trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

MỘT CON ĐƯỜNG CỦA RIÊNG M̀NH
(A Path Of One’s Own)
TRAN THI KIM DIEU

Bản Dịch Chơn Như 2006

 

Mỗi một người trong chúng ta đều trải nghiệm cuộc sống đến một mức độ nào đó. Mặc dù hoàn cảnh có thể thay đổi theo quá tŕnh sống của ḿnh, tất cả chúng ta đều biết tới sự đau khổ, sự thất vọng, ngă ḷng, sự khoái lạc, một vài điều hạnh phúc và có lẽ của vui sướng nữa. Với vai tṛ là một nhà Thông Thiên Học, mỗi người trong chúng ta đều có một điều ǵ đó để làm cho thế giới, thế nhưng có một cảm giác là trong khi sống trong thế giới, chúng ta vẫn c̣n không hoàn toàn thuộc về thế giới này. Dường như sự hào nhoáng của thế giới đó không c̣n có đủ ma lực quyến rủ chúng ta giống như đối với những kẻ hoàn toàn sống trên thế gian và thuộc về nó.

Khi là hội viên Hội Thông Thiên Học, chúng ta chẳng hề được ban cho một sự ưu việt hoặc một đặc quyền nào nhiều hơn những người c̣n lại trong loài người, nhưng sự việc đó gợi ư rằng chúng ta đang mưu cầu một cuộc sống có ư nghĩa, và cái lối sống có ư nghĩa đó sớm muộn ǵ cũng dẫn dắt mỗi một trong chúng ta hướng về con đường tâm linh. Sự khác nhau vốn ở nơi sự thật là chúng ta đang mưu cầu một lối sống đáng sống.

Trong quyển sách nhỏ Dưới Chơn Thầy, người ta có đọc thấy như sau

Trên khắp thế gian chỉ có hai loại người – những người hiểu biết và những người không hiểu biết; và chính sự hiểu biết này mới là điều quan trọng. Cho dù một người theo tôn giáo nào đi nữa, cho dù y thuộc về chủng tộc nào đi nữa, th́ những sự việc này chẳng có ǵ là quan trọng; điều thực sự quan trọng là hiểu biết thiên cơ của con người. Đó là v́ Thượng Đế có một cơ, tức là sự tiến hóa.

Ở đây từ ngữ ‘Thượng Đế’ không tượng trưng cho một vị thần linh nhân h́nh mà có nghĩa là bản chất sâu sắc nhất của tự tại. Chúng ta có thể gọi nó là Đấng Thiêng liêng. Kho tài liệu Thông Thiên Học có nói rất nhiều về việc hiểu biết Thiên cơ tiến hóa. Chính sự hiểu biết của linh hồn tức Chơn Ngă Nhất Như mới khải huyền cho nhân loại cái tương lai huy hoàng và vô tận của con người.

Tiếng Nói Vô Thinh có đề cập tới ba pḥng: Pḥng Vô Minh, Pḥng Học Tập và Pḥng Minh Triết. Loài người hiện nay đang sống trong pḥng thứ nhất tức là pḥng vô minh. Sự vô minh tồi tệ nhất chính là việc không biết ḿnh đang vô minh ! Hầu hết người ta đều vô minh nhưng thậm chí họ cũng không biết được ḿnh đang vô minh. Tuy nhiên, mỉa mai thay, có một sự chắc chắn trong vô thức cho rằng người ta biết hết. Nhờ nhận ra được việc ḿnh đang vô minh cho nên người ta có thể mưu cầu sự hiểu biết và cuối cùng đạt được sự hiểu biết đó.

Hơn một lần trong Ngọc Quí Tối Cao của Sự Phân Biện (the Vivekachudamani) bậc đạo sư có gọi kẻ điều tra là ‘người minh triết’. Thật vậy, những người điều tra về tâm linh là những người minh triết theo một kiểu nào đó; họ đă thấy được ḿnh là vô minh, và v́ vậy cố gắng sửa chữa nó bằng cách cầu khẩn bậc đạo sư giáo huấn cho ḿnh. Hành vi thỉnh giáo chứng tỏ rằng họ sẵn ḷng học hỏi.

Thế mà người ta phải học hỏi điều ǵ và như thế nào ? Người ta có thể học nhiều tài năng như kỹ năng để lái xe, lái máy bay hoặc sử dụng máy điện toán. Muốn làm như vậy người ta phải cố gắng và hi sinh một số lănh vực khác. Đây là một phần trong phương pháp thực hiện và ta không thể coi thường những yêu cầu này nếu ta muốn đạt được tài năng cần thiết. Việc học hỏi các kỹ năng thật là vô tận khi công nghệ cứ tiến hóa hoài và cung cấp thêm những dụng cụ mới vốn kích thích óc ṭ ṃ của con người. Việc thu thập thông tin cũng giống như thế. Chúng ta sống trong một thế giới thông tin khi hàng tỉ megabytes thông tin được gửi đi khắp nơi trên hành tinh. Khi mạng lưới thông tin càng ngày càng trở nên rộng lớn và phức tạp hơn th́ nếu không cảnh giác, người ta có thể bị vướng mắc vào trong đó. Khi sống trên thế giới như hiện nay chúng ta không thể chối bỏ mọi tài năng. Nhưng nếu người ta không thờ ơ với sự tiến hóa tâm linh của ḿnh, th́ người ta phải giới hạn sự vướng mắc của ḿnh trong tiến tŕnh thu thập thông tin và học hỏi những tài năng mới. Đây là vấn đề phân biện mà Dưới Chơn Thầy lại cho ta một lời khuyên có giá trị:

Cho dù con có thể khôn ngoan đến đâu đi chăng nữa th́ trên Đường Đạo con vẫn phải học nhiều điều, nhiều đến nỗi mà ở đây cũng phải có sự phân biện nữa, và con phải nghĩ kỹ xem cái ǵ đáng học. Mọi kiến thức đều hữu dụng và một ngày nào đó con sẽ có mọi kiến thức; nhưng trong khi con chỉ có được một phần th́ hăy cẩn thận sao cho đó là phần hữu dụng nhất

Đâu là phần kiến thức hữu dụng nhất ? Điều này c̣n tùy thuộc vào động cơ thúc đẩy người học. Việc chọn lựa điều ǵ hữu dụng nhất ắt tùy thuộc vào việc định nghĩa điều ǵ đáng học. Đối với một người hoàn toàn thuộc về thế gian có động cơ thúc đẩy dựa vào những mục đích ích kỷ và duy vật th́ y sẽ quan tâm nhiều hơn tới của cải và quyền lực. Đối với một người sống trên thế gian nhưng không c̣n tùy thuộc vào nó nữa, th́ động cơ thúc đẩy có thể khác hẳn, v́ đối với y có ‘những điều c̣n vĩ đại hơn cả của cải và quyền lực, những điều này vốn có thực và trường tồn’.

Nhưng những sự việc vốn có thực và trường tồn này là ǵ ? Làm sao người ta có thể có được ngay cả một ư niệm sơ khởi nhất về chúng nếu người ta vẫn c̣n bị quyến rủ bởi những ǵ không có thực ? Lối sống, thói quen suy nghĩ, những hành động thường nhật đóng khung theo những khuynh hướng thế tục và những động cơ thúc đẩy ích kỷ, chính là những đám mây mù che khuất tầm nh́n thấu suốt điều chân thực. Thế giới mà chúng ta đang sống trong đó là thế giới của những bề ngoài. Nếu chúng ta không thể nh́n xuyên suốt qua những bề ngoài đó th́ ta chẳng bao giờ có thể đạt được tầm nh́n về điều có thực. Một trong các Chơn sư có nêu rơ rằng một trong những khó khăn lớn nhất của nhiệm vụ giáo huấn đệ tử của các ngài chính là việc dạy cho đệ tử biết cách dẹp bỏ sự lệ thuộc vào bề ngoài. Và muốn làm như thế đệ tử trước hết phải giải trừ học thức.

Sự chế định bắt nguồn từ điều mà ta gọi là quá tŕnh sống bao gồm cả nền văn hóa của chủng tộc, sự gia giáo, việc giáo dục trí thức và sự giáo huấn tôn giáo. Tất cả những điều này giống như những lớp màu nhân tạo được sơn phết lên lớp gỗ tự nhiên vốn là bản chất căn bản của một cá nhân. Khi người ta bắt đầu giải trừ học thức của quá tŕnh sống th́ người ta cũng bắt đầu dẹp bỏ những sự chế định.

Thoạt tiên người ta có thể nhận ra được rằng điều người ta coi hiển nhiên là có thực th́ lại không phải như thế. Người ta cũng có thể nhận ra được rằng điều người ta coi là quan trọng th́ lại không quan trọng. Trọn cả tiến tŕnh này giống như việc lấy đi các lớp sơn nhân tạo, hết lớp này đến lớp khác, để làm bộc lộ ra gỗ thiên nhiên tức là Chơn ngă. Nó tương ứng với lúc mà tầm nh́n của ta thay đổi và có một góc cạnh rộng lớn hơn để thêm một lần nữa nh́n thoáng thấy cuộc đời.

Thay đổi tầm nh́n của ḿnh không chỉ là vấn đề tự thích ứng với hoàn cảnh. Đây chỉ có thể là sự xảo quyệt nhằm tránh né những khó khăn trong cuộc sống. Một sự thay đổi tầm nh́n cũng không có nghĩa là sự thỏa hiệp mà là một kết quả trực tiếp khi cái thang giá trị đă lần lượt sụp đổ do bị thay thế bởi những giá trị quí báu hơn. Điều này có thể tiếp diễn trong một thời gian dài cho tới khi ta t́m thấy được thang giá trị dựa vào những đức tính phổ biến và được chấp nhận trọn vẹn là tiêu chuẩn tối hậu cho tư tưởng, lời lẽ và hành động của ta.

Điều này cũng xảy ra đối với những ư tưởng và khái niệm vốn chính là ‘những sự vật’. Mặc dù tư tưởng tinh vi hơn các vật thể vật chất song chúng cũng chẳng khác ǵ ‘những sự vật’ ở giai đoạn biểu hiện. Trong quá tŕnh học vấn, tư tưởng bị thay thế bởi những tư tưởng sâu xa hơn do có sự hiểu biết thâm thúy hơn. Khi sự hiểu biết này là đúng đắn th́ nó chẳng khác ǵ tầm nh́n nội tâm, tức là sự giác ngộ.

Sự giác ngộ tự nhiên là sẽ mời gọi được động cơ thúc đẩy đúng đắn và rốt cuộc gây ra việc bỏ đi động cơ thúc đẩy đó. Phải như thế thôi, v́ động cơ thúc đẩy chứng tỏ rằng c̣n có bản ngă trong khi hành động vô ngă tất yếu là không có động cơ thúc đẩy. Sự giác ngộ sẽ dẫn dắt học giả chân chính tiến thêm nữa hướng về việc phân biện được bản chất của chính hành động.

Như vậy, các hệ quả của việc học tập chính là sự thay đổi tầm nh́n, việc tinh luyện những khái niệm và việc tạo ra hành động thẳng thắn do đă giác ngộ. Ở một mức độ tinh vi, người ta có thể bảo rằng sự học tập này là việc học tập tâm linh vốn cũng là việc thanh trừng bản chất nội tại của con người. Nói cách khác, việc học tập này là sự tẩy trược. Khi nó có dạng điều tra về bản chất của tự tại bằng cách suy tư và tham thiền, th́ nó giúp cho học giả phát hiện ra Chơn ngă. Như vậy là học giả đă từng bước tiến từ điều không có thực hướng tới điều có thực.

Con đường dẫn từ điều không có thực tới điều có thực chẳng phải là một con đường trơn tru có sẵn những chỗ trú rợp bóng mát để nghinh tiếp kẻ lữ hành bất cứ khi nào y đă mệt mỏi. Hành tŕnh đi từ điều không có thực tới điều có thực không tự động là một hành tŕnh an toàn như người ta thường rêu rao, hi vọng hoặc mong đợi. Trái lại đó là một cuộc hành tŕnh nguy hiểm mà kẻ lữ hành không thể luôn luôn trải qua đó b́nh yên vô sự. Y thậm chí có thể mất mạng trước khi đă hoàn tất cuộc hành tŕnh v́ những cạm bẫy cũng nhiều như những khuyết điểm của kẻ kữ hành; do đó kẻ thù tồi tệ nhất của kẻ kữ hành là chính bản thân y. Trong Ánh Sáng Trên Đường Đạo có liệt kê ra những cạm bẫy này là: ḷng tham vọng, ḷng tham sống, ḷng ham muốn tiện nghi và cảm giác, óc chia rẽ và ḷng khao khát được tăng trưởng. Sách trên có khuyến cáo phải ‘diệt trừ’ mỗi một cạm bẫy đó. Hơn nữa, ta có thể nhận diện ra xiềng xích tồi tệ nhất chính là ḷng ngă mạn.

Ḷng ngă mạn có rất nhiều h́nh thức từ thô thiển tới tinh vi. Nó khiến cho người ta cảm thấy ḿnh hơn bất kỳ người nào khác nếu không phải là hơn tất cả mọi người. Nó thâm hiểm th́ thào với kẻ ngă mạn rằng trọn cả thế giới phải cúi lạy y và người ta đặc biệt chú ư tới y. Dưới mắt y, th́ rành rành và thẳng thừng là mọi sự việc phải đi theo đường lối của y v́ y biết nhiều hơn bất kỳ người nào khác. Ta có thể thấy một sự minh họa hùng biện nhất nơi phàm ngă của ông Hume mà một trong các Chơn sư đă gọi là một ‘ṭa lâu đài ngă mạn’. Ộng Hume thỉnh giáo các Chơn sư, nhưng tận trong thâm tâm ông, ông luôn luôn tin chắc rằng ḿnh biết nhiều hơn các Chơn sư về cách thức dạy dỗ và việc dạy cho ai. Tất cả chúng ta đều có thể là những ông Hume ‘nho nhỏ’ trong cuộc sống hàng ngày mà sự tự quan sát sắc xảo và thẳng thắn có thể tiết lộ được điều này.

Khi nhập vào Đường Đạo có nghĩa là không c̣n trở về Pḥng Vô Minh nữa, mà là cố gắng tiến lên tới sự hiểu biết lớn lao hơn. Ta có thể coi mọi cạm bẫy là một bước phải vượt qua và phải bị chinh phục cho tới khi ta đă vượt qua cạm bẫy cuối cùng. Bước ngoặc này chẳng qua chỉ là một hành vi ư chí nhằm quyết tâm không để cho linh hồn trôi nổi dật dờ không phương hướng từ kiếp này sang kiếp khác. Nhập vào Đường Đạo tương ứng với lúc mà người ta nắm trong tay cuộc đời và vận mệnh của ḿnh, chống lại những cơn băo tố sinh ra do sự vô minh và những hành động trong quá khứ của ḿnh vốn xô đẩy người ta lắc lư trong biển sinh tử luân hồi biến dịch. Khi người ta đă quyết tâm nắm trong tay vận mệnh của ḿnh và kiên tŕ với quyết tâm đó th́ chỉ bấy giờ thánh đạo mới bắt đầu. C̣n trước đó th́ không.

Đường Đạo là con đường học tập và phụng sự. Người ta rời bỏ Pḥng Vô Minh và băng qua cái ngưỡng cửa dẫn tới Pḥng Học Tập. Trong khi học tập, người đệ tử được cảnh báo phải phân biện học thức do trí óc với minh triết của linh hồn theo phát biểu sau đây trong Tiếng Nói Vô Thinh:

Trước khi tiến bước đầu tiên, con hăy học cách phân biệt điều có thực với điều hư ảo, điều phù du với điều vĩnh cửu. Nhất là con phải học cách tách biệt học thức do trí óc với minh triết do linh hồn, tức là phân biệt ‘Nhăn pháp’ với ‘Tâm pháp’. Thật vậy, sự vô minh giống như một cái b́nh đóng kín chẳng có không khí bên trong; Linh hồn là con chim bị nhốt trong đó. Nhưng ngay cả sự vô minh vẫn c̣n khá hơn học thức do trí óc khi không có Minh triết của Linh hồn soi sáng và dẫn dắt nó.

Học thức do trí óc không thôi chỉ vun bồi cho ḷng ngă mạn tăng trưởng. Nó thổi phồng óc chia rẽ và khoa trương phàm ngă. Mọi bậc đạo sư chân chính đều cảnh báo đệ tử của ḿnh về bệnh dịch ngă mạn này. Măi cho tới bước cuối cùng th́ sự ngă mạn vẫn c̣n có thể là một nguyên nhân tiềm tàng khiến cho người ta bị sa đọa. Học giả phải đăm đăm chăm chú hướng vào nội tâm để ngăn ngừa bất kỳ sự tăng trưởng ngă mạn nào và cảnh giác ‘diệt trừ’ nó, vốn là một căn bệnh của tâm hồn.

Tiếng Nói Vô Thinh có cảnh giác như sau:

Nơi Pḥng Học Tập linh hồn con sẽ đơm hoa kết trái trong cuộc sống, nhưng bên dưới mỗi đóa hoa đó có một con rắn đang nằm khoanh lại.

Điều này có thể có nghĩa là học thức chứa đựng trong ḿnh việc hứa hẹn có được tri thức, nhưng bất cứ khi nào tri thức đạt được một mức độ thành công nào đó, th́ đằng sau nó lại có nguy cơ khuếch trương bản ngă giống như một con rắn sẵn sàng mổ một cú chết người.

Ḷng khiêm tốn giống như một cái thuẫn che chở. V́ vậy, Tiếng Nói Vô Thinh có khuyên rằng:

Hăy kiên nhẫn nếu con muốn đạt được sự minh triết.

Hăy kiên nhẫn hơn nữa khi con đă làm chủ được sự minh triết đó.

Học thức vốn là vô tận. Đường Đạo cũng như thế. Nhưng như ta đă nói, khi quá tŕnh này là đúng đắn th́ nó sẽ dẫn ta tới sự giác ngộ vốn là tiền đề của Minh triết. Minh triết đó chính là ánh sáng nội tâm soi đường cho học giả tiến tới sự phát hiện ra thiên cơ vốn là cơ tiến hóa.

Theo như tôi thấy, con đường này cũng giống như con đường mà H. P. B. mô tả là ‘dốc đứng và đầy chông gai, một con đường đưa tới tận thâm tâm của Vũ trụ’. Phát biểu của nhà thấu thị hiện đại J. Krishnamurti quả quyết rằng: ‘Chân lư là vùng đất không có con đường nào dẫn tới’, không phải là việc phủ nhận con đường của H. P. B. như ta dường như cảm thấy khi thoạt nghe tới. Đó là v́ nếu có bất kỳ con đường nào đưa tới Chân lư, th́ con đường này tất yếu đưa tới thâm tâm của Vũ trụ, vốn cũng là thâm tâm của Chơn ngă Nhất như. Nhưng đó không thể là một con đường đă được thiết kế sẵn. Thật vậy, liệu có hay chăng bất kỳ một con đường nào khác hơn là con đường vốn phổ biến trong vũ trụ, và thế nhưng đồng thời lại là con đường của riêng ḿnh ? Ở đây Tiếng Nói Vô Thinh lại có thể nói bóng gió về một lời giải đáp:

Con không thể bước trên đường đạo trước khi con đă trở thành chính đường đạo đó.


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở