trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐĂ CHẾT ?
Trích bài phỏng vấn Bác sĩ Harry Smerson Fosdick
Dịch giả : Nguơn Har
******
Trên phương diện tâm linh, bác sĩ Harry Smerson Fordick có một uy tín rất lớn v́ chức vụ giáo sĩ lâu năm, v́ những bài giảng truyền thanh bữa chủ nhựt và 35 tác phẩm của ông, và nhứt là sự tận tâm và dũng cảm của ông trong công việc xây dựng t́nh huynh đệ đại đồng.
Giữa hai cuộc thế chiến, vị truyền giáo trứ danh nầy bị công kích, sỉ nhục nhiều lần v́ tinh thần khoáng đạt của ông, nhưng ông đối phó một cách anh dũng để sau cùng vượt qua khỏi mọi phong ba. Nay tuy tuổi đă đến tám mươi tám, trong ngôi nhà an tĩnh của ông, ông vẫn nh́n xem thế giới và t́m hiểu, với trí thông minh sắc bén của ông, các vấn đề của thời đại. Tôi được vinh hạnh là bạn thân của ông nên đến thỉnh ư ông luôn.
Mới đây, tôi có xin hầu chuyện với ông để đàm đạo về một vấn đề nó làm cho tôi thắc mắc, ấy là trào lưu nói “Thượng Đế đă chết”. Tôi đọc nhiều bài báo về quan niệm lạ lùng nầy, nó cho rằng thế giới hiện đại, tin ở Thượng Đế là một việc lỗi thời. Theo các lănh tụ của phong trào nầy, th́ ở quá khứ, Thượng Đế đă hiện hữu, nhưng ngày nay, ta nên chấp nhận cái chết của Ngài như một sự kiện lịch sử, và các Giáo Hội nên t́m cách đừng đề cập đến Ngài nữa.
Tôi gặp Bác sĩ Fosdick trong bộ y phục thể thao. Đôi mắt xanh của ông long lanh sau cặp kiếng. Tóc của ông bạc phơ và mịn, sắc mặt của ông tươi tắn, hồng hào. Không ai có thể nói ông gần chín mươi.
Ông hào hứng nhập đề :
- Tôi không bao giờ chấp nhận rằng Thượng Đế đă chết. Đó là một trào lưu tư tưởng yếu ớt do một ít trí giả khởi xướng và không được mấy người theo. Người ta đă lưu ư quá mức về việc nầy v́ nó được khai thác bởi các báo chí chuyên săn tin khích động. Ở thời buổi quảng cáo nay, chúng ta thu nạp biểu ngữ dễ hơn là tư tưởng.
- Nhưng tại sao một tuyên bố lố lăng ấy lại có một sự phản ứng sâu rộng như vậy ?
Bác sĩ Fosdick lấy tay xoa cằm, trầm tư rồi trả lời :
- Có lẽ v́ nhiều quan điểm về Thượng Đế đă trở nên lỗi thời. Ai ai cũng sẵn sàng vứt một Thượng Đế là một gối tựa mềm mại để nghỉ ngơi, rằng Ngài sẽ lo tất cả cho chúng ta, các ư niệm ấy cũng cần được vứt bỏ.
Lẽ dĩ nhiên là quan niệm của chúng ta về Thượng Đế biến chuyển dần dần theo sự trưởng thành của chúng ta. Tôi c̣n nhớ một sinh viên đến thăm tôi khi tôi làm mục sư ở Riverside. Cậu ấy có vẻ băn khoăn và vừa ngồi xuống th́ cậu nói cậu không tin ở Thượng Đế. Tôi đáp :
- Như vậy, cậu là vô thần. Nhưng Thượng Đế như thế nào mà cậu không tin ?
Cậu có vẻ ngạc nhiên và cố gắng tả Thượng Đế theo quan niệm của cậu. Cậu quan niệm Thượng Đế là một kế toán khả kính, ngày đêm ghi chép cẩn thận các hành động tốt và xấu của mỗi người. Khi cậu tả xong, tôi nói :
- Cậu ạ, chúng ta rất đồng ư với nhau. Tôi cũng vậy, tôi không tin ở vị Thượng Đế nầy. Nhưng chúng ta cũng chưa giải quyết được bí quyết của Vũ Trụ, chưa tiến được bước nào.
Tôi bèn nói :
- Ngoài ra, c̣n có quan niệm nào “đáng chết” nữa không ?
- Chúng ta phải loại bỏ những quan niệm cổ hủ lần lần theo đà tiến hóa của nhơn loại. Lẽ dĩ nhiên là Thượng Đế quan niệm như là một vị Chúa Tể ngự trên ngai vàng để thống trị Vũ Trụ đă chết. Vị Thượng Đế du ngoạn trên Thiên Đàng trần thế lúc trời chiều mát mẻ - Thượng Đế bị giới hạn vào h́nh dáng và kích thước của con người – cũng đă chết. Và vị Thượng Đế trám tỗ trống cũng vậy : vị Thượng Đế nầy được dùng để giải thích những ǵ mà người ta không thể hiểu hay không thể chủ trị được, từ điềm chiêm bao đến cơn băo tố.
Có những quan niệm mới hơn cũng cần được loại bỏ : ấy là quan niệm về một Thượng Đế “theo phe ta” hay về một Thượng Đế chiến tranh ra lệnh con người giết chóc v́ ḷng thương mến Ngài. Một Thượng Đế như thế có ích ǵ trong thời buổi nguyên tử nầy ? Nhưng có một Thượng Đế khó “chôn cất” hơn hết, ấy vị Thượng Đế có khả năng sắp xếp mầu nhiệm mọi việc. Loại bỏ quan niệm nầy buộc phải có nhiều trưởng thành.
- Vậy chúng ta phải quan niệm Thượng Đế như thế nào ?
Bác sĩ Fosdick mỉm cười :
- Chúng ta hăy thận trọng ! Tôi không muốn giống cô bé kia khoe với mẹ rằng cô sắp vẽ chân dung của Thượng Đế và bị mẹ lưu ư : chả có ai biết Thượng Đế như thế nào mà vẽ. Đoạn, cô bé trả lời : Thế mà khi con vẽ xong, mẹ sẽ thấy.
Bác sĩ nói tiếp :
- Chúng ta sẽ hoàn toàn thất bại nếu ta muốn “nắm lấy” Thượng Đế v́ chúng ta không thể vượt khỏi phạm vi kiến thức của chúng ta. Chúng ta có thể diễn tả mọi sự vật, ngoại trừ Thượng Đế v́ đây là một điều không sao làm được. Chúng ta không thể giới hạn Thượng Đế y như chúng ta không thể chứa tất cả nước của Đại Dương trong một cái chén. Tuy nhiên, chén nước nầy cho biết phẩm chất của nước biển như thế nào. Đối với Thượng Đế cũng thế : nhờ các biểu tượng của đời sống chúng ta cố gắng diễn tả những chi mà chúng ta tưởng là thật về các đặc tánh của Ngài.
Mỗi khi tôi ra bờ biển, tôi thấy thích biển bội phần. Tôi không thể biết biển trọn vẹn, v́ nó mênh mông, nhưng tôi biết nó : nó có một phần trên, một ven ngoài mà tôi có thể quan sát. Tôi có thể ngồi gần biển, tắm trong biển, du thuyền trên biển, nằm ngủ trong tiếng ru của biển. Thượng Đế cũng mênh mông như vậy, chúng ta chỉ có thể ư thức Ngài xuyên qua các biểu tượng, nhưng Ngài cũng có một phần nào có thể gần gũi, hiểu biết được.
Suy kỹ, bí quyết của vấn đề là vào giờ nào phút nào của đời sống, ta có thể tiếp xúc với các phần thiêng liêng đó. Theo thiển ư, ấy là những lúc gặp gỡ sự mỹ lệ, t́nh thương, sự liêm khiết và chơn lư. Được hỏi Thượng Đế ở đâu, biết bao người hướng tư tưởng của ḿnh lên các v́ tinh tú xa thẳm trên trời cao. Nhưng Thượng Đế không ở đó, Ngài ở sâu, rất sâu trong đời sống con người. Thượng Đế là t́nh thương và ai sống trong t́nh thương là sống trong ḷng Ngài, và Ngài cũng ngự trong người ấy. Chơn lư rất đơn giản : ta t́m được Thượng Đế mỗi lần t́nh thương chiếu sáng đời ta !
Ḷng tin của bác sĩ Fosdick dồi dào, thành thật đến đỗi, tôi có một câu hỏi nhưng ngần ngại không dám nêu. Nhưng với một thái độ tao nhă, ông chờ đợi câu hỏi nầy. Sau cùng, tôi nói :
- Thưa bác sĩ, xin bác sĩ giải thích v́ sao nhiều người vào bực trung lưu cố t́m Thượng Đế mà không được ?
Ngài nh́n thẳng vào mắt tôi và đáp :
- Ḷng tin không sao giúp ta ư thức Thượng Đế một cách trọn vẹn được. Nhưng ở bước đầu, ông hăy khởi sự bằng những chi vừa tầm con người. Âm nhạc, thi phú, cảnh trí là một con đường. Làm sao sự mỹ lệ gồm tiết điệu, cân đối, ánh sáng và màu sắc có thể phát sinh từ một sự ngẫu nhiên mù quáng ? Toán số của Vũ Trụ là một lối khác. Những nhà toán số trứ danh như Euclide, Newton, Einstein đâu có sáng tạo trật tự toán số, họ chỉ phát giác sự hiện hữu từ ngh́n xưa của nó mà thôi. Ngoài ra, c̣n có tư tưởng của các bậc siêu nhân, nam hay nữ, các Ngài giúp gia đ́nh nhơn loại sống trong một thế giới khả quan, các Ngài cũng thuộc về cái phần có thể hiểu của Thượng Đế.
- Như vậy, phải chăng định nghĩa Thượng Đế là một điều sai lầm ?
- Dù sao, tôi nghĩ những người rêu rao Thượng Đế đă chết là những người đă định nghĩa Thượng Đế một cách quá chính xác. Có kẻ c̣n cả quyết Thượng Đế chết vào lúc nào : họ nói trong ṿng thế kỷ 20. Tôi cho đó là một điều hoàn toàn vô lư. Tôi xin nhắc lại : Ông nên thận trọng đối với ai muốn hiến ông xem một bức ảnh của Thượng Đế. Một vị Thượng Đế được định nghĩa rơ ràng là một Thượng Đế bé nhỏ. Một vị Thượng Đế được định nghĩa là một vị Thượng Đế mất nghĩa.
- Ông nghĩ sao về dư luận cho rằng Thượng Đế không c̣n hiện diện trong đời sống hiện nay ?
Bác sĩ Fosdick rùn vai :
- Tôi nghĩ đó là một vấn đề danh từ. Chính những người nghe nói đến Thượng Đế là hoảng sợ, họ cũng ư thức được các giá trị tâm linh, và giá trị nầy được xem là quan trọng vào lúc nầy cũng như ở thời xưa. Sở dĩ Thượng Đế có vẻ lăng quên là v́ trên con đường tiến hóa, nhơn loại đang trải qua một thời kỳ khủng hoảng. Ư niệm về Thượng Đế không thể biến chuyển một cách dễ dàng. Thật là khó h́nh dung một Thượng Đế tiếp xúc với nhơn loại không phải bằng những hàng chữ khắc trên vách hay bằng những lời ghi trên đá mà bằng những lời nổi lên từ đáy ḷng người.
Tôi thật năo ḷng trước thái độ ngạo nghễ của những kẻ cả quyết Thượng Đế không c̣n. Tại sao họ lại dám cả quyết như vậy khi vấn đề vượt quá tầm hiểu biết con người. Thái độ của họ khiến tôi nhớ đến một đứa trẻ học được ở trường rằng Trời không phải là một cái lều xanh, rồi tuyên bố với bạn rằng Trời không có. Sau một hồi suy nghĩ, bạn của tṛ đáp lại : Dầu sao đí nữa, cũng có cái ǵ trên ấy chớ. Vậy cái chi mà anh nói không có ?
Đoạn, bác sĩ nghiêng qua tôi :
- Này, ông nghĩ xem, phải có cái chi ở trên đó chớ, phải không ? Và với những người nói rằng Thượng Đế đă chết, tôi cũng đặt câu hỏi. Vậy cái chi mà các ông nói không có ?
Sau một lúc im lặng, tôi nói :
- Nhưng ông có nghĩ rằng từ các điều nầy, có thể phát sinh một cái chi tốt đẹp không ?
Bác sĩ trả lời một cách cương quyết khiến tôi rất ngạc nhiên :
- Chắc chắn là có. Mỗi thế hệ cần duyệt lại quan niệm của ḿnh về Thượng Đế, nếu không, chúng ta cứ dùng quan niệm cũ rồi hâm nóng lại th́ hiệu năng không c̣n. Cái trào lưu tư tưởng về cái chết của Thượng Đế khiến chúng ta đặt vấn đề duyệt xét nầy.
Dầu sao, những người nào cho Thượng Đế đă chết không giải quyết chi cả. Thanh toán Thượng Đế là một điều dễ nhưng ta sẽ c̣n ǵ đây ? Nếu sau Vũ trụ, không có tư tưởng sáng tạo, chúng ta sẽ giải thích sự sáng lập Vũ trụ bằng sự gặp gỡ ngẫu nhiên trong không gian của các pô-rô-ton và nơ-rơ-ton mù quáng.
Tŕnh bày sự cấu tạo của Vũ trụ và sự thanh cao của tâm hồn là do sự ngẫu nhiên th́ chẳng khác nào nói một luồng gió ngẫu nhiên thổi lên rồi gom các chữ lại thành tác phẩm của văn hào Shakespeare. Tôi tin rằng có một Đấng Cao Cả dắt d́u Vũ trụ, rằng Vũ trụ có một mục đích, một ư nghĩa, một sứ mệnh. Nh́n nhận có Thượng Đế ít ra chúng ta cũng nh́n nhận bốn điều nầy. Bác bỏ Thượng Đế là bác bỏ chúng nó, là loại khỏi Vũ trụ mọi trí tuệ, mọi mục đích, mọi ư nghĩa và các lối thoát.
- Nhưng thưa bác sĩ, làm sao có thể tin có một trật tự đạo đức ở thế giới hiện nay khi chung quanh chúng ta chỉ là hỗn loạn ?
- Ngày nay không kém ngày xưa. “Thời hoàng kim” không bao giờ có. Bi kịch về ḷng người luôn luôn vẫn thế từ ngày tạo thiên lập địa : ấy là tấn kịch của con người mù quáng v́ ḷng ích kỷ, mù quáng đến đỗi y từ chối không chấp nhận Cơ Trời.
Ở thế giới nầy, nếu chúng ta muốn đạt những kết quả vật chất, chúng ta phải hội một ít điều kiện vật chất. Nếu chúng ta muốn đạt những kết quả tinh thần, chúng ta phải hội một ít điều kiện tinh thần. Đó là luật của sự sống khắc khe và tuyệt diệu. Tôn giáo dạy chúng ta : Anh hăy bước vào thế giới của Thượng Đế và làm tṛn một vài điều kiện của Ngài. Khi người ta muốn được lành mạnh, người ta phải làm những điều cần thiết để được lành mạnh. Chúng ta gieo chi th́ gặt nấy. Nếu anh muốn có một thế giới tốt đẹp, anh hăy gieo ḷng nhân rồi anh sẽ gặt t́nh bạn; anh hăy gieo ḷng vị tha rồi ḷng anh sẽ được nhẹ nhàng, cởi mở; anh hăy gieo thiện chí rồi con anh sẽ hưởng quả lành; sau cùng, nếu anh gieo ḷng tôn sùng – nghĩa là khi anh hiến dâng ḷng anh cho Đấng Tối Cao – linh hồn anh sẽ mở rộng để đón những thực tại miên trường.
Sélection du Readear’s Digest
Décembre 1966.
(Trích Tạp chí Ánh Đạo số 4-5-6 Năm 1968)
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở