|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
(Do the Mahatmas Exist?)
Tác giả A. P.
Sinnett
|
|
LIỆU CÁC THÁNH SƯ CÓ TỒN TẠI CHĂNG?
[ In lại từ Tạp chí
Ánh Sáng (Luân đôn) ngày 3 tháng
3 năm 1894, trang 107]
[Tên
riêng để trong ngoặc đơn đă được thêm vào cho bản in lại trực tuyến của bài
báo của ông Sinnett – Ban biên tập
Tùng thư Blavatsky]
Kính thưa ngài,
Bức thư của ông Gilbert
Elliot trong số báo ngày 17 tháng 2 chắc chắn diễn tả một xúc cảm thường
được ấp ủ bởi những người ở bên ŕa của phong trào Thông Thiên Học: Tại sao
chúng tôi vốn liên kết mật thiết hơn với công tŕnh của phong trào ấy lại
tin tưởng xiết bao về sự tồn tại và các thuộc tính của các đấng mà chúng tôi
gọi là Thánh sư? Tôi xin đích thân trả lời.
Để mở đầu, cách đây 15
năm, tôi đă nghe bà Blavatsky phát biểu liên quan tới các bậc đại điểm đạo
đồ về khoa học huyền bí, các ngài đă đạt được tri thức cao siêu kỳ diệu, sự
giác ngộ tâm linh và quyền năng đối với các lực trong thiên nhiên mà khoa
học hiện đại chẳng biết ǵ cả. Bà Blavatsky khẳng định ḿnh đă sống một thời
gian giữa các ngài, và đă học một số điều giáo huấn của các ngài. Bà đă
chứng tỏ rằng ḿnh có một số quyền năng và năng lực khác b́nh thường. Khi
càng ngày càng chú ư nhiều hơn tới trọn cả vấn đề này, tôi bèn làm quen với
những người khác cũng chú ư như vậy. Đặc biệt hai trong số những người này
vốn là dân gốc Ấn Độ, là những người tha thiết, có tính linh [Damodar K.
Mavalankar và T. Subba Row] bảo tôi rằng trải qua thời gian họ đă biết được
“các Chơn sư” trên cơi trung giới, nghĩa là ở cái trạng thái tâm thức vượt
ngoài tầm cơi hồng trần mà hàng triệu người duy vật cực đoan chẳng biết ǵ
cả, nhưng một số lớn học viên thần bí có biết khá nhiều sao cho
sự kiện về tâm thức trên cơi
trung giới có thể chắc chắn được coi là đương nhiên khi ngỏ lời với các bạn
đọc như quí vị. Đối với những người nào mà giả định này không áp dụng được
th́ ta phải bắt đầu những điều giải thích như tôi vừa mới nêu ra ở một giai
đoạn c̣n sớm hơn nữa.
Một người quen biết Ấn Độ
thứ ba [S. Ramaswamier] sau khi đă biết được các Chơn sư trên cơi trung giới
quyết tâm tự ḿnh đến gặp các ngài trong thể xác, hoặc nếu toan tính không
thành th́ cam tâm mất mạng. Ông ta băng qua biên giới Tây Tạng rồi được
hướng dẫn bởi những nhận thức trên trung giới, đă thành công trong việc truy
lùng. Ông đă nh́n thấy bằng xương bằng thịt những đấng mà ông và những người
khác trước kia chỉ thấy trong linh ảnh, nhận ra các ngài như vậy rồi tường
thuật lại sự thành công của ḿnh. Trong khi đó, tôi đă nhận được một loạt
dài những bức thư gửi đến cho tôi, xét theo biểu kiến th́ từ một vài Thánh
sư mà trong những trường hợp đặc biệt được mô tả trong những sách vở của tôi
(chủ yếu nhưng không độc quyền qua trung gian của bà Blavatsky), chúng
truyền đạt một khối lượng giáo huấn mà sớm muộn ǵ tôi cũng công bố được,
trong đó đa số mọi người đều thấy có một manh mối rơ ràng hơn để hiểu được
bản chất của chính ḿnh và thế giới xung quanh ḿnh nhiều hơn bất kỳ tôn
giáo hoặc bất kỳ triết lư nào trước kia đă từng được biết cung cấp cho thế
gian.
Có một sự kiện rất quan
trọng được tiết lộ đó là những con đường dẫn đến điểm đạo vẫn c̣n mở rộng
đón tiếp những người nào đủ tư cách bước trên ấy; mặc dù đang ẩn dật, “các
Chơn sư” không phải là không tiếp cận được đối với những người nào có một số
năng lực nội tâm đă phát triển chín muồi. Nhiều người, bao gồm một số người
Âu Tây mà tôi biết được gợi hứng bởi sự tiết lộ này, đă nỗ lực cần thiết và
bắt đầu bằng cơ hội mà Hội Thông Thiên Học cung cấp, họ đă học được cách
chuyển tâm thức lên cơi trung giới, vân du thoải mái ở mức ấy trong Thiên
nhiên để tiếp cận với các Thánh sư và nhận ra những người bạn cũng như các
môn đồ trên cơi trung giới mà ḿnh đă biết bằng xương bằng thịt. Một người
như thế là người Âu Tây (Charles W. Leadbeater) đă phát triển từ khi Hội
Thông Thiên Học thành lập, trước hết ông đă có quan tâm hữu thức với các
Thánh sư trong khi làm việc cho Thông Thiên Học ở Ấn Độ liên quan tới Tổng
hành dinh ở Adyar; có thể nói ông đă chia xẻ sự tiến bộ của ḿnh với những
người bạn và môn đồ của bà Blavatsky. Một người khác nữa [Maude Travers] tại
Âu châu, cũng có được đặc quyền như vậy ở đây, ông cũng chẳng hiểu bao nhiêu
về bà Blavatsky và hoàn toàn không có liên lạc ǵ với tổ chức Hội Thông
Thiên Học ở Ấn Độ. Nội trong ṿng một hai năm vừa qua có những người Âu Tây
khác và một người thuộc ḍng dơi Á đông [1] trong số những người bạn thân
của chính tôi đă đạt được khả năng có ư thức trên cơi trung giới ở nhiều mức
độ khác nhau, có thần nhăn trong trạng thái b́nh thường khiến cho khi được
phép họ có thể giao tiếp với một số Thánh sư hoặc nh́n thấy các ngài khi các
ngài hoặc một số đệ tử đến với chúng ta trong thể vía.
Vậy là các bạn thấy tôi
đang bàn tới tám nhân chứng về sự thật này, không kể bà Blavatsky. Tôi xin
gọi họ bằng những chữ cái trong bộ mẫu tự để chứng tỏ dứt khoát hơn chứng cớ
của họ đă hội tụ lại như thế nào.
A.
[Damodar
K. Mavalankar] đă đi bằng xương bằng thịt cách đây nhiều năm tới Tây Tạng.
D. và E. đă nh́n thấy y cùng với các Chơn sư khi họ ở đó trong thể vía.
B.
[T. Subba Row] “đă từ
trần”, xét về thể xác mà tôi biết. Vốn là một đệ tử chính qui, sinh hoạt sau
khi chết của ông không tuân theo lộ tŕnh thông thường. D. có biết ông khi
c̣n sống ở Ấn Độ và thấy ông thỉnh thoảng vẫn ở trong thể vía bên cạnh các
Chơn sư.
C.
[S. Ramaswamier] đă từ
trần, tôi tin như vậy từ khi tôi biết ông ở Ấn Độ. Ông không c̣n ở trong tầm
liên lạc của những người bạn và là học tṛ của chính tôi. Tôi không nghe nói
tới ông trên cơi trung giới.
D.
[Charles W. Leadbeater]
đă được đề bạt là đệ tử và rất thoải mái trên cơi trung giới v́ hoàn toàn
nhớ lại mọi điều xảy ra với ông ở nơi đó, dường như thể các vấn đề chỉ mới
liên quan tới việc làm trong xác thịt ngày hôm qua. Trên cơi trung giới, ông
thường xuyên nh́n thấy E. , F. và H. , tất cả những người này đều biết ông
và biết nhau trên cơi sinh hoạt này đều bàn luận điều xảy ra khi sinh hoạt
với các Chơn sư sau khi trở về với trạng thái b́nh thường và
bản thân đều hoàn toàn có tương
quan với về mọi mặt trên cơi cao.
E.
[Maude Travers]. Mọi điều
vừa nói về D. cũng có thể áp dụng cho E. thậm chí c̣n ở mức độ đầy đủ hơn.
Xét về mặt huyền bí th́ E. c̣n tiến hóa cao hơn. D. và E. biết nhau trên cơi
trung giới trước khi họ làm quen với nhau trong sinh hoạt trên cơi trần. E.
biết những người khác trong số các Chơn sư ngoài các Chơn sư mà kho tài liệu
Thông Thiên Học đă bàn tới, ông thấy trên cơi trung giới (cũng giống như D.)
ngay cả khi ở trong xác phàm lẫn xuất ra khỏi xác phàm. Ông cũng có quan hệ
thân hữu với F., G. và H. ở cơi khác.
F.
(C̣n chưa tiến xa nhưng
có biết các Chơn sư trên cơi trung giới; cũng thường xuyên nh́n thấy D., E.
và H. ở đó [1].
G.
Chỉ vừa mới bắt đầu vận
dụng năng lực có ư thức trên cơi trung giới và không cần giải thích tỉ mỉ
thêm nữa ở đây [1].
H.
Đang ở vị trí hiện nay
thường xuyên gặp gỡ trên cơi trung giới với các đệ tử khi có mặt các Chơn
sư; nhớ lại được mọi thứ, sẽ bổ chứng cho D., E. và F. về những cuộc đàm đạo
mà tất cả đều có mặt [1].
Phối hợp tất cả những sự
kiện này với sự kiện là từ khi bà Blavatsky qua đời và thông qua những người
tiếp điển thuần túy Âu Tây, tôi đă trao đổi thư từ và vẫn c̣n ở vị thế như
vậy khi cần thiết (mặc dù óc phân biệt phải trái thông thường cho thấy rằng
trong những hoàn cảnh như được mô tả ấy, tôi không cần phải làm như vậy) với
cùng một Chơn sư [Koot Hoomi], ngài đă viết thư cho tôi khi tôi soạn tác
phẩm “Phật giáo Bí truyền”, tôi thiết tưởng rằng bất kỳ bạn đọc nào có thể
tin tưởng vào sự thành thực trong lời đoan chắc của tôi ắt nhận ra được rằng
tôi đă có đủ cơ sở để trả lời khẳng định cho thắc mắc xưa như trái đất: “Liệu
các Thánh sư có thật sự tồn tại chăng?”.
A.
P. Sinnett
Tái bút:
Khi suy nghĩ thêm nữa do
xét lại những điều mà tôi đă từng viết, tôi thấy rằng ḿnh có thể mở rộng
danh sách những nhân chứng, nhưng như thế có lẽ cũng đáp ứng được cuộc điều
tra hiện nay.
Chú thích cuối trang của
Ban biên tập Tùng thư Blavatsky thêm vào.
[1] Lai lịch thực sự của
hai hoặc ba cá nhân cuối cùng mà Sinnett đề cập tới chẳng rơ là ai. Có thể
người “mang ḍng dơi Đông phương” là C. Jinarajadasa. Cá nhân được gọi là F.
có thể là Bá tước Bubua được A. P. Sinnett mô tả ở trang 44 trong
Tự Truyện của ḿnh là “được phú
cho năng khiếu thần thông tiếp xúc với Chơn sư Morya”.
------------------------
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES