|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
|
|
CƠI TRẦN, CƠI TIÊN
Rằng coi cho thấu cuộc đời,
Dàm danh, khóa lợi mấy người thế gian.
Trời thu, mây hợp, mây tan,
Ngày xuân hoa nở, hoa tàn mấy lăm.
Xem trong tám, chín mươi năm,
Bóng câu cửa sổ, dễ cầm măi ru.
Thịt xương gởi đám Diêm Phù,
Sanh sanh, hóa hóa trong ḷ Hồng Quân.
Mấy ai vượt khỏi ḷng trần,
Mấy sông ch́m bể, thế nhân đă đầy.
Anh hùng những mặt xưa nay,
Trăm năm nát mấy, cỏ cây cũng là.
Lần lần tháng lụn, ngày qua,
Má hồng mấy phút đă ra bạc đầu.
Thôn hoang mấy nấm cỏ khâu,
Ḱa nền Đồng Tước, nọ lầu Nhạc Dương.
Chưa đầy một cuộc tang thương,
Non đồng cũng lở, núi vàng cũng nghiêng.
Sao bằng ngày tháng cung Tiên,
Vui trong tám cơi, xuân riêng bốn mùa.
Dọc ngang bốn bể, năm hồ,
Khắp trong ba đảo, chín châu mặc dầu.
Ra vào Kim Khuyết, Huỳnh Lâu,
Treo tranh Yên Thủy, dắt bầu Kiền Khôn.
Đi về tuyết điếm, hoa thôn,
Thông rền nhịp phách, suối tuôn ngón đàn.
Một ngày trong thú thanh nhàn,
Mấy trăm muôn cảnh nhân hoàn đọ sao,
Khuyên chàng sớm nghĩ lấy nao,
Gà lồng, hạc nội, bên nào là hơn.
(Bích Câu Kỳ Ngộ)
LÁ THƠ CỦA NGƯỜI CHẾT
Bác sĩ Henri Desrives là một người thích hoạt động, vui vẻ, yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ư đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết, v́ theo ông, trí thông minh chẳng qua là sản phẩm của các tế bào thần kinh và nếu khối óc không c̣n, nó không thể tồn tại. Một hôm, khi ông bàn chuyện với con về các hiện tượng thần linh, bác sĩ Henri Desrives hứa sẽ viết thơ diễn tả những kinh nghiệm của ông khi ông sang qua cửa tử.
Vài năm sau, bác sĩ Henri Desrives từ trần. Người con bận nhiều việc, nên quên lời hứa của cha. Độ hai năm sau, một ngày kia, người con theo vài người bạn dự một buổi họp thần linh học. Một vong linh nhập vào đồng tử xưng là bác sĩ Henri Desrives và xin viết một bức thơ. Người đồng tử cầm giữ đầu của sợi nhợ cột vào cây bút ch́, c̣n cây bút ch́ tự động chạy trên các trang giấy. Lối 15 phút sau, người ta thấy một bức thơ sau đây với tuồng chữ của bác sĩ Henri Desrives:
Con Pierre yêu mến!
Ba rất hài ḷng gặp con nơi nầy. Gần một năm nay, ba có ư trông đợi con để giải thích cho con rơ những điều ở bên cửa tử theo như ba đă hứa, nhưng ba không thấy con đến.
Như con biết, sau cơn mệt và nghẹt thở, ba lịm luôn, không hay biết chi nữa. Một lúc sau, ba cảm thấy đang ở trong pḥng, giữa một thứ ánh sáng dịu dàng. Ánh sáng nầy giống như ánh sáng của mặt trời rọi qua thủy tinh. Ba cảm thấy được nhẹ nhàng, thoải mái, linh hoạt. Ba không c̣n bị g̣ bó, ràng buộc trong xác thân nặng nề nữa. Khi vừa rời bỏ thể xác, ba đứng gần bên giường để ngắm nh́n xung quanh. Ba thấy má con và các con đứng quanh giường. Trên giường phất phơ một h́nh thể lờ mờ. Tất cả gia đ́nh đang bị xúc động nhiều và sự xúc động nầy làm cho ba rất buồn và khó chịu, v́ thể mới của ba rất nhạy cảm. Ba nh́n thấy tất cả với thể mới của ba, ngay cả ở đầu cũng như ở tay chân. V́ vậy, ba thấy trước mặt, bên hông cũng như sau lưng. Ba gọi má con và các con, nhưng không người nào trả lời. Không ai nghe và thấy được ba. Ba bèn đến lay gọi má con và các con, nhưng cũng vô hiệu. Tới lúc đó ba mới ư thức được rằng ba không c̣n tại cơi trần và hiện đang sống trong một cơi giới khác hẳn. Bỗng nhiên ba cảm thấy rất êm dịu và an lạc khi má con và các con đọc kinh cầu nguyện. Trầm ngâm trong các sự rung động êm dịu của câu kinh, ba lần lượt thấy lại như trên màn ảnh, khoảng đời của ba từ việc gần đến việc xa, thấy lại tuổi già, thời niên thiếu và lúc ấu thơ. Không lúc nào bằng lúc nầy, ba ư thức tường tận các hành vi xấu xa vô ích mà ba không tránh được. Ba vui mừng về các điều thiện với nhiều triển vọng ở tương lai và hối tiếc các điều không tốt.
Sau đó, một sự dă dượi gần giống như một giấc ngủ từ từ xâm chiếm ba. Không phải hoàn toàn là một giấc ngủ, v́ tâm thức của ba c̣n hoạt động để t́m hiểu cơi ḿnh vừa đến, để nhận định ḿnh đang sống ở đâu, đang làm ǵ. Tuy nhiên ba vẫn ở trong trạng thái dật dờ nửa mê nửa tỉnh, khi nhớ, khi quên, mặc dù ba ư thức được rằng ḿnh đang sống một đời sống mới. Một lúc sau, một sự uể oải khác xâm chiếm trọn thể của ba, ba không chống nổi nữa và bị ch́m đắm trong một giấc ngủ nồng nàn. Ba không biết đă ngủ được bao lâu, hay nói cho đúng, mê man trong một thời gian. Bỗng nhiên ba bừng sống trở lại trong một cơi mới lạ, cảm giác được giải thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc, với một sự sống mới mẻ, linh hoạt và thú vị. Ba không c̣n xác thân, không c̣n cảm thấy đau đớn hay mệt mỏi nữa. Ba di chuyển được tự do và mau lẹ, lướt là đà trên mặt đất hoặc bay bổng trên không; khi muốn đến nơi nào dù xa thế mấy th́ tức khắc đến ngay. Ba đi xuyên qua tất cả: nhà, tường, cây, đá, v.v… mà không bị cản trở chút nào. Nỗi vui mừng của ba càng tăng thêm khi ba gặp được các người bà con quen thuộc và các bạn, họ săn đón chào mừng, hỏi thăm và chuyện văn rất là thân mật. Tuy nhiên, có vài người lạ khiến ba cảm thấy khó chịu khi đến gần họ, v́ họ phát ra những rung động thô bạo.
Nơi cơi nầy, con người vẫn giữ y nguyên các tánh nết cũ như lúc c̣n sống tại thế gian. Người th́ hiền từ, vui vẻ, dễ thương, kẻ lại tinh nghịch, ngông cuồng, nóng nảy. Có vài người rất tử tế theo giúp đỡ ba và giải thích cho ba rơ về các nhân vật và đời sống tại nơi đây để ba không c̣n sợ hăi. Ba không thấy vùng giá lạnh, tuyết băng hay hỏa ngục như lời đồn đăi tại thế gian.
Mọi người sống nơi đây đều tạo ra được những điều tươi đẹp mà họ ưa thích; người ta thấy những dinh thự đồ sộ, mỹ lệ, trang hoàng lộng lẫy; những vườn hoa xinh đẹp với những loại hoa tươi thắm; những núi non, rừng rậm, biển cả, ao hồ nguy nga; những màu sắc rực rỡ, huy hoàng xán lạn không bao giờ thấy được ở cơi trần.
Tuy nhiên mỗi người đều bận rộn làm việc, v́ cơi nầy không phải được tạo ra cho những thú vui ích kỷ. Người th́ dạy học, kẻ lại đi học, kẻ th́ vẽ họa đồ nhà cửa, cầu cống, người lại soạn thảo âm nhạc để ḥa tấu hoặc lựa chọn các phong cảnh để hội họa; người th́ cặm cụi t́m đề tài viết văn hoặc trầm ngâm trong các triết lư cao siêu. Về phần ba, ba đang lo nghiên cứu trong một pḥng thí nghiệm lớn để sau nầy giúp ích nhân loại. Vài người đi nhà thờ để cầu nguyện cho những kẻ đau khổ hoặc cầu xin đức Thượng Đế ban sự sáng suốt cho người trần để họ đừng phạm nhiều tội lỗi. Một số người cứu trợ luôn luôn theo các người vừa rời xác thân để chỉ dẫn, giải thích và giúp đỡ; họ t́m cách giúp đỡ, chớ không bắt buộc ai tuân theo lời họ. Ba nhận thấy trong cơi giới nầy, mọi người đều lo học hỏi, làm việc, giúp đỡ, cố gắng lănh hội lư tưởng thiêng liêng. Trước khi từ biệt con, ba nói thêm cho con rơ, nơi đây ba sống một cuộc đời vui vẻ, an lạc.
(Trích dịch theo La Revue Spirite, năm 1925.)
Dịch giả : Huỳnh Văn Tuất
(Trích từ Ánh Đạo số : 17)
LỜI GIẢI
BÁC SĨ HENRI DESRIVES LÀ NGƯỜI THẾ NÀO ?
Quí bạn đọc đoạn giới thiệu bác sĩ th́ biết. Bác sĩ không phải là nhà thần linh học hay là nhà Thông Thiên Học, nên thuật lại những điều đă nghe và in trí lúc c̣n sanh tiền. Ông là một nhà khoa học, sống một cuộc đời thực tế, không tin linh hồn tồn tại. Ông hứa với con ông là cậu Pierre, sẽ viết thơ diễn tả sự kinh nghiệm của ông, sau khi từ trần. Hai năm sau, ông mới gặp con ông trong một cuộc chiêu hồn.
Tôi xin giải thích 4 điểm chánh trong bức thơ ra sau đây:
1) – Cách viết lá thơ.
2) – T́nh trạng của bác sĩ sau khi bỏ xác.
3) – Sự nhận xét của bác sĩ.
4) – Kết luận.
1. CÁCH VIẾT LÁ THƠ
Thường trong cuộc chiêu hồn, người ta dùng một miếng ván h́nh trái tim gọi là Planchette spirite, ở Việt Nam miếng ván đẽo h́nh con rùa. Phải có 2 người cầm: chánh và phụ. Con rùa chạy trên tấm ván hay là tấm cạt tông rồi chỉ từng mẫu tự ráp lại thành từng chữ, từng câu.
C̣n cách viết thơ của bác sĩ Henri Desrives th́ khác hẳn. Đồng tử cầm một đầu dây, c̣n đầu kia cột một cây viết ch́. Cây viết ch́ chạy trên giấy viết một bức thơ mà tuồng chữ vốn là tuồng chữ của bác sĩ hồi c̣n sanh tiền. Chắc chắn là cậu Pierre chứng thật điều nầy.
Như thế, không có sự giả mạo, v́ đồng tử không cầm cây viết ch́ viết. Dù cho đồng tử có viết đi nữa cũng không thể giống hệt được tuồng chữ của bác sĩ Desrives.
Muốn viết thơ, hồn bác sĩ phải lấy chất dĩ thái trong thể phách của đồng tử làm ra một bàn tay giả để nắm cây viết ch́ mới viết ra chữ được.
Ta không thấy bàn tay giả của bác sĩ, v́ chất dĩ thái vốn vô h́nh đối với mắt phàm của chúng ta.
CÁCH CẦU CƠ
Trong các đàn gọi là đàn Tiên, người ta dùng cơ, hai vị đồng tử phụ cơ: chánh và phụ. Trừ ra khi chấp bút, chỉ có một người đồng tử chánh.
Thuở xưa, bên Trung Hoa có cách cầu cơ khác hơn. Người ta dùng một cây cần trúc giống như cây cần câu có buộc một sợi dây. Đầu sợi dây cột một cây viết mà không có ai cầm. Khi có vị nào giáng xuống th́ cây viết lay động, rồi viết ra chữ.
Trong trường hợp nầy, vị giáng xuống cũng phải lấy chất dĩ thái trong thể phách của chư nhu làm ra một bàn tay giả. Không có bàn tay giả, không thể nào viết được.
PHƯƠNG PHÁP PRÉCIPITER
Chỉ có phương pháp gọi là «Précipiter» mới không dùng cây viết, phải là cao đồ của Chơn Sư mới biết phương pháp nầy.
Sắp sẵn trong trí trọn bức thơ, lấy chất dĩ thái làm mực, rồi in bức thơ đó trên một tờ giấy.
Không có hồn ma nào đủ khả năng làm được điều nầy, muốn làm được, phải nhờ một vị đệ tử Chơn Sư ở một bên giúp sức.
2. T̀NH TRẠNG CỦA BÁC SĨ HENRI DESRIVES SAU KHI BỎ XÁC
Ông ngất lịm rồi, một chặp sau, thấy ông đứng ở trong pḥng giữa một ánh sáng êm dịu. Ông nh́n thấy thể xác ông, vợ, con; ông kêu gọi, nói chuyện, họ không trả lời; lay gọi, họ không nhúc nhích. Những sự xúc động của họ làm cho ông buồn bực, nhưng mà những câu kinh cầu nguyện làm cho ông an vui, v́ lúc nầy ông rất nhạy cảm. Trong ḿnh ông chỗ nào cũng thấy được cả, trên đầu, dưới chân, bên hông, sau lưng, chớ không phải thấy như hai mắt thường.
ÔNG THẤY LẠI KHOẢNG ĐỜI DĨ VĂNG CỦA ÔNG
Ông thấy lại khoảng đời dĩ văng của ông từ buổi niên thiếu cho tới lúc tuổi già. Ông ư thức được những việc lành mà ông đă làm và những hành vi không tốt đẹp mà ông không tránh được, nên vui, buồn, lẫn lộn với nhau và ông cũng hối tiếc những sự lỗi lầm.
Đó là những điều xảy đến cho tất cả mọi người.
Trong lúc ngặt ḿnh, con người thấy trải ra trước mặt tất cả những sự hành động của ḿnh từ nhỏ đến lớn, dù lành, dữ, không sót một mảy, không khác nào ngồi xem một phim hát bóng. Con người cũng biết được ḿnh sẽ về ở cảnh nào.
Xong rồi, sợi từ khí cột thể phách dính với xác thân đứt hẳn, con người tắt hơi rồi hôn mê.
Thường nội trong 48 giờ, thể phách ĺa khỏi thể vía, con người bỏ cơi trần qua cơi trung giới, rồi lần lần tỉnh lại.
Bác sĩ bỏ xác rồi, nhưng thể phách của ông c̣n dính với thể vía của ông. Ông c̣n thấy ánh sáng êm dịu của cảnh dĩ thái, thấy thể xác ông và vợ con ông nữa. Ông kêu, lay chuyển họ, mà họ không trả lời.
Điều nầy rất dễ hiểu, ông đă ở trong thể vía rồi. Ông thấy thể vía của vợ con ông, ông lầm tưởng là xác thân. Ông chưa biết rằng người sống không thể nào thấy được thể vía và nghe được lời nói của người chết. V́ vậy làm sao vợ con ông biết ông kêu họ để trả lời.
BÁC SĨ HENRI DESRIVES QUA CƠI TRUNG GIỚI
Ông nói: Ban đầu ông nửa mê, nửa tỉnh, rồi ông ngủ một giấc không biết bao lâu, thức dậy thấy ḿnh sống trong một cơi mới lạ, rất linh hoạt, thú vị, không c̣n đau khổ, uể oải nữa. Ông rất nhẹ nhàng, di chuyển mau lẹ, lướt trên mặt đất, bay bổng trên không trung, muốn đến nơi nào th́ dù xa đến đâu cũng tới được tức khắc. Ông xuyên qua nhà cửa, cây, đá… Lúc ông ngủ mê là lúc thể phách đă rớt ra, không c̣n dính với thể vía của ông nữa.
Sau khi thức tỉnh lại, ông đă qua ở một cảnh của cơi trung giới, song không biết chắc là cảnh thứ mấy.
Ông không c̣n thấy nhà cửa và vợ con nữa. Hiện giờ ông ở trong thể vía, nên cảm thấy nhẹ nhàng; ông bay lên trên không, lướt trên mặt đất cũng được. V́ chất thanh khí làm ra thể vía của ông chun qua các chất hồng trần, từ chất đặc, lỏng, hơi cho tới dĩ thái, nên ông đi ngang qua nhà cửa, vách tường, cây cối, cát đá mà không đụng chạm chi cả.
Xin nhắc lại thể vía thuộc về đệ tứ thứ nguyên không gian (bề thứ tư), nên hồn ma đi ngang qua ḿnh ta, ta không hay biết. Họ vô nhà ta không cần phải theo cửa cái hay cửa sổ, họ xuyên qua vách tường, dù cho vách đá hay vách sắt cũng không cản trở họ được, v́ họ ở trong thể vía, chớ không phải ở trong xác thịt như chúng ta. Nước, lửa cũng không làm hại họ được. Họ cũng không biết có nước, lửa, v́ họ không thấy hai chất nầy.
BÁC SĨ GẶP LẠI NHỮNG NGƯỜI QUEN THUỘC
Ông gặp lại những người quen thuộc đón tiếp, chào mừng ông và chuyện văn rất thân mật. Nhưng cũng có vài người lạ phát ra những sự rung động thô bạo làm cho ông khó chịu.
CHỈ CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG Ở MỘT CẢNH VỚI NHAU
MỚI GẶP NHAU
Không rơ lúc ông viết thơ, ông ở cảnh nào. Tuy nhiên, ta biết rằng chỉ có những người đồng ở một cảnh với nhau mới gặp nhau và chuyện văn với nhau, chớ không thể nào thông đồng với những người ở cảnh khác được. V́ những sự rung động của cảnh này vẫn khác hơn những sự rung động của cảnh kia.
Thí dụ: Những người ở cảnh thứ năm, chỉ gặp những người ở cùng một cảnh với họ, chớ họ không thấy những người ở cảnh thứ tư, mà cũng không lên cảnh thứ tư được nữa. Muốn hiểu tại sao, phải biết cách thể vía sắp lớp lại.
THỂ VÍA SẮP LỚP LẠI
Thể vía làm bằng bảy chất thanh khí của cơi trung giới. Lúc b́nh thường, bảy chất nầy pha lẫn với nhau và chạy từ đầu xuống chân, rồi từ chân trở lên đầu. V́ vậy trong thể vía chỗ nào cũng thấy, nghe được. Thế nên trước đây bác sĩ có nói ông thấy bằng đầu, chân, lưng, hông.
Sau khi con người thác rồi, thể vía sắp bảy chất thanh khí lại làm bảy lớp khác nhau, nặng ở ngoài, nhẹ ở trong.
Thí dụ: Người kia trong thể vía chỉ có từ chất thứ sáu cho tới chất thứ nhứt. Thác rồi, chất thứ sáu làm thành lớp ở ngoài, lớp thứ năm kế đó, rồi tới mấy lớp kia, thứ tư, thứ ba, thứ nh́, thứ nhứt ở trong hết.
Trong vía anh có lớp thứ sáu ở ngoài, nên anh phải vào ở cảnh thứ sáu, v́ cảnh thứ sáu làm bằng chất thanh khí thứ sáu, hạp với lớp thứ sáu. Anh vào đây, phải đợi chừng nào lớp thứ sáu rớt ra, mới lên được cảnh thứ năm. Cứ tiếp tục như vậy cho tới lớp thứ nhứt.
Nói tóm lại, rớt một lớp của thể vía, con người lên một cảnh, chớ không phải ở măi một cảnh.
Lúc con người c̣n sanh tiền, con người lên cảnh nào cũng được.
CON NGƯỜI Ở CƠI TRUNG GIỚI BAO LÂU ?
Thường con người phải ở tại cơi trung giới từ vài phút, vài giờ cho tới 25 năm, có khi 40 năm, 50 năm hay là cả trăm năm nữa. Không nhất định được thời gian đó là bao lâu, v́ nó phải tùy thuộc tánh t́nh của con người, tốt đẹp hay xấu xa, nhiều hay ít.
CON NGƯỜI VỀ THIÊN ĐÀNG
Sau khi lớp thứ nhứt của thể vía rớt ra, con người bỏ cơi trung giới lên cơi thiên đàng để đồng hóa những sự học hỏi và kinh nghiệm của ḿnh hồi c̣n sanh tiền. Con người sử dụng thể trí như xác thân và thể vía.
Con người ở thiên đàng từ cả trăm năm cho tới cả ngàn năm, tùy theo sự mở mang trí tuệ của ḿnh nhiều hay ít và đời sống tinh thần lúc c̣n sanh tiền.
Khi đúng ngày giờ th́ con người phải bỏ thể trí, từ giă cơi thiên đàng trở xuống trần đầu thai lại một lần nữa để học những bài học mới và thanh toán những nợ nần đă gây ra, tức là trả quả.
Lúc viết thơ bác sĩ c̣n ở cơi trung giới, nhưng rồi đây ông phải bỏ cơi trung giới lên cơi thiên đàng là thượng giới. Một thời gian sau, ông cũng phải từ giă cơi thiên đàng để trở xuống trần đầu thai lại và lấy thể xác của một đứa bé sơ sinh.
Bánh xe luân hồi quay một ṿng tṛn từ cơi trần lên cơi thượng giới, xuyên qua cơi trung giới, rồi từ thượng giới trở xuống cơi trần lại như cũ. Nó cứ tiếp tục quay như vậy măi. Đây là công lệ thiên nhiên, không một ai tránh khỏi được, khi c̣n là người phàm phu tục tử.
TẠI SAO CÓ VÀI NGƯỜI LÀM CHO BÁC SĨ KHÓ CHỊU ?
Điều nầy rất dễ hiểu. Mấy người đó tánh t́nh không được tốt. Từ điển và rung động của thể vía của họ không hạp với thể vía của bác sĩ, nên bác sĩ thấy khó chịu. Chắc chắn là ông tránh xa họ.
3. SỰ NHẬN XÉT CỦA BÁC SĨ
Sau đây là những nhận xét của bác sĩ:
TẠI CƠI NẦY NGƯỜI CHẾT VẪN GIỮ TÁNH NẾT CỦA M̀NH
Y NHƯ LÚC C̉N SANH TIỀN
Ông nói: Tại đây người chết vẫn giữ nguyên vẹn tánh nết của ḿnh y như lúc c̣n sanh tiền: người th́ hiền hậu, vui vẻ, dễ thương, kẻ lại nghịch ngợm, nóng nảy, ranh mănh.
Vài người theo giúp đỡ ông, giải thích cho ông biết về các nhân vật và đời sống tại đây để cho ông khỏi sợ hăi.
Người ta nói: «Sống sao, thác vậy», không sai chút nào. Trong quyển «Tại sao ta phải tu?» và «Cách tu hành» tôi có nói:
Quả thật:
Giang sơn dễ đổi.
Tánh nết khó thay.
Tánh nết thuộc về thể vía. Lúc c̣n sanh tiền thể vía ở trong xác thân, tánh nết hiện ra khó khăn, v́ vậy, giấu giếm con mắt phàm tục được.
Chừng con người về cơi trung giới, ở trong thể vía, tánh nết biểu lộ ra dễ dàng. Ĺa bỏ xác phàm không khác nào việc thay đổi y phục, con người không phải v́ mặc đồ mới mà thành thánh hiền liền, thế nên, nếu con người không tự tỉnh, dù lên cơi nào tánh nết cũng vẫn c̣n y nguyên như lúc c̣n ở thế gian.
Những vị hiền từ tới chỉ bảo đường đi nước bước và cách sanh hoạt trên cơi trung giới cho bác sĩ và tất cả những người chết, hồn mới thoát xác, là những vị pḥ trợ vô h́nh; trong số đó có những vị đệ tử Chơn Sư và các vị thiên thần nữa. Chắc chắn là bác sĩ nhờ mấy vị nầy dạy dỗ, nên hiểu được nhiều điều huyền bí mà lúc c̣n sanh tiền bác sĩ không nghe nói tới.
KHÔNG CÓ HỎA NGỤC
Ông không thấy miền giá lạnh, tuyết băng và hỏa ngục như người ta đồn đăi khi c̣n ở trần. Thật sự ở dưới đất không có chỗ nào gọi là địa ngục để hành phạt linh hồn. Con người làm tội tại thế gian, sẽ đầu thai lại thế gian để đền tội, tức là trả quả, chớ không có bị h́nh phạt chi cả.
Như tôi đă nói trong bài tựa, thuở xưa, người ta bày ra chuyện Diêm Vương, Thập Điện, Quỉ Sứ, Dạ Xoa để răn dạy kẻ hung ác; nhưng không có hiệu quả ǵ cả. Cho tới bây giờ thiên hạ vẫn c̣n giết hại lẫn nhau, thay v́ tương thân, tương trợ và sự mê tín, tin dị đoan càng ngày càng tăng chớ không giảm.
KHÔNG CÓ ÂM PHỦ THẬT MÀ CÓ ÂM PHỦ GIẢ
Có bạn sẽ hỏi: Tại sao có người đi thiếp hay chết đi sống lại nói rằng họ thấy âm phủ rơ ràng?
Thật vậy, họ không nói dối. Họ thấy âm phủ, song âm phủ nầy là âm phủ giả, chớ không phải âm phủ thật.
Câu nầy sẽ làm cho quí bạn thắc mắc. Sao là âm phủ thật? Sao là âm phủ giả? Tôi xin nói liền. Âm phủ thật là âm phủ của Trời sanh, c̣n âm phủ giả là âm phủ của con người tạo ra.
Âm phủ của những người Việt Nam hay Trung Hoa thấy là âm phủ giả. Tôi xin giải thích cho quí bạn rơ:
Khi ta tưởng cái chi th́ ta tạo ra h́nh dạng của cái đó. Đă mấy ngàn năm rồi, sáu, bảy trăm triệu người Trung Hoa và luôn tới người Việt Nam ta tin có âm phủ. Họ sanh ra cả ngàn triệu h́nh tư tưởng về âm phủ, v́ vậy, h́nh tư tưởng nầy rất mạnh và rất sống lâu, v́ mỗi ngày, trong đám ma chay tuần tự, người ta đều nói tới âm phủ, chày đồng, cối sắt, cưa hai nấu dầu dưới địa ngục. Họ đọc truyện Tây Du càng thêm tin việc vua Đường Thái Tôn bị kiện dưới âm phủ phải mượn tiền của Trương Lương ở phủ Khai Phong, để phát cho hồn các chiến sĩ chết oan tới đ̣i mạng. Người đặt truyện nói phán quan gian hùng sửa tuổi, mà Diêm Chúa dốt đặc không biết ǵ về chuyện đó hết.
Người nào khi c̣n sống tin việc nầy, lúc bỏ xác qua trung giới thấy rơ ràng có cảnh âm ty, địa ngục. Họ không biết đó là h́nh tư tưởng hóa ra, không làm ǵ họ được.
V́ vậy tôi mới nói đó là âm phủ giả.
Trong những cuộc chiêu hồn bên Âu Mỹ, người ta hỏi hồn ma có âm phủ hay không? Họ đều trả lời: «Không thấy âm phủ.»
Chúng ta hăy thử nghĩ điều nầy:
Nếu quả thật chỉ có nước Trung Hoa và Việt Nam có âm phủ, linh hồn người chết bị bắt bỏ vào địa ngục, c̣n linh hồn của các giống dân khác trên địa cầu được thảnh thơi, không bị quản thúc, th́ là Thiên Địa vô cùng bất công và chúng ta làm người Việt Nam rất là vô phước.
Sự thật, không bao giờ có chuyện như thế, nhưng chỉ có việc hồn ma tự h́nh phạt lấy họ.
VÀI HẠNG NGƯỜI TỰ HÀNH PHẠT LẤY M̀NH
Những ai lúc c̣n sanh tiền sống một cuộc đời b́nh thường, không tốt quá, không xấu xa quá, qua cơi nầy, có hơi buồn một chút là họ không t́m được những điều họ ưa thích, mà họ phải lo sống cho hạp với những điều kiện mà họ cho là kỳ dị, lạ lùng.
Chỉ có vài hạng người lúc c̣n sanh tiền ḷng vẫn tràn trề dục vọng, khi qua cơi trung giới th́ sẽ vô cùng khổ sở.
Họ không bị tù đày dưới âm ty địa ngục, không ai đánh đập họ, mà chính là họ tự h́nh phạt lấy họ.
Người ghiền rượu không có rượu uống, người ghiền thuốc phiện không có thuốc phiện hút, người đắm mê sắc dục, không t́m được thú vui trăng gió. Họ đă mất xác thân, nên họ không thể nào làm cho thỏa thích những sự ham muốn của họ được, chúng sôi nổi, bồng bột, hành hạ họ, không khác nào ngọn lửa thiêu đốt tâm can. Các nhà đạo đức gọi là lửa ḷng bừng cháy.
Họ bức rứt, tức tối, lồng lộn muốn điên lên.
Chúng ta đă thấy tại thế những người ghiền, quá cữ hút hay là không rượu uống, th́ họ ngáp dài, ngáp vắn chảy nước dăi, gục lên gục xuống, mặt mày hốc hác, trông rất đau thương. Nhất là dục t́nh, khi nó bồng bột th́ không khác nào con thú điên sút chuồng.
Mất xác thịt rồi, họ c̣n tức tối cả trăm lần hơn nữa.
Sự h́nh phạt bao nhiêu đó từ ngày nầy qua ngày kia tưởng cũng là nặng lắm rồi.
Lúc đó thể vía của họ giống như một bầu lửa đỏ hực, hôi hám vô cùng, nhân
vật ở cơi trung giới đều lánh xa họ và rất gớm ghiếc.
TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA NHỮNG NGƯỜI GHIỀN RƯỢU, THUỐC HÚT, THUỐC PHIỆN, MA TÚY VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐẮM MÊ SẮC DỤC
1. NHỮNG NGƯỜI GHIỀN RƯỢU
Người ghiền rượu thường lại mấy tửu quán để ngửi mùi rượu và nhập vô ḿnh những người bợm rượu giục họ uống cho say để y thỏa thích những sự ham muốn của y.
2. NHỮNG NGƯỜI GHIỀN THUỐC HÚT
Nên biết khói thuốc làm cho nhiều người khó chịu, hơn nữa nó c̣n làm hôi hám cơi trung giới cũng như bùn dơ ở phàm gian.
Thác rồi, lên trung giới, những người hút thuốc ở trong một lớp vỏ xấu xa, những tư tưởng cao thượng không vô trí họ được. Ngày nào lớp vỏ nầy tan ră, họ mới thu thập được những tư tưởng tốt đẹp, thanh bai.
3. NHỮNG NGƯỜI GHIỀN THUỐC PHIỆN VÀ MA TÚY
Những người ghiền thuốc phiện và ma túy giống như người tê liệt, bại xụi ở cơi trần. Họ không hoạt động được, cứ nằm. Chừng nào chất độc ma túy trong thể vía họ bay đi hết, họ mới ngồi dậy và đi đứng như thường. Thời gian đó không biết là bao lâu.
4. NHỮNG NGƯỜI ĐẮM MÊ SẮC DỤC
Có những người bị t́nh dục giày ṿ, nên phải lân la mấy chốn thanh lâu, xúi giục những người đồng bịnh với họ vui thú nguyệt hoa. Họ nhập vô ḿnh mấy người nầy để hưởng những điều họ đang thèm khát.
Đừng nói rằng mấy chuyện nầy là dị đoan. Ai có thần nhăn đều thấy mấy việc nầy. Thấy rồi mới sợ, không thấy th́ c̣n hoài nghi hay là chế nhạo nữa. Nạn nhân là những người đáng thương xót, v́ thế nên có những vị pḥ trợ vô h́nh tới khuyên nhủ họ, dạy dỗ họ. Những người biết nghe theo th́ dùng ư chí sửa đổi tánh t́nh, chẳng bao lâu lớp xấu xa của thể vía rớt ra, họ không c̣n bị ám ảnh nữa.
C̣n những người nào cứng đầu, cứng cổ không biết nghe lời khuyên, phải chịu đau khổ lâu hơn; cuối cùng họ cũng được giải thoát khỏi cảnh nầy và được thảnh thơi hơn trước.
Hiểu điều nầy quí bạn mới thấy đời sống hồng trần có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống bên kia cửa tử. Quí bạn cũng thấy ở trong những trường hợp nầy, tài trí của quí bạn không giúp ích cho quí bạn được chi cả, chỉ có tánh t́nh và đức hạnh mới cứu được quí bạn mà thôi.
V́ hiểu mấy lẽ nầy rồi, nên các vị thánh nhân đều khuyên con người rèn luyện tánh t́nh cho thật tốt mới tiến mau, dù ở cảnh nào cũng vậy.
PHONG CẢNH TRÊN CƠI TRUNG GIỚI
Ông nói: Những người ở đây tạo ra được những lầu đài nguy nga, những vườn hoa tươi thắm, muôn sắc khoe màu.
Nên biết phong cảnh ở đây vốn là những h́nh tư tưởng do chất thanh khí tạo ra.
Những người mới lên đây th́ lầm tưởng cảnh vật của Trời sanh, cũng như phố phường, đường xá, dinh thự trước mắt ta tại trần thế.
Ngày nào những người tạo nó ra bỏ cảnh đó về cảnh khác, th́ chúng nó sẽ tan ră ra thanh khí như trước.
Rồi một lớp người mới khác vào cảnh nầy cũng tạo ra nhà cửa, cảnh vật như ư muốn. Cứ thay cũ đổi mới liên tiếp từ thời đại nầy qua thời đại kia, cho tới khi nhân loại bỏ bầu hành tinh nầy là trái đất để qua bầu hành tinh khác là bầu Thủy tinh (Mercure).
SỰ SANH HOẠT Ở CƠI NÀY
Bác sĩ thấy tại cảnh nầy mỗi người đều lo học hỏi và làm việc. Riêng ông, ông cũng có một pḥng thí nghiệm để sau nầy ông sẽ giúp ích nhân loại. Ông cũng nhắc tới những vị pḥ trợ vô h́nh, không bắt buộc ai theo họ cả. Mọi người đều cố gắng lănh hội lư tưởng thiêng liêng.
Trước khi từ biệt, ông nói ông sống một cách yên vui.
Ông cho biết ở cảnh nầy người ta lo học hỏi, làm việc và cố gắng lănh hội lư tưởng thiêng liêng.
Nội câu nầy cũng đủ chứng tỏ dân sự ở đây tiến hóa khá cao.
Không biết thật đúng là cảnh thứ mấy, nhưng không phải là cảnh thứ sáu, v́ ở cảnh thứ sáu người chết c̣n thấy h́nh bóng cơi trần. Hồn ma mới bỏ xác, phần đông th́ làm biếng, không lo học hỏi, v́ được thung dung, khỏi lo ăn, mặc, chỗ ở, là ba vấn đề hết sức cần thiết cho người sống.
Ta nên để ư câu: Không bắt buộc ai theo họ cả, khi ông nói về những vị pḥ trợ vô h́nh.
Những vị pḥ trợ vô h́nh là những người t́nh nguyện nhận lănh công việc nầy. Họ giúp đỡ mà không bắt buộc ai theo họ cả. Hơn nữa họ không có ngày giờ để huấn luyện những hồn ma mới để thực hành công việc như họ.
Trong số những vị pḥ trợ vô h́nh có những người c̣n sống, biết xuất vía và biết cách dạy dỗ, v́ họ là đệ tử của Chơn Sư.
KẾT LUẬN
Đọc lá thơ của người chết, chắc chắn quí bạn thấy rằng: người ta rất hữu lư khi nói rằng kiếp chết không phải là kiếp mất và kiếp chết vốn là một cái cửa mà mọi người phải đi qua để tiến lên một bậc.
Ngày nay ta đang sống đây, nếu ta biết phương pháp tri ra những kiếp trước, ta thấy ta đă bỏ xác cả ngàn, cả muôn lần rồi, chớ không phải ta mới sanh ra lần thứ nhứt. Ta phải luân hồi măi cho tới chừng nào ta tiến đến bậc siêu phàm mới thoát ra khỏi ṿng sanh tử dưới trần gian.
Chúng ta không sợ chết, song phải giữ ǵn thân thể, bảo tồn sức khoẻ để sống lâu mới học hỏi và phụng sự một cách hữu hiệu được.
Chúng ta phải thành những người hữu dụng, giúp ích chẳng những cho quê hương, xứ sở mà c̣n luôn tới toàn thể nhân loại, v́ chúng ta là những thành phần của một khối duy nhất. V́ thế nghiệp quả của chúng ta kết chặt với đại nghiệp quả của nhân loại; dù muốn, dù không chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc nầy và không thể sống riêng cho ḿnh được.
Lư luận vô ích, v́ chúng ta không làm sao sửa đổi được luật Trời. Chúng ta không thể nào làm nghịch với Thiên cơ được lâu. Đừng làm những chuyện ngông cuồng mà chuốc lấy tai họa vào thân, uổng một kiếp người.
Nhà cửa, đất đai, vườn ruộng, của cải, chức tước mất đi rồi, c̣n có thể t́m lại được, chớ xác thân nầy, một phen bị huỷ diệt, chỉ c̣n chờ kiếp khác mới có một thân h́nh mới. Nhưng nỗi e v́ nhân quả, kiếp sau chưa ắt được bằng như kiếp nầy, đừng vội nói là tốt đẹp hơn kiếp nầy. Vậy khá thận trọng cho lắm để khỏi ăn năn, hối hận.
----------------------
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES