trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
 

CÁC PHẢN ỨNG CỦA THẢO MỘC

John Coast
    H. V. dịch

Mấy tháng sau nầy, báo chí Huê Kỳ bàn tán rất nhiều về sự phản ứng của thảo mộc trên phương diện t́nh cảm.

Sự việc bắt đầu với một viên Chánh Sở Cảnh sát đặc trách khám phá những lời dối trá bằng một cái máy dùng vào việc nầy. Một hôm ông ta mang về nhà một cái máy khám dối nầy và để bên cạnh một cây kiểng trồng trong chậu. Lúc ấy, một ư nghĩ đến với ông (một ư nghĩ rất tự nhiên đối với một nhà khoa học) là dùng máy nầy xem thử cây ấy, sau khi được tưới, có nóng hay lạnh ǵ thêm không. Ông bèn cột những cái lá phía trên vào máy và tưới cây.

Một việc xảy ra làm cho ông ngạc nhiên vô cùng: máy của ông ghi nhận một sự phản ứng của cây không phải ở phương diện vật lư mà trên phương diện t́nh cảm. Cây cho biết rễ đă hút nước và c̣n tỏ ra sung sướng. Ông không tin ở mắt ông, nhưng bằng chứng hiển nhiên quá nên ông bắt đầu những cuộc thí nghiệm khác.

Trong một cuộc thí nghiệm, ông đặt trong pḥng làm việc của ông ở Nha Cảnh sát tại Nữu Ước, một cái máy nhúng tôm sống vào nước sôi từ chập một. Ở cuối hành lang, trong ba pḥng khác nhau, ông để ba chậu cây, mỗi cây đều được cột vào máy khám dối.

Các pḥng ấy đều được khóa kỹ suốt đêm và được canh gác cẩn thận v́ ông không muốn ai đến quấy rối cuộc thí nghiệm.

Sáng sớm, ông phát giác rằng các cây đều phản ứng mỗi lần tôm sống bị nhúng vào nước sôi và số phận của các con tôm nầy có ăn thua ǵ đến chúng nó ? Và tại sao chúng nó lại phản ứng ? Có một đau khổ nào, một sợ hăi nào truyền lan trong không khí chăng ? Bằng cách nào, sự đau đớn hay sự sợ hăi của tôm được chuyển sang chúng nó ? Và chuyển sang ở phần nào của chúng nó ?

Trong cuộc thí nghiệnm khác, ông để hai chậu cây trong một pḥng và cột cây thứ nhứt vào máy khám. Trong pḥng ấy, người ta ra vào nhiều và có một người ngắt bẻ và nhổ cây thứ nh́ ném dưới gạch và đạp lên. Người ta xem máy khám th́ thấy cây trên phản ứng. Hai mươi bốn giờ sau, pḥng mở cửa lại và người ta ra vào như trước. Cây nầy không lưu ư đến ai nhưng khi “kẻ sát hại” đến th́ nó phản ứng ngay.

Người ta c̣n làm nhiều cuộc thí nghiệm khác và báo chí có nói đến rất nhiều nhưng tôi không nhớ hết được.

Một trong các cuộc thí nghiệm nầy chỉ rằng cây nhận biết những người sống chung quanh nó. Người nào sống với nó lâu, nó càng biết rơ, và nếu người nầy bị xe đụng cách xa nó lối vài khóm nhà, nó biết và phản ứng ngay. Làm sao nó biết chủ nó bị đụng xe ? Bằng cách nào tai nạn được chuyển đến nó và bộ phận nào trong cây ghi nhận tin buồn ? Các nhà bác học chưa giải thích được. Đối với chúng ta, các người Thông Thiên Học, sự kiện có một tầm quan trọng đặc biệt. Nó cho chúng ta biết rơ hơn rằng có một bản thể duy nhất, một sự sống duy nhất lan tràn khắp nơi và liên kết mọi sinh vật.

  John Coast

Théosophia in Australia 1970.
(Trích tạp chí Ánh Đạo số 20 năm 1970)


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở