|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
Những chỗ khó khăn trong
Khoa Minh Triết Thiêng Liêng gọi là THÔNG THIÊN HỌC
|
|
Những chỗ khó khăn trong
Khoa Minh Triết Thiêng Liêng gọi là THÔNG THIÊN HỌC
TẬP 8
QUẦN TIÊN HỘI VÀ SỰ CAI TRỊ THẾ GIAN
BẠCH LIÊN
QUẦN TIÊN HỘI VÀ SỰ CAI TRỊ THẾ GIAN
V.- Phải thật có
THIÊN Đ̀NH như Kinh sách xưa nay đă nói không?
Đ.- THIÊN Đ̀NH có
thật. Thiên Đ́nh cũng gọi là Quần Tiên Hội, là một đoàn thể gồm những vị
Siêu phàm thay mặt cho Đức Thái Dương Thượng Đế cai trị thế gian. Cai trị ở
đây nghĩa là điều khiển sự sanh hóa và sự tiến hóa của các loài vật trên Địa
cầu cho đúng với Cơ Trời.
NGÔI THỨ TRÊN THIÊN Đ̀NH
V.- Trên Thiên Đ́nh
có phân ngôi thứ không?
Đ.- Điều nầy luôn
luôn vẫn có, tôi xin kể cho Huynh nghe.
-I-
Trên hết và Chủ tể Quần Tiên Hội là Đức NGỌC ĐẾ, được 9
lần Điểm đạo.
-II-
Kế đó là bốn vị Phật, được 8 lần Điểm đạo. Ba vị Phật ở
Cung Thứ Nhứt gọi là Độc Giác Phật (Pratyéka Bouddha ou Pachcheka Bouddha)
và một vị Phật ở Cung Thứ Nh́ gọi là Phật Đạo Đức (Bouddha).
-III-
Tam Thanh được 7 lần Điểm đạo:
1)- Đức Bàn Cổ (Manou)
2)- Đức Bồ Tát (Bodhisatva)
3)- Đức Văn Minh Đại Đế (Maha Chohan)
-
IV-
Dưới Tam Thanh là 7 vị Đế Quân, được 6 lần Điểm đạo. Mỗi
vị coi sóc một Cung.
-V-
Dưới các vị Đế Quân là những vị A-Sơ-Ca, những vị Chơn
tiên được 5 lần Điểm đạo.
-VI-
Dưới Chơn Tiên là những vị Đệ tử được Điểm đạo từ một lần
tới bốn lần. Phật giáo gọi là Tứ Thánh.
a)
Những vị La Hán (Arhat)
được 4 lần Điểm đạo.
b)
Những vị A Na Hàm
(Anagamin) được 3 lần Điểm đạo.
c)
Những vị Tư Đà Hàm
(Sakridagamin) được 2 lần Điểm đạo.
d)
Những vị Tu Đà Hườn
(Sotapanna) được 1 lần Điểm đạo.
NHIỆM VỤ CỦA MỖI VỊ
V.- Huynh có thể nào
nói nhiệm vụ của mỗi vị chăng?
Đ.- Các Thánh kinh
đều dạy rằng: Chỉ nên nói những điều nầy cho những người thành tâm mộ Đạo mà
thôi. Nếu lọt vào tai những người chưa thông thạo Đạo Lư Thánh Hiền th́ họ
không hiểu chi hết. E có khi họ sanh ḷng bất kính, ngạo báng, khinh khi th́
họ sẽ gây quả xấu cho họ về sau. Vậy khá thận trọng. Thế nên tôi xin nói về
nhiệm vụ của các Ngài một cách kính cẩn và vắn tắt.
-
I -
ĐỨC NGỌC ĐẾ
Trên mỗi bầu Hành tinh có ba vị Thánh đế thay mặt cho Đức
Thái Dương Thượng Đế, để cai trị và điều khiển một cách tuyệt đối sự sanh
hóa của các loài vật trên đó, mỗi vị trong một kỳ gian.
Tại cơi Trần, người ta gọi các Ngài là ba vị NGỌC ĐẾ.
Đức Ngọc Đế hiện kim là Đức Ngọc Đế thứ ba. Hai vị trước
đă măn nhiệm kỳ lâu lắm rồi. 16 triệu rưởi năm trước, lúc Giống dân thứ Ba
phân chia nam nữ th́ Ngài từ Kim Tinh xuống với những vị khác:
a)
Ba vị Độc Giác Phật, đệ
tử của Ngài.
b)
Lối 25 vị Đại Thánh đủ
các cấp bực, và
c)
105 thường dân ở Kim
Tinh mà Ngài cho đầu thai chung lộn với nhân loại trên Địa cầu.
Ngài qua Địa cầu với ba mục đích.
Một là: Cầm quyền cai trị và điều khiển sự tiến hóa của
các loài vật trên Địa cầu trong giai đoạn thứ ba.
Hai là: Lập
Quần Tiên Hội.
Ba là: Thúc
đầy sự phát triển trí tuệ.
Ngài đem
theo nhiều thứ cây cỏ trong đó có lúa ḿ và hai loài: ong và kiến.
Mật ong và
lúa ḿ là hai món thực phẩm bổ dưỡng nhứt, c̣n ong và kiến giúp cho cây cối
kết trái mau lẹ. Ngày nay các nhà bác học chưa truy ra được v́ nguyên nhân
nào mà đời sống tập thể của loài ong và kiến lại không giống các loài thú
khác trên Địa cầu.
TÁC CỦA NGÀI
Tác của
Ngài bằng một vị thanh niên mười sáu xuân xanh, do phép thần thông hóa ra.
Đă mười sáu triệu rưởi năm rồi, không dùng một món chi mà vẫn không già,
không cỗi. Thật là vóc ngọc ḿnh vàng, trường sanh bất tử.
Kinh sách
cổ Ấn Độ xưng tụng Ngài là Sanat Koumara (Sa Na Cu Ma Ra). Sanat là một tên
của Đức Thượng Đế Brahma, c̣n Koumara có hai nghĩa: một là thanh niên, hai
là Vương đế.
Người ta
gọi Ngài và ba vị Độc Giác Phật là bốn vị Hồng Quân (Les 4 Seigneure de la
Flame, Les Enfants du brouillard de Feu, Les Fils du Feu). Các Ngài là những
vị Thiên Tôn Manasaputras (Ma Na Sa Pu Tra) giúp cho con người mở mang trí
tuệ.
THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
V.-
Các vị Đại Thánh ở Kim Tinh mở
mang trí tuệ con người cách nào?
Đ.-
Các Ngài chiếu hào quang vào
con người, nhờ từ điển của các Ngài mà tia sáng thiêng liêng trong ḿnh con
người bừng chói sáng rỡ trong chớp nhoáng không khác nào ánh sáng mặt trời
làm cho cái bông đang búp nở ra vậy.
Nhờ các
Ngài mà trí tuệ của con người phát triển trước một Cuộc Tuần Hườn, bởi v́
trong Cuộc Tuần Hườn thứ Tư nầy, đúng phép là con người mới mở mang cái Vía
tức t́nh cảm. Qua Cuộc Tuần Hườn sau tức là Cuộc Tuần Hườn thứ Năm th́ cái
Trí con người mới hoạt động mạnh mẽ. Cuộc Tuần Hườn thứ Năm mới là Cuộc Tuần
Hườn của Trí tuệ (Ronde Mentale).
Cả triệu
con thú cũng nhờ các Ngài giúp đỡ theo cách đó mà có Thượng trí, được đi đầu
thai làm người, trước khi "cánh cửa thiên nhiên đóng lại giữa con người và
thú vật".
(Xin xem bảng Nhơn vật Dăy
Nguyệt Tinh)
QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC NGỌC ĐẾ
Tâm của
Ngài thông suốt từ cơi Tối Đại Niết Bàn cho tới cơi Trần. Hào quang của Ngài
bao trùm quả Địa cầu cho nên không có một con kiến nào chết mà Ngài không
hay, hoặc là một sự vật bất công nào xảy ra ở bất cứ nơi nào mà Ngài không
biết, bởi v́ tại Trái đất nầy, Ngài vốn toàn năng, toàn giác, toàn thiện, vô
sở bất tại.
Ngài dùng
được tất cả những trạng thái siêu việt của Fohat, thần lực của Thái Dương
Thượng Đế và luôn những thần lực của Vũ trụ ở ngoài địa cầu.
Thường
thường th́ Ngài lo lắng cho sự tiến hóa chung của Nhân loại, nhưng khi Ngài
để ư đến một người nào th́ Ngài giúp ngay Atma, tức là Chơn thần của người
ấy, nhờ vậy y tiến tới một cách mau lẹ.
Duy có một ḿnh Ngài được phép Điểm đạo mà thôi. Không
có sự ưng thuận của Ngài th́ không một ai được vào Quần Tiên Hội. Luôn luôn
trong hai kỳ Điểm đạo đầu tiên: lần thứ nhứt và lần thứ nh́. Ngài nhờ Đức Bồ
Tát [[1]]
nhân danh Ngài mà Điểm đạo. Qua kỳ Điểm đạo lần thứ Ba, lần thứ Tư th́ Ngài
Điểm đạo, hoặc là Ngài giao cho một vị Độc Giác Phật nhân danh Ngài.
Có những vị
La Hán nói rằng: Ngài oai nghi lẫm liệt cho đến đỗi các vị ấy qú trước mặt
Ngài, nắm nắm, nóp nóp, chẳng dám ngó lên, có khi phải lấy tay bụm mắt v́
chịu không nổi cái nh́n của Ngài và hào quang rực rỡ của Ngài.
Chỉ có một
ḿnh Ngài xử dụng cây PHÁP LỊNH mà thôi.
CÂY PHÁP LỊNH
Cây Pháp
Lịnh tượng trưng uy quyền tối thượng của Đức Ngọc Đế. Nó h́nh tṛn dài lối
sáu tấc, bề trực kính năm phân, hai đầu gắn hai hột xoàn tṛn, lớn và đầu
nhọn. Nó làm bằng một thứ kim khí tương tợ như vàng gọi là Oricalcum, mà
ngày nay thứ đó không c̣n trên mặt Địa cầu nữa. Luôn luôn có một thứ lửa
chói sáng ngời và trong vắt bao bọc nó.
Đức Hành
Tinh Thượng Đế (Logos Planétaire) truyền thần lực của Ngài vô cây Pháp Lịnh
nầy, khi mà lần đầu tiên Ngài cho Linh hồn của nhơn vật xuống đầu thai ở Dăy
Địa Cầu nầy.
Cây Pháp
Lịnh là một trung tâm để thâu nhận thần lực của Ngài. Nó là chỗ Ngài tập
trung tư tưởng. Người ta đem nó từ Bầu Hành Tinh nầy sang Bầu Hành Tinh kia,
tùy theo Đức Hành Tinh Thượng Đế chủ ư đến Bầu Hành Tinh nào, bởi v́ chốn đó
là trường tiến hóa của các loài vật. Không rơ cây Pháp Lịnh nầy khi qua ở
những Bầu Hành Tinh vô h́nh th́ bằng cách nào? Chẳng ai biết được.
Ngoài những
việc trên đây, cũng chẳng rơ ngày thường nó dùng để làm ǵ, chỉ nghe nói
rằng: Khi nó bỏ Bầu Hành Tinh nào rồi th́ sự hoạt động của Bầu Hành Tinh đó
đă chấm dứt. Sanh khí đă mất hết chín phần mười, chỉ c̣n một phần mười đủ
dùng cho nhơn vật theo đường tiến hóa của
Nội Cảnh Tuần Hườn. Thế nên cây
Pháp Lịnh nầy liên quan đến sự sanh tồn của các loài vật trên mỗi Bầu Hành
Tinh.
Ngày thường
nó chỉ ở tại Thiên Cung SAMBALLA (Sam Ba La) và dường như nó có hai trường
hợp được đem ra ngoài: Một lần là lúc lễ Điểm Đạo, một lần nữa trong lúc lễ
Vía Phật Thích Ca. Trong lúc làm lễ, duy có một ḿnh Đức Bồ Tát được phép
cầm nó mà thôi.
THIÊN CUNG
Thiên Cung
ở tại Bồng Lai đảo (Île Blanche) – thuở xưa là một hải đảo ở chính giữa biển
Qua Bích (Mer de Gobi) dẫy đầy kỳ hoa dị thảo, phong cảnh u nhàn, tại Địa
cầu không có chốn nào sánh kịp. Mười sáu triệu rưởi năm trước, ấy là món quà
của Trái đất kính cẩn dâng lên cho vị Thánh Đế của ḿnh.
Bồng Lai
đảo tức là Bồng Lai trong các truyện Thần tiên của Trung Hoa đă miêu tả. Sau
những cuộc tang thương, Đại hải Qua Bích biến thành sa mạc, nhưng không chút
chi hề hấn. Bây giờ nó là một ốc đảo, gọi là Sam Ba La (Samballa) và không
khác nào là trái tim của quả Địa cầu. Những luồng trược khí đều gom lại đó,
rồi mới biến đổi ra thanh khí để nuôi dưỡng các loài như cũ, không nghỉ
không ngừng.
V.-
Những người du mục, những
người thám hiểm đến sa mạc Qua Bích (Désert de Gobi) có được gặp Thiên Cung
chăng ?
Đ.-
Phải được từ ba lần Điểm đạo
trở lên và có lịnh vời mới tới đó được. Chứ người thường, ḷng c̣n tràn trề
dục vọng, che mất thiên lương th́ dầu có tới sa mạc Qua Bích và thám hiểm
liên tiếp trong ṿng 10 ngàn năm đi nữa, chớ đừng nói 9, 10 năm, cũng không
mong lại gần được Thiên Cung, nói chi là thấy nó bởi v́ họ bị các Thiên thần
án mắt.
HỘI QUẦN TIÊN
Bảy năm một
lần, Đức Ngọc Đế cho vời các Tiên Thánh trên Địa cầu, có khi vài vị La Hán
được mời tới Thiên Cung dự một cuộc lễ, dưới quyền chủ tọa của Ngài.
Cuộc lễ nầy
lớn hơn và quan trọng hơn lễ Huê Sắc (Vésak) (Lễ Vía Phật Thích Ca) và có
một đặc tánh khác hơn.
Người
thường không rơ mục đích của cuộc lễ nầy, nhưng người ta có thể ước đoán
rằng dầu sao cũng có sự xem xét những việc xảy ra trên cơi Trần và những
điều của Quần Tiên Hội đă thực hiện trong thời gian đó.
Cuộc hội
hiệp nầy cũng là một dịp để cho Tiên Thánh tiếp xúc với vị Chúa Tể của ḿnh,
bởi v́ ngày thường Ngài chỉ tiếp kiến những vị Chủ Tể của các Cung như Đức
Phật, Đức Bồ Tát, Đức Bàn Cổ, Đức Văn Minh Đại Đế và các vị Đế Quân mà thôi;
ngoại trừ khi cần thiết, Ngài mới cho vời đương sự đến trước mặt Ngài. Có lẽ
vịn theo đây mà truyện Tàu đặt ra Hội Bàn Đào, Tây Vương Mẫu mời các Thần
Tiên đến dự gọi là Quần Tiên Đại Hội.
NHIỆM VỤ CỦA NGÀI RẤT QUAN TRỌNG
Nhiệm vụ
của Đức Ngọc Đế thứ Ba quan trọng hơn nhiệm vụ của hai vị trước.
Ngài phải
điều khiển sự tiến hóa của nhơn vật cho đến mức độ của Cơ Trời đă định sẵn
cho họ tại Bầu Trái Đất nầy trước khi chấm dứt mọi hoạt động. Khi Giống dân
thứ Bảy đă tàn, xong nhiệm vụ rồi, th́ Ngài đem cả ngàn triệu Linh hồn trao
cho Đức Bàn Cổ Mầm Giống (Manou Semence) săn sóc và chịu trách nhiệm trong
khi họ nghỉ ngơi ở cơi Niết Bàn. Đúng ngày giờ th́ Đức Bàn Cổ Mầm Giống sẽ
giao họ lại cho Đức Bàn Cổ Cội Rễ (Manou Racine). Đấng Chí Tôn nầy mới đem
họ qua Bầu Hành Tinh thứ Năm là Bầu Thủy Tinh, cho họ đầu thai đặng tiếp tục
sự tiến hóa của họ ở trên đó.
VỊ
PHỔ TỊNH ĐẠI ĐẾ
(Le Veilleur Silencieux)
Khi hoàn
thành nhiệm vụ cao cả nầy rồi th́ Đức Ngọc Đế về cơi khác. Ngài qua một kỳ
Điểm đạo nữa là lần thứ Mười. Ngài sẽ thành một vị Phổ Tịnh Đại Đế (Veilleur
Silencieux) thế cho Đức Phổ Tịnh Đại Đế hiện kim.
Ngài sẽ lănh trách nhiệm canh chừng nhơn loại trọn một
thời gian bằng một
Cuộc Tuần Hườn trên bảy Bầu Hành Tinh.
Bảy Bầu đó
là :
-
ba Bầu c̣n lại
của Cuộc Tuần Hườn thứ Tư, và
-
bốn Bầu của
Cuộc Tuần Hườn thứ Năm.
Ba
Bầu c̣n lại của Cuộc Tuần Hườn thứ Tư là Bầu thứ Năm E (Thủy Tinh –
Mercure), Bầu thứ Sáu F và Bầu thứ Bảy G.
Bốn Bầu của
Cuộc Tuần Hườn thứ Năm là: Bầu thứ Nhứt A, Bầu thứ Nh́ B, Bầu thứ Ba C (Hỏa
Tinh - Mars), Bầu thứ Tư D (Địa cầu chúng ta). Đây có nghĩa là: Nhơn loại
phải qua ba Bầu chót nữa mới hết Cuộc Tuần Hườn thứ Tư. Rồi qua Cuộc Tuần
Hườn thứ Năm, nhơn loại phải trở lại Bầu thứ Nhứt A, Bầu thứ Nh́ B, Bầu thứ
Ba C (Hỏa Tinh), Bầu thứ Tư D (Địa cầu chúng ta).
Tới chừng
nhơn loại rời Địa cầu một lần nữa, Ngài mới giao nhiệm vụ kỳ lạ và nặng nề
nầy cho một vị khác lên thay thế cho Ngài.
Hiện giờ
Đức đương kim Phổ Tịnh Đại Đế chưa măn nhiệm kỳ.
-
II-
A.- BA VỊ ĐỘC GIÁC PHẬT
(Pratyéka
Bouddha)
Kinh sách
Ấn Độ gọi ba Ngài là :
1)
Sanandana,
2) Sanaka,
3) Sanatana.
Ba Ngài sẽ
thay phiên nhau lănh nhiệm vụ NGỌC ĐẾ đặng điều khiển sự tiến hóa trên Bầu
Thủy Tinh khi nhơn loại qua đó.
Thân thể
của ba Ngài cũng do thần thông hóa ra, muôn kiếp ngàn đời không hề hư hoại.
Hiện giờ các ngài ở tại Thiên Cung với Đức Ngọc Đế.
Pratyéka
Bouddha dịch là Độc Giác Phật, tôi e không đúng, bởi v́ trong chữ Độc Giác
có ẩn nghĩa ích kỷ. Pháp dịch là Bouddhas Egoistes, Bouddhas Solitaires. Có
lẽ tại người ta cho rằng những vị Độc Giác Phật chỉ lo khai sáng cho ḿnh mà
thôi, chớ không độ ai cả. Điều này không đúng với sự thật, người ta lầm vậy.
Chúng ta
nên hiểu rằng: Các vị Pratyéka Bouddha thuộc về Cung thứ Nhứt, là Cung Hành
chánh, Cung Uy quyền, chớ không phải lo cho các Tôn giáo phát triển.
Hơn nữa,
các vị Độc Giác Phật ở Kim Tinh, thuộc Hệ thống Tiến hóa không giống Hệ
thống tiến hóa của chúng ta, mà trong nhơn loại cũng chưa có vị nào tu hành
tới bực Độc Giác Phật cả.
Nhưng có
một điều chắc chắn là từ ngày mới học Đạo cho tới lúc làm một vị Phật, các
Ngài đă độ đời rất nhiều, mặc dù nhơn vật đó không phải là ṇi giống của
chúng ta. Các Ngài đă trải qua nhiều cấp bực Điểm đạo từ một lần lên tới tám
lần vậy.
Trong Thái
dương hệ, luật Trời chỉ có một. Nếu tu hành mà ích kỷ th́ không thể nào
thành Chánh quả đâu.
B.- PHẬT ĐẠO ĐỨC
Danh từ
Bouddha dịch là Phật, có hai nghĩa :
Một là:
Giác - Sáng suốt.
Hai là: Địa
vị của Đấng Chí Tôn được 8 lần Điểm đạo, cai quản Cung thứ Nh́ ở mấy cơi
cao.
Nếu nói:
Phật chỉ là Giác mà thôi th́ chưa đủ.
BẢY VỊ PHẬT ĐẠO ĐỨC
Trên mỗi
Hành Tinh có bảy Giống dân Chánh, tuần tự sanh ra th́ phải có bảy vị Phật
Đạo Đức, mỗi Giống dân có một vị để điều khiển công việc của Cung thứ Nh́ ở
mấy cơi cao.
Ba vị Phật
của ba Giống dân trước đă điêu tàn rồi là:
1)
Đức Padmatara,
2)
Đức Siki và
3) Đức Kasyapa (Ca Diếp).
Ba Ngài ở
Kim Tinh qua giúp Dăy Địa cầu.
ĐỨC PHẬT THỨ TƯ
Đức Phật
thứ Tư là Đấng Chí Tôn mà người ta gọi là Đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài là Đức
Phật của Giống dân thứ Tư, là Giống Át-Lăn (Atlantes). Ngài cũng là người
thứ nhứt của nhơn loại đắc quả Phật mới 2.500 năm nay.
Trước khi
thành Phật, Ngài đă ở ngôi Bồ Tát và đă giáng phàm nhiều lần. Người ta biết
được vài kiếp quá khứ của Ngài như sau đây:
1)- VYASA
bên Ấn Độ, lập Ấn Độ giáo.
2)- HERMÈS
bên Ai Cập, lập ra Tôn giáo Quang Minh.
3)-
ZOROASTRE, vị đầu tiên của 29 vị Zoroastres, lập ra Đạo thờ Lửa, gọi là Hỏa
Thần giáo hay Bái Hỏa giáo.
4)- ORPHÉE,
ở Hi Lạp, dùng Âm nhạc và Thi ca đặng giáo hóa, c̣n nhiều kiếp nữa chưa tri
ra.
V̀
SAO CÓ PHẬT RA ĐỜI ?
Khi có một
Giống dân nào đó gần tàn rồi th́ Đức Bồ Tát của Giống dân đó giao quyền
Chưởng giáo cho Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Nh́ lên kế vị cho Ngài. C̣n
Ngài th́ qua cơi khác và qua một lần Điểm đạo nữa; lần nầy là lần thứ tám và
làm một vị Phật Đạo Đức.
Thành Phật
rồi th́ Ngài lâm phàm lần chót đặng dạy Đạo. Xong rồi th́ Ngài trở về Thiên
Đ́nh lănh nhiệm vụ Chủ Tể Cung thứ Nh́ . . . Từ đó Ngài không c̣n dính dấp
tới trần ai nữa.
Kiếp chót,
Đấng Chí Tôn mà ta gọi là Đức NHƯ LAI mượn xác Thái tử Sĩ Đạt Ta, con vua
Tịnh Phạn (Shudodana) bên Ấn Độ.
Trước khi
giáng phàm, Ngài sắp đặt thế nào cho những vị Đệ tử của Ngài mấy kiếp trước,
đi đầu thai hoặc một lượt với Thái tử hoặc trước hay là sau một vài năm,
đặng khi Ngài ra thuyết pháp th́ mấy vị ấy trở về với Ngài liền.
Nhờ Từ điện
và Thần lực của Ngài mà nhiều vị Đệ tử lớn (người ta nói có tới cả ngàn) đắc
quả La Hán và nhiều vị Đệ tử nhỏ đắc quả Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm và A Na Hàm.
SỰ
HI SANH CỦA ĐỨC THÍCH CA
Kinh sách
Phật đều có nói đến sự hi sanh của Đức Thích Ca, như là: ĺa ngai vàng điện
ngọc, bỏ cung phi mỹ nữ vào rừng sâu tu luyện đặng sau ra độ thế. Ngoài Quần
Tiên Hội th́ không một ai biết được Thái tử tu hành cách nào trong rừng sâu
của Hi Mă Lạp Sơn, trong sáu năm. Chẳng phải Ngài nhờ tham thiền và tri ra
thuyết Thập Nhị Nhơn Duyên mà thành Phật đâu. Đâu có dễ dàng như thế đó.
(Xin xem Những chuyện Thần quyền và
Thần bí trong đạo Phật của tôi).
Lấy một
việc trước mắt mà nói: Đức Di Lạc Bồ Tát hay là Đức Mết-trai-da (Maîtreya),
đă 2.500 năm rồi mà vẫn ở ngôi Bồ Tát, chớ chưa đắc quả Phật. Vậy th́ sự hi
sanh của Đức Thế Tôn là như thế nào?
Cả chục
triệu năm trước, những nhiệm vụ cao cả trong Quần Tiên Hội như Phật, Bồ Tát,
Bàn Cổ đều do những Đấng Chí Tôn thuộc Hệ thống tiến hóa khác ở Kim Tinh qua
đảm nhiệm.
Khi đúng
ngày giờ mà nhơn loại phải sản xuất những vị Phật để giáo hóa chúng sanh th́
chưa có một vị nào tiến hóa tới bực đó để lănh trách nhiệm nặng nề của Cung
thứ Nh́.
Thuở ấy có
hai vị Đại tiên đồng bực tiến hóa với nhau:
-
Một vị là Đấng
Chí Tôn mà ḿnh gọi là Đức Như Lai.
-
Một vị nữa là
Đấng Chí Tôn mà ḿnh gọi là Đức Di Lặc.
Đức Như Lai
t́nh nguyện xuống trần trước. Trong mỗi kiếp Ngài cố gắng luyện tập cho có
một vài Đại hạnh theo luật Trời đă qui định. Ngài đầu thai từ kiếp nầy qua
kiếp kia liền liền, không hề nghỉ ngơi như người thường, sau khi bỏ xác
phàm. Không biết Ngài đầu thai tất cả bao nhiêu kiếp. Túc Sanh Truyện thuật
550 kiếp của Ngài, đó là nói bóng dáng về sự tiến hóa của h́nh dạng và sự
tiến hóa của Tâm linh, chớ không phải thật là những kiếp của Ngài đâu. Tuy
nhiên có một điều, ta có thể quả quyết được là: Ngài chịu muôn vàn khổ hạnh
mới chặt đứt được những chướng ngại dựng nên trong khi Ngài bước lần lên
ngưỡng cửa của cơi Đại Niết Bàn. Ngài đă đạt được mục đích. Ngài đă làm một
vị Phật của Giống dân thứ Tư. Đó mới thật là: SỰ HI SANH
cao cả của Ngài.
TRƯỜNG HỢP CỦA ĐỨC THÍCH CA
KHÁC HẲN VỚI CÁC VỊ PHẬT ĐỜI TRƯỚC
Có một điều
tưởng người học Đạo nên biết là: Trường hợp của Đức Như Lai khác hẳn với chư
Phật đời quá khứ, có lẽ chư Phật đời vị lai nữa.
Theo lẽ
thường th́ tất cả mọi công việc của một vị Phật đều toàn thiện và một khi đă
thành Phật rồi th́ không trở xuống trần gian nữa, nhưng về trường hợp của
Đức Thích Ca th́ lại khác. Chẳng rơ nguyên nhân nào mà Ngài không đủ ngày
giờ để hoàn thành vài điểm trong công việc quá năng nhọc của Ngài. Có lẽ tại
những sự cố gắng trong nhiều thế kỷ vừa qua, lúc Ngài tu luyện để xứng đáng
với nhiệm vụ cao cả sau nầy, chớ không phải là sự thất bại.
Thế nên
Ngài tự nguyện để dính dấp một chút với cơi Trần đặng khi Đức Bồ Tát có việc
cấp bách cầu khẩn th́ Ngài xuống đặng chỉ bảo và giúp đỡ. Mỗi năm đúng ngày
lễ Huê Sắc (Vesak) th́ ngài giáng phàm một lần đặng ban ân huệ cho chúng
sanh.
LỄ
HUÊ SẮC LÀ LỄ CHI ?
Theo Kinh
sách Phật phái Nam Tôn hay là Tiểu Thừa th́:
1)- Đức Bồ
Tát giáng sanh vào ngày trăng tṛn tháng Huê Sắc (Vesak) bên Ấn Độ. Tháng
nầy đối chiếu với tháng Năm dương lịch (Mois de Mai) và tháng Tư âm lịch
(nếu năm trước nhuần th́ là tháng Ba năm sau).
2)- Ba mươi
lăm năm sau (29 tuổi xuất gia, 6 năm tu luyện), Ngài đắc quả Phật cũng nhằm
ngày trăng tṛn tháng Huê Sắc (Vesak).
3)- Sau 45
năm truyền Đạo, Ngài bỏ xác phàm và nhập vô cơi Đại Niết Bàn cũng nhằm ngày
trăng tṛn tháng Huê Sắc (Vesak).
Thế nên tới
ngày trăng tṛn tháng Huê Sắc th́ tín đồ Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Nam
Tôn, nhứt là tại Tích Lan làm một lễ rất lớn để kỷ niệm Ba Điều tối quan
trọng trong đời sống tại thế của Đức Thích Ca Mâu Ni. Ấy là :
1)- Ngày
Đức Bồ Tát giáng sanh.
2)- Ngày
Đức Bồ Tát chứng quả Phật.
3)- Ngày
Đức Phật bỏ cơi Trần.
Các bạn nào
có đọc Tạp chí Phật giáo ‘La Pensée Bouddhique’ đều thấy mỗi năm các hàng
Phật tử Âu châu đều có tổ chức lễ Huê Sắc, thường thường là tại Ba Lê vào
ngày trăng tṛn tháng Năm dương lịch. Nhưng tôi xin nhấn mạnh rằng: GIỜ
TRĂNG TR̉N MỚI ĐÚNG.
Đúng giờ
trăng tṛn th́ Đức Phật hiện ra.
ÂN
HUỆ CỦA ĐỨC PHẬT BAN LÀ CÁI CHI ?
Trên hai
cơi: Tối Đại Niết Bàn và Đại Niết Bàn có những thần lực sức mạnh phi thường
và rung động hết sức mau lẹ, trí con người không tưởng tượng nổi, v́ chúng
vượt qua tầm hiểu biết của chúng ta xa lắm, không biết ngần nào mà kể.
Nếu chúng
đi ngang qua ḿnh chúng ta th́ chúng ta không cảm biết và cũng không rơ
chúng từ đâu đến, mặc dầu chúng ta tiến hóa tới bực nào.
Nhưng tu
hành tới bực Phật th́ thần thông rộng lớn, đạo pháp cao cường; Ngài có quyền
năng biến đổi nó ra vừa sức với nhơn loại rồi đem xuống cơi Trần, rồi ban
rải cho chúng ta. Thần lực nầy không khác nào nước, khi gặp những vận hà th́
nó chảy đi, nó thêm sức lực cho chúng ta, làm cho tâm hồn chúng ta thơ thới
và yên tịnh trong một thời gian. Tôi xin lấy một thí dụ cụ thể để so sánh
mới dễ hiểu.
Thần lực ở
hai cơi: Tối Đại Niết Bàn và Niết Bàn giống như một luồng điện cả tỷ tỷ
volts. Một luồng điện mạnh như thế mà vô ḿnh ta th́ thân thể ta sẽ tan ra
tro bụi tức tốc. Nhưng phép thần thông của Đức Phật là một cái máy biến
điện, nó biến đổi luồng điện nầy ra một thứ điện không yếu quá mà cũng không
mạnh quá, nó chỉ vừa sức con người. Khi nó vô ḿnh ta th́ nó không phá hại
cơ thể mà lại c̣n thêm sức cho các tế bào, làm cho chúng vui vẻ, phấn chấn
và hăng hái làm những việc lành.
LỂ
A-SA-LA HAY LÀ LỄ CHUYỂN PHÁP LUÂN
Ngoài cuộc
lễ Huê Sắc, c̣n một cuộc lễ khác nữa mà ít ai nghe nói tới, bởi v́ nó cử
hành tại Cung của Đức Di Lặc và không có tánh cách công khai. Đây cũng là
dịp để cho nhơn viên trong Quần Tiên Hội, chánh thức gặp gỡ nhau mỗi năm một
lần nữa.
Lễ nầy là
lễ A-Sa-La (Asala), chạy nhằm GIỜ TRĂNG TR̉N của tháng A Sa La, nhằm tháng
Bảy dương lịch (Juillet). Đức Bồ Tát giảng về Tứ Diệu Đế và Đạo Bát Chánh
cho Tiên Thánh và các Đệ tử nghe, để kỷ niệm ngày Phật thuyết pháp lần đầu
tiên, gọi là Chuyển Pháp Luân tại Sarnath (Sạt-Na) gần Bê-Na-Rết (Bénarès).
Quí bạn
muốn rơ nhiều về hai lễ nầy, xin đọc đoạn ‘La Sagesse dans Les Triangles’
(Đức Minh Triết trong Tam Giác), trong quyển ‘Chơn Sư và Thánh Đạo’ (Les
Maîtres et le Sentier) của Đức Leadbeater.
BA
ĐỨC PHẬT VỊ LAI CỦA BA GIỐNG DÂN CHÁNH:
GIỐNG DÂN THỨ NĂM – GIỐNG DÂN THỨ SÁU
VÀ
GIỐNG DÂN THỨ BẢY.
-
Đức Phật của
Giống dân thứ Năm là Đức Bồ Tát Di Lặc (Seigneur Maîtreya).
-
Đức Phật của
Giống dân thứ Sáu là Đức Đế Quân KOUTHOUMI.
-
Đức Phật của
Giống dân thứ Bảy là Đức . . .
-
TAM THANH
CÁC VỊ BÀN CỔ (MANOUS)
Manou, dịch
là Bàn Cổ, là một danh từ thuộc về chủng loại, để chỉ định những Đấng Cao Cả,
cầm quyền chỉ huy. Các Ngài chia ra nhiều cấp bực, tùy theo nhiệm vụ. Các
Ngài giống những vị Vương Đế được quyền tự do định đoạt. Các Ngài thuộc về
Cung thứ Nhứt, Cung Hành Chánh, cho nên điều khiển sự tiến hóa của thiên
nhiên. Các Ngài sửa đổi cục diện của thế giới, xây dựng và tàn phá lục địa,
sanh hóa những Giống dân mới, kiểm soát vận mạng của các quốc gia, quyết
định số phận của các nền văn minh và thỉnh thoảng xem xét sự hành động của
các giống dân tộc, đặng sửa cán cân của thế giới cho thăng bằng.
1.- ĐỨC BÀN CỔ TRONG HÀNG TAM THANH
Đức Bàn Cổ trong hàng Tam Thanh, hiện giờ là Đấng Cao Cả,
trông nom sự sanh hóa và sự tiến hóa của Giống dân Chánh thứ Năm. Người ta
gọi Ngài là VAIVASVATA MANOU. Ngài c̣n giữ xác phàm và ở tại Hi Mă Lạp Sơn
gần Đức Di Lặc.
Người ta thường hỏi: Tại sao khi
sanh hóa một Giống dân th́ Đức Bàn Cổ phải
xuống phàm đầu thai? Tôi xin trả lời liền: Luật Hi Sanh và Luật Di Truyền
luôn luôn hành động theo thiên nhiên, các loài vật đều phải tuân theo từ đời
nầy qua đời kia, từ Thái dương hệ nầy tới Thái dương hệ nọ, vô cùng vô tận,
chớ không phải riêng ǵ các giống dân mà thôi đâu.
V.- Đức Bàn Cổ của
Giống dân thứ Tư c̣n hay chăng?
Đ.- Đức Bàn Cổ của
Giống dân thứ Tư vốn ở Kim Tinh xuống. Hiện giờ Ngài c̣n giữ xác phàm người
Trung Hoa ở tại Trung quốc. Người ta gọi Ngài là Đức CHAKSHUSKA MANOU.
NHỮNG CẤP BỰC BÀN CỔ
Chúng ta biết rằng Đức Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta
điều khiển sự sanh hóa và sự tiến hóa của Hệ Thống Địa Cầu chúng ta gồm bảy
Dăy Hành Tinh. Dưới quyền Ngài có những vị Bàn Cổ thuộc về nhiều cấp bực
khác nhau. Xin kể về bốn cấp bực biết như sau đây:
1)- Cấp bực thứ Nhứt:
Đức Bàn Cổ coi sóc sự sanh hóa một Dăy Hành Tinh (Manou d’une Chaîne
Planétaire). Tất cả có bảy vị. Mỗi vị lo một Dăy Hành Tinh.
2)- Cấp bực thứ Nh́:
Đức Bàn Cổ coi sự sanh hóa trong một Cuộc Tuần Hườn (Manou d’une Ronde). Tất
cả có 49 vị. Mỗi vị lo cho một Cuộc Tuần Hườn.
3)- Cấp bực thứ Ba:
Đức Bàn Cổ coi sóc sự sanh hóa các Giống dân trên một Bầu Hành Tinh (Manou
d’un globe). Mỗi Cuộc Tuần Hườn có bảy vị.
4)- Cấp bực thứ Tư:
Đức Bàn Cổ coi sóc sự sanh hóa một Giống dân Chánh (Manou d’une Race Mère).
Trên mỗi Bầu Hành Tinh có bảy vị. Lẽ tất nhiên cấp bực trên điều khiển và
phân phát công việc cho cấp dưới. Mỗi vị Bàn Cổ đều có nhiều vị Phụ tá, toàn
là những Đấng Cao Cả. Tất cả đều lo phận sự ḿnh cho đúng với Thiên Cơ.
SỰ THAY ĐỔI NGÔI VỊ
V.- Có phải là Đức
Bàn Cổ của một Giống dân sau lên làm Bàn Cổ coi sóc sự sanh hóa trọn một
Cuộc Tuần Hườn không?
Đ.- Không. Ngài c̣n
phải trải qua nhiều cấp bực tức là phải tu hành thêm càng ngày càng lên cao.
Trước hết Ngài phải làm:
a)- Một vị Độc Giác Phật,
b)- Một vị Ngọc Đế,
c)- Một vị Phổ Tịnh Đại Đế.
Rồi phải trải qua những cấp bực mới kể ra trước đây.
Không biết giữa hai cấp bực lớn có những cấp bực nhỏ không. Chỉ thấy nói một
cách tổng quát mà thôi. Chúng ta không quan niệm nổi công việc của các Ngài.
2.- ĐỨC BỒ TÁT
(LE BODHISATVA, JAGAT GOUROU,
CHRIST, INSTRUCTEUR DU MONDE)
Mỗi Giống
dân Chánh đều phải có một vị Bồ Tát, mặc dầu tŕnh độ tiến hóa của nó thấp
thỏi đến đâu.
Đức Bồ Tát
Chưởng quản Cung thứ Nh́
ở mấy
cơi dưới. Ngài là Đức Chưởng Giáo cầm quyền dạy dỗ các hạng Thiên Thần, Tiên
Thánh và Con người.
Chính là
Ngài lập những Tôn giáo lớn ở dưới Trần tùy theo tŕnh độ tiến hóa, tánh
t́nh, phong tục và sự nhu cầu của mỗi sắc dân. Có khi Ngài cũng cậy một vị
Chơn sư thay mặt cho Ngài.
Tôn giáo
nầy khác với Tôn giáo kia chỉ tại cách tŕnh bày Chơn lư mà thôi. Nhưng Tôn
giáo là những kiếng màu của một cái lồng đèn mà ánh sáng bên trong là Chơn
lư. Thế nên mới có câu tục ngữ: Rượu cũ trong những hũ da mới (Vin vieux
dans Outres neuves).
Đức Bồ Tát [[2]]
hiện kim là Đức Di Lặc (Seigneur Maîtreya); Ngài đă giáng phàm hai lần. Lần
thứ nhứt tại Ấn Độ 2.400 năm trước đây lấy tên là Chúa Hài đồng Christna,
múa hát với các nữ mục đồng Gori. Lần thứ nh́, tại Palestine, Ngài mượn xác
Đức Jésus, nên người ta gọi Ngài là Jésus-Christ. Luôn luôn Ngài nhấn mạnh
về giá trị của cá nhơn và sự hi sanh Bản ngă.
Lối 700 năm
nữa, khi Giống dân Chánh thứ Sáu ra đời, Ngài sẽ giao chức Bồ Tát lại cho
Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Nh́ lên kế vị cho Ngài. C̣n Ngài th́ qua kỳ
Điểm đạo lần thứ Tám, làm một vị Phật Đạo Đức, thế cho Đức Thích Ca. Ngài là
Đức Phật thứ Năm của Giống dân thứ Năm. C̣n Đức Thích Ca sẽ về cơi nào không
rơ, đó là tùy ư Ngài, v́ Đức Như Lai có quyền đổi qua Cung thứ Nhứt và tu
hành thêm đặng làm một vị Ngọc Đế.
3.- ĐỨC VĂN MINH ĐẠI ĐẾ
(LE MAHA CHOHAN)
Ta biết
rằng: Đức Thái Dương Thượng Đế phân làm Ba Ngôi. Thế nên sự cai trị quả Địa
cầu chúng ta cũng chia làm ba khu vực lớn, dưới quyền điều khiển của ba Đấng
Chí Tôn. Ba vị nầy không những là phản ảnh của Đức Thái Dương Thượng Đế
mà thôi, thật sự lại c̣n là một sự biểu hiện của Ngài nữa.
Ba Đấng Chí
Tôn nầy là :
1)- Đức
Ngọc Đế,
2)- Đức
Phật Đạo Đức,
3)- Đức Văn
Minh Đại Đế.
1)- ĐỨC
NGỌC ĐẾ nhập làm một với Ngôi thứ Nhứt của Đức Thái Dương Thượng Đế tại cơi
Tối Đại Niết Bàn. Ngài là hiện thân của Ư chí của Đức Thái Dương Thượng Đế
tại cơi Trần.
2)- ĐỨC
PHẬT ĐẠO ĐỨC nhập làm một với Ngôi thứ Nh́ của Đức Thái Dương Thượng Đế tại
cơi Đại Niết Bàn. Ngài ban rải sự Minh triết Thiêng liêng cho nhơn loại.
3)- ĐỨC VĂN
MINH ĐẠI ĐẾ nhập làm một với Ngôi thứ Ba tại cơi Niết Bàn. Ngài điều khiển
sự Hoạt động Thiêng liêng. Ngài là cánh tay của Đức Thái Dương Thượng Đế để
làm công việc của Thượng Đế tại cơi Trần.
Đức Ngọc Đế
là Chủ tể của khu vực thứ Nhứt, tức là Cung thứ Nhứt.
Đức Phật
Đạo Đức là Chủ tể của khu vực thứ Nh́, tức là Cung thứ Nh́.
Đức Văn
Minh Đại Đế là Chủ tể của khu vực thứ Ba, gồm năm Cung: Cung thứ Ba, Cung
thứ Tư, Cung thứ Năm, Cung thứ Sáu và Cung thứ Bảy.
Đức Văn
Minh Đại Đế dùng thần lực để thúc đẩy nhơn loại tiến triển trên con đường đă
vạch sẵn. Ngài coi sóc sự văn minh tiến bộ của con người. Đối với ngài th́
tương lai của nhơn loại là cuốn sách đă giở ra để trước mặt Ngài.
ĐẠI DIỆN CỦA ĐỨC NGỌC ĐẾ và
ĐẠI DIỆN CỦA ĐỨC PHẬT ĐẠO ĐỨC
Công việc
của Đức Ngọc Đế chỉ xuống tới cơi Niết Bàn mà thôi, c̣n công việc của Đức
Phật chỉ có xuống tới cơi Bồ Đề, chớ không xuống tới mấy cơi thấp được.
Nhưng nếu không có công việc của hai Đấng Chí Tôn nầy ở mấy cơi cao th́ công
việc ở mấy cơi dưới không thể nào thi hành được.
Thế nên hai
Đấng Chí Tôn có mỗi vị một đại diện ở mấy cơi dưới.
Đại diện
của Đức Ngọc Đế là Đức Bàn Cổ.
Đại diện
của Đức Phật là Đức Bồ Tát.
Đức Bồ Tát
cũng nhập làm một với Ngôi thứ Nh́ và Ngài cũng thay mặt cho Ngôi thứ Nh́
tại cơi Trần nữa.
Người ta tỷ
dụ:
Đức Bàn Cổ
là đầu óc,
Đức Bồ Tát
là trái tim, c̣n
Đức Văn
Minh Đại Đế là bàn tay có năm ngón của Con người Thiêng liêng.
Ba Ngài
điều khiển quyền lực của Đức Thái Dương Thượng Đế tại cơi Trần.
Xin xem
h́nh dưới đây:
BẢY VỊ ĐẾ QUÂN
Bảy vị Đế
Quân coi sóc bảy Cung.
Theo Thông Thiên Học th́:
1)- Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Nhứt là Đức MORYA.
2)- Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Nh́ là Đức
KOUTHOUMI.
3)- Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Ba là VÉNITIEN
4)- Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Tư là Đức SÉRAPIS.
5)- Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Năm là Đức HILARION.
6)- Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Sáu là Đức JÉSUS.
7)- Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Bảy là Đức COMTE DE
SAINT GERMAIN.
Xin quí bạn chú ư tới điều nầy: có nhiều vị được 6 lần và
7 lần Điểm đạo, ngang hàng với các Đế Quân và Tam Thanh, song không lănh
nhiệm vụ nào ở tại Thiên Đ́nh, bởi v́ các Ngài có những phận sự khác.
NHỮNG VỊ CHƠN TIÊN
Dưới những vị Đế Quân là những vị Chơn Tiên được năm lần
Điểm đạo. Ấn Độ giáo gọi các Ngài là Jivanmukta hay là Atitta, những vị đă
được giải thoát, c̣n Phật giáo gọi là A Sơ Ca (Aseka), nghĩa là không c̣n
làm Đệ tử. Đối với con người th́ Chơn Tiên trọn sáng trọn lành, không c̣n
cái cho học hỏi trong Dăy Hành Tinh nầy nữa. Có vị giúp việc trong bảy Cung,
có vị về cơi khác bởi v́ có:
BẢY ĐƯỜNG TIẾN HÓA TRƯỚC MẶT CHƠN TIÊN
Một khi được năm lần Điểm đạo th́ Con người thành một vị
Siêu phàm. Trước mặt Chơn Tiên có bảy đường tiến hóa khác nhau. Chơn Tiên có
quyền chọn lựa con đường hạp với ḿnh. Bảy Đường đó là:
1)- Hoặc ở lại cơi Trần lănh một nhiệm vụ trong Quần Tiên
Hội.
2)- Hoặc nhập vào Niết Bàn, không biết mấy ngàn triệu năm
sau, làm một vị Thượng Đế giáng phàm (Avatar) ở một Vũ trụ khác.
Người ta gọi là mặc áo Đạt Ma
Ca Da (Dharmakaya).
3)- Hoặc
nhập vào Niết Bàn ở vào một trạng thái thiêng liêng người ta gọi là mặc áo
Sam Bô Ga Ca Da (Shambhogakaya), không biết là như thế nào?
4)- Hoặc
vào hàng Niệt Ma Da Ca Da (Nirmanakaya), sanh ra những Thần lực để cho Quần
Tiên Hội dùng.
5)- Hoặc
vào hàng tiến hóa của các vị Đại Thiên Thần.
6)- Hoặc lo
lập Dăy Hành Tinh thứ Năm, sau thế cho Dăy Trái Đất.
7)- Hoặc
vào Bộ Tham Mưu của Đức Thái Dương Thượng Đế, đem chỉ thị của Ngài đến khắp
các Dăy Hành Tinh.
BỐN HẠNG ĐỆ TỬ - TỨ THÁNH
Dưới Chơn
Tiên là những vị Đệ tử được từ một đến bốn lần Điểm đạo.
Những vị
nầy tuy chưa trọn lành, song được vào Quần Tiên Hội là v́ theo luật Thiên
Đ́nh, mấy vị nầy chia sớt công việc nặng nhọc của Tiên Thánh và sẽ tiến lên
tới bực Siêu phàm.
1)- Vị Đệ
tử được bốn lần Điểm đạo, Ấn Độ giáo gọi là Parahamsa, Đại Thiên Hạc (Con
hạc lớn). Phật giáo gọi là La Hán.
2)- Vị Đệ
tử được ba lần Điểm đạo. Ấn Độ giáo gọi là Hamsa, Thiên Hạc. Phật giáo gọi
là Anagamin (A Na Hàm – Bất Lai).
3)- Vị Đệ
tử được hai lần Điểm đạo, Ấn Độ giáo gọi là Koutichaka, người đă dựng lên
một túp lều, Phật giáo gọi là Sakadagamin (Tư Đà Hàm – Nhứt Lai).
4)- Vị Đệ
tử một lần Điểm đạo, Ấn Độ giáo gọi là Pavrijataka, người không có chỗ ở
nhứt định, người đi ta bà, vô trú. Phật giáo gọi là Sotapanna, Tu Đà Hườn.
Danh từ tuy
khác nhau, nhưng chúng vẫn chỉ định những cấp bực in như nhau, bởi v́ thí
sanh có những đức tánh của Luật Trời qui định cho cấp bực nào th́ mới được
vào cấp bực đó. Trên Thiên Đ́nh không bao giờ thiên vị một ai.
Thí sanh
phải trải qua một cuộc thi gồm đủ tài và đức.
Tài là đủ
sức làm nhiệm vụ sẽ giao phó cho ḿnh tùy theo cấp bực.
Đức là có
đủ những tánh tốt đă qui định cho mỗi cấp bực, nhưng người ta trọng cái đức
hơn cái tài. Tài kém một chút mà có Đức lớn th́ sẽ chấm đậu.
Thi đậu rồi
mới được Điểm đạo, tức là chỉ máy huyền vi đặng mở cửa những cơi Trời.
V.-
Ngôi thứ trên Thiên Đ́nh đă
chấm dứt. Vậy th́ sự tiến hóa có đứt đoạn hay không ?
Đ.-
Không. Bởi v́ ngoài các vị Đệ
tử được Điểm đạo c̣n ba bực Đệ tử chưa được Điểm đạo.
BA
BỰC ĐỆ TỬ CHƯA ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO
1)- Trên
hết là Con của Thầy (Fils du Maître). Vị nầy sẽ được Điểm đạo trong một thời
gian sau đó.
2)- Kế đó
là Đệ tử Thiệt thọ (Elève Accepté).
3)- Thứ ba
là Đệ tử Nhập môn (Elève Probationnaire).
NGƯỜI CÓ LƯ TƯỞNG
(IDEALISTES)
Muốn được Chơn sư thâu làm Đệ tử Nhập môn th́ phải là
người có lư tưởng, sống đúng với lư tưởng của ḿnh và tập luyện đặng có đủ
bốn đức tánh sau nầy:
1)- Phân biện
2)- Đoạn tuyệt
3)- Hạnh kiểm tốt
4)- Ḷng Từ ái.
Những sách mà quí Huynh nên xem đặng có một quan niệm
chắc chắn về đường Đạo, những Đức tánh cần thiết cho người Đệ tử và tại sao
nên sớm bước vào cửa Đạo là:
1)- Dưới ChơnThầy
2)- Trước Thềm Thánh Điện
3)- Con đường của người Đệ tử
4)- Người phụng sự
5)- Giảng lư Dưới Chơn Thầy
6)- Giảng lư Tiếng Nói Vô Thinh
7)- Giảng lư Ánh Sáng Trên Đường Đạo
Theo lời của những vị Cao đồ của Chơn sư
th́ ai quyết chí sống như lời dạy trong những sách đó th́ tới một
ngày kia, khi đă thành công, sẽ được Điểm đạo lần thứ Nhứt, tức là cửa Đạo
sẽ mở rộng đặng rước vào. Rồi từ đó sẽ tiến lên cao.
SỰ THAY ĐỔI NGÔI VỊ TRONG QUẦN TIÊN HỘI
V.- V́ sao lối 700
năm nữa Đức Di Lặc Bồ Tát sẽ làm một vị Phật?
Đ.- Theo Luật Trời
th́ mỗi Giống dân Chánh phải có:
Một vị Phật
Một vị Bàn Cổ
Một vị Bồ Tát
Một vị Văn Minh Đại Đế
Một vị Đế Quân
Một số Chơn Tiên và Đệ tử.
Khi một Giống dân Chánh gần tàn rồi th́ có sự thay đổi
Ngôi vị trong Quần Tiên Hội, từ bực Phật sắp xuống, trừ ra Đức Ngọc Đế và ba
vị Độc Giác Phật.
1)- Vị Phật Đạo Đức của Giống dân gần tàn, có quyền đổi
qua Cung thứ Nhứt và tu hành thêm đặng làm một vị Ngọc Đế, cai trị một Bầu
Hành Tinh, được chín lần Điểm đạo, hoặc lănh nhiệm vụ khác trong Bộ Tham Mưu
của Đức Thái Dương Thượng Đế, như Đức Phật Dipankara (Phật Đỉnh Quang).
2)- Đức Bàn Cổ của Giống dân gần tàn sẽ qua kỳ Điểm đạo
thứ Tám và làm một vị Độc Giác Phật.
3)- Đức Bồ Tát của Giống dân gần tàn sẽ qua kỳ Điểm đạo
lần thứ Tám và làm một vị Phật Đạo Đức.
4)- Đức Văn Minh Đại Đế của Giống dân gần tàn sẽ qua kỳ
Điểm đạo lần thứ Tám, nếu ngài muốn làm một vị Phật Đạo Đức th́ đổi qua Cung
thứ Nh́; ngược lại bằng Ngài muốn làm một vị Độc Giác Phật th́ đổi qua Cung
thứ Nhứt, và về cơi nào tùy ư Ngài muốn.
AI THẾ CHO TAM THANH
Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Nhứt sẽ lên thế vị
Đức Bàn Cổ. Ngài sẽ coi sóc sự
sanh hóa Giống dân Chánh mới, sau khi qua kỳ Điểm đạo lần thứ Bảy.
Đức Đế Quân Chưởng quản Cung thứ Nh́ sẽ lên kế vị cho
Đức Bồ Tát. Ngài sẽ giáo hóa
Giống dân Chánh mới, sau khi qua kỳ Điểm đạo lần thứ Bảy.
Một vị Đế Quân trong năm vị c̣n lại sẽ lên kế vị cho Đức
Văn Minh Đại Đế. Ngài sẽ lo cho sự văn minh tiến bộ của Giống dân Chánh mới,
sau khi qua kỳ Điểm đạo lần thứ Bảy.
Bốn vị c̣n lại cũng qua kỳ Điểm đạo lần thứ Bảy và sẽ
lănh nhiệm vụ khác.
AI THẾ CHO BẢY VỊ ĐẾ QUÂN?
Bảy vị Chơn Tiên qua kỳ Điểm đạo lần thứ Sáu sẽ lên thế
cho bảy vị Đế Quân đặng coi sóc bảy Cung. C̣n những vị khác, sau khi được
Điểm đạo lần thứ Sáu rồi th́ có những nhiệm vụ mới.
NHỮNG VỊ CHƠN TIÊN
C̣n những vị La Hán đắc Đạo làm những vị Chơn Tiên. Các
Ngài được quyền chọn lựa một trong bảy con đường tiến hóa mở ra trước mặt
Ngài. Sự kiện nầy cứ tiếp tục như thế cho tới Giống dân thứ Bảy.
Sau khi Giống dân thứ Bảy tàn rồi th́ trái đất sẽ nhỏ lại,
và chỉ c̣n chứa một số nhơn vật theo con đường tiến hóa của Nội Cảnh Tuần
Hườn mà thôi. Đă tới thời kỳ nghỉ ngơi của một Bầu Hành Tinh.
Huyền bí học gọi thời kỳ nầy là thời kỳ Lu Mờ (Période
d’obscuration) chớ chưa phải là lúc Dăy Địa Cầu tan ră (Pralaya d’une chaîne
planétaire). Ngày sau, đúng ngày giờ th́ nhơn vật của quả Địa Cầu sẽ được di
chuyển qua Bầu thứ Năm là Bầu Thủy Tinh đặng tiếp tục tiến hóa thuộc về một
giai đoạn mới.
HỘI LONG HOA VÀ TẬN THẾ
Nhiều bạn có hỏi tôi về Hội Long Hoa và Tận thế. Tôi vẫn
trả lời: Thật sự tôi không biết Hội Long Hoa là Hội chi?
Và chừng nào nó sẽ xảy ra. Hội Long Hoa có phải là Sự Phán Xét Cuối
Cùng của quả Địa Cầu chúng ta, hay là Sự Phán Xét Cuối Cùng của một Dăy Trái
Đất trong Cuộc Tuần Hườn sau là Cuộc Tuần Hườn thứ Năm. Không biết rơ th́
làm sao giải thích được. Không nên làm cho người ta hiểu lầm mà phải mắc tội.
C̣n về việc Tận thế, điều đó sẽ xảy ra khi Cuộc Tuần Hườn
thứ Bảy chấm dứt. Chúng ta đang ở vào phân nửa Cuộc Tuần Hườn thứ Tư. C̣n ba
Cuộc Tuần Hườn rưởi nữa mới hết Cuộc Tuần Hườn thứ Bảy. Không biết c̣n mấy
chục triệu năm nữa, chớ không phải vài ba ngàn năm đâu. Xin các bạn an ḷng,
lo tu niệm.
H Ế T
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES