Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

 

 

Những chỗ khó khăn trong
Khoa Minh Triết Thiêng Liêng gọi là thông thiên học

TẬP 2

THÁI DƯƠNG HỆ CỦA CHÚNG TA

 

bạch liên

 

CHƯƠNG THỨ NHỨT

 

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ SỰ SANH HÓA MỘT THÁI DƯƠNG HỆ

 

Muốn thật hiểu sự sanh hóa một Thái Dương Hệ ta nên biết ba nguyên tắc sau đây:

1)- Một là: Mỗi Thái Dương Hệ đều do một vị Thái Dương Thượng Đế sanh ra. Cũng như Đấng Tạo Hóa, Đức Thái Dương Thượng Đế trước khi sanh hóa cũng phân làm ba Ngôi:

Ngôi thứ Nhứt

Ngôi thứ Nh́ và

Ngôi thứ Ba

2)- Hai là: Các Thái Dương Hệ đều liên lạc với nhau và giúp đỡ nhau, nhứt là những Hệ thống đồng một Cung với nhau.

3)- Ba là: Sự Sống vẫn là MỘT. Nó tiến hóa và tiếp tục từ Thái Dương Hệ này sang Thái Dương Hệ kia, đời đời kiếp kiếp, không bao giờ dứt đoạn.

 

ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ CỦA CHÚNG TA

 

Ngài vốn ở một Thái Dương Hệ khác lớn hơn Thái Dương Hệ của chúng ta và ngày nay chắc chắn nó đă tan ră rồi.

Trước khi sanh hóa, Ngài chọn một chỗ trên không gian làm vị trí giang sơn của Ngài. Hào quang của Ngài chiếu tới đâu dứt, th́ chỗ đó là giới hạn Tiểu Vũ Trụ của Ngài.

Ngài phác họa một chương tŕnh gọi là Thiên Cơ, trong đó có ghi từ lúc sơ khởi cho đến lúc cuối cùng như:

a)- Ngày giờ thành lập bảy cơi của Thái Dương Hệ.

b)- Những Dăy Hành Tinh và thời kỳ hoạt động của chúng nó.

c)- Kiểu mẫu những nhơn vật, tức là h́nh thù, màu sắc của các giống dân tộc, các loài cầm thú, kim thạch và tinh chất. Mỗi kiểu mẫu phải thực hiện cách nào và vào thời kỳ nào cho tới khi công việc phải hoàn tất đúng với mức độ của chúng. Nói tóm lại là đầy đủ các chi tiết, không thiếu chi cả.

 

MỤC ĐÍCH SANH HÓA MỘT THÁI DƯƠNG HỆ

 

Một Thái Dương Hệ sanh ra để giúp các Chơn Thần (nói cho dễ hiểu là các Linh Hồn) tiến hóa cho đến khi thành một bực Siêu Phàm.

Rồi ngày sau, không biết bao nhiêu triệu năm nữa mỗi vị Siêu Phàm sẽ thành một vị Thái Dương Thượng Đế và sẽ sanh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác giống như Thái Dương Hệ nầy vậy.

 

NHỮNG VỊ PHỤ TÁ ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ

 

Đức Thái Dương Thượng Đế có nhiều vị Phụ Tá như:

1)- Các Đại Thiên Thần chưởng quản Ngũ Hành [[1]]

2)- Các vị Đại Thiên Thần coi về việc kiến trúc tức là những vị Hành Tinh Thượng Đế (Les Archivistes).

3)- Các vị Đại Thiên Thần coi về Văn Khố, tức là Nghiệp quả gọi là các vị Nam Tào Bắc Đẩu (Lipikas).

4)- Các vị Đại Thiên Thần, các vị Thiên Thần và các Tinh Linh hay Ngũ Hành, phụ tá các vị ở trên.

5)- Những vị Bàn Cổ Cội Rễ

      Những vị Bàn Cổ Mầm Giống (Manou Racine)

      Những vị Đại Thiên Đế, những vị Đại Thiên Tôn, những vị Ngọc Đế, những vị Phật, những vị Bồ Tát, những vị Đại Thánh đủ các cấp bực. Những vị nầy vốn đồng ở một Thái Dương Hệ với Đức Thái Dương Thượng Đế và có liên quan với Ngài.

 

NHỮNG VỊ HÀNH TINH THƯỢNG ĐẾ

 

Tại Thái Dương Hệ của chúng ta có bảy vị Hành Tinh Thượng Đế  coi sóc sự tạo lập bảy Hệ Thống Tiến Hóa. Mỗi Hệ Thống Tiến Hóa gồm bảy Dăy Hành Tinh. Không phải bảy Dăy sanh ra một lượt với nhau mà Dăy thứ Nhứt sanh ra rồi, đúng ngày giờ th́ tan ră. Dăy thứ Nh́ sanh ra, cứ tiếp tục như thế cho đến Dăy thứ Bảy. Dăy thứ Bảy tan ră rồi th́ một Hệ Thống Tiến Hóa chấm dứt. (Xin xem quyển ba).

Bảy Hệ Thống Tiến Hóa có 49 Dăy Hành Tinh. C̣n ba Hệ Thống Tiến Hóa vô h́nh, không nói đến nên không kể vô đây.

 

BẢY VỊ HÀNH TINH THƯỢNG ĐẾ

COI SÓC SỰ SANH HÓA BẢY HỆ THỐNG TIẾN HÓA HỮU H̀NH

 

Các Ngài là những trung tâm, những vận hà do đó thần lực của Đức Thái Dương Thượng Đế ban rải cho những sanh linh trong Tiểu Vũ Trụ của Ngài. Các Ngài là những thành phần của Thái Dương Thượng Đế. 

Ấn Giáo gọi các ngài là Prajapattis.

Thiên Chúa giáo cũng gọi là Bảy Đại Thiên Thần phủ phục trước ngai của Thượng Đế.

7 Esprits devant le trône de Dieu như:

MICHEL – có nghĩa là sức mạnh của Trời.

GABRIEL – có nghĩa là Vô sở bất tại tức là đâu đâu cũng có Ngài, Ngài có mặt khắp mọi nơi.

RAPHAEL – có nghĩa là quyền năng của Trời trị lành các bệnh.

URIEL – có nghĩa là Ánh Sáng của Trời hay là Lửa Trời.

ZADKIEL – có nghĩa là Ḷng Nhân của Trời.

CHAMUEL – (không biết)

JOPHIEL – (không biết)

Giống in như Bảy vị Hành Tinh Thượng Đế Hư Không.

Hỏa Thần Giáo gọi là các Ngài là Amesha Spentas.

 

SỐ 3 và SỐ 7

 

Số 3:

Tại sao có Ba Ngôi? Theo lời của Đức Bà Annie Besant nói th́ đây là một trong những vấn đề khó khăn nhứt của Siêu H́nh Học, muốn giải ra phải viết trọn một quyển sách. Tuy nhiên chúng ta hăy cố gắng giải thử coi.

Nếu chúng ta phân tích cái ǵ có ra trong Vũ Trụ th́ chúng ta đi đến cái kết luận là:

Tất cả đều chia ra “Ngă (Soi) và Phi Ngă (Non Soi)” hoặc là “Tôi và Không phải Tôi”.

Mỗi vật đều thuộc về hoặc là “Ngă” hoặc là “Phi Ngă”.

Ngă là Sự Sống, là Tâm thức.

Phi Ngă là Vật chất, là H́nh hài.

Chúng ta đứng trước Nhị Nguyên. Nhưng mà hai vật làm ra Nhị Nguyên nầy không phải là hai vật chia rẽ với nhau, hai vật độc lập và không có liên lạc với nhau. Thật ra có sự liên quan mật thiết giữa hai vật.

Thế nên chúng ta có Tam Nguyên thay v́ Nhị Nguyên. Ấy là:

Một là Ngă.

Hai là Phi Ngă

Ba là sự liên lạc giữa Ngă và Phi Ngă, tức là ba chứ không phải hai.

Thế nên số 3 làm nền tảng cho tất cả những Vũ Trụ chớ không phải chỉ để riêng cho Vũ Trụ của chúng ta là Thái Dương Hệ nầy mà thôi.

Nói tóm lại Ngă và Phi Ngă là hai cái cực của một khối duy nhứt. Hai cực nầy vẫn có sự liên lạc với nhau.

 

Số 7:

Ta biết Đấng Độc Nhất Vô Nhị phân chia làm Ba Ngôi:

1)- Ngôi thứ Nhứt

2)- Ngôi thứ Nh́

3)- Ngôi thứ Ba

Mỗi Ngôi có hai trạng thái: Âm và Dương.

Ba Ngôi có sáu Trạng Thái.

Nhưng có một trạng thái nó tổng hợp sáu trạng thái nầy lại. Không có nó th́ không phân chia Âm Dương. Trạng thái nầy có từ thuở Khai Thiên Tịch Địa.

Thế nên các Thánh kinh đều cho số 7 là quan trọng.

Đúng vậy, Số 3 và Số 7 là hai con số thiêng liêng rất nhiệm mầu.

 

BẢY CUNG CỦA THÁI DƯƠNG HỆ

 

Thái Dương Hệ có bảy Cung đồng một tên với bảy Cung của Vũ Trụ.

1)- Cung thứ Nhứt là Cung Ư Chí – Uy Quyền

2)- Cung thứ Nh́ là Cung Minh Triết - Bác Ái, tức là Cung Giáo Dục và Tôn Giáo.

3)- Cung thứ Ba là Cung Hoạt Động Sanh Hóa, tức là Cung Thích Nghi; Chiêm Tinh Học thuộc về Cung nầy.

4)- Cung thứ Tư là Cung Mỹ Lệ, Ḥa Thanh (Cung Mỹ Thuật).

5)- Cung thứ Năm là Cung Hiểu Biết Cụ Thể (Cung Khoa Học)

6)- Cung thứ Sáu là Cung Sùng Đạo hay là Lư Tưởng.

7)- Cung thứ Bảy là Cung Pháp Môn – Phù Thủy.

 

Mỗi Cung c̣n chia ra bảy Chi (Sous Rayons) và ở dưới quyền điều khiển của một vị Hành Tinh Thượng Đế.

 

CHƯƠNG THỨ HAI

 

BA NGÔI CỦA THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ

 

Trước khi sanh hóa, Đức Thái Dượng Thượng Đế phân làm ba Ngôi như Đức Thượng Đế là Đấng Tạo Hóa vậy.

1)- Ngôi thứ Nhất là BRAHMA (Phạn Vương) hay là Đức Chúa Cha (Dieu, Le Père)

2)- Ngôi thứ Nh́ là VISHNOU (Quích Nu) hay là Đức Chúa Con (Dieu, Le Fils)

3)- Ngôi thứ Ba là SHIVA (Si Hoa) hay là Đức Chúa Thánh Thần (Dieu, Le Saint Esprits).

 

TRẠNG THÁI CỦA BA NGÔI

 

Trạng thái của Ngôi thứ Nhứt là Ư Chí (Volonté).

Trạng thái của Ngôi thứ Nh́ là Minh Triết – Bác Ái (Sagesse – Amour).

Trạng thái của Ngôi thứ Ba là Hoạt Động Sanh Hóa hay là Trí Tuệ Sanh Hóa (Intelligence créatrice).

 

NHIỆM VỤ CỦA BA NGÔI

 

Ba Ngôi có ba nhiệm vụ khác nhau.

Ngôi thứ Ba lập bảy cơi của Thái Dương Hệ.

Ngôi thứ Nh́ sanh hóa h́nh dạng, cho chúng nó sự sống đặng tiến hóa.

Ngôi thứ Nhứt cho Chơn Thần nhập thể.

 

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ

 

Công việc đầu tiên của Đức Thái Dương Thượng Đế là cho Thần lực của Ngài thấm nhuần Hỗn Ngươn Nhứt Khí làm cho nó có sự sống riêng biệt khác hẳn với Hỗn Ngươn Nhứt Khí làm ra mấy Thái Dương Hệ khác và có ba đặc tánh sau nầy gọi là ba Gu na (3 Gunas).

1)- Trạng thái Ư Chí cho vật chất đặc tánh thứ Nhứt là Tamas: Tịnh.

2)- Trạng thái Minh Triết cho vật chất đặc tánh thứ Nh́ là Satwa: Ḥa Thanh.

3)- Trạng thái Hoạt Động cho vật chất đặc tánh thứ Ba là Rajas: Động.

 

1/- TAMAS:

Tamas có nhiều nghĩa như:

a)- Không cử động – không hoạt động (Inertie)

b)- Năng lực chịu đựng, đối kháng (Pouvoir de résistance)

c)- Sự ổn định (Stabilité).

d)- Sự yên tịnh (Calme).

2/- SATWA:

Satwa có nghĩa là Tiết điệu (Rythme), Ḥa thanh (Harmonie).

3/- RAJAS:

Rajas có nghĩa là Chuyển động (Mouvement).

 

Có điều nên nhớ là: Không có ba đặc tánh nầy th́ Hỗn Ngươn Nhứt Khí không biểu hiện ra được.

 

CHƯƠNG THỨ BA

 

NHIỆM VỤ CỦA NGÔI THỨ BA

hay làTRIỀU LƯU SANH HÓA THỨ NHỨT (1ere  Vague de Vie)

 

TẠI SAO GỌI LÀ LƯỢNG SÓNG SANH TỒN HAY LÀ TRIỀU LƯU SANH HÓA? (Vague de Vie)

 

Bởi v́ Thần lực của Đức Thượng Đế tuôn ra từng đợt in như những lượng sóng ngoài biển và bởi Thần lực nầy ban sự sống cho vật chất cho nên mới gọi nó là “Lượng Sóng Sanh Tồn” hay là “Triều Lưu Sanh Hóa”.

Không có sự sống của Đức Thái Dương Thượng Đế ban cho th́ chúng ta và vạn vật ngày nay không có ở đây đâu.

 

TANMATRA VÀ TATTVA

 

Do đâu mà Thần lực của Đức Thượng Đế tuôn ra?

Ấy là do sự biến đổi tâm thức của Ngài (Modification de Sa conscience). Pháp môn nói rằng: Sự biến đổi tâm thức của Đức Thượng Đế sanh ra một năng lực, một sự rung động gọi là Tanmatra (Tăng ma tra). Năng lực nầy là sự chuyển động xây tṛn mau lẹ một cách phi thường, không thể tưởng tượng nổi, đó là Fohat.

Hiệu quả của Fohat hay là sự chuyển động nầy gây ra trong vật chất gọi là Tattva (Tát hoa). Đức Subba Rao là vị thay mặt Chơn sư đặng rèn luyện Đức Leadbeater có cho một thí dụ về Tanmatra và Tattva như sau đây rất rành rẽ: Hăy xem trên băi biển, một lượng sóng lặng lẽ ḅ lên cát rồi dựt xuống, để lại một vết dài đánh dấu giới hạn của nó. Nước lớn, một lượng sóng khác chạy lên băi xa hơn lượng sóng trước. Tới phiên nó cũng để lại một dấu vết rồi trở ra khơi.

Nếu ta tưởng tượng lượng sóng là Tanmatra do sự biến đổi tạm thời của Đại dương th́ cái dấu vết để lại trên băi biển là Tattva.

 

BẢY TANMATRA VÀ BẢY TATTVA

 

Muốn lập bảy cơi của Thái Dương Hệ th́ Đức Thái Dương Thượng Đế biến đổi bảy lần Tâm Thức của Ngài và sanh ra bảy hiệu quả khác nhau.

1)- Sự biến đổi của Tâm Thức lần thứ Nhứt (1er Tanmatra) sanh ra Nguyên tử căn bản làm ra cơi Adi, cơi Tối Đại Niết Bàn, gọi là Adi Tattva.

Nguyên tử căn bản hay là Adi Tattva là ǵ?

Ấy là Tinh thần của Đức Thái Dương Thượng Đế bao bọc trong một lớp vỏ mỏng Ngươn Khí, cội rễ của vật chất.

Adi nghĩa là đầu tiên (Le Premier).

Tattva nghĩa là: Nguyên tử căn bản của một cơi nào đó (Matière atomique d’un plan).

2)- Sự biến đổi Tâm Thức lần thứ Nh́ (2è Tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cơi Anoupadaka, Cơi Đại Niết Bàn, gọi là Anoupadaka Tattva.

Anoupadaka nghĩa là: Không có áo (sans robe).

3)- Sự biến đổi Tâm Thức lần thứ Ba (3è Tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cơi Niết Bàn gọi là Akasa Tattva.

4)- Sự biến đổi Tâm Thức lần thứ Tư (4è Tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cơi Bồ Đề gọi là Vayu Tattva.

5)- Sự biến đổi Tâm thức lần thứ Năm (5è Tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cơi Trí Tuệ (Thượng Giới) gọi là Agni Tattva.

6)- Sự biến đổi Tâm thức lần thứ Sáu (6è Tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cơi Dục Giới (Trung Giới) gọi là Apas Tattva.

7)- Sự biến đổi Tâm thức lần thứ Bảy (7è Tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cơi Hồng Trần (Hạ Giới) gọi là Prithivi Tattva.

 

XIN XEM TẤM BẢNG DƯỚI ĐÂY

 

      SỰ BIẾN ĐỔI HỖN NGƯƠN NHỨT KHÍ

 

Số
thứ tự
CƠI TATTVA NGUYÊN TỐ
ĐẦU TIÊN
1

Tối Đại Niết Bàn

Adi Tattva

Ngươn Khí

2

         
        Đại Niết Bàn

 

               Anoupadaka Tattva

Tiên Thiên Khí 

3

         
         Niết Bàn

 

Akasa Tattva

Âm Dương Khí
(Dĩ Thái: Ether)

4

          Bồ Đề

Vayu Tattva

Phong (air) Khí

5

    Trí Tuệ(Thượng Giới)

                Agni Tattva

                  Hỏa (Feu)

6      Dục Giới (Trung Giới) Apas Tattva

Thủy (Eau)

7

   
     Hồng Trần (Hạ Giới)

 

Prithivi Tattva Địa (Terre)


Nhưng những kinh sách truyền ra ngoài đời đều nói như vầy:

Ngôi thứ Ba dùng Thần lực xoi lủng Hỗn ngươn Nhứt Khí, Koilon, ra hằng hà sa số những bọt (bulles). Mỗi bọt là một điểm sáng, mà cũng là một lỗ trống trong Koilon. Thật sự, mỗi bọt là một trung tâm của Tâm Thức của Ngôi thứ Ba. Ngày nào ư chí của Ngài c̣n cầm giữ nó th́ nó c̣n nguyên vẹn, ngày nào Ngài không tưởng tới nó th́ nó sẽ tan ră.

Ngài dùng những bọt nầy đặng lập bảy cơi của Thái Dương hệ.

 

BẢY CƠI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ

(Les 7 plans du Système Solaire)

 

Bảy Cơi nầy là:

1)- Cơi thứ Nhứt – Plan Adi: Cơi Tối Đại Niết Bàn (Mahaparanirvana) hay là Cơi Tối Đại Thiêng Liêng.

2)- Cơi thứ Nh́   -  Plan Anupadaka: Cơi Đại Niết Bàn (Paranirvana) hay là Cơi Đại Thiêng Liêng

3)- Cơi thứ Ba      -  Plan Atmique: Cơi Niết Bàn (Nirvana) hay là Cơi Thiêng Liêng

4)- Cơi thứ Tư      -  Plan Bouddhique: Cơi Bồ Đề (Thế giới Trực giác)

5)- Cơi thứ Năm  - Plan Mental: Cơi Trí Tuệ hay là Cơi Thượng Giới (Thế giới Tư tưởng).

6)- Cơi thứ Sáu    -  Plan Astral: Cơi Dục Giới hay là Cơi Trung Giới (Thế giới T́nh cảm)

7)- Cơi thứ Bảy    -  Plan Physique: Cơi Hạ Giới hay là Hồng Trần (Thế giới của sự Hoạt động)

 

NHỮNG NGUYÊN TỬ LÀM RA BẢY CƠI

 

1)   Nguyên tử căn bản làm ra cơi Adi – Tối Đại Niết Bàn có một bọt Koilon.

2)   Nguyên tử căn bản làm ra cơi Anupadaka – Đại Niết Bàn có 49 bọt Koilon.

3)   Nguyên tử căn bản làm ra cơi Niết Bàn có (49) 2 = 2.401 bọt Koilon.

4)   Nguyên tử căn bản làm ra cơi Bồ Đề có (49) 3 = 117.649 bọt Koilon.

5)   Nguyên tử căn bản làm ra cơi Trí Tuệ có (49) 4 = 5.764.801 bọt Koilon.

6)   Nguyên tử căn bản làm ra cơi Trung Giới có (49) 5 = 282.475.219 bọt Koilon.

7)   Nguyên tử căn bản làm ra cơi Hạ Giới hay là Hồng Trần có

(49) 6 = 13.811.287.201 bọt Koilon, nhưng số nầy phải cộng thêm một số bọt nhứt định nữa, tất cả gồm 14 ngàn triệu v́ cách cấu tạo đặc biệt của nguyên tử. Nguyên tử căn bản Hồng Trần không phải là nguyên tử Hóa Học.

 

SỰ THÀNH LẬP NHỮNG CẢNH

(Les Sous Plans)

 

Sau khi làm ra những nguyên tử rồi, Ngôi thứ Ba mới phối hợp chúng nó lại thành từng nhóm: Mỗi nhóm hai nguyên tử, mỗi nhóm ba nguyên tử, mỗi nhóm bốn nguyên tử v. v. đặng lập ra bảy cảnh.

Mỗi cơi có bảy cảnh. Bảy cơi có 49 cảnh.

 

BẢY CẢNH CỦA CƠI THƯỢNG GIỚI

HAY LÀ CƠI TRÍ TUỆ

 

Riêng cơi Thượng Giới hay là Trí Tuệ khác lạ hơn mấy cơi kia. Cơi nầy chia ra làm hai: Cơi Thượng Thiên và cơi Hạ Thiên.

Cơi Thượng Thiên (Plan Mental supérieur, Ciel supérieur) hay là cơi Vô Sắc Giới (Monde Aroupa) bởi v́ tại đây tư tưởng xẹt ra từ lằn đi từ Thượng Trí nầy qua Thượng Trí kia, chớ không có h́nh dạng như mấy cơi dưới.

Phật Giáo gọi cơi nầy là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.

Cơi Thượng Thiên gồm ba cảnh cao của Thượng Giới.

Ấy là:

Cảnh thứ nhứt

Cảnh thứ nh́

Cảnh thứ ba.

C̣n cơi Hạ Thiên gồm có bốn cảnh c̣n lại là:

Cảnh thứ tư

Cảnh thứ năm

Cảnh thứ sáu

Cảnh thứ bảy.

Tại cơi Hạ Thiên, tư tưởng c̣n có h́nh dạng. Người ta gọi nó là cơi Sắc Giới (Monde Roupa) hay là cơi Hữu H́nh.

 

BẢY CẢNH CỦA CƠI TRẦN

 

Cơi Trần cũng chia làm bảy cảnh vậy, song trừ ra các nhà Huyền bí học th́ ít ai để ư tới điều nầy. Đó là lẽ tự nhiên, bởi v́ trước đây không có ai dạy công khai những sự bí mật của Tạo Công.

Bảy cảnh của cơi Trần là:

1)- Cảnh thứ nhứt làm bằng nguyên tử căn bản Hồng Trần cũng gọi là chất Dĩ thái thứ nhứt. (1er sous plan, sous plan atomique ou 1er sous plan éthérique).

2)- Cảnh thứ nh́ là cảnh Dĩ thái thứ nh́ (2è sous plan éthérique).

3)- Cảnh thứ ba là cảnh Dĩ thái thứ ba (3è sous plan éthérique).

4)- Cảnh thứ tư là cảnh Dĩ thái thứ tư (4è sous plan éthérique).

5)- Cảnh thứ năm là cảnh của chất hơi (Không khí).

6)- Cảnh thứ sáu là cảnh của chất lỏng (Nước).

7)- Cảnh thứ bảy là cảnh của chất đặc (Đất).

Nói tóm lại, bốn cảnh cao làm bằng chất Dĩ thái Hồng Trần (Ether physique).

C̣n ba cảnh thấp làm bằng chất đặc, chất ḷng và chất hơi.

 

BẢY CƠI Ở CHUNG MỘT CHỖ VỚI NHAU

 

Ta đương ở cơi Trần đây. C̣n sáu cơi kia: Trung Giới, Thượng Giới, Bồ Đề, Niết Bàn, Đại Niết Bàn, Tối Đại Niết Bàn không phải ở xa cả ngàn, cả muôn dặm đâu. Chúng nó ở trên đầu ta, dưới chơn ta, bên hông ta, sau lưng ta, trước mặt ta và cũng ở trong ḿnh ta nữa, có thể nói là chúng nó xỏ rế với nhau.

Mới nghe qua chắc quí bạn lấy làm lạ lùng lắm, v́ đó là chuyện kỳ dị hết sức, nhưng cũng là sự thật một trăm phần trăm.

Xin quí bạn nhớ nguyên tắc nầy th́ biết:

Chất khí ở cảnh cao th́ màu sắc đẹp đẽ, mảnh mai, rung động mau lẹ và chun thấu qua chất khí ở cảnh thấp hơn nó.

Thế nên chất khí làm cơi Trung Giới chun thấu qua chất khí làm cơi Trần.

Chất khí làm cơi Bồ Đề chun thấu qua chất khí làm cơi Thượng Giới, chất khí làm cơi Trung Giới và chất khí làm cơi Trần v. v. . .

Hồn Ma ở trong cái Vía, cái Vía làm bằng chất khí tạo ra cơi Trung Giới. Thế nên Hồn Ma đi ngang qua thân ḿnh ta mà không đụng chạm chi cả, mà chúng ta cũng không hay biết điều nầy.

Cũng như Tinh Linh hay Ngũ Hành, thân h́nh làm bằng chất Dĩ thái cho nên họ ở trong lửa, trong đất, trong nước, cũng như ta sống trong không khí mà không đụng chạm. Nước, lửa hại họ không được. V́ thế khi thấy trong sách Huyền bí học nói các Thổ Thần ở trong Đất, Thủy Thần ở dưới Nước, Hỏa Thần ở trong Lửa th́ chớ nên lấy làm lạ.

Ngày nào ta mở được Luân Xa của cái Phách ở giữa trán ta sẽ thấy được các Tinh Linh và cách họ làm việc cho Thiên Cơ.

Ngày nay khắp hoàn cầu đă có nhiều người mở được Thần Nhăn, thế nên vấn đề Thiên Nhăn không c̣n là câu chuyện mơ hồ hay viễn vông nữa.

Cũng xin nhớ rằng: Dầu cho cơi Tối Đại Niết Bàn đi nữa, nó cũng làm bằng vật chất, song chất nầy mảnh mai và tế nhị hơn chất Hồng Trần ở Thế gian.

Đừng cho rằng Niết Bàn đáng quí hơn cơi Trần, cơi nào cũng tươi tốt, cũng có sự lợi ích riêng của nó. Nếu cơi Trần đầy dẫy những sự đau khổ nên tối tăm là tại con người làm cho nó hóa ra nhơ bợn và tự ḿnh không chịu tự khai sáng cho ḿnh đặng xem coi cảnh trời xinh đẹp bao la bát ngát vô tận vô biên. Ta chỉ cần thay đổi thái độ thôi th́ tất cả đều trở nên tốt lành.

 

TÊN MỖI THỨ KHÍ

 

Tôi tưởng nên đặt tên mỗi thứ khí cho dễ nhớ.

Tỷ như:

1)- Chất khí làm ra cơi Tối Đại Niết Bàn là NGƯƠN KHÍ.

2)- Chất khí làm ra cơi Đại Niết Bàn là TIÊN THIÊN KHÍ.

3)- Chất khí làm ra cơi Niết Bàn là ÂM DƯƠNG KHÍ (AKASHA) A ka sa.

4)- Chất khí làm ra cơi Bồ Đề là THÁI THANH KHÍ hay là Chất Bồ Đề.

5)- Chất khí làm ra cơi Thượng Giới hay là cơi Trí Tuệ là chất THƯỢNG THANH KHÍ hay là chất Trí Tuệ.

6)- Chất khí làm ra cơi Trung Giới hay là cơi Dục Giới là THANH KHÍ.

7)- Chất khí làm ra cơi Hạ Giới hay Thế Gian là chất HỒNG TRẦN.

Cơi Trung Giới tiếng Pháp gọi là Plan Astral.

Chữ Astral do chữ Astre, ngôi sao mà ra; bởi v́ chất khí làm ra cơi Trung Giới chói sáng như sao, cho nên người ta gọi nó là Plan Astral. Thật ra trừ cơi Trần, th́ từ cơi Trung Giới trở lên các chất khí đều chói sáng rực rỡ. Tại mấy cơi nầy không có ngày, không có đêm như ở Thế Gian. Mặt Trời, mặt trăng ở tại cơi Trần nầy không có soi sáng mấy cơi kia.

 

SỰ LIÊN LẠC GIỮA BẢY CƠI HƯ KHÔNG

VỚI BẢY CƠI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ CHÚNG TA.

 

Có sự liên lạc giữa bảy cơi Hư Không với bảy cơi của Thái Dương Hệ chúng ta không?

Có, nhưng không phải cơi nầy thông đồng với cơi kia như ta tưởng mà có một điều rất kỳ lạ là:

Cảnh thứ bảy, cảnh chót của cơi Hư Không làm ta cảnh thứ nhứt của mỗi cơi của Thái Dương Hệ chúng ta.

Tỷ như: Cảnh thứ bảy của cơi Niết Bàn Hư Không làm ra cảnh thứ nhứt của cơi Niết Bàn chúng ta.

Cảnh thứ bảy của cơi Thượng Giới Hư Không làm ra cảnh thứ nhứt của cơi Thượng Giới của chúng ta.

Xin xem h́nh, nhưng e cho không thể tưởng tượng nổi. Ở vào tŕnh độ thấp kém, chúng ta không giải thích được sự liên hệ đó ra sao. Phải mở tới huệ nhăn mới thấy được điều đó mà dầu thấy được cũng không đủ danh từ để diễn tả.

 

CÔNG VIỆC CỦA NGÔI THỨ BA HIỆN GIỜ HĂY C̉N

 

Người ta kính cẩn nói rằng Ngôi thứ Ba giống như một Nhà Hóa học làm việc trong một pḥng thí nghiệm rộng mênh mông. Công việc đó hiện giờ vẫn c̣n.

Sự biểu hiện Thần lực của Ngài tại cơi Trần là Điện.

Đức Leadbeater có nói rằng: khó mà mô tả điều kiện ở tại trung tâm Trái Đất. Người ra gặp những lỗ hang lớn làm nơi trú ngụ cho nhiều loại không thuộc về sự tiến hóa của chúng ta. Một trong những giống đó thấp thỏi hơn tất cả những giống dân nào đương ở trên mặt Địa cầu. Một giống khác gần với tŕnh độ chúng ta mặc dầu khác hẳn với những điều mà chúng ta có thể hiểu được.

Không nên tiếp xúc với họ, bởi v́ họ không biết cang thường luân lư như chúng ta. Gần họ th́ rất nguy hiểm [[2]].

Khi ta tiến gần tới trung tâm Trái Đất th́ ta gặp một chất mà người nào không thấy th́ không quan niệm được. Chất nầy đặc và cứng hơn loại kim, cứng hơn hết các chất mà ta đă biết, nhưng nó có thể chảy dễ dàng như là nước. Nhưng c̣n một chuyện khác nữa, chất nầy không hạp với chúng ta, mà nó liên lạc với một sự tiến hóa riêng biệt.

Trung tâm Trái Đất được xem như là một pḥng Hóa học của Ngôi thứ Ba. Tại đây nhiệt độ và áp lực phi thường, không giống những điều ta thấy ở trên mặt đất. Có những hạng Thiên Thần và những Tinh Linh (Ngũ Hành) đặc biệt vâng theo mạng lịnh của Ngài, dùng nhiệt độ và áp lực phân chia nguyên tử căn bản rồi phối hiệp lại đặng làm những nguyên tố mới. Công việc nầy người ta không hiểu được. Có một điều mà chúng ta không tưởng tượng mà cũng không ngờ là trung tâm Trái Đất liên lạc trực tiếp với trung tâm Mặt Trời. Những nguyên tử sanh ra từ trung tâm Mặt Trời theo bề thứ tư (4è dimension) tới ngay trung tâm Trái Đất chớ không đi ngang qua mặt đất đặng xuống dưới sâu.

 

CHƯƠNG THỨ TƯ

 

NHIỆM VỤ CỦA NGÔI THỨ NH̀

HAY LÀ TRIỀU LƯU SANH HÓA THỨ NH̀

(2è Vague de Vie)

 

Khi bảy cơi lập xong rồi th́ Ngôi thứ Nh́ bắt đầu hoạt động.

Người ta cũng kính cẩn nói rằng Ngài không khác nào một người thợ dệt trong một cái xưởng. Ngài dệt nhiều thứ hàng mới như vải sồ, lụa là, gấm vóc để may y phục cho Linh Hồn mặc. Ấy là những Thể của con người dùng để hoạt động ở mấy cơi Trời. Thần lực của Ngài thuộc về hạng đặc biệt gọi là Sự Sống và H́nh Dạng hay là Tinh Thần và Vật Chất.

Ngài cho Thần lực của Ngài thấm nhuần những chất khí tạo ra bảy cơi làm cho chúng nó có tư cách kết thành những h́nh dạng. H́nh dạng nầy có một bản tánh bí mật và vô cùng mầu nhiệm mà ta gọi là SỰ SỐNG.

Ngày nào Sự Sống c̣n ở trong H́nh Dạng th́ ngày đó H́nh Dạng c̣n tồn tại, ngày nào Sự Sống bỏ H́nh Dạng th́ ngày đó H́nh Dạng bắt đầu tan ră, bởi v́ Sự Sống kết hợp với Vật Chất lại đặng làm ra những cơ quan của H́nh Dạng và duy tŕ chúng nó.

Người ta nói rằng: Một h́nh dạng sanh ra là Sự Sống của Ngôi thứ Nh́ có một việc phải tiến hành xuyên qua h́nh dạng đó. H́nh dạng nầy càng ngày càng tăng trưởng, là v́ Sự Sống càng ngày càng đi tới mục đích của nó. Khi nó hoàn thành sứ mạng th́ nó rút lần lần ra khỏi H́nh Dạng. Đây là thời kỳ già yếu, cằn cỗi, sanh lực không c̣n dồi dào như trước nữa. Khi Sự Sống ĺa khỏi H́nh Dạng đó rồi th́ H́nh Dạng đó chết. Nhưng Sự Sống nầy không mất đi đâu. Nó sẽ thấm nhuần một H́nh dạng khác tốt đẹp hơn và cứ tiến lên như thế măi.

Sự Sống càng ngày càng phát triển th́ H́nh Dạng càng ngày càng tiến hóa, càng mảnh mai, càng đẹp đẽ hơn trước cho tương xứng với Sự Sống bên trong.

H́nh Dạng nào không theo kịp sự tiến triển của Sự Sống th́ Sự Sống sẽ bỏ H́nh Dạng đó đặng lấy một H́nh Dạng khác hạp với nó, như thế nó mới biểu lộ được dễ dàng.

Tại cơi Trần nầy sự Biểu hiện Thần lực của Ngôi thứ Nh́ là Sanh lực Prana, là sự SANH TỒN.

Không có sanh lực Prana th́ các nguyên tử không thể kết hợp với nhau lại đặng làm thành h́nh dạng.

Thí dụ: Ta vẫn biết Dưỡng khí và Khinh khí do Ngôi thứ Ba sanh ra. Nhưng nếu không có ảnh hưởng sanh lực của Ngôi thứ Nh́ th́ hai phân tử Khinh khí không bao giờ hiệp được với một phân tử Dưỡng khí đặng làm ra nước đâu.

Chính là nhờ Thần lực của Ngôi thứ Nh́ mà vật chất mới hiện ra cho chúng ta thấy như ngày nay và chúng ta mới có xác thân nầy đây.

 

HƠI THỞ CỦA ĐỨC THƯỢNG ĐẾ

(Souffle du Logos)

 

Kinh thánh của các Tôn giáo lớn đều có những câu sau nầy (toàn là lời bóng dáng):

1)- Souffle du Logos – Hơi thở của Đức Thượng Đế.

2)- Le Logos expire et inspire – Đức Thượng Đế thở ra và hít vô.

3)- Et le Logos soufflait dans ‘les eaux de l’espace’ pour former les bulles qui créent les Univers.

Và Đức Thượng Đế thổi vào nước trên không gian đặng làm ra những bọt – những bọt nầy hóa sanh những Vũ trụ.

Hơi thở của Đức Thượng Đế ra sao? Không ai biết cả v́ ở vào tŕnh độ tiến hóa  của chúng ta hiện giờ, chúng ta rất dốt về Huyền bí học.

Có một điều ta nên suy nghĩ là: Hơi thở của con người cũng là một sự bí mật.

Quả thật lúc hít vô dưỡng khí vào biến đổi máu đen ra máu đỏ c̣n lúc thở ra thán khí ra ngoài. Nhưng không phải chỉ có bao nhiêu đó mà thôi đâu. Mỗi cơ quan trong ḿnh con người đều có cách thở riêng.

Quả Địa cầu và các Hành tinh đều thở, thở một cách nhịp nhàng. Hơi thở của con người, hơi thở của vạn vật đều có liên quan mật thiết với hơi thở của Đức Thượng Đế.

Sách Thánh nói rằng lúc Đức Thượng Đế thở ra th́ Vũ trụ sanh ra. Khi Ngài bắt đầu hít vô th́ vạn vật sửa soạn trở về với Ngài tức là Phản Bổn Hườn Nguyên.

Vị nào đă dùng những danh từ Hơi Thở và Nước trên Không gian trong Thánh kinh lần đầu tiên là vị có Huệ nhăn. Vị ấy đă đọc được những Tiên Thiên Kư Ảnh (Clichés akasiques) thấy được h́nh ảnh của sự tạo thiên lập địa, của sự sanh hóa Tiểu Vũ trụ nầy. Chúng ta đây đọc đến mấy chữ ‘Nước trên Không gian’ chúng ta không có quan niệm ǵ cả. Bởi v́ chúng ta không thấy cái chi hết. Nước đây tượng trưng cho vật chất thuộc về Âm.

 

HƠI THỞ CỦA ĐỨC THƯỢNG ĐẾ LÀ CÁI CHI?

 

Trong cuốn Hóa Học Huyền Bí (La Chimie Occulte) trương 152 xuất bản năm 1920. Đại đức Annie Besant và Leadbeater có giải nghĩa ‘Hơi thở của Đức Thượng Đế’ như sau đây:

‘Hơi thở hay là Linh khí của Đức Thượng Đế là Thần Lực choán hết những không gian nầy. Ấy là Thần Lực nó giữ cho những không gian nầy được trống trải mặc dầu áp lực phi thường của Ngươn Khí Koilon’

(Le souffle du Logos est donc la force qui remplit ces espaces. C’est la force qui les maintient ouverts malgré la formidable pression du Koilon).

(La Chimie Occulte page 152 Edition 1920).

(Xin xem lại đoạn ‘Koilon là chất đặc cứng và sức mạnh của Koilon, quyển I).

Một cuốn sách Huyền bí học rất cổ kính nói về Ngươn khí Koilon như vầy:

‘Bản chất của Ngươn khí trong trẻo như pha lê, người ta trông suốt ngang qua nó và thấy mọi vật . . . Nó không giống chất nào mà người ta biết ở tại cơi Trần cả. V́ Vô minh và ảo tưởng người ta ngỡ là không gian trống rỗng.’

Đọc đoạn nầy chúng ta nên suy nghĩ coi có lư hay không?

Trước mắt ta có một lớp không khí, nhưng nó không án mắt ta, cho nên ta mới thấy vạn vật. Thế th́ nó trong trẻo. Thường thường con người thấy h́nh các đồ vật mà không bao giờ có ư nghĩ rằng giữa ḿnh và đồ vật có một lớp không khí bao phủ. Không khí cũng là vật chất như các món đồ của ḿnh thường dùng nhưng nó khác một chút là nó trong vắt và nhẹ nhàng. Nhưng đừng lầm, chừng một trận cuồng phong nổi dậy th́ cây cối trốc gốc, nhà cửa sập đổ tan tành.

Có những việc trải qua trước mắt vẫn trái ngược nhau. Ấy là đá cát trống rỗng mà ta thấy nó đặc cứng, c̣n thật sự không gian đặc cứng mà ta lại thấy nó trống rỗng.

 

PRANA LÀ HƠI THỜ

 CỦA ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ

 

Prana, danh từ Phạn ngữ, chiết tự ra như vầy:

PRA: dedans là ở trong

NA: Respirer, Se mouvoir, Vivre

     : là Hơi thở, là Chuyển động, là Sống.

Thế nên Đức Bà Annie Besant mói nói: ‘Prana là hơi tiết ra (souffle émis) hay là hơi thở ra (espir) của Đức Thái Dương Thượng Đế, ở một mức độ nhỏ bé hơn nó là hơi thở của con người.’

Tất cả những lực hấp dẫn, những lực kết hợp đều do Prana sanh ra.

Khi Đức Bà Blavatsky nói rằng: ‘Hấp lực (gravitation) chỉ là một trạng thái của một lức lớn lao hơn’. Đó là bà muốn ám chỉ Prana. Hấp lực là một trong những cách biểu hiện của Prana.

Xin nhắc lại: Hơi thở ra của Đức Thái Dương Thượng Đế ám chỉ lúc Sanh Sanh, Hóa Hóa, trong Đạo đức gọi là thời kỳ Thành, Trụ.

C̣n hơi thở vô của Ngài là lúc vạn vật Phản Bổn Hườn Nguyên. Ấy là lúc đúng ngày giờ th́ Thái Dương Hệ phải tan ră. Vạn vật đều trở về nhập vô Tâm của Đức Thái Dương Thượng Đế (Pralaya) trong Đạo đức gọi là thời kỳ: Hoại, Không.

THÀNH - TRỤ - HOẠI – KHÔNG, bốn danh từ nầy ám chỉ:

a)   Lúc Thái Dương Hệ (hoặc Vũ trụ, Càn khôn) mới sanh ra.

b)   Lúc nó tiến hóa và

c)   Lúc nó tan ră khi ngày giờ đă điểm.

  

CHƯƠNG THỨ NĂM

 

NHIỆM VỤ CỦA NGÔI THỨ NHỨT

HAY LÀ TRIỀU LƯU SANH HÓA THỨ BA

 

Khi con thú sắp có Thượng Trí đặng đi đầu thai làm người th́ Ngôi thứ Nhứt bắt đầu làm việc. Ngài cho Chơn Thần nhập thế.

Ấy là Triều lưu Sanh hóa thứ Ba. Tại cơi Trần nầy, sự biểu hiện Thần Lực của Ngài là Linh Hồn bất tử trong một xác thân hư hoại rồi chết mất.

 

SỰ BIẾN ĐỔI HỒN THÚ RA THƯỢNG TRÍ

 

Trước đây nói cho dễ hiểu là khi con thú có Thượng Trí th́ nó có cá tính và được đi đầu thai làm người. Nhưng sự thật là khi con thú tiến hóa khá cao rồi Chơn Thần mới biến đổi Hồn Thú ra Hồn Người và sanh ra Chơn Nhơn.

 

CHƠN THẦN BIẾN ĐỔI HỒN THÚ CÁCH NÀO?

 

Chơn Thần ở tại cơi Đại Niết Bàn (Paranirvana) nhưng Ngài xuống tại cơi Bồ Đề và ở đó chờ cái Trí con thú mở mang tột bực rồi th́ mới xuống biến đổi Hồn nó ra Thượng Trí và sanh ra Chơn Nhơn. Đây là một vấn đề cực kỳ khó khăn ngoài sức tưởng tượng con người.

Một vị Cao đồ của Chơn sư đă nói: “Ấy là sự phối hợp của ba Triều Lưu Sanh Hóa.

1)- Những tế bào làm ra xác thân con thú thuộc về Triều Lưu Sanh Hóa thứ Nhứt (1ère émanation divine).

2)- Xác thân con thú và sự sống của nó thuộc về Triều Lưu Sanh Hóa thứ Nh́ (2è émanation divine).

3)- Chơn Thần thuộc về Triều Lưu Sanh Hóa thứ Ba (3è émanation divine).

Phải mở tới Huệ nhăn, nghĩa là phải tới bực A na hàm và A la hán mới thấy rơ ràng, dầu muốn diễn tả cũng không có đủ danh từ, mà cũng không ai biết nói cái ǵ, v́ tŕnh độ của chúng ta chưa đủ sức hiểu nổi những điều bí mật của Tạo Công.

Chơn Thần phóng ra một phần nhỏ nhít của ḿnh gọi là Chơn Nhơn (Ego) vô ở Thượng Trí; Chơn Nhơn lại phóng ra một mảnh nhỏ của ḿnh và ở trong ba thể: Xác thân, Vía và Hạ Trí của con người. Người ta gọi mảnh nhỏ nầy là Phàm Nhơn (Personnalité). Mảnh nhỏ nầy là điểm lương tri mà người có Huệ nhăn trông thấy trong ḿnh con người. Nói theo cách tượng trưng, ấy là con người màu vàng rực rỡ lớn bằng ngón tay cái ở trong trái tim. Nhiều người thấy nó giống như một ngôi sao chói sáng rực rỡ ở trong đầu tại hạch mũi (corps pituitaire) hoặc tại cuống họng, hoặc tại pléxus solaire (đơn điền?) tùy theo con người thuộc về giống dân chánh hay giống dân phụ và thuộc về Cung nào.

(Xin xem quyển Chơn Nhơn và Phàm Nhơn – L’Ego et la personnalité của Đức Leadbeater).

 

HIỆN TƯỢNG RỒNG LẤY NƯỚC

 

Đức Leadbeater có nói: Sự biến đổi Hồn Thú ra Hồn Người giống như hiện tượng rồng lấy nước, điều nầy thường xảy ra ở ngoài biển như sau đây:

‘Trên mặt biển có một đám mây bay là là, ngay chỗ đó nước xao động và nổi lên những lượng sóng lớn, người ta thấy một cái ṿi từ đám mây tḥng xuống và xây tṛn hết sức mau. Dưới biển, một xoáy nước hiện ra và thay v́ đi sâu xuống đáy biển, nó lại dâng lên cao như cái ṿi. Lần lần hai cái ṿi xáp lại gần, rồi trong chớp nhoáng chúng nó nhập lại làm một cây nước.’

Ta có thể so sánh như vầy: Chơn Thần là một đám mây, mặt biển là Hồn Khóm, những lượng sóng là những tánh tốt, những tư tưởng mạnh mẽ, c̣n cây nước là Thượng Trí.

Thật sự là không thể đem những vật hữu h́nh mà cắt nghĩa những vật vô h́nh được. Những lời trên đây giải một cách miễn cưỡng mà thôi.

Xin quí vị đọc quyển: L’homme visible et invisible (Con người hữu h́nh và vô h́nh) Chương VII  L’âme Collective animale và Chương X  La 3è émanation divine.

 

HAI HẠNG CHƠN THẦN

 

Chơn Thần là một Điểm Linh Quang của Đức Thái Dương Thượng Đế, tức là Con của Ngài.

Có hai hạng Chơn Thần:

a)- Một hạng ở với Đức Thái Dương Thượng Đế, không chịu xuống Trần đầu thai.

b)- Một hạng t́nh nguyện xuống năm cơi dưới: NIẾT BÀN, BỒ ĐỀ, THƯỢNG GIỚI, TRUNG GIỚI và HẠ GIỚI, đặng học hỏi và kinh nghiệm. Tới một ngày kia sau khi mở mang và vận dụng tất cả những quyền năng c̣n tiềm tàng trong ḿnh th́ con người thành một vị Siêu Phàm. Từ địa vị Siêu Phàm con người lần lần bước lên từ bực Cao cả nầy tới bực Cao cả kia, cuối cùng sẽ thành một vị Thái Dương Thượng Đế và sẽ sanh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác giống như Thái Dương Hệ nầy vậy.

Hiểu như thế th́ biết chúng ta là những người t́nh nguyện, chớ không phải Đức Thượng Đế bắt buộc chúng ta phải xuống phàm.

Tại không biết những lẽ trên đây nên có người đă nói: ‘Tôi không cần sanh ra. Sanh ra làm chi mà phải chịu đau khổ quá vậy.’

Đúng vậy, nói một cách tổng quát, cơi Trần đầy dẫy tội lỗi, con người lặn hụp trong bến mê, sông khổ, chỉ v́ con người làm theo ư muốn của ḿnh trái nghịch với Luật Trời, không tuân theo lời chỉ dạy của các vị Giáo Chủ, các vị Thánh Nhơn, Hiền Triết.

Bởi Nhân nào Quả nấy chớ không phải Trời đày đọa con người.

Muốn tránh khỏi họa tai th́ con người phải học rành Luật Nhân Quả, Luân Hồi, trau giồi hạnh kiểm lo giúp người tùy phương tiện, th́ là sửa đổi số mạng ḿnh kiếp nầy và kiếp sau nữa ra tốt đẹp.

Phải tập tự chủ tức là sửa trị ba Thể: Thân, Vía, Trí; bắt buộc chúng nó sống theo lời dạy của sách vở Đạo đức chơn truyền được bao nhiêu hay bấy nhiêu, ban đầu ít sau nhiều, phải bền chí dầu chưa thấy kết quả đến tức khắc. Ngoài ra không c̣n phương nào khác nữa.

 

CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC CUNG MẠNG

CỦA MỖI NGƯỜI CHĂNG?

 

Nêu ra câu hỏi nầy thật khó trả lời. Với con mắt phàm, chúng ta không phân biệt thật đúng Cung mạng của con người.

Tuy nhiên có thể coi theo cách hành động mà đoán được chút đỉnh con người thuộc về Cung nào.

Thường thường

1)- Người thuộc về Cung thứ Nhứt chiếm vật ham muốn của ḿnh nhờ sức mạnh và ư chí cương quyết.

2)- Người thuộc về Cung thứ Nh́ cũng dùng ư chí, song rất hiểu biết những phương tiện để sẵn cho ḿnh dùng và điều khiển sức mạnh của ḿnh theo chiều hướng tốt đẹp hơn hết.

3)- Người thuộc về Cung thứ Ba dùng quyền năng tư tưởng của cơi Trí Tuệ và ghi chú kỹ lưỡng lúc nào thuận tiện.

4)- Người thuộc về Cung thứ Tư dùng sức mạnh của Dĩ Thái.

5)- Người thuộc về Cung thứ Năm dùng một thứ lực gọi là Ánh sáng của cơi Trung Giới (Lumière Astrale).

6)- Người thuộc về Cung thứ Sáu tin tưởng hiệu quả tốt đẹp của sự cầu nguyện và đặt hết đức tin vào Đấng Thần Minh mà ḿnh thệ nguyện.

7)- Người thuộc về Cung thứ Bảy dùng phù phép, bùa chú và cũng hiệu triệu Ngũ Hành giúp đỡ.

Về phương pháp trị bịnh:

1)- Người thuộc về Cung thứ Nhứt dùng sanh lực Prana.

2)- Người thuộc về Cung thứ Nh́ hiểu biết sâu xa chứng bịnh và biết đích xác phải điều khiển sức mạnh của ḿnh thế nào đặng có hiệu quả tốt đẹp.

3)- Người thuộc về Cung thứ Ba cầu khẩn các vị Tinh Quân (Esprits Planétaires) và lựa chọn lúc nào ảnh hưởng của Hành Tinh thuận tiện hơn hết cho sự dùng thuốc men.

4)- Người thuộc về Cung thứ Tư tin tưởng về những phương tiện hữu h́nh như xoa, bóp, có thể nói là châm cứu.

5)- Người thuộc về Cung thứ Năm dùng thuốc men.

6)- Người thuộc về Cung thứ Sáu chữa bịnh nhờ đức tin mănh liệt.

7)- Người thuộc về Cung thứ Bảy dùng những câu chơn ngôn hay thần chú.

Hồi sơ khởi mỗi người ở một Cung, nhưng đi đầu thai th́ mỗi kiếp đều chịu ảnh hưởng của một Cung hay một Chi khác nhau. Có khi bị hoàn cảnh bắt buộc v́ sanh sống phải làm một nghề không thích hợp với năng khiếu và nguyện vọng của ḿnh. V́ đó lâu đời th́ không c̣n biết được Cung chánh của mỉnh là Cung nào nữa.

Tới chừng nào được Điểm Đạo vào Quần Tiên Hội th́ mới thật biết ḿnh thuộc về Cung nào.

 

H Ế T

 


[[1]]  Thật sự có bảy Hành, song hai Hành trên không có tiết lộ ra.

[[2]]  Trong kiếp thứ 17 mới rồi. Alcyone đi với Demeter xuống thám hiểm dưới trung tâm trái đất có gặp bọn họ.

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES