|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
SINH HOẠT TÂM LINH VÀ NHẬN THỨC
(SPIRITUAL LIFE AND PERCEPTION)
Tác giả:
|
|
SINH HOẠT TÂM LINH VÀ NHẬN THỨC
Minh Triết Thiêng Liêng mà Ấn độ giáo và Thông Thiên Học theo tư tưởng Tây phương gọi là Brahma Vidyā cốt yếu không phải là một hệ thống những khái niệm tôn giáo hoặc ngay cả một triết lư sống mà là một Thực Tại sống động chỉ có thể được nhận thức khi một vài điều kiện về tâm hồn và tâm trí đă được thỏa măn. V́ vậy, nếu ta muốn biết ư nghĩa cốt yếu nhất của Minh Triết Thiêng Liêng và ngộ ra được cái Sự thật Tối cao vốn được ra sức trao truyền trong các thuyết cao siêu nhất về Huyền bí học th́ ta phải chuyển biến các ư tưởng tâm linh của ḿnh thành ra sinh hoạt tâm linh để mang lại những điều kiện cần thiết cho tâm hồn và tâm trí. Quyết tâm muốn biết Thực Tại trực tiếp trong giai đoạn tối hậu và dần dần cung ứng những giai đoạn cần thiết cho mục đích ấy phải luôn sẵn có, c̣n việc thủ đắc kiến thức trí năng về Thông Thiên Học chỉ nên phụ thuộc vào nỗ lực theo chiều hướng ấy. Việc theo đuổi kiến thức trí năng mà không có một sự chú ư năng động và một sự tinh tấn tha thiết để chuyển hóa sự hiểu biết lư thuyết ấy thành ra nhận thức thực tiễn và kinh nghiệm thực chứng, phần lớn sẽ trở nên phù phiếm do chính bản chất và chủ đích của cái tri thức tối cao và độc nhất vô nhị ấy mà ta gọi là Brahma Vidyā.
Hội Thông Thiên Học và bất kỳ tổ chức nào giống như thế chỉ chuyên tâm nghiên cứu lư thuyết và phổ biến những sự thật về đời sống tâm linh cùng lắm cũng chỉ có thể được coi là cái sân ngoài cùng của Thánh điện Minh triết Thiêng liêng. Nhưng nếu không có một số đáng kể các học viên và người tầm đạo nghiêm túc dấn thân vào việc thực chứng của Minh triết Thiêng liêng, nếu không có một bộ phận cốt lơi nằm sâu bên trong nhất gồm những linh hồn đă giác ngộ, đă thực chứng được Sự Thật Tối Cao và đă tiếp xúc được với những Thực Tại sâu kín nhất th́ Hội chẳng có ư nghĩa ǵ cũng giống như một cái sân ngoài cùng nhất của một đền thờ mà không có phần khuôn viên trung gian ở giữa và vùng Mật điện. Chắc chắn một Hội như thế có thể xúc tiến việc phổ biến rộng răi những ư tưởng liên quan tới các thực tại và lư tưởng của sinh hoạt tâm linh, như vậy nó cũng dọn đường cho việc từng bước tăng trưởng tầm nh́n tâm linh và sự thực chứng các chân lư tâm linh. Nhưng nếu không có những nỗ lực có định hướng và được phổ biến rộng răi trên qui mô lớn nhằm xúc tiến công tŕnh này thành ra những lănh vực trải nghiệm và thực chứng sâu sắc hơn th́ công việc của Hội có khuynh hướng phần lớn vẫn là không có kết quả và có thể là vô ích nữa.
Mặc dù sự tiến bộ trong sinh hoạt của Tinh thần chẳng những tạo ra việc nhận thức được càng ngày càng sâu sắc hơn về những sự thật tâm linh và sự biểu hiện của chúng trong sinh hoạt cá nhân, nhưng ta cần nhớ rằng sự biểu hiện này vốn phần lớn dựa vào nhận thức chứ không phải dựa vào việc cố t́nh điều tiết cuộc đời ḿnh theo một bộ luật ứng xử nhất định và cứng ngắc. Sinh hoạt của tinh thần là biểu lộ tự nhiên của điều mà ta trực tiếp nhận thức được hoặc trực giác cảm nhận được chứ không phải là việc mù quáng tuân theo những điều mà ngươi khác yêu cầu ta làm. Do đó nó có tính chất tươi mát, tự nhiên và ung dung thoải mái vốn ngay tức khắc thu hút được thiên hạ và âm thầm cảm hóa được cuộc đời và quan điểm của họ.
Chẳng hạn như ta hăy xét vấn đề thực hành t́nh huynh đệ. Một cá nhân nào biết rằng mọi sự sống đều nhất như (hoặc ít ra cũng trực giác cảm nhận được nó) ắt thực sự ứng xử với người khác một cách đồng cảm và âu yếm giúp đỡ người ta trong mọi hoàn cảnh một cách tự nhiên và không cần cố gắng. Trong khi đó những người thực hành t́nh huynh đệ coi đó chỉ là một lư tưởng về trí thức nhưng tuyệt nhiên không có thực xúc cảm huynh đệ và ḷng đồng cảm th́ cùng lắm cũng chỉ tuân theo cái bộ luật ứng xử bên ngoài ấy chứ vẫn thiếu sự nồng thắm và năng lực cảm hóa gây tin tưởng cho những người khác.
Ta ắt nhận ra được tầm quan trọng của điều này nếu ta nhớ lại rằng sự hiểu biết chân thật về các chân lư của Minh triết Thiêng liêng không phải là vấn đề thông hiểu trí thức như trong trường hợp các ngành kiến thức khác mà lại là nhận thức tâm linh. Điều này có nghĩa là sự thật ấy không c̣n chỉ là những ư tưởng thú vị hoặc thậm chí gây linh hứng mà là những thực tại phải trực tiếp trải nghiệm. Có thể nói là sự thật ấy được phản ánh dưới dạng chân thực trong trường ư thức của ta chứ không chỉ là một cái bóng được chiếu lên màn ảnh tâm trí.
Nhận thức tâm linh mà ta sắp cứu xét tới là một trải nghiệm rất phi thường. Bởi v́ nó chính là tinh túy của Brahma Vidyā cho nên kẻ mưu t́m sự thực chứng Chơn ngă phải hiểu cho bằng được bản chất của nó và học cho bằng được cách phân biệt nó với sự thông hiểu trí thức không thôi mà người ta thường lầm tưởng chính là nó. Nó có bản chất là một loại tri giác mới khiến cho vạn vật hiện diện trong tâm thức ta được quan sát theo một sự minh giải mới hoặc từ một chiều đo cao hơn.
Để tạo ra sự biến đổi tâm linh nội giới này của tâm thức ḿnh, vị sādhaka [[1]] phải càng ngày càng mài sắc bén hoặc làm cho tinh vi năng lực nhận thức của ḿnh sao cho y càng ngày càng có thể nhận thức được Thực tại Tối hậu vốn thấm nhuần và bao hàm vũ trụ biểu lộ nhưng vẫn chẳng ai biết được v́ chẳng ai có đủ khả năng nhận thức.
Sự thật được nêu rơ trong đoạn trên được diễn tả vắn tắt qua câu mantra nổi tiếng của Áo Nghĩa Thư: “Ta chỉ có thể thấy được Thực Tại nhờ vào nhận thức xuyên suốt” (drśyate tvagryayā buddhyā).
Bởi v́ buddhi là năng lực hoặc khả năng nhận thức, cho nên câu mantra nêu trên có nghĩa là ta chỉ có thể nhận thức được Thực Tại bằng cách từng bước làm tinh nhuệ năng lực nhận thức của ḿnh. Ta không thể có được năng lực nhận thức xuyên suốt ấy ngay tức khắc. Đó là vấn đề tăng trưởng từ từ vốn diễn ra khi các hiện thể đă được làm cho càng ngày càng bén nhạy hơn và tâm trí được thanh khiết hơn nhờ vào sādhanā có hệ thống [[2]] .
Theo tài liệu của khoa Yoga th́ có 7 giai đoạn trong việc phát triển năng lực nhận thức càng ngày càng tinh tiến này vốn được nêu rơ trong câu kinh II. 27 thuộc Yoga Sūtras của Patañjali: “Ta đạt được sự Giác ngộ của Tinh thần qua 7 giai đoạn”. Khi khảo sát bản chất của 7 giai đoạn Giác ngộ này vốn được miêu tả tỉ mỉ trong kho tài liệu của phái Vedanta th́ ta thấy rằng chúng chẳng qua chỉ là những mức độ của năng lực nhận thức vốn khiến cho đạo sĩ Yoga thấy được ư nghĩa càng ngày càng thâm thúy nơi chính những sự thật của kiếp sinh tồn ngay xung quanh y.
Ta nên nhớ rằng khi tri thức thâm thúy hơn về các thực tại đă đạt được trong giai đoạn samādhi th́ nó không chỉ hạn chế trong giai đoạn samādhi mà dần dần sẽ thấm xuống tâm thức trong trạng thái tỉnh thức khi nó xuất hiện dưới dạng một năng lực nhận thức càng ngày càng xuyên suốt hơn tức là sūkshma budhi. Năng lực nhận thức xuyên suốt này đạt tột đỉnh trong giai đoạn cuối cùng khi vị đạo sĩ yoga có thể nh́n xuyên suốt qua mọi trạng thái biểu lộ trung gian và tri thức được Thực tại Nhất như vốn là nguyên lai của chúng. Việc trực giác thấm xuống tri thức tỉnh táo sau khi đă đạt được trong trạng thái samādhi được gọi là sahaja samādhi nghĩa là “samādhi dễ dàng”, ngụ ư trạng thái samādhi tự nhiên không cần cố gắng.
Những điều nêu trên cho thấy tầm quan trọng lớn lao của việc làm tinh nhuệ năng lực nhận thức xuyên suốt mà ta gọi là buddhi. Hầu hết người tầm đạo – nhất là những người thuộc loại học giả - thường vấp phải một quan niệm sai lầm khi cứ càng ngày càng tích lũy thêm kiến thức trí năng và lấp đầy tâm trí ḿnh bằng những ư tưởng ngỏ hầu có thể biết được sự thật về sinh hoạt nội tâm rồi cuối cùng biết được Sự Thật tối hậu của kiếp sinh tồn. V́ thế họ cứ đọc hết sách này đến sách khác, chồng chất những mẩu thông tin nhồi nhét vào tâm trí mà không vận dụng bất kỳ loại phân biện nào về vấn đề đó. Và họ càng dành nhiều thời giờ cho nhiệm vụ tích lũy không phân biệt kiến thức thuần túy trí năng th́ họ lại càng cảm thấy ít có thời giờ để suy gẫm, thiền định cùng với những khía cạnh khác của sādhanā. Kết quả của nỗ lực đi chệch hướng này là phát ph́ lên về mặt tri thức càng nhanh càng tốt cũng giống hệt như điều xảy ra khi chúng ta cố gắng ăn ngấu nghiến một lượng thực phẩm ngỏ hầu có được thêm sức mạnh thể chất mà không tập thể dục đúng mức để tiêu hóa và đồng hóa lượng thực phẩm ấy. Cũng có sự bội thực trí năng khi tâm trí ta bị tắt nghẽn và nai lưng ra gánh những ư tưởng chỉ được tiêu hóa nửa vời đang làm mờ khuất đi tầm nhận thức của ḿnh.
Trong sādhanā thực sự để chuẩn bị cho Yoga, nỗ lực được hướng chủ yếu nhằm phát triển năng lực nhận thức xuyên suốt chứ không nhằm hướng về sự tích lũy thông tin có thể là thú vị nhưng không cốt yếu liên quan tới những sự thật huyền bí. Đây chính là hàm ư của svādhyāya, một trong ba pháp môn cấu thành chính yếu của Kriyā Yoga. Việc thu lượm tri thức cốt yếu liên quan tới triết lư và kỹ thuật Yoga bằng cách thực hành svādhyāya chỉ là bước đầu tiên và ít quan trọng nhất. Tri thức ấy được tham thiền đi tham thiền lại để khám phá ra ư nghĩa nội tại ẩn tàng của nó và biến nó thành một bộ phận không thể tách rời khỏi cuộc sống ḿnh. Quá tŕnh này được củng cố bằng những phép thực hành khác như japa (lập lại một hồng danh hoặc một thần chú trong khi tham thiền) v. v. . . ; nó cũng là một bộ phận của svādhyāya. Bằng cách này người ta dần dần tạo ra việc đồng hóa được kiến thức lư thuyết cốt yếu mà c̣n càng ngày càng tinh vi hơn tồn tại nơi chính những sự vật bao xung quanh y, mà xưa kia y chỉ có thể có đó chẳng qua chỉ là những sự kiện tầm thương tẻ nhạt của kiếp sinh tồn.
Quá tŕnh nêu trên nhằm tri thức
được những thực tại thâm thúy hơn của cuộc sống nhờ tinh nhuệ hóa năng lượng
bồ đề
có thể coi như đă mở ra những chiều đo mới của tâm thức tương tự như việc
bành trướng tâm thức xảy ra khi tâm thức chuyển từ một thế giới có chiều đo
thấp hơn sang một thế giới có số chiều đo cao hơn. Sự bành trướng này thường
xảy ra trước hết trong giai đoạn
samādhi,
nhiên hậu mới dần dần thấm xuống ư thức tỉnh táo b́nh thường. Quá tŕnh này
không dính dáng ǵ tới sự thay đổi hiện thể hoặc môi trường xung quanh v́ đó
thật sự là vấn đề tâm điểm tâm thức bản thân nó chuyển vào một mức độ sâu
sắc hơn đi xuyên qua
Māhābindu [[3]].
Ta cần lĩnh hội đầy đủ được ư nghĩa của điều nêu trên nếu ta muốn hiểu được triết lư và pháp môn của Jnāna Yoga. Hầu hết những người nghiên cứu Yoga đều thấy rất khó h́nh dung rơ ràng được triết lư và pháp môn của Jnāna Yoga. Nó khéo lẫn tránh, bất định và thật khó biết bao để minh định nó thành một hệ thống tư tưởng với công thức rành mạch. Lư do là v́ sự kiện Jnāna Yoga vốn có căn bản là việc từng bước phát triển năng lực nhận thức xuyên suốt nhờ vào việc kết hợp thực hành viveka (phân biện tâm linh) và vairāgya (không dính mắc). V́ vậy những điều đă được tŕnh bày trong các đoạn nêu trên ắt giúp cho học viên trong một chừng mực nào đó hiểu được cơ sở lư luận của hệ thống Yoga này và vị trí của nó trong triết lư Yoga rộng lớn hơn nói chung.
Trong Yoga Sūtras của Patañjali khả năng nhận thức này được gọi là Viveka khyāti nghĩa là khả năng hoặc năng lực phân biệt giữa điều Thực và điều không Thực hoặc nói cách khác là thấy được điều Thực trong điều không Thực, hoặc ư thức được điều có Thực trong điều không có Thực. Đó là v́ chủ đích của Yoga là ư thức được cái Thực Tại vốn phát nguyên ra toàn thể vũ trụ, nhờ vậy có thể thấy được toàn thể địa hạt biểu lộ đều là biểu hiện của Thực Tại ấy. Chỉ nội điều này không thôi cũng có thể giải thoát đạo sĩ Yoga ra khỏi những hăo huyền, hạn chế và khốn khổ của cuộc đời. Mục đích thực của samādhi – kỹ thuật cốt yếu của Yoga – quả thực là từng bước phát triển khả năng nhận thức xuyên suốt này cho đến khi đạo sĩ Yoga có thể thấu suốt được mọi tâm trạng trung gian và nhận thức được cái Thực Tại vốn vượt ngoài các tâm trạng ấy thế nhưng cũng ở bên trong chúng.
Nếu sự phát triển năng lực nhận thức xuyên suốt vốn là kỹ thuật cốt yếu của Jnāna Yoga th́ Jnāna Yoga ắt là một bộ phận chủ yếu và bất khả phân ly của kỹ thuật Yoga mà Patañjali đă phác họa trong Yoga Sūtras. Nhiều người t́m hiểu có thể thấy được dễ dàng những yếu tố tinh túy trong tất cả các hệ thống Yoga khác qua hệ thống tích hợp của Patañjali, nhưng bằng cách nào đó họ không thấy được vai tṛ của Jnāna Yoga trong hệ thống của Patañjali. Việc khảo sát kỹ lưỡng của hệ thống Patañjali theo sự minh giải của những điều nêu trên liên quan tới Jnāna Yoga ắt cho ta thấy rằng Jnāna Yoga vốn thấm nhuần trọn cả hệ thống của Patañjali. Theo một quan điểm tổng quát th́ ta có thể coi hệ thống này là một kỹ thuật chu đáo của Jnāna Yoga bởi v́ suốt trong hệ thống của Patañjali người ta đều nhấn mạnh tới việc thủ đắc việc tri thức trực tiếp mà đạt đỉnh cao nơi tri thức về Thực Tại vốn là cội nguồn của mọi thứ tri thức. Thật sự th́ vấn đề này chính là việc không thể phân chia các hệ thống Yoga khác nhau ra thành những khoang kín mít. Chúng đều phải được coi là những khía cạnh và kỹ thuật khác nhau của một phương pháp và triết lư bao quát nhằm trực tiếp trải nghiệm để thực chứng được Thực Tại vốn là nền tảng của Vũ trụ nói chung và cũng chính là cơ sở tối hậu của mỗi tâm thức con người cá biệt.
Năng lực phát triển này chẳng những
được phát triển nhờ vào Samādhi và mọi phép thực hành khác có trước Samādhi,
mà nó c̣n được phát triển nhờ việc cực lực thực hành
Vairāgya
theo những biểu thị của câu kinh nổi tiếng I.12 trong
Yoga Sūtras:
“Việc chế ngự sự biến đổi của cái trí được tạo ra bằng cách bền bĩ thực hành
và không dính mắc” (abhyāsa
vairāgyābhyām tan nirodhah). Chính v́ vậy
mà trong
Jnāna Yoga, vairāgya
cùng với những phương pháp phát triển khác lại đóng một vai tṛ quan trọng
như thế. Việc thực hành nhằm phát triển
vairāgya
không thể được định nghĩa minh bạch như việc thực
hành nhằm đạt được
Samādhi bằng cách
điều ngự tâm trí, nhưng chúng đều hữu hiệu như nhau trong việc tạo ra cái
tâm trạng đưa tới
Samādhi.
Sự kiện Jnāna Yoga vốn dựa trên việc trực tiếp phát triển năng lực nhận thức cũng trở nên rơ ràng khi ta khảo sát 7 giai đoạn nhằm phát triển tri thức vốn được gọi là Sapta Jnāna bhumika. Ta ắt thấy ba giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển tâm thức tiệm tiến này chính là những giai đoạn phát triển viveka theo sự hiểu biết thông thường của phàm nhơn, c̣n bốn giai đoạn cuối cùng ắt là những giai đoạn phát triển viveka khyāti theo định nghĩa trong Yoga Sūtras. Ta đạt được bốn giai đoạn cuối cùng này nhờ vào những kỹ thuật như Samādhi v.v. . ., chúng được đồng nhất hóa đặc biệt hơn với con đường Yoga.
Nếu ta coi viveka là năng lực nhận thức tâm linh thay v́ là khả năng phân biệt giữa điều Thực và điều không Thực th́ có lẽ học viên b́nh thường ắt dễ hiểu hơn bản chất và vai tṛ của nó trên con đường phát triển Chơn ngă. Khi ta phân tích tỉ mỉ hơn th́ viveka tức sự phân biệt tâm linh chẳng qua chỉ là năng lực nhận thức được ư nghĩa sâu sắc hơn và mang tính tâm linh hơn của những sự vật vốn quen thuộc đối với ta mà ta một phần nào hoặc hoàn toàn bỏ sót ư nghĩa ấy bởi v́ ta thiếu sự nhạy cảm. Toàn thể vũ trụ biểu lộ bao gồm cả các thế giới hiện tượng mà ta sống và sinh hoạt trong đó vốn là một biểu hiện của Thực Tại Nhất Như; nhưng ta vẫn c̣n hoàn toàn không biết tới sự kiện này bởi v́ năng lực nhận thức của ta không đủ tinh nhuệ để nhận thức Sự Thật tối thượng ấy. Khi khả năng hoặc năng lực này bắt đầu được triển khai từ bên trong th́ cũng chính cái thế giới buồn tẻ, đơn điệu và thậm chí độc ác ấy lại bắt đầu khoác lấy một dáng vẻ mang tính tâm linh hơn cho đến khi trong giai đoạn cuối cùng nó biến thành biểu hiện và hiện thân của Thực Tại Nhất Như. Chính sự thực chứng này mới giải thoát ta khỏi những hăo huyền, lo sợ và khốn khổ của kiếp sống mang xác phàm.
Việc xét với viveka như vậy cũng có thể giúp ta bắc được nhịp cầu ngang qua vực thẳm giữa viveka và viveka khyāti vốn vẫn có trong tâm trí của nhiều học viên. Họ coi viveka và viveka khyāti là hai năng lực khác nhau trong khi thật ra đó chỉ là hai giai đoạn hoặc hai khía cạnh của cùng một năng lực nhận thức tâm linh ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn phát triển sau này. Ta bước vào Yoga bằng cách vận dụng viveka thông thường, nó khiến cho người tầm đạo nhận thức được bản chất hăo huyền của cuộc sống thế tục cùng với những đeo đuổi thế gian, nó khiến cho y quyết tâm vươn lên vượt ra khỏi những hăo huyền và hạn chế ấy bằng cách t́m ra Thực Tại vốn ẩn tàng bên trong những lớp sâu thẳm nhất của tâm thức ḿnh. Viveka cùng với Vairāgya vốn tương quan với nó, tiếp tục đóng một vai tṛ càng ngày càng gia tăng và sâu sắc hơn trong sinh hoạt tâm linh của y cho đến khi đạo sĩ Yoga đạt được Pháp Vân Tam Muội (Dharma Megha Samādhi) nhờ cực lực thực hành para vairāgya và para viveka để thường trực xác lập trong thế giới Thực Tại. Giờ đây ngài đă có được năng lực tri thức đầy đủ và thường trực về bản chất của Thượng Đế.
Bấy giờ viveka chuyển thành viveka khyāti và viveka khyāti nở rộ thành ra trạng thái Giác Ngộ và Giải Thoát. Theo một quan điểm nào đó th́ như vậy ta thấy bước trên con đường Yoga ắt là vấn đề từng bước phát triển năng lực nhận thức tâm linh xuyên suốt.
Sự tỉnh thức của những năng lực nhận thức này là một trong những thực tại mầu nhiệm nhất của sinh hoạt tâm linh. Nhiều người trong chúng ta đă có một loại kinh nghiệm định tính nào đó về sự tỉnh thức này trong sinh hoạt thường nhật. Ta có thể đọc một quyển sách mang tư tưởng thâm thúy mà chẳng thấy ǵ trong đó rồi quên phứt đi. Nhiều năm trôi qua trong khi ta đă tiến bộ về tâm trí và tâm linh. Ngẫu nhiên ta gặp lại cũng quyển sách ấy và bây giờ ta thấy nó đầy ư nghĩa sâu sắc mà trước kia ta chẳng có một chút xíu hiểu biết nào. Tại sao vậy? Chẳng lẽ quyển sách lại thay đổi? Không đâu, chính chúng ta đă thay đổi trong thời gian ấy hoặc nói cho đúng hơn là năng lực nhận thức của ta đă phát triển và chính sự kiện này giúp ta hiểu được nhiều hơn về chính quyển sách ấy. Tuy nhiên những kinh nghiệm như thế mặc dù thông thường song không đáng chú ư lắm hoặc cũng chẳng có ư nghĩa bao nhiêu bởi v́ chúng thuộc về b́nh diện kinh nghiệm thông thường của ta. Ta hiểu nhiều hơn ư nghĩa và thâm ư của nó trong những trường hợp như thế bởi v́ tâm trí và trí năng của ta đă phát triển hoặc mở rộng nhiều hơn trong thời gian ấy. Chính sự kiện này giúp ta có thể hiểu được càng ngày càng nhiều hơn về cũng một sự vật. Chỉ khi ta bước vào địa hạt các thực tại nội giới trong sinh hoạt tâm linh th́ ta mới phát hiện được thật là một sự khác nhau một trời một vực khi năng lực nhận thức của ta về các vấn đề tâm linh bắt đầu tỉnh thức.
Trong giai đoạn đầu th́ các loại trải nghiệm này không nhất thiết là rất thú vị và dễ chịu bởi v́ viveka chớm nở chẳng những giúp ta hiểu sâu hơn các thực tại về sinh hoạt tâm linh mà cho đến nay vẫn chỉ là những vấn đề thuần túy hiểu biết bằng cái trí thiếu vắng bất kỳ ư nghĩa tâm linh nào; thoạt đầu nó cũng rất có khả năng xé toang bức màn hăo huyền che xung quanh những sự vật trần tục thông thường và những sự đeo đuổi thế tục, tạo cho chúng một sự mờ mờ ảo ảo. Khi những bức vải thưa này không c̣n che được mắt thánh nữa th́ mọi vui sướng mà ta đă từng t́m thấy trong đó cũng như mọi sự háo hức mà ta cảm thấy khi đeo đuổi chúng đều biến mất; đời ta có vẻ đâm ra hoàn toàn trống rỗng và vô mục đích.
Nhưng cái giai đoạn tiêu cực trong sự tỉnh thức tâm linh này – tạm gọi như vậy – thường chỉ kéo dài một thời gian nếu ta không đâm ra hốt hoảng, mất thăng bằng và lại ch́m sâu vào nếp sinh hoạt cũ cùng với những đeo đuổi thế tục một cách háo hức hơn bao giờ hết ngơ hầu cố t́nh bóp chết cái viveka ấy từ trong trứng nước. Nếu ta có thể đương cự lại cái khuynh hướng này th́ ta bắt đầu dần dần thấy được và cảm nhận được cái khía cạnh tích cực của những thực tại tâm linh vốn ẩn tàng một cách huy hoàng nhất bên dưới những sự vật thông thường trong cuộc sống. Chỉ khi ta bắt đầu nhận thức được những điều này – ít ra là trong một chừng mực nào đó – th́ sinh hoạt tâm linh thực sự mới bắt đầu. Măi cho đến lúc đó th́ nó chỉ toàn là một tṛ chơi ư nghĩ, có lẽ phần nào được soi sáng nhờ ánh sáng của trực giác.
Khi sự nhận thức này sâu sắc hơn và trở nên xuyên suốt hơn th́ việc tri thức được những thực tại tâm linh khác nhau (hoặc những khía cạnh khác nhau của các thực tại ấy) có một tính cách minh xác hơn và năng động hơn. Và khi ta tiếp tục tiến bộ và càng ngày càng đến gần mục tiêu th́ ta bắt đầu thấy lập ḷe cái Thực Tại thấm nhuần vạn vật vốn là cội nguồn cũng như là bản chất của vũ trụ biểu lộ. Ta thấy sự thật tối hậu trong kiếp sinh tồn của ta trước hết có thể nói là lờ mờ rồi càng ngày càng rơ hơn cho đến khi dần dần toàn thể thế giới các sự vật biến thành Thực Tại mà chúng vốn dĩ tồn tại trong đó với tư cách là những biểu hiện khác nhau của nó. Thật vậy, các sự vật không hề biến mất mà chỉ được nh́n thấy như Thật trong sự minh giải của cái Thực Tại ấy, chúng mất đi ư nghĩa là những sự vật rời rạc để ḥa lẫn vào cái sự trải nghiệm bao trùm tất cả và vượt trên tất cả vốn vượt ngoài tầm hiểu biết và tưởng tượng hiện nay của ta.
V́ cái khái niệm này về trạng thái tối hậu của sự Thực chứng Chơn ngă vô cùng tinh tế cho nên ta hăy bàn dông dài về nó một lúc để cho ư tưởng của ta được minh bạch. Muốn hiểu được khái niệm này, ta phải nhớ lại rằng tâm thức chẳng những là nguyên khí tinh vi nhất đang tồn tại mà nó c̣n có một tính cách độc nhất vô nhị khiến ta không thể t́m ra bất cứ điều ǵ so sánh được với nó trong kinh nghiệm b́nh thường. Chính cái tính cách tinh vi và độc nhất vô nhị này khiến cho tâm thức chẳng những thấm nhuần vạn vật mà c̣n đồng thời bao hàm vạn vật biểu hiện và vô hiện bên trong chính ḿnh. Ư tưởng thấm nhuần vốn thường làm ta liên tưởng tới Thực Tại là cơ sở của vũ trụ, ư tưởng ấy không biểu diễn trọn vẹn được mối quan hệ của Thực Tại này với cơi biểu hiện và cơi vô hiện. Đó là v́ một sự vật nào thấm nhuần một sự vật khác th́ nó không giống và phân biệt với sự vật bị thấm nhuần. Thế nhưng Thực Tại này chẳng những thấm nhuần mà c̣n bao hàm vạn vật bên trong ḿnh. Vạn hữu đều tồn tại trong Thực Tại này và bắt nguồn từ Nó. Nó chắc chắn là thấm nhuần vạn vật nhưng nó cũng chính là những ǵ bị thấm nhuần.
Do Thực Tại Nhất Như có quan hệ như vậy với cơi biểu hiện và cơi vô hiện, nếu ta nhớ tới cái thứ tự khiến cho những nguyên khí căn bản khác nhau của hiện hữu thoát thai từ Thực Tại ấy th́ ta có thể hiểu được – ít ra bằng cái trí – điều ǵ xảy ra khi sự nhận thức tâm linh thức tỉnh và năng lực xuyên suốt của nó gia tăng tiệm tiến. Trong giai đoạn đầu tiên, ngoại giới của nhận thức giác quan bị tan ḥa vào tâm trí. Điều này không nhất thiết có nghĩa là nó biến mất. Điều này chỉ ngụ ư cho ta thấy rơ ngoại giới là một biểu hiện của tâm trí. Thế rồi tâm trí lại tan ḥa vào tâm thức. Điều này cũng lại không ngụ ư rằng tâm trí biến mất. Điều này chỉ có nghĩa là ta thấy tâm trí là một biểu hiện của tâm thức. Thế rồi tâm thức lại tan ḥa vào cái Thực Tại vốn bao hàm vạn vật. Đây là giai đoạn tối cao của nhận thức đă giác ngộ khi vạn vật được coi là bao hàm trong Thực Tại Nhất Như và là biểu hiện của Thực Tại ấy. Thế nhưng bất chấp mọi sự thay đổi ghê gớm đă xảy ra, không nhất thiết có sự thay đổi nào trong nội hàm của tâm thức. Đó là v́ vạn vật vốn cố hữu và luôn luôn được bao hàm trong tâm thức cũng như là một biểu hiện của tâm thức. Đây chỉ là vấn đề nhận thức sâu sắc hơn hoặc nh́n thấy cùng một sự vật từ một mức độ sâu sắc hơn.
Những điều đă nêu ra ở trên ắt khiến cho người tầm đạo ngộ ra được tầm quan trọng phải dứt khoát tinh tấn, phát triển năng lực nhận thức xuyên suốt chứ không chỉ bằng ḷng với việc nhồi nhét thêm các ư tưởng vào trong tâm trí ḿnh. Điều đầu tiên đ̣i hỏi ta phải tạo ra những sự thay đổi triệt để trong tâm hồn và tâm trí cùng với những thái độ dứt khoát nhờ vào giới luật tự giác nghiêm minh, trong khi muốn mở rộng kho chứa ư tưởng của ḿnh th́ ta chỉ việc đọc sách và đi nghe diễn thuyết. Lộ tŕnh đầu tiên rốt cuộc đưa ta tới sự Giác Ngộ, giải thoát khỏi những hăo huyền và khốn khổ của cuộc đời; c̣n lộ tŕnh thứ nh́ chỉ khiến cho ta có thể thỏa măn được việc mở rộng chân trời hiểu biết và được coi là một người học thức rất uyên bác; lộ tŕnh ấy có thể làm ta càng ngày càng vướng mắc vào những hăo huyền to lớn hơn và phỉnh phờ hơn của cuộc đời mà câu kinh số 9 của Iśa Upanishad có nêu rơ: “Kẻ nào tận tụy với vô minh (các nghi thức) th́ kẻ đó sẽ bước vào bóng tối mờ mờ; nhưng kẻ nào chỉ dấn thân vào sự hiểu biết suông thôi th́ kẻ đó c̣n bước vào một bóng tối mờ mịt hơn nữa”.
Nhiều học viên vốn không quen suy tư sâu sắc và cảm thấy không có khuynh hướng muốn đảm đương nhiệm vụ gian nan hơn này thường thắc mắc, “đi sâu vào những khía cạnh ấy của tôn giáo, triết học và khoa học th́ có lợi ích ǵ?” Lời giải đáp cho thắc mắc ấy là hoàn toàn minh bạch và dứt khoát. Đó chính là bước đầu tiên trong nỗ lực của ta để rời bỏ việc lướt phớt bề mặt cuộc đời để lặn sâu vào thực tại của kiếp sinh tồn. Trước hết ta phải học cách ít ra cũng đi sâu vào những khía cạnh của tri thức bằng cái trí, nhiên hậu ta mới có thể thành công trong việc lặn sâu vào thực tại thâm thúy hơn của sinh hoạt tâm linh.
---------------------------
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES