|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
LUẬT LUÂN HỒI
|
|
---
CÓ LUÂN HỒI
KHÔNG ?
Từ lâu,
thuyết LUÂN HỒI đă là một đề tài tranh luận sôi nổi của các bực thức giả.
Người ta chưa hoàn toàn đồng ư với nhau; chưa dứt khoát v́ chưa hiểu rành rẽ,
rồi thỉnh thoảng lại có người nêu ra để bàn căi nữa. Phần đông thiên hạ đă
chấp nhận, nên cho rằng: thuyết LUÂN HỒI có thật và rất đúng, nhưng cũng c̣n
nhiều người không tin hoặc c̣n hoài nghi, mới cho rằng: có thể đó là những
điều bịa đặt, dị đoan, phi lư. Vậy LUÂN HỒI là ǵ ? Có LUÂN HỒI chăng ?
LUÂN HỒI LÀ
G̀ ?
Danh từ
LUÂN HỒI do gốc chữ Hán: LUÂN là xoay vần, là bánh xe; HỒI là trở về. Phật
Pháp cho rằng: Chúng sanh trên cơi thế gian đều mắc trong ṿng sanh tử, tử
sanh, sống rồi chết, chết rồi sống lại, giống như cái bánh xe xoay tṛn
không dứt. Tiếng Nam Phạn (Pâli) gọi là Cakkavatin (bánh xe quay), Tàu dịch
là Chuyển Luân, Triết lư nhà Phật gọi là: Pati-Sandhi, nghĩa là Kết sanh.
Như vậy, Luân Hồi có nghĩa là đầu thai lại nơi cơi Trần để học hỏi và để trả
các nghiệp quả đă gây ra ở những kiếp trước.
Phần đông
nhơn loại tin rằng con người gồm có hai phần: phần thể xác và phần linh hồn,
c̣n cuộc đời ở Trần gian là một trường TẤN HÓA. Trong trường TẤN HÓA nầy,
linh hồn phải đầu thai đi, đầu thai lại cả trăm ngàn kiếp để học hỏi; ban
đầu là loài kim thạch, đến thảo mộc, cầm thú, rồi mới đầu thai làm người.
Mỗi kiếp, con người phải có một thể xác để hoạt động và học tập ở cơi Trần
trong một thời gian. Khi thể xác hư hoại, không dùng được nữa, linh hồn phải
từ bỏ nó và về cơi Thiên Đàng nghỉ một lúc, ta gọi là chết; rồi khi đúng
ngày giờ, lại trở xuống trần thế, lấy một thể xác mới để tiếp tục học hỏi,
tấn hóa nữa, và mỗi lần đầu thai lại như vậy gọi là một kiếp LUÂN HỒI.
NHỮNG QUAN
NIỆM VỀ LUÂN HỒI
LUÂN HỒI là
Luật Trời mà muôn loài vạn vật phải tuân theo để tiến hóa. Thông thường,
danh từ Luân Hồi được dùng để chỉ sự tái sanh của linh hồn ở cơi Trần với
nhiều quan niệm khác nhau như sau:
1/- Đôi khi
người ta cho rằng: lúc một đứa nhỏ sanh ra đời, Trời không tạo riêng cho nó
một linh hồn mới, v́ linh hồn nầy đă có sẵn từ lâu, dưới h́nh thức cá nhân,
trong một trạng thái tinh thần nào đó. Khi sanh ra đời, linh hồn lấy xác thể
nhơn loại lần thứ nhứt, mà cũng là lần chót. Đó là học thuyết “Linh hồn có
sẵn” (Preexistence).
2/- Theo
một quan niệm khác th́ linh hồn con người hiện ra trước hết trong h́nh thể
vật chất, có khi trong xác thể nhơn loại, nhưng nhiều lần khác, ở trong xác
thú vật hoặc thảo mộc, cho nên sau khi chết, linh hồn nầy có thể
sanh lại làm thú hoặc cây cối, trước khi trở lại sanh ra làm người
một lần nữa. Đây là theo học thuyết “Chuyển kiếp” hay “Chuyển sanh”
(Transmigration, Métempsycose).
Người
Ai-cập cũng tin rằng: khi chết, linh hồn nhập vào một con vật khác rồi đến
3000 năm sau, mới trở lại đầu thai vào xác thể con người, để cứ xoay vần măi
như vậy.
3/- Theo
một quan niệm thứ ba th́ Linh hồn nhơn loại đă sống ở trần gian làm đàn ông
hoặc đàn bà từ trước rồi, bây giờ mới sanh ra lại trong xác thể một đứa trẻ,
chớ không phải nó ở từ thú vật hay thảo mộc chưa có cá tánh mà đầu thai làm
người (nghĩa là Hồn khóm phải tiến lên đến bực một thực thể riêng biệt, vĩnh
viễn và tự có ư thức, rồi mới qua loài người: entité individuelle permanente
et soi-conscience). Linh hồn nhơn loại, sau khi chết th́ ở trong trạng thái
tinh thần một thời gian rồi mới đầu thai lại vào một xác thể trẻ thơ để lớn
lên thành đàn ông hoặc đàn bà, chớ không đầu thai làm thú vật hoặc thảo mộc
nữa. Đây mới là theo học thuyết Luân Hồi (Réincarnation).
Giáo lư
Thông Thiên Học dạy rằng: một khi linh hồn đă được cá tánh hóa (individualisé)
và trở thành nhơn loại rồi th́ không thể nào đầu thai trong h́nh thể thú vật
hoặc thảo mộc nữa. Các nhà Thông-Thiên-Học kim thời, hạn định danh từ
Luân-Hồi theo ư nghĩa thứ ba nầy, v́ nếu con người đầu thai làm thú hay thảo
mộc th́ không học hỏi thêm được cái ǵ cả, có thể nói là thoái hóa chớ không
phải tiến hóa, mà điều cốt yếu của Luân Hồi là giúp con người tiến lần lần,
từ người dốt nát dă man lên hạng thường nhơn, rồi có học thức, đến hiểu
thông đạo đức, sau mới đắc quả thành Tiên, Phật, ấy là bực toàn giác.
Khi con
người tiến đến bực La Hán sắp lên th́ không c̣n bị bắt buộc phải Luân Hồi
lại cơi Trần nữa, v́ đă trả dứt nghiệp quả và đă hiểu thông tất cả việc ở
trần gian rồi, chỉ trừ khi nào Người muốn trở lại trần gian để giúp đỡ nhơn
loại th́ không kể.
DO ĐÂU MÀ TIN
CÓ LUÂN HỒI ?
Hầu hết
người thường cũng như tín đồ các Tôn giáo đều tin là có Luân Hồi, căn cứ
theo :
1/- Kinh
sách nói về sự Luân Hồi,
2/- T́nh
trạng con người ở cơi Trần,
3/- Các vị
Thần-đồng,
4/- Những
người nhớ chuyện kiếp trước.
1- KINH SÁCH
NÓI VỀ SỰ LUÂN HỒI.
Trong Kinh
Phúc-Âm (Evangile du Bouddha par Carus) trang 127 có chép đoạn : Phật dạy
các Tỳ-kheo như vầy: “Linh hồn đi đầu thai từ kiếp nầy đến kiếp khác, xuyên
qua tất cả các h́nh dạng, từ đá cát đến cây cỏ, cầm thú và loài người, với
những tánh t́nh riêng biệt, cho đến khi nó lên đến bậc toàn giác là Phật”.
Trong
Túc-sanh-truyện cũng có thuật lại 550 kiếp của Đức Bồ Tát, trước khi Ngài
thành Phật. Mỗi khi gặp dịp, Ngài thường đem những việc kiếp trước
của Ngài, nói ra để dạy cho các đệ tử một bài học luân lư hoặc từ bi,
bác ái, hoặc hỉ xả, hy sanh, lấy ân đáp oán, v.v. . .
Phái Thiên
Chúa Giáo tin rằng: Khi đứa nhỏ ra khỏi ḷng mẹ th́ Đức Chúa Trời sanh cho
nó một cái linh hồn. Tùy theo sự hành động của nó ở cơi trần, mà sau khi
chết, linh hồn của đứa trẻ nầy sẽ được về Thiên Đàng hưởng phước đời đời,
hoặc phải sa Địa ngục chịu h́nh phạt măi măi, chớ không tin có Luân hồi
nhiều lần. Có lẽ tại v́ Chúa Jésus không có giảng giải tỉ mỉ và không nói rơ
danh từ Luân Hồi. Nhưng những đoạn sau đây chứng minh Chúa chấp nhận sự Luân
Hồi.
Trong Thánh
Kinh Tân Ước có chép :
a/-
Jésus thấy một người mù từ trong bụng mẹ đi ngang qua, các Môn đồ mới
hỏi Ngài: Thưa Thầy, ai làm tội lỗi, người đó hay cha mẹ va, cho nên khi va
sanh ra đă mang tật mù
?
(Saint Jean IX-I)
Nếu nói cha
mẹ va làm tội ác, để va mang tật mù th́ không công b́nh, v́ tội ai làm nấy
chịu. Nếu nói tội của va,th́ va làm tội lỗi hồi nào ? - Ở trong bụng mẹ th́
làm tội sao được ? Vậy phải nói: va đă làm tội hồi những kiếp trước nhiều
rồi, nên kiếp nầy phải đền tội cũ, không hưởng được thú vị trong đời sống
nữa.
b/- Chúa
Jésus dạy rằng:”Hăy được TRỌN LÀNH như cha các ngươi ở trên Trời TRỌN LÀNH
vậy “
(St. Mathieu V- 48)
Nếu Chúa
dạy phải ăn ở hiền lành th́ ta có thể làm được, nhưng dạy phải TRỌN LÀNH, mà
chỉ tập trong một kiếp th́ chẳng có một người nào làm nổi.
Vậy câu đó
có ẩn ư là phải có Luân Hồi, ta phải trở lại trần gian rất nhiều kiếp để học
tập th́ mới đến bực TRỌN LÀNH được.
c/- Bởi
v́ các nhà Tiên-tri và Luật pháp có đoán trước tới Jean và nếu các ngươi
muốn hiểu Jean th́ JEAN là ELIE, đấng Tiên-tri phải đến đó”
(Saint Mathieu XI, 13- 14)
d/- “Jésus
tới địa phận Césarée de Philippe mới hỏi môn đồ rằng: Họ nói Thầy là
ai ? Thầy đây là con của Người. Các môn đồ trả lời: Mấy người nầy th́ nói
Thầy là Jean Baptiste, mấy người kia th́ nói Thầy là ELIE, c̣n mấy người
khác th́ nói Thầy là JÉRÉMIE hay là MỘT ĐẤNG TIÊN TRI nào đó”
(St. Mathieu XVI, 13 14)
e/- Các
Môn đồ hỏi Ngài:” Tại sao mấy Thầy Thông Giáo nói Elie phải tới trước ? Ngài
trả lời: “QUẢ THẬT ELIE PHẢI TỚI TRƯỚC ĐẶNG SẮP ĐẶT LẠI MỌI VIỆC. Mà Thầy
nói với các con, ELIE ĐĂ TỚI RỒI NHƯNG HỌ KHÔNG NHẬN BIẾT VÀ HỌ ĐỐI ĐẢI VỚI
ELIE THEO Ư MUỐN CỦA HỌ. Nữa đây, cũng vậy, con của Người sẽ chịu đau khổ v́
họ. Các Môn đồ hiểu rằng Ngài muốn nói về Jean Baptiste.
(St. Mathieu XVII, 10- 13)
Đọc qua mấy
câu trên, ta thấy rơ ràng Đấng Christ có dạy về Luân Hồi, nhưng không giải
thích rơ ràng. Ngài nói Elie đầu thai lại làm Jean Baptiste. Tuy ở đây Ngài
không dùng tiếng đầu thai lại hay Luân Hồi, nhưng với những chữ TỚI
TRƯỚC, TỚI RỒI, nếu không phải Elie đầu thai lại th́ làm sao Jean là
Elie cho được.
Vả lại,
Jean Baptiste mới bị xử trảm cách đó ít lâu, c̣n Elie, Jérémie và các đấng
Tiên Tri chết đă mấy đời rồi. V́ thế, nếu ai nói Jésus là Jean Baptiste th́
tin rằng: hồn Jean Baptiste mượn xác Jésus đặng dạy Đạo, bởi Jésus và
Jean sanh đồng thời và Jean chết trước.
C̣n những
người nói rằng Jésus là Elie, Jérémie hay là một vị Tiên Tri nào đó đời
trước là họ tin rằng các vị ấy đầu thai lại làm Jésus.
Thế mà khi
nghe các Môn đồ trả lời như vậy, Ngài cũng không quở, đó là Ngài đă chấp
nhận sự Luân Hồi. Nếu những lời nói đó là dị đoan, phi lư th́ Ngài đă sửa
dạy đệ tử rồi.
Ngoài ra,
c̣n có câu nầy rơ ràng hơn nữa:
f/- Chúa
Jésus nói với Nicôdem như vầy: “Thật vậy, ta nói với ngươi, nếu con người
không sanh lại nữa th́ không hề thấy cơi Trời.” Ni-cô-đem thưa rằng:”
Làm sao một người già rồi mà sanh lại được, có thể nào chun vào
bụng mẹ rồi sanh ra lần thứ nh́ ?” – Chúa Jésus đáp rằng:” Thật
vậy, ta nói với ngươi, nếu con người không sanh bằng nước và tinh thần th́
không khi nào về cơi Trời được. Cái chi của Xác thịt sanh ra th́ là Xác
thịt, cái chi của Tinh thần sanh ra th́ là Tinh thần. Ngươi nghe ta nói chớ
lấy làm lạ. Các ngươi phải sanh lại nữa. Gió muốn thổi chỗ nào th́ thổi,
ngươi nghe tiếng nó mà ngươi không biết nó ở đâu đến và đi đâu. Người nào
của Tinh thần sanh ra cũng thế”.
Khi Chúa
thấy Ni-cô-đem không hiểu chi hết, Chúa bèn phán rằng: “Ngươi là Giáo sĩ dân
Ít-ra-ên mà ngươi không hiểu mấy việc đó sao ?”
(St . Jean III, 3- 8)
-- Chúa
Jésus dạy là con người phải sanh lại (Renaitre), chớ không phải hồn
sẽ nhập vào cái xác cũ để
SỐNG LẠI (Revivre, Se
ressussiter). Xác thịt của cha mẹ sanh ra nên nó là vật chất, sẽ tan ră, c̣n
Linh Hồn là Tinh Thần nên c̣n măi măi và sẽ về cơi Trời.
Trong
Kinh Thánh Đạo Hồi
cũng có đề cập đến thuyết Luân Hồi. Đọc những câu sau đây, ta sẽ thấy
rơ:
a/- “ Đức
Thượng Đế sanh ra muôn loài và cho đầu thai đi, đầu thai lại, tới chừng nào
cả thảy đều trở về với Ngài.”
(Coran XXX, 10)
b/- Linh
hồn trước hết ở trong loài Kim Thạch, rồi mới qua loài Thảo mộc. Linh hồn ở
trong loài Thảo mộc không biết mấy thế kỷ, mảng lo tranh đấu mà quên hồi
ḿnh c̣n ở trong loài Kim thạch.
Khi linh
hồn qua ở loài Thú Cầm th́ không c̣n nhớ tới hồi ở loài Thảo mộc nữa. Rồi
đấng Tạo Hóa mới cho linh hồn đầu thai qua loài Người. Linh hồn bắt đầu từ
loài nầy đi đến loài kia, cho đến chừng nào trở nên một đấng khôn ngoan”
(Le Mesnavi)
Ngoài những
lời dạy của các vị Giáo chủ các Tôn giáo, chúng ta c̣n có thể căn cứ vào
t́nh trạng con người, khi mới sanh lại ở cơi Trần, và những hiện tượng đặc
biệt, thường xảy ra ở thế gian, như: trường hợp các vị thần đồng và những
người chết rồi đầu thai lại sớm, c̣n nhớ chuyện kiếp trước, mà tin rằng có
sự luân hồi.
2- T̀NH TRẠNG
CON NGƯỜI Ở CƠI TRẦN
Ai cũng
phải nh́n nhận rằng: con người sanh ra nơi cơi Trần đều ở trong t́nh trạng
khác nhau: người th́ mạnh khoẻ, kẻ th́ ốm đau, người lành lặn, kẻ lại tật
nguyền, người th́ gặp cảnh sang giàu, vui sướng, người lại ở nhằm gia đ́nh
nghèo khó gian lao; người th́ thông minh, sáng suốt, người lại dốt nát, ngu
khờ. Có người học ít mà tài cao, trí rộng, việc nào làm cũng được. Có kẻ
siêng năng, cặm cụi làm ăn mà nghèo măi, c̣n người biếng nhác mà lại gặp
thời may, giàu có thảnh thơi. Nhiều người hiền lành, tử tế, lại gặp nạn tai,
c̣n người hung ác lại hưởng nhiều hạnh phúc. Nếu không chấp nhận có Luật
Luân Hồi, Nhân quả gây ra th́ t́nh trạng nầy, ta mới giải thích làm sao đây
? – Ví như con người chỉ sanh ra trong một kiếp, để rồi khi thác, người lành
lên Thiên Đàng, người ác sa Địa ngục, thế là hết, th́ tại sao Thượng Đế hay
Đức Chúa Trời là đấng Toàn Năng, không sanh con người đồng một tánh t́nh như
nhau, đều hiền lành, đều mạnh khỏe hết, hay thông minh hết, v.v. . . như vậy
có phải là công b́nh hơn không ? Tại sao lại đày đọa sanh linh trong cảnh
khổ đau thảm khốc ?
Điều nầy
chúng ta cũng không thể dựa vào sự di truyền ṇi giống mà giải thích được,
v́ biết bao trường hợp: cha mẹ cú đẻ con Tiên, cha mẹ hiền sanh con dữ; hoặc
cha mẹ ươn yếu, sanh con bụ bẫm, cha mẹ mạnh khỏe, sanh con tật nguyền. Sách
Nho có câu: Sanh tử bất sanh tâm, sanh ngưu vô sanh giác; (Sanh con há dễ
sanh ḷng, trâu mẹ sanh trâu con, đâu có sanh sừng).
3- CÁC VỊ
THẦN ĐỒNG
Chúng
ta cũng nghe nói đến các vị Thần đồng, tức là những đứa trẻ c̣n nhỏ tuổi,
chưa đầy đủ trí khôn, chưa vào trường học hỏi, thế mà chúng đă biểu lộ được
thiên tài, xuất chúng trong mọi địa hạt: văn chương, thi phú, khoa học, tôn
giáo, v.v. . . làm cho các bậc thức giả, các nhà bác học phải khâm phục.
-- Năm
1911, một cậu bé tên Ferreros mới có 4 tuổi rưỡi mà đă điều khiển ban Âm
nhạc ở Folie Bergères, một cách vững vàng và khéo léo.
-- Van de
Kefkhore de Bruges chết ngày 12/8/1873 lúc cậu mới 10 tuổi 11 tháng, cậu để
lại 350 bức tranh mà theo lời ông Adolphe Siret có chân trong Hàn Lâm Viện
khoa học, văn chương và mỹ thuật ở nước Bỉ cho biết: có những bức tranh khéo
đến đỗi có thể kư tên các họa sĩ trứ danh như Diaz, Corot, Salvator Rosa,
v.v. . . vào đó, cũng không ai nghi ngờ là giả mạo.
Gauss de
Brunswich là một nhà thiên văn và toán học kỳ tài, đă giải quyết những bài
toán đố hồi mới có ba tuổi.
William
Sidis xứ Etat de Massachussets, mới 2 tuổi đă biết đọc, biết viết; 4 tuổi
biết nói 4 thứ tiếng, 12 tuổi được vào học trường Massachussets Institute of
Technologie là nơi mà những người khác phải đúng 21 tuổi mới được nhập học.
Tại Đại Học Đường Harward, Ngài diễn thuyết về vấn đề “Bề đo thứ tư của
không gian” (Tứ nguyên không gian, 4è dimension) cho các vị Giáo sư khoa Cao
đẳng toán học nghe, làm cho các vị nầy phải kinh dị vô cùng.
Henri de
Hanneke, sanh tại
Tun-Tuyn ở
làng Trawaddy Delta (
THẦN ĐỒNG ĐẠI
HÀN
Kim Ung
Yong ở Hán Thành, sanh ngày 7-3-1963, con trai của ông Giáo sư Vật Lư học
Kim Soo Sun, 33 tuổi, dạy học tại Đại Học Đường Hangyang và bà Yoo Myung
Hyun, 33 tuổi, giáo sư môn vệ sinh tại Quốc gia Đại Học Đường Hán Thành. Hồi
tháng 9-1966, em đă sang Hoa kỳ du học, dưới sự giáo huấn của Giáo sư Vật Lư
Học Allen D. Schneid tại Đại Học đường Michigan, được hưởng học bổng hằng
năm 3500 Mỹ kim. Em mới 3 tuổi, cao một thước, cân nặng 14 kí rưỡi, mà nói
thạo Anh ngữ, Đức ngữ cũng như tiếng Triều Tiên là tiếng mẹ đẻ. Em có thể
làm được những bài toán phức tạp với những vi phân toán và tích phân toán
một cách dễ dàng. Em cũng là một tay viết Hán tự tài ba và làm thơ rất
chỉnh. Khi sanh ra được ba tháng, em mọc cùng một lúc 19 cái răng, và nói
bập bẹ được vài tiếng. Sáu tháng em biết đi, nghe và thuộc ḷng tên các loài
thảo mộc và súc vật trong những cuốn sách giáo khoa bậc tiểu học.
Hồi được 13
tháng, em đă học thuộc được mấy trăm chữ ngữ vựng Anh. Một tháng sau, em nói
được cả tiếng Đức. Đến 18 tháng, em Kim đă biết cách sử dụng bút lông, mực
tàu viết Hán tự, ít lâu sau, bắt đầu vẽ bằng viết ch́. Em bắt đầu viết nhật
kư, khi em được 20 tháng, và từ đó đă viết được hằng ngàn trang giấy, vừa
viết, vừa vẽ, vừa làm thơ. Một số tạp văn và minh họa của em đă được xuất
bản tại Hán Thành hồi đầu năm 1966.
Hiện nay,
em Kim sinh sống tương đối không khác ǵ một trẻ em b́nh thường, ngoại trừ
trí thông minh phi thường.
Theo bài
của James Kim. Liên Hiệp Thông Tấn Xă Quốc Tế. (Thế giới Tự Do).
Thử hỏi,
nếu không có luật Luân Hồi, và nếu các vị nầy không sanh trở lại trần gian
nhiều kiếp để học hỏi, luyện tập th́ bây giờ làm sao hiểu biết thông minh
dường ấy ?
Nhờ đă luân
hồi nhiều kiếp, rèn luyện chuyên môn và tấn hóa cao, nên kiếp nầy Xác, Vía,
Trí, đều tinh vi tốt đẹp họ mới nhớ và biểu lộ được quá sớm, những biệt tài
của họ đă thụ đắc trong những
kiếp trước.
Những điều
chúng ta đă học hỏi, kinh nghiệm đúng đắn, cũng như những đức tánh tốt đă
luyện tập được trong kiếp trước rồi th́ không bao giờ bị mất, dầu có luân
hồi nhiều kiếp cũng vậy. (Xin xem bộ sách: Con người là ai ? Xuống cơi Trần
làm chi ? của BẠCH LIÊN)
4/- NHỮNG
NGƯỜI NHỚ CHUYỆN KIẾP TRƯỚC
Ngoài hạng
Thần đồng ra, chúng ta c̣n căn cứ vào những người nhớ chuyện kiếp trước.
Theo khoa
học Bí truyền th́ người thường, khi chết, linh hồn phải qua ở cơi Trung Giới
một thời gian, lâu bằng số tuổi ở cơi Trần, rồi mới lên cơi Thượng Giới hay
Thiên Đàng. Tại đây linh hồn được sống thung dung, sung sướng một thời gian
ngắn, rồi mới đến kỳ đầu thai kiếp khác. Người sống hiền lành, biết đạo đức,
lo làm phải lại càng ở lâu hơn, có thể đến vài ngàn năm. Nhưng cũng có những
người đi đầu thai lại sớm, trong ṿng 5, 10 năm. Những người nầy gồm có hai
hạng:
a/- Hạng
tấn hóa khá cao, những vị Đại Đức chơn tu, Đệ tử Tiên, cần trở lại cơi Trần
để tiếp tục giúp đời, học thêm kinh nghiệm và trả cho dứt các nghiệp quả
tiền kiếp. Khi bỏ xác, họ nhờ các bậc Chơn Sư giúp họ đầu thai sớm để phụng
sự nhơn loại.
b/- Hạng
thứ hai là những người chết một cách tức tối, hoặc c̣n việc chi chưa thanh
toán xong ở cơi Trần, họ quá muốn trở lại để giải quyết. Nhờ ư chí mạnh mẽ,
họ đầu thai được sớm hơn thường lệ.
Hai hạng
người nầy có thể nhớ lại những việc kiếp trước. Tuy nhiên, các vị đệ tử
Tiên, Thánh, vẫn tiếp tục giữ t́nh trạng ấy luôn và tiến bộ thêm, c̣n hạng
thường nhơn, có thể trong ṿng 5 bảy năm, khi tuổi càng lớn th́ những kư ức
đó cũng lui dần vào dĩ văng, rồi quên hết, và trở lại người b́nh thường.
Dưới đây là
những bằng chứng để xác nhận điều đó.
ĐẦU THAI LÀM
CON HAI LẦN
Câu chuyện
nầy đăng trong các báo: Banner of Light tại Boston, ngày 15-10- 1892; báo
Globe Démocrat ở Saint Louis, ngày 20-9-1892; và báo Le Brooklyn Lagle, báo
Le milwankee Sentinel, ngày 25-9-1892, do đương sự là ông Issaac G. Forster,
một người có danh giá thuật lại:
Mười hai
năm trước, Issaac G. Forster ở tại địa phận Effingham (
CHUYỆN CÔ
SHANTI THÁC Ở MUT-TRA, ĐẦU THAI LẠI Ở
Tiếp theo
đây là câu chuyện đă được ba ông: Lala Deshbandhu Gupta, chủ nhiệm báo The
Daily Taj, nhà lănh tụ ái quốc Pandit Neki Pram Sharma và Trạng sư Chand
Mathur điều tra kỹ lưỡng và gởi cho báo chí.
Chuyện nầy
đă làm chấn động dư luận thế giới, v́ nó có quan hệ đến triết lư của cuộc
đời:
“SHANTI,
một cô gái sanh ra ở
Nó thường
nói tới việc chồng con, nhà của nó ở kiếp trước, chồng nó là một người buôn
bán vải. Nhà nó sơn màu vàng và gần bên có nhiều tiệm đặc biệt.
Lúc
đầu, cha mẹ Shanti cho là nó nói nhảm như những trẻ con khác, nên không để
ư. Nhưng sau, nó lập đi, lập lại măi, cha mẹ nó mới sợ và không muốn nói ra
cho ai biết, v́ theo tục lệ Ấn Độ, họ cho rằng đứa trẻ nào thật nhớ chuyện
kiếp trước th́ không sống lâu được. Nhưng cô bé Shanti thường tỏ ư muốn đi
Cũng theo
tục lệ bên Thiên Trước, người đàn bà khiêm tốn không hề nói tên chồng của
ḿnh, nên khi cha mẹ Shanti hỏi tên chồng nó, th́ nó không nói mà chỉ trả
lời một cách rụt rè: Khi nó gặp th́ nó biết.
Một ngày
kia, ông cậu của nó là ông Bishan Chand, giáo sư trường Ramjas school, Darya
Ganj, (Delhi) tới thăm; ông hứa với nó, nếu nó nói tên chồng trước của nó,
th́ ông sẽ dắt nó đi Muttra. Shanti mới nó nhỏ với ông: chồng nó tên Pandit
Kedar Nath Chaubey. Ông nói với nó là để ông điều tra trước rồi sẽ dắt nó
đi, nhưng rồi ông đồng ư với cha mẹ nó là bỏ qua câu chuyện không nhắc tới
nữa.
Trong
một ngày lễ, ông Giáo sư, cậu nó, thuật chuyện nầy cho ông Lala Kishau Chand
M. A. hiệu Trưởng hồi hưu, ở số 7, đường Darya Ganj tại Delhi nghe chơi. Ông
nầy muốn biết Shanti. Trong cuộc gặp gỡ ông Hiệu Trưởng, Shanti cho ông biết
địa chỉ của Kedar Nath, chồng nó, và tả h́nh trạng cái nhà cũ của nó.
Ông Lala
Kishau Chand, theo địa chỉ cô bé nói, viết một cái thơ cho Pandit Kedar
Nath, kết quả làm cho ông và mọi người hết sức ngạc nhiên, v́ Kedar Nath trả
lời là: những điều cô bé nói đều đúng sự thật. Trong thơ Kedar Nath c̣n ngỏ
ư xin cho một người bà con tên Pandit Kanji Mal làm trong sở ông Bhana Mal
Gulzari tại
Khi Kedar
Nath cùng con đến, Shanti nhận ra chồng con liền và khóc nức nở cả giờ.
Kedar Nath hỏi cô bé nhiều việc thầm kín trong gia đ́nh để thử kư ức của cô.
Shanti trả lời đúng cả, làm Kedar động ḷng sa nước mắt và quả quyết là linh
hồn vợ y thác ở
( Chuyện
nầy tóm tắt một đoạn trong bản dịch tờ phúc tŕnh của hội Liên Minh Quốc Tế
da trắng ở
Ngoài ra
c̣n biết
bao nhiêu chuyện đă xảy
ra như hai trường hợp trên; ngay ở Việt Nam cũng có một vụ mới xảy ra ở Phú
Lâm Tân Châu, hồi năm 1965, một đứa trẻ thuật lại việc kiếp trước, nó bị ám
sát hồi 10 năm qua, nhưng v́ không ai theo dơi, điều tra và v́ gia đ́nh cố ư
giấu, nên ít người được biết.
MỘT VỊ THƯỢNG
TỌA TÁI SANH
Bài nầy
trích trong quyển “Mấy Thầy Tu Huyền Bí ở Tây Tạng và Mông Cổ” của Đoàn
Trung C̣n.
“ Ở Tây
Tạng, trong những chùa lớn, mấy vị Thượng Tọa có cái thuật thác rồi th́ sanh
trở lại để cầm quyền ngôi chùa của ḿnh như trước. Có một ít vị Thượng Tọa
mà người ta gọi là Phật Sống (Hoạt Phật, Bouddha vivant). Nhiều vị tu hành
đắc đạo song cũng c̣n tái sanh để hộ tŕ ngôi Tam Bảo, hoặc để làm cho xong
chức vị của ḿnh. Sau khi mấy vị Lạt Ma ấy bỏ cái xác thân cũ th́ người ta
lo đi t́m cái thân mới, để thỉnh đem về chùa. Có khi các
Ngài đầu
thai vào
những gia đ́nh ở
cách chùa rất xa, chẳng tiện cho người ta t́m kiếm, rồi
ngẫu nhiên một hôm, thầy tṛ gặp nhau, ôn nhắc những việc hàn huyên và trở
về chùa cũ. Dưới đây là câu chuyện do bà Alexandra David Néel (một người
Pháp) đă thấy tận mắt.
“Năm ấy,
tôi ở tại Koum-Boum, trong đền của đức Lạt Ma tái sanh, tên là Pegyal. Gần
đó có đền của đức Lạt Ma tái sanh khác tên là Agnai Tsang. Vị nầy tịch đă
bảy năm rồi, song người ta chưa t́m ra được nơi tái sanh của Ngài. Trong lúc
ấy, viên trị sự của chùa coi bộ không lấy làm buồn. Ông lo cai quản luôn
điền sản của vị Thượng Tọa và của ḿnh, đôi bên đều được thuận tiện. Nhứt là
cơ nghiệp riêng của ông th́ càng ngày càng mở mang, phát đạt.
Một hôm,
nhân việc giao dịch, ông phải đi về miệt nhà quê, nên ghé lại một nhà làm
rẫy để giải khát và nghỉ chân. Trong khi bà chủ nhà nấu trà để đăi ông, ông
rút trong đăy ra một bộ đồ hút bằng ngọc thạch. Vừa kê miệng vào hút th́ một
đứa trẻ đang chơi trong xó bếp bổng chạy đến ngăn ông lại. Cậu vừa để tay
lên bộ đồ hút, vừa hỏi ông với giọng quở trách:
-- “Sao lại
dùng bộ đồ hút của ta ?”
Viên trị sự
dường như bị sét đánh. Thật ra, bộ đồ hút quí báu ấy chẳng phải của ông. Ấy
là của vị Lạt Ma Agnai-Tsang đă qua đời. Không phải ông muốn đoạt, song sẵn
đó th́ ông cứ lấy mà dùng hằng ngày. Lúc ấy ông lính quính, run rẩy, c̣n đứa
trẻ th́ ngó ông, gương mặt bổng khác đi, trở nên nghiêm nghị, hờn giận và
chẳng c̣n có vẻ chi là trẻ con nữa. Cậu truyền lịnh rằng:”Trả bộ đồ hút lại,
nó là của ta.”
Viên trị sự
lấy làm hối quá, sợ sệt, hổ ngươi, bèn qú mọp và lạy dài dưới chơn ông thầy
tái sinh của ḿnh.
Ít hôm sau,
tôi thấy người ta làm lễ ŕnh rang để thỉnh vị Thượng Tọa về chùa. Ngài mặc
một cái áo gấm màu vàng, cỡi một con ngựa ô rất đẹp, c̣n viên trị sự th́ pḥ
tá, nắm lấy dây cương. Khi cả đoàn vào tới đền, vị sư trẻ mới hỏi rằng:
“Sao lại rẽ
qua tay trái đặng vào cái sân thứ nh́ ? Ta nhớ cái cửa ở phía tay mặt mà.”
Thật thế,
sau khi Thượng Tọa qua đời, v́ một lư do ǵ đó, người ta đă bít cái cửa bên
mặt và mở một cái cửa khác bên trái để ra vào.
Mấy sư
trong chùa nầy lấy làm tin tưởng rằng cậu bé ấy đúng hẳn là chủ cũ của ḿnh.
Người ta thỉnh Sư Thượng Tọa vào thất riêng của Ngài và đem trà dâng lên.
Vị Sư trẻ
tuổi ngồi trên chồng gối, ngó một cái tô bằng ngọc thạch với dĩa bằng bạc mạ
vàng, có nắp bằng ngọc bích, để trên một cái bàn trước mặt Ngài.
Sư dạy
rằng:”Hăy đem cái tô sứ cho ta.”
Ngài bèn tả
cái tô sứ Tàu và nói rơ h́nh vẽ trên tô. Nhưng không ai thấy cái tô ấy bao
giờ. Viên trị sự và chư tăng đều cung kính bạch rằng: chẳng có cái tô ấy
trong chùa.
Vị sư dạy
thêm:”Các ngươi cứ kiếm kỹ đi rồi sẽ thấy.”
-- Th́nh
ĺnh, dường như có một ánh sáng của trí nhớ xẹt vào trong óc, Ngài bảo kiếm
trong một cái tủ sơn để trong một căn pḥng, nơi ấy, người ta để những đồ ít
hay dùng.
Viên trị sự
bèn thưa rằng:
“Tôi không
dè cái tô để đó. Chính tự tay Ngài cất, chúng tôi đâu có biết, v́ trong
pḥng ấy chỉ để những đồ tầm thường mà thôi.”
Những câu
chuyện trên đây là những bằng chứng hùng hồn để chứng minh cho ta thấy rằng:
SỰ LUÂN HỒI CÓ THẬT. Cũng v́ có sự Luân hồi để trả nghiệp quả tiền kiếp, nên
mới có người nghèo khổ, người giàu có sang trọng, người đẹp đẽ, kẻ xấu xí,
người thông minh, kẻ dốt nát, người lành lặn, kẻ đui, cùi v.v. . . tùy theo
cái nhân mà họ đă gieo ở những kiếp trước, bây giờ họ phải gặt những quả
tương xứng.
MỤC ĐÍCH CỦA
SỰ LUÂN HỒI
Con
người là
một điểm
linh quang của Thượng
Đế, là Chơn Thần của Ngài, tách ra xuống Trần với mục đích để học tập,
nghiên cứu, kinh nghiệm, cho đến khi thông hiểu tất cả việc ở trần gian, con
người sẽ được trọn sáng, trọn lành, trở thành một vị Thượng Đế như Ngài và
tạo lập một Thái Dương Hệ khác. Muốn được như vậy, con người cần phải trở
lại cơi trần không biết mấy ngàn lần mới học xong. Nhưng khi xuống trần, con
người c̣n bở ngở, nên bị các thể Xác, Vía, Trí, lấn lướt, các thị dục lôi
cuốn, vật chất cám dỗ làm cho quên mất bổn phận, quên nguồn cội thiêng liêng
của ḿnh, để Phàm Nhơn măi mê cuộc sống giả tạm ở cơi Trần, t́m những sự
thích ư, mặc cho các thể phóng túng; chúng nó đều xưng là con người để làm
nhiều điều sái quấy, gây thành nghiệp quả, và do đó phải luân hồi thêm nhiều
kiếp để trả cho rồi những oan trái cùng rút kinh nghiệm.
Mà hễ c̣n
trong ṿng Luân hồi th́ con người vẫn c̣n phải chịu sự khổ năo không sao
tránh được.
LINH HỒN VÀ
CÁC THỂ
Đến đây,
chúng ta cần t́m hiểu xem CÁI G̀ BỊ LUÂN HỒI? LINH HỒN và các thể, (hay là
các dụng cụ của Linh hồn) ra sao ?
Linh hồn
con người là Chơn Thần, ấy là một Tâm thức có cá tánh riêng biệt và bất
diệt, sống trong một thân h́nh bằng chất Thượng Thanh Khí cao (matière
mentale supérieure). Thân nầy có h́nh dáng con người, không phân nam, nữ,
ngoài có bao một bầu hào quang h́nh quả trứng sáng rỡ, tinh xảo, màu sắc
biến đổi lẹ làng như cảnh mặt trời lặn. Thân h́nh đó gọi là Augoeides, và
bầu hào quang bao bọc ở ngoài, hợp thành MỘT CHỖ Ở VĨNH CỬU CỦA LINH HỒN.
Nhà Thông-Thiên-Học kim thời gọi nó là NHÂN THỂ (Corps causal, Thượng Trí).
Nó được trường tồn cho đến khi Linh hồn giả từ dăy hành tinh nầy, nó mới tan
ră.
Linh hồn
vốn không sanh, không tử, không trẻ, không già, không bệnh. Linh hồn bất
diệt, cứ tăng trưởng quyền năng về Bác ái, tư tưởng, động tác theo thời
gian, đúng với Cơ Tiến Hóa của Thượng Đế đă vạch sẵn.
Ban sơ,
Linh hồn tăng trưởng nhờ trải qua sự kinh nghiệm trong lúc sanh sống nơi các
loài thấp kém nhất. Linh hồn tạo ra một thể HẠ TRÍ, bằng chất Thượng Thanh
Khí thấp, dùng để suy xét, tưởng tượng. Kế đó, tạo ra một thể Vía bằng chất
Thanh-khí để diễn tả những t́nh cảm và ư muốn. Sau rốt nhập vào một Xác thịt
thích ứng để hành động. Nhờ vậy mới diễn tả được cuộc đời vật chất.
Mỗi lần trở
lại cơi Trần, Linh hồn khoác vào ḿnh ba thể nói trên (Trí, Vía, Xác thịt),
và người ta gọi là Luân Hồi (Réincarnation). Lúc sống trong Xác thịt, khi
một sự rung động nào làm cho thần kinh ứng đáp được, th́ nó gây ra một phản
ứng trong bộ óc, tùy theo thể Vía có cảm giác ưa thích hoặc khó chịu mà thể
Trí căn cứ theo đó để diễn tả thành tư tưởng; cuối cùng Linh hồn ở trong
Thượng Trí nhận thức được tư tưởng đó. Chừng đó Linh hồn mới ứng đáp lại
hiện tượng rung động đó, xuyên qua thể Trí, Vía, và vào bộ óc xác thịt, sanh
ra hành động.
Sau khi
thâu thập được một số khá nhiều tư tưởng, Linh hồn đem chúng nó ra phân
tích, tổng hợp, rút lấy kinh nghiệm cuộc đời, biến đổi các hiện tượng trần
gian thành ra khái niệm vĩnh viễn, khiến cho nó trở nên một thành phần của
Linh hồn.
Nghịch lại
với sự đầu thai là bỏ xác mà người ta gọi là sự chết; nó không đem lại sự
thay đổi nào trong NHÂN THỂ hay là THƯỢNG TRÍ. Bắt đầu, Linh hồn ĺa bỏ Xác
thịt và các hiện tượng trần gian. Một thời gian sau, nó bỏ luôn thể Vía và
không đáp ứng với các hiện tượng Trung Giới nữa. Rốt lại, nó ĺa bỏ nốt Hạ
Trí và sống trọn vẹn trong Nhân Thể (Thượng Trí). Lúc bấy giờ có thể nói là
Linh hồn trở về nhà cũ của ḿnh.
Sự thật th́
Linh hồn không hề ĺa khỏi Nhân Thể khi luân hồi. nó chỉ bao thêm Hạ Trí,
Vía, Xác thịt để dùng ở các cơi thấp: Hạ Thiên, Trung Giới và Hồng Trần.
Chừng xong việc rồi th́ lần lượt bỏ các thể để cho
chúng nó
tan trở
lại nguyên chất khí của nó. Các sự diễn tiến của Linh Hồn ở mỗi kiếp
Luân Hồi kế tiếp đều có ghi ở KƯ ỨC THƯỢNG THIÊN (Cliché âkâshiques).
Mỗi kiếp,
Linh hồn thâu thập thêm một mớ kinh nghiệm, nên càng đầu thai nhiều th́ càng
trở nên sáng suốt hơn, lương hảo hơn, biết Đạo Đức và Luật Trời.
CÁC HẠNG LINH
HỒN
Tại sao có
những người dốt nát, có kẻ thông minh, trí hóa không đồng đều? Khi linh hồn
mới đầu thai được ít lâu, th́ kém hiểu biết và ít kinh nghiệm, phải thua kém
người đă đầu thai nhiều kiếp. Hơn nữa, con người ở trần gian được tự do hoạt
động, cho nên người siêng năng ham nghiên cứu, làm lành lánh dữ, hạp Cơ Trời
th́ tiến bộ mau, c̣n người bê tha làm nghịch ư Trời th́ phải gặp nhiều trở
ngại, nên không thể theo kịp chúng bạn.
Nhà Huyền
Bí học phân tích các Linh hồn và chia làm 5 hạng như sau:
1/- Những
hạng LINH HỒN
CHƯA MỞ MANG, v́ chưa đầu thai được nhiều kiếp, chưa đủ sức chế
ngự dục vọng thô bạo và chưa có năng lực trí hóa. Ở thời đại nầy, những linh
hồn như thế xuất hiện trong những giống dân dă man, bán khai, cũng như nơi
hạng người lạc hậu hoặc phạm nhơn từ nhỏ, trong các xă hội văn minh.
2/- Những
hạng LINH HỒN TẦM THƯỜNG có tiến hóa hơn chút đỉnh, đă qua khỏi giai
đoạn dă man, nhưng cũng c̣n kém khôn ngoan, c̣n thiếu óc tưởng tượng và sáng
kiến.
Hai hạng
người nầy gồm hơn 9 phần mười trong nhơn loại.
3/- Những
LINH HỒN TRÍ THỨC tiến bộ hơn nhiều, trong các giống dân; đây là
những linh hồn có phạm vi lư trí mở rộng, không c̣n giam ḿnh trong giới hạn
hẹp ḥi của gia đ́nh hay quốc gia, mà cố gắng tiến đến lư tưởng hoàn thiện.
4/- Kế đến,
một hạng Linh hồn c̣n ít hơn nữa, là những người đă t́m thấy ư nghĩa cuộc
đời trong sự quyết chí hy sinh và chuyên lo phụng sự. Đó là những LINH
HỒN
ĐĂ BƯỚC CHƠN VÀO THÁNH ĐẠO
và cố tâm xây dựng tương lai của ḿnh.
5/-
Trên nữa là hạng BÔNG HOA hiếm có trong nhơn loại, người ta gọi là
những vị CHƠN TIÊN, những vị ĐẠI SƯ MINH TRIẾT, những Huynh
Trưởng oai hùng của nhơn loại. Các Ngài là phản ảnh của Thượng Đế trên Địa
Cầu và chỉ đạo sự tiến hóa đúng theo Cơ Trời đă định.
Theo cơ
Tiến Hóa của nhơn loại th́ trên Địa cầu nầy có lần lượt 7 giống dân chánh
nối nhau ra đời, và mỗi giống dân chánh lại c̣n chia ra bảy giống dân phụ
nữa.
Theo thường
lệ th́ linh hồn lần lượt đầu thai nhiều lần trong mỗi giống dân phụ; học
xong mới sang qua giống dân phụ khác. Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng: hai
hạng người sau chót, đă kể trên, không c̣n bị ràng buộc trong luật Luân Hồi.
Vị CHƠN TIÊN (Adepte) không cần phải luân hồi nữa, v́ Ngài đă thu thập đầy
đủ tất cả các kinh nghiệm do các nền văn hóa hiến dâng cho linh hồn. Ngài đă
làm xong công việc mà Cơ Trời đă định cho con người, Ngài đă trở thành
MỘT CÂY CỘT TRONG ĐỀN THỜ ĐỨC CHÚA TRỜI, (Mặc-thị-lục, Apocalypse III ,
12) và không c̣n ra khỏi nơi đó nữa.
Tuy nhiên,
có nhiều vị CHƠN TIÊN đầu thai giữa loài người, để lănh vai Lập Pháp và Dẫn
Đạo, để liên hợp loài người với Thượng Đế. Khi một vị Chơn Tiên muốn đầu
thai th́ tự Ngài lựa chọn lấy ngày giờ và chỗ để sanh ra, v́ Ngài đă hoàn
toàn làm chủ vận mạng của Ngài.
Những linh
hồn đă để chơn VÀO THÁNH ĐẠO là hàng đệ
tử của các Chơn Sư Minh Triết, thường thường, sau khi chết vài tháng
hoặc vài năm, họ đầu thai trở lại trần gian, dưới sự điểu khiển của Chơn Sư,
chớ không ĺa bỏ Vía và Trí như người thường; họ không cần hưởng cảnh Thiên
Đàng.
Theo luật
thông thường, sau khi chết, các linh hồn hiền lành, chỉ ở một thời gian ngắn
ngủi tại cơi Trung Giới, rồi bỏ thể Vía để sống nhiều thế kỷ trong thể Trí,
tại cơi Hạ Thiên, người ta
thường gọi là cơi Thiên Đàng. Nơi đây, linh hồn sống trở lại trong
nguyện vọng của cuộc đời trần gian, sống đầy đủ trong hạnh phúc đă mong mỏi
lúc c̣n tại thế. Họ hưởng hạnh phúc như vậy cho đến khi mănh lực nguyện vọng
tinh thần đă khô cạn, linh hồn mới ĺa bỏ thể Trí. Như thế là kiếp luân hồi
vừa qua đă chấm dứt; bây giờ linh hồn chỉ c̣n ở trong Nhân Thể hay Thượng
Trí, với tất cả kinh nghiệm biến thành lư tưởng và năng lực.
Nhưng v́ lẽ
linh hồn c̣n phải gia công nhiều nữa để đạt đến sự Toàn Thiện, nên phải đầu
thai thêm một lần nữa và khoác vào ḿnh ba thể: Trí, Vía và Xác thịt mới.
Vị Đệ Tử đă
để chơn VÀO THÁNH ĐẠO nên không theo phương pháp tiến hóa thông thường nầy;
người từ bỏ tất cả thời gian được hưởng phúc ở Thiên Đàng để trở lại cơi
Trần, tiếp tục phụng sự Chơn Sư; v́ thế, Sư Phụ của va chọn lựa ngày giờ và
nơi sanh cho va, và trong kiếp mới nầy, va vẫn c̣n giữ thể Trí và Vía cũ,
chỉ lấy thêm một Xác thịt mới mà thôi.
Những định
luật về Luân Hồi được áp dụng cho các linh hồn kém, chưa đạt đến địa vị
Đệ-tử, có thể tóm lược như sau đây:
a/- Những
linh hồn chưa mở mang, sống ở Trần độ 60 tuổi, sẽ tạo được một mănh
lực tinh thần, để hưởng sự an lạc ở Thiên Đàng từ 5 đến 50 năm là nhiều.
b/- C̣n
hạng linh hồn tầm thường th́ khá hơn, nên có thể hưởng cảnh tiêu diêu
được vài ba trăm năm.
Hai hạng
linh hồn nầy phải đầu thai nhiều lần trong mỗi giống dân phụ, rồi mới đầu
thai sang giống dân phụ kế tiếp.
Nếu kiếp
nào đời sống ở cơi Trần của họ ngắn ngủi, như chết lúc c̣n thơ ấu, hoặc
thiếu niên, th́ đời sống ở cơi Thiên Đàng cũng giảm bớt, v́ mănh lực tinh
thần của họ kém.
c/- Hạng
Linh hồn trí thức gồm: một nhóm sinh hoạt ở cơi Thiên Đàng trung b́nh
1200 năm, và một nhóm khác chỉ ở lối 700 năm. Trong khoảng thời gian giữa
hai kiếp luân hồi, linh hồn ở cơi Thiên Đàng lâu hay mau, tùy nơi những
nguyện vọng cao thượng đă ôm ấp ở cơi trần nhiều hay ít và mănh liệt hay yếu
ớt.
Phần đông,
nếu họ sống ở cơi Trần được 60 tuổi th́ họ có thể tạo được một đời sống ở
Thiên Đàng từ 1000 đến 2000 năm, tùy theo sức mạnh tinh thần của họ, và cần
phải có đủ thời gian để biến đổi kinh nghiệm thành năng lực.
Trung b́nh,
những linh hồn trí thức phải đầu thai lại trần gian hai lần trong mỗi giống
dân phụ, nhưng có khi linh hồn đă sớm học xong, đầy đủ những bài học của một
giống dân phụ nào trước rồi th́ họ có thể sang qua lớp khác, khỏi đầu thai
trở lại giống dân phụ đó lần thứ hai. C̣n gặp khi họ học chưa xong bài học
đó th́ phải đầu thai trở lại giống dân phụ đó thêm một lần thứ ba nữa.
Linh hồn
không phân
Thời gian ở
trong xác thịt tại cơi Trần lâu hay mau, đúng theo Nhân quả, do các vị Nam
Tào, Bắc Đẩu định sẵn, căn cứ vào nghiệp duyên kiếp trước; v́ vậy, người ta
mới nói: chính ta định số mạng cho ta, bởi v́ kiếp nầy ta thọ hưởng kết quả
của những kiếp trước mà ta đă thi hành; và ở kiếp tương lai ta sẽ thọ hưởng
kết quả của kiếp nầy và của các kiếp trước c̣n lại.
Sự TỰ VẬN
(tự tử) không khi nào có định trước trong phần số của một người nào cả; con
người hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với hành vi như thế, mặc dầu trách
nhiệm nầy cũng có thể cùng chia với kẻ khác.
Mỗi linh
hồn tiến hóa theo con đường riêng của ḿnh, tuy vậy, trên đường đi diệu vợi
không phải cô đơn; va hằng nắm tay cùng đi với những linh hồn mà va thương
mến. Trong những kiếp luân hồi liên tiếp, có khi làm chồng, làm vợ, khi làm
cha mẹ, con, cháu, anh, em; có khi đầu thai chung một gia đ́nh, có khi ở gần
nhau, có khi đầu thai ở hai xứ cách xa nhau, rồi sau lại gặp nhau, lần đầu,
tức th́ thân yêu nhau.
Như thế,
các linh hồn là anh em với nhau, nhưng khi nhập vào xác thịt ở trần gian th́
phân ra tôn ti, thượng hạ, vai vế trong gia đ́nh, để tiện bề d́u dắt lẫn
nhau, để thi hành phận sự, chừng bỏ xác trở về ngôi cũ th́ đều là con của
đấng Tạo Hóa, cũng giống như trong một buổi diễn kịch, có vua, tôi, cha,
con, chồng vợ, đủ hạng người, đến khi văng hát rồi th́ đều là anh em trong
gánh hát.
TẠI SAO KHÔNG
NHỚ VIỆC KIẾP TRƯỚC ?
Ta nhớ được
mọi việc là nhờ thể TRÍ, nhưng mỗi khi đi đầu thai lại th́ thể TRÍ và thể
VÍA kiếp trước đă tan ră hết, lẽ tự nhiên ta phải quên việc cũ. Nhưng các
điều học hỏi, kinh nghiệm kiếp trước đă thành ra năng lực, không bao giờ
mất. Nếu kiếp trước ta giỏi về toán học, kiếp nầy ta học môn toán dễ dàng và
giỏi hơn kiếp trước; các thứ chuyên môn khác cũng vậy. Mặc dầu cái TRÍ mới
nầy cũng giống in cái TRÍ cũ, có đủ tài năng, thông minh, khôn ngoan như hồi
kiếp trước, nhưng không ghi các chi tiết đă học kiếp trước. Nó chỉ bắt đầu
ghi các điều kinh nghiệm mới ở kiếp nầy mà thôi; cũng giống như nhà buôn đă
kết toán xong năm cũ, bây giờ vào sổ mới, chỉ ghi lại kết quả số vốn chỉ
tồn, để rồi tiếp tục ghi các chi tiết thâu xuất mới. Thể TRÍ mới của ta cũng
bắt đầu ghi các sự t́m ṭi, nghiên cứu, nhận xét mới. Nhờ vậy, mỗi kiếp mỗi
tăng thêm kinh nghiệm; linh hồn càng đầu thai nhiều lần th́ càng biết thêm
nhiều, do đó mới sanh ra các hạng Thần đồng, càng ngày càng nhiều.
Thường
thường tại trong kiếp nầy, việc nào ta chú ư, chăm lo th́ ta mới nhớ rành,
c̣n những chuyện tầm thường khác ta quên hết. Những việc cách đây vài năm
cũng thế, ta chỉ nhớ được ít chuyện đặc biệt mà thôi; vậy chuyện cũ kiếp
trước, cách đây cả ngàn năm làm sao ta nhớ được.
Đấng Tạo
Hóa muốn cho ta quên những việc ta làm kiếp trước là điều rất tốt. Trong khi
bị trả quả xấu mà nhớ những việc ác ḿnh đă làm th́ sẽ buồn tủi, ăn năn, đau
khổ, thảm sầu, làm hại cho ḿnh mà c̣n hại lây kẻ khác nữa. Điều hệ trọng là:
nếu con người nhớ được kẻ hăm hại ḿnh kiếp trước, làm sao khỏi nổi giận,
toan trả oán thù, rồi oan nghiệp kéo dài măi, kiếp nầy sang kiếp kia, biết
chừng nào mới dứt!
Đây là nói
về những người thường, c̣n những người tu hành đắc đạo, mở được huệ nhăn th́
thấy rơ và biết được rành rẽ những kiếp trước của ḿnh, nên cố gắng giúp đời
đúng theo Thiên
LÀM SAO THOÁT
KHỎI LUÂN HỒI ?
Những người
lầm lỗi, làm ác, phải trở lại cơi TRẦN để đền tội, c̣n người hiền lành làm
phải cũng trở lại cơi TRẦN để hưởng phước, vậy phải làm sao để dứt được sự
LUÂN HỒI ?
-- Chỉ có
một phương pháp là: Diệt ḷng ham muốn, luôn luôn tránh điều ác, cố
gắng làm việc lành, tận tâm giúp người mà không mong hưởng phước.
Chuyên lo học tập, nghiên cứu, t́m hiểu luật Tiến hóa để thi hành đúng theo
Cơ Trời.
Ngày nào ta
trả dứt các quả ác, vui ḷng phụng sự nhơn loại không ngừng, hiểu
thông tất cả Luật Trời, được đắc quả CHƠN TIÊN rồi th́ không c̣n bị bắt buộc
phải Luân hồi nữa.
Ta đă được
GIẢI THOÁT.
LUÂN HỒI là
Luật Trời, bất di, bất dịch. Dầu tin hay không, nhơn loại cũng bị nó chi
phối. Nếu biết lợi dụng nó th́ ta sẽ sớm được phản bổn hườn nguyên.
TRÚC LÂM và TRI THIỆN cư
sĩ.
MỤC ĐÍCH
CỦA HỘI
THÔNG-THIÊN-HỌC
-------
1/- Xây
dựng t́nh HUYNH ĐỆ giữa nhơn loại, không phân biệt ṇi giống, giai cấp, nam
nữ hoặc tín ngưỡng.
2/- Khuyến
khích sự nghiên cứu các Tôn giáo đối chiếu, Triết học, và Khoa học.
3/- Nghiên
cứu những luật Thiên nhiên mà hiện nay khoa học chưa cắt nghĩa được, và
những khả năng c̣n tiềm tàng nơi con người.
Vị nào chỉ
tán đồng một mục đích thứ nhất cũng có thể được nhận làm hội viên.
o
o
o
PHƯƠNG DANH QUÍ VỊ HẢO
TÂM ỦNG HỘ
------
Ô. TRẦN CÔNG HOA (Châu Đốc) giúp giấy làm b́a sách.
Ô. TRẦN VĂN CÁCH
(Thủ Đức) giúp hai hộp giấy Stencils và một ve Correcting.
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES