Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 

 

KHẢI HUYỀN, LINH HỨNG, QUAN SÁT

Một bài thuyết tŕnh đọc tại Đại hội Thông Thiên Học Anh quốc,

 ngày mùng 4 tháng 7 năm 1909.

Tác giả Annie Besant- Bản dịch www.thongthienhoc.com - 2016

 

 

Những người nghiêm túc tiến hành việc nghiên cứu Thông Thiên Học ắt không thỏa măn với việc chỉ đọc kho tài liệu Thông Thiên Học đồ sộ được trút vào thế giới qua hàng thế kỷ trong quá khứ và tiếp tục tuôn đổ vào đó thời nay. Thêm nữa, nếu họ có bất kỳ năng lực bẩm sinh nào để khảo cứu như vậy, th́ họ nên chuẩn bị phát triển năng lực giúp ḿnh có thể tự thân kiểm chứng điều mà những người khác bảo cho ḿnh biết. Nhưng trong mọi trường hợp, th́ ta nên nghiên cứu lư thuyết nhiều trước khi chuyển sang thực hành, và trong hầu hết mọi trường hợp th́ ta không thể phát triển những giác quan tinh vi trong giới hạn của kiếp lâm phàm hiện nay, mặc dù ta có thể đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển như thế trong kiếp tới. V́ thế cho nên, việc nghiên cứu lư thuyết phải tạo thành một bộ phận lớn trong việc rèn luyện mọi học viên Thông Thiên Học, và thái độ của y đối với việc nghiên cứu như thế là một vấn đề có tầm quan trọng ghê gớm. Y cần phân biệt giữa những quyển sách mà ḿnh đọc để cho thái độ của ḿnh thích hợp với loại h́nh sách ấy; y phải t́m hiểu xem Khải huyền có nghĩa là ǵ, Linh hứng có nghĩa ra sao, phải phân biệt kho tài liệu Khải huyền với kho tài liệu Linh hứng và cả hai phải được ghi nhận qua sự Quan sát.

Một số kinh điển được coi là có thẩm quyền ẩn đằng sau mọi tôn giáo lớn. V́ thể cho nên Ấn giáo có kinh Phệ đà. Từ ngữ này có nghĩa là tri thức và tri thức này vốn chân thực đời đời. Đó là tri thức của Thượng Đế Ngôi Lời, tri thức của Đấng Chúa tể một vũ trụ, tri thức về điều hằng hữu chứ không phải về điều tŕnh hiện, tri thức về các thực tại chứ không phải về các hiện tượng. Điều này hằng hữu nơi Thượng Đế Ngôi Lời, nó là một bộ phận của Ngài. Dưới dạng biểu lộ được Khải huyền để trợ giúp con người, nó trở thành kinh Phệ đà và dưới dạng đó, nó trải qua nhiều giai đoạn, cho đến khi cuối cùng phần nguyên bản c̣n lại chẳng được bao nhiêu. Mọi trường phái triết học Ấn độ đều công nhận thẩm quyền tối cao của kinh Phệ đà, nhưng sau khi công nhận về mặt H́nh thức ấy th́ trí năng được phép tự do tùy ư để điều tra, phán đoán. Mặc dù Ấn độ giáo cứng ngắc về chính sách cai quản xă hội, song nó luôn luôn để cho trí năng con người được tự do; trong triết học, siêu h́nh học, nó luôn luôn ngộ ra được rằng nên mưu t́m chân lư và không trừng phạt sự sai lầm; sự sai lầm đă bị trừng phạt đúng mức rồi qua sự kiện đó là sai lầm, theo định luật thiên nhiên nó gây ra bất hạnh. Ngay cả ngày nay sự tự do cổ truyền ấy vẫn được duy tŕ, và người ta có thể suy nghĩ, viết lách tùy ư miễn là y tuân theo việc thực hành những tập tục xă hội của giai cấp ḿnh. Người Ấn độ chia toàn thể tri thức ra thành hai loại h́nh - loại tối cao và loại thấp. Y xếp mọi thánh kinh vào loại thấp – tiếp theo đó là huấn lệnh của một Áo nghĩa thư [[1]]         cùng với mọi kho tài liệu khác, mọi khoa học, mọi giáo huấn; y chỉ xếp vào loại tối cao tri thức về “Đấng mà nhờ có Ngài ta biết được mọi điều khác”. Thế là ta có được phần tổng kết        của Ấn giáo. Một khi ta đă đạt được tri thức tối cao và đă trải nghiệm sự giác ngộ th́ mọi thánh kinh đều trở nên vô ích. Điều này được khẳng định rành mạch và táo bạo trong một đoạn văn nơi Chí Tôn Ca: “Mọi kinh Phệ đà đều hữu ích cho một người Bà la môn giác ngộ, giống như một cái b́nh ở nơi có nước phủ lên trên” [[2]] . Người ta có cần cái b́nh chứa chăng khi nước có ở khắp mọi nơi? Con người có cần kinh điển chăng khi y đă giác ngộ? Sự khải huyền vô ích đối với người nào mà Chơn ngă đă được khai thị.

Vào thời kỳ đầu của Phật giáo, kinh Phệ đà đă được trọng vọng bởi v́ như Tiến sĩ Rhys Davids có nói: “Đức Phật sinh đời được nuôi dưỡng, sinh hoạt rồi từ trần trên cương vị là tín đồ Ấn giáo” [[3]]. Nhưng tính cách tự do trí thức đối với Phật tử bao hàm trong lời khuyên minh triết của bậc Đạo sư: “Con đừng tin vào một điều ǵ được nói ra chỉ v́ người ta đă nói ra nó, đừng tin vào truyền thuyết v́ chúng đă được truyền thừa từ thời xưa; đừng tin vào lời đồn đại như thế, đừng tin vào các tác phẩm do các thánh hiền viết ra chỉ v́ các thánh hiền đă viết ra chúng . . . Cũng đừng tin vào thẩm quyền chỉ v́ của các bậc đạo sư hoặc sư phụ của chính con. Nhưng ta phải tin khi lư trí và lương tâm của chính ta đă chứng thực cho điều được viết ra, được nói ra hoặc giáo lư. Đó là v́ ta đă dạy con: đừng tin chỉ v́ các con đă nghe thấy nó, nhưng khi con tin bằng chính ư thức của ḿnh th́ hăy mạnh dạn hành động theo đó” [[4]] . Đối với Phật tử th́ ngay cả sự Khải huyền cũng phải được thử thách bằng lư trí và ư thức; ắt phải có một sự đáp ứng với nó từ bên trong, nhân chứng bên trong là Chơn ngă, trước khi ta có thể chấp nhận nó là thẩm quyền.

Trong các tín ngưỡng Ki Tô giáo và Hồi giáo – cả hai chủ yếu chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo – bản chất thẩm quyền của sự Khải huyền được đẩy mạnh hơn mức bất kỳ tín ngưỡng nào trước kia. Thời nay, cái ách thánh kinh được Khải huyền đă bị giảm nhẹ rất nhiều đối với Ki Tô giáo do sự tăng trưởng của óc phê phán và do sự khảo cứu của các học giả. Học viên Ki Tô giáo hiện đại cũng chẳng bị ngăn cản bởi sự Khài huyền của ḿnh nhiều hơn bao nhiêu so với tín đồ Ấn giáo. Người ta chỉ cần ngă nón tỏ vẻ tôn kính theo qui ước, thế rồi học viên được tự do đi theo đường lối của ḿnh.

SỰ KHẢI HUYỀN

Đâu là sự Khải huyền? Đó là truyền thông của một Đấng cao hơn nhân loại truyền lại sự kiện chính Ngài biết cho những kẻ chưa biết mà Ngài thực hiện sự Khải huyền – những sự kiện này th́ họ không thể đạt tới được bằng việc vận dụng những quan năng mà họ đă tiến hóa đến mức đó. Bất cứ lúc nào sự kiện này cũng có thể được kiểm nghiệm bởi người nào đấy leo lên tới mức của Đấng khải huyền, đó có thể là một Hóa thân, một Thánh hiền, một Giáo chủ. Các ngài “tuyên cáo bằng thẩm quyền”, thẩm quyền tri thức, thẩm quyền duy nhất mà mọi người lành mạnh đều cúi đầu tuân theo. Chúng ta không thấy các Đấng cao cả này tự ḿnh viết ra các giáo huấn; các Ngài dạy đỗ nhưng không ghi chép lại. Có thể là sau một quăng thời gian nhiều năm, thậm chí nhiều thế kỷ mới có vài tín đồ nào đấy, một vài đệ tử nào đấy viết ra điều mà ḿnh hoặc tổ phụ nghe thấy; v́ thế cho nên sự khải huyền – và có lẽ chẳng có ngoại lệ nào đối với qui tắc này – trong một chừng mực nào đó tất yếu bị người ghi chép lại tô điểm thêm, làm hẹp ḥi đi, hoặc bóp méo xuyên tạc. Điều nguyên thủy được những người thân cận bậc Đạo sư nghe thấy, quả thật tồn tại trong tiên thiên kư ảnh, và luôn luôn có thể phục hồi từ đó bởi những ai đă phát triển những quan năng nội tại để đọc được kư ảnh ấy. Tuy nhiều trường hợp có những người tố chất rất cao đương thời đă ghi chép lại đúng mức, nhưng những quyển sách quí ấy đều được giữ cẩn mật giao cho những người đă được tuyển lựa trông coi trong các thánh điện bí mật, trong các thư viện ở hang đá, chỉ có sẵn để cho các Cao đồ Huyền bí học nghiên cứu chứ người khác th́ không được.

Tín đồ Hồi giáo ắt khẳng định rằng trong trường hợp thánh thư của ḿnh th́ chắc chắn hơn khi chính những lời lẽ của bậc Đạo sư được bảo tồn, và chắc chắn điều này là do thẩm quyền áp đảo của kinh Al Quran trong tâm trí tín đồ Hồi giáo.

Đâu là thái độ của hội viên Thông Thiên Học đối với sự Khải huyền? Y nên coi các thánh kinh trên thế giới là đáng tôn kính, nhớ rơ nguồn gốc của chúng nhưng không tuân theo bất cứ thánh kinh nào v́ nhớ rằng đủ thứ kênh truyền thông đă truyền thánh kinh xuống cho ḿnh. Y nên cầu viện tới khả năng học giả cao siêu nhất, nên có được sự minh giải khả hữu từ những công tŕnh nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học, nên dùng sự phán đoán phê phán tốt nhất của ḿnh để tách chân lư cốt lơi được khải huyền ra khỏi điều thêm thắt vốn đă được tô đắp vào xung quanh nó. Nếu y đă phát triển được những quan năng thần thông cao cấp th́ y nên cố gắng truy nguyên và tháo gỡ điều cổ truyền từ điều hiện đại và t́m ṭi trong tiên thiên kư ảnh để so sánh, xác nhận hoặc phủ nhận điều khải huyền mà y có trong tầm tay. Việc phụng sự của những môn sinh Thông Thiên Học như thế có thể bao la xiết bao khi đội ngũ của họ trở nên đông đảo và được trang bị tốt hơn cho nhiệm vụ khổng lồ này? Mà nếu không có trang cụ bên ngoài th́ y vẫn có thể làm được nhiều bằng sự phát triển bên trong; khi tham thiền sâu lắng y có thể mưu t́m sự thật vốn chói sáng qua sự khải huyền ẩn bên dưới nhiều bức màn vô minh được kiến tạo lệch lạc, y có thể thanh tẩy hóa cuộc đời của ḿnh đến nỗi những hạ thể của y ắt trở nên trong suốt đối với ánh sáng tinh thần bên trong, nó soi sáng cho những chữ nghĩa được viết ra: “Những sự việc của Thượng Đế chẳng biết tới con người mà chỉ biết tới Tinh thần Thượng Đế”. Nhưng tinh thần ấy ngự trong mọi người và khi ánh sáng của Ngài tỏa chiếu ra th́ những sự việc thiêng liêng được khải huyền cho kẻ có tâm hồn trong sạch. Chừng nào Tinh thần bên trong c̣n chưa đáp ứng được như vậy với những phát biểu và giáo huấn được khải huyền th́ học viên Thông Thiên Học phải tạm ngưng phán đoán trước những lời rêu rao của bất cứ sự khải huyền nào. Nó không đúng đối với y chừng nào y chưa thể làm cho nó vang vọng trở lại qua tiếng nói Tinh thần của chính ḿnh, tức Tự ngă sâu sắc nhất. Cho dù nó có thể hữu ích và đẹp đẽ, đáng được nghiên cứu sâu sắc nhất và đáng được khảo cứu tôn kính, th́ đó là các Thánh kinh trên thế giới. Như chừng nào chúng chưa được Tinh thần bên trong xác nhận th́ ta chưa thể tuân phục, kẻo những sai lầm của con người có thể được đổ vấy cho Tinh thần thiêng liêng.

SỰ LINH HỨNG

Linh hứng là ǵ? Đó là việc nâng các năng lực b́nh thường của con người lên mức cao hơn nhờ vào ảnh hưởng ngoại lai nào đấy qua từng bậc trí năng, năng lực đạo đức và năng lực tinh thần măi cho tới mức mà ảnh hưởng ngoại lai thậm chí có thể trục xuất con người ra khỏi thể xác y và dùng thể xác ấy cho một cá thể khác biểu hiện. Khi chủ nhân ông mới là một Đấng ở một độ cao hoàn toàn siêu việt được con người, th́ sự linh hứng có thể chuyển thành khải huyền. Một số người có thể nghĩ rằng từ ngữ này nên được hạn chế vào việc nâng cao năng lực của chủ thể từ mức năng lực b́nh thường lên tới mức cao nhất khả hữu mà không cần phải trục xuất chủ nhân ông cũ để thay thế y bằng một cá thể khác cao cả hơn chính y.

Các cấp linh hứng khác ở trong tầm trải nghiệm của rất nhiều người. Khi lắng nghe một diễn giả có tri thức và năng lực vượt xa chính bạn, có bao giờ bạn cảm thấy rằng trí năng của ḿnh được nâng cao lên một mức cao hơn mức mà ḿnh có thể vươn tới khi không được trợ giúp? Vào những dịp ấy ta lĩnh hội được những vấn đề cho đến nay ta chưa hiểu, ta thấy rơ mồn một, trong khi trước kia chỉ thấy lờ mờ; trường tư tưởng được soi sáng và ta thấy sự vật trong những mối quan hệ cho đến nay ta chưa hề mơ tới. Ta cảm thấy ḿnh biết rồi. Đến ngày hôm sau ta muốn chia xẻ với một người bạn những kho báu mà ta có được, th́ ta bắt đầu giở ra lại cái tŕnh bày sáng sủa nhằm miêu tả những chân trời rộng mở trước mắt ta. Ta thất bại: ánh sáng đâu mất rồi, c̣n đâu những viễn cảnh mà mắt ta đă từng lướt qua? Tâm trí ta lại ch́m xuống mức b́nh thường, sự linh cảm đă qua rồi. Đối với năng lực trí thức là bao nhiêu th́ năng lực đạo đức cũng bấy nhiêu. Ta đă thấy một vẻ đẹp chưa từng biết, đă cảm nhận một sự hâm mộ áp đảo đối với điều cao thượng và trong sạch. Điều ǵ đă biến thành sự nhiệt t́nh hăng hái? Phải chăng lớp tro lạnh của sự ủng hộ trí thức vẫn c̣n lại trong trái tim thoi thóp, niềm hân hoan đam mê với lư tưởng đạo đức. Tại sao bây giờ nó có vẻ lạnh lẻo, ảm đạm không hấp dẫn đến như thế? Bạn đă được nâng lên tới một mức cao hơn so với mức ḿnh có thể đạt được mà không được trợ giúp; tuy nhiên cái lư tưởng đạo đức và quyền năng ấy của nó đă được tŕnh hiện cho bạn “trên đỉnh Núi”, và sự kiện bạn đă từng một lần trải nghiệm quyền năng thúc đẩy tất cả của nó ắt khiến cho bạn nhạy cảm hơn với nó trong tương lai và sẽ có ngày điều mà bạn cảm nhận được nhờ một người khác linh hứng sẽ trở thành sự vận dụng thông thường các quan năng đạo đức của chính bạn.

Bạn có thể biết một số chúng tôi đă lên tới những mức linh hứng cao cấp hơn khi đứng trước mặt các Chơn sư và cảm nhận được sự hiện diện của các Ngài có khả năng nâng cao chúng tôi một cách mầu nhiệm đến đâu. Các Ngài không cần nói, không cần giảng dạy, chỉ cần có mặt cũng đủ rồi. Từ sự hiện diện ấy chúng tôi lại đi ra ngoài ḥa trộn vào thế giới b́nh thường, cảm nhận được sự khác nhau trong bầu hào quang của nó với bầu hào quang của Đấng cao cả. Nhưng chúng tôi đă biết và kư ức ấy vẫn ở măi với chúng tôi.

Những người đă viết lách hoặc nói năng nhờ vào sự linh hứng đă được nâng cao như thế đấy. Quan năng trí tuệ và đạo đức của họ đă được kích thích như vậy và nâng cao lên vượt xa mức b́nh thường, họ vẫn c̣n nói hoặc viết, tính t́nh và tính khí của chính họ vẫn tô điểm cho điều họ nói ra, để lại dấu ấn của riêng ḿnh lên điều họ viết ra. Nhưng họ viết và nói cao thượng hơn hẳn, có sức mạnh hơn hẳn so với mức họ có thể làm mà không được trợ giúp.

Vậy là ta có thể được nâng cấp linh hứng từ mức này lên mức khác cho đến khi ta đạt tới tŕnh độ mà tâm trí và xúc động của con người không c̣n chi phối thể xác của y nữa, như thế thể xác ấy hoàn toàn bị chiếm hữu và sử dụng bởi Đấng cao cả hơn chính y. Lúc bấy giờ phàm nhơn con người không c̣n nói nữa mà chính “Tinh thần của Cha nói” qua y, những hạn chế của y bị mất đi, những tính khi đặc dị của y cũng biến mất và những lời cảm ứng đạo giao ấy tuôn đổ ra mà không bị ô nhiễm. Lúc bấy giờ linh hứng có thể được xếp vào loại khải huyền.

Qui tŕnh Linh hứng

Qui tŕnh của mọi điều này rất đơn giản. Ta biết rằng do sự tương quan giữa những biến đổi về tâm thức và những rung động của chất liệu, mỗi sự biến đổi của tâm thức đều được kèm theo bởi một rung động của chất liệu mà tâm thức chiếm lấy để h́nh thành hiện thể; mỗi rung động trong chất liệu của hiện thể cũng được kèm theo bởi một sự biến đổi trong tâm thức được thể hiện ra. Khi một trong cặp này phát động th́ phần kia của cặp ấy ắt hưởng ứng. Khi hai hoặc nhiều người tụ họp lại th́ có một người tiến hóa hơn những người khác; người tiến hóa hơn suy nghĩ, ham muốn hành động bèn dựng nên trong các hiện thể hạ trí, vía và xác của một loạt rung động tương ứng với những biến đổi trong tâm thức của y; những rung động này gây ra những rung động tương tự trong chất liệu hạ trí, vía và xác ngăn cách giữa chính y với những người kém tiến hóa hơn đang có mặt. Đến lượt, những rung động trong chất liệu trung gian gây ra những rung động tương tự trong các hiện thể ở lân cận. Những rung động ấy ngay tức khắc được đáp ứng bởi những biến  đổi tương ứng trong các tâm thức được thể hiện ra và những người hữu quan được giao tiếp với người tiến hóa hơn ḿnh ắt có thể suy nghĩ, ham muốn, hành động ở một mức độ cao hơn so với mức họ có thể đạt được khi tự lực cánh sinh. Họ có thể hiểu được sâu sắc hơn, cảm nhận được nồng ấm hơn, hành động được cao thượng hơn so với mức không được trợ giúp. Khi sự kích thích này bị mất đi th́ họ dần dần ch́m xuống trở lại mức b́nh thường, nhưng kư ức vẫn c̣n đó và họ nhớ rằng ḿnh “đă biết”. Hơn nữa họ cũng dễ dàng hơn trong việc đáp ứng lần thứ nh́ và cứ thế măi cho đến khi họ được xác lập thường trực trên một mức cao hơn. V́ thế cho nên mới có giá trị của việc đồng hành với những người cao cấp hơn chúng ta, sinh hoạt “trong hào quang của những người ấy”. Chẳng cần nói năng ǵ, chỉ nói một chút thôi cũng được, nhưng hiện thể tinh vi được chỉnh hợp với một ch́a khóa cao hơn mà người ta không cảm nhận được, và có lẽ khi sự đồng hành ấy đă bị cắt ngang th́ người trẻ tuổi hơn mới ư thức được sự thay đổi vốn đă được tạo ra như vậy do tiếp xúc với bậc trưởng thượng hơn.

Ta cũng có thể đạt được kết quả tương tự bằng cách đọc những tác phẩm của những  người tiến hóa hơn ta. Một loạt sự thay đổi giống như vậy được dựng nên, mặc dù nó có sức mạnh kém hơn so với sự hiện diện linh hoạt của người ấy. Vả lại, ư định và việc nghiên cứu kính cẩn có thể thu hút sự chú ư của người viết, cho dù người này đang nhập thể hay thoát xác; điều này có thể thu hút người viết tới với người học và như vậy khiến cho người học được bao trùm hoàn toàn trong hào quang của người viết cũng mạnh mẽ như người viết đang có mặt bằng xương bằng thịt. V́ vậy cho nên mới có giá trị của việc đọc kho tài liệu cao thượng, chúng ta nhất thời được nâng lên tới mức đó và khi kiên tŕ đều đặn đọc như vậy, ta ắt được nâng cao lên tới một mức cao hơn và được xác lập ở đó. V́ thế cho nên mới có giá trị của việc đọc một đoạn ngắn trước khi tham thiền, nó nâng ta lên một mức thuận lợi hơn cho công việc tham thiền so với khi ta khởi sự mà không được trợ giúp. Cũng v́ thế nên mới có giá trị của “những chỗ linh thánh” dành cho việc tham thiền khi bầu hào quang theo sát nghĩa đang rung động ở một mức cao hơn so với mức của chính ta. Cũng v́ thế cho nên mới có lời khuyên thường ban ra cho kẻ được giáo huấn là nếu có thể được th́ hăy dành riêng một pḥng hoặc buồng kín để tham thiền, chẳng bao lâu th́ nơi ấy ắt có được một bầu hào quang trong sạch và tinh vi hơn so với thế giới xung quanh. Học viên Thông Thiên Học ắt chẳng được ích lợi bao nhiêu khi làm quen với những định luật này nếu y không sử dụng chúng để tự giúp ḿnh và giúp những người xung quanh.

Thái độ đối với Linh hứng

Học viên Thông Thiên Học nên có thái độ nào đối với người được linh hứng hoặc tác phẩm được linh hứng? Y nên tiếp thu, làm yên mọi rung động b́nh thường của ḿnh đến mức tối đa và mở rộng toàn bộ bản chất của ḿnh để tiếp thu sự tác động và lưu nhập của những làn sóng rung động tuôn đổ vào ḿnh. Nhưng thái độ của y nên vượt hơn mức tiếp thu, y nên từ tốn nỗ lực chỉnh hợp ḿnh và cộng tác với những làn sóng lưu nhập. Y nên cố gắng tăng cường những rung động đồng cảm sao cho những biến đổi kèm theo trong tâm thức có thể hoàn chỉnh đến mức tối đa. Để được như vậy y phải tuôn đổ t́nh thương, sự tin cậy, tin tưởng và quên ḿnh trọn vẹn hiến dâng lên Đối tượng đang linh hứng. Y phải nhất thời trút bỏ được ư niệm, xúc cảm, hoạt động của chính ḿnh, hiến ḿnh để mô phỏng chứ không phát khởi. Giống như cái hồ nước không bị xao động có thể phản chiếu mặt trăng và ngôi sao, nhưng cũng cái hồ ấy bị cơn gió hiu hiu thoáng qua làm mặt nước gợn sóng lăn tăn th́ chỉ có thể có những phản chiếu vỡ vụn; con người hạ đẳng khi ổn định tâm trí ḿnh, làm cho những ham muốn được yên lặng và áp đặt sự êm ả lên những hoạt động của ḿnh, ắt mô phỏng bên trong ḿnh h́nh ảnh của phần cao thượng hơn, do đó người đệ tử có thể phản chiếu trí của Chơn sư. Cũng v́ thể, nếu tư tưởng của chính y nổi dậy, ham muốn của chính y nổi lên th́ y chỉ có những sự phản chiếu vỡ vụn, những ánh sáng nhảy múa chẳng cho y biết được điều ǵ.

Nếu bạn sắp đọc một trong những tác phẩm được linh hứng của thế gian: Noi Gương Chúa, Những Kim Thi của Pythagore, Ánh Sáng Trên Đường Đạo, Tiếng Nói Vô Thinh th́ trước khi đọc bạn hăy cầu nguyện, nếu bạn có thói quen nâng tâm thức lên tới tâm trạng cao nhất hoặc tŕ niệm một mantra hay là ngâm lên dịu dàng một bài ngâm vịnh quen thuộc và thân thương để đưa bản thân ḿnh vào t́nh huống đồng cảm. Thế rồi bạn hăy đọc một câu, đọc đi đọc lại, suy gẫm câu ấy, thưởng thức nó bằng cái trí, rút tỉa ra tinh hoa, sức sống của nó.

Vậy là thể tinh vi của bạn ít ra là trong một chừng mực nào đấy cũng chỉnh hợp được với thể tinh vi của người viết được linh hứng và lập lại rung động của người ấy để lập nên trong tâm thức bạn những sự biến đổi tương ứng. Những tác phẩm được linh hứng thật là vô giá: đó là những nấc thang trên một cái thang được bắc từ dưới đất lên trời, một cái thang Jacob thật sự mà các vị thiên sứ của Thiên Chúa có thể leo lên tụt xuống bằng cái thang ấy.

SỰ QUAN SÁT

C̣n có một loại sách vở thứ ba đáng để cho học viên Thông Thiên Học chú ư, nhưng thái độ của y đối với chúng nên khác hẳn so với thái độ y chọn theo đối với những tác phẩm được khải huyền và linh hứng.

Đây là những tác phẩm bao hàm những điều quan sát của các học viên tiên tiến hơn y, điều quan sát của những học viên đang tiến hóa về tri thức và quyền năng trên nhiều cơi nhưng chưa đạt tới tŕnh độ Con người Toàn bích. Có những sách chẳng hạn như Giáo Lư Bí Truyền Phật giáo Bí truyền do các đệ tử viết ra, tuy không ghi lại những quan sát trực tiếp của học viên, mà đúng hơn là chép lại những giáo huấn của Chơn sư, th́ trong đó vẫn có lẫn lộn những điều sai lầm do hiểu lầm các giáo huấn. Chính H. P. B. cũng bảo chúng tôi rằng trong Giáo Lư Bí Truyền tất yếu có những sai lầm và khi trong tác phẩm tuyệt vời ấy ta thấy có việc bà miêu tả những bức tranh do Sư phụ bà chỉ cho bà thấy, th́ điều này cũng mở ra khả năng sai lầm khi quan sát: có lẽ sai lầm ấy không nghiêm trọng v́ trong khi viết lách bà vẫn được giám sát và trợ giúp kỹ lưỡng. Hai tác phẩm nêu trên tách riêng với đại khối kho tài liệu của chúng ta, bởi v́ các Chơn sư có dính dáng tới việc viết những sách ấy. C̣n những sách mà tôi đang đề cập tới là do các đệ tử viết ra khi sử dụng những quan năng thông thường của chính ḿnh, các quan năng vẫn c̣n đang tiến hóa. Đó là những sách chủ yếu liên quan tới cơi trung giới, trí tuệ và bồ đề, liên quan tới cấu tạo của con người, liên quan tới quá khứ của những cá thể, quốc gia, chủng tộc và thế giới. Chúng ta đang dần dần tích lũy được một số lớn kho tài liệu thuộc loại này, kho tài liệu quan sát của các học viên dùng những quan năng siêu vật lư. Đối với điều này th́ ta cần nhớ kỹ một vài qui tắc:

Một là: Các học viên hữu quan đang tiến hóa cho nên những quan năng mà họ sử dụng ngày nay đă trở thành các quan năng thông thường của họ và tiến bộ hơn, đạt được những cơi cao hơn so với các quan năng mà họ đă sử dụng cách đây 10 hoặc 15 năm. V́ thế cho nên giờ đây họ nh́n thấy nhiều hơn so với mức họ nh́n thấy vào lúc đó, xét cả về mặt số lượng lẫn chất lượng và tầm nh́n rộng mở này tất yếu phải đưa tới những tường tŕnh có mức độ viên măn hơn so với tầm nh́n trước kia hạn hẹp hơn.

Hai là: Sự trọn vẹn lớn hơn này ắt thay đổi tùy theo tỉ lệ và phối cảnh. Một sự vật có vẻ uy nghi và độc lập khi ta thấy nó có một ḿnh, nhưng sự vật ấy có thể trở nên phụ thuộc và tương đối không quan trọng khi ta thấy nó là một bộ phận của một tổng thể lớn hơn. Nó có thể thay đổi h́nh dáng và màu sắc, được nh́n thấy với những bối cảnh xung quanh mà người ta chỉ nh́n thấy được khi quan sát nó bằng một tầm nh́n cao hơn. Chẳng hạn như một quả cầu mà mắt phàm thấy trôi giạt qua không gian lại trở thành cái đầu mút cuối tự do của một thể liên tục gắn liền bằng chất liệu với mặt trời khi ta nh́n thấy nó bằng tầm nh́n siêu vật lư. Liệu việc mô tả nó là một quả cầu là sai hay đúng? Vừa đúng vừa sai. Nó đă và đang là một quả cầu trên cơi trần, đáp ứng với mọi ngụ ư về quả cầu mà ta ngầm hiểu dưới đây. Thế mà ở các cơi tinh vi hơn nó không c̣n là một quả cầu nữa mà là một thể, đầu mút của thể ấy chỉ là quả cầu đốí với mắt phàm, mắt phàm này không thấy được sự nối tiếp nó vốn vô h́nh.

Ba là: Tầm nh́n sâu sắc hơn ḍ ra những giai đoạn trung gian trước kia chưa ai thấy và cho thấy một loạt những biến đổi giữa hai giai đoạn mà đối với tầm nh́n kém sắc sảo hơn th́ đó là một chuỗi ngay trước mắt. Vậy th́ trong những quan sát trước kia, người ta bảo rằng cực vi tử hồng trần vỡ ra thành chất trung giới. Mười hai năm sau khi người ta nghiên cứu một hiện tượng tương tự th́ thấy rằng nguyên tử hồng trần ấy vỡ ra thành ra vô số hạt nhỏ li ti không tưởng tượng nổi và ngay tức khắc các hạt này lại tụ tập thành 49 nguyên tử trung giới, chúng có thể hoặc không thể tổ hợp thành các phân tử trung giới. Lại nữa người ta có đề cập tới một bức vách xoay ṿng, khi nh́n kỹ hơn th́ chẳng thấy bức vách nữa mà đó là một hàng rào hăo huyền do chuyển động nhanh gây ra giống như một ṿng tṛn lửa được vạch ra bởi một cái que có đầu mút châm lửa đang quay tít. Cũng giống như vậy, dưới ánh sáng liên tục của chất hơi hoặc điện th́ một cái đĩa quay tít gồm các tia màu trắng và màu đen tŕnh hiện thành màu xám; ta tắt đi rồi cắt ngang bóng tối bằng ánh sáng chớp lóe th́ cái đĩa ấy coi như bất động và mọi tia trắng đen đều rơ ràng phân biệt. Đâu là sự quan sát đích thực? Trong mỗi trường hợp th́ mắt đều thực sự chứng kiến điều mà nó nh́n thấy. Các ngoại duyên khác nhau áp đặt lên nó những tầm nh́n khác nhau.

Cũng có những sự dị biệt khác nữa, nhưng ta có thể coi những điều trên là tiêu biểu. Vậy th́ chẳng lẽ những sách vở liên quan tới sự quan sát ấy là vô ích hay sao? Chúng chỉ trở nên vô ích thậm chí là tai hại, khi học viên Thông Thiên Học coi chúng là những điều khải huyền hoặc linh hứng, thay v́ là điều quan sát. Quan sát là cơ sở của kiến thức khoa học; điều kiện để cho khoa học tiến bộ là những quan sát sau này phải sửa sai được những quan sát trước kia. Khi giáp mặt với cái đĩa có tia trắng và đen, cái đĩa tŕnh hiện thành màu xám; cái đĩa quay tít nhưng có vẻ bất động th́ học viên quang học ắt không kết luận rằng những quan sát mâu thuẫn với nhau như vậy khiến cho nó trở nên vô dụng. Y t́m ṭi và t́m ra ngoại duyên của ánh sáng, cấu tạo của mắt, để giải thích được những phúc tŕnh ấy đều đúng hết, mặc dù mâu thuẫn với nhau. Y để cho những quan sát ấy phải chịu một thí nghiệm mới và phải chịu sự khảo sát kỹ lưỡng của lư trí cho đến khi sự thật nhiều mặt xuất lộ từ những điều mâu thuẫn ấy.

Thái độ Khoa học

Học viên Thông Thiên Học nên có thái độ ra sao đối với những sách vở quan sát? Đối với những sách như thế, ta phải có thái độ của một học viên khoa học chứ không phải thái độ của một tín đồ. Ta phải vận dụng một trí thông minh lỗi lạc, một cái trí sắc sảo, một trí năng đầy tâm huyết, một lư trí biết phê phán và suy tư để ứng phó với những quyển sách ấy. Ta không được chấp nhận những quan sát của các học viên khác là chung thẩm cho dẫu những học viên này đang sử dụng những quan năng mà chính ta c̣n chưa phát triển được. Ta chỉ chấp nhận những quan sát ấy như là: những quan sát này có thể bị biến đổi, sửa sai, duyệt lại. Ta nên coi nhẹ chúng chỉ là những giả thuyết nhất thời được chấp nhận cho đến khi những quan sát thêm nữa (kể cả quan sát của chính ta) xác nhận hoặc phủ nhận chúng. Nếu chúng soi sáng cho những điều tối tăm, nếu chúng đưa tới đạo đức lành mạnh th́ ta hăy tiếp nhận chúng và sử dụng chúng; nhưng đừng bao giờ để cho chúng trở thành xiềng xích đối với tâm trí ta, trở thành nhà tù đối với tư tưởng ta. Ta hăy nghiên cứu những sách vở này nhưng đừng có nuốt chửng nó; hăy t́m hiểu nó và tạm gác lại sự phán đoán: những sách vở ấy là những đầy tớ hữu ích đắc lực nhưng là những ông chủ nguy hiểm; ta phải nghiên cứu chúng chứ không sùng bái chúng. Hăy tự ḿnh có ư kiến chứ đừng vay mượn ư kiến của người khác, đừng hấp tấp, nên biết rằng ḿnh chấp nhận những ư kiến của người khác chỉ là những ư kiến đă có sẵn giống như quần áo may sẵn th́ chưa chắc ǵ ta đă mặc vừa chứ đừng nói tới khi ta thay đổi vóc dáng.

Trong Hội Thông Thiên Học có một khuynh hướng nguy hiểm khi biến những sách vở quan sát thành những thẩm quyền, thay v́ chỉ dùng chúng làm tài liệu nghiên cứu. Ta không được làm gia tăng thêm số tín đồ mù quáng đă tồn tại rồi, mà phải làm tăng thêm số học viên lành mạnh và mực thước vốn kiên nhẫn có ư kiến của riêng ḿnh và rèn luyện năng lực của riêng ḿnh. Hăy sử dụng sự phán đoán của chính ḿnh đối với mọi điều quan sát mà ta cần phê chuẩn; hăy khảo sát nó càng kỹ lưỡng càng tốt; hăy phê phán nó tới mức tối đa. Các bạn đă phục vụ tồi tệ cho chúng tôi khi các bạn biến các học viên thành những vị giáo hoàng và lập lại như con két những phát biểu mà bạn chẳng biết có đúng hay không, nhưng cứ cho đó là thẩm quyền. Hơn nữa, tin tưởng mù quáng là con đường dẫn tới đa nghi mù quáng: bạn đặt học viên lên cái bệ rồi lớn tiếng rêu rao rằng người ấy là một đạo sư, bất chấp lời phản đối của người ta; thế rồi khi bạn thấy người ấy phạm phải một số sai lầm nào đấy – th́ chính y đă cảnh báo bạn là chuyện đó rất có thể xảy ra – th́ bạn lại quay ngoắc đi, hạ bệ y và chà đạp lên y. Bạn đánh y nhừ tử trong khi lẽ ra bạn phải đập cho mềm xương cái sự mù quáng của chính bạn, sự ngu dốt của chính bạn và sự háo hức tin theo của chính bạn.

Chẳng lẽ không phải là lúc ta nên ngưng đóng vai trẻ con để bắt đầu là những người nam nữ trưởng thành hay sao, khi ta ngộ ra được cơ hội của ḿnh lớn lao biết dường nào, c̣n thành tựu của ḿnh th́ nhỏ bé xiết bao? Chẳng lẽ đây không phải là lúc để dâng lên Chân lư việc tôn vinh nghiên cứu thay v́ sùng bái sự cả tin mù quáng hay sao? Ta hăy sẵn sàng sửa sai một ấn tượng sai lầm hoặc một quan sát chưa hoàn hảo, hiên ngang bước đi với đôi mắt mở to và đầu óc tỉnh táo, nên nhớ rằng khảo sát là việc phụng sự tốt nhất cho Chân lư. Chân lư là mặt trời, tự soi sáng bằng ánh sáng của ḿnh, một khi ta đă nh́n thấy nó th́ ta không thể bác bỏ nó được. “Mong sao Chân và Giả đánh xáp lá cà với nhau; trong cuộc đụng độ công minh ấy, ai biết đâu được Chân lư lại tồi tệ hơn hay sao”.

 

----------------------------


[[1]] Mundaka Upanishad, I, i.5

[[2]] Tác phẩm đă dẫn ii, 46

[[3]] Phật giáo, trang 116.

[[4]]Kalama Suttas trong Anguttara Nikiya.

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES