|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
(The “DOCTRINE OF EYE” and The
“DOCTRINE OF HEART”
or The “HEARTS SEAL”) của H. P. BLAVATSKY |
|
Bản Dịch Chơn Như
Trích từ THE SECRET DOCTRINE quyển 5
THE ADYAR EDITION
1962
Giáo sư Albrecht Weber đă đúng khi ông tuyên bố rằng
Chỉ có Phật tử Bắc tông
mới có trọn bộ Kinh điển Phật giáo.
Đó là v́ trong khi các Phật tử Nam tông không có ư niệm ǵ về một Giáo lư Bí truyền – được che giấu như một viên ngọc trai cuộn trong lớp vỏ của mọi tôn giáo – th́ người Trung quốc và người Tây tạng đă bảo tồn được rất nhiều tư liệu về sự kiện này cho dù Giáo lư mà Đức Phật công khai giảng dạy ngày nay đă bị suy đồi; thế nhưng giáo lư của ngài vẫn được bảo tồn nơi những tu viện ở Trung hoa mà du khách không thể tới được. Và mặc dù trong hơn 2.000 năm, mọi nhà “cải cách” đổi mới đều lấy bớt đi một phần nguyên bản và thay thế vào đó một số sự suy đoán của riêng ḿnh th́ cho đến tận ngày nay chân lư vẫn c̣n bàng bạc trong đám quần chúng. Nhưng “Chánh pháp” Bí truyền – tức là “Tâm Ấn”” – vẫn tồn tại cho đến ngày nay dưới dạng tinh nguyên ban sơ chỉ nơi những thành lũy Xuyên Hi mă lạp sơn – mà người ta gọi một cách đại khái là Tây tạng - ở những địa điểm hẻo lánh nhất nơi vùng núi non sa mạc.
Emanuel Swedenborg đă sai lầm khi ông nhận xét về Linh từ đă bị thất truyền và quên lăng từ lâu rồi:
Hăy t́m nó ở Trung hoa, may ra th́ bạn có thể t́m thấy nó
ở vùng Tartary vĩ đại.
Ông bảo các độc giả rằng thông tin này ông thu lượm được từ một vài “Chơn linh”, các Chơn linh này bảo cho ông biết rằng họ đă thực hành việc thờ cúng theo Linh từ đă thất truyền từ xa xưa này. Trong Nữ thần Isisi lộ diện, người ta có nhận xét về điều này như sau:
Trong trường hợp đặc biệt này, các
môn sinh khác về Huyền bí học có nhiều hơn mức từ ngữ của “Chơn linh”
để làm thẩm quyền dựa vào đó: họ đă t́m thấy những
quyển sách
chứa đựng “Linh từ” [[1]]. Có lẽ hồng danh của các “Chơn linh” tới viếng thăm nhà Thông Thiên Học người Thụy điển vĩ đại này là hồng danh của Đông phương. Ta không thể coi thường hoặc bác bỏ là không trang trọng đối với lời nói của một người được thừa nhận là liêm khiết một cách không thể chối bỏ nổi, một người mà tŕnh độ học thức về toán học, thiên văn học, khoa học tự nhiên và triết học vốn vượt xa tuổi tác của ông; trường hợp này khác hẳn khi ta xét phát biểu của một nhà Thông Thiên Học hiện đại; vă lại ông rêu rao rằng ḿnh có thể tùy ư chuyển sang cái trạng thái mà Chơn ngă hoàn toàn tách rời khỏi mọi giác quan của thể xác, sống và sinh hoạt trong một thế giới mà mọi bí mật của Thiên nhiên đều là một quyển sách mở ngơ trước mắt của Linh hồn [[2]]. Đáng tiếc là hai phần ba tác phẩm công truyền của ông cũng có tính chất ẩn dụ theo một nghĩa nào đó; và v́ người ta chấp nhận chúng theo nghĩa đen, cho nên người ta cũng chẳng tha cho nhà thấu thị Thụy điển vĩ đại này những lời chỉ trích chẳng khác nào đối với các nhà Thấu thị khác.
Sau khi đă có một cái tổng quan về các Khoa học ẩn tàng và Pháp thuật cùng với các bậc Cao đồ ở Âu châu, bây giờ ta phải đề cập tới các Điểm đạo đồ Đông phương. Nếu chỉ mới giờ đây người ta bắt đầu nghi ngờ rằng trong các Thánh kinh ở phương Tây cũng có Nội môn Bí giáo, sau khi người ta đă tin tưởng mù quáng vào minh triết theo nghĩa đen của chúng trong gần 2.000 năm, th́ đối với các Thánh kinh của phương Đông cũng như vậy. Do đó chừng nào các biểu tượng của mọi tôn giáo c̣n chưa tiết lộ những bí mật cuối cùng của chúng, th́ người ta không thể nào hiểu nổi cả hệ thống Ấn giáo lẫn hệ thống Phật giáo nếu không có một ch́a khóa, và người ta cũng không thể nghiên cứu được tôn giáo đối chiếu giống như là một “khoa học”. Cùng lắm th́ việc nghiên cứu như thế chỉ mất thời giờ, chỉ là một tṛ cút bắt.
Dựa vào thẩm quyền của một Bách khoa Tự điển của Nhật bản, Remusat cho thấy rằng trước khi nhập diệt, Đức Phật đă phó thác các bí mật trong hệ thống của ḿnh cho đệ tử tên là Ca Diếp, chỉ có ông mới được phó thác việc duy tŕ măi măi linh thiêng cách thuyết giải Bí truyền. Ở Trung quốc người ta gọi nó là Chánh pháp nhăn tàng. Đối với bất kỳ một môn sinh nào của Nội môn Bí giáo Phật học th́ thuật ngữ “Nhăn tàng” ắt cho thấy rằng trong đó chẳng có Nội môn Bí giáo ǵ cả. Nếu thay vào đó là từ “Tâm” th́ điều này có nghĩa là chỉ lúc bấy giờ nó mới đúng là danh bất hư truyền. “Nhăn pháp” có nghĩa là các dạng bám sát theo nghĩa đen và giáo điều, là những nghi thức của giáo hội được dành cho những kẻ nào bằng ḷng với những công thức công truyền. C̣n “Tâm pháp” tức “Tâm Ấn” mới là giáo lư duy nhất chân thực. Ta thấy Huyền Trang đă chứng thực cho điều này. Trong bản dịch Ma ha Bát nhă ba la mật đa (Đại Bát nhă kinh) gồm 120 quyển, ông đă khẳng định rằng chính “đệ tử cưng của Đức Phật là A nan đa” – sau khi Đức Thế tôn đă nhập Niết bàn – được Ca Diếp giao phó cho việc phổ biến “Nhăn pháp”, c̣n “Tâm pháp” chỉ dành cho các bậc La hán thôi.
Trong nhiều quyển sách viết về “Phật giáo Trung quốc” của đủ thứ nhà truyền giáo, người ta đă chứng minh rơ ràng rằng sự khác nhau cốt yếu giữa hai giáo phái này (Tâm pháp và Nhăn pháp) th́ Nhăn pháp là h́nh thức bên ngoài, Tâm pháp là ư nghĩa ẩn tàng bên trong; Nhăn pháp là siêu h́nh học lạnh lùng c̣n Tâm pháp là minh triết thiêng liêng.
Sau khi đă sống nhiều năm ở Trung hoa, các nhà truyền giáo chẳng c̣n biết được nhiều hơn mức họ đă học được từ các trường phái khoe khoang tự xưng ḿnh là bí truyền, song họ tha hồ cung cấp những bản thảo được rêu rao là cổ truyền và các tác phẩm bí truyền cho những người công khai thù địch với đức tin của ḿnh! Dường như là chẳng một sứ giả phương Tây khả kính nào viết về các giáo điều bí mật của những dân tộc khác đă từng lưu ư tới sự mâu thuẫn tức cười này giữa lời rêu rao tự xưng và thực tế. Vậy là trong quyển Phật giáo Trung quốc, Đức Cha Joseph Edkins đă đề cập đến nhiều trường phái bí truyền, tác giả thành thực tin tưởng rằng ông “đă nghiên cứu tỉ mỉ” các giáo điều bí mật của các Phật tử mà các tác phẩm của họ “măi cho tới gần đây vẫn không ai có được nguyên bản”. Nói ra th́ có vẻ là nói quá nếu ta bảo ngay rằng măi cho tới nay kho tài liệu Bí truyền chân chính chưa ai “rớ tới” được. Nhà quí tộc vốn có cảm hứng khi phát biểu rằng
. . . dường như là không có một giáo lư bí mật nào mà
những người biết nó không phổ biến ra,
đă phạm phải một sai lầm lớn lao nếu ông tin rằng điều mà ông nói ở trang 161 trong tác phẩm của ḿnh là đúng. Xin ông nên biết cho rằng tất cả “những Ngữ lục của các đạo sư lừng danh” đều chỉ là những bức b́nh phong chẳng khác nào – nếu không muốn nói là c̣n hơn cả - những ngữ lục trong kinh Purānas của người Bà la môn. Thật là vô ích nếu ta liệt kê ra một chuỗi dài vô tận những Đông phương học giả tài ba nhất hoặc liệt kê ra những khảo cứu của Remusat, Burnouf, Koeppen, Thánh Hilaire và Thánh Julien, người ta tin rằng các ngài đă bộc lộ thế giới của Ấn độ cổ xưa bằng cách tiết lộ những quyển sách bí mật và linh thiêng của Phật giáo: thật ra thế giới mà các ngài tiết lộ có bị che giấu đâu. Ta có thể xét đoán những lỗi lầm của mọi Đông phương học giả theo lỗi lầm của một trong những người được ḷng dân nhất nếu không muốn nói là vĩ đại nhất – đó là Giáo sư Max Mϋller. Ta đề cập đến điều mà ông đă dịch một cách tức cười là: “Thượng Đế Ai” (Ka) [God Who].
Các tác giả trong kinh Brāhmanas đă hoàn toàn cắt đứt với
quá khứ nghĩa là đă quên đi tính cách thi vị của những thánh ca và ḷng khao
khát của các thi sĩ về Thượng Đế Huyền Vi; họ đă đề cao đại từ nghi vấn
thành ra một thần linh và thừa nhận Thần linh Ka (tức Ai?) . . . Bất cứ
những câu nào có những câu thơ nghi vấn, Ka là Prajāpati tức Đấng Chúa tể
sinh ra muôn loài. Họ cũng không dừng lại ở đây. Một số thánh ca có đại từ
nghi vấn được gọi là Kadvat nghĩa là có Kad hoặc Quid. Nhưng chẳng bao lâu
sau người ta đă tạo ra một tính từ mới, chẳng những các thánh ca mà sự hiến
tế cũng được dâng lên cho vị Thần linh tên gọi là Kaya tức là “Thuộc về Ai”
[Who-ish] . . . Vào thời Pānini, từ này đă có được tính chính thống để chỉ
một qui tắc riêng rẽ giải thích việc tạo nên nó. Ở đây nhà B́nh luận giải
thích Ka là Brahman.
Nếu nhà b́nh luận giải thích Nó ngay cả bằng Parabrahman th́ nhà b́nh luận ắt c̣n đúng hơn khi ông dịch Nó là “Brahman”. Người ta cũng chẳng hiểu tại sao Bí mật và Hồng danh Bí nhiệm linh thiêng của Tinh thần tối thượng, phi giới tính, phi h́nh thể, Đấng Tuyệt Đối – Đấng mà không ai dám xếp loại cùng với những thần linh đă biểu hiện khác, hoặc thậm chí không dám gọi tên trong danh mục nguyên sơ của đền Vạn thần biểu tượng – lại không nên biểu diễn bằng một đại từ nghi vấn. Phải chăng đó là những người thuộc về tôn giáo nhân h́nh nhất trên thế giới, họ có quyền giao cho các triết gia thời xưa nhiệm vụ mà ngay cả những người cực đoan về tôn giáo cũng cảm thấy kiêng nễ và sợ sệt?
Nhưng bây giờ ta lại quan tâm đến Phật giáo. Tác giả San-Kian-yi-su đă tŕnh bày Nội môn Bí giáo và huấn điều khẩu truyền của Phật giáo; những thủ lănh cao siêu nhất trong các trường Nội môn Bí giáo chân chính đă viết ra và bảo tồn điều giáo huấn này trong những bản sao chép đơn giản. Khi đối chiếu Bồ đề đạt ma với Đức Phật ông tuyên bố như sau:
“Như Lai” dạy các chân lư lớn lao
và nguyên nhân của vạn vật; Ngài đă thành thầy của chư Thiên và loài người.
Ngài đă cứu độ vô số người và đă tuyên đọc hơn 500 nội dung của tác phẩm. V́
thế cho nên mới có Kiau-men, tức
là nhánh công truyền của hệ thống và người ta tin rằng nó là truyền thống về
những lời mà Đức Phật dạy. Bồ đề
đạt ma mang “ấn tín sự thật” từ cơi Tây phương (Shambhalla) xuống và mở ra
nguồn suối nhập định ở Đông phương. Ngài trực chỉ bản chất và Phật tâm, quét
sạch đi những điều ngoại lai ăn bám vào giáo huấn trong sách vở và thế là
ngài đă lập nên Tsung-men, tức là
nhánh bí truyền của hệ thống bao gồm truyền thuyết về
tâm của Phật
[[3]]
. . .
Một vài nhận xét của tác giả Phật giáo Trung quốc đă soi sáng rất nhiều cho những quan niệm sai lầm mà các Đông phương học giả nói chung hay mắc phải, nhất là các nhà truyền giáo ở “các xứ ngoại đạo”. Chúng khơi dậy trực giác của các nhà Thông Thiên Học – nhất là của các nhà Thông Thiên Học ở Ấn độ. Những câu mà ta cần lưu ư được in bằng chữ nghiêng.
Từ ngữ chung bằng tiếng Trung quốc
dành cho các trường bí giáo là dan,
tiếng Bắc phạn là Dhyana . . . Ở
Trung quốc Phật giáo chính thống dần dần và đều đều
trở thành phi chính thống. Phật giáo của sách vở và truyền thuyết từ xưa
đă trở thành Phật giáo của sự nhập
định thần bí . . . chỉ bây giờ người ta mới khôi phục lại có một phần
lịch sử của các trường cổ truyền đă bắt nguồn từ lâu lắm rồi trong các cộng
đồng Phật giáo Ấn độ. Có thể là Trung quốc đă soi rọi trở lại một tia sáng
nào đó cho lịch sử tôn giáo ở xứ sở phát nguyên ra Phật giáo
[[4]].
Việc trợ giúp cho sự phục hồi tri thức đă bị thất truyền này rất có thể
là tồn tại nơi các bản tường thuật của các vị tổ sư hơn bất cứ phần
nào khác trong câu chuyện, Đức Bồ đề đạt ma đă hoàn tất đường lối của các vị
tổ sư này. Khi ta t́m cách giải thích kiểu tường thuật của Trung hoa và Nhật
bản về các vị tổ sư cùng với bảy vị
Phật mà người cuối cùng là Đức Phật Thích Ca mâu ni th́ ta cũng nên biết
truyền thuyết về đạo Jain vào khoảng đầu thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, lúc
tổ sư Bồ đề đạt ma đă đến Trung quốc . . .
Khi dơi theo
nguồn gốc phát sinh ra nhiều trường phái Phật giáo bí truyền ta phải nhớ
rằng tất cả các trường phái này đều có một nguyên tắc giông giống như giáo
điều về sự kế tục của các tông đồ. . . Tất cả các trường phái này đều tự cho
là
giáo pháp của ḿnh được truyền
thừa qua hàng loạt các vị đạo sư, mỗi vị đạo sư đều được vị tiền bối của
ḿnh đích thân giáo huấn, măi cho tới thời Bồ đề đạt ma và c̣n xa hơn nữa
măi cho tới thời Đức Phật Thích Ca mâu ni và các Đức Phật xa xưa hơn nữa
[[5]].
Hơn nữa người ta c̣n phàn nàn
và coi là đă thoát ly khỏi Phật giáo chính thống khi thấy Hoàng đế
đă tiếp kiến các vị Lạt ma Tây Tạng ở
Bắc kinh một cách cực kỳ kính trọng.
Các đoạn sau đây rút ra từ nhiều phần khác nhau trong quyển sách đă tóm tắt các quan điểm của ông Edkins:
Ở gần các đền thờ lớn của Phật giáo
người ta ít khi gặp các ẩn sĩ . . . các vị ẩn sĩ này được phép để tóc dài mà
không cạo đi . . . Người ta bác bỏ giáo lư về sự chuyển kiếp. Phật giáo là
một dạng Phiếm thần thuyết dựa trên sự việc là giáo lư về sự chuyển kiếp
khiến cho trọn cả thiên nhiên đều thấm nhuần sự sống và với sự sống đó th́
Đấng Thiêng liêng đă khoác lấy nhiều dạng phàm ngă khác nhau, Đấng Thiêng
liêng đó không phải là một Nguyên nhân Tự tại, tự tri, tự tung tự tác, mà là
một Chơn linh thấm nhuần vạn vật. Các Phật tử bí truyền của Trung quốc v́
tuân theo giáo lư duy nhất của ḿnh
[[6]]
cho nên chẳng đề cập ǵ tới sự chuyển kiếp . . . hoặc
bất kỳ điều nào khác trong các bộ phận có tính chất vật chất hơn thuộc hệ
thống Phật giáo . . . Tây
phương cực lạc mà người ta hứa hẹn cho những tín đồ tôn sùng Đức Phật A di
đà . . . lại không khớp với giáo lư về Niết bàn [?] [[7]]
.
Nó hứa hẹn sự bất tử thay v́ là
sự hủy diệt. Trường phái này rơ ràng là rất xưa từ ngay thời kỳ đầu khi
kinh A di đà được dịch ra do ngài
Cưu ma la thập chấp bút, c̣n kinh Vô
lượng thọ đă có từ thời triều Hán. Ta thấy tầm ảnh hưởng của nó nơi việc
người Tây tạng và người Mông cổ rất tha thiết việc thờ phụng Đức Phật này,
sự thật là ở Trung quốc người ta thường nghe tới hồng danh của nhân vật hư
cấu [?] này, hơn là hồng danh của Đức Phật lịch sử Thích Ca mâu ni.
Chúng tôi e rằng tác giả trí thức này đă đi sai đường khi xét về Niết bàn và Đức Phật A di đà. Tuy nhiên ở đây chúng tôi có bằng chứng của một nhà truyền giáo cho thấy rằng ở Thiên quốc có nhiều trường phái Phật giáo Bí truyền. Khi việc lạm dụng các kinh điển Phật giáo chính thống theo giáo điều đă đạt tới cực điểm và tinh thần chân chính trong triết thuyết của Đức Phật gần như đă bị thất truyền, th́ nhiều nhà cải cách lại từ Ấn độ đến để xác lập một giáo lư khẩu truyền. Chẳng hạn như các ngài Bồ đề đạt ma và Long Thọ Bồ tát, đây là tác giả của những tác phẩm quan trọng nhất của Trường phái Nhập định Trung quốc vào những thế kỷ đầu tiên của Công nguyên. Vă lại trong Phật giáo Trung quốc có nói rằng người ta biết ngài Bồ đề đạt ma trở thành người chủ yếu sáng lập nên các Trường Bí giáo, các trường này được chia thành năm nhóm chính. Các dữ liệu được tŕnh bày cũng đủ chính xác rồi, nhưng mọi kết luận (không sót một kết luận nào) đều sai lầm. Trong Nữ thần Isisi lộ diện có nói rằng[[8]]
Đức Phật giảng dạy
giáo lư về một kiếp sống mới cũng giản dị như Chúa Giê
su. V́ muốn ly khai với các Bí pháp cổ truyền (đám quần chúng vô minh không
thể được nhập vào các bí pháp này), nhà cải cách Ấn độ đă nêu rơ tư tưởng
của ngài qua nhiều đoạn văn, mặc dù ngài thường không đề cập tới một số giáo
điều bí nhiệm. Vậy là ngài dạy như sau: “Một
số người lại được sinh ra; những kẻ làm điều ác phải đọa địa ngục (A tỳ),
những người công chính được lên Thiên đàng [Devachan], những người không c̣n
mọi ham muốn thế gian sẽ nhập Niết bàn” (Pháp
Cú kinh, phần 5, trang 126). Đức Phật c̣n nêu rơ ở đâu đó rằng “tốt hơn
là ta nên tin vào một cuộc sống ở tương lai trong đó ta có thể cảm thấy hạnh
phúc hay đau khổ; đó là v́ nếu tâm hồn ta tin tưởng vào điều này th́ nó sẽ
từ bỏ tội lỗi và hành động một cách có đức hạnh; và cho dù không có sự phục
sinh [sự tái sinh] th́ một sự sống như thế cũng mang lại tiếng tốt và phần
thưởng cho con người. Nhưng c̣n những kẻ nào tin tưởng rằng chết là hết sẽ
không ngần ngại phạm bất kỳ tội lỗi nào mà ḿnh thích v́ họ đâu có tin ǵ
vào một kiếp sống ở tương lai”. [Xem Pháp Luân]
Thế th́ tại sao sự bất tử “không ăn khớp với giáo lư về Niết bàn?” Câu nêu trên chỉ là một ít trong những tư tưởng mà Đức Phật đă công khai với các vị La hán được ngài tuyển chọn; Đức Thế Tôn c̣n nói nhiều hơn nữa. Có một lời b́nh phẩm về những quan niệm sai lầm mà các Đông phương học giả đă mắc phải trong thế kỷ này, “họ hoài công thử ra sức đào sâu thăm ḍ tư tưởng của Đức Như Lai”, c̣n những quan điểm sai lầm của người Bà la môn “măi cho đến tận ngày nay họ vẫn c̣n chối bỏ bậc Đại Đạo sư”; sau đây là một số tư tưởng độc đáo có liên quan tới Đức Phật và việc nghiên cứu các Khoa học Bí truyền. Chúng được trích ra từ một tác phẩm do một người Tây tạng viết bằng chữ Trung hoa và công bố trong một tu viện ở núi Thiên Thai để lưu hành trong giới Phật tử:
Các Phật tử này sống ở ngoại quốc và có nguy cơ bị các
nhà truyền giáo đầu độc tư tưởng.
Tác giả thành thực nói như vậy; mọi người được cải đạo chẳng những “bị đầu độc” tư tưởng về tín điều của ḿnh mà đáng tiếc là c̣n phải chấp nhận Ki Tô giáo nữa. Bây giờ ta tŕnh bày một vài đoạn của bản dịch được rút ra từ tác phẩm đó để dành cho những tác phẩm hiện tại:
Không một tai phàm nào đă từng nghe
nói tới Chau-yan (các điều giáo huấn
bí nhiệm và có tính cách khai sáng) đại hùng của Vô Vị Chơn Nhơn (Đức
Phật bên trong Đức Phật)
[[9]]
về Đức Thế Tôn và Đức Bồ Tát, thế th́ làm sao người ta
biết tư tưởng của ngài thật sự là ǵ? Đấng Sang-gyas-Panchchen
[[10]]
chẳng bao
giờ soi sáng về Thực tại Duy nhất
cho các T́ khưu chưa được cải tạo (chưa được điểm đạo). Nay cả trong đám các
Tu-Fon (những người Tây tạng) cũng ít ai biết được nó; c̣n về phần các
Trường phái Tsung-men [[11]]
th́ chúng
càng ngày càng xuống dốc . . . Thậm chí Pháp Tướng tông [[12]]
cũng chẳng
thể nào giúp cho ta học được minh triết về Naljor-chod-pa [tiếng Bắc phạn là
Yogāchārya [[13]]]
chân thực . . . Tất cả đều là “Nhăn pháp” chứ chẳng có ǵ hơn nữa. V́ Chơn
sư về tham thiền nội tâm (tức là sự tham thiền nhập định tham chiếu bản ngă,
tức Tchung-kwan) đă trở nên hiếm hoi và Chánh pháp bị thay thế bằng sự tôn
thờ ngẫu tượng (Siang-kyan) cho nên người ta mới cảm thấy là không c̣n được
dẫn dắt tu tập nữa. Những người mọi rợ (tức những người phương Tây) đă từng
nghe nói tới sự tôn thờ ngẫu tượng hoặc ảnh tượng này mà chẳng biết ǵ về
Bas-pa-Dharma (Mật pháp). Tại sao chân lư phải bị che giấu như con rùa rút
vào trong cái mai của nó? Đó là v́ ngày nay người ta thấy nó đă trở nên
giống như con dao thí phát của vị Lạt ma [[14]]
, một vũ khí
quá nguy hiểm cho nên ngay cả người Đệ tử cũng không dùng được. V́ thế người
ta không thể giao phó tri thức (Khoa học Bí truyền) cho bất kỳ ai trước khi
đúng lúc. Chagna-Thog-mad đă trở nên hiếm hoi và những vị ưu tú nhất đă rút
về ẩn dật ở Cung trời Đâu suất [[15]].
Hơn nữa, một con người t́m cách quán triệt được cái bí nhiệm của Nội môn Bí giáo trước khi một Chơn sư Điểm đạo tuyên bố rằng y đă sẵn sàng tiếp nhận những bí nhiệm này ắt giống như
Người không mang theo ngọn đèn lồng mà trong đêm đen tối
mịt lại dám đi tới một nơi đầy những con ḅ cạp, quyết tâm t́m cho ra một
cây kim mà người láng diềng đă làm rơi trên mặt đất.
Lại nữa:
Kẻ nào muốn có được Tri thức Linh
thiêng th́ trước khi muốn đi xa hơn nữa phải
“chỉnh đốn lại ngọn đèn tri giác
nội tâm của ḿnh” để rồi “nhờ vào ánh sáng tốt đẹp như thế” mà dùng những
hành vi phước đức của ḿnh làm một tấm khăn lau, lau sạch cái gương thần bí
của ḿnh [[16]]
, khiến cho y có thể thấy được sự phản chiếu trung
thực Chơn ngă của ḿnh nơi ánh sáng bóng của chiếc gương. . . Trước hết là
làm như vậy, rồi tới Tong-pa-nya [[17]]
và cuối cùng
là Tam muội tam bồ đề (Sammā Sambuddha) [[18]]
.
Trong Phật giáo Trung quốc ta thấy có sự chứng thực cho những phát biểu này với những câu cách ngôn của Lâm Tế (Lin tsi):
Bên trong cơ thể vốn nhận ra các
cảm giác, thu thập kiến thức, suy tư và hành động có “Vô Vị Chơn Nhơn”. Ngài
lộ ra rất là rơ ràng, không có một cái lớp vỏ mỏng manh nào che khuất ngài
cả. Thế th́ tại sao lại không nhận ra ngài được? . . . Nếu tâm trí không tồn
tại một cách hữu thức th́ ở đâu cũng có sự giải thoát . . . Đức Phật là ǵ?
Đáp: là một tâm trí thanh tịnh và
cực lạc. Pháp là ǵ? Đáp: là một
tâm trí trong sáng và giác ngộ. Đạo
là ǵ? Đáp: Ở bất cứ nơi đâu
đều vô ngại và thanh tịnh giác ngộ. Cả ba đều là một
[[19]].
Vị tác giả tôn kính của Phật giáo Trung quốc đă khôi hài về biểu tượng trong hệ thống Phật giáo. Thế nhưng những “cái tát vào má” và những “cú đấm vào be sườn” mà người ta tự chuốc lấy cho ḿnh cũng có phần tương ứng nơi sự hành xác và sự dùng roi tự hành hạ ḿnh (giới luật theo kiểu roi vọt) của các tu sĩ Ki Tô giáo; từ những thế kỷ đầu tiên của Ki Tô giáo cho măi đến tận ngày nay. Nhưng thế th́ chẳng hóa ra tác giả nêu trên là người theo Tin lành, ông dùng nếp sống đức hạnh và tiện nghi để thay thế cho sự hành xác và giới luật. Người ta chế nhạo câu sau đây của Lâm Tế (Lin tsi):
“Vô Vị Chơn Nhơn” cuộn ḿnh trong
một cái vỏ lởm chởm gai giống như quả sồi. Không ai đến gần ngài được. Đây
là Đức Phật, Đức Phật bên trong các bạn. . .
Thật vậy:
Một đứa trẻ không thể nào hiểu được
bảy câu đố! [[20]].
==============
[[2]] Nếu người ta không có được thông tin chính xác và phương pháp đúng đắn th́ cho dù các linh ảnh của ta có chính xác và chân thực trong cuộc sống Linh hồn đến đâu chăng nữa th́ những linh ảnh đó cũng chẳng bao giờ được chụp ảnh lại trong kư ức của con người, và chắc chắn là một vài tế bào của bộ óc sẽ phá hoại trí nhớ của ta.
[[3]]
Phật giáo Trung quốc
trang 158. Đức
Cha Joseph Edkins hoặc là không biết hoặc là – điều này c̣n rất có
thể hơn nữa – hoàn toàn không biết sự tồn tại thật sự của những
Trường phái như thế và chỉ xét đoán theo những điều trá ngụy các
trường phái này ở Trung quốc và gọi Nội môn Bí giáo như thế là “Phật
giáo không chính thống”. Theo một nghĩa nào đó th́ đúng là như vậy.
[[4]]
Xứ
sở đó (Ấn độ) đă đánh mất những sử liệu về những Trường đó cùng với
các giáo lư của những trường này chỉ khi ta
xét về công chúng, nhất là các Đông phương học giả người Âu Tây
không nhạy bén. Ấn độ đă bảo tồn trọn vẹn được những sử liệu này nơi
một vài Mathams (tức là nơi trú ẩn để người ta nhập định thần bí).
Nhưng có lẽ tốt hơn ta nên t́m kiếm những sử liệu này ở những người
thật sự là chủ của nó, cái gọi là các bậc Cao đồ “thần thoại” hay là
các Mahātmās.
[[6]] Họ chắc chắn là bác bỏ một cách quyết liệt nhất cái thuyết b́nh dân về sự chuyển di các thực thể hoặc Linh hồn người nhập vào con thú, nhưng họ không bác bỏ sự tiến hóa của loài người từ loài thú tiến lên – ít ra là xét về các nguyên khí hạ đẳng.
[[7]] Trái lại nó hoàn toàn khớp khi giải thích dưới ánh sáng của Giáo lư Bí truyền. “Tây phương cực lạc” không phải là một điều hư cấu tọa lạc trong một không gian siêu việt. Nó đích thực là một địa điểm ở trên vùng núi hoặc nói chính xác hơn là một nơi bị bao quanh bởi sa mạc trong vùng núi. V́ thế cho nên nó được dành riêng làm chỗ trú ngụ cho các môn sinh Minh triết Bí truyền (các đệ tử của Đức Phật) nào đă đạt tới quả vị La hán và A nan hàm (tức là các Cao đồ). Nó được gọi là “Tây phương” chỉ v́ xét theo địa lư, c̣n núi Thiết Vi vây quanh địa ngục A tỳ và bảy Lokas vây quanh “tây phương cực lạc” là sự biểu diễn cực kỳ chính xác về những địa điểm và những sự vật mà môn sinh Huyền bí học Đông phương đều thừa biết.
[[9]] Từ ngữ này được các Đông phương học giả dịch là “con người chân thực không có địa vị” (?) thật là quá sai lầm. Nó chỉ có nghĩa là Chơn Nhơn tức Chơn Ngă. C̣n “Đức Phật bên trong Đức Phật” có nghĩa có một Đức Phật Thích Ca ở bên trong cũng như ở bên ngoài.
[[12]] Trường phái nhập định do nhà thỉnh kinh Huyền Trang sáng lập gần như đă thất truyền. Pháp Tướng tông có nghĩa là “trường phái tiết lộ bản chất bên trong của mọi sự vật”.
[[14]] “Con dao thí phát” được làm bằng sắt ở các thiên thạch và dùng để cắt đi “lọn tóc thệ nguyện”, tức là tóc ở trên đầu của kẻ sơ cơ khi y được truyền chức lần đầu tiên. Nó là một lưỡi dao mà hai cạnh đều bén hết, sắc như dao cạo và được cất giấu bên trong một cái cán rỗng bằng sừng. Khi ta chạm tới một sợi dây ḷ xo th́ lưỡi dao sẽ phóng ra như một tia chớp và rụt lại cũng nhanh như vậy; ta cần phải hết sức khéo léo mới dùng được nó mà không làm tổn thương cái đầu của các Gelung và Gelung-ma c̣n non trẻ (tức là các ứng viên để trở thành các tu sĩ nam và nữ) trong khi cử hành các nghi thức sơ bộ, diễn ra công khai.
[[15]] Chagna-Thog-mad là tên bằng tiếng Tây tạng của ngài Vô Trước (Āryāsanga), người sáng lập ra trường phái Yogāchārya tức là Naljor-chod-pa. Nghe nói vị Thánh hiền được Điểm đạo này đă được chính Đức Phật Di Lặc (Đức Phật của giống dân thứ sáu) dạy cho “Minh triết” ở Cung trời Đâu suất (cơi trời do ngài chủ tŕ); ngài Vô Trước đă được Đức Di Lặc trao truyền cho năm quyển sách Champaitehos-nga. Tuy nhiên Giáo lư Bí truyền dạy rằng ngài từ Dejung (tức là Shambhalla) giáng xuống; Shambhalla được một số nhà Đông phương học gọi là “cội nguồn của hạnh phúc” (“đạt được minh triết”) và họ bảo rằng đó là một nơi chốn “thần thoại”.
[[16]] Tuy nhiên, xin nhắc độc giả nhớ cho sự kiện “cái gương” là một phần hệ thống biểu tượng Thesmophoria, một phần của Bí pháp Eleusis và người ta dùng cái gương để t́m kiếm Atmu, “Đấng Ẩn tàng” tức “Chơn Ngă”. Trong tài liệu tuyệt vời về những bí pháp nêu trên, Tiến sĩ Alexander Wilder ở New York nói rằng: “Mặc dù Herodotus và những người khác quả quyết rằng cái Bí pháp Bacchus vốn thuộc về Ai cập, nhưng rất có thể là thoạt kỳ thủy chúng xuất phát từ Ấn Độ và thuộc về phái thờ Shiva hay thờ Đức Phật. Kore-Persep-honeia chẳng qua là nữ thần Parasu-pani, tức là Bhāvani, c̣n Zagreus từ Chakara là một xứ trải dài từ đại dương này sang đại dương khác. Nếu đây là một câu chuyện của người Turania th́ ta có thể dễ dàng nhận ra những “cái sừng” là mặt trăng h́nh vành khuyên mà các tu sĩ Lạt ma mang trên người; và ta giả sử rằng toàn bộ câu chuyện thần thoại (chuyện ngụ ngôn về Dionysus và Zagreus) vốn dựa vào sự truyền thừa và sự chuyển di các Lạt ma . . . Toàn thể câu chuyện về Orpheus . . . đều mang sắc thái Ấn Độ”. Câu chuyện về “sự chuyển di và truyền thừa các Lạt ma” không bắt nguồn từ các vị Lạt ma; (các vị Lạt ma chỉ mới có vào thế kỷ thứ 7) mà bắt nguồn từ người Chaldea và Bà la môn c̣n tồn tại xa xưa hơn nữa.
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES