trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 
 


NGUỒN CỘI CHUNG CỦA CON NGƯỜI

trích trong Bí Quyết Thông Thiên Hoc
 

Vấn : Xin bạn cho biết v́ sao ?

Đáp : Chứng minh giản tiện nhứt là dựa vào luân lư, triết lư, siêu h́nh học và cả khoa học:

a/- Tất cả mọi người đều cùng chung một nguồn cội tâm linh và vật chất, đây là giáo huấn chính yếu của Thông Thiên Học.

b/- V́ nhân loại đều đích thật cùng chung một tinh túy duy nhất, tinh túy nầy là một, vô cùng vô tận, không sáng tạo và hằng cửu, dù chúng ta có dùng danh từ Thượng Đế hay Tạo Hóa cũng vậy. Do đó, không có cái chi có thể cảm nhiễm một quốc gia hoặc một người, mà đồng thời lại không cảm nhiễm tất cả các quốc gia và các người khác. Điều nầy cũng chắc chắn và rơ ràng như việc làm rơi một viên đá xuống hồ, tất nhiên sớm muộn ǵ viên đá cũng làm nước trong hồ chuyển động.

Vấn : Đây không phải là lời giáo huấn của Đức Christ, mà là một quan niệm về phiếm thần luận đúng hơn.

Đáp : Bạn lầm lẫn rồi. Trái lại, tư tưởng nầy lại thuần lư Cơ Đốc, nhưng không thuộc Do Thái Giáo, v́ thế các quốc gia tuân theo Thánh Kinh có lẽ không thích t́m hiểu các tư tưởng đó.

Vấn : Một sự tố giác như thế thật bất công và quá bao quát. Dựa vào đâu bạn đề xướng một chứng cứ như vậy ?
Đáp : Các chứng cứ của tôi vừa với tầm hiểu biết. Người ta nói Đức Christ dạy: “Các ngươi hăy thương lẫn nhau” và “Hăy thương kẻ thù nghịch của ngươi”; “v́ chưng nếu ngươi chỉ thuơng yêu những người mà ngươi ưa thích th́ c̣n có chi xứng đáng nữa? Các người Publicains [13] há không làm như thế chăng? Và, nếu ngươi cứ đón tiếp các bạn bè, anh em ngươi, th́ ngươi có làm chi khác lạ hơn đâu? Các người Publicains há không làm như thế sao? “ Đó chính là những lời của Đức Christ. Trong Khởi Nguyên Thuyết (Genèse) (IX,25 có nói “Chanaan hăy bị nguyền rủa! Chanaan là tôi tớ cho những người phụng sự các anh em của ḿnh”. Đây là lư do v́ sao các người theo Cơ Đốc Thánh Kinh ưa thích luật của Moise hơn luật bác ái của Đức Christ. Họ thích Cựu Ước kinh v́ nó thỏa măn mọi t́nh cảm; các luật lệ có tính cách xâm chiếm, thôn tính và áp chế đối với các dân tộc mà họ cho c̣n thấp kém. Biết bao trọng tội mà họ phạm phải v́ tin tưởng và bản văn thâm hiểm (nếu được hiểu theo nghĩa đen) của Khởi Nguyên Thuyết! Chỉ nhờ lịch sử mới có thể cho ta một ư niệm, tuy rất xa thực tế.

Vấn : Tôi có nghe bạn nói rằng đồng nhất tính về nguồn cội vật chất của chúng ta được chứng minh bởi khoa học, và đồng nhất tính về nguồn cội tâm linh lại do Tôn giáo Minh Triết. Tuy nhiên các người theo học phái Darwin không chứng tỏ được t́nh Huynh Đệ đậm đà.

Đáp : Hoàn toàn đúng; và chính điều nầy chứng tỏ sự thiếu sót của các học phái duy vật, và chứng minh các nhà Thông Thiên Học có lư. Đồng nhất tính về nguồn cội vật chất không lay chuyển được các t́nh cảm cao thượng nhất và sâu xa nhất của con người. Vật chất bị thiếu linh hồn và chân linh, nghiă là tinh túy thiêng liêng của nó không thể trực chỉ vào tâm nhân loại; nhưng chỉ có sự đồng nhất tính của linh hồn và chân linh, nghĩa là của con người thực sự và bất tử, như Thông Thiên Học đă tŕnh bày; một khi đă được chứng minh và đă thành lập vào tâm của ta rồi, sẽ dẫn dắt chúng ta tiến rất xa trên con đường thiện tâm, thiện ư, xây dựng t́nh huynh đệ thực sự.

Vấn : Nhưng làm như thế Thông Thiên Học giải thích được nguồn cội chung của nhân loại không ?

Đáp : Bằng cách chỉ dẫn rằng cội rễ của tất cả bản chất khách quan và chủ quan, cũng như của tất cả cái chi hiện có trong vũ trụ hữu h́nh và vô h́nh, đều đang là, đă là và luôn luôn là một tinh túy tuyệt đối, mà từ đó mọi vật phát tỏa ra và lại phải quay trở về. Triết lư Aryen là thế, và nó chỉ được tượng trưng hoàn toàn trong các môn phái Vệ-Đà và Phật giáo mà thôi. Với mục tiêu được hướng đến nầy, đây là bổn phận của tất cả các nhà Thông Thiên Học ở mọi xứ phải giúp đỡ bằng các phương tiện thực tiễn, để phát triển đường lối giáo dục không môn phái ( l’éducation non-sectaire).

Vấn : Vậy qui tắc của Hội Thông Thiên Học khuyên bạn nên thực thi như thế nào? Tôi muốn nói trong phạm vi vật chất .

Đáp : Để khêu gợi t́nh huynh đệ giữa các quốc gia, chúng ta phải giúp đỡ sự giao dịch quốc tế trên phương diện nghệ thuật, và các sản phẩm lợi ích trở thành tổng quát hơn. Phải giúp đỡ bằng lời khuyên bảo, bằng tất cả các tin tức mà chúng ta có thể cung cấp, và bằng sự hợp tác với các người có thiện chí cũng như với tất cả mọi công việc (miễn là, theo như các điều lệ đă ghi thêm, Hội hoặc các “Hội viên” phục vụ nhưng không lănh một lợi lộc nào”). Để tŕnh một trường hợp điển h́nh, thí dụ sự tổ chức của Hội do ông Edouard Bellamy mô tả trong tác phẩm trác tuyệt “Một trăm năm sau”. Ông tŕnh bày rất kỳ diệu về ư niệm Thông Thiên Học trở thành bước đầu tiên để tiến đến sự thực hiện hoàn hảo t́nh huynh đệ đại đồng. Trạng thái sự việc mà ông diễn tả khó có thể thực hiện v́ thiếu thiện chí bởi tính ích kỷ vẫn c̣n, và vẫn tác động nơi tâm con người. Nói một cách tổng quát th́ tính ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa đă bị ư niệm cộng đồng trách nhiệm và t́nh huynh đệ tương trợ đánh bại, và kế hoạch về đời sống mà ông tŕnh bày đă làm suy giảm phần nào các nguyên do có khuynh hướng sáng tạo và tăng cường tính ích kỷ.

Vấn : Vậy th́, với tính cách là người Thông Thiên Học, bạn sẽ tham gia và cố gắng thực hiện một lư tưởng như thế chăng ?

Đáp : Chắc chắn như vậy, chúng tôi đă từng chứng minh bằng hành động. Bạn có biết về các câu lạc bộ và đảng phái quốc gia được sáng lập lại Mỹ-Châu kể từ lúc tác phẩm của ông Bellamy được xuất bản không ? Chúng tự minh định một cách rơ rệt, và sau nầy càng ngày càng phát hiện chính xác hơn. Vậy, các câu lạc bộ và đảng phái đó đă được các nhà Thông Thiên Học thành lập. Một trong các câu lạc bộ đầu tiên, câu lạc bộ quốc gia tại Boston (Massachussets), mà vị Chủ-tịch và Tổng Thư kư là nhà Thông Thiên Học, và phần đông hội viên câu lạc bộ cũng là hội viên Hội Thông Thiên Học. Việc thành lập các câu lạc bộ và đảng phái kể trên, chứng minh rơ ràng ảnh hưởng của Thông Thiên Học và của Hội Thông Thiên Học, v́ t́nh Huynh Đệ giữa nhân loại như Giáo lư nầy đă dạy được dùng làm căn bản và nguyên tắc chính yếu. Tuyên ngôn về các nguyên tắc có đoạn: “Nguyên tắc về T́nh Huynh Đệ giữa Nhân loại là một trong các chân lư vĩnh cửu, nguyên tắc nầy điều khiển sự tiến bộ của thế gian, tùy theo đường lối chúng phân biệt bản tính của nhân loại với loài thú “. Có cái chi thực sự Thông Thiên Học hơn điều đó không? Nhưng cũng chưa đủ. Điều cần thiết là phải làm sao thâm nhập vào con người ư niệm, nếu nguồn cội của nhân loại là một th́ cần có một chân lư duy nhất tự biểu lộ trong tất cả các tôn giáo khác nhau – ngoại trừ trong Do Thái Giáo v́ không ai thấy chân lư nầy được tŕnh bày trong Bí Thuật Giáo (Cabale).

Vấn : Có thể bạn hữu lư về những điều liên quan đến nguồn cội chung của các tôn giáo. Nhưng làm thế nào áp dụng t́nh Huynh Đệ trên cơi đời vật chất nầy?

Đáp : Trước tiên, tôi xin nói về điều chi có thật trên cơi giới siêu h́nh cũng phải có thật trên cơi giới vật chất. Kế đến, không có cái chi phát sinh nhiều oán thù và chiến đấu hơn là sự dị biệt về tôn giáo. Khi một môn phái tự tin rằng ḿnh là sở hữu chủ của chân lư tuyệt đối, th́ đương nhiên cũng cho rằng các tôn giáo khác dễ bị sai lạc hoặc Aùm Aûnh.

Người ta có thể chỉ cho đồng loại nh́n thấy, không một giáo phái nào chíếm được trọn cả chân lư, nhưng trái lại tất cả các môn phái tự bổ túc lẫn nhau, và trong các giáo lư phối hợp lại, người ta mới t́m thấy được chân lư trọn vẹn, lẽ dĩ nhiên sau khi đă loại trừ những giáo lư sai lầm; như thế th́ t́nh Huynh đệ thực sự về tôn giáo sẽ được thiết lập. Một lư luận như thế được áp dụng cho thế giới vật chất.

Vấn : Xin bạn cứ tiếp tục giải thích.

Đáp : Chúng ta hăy lấy một thí dụ: một cây gồm có: rễ, thân cây, nhiều cành và lá. Nhân loại được xem như thế một cách bao quát và họp thành một thân phát xuất từ cội rễ tâm linh; giống như vậy, thân cây có thể được xem như là góp phần vào sự đơn nhất của cây. Nếu người ta làm hư hại thân cây, dĩ nhiên mỗi cành, mỗi lá phải bị ảnh hưởng lây. Nhân loại cũng thế ấy.

Vấn : Vâng, nếu bạn phá hư một lá hoặc một cành, bạn không làm hư trọn cả cây sao ?

Đáp : Bạn nghĩ rằng khi gây hại cho một người, bạn không gây hại cả nhân loại hay sao? Làm thế nào bạn có thể hiểu được việc đó? Bạn có biết chăng khoa học duy vật dạy rằng một sự hư hại nhỏ gây ra cho cây có thể ảnh hưởng tất cả diễn tŕnh của sự tăng trưởng và của các sự phát triển tương lai của nó? Sự đồng nhất là hoàn hảo, và chính bạn mới lầm lạc. Tuy nhiên, nếu bạn không lưu ư trọn cả thân thể chịu ảnh hưởng về một ngón tay bị dao cắt đứt, và dấu cắt này tác động vào trọn cả thân thể nhắc nhở cho bạn nhớ rằng có nhiều định luật tâm linh khác tác động cho thảo mộc, thú vật cũng như nhân loại; nhưng có lẽ bạn sẽ từ khước sự hiện tồn của các định luật nầy, v́ bạn không chịu nh́n nhận ảnh hưởng của chúng đối với thảo mộc và thú vật.

Vấn : Bạn giảng giải về các định luật nào?

Đáp : Chúng tôi gọi là: các định luật Nhân Quả. Nhưng bạn không hiểu được ư nghĩa trọn vẹn của nó, nếu bạn không nghiên cứu Huyền Bí Học. Tuy nhiên, thực sự lư luận của tôi được căn cứ vào sự đồng nhất của cây, chớ không giả thuyết về sự hiện tồn của các định luật. Bạn hăy phát triển ư tưởng nầy, bạn hăy áp dụng nó một cách tổng quát, và bạn sẽ thấy trong triết học chân chính mọi hành động vật chất đều nhất thiết kéo theo một hậu quả luân lư và vĩnh cửu. Nếu bạn làm hại một người bằng cách gây ra cho họ một điều đau đớn vật chất và có lẽ bạn nghĩ rằng sự đau đớn đó không thể lan truyền qua người lân cận hoặc cho những người thuộc các quốc gia khác. Trái lại, chúng tôi xác nhận rằng, với thời gian, hiệu quả đó sẽ phát sinh. V́ thế chúng tôi xin xác nhận t́nh cảm huynh đệ do những nhà Đại Cải Cách thuyết giảng và nhất là do Đức Phật và Đức Jésus, chỉ có thể thực hiện được tại địa cầu ngày giờ nào con người hiểu biết và chấp nhận như một chân lư xác định (vérité axiomatique) sự việc người ta không thể gây hại cho một người mà đồng thời lại không gây hại cho chính họ, và cuối cùng c̣n gây hại cho nhân loại.
 


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở