trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 
        
SỰ THAM THIỀN

CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC
  
(phần hai)


hoa đào
 

TÂM  THỨC – KHOA PHÁP MÔN YOGA.
Diễn giả : Đại Đức Geoffrey HODSON

Thông dịch : Nguyễn Hữu Kiệt

 


Kính thưa Bà Hội Trưởng,

Kính thưa chư quí vị thính giả,

Bây giờ tôi xin tiếp tục nói về vấn đề tham thiền nối theo đầu đề ngày hôm qua và tôi xin tŕnh bày cho chư huynh đệ một đầu đề về Tâm thức mà bên Ấn Độ giáo người ta đă nói rơ trong khoa pháp môn Yoga. Nếu thời gian cho phép th́ tôi xin lần lượt giải bày về bảy phái triết học ở bên Ấn Độ.

Các nhà triết học Ấn Độ nói rằng : “Sự hiểu biết của loài người đều căn cứ trên sự kinh nghiệm; nếu ta chỉ nhận thức được sự vật bên ngoài toàn bằng giác quan mà thôi, th́ sự đó không đem đến cho ta sự hiểu biết chắc chắn nào”. Họ chủ trương rằng : phương pháp duy nhất để đạt được sự hiểu biết hoàn toàn là trừ ra khi nào ḿnh hợp nhất được với điều ǵ ḿnh muốn biết. Ta cũng có thể biết rơ một sự ǵ là khi nào ta có thể hợp nhất được với sự đó, bấy giờ th́ ta mới có thể biết chắc chắn vật đó ra sao, chớ không phải là chúng ta chỉ biết được cái vỏ bên ngoài của nó mà thôi.

Khoa pháp môn Yoga là khoa dạy cho ta làm cách nào để hợp nhất được con người của ta với sự sống thiêng liêng duy nhất của vũ trụ. Chính khoa pháp môn giúp ta hỗn hợp được với đời sống thiêng liêng của Thượng Đế. Khi nào ta c̣n cách biệt với một sự vật mà ta muốn biết th́ khi đó ta vẫn chưa có thể biết được vật đó. Và khoa pháp môn Yoga đó lấy sự lư luận ấy làm phương pháp tu học. Người ta gọi nó là Yoga, và những tu sĩ tu theo pháp môn đó có tên là Yogi. Khoa pháp môn Yoga chẳng khác nào cái khoa thể thao cho cái trí của ḿnh.

Chiều hôm nay tôi xin cố gắng tŕnh bày cái phương pháp làm thế nào để lần lần luyện cái trí. Trong khoa học đó, th́ cái Chơn ngă của ta hoàn toàn tách ra khỏi tâm thức của xác thể để hợp nhất với chơn lư đại đồng. Nếu ta có thể tách ra khỏi xác thân của ta để hỗn hợp với tâm thức đại đồng thiêng liêng duy nhất trong vũ trụ (và khi ta trở về th́ tâm thức của ta trở về với xác thân ta), th́ ta đem theo một kho tàng rất là quí báu, một kho hiểu biết vô song do sự kinh nghiệm của ta. Và những nhà đạo sĩ bên Ấn Độ chủ trương rằng : khoa pháp môn Yoga tức là cái ch́a khóa giúp ta mở được cửa huyền bí đó và họ nói rằng khoa pháp môn Yoga tức là một người giữ cửa để mở cửa cho ta vào kho tàng quí báu đó. Thế th́ khoa pháp môn Yoga là người giữ cửa khoa hiểu biết. Như ta đă nghe tối hôm qua, th́ khoa pháp môn Yoga là một khoa huyền bí để t́m thấy cái Chơn ngă của ḿnh. Nó bao trùm tất cả mọi sự kinh nghiệm về đời sống tinh thần, dẫu ta có biết hay không có biết. Chữ Yoga đó do nơi chữ Phạn “Yuj” mà ra, nó có nghĩa là sự hợp nhất tinh thần trong thân của mỗi người với tinh thần chung của vũ trụ, tức là nó dạy ta phương pháp làm thế nào cho Chơn ngă của mỗi người hợp nhất với bản ngă của vũ trụ.

Có tất cả bảy môn phái triết học ở trong khoa triết học Ấn Độ. Chúng nó không thật khác nhau hết. Nhưng v́ sự tŕnh bày, sự hiểu biết chơn lư của chúng nó khác nhau tùy theo mỗi môn phái. Bây giờ tôi xin nói bảy môn phái triết học đó :

Phái thứ nhất là HATHA YOGA. Môn phái đó dạy ta hợp nhất với Thượng Đế bằng sự kiểm soát hơi thở, kiểm soát xác thân và kiểm soát sinh lực. Cái bộ óc vật chất của ta có thể phát triển được năng lực của nó là nhờ pháp môn Hatha Yoga.

Pháp môn thứ hai là MANTRA YOGA. Theo khoa pháp môn đó th́ âm thanh và tiếng động được dùng một cách chặt chẽ để đạt được mọi quyền năng. Những tiếng ca hát, hoặc ngôn ngữ, phát ra những rung động âm thanh, đều là những phương pháp dùng để thực hành khoa pháp môn đó. Mantra là một âm thanh, một tiếng động mà khi người ta đọc lên một cách đúng phép, th́ nó có thể phát lên một động lực huyền bí vô cùng. Theo sự hiểu biết của tôi th́ pháp môn Mantra Yoga là một cái ǵ liên quan tới Manas tức là thuộc về cái trí.

Pháp môn thứ ba là LAYA YOGA. Chữ Laya có nghĩa là tan ra hay là ch́m đắm vào một cái ǵ đó. Theo pháp môn Laya Yoga th́ sự chủ trị ư chí là mục đích duy nhất. Thi hành theo pháp môn đó th́ nhà đạo sĩ t́m cách để mà hợp ḿnh với tâm thức chung của Thượng Đế. Khoa pháp môn đó theo ư tôi th́ nó liên hệ tới Atma.

Khoa pháp môn kế đó là khoa KARMA YOGA. Theo khoa pháp môn ấy th́ người đạo sĩ rán sức để hành động, rán sức để cải thiện mọi hành động của ḿnh và để phụng sự đời. Khoa Karma Yoga đó liên quan tới cái thể trực giác Bồ Đề.

Khoa pháp môn thứ năm là BHAKTI YOGA. Bhakti có nghĩa là sự sùng kính. Khoa pháp môn Yoga đó giúp cho nhà đạo sĩ mở được đức tánh sùng đạo, sùng kính, sùng bái Thượng Đế. Nhà đạo sĩ thực hành khoa pháp môn Yoga đó dùng sự sùng kính như là như là cái phương tiện để đạt được sự ḥa hợp với Thượng Đế. Mọi t́nh cảm tốt đẹp thiêng liêng của người đạo sĩ đều được phát huy ra một cách mạnh mẽ để có thể giúp y đạt được mục đích. Theo ư tôi, th́ khoa pháp môn Bhakti Yoga giúp cho nhà đạo sĩ mở được mọi t́nh cảm thiêng liêng tốt đẹp. Nó liên hệ đến cái vía của con người.

Pháp môn kế đó gọi là JNÂNA YOGA, tức là khoa Pháp môn mở trí hiểu biết. Theo khoa pháp môn môn đó th́ nhà đạo sĩ t́m cách mở trí hiểu biết một cách sâu xa để nhờ đó mới có thể đạt đến Thượng đế. Theo tôi hiểu th́ khoa Jnâna Yoga đó liên quan tới hạ trí và nó giúp cho con người mở trí sâu rộng.

Khoa pháp môn thức bảy gọi là RÂJA YOGA. Chữ Râja theo tiếng Phạn có nghĩa là ông vua th́ Râja Yoga đó có nghĩa là khoa pháp môn chúa, cao cả hơn mọi Yoga. Khoa pháp môn Yoga đó là sự tổng kết, là sự kết hợp tất cả mọi khoa pháp môn khác. Phương pháp mà tôi tŕnh bày cho chư huynh đệ hồi tối hôm qua thuộc về khoa pháp môn Râja Yoga. Khoa pháp môn đó dạy ta con đường hợp nhất một cách trực tiếp với sự sống đại đồng duy nhất trong vũ trụ và có thể giúp cho ta đạt được quyền năng thiêng liêng của Thượng Đế. Nhưng ta hăy nhớ rằng : tất cả mọi phương pháp, mọi pháp môn đều có một mục đích duy nhất mà thôi. Đó tức là sự hợp nhất với Thượng Đế và với tất cả muôn loài. Thay v́ người ta đem tâm thức chú ư đến ngoại cảnh, ngoại vật, th́ theo phương pháp môn đó, người ta tập trung ư chí, tập trung tư tưởng vào đời sống bên trong để có thể đạt được cái mục đích tối cao. Như thế th́ chữ Yoga có nghĩa là hiệp nhất. Yoga chẳng khác nào như một cái cầu nối liền con người với Thượng Đế. Nó là cái cầu nối liền mọi vật tương quan lẫn với nhau.

Có tám giai đoạn ở trong sự thực hành Yoga mà ta cần phải thực hành trước hết, trước khi ta muốn thành công trên đường đạo lư. Nên nhớ rằng, tất cả mọi triết học, mọi pháp môn đều do các bậc Chơn sư, các bậc Đại Thánh từ ngh́n xưa đă phát minh và truyền lại cho đời. Tám giai đoạn mà ta cần phải thực hành trong khoa Pháp môn Yoga là :

1) Thứ nhất là “Yama” có nghĩa là bất bạo hành và tinh luyện đời sống bên trong để có thể giúp cho ta tập luyện tinh thần. Bất bạo hành đối với mọi sinh vật, nghĩa là không làm đau khổ, không giết chóc bất cứ một sinh vật nào. Đó là điều kiện cốt yếu cho người học đạo. Bất bạo hành đó chữ Phạn gọi là “Ahimsa”, tức là không có gây sự đau khổ.

2) Giai đoạn thứ hai gọi là “Niyama”, có nghĩa là trong sạch, tự bằng ḷng với số phận của ḿnh. Tŕ giới, khổ hạnh, kiểm soát đời sống vật chất của ḿnh. Kế đó là sự học vấn và sùng bái Thần thánh.

3) Giai đoạn thứ ba là “Asana”, tức là tập luyện phương pháp tĩnh tọa, nghĩa là ngồi thế nào cho nó đúng phép.

4) Giai đoạn thứ tư là “Prânâyâma”, tức là phương pháp tập kiểm soát hơi thở và do đó kiểm soát sinh lực.

5) Giai đoạn thứ năm là “Pratyâhâra”, tức là phản chiếu tư tưởng vào nội tâm.

6) Giai đoạn thứ sáu là “Dhârana”, tức là tập trung tư tưởng.

7) Giai đoạn thứ bảy là “Dhyâna”, tức là Tham thiền.

8) Giai đoạn thứ tám là giai đoạn cuối cùng và khó khăn nhất, tiếng Phạn gọi là “Samâdhi”. Có nghĩa là tâm thức siêu đẳng.

Bây giớ chúng ta hăy xét qua mỗi môn phái Triết học đó. Bắt đầu là phương pháp Hatha. Pháp môn Hatha Yoga đó thường bị người ta lợi dụng, lạm dụng rất nhiều. Khoa thực hành đầu tiên của Pháp môn Hatha Yoga đó là kiểm soát hơi thở và kiểm soát sinh lực trong cơ thể con người. Xác thân là một khí cụ do đó người ta có thể dùng hoặc để thỏa măn sự khoái lạc vật chất của ḿnh, hoặc dùng nó làm phương tiện để đạt lấy mọi quyền năng của Thượng Đế. Khoa Hatha Yoga dạy rằng : sự cải thiện hoàn toàn xác thân của ḿnh là làm sao cho nó được mỹ lệ được sự uyển chuyển, được sức mạnh và làm cho nó cứng rắn. Mọi quyền năng trong cơ thể đều được khích động lên cho đến khi xác thân của ta được trở nên hoàn toàn. Họ nói rằng : theo khoa pháp môn đó người ta có thể làm chủ được sự chết và nhờ xác thân tráng kiện đó, tư tưởng có thể hoạt động một cách mạnh mẽ phi thường, và sau cùng th́ cái Trí của con người có thể hoàn toàn hợp nhất được với Thượng Đế. Người ta thường hay lợi dụng cái phương pháp Hatha Yoga như là khoa thể thao vậy. Điều đó đôi khi cũng có ích, nhưng ta không nên quên rằng : cái mục đích duy nhất, cuối cùng của khoa Pháp môn là hợp nhất với Thượng Đế. Hatha Yoga là phương pháp để kiểm soát, để làm cho hơi thở của ta được điều ḥa. Nhà đạo sĩ thực hành khoa pháp môn đó luyện hơi thở bằng cách hít ra hít vào do nơi lỗ mũi bên mặt và lỗ mũi bên trái. Phương pháp đó gọi là thở theo Thái dương hay Thái âm, nghĩa là hít vào do nơi lỗ mũi bên mặt tức là hô hấp theo Thái dương hoặc thở ra do nơi lỗ mũi bên trái, tức là hô hấp theo Thái âm. Một bên lỗ mũi thuộc dương, một bên thuộc âm. Phương pháp đó làm cho nhà đạo sĩ luyện được xác thân trở nên hoàn toàn để mà sẵn sàng bắt đầu những giai đoạn cao hơn. Pháp môn Hatha Yoga giúp người ta được thăng bằng về xác thể và có được sự kiểm soát xác thân để chuẩn bị nhà đạo sĩ bước qua pháp môn Raja Yoga. Đó là một vấn đề rất sâu rộng nhưng bây giờ tôi xin nói phớt qua để mà bắt qua Mantra Yoga.

Mantra tức là một thần chú, để làm kích động những năng lực huyền bí. Một thần chú mantra có thể là một tiếng nói hay là một câu có nhiều tiếng. Khi người ta đọc nó một cách đúng phép, th́ nó có thể kích động được những sức mạnh rất phi thường. Một câu thần chú Mantra khi người ta đọc lên, nó uyển chuyển để đem tới những sự rung động thần bí và nó có thể giúp ta đạt được ư muốn. Trong Bà la môn giáo th́ những câu thần chú Mantra đó đều rút trong kinh Véda.

Người ta thường gọi một trong những câu thần chú đó là tiếng nói rung động, hay tiếng nói có phần linh động thần bí. Đó tức là tiếng thần bí AUM. Người ta đọc nó là OM nhưng mà người ta viết nó ba chữ A U M. Tiếng thần bí đó tượng trưng ba ngôi của Thượng Đế; tuy ba nhưng mà là một. Khi người ta đọc lên danh từ Aum đó, th́ chữ M đằng sau chót phải dài ra. Khi đọc nó, th́ người ta phải tập trung tư tưởng vào sự sống thiêng liêng của vũ trụ, và người ta t́m cách hợp nhất chơn ngă của ḿnh với chơn ngă của vũ trụ. Khi đọc tiếng AUM bảy lần, mà mỗi lần như vậy, th́ nó có thể kích động được mỗi cảnh giới trong vũ trụ. Và khi đọc nó, th́ trí của ta cũng tập trung vào một trong bảy cảnh giới của vũ trụ. Và tôi chắc rằng : trong chư huynh đệ cũng biết, bên Phật giáo đôi khi người ta cũng có đọc câu thần chú : OM MANI PADME HUM . . .( Án ma ni bát rị hồng). Những câu thần chú đó có cái sức rung động rất phi thường, vậy khi người ta đọc nó lên th́ người ta phải làm cho cái tâm chứa đầy bác ái mà thôi. Khi người ta đọc những câu thần chú đó th́ nó làm kích động những huyệt bí hiểm ở trong thân người. Và người ta sẽ nhận thức rằng sự nhịp nhàng uyển chuyển của linh hồn người cũng nhịp nhàng đúng điệu với sự rung chuyển của tâm thức vũ trụ. Pháp môn Mantra Yoga giúp cho người ta có thể điều khiển được mọi âm thanh, mọi tiếng động và do đó có thể đạt được mọi quyền năng.

Bây giờ tôi xin nói pháp môn kế là Laya Yoga. Pháp môn đó có khi người ta cũng gọi nó là Kundalini Yoga, bởi v́ khoa pháp môn này dạy người ta tập làm kích động được một sức mạnh huyền bí gọi là Hỏa hậu nó ngự trong thân thể của mỗi người. Tôi sẽ có dịp nói đến cái Kundalini ấy trong những bài thuyết pháp tới đây và bây giờ tôi xin miễn nói tới vấn đề đó. Nhưng theo pháp môn Laya Yoga hay là Kundalini Yoga, th́ nhà đạo sĩ h́nh dung ḿnh ở giữa một ngọn lửa thiêng, ngọn lửa bất diệt trong vũ trụ. Và biết rằng : ngọn lửa đó vẫn luôn luôn bừng cháy, và linh động nhất trong mỗi người. Với phương pháp đó người ta có thể hợp nhất ngọn lửa thiêng trong ḿnh với ngọn lửa thiêng của vũ trụ; người ta có thể đạt được quyền năng sáng tạo của Thượng Đế và người ta có thể kích động cái quyền năng sáng tạo của Thượng Đế đó ngự trong thân thể của mỗi người. Bởi thế cho nên nó là một khoa pháp môn rất nguy hiểm và người ta chỉ nên thực hành khoa đó dưới sự chỉ dạy của một Chơn Sư mà thôi. Laya Yoga giúp cho người ta thống trị được những quyền năng sáng tạo, những quyền năng vô vi của ngọn lửa thiêng.

Bây giờ tôi xin nói đến Karma Yoga. Trong Thánh kinh Bhagavad Gita th́ Đức giáo chủ Krishna có nói như thế này : “Karma Yoga là một hành động đúng phép. Và mục đích duy nhất tối cao của pháp môn đó là làm sao đạt được sự toàn thiện trong những hành động, mỗi việc làm. Và việc làm thiêng liêng đó phát hiện ra bằng những việc làm trong đời sống hằng ngày”. Những lư tưởng của khoa pháp môn Karma Yoga  là làm sao để thực hiện được sự mỹ lệ ở dưới trần gian này. Do đó mà thiên chức của con người mới có thể làm tṛn được. Khi tư tưởng của con người được sáng suốt, vị tha và minh triết th́ nó hoàn toàn tách ra khỏi những ǵ xấu xa ở đời mà được nhắm vào cái mục đích cao cả và tốt đẹp. Cái trí của người ta do đó sẽ được luyện tập luôn luôn cho đến khi trở thành một khí cụ hoàn toàn có hiệu quả. Chừng ấy cái trí không c̣n là một cái ǵ nhảy nhót lung tung nữa, và trực giác con người lần lần nẩy nở có thể giúp con người đạt được mọi sự. Và khi đó thiên nhăn sẽ mở để giúp con người hiểu được cái Chơn ngă của ḿnh. Karma Yoga là pháp môn giúp cho con người thấu triệt được mọi bí quyết của hành động. Đó là khoa pháp môn dạy người ta làm việc, hành động và phụng sự nhân loại. Người ta phụng sự bằng những hành động, làm việc khéo léo.

Bây giờ th́ chúng ta xét đến pháp môn Bhakti Yoga, nghĩa là sùng tín, sùng bái. Pháp môn đó có nhiều Ḍng bên Thiên Chúa Giáo vẫn áp dụng và thực hành. Tất cả những đạo sĩ ẩn dật đều thực hành khoa khoa pháp môn Bhakti Yoga để đạt đến Thượng Đế. Đối với một vài hạng người th́ khoa pháp môn đó có thể giúp họ đạt được ư muốn. Trong một cơn thiền định mà họ tập trung ḷng bác ái của họ vào ḷng Bác Ái của Thượng Đế th́ nhà đạo sĩ Bhakti Yoga nhận thấy, cảm thông được sự hiện diện của Thượng Đế trong ḷng của họ. Khoa Bhakti Yoga đó dạy người ta thế này : Hăy làm tṛn bổn phận ḿnh đối với người. Làm việc cho Thượng Đế chớ không phải làm việc riêng cho ḿnh. Hăy hiến dâng mọi sự thông minh, trí tuệ của ḿnh cho Thượng Đế. Hăy học bằng cách kính mến và hăy tập nh́n thấy mọi vật đều ở trong Thượng Đế. Hăy hiến thân ḿnh trọn vẹn cho Đức Thượng Đế cao cả. Ngài ngự trong tâm của mọi vật. Như thế th́ nhà đạo sĩ của khoa pháp môn Bhakti Yoga hiến trọn vẹn thân ḿnh cho lư tưởng cao cả. Người ấy hiến dâng tất cả mọi tinh lực của y thuộc về xác thể, thuộc về t́nh cảm, thuộc về lư trí và tất cả mọi phương diện. Y hiến dâng trọn thân ḿnh của y dưới bàn thờ bác ái và sùng kính. Bhakti Yoga giúp người ta chủ trị được những t́nh cảm thiêng liêng quí báu, t́nh bác ái, t́nh đồng loại, và giúp cho người ta có thể hợp nhất với Thượng Đế bằng sự bác ái và sự sùng đạo.

Bây giờ th́ tôi xin nói đến khoa pháp môn Jnâna Yoga. Jnâna có nghĩa là hiểu biết. Pháp môn đó giúp người ta phát triển và bành trướng cái trí cho đến mức cùng tột. Và sau chót người ta có thể dùng trí để hợp nhất ḿnh với tất cả mọi loài, mọi vật. Và người đạo sĩ về phái Jnâna Yoga tập luyện cái trí ḿnh như thế nào để cho cái trí trở nên mạnh mẽ và có thể dùng làm lợi khí để hợp nhất. V́ đó mà người ta nói rằng cái trí là phần linh thiêng, phần chủ động mọi việc làm của con người. Và sau cùng th́ sự hiểu biết về vũ trụ, về Thượng Đế là cứu cánh của nhà đạo sĩ đó; y có thể đạt đến tâm thức thiêng liêng của vũ trụ, của Thượng Đế. Jnâna Yoga có thể giúp người ta chủ trị được cái trí và đem đến mọi sự hiểu biết.

Bây giờ th́ chúng ta hăy xét đến pháp môn cuối cùng, nó tổng kết, hợp nhất mọi pháp môn, đó là Raja Yoga. Khoa Raja Yoga giúp người ta chủ trị được tất cả mọi pháp môn Yoga khác và giúp cho người ta có được những quyền năng sáng suốt, những quyền năng phân tách, những quyền năng trí tuệ để đạt được Chơn ngă của ḿnh. Như tôi đă nói tối hôm qua th́ pháp môn đó là tinh hoa của mọi pháp môn. Nhờ nó mà Đức Thượng Đế ẩn hiện trong ḿnh chúng ta được hoàn toàn bộc lộ ra ngoài và người ta do đó có thể đạt được cái mà người ta gọi là Chơn ngă. Người ta sẽ nhận thức được rằng cái Chơn ngă hay linh hồn của ḿnh vốn là Một với Đại Ngă của vũ trụ. Do khoa pháp môn đó người ta có thể trở thành vị đệ tử của một Chơn Sư. Theo giáo lư Thông Thiên Học th́ vị Chơn Sư đó không phải là một người thầy bằng xương bằng thịt mà người ta có thể t́m thấy được ở ngoài đời. Mặc dầu ông thầy đó đôi khi có thể giúp ích cho ta.  Riêng phần tôi, tôi cũng đă từng gặp gỡ những nhà đạo sĩ chơn tu ẩn ḿnh trong những chốn rừng sâu, hẻo lánh bên Ấn độ, hay là những nhà đạo sĩ điều khiển dưới tay những môn phái, những trường dạy đạo, những đạo viện hoặc là những đền đài bên Ấn Độ. Sự thật những nhà đó chính là những nhà chơn tu, họ có thể đạt đến Samadhi tức là Đại định một cách dể dàng. Samadhi tức là làm cho xác thân ḿnh hoàn toàn không hay biết ǵ cả trong khi linh hồn của họ xuất ra, nhưng theo giáo lư Thông Thiên Học th́ khi mà chúng ta nói Chơn sư tức là chúng ta nói đến những bực Chơn Tiên hoàn toàn giải thoát. Bởi v́ trong hàng các vị Chơn sư đó có những vị thâu nhận đệ tử. Người ta có thể gặp các Ngài trong giấc ngủ hay là trong khi người ta hoàn toàn xuất ra ngoài xác thân của ḿnh. Chính những sự gặp gỡ đó mới là chân thật rơ ràng với người học đạo. Nếu khi nào người ta được hân hạnh gặp vị Chơn Sư đó, th́ Ngài sẽ giúp ta cảm hứng dồi dào để giúp ta đạt được những quyền năng của khoa Yoga. Vị Chơn Sư đó sẽ che chở đệ tử của ḿnh dầu người này là đàn ông hay đàn bà trong những giai đoạn đầu tiên và nguy hiểm của người học Đạo. Cũng như bà Chase đă nói hôm chúa nhật vừa rồi th́ những vị Chơn Sư đó đối với chúng ta quả là những người có thật bằng xương, bằng thịt. Và những vị Chơn Sư đó ta có thể gặp được.

Một phương pháp giúp ta gặp được những vị Chơn Sư đó là con đường phụng sự, nhất là phụng sự những mục đích Thông Thiên Học của chúng ta. Chính Hội này là phong trào của các Ngài thành lập ra. Phụng sự phong trào Thông Thiên Học tức là con đường đưa chúng ta đến chơn các Đức Thầy và đưa chúng ta đến sự Minh triết thiêng liêng. Nhưng phụng sự không phải là nói một cách suông, nhưng là phụng sự một cách cụ thể. Trong Thiên Chúa giáo th́ có câu dạy như thế này : Kẻ nào làm việc tức là kẻ đó cầu nguyện vậy. Đó chính là h́nh thức của Karma Yoga. Bởi v́ tại cơi trần đây là nơi chúng ta phụng sự, nơi chúng ta hoạt động. Nó là con đường đưa đến Chơn sư. Chúng ta là những người Thông Thiên Học chúng ta cần phải học hỏi giáo lư Thông Thiên Học một cách cẩn thận. Chúng ta hăy cố gắng sửa đổi tâm tánh của chúng ta. Chúng ta hăy làm bất cứ việc ǵ mà chúng ta có thể làm một cách sốt sắng, một cách tận tụy để giúp đỡ công việc Hội của chúng ta. Chúng ta hăy làm tất cả những công việc đó nhơn danh của những vị Chơn Sư. Chừng đó th́ cửa Đạo sẽ mở rộng cho chúng ta hiệp nhất được với Thượng Đế. Và đó, tôi xin nhắc lại, chính là mục đích của tất cả mọi pháp môn Yoga vậy.

 Soạn giả : Nguyễn thị Hai

(Trích trong T́m hiểu Thông Thiên Học số 65 và 66 tháng 11 và 12 năm 1959)


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở