Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 Những chỗ khó khăn trong
Khoa Minh Triết Thiêng Liêng gọi là thông thiên học
 TẬP 4
NGUYÊN TỬ CĂN BẢN HỒNG TRẦN
VÀ KIM QUANG TUYẾN
bạch liên

  CHƯƠNG THỨ NHỨT

 

CÁCH CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CĂN BẢN HỒNG TRẦN

 

Trong quyển ‘Những căn bản Thông Thiên Học’ của Đức Jinarajadasa, dịch ra tiếng Pháp là Évolution Occulte de l’humanité (Sự tiến hóa huyền bí của Nhơn loại), Ngài có nói sơ lược về sự cấu tạo nguyên tử căn bản Hồng Trần như sau:

‘Ngôi thứ Ba sắp những bọt Koilon ra thành những ṿng tṛn khu ốc, mỗi ṿng có bảy bọt Koilon. Những ṿng tṛn khu ốc nầy gọi là những ṿng tṛn khu ốc hạng nhứt (Spirales du 1èr ordre).

Bảy ṿng tṛn khu ốc hạng nhứt quấn lại với nhau làm ra một ṿng tṛn khu ốc hạng nh́.

Những ṿng tṛn khu ốc hạng nh́ quấn lại với nhau làm ra một ṿng tṛn khu ốc hạng ba (Spirales du 3è ordre), rồi cứ tiếp tục như thế cho tới ṿng tṛn khu ốc hạng sáu.

Mười tao của ṿng tṛn khu ốc hạng sáu quấn lại với nhau làm ra nguyên tử căn bản Hồng Trần.

(Dix torons de la spirale du sixième ordre furent entrelacés pour former l’atome physique, l’unité fondamentale de notre matière physique). (Évolution Occulte de l’humanité page 160 – Edition 1950).

 

Xin xem h́nh.

 

 

DƯƠNG                                   ÂM

 

H̀NH DÁNG NGUYÊN TỬ CĂN BẢN HỒNG TRẦN

 

Nguyên tử căn bàn hồng trần h́nh cầu hơi dẹp. Nó giống như một cái lồng làm bằng 10 ṿng hay là 10 sợi dây không có mối, song song với nhau nhưng rời nhau và không bao giờ đụng với nhau. Nếu lấy một sợi dây kéo thẳng ra rồi để nằm trên mặt phẳng, th́ thấy nó làm ra một ṿng tṛn trọn vẹn đóng kín lại hay là một cái khoen khu ốc có 1.680 ṿng. Có thể tháo nó ra và nó thành một ṿng tṛn rộng hơn. Nếu tháo nó ra măi th́ cuối cùng người ta có một ṿng tṛn rộng lớn làm ra bằng những điểm hết sức nhỏ, nhỏ cho đến đỗi phải gần 14 ngàn triệu mới làm ra một nguyên tử căn bản Hồng trần [[1]] .

Tuy nhiên điều ta nên nhớ là 10 sợi của nguyên tử căn bản Hồng Trần chia ra làm hai loại:

Ba sợi dây lớn dày nổi bật lên và bảy sợi nhỏ.

Bảy sợi nhỏ liên lạc với bảy vị Hành Tinh Thượng Đế, mỗi sợi một vị.

Chúng nó rung động, ứng đáp với những luồng sóng dĩ thái, những âm thanh, ánh sáng, hơi nóng v. v. . . Chúng chiếu ra bảy màu của quang phổ (hồng, đỏ vỏ cam, vàng, lục, xanh, chàm và tím). Chúng sanh ra bảy thứ tiếng của âm giai tự nhiên và ứng đáp với sự rung động của các thứ vật chất.

Ba sợi lớn chuyển vận những luồng điện khác nhau. Người ta cho rằng chúng nó liên lạc với ba ngôi của Đức Thái Dương Thượng Đế.

 

NGUYÊN TỬ CĂN BẢN DƯƠNG

VÀ NGUYÊN TỬ CĂN BẢN ÂM.

 

Có hai thứ nguyên tử căn bản:

Một thứ Dương và một thứ Âm.

Khi xem h́nh th́ ta thấy rơ ràng những sợi của nguyên tử Dương đi từ mặt qua trái, c̣n những sợi của nguyên tử Âm th́ đi từ trái qua mặt.

Nói về nguyên tử căn bản Dương th́ thần lực đi từ cơi Trung Giới theo bề thứ tư xuyên qua nguyên tử rồi tuôn xuống cơi trần.

C̣n về nguyên tử Âm th́ thần lực từ cơi Trần xuyên qua nó đặng lên cơi Trung Giới.

Nguyên tử căn bản Dương không khác nào một cái suối, nước từ trong đó tuôn ra sôi sùng sục.

C̣n nguyên tử căn bản Âm giống như một cái lỗ rút nước đi mất hết.

Chỗ thần lực vô ra hũng xuống cho nên nguyên tử giống h́nh trái tim.

Người ta quan sát th́ thấy tất cả những nguyên tử đều thuộc về một trong hai loại, hoặc Âm hoặc Dương.

 

BA CÁCH CỬ ĐỘNG CỦA NGUYÊN TỬ

 

Nguyên tử có ba cách cử động của nó không tùy thuộc áp lực của ảnh hưởng bên ngoài.

Một là: Nó không ngớt xây tṛn theo cốt của nó như là một con vụ.

Hai là: Cốt của nó vẽ một ṿng tṛn nhỏ như ṿng tṛn của một con vụ đương chạy.

Ba là: Nó máy động điều ḥa như trái tim, bóp vô rồi nở ra.

Khi nó bị một lực ở ngoài ảnh hưởng tới nó th́ nó nhảy lên nhảy xuống, nhảy qua nhảy lại làm thành những ṿng tṛn rất lạ lùng và rất lẹ làng, nhưng ba cách cử động của nó vẫn y như cũ.

 

NHỮNG VẬT THUỘC VỀ DƯƠNG

VÀ NHỮNG VẬT THUỘC VỀ ÂM.

 

Trong trời đất vạn vật chia làm hai loại: loại Dương và loại Âm.

Loại nào chứa đựng trong ḿnh nhiều nguyên tử Dương th́ thuộc loại Dương, c̣n loại nào trong ḿnh chứa nhiều nguyên tử Âm th́ thuộc về loại Âm.

Tỷ như bản thảo của Tàu, có nói trong mỗi thứ thuốc, vị là Âm, khí là Dương, thứ nào khí nhiều là thuốc Dương trong loài Dương, thứ nào khí ít là thuốc Âm trong loài Dương.

Thứ nào vị nhiều là thuốc Âm trong loài Âm, c̣n thứ nào vị ít là thuốc Dương trong loài Âm.

Mấy vị Tổ dạy về tánh dược đều có Thần nhăn. Các Ngài thấy rơ thể chất và tánh cách của thuốc cho nên viết ra bản thảo để lưu lại đời sau.

Về thực phẩm, ta có thể nói rằng những thứ nào chứa đựng nguyên tử Dương nhiều hơn nguyên tử Âm th́ thứ đó thuộc về loài Dương. C̣n những thứ nào chứa đựng nguyên tử Âm nhiều hơn nguyên tử Dương th́ thứ đó thuộc về loài Âm.

Về màu sắc cũng vậy.

Thiết tưởng dựa theo thuyết Âm Dương, người ta cũng có thể giả tưởng rằng: Phải chăng có những tinh trùng Dương và những tinh trùng Âm, những noăn châu Âm và những noăn châu Dương. Nếu sự Luân Hồi phải tuân theo luật phép th́ việc sanh ra trai hay gái vốn do định mạng, cho nên tinh trùng Dương mới gặp noăn châu Dương, hoặc tinh trùng Âm mới gặp noăn châu Âm. Giả thuyết nầy để thời gian trả lời.

 

BA ĐẶC TÁNH

BA GU-NA (GUNAS) TRONG THỰC PHẨM

 

Đồ ăn có ba đặc tánh tức ba Gu-na (Gunas) khác nhau:

1)- Một loại có đặc tánh Tịnh (Tamas)

2)- Một loại có đặc tánh Động (Rajas)

3)- Một loại có đặc tánh Ḥa Thanh (Satva).

 

1)- Đồ ăn có đặc tánh Tịnh (Aliments tamasiques).

Tịnh đây không phải là yên lặng. Nó có nghĩa là hôi hám, dơ bẩn làm cho đau ốm, bịnh hoạn phù hạp với sự đen tối.

Thí dụ: Mỡ để lâu ngày, cá ươn, thịt hôi, khô bủn. . .

                        2)- Đồ ăn có đặc tánh Động (Aliments rajasiques).

Ấy là những đồ ăn kích thích, dục sức, nồng, cay, mặn, đắng, khét, có chất độc hoặc ít hoặc nhiều.

Thí dụ: Ớt, tiêu, tỏi, hành, hẹ, kiệu, cà ri, thịt, cá . . . .  Cũng nên thêm rượu nữa.

                        3)- Đồ ăn có đặc tánh Ḥa Thanh (Aliments satviques).

Ấy là những thức ăn thêm sức lực, tăng cường sự sống, khí lực, làm cho con người tráng kiện, vui vẻ, chúng không có chất độc.

Tỷ như: Ngũ cốc (lúa ḿ bổ hơn lúa của ta, nhưng thứ nào cũng đừng xay thật trắng, nó sẽ mất hết chất bổ là cám), các thứ bắp, các thứ trái cây, các thứ khoai (khoai lang bí bổ hơn khoai lang trắng), các thứ đậu, các thứ cải, củ cải, cà rốt, sữa ḅ, bơ, phó mát, trứng. Nói tóm lại, nhứt là đồ ăn lấy trong thảo mộc.

Các cây thuốc cũng có loại thuộc về Động, loại thuộc về Tịnh và loại thuộc về Ḥa Thanh, nhưng trong bản thảo không có phân loại, chỉ nói về tánh dược mà thôi.

 

  CHƯƠNG THỨ HAI

 

NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN

HAY LÀ LƯU TÁNH NGUYÊN TỬ (ATOMES PERMANENTS).

 

Nguyên tử trường tồn hay là Lưu tánh nguyên tử là những nguyên tử ghi nhận tinh hoa của những hoạt động và những kinh nghiệm của mỗi Thể. Chúng nó vẫn c̣n măi từ đời nầy qua đời kia và không rời bỏ con người như mấy nguyên tử khác sau khi con người từ trần.

Có bảy loại nguyên tử trường tồn thuộc về bảy Cung. Trong mỗi người, chúng phải đồng một Cung với nhau.

 

BỘ BA TRƯỜNG TỒN

 

Trong ḿnh chúng ta, bộ ba trường tồn gồm:

a)- Phân tử trường tồn của Hạ Trí (Molécule mentale permanente) chớ không phải Nguyên tử trường tồn. Phân tử trường tồn thuộc về cảnh thứ Tư của cơi Thượng Giới hay là cơi Trí Tuệ.

b)- Một Nguyên tử trường tồn của cái Vía (Atome permanent astral) thuộc về cơi Trung Giới.

c)- Một Nguyên tử trường tồn của Xác thân thuộc về cơi Trần (Atome permanent physique).

Bộ ba trường tồn nầy cột dính với Ba Ngôi Thiêng Liêng (Triade spirituelle: Atma – Boudhi – Manas) bằng một sợi dây làm bằng chất Bồ Đề (Matière Bouddhique) gọi là Sutratma.

Xin xem tới đoạn ‘Màn lưới Sanh tồn’.

Người ta áp dụng danh từ Sutratma cho vị Chơn Nhơn sắp đi đầu thai với ư nghĩa là những kiếp luân hồi xỏ xâu với nhau, mà Chơn Nhơn tượng trưng sợi dây.

Danh từ Sutratma cũng áp dụng cho ngôi thứ Nh́ của Đức Thái Dương Thượng Đế. V́ ngài như một sợi dây, c̣n nhơn vật trong Vũ Trụ của Ngài là những hột ngọc xỏ xâu vào sợi dây.

Tuy nhiên danh từ Sutratma chỉ định một nhiệm vụ hơn là một nhơn vật đặc biệt nào.

 

BA NGÔI THIÊNG LIÊNG

BỘ BA TRƯỜNG TỒN KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG THỂ

 

Ba Ngôi Thiêng Liêng: Atma, Boudhi, Manas không phải là những Thể cao.

Atma là phản ảnh của Chơn Thần tại cơi Niết Bàn.

Boudhi là phản ảnh của Chơn Thần tại cơi Bồ Đề.

Manas là phản ảnh của Chơn Thần tại cơi Thượng Giới.

Ấy là ba lằn sáng của Chơn Thần (3 Rayons) dọi xuống ba cơi.

Atma, Boudhi, Manas có nhiều tên như: Con người trên Thượng Giới, Ba Ngôi Cao cả, Bản Ngă Cao siêu hoặc là Jivatma [[2]] .

Atma có một Thể gọi là Corps Atmique, Thiên Thể, Thể Thiêng Liêng.

Boudhi có một Thể gọi là Corps Bouddhique, Thể Bồ Đề, Kim Thân hay là Thể Trực Giác.

Manas có một Thể gọi là Thượng Trí hay là Nhân Thể (Corps Causal).

Tiên Thể, Thể Bồ Đề và Nhân Thể là Ba Thể Trường tồn bất diệt. Chúng theo con người từ kiếp nầy qua kiếp kia. Chúng là ba Thể cao.

Bộ ba trường tồn cũng vậy, chúng không phải là ba Thể thấp.

1)- Phân tử trường tồn của cơi Trí Tuệ (Molécule Mentale) sau thu hút những phân tử hạp với nó đặng làm ra Hạ Trí của con người.

2)- Nguyên tử trường tồn của cơi Trung Giới (Atome Astral) sau thu hút những nguyên tử hạp với nó đặng làm ra cái Vía của con người.

3)- Nguyên tử trường tồn Hồng Trần (Atome Physique) sau thu hút những nguyên tử hạp với nó đặng làm ra Xác thân của con người.

Thân, Vía và Hạ Trí là những Thể thấp của con người.

 

CHƯƠNG THỨ BA

 

SỰ LIÊN LẠC GIỮA BỘ BA TRƯỜNG TỒN

VÀ BA NGÔI THIÊNG LIÊNG. (TRIADE SPIRITUELLE)

 

Có sự liên lạc giữa Bộ Ba Trường Tồn và Ba Ngôi Thiêng Liêng.

Ba Ngôi Thiêng Liêng là Atma, Boudhi, Manas.

Trạng thái của Atma là Ư Chí (Volonté).

Trạng thái của Boudhi là Minh Triết – Bác Ái (Sagesse – Amour)

Trạng thái của Manas là sự Hoạt Động (Activité).

Ba trạng thái nầy vốn từ ChơnThần ban xuống.

Sự liên lạc giữa Bộ Ba Trường Tồn và Ba Ngôi Thiêng Liêng diễn ra hồi nào không thấy nói. Chỉ biết rằng sợi dây cột dính Bộ Ba Trường Tồn và Ba Ngôi Thiêng Liêng làm bằng chất Bồ Đề gọi là Sutratma.

 

MÀN LƯỚI SANH TỒN (TRAME DE VIE)

HAY LÀ KIM QUANG TUYẾN.

 

Nói tới Sutratma th́ phải nói vài lời về Màn Lưới Sanh Tồn (Trame de Vie) hay là Kim Quang Tuyến làm bằng chất Bồ Đề.

Trong quyển ‘Khảo Cứu Về Tâm Thức’ (Etude sur la Consciene) Đức Bà A. Besant có trạng tả Màn Lưới Sanh Tồn nơi Chương IV. Song bài đó c̣n thiếu sót nhiều và không được rành rẽ. Sau bà có viết thêm để bổ túc. Thật ra vấn đề nầy cực kỳ khó khăn v́ phải mở tới Huệ nhăn mới hiểu được. Nó hữu ích cho sanh viên Huyền bí học hơn là người thường, hay là người mới học Đạo, v́ không quan niệm nổi. Tôi xin tóm tắt mà thôi.

Trong quyển ‘Khảo Cứu về Tâm Thức’ Đức Bà A. Besant nói: “Nếu dùng Huệ nhăn tức là nhăn quang của Thể Bồ Đề (Vision Bouddhique) quan sát những thể của chúng ta th́ thấy chúng nó biến mất. Chỗ của chúng nó hiện ra một tấm lưới làm bằng chất Bồ Đề, màu vàng, cực kỳ xinh đẹp, mịn màng và chói sáng rực rỡ.

Xem xét kỹ lưỡng hơn nữa th́ thấy tấm lưới nầy do một sợi chỉ làm ra. Sợi chỉ nầy là Kim Quang Tuyến Sutratma kéo dài ra. Lúc bào thai c̣n ở trong ḷng mẹ th́ sợi chỉ nầy từ trong Nguyên tử Trường tồn đi ra ngoài rồi sanh những nhánh nhóc túa ra tứ phía. Sự phát triển nầy cứ tiếp diễn măi cho tới khi xác thân của đứa nhỏ thành h́nh trọn vẹn. Trong đời sống Hồng trần sanh lực Prana không ngớt tuôn xuống dài theo những nhánh nhóc ấy.

Khi con người chết th́ sợi chỉ nầy thu ngắn lại, nó mang theo sanh lực, và rút vào trái tim, ở đây nó quấn nhiều lần Nguyên tử Trường tồn của xác thân. Người ta thấy chung quanh nó, tại trái tim, ngọn lửa màu tím của sanh lực chói ra rực rỡ.

Rồi th́ sanh lực màn lưới và Nguyên tử Trường tồn cùng nhau đi theo ống mạch Sút hum na thứ nh́ (Sushumna secondaire) [[3]] lên tới năo thứ ba (3 è Venticute) của đỉnh đầu rồi thoát ra ngoài do chỗ giáp mí đường liền xương đỉnh đầu và sau ót (Sutures pariétales et occipitales).

Màn lưới ra đi rồi, thân thể con người lạnh ngắt và sanh lực không c̣n vô ḿnh được nữa.

Màn lưới bao bọc Nguyên tử Trường Tồn như một cái vỏ màu vàng, giống hệt ổ kén, nó bảo vệ Nguyên tử Trường Tồn cho tới khi nào một cái thân mới được tượng h́nh. Khi cái Vía và Hạ Trí tan ră rồi, màn lười cũng bảo vệ Nguyên tử Trường Tồn của cái Vía và Phân tử Trường Tồn của Hạ Trí, cũng như nó lo lắng cho Nguyên tử Trường Tồn của Xác thân. Bộ Ba Trường Tồn nầy vô nằm trong Thượng Trí hay là Nhân Thể, nó giống như một cái hột chiếu sáng rực rỡ.

Khi Linh hồn đi đầu thai th́ Bộ Ba Trường Tồn sẽ hoạt động lại.

 

LÀM SAO BỘ BA TRƯỜNG TỒN

VÔ NẰM TRONG NHÂN THỂ ĐƯỢC.

 

Sanh viên đă nêu ra câu hỏi: Xác thân không thể lên cơi Trung Giới. Cái Vía không thể lên cơi Thượng Giới th́ làm sao Bộ Ba Trường Tồn vô nằm ở trong Thượng Trí được?

Bà A. Besant mới trả lời: ‘Các bạn quên rằng bảy cơi thâm nhập nhau và xỏ rế với nhau. Nguyên tử Trường tồn của Xác thân nằm chỗ giáp mí cơi Trần và cơi Trung Giới, Nguyên tử Trường tồn cái Vía nằm tại chỗ giáp mí cơi Trung Giới và cơi Thượng Giới.’

Ấy tại người ta cứ tưởng rằng bảy cơi chồng chất với nhau như bảy từng lầu.

Từng thứ bảy là cơi Trần.

Từng thứ sáu là cơi Trung Giới.

Từng thứ năm là cơi Thượng Giới hay là cơi Trí Tuệ v. v. . .

Nếu tưởng như thế th́ làm sao Nguyên tử Trường tồn của Xác thân và Nguyên tử Trường tồn của cái Vía vô năm trong Nhân Thể được.

 

BÀI BỔ TÚC CỦA BÀ A. BESANT

 

Tiện đây tôi xin nói vài lời về Bài bổ túc của Đức Bà A. Besant.

Trong quyển ‘Khảo Cứu về Tâm Thức’ nói rằng:

Màn lưới sanh tồn (Trame de Vie) làm bằng chất Bồ Đề, nhưng không giải thích rành rẽ rằng tại ba cơi: cơi Thượng Giới, cơi Trung Giới và cơi Hạ Giới (Hồng Trần), ở cơi nào màn lưới nầy cũng có một lớp vỏ làm bằng nguyên tử căn bản của cơi đó bao bọc nó ở ngoài.

Thế nên trong ḿnh con người có một màn lưới sanh tồn hoàn toàn đầy đủ, gồm:

a)- Một cốt tủy ở chính giữa làm bằng chất Bồ Đề.

b)- Ba lớp vỏ bao bọc chung quanh ở ngoài.

1/- Lớp thứ nhứt làm bằng nguyên tử căn bản của cơi Thượng Giới [[4]].

2/- Lớp thứ nh́ làm bằng nguyên tử căn bản của cơi Trung Giới.

3/- Lớp thứ ba làm bằng nguyên tử căn bản của cơi Hạ Giới hay là Hồng Trần.

 

MÀN LƯỚI BỒ ĐỀ

(Trame Bouddhique)

 

Cốt tủy Bồ Đề tủa ra nhiều nhánh nhóc, nối tiếp nhau làm ra một màn lưới gọi là Màn Lưới Bồ Đề.

Đó là vận cụ của Lương Tri hay là Tâm Thức của Chơn Nhơn.

Nó cũng là phương tiện giao thông giữa Ba Ngôi Thiêng Liêng (Chơn Nhơn) và những Thể. Khi mà Sự Sống tức Thần Lực càng tuôn xuống cho nó th́ nó càng chiếu sáng rực rỡ như ngọn lửa linh động.

 

MÀN LƯỚI CỦA NHỮNG LỚP VỎ

(Trame des fourreaux)

 

Ba lớp vỏ đều thâm nhập với nhau. Tại mỗi cơi, mỗi lớp vỏ đều có một số nhánh nhóc tủa ra làm thành một màn lưới gọi là Màn Lưới của lớp vỏ.

Có ba Màn Lưới của lớp vỏ.

Màn Lưới của lớp vỏ tại cơi Thượng Giới.

Màn Lưới của lớp vỏ tại cơi Trung Giới.

Màn Lưới của lớp vỏ tại cơi Hồng Trần.

Màn Lưới của lớp vỏ là vận cụ của Sanh lực Prana. V́ vậy nên gọi nó là Màn Lưới Sanh Lực để phân biệt với Màn Lưới Bồ Đề.

Có một điều nên ghi nhớ là  những mắt lưới của Màn Lưới Bồ Đề th́ rộng lớn. C̣n những mắt lưới của Sanh lực càng đi xuống dưới th́ càng nhỏ. Tới cơi Trần th́ nó nhỏ hết sức, nhỏ một cách kỳ lạ.

 

MÀN LƯỚI SANH TỒN

SAU KHI CON NGƯỜI TỪ TRẦN

 

Sau khi con người tắt hơi rồi, Màn lưới Bồ Đề tự rút lui. Lớp vỏ sanh lực Hồng Trần và Xác thân lần lần tan ră. Màn lưới Bồ Đề bao bọc hột Nguyên tử Trường tồn của Xác thân và làm thành một ổ kén để che chở nó.

Trong khoảng thời gian, từ khi con người bỏ xác cho tới lúc trở xuống đầu thai lại một lần nữa th́: Nguyên tử Trường tồn của xác thịt ở riêng biệt không tiếp xúc với cảnh giới Hồng Trần v́ màn lưới Bồ Đề làm ra một từ trường bao phủ nó, không có chi thâm nhập được. Nhờ vậy tất cả những ǵ mà Nguyên tử Trường tồn đă ghi nhận đều được giữ ǵn đặng truyền lại kiếp sau. Khi con người ĺa cơi Trung Giới lên cơi Hạ Thiên th́ Màn lưới sanh lực ở trong cái Vía rút lui, nó tan ră lần lần với cái Vía.

C̣n Nguyên tử Trường tồn của cái Vía cũng được Màn lưới Bồ Đề bao bọc như Nguyên tử Hồng Trần.

Rồi đúng ngày giờ, con người bỏ cơi Hạ Thiên lên cơi Thượng Thiên th́ Hạ Trí và Màn lưới Sanh lực của nó cũng tan ră lần lần. Phân tử Trường tồn của Hạ Trí cũng được Màn lưới Bồ Đề bao bọc như hai Nguyên tử Trường tồn kia. Rồi Bộ Ba Trường Tồn vô nằm trong Thượng Trí và chiếu sáng rực rỡ. Trong mỗi trường hợp, Màn lưới Sanh tồn có phận sự đùm bọc, che chở và giữ ǵn Bộ Ba Trường Tồn trong ba Thể Thân, Vía và Hạ Trí tan ră.

Tới kỳ con người phải trở xuống Trần đầu thai lại, th́ Màn lưới Sanh tồn thoát ra, Nguyên tử và Phân tử Trường tồn được tự do hoạt động trở lại đúng với định mạng và tới chừng đó những Màn lưới Sanh lực mới bắt đầu thành h́nh như xưa.

Tôi xin nói thêm một điều là từ loài Kim thạch cho đến loài Thảo mộc, Cầm thú và Con người, mỗi loài đều có Màn lưới Sanh tồn (Trame de Vie) riêng biệt, chớ không phải chỉ riêng con người mới có Màn lưới Sanh tồn mà thôi.

Như trước đây, Đức Bà A. Besant đă nói phải mở tới Huệ nhăn (Vision Bouddhique) mới thấy được Màn lưới Bồ Đề, mở Thần nhăn chỉ thấy cái Vía mà thôi.

Thế th́ không phải dễ mà hiểu Màn lưới Sanh tồn đâu, nhưng khi nói về Sutratma th́ phải nói tới Màn lưới Bồ Đề. Đây cũng là sự bất đắc dĩ phải nói chuyện ‘mua trâu vẽ bóng’.

 

H Ế T


[[1]] Xin xem quyển Hóa Học Huyền Bí (La Chimie Occulte) của Đức Bà A. Besant và Đức Leadbeater trương 169.

[[2]]  Trong quyển Thượng Trí hay là Nhân Thể (Corps Causal) Chương VI. Từ nguyên tử đến Chơn Thần – Des Atomes aux Monades – trương 39 có mấy câu nầy:

H. P. Blavatsky a donné une description graphique de la projection des Monades. ‘Le triangle primordial (c’est à dire la Monade à trois face: Volonté, sagesse, activité) aussitôt qu’il s’est réfléchi dans l’homme céleste (c’est à dire Atma – Boudhi – Manas le plus exalté des sept inférieurs, disparait pour retourner au ‘Silence et à l’obscurité).

Trương 46. Atma – Boudhi – Manas, Le Rayon de la Monade est connu également sous d’autres noms: tels que l’homme céleste, l’homme intellectuel, la triade intellectuelle ou supérieure, le Soi suprême, le Soi détaché, ect . . . Le terme Jivatma lui est également appliqué. 

[[3]] Sushumna (theo Phạn ngữ chữ U đọc ou) thứ nhứt. Sushumna primaire ở chính giữa xương sống. Không dịch được tiếng Sút hum na.

[[4]] Xin nhắc: Nguyên tử căn bản là nguyên tử làm ra cảnh thứ nhứt  của mỗi cơi.

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES