đấng Ứng Hóa Thân (Nirmānakāya).
V́ hầu hết các thực thể này đă được miêu tả ở Chương 14 bàn về Các Thực thể trên Trung giới cho nên ở đây ta chẳng cần nói thêm bao nhiều điều nữa về thực thể ấy.
Xét về lư thuyết th́ bất cứ người đă chết nào trên cơi Trung giới cũng có thể giao tiếp thông qua một người đồng cốt, mặc dù điều này dễ dàng hơn nhiều xét theo các cảnh giới thấp và càng ngày càng khó khăn khi thực thể vươn lên tới các cảnh cao hơn. V́ thế cho nên trong mọi t́nh huống tương đương với nhau, tự nhiên là ta nghĩ rằng đa dố những sự giao tiếp mà ta nhận được trong những buổi lên đồng ắt xuất phát từ các cảnh thấp và do đó là từ những thực thể tương đối chậm tiến.
Học viên ắt nhớ lại rằng (Xem trang 138) những người tự tử và những nạn nhân bất đắc kỳ tử, kể cả những tội phạm bị hành quyết, đều bị hồn ĺa khỏi xác trong khi đang tràn đầy nhựa sống; họ đặc biệt rất có thể bị cuốn hút về một người đồng cốt với hi vọng thỏa măn được trishnā, tức ḷng khao khát sống.
V́ thế cho nên người đồng cốt là nguyên nhân giúp họ phát triển một loạt Uẩn (Skandhas) mới (xem trang 209), một cơ thể mới có khuynh hướng và đam mê c̣n tồi tệ hơn cả cơ thể mà họ vừa mất. Điều này ắt gây ra vô vàn điều gian tà cho Chơn ngă và khiến cho nó phải tái sinh theo một kiếp hiện tồn tồi tệ hơn nhiều so với trước kia.
Sự giao tiếp với một thực thể ở Devachan nghĩa là trên cơi trời cần được giải thích thêm một chút nữa. Khi nhà ngoại cảm hoặc người đồng cốt có bản chất thanh khiết hoặc cao cả th́ Chơn ngă đă giải thoát của y có thể vươn lên tới cơi Devachan và tiếp xúc với thực thể nhập Devachan ở đó. Người ta thường có cảm tưởng là thực thể từ cơi Devachan đă giáng nhập xuống người đồng cốt, nhưng sự thật ngược hẳn lại. Chính Chơn ngă của người đồng cốt đă vươn lên tới mức của thực thể ở Devachan. Do t́nh huống đặc thù của tâm thức các thực thể nhập Devachan (mà chúng ta không thể xét tới trong quyển sách này) cho nên những thông điệp thu được từ đó không thể hoàn toàn đáng tin cậy: cùng lắm th́ người đồng cốt hoặc nhà ngoại cảm cũng chỉ có thể biết, nh́n thấy và cảm thấy những điều mà thực thể đặc thù nhập Devachan biết, nh́n thấy và cảm thấy. V́ thế cho nên nếu ta sa đà vào việc tổng quát hóa th́ có nhiều khả năng sai lầm bởi v́ mỗi thực thể nhập Devachan đều sống trong bộ môn đặc thù của riêng ḿnh thuộc cơi trời. Ngoài cái nguồn sai lầm này ra, khi tư tưởng, kiến thức và t́nh cảm của thực thể nhập Devachan tạo nên thực chất của vấn đề th́ rất có thể là phàm ngă của chính người đồng cốt cùng với những tiên kiến của y sẽ chi phối cái dạng giao tiếp.
Một u hồn (shade) (xem trang 107) có thể thường xuất hiện và giao tiếp trong những buổi lên đồng; v́ có dáng vẻ chính xác của thực thể đă quá cố, có trí nhớ, những thói đặc thù v.v. . . của thực thể ấy cho nên nó thường bị nhầm lẫn là chính thực thể ấy mặc dù bản thân nó không hề cố t́nh nhập vai. Nó quả thật là một “mớ vô hồn những phẩm chất tồi tệ nhất” của thực thể ấy.
Một ma h́nh (shell) (xem trang 171) cũng giống chính xác như thực thể đă quá cố mặc dù nó chẳng qua là cái xác chết trên cơi Trung giới của thực thể ấy sau khi mọi hạt tâm trí đă rời bỏ xác chết. Khi nhập vào trong phạm vi hào quang của người đồng cốt nó có thể nhất thời được linh hoạt lên thành ra một thứ nhái lại của thực thể chân thực.
Những “âm ma” (spooks) như vậy thường vô lương tâm, không có những sự thôi thúc tốt đẹp, có khuynh hướng tan ră và v́ vậy chỉ phục vụ cho điều gian tà, cho dù ta coi chúng là kéo dài sinh lực của ḿnh bằng cách hút sinh lực giống như ma cà rồng trong những buổi lên đồng hoặc làm ô uế người đồng cốt và người lên đồng (the medium and sitters) bằng những mối liên hệ trung giới thuộc loại hoàn toàn bất hảo.
Một ma h́nh được cấp thêm sinh lực (a vitalised shell) (xem trang 172) cũng có thể giao tiếp thông qua một người đồng cốt. Như ta đă thấy, nó bao gồm một xác chết trên cơi Trung giới được một tinh linh nhân tạo làm linh hoạt và nó luôn luôn có ác ư. Rơ rệt là nó tạo thành một nguồn nguy cơ rất lớn trong những buổi lên đồng của Thần linh học.
Những người tự tử, các u hồn và ma h́nh được cấp thêm sinh lực đều là những ma cà rồng thứ yếu, chúng rút rỉa sinh lực của những người mà chúng gây ảnh hưởng được. V́ thế cho nên cả người đồng cốt lẫn người lên đồng đều thường ốm yếu và kiệt sức sau một buổi lên đồng. Học viên huyền bí học được dạy cho cách tự bảo vệ ḿnh tránh khỏi những toan tính bất hảo ấy v́ nếu không có kiến thức ấy th́ kẻ nào dấn thân vào con đường này đều khó ḷng tránh khỏi việc ít nhiều phải cống nạp cho chúng.
Chính việc sử dụng u hồn và ma h́nh trong những buổi lên đồng khiến cho biết bao nhiêu lời giao tiếp trong Thần linh học khét tiếng là vô bổ về mặt trí thức. Cái bề ngoài trí thức của chúng té ra chỉ là sao chép lại; nét nổi bật là chẳng có ǵ mới mẻ, chẳng có dấu hiệu ǵ về một tư tưởng mới lạ và độc lập.
Các Tinh linh Thiên nhiên (Nature-Esprits). Ở trang 182 và sau đó, ta đă miêu tả vai tṛ của những tạo vật này rất thường biểu diễn trong những buổi lên đồng.
Nhiều hiện tượng lạ trong pḥng lên đồng rơ ràng là có thể giải thích hợp lư hơn khi coi đó là những mánh khóe thuộc đủ loại lực dưới nhân loại hơn là hành vi của các “vong linh” mà trong khi c̣n nhập xác cũng chắc chắn là không thể điên rồ ngớ ngẩn như vậy.
Chơn ngă của người đồng cốt. Nếu người đồng cốt thanh khiết và phấn đấu hướng theo ánh sáng th́ sự phấn đấu hướng thượng như vậy ắt được đáp ứng do bản chất cao thượng chiếu cố: ánh sáng từ trên cao tràn xuống soi sáng cho tâm thức hạ đẳng. Lúc bấy giờ hạ trí nhất thời hợp nhất với cha của ḿnh là thượng trí và truyền đạt được tối đa tri thức của thượng trí mà ḿnh có thể ghi khắc được. Như vậy một số giao tiếp thông qua người đồng cốt có thể bắt nguồn từ Chơn ngă của chính người lên đồng.
Lớp thực thể bị thu hút tới pḥng lên đồng dĩ nhiên tùy thuộc rất nhiều vào loại đồng cốt. Những người đồng cốt cấp thấp tất nhiên là thu hút toàn những khách tham quan không đáng mong muốn mà sinh lực đang tàn tạ của chúng được củng cố trong pḥng lên đồng. Đâu phải thế là đă hết: nếu trong những buổi lên đồng c̣n có những người nam hoặc nữ có tŕnh độ phát triển tương đối thấp th́ âm ma sẽ bị thu rút về người ấy và có thể bám theo người nam nữ ấy, vậy là lập nên một đường giao tiếp giữa thể Vía của kẻ c̣n sống và thể Vía đang hấp hối của người đă chết; thế là gây ra những kết quả thuộc loại thật đáng phàn nàn.
Một Cao đồ hoặc một Chơn sư thường giao tiếp với các đệ tử mà không dùng tới những phương pháp giao tiếp b́nh thường. Nếu người đồng cốt là đệ tử của Chơn sư th́ thông điệp của Chơn sư có thể “đến với y” mà bị hiểu lầm là thông điệp của một “vong linh” phàm tục.
Một Đấng Ứng Hóa Thân (Nirmānakāya) là một người đă toàn bích, ngài đă bỏ lại xác phàm nhưng vẫn c̣n giữ các nguyên khí thấp khác xác phàm, ngài vẫn c̣n tiếp xúc với trần thế để trợ giúp cho cơ tiến hóa của loài người. Trong những dịp hiếm hoi, các Đấng Cao Cả này có thể và ắt giao tiếp được thông qua một đồng cốt, nhưng có điều là người ấy phải rất thanh khiết và có bản chất cao thượng (xem thêm trang 175).
Nếu một người có rất nhiều kinh nghiệm về thuật đồng cốt th́ y ắt thấy khó mà tin được có biết bao nhiêu những người rất tầm thường trên cơi Trung giới lại cháy bỏng ham muốn đóng vai các bậc đại Đạo sư trên thế giới. Họ thường có ư định ngay thật, và quả thực nghĩ rằng giáo huấn mà ḿnh đưa ra sẽ cứu nhân độ thế được. V́ đă nhận thức được sự vô giá trị của những sự vật thuần túy trần tục cho nên dĩ nhiên họ cảm thấy rằng nếu ḿnh gây ấn tượng được lên nhân loại bằng những ư tưởng của chính ḿnh th́ trọn thế giới ắt ngay tức khắc trở thành một nơi chốn khác hẳn.
Sau khi đă o bế người đồng cốt khiến y tin rằng ḿnh là tác nhân duy nhất truyền thụ giáo huấn siêu việt độc quyền này và sau khi đă khiêm tốn chối bỏ bất kỳ sự cao cả đặc biệt nào của chính ḿnh, một trong những thực thể giao tiếp ấy thường được người đồng cốt tưởng tượng ít ra cũng là một vị tổng thiên thần hoặc thậm chí là một sự biểu lộ c̣n trực tiếp hơn nữa của Đấng thiêng liêng. Tuy nhiên tiếc thay, một thực thể như vậy thường quên bén đi mất rằng khi ḿnh c̣n sống trên cơi trần cũng có những người khác đă giao tiếp tương tự như vậy qua đủ thứ đồng cốt mà ḿnh có buồn lưu ư tới đâu. Y không ngộ ra được rằng những người khác cũng đang đắm ch́m vào những sự việc trần tục cho nên đâu có chú ư ǵ tới y và ắt từ chối không để cho lời giao tiếp của y thúc đẩy ḿnh.
Có khi những thực thể ấy lại tá danh là những nhân vật nổi bật chẳng hạn như George Washington, Julius Caesar hoặc Tổng thiên thần Michael với một động cơ thúc đẩy chẳng biết có đáng tha thứ hay chăng là giáo huấn mà ḿnh đưa ra rất có thể sẽ được chấp nhận nhiều hơn nếu chúng xuất phát từ một kẻ vô danh tiểu tốt nào đó như John Smith hoặc Thomas Brown.
Cũng có khi những
thực thể ấy thấy thiên hạ đầy ḷng sùng kính các Chơn sư bèn đóng vai chính
các Chơn sư này để cho những ư tưởng mà ḿnh muốn phổ biến dễ được chấp nhận
hơn.
Cũng có những kẻ toan tính gây hại cho công việc của Chơn sư bằng cách khoác lấy h́nh tướng của ngài rồi gây ảnh hưởng lên đệ tử của ngài. Mặc dù họ có thể tạo ra một dáng vẻ thể chất hoàn toàn giống như thật nhưng họ hoàn toàn không thể bắt chước được Thể Nguyên Nhân của Chơn sư, v́ thế cho nên người nào có thần nhăn của thể nguyên nhân không thể bị lừa gạt bởi những kẻ mạo nhận như vậy.
Trong một vài trường hợp th́ các thành viên của chi bộ các huyền bí gia đă phát khởi nên phong trào Thần linh học (xem trang 191) đă tự ḿnh đưa ra các giáo huấn có giá trị bàn về những đề tài rất thú vị thông qua một người đồng cốt. Nhưng điều này bao giờ cũng hạn chế trong những buổi lên đồng riêng tư của gia đ́nh chứ không bao giờ trong những buổi tŕnh diễn công cộng mà thiên hạ phải trả tiền.
Quyển Tiếng Nói Vô Thinh đă huấn thị một cách minh triết như sau: “Con đừng t́m Sư phụ trong những chốn hăo huyền như thế”. Ta không nên mù quáng chấp nhận bất kỳ giáo huấn nào của một huấn sư tự xưng tự mọc trên cơi Trung giới; mọi sự giao tiếp và khuyến dụ xuất phát từ cơi này nên được tiếp nhận giống hệt như ta tiếp nhận lời khuyến dụ tương tự trên cơi hồng trần. Ta nên xem xét giáo huấn theo giá trị của nó sau khi đă dùng lương tri và lư trí khảo sát.
Một người cũng đâu có ǵ không thể sai lầm, bởi v́ y ngẫu nhiên đă bỏ xác so với khi y c̣n sống trên cơi trần. Một người có thể sinh hoạt nhiều năm trên cơi Trung giới thế mà cũng chẳng biết ǵ nhiều hơn so với khi y ĺa trần.
V́ vậy ta không nên quan trọng hóa những điều giao tiếp từ cơi Trung giới hoặc từ một cơi nào cao hơn nữa so với khi ta tiếp nhận một điều gợi ư trên cơi hồng trần.
Một “vong linh” đang biểu lộ thường chính xác là cái mà nó rao giảng, nhưng nó cũng thường không phải thuộc loại ấy. Đối với kẻ phàm phu lên đồng th́ không có phương tiện nào để phân biệt được chân và giả, bởi v́ những nguồn tài liệu của cơi Trung giới có thể sử dụng để lừa gạt người trên cơi trần tới mức thậm chí ta không thể tin nổi những điều dường như là bằng chứng thuyết phục nhất. Ta không hề lúc nào cũng chối bỏ rằng có những thực thể chân chính đă đưa ra những giao tiếp quan trọng trong các buổi lên đồng mà ta chỉ khẳng định rằng kẻ phàm phu ngồi đồng hầu như không thể chắc chắn được việc ḿnh có bị lừa gạt hay chăng bằng nhiều cách khác nhau.
Từ những điều nêu trên, ta ắt thấy
các nguồn thông tin giao tiếp với cơi Trung giới có thể được tiếp nhận một
cách đa dạng biết bao. H. P. Blavatsky có dạy:
“Các nguyên
nhân của những hiện tượng lạ là đa dạng và ta cần phải là một bậc Cao đồ để
thực sự khảo sát, nghiên cứu những ǵ xảy ra ngơ hầu có thể giải thích được
điều ǵ thật sự là nền tảng trong mỗi trường hợp”.
Để bổ túc cho phát biểu nêu trên, ta có thể nói rằng điều mà kẻ phàm phu có thể làm được trên cơi Trung giới sau khi chết th́ y cũng có thể làm được trong khi c̣n sống trên cơi trần: Ta có thể dễ dàng thu được sự giao tiếp qua tài liệu viết lách, trong lúc xuất thần hoặc bằng cách sử dụng những quyền năng đă được rèn luyện và phát triển của thể Vía nơi cả những người đang nhập thể lẫn những người đă thoát xác. V́ vậy dường như ta nên thận trọng hơn bằng cách phát triển quyền năng linh hồn của chính ḿnh thay v́ vô minh dấn thân vào những cuộc thí nghiệm nguy hiểm. Bằng cách này ta có thể thu thập được kiến thức một cách an toàn và gia tốc cho cơ tiến hóa. Con người phải học biết được rằng sự chết không hề thật sự khống chế được ḿnh, y đă nắm chắc trong tay ch́a khóa nhà tù của thể xác và y có thể học được cách sử dụng nó tùy ư.
Xét theo sự cân nhắc kỹ lưỡng, mọi bằng chứng khả hữu bênh vực lẫn chống lại Thần linh học, ta ắt thấy dường như là nếu Thần linh học được sử dụng một cách cẩn thận và kín miệng th́ nó có thể được biện minh hoàn toàn nhằm mục đích phá tan thuyết duy vật. Một khi đă đạt được mục đích này th́ việc sử dụng nó dường như quá đầy sự nguy hiểm đối với cả người sống lẫn người chết; cho nên nói chung, ta không nên khuyên thiên hạ sử dụng nó, mặc dù trong những trường hợp ngoại lệ người ta có thể thực hành Thần linh học một cách an toàn và đầy lợi ích.
---------------------------
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES