HOME sách   TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH  thIỀN HỌC  BÀI VỞ   THƠ  ẢNH TẾT 2006 ENGLISH BOOKS MAGAZINES
 

NHỮNG NGUY HIỂM CỦA KUNDALINI

Trích từ   KUNDALINI: AN OCCULT EXPERIENCE

 Tác giả G. S. ARUNDALE
Bản dịch Chân Như 2006

V́ vậy ta phải nhấn mạnh rất nhiều tới những nguy hiểm của việc khơi hoạt Kundalini. Ta hăy khảo sát bản chất của chúng. Trước hết và trên hết ta có nguy cơ kích thích t́nh dục sao cho cá nhân bị kiệt quệ hết sinh lực do bị t́nh dục ám ảnh. Sự loạn trí cũng nằm theo đường lối này. Sinh lực t́nh dục và hoạt động t́nh dục có liên quan mật thiết tới Kundalini, v́ cả hai đều có tính cách vô cùng sáng tạo về bản chất và sự phát triến của thứ này ắt kích động sự phát triển của thứ kia. Mọi thôi thúc t́nh dục phải bị hoàn toàn kiểm soát, tùy ư của cá thể và phải ở t́nh trạng của điều mà ta có thể gọi là sự siêu hóa, nghĩa là nó phải được nhận ra là một phép bí tích và do đó được dùng một cách kính cẩn theo tinh thần tận hiến. Sự phân biệt về giới tính với đủ mọi hàm ư của nó là một trong những tặng phẩm đầu tiên mà Thượng Đế ban cho các con của ḿnh; nó thường bị lạm dụng và sử dụng một cách thô bạo, nhưng cuối cùng ta phải học cách tiếp cận với nó giống như người tu sĩ chân chính tiếp cận với bàn thờ. Chỉ những kẻ nào đă tiếp cận được như thế với thiên tính của t́nh dục th́ mới có thể được an toàn giao phó cho ḿnh cái tặng phẩm sau này là Kundalini mà y có thể vận dụng một cách an toàn và có ích qua việc đă được thử thách và tỏ ra đáng tin cậy.

Hai là có nguy cơ làm xáo trộn sự thăng bằng nhịp nhàng của thể xác do kích thích không kiểm soát được đủ thứ trung tâm lực của cơ thể - có thể là làm hại cho quả tim, cho thần kinh hệ thông qua nhật tùng, cá nhân trở thành một kẻ tàn tật măn tính và nói chung là bộ óc xác phàm bị suy thoái, tạo ra một sự căng thẳng rốt cuộc là loạn trí. Ta có thể tránh được nguy cơ này miễn là cá thể phải hoàn toàn khỏe mạnh, đă được một mức độ tự chủ cao, suy nghĩ một cách tịch lặng và minh bạch chứ không bao giờ hẹp ḥi, và không nô lệ cho bất kỳ sự thôi thúc t́nh dục nào, thật ra có rất ít khuynh hướng t́nh dục nếu không phải là tuyệt nhiên không có. Ta nên nhớ rằng cho dù việc khơi hoạt Kundalini có thể giúp y rất nhiều th́ sự phát triển của nó vẫn phần lớn là tùy thuộc vào y. Y phải theo dơi đủ thứ hiện tượng và điều tiết chúng. Bằng cách nào? Y sẽ biết cách nếu y đă sẵn sàng khơi hoạt nó. Ở đây ta không cần đưa ra thêm chỉ dẫn nữa, v́ dấu hiệu của một cá nhân đă sẵn sàng khơi hoạt Kundalini cốt ở nơi tri thức trực giác về điều mà ta phải làm và nơi sự trợ giúp của đấng Minh triết.

Ta không bao giờ được quên rằng thể xác vốn thô trược hơn và do đó khó thích ứng hơn mọi thể khác, và điều này có khuynh hướng gây ra sự tập trung thần lực ở một vùng đặc bịêt chứ không phân bố tổng quát trên toàn bộ cơ thể. Nếu ta xét tới chẳng hạn như thể vía và thể trí th́ ta nhận thấy rằng theo một ư nghĩa nào đó mỗi thể này là một cơ quan lớn duy nhất. Trong trường hợp các thể thuộc nội giới th́ các chức năng (mà trong một chừng mực nào đó vốn liên kết với những bộ phận đặc thù của thể xác) có tính cách phổ quát hơn. Có lẽ trong một chừng mực nào đó ta vẫn c̣n có thể nói tới sự định xứ nơi các thể nội giới, nhưng ít nhiều ǵ th́ trọn cả thể vía đều cảm xúc, đều nhận ấn tượng, đều giao tiếp. Điều này cũng đúng với thể trí. Trọn cả thể trí đều suy nghĩ.

Thế mà đối với thể xác trong khi xúc cảm được phân phối ở khắp nơi, trong khi các trung tâm lực đặc biệt chịu ảnh hưởng của những xúc cảm và cảm giác thuộc loại không thông dụng th́ bộ óc lại đóng vai tṛ kênh giao tiếp chính yếu giữa thể xác và thể vía. Ta hăy làm tê cóng bộ óc, tê cóng những dây thần kinh giao tiếp với bộ óc th́ xúc cảm sẽ biến mất đối với tâm thức đang tỉnh táo, mặc dù những hậu quả của nó vẫn c̣n rơi rớt, bằng chứng là cú sốc sau một vụ mổ mà do ảnh hưởng của thuốc mê nên con người tạm thời không bị đau.

Cũng giống như vậy, bộ óc là kênh giao tiếp chính yếu giữa thể xác và thể trí. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng thể trí gây ấn tượng theo một mức độ nào đó lên mọi bộ phận của thể xác sao cho mọi bộ phận đều “suy nghĩ” đến một mức độ nào đó cũng giống như mọi bộ phận đều cảm xúc. Nhưng bộ óc là trung tâm chính yếu, là cầu nối vĩ đại đối với ngoại giới. V́ vậy ta có thể h́nh dung các thể nội giới gây áp lực trên khắp thể xác nhưng áp lực lớn nhất là ở cầu nối bộ óc. Bộ óc đứng mũi chịu sào tương đối dễ dàng trong những trường hợp b́nh thường và đối với những cá nhân b́nh thường, v́ thật ra chỉ có rất ít những kênh dẫn nhỏ được phép mở ra giữa các thể khác nhau.

Nhưng Kundalini tất nhiên sẽ lưu chuyển độc lập với những kênh dẫn thông thường để làm linh hoạt những trung tâm lực nhạy cảm nhất và tiếp nhận năng lượng nhiều nhất. V́ thế cho nên sự tập trung vốn sẵn có sẽ được tăng cường rất nhiều, thường thường là khi cơ quan hữu quan đă quá tải rồi. Một cá nhân mà v́ lư do nào đó Kundalini có khuynh hướng kích động y th́ chắc chắn là đang sống ở mức độ thực ra là chịu nhiều áp lực. Y rất có thể là vô cùng linh hoạt. Y rất có thể là tập trung sâu sắc thần lực nơi đủ thứ cơ quan của ḿnh, những sự tập trung này thay đổi tùy theo việc y sử dụng cơ quan này hơn là cơ quan khác. Kundalini rất có thể là “giọt nước làm tràn đầy ly nước” nhấn ch́m cá thể không may đó vào trong bóng tối tàn ác nếu y không phải là lực sĩ tâm linh đă được rèn luyện để chịu đựng sự căng thẳng đó.

Chắc chắn là ở giai đoạn tiến hóa này phải xuất hiện những kênh dẫn giao tiếp giữa các nội giới và cá thể chủ yếu là sống nơi ngoại giới. Nhưng những kênh dẫn đó rất có thể là không đủ độ sâu, và nếu th́nh ĺnh thần lực tràn vào như xoáy ốc qua một trong những kênh dẫn đó, hoặc trực tiếp nhập vào một cơ quan của thể xác th́ chúng có thể bị “vỡ ra” và gây nên thảm họa.

Khi các thể xác, vía và trí bắt đầu tan ḥa vào các đối thể cao siêu chẳng hạn như trong trường hợp những người đang kết liễu kiếp người xét về mặt bị giam hảm trong các hạ thể, th́ Kundalini tự nhiên là lưu chuyển mà không gặp sự cản trở tối thiểu nào. Bắt đầu chỉ c̣n có một Lửa duy nhất, một Sự Sống duy nhất. Ở những giai đoạn sớm hơn th́ việc cực kỳ thận trọng có tầm quan trọng sống c̣n v́ Hỏa xà không hề phân biệt. Nó thiêu rụi hết. Nó có khuynh hướng chảy theo những đường ít bị đề kháng nhất và đôi khi những đường đó có thể dẫn xuống dưới chứ không phải dẫn lên trên với hậu quả tai hại khôn xiết.

Khi sự phát triển diễn ra, khi tâm thức cao siêu dần dần chiếm ưu thế thường trực th́ sự xuyên thấu lẫn nhau trở nên nhịp nhàng hơn, trọn cả tác nhân bên dưới đáp ứng một cách tức khắc và phong phú hơn với sự kích thích từ bên trên.

Thế th́ việc khơi hoạt Kundalini có tác dụng ra sao? Thực ra th́ nó mở banh ra những cánh cửa cống cho đến nay chỉ mở chầm chậm và từ từ. Và trong trường hợp người thường th́ nó chỉ mở ở một mức độ rất hạn hẹp. Bắt đầu có sự giao tiếp hoàn toàn giữa mọi thể, mặc dù việc vận dụng và thuyết giải những sự giao tiếp đó tất yếu là vấn đề phải kéo dài trong một thời gian lâu sau khi đă xác lập được sự giao tiếp mở đầu. Các hạ thể bắt đầu phản ánh được càng ngày càng rơ rệt những đặc trưng của các thể cao thuộc thượng trí và hạ Bồ đề. Các trạng thái tâm thức bắt đầu lồng vào nhau sao cho xuất hệin một sự liên tục tâm thức mà con người cho đến lúc đó chưa hề trải nghiệm. Điều này có nghĩa là sự nhạy cảm gia tăng ghê gớm xuyên suốt mọi thể đ̣i hỏi một mức độ lớn lao của sự tự chủ mà ta thường xuyên nhấn mạnh.

Thỉnh thoảng th́ trong trường hợp của nhiều người, Kundalini phải được phát triển ở nơi chốn phồn hoa đô hội (nơi mà nguy hiểm ắt lớn hơn) chứ không phải trong rừng thẳm (nơi mà nguy hiểm chỉ là tối thiểu). Thời gian quá quí báu nên ta không thể biệt lập với thế giới nhất là trong thời buổi hiện nay; và ta phải chấp nhận sự mạo hiểm. Trọn cả thể xác trở thành một khí cụ vô cùng nhạy cảm đă được tẩy trược với mọi quan hệ qua môi trường xung quanh, do đó nó có thể dễ dàng bị xé tan thành mảnh vụn do kết quả tác động của những rung động thô trược và là điều kiện tất yếu để khơi hoạt Kundalini, và đó là sức khỏe của người trưởng thành hơn là của thanh niên.

Nhưng c̣n hơn thế nữa. Mặc dù trọn cả thể xác đă trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều th́ bộ óc vẫn phải đứng mũi chịu sào. Áp lực lên óc phàm gia tăng rất nhiều v́ bộ óc là cầu nối chính giữa thể xác và các thể nội giới. Liệu bộ óc có thể chịu được áp lực đó chăng? Đây có lẽ là vấn đề chính yếu liên quan tới việc khơi dậy Kundalini. Câu trả lời phần lớn là tùy thuộc vào mức độ mà chất xám của óc phàm đă đủ phát triển, trui rèn và củng cố chưa (nhờ vào sự tự chủ) để chịu sự căng thẳng đó. Có lẽ t́nh trạng và số lượng của các loa tuyến cũng là một yếu tố quyết định và chúng biểu thị t́nh trạng của các kênh tiếp xúc và của điều dường như là khả năng vươn rộng ra của chính vật chất thuộc xác phàm. (Tôi cũng chẳng biết nói sao hơn nữa). Nó phải có thể uốn cong mà không bị găy. Ở đây tôi không dùng từ “uốn cong” theo nghĩa đen, có lẽ từ “thích ứng” ắt là chính xác hơn. Tôi nghĩ rằng áp lực của các thể nội giới có bản chất giống như ḍng chảy của một lưu chất, một ḍng chảy dường như không ǵ cưỡng lại nỗi. Liệu bộ óc có thể uốn ḿnh theo ḍng chảy đó, bị nó khuất phục và thích ứng với nó chăng? Nếu được như vậy th́ tốt thôi, nhưng sự cứng ngắt sẽ gây chết người và khi dùng từ cứng ngắc tôi không phải chỉ ngụ ư có thể nói là cứng ngắc của thể xác mà c̣n là sự cứng ngắc của thể trí và thể vía. Sự cứng rắn này chuyển dịch thành ra việc dựng nên những rănh bên trong bộ óc (và quả thật cũng bên trong trái tim nữa) sẽ vỡ ra chứ không chịu mở ra. Đây là một vấn đề rất phức tạp v́ cơ bản th́ minh triết trong việc khơi hoạt Kundalini tùy thuộc phần lớn (mặc dù không hề toàn bộ) vào t́nh trạng của thể hạ trí và thể vía. Cũng như tùy thuộc vào mức độ mà thể Thượng trí và thể Bồ đề bắt đầu tiếp xúc và tự khẳng định. Nhưng ta cũng phải xét tới t́nh trạng của thể xác nữa, mặc dù nó chỉ là phản ánh t́nh trạng của các thể nội giới. Vậy th́ vấn đề là: Liệu các thể nội giới đă được phát triển và kiểm soát đúng mức chưa, và liệu thể xác đă phục hồi chưa sau khi nó đă bị lạm dụng mà tất yếu phải xảy ra trong quá tŕnh dài phát triển? Đó là v́ thể xác thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác (nói chung th́ thể vía và thể hạ trí cũng giống như vậy) song mỗi thể mới đều được uốn nắn để phản ánh và biểu diễn mức độ phát triển mà con người đă đạt được. Quả thật có thể có trường hợp tinh thần đă sẵn sàng nhưng xác thịt lại yếu đuối, có trường hợp Chơn ngă đă sẵn sàng nhưng các hạ thể c̣n yếu đuối v́ lư do thể xác trong t́nh trạng hiện nay không thể chịu được sự căng thẳng của Kundalini. Trong những trường hợp đó có thể cần phải chờ tới một kiếp khác để cho những h́nh tướng hiện hữu bị phá vỡ đi thay thế bằng những h́nh tướng mềm dẻo hơn. Rơ ràng là từ mọi điều nêu trên ta thấy quá tŕnh khơi hoạt Kundalini quả thật là phức tạp biết dường nào, và cá nhân nào t́m cách khơi hoạt nó mà không chịu sự chế tài khôn ngoan, không được dẫn dắt đúng mức, quả là liều lĩnh biết dường nào. Y hầu như chắc chắn sẽ chịu những sự đau khổ khủng khiếp. V́ thế cho nên bộ óc mới là một chỗ rất nguy hiểm, tai họa thường là do kết quả của một bộ óc quá căng thẳng. Nghe nói con đường huyền bí học rải rác nhiều thảm họa. Tôi trộm nghĩ rằng con đường khơi hoạt Kundalini (cho dẫu ở những giai đoạn rất sơ khởi) c̣n rải rác nhiều thảm họa hơn nữa. Giáo hoàng có nói:

Chỉ học một chút, tôi ắt là một điều nguy hiểm.

Hăy uống cho nhiều bằng không con sẽ không thưởng thức được Suối nước Pierian. (nước cam lồ).

Trước khi bất kỳ người nào t́m cách khơi hoạt Kundalini th́ y nên biết nhiều đ́êu về nó nhất là về những nguy hiểm của nó, y nên làm quen mật thíêt với những nguy hiểm đó. Thế rồi y sẽ dẹp điều đó sang một bên cho tới khi y nhận được khuyến cáo bắt đầu. Chỉ bíêt chút ít khiến cho y có khuynh hướng điên rồ. Khi y đă uống được nhiều rồi th́ y sẽ nhận ra được rằng bổn phận cấm không cho y thực nghiệm, những kết quả thực nghiệm khi tiến hành trong sự vô minh ắt gây ra tai họa trước hết là cho người thực nghiệm (xét về mặt nào đó th́ điều này có thể không quan trọng mấy ngoại trừ đối với bản thân y) mà c̣n cho những người ngay xung quanh y, gây ra nguy hiểm cho cộng đồng nói chung và y không có quyền bắt người ta phải chịu nguy hiểm.


  HOME sách   TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH  thIỀN HỌC  BÀI VỞ   THƠ  ẢNH TẾT 2006 ENGLISH BOOKS MAGAZINES