trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

Không tôn giáo nào cao hơn chân lư

Radha Burnier
Hội trưởng hội Thông Thiên Học Thế Giới 2005



Không tôn giáo nào cao hơn chân lư

Bản dịch  Như Hải

Trong Áo nghĩa thư (Upanishad) có đoạn mà nhiều người biết đến, đó là đoạn nói về tâm trí con người bản chất lưỡng tính - tâm trí ô trược và tâm trí tinh khiết. Tâm trí ô trược có khuynh hướng sống với ảo tưởng, tâm trí tinh khiết th́ luôn t́m điều thực và đúng. V́ sự thôi thúc của tâm trí tinh khiết mà con người luôn khao khát hiểu biết chân lư và theo đuổi nó qua ba con đường triết học, khoa học và tôn giáo.

 Quả thật,những ǵ người ta thấy không luôn là thực. Người mà có óc quan sát tinh ư và trầm tĩnh, nhận ra ngay điều mà thực với cái này là ảo đối với cái kia. Ngay cả tiến tŕnh nhận thức thông thường cũng có nhiều cạm bẩy và giới hạn. Sự thông minh đến trước, nó vạch ra cho người ta thấy rằng có nhiều giai đoạn trong tâm thức giữa nhận biết một vật và tŕnh bày một khái niệm liên quan về nó. Không ai có thể thấy được ngay cả một vật ở dạng vật chất thông thường đúng y như bản thể của nó, v́ chỉ có một số khía cạnh nào đó như màu sắc và đặc điểm là người ta có thể nắm hiểu được bằng các giác quan. Trong mỗi giác quan chính nó đă có một quá tŕnh chọn lựa và lư giải. V́ thế khi mắt nh́n một vật nào đó th́ nó chỉ chọn lựa những nét đặc biệt trước khi một thông điệp được truyền đến phần liên hệ của óc, nơi mà sự lư giải phức tạp hơn xảy ra trước khi người quan sát đạt được một ấn tượng về vật người ấy nh́n thấy. V́ lẽ đó, những điều người ta thu đạt từ bất cứ vật thể nào th́ không ǵ khác hơn là một ư niệm gần đúng mà thôi. Sự kiện đơn giản trên đă làm sáng tỏ một điều rằng không ai có quyền cho rằng ḿnh biết sự thật về một vật thể. V́ lẽ đó, những người t́m kiếm Chân lư nghiêm túc qua nhiều thời đại đă nhận ra được sự mơ hồ của nó.

Một mặt của bản chất con người là truy t́m sự thật, c̣n mặt khác th́ lao vào trong ảo tưởng. Ảo tưởng có rất nhiều dạng. Một trong những dạng này là ảo tưởng về vật chất. Mọi người sinh ra và chết mà không biết tại sao họ được sanh ra và sẽ đi về đâu, hay mục đích của khoảng đời phù du là ǵ trên một thế giới  nhỏ như một cái đốm trong biển cả bao la của vũ trụ. Đa số người ta cho rằng chỉ đời sống qua mau trên trái đất này là điều thực duy nhất, v́ họ không biết có điều khác nữa. Sự vô minh này phát sinh từ ảo tưởng cho rằng chỉ những ǵ họ trông thấy mới là thực và chỉ qua cơ cấu của thân xác này trong những năm ngắn ngủi mới có thể cho họ kinh nghiệm thực sự . Mỗi lúc mà người ta t́m được thú vui, th́ cũng chính là lúc xă hội có khuynh hướng hưởng thụ thành h́nh và người ta hết sức bảo vệ nó. Chủ nghĩa duy vật thô thiển dẫn đến sự tàn bạo không những chỉ với đồng loại mà c̣n cả loài vật nữa, v́ đời sống của những sinh linh khác đối với họ không có ǵ quan trọng cả trong cuộc tranh sống tàn nhẫn, không thương xót. Những người duy vật tôn thờ sự thành công. Để được ngoi lên, họ sẽ sằn sàng đạp lên những người khác, hay họ sẽ đạp đổ tất cả nếu địa vị và danh vọng của họ không được công nhận. Quan niệm của người theo chủ nghĩa khoái lạc không có ǵ mới mẻ cả; nó ở Hy lạp và nhiều nước khác nữa. Nhưng từ khi thế giới hiện đại có thể tạo ra được nhiều sự hưởng thụ khác nhau chưa từng có và những tṛ chơi khích dục những giác quan của con người, chủ nghĩa khoái lạc phổ biến rộng rải hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mặt bên kia của sự hoan lạc là điều sợ hăi và thất vọng. Họ sợ rằng trong quảng đời định sẳn, họ không thể nào tận dụng, tận hưởng được hết cái hay của cuộc đời. Và rồi ni thất vọng và sợ hăi làm cho họ cuồng lên bằng bạo động mà mọi người đều nh́n thấy khắp mọi nơi ngày nay.

Dạng thứ nh́ của ảo tưởng lợi dụng sự trổi dậy của niềm tin. Người duy vật không tin vào bất cứ điều ǵ mà giác quan họ không cảm nhận được. Không có ǵ hiện hữu đí với họ ngoại trừ những ǵ nằm trong phạm vi kinh nghiệm riêng của họ. Trái lại, có những người khác sẳn ḷng tưởng tượng sự hiện hữu của nhiều điều mà họ không thể thấy. Tôn giáo thường là sản phẩm được tạo ra bởi sợ hăi và hy vọng của con người, sợ hăi và hy vọng chính là một cấu trúc của ảo tưởng dựa vào niềm tin. Khi có sự bất măn với số phận nhỏ nhoi, khi không hài ḷng với sự tương quan, khi mà có sự sợ hăi cái chết và sự cô đơn, cùng sự bất lực đẩy về phía trước cuộc đời, th́ sự thất vọng sẽ được nguôi ngoai bằng niềm hy vọng về một thế giới khác, một thế giới mang đến cho họ sự thỏa mản lâu dài, trường cửu hơn. Để được an ủi, khuây khỏa người ta tưởng tượng rằng có một quyền năng siêu phàm có thể cứu họ khỏi sự đau khổ, vất v và sự chán ngán mà chúng là một phần của đời sống hàng ngày. V́ thế người ta tưởng tượng một Thượng đế hay các Thần linh giải đáp được cho  họ những nhu cu đặc biệt và họ khoác lên Thượng đế, thánh thần nhiều loại trang phục khác nhau. Như Voltaire đă nói, Con người đă tạo ra Thượng đế theo h́nh ảnh riêng của họ; Kinh sách và chuyện thần thoại của các tôn giáo khác nhau đă cho thấy nhiều bằng chứng về điều này. Sự tranh nhau giành sống đă làm cho con người hung tàn, bạo ngược, và v́ thế sự tưởng tượng của họ đă tạo dựng nên h́nh ảnh của một siêu nhân cũng hung bạo như vậy, rồi họ cầu khẩn để dẹp đi những chướng ngại và những kẻ thù ra khỏi lối đi của họ. V́ con người nhỏ nhen, nên Thượng đế mà họ tự tạo cũng nhỏ nhen y như họ vậy; họ muốn được lên Thiên đàng c̣n kẻ thù của họ xuống địa ngục, thật là một sự kỳ dị, quái đản và ngông cuồng.

Trong văn học thời kỳ đầu của hội Thông Thiên Học làm sống lại những h́nh ảnh tội lỗi và những ảo tưởng của con người mà chúng được làm nhân danh tôn giáo“Nguyên nhân chánh của gần hai phần ba những điều tội lỗi vốn đeo đẳng loài người . . . là tôn giáo ẩn ḿnh dưới mọi h́nh thức và trong mọi quốc gia. Đó là đẳng cấp tăng lữ, giới tu các giáo hội; đó là những ảo tưởng mà con người coi là linh thiêng, đó là ảo tưởng mà con người cần phải t́m ra cái nguồn gốc  vô vàn tội lỗi của nó, nó là cái tai họa lớn của con người và nó hầu như đă đè bẹp loài người. Sự vô minh đă tạo ra Thượng đế và kẻ gian xảo đă lợi dụng được thời cơ. Sự bịp bợm của giới tu sĩ đă mang đến cho con người những thần linh khủng khiếp; đó chính là tôn giáo đă làm cho họ trở thành những ngườ́ tin mù quáng ích kỷ; người cuồng tín thù ghét toàn thể loài người ngoại trừ những người thuộc giáo phái của ḿnh; giáo phái này chẳng làm cho họ tốt đẹp hơn hoặc có đạo đức hơn. Chính niềm tin vào Thượng đế và các thần linh đă làm cho hai phần ba nhân loại trở thành nô lệ trong tay một nhóm nhỏ những người lường gạt. Phải chăng con người sẵn sàng phạm phải bất kỳ loại điều ác nào khi người ta nói rằng Thượng đế hoặc các thần linh đ̣i hỏi cái điều ác đó ? Hai ngàn năm qua người Ấn Độ đă rên xiết dưới gánh nặng của chế độ đẳng cấp, chỉ có người Bà la môn nhờ thế đă được nuôi sống phủ phê trên cánh đồng lúa ph́ nhiêu, và ngày nay những người theo đạo Thiên chúa và đạo Hồi đang cắt cổ lẫn nhau nhân danh sự vinh quang lớn lao hơn trong các thần thoại của riêng ḿnh. Hăy nhớ rằng tổng số điều khốn khổ trong nhân loại sẽ chẳng bao giờ giảm đi cho tới ngày mà  những người tiến bộ trong nhân loại c̣n chưa nhân danh Chân lư, đạo đức và từ bi bác ái phá hủy đi hết những bàn thờ dành cho các vị thần linh giả mạo.” (Những Bức Thư của Chơn sư, Bức thư Số 10, trang 57.)

Chao ôi, phải nói ra những lời mạnh mẽ này, nhưng chúng sự thật là vậy. Ngày nay có sự xung khắc giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo, giữa Do Thái giáo và Hồi giáo, và nhiều sự mâu thun khác trổi lên từ sự cuồng tín của tôn giáo. Hàng triệu người nghèo khổ và dốt nát đă  tự biến chính họ thành nô lệ cho ư muốn của giới tăng lữ. Chính những người này đă đề ra vai tṛ của những người trung gian cho luật lệ, khuyến khích phạm tội nhân danh tôn giáo. Hệ thống khai trừ khỏi đẳng cấp, thánh chiến, tội ác, sự tẩy chay của xă hội, tất cả đều nằm trong điều được gọi là tôn giáo.

Loại ảo tưởng thứ ba được tạo bởi trí năng. Trong sự cố gắng hiểu biết thiên nhiên và những định luật tinh vi, phức tạp và to lớn của vũ trụ, nhiều loại học thuyết được công nhận. Chúng trở nên mâu thun với hệ thống triết lư, với trường phái tư duy, chúng sinh ra sự cuồng tín và cố chấp. Mỗi người tin rằng hệ thống của họ là siêu đẳng. Mỗi người đều nằm trong ảo tưởng cho rằng họ biết sự thật hơn người khác.

Sự bất đồng về quan điểm và ư thức hệ hoặc là triết học, chính trị hay tôn giáo sinh ra ḷng căm thù, cuồng tín, cố chấp cùng sự ác tâm và sinh ra chia rẽ giữa loài người. Nhưng nếu con người quan tâm thực sư tới việc t́m kiếm chân lư th́ toàn thế giới sẽ khác hẳn. Nếu tôn giáo khuyến khích con người t́m kiếm chân lư thay v́ nói với họ phải tin vào điều này điều nọ. Với ḷng khoan dung, vị tha kèm theo ḷng khao khát t́m kiếm  đâu là sự thật th́ thế giới sẽ là một nơi ḥa b́nh hơn.

Ngày nay, khoa học đă làm sáng tỏ rằng ngay cả nhận thức của chúng ta về những vật thể vật chất cũng không đúng y với những điều như chính sự vật. Thêm vào nữa sự hiện hữu không phải chỉ có một ḿnh vật thể vật chất thôi. Vật chất chỉ là một sự phô bày của những lực mà nguồn gốc chưa biết được, vật chất chỉ lộ ra cái dáng v bề ngoài mà chúng ta nghĩ là thực tại. Khái niệm của con người không phù hợp chính xác với những sự vật như chính nó, bởi v́ trước khi con người tạo ra được một khái niệm th́ người ta đă lư giải những ǵ mà người ta nhận thức, lĩnh hội theo định kiến, thành kiến đă có trước của riêng họ và có điều kiện. V́ lẽ đó, người khôn ngoan không vội kết luận bất cứ điều ǵ về sự thật của các sự vật. Giống như những nhà khoa học trong lúc họ làm việc với giả thuyết. Khi nhà khoa học tạo lập ra một giả thuyết, nó được liên tục thử nghiệm qua thực nghiệm, và khi những sự kiện mới xuất hiện, th́ một giả thuyết mới lại được tiếp tục đặt ra. V́ thế mà luôn có sự phát triển liên tục trong lănh vực khoa học. Điều ǵ đúng với khoa học th́ cũng đúng trong lănh vực phi vật chất, v́ vật chất và phi vật chất là thành phần của hiện tồn duy nhất, một sự hiện hữu luôn hàm chứa cả hai - vật chất và phi vật chất . “Trên sao th́ dưới vậy”. Nói tóm lại, chỉ có những người tâm trí rộng mở liên tục mới có thể t́m kiếm được Chân lư mà thôi.

Khi có một phương pháp khoa học th́ không thể  không có dung sai- độ sai số số cho phép, bởi v́ người ta biết rằng khái niệm về sự thật của con người hầu như bị giới hạn, từng sai sót và người ta chấp nhận với những người t́m kiếm sự thật khác về sự khoan dung này điều mà người ta mong muốn những người khác cũng thỏa thuận như vậy. Nếu loài người quan tâm đến Chân lư và chuẩn bị rời xa ảo tưởng, thế giới sẽ ḥa b́nh khi mà có sự cộng tác bởi v́ người ta thừa nhận rằng có nhiều con đường dẫn đến Chân lư. Những con đường của các nhà khoa học, của những nhà nghệ thuật, của những nhà thần bí, của những nhà hiền triết, tất cả đều hướng vào một tâm điểm, tâm điểm đó chính là Chân lư. Thêm nữa, khi người ta nhận ra rằng sự sai lầm là có thể có và kiến thức cũng có giới hạn riêng của nó khi không có sự lệ thuộc vào thẩm quyền. Thẩm quyền phát sinh khi có niềm tin vào một giai cấp đặc quyền, giai cấp cho rằng chỉ có họ mới đến với sự thật được c̣n người khác th́ không có quyền đó. Tuy nhiên, những người hiểu biết khôn ngoan, họ sẽ không thể làm cho người khác thấy. Mỗi người chỉ có thể thấy những ǵ con mắt họ có thể thấy. Ngay cả những nhà toán học, hay nhà khoa học vĩ đại nhất cũng không thể làm cho người không hiểu biết về toán học sơ đẳng hiểu được những định luật sâu xa của vũ trụ. Mỗi người phải chuẩn bị cho chính ḿnh một kiến thức rộng hơn, không có phương pháp  đi tắt cả. Ở mỗi mức độ có những điều kiện phải hoàn tất trước khi sinh viên được vào trong một vị trí để có thể hiểu được.

  Tất cả chúng ta đều biết rằng ở mức độ giác quan bên ngoài, một số điều kiện cần thiết cho sự nhận thức chính xác. Mắt phải tốt và không làm biến dạng. Ngay cả mắt tốt cũng cần phải được huấn luyện để quan sát. Nhà hội họa nh́n một vật hơn người b́nh thường bởi v́ mắt họ được huấn luyện cách quan sát chi tiết, đ đậm lợt của màu sắc….Tương tự như vậy, cái trí ở một mức độ nào đó cũng cần phải có sự khỏe mạnh và được huấn luyện. Một trí óc không trau dồi, nó không hiểu biết sắc bén và linh hoạt, nó sẽ không nắm được những tư tưởng tinh tế hay những sự thật sâu sắc. Sự giáo dục đúng đắn phải liên quan đến sự chuẩn bị cái trí và khả năng tiếp thu kiến thức. Cái trí sẽ được huấn luyện suy nghĩ một cách mạch lạc, biết lư luận, và nắm bắt được những chi tiết cùng những sự tương quan và cũng phải được huấn luyện để nh́n thấy những sự tinh tế ở bên trong. Cái trí không thể nào tiếp thu được những lời giáo huấn cao hơn cho đến khi nào nó có thể đảm nhiệm được những chức năng của nó qua những cách thức vừa nói trên. Điều này cũng áp dụng trong lănh vực kiến thức vượt qua khỏi cái trí. Cái không thể nắm bắt được của cái trí là những kinh nghiệm thâm sâu của cuộc đời mà các nhà thần  bí, các nhà hiền triết đă tŕnh bày rơ ràng. Như Áo nghĩa thư (Upanishads) đă nói, thực tại không thể đạt được bằng khái niệm hay lời nói. Để biết được những ǵ vượt qua khỏi cái trí th́ những điều kiện khắt khe phải được thực hiện. Chân lư có nhiều mức độ nằm ở thể xác, trí óc và những điều vượt qua khỏi cảnh giới này. Chân lư chỉ có thể được khám phá bởi chính những người có ư chí tự làm cho ḿnh có giá trị. Nó không thể đạt được bằng cách ép buộc hay theo đuổi. Vai tṛ của tôn giáo thực sự phải hướng dẫn con người t́m ra được những điều kiện đó là ǵ và giúp họ hoàn thành chúng.

Điều kiện chính yếu và đầu tiên cho những ai muốn theo tôn giáo của Chân lư là sự quan tâm sâu sắc và bền bỉ  trong công việc t́m kiếm. Điều này không ám chỉ sự kết án trước hay kết án người đă biết rồi. Chân lư không thể khám phá bởi một cái trí chai cứng, đầy định kiến và thiên vị trong bất cứ h́nh thức nào.

Trong Chí tôn ca (Bhagavad Gita) cũng như trong Yoga Sutra của Patanjali, người ta nói rằng abhayasa là sự cần thiết để tạo sự phát triển tinh thần. Không may, abhayasa lại thường được dịch như sự thực hành. Sự thực hành là sự lập lại của một thể thức mà người ta đă biết. Thực ra abhayasa là sự rèn luyện liên tục cái khả năng phán đoán, suy nghĩ. Điều này có nghĩa là phải có sự quan tâm nghiêm túc và đều đặn trong việc t́m ra được Chân lư là ǵ. Có thể không có chỗ nào trên con đường lên đỉnh núi hành giả có thể nghỉ ngơi hài ḷng. Người t́m kiếm phải liên tục tham gia vào sự khảo sát cũng như ḍ xét những sự việc ẩn tàng sâu xa hơn.

J. Krishnamurti nói sự hiểu biết như là phẩm chất của trí tuệ tôn giáo chân thật. Ông nói:

 ‘Trí tuệ tôn giáo là một trí tuệ trẻ trung, trí tuệ trẻ trung là trí tuệ có hiểu biết và v́ lẽ đó nó vượt thời gian. Chỉ có trí tuệ như thế mới gọi là trí tuệ tôn giáo, chứ không phải trí tuệ đi đến đền thờ. Đó không phải là trí tuệ tôn giáo. Cũng không phải là trí tuệ của đọc sách và trích dẫn những lời đạo đức không ngừng. Đó cũng không phải là một trí tuệ tôn giáo. Cái trí tuệ mà nói những lời cầu nguyện lập đi lập lại, học thuộc ḷng làm hoảng sợ ḷng người và dùng kiến thức để ḷe người. V́ lẽ đó nó không phải là trí tuệ tôn giáo. Trí tuệ tôn giáo là trí tuệ có sự hiểu biết, v́ vậy nó là trí tuệ không bao giờ mâu thun ở bất cứ lúc nào và v́ lẽ đó nó là trí tuệ trẻ trung, một trí tuệ ngây thơ.

    Một điều kiện khác nữa cho sự thành công trong việc t́m kiếm Chân lư là sự tĩnh lặng. Nó chỉ có trên một cái trí không xao động mà sự thật của những thế giới vô h́nh mới có thể t́m thấy sự phản chiếu của nó. Có nhiều yếu tố làm cho cái trí mất đi sự tĩnh lặng của nó và đưa nó vào trạng thái dao động. Sự sợ hăi là một trong chúng. Khi cái trí bị đẩy vào trong sự hoạt động bởi sợ hăi, cái trí thấy theo y như những ǵ hiện hữu trong nó. Người sợ hăi nh́n chính sự phản chiếu của sự sợ hăi của chính ḿnh khắp mọi nơi. Sự sợ hăi thấy bằng ngờ vực. Nó nhầm lẫn mỗi cái bóng với một kẻ thù. Cũng giống như sợ hăi, tất cả những cảm xúc mạnh cũng làm dao động cái trí. Hoặc là nó ghen tị, hoặc là nó đố kị, yêu hay ghét. Ư kiến cũng vậy nó làm biến dạng khả năng của cái trí nh́n sự kiện trung thực - sự kiện y như sự kiện. Tiên kiến làm cho nó chống lại tầng lớp này, tầng lớp kia, hay đẳng cấp này đẳng cấp khác. Sự phân loại con người thành người Hồi, người Ấn, người Nga, người Mỹ, th́ cái trí đă bị nhuộm màu nên cái trí không thể nh́n đúng được. V́ lẽ đó bà Blavasky đă nói đi nói lại nhiều lần rằng người mà muốn t́m kiếm Chân lư phải loại bỏ đi những định kiến ra khỏi cái trí cùng mọi thứ người ta hiểu biết qua giáo dục, qua cha mẹ, qua kinh sách, qua môi trường. Chỉ có như vậy con người mới học được một bảng chữ cái mới của Mẹ Thiên Nhiên.

    V́ thế cái trí phải trở nên tinh khiết và không xao động, thoát khỏi những ư kiến, những cảm t́nh thiên vị và tự tôn, chỉ có ở trong trạng thái này cái trí mới có thể có ư thức về Chân lư. Người mà nghiêm túc trong sự t́m kiếm sự thật, họ đang làm công việc tạo ra một thế giới tốt hơn rồi, điều tiên quyết cho sự thành đạt của cái trí là tinh khiết và sự  thức tỉnh về  phân biện. Nơi đâu có sự vị tha sự phân biện như vậy, th́ môi trường bắt đầu thay đổi, bởi v́ chính sự ích kỷ đă tạo nên một thế giới mất trật tự và ác độc. V́ thế sự t́m kiếm Chân lư hoàn toàn phù hợp với công việc thiết lập một thế giới ḥa b́nh. Nếu nhân loại làm theo khẩu hiệu Satyan  nasti paro dharmah,” Không tôn giáo nào cao hơn chân lư” th́ mọi người sẽ được bảo đảm trong một thế giới công bằng và đẹp đẽ.

 


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở