|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
bản dịch Như Khuê Tiểu Hoa Nhi - 2010
|
|
Năng Lực Fohat
Joy Mills
Joy Mills đă nghiên cứu Thông Thiên Học hơn sáu mươi năm.
Bà đă từng là Hội trưởng Thông Thiên Học của
Xứ Bộ Hoa Kỳ và Úc, Phó Hội trưởng Hội Thông Thiên Học quốc tế, giám đốc
trường School of Wisdom tại Adyar, và giám đốc của trường Krotona School of
Theosophy. Một bộ sưu tập các bài tiểu luận của bà, The One True Adventure:
Theosophy and Quest for Meaning, đă được xuất bản bởi Quest Books vào năm
2008.
Nguyên lư chính của Thông Thiên Học là lấy nhất thể và sự toàn nguyên của vũ
trụ làm nền tảng. Có nhiều phương thức mà muôn ngàn sự sống thể hiện, trải
nghiệm đa dạng và khôn cùng vốn thoát thai từ nhất thể đó tạo thành siêu
h́nh học của Thông Thiên Học, và rồi dựa theo đó, quan niệm vũ trụ của siêu
h́nh học Thông Thiên Học có một sự nhất quán triệt để. Tất cả những ư tưởng
vĩ đại, sự dồi dào chi tiết hấp dẫn, giàu h́nh ảnh tượng trưng, các thuật
ngữ khác nhau, và bối cảnh lịch sử bao quát mà chúng ta t́m thấy được thể
hiện trong tác phẩm Thông Thiên Học cần phải được đặt dưới dạng nhất quán
triệt để đó.
Trong suốt thế kỷ vừa qua, nhiều sự an bài đă được thực hiện dưới dạng
phương cách này hoặc hệ thống kia dường như đă thích hợp nhất cho những hoàn
cảnh hay phù hợp nhất cho vị đạo sư. Điều này có thể hiểu được hoàn toàn, v́
nhiệm vụ này không phải là một công việc dễ dàng, một phần v́ sự khai triển
của Nhứt Bổn trong Tán Vạn Thù thể hiện cùng một lúc tính tinh tế, phức tạp,
và mờ mờ hư ảo, một phần v́ có rất nhiều cách xem xét quá tŕnh khác, và một
phần bởi v́ có
quá nhiều chỗ thiếu sót nghiêm trọng trong kiến thức của chúng ta. Tuy nhiên,
chúng ta có một lợi thế rất quan trọng: siêu h́nh học của Thông Thiên Học
được thế giới hôm nay tiếp thu nhiều hơn, nó đang đạt được sự hỗ trợ hẳn
nhiên trên nhiều mặt, quan trọng nhất là mặt khoa học. Dù nó được công nhận
là như vậy hay không th́ cũng không thành vấn đề.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của chúng ta sẽ đơn giản hơn nếu chúng ta có thể xác
định, nhận ra một số câu hỏi thực sự lớn mà chúng ta phải đưa vào tài liệu
nhằm khám phá những ǵ chúng ta có thể gọi là “tinh hoa của Thông thiên Học".
Một trong những tài liệu mà tôi đă t́m thấy ư nghĩa nhất cho mục đích này
được gọi là bài "Những Lời Chú Giải Về Vũ Trụ," mà người ta cho rằng của
chân sư Morya và lần đầu tiên xuất hiện như là một phụ lục cho cuốn Những
bức thư của bà HP Blavatsky gửi cho ông AP Sinnett. Trong đó, Sinnett và
A.O. Hume bạn của ông, nêu ra một số câu hỏi quan trọng: Đâu là hai loại
kiến thức? Kiến thức chân thực là ǵ? Ai sở hữu nó? Thế nào là nguyên sơ?
Để đáp lại, Chân Sư đưa ra những phát biểu
về đề tài làm cho đầu óc tôi nhận diện siêu h́nh học cơ bản một cách minh
bạch. Câu trả lời đầu tiên là: "Tất cả mọi thứ trong vũ trụ huyền bí, bao
trùm tất cả các nguyên nhân ban sơ, đều dựa trên hai nguyên lư – năng lượng
vũ trụ (Fohat hoặc hơi thở của minh triết) và quan niệm h́nh thành vũ trụ."
Chỉ trong câu này, Chân Sư đă thiết lập cả hai phần ban sơ của tâm thức
(“Kosmic ideation - quan niệm h́nh thành vũ trụ”) và nguyên lư hoạt
động của nó ("Fohat").
Câu hỏi tiếp theo ngay sau đó: Điều vĩnh hằng duy nhất trong vũ trụ vốn độc
lập với mọi điều khác không? Đối với câu hỏi này câu trả lời là không gian.
Nhưng không gian là ǵ, vậy nó h́nh thành ra sao? Trong khi tác giả của
những chú giải không nói nhiều về
điều ấy ở đây, th́ nó lại được làm sáng tỏ ở nơi khác trong tác phẩm chẳng
những không gian là lĩnh vực vũ trụ bao gồm cả sự hiện hữu, cái hữu (khoảng
đầy) lẫn không hiện hữu, phi hữu (khoảng không), mà c̣n cho rằng không gian
tương đương với tâm thức vũ trụ, v́ thế nên nó là điều kiện tuyệt đốí của sự
sống. Ví dụ trong bức thư 119 của Các Bức Thánh Thư (ấn bản theo niên đại),
Chân Sư Koot Hoomi viết: "Không Gian chính nó là vô định. Nó không h́nh thể
,vô sắc tướng, bất biến và tuyệt đối. Giống như cái trí con người (humand
mind), vốn là nguồn sinh ra tư tưởng bất tận, Đại trí (Universal Mind) tức
Không Gian với quan niệm h́nh thành của nó, được phóng chiếu vào khách thể
lúc thời gian được ấn định, nhưng không gian chính nó không bị ảnh hưởng
theo cách đó.”
Đây là gốc rễ của những ǵ được gọi là Đạo Lư, Lẽ Đạo (Giáo lư về ngôi Lời)
(Logos Doctrine). Theo đó Không gian là lĩnh vực hợp nhất toàn thể lẫn tận
cùng. Lama Anagarika Govinda vạch ra rằng không gian trong truyền thống Ấn
Độ được gọi là akasha, mà qua đó
mọi vật đi đến chỗ hiện thể, nghĩa là qua đó chúng mở rộng hay có sắc tướng.
Akasha bao gồm tất cả các khả năng chuyển động, không chỉ vật chất mà c̣n cả
tinh thần, và cũng bao gồm chiều kích vô định, nó được gọi là "không gian
tâm thức" (Nền Tảng của Thần Bí Tây Tạng, trang 137). Trong truyền thống
thông thiên học Phương Tây, triết gia Plotinus thuộc trường phái Tân Plato
cho rằng sự chuyển động hoặc di chuyển bắt nguồn từ không gian.
Có thể dường như tôi đă dành quá nhiều sự chú ư đến không gian, nhưng nếu
người ta muốn hiểu bản chất của Fohat th́ phải cần thiết xét đến phương thức
hoặc năng lực khách thể của nó. Điều này chứng tỏ rằng tŕnh tự của vũ trụ
mà Chân Sư Morya khẳng định trong câu trả lời cho câu hỏi tiếp theo trong
"Những Ghi chú về vũ trụ": "Điều ǵ đang cùng tồn tại với không gian?" Trả
lời là: (1) kỳ gian; (2) vật chất; (3) chuyển động. Chân Sư tiếp tục giải
thích, "v́ đây là đời sống bất
diệt của vật chất (có thể hữu thức hay vô thức), ngay cả trong thời kỳ
pralaya, tức đêm của đại trí." Câu trả lời chỉ có vài chữ thôi mà thật nhiều
ư nghĩa! V́ vậy có thể nói rằng từ các chuyển động nhịp nhàng bất tận không
thể thấy được của không gian, Fohat, năng lượng vũ trụ, xuất hiện, truyền
nạp qua vật chất nguyên thủy đi vào sự sống.
Trước khi chúng ta tiếp tục thảo luận về năng lực vũ trụ này và những ǵ
liên quan đến nó, nó chỉ hữu dụng khi có một sự đồng thuận liên quan đến
thuật ngữ về triết học cũng như trên cơ sở thực tế. Theo khoa học, thuật ngữ
năng lượng thường bị hạn chế với những ǵ được xem xét là khối lượng bảo
toàn có thể đo lường được của nhiệt động lực học. V́ vậy nó có thể dường như
không thích hợp để sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến năng lượng "cao hơn"
hoặc "phi vật chất". Nhưng nếu chúng ta chấp nhận định nghĩa tổng quát về
năng lượng như là số đo của hoạt động (vốn là một dạng của chuyển động),
chúng ta có thể bảo đảm một cách hữu lư việc sử dụng thuật ngữ để xác định
số đo của hoạt động ở bất kỳ và tất cả các cấp, cho cả hai, toàn thể lẫn
từng phần, dù đó là sức sống, cảm xúc, hoặc tâm lư động lực học, trí tuệ,
hay vũ trụ. Ngoài điều ấy ra, chúng ta sẽ không có sự thay thế thỏa đáng nếu
chúng ta muốn thực sự làm việc với những tài liệu đă nêu các định đề về năng
lực Fohat: có một năng lượng cơ bản duy nhất trong vũ trụ mà sự biểu hiện
khác nhau của nó nằm dọc theo một quang phổ bao gồm mọi dạng được biết đến
của năng lượng (gồm cả sinh học và tâm lư) cũng như rất nhiều dạng mà chúng
ta vẫn chưa biết đến.
Để trở về chủ đề của chúng ta, siêu h́nh học của Thông Thiên Học đưa ra định
đề về một lĩnh vực hợp nhất, đại thể - là không gian/ tâm thức - và một năng
lực hay năng lựợng đại thể - là năng lượng Fohat - hoạt động trong lĩnh vực
đó. Học thuyết Thông Thiên Học cho rằng năng lượng Fohat ban đầu là một sức
mạnh khủng khiếp, lớn đủ để gây ra sự bùng nổ ban sơ khai sinh ra vũ trụ.
Bản chất của sức mạnh kinh khủng như vậy là hoàn toàn vượt ra ngoài kinh
nghiệm của chúng ta, dù vậy chắc chắn nó cũng không vượt quá giới hạn của
trí tưởng tượng khoa học. Về điều này, Chân Sư Koot Hoomi nói: "Có một sức
mạnh vô hạn cũng dũng mănh như là tư tưởng, như là tiềm năng ư chí vô biên,
vi tế như là bản chất của sự sống, nó kinh sợ không thể tưởng tượng được
trong sức mạnh phát tán của nó làm rung chuyển đến trung tâm của vũ trụ, tuy
vậy, nó hữu dụng trong vai tṛ tác nhân kích hoạt” (Bức Thánh Thư thứ 90).
Giáo Lư Bí Truyền cũng nhắc lại rằng tất cả các dạng năng lượng được khoa
học biết đến, tuy khác nhau ở h́nh thức biểu hiện nhưng của cùng một năng
lượng có nguồn gốc Fohat. Đặc biệt là chuyển động, âm thanh, ánh sáng, màu
sắc, nhiệt, sự cố kết, điện, và từ tính được đề cập tới; tất nhiên, năng
lượng hạt nhân chưa được phát hiện vào thời điểm bà H. P. B viết. Đúng như
tất cả các lĩnh vực khác đă duy tŕ sự biểu hiện cái lĩnh vực đại thể duy
nhất của không gian/tâm thức; v́ thế, tất cả các năng lượng mà nó kích hoạt
những lĩnh vực khác (những cảnh, cơi của thiên nhiên) nằm dọc theo một quang
phổ duy nhất thuộc về năng lực Fohat. Hoặc nói một cách khác th́ những năng
lượng này cấu tạo thành những h́nh thức đa dạng cùng một năng lựợng cơ bản
duy nhất của vũ trụ, những năng lượng này tự phô bày dưới những h́nh thức cụ
thể trong các lĩnh vực đă nêu trên.
Nhiều lĩnh vực và năng lượng này được mô tả bằng những thuật ngữ ẩn dụ trong
các tài liệu mà từ đó cho đến nay chúng vẫn nằm bên ngoài tầm quan sát khoa
học. Ngày nay, những điều xảy ra của cuộc sống đang đi vào trong tầm đó.
Fohat được gọi là "nguyên lư sinh động, truyền nạp qua mỗi nguyên tử
đi vào trong sự sống"; theo cách đó, fohat thiết lập quan điểm Thông
Thiên Học cơ bản là không có cái ǵ gọi là vật chất trơ hoặc chất ǵ mà hoàn
toàn không có sự sống. Fohat được nhận biết qua prana hay năng lượng sự sống
trong lời phát biểu đầu tiên của Chân Sư M., khi ngài gọi nó là “hơi thở của
minh triết." Nó không chỉ đơn thuần là sức sống hay năng
lực có hệ thống trong tất cả các tạo vật, không chỉ là sự thôi thúc của năng
lượng t́nh dục, và “năng lực
thần kinh" bí ẩn của kundalini, mà c̣n là "sinh khí" của vũ trụ cơ bản, vốn
truyền sức sống cho vạn vật. Và như Lama Govinda đă nhận xét, "prana
không chỉ có sự biến đổi không ngừng, mà đồng thời c̣n có thể sử dụng các
phương tiện chuyển động khác có sẵn mà không làm gián đoạn tiến tŕnh của
nó" (Nền tảng của Mật Tông Tây Tạng, trang 147).
Giáo Lư Bí Truyền cũng nhấn mạnh rằng Fohat không phải là một lực có tính
máy móc mà nó là một năng lực thông minh – v́ thế nó là hơi thở của
minh triết. Điều này có thể khó
khăn để chúng ta hiểu rốt ráo trừ khi chúng ta xem nó như là kết nối năng
động giữa tinh thần vũ trụ và vật chất của vũ trụ, được tạo ra bởi mối quan
hệ lưỡng cực của chúng và đóng vai tṛ
của cả hai. Nếu không có sự liên kết này th́ cả hai tinh thần vũ trụ và vật
chất của vũ trụ sẽ không có khả năng hoạt động hay chịu tác động, do đó,
Fohat chính nó là sự đo lường hoạt động đa diện và đa chiều kích. Bằng
phương tiện Fohat, tư tưởng thiêng
liêng được hướng ra ngoài, in dấu chính nó lên vật chất, v́ thế mà vật chất
có h́nh dạng, mang tính truyền dẫn, và tổ chức theo chiều hướng có trật tự
vốn mang đặc trưng của tinh thần vũ trụ. Do đó, quá rơ ràng cho thấy rằng
năng lượng vũ trụ này ở mọi cấp liên kết với đại trí (cái trí của vũ trụ)
nói chung, và kết hợp với năng lượng trí tuệ và tiểu trí (cái trí của của cá
nhân) nói riêng. Điều này có hàm ư là tất cả tư tưởng có thể được nh́n thấy
dưới dạng năng lượng trí tuệ; nghĩa là khi có sự chuyển đổi của đại trí -
tâm thức của cá nhân có thể đo lường chuyển động hay hoạt động nội tại của
đại trí trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài.
C̣n một hàm ư khác nữa bắt nguồn từ nền tảng khác của siêu h́nh học Thông
Thiên Học là: sự hiển lộ Nhất Bổn trong Tán Vạn Thù của thiên nhiên xảy ra
một cách tôn ti trật tự theo nguyên tắc hài ḥa qua đó một thành hai và sau
đó trở thành ba, dẫn đến kết quả là tự nó hiển lộ theo thất bội, bảy lần từ
bên trong ra ngoài. "Trên sao, dưới vậy" là phát biểu ấy, dẫu cho nó thường
bị hiểu lầm. Để phù hợp với quan điểm này, những nguồn năng lượng nằm gần
nhất so với nguồn năng lượng thiêng liêng của chúng th́ "tinh khiết nhất",
nghĩa là ít bị kém chất lượng hay ít bị giới hạn bởi sự tù túng của chúng
trong vật chất cô đặc, và do đó chúng vừa được tự do hơn vừa nhiều tiềm năng
hơn. Dường như nguyên tắc thứ bậc có thể cung cấp những lư do cơ bản qua đó
cái gọi là năng lượng cao hơn ghi dấu ấn chính nó lên năng lượng thấp hơn
liên kết với vật chất hồng trần và v́ thế mà làm cho chuyển hoá hoặc có sức
sống. (ví dụ như theo phương cách ấy, các nhà yogi kiểm soát được năng lượng
sinh học của họ.)
Và sự phóng năng lượng cao hơn như vậy
hoàn thành quá tŕnh chữa bệnh cho cơ thể ở dạng vật lư cũng như chuyển hoá
nhân cách ở dạng tâm lư. Những năng lực thiêng liêng hay siddhi
là ǵ không phải chính là nguồn năng lượng cao hơn duy nhất này được nằm
dưới sự kiểm soát của tâm thức và được dùng cho việc chuyển hoá phàm ngă và
thực chứng nhất như hay sao? V́ năng lực bí ẩn này tác động trên tất cả các
h́nh thức của vật chất, nên sự chuyển hoá phải diễn ra ở mọi cấp; tất nhiên,
đó là mục đích thiết yếu của yoga chân chánh.
Sự nghiên cứu về Fohat có những hàm ư vượt xa khác nữa. Fohat không thể được
coi đơn thuần như là một năng lực vô cảm, ngay cả trong vai tṛ của nó là “hợp
nhất sự ràng buộc siêu việt" của vũ trụ. Đáng quan tâm là Giáo Lư Bí Truyền
cũng xem nó ngang với eros, năng lực của t́nh yêu, là con của Chaos và người
thứ ba trong Bộ ba nguyên sơ của Chaos, Gaea, Eros; trong đó Chaos là không
gian, khoảng trống (akasha) mà không có hiện diện chấm điểm nào hoặc vật thể
nào, và Gaea là thiên nhiên (vật chất nguyên sơ, xem Giáo Lư Bí Truyền quyển
I, trang 109; quyển II, trang 65). Tuy nhiên, trong ngữ cảnh này, phải được
hiểu rằng eros không chỉ là xúc cảm, ham muốn cá nhân, xúc cảm t́nh dục mà
người ta luôn luôn nghĩ về nó, mặc dù điều này cũng là một khía cạnh quyền
lực của nó. Đúng hơn đó là t́nh yêu, theo ư nghĩa nguyên thủy của nó là ư
chí thiêng liêng, đó là sự tỉnh thức trong không gian/tâm thức (chaos) của
sự ham muốn thể hiện chính nó qua các tạo vật hữu h́nh, đó là vũ trụ. Do đó
Fohat như là eros trên trái đất sẽ trở thành năng lực vĩ đại hay tinh thần
của "sự ban phát sự sống", bằng tất cả mọi thứ mà điều này ẩn dụ. Nó là sức
mạnh sáng tạo cơ bản trong vũ trụ tại tất cả các cấp, theo ư nghĩa sự sáng
tạo là hành động cống hiến và dâng tặng kỳ diệu, là sự hấp dẫn thôi thúc
biểu lộ điều nằm trong sâu thẳm của tâm thức (không gian), cho dù nó là một
chân lư khoa học hay triết học, một tác phẩm nghệ thuật, một sự giác ngộ tôn
giáo, hoặc giản dị hơn là tặng phẩm của một tấm ḷng cho ai đó. Nó là lực
kết nối những đối nghịch tạo ra vũ trụ đối cực của chúng ta – là tính năng
động vốn có, gắn liền của âm-dương và cũng là lực kết nối trong nguyên tử.
Nó là sức mạnh làm cho tinh thần nhập thể trong xác thịt; nó cũng là sự thôi
thúc của xúc cảm từ bi vốn hi sinh dục vọng cá nhân cho ích lợi của người
khác. Sự kết hợp kundalini và sức mạnh sáng tạo của năng lượng t́nh dục chắc
chắn là không cần đề cập. Chúng ta có xu hướng nghĩ về t́nh yêu chỉ đơn
thuần bằng những từ về thể xác và cảm xúc, nhưng Giáo Lư Bí Truyền làm cho
t́nh yêu rơ ràng rằng với vai tṛ là eros, Fohat không chỉ là t́nh yêu dành
cho thế giới mà Đại Trí Thiêng Liêng đă sáng tạo ra thông qua hành động của
nó, mà c̣n là agape, kẻ khao khát tinh thần được hợp nhất với Nguồn Thiêng
Liêng để tiêu huỷ tất cả mọi sự chia rẽ, thúc đẩy về hướng nhất thể và cuối
cùng, hợp nhất nhiều thế giới thành một vũ trụ toàn nguyên. Đây là nguồn cảm
hứng khiến có thể giác ngộ được chân lư, về điều này Đức Phật đă phát biểu
khi ngài nói rằng t́nh yêu là sự chiếu sáng của tâm trí: ánh sáng không có
bóng tối. Và ở cấp độ cao nhất, nó là năng lực chuyển hoá khát vọng tinh
thần, những khao khát tận cùng cho sự hiệp nhất với Thượng Đế, hay với
tapas, ngọn lửa tối thượng, mà Lama Govinda miêu tả như sau:
Ngọn lửa, hay hoà nhập tinh thần
đă kết hợp tất cả mọi đối cực - chúng làm thức tỉnh con người khỏi ngủ vùi
trong sự măn nguyện của thế gian. Sự sáng tạo cũng là giải thoát; trong h́nh
thức thấp nhất, ở tận cùng dưới đáy của thèm khát nó là t́nh yêu nhục dục;
trong dạng cao nhất, nó là linh cảm, là niềm khát vọng Chân Lư - sự hàng
phục của phàm ngă trong đời sống tôn giáo vốn trở thành sự ngất ngây, xuất
thần, thu hút, linh ảnh (Nền tảng của Mật Tông Tây Tạng trang 161-62).
Fohat là tất cả những điều này, và nhiều hơn nữa. Trong một thể thức hoàn
toàn huyền bí nào đó, logos và eros không chỉ là những lực vũ trụ đối cực và
đối lập (như cực âm và cực dương trong điện từ), mà c̣n giống hệt nhau trong
quyền lực sáng tạo của ḿnh tác động trên thiên nhiên và trong thiên nhiên.
Như thể chính ư niệm về một nụ hoa, một con cá hay một người hoặc một vị
thần linh không bao giờ bước vào hiện hữu ngoại trừ xuyên qua sự đột biến
t́nh yêu và nỗi khao khát không ǵ khác hơn thần thánh để cho Ngă tính của
thần thánh nhiệm mầu có thể được nhận ra.
Nếu logos (như nguyên tắc trật tự) có thể được coi là sức mạnh sáng tạo của
nous,
Đại
trí Thượng Đế, th́ Fohat/eros là khả năng sáng tạo của thiên nhiên để tiếp
nhận và hấp thụ quyền năng đó, ôm lấy nó và thai nghén với nó, để trở thành
một với nó. Yinis (âm) chỉ là
sức mạnh của một lực như yangin (dương) trong mối quan hệ này. V́ vậy, sự
tương tác của sự h́nh thành ư tưởng thiêng liêng trên vật chất không chỉ đơn
thuần là một quá tŕnh một chiều, một sự tuôn chảy thuần khiết; nó là một
hành động thật sự của t́nh yêu trong đó chủ thể cho đi, theo cách đó tự nó
được phong phú và chuyển hoá một cách kỳ diệu. Dường như truyền thuyết về
Chaos, Gaea, Eros có thể nắm giữ một đầu mối cho câu hỏi luôn luôn được đặt
ra: Có thể nào các cuộc đấu tranh lâu dài của các linh hồn cá nhân đối với
sự hoàn thiện có thể đóng góp bất cứ điều ǵ cho sự hoàn thiện đó không?
Trong ngữ cảnh này, câu trả lời không tránh khỏi sẽ là một tiếng yes vang
dội.
--------------------------------------------------
------------------------------
Tham khảo
Barker, A. Trevor, ed. The Letters of H .P. Blavatsky to A. P. Sinnett.
Blavatsky, H. P. The Secret Doctrine. Three volumes. Adyar:
Theosophical Publishing House, 1979.
Chin, Vicente Hao. The Mahatma Letters to A. P. Sinnett in Chronological
Sequence. Adyar: Theosophical Publishing House, 1998.
Govinda, Lama Anagarika. Foundations of Tibetan Mysticism.
--------------------------------------------------
Joy Mills đă nghiên cứu Thông Thiên Học hơn sáu mươi năm.
Bà đă từng là Hội trưởng Thông Thiên Học của
Xứ Bộ Hoa Kỳ và Úc, Phó Hội trưởng Hội Thông Thiên Học quốc tế, giám đốc
trường School of Wisdom tại Adyar, và giám đốc của trường Krotona School of
Theosophy. Một bộ sưu tập các bài tiểu luận của bà, The One True Adventure:
Theosophy and Quest for Meaning, đă được xuất bản bởi Quest Books vào năm
2008.
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES