trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

THAM THIỀN

( Tóm tắt bài Tham thiền của Ông Subramaniam )

    Trước khi Tham thiền phải tập trung tư tưởng.

Tập trung tư tưởng nghĩa là gom tư tưởng vào một đồ vật nào hay một ư niệm nào đó. Tỷ như khi ta cầm cái hộp quẹt, ta tập trung vào đó. Nếu trong đời sống hằng ngày, mỗi chuyện ta làm, ta đểu tập trung tư tưởng vào, th́ cái quan năng của ta sẽ mở. Ta có thể tập trung tư tưởng trong khi ta làm bất cứ việc ǵ. Có nhiều cách tập trung tư tưởng; nhưng có một phương pháp tập trung tư tưởng mầu nhiệm hơn. Lấy một vài cổ thi hay một h́nh ảnh tốt đẹp nào, rồi tập trung vào đó. Tỷ như ta lấy một bài cổ thi. Ta đọc đi đọc lại; ta chú trọn tư tưởng vào đó. Ta cố gắng đi sâu vào ư nghĩa. Ta t́m hiểu ư tưởng và quan niệm của tác giả ẩn dưới văn từ; v́ văn từ có khôn khéo thế mấy đi nữa cũng không diễn đạt đặng tư tưởng một cách hoàn toàn. Nếu ta tập trung tư tưởng vào bài thơ đó, ta sẽ đạt được ư nghĩa thâm trầm của nó. Mà rồi chẳng những ta hiểu đặng chỗ uyên cạn của nó, mà ta có thể thăng lên đến Thượng trí. Chừng đó Thượng trí ta hoạt động, và ta có thể ḥa hợp với tinh thần của bài cổ thi ấy đặng. Như vậy ta có thể nói ta đang bước vào một thế giới khác hẳn với thế giới hồng trần mà ta sống đây. Ở vài t́nh trạng ấy, ta đồng hóa với câu thơ. Ta có thể nói đặng rằng : ta hiểu nó hoàn toàn. Khi ta bước vào thế giới Thượng trí rồi, th́ ta hành động một cách khác. Vậy phương pháp tập trung tư tưởng là gom tư tưởng vào cái ư niệm duy nhất. Và nhờ tập trung tư tưởng mà ta có thể bước vào Thượng trí, và có thể thu thập đặng những t́nh cảm, những tư tưởng và sự tốt đẹp của cơi Thượng giới. Người thường nhơn chỉ sống với những t́nh cảm, và những tư tưởng của cơi thấp, họ chỉ để hạ trí của họ hoạt động mà thôi, nhơn đó mà bao nhiêu dục t́nh, bao nhiêu tư tưởng xấu xa biểu lộ không ngừng. C̣n người sống trong cơi Thượng giới [1] th́ có những tư tưởng tốt đẹp, thanh cao.

Chính trong buổi Tham thiền là trong buổi ta đang sống với Thượng trí, ta có tư cách hành động khác với người đời, ta có tư tưởng cao thượng và thiêng liêng.

Có người hỏi tôi rằng : “ Làm thế nào cho tư tưởng đừng vẩn vơ, nghĩ nhớ đến chuyện khác ?

Bản tánh của cái trí là bất ổn định. Nó như con khỉ không bao giờ đứng yên. Nó cũng như gió hay xao xuyến. Nó chỉ sợ ư chí của ta mà thôi. Vậy ta nên lấy ư chí ta làm một cái niền cột nó lại. Ngoài ư chí ra, th́ ta không thế nào tập trung đặng. Mà nếu không tập trung tư tưởng được th́ làm sao Tham thiền ?

Vậy Tham thiền là ǵ ?

Tham thiền là làm thế nào cho tư tưởng hoạt động trong cơi Thượng Thiên, tức là chỉ để cho Thượng trí làm việc mà thôi. Trong buổi Tham thiền, ta làm thế nào đánh thức Chơn Ngă của ta. Muốn vậy ta rán tưởng đến Chơn Sư ( hay Đấng Cứu Thế nào ) và rán hợp nhất với Ngài, ta tưởng tượng những đức tánh tốt của Chơn Sư hiện rơ trong ḷng ta. Ta rán giữ cái trạng thái tâm thức ấy được vài phút. Làm như thế, ta tinh luyện cái vía và cái trí của ta. Khi cái vía và cái trí của ta được tinh luyện rồi th́ nó phản ảnh phương diện Minh Triết và Bồ Đề xuống phàm nhơn ta một cách dễ dàng. Chừng đó ta ḥa nhịp với tất cả vạn vật. Ta đồng hóa đặng với người lành cũng như với người dữ. Buổi Tham thiền như thế đem lại một cái kết quả trọng đại trong đời sống ta, nó có thể kéo dài suốt ngày ấy. Đó là phần cốt yếu của sự Tham thiền.

Tóm lại, mỗi người chúng ta phải có phương pháp thích hợp với tâm tánh ḿnh để tinh luyện hạ thể, kiểm soát đặng cái trí, cái vía và cái xác cho Chơn Nhơn biểu hiện.

Nếu sự Tham thiền không ảnh hưởng đặng đời sống của ta, th́ nó sẽ hóa ra vô ích.

                                                         Soạn giả : NGUYỄN THỊ HAI

                               ( Trích Tạp chí T́m hiểu Thông Thiên Học  quyển 49 và 50 )


[1] Thượng giới chia làm hai cơi :
1/ Thượng Thiên thuộc về Thượng trí và
2/ Hạ Thiên thuộc về Hạ trí. Người đời thường sống với Hạ trí nên có những tư tưởng xấu xa. Nhưng nếu ai ở cơi Hồng trần mà có những tư tưởng tốt đẹp th́ cũng gọi là sống với Thượng trí nơi cơi Thượng Thiên. (Lời soạn giả)

 


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở