HOME sách   TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH  thIỀN HỌC  BÀI VỞ   THƠ  ẢNH TẾT 2006 ENGLISH BOOKS MAGAZINES 

 

QUYỀN NĂNG CỦA TƯ TƯỞNG

Tác giả  JOHN ALGEO  và SHIRLEY J. NICHOLSON 
Bản Dịch Tâm Như 2006

Phiên bản vào thế kỷ thứ 21,
phóng tác quyển QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG của bà Annie Besant.

John Algeo, Tiến sĩ Giáo sư danh hàm ở Trường Đại học Georgia, là cựu Học viên Sáng lập và Giáo sư lỗi lạc về tiếng Anh cho đến khi ông về hưu để nhậm chức Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học Mỹ.

Shirley J Nicholson là tổng biên tập đă qua của Nhà Xuất bản Thông Thiên Học và là cựu Hiệu trưởng Trường Krotona về Thông Thiên Học ở Ojai, California.

 -------------------------------------

“Mọi chuyện đều đă có sẵn rồi; chúng ta phải phát triển năng lực tiếp nhận nó” (Annie Besant).

Trong tác phẩm về siêu h́nh học, nhà Tiên phong Thông Thiên Học, Annie Besant (1847-1933) rút ra minh triết cổ truyền của Đông phương để thám sát những ngóc ngách sâu thẳm của tâm trí. Ấn bản đầu tiên được xuất bản năm 1903 và từ đó trở đi đă được tái bản nhiều lần. Bây giờ các nhà lănh đạo Thông Thiên Học hiện đai đă chuyên cần duyệt lại văn bản để giải phóng những sự thật vượt thời gian của nó ra khỏi ngôn ngữ bị ràng buộc trong bối cảnh lịch sử vào đầu thế kỷ thứ 20, khiến cho bạn đọc ngày nay dễ tiếp cận với nó hơn. Kết quả là bàn luận minh bạch về những đề tài càng ngày càng được chú ư nhiều: định trí, kư ức, tâm thức, thần giao cách cảm, giấc ngủ và giấc mơ, trau dồi ư chí và tiếp cận với chơn ngă.

Nguyên bản cũng có sẵn ở Adyar với tựa đề là QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG.

 

LỜI NÓI ĐẦU CỦA NHÀ XUẤT BẢN

Cả Đức Phật lẫn Hecralitus dạy rằng vạn hữu đều thường xuyên thay đổi. Sách vở cũng không phải là ngoại lệ. Từ năm 1877, người ta đă xuất bản những quyển sách giải thích các ư tưởng của Truyền thống Minh triết mà ta gọi là Thông Thiên Học, giờ đây có rất nhiều quyển sách chứa thật đầy thông tuệ. Một trong những mục đích đầu tiên của Hội Thông Thiên Học là xuất bản những quyển sách đó. Nhưng v́ mỗi quyển sách đều được diễn đạt theo ngôn ngữ đương đại, cho nên nhiều quyển sách này (vốn tŕnh bày những sự thật vượt thời gian) lại được diễn tả bằng ngôn ngữ chịu ràng buộc của hoàn cảnh lịch sử. Việc chọn từ, các h́nh thức ngữ pháp, các đặc ngữ, các ví dụ minh họa, độ dài của các câu, thứ tự của những từ được dùng, những ngụ ư, và ngay cả những phát biểu đặc thù về sự thật đều đă bị lỗi thời trong một chừng mực nào đó. So với thông tuệ sâu sắc mà tác phẩm bao hàm th́ đây chỉ là những vấn đề đại khái. Thế nhưng hậu quả là bạn đọc ngày nay có thể gặp khó khăn khi muốn xuyên qua lớp đại khái đó để gặp được thông tuệ bên dưới. Khó khăn đó có thể tạo ra một hàng rào ngăn cách giữa tác phẩm nguyên sơ tuyệt vời này và bạn đọc ngày nay.

Tủ sách T́m hiểu, một thương hiệu của Nhà Xuất bản Thông Thiên Học Mỹ, do đó đă phát khởi một loạt mới mẻ những tác phẩn cổ điển của Thông Thiên Học được biên tập lại và biên soạn lại dành cho bạn đọc thế kỷ thứ 21. Các ấn bản trong loạt sách này nhằm mục đích bảo tồn minh triết của nguyên bản, nhưng cập nhật hóa h́nh thức diễn đạt nó bằng ngôn ngữ đương đại qua cú pháp, và nếu cần th́ qua cả nội dung của nguyên bản nữa. Những ấn bản mới này không được dự trù, và không thể, thay thế cho nguyên bản, những người nào thích đều có thể kiếm được nguyên bản v́ mục đích lịch sử để dùng làm mốc qui chiếu xét đoán những ấn bản mới này và những ấn bản trong tương lai. Sớm muộn ǵ th́ những phiên bản được biên tập lại hiện nay cũng cần phải được thay thế bằng những phiên bản c̣n mới hơn nữa dựa trên nguyên bản. Thay đổi chẳng phải việc làm ta lo lắng, chỉ e rằng ta không thể đáp ứng được với sự thay đổi.

Những người phóng tác quyển sách này không chịu trách nhiệm về nội dung của nguyên bản mà chỉ có tác giả của nó mới chịu trách nhiệm thôi. Mục đích của những người phóng tác là khiến cho nội dung càng dễ tiếp cận càng tốt, và họ chỉ chịu trách nhiệm về việc bỏ sót, thay đổi hoặc thêm thắt đối với nguyên bản trong khi theo đuổi mục đích này.

Chúng tôi hi vọng rằng những quyển trong loạt mới mẻ này của Tủ sách T́m hiểu sẽ dẫn nhập minh triết cổ truyền cho các bạn đọc thời nay, và trong một số trường hợp khích lệ họ khảo sát nguyên bản để thám sát thêm nữa trong phạm vi vô hạn của Thông Thiên Học.

Tôi suy nghĩ do đó tôi tồn tại.

- Rene Descartes

Có lẽ tâm và vật là hai khía cạnh khác nhau của cùng một sự vật.

- G. G. Jung

Chỉ thông qua một hiện thể vật chất th́ tâm thức

mới trào dâng thành “Tôi là Tự ngă”.

- H. P. Blavatsky

CHƯƠNG MỘT

QUYỀN NĂNG CỦA TƯ TƯỞNG VÀ CỦA CHỦ THỂ TƯ TƯỞNG

TÓM TẮT CHƯƠNG

Tư tưởng là quyền năng giúp cho chúng ta biết được thế giới xung quanh ḿnh và những người khác. Và do tư tưởng của ḿnh, chúng ta ảnh hưởng tới thế giới theo chiều hướng tốt hay chiều hướng xấu.

Tư tưởng cũng giúp chúng ta có khả năng biết được chính ḿnh. Và nhờ có tư tưởng, chúng ta mới có thể sáng tạo lại chính ḿnh.

Việc sử dụng đúng đắn mọi sự hiểu biết phải cải thiện được cuộc sống của chính chúng ta và những người khác.

Chủ thể tư tưởng là một tự ngă hữu thức hoạt động trong vật chất.

 Tâm thức và vật chất là hai biểu hiện của Thực Tại tối hậu Nhất Như, cội nguồn của vạn hữu và là nguồn gốc tiềm tàng của mọi điều có thể đạt được.

Mỗi người trong chúng ta là một “tự ngă” – một lượng tử hoặc một tia tâm thức của Tự ngă Nhất như, Tâm thức Bản sơ hoặc Thực tại Nhất như.

Với vai tṛ là một tự ngă, chúng ta hoạt động qua sự hiểu biết, ư chí và cấp năng lượng cho vật chất, do đó mới có tư tưởng, ham muốn và hành động.

“Phi ngă” là nhận thức của tự ngă về mọi thứ bên ngoài bản thân nó, bao gồm cả mọi biệt ngă khác cũng như tư tưởng, ham muốn và thể xác của chính chúng ta.

Mối quan hệ giữa tự ngă (tức chủ thể tri thức) và phi ngă (tức đối tượng được tri thức) chính là “tri thức”.

  Thực tại Nhất như

  tự ngă                                                                  phi ngă

 chủ thể                                                                  khách thể

 chủ thể tri thức                                                                 đối tượng tri thức

 mối quan hệ bằng tri thức

 -------------------------------------------------------------------------------------

TƯ TƯỞNG LÀ QUYỀN NĂNG, quyền năng có thực, quyền năng khách quan. Nó không phải chỉ là một điều ǵ đó chủ quan trong đầu chúng ta. Tư tưởng của chúng ta có năng lượng và có một loại thực tại vật chất khiến cho nó ảnh hưởng tới những người khác và tô điểm cho bầu hào quang trí tuệ xung quanh ta.

Chúng ta có thể học cách sử dụng quyền năng của tư tưởng để biến ḿnh thành một lực lượng tích cực trên thế giới thông qua việc trợ giúp người khác.

Chúng ta có thể sử dụng quyền năng này để phát hiện được ta thật sự là ai, nhờ vậy hoàn thành được huấn lệnh cổ truyền “Hăy tự biết ḿnh”. Chúng ta có thể sử dụng quyền năng này để phát triển điều tốt đẹp nhất trong bản chất chúng ta và nhờ vậy đạt được một cuộc sống sung măn hơn, tạo tác hơn, hạnh phúc hơn và hữu ích hơn. Quyển sách này có thể giúp chúng ta sử dụng tốt hơn năng lượng đầy sức mạnh của tư tưởng và tư duy. Chúng ta chia sẻ thế giới với mọi sinh linh khác. Chính không khí mà ta thở ra hít vào là không khí mà mọi sinh linh khác xung quanh chúng ta đều đă hít thở. Nó đă ở trong buồng phổi và ḍng máu của vô số người khác, mỗi cơ thể sử dụng không khí đều biến đổi nó bằng cách lấy đi một điều ǵ đó và thêm vào một điều nào khác. Những con thú lấy đi khí oxy và thêm vào oxyt carbon kép; cây cối đảo ngược quá tŕnh này. Và mỗi người trong chúng ta có thể thêm những loài vi sinh vật, chẳng hạn như vi rút bệnh cúm ở trong không khí mà chúng ta hít thở. Vậy là mỗi lần hít thở chúng ta lại thu vào bên trong ḿnh một điều ǵ đó mà mọi tạo vật khác đang hít thở trên hành tinh này. Khi chia sẻ cùng một loại không khí, bản thân chúng ta đang chia sẻ với những sinh linh khác.

Tuy nhiên chúng ta không chỉ sống trong môi trường vật thể, mà c̣n sống trong môi trường xúc động, trí tuệ và những môi trường khác. Chúng ta ảnh hưởng tới mọi môi trường đó, và đến lượt chúng cũng ảnh hưởng tới chúng ta sao cho chúng ta và môi trường vật thể ảnh hưởng lẫn nhau. Bầu hào quang hành tinh của chúng ta không phải chỉ bao gồm không khí thuộc vật thể, mà c̣n có các xúc động và tư tưởng nữa. Chúng ta sống trong một bầu hào quang xúc cảm và tư duy cũng chắc chắn như chúng ta đang sống trong bầu khí quyển. Vậy là toàn bộ hệ sinh thái của hành tinh chúng ta có những chiều đo vật thể, xúc động và trí tuệ.

Chúng ta có thể nghĩ rằng các môi trường phi vật thể này là những thế giới được tạo thành từ các loại vật chất tinh vi hơn vật liệu cơi trần xung quanh chúng ta mà các giác quan của chúng ta không nhận thức được – song le chúng vẫn là vật chất. Các xúc cảm và tư tưởng là những h́nh tướng trong cái loại vật chất phi vật thể đó. Cũng như ta có thể tạo ra và phá hủy các h́nh tướng trong cơi trần, cũng vậy, chúng ta có thể tạo ra và phá hủy những h́nh tướng xúc động và trí tuệ. Mọi người trong chúng ta đều liên tục biến đổi môi trường tinh vi mà ḿnh chia sẻ cũng như môi trường vật thể. Chúng ta có thể học cách uốn nắn thế giới của ḿnh một cách hữu thức và cố ư.

Tư tưởng là một quyền năng sáng tạo. Nó tạo ra những h́nh tướng có thực trong bầu hào quang tư tưởng xung quanh chúng ta vốn ảnh hưởng tới cách thức mà chúng ta và những người khác quen đáp ứng với thế giới. Như vậy việc biết cách tác động của quyền năng tư tưởng ắt giúp chúng ta hiểu được thế giới xung quanh ḿnh và t́m ra được ư nghĩa của cuộc sống. Việc hiểu biết cách thức vận hành của tư tưởng cũng giúp chúng ta nhận ra được những giới hạn hiểu biết của ḿnh và ngộ ra rằng ḿnh không nhận thức được sự vật theo đúng thực tướng của nó. Điều này có thể giúp chúng ta liên hệ với những người khác và đạt được sự tự tri.

Sự vô minh tối hậu của chúng ta ắt là chẳng biết chúng ta là ai. Các truyền thống triết học và tôn giáo trong khắp lịch sử loài người đều gọi sự hiểu biết đó là điều quan trọng nhất trên thế gian. Ngay lối vào đền thờ ở Delphi, người Hi Lạp có khắc câu châm ngôn “Hăy tự biết ḿnh”. Bộ khảo luận triết học vĩ đại của Ấn Độ, Áo nghĩa thư có dạy rằng việc hiểu biết được chân tướng của ḿnh sẽ giúp cho chúng ta biết được mọi chuyện khác mà chúng ta cần biết. Trong một Khảo luận về Con Người, Alexander Pope có nói rằng: “Mọi điều mà chúng ta biết được chính là việc chúng ta phải tự biết ḿnh”. Nếu chúng ta chẳng biết ḿnh là ai hoặc là cái ǵ th́ chúng ta không thể tự đánh giá được ḿnh hoặc làm bất cứ điều ǵ đúng đắn. Trong bài thơ Oenone, Tennyson tŕnh bày như sau:

Ḷng tự trọng, tự tri, tự chủ, chỉ ba thứ này mới mang lại quyền năng tối thượng cho cuộc sống.

Có biết chúng ta là ai (tự tri) th́ mới hiểu được giá trị của ḿnh (tự trọng) và mới biết cách sử dụng quyền năng tiềm tàng bên trong chúng ta (tự chủ) v́ ích lợi của toàn thể thế gian kể cả chính chúng ta (quyền năng tối thượng).

Làm sao chúng ta có thể tự tri được? Nếu ai đó hỏi chúng ta là ai, th́ chúng ta rất có thể trả lời bằng tên gọi của ḿnh hoặc cung cấp thông tin về nghề nghiệp, quan hệ gia đ́nh và những sự kiện bên ngoài khác nữa. Nhưng những sự kiện này chắc chắn không đi được vào cốt lơi của chúng ta. Nếu chúng ta tự hỏi ḿnh là ai th́ coi bộ cũng khó trả lời, chúng ta cũng chẳng biết ḿnh là ai nữa. Mục đích duy nhất của quyển sách này là giúp bạn đọc dùng quyền năng tư tưởng để trả lời câu hỏi quan trọng nhất “Ta là ai?”

Một phần sự thông tuệ mà chúng ta cần có để trả lời được câu hỏi này đó là phải học biết được sự khác nhau giữa tự ngă trên cương vị là chủ thể tư duy và những tư tưởng mà chúng ta tạo ra, chúng vốn có một loại sự sống của riêng ḿnh. Quyển sách này gợi ra những cách thức để ta làm chủ được tư tưởng hơn là để mặc cho chúng làm chủ ta. Nó dạy chúng ta giải phóng năng lực tư duy bằng cách học định trí và cố ư sử dụng tư tưởng v́ những cứu cánh tốt đẹp. Nó cho thấy tư tưởng có quyền năng đến mức nào khi ta áp dụng được nó để khiến cho cuộc đời được tốt đẹp hơn, sung măn hơn và măn nguyện hơn. Sự hiểu biết thực tiễn này vốn dựa vào một cách thức đặc biệt nhằm khảo sát bản chất của chính chúng ta và bản chất của thế giới xung quanh ta.

Quan điểm duy vật vốn thống trị nền khoa học thông thường của Tây phương coi tư tưởng là một phó sản của bộ óc. Quan điểm này được khắc họa trong tiêu ngữ sau đây của thế kỷ thứ 19: “Bộ óc tiết ra tư tưởng cũng như bao tử tiết ra dịch vị, gan tiết ra mật và thận tiết ra nước tiểu”. Phát biểu đó – thật là duy vật một cách thô thiển – tương phản với phát biểu của một vị lăo thành xiển dương Thông Thiên Học tức Chơn Sư Kuthumi Lal Singh: “Tư tưởng là sự vật”. Mặc dù hai phát biểu này thoạt nh́n giống nhau v́ cùng chia sẻ ư tưởng khẳng định tính vật chất của tư tưởng, nhưng hai quan điểm đó lại biệt lập với nhau trong thế giới siêu h́nh v́ Thông Thiên Học c̣n thừa nhận một chủ thể tư duy (tự ngă) vốn sản sinh ra các sự vật mà ta gọi là tư tưởng. 

Con người nghĩ sao trong tâm hồn th́ y sẽ như thế ấy

- Châm ngôn 23.7

Con người chẳng qua chỉ là một cây sậy, một sự vật yếu đuối nhất

 trong thiên nhiên, nhưng y là một cây sậy biết suy nghĩ.

- Blaise Pascal 

TỰ NGĂ TRÊN CƯƠNG VỊ LÀ CHỦ THỂ TRI THỨC (NĂNG THỨC)

Khi nghiên cứu bản chất của con người, chúng ta cần phân biệt chơn ngă (bản thể cốt lơi của chúng ta vốn là thực tướng của ta) với các “hiện thể” hoặc “hạ thể” mà chúng ta đang sử dụng. Chúng ta thường nghĩ rằng các hạ thể là chính ḿnh, nhưng chúng ta sẽ thấy rằng các hạ thể thật ra là các khía cạnh của phi ngă. Như ta có nói ở trên, có nhiều loại vật chất trên thế giới thêm vào với vật liệu thô trược của cơi trần mà chúng ta trải nghiệm được qua các giác quan; và chúng ta có các hạ thể bao gồm mỗi loại vật chất đó. Đủ thứ loại vật chất đôi khi được gọi là các “cơi” vật chất (mặc dù đó là một ẩn dụ và chúng ta không phải là các tầng lớp hai chiều đo). Đôi khi chúng được mô tả là các “trường” v́ chúng không có cái loại tính rắn chắc và tính dầy đặc làm chúng ta liên tưởng tới vật chất trên cơi trần và các hiện thể được tạo ra từ đó. Ở đây chúng ta có dính dáng tới năm loại vật chất và các hiện thể mà chúng ta đang dùng được tạo ra từ mỗi loại vật chất đó. Các hiện thể này là phi ngă mà tự ngă trải nghiệm một cách trực tiếp nhất:

1. Xác phàm là điều mà ta thường hiểu là cơ thể ḿnh.

2. Thể sinh lực (cũng gọi là “thể phách”) vốn là một đối thể tinh vi của xác phàm và có liên quan mật thiết với nó được dùng làm phương tiện cho năng lượng sự sống.

3. Thể xúc động (c̣n gọi là “thể vía”) vốn là hiện thân của ham muốn, sợ hăi và mọi xúc cảm khác.

4. Thể hạ trí cụ thể, điều mà chúng ta thường coi là tâm trí của ḿnh, tư duy của chúng ta hoạt động liên hệ mật thiết với các xúc động, sinh khí và óc phàm.

5. Thể thượng trí trừu tượng (c̣n gọi là “thể nguyên nhân”) vốn là hiện thể của chơn ngă tức chơn nhơn, nó nối liền các kiếp lập đi lập lại của ta mặc dù chúng có những thể hạ trí, thể xúc động, thể phách và xác phàm khác nhau.

Mỗi một trong các thể này được tạo ra từ một loại vật chất đặc trưng, loại sau tinh vi hơn loại trước. Mỗi loại vật chất cấu thành một “cơi” hoặc một “trường”. Thể phách, thể vía, thể hạ trí và thể thượng trí cùng nhau hợp thành điều mà đôi khi ta gọi là “hào quang” của con người. Ta đă mô tả chúng là các bầu ánh sáng bao xung quanh và lồng vào thể xác, giúp cho chúng neo đậu trên cơi trần trọng trược.

Nếu ta nghĩ về các thể này theo kiểu tâm lư học của Jung, th́ xác phàm là phương tiện của cảm giác; thể phách là phương tiện của ḍng sinh năng tức libido; thể vía là phương tiện của xúc cảm; hạ trí là phương tiện của tư duy, c̣n thượng trí là phương tiện của trực giác giúp ta tiếp xúc được vô thức tập thể.

Chúng ta đâu phải là những hạ thể này, nhưng chúng ta lại hành động, sinh hoạt, xúc cảm, suy nghĩ và trực giác thông qua chúng. “Chúng ta” tức tự ngă cốt lơi, là một đơn vị tâm thức bắt nguồn từ tâm thức bản sơ nhất như, Tự ngă Nhất như tức Thượng Đế (tiếng Hi Lạp gọi là “Ngôi Lời”), là một tia sáng chiếu sáng xuất phát từ mặt trời hoặc là một lượng tử vốn là bộ phận của năng lượng quang huy vô hạn trong vũ trụ. Trên cương vị là tự ngă cốt lơi, chúng ta hoạt động thông qua thể thượng trí để biết được, có ư chí và cấp năng lượng cho thế giới xung quanh ta; nhờ vào những hoạt động đó mà ta mới có được tư tưởng trong thể hạ trí, ham muốn trong thể vía, hành động trong thể xác và thể phách.

Chúng ta thường không coi vật liệu của tư tưởng và ham muốn là vật chất, nhưng xét theo quan điểm này th́ nó đúng là như vậy. Cái loại vật chất này tinh anh hơn và vi tế hơn vật liệu của cơi trần, nhưng chúng đều là vật chất. Chúng ta sống trong một thế giới gồm các trường lồng vào nhau: trường trọng trược, trường dĩ thái, trường xúc động, trường hạ trí và trường thượng trí. Chúng đều ở ngay đây xung quanh ta. Và mọi dạng vật chất này đều là các biến thể của một vật liệu gốc bản sơ hoặc vật chất bản sơ, cũng như chất đặc, chất lỏng và chất hơi đều là các biến thể của cùng một hạt trên cơi trần. Chúng ta không trực tiếp biết được vật liệu gốc bản sơ này cũng như chúng ta chẳng biết được tâm thức bản sơ; chúng ta chỉ biết được hai thứ đó qua biểu lộ của chúng nơi thế giới xung quanh chúng ta và nơi bản thân chúng ta.

Cũng như các vật thể được tạo ra từ vật chất thô trược của cơi trần – núi non, cây táo và con sóc – cũng vậy, những vật thể xúc động và trí tuệ được tạo ra từ vật chất xúc động và trí tuệ. Chúng ta bị bao quanh bởi môi trường xúc động và trí tuệ cũng như ta bị bao quanh bởi một môi trường vật thể. Chúng ta có một thể xúc động và một thể hạ trí giúp chúng ta xúc cảm và suy nghĩ cũng như chúng ta có một thể xác giúp chúng ta hành động. Và trong bầu hào quang xung quanh chúng ta về xúc động và trí tuệ cũng có những h́nh tướng xúc động và trí tuệ, cũng như trong môi trường vật thể xung quanh chúng ta có các h́nh tướng vật thể như núi non, cây táo và con sóc.  

Chúng ta đang dần dần phục hồi lại được . . . sự hiểu biết mà cả thế giới thời xưa đều có, đó là không thể có vật chất tách rời khỏi tâm trí hoặc tâm thức.

- Đức Cha Bede Griffith

Tuy nhiên xét về bản thể, chúng ta không phải là điều đó. Chúng ta không phải là thể hạ trí cũng như không phải là thể xác. Chúng ta là một tụ điểm tâm thức, một tự ngă vốn biết rằng ḿnh tồn tại. Nhưng việc tự ngă ra sức nhận thức bản thân cũng như một con mắt ra sức tự nh́n ḿnh. Thế mà tự ngă chính là cái tâm thức (cái xúc cảm hữu thức, cái tri giác bao giờ cũng tồn tại) khiến cho mỗi người trong chúng ta biết rằng ḿnh tồn tại.

Chúng ta chẳng bao giờ nghĩ là ḿnh không tồn tại hoặc tin là “Tôi không tồn tại”. Việc tự khẳng định “Tôi tồn tại” hiển nhiên đối với mọi lập luận. Không một bằng chứng nào có thể củng cố nó, không một sự phản chứng nào có thể làm suy yếu nó. Cả bằng chứng lẫn sự phản chứng đều dựa vào việc công nhận “Tôi tồn tại”, đây là một cảm giác tồn tại không phân tích được, và không điều ǵ khẳng định ngoại trừ việc làm nó gia tăng hoặc bớt đi. “Tôi tồn tại nhiều hơn” diễn đạt sự vui sướng, “Tôi tồn tại ít hơn” diễn tả sự đau khổ. Nhưng “Tôi tồn tại” là một sự thật vốn sẵn có.

Khi chúng ta quan sát cái hiện tượng “Tôi tồn tại” này, chúng ta thấy nó biểu hiện theo ba cách khác nhau. Một là nó biết, nghĩa là nó phản ánh nơi bản thân những sự vật ở bên ngoài ḿnh; xét theo quan điểm của biệt ngă th́ mỗi một điều ở bên ngoài ḿnh đều là phi ngă, là một điều ǵ đó khác hơn tự ngă của chủ thể tri thức. 

PHI NGĂ VỚI VAI TR̉ LÀ ĐỐI TƯỢNG TRI THỨC

Thế giới theo như ta nhận thức với năm mức độ vật chất chỉ bao gồm có hai điều: tự ngă và tất cả mọi điều khác, tự ngă và phi ngă. Nhận thức này phản ánh một nguyên lư siêu h́nh quan trọng.

Chủ nghĩa duy vật Tây phương đă chấp nhận nguyên lư theo đó vật chất thô trược trên cơi trần là thực tại căn bản của thế giới, và mọi thứ kể cả tâm thức và tư tưởng chỉ là một dạng hoặc một tác dụng thứ cấp của vật chất đó, tức là một “phó hiện tượng”. Quan điểm ở đây là khác hẳn: Thực tại căn bản có hai cực – vật chất và tâm thức, cũng giống như một thanh được từ hóa có hai cực âm và dương. Bản thân thực tại là một điều ǵ đó thứ ba không ai biết được khác với cả vật chất lẫn tâm thức, nhưng chúng là nguồn cội của hai thứ trên, và vạn hữu vốn có thể hiện hữu đều tiềm tàng trong thực tại đó. Ta có thể gọi nó là “Thực tại Nhất như”, nhưng giống như nhà hiền triết Lăo Tử của Trung hoa, chúng ta chẳng thể nói ǵ về nó: “Đạo khả đạo phi thường Đạo, Danh khả danh phi thường Danh”. Giống như tiếng nói mà Moses nghe được từ bụi rậm đang bốc cháy, nó chỉ nói với chúng ta” “Tôi hiện hữu”. V́ nó tiềm tàng nơi vạn vật cho nên chúng ta chẳng thể nói được điều ǵ khác về nó bởi v́ nói rằng nó là cái này hoặc cái kia ắt là hạn chế nó lại.

Mặc dù chúng ta không thể định nghĩa được nó, song chúng ta trải nghiệm được Thực tại Nhất như đó vừa là tâm thức vừa là vật chất. Khía cạnh tâm thức của thế giới c̣n được gọi là “phương diện sự sống”, khía cạnh vật chất của thế giới c̣n được gọi là “phương diện h́nh tướng”. Tâm thức bên trong ta là “tự ngă” cốt yếu bản thể, c̣n vật chất xung quanh kể cả năm hạ thể đều là “phi ngă”.

Mặc dù cả hai đều sẵn có trong Thực tại Nhất như, song tự ngă hữu thức nơi chúng ta là chủ thể tri thức, c̣n đối tượng tri thức là phi ngă. Mối quan hệ giữa hai cực này là tri thức. Tri thức đó cực kỳ quan trọng v́ nhờ nó chúng ta mới tiếp xúc được với các tự ngă khác, và nhờ nó chúng ta mới hiểu được chính ḿnh, biết được ḿnh là ai. Chúng ta biết được phi ngă bằng cách suy nghĩ và việc suy nghĩ cũng có thể giúp chúng ta đạt được tự tri – điều quan trọng nhất trên thế giới.

Quyền năng của tư tưởng vốn hữu dụng để chúng ta thành tựu được đủ thứ sự việc thực tiễn trần tục trong đời sống của cá nhân ḿnh. Nó có thể giúp chúng ta hạnh phúc hơn, hữu hiệu hơn, có những công việc và mối quan hệ tốt hơn, măn nguyện hơn với cuộc sống của chúng ta. Và việc sử dụng quyền năng của tư tưởng là đề tài của quyển sách này. Nhưng công dụng quan trọng nhất của quyền năng tư tưởng là giúp chúng ta phát hiện được ḿnh là ai và bằng cách nào chúng ta liên hệ được với phi ngă xung quanh ḿnh. Đó là chủ điểm cốt lơi của quyển sách này.

Chúng ta bắt đầu bằng cách phân biệt “tự ngă” với “phi ngă”. Như ta đă nêu ra rồi, phi ngă bao gồm núi non, cây táo và con sóc cũng như là năm hiện thể của chính chúng ta. Tự ngă là chủ thể tri thức và các hiện thể của chúng ta – thể xác, thể phách, thể vía, thể hạ trí và thể thượng trí – là bộ phận ngay trước mắt và mật thiết nhất của phi ngă mà chúng ta có thể dần dần biết được.

Quyền năng của tư tưởng là pháp thuật của tâm trí.

- Byron 

Tâm trí vốn tự thân nó có thể biến thiên đường thành Địa ngục

 hoặc biến địa ngục thành Thiên đường

- John Milton 

TRI THỨC

Chủ thể tri thức, đối tượng tri thức, tri thức – đó là ba khía cạnh của một quá tŕnh duy nhất mà chúng ta phải hiểu trước khi chúng ta có thể sử dụng quyền năng tư tưởng của ḿnh một cách hữu hiệu và tạo tác. Theo thuật ngữ triết học thông thường của Tây phương th́ tâm thức của chúng ta tức tự ngă là “chủ thể” vốn biết được thế giới xung quanh chúng ta, phi ngă bao gồm năm hạ thể là “đối tượng” được biết. Mối quan hệ giữa chúng là quá tŕnh tri thức. Trong quá tŕnh này, phi ngă ảnh hưởng tới tự ngă và đến lượt tự ngă lại ảnh hưởng tới phi ngă. Tri thức là một sự trao đổi hỗ tương giữa tự ngă và mọi phi ngă mà chúng ta đang biết tới. Chúng ta phải hiểu được bản chất của chủ thể tri thức tức tự ngă, bản chất của đối tượng tri thức tức phi ngă và mối quan hệ hỗ tương giữa hai thứ nêu trên. Chúng ta cũng cần hiểu được mối quan hệ đó xuất lộ như thế nào.

Khi chúng ta đă hiểu được những điều này, th́ chúng ta ắt thực hiện được một bước tiến về sự tự tri vốn là minh triết. Vậy th́ quả thật chúng ta ắt có thể trợ giúp thế gian xung quanh chúng ta, giúp đỡ cho nó và thậm chí cứu chuộc được nó nữa. Tất cả chúng ta đều tương quan với nhau trong cùng một môi trường – hồng trần, xúc động và trí tuệ - do đó bất cứ những ǵ mà chúng ta làm cũng đều trợ giúp hoặc làm hại tất cả những người khác. Cứu cánh chân thực của minh triết với động cơ thúc đẩy là bác ái chính là việc góp phần nâng cao thế giới ra khỏi sự khốn khổ để bước vào sự hiểu biết khiến cho mọi sự đau khổ đều măi măi chấm dứt. Đây là mục đích của mọi sự nghiên cứu chân chính; công dụng thỏa đáng của triết học là chấm dứt đau khổ. Minh triết là điều đưa chúng ta tới sự an b́nh. Chủ thể tri thức suy nghĩ v́ mục đích đó, chúng ta liên tục mưu t́m sự hiểu biết với mục đích đó.

 ỨNG DỤNG

1.    Phát biểu trong khung dưới đây là đúng hay sai?

Mọi phát biểu trong khung này đều là sai

Đây là một câu đố xưa cũ mà ta gọi là nghịch lư của kẻ nói dối. Một mặt nếu phát biểu đó là đúng th́ nó lại sai. Mặt khác, nếu phát biểu là sai th́ nó lại đúng. Điều ǵ tạo ra nghịch lư đó và làm cách nào giải được nó? Do đâu mà một phát biểu vốn nói về chính ḿnh lại giống như một tự ngă cố gắng nhận biết chính ḿnh?

2. Lập một danh sách những vai tṛ mà bạn thường thủ diễn trong cuộc sống chẳng hạn như nghề nghiệp, giới tính, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, t́nh trạng hôn nhân, quan hệ gia đ́nh, thú tiêu khiển, công việc phụ v.v. . . Thế rồi hăy chọn một trong những điều dường như nổi bật nhất. Bây giờ bạn hăy nhắm mắt lại và tưởng tượng rằng ḿnh không đóng vai tṛ này. Bạn cảm thấy ra sao? Cứ tưởng tượng là bạn hăy loại bỏ hết vai tṛ này đến vai tṛ khác. Vậy c̣n lại cái ǵ? Liệu bạn có thể cảm thấy “chơn ngă” đang đóng mọi vai tṛ trong cuộc sống của bạn chăng?

3. Nhắm mắt lại, thư giản vài phút, trong khi bạn bỏ mặc tư tưởng đi lang thang bất cứ nơi đâu miễn là bạn c̣n quan sát được chúng. Thế rồi bạn hăy cố ư định trí vào một điều ǵ đó: h́nh ảnh của một cái cây, khuôn mặt của một người nào đó mà bạn yêu thương, một câu trích dẫn mà bạn nhớ, một vấn đề mà bạn cần giải quyết. Bây giờ bạn hăy mở mắt ra và so sánh hai cuộc trải nghiệm. Khi tư tưởng của bạn trôi giạt th́ bạn trải nghiệm tư tưởng là sự vật ở trong thể hạ trí của ḿnh với một sinh hoạt riêng. Bạn không nghĩ ra chúng mà chúng nghĩ ra bạn. Khi bạn định trí, th́ bạn đóng vai tṛ chủ thể tư duy, tâm thức có thể kiểm soát tư tưởng. Trong hai phương cách trí tuệ này, bạn có thể cảm thấy sự khác nhau giữa chính ḿnh với vai tṛ là chủ thể tư duy và những đối tượng của tư tưởng bạn.

4. Muốn biết thêm thông tin về quan điểm của Thông Thiên Học đối với cấu tạo của con người và tâm trí, hăy tham khảo những quyển Con Người và các Hạ Thể, Bảy Nguyên khí của Con Người và Nghiên cứu về Tâm Thức của Annie Besant.

 

Tâm trí làm cho vật chất vận động.

- Virgil

Cũng giống như vậy, các h́nh tư tưởng của linh hồn

 làm che khuất h́nh tướng giống như đám mây trong không khí.

- Joseph Joubert 

Con người chẳng qua chỉ là sản phẩm của tư tưởng ḿnh;

y nghĩ sao th́ y sẽ thành ra như thế.

- Mohandas K. Gandhi


  HOME sách   TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH  thIỀN HỌC  BÀI VỞ   THƠ  ẢNH TẾT 2006 ENGLISH BOOKS MAGAZINES