trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

TẬP SÁCH SỐ 112 CỦA TỦ SÁCH ADYAR

MA CÀ RỒNG

 (THE VAMPIRE)

Tác giả H. S. Olcott
Bản dịch Tâm Như, Mùa Hè 2006

 [Được in lại trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, quyển XII, năm 1891]

Nhà Xuất bản Thông Thiên Học Adyar, Chennai (Madras), Ấn Độ.

 

Trong số tất cả những dạng liên giao thật sự hoặc giả định giữa người sống và người chết th́ cái dạng ma cà rồng là ghê gớm nhất. Chắc chắn rằng những hậu quả vật lư khủng khiếp tiếp theo việc chôn cất một xác chết gây ra nhiều điều tạo cảm giác ghê tởm và khủng khiếp liên quan tới ư nghĩa người chết sẽ trở về để dày ṿ người sống. Có một lập luận khác để ủng hộ việc thiêu xác – nếu những người biết suy nghĩ cần có một lập luận như thế - đó là không có ma cà rồng ngoại trừ ở những xứ sở mà người ta chôn người chết. Chúng ta không hề nghe nói tới ma cà rồng ở Ấn Độ, nhưng nếu có trường hợp như thế xảy ra ở Ấn Độ th́ té ra kẻ trở về là một người chết theo Hồi giáo, Ki tô giáo hoặc Do thái giáo, và xác chết đă được đem chôn. Cách đây vài năm, bà của ông Gopalacharlu có một người họ hàng là một phụ nữ Ấn Độ, mà người ta giả sử rằng bà bị quỉ ám. Đó là v́ trong khoảng một năm bà thấy ḿnh cứ sáng bảnh mắt ra, khi mới thức dậy là mất hết mọi sức khỏe, cứ ốm xanh xao và thiếu máu. Cả hai lần có thai bà đều bị sẩy thai. Cuối cùng th́ người ta phải cầu cứu tới một pháp sư theo đạo Hồi, khi dùng những thuật mà chỉ có y mới biết được, pháp sư này phát hiện ra rằng “vong linh kiểm soát” là một người chết cũng theo đạo Hồi. Ông ta bí mật đi về vùng quê, đào mả của người bị t́nh nghi lên th́ thấy xác chết vẫn c̣n tươi rói như c̣n sống, bèn lấy dao cắt vào tay xác chết ở gần ngón cái và thấy máu tươi phụt ra từ vết thương. Thế rồi ông bèn triển khai những nghi thức ḥa giải thông thường, niệm thần chú và trục con ma ra khỏi nạn nhân trở về ngôi mộ. Người phụ nữ bèn b́nh phục và không c̣n nạn nhân mới nào khác bị quỉ ám nữa.

Tôi cũng chẳng biết chữ ma cà rồng có từ nguyên là ǵ. Nó được viết trong tiếng Pháp giống như trong tiếng Anh; c̣n trong tiếng Tây ban nha và tiếng Ư th́ đó là vampiro; trong tiếng Đức và tiếng Đan mạch là vampire; trong tiếng Serbia là wampire, wampira, wukodlak; trong tiếng Wallace là murony; trong tiếng Thổ nhỉ kỳ là massacet; trong tiếng Hi lạp hiện đại là bronkolakas và c̣n nhiều cách viết khác nữa; trong tiếng Ba lan là upior; tiếng Slave là upir, c̣n tiếng Nga là googooka. “Bách khoa Từ Điển của Mỹ” gọi nó là “một tạo vật thần thoại”, nhưng tác giả mộ đạo thuộc ḍng tu Benedict tên là Dom Calmet, mô tả nó là những người “đă chết một thời gian ít nhiều lâu dài; rời bỏ ngôi mộ của ḿnh đi quậy phá những người c̣n sống, hút máu, hiện h́nh ra, gây tiếng động ở ngoài cửa hoặc trong nhà và thường làm cho người sống cũng bị chết luôn”. Ông cho ta biết rằng, ma cà rồng thường đến thăm thân bằng quyến thuộc và những người đang độ tuổi thanh xuân, khỏe mạnh và tràn đầy nhựa sống.

Khi đọc về đề tài rùng rợn này, tôi đă sửng sốt với sự xác minh biểu kiến một vài sự kiện sau đây:

1.    Ma cà rồng luôn luôn tấn công người cường tráng.

2.    Các dấu hiệu của việc bị ma ám luôn luôn là suy kiệt thần kinh và thiếu máu, và thông thường là có một cái lỗ nhỏ bên trên tĩnh mạch cổ.

3.    Khi ta quan sát, xác chết của kẻ bị t́nh nghi là ma cà rồng dường như được nuôi dưỡng đầy đủ bằng máu lành mạnh và trông có vẻ như một người đang trong cơn thụy miên hơn là đă chết.

4.    Nếu người ta lấy một cái cọc nhọn hoặc vũ khí đóng xuyên qua tim, th́ xác chết sẽ thét lên và thường quằn quại đau đớn.

5.    Nếu xác chết đă được đem thiêu th́ con ma cà rồng không c̣n quậy phá nữa. Về vấn đề này tôi thấy không có ngoại lệ nào.

 

Tất cả những điều này cho thấy rằng vấn đề của ta không liên quan tới một người chết mà chỉ là một kẻ sống dở chết dở; tóm lại là kẻ đang ở trạng thái thụy miên hoặc một dạng đ́nh chỉ tri giác nào đó. Con ma hút máu người sống hiện ra cho mắt phàm thấy được, tạo ra những tiếng động và những hiện tượng khác ở trong và xung quanh ngôi nhà, và biến mất khi xác chết đă được đem thiêu; đó là một thể tinh vi chứ không phải là thể xác, một thể bằng vật chất tinh anh chứ không phải bằng vật chất cụ thể; tóm lại đó là con ma sau khi chết của D’Assier, là kẻ sống sót dưới dạng con ma sống động, tức là “cái phách”, “doppelgänder” hoặc là “vong linh” (ta muốn gọi như thế nào cũng được). Vậy th́ ma cà rồng có thể được chia thành hai yếu tố: cái xác trơ trơ ra đó và cái phách có thể phóng hiện được; v́ vậy đó là một đề tài thích đáng để cho khoa học điều tra.

Giai đoạn kiểm chứng đầu tiên là sự tồn tại của một cái phách con người vốn có thể phóng hiện ra khỏi thể xác của ngưới c̣n sống. Đây là đường lối chứng minh mà ông D’Assier đă theo đuổi trong tác phẩm Loài người sau khi Chết của ḿnh, vốn là một tác phẩm thú vị nhất mà tất cả những người nào muốn biết chứng cớ và những suy diễn trong thuyết của ông đều cần phải nghiên cứu cái thuyết của nhà khoa học Thực chứng. Nhưng trước khi chuyển sang phần bàn về các thuyết, th́ ta nên hạn chế ḿnh vào một vài sự kiện trong hàng đống sự kiện vốn sẵn có. Kho tài liệu về ma cà rồng thật là rộng lớn và phong phú, bao gồm tài liệu ghi chép của nhiều nước và nhiều thời đại. C̣n về phần những nhân chứng th́ thật là “vô số”, c̣n về phần sự đáng tin cậy của họ th́ ta có thể nói rằng trong hầu hết những trường hợp có sự can thiệp của những nhân vật có thẩm quyền trong giới chính trị hoặc tăng lử th́ ít ra cũng có một sự khảo sát trong khuôn khổ pháp luật. Người ta kiểm chứng lại cái chết của những nạn nhân, khai quật mộ của họ và mộ của những kẻ bị gán cho là ma cà rồng, nhận thấy xác chết của ma cà rồng vẫn c̣n tươi rói và đỏ, máu tươi phụt ra từ xác chết kèm theo những tiếng hét lên hoặc những dấu hiệu khác của sinh lực tạm thời được hồi sinh, khi người ta đóng cọc nhọn hoặc kẻ đao phủ thủ đâm lưỡi gươm qua tim xác chết; những điều trên đều được ghi vào biên bản khảo sát. Nếu chúng ta phải có một đầu óc cởi mở khi điều tra khoa học bằng cách trước hết vi phạm cái bộ luật của khoa học theo đó ta không thể dẹp qua một bên bằng chứng chỉ mang tính xác suất coi đó chỉ là một thuyết chưa được chứng minh c̣n chờ phán quyết cuối cùng, th́ ta chỉ tổn hao năng lượng khi tiến hành việc nghiên cứu. Có những kẻ thẳng thừng khinh miệt mọi chứng cớ liên quan tới thuật phù thủy và pháp thuật, coi đó tất yếu giả tạo và ấu trĩ; đó chính là số phận của Thần linh học hiện đại, thuật thôi miên mesmer, thuật trắc tâm và nhiều ngành khác của Khoa học Huyền bí. Nhưng thời thế đang thay đổi và con người nhất là những nhà thôi miên cũng thay đổi theo. Thần linh học vẫn c̣n sống sót sau hàng ngh́n lần “sụp đổ tối hậu”, thuật trắc tâm tức cảm xạ học đă có được chỗ đứng, những minh chứng của Reichenbach đă bắt đầu có hiệu lực, thuật thôi miên mesmer đang vững chắc hơn bao giờ hết v́ dựa vào một cơ sở khoa học hơn, pháp thuật và thuật phù thủy đang được bàn luận là những giai đoạn có thể nghĩ tới được của khoa tâm lư học thực tiễn; c̣n Thông Thiên Học (cái điều dung dăi đại đồng thế giới về những điều bí nhiệm và là mẹ đỡ đầu của mọi ngành khoa học tâm linh) cứ mỗi năm trôi qua th́ lại có thêm được năm mươi lần ảnh hưởng mà nó đă từng bị mất đi do những cuộc công kích gay gắt nhất của những kẻ chống đối khôn ngoan nhất. Vậy th́ chúng ta có thể yên tâm dám âm thầm thảo luận về nạn ma cà rồng, coi đó là một trong nhóm các hiện tượng thông linh.

Ngay từ đầu tôi đă lưu ư thấy hai điều: một là những tác giả cả tin nhất cũng thừa nhận rằng những xác được khai quật đă hoặc có thể đă được ở trạng thái bảo tồn mà họ cho là do tính chất bảo quản của đất vùng đó hoặc do xác bị chôn sống. C̣n về phần việc con ma hoành hành vào ban đêm, hút máu người sống, gây ra những hiện tượng “thông linh” ồn ào th́ họ bác bỏ hết, chế nhạo, chối bỏ và buộc tội giả mạo cho các nhân chứng. Quả thật là một người sống (một đạo sĩ yoga hoặc một fakir) có thể được hồi sinh sau khi đă bị chôn trong nhiều tuần. Trường hợp gây sửng sốt của Ranjit Singh ở Lahore đă được chứng nhận trong lịch sử là hoàn hảo do ngài Claude Wade, bác sĩ Macgregor và những nhân chứng không thể nghi ngờ khác nữa. V́ vậy, có thể là một người xét biểu kiến đă chết, bị chôn trong một thời gian không hạn định mà không bị tuyệt mệnh nếu người này ở trong một trạng thái ngủ đông của con người mà ta gọi là Samadhi – đây là trạng thái khi phổi không cần không khí nữa v́ sự hô hấp đă ngưng lại, tim không c̣n bơm máu qua các động mạch nữa, v́ đồng hồ sinh học của con người đă ngừng lại. Do đó, thể xác của ma cà rồng có thể vẫn c̣n tươi rói và hồng hào khi nằm trong mộ chừng nào mà nó c̣n có thể rút được chất dinh dưỡng để hóa giải sự suy kiệt do tác động hóa học và những tác động tinh vi hơn gây ảnh hưởng lên các mô ngay cả trong trạng thái Samadhi. Vị đạo sĩ ở Lahore đă bị suy kiệt đến mức da bọc xương khi được khai quật lên mặc dù ông không có cơ may thở được trong trọn cả sáu tuần bị chôn sống. Trong trường hợp ma cà rồng ở Ấn Độ được tŕnh bày dựa vào thẩm quyền của ông Gopalacharlu, sự tươi rói và sung măn của các mạch máu vẫn c̣n tồn tại sau gần một năm xác chết lưu trú dưới mộ. Điều này vốn không tự nhiên và thuyết thụy miên thông thường không áp dụng được cho trường hợp này. Máu dùng để dinh dưỡng được rút ra ở đâu nếu không phải từ cái người phụ nữ Ấn Độ khốn khổ mà máu và lực thần kinh đă hoàn toàn bị rúc rỉa khô kiệt cũng trong thời kỳ đó, để rồi được hồi sức sau khi ư chí mạnh mẽ của thuật sĩ cùng với nghi thức của ông ta đă trục được con ma khủng khiếp trở về ngôi mộ của ḿnh để bị tiêu hủy đi cùng với xác chết. Trong bản dịch quyển sách của D’Assier, ở trang 274, tôi có trích dẫn phần ông chẩn đoán về ma cà rồng lấy ra từ quyển Giáo điều và Nghi thức của Eliphas Levi.

Vậy th́ sau khi chết, tinh thần thiêng liêng vốn làm cho con người linh hoạt một ḿnh trở về trời, bỏ lại trên trần thế và trong bầu khí quyển hai xác chết: một xác trần tục làm bằng các nguyên tố, c̣n xác kia tinh anh và có liên quan tới các tinh tú; một xác th́ đă trơ trơ ra rồi, c̣n xác kia vẫn linh hoạt do sự vận động đại đồng của linh hồn thế giới, nhưng số phận của nó là phải chết từ từ khi bị hấp thụ bởi những quyền lực tinh tú đă tạo ra nó. Khi một người sống cuộc đời tốt đẹp th́ cái xác tinh anh sẽ bốc hơi giống như nhang trầm thanh tịnh bay vút lên các cơi cao; nhưng nếu một người sống cuộc đời tội lỗi th́ cái xác tinh vi sẽ cầm tù y, khiến cho y vẫn c̣n đi t́m những đối tượng của ḷng đam mê và khao khát muốn khôi phục lại sinh hoạt trần tục.

Trong buổi sinh thời, chính thể xác lớn lên và nuôi dưỡng thể phách; c̣n trong trường hợp ma cà rồng th́ tiến tŕnh này đảo ngược lại v́ cái xác bị giới hạn trong quan tài, rồi bị đất phủ bên trên nên đâu thể đi đứng được; c̣n cái phách vốn là một thực thể thuộc “chiều đo thứ tư”, cho nên đâu có bị cản trở bởi cái quan tài, ngôi mộ hoặc cái mả đấp lên trên ngôi mộ, cái phách tha hồ vân du để t́m máu làm chất dinh dưỡng rồi dùng phép truyền thông linh đồng cảm để truyền lại vô cái xác chết, bây giờ chỉ c̣n là chỗ trú của nó cho thuận tiện.

Bác sĩ Scoffern, tác giả của quyển Tản văn về Khoa học và Kho tàng Văn hóa Dân gian có trích dẫn ở trang 353 của tác giả Newbridge – là một người có thẩm quyền vào thế kỷ mười hai ở Anh – về trường hợp một người tên là Bucks hiện ra bằng xương bằng thịt đối với vợ ḿnh và những người khác sau khi chết và làm nhiều chuyện gây ác ư. Nhưng con ma này đă được nguôi ngoai khi Giám mục Lincoln đặt một văn bản xá tội lên trên cái xác đă được chôn cất rồi.

Có một trường hợp khác là ma cà rồng ở Berwick mà sự cướp bóc vào ban đêm chỉ ngừng lại khi người ta xuyên qua sườn của y một cái cọc nhọn, bóc lấy quả tim, băm vằm xác chết ra rồi đem thiêu. Người cổ La Mă quả quyết rằng “xác chết của một vài người bị các phù thủy dụ dỗ ra khỏi mộ nếu nó chưa được đem thiêu hoặc chưa thật sự bị phân hủy”. Lucan có nhét vào miệng một nữ pháp sư sắc lệnh gửi cho một vong linh được trục triệu, cũng ủng hộ ư thức này.

Bác sĩ Scoffern cứ khăng khăng cho rằng “không sẵn có một thông tin chân thực nào liên quan tới cách thức mà các ma cà rồng rời được ngôi mộ hoặc chúng theo đường nào để trở về ngôi mộ” (trang 356). Đây là một lập luận không vững và chỉ chứng tỏ rằng ông ta chẳng biết ǵ về “sự hiện h́nh” thời nay vốn rắn chắc đến nỗi mà tôi có thể sờ mó được và đem cân nữa. Thế nhưng nó lại phù du đến nỗi mà đôi khi nó lại tan biến đi trước mắt người ta. Ma cà rồng rời khỏi ngôi mộ với một h́nh dạng không thể nắm bắt được rồi “hiện h́nh” bất cứ khi nào nó muốn, nếu có môi trường thuận lợi với đầy đủ điều kiện về mặt thông linh. Bác sĩ Scoffern kết luận chương bàn về Ma cà rồng bằng cách phát biểu rằng nghe nói có hai phương sách hữu hiệu để chận đứng sự hoành hành của ma cà rồng, đó là: dùng một cành cây phỉ quất lên trên ngôi mộ mà người thao tác là một trinh nữ không dưới hai mươi lăm tuổi. Cách thứ hai là khai quật xác lên rồi đem đi thiêu. Ộng nhận xét một cách nhạo báng rằng: “V́ những lư do không thể giải thích được, phương thức thiêu xác luôn luôn được áp dụng ở những nơi không có nhiều ma cà rồng”. V́ vốn là một y sĩ hiển nhiên chẳng biết ǵ về sự tồn tại của đối thể tinh vi của thể xác vốn có thể tách rời khỏi thể xác trong một thời gian ngay cả trước và sau khi chết, cho nên ông mới không hiểu được tại sao việc thiêu xác là một phương thuốc hữu hiệu để đối trị nạn ma cà rồng ở thế giới bên kia.

Trong tác phẩm Các điều Bí nhiệm của mọi Quốc gia trang 289, James Grant có bảo rằng niềm tin của giới b́nh dân là nạn ma cà rồng có thể lan truyền được giống như một loài vi trùng đạo đức, nạn nhân biến thành ma cà rồng sau khi chết do sự thôi thúc của một bẩm chất lan truyền được. Cái dạng “mê tín” này gây ra nhiều lo lắng trong đầu óc của quần chúng, “chẳng ai biết được khi nào th́ ḿnh sẽ bị một trong những con quỉ đáng ghét đó cắn cổ và do đó biến thành ma cà rồng”. Và ông thú nhận rằng: “Các nhà khoa học chứng nhận ủng hộ cho việc nạn ma cà rồng dường như là đúng sự thật và có thể có”. Vậy th́ tại sao lại phản đối những nhà khoa học đương đại tiếp tục công tŕnh khảo cứu đă bị tạm thời xếp xó bởi bàn tay nhám nhúa của những kẻ thông thái rởm duy vật ?

Trong tác phẩm Lịch sử Pháp thuật, ii, 479, bác sĩ Ennemoser có tŕnh bày hai bài tường thuật hợp thức về nạn ma cà rồng ở Hung gia lợi. Trong bài tường thuật thứ nhất, báo cáo là của vị Trưởng ṭa ở Kisilova gửi cho ṭa án Belgrade, ṭa này biệt phái hai viên chức và đao phủ thủ tới tận làng để khảo sát sự việc. Một viên chức của Hoàng gia cũng đi tới rơ ràng là để chứng kiến vụ việc. Một số ngôi mộ của những người đă chết sáu tuần bèn được khai quật và người ta thấy một xác chết của một ông già sáu mươi hai tuổi, “mắt c̣n mở thau láu, sắc da c̣n tươi nhuận, thở tự nhiên, song le lại bất động như người chết. Đao phủ thủ xuyên cái cọc nhọn qua tim của ông này; rồi họ dựng lên một cái cột để thiêu xác ra thành tro bụi”. Người đă chết đó xuất hiện ra trong đêm tối cho con trai ḿnh thấy ba ngày sau khi đă có đám ma, đ̣i thực phẩm, ăn xong bèn biến mất; đêm thứ nh́, sau khi ông ta xuất hiện trở lại th́ người ta đă thấy con trai ông đă chết ở trong giường. Cũng ngày hôm đó, trong làng có năm sáu người đột nhiên bị đau ốm rồi hết người này đến người khác lăn đùng ra chết chỉ trong ṿng vài ngày. Bài tường thuật khác của bác sĩ  Ennemoser có thuật lại một trường hợp tồi tệ nạn ma cà rồng ở một tổng khác ở Hung gia lợi. Một người chết tên là Arnald Paul, trước kia bị một ma cà rồng người Thổ nhỉ kỳ dày ṿ, khi qua đời cũng biến thành ma cà rồng; vào ngày thứ ba mươi sau khi chết th́ y hút máu và giết chết bốn người, đến ngày thứ bốn mươi th́ xác của y bị khai quật.

‘Xác y c̣n đỏ tươi, móng tay và râu đều mọc trở lại, tĩnh mạch đầy máu đang chảy và rịn ra khỏi mọi bộ phận trong cơ thể y, thấm vào cái tấm vải liệm bao quanh y. Theo phong tục, Hadnagi (tức là vị trưởng ṭa của làng hiện diện trong buổi khai quật và có biệt tài về nạn ma cà rồng) ra lệnh lấy một cái cọc rất nhọn đóng xuyên qua tim người chết Arnald Paul, rồi xuyên qua xuyên lại xác chết của y, khiến cho y nghe nói thét lên một tiếng hăi hùng dường như thể y c̣n sống (dĩ nhiên là như vậy), thế rồi họ chặt đầu của y và đem cả cái xác đi thiêu’.

Họ cũng thiêu cả bốn cái xác của những người khác đă bị ma cà rồng giết chết.

Tuy nhiên, những sự pḥng ngừa này chẳng ăn thua ǵ v́ ba năm sau chỉ nội trong ṿng ba tháng, mười bảy người cũng thuộc làng đó, đủ cả nam phụ lăo ấu đều trở thành nạn nhân của ma cà rồng. Các bác sĩ và y sĩ giải phẫu đă điều tra tỉ mỉ về sự sống sót vô tiền khoáng hậu này của cái tai ách đó sau khi đă cầu cứu tới sự thiêu xác; cuộc điều tra phát hiện một sự kiện có ư nghĩa, đó là ma cà rồng Arnald Paul chẳng những hút máu người đến chết mà c̣n hút máu nhiều “con trâu ḅ nên có những nạn nhân mới của ma cà rồng khi ăn phải”. Như vậy dường như cũng giống như bệnh chó dại, các cơn điên loạn ma cà rồng này có thể được lan truyền qua  những vi khuẩn được nuôi dưỡng trong cơ thể những con thú lây sang những người khác không bị con ma cà rồng đầu tiên đụng tới, khi những người này ăn thịt những con thú đă bị ma cà rồng hút máu. Những cuộc thí nghiệm gần đây ở các bệnh viện Paris nhằm chữa bệnh liệt bằng cách truyền một dạng biến đổi được qua cơ thể của một người thứ ba, dường như soi sáng chút ít cho khía cạnh tâm linh của đề tài này.

Eliphas Levi gọi ma cà rồng bằng một danh xưng rất gợi ư là “kẻ mộng du từ mộ ra”. Chắc chắn là trường hợp của Arnald Paul có mọi dáng vẻ của sự mộng du. Hơn nữa, trong quyển Lịch sử Pháp thuật, trang 513, Levi có quả quyết rằng một người có tâm trí và thể xác lành mạnh không nhất thiết phải là nạn nhân của ma cà rồng nếu trong lúc sinh thời y không hiến dâng cả thể xác lẫn linh hồn cho nó bằng sự đồng lỏa nào đó về tội ác hoặc một cơn đam mê bất hợp pháp nào đó.

Theo thông lệ th́ kẻ thanh khiết về tâm trí, tâm hồn và thể xác luôn luôn ở ngoài tầm của mọi ảnh hưởng từ điện xấu, cho dù đó là của pháp sư, của thấy phù thủy, của “vong linh kiểm soát”, của ma cà rồng hoặc của thuật sĩ: lúc nào cũng phải có một khe hở trong cái áo giáp của thể xác hoặc tâm linh th́ luồng tà khí mới có thể xâm nhập vào và ám ảnh. Điều này đă được giảng dạy trong Chí Tôn Ca, được các tác phẩm kinh điển cổ truyền xác nhận và chính là óc suy xét phải trái, lành mạnh thông thường.

Giáo hội Ki tô có chọn dùng một thuyết bao quát để giải thích cho mọi giai đoạn của các hiện tượng tâm linh bất b́nh thường, kể cả nạn ma cà rồng, đó là do tác động của Con Người Bogey, tức là Ma Quỉ. Chẳng có ǵ dễ hơn việc dùng tới cái chất dung môi vạn năng đó. Tuy nhiên, tiếc thay thời nay chẳng có ai c̣n tin vào sự phi lư đó nữa – dù sao th́ những người trung thành với khoa học cũng đâu có ai tin được. Người ta chẳng bao giờ biết chán khi đọc những tác giả bướng bỉnh một cách phi lư như nhà ma quỉ học Des Mouseaux, ông ḍ ra được Ma quỉ ẩn sau cái đầu của nhà   thần nhăn bên trong nhóm người đồng cốt, hoặc ngay cả đằng sau chiếc ghế ngồi của nhà thao tác thôi miên theo thuật mesmer. Ông dành nhiều trang của một trong những quyển sách (Pháp thuật vào Thế kỷ XIX) để chứng tỏ rằng nữ Thấu thị tội nghiệp ở Prevost, tên là Margarita Hauffe chính là một ma cà rồng; và chắc chắn theo ư nghĩa bà sống dựa vào hào quang của những người xung quanh ḿnh th́ cũng có phần nào hợp lư khi sử dụng thuật ngữ của ông là Kẻ Rúc rỉa Hào quang Từ điện. Chúng ta có lời chứng nhận thú vị của bác sĩ Kerner với nội dung nêu trên. Nhưng c̣n về phần bà bị Ma quỉ ám th́ chẳng có một sự phỉ báng nào lớn hơn nữa v́ giáo lư và cuộc đời tâm linh thanh khiết như thiên thần của bà cho thấy rằng nguồn linh hứng của bà thuộc về thiêng liêng chứ không phải ma quỉ. Việc rúc rỉa từ điện này được thực hành hằng ngày và hằng giờ trong xă hội, nhất là trong quan hệ hôn nhân, quan hệ nhờ: kẻ yếu rúc rỉa sức mạnh của người mạnh, kẻ đau ốm rúc rỉa của người cường tráng, người già rúc rỉa của người thanh xuân. Người ta rúc rỉa sinh lực bằng cách bắt tay, ngồi kề nhau, ngủ chung giường; bộ óc đầy ắp tư tưởng của kẻ khôn khéo bị bộ óc u mê của kẻ ngu đần “rúc rỉa”. Qua suốt tất cả những giai đoạn này, ta thấy nổi bật lên định luật quân b́nh của thiên nhiên, cũng giống như định luật này trong trọn cả lănh vực vật lư. Những đầu óc vĩ đại thường thích sống biệt lập do họ có cảm giác theo bản năng rằng nếu họ sống trong đám phồn hoa đô hội th́ họ sẽ bị đám quần chúng rúc rỉa xuống tới mức thấp hơn. Chính ư nghĩa này khiến cho vị đạo sĩ yoga và vị đạo trưởng phải ẩn dật trong thánh điện hoặc rút lui vào trong hang động của đạo sĩ yoga (gupta), vào rừng rậm hoặc lên đỉnh núi. Hào quang từ điện (tejas) của một bậc thánh hiền hoặc một bậc chơn sư đối với các đệ tử mà linh hồn đang khao khát, cũng giống như sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh hoặc một nguồn nước mát mẻ đối với kẻ lữ hành khát khô cổ trong sa mạc.

Trong Nữ thần Isis lộ diện, I, trang 449 và tiếp theo, bà Blavatsky có nêu ra sự khẳng định vô căn cứ của thuyết theo đó xác ma cà rồng là xác đang ngủ đông của một kẻ đang mộng du, và có đủ bằng chứng để ủng hộ điều này. Bà nêu rơ rằng xác của ma cà rồng tương lai đó đang ở trong t́nh trạng đờ đẫn về từ điện và có thể xảy ra một trong hai khả năng: hoặc là linh hồn có thể bị thu hút trở lại vào trong thể xác và trong trường hợp này kẻ nạn nhân vô phước sẽ quằn quại đau đớn do sự hành hạ của cơn ngạt thở; hoặc là nếu y rất duy vật (nghĩa là có một ái lực áp đảo đối với cuộc sống trên cơi trần) th́ y sẽ trở thành một ma cà rồng. Cuộc sống lưỡng thể bắt đầu và kẻ bất hạnh thụy miên bị chôn sống đó kéo lê kiếp sống khốn khổ của ḿnh bằng cách dùng thể phách đi cướp bóc lấy máu duy tŕ sự sống từ người c̣n sống. Cái h́nh dạng tinh vi đó có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà nó muốn; và chừng nào mà nó chưa cắt đứt sợi dây gắn liền nó với thể xác th́ nó tha hồ ngao du dưới dạng hữu h́nh hoặc vô h́nh, và sống bám vào những nạn nhân vốn là người.

Pierant có để ư tới sợi dây liên hệ vô h́nh này giữa cái xác bị chôn sống nhưng chưa phân hủy với cái phách mộng du và bảo rằng: “Có lẽ, một ngày nào đó người ta có thể giải thích được điều này”. Chúng ta có thể biết làm sao mà con ma lại hút được sinh lực của người sống rồi truyền cho cái xác vật chất nằm trơ ra trong ngôi mộ để giúp cho nó “duy tŕ được trạng thái thụy miên” bằng một cách nào đó. Như Dom Calmet trịnh trọng nhận xét rằng, có hai cách khác nhau để làm cho người ta mất tin tưởng vào những thứ tự xưng là ma này . . . Cách thứ nhất là giải thích những điều huyền diệu của nạn ma cà rồng bằng những nguyên nhân vật lư. Cách thứ hai là chối bỏ hoàn toàn sự thật của tất cả những câu chuyện như thế.

Vốn là một Linh mục Công giáo, ông tự nhiên phải nói thêm rằng: “Cách thứ nh́ ắt chắc chắn là chắc nhất cũng như là khôn ngoan nhất. [Luận về sự xuất hiện của các Thiên thần và Ma quỉ . . . xuất bản ở Paris, năm 1746].

Bây giờ chúng ta có thể nói đến sự điều tra để xem ông D’Assier có đưa ra được một thuyết giải thích theo đường lối khoa học về bí mật của sợi dây liên lạc giữa cái xác và cái phách bị phóng hiện ra. Theo những dữ liệu được biết rơ th́ dường như rất có thể (nếu không phải là chắc chắn) rằng có một đường dây tinh vi hoặc một sự liên kết mà chất dinh dưỡng dưới dạng tinh vi có thể được truyền dọc theo đường dây đó từ xác này qua xác kia. Chẳng hạn như nhiều người lui tới những buổi lên đồng có thấy một loại “ma hiện h́nh” uống những chất lỏng – gồm những ly rượu vang hoặc ly bia, ly nước hoặc rượu mạnh pha nước v. v. – chất lỏng biến mất khỏi ly nước trước mắt mọi người và được chuyển vô bao tử của người đồng cốt lúc ấy đang ngồi ở cách xa trong pḥng của ḿnh. Người ta đă rắc mực hoặc chất lỏng aniline lên trên cái h́nh được phóng hiện đó và sau này thấy nó nhuộm lên trên người đồng cốt (dĩ nhiên tôi chỉ nói tới những trường hợp mà người ta đă chứng tỏ rơ ràng rằng cái h́nh hiện ra và người đồng cốt không đồng nhất với nhau). Cái h́nh hiện ra cũng ăn thực phẩm rắn chắc ngay trước mắt các nhân chứng và thực phẩm đó cũng biến mất. Một đối tượng của thuật thôi miên mesmer khi liên giao trọn vẹn với người thao tác ắt nếm được hương vị của thứ được bỏ vào trong miệng của người thao tác, ngửi được cái mùi hương mà người kia ngửi thấy, trông thấy những ǵ mà người kia trông thấy và cảm thấy bất cứ chuyện ǵ đau đớn hoặc thích thú mà người ta gây ra cho cơ thể của người thao tác thuật mesmer. Xét theo bề ngoài th́ hai cơ thể này đă hợp nhất lại làm một, do một tác nhân truyền thông vô h́nh thề nhưng hoàn toàn hữu hiệu. Mặc dù đối tượng bị thôi miên đang bị bịt mắt, c̣n kẻ thao tác thuật thôi miên mesmer đứng đằng sau đối tượng này, nhưng cảm giác hiệp thông về thể xác và tâm trí thật là hoàn hảo. Điều này cũng xảy ra giữa nhiều người sinh đôi (có lẽ là trong đa số trường hợp đều có một mối quan hệ đồng cảm tương tự như thế).

Mối quan hệ này là một điều ǵ đó có tính chất đặc thù của riêng ḿnh bằng không th́ nó chẳng được dùng làm cái cầu thông thương; đó là v́ không cứ phải là không, chứ không thể biến thành có cho dù bằng phép lạ. Có một bằng chứng khác (lần này là không thể bác bẻ được) về mối liên hệ mật thiết giữa thể xác và thể phách, đó là sự kiện một vết bầm hoặc vết thương tác động lên thể phách cũng gây phản ứng cho thể xác. Điều này được gọi là sự phản kích. Biên niên sử của ṭa án về thuật phù thủy và pháp thuật đầy dẫy những sự kiện chứng tỏ cho cái loại phản kích này. D’Assier có trích dẫn một số và bảo rằng thể phách (hoặc con ma sống động, ông thích gọi nó như thế) là sự tiếp nối của thể xác cùng với h́nh tướng, các thói quen, các thành kiến của nó v. v. . . Ông có thể đă nói thêm là những thói xấu và những tính tốt của nó; v́ cái hơi hám đạo đức của thể xác ắt hoàn toàn khống chế được thể phách, trừ phi thể phách bị chế ngự bởi quyền năng từ điện ác hại của một người phù thủy, trong trường hợp này có thể bị biến thành một tác nhân đờ đẫn, thụ động. D’Assier bảo rằng các mô cấu tạo nên nó thường dễ dàng bị tan ră do tác động của những lực vật lư và hóa học trong bầu khí quyển vốn liên tục tấn công nó, và từng phân tử một của nó lại ḥa nhập vào môi trường đại đồng của hành tinh. Điều này chứng thực cho lập trường của E. Levi. D’Assier có nói rằng:

“Đôi khi nó chống lại những nguyên nhân hủy hoại này, tiếp tục phấn đấu để tồn tại bên ngoài ngôi mộ. Ở đây chúng ta đề cập tới giai đoạn kỳ lạ nhất trong lịch sử của nó v́ điều này đưa chúng ta tới ma cà rồng sau khi chết”.

Sau khi trích dẫn những sự việc đă được chính thức kiểm nhận do những người có thẩm quyền thuộc giáo hội, về dân sự hoặc quân sự; ông bảo rằng:

“Những sự kiện này soi sáng một cách mới mẻ cho diện mạo của kẻ đă chết. Đó là một trong những trường hợp mà thực thể tinh vi thay v́ bỏ cái xác mà sự chết vừa làm nó phải chia tay, th́ vẫn cứ tiếp tục lẩn quẩn bên trong đó và cùng với cái xác sống một cuộc đời mới mà vai tṛ bị đảo ngược lại. Từ đó trở đi, cuộc đấu tranh sinh tồn tiếp diễn bên ngoài ngôi mộ với sự dai dẳng khốc liệt một cách ích kỷ và tàn bạo (người ta cũng có thể nói là nhạo báng đạo đức) giống như trong lúc c̣n sống . . . Bây giờ chúng ta hăy xét xem máu mà con ma hút được sẽ ra sao. Ở đây chúng ta thấy lập lại điều mà chúng ta đă quan sát được nhiều lần ở những chương trước liên quan tới con ma c̣n sống. Cấu trúc của nó liên hệ mật thiết với thể xác (nó chính là h́nh ảnh của thể xác) đến nỗi mà khi nó hấp thụ được chất lỏng th́ chất lỏng đó ngay tức khắc được chuyển vào các cơ quan của thể xác. Trong hiện tượng ma cà rồng sau khi chết th́ cũng giống như vậy, v́ con ma sau khi bị chôn xuống mộ chỉ là sự nối tiếp của con ma c̣n sống. Máu mà con ma hút được ngay tức khắc chuyển vào cơ quan xác chết mà nó rời bỏ, và nó sẽ trở về ngay khi chấm dứt công việc lấn sân qua chỗ khác. Việc cái lưu chất duy tŕ sự sống này thường xuyên được cấp dưỡng và ngay tức khắc được sự tuần hoàn phân phối đi khắp nơi đă cản trở sự thối rữa, đă bảo tồn được cho tay chân vẫn mềm mại như tự nhiên, làm cho thịt vẫn tươi rói và hồng hào. Tác động này cho ta thấy có sự tiếp nối một loại sống thực vật khiến cho tóc và móng tay vẫn mọc, và tạo ra một lớp da mới khi lớp da cũ đă khô đi; trong một số trường hợp nó c̣n tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra mô mở, điều này đă được chứng tỏ do việc khai quật một số ma cà rồng . . . V́ bất lực không tấn công được con ma cho nên người ta bèn khai quật xác chết rồi đem đi thiêu. Phương thuốc này thật là hữu hiệu; v́ từ lúc đó trở đi ma cà rồng không c̣n cướp bóc khủng khiếp nữa.

Để kết luận bài phân tích về đề tài rùng rợn này, rơ ràng là ta phải hết sức cẩn thận xác minh cho chắc chắn để xem một người đă thực sự chết hoàn toàn chưa trườc khi xâm hại cái xác chôn dưới ngôi mộ (nếu ta muốn duy tŕ cái tục lệ vô nghĩa, phản khoa học và gây bất b́nh đó). Người ta ắt nhún vai khi nghĩ tới sự đau khổ khôn xiết mà hàng ngàn nạn nhân đă phải chịu do kẻ ngu dốt hấp tấp đem xác đi chôn cho khuất mắt; khi thức tỉnh dậy quá trễ từ một trạng thái xuất thần, những người này thấy ḿnh bị bó rọ trong một cái quan tài và bị chôn dưới sáu tấc đất mà tuyệt nhiên chẳng có khả năng được cứu trợ. Có một ví dụ đáng buồn về cái khả năng khủng khiếp do dân chúng ngu dốt, đó là trường hợp của giám mục W. Irving khốn khổ, ông là người đọc được tư tưởng người khác, và nghe nói ông bị mổ sống trong khi đang xuất thần, và điều này chỉ xảy ra trong một ngày khác. Mọi điều mà người ta đọc được về hiện tượng khoa học huyền bí và khoa học tâm linh ắt minh chứng cho sự khôn ngoan của việc cổ nhân khuyến khích thiêu xác. Chúng ta hi vọng rằng chẳng bao lâu nữa cái phong trào (mà tôi xin hân hạnh nói rằng ḿnh là một trong những người đầu tiên ủng hộ nó trong nước Mỹ) đó có thể được mở rộng ra cho tới khi mọi người đều cảm thấy hăi hùng với cái tục lệ chôn người chết và người ta nhận biết được tính xác thực của nó chỉ là tàn dư của sự vô minh hung bạo được hà hơi tiếp sức do ḷng mê tín dị đoan bám lấy những thành kiến về tôn giáo và sự ngu tín. Dĩ nhiên tôi cũng chẳng cần phải giải thích rằng trong khi sự thiêu xác chắc chắn pḥng ngừa được việc ma cà rồng mộng du trở về ám ảnh người sống, th́ cái nguy cơ xử lư quá sớm xác của người sống dở chết dở cũng nghiêm trọng như trong trường hợp đem nó đi chôn. Nếu cơn xuất thần là sâu, th́ hoàn toàn có thể là nạn nhân vô phước không thể kịp thời phục hồi được việc sử dụng tứ chi của cơ thể ḿnh để tự cứu ḿnh thoát khỏi nạn bị thiêu sống.

**********


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở