trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

KĀMALOKA, CƠI DỤC VỌNG

VÀ SỐ PHẬN CỦA NHỮNG ĐAM MÊ VÀ HAM MUỐN

 

Trích trong SỰ CHẾT VÀ SAU ĐÓ ? (DEATH AND AFTER ?)

Tác giả: Annie Besant Bản dịch Chơn Như 2006

 

Loka là một từ Bắc phạn mà ta có thể dịch là nơi chốn, thế giới, cơi, sao cho Kāmaloka có nghĩa đen là nơi chốn hoặc thế giới của Dục vọng; Kāma là tên gọi cái  bộ phận cơ cấu của con người vốn bao gồm mọi đam mê, ham muốn và xúc động mà con người có chung với loài thú hạ đẳng (Xem Bảy Nguyên Khí Của Con Người trang 17-21). Trong cơi phân chia của vũ trụ này, Kāmaloka là nơi cư ngụ của mọi thực thể con người đă rũ bỏ xác phàm và thể phách nhưng chưa cởi bỏ được bản chất đam mê và xúc động. Kāmaloka c̣n có nhiều cư dân khác nhưng chúng ta chỉ quan tâm tới những con người mới bước qua ngưỡng cửa Sự Chết và ta phải tập trung nghiên cứu về những thực thể này.

Xin lỗi, tôi cần phải nói lạc đề một lúc về vấn đề sự tồn tại của các cơi trong vũ trụ khác hơn cơi hồng trần nhưng vẫn có những thực thể thông minh ở trong đó. Sự tồn tại của những cơi ấy là định đề của Triết lư Bí truyền, các Cao đồ và rất nhiều người nam nữ kém tiến hóa hơn đều biết được điều này do kinh nghiệm cá nhân; muốn nghiên cứu những cơi này th́ chỉ cần khai triển những năng lực ẩn tàng nơi mỗi con người; theo ngôn ngữ b́nh thường th́ một người “c̣n sống” có thể bỏ lại xác phàm và thể phách để thăm ḍ các cơi này mà không cần phải bước qua ngưỡng cửa Sự Chết. Do đó ta đọc thấy trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học là Tinh thần nơi người sống có thể đạt được tri thức chân thực khi bước vào quan hệ hữu thức với thế giới Tinh thần.

Thậm chí trong trường hợp của một bậc Cao đồ đă được điểm đạo th́ ngài c̣n mang lại xuống trần thế những hồi ức minh bạch và rơ ràng (chính xác tới từng chi tiết) về những sự kiện thu thập được và thông tin thu hoạch được trong cơi vô h́nh của Thực tại (Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 3 năm 1882, trang 158, Chú thích).

Bằng cách này các cơi đó trở thành đề tài tri thức của ngài cũng xác định chắc chắn và quen thuộc chẳng khác nào khi ngài đi du hành tới Phi châu theo phương cách b́nh thường, thám hiểm các sa mạc và trở về xứ sở Phi châu theo mùa ắt chẳng màng tới sự chỉ trích (đối với bài tường tŕnh của ḿnh) của những kẻ chưa bao giờ đi đến đó; y có thể kể lại điều mà ḿnh thấy, mô tả những con thú với những thói quen mà y đă nghiên cứu, phác họa xứ sở mà ḿnh đă đi băng qua, tổng kết những sản phẩm và đặc tính của nó. Nếu y bị căi lại, chế nhạo, sửa lưng bởi những kẻ chỉ trích chưa hề đi du lịch, th́ y ắt chẳng bực ḿnh mà cũng không lấy làm khốn khổ, và chỉ mặc xác những người đó. Sự dốt nát không thể thuyết phục được sự hiểu biết chỉ bằng cách lập đi lập lại việc xác nhận là ḿnh không biết. Ư kiến của một trăm người về một đề tài mà họ dốt đặc cán mai th́ cũng chẳng có quan trọng hơn ư kiến của chỉ một người như thế. Bằng chứng được củng cố bởi nhiều nhân chứng đồng thuận với nhau, mỗi người chứng nhận sự hiểu biết này là đúng sự thật nhưng chẳng biết ǵ mà có nhân lên gấp cả ngàn lần th́ vẫn là không hiểu biết. Quả thật là kỳ lạ thay nếu mọi không gian xung quanh ta đều trống rỗng, đều chỉ là khoảng không bị bỏ hoang, và những cư dân trên trái đất là những h́nh thái duy nhất mà trí thông minh có thể ngự trong đó. Tiến sĩ Huxley có nói như sau:

Nếu không bước ra khỏi khuôn khổ sự tương tự với điều mà ta đă biết, th́ ta dễ dàng gán cho vũ trụ có chứa những thực thể theo một thang độ ngày càng cao hơn cho tới khi chúng ta đạt đến một điều ǵ đó hầu như không thể phân biệt được với sự toàn năng, toàn thiện và toàn tri. (Luận về một số Vấn đề c̣n Tranh căi, trang 36).

Nếu những thực thể này không có giác quan giống như chúng ta, nếu giác quan của họ đáp ứng với những rung động khác với những rung động ảnh hưởng tới giác quan của chúng ta, th́ họ và chúng ta có thể bước sánh vai bên nhau, đi qua nhau, đụng đầu với nhau, luồn lách qua nhau, thế nhưng chẳng bao giờ biết được về sự tồn tại của nhau. Ông Crookes có cho ta thoáng thấy khả năng của tồn tại vô ư thức như thế của các sinh linh thông tuệ, và ta chỉ cần nỗ lực tưởng tượng chút ít là cũng nhận thức được quan niệm này.

Rất có thể là các chúng hữu t́nh khác có những giác quan không đáp ứng với một số tia mà mắt ta bén nhạy, nhưng họ có thể thẩm định được những rung động khác mà chúng ta lại không thấy. Những thực thể như thế thực tế là sống trong một thế giới khác với thế giới của chúng ta. Chẳng hạn như hăy tưởng tượng xem liệu ta sẽ có ư niệm như thế nào về những sự vật xung quanh nếu chúng ta được phú cho đôi mắt không nhạy cảm với những tia sáng b́nh thường mà lại nhạy cảm với những rung động liên quan tới các hiện tượng điện và từ. Thủy tinh và pha lê ắt là một trong số những vật thể mờ đục nhất. Kim loại ắt ít nhiều trong suốt, và một sợi dây điện tín bắt ngang qua không khí ắt trông giống như một cái lỗ dài và hẹp được khoan qua một vật rắn chắc không thấu suốt được. Một máy đynamô đang hoạt động tích cực ắt giống như một đám cháy, c̣n nam châm vĩnh cửu ắt thực hiện được giấc mơ của các thần bí gia trung cổ, và trở thành một ngọn đèn vĩnh cửu không cần tiêu tốn năng lượng hoặc tiêu thụ nhiên liệu (Bán nguyệt san năm 1892, trang 176).

Kāmaloka là một cơi có chứa những thực thể thông tuệ và bán thông tuệ, cũng như cơi của chúng ta có người ở th́ cơi đó cũng lúc nhúc nhiều thứ và nhiều dạng sinh linh, cũng khác nhau giống như một ngọn cỏ khác với một con cọp, c̣n một con cọp lại khác với một con người. Nó xuyên thấu cơi của chúng ta và cơi của chúng ta cũng xuyên thấu qua nó, nhưng v́ các trạng thái vât chất nơi hai cơi này là khác nhau cho nên chúng cùng tồn tại với nhau mà các thực thể thông tuệ trong hai cơi không hề hay biết. Chỉ trong những trường hợp bất thường th́ ư thức về sự hiện diện của cơi kia mới xuất lộ trong đám cư dân của hai cơi. Nhờ vào một sự rèn luyện đặc thù nào đó, một người c̣n sống có thể bước vào kiểm soát và tiếp xúc hữu thức được với nhiều cư dân dưới nhân loại của Kāmaloka; những người nào vừa từ trần mà có những yếu tố dục vọng mạnh mẽ th́ có thể rất dễ dàng bị thu hút bởi những yếu tố dục vọng nơi những người c̣n đang mang xác và nhờ vào những người này, họ lại có thể có ư thức trở lại về sự hiện diện của những bối cảnh mà họ vừa rời bỏ; những người vẫn c̣n mang xác phàm có thể lập nên được những phương pháp giao tiếp với những người đă thoát xác và như ta có nói, người sống có thể rời bỏ thân xác của ḿnh trong một lúc và trở nên hữu thức nơi Kāmaloka bằng cách vận dụng những năng lực mà họ đă khiến cho tâm thức của ḿnh quen với việc hành xử như thế. Ở đây có một điều mà ta phải hiểu cho rơ, đó là Kāmaloka tồn tại như một cơi xác định, là nơi cư trú của rất nhiều loại thực thể trong số đó có những người đă thoát xác.

Sau khi nói lạc đề những điều cần thiết như vậy, chúng ta quay lại nơi những con người đặc thù mà ta có thể nói là ḿnh đang theo dơi số phận của họ như một thứ tiêu biểu; họ đă vứt bỏ xác phàm và thể phách rồi. Ta hăy xem xét y trong t́nh trạng kéo dài một thời gian rất ngắn nối tiếp việc rũ bỏ hai lớp vỏ này. Sau khi trích dẫn Plutarch mô tả việc con người sau khi chết ra sao, H. P. Blavatsky có nói.

Ở đây ta có giáo lư cho thấy rằng con người là một thực thể thất bội trong khi c̣n sống và là một thực thể ngũ bội ngay sau khi chết và đang ở Kāmaloka (Ch́a khóa Thông Thiên Học, trang 67).

Prāna tức cái bộ phận của năng lượng sống mà con người chiếm hữu khi c̣n mang xác phàm; Prāna này đă mất hiện thể của ḿnh tức là thể phách; cùng với xác phàm thể phách đă thoát ra khỏi khả năng kiểm soát của Prāna cho nên Prāna phải trở lại cái kho sinh lực lớn lao của vũ trụ. Cũng giống như nước chứa trong một b́nh thủy tinh và nhúng trong một cái thùng phi sẽ trộn lẫn với nước xung quanh nếu cái b́nh thủy tinh bị bễ, cũng vậy Prāna lại ḥa lẫn vào Sự sống Vũ trụ khi cái hạ thể bị rơi rụng đi. “Chỉ sau khi chết” th́ con người mới có cấu tạo ngũ bội v́ Prāna với vai tṛ là một nguyên khí riêng biệt của con người không c̣n bị chiếm hữu khi hiện thể của nó đă phân ră.

Giờ đây con người chỉ khoác lấy Kāma Rūpa, tức hiện thể của Kāma, thể dục vọng, thể cấu tạo bằng vật chất của cơi trung giới, thường được gọi là rất “linh động” v́ trong buổi sinh thời nó rất dễ dàng khoác lấy bất kỳ h́nh dáng nào do bên ngoài ấn định hoặc bên trong uốn nắn. Con người sống động vẫn ở đó, Tam nguyên bất tử vẫn c̣n khoác lấy lớp áo trần tục cuối cùng của ḿnh ở trong những h́nh tướng tinh vi, nhạy cảm, bén nhạy khiến cho nó trong khi c̣n lâm phàm có khả năng xúc cảm, ham muốn, hưởng thụ, đau khổ và suy tư trên cơi trần.

Khi con người chết, ba nguyên khí thấp rời bỏ y măi măi; đó là xác phàm, sinh lực và hiện thể của sinh lực tức là thể phách, tức là cái phách của người c̣n sống. Lúc bấy giờ bốn nguyên khí của y – gồm có nguyên khí trung tâm hoặc trung gian (hồn thú tức Kāma Rūpa với những ǵ mà nó đă đồng hóa được của Hạ trí) và Tam nguyên thượng – bèn tồn tại nơi Kāmaloka (Ch́a khóa Thông Thiên Học, trang 97).

Thể dục vọng này trải qua một sự thay đổi đáng kể ngay sau khi chết. Những tỉ trọng khác nhau của vật chất cơi trung giới cấu tạo thành nó bèn sắp xếp lại thành một chuỗi những lớp vỏ, lớp vỏ thô nhất ở ngoài cùng đóng chặt tâm thức khỏi mọi sự tiếp xúc ngoại trừ có được một sự tiếp xúc hoặc biểu hiện rất hạn chế. Nếu không bị quấy rầy th́ tâm thức chỉ lẩn quẩn với chính ḿnh và chuẩn bị cho bước kế tiếp sắp tới, c̣n thể dục vọng dần dần bị tan ră hết lớp vỏ này đến lớp vỏ kia.

Măi cho tới khi vật chất của thể dục vọng được sắp xếp lại như trên th́ kinh nghiệm sau khi chết của mọi người đều rất giống nhau; như ta nói trước kia đó là t́nh trạng “bán ư thức, lơ mơ, yên b́nh” và trong những trường hợp may mắn nhất th́ t́nh trạng này chuyển sang t́nh trạng “vô ư thức tiền Devachan” mà không tỉnh táo hơn; trạng thái vô thức này kết thúc khi con người tỉnh dậy một cách phúc lạc nơi cơi Devachan, cơi trời, để trải qua thời kỳ an dưỡng trung gian giữa hai kiếp lâm phàm. Nhưng về vấn đề này v́ có nhiều khả năng khác nhau cho nên ta hăy theo dơi một sự tiến triển b́nh thường không gián đoạn nơi Kāmaloka măi cho tới ngưỡng cửa của Devachan, thế rồi chúng ta mới có thể quay lại xem xét các loại trường hợp khác.

Nếu một người sống trong cuộc đời thanh khiết và đă kiên cường phấn đấu vươn lên đồng nhất hóa ḿnh với phần cao siêu hơn là phần thấp hèn của bản chất, th́ sau khi rũ bỏ xác phàm và thể phách và sau khi Prāna đă ḥa lẫn trở lại với đại dương Sự Sống, y chỉ c̣n khoác lấy Kāma Rūpa; các yếu tố đam mê nơi y v́ c̣n yếu ớt và đă quen với việc tương đối ít hoạt động, cho nên không thể khẳng định mạnh mẽ nơi Kāmaloka. Thế mà trong buổi sinh thời Kāma th́ Ha trí đă tẩy trược được Kāma khá nhiều. Hạ trí vốn đan xen với những đam mê, xúc động và ham muốn đă tẩy trược được những thứ này, đă đồng hóa được phần tinh anh của chúng, đă hấp thụ được phần tinh túy này vào bản thân sao cho tất cả những ǵ c̣n lại nơi Kāma chỉ là tàn dư dễ bị vứt bỏ khiến cho Tam nguyên Bất tử có thể dễ dàng được giải thoát. Tam nguyên Bất tử tức Chơn nhơn từ từ thu hồi mọi thần lực về, y thu hút về bản thân những kư ức trong cuộc sống nơi cơi trần vừa chấm dứt, những yêu thương, hi vọng, hoài băo và chuẩn bị chuyển ra khỏi Kāmaloka để nhập vào sự an dưỡng cực lạc nơi Devachan, “nơi chốn của Chư thiên”, hoặc theo một số người nói th́ đó là “cơi Cực lạc”. Kāmaloka là một cơi thuộc trung giới, là Luyện ngục của thần học kinh viện, là Âm ty của cổ nhân, và nói cho đúng th́ nó chỉ là một cơi theo nghĩa tương đối. Nó không có một khu vực nhất định, không có biên giới mà tồn tại bên trong không gian nội giới của ta, nghĩa là vượt ngoài tầm sự nhận thức giác quan của chúng ta. Thế nhưng nó vẫn cứ tồn tại và chính nơi đây cái xác của cơi trung giới thuộc đủ mọi thực thể sinh linh bao gồm cả con thú đang chờ đợi sự chết lần thứ nh́. Đối với con thú th́ nó xảy ra khi các cấu tử của thể vía tan ră và hoàn toàn tan biến đi đến hạt cuối cùng. Đối với cái xác chết thể vía của con người th́ điều nay bắt đầu khi ta nói rằng Tam nguyên thượng Atma Buddhi Manas “tách ra” khỏi các nguyên khí thấp tức phản ánh của cố phàm ngă để rồi nhập vào trạng thái Devachan (Ch́a khóa Thông Thiên Học, trang 97).

Vậy là sự chết lần thứ nh́ này là việc Tam nguyên Bất tử chuyển ra khỏi Kāmaloka (vốn có quan hệ mật thiết với cơi trần) để nhập vào trạng thái Devachan cao hơn mà sau này chúng ta phải nhắc tới. Loại người mà ta đang xét chuyển qua cơi này trong trạng thái lơ mơ yên b́nh mà ta đă mô tả và nếu không bị quấy nhiễu th́ nó sẽ chỉ hồi phục lại ư thức trọn vẹn khi đă trải qua hết những giai đoạn này và sự yên b́nh nhường chỗ cho sự Cực lạc.

Nhưng trong trọn thời kỳ mà năm nguyên khí (bao gồm Tam nguyên Bất tử, Hạ trí và Dục vọng) vẫn c̣n ở nơi Kāmaloka, cho dù thời kỳ này dài hay ngắn, hằng thế kỷ hoặc chỉ một ngày, th́ họ vẫn c̣n ở trong tầm ảnh hưởng của cơi trần. Trong trường hợp một người mà ta đang mô tả th́ việc thức tỉnh lại có thể được tạo ra do sự buồn rầu và ham muốn đầy đam mê của những người bạn bị bỏ lại trên trần thế; những yếu tố dục vọng rung động mănh liệt này nơi người c̣n đang mang xác phàm có thể cảm ứng nên những rung động nơi thể dục vọng của người đă thoát xác, do đó đạt tới và kích động được Hạ trí vẫn c̣n chưa triệt thoái để hiệp nhất với cha của ḿnh tức Thượng trí. V́ vậy nó có thể bị kích động thoát khỏi trạng thái lơ mơ để bồi hồi nhớ lại kiếp sống trên trần thế vừa mới rời bỏ, và – nếu có dính dáng tới một người thông linh hoặc một đồng cốt, cho dù gián tiếp hoặc trực tiếp qua một trong những người bạn đang buồn khổ giao thiệp với người đồng cốt – có thể sử dụng thể phách cùng với xác phàm của người đồng cốt để nói chuyện hoặc viết lách giao thiệp với những người bị bỏ lại đằng sau. Sự thức tỉnh này thường có kèm theo sự đau khổ ghê gớm, và cho dù có tránh được điều này th́ người ta đă can thiệp thô bạo vào tiến tŕnh giải thoát tự nhiên của Tam nguyên thượng, và làm tŕ hoăn việc hoàn tất sự giải thoát đó. Khi nói tới khả năng giao tiếp trong thời kỳ ngay sau khi chết và trước khi Chơn nhơn giải thoát chuyển sang Devachan, H. P. Blavatsky có nói:

Liệu bất kỳ một người phàm phu c̣n sống nào (ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ) – khi sự mănh liệt của ḷng ham muốn nơi kẻ đang hấp hối muốn trở lại v́ mục đích nào đó khiến cho tâm thức cao siêu vẫn c̣n tỉnh táo, v́ vậy quả thực chính là chơn ngă, tức “Chơn linh” đang giao tiếp – có rút ra được nhiều lợi ích từ việc Chơn linh trở về ngoại giới hay chăng th́ đó lại là vấn đề khác. Sau khi chết, Chơn linh choáng váng và chẳng bao lâu rơi vào điều mà chúng ta gọi là “sự vô ư thức tiền Devachan” (Ch́a khóa Thông Thiên Học, trang 102).

Ḷng ham muốn mănh liệt có thể thôi thúc thực thể đă thoát xác tự phát quay lại với những người đang buồn khổ bị bỏ lại phía sau, nhưng sự quay lại tự phát này là hiếm có trong trường hợp những người thuộc loại mà chúng ta đang xét đến. Nếu họ bị bỏ mặc không quấy nhiễu th́ nói chung họ yên lặng ngủ thiếp đi để nhập vào Devachan và như vậy tránh được bất kỳ sự phấn đấu hoặc đau khổ nào liên quan tới cái chết lần thứ nh́. Khi cuối cùng Tam nguyên Bất tử đă được giải thoát th́ nơi Kāmaloka chỉ c̣n lại cái xác của thể vía, tức “Ma h́nh” (Shell) vốn chỉ là một bóng ma rỗng tuếch, nó dần dần bị tan ră; nhưng tốt hơn là ta nên bàn tới vấn đề này khi xem xét loại người kế tiếp, là một người nam nữ b́nh thường đặc biệt không có tính linh thuộc loại cao siêu nhưng cũng không có khuynh hướng độc ác rơ rệt.

Khi một người nam nữ b́nh thường đạt tới Kāmaloka th́ trí tuệ bị bao bọc bởi một thể dục vọng vốn có khá nhiều sức sống và sự sung măn; Hạ trí vốn đan xen chặt chẽ với Kāma trong kiếp trần ai vừa chấm dứt đă linh hoạt rất nhiều trong việc hưởng thụ các đối tượng của giác quan và trong những khoái lạc đầy xúc động cho nên không thể nhanh chóng thoát ra khỏi mạng lưới do chính ḿnh dệt nên để trở về với cái Trí Tổ phụ của ḿnh, là cội nguồn bản thể của ḿnh. V́ vậy mới có sự chậm trễ đáng kể trong cơi chuyển tiếp, tức Kāmaloka, trong thời gian đó ham muốn ṃn mỏi đi và mờ nhạt đi đến mức chúng không c̣n giam cầm Linh hồn với những bàn tay níu kéo.

Như ta có nói trong thời kỳ mà Tam nguyên Bất tử cũng như Hạ trí và Dục vọng c̣n liên kết với nhau ở Kāmaloka có thể có sự giao tiếp giữa thực thể đă thoát xác và những thực thể c̣n mang xác trên cơi trần. Những thực thể đă thoát xác thường hoan nghênh sự giao tiếp như thế v́ những ham muốn và xúc động của họ vẫn c̣n bám lấy cơi trần mà họ vừa rời bỏ và trí tuệ chưa sống đầy đủ trên cơi của riêng ḿnh để t́m thấy trong đó sự thỏa măn và vừa ḷng trọn vẹn. Hạ trí vẫn c̣n khao khát thỏa măn tham dục và những cảm giác sôi sục của kiếp sống trên trần thế, và do những sự khao khát như thế nó có thể bị níu kéo trở lại những bối cảnh mà nó đă tiếc nuối rời bỏ. Khi nói tới khả năng giao tiếp giữa Bản ngă của người đă chết và một đồng cốt trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học (Số tháng 6 năm 1882 -  Bài Những Điều dường như Chuệch choạc) H. P. Blavasky có nói theo giáo huấn mà bà nhận được của các Chơn sư, th́ sự giao tiếp như thế có thể xảy ra trong hai thời khoảng:

Thời khoảng thứ nhất là thời kỳ giữa lúc xác phàm chết và lúc Chơn ngă ḥa lẫn vào các trạng thái mà giáo lư bí truyền của Chư La Hán gọi là Bardo. Chúng tôi đă dịch thuật ngữ này là thời kỳ “tụ sinh”, tức thời kỳ tiền Devachan.

Một số những sự giao tiếp qua đồng cốt bắt nguồn từ kiểu này do những thực thể đă thoát xác bị níu kéo trở về cơi trần – đây là một sự tử tế độc ác làm tŕ hoăn sự tiến hóa hướng lên trên của nó và du nhập một yếu tố bất ổn vào điều lẽ ra là một sự tiến bộ theo trật tự. Vậy là thời kỳ ở Kāmaloka bị kéo dài ra, thể dục vọng được cung dưỡng và nó vẫn duy tŕ được sự níu kéo đối với Chơn ngă, như thế sự tự do của Linh hồn bị tŕ hoăn, Con Chim Én bất tử vẫn c̣n bị nhựa bẫy chim trên cơi trần níu kéo sà xuống.

Những người đă sống một cuộc đời tồi bại, đă thỏa măn và kích động những đam mê đầy thú tính, đă thả lỏng cho thể dục vọng lộng hành trong khi lại bỏ đói hạ trí; những người này sẽ ở lại lâu dài trên Kāmaloka v́ chất chứa đầy ḷng khao khát đối với cuộc sống trần tục mà ḿnh đă rời bỏ, và vẫn khao khát những khoái lạc đầy thú tính mà ḿnh không c̣n có thể trực tiếp thưởng thức được nữa v́ đă mất thể xác rồi. Những người này tụ tập xung quanh người đồng cốt và kẻ thông linh, cố gắng sử dụng họ để thỏa măn cho riêng ḿnh và đây là một trong số những lực lượng nguy hiểm nhất mà kẻ thiếu suy nghĩ và ṭ ṃ rất dễ chạm trán một cách khinh suất v́ thiếu hiểu biết.

Một loại thực thể thoát xác khác bao gồm những người đă sống trên trần thế nhưng số kiếp đă rút ngắn lại trước thời hạn do hành động của chính ḿnh, do hành động của người khác hoặc do tai nạn. Số phận của họ nơi Kāmaloka c̣n tùy thuộc vào t́nh huống liên quan tới việc họ từ trần, v́ đâu phải mọi kẻ tự tử đều phạm tội tự sát và mức độ trách nhiệm có thể thay đổi trong một phạm vi rất rộng. T́nh trạng của những người đó đă được mô tả như sau:

Những người tự tử mặc dù không hoàn toàn cắt đứt với các nguyên khí thứ sáu và thứ bảy, và vẫn c̣n nhiều năng lực trong pḥng lên đồng; song le cho tới ngày lẽ ra họ tới số v́ chết tự nhiên th́ họ vẫn c̣n bị ngăn cách với các nguyên khí cao một trời một vực. Các nguyên khí thứ sáu và thứ bảy vẫn c̣n thụ động và tiêu cực, c̣n trong trường hợp bất đắc kỳ tử th́ các nhóm nguyên khí cao và thấp thực sự thu hút lẫn nhau. Hơn nữa trong trường hợp những người tốt và vô tội th́ các nguyên khí thấp bị thu hút không thể cưỡng được về phía nguyên khí thứ sáu và thứ bảy; như vậy hoặc là họ ngủ lơ mơ với những giấc mơ êm đềm hoặc là họ ngủ một giấc ngủ say không mộng mị cho đến lúc tới số. Chỉ cần suy ngẫm một chút và quan tâm tới sự công bằng vĩnh hằng và sự thích ứng của mọi chuyện th́ bạn ắt hiểu tại sao lại như thế. Nạn nhân cho dù tốt hay xấu đều không chịu trách nhiệm về cái chết của ḿnh. Cho dù cái chết của y là do một hành động nào đó trong kiếp trước hoặc trước khi sinh ra, nói tóm lại đó là một hành vi theo Luật Báo Phục th́ nó cũng không phải là kết quả trực tiếp của một hành vi mà phàm ngă cố t́nh phạm phải trong kiếp sống mà y đâm ra bị chết. Nếu y được phép sống lâu hơn, th́ y có thể đă chuộc tội một cách hữu hiệu hơn đối với những người phạm tội trước kia của ḿnh, và ngay cả bây giờ nếu phàm ngă đă trả sạch món nợ của kẻ gây ra nợ đó, th́ phàm ngă kiếp này đă tránh được những cú trừng phạt của sự công b́nh báo phục. Những đấng Dhyan Chohans không có nhiệm vụ hướng dẫn những Chơn ngă người c̣n sống ắt bảo vệ cho những nạn nhân bơ vơ khi nó bị thô bạo trục xuất ra khỏi yếu tố của ḿnh nhập vào một yếu tố mới trước khi nó đă trưởng thành để thích hợp và sẵn sàng với chuyện đó.

Cho dù tự tử hay bất đắc kỳ tử th́ những người này cũng có thể giao tiếp với những kẻ c̣n sống trên cơi trần nhưng gây thiệt hại rất nhiều cho chính ḿnh. Như ta đă nói ở trên, kẻ tốt lành và vô tội may mắn thay được yên ngủ cho đến lúc đă tới số. Nhưng khi nạn nhân của một tai nạn là kẻ đồi trụy và thô lỗ th́ số phận của y là thật đáng buồn.

Những âm ma bất hạnh nếu đầy tội lỗi và tham dục th́ sẽ đi lang thang cho tới khi đă đến đúng số (đó không phải là các ma h́nh v́ mối liên hệ với hai nguyên khí cao chưa hề bị cắt đứt. Bị chết trong khi c̣n đang tràn đầy nhựa sống với những đam mê trần tục trói buộc họ vào những khung cảnh quen thuộc. Họ bị cám dỗ với những cơ hội mà đám đồng cốt cung cấp để thỏa măn cho họ kiếp sống tầm gửi. Họ là các hấp tinh quỉ, những con yêu râu xanh thời trung cổ, những con quỉ đói khát đầy tham dục và bần tiện, đó là nhựng Âm ma hết sức quỉ quyệt, độc ác và tàn bạo; chúng kích động nạn nhân của ḿnh gây ra những tội ác khủng khiếp, và hả hê khi thấy họ phạm tội. Chúng chẳng những làm hại nạn nhân của ḿnh mà những con ma cà rồng thông linh này c̣n bị lôi cuốn theo ḍng thác của những xung động địa ngục để rồi cuối cùng khi đă đến lúc ấn định cho họ tự nhiên tới số th́ chúng sẽ bị lôi cuốn ra khỏi hào quang của trái đất để nhập vào cơi mà trong hằng bao nhiêu thời đại chúng phải chịu cực kỳ đau khổ để rồi kết liễu bởi sự hủy diệt hoàn toàn.

Thế mà những nguyên nhân tạo ra “sinh linh mới” và xác định bản chất của Nguyệp báo chính là ái dục Trishnā, (Tanha) tức là sự khao khát, ham muốn cuộc sống hữu t́nh và Thủ Upādāna nghĩa là việc thực hiện hoặc hoàn tất Ái dục, tức ham muốn đó. Và người đồng cốt góp phần phát triển tột cùng cả hai thứ này nơi một Âm ma (Elementary), cho dù y là người tự tử hay là một nạn nhân. Theo thông lệ th́ người chết tự nhiên sẽ c̣n lẩn quẩn trong ṿng “vài giờ cho tới nhiều năm ngắn ngủi” trong phạm vi thu hút của trần thế, nghĩa là Kāmaloka. Nhưng có trường hợp ngoại lệ là những kẻ tự tử và nói chung là những người bất đắc kỳ tử. V́ vậy cho nên một trong những Bản ngă đó có số chẳng hạn như sống tới 80 hoặc 90 tuổi -  nhưng hoặc là tự tử hoặc là bất đắc kỳ tử do tai nạn giả sử như vào tuổi đôi mươi – th́ y phải chuyển sang Kāmaloka không phải trong “một vài năm” mà trong trường hợp này lên tới 60 hoặc 70 năm với vai tṛ là một Âm ma, hoặc đúng hơn là “Kẻ lang thang trên trần thế” v́ rủi thay y thậm chí vẫn c̣n chưa phải là một Ma h́nh (Shell). Để so sánh th́ hạnh phúc thay, vô cùng hạnh phúc thay cho những thực thể thoát xác nào ngủ một giấc lơ mơ dài và sống lơ mơ trong ḷng không gian! Và thật tai hại cho những kẻ nào mà Ái dục thu hút họ đến với các đồng cốt, và khốn thay cho người đồng cốt cám dỗ họ để có một upādāna dễ dàng như thế. Đó là v́ để nắm bắt được họ và thỏa măn được ḷng khao khát sống của họ, người đồng cốt hà hơi tiếp sức phát triển nơi họ - quả thật là nguyên nhân của – một tập hợp mới các uẩn (Skandhas), một cơ thể mới với những khuynh hướng và đam mê tồi tệ hơn hẳn cơ thể mà họ đă mất. Như vậy trọn cả tương lai của cơ thể mới này sẽ được xác định chẳng những bởi Nghiệp ác báo của tập hợp hoặc nhóm uẩn trước mà c̣n bởi Nghiệp ác báo của tập hợp uẩn mới thuộc sinh linh tương lai. Như tôi có nói, miễn là người đồng cốt và nhà thần linh học biết được rằng mọi “thiên thần hướng dẫn” mới mà họ hoan nghênh nồng nhiệt ngất ngây th́ họ đă cám dỗ vong linh này vào một Upādāna, sẽ tạo ra vô vàn điều ác cho Bản ngă mới sẽ được tái sinh dưới bóng che độc hại của nó, và cứ mỗi buổi lên đồng nhất là lên đồng để hiện h́nh, th́ họ đă nhân bội lên những nguyên nhân khốn khổ, những nguyên nhân khiến cho Bản ngă bất hạnh thất bại trong sự giáng sinh tâm ĺnh, tức là sẽ bị tái sinh vào kiếp tồi tệ hơn bao giờ hết th́ có lẽ những người đồng cốt và thần linh học đó ắt là ít đon đả hơn với ḷng hiếu khách của ḿnh.

Việc chết yểu do những quá tŕnh lẩn quẩn hoặc do măi miết nghiên cứu, hoặc do tự nguyện hi sinh cho một chính nghĩa cao cả nào đó ắt tạo ra sự tŕ hoăn trong Kāmaloka, nhưng t́nh trạng của thực thể thoát xác c̣n tùy thuộc vào động cơ thúc đẩy kết thúc sớm mạng sống của y.

Có rất ít (nếu có) những người nào sa đà vào những thói xấu này mà lại cảm thấy hoàn toàn chắc chắn rằng một quá tŕnh hành động như thế rốt cuộc sẽ đưa họ tới việc chết yểu. Đây là sự trừng phạt của Māyā. “Những thói xấu” ắt không thoát khỏi bị trừng phạt; nhưng người ta chỉ trừng phạt nguyên nhân chứ không trừng phạt hậu quả, nhất là một hậu quả không được tiên đoán trước hoặc dù có lẽ sẽ xảy ra. Ta gọi là một người “tự tử” khi họ phải chết khi gặp một trận băo ngoài biển, và cũng gọi như vậy đối với kẻ nào tự giết ḿnh bằng cách “măi miết nghiên cứu”. Nước có thể làm một người bị chết đuối và việc lao động trí óc quá nhiều có thể tạo ra sự nhũn chất năo, điều này có thể khiến y thiệt mạng. Trong trường hợp như thế không ai phải băng qua Kālapāni, thậm chí cũng chẳng ai dám tắm v́ sợ sẽ ngất xỉu trong đó rồi bị chết đuối (v́ chúng ta đều biết có những trường hợp như thế), một người cũng chẳng làm nhiệm vụ của ḿnh chứ đừng nói tới hi sinh bản thân cho ngay cả một chính nghĩa đáng khen và rất có lợi như nhiều người trong chúng tôi thường làm. Động cơ thúc đẩy là hết thảy mọi chuyện, và con người bị trừng phạt trong trường hợp có trách nhiệm trực tiếp chứ không phải trong trường hợp khác. Trong trường hợp nạn nhân của tai nạn th́ giờ chết tự nhiên đă xảy ra trước một cách ngẫu nhiên, c̣n trong trường hợp người tự tử th́ sự chết được thực hiện một cách tự nguyện với một tri thức trọn vẹn và cố ư về những hậu quả cấp thời của nó. Như vậy một người gây ra cái chết của ḿnh trong một cơn điên rồ tạm thời là không hề tự sát, điều này gây rất nhiều phiền năo và thường gây rắc rối cho các Công ty Bảo hiểm Nhân thọ. Y cũng chẳng bị làm mồi cho những cám dỗ trong Kāmaloka mà ngủ thiếp đi giống như bất kỳ nạn nhân nào khác.

Như vậy dân cư của Kāmaloka được tuyển mộ với một yếu tố đặc biệt nguy hiểm qua mọi hành vi bạo lực, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, nhằm tước bỏ thể xác ra khỏi linh hồn và tống linh hồn vào Kāmaloka trong khi đang khoác lấy thể vía, phập phồng với những nhịp đập hận thù, đam mê, xúc động, hồi hộp, với những khao khát trả thù và những tham dục chưa được thỏa măn. Một kẻ sát nhân c̣n đang mang xác không phải là một thành viên dễ chịu trong xă hội, nhưng một kẻ sát nhân th́nh ĺnh bị trụt xuất ra khỏi xác là một thực thể c̣n nguy hiểm hơn nhiều; xă hội có thể tự vệ chống lại ở trường hợp đầu tiên, nhưng trong t́nh trạng vô minh hiện nay, nó hoàn toàn không thể tự vệ chống lại ở trường hợp thứ nh́.

Cuối cùng Tam nguyên Bất tử đă được giải thoát khỏi dục vọng và chuyển ra khỏi Kāmaloka; Thượng trí triệt thoái Tia của ḿnh, thấm đượm những bối cảnh sống mà nó đă trải qua và mang theo ḿnh những kinh nghiệm thu được thông qua phàm ngă mà nó đă làm linh hoạt. Người nông dân được triệu hồi ra khỏi cánh đồng, y trở về nhà mang theo bó lúa phong phú hay kém cỏi tùy theo thành quả của cuộc đời. Khi Tam nguyên cùng với Tia đă rời bỏ Kāmaloka th́ nó hoàn toàn thoát ra khỏi phạm vi hấp dẫn của trái đất.

Ngay khi nó đă bước ra bên ngoài Kāmaloka – băng qua “Kim Kiều” dẫn tới “Thất Kim Sơn” – th́ Chơn ngă không c̣n tṛ chuyện được nữa với những đồng cốt nhẹ dạ.

Có một số khả năng ngoại lệ đạt được tới một Chơn ngă như thế, ta sẽ giải thích điều đó sau này nhưng Chơn ngă đă ở ngoài tầm với của người đồng cốt b́nh thường và không thể được triệu hồi vào cơi trần thế. Nhưng trước khi ta theo dơi lộ tŕnh tiếp theo của Tam nguyên th́ ta phải xét tới số phận của thể dục vọng giờ đây đă bị vứt bỏ, bị bỏ lại chỉ là một tàn tích trong Kāmaloka. 

Kāmaloka. Các Ma h́nh.

Ma h́nh (Shell) là thế vía đă rỗng tuếch Tam nguyên và Tia vốn giờ đây đă thăng tiến rồi; Ma h́nh là lớp áo thứ ba trong các lớp áo phù du của Linh hồn bị vứt bỏ và bỏ lại nơi Kāmaloka để cho nó tan ră.

Khi sinh hoạt trên trần thế trong kiếp vừa qua là cao thượng, hoặc ngay cả khi nó chỉ có mức độ thanh khiết và hữu ích b́nh thường th́ Ma h́nh này cũng chỉ giữ lại được một chút sinh lực sau khi Tam nguyên đă thăng tiến và Ma h́nh nhanh chóng bị tan ră. Tuy nhiên trong quá tŕnh tan ră này, các phân tử của Ma h́nh vẫn c̣n giữ lại những ấn tượng tác động lên chúng trong kiếp sống trên trần thế, khuynh hướng rung động đáp ứng với những kích thích mà y thường xuyên trải qua trong thời kỳ đó. Mọi người nghiên cứu sinh lư học đều quen thuộc với điều gọi là tác động tự động với khuynh hướng của các tế bào lập lại những rung động thoạt tiên được gây nên do tác động cố ư; nhờ thế mới h́nh thành điều mà ta gọi là những thói quen và chúng ta vô ư thức lập lại những sự vận động mà thoạt đầu được thực hiện một cách cố ư. Sự tự động này của cơ thể mạnh mẽ đến nỗi mà mọi người đều có kinh nghiệm biết rằng thật khó dứt bỏ việc dùng một cụm từ hoặc một cử chỉ vốn đă trở thành “thói quen”.

Thế mà trong buổi sinh thời, thể vía tiếp nhận và đáp ứng với mọi kích thích từ bên ngoài và nó cũng liên tục tiếp nhận và đáp ứng với những kích thích từ Hạ trí. Nơi thể vía đă h́nh thành những thói quen, những khuynh hướng tự động lập lại những rung động quen thuộc, những rung động yêu thương và dục vọng, những rung động phản ánh đủ thứ kinh nghiệm thuộc quá khứ. Cũng như bàn tay có thể lập lại một cử chỉ quen thuộc, thể vía cũng có thể lập lại một xúc cảm hoặc tư tưởng quen thuộc. Và khi Tam nguyên đă bỏ thể vía lại rồi th́ tính tự động này vẫn c̣n, vậy là Ma h́nh có thể bắt chước những xúc cảm và tư tưởng vốn thiếu vắng mọi sự thông tuệ và ư chí chân thực. Nhiều sự đáp ứng với những cuộc điều tra tha thiết ở các buổi lên đồng xuất phát từ những Ma h́nh như thế, chúng bị thu hút tới lẩn quẩn quanh thân bắng quyến thuộc do sự hấp dẫn từ điển quá quen thuộc và thân thiết từ lâu rồi; chúng tự động đáp ứng với những làn sóng xúc động và hồi tưởng, đáp ứng với lực thôi thúc mà chúng đă thường tuân theo trong kiếp sống trên trần thế vừa mới kết liễu. Những Ma h́nh như thế có thể giao tiếp qua những lời âu yếm, những chuyện sáo ṃn về đạo đức, những kỷ niệm về các biến cố đă qua, nhưng theo sát nghĩa chúng chỉ có thể tuôn ra trong hoàn cảnh thuận lợi do những sự kích thích từ điển mà các thân bằng quyến thuộc đang mang xác phàm thoải mái cung ứng.

Trong trường hợp vào buổi sinh thời Hạ trí đă mạnh mẽ gắn bó với những sự vật thuộc vật chất và những sự theo đuổi trí thức bị điều khiển bởi một động cơ thúc đẩy tự tư tự lợi, th́ thể vía thậm chí đă đạt được một sự tự động rất đáng kể có tính cách rất trí thức, và có thể trả lời với một khả năng trí thức đáng kể. Nhưng ta thấy là có dấu hiệu không mới mẻ ǵ cái tính cách trí thức biểu kiến đó chỉ sao chép lại và không có dấu hiệu về một tư tưởng mới mẻ và độc lập vốn phải là kết quả tất yếu của một trí thông minh sắc xảo khi đang làm việc trong một môi trường mới mẻ xung quanh. Đại đa số những lời giao tiếp của “cơi vong linh” mang nặng dấu ấn nghèo nàn về trí thức; có nhiều điều phản ánh về những phong cảnh trần tục, những t́nh huống trần tục và những sắp xếp trên trần thế, nhưng ta thường hoài công khi t́m kiếm những tư tưởng mới mẻ và sắc xảo xứng đáng với những Thực thể thông minh đă thoát khỏi ngục tù xác thịt. Đôi khi cũng có những thông tri thuộc loại cao siêu hơn, hầu hết là xuất phát từ những Thực thể phi nhân loại bị thu hút bởi bầu không khí thanh khiết của người đồng cốt hoặc những người tham dự buổi lên đồng.

Trong sự giao tiếp với những Ma h́nh này bao giờ cũng có sự nguy hiểm. Chỉ v́ chúng là Ma h́nh chứ không có ǵ hơn nữa, cho nên chúng đáp ứng với những sự thôi thúc tác động lên chúng từ bên ngoài, dễ dàng trở nên độc hại có nhiều ác ư, tự động đáp ứng với những rung động độc ác. Vậy là một người đồng cốt hoặc những người tham dự buổi lên đồng mà có tư cách đạo đức tồi tệ th́ sẽ gây ảnh hưởng lên những Ma h́nh vây xung quanh ḿnh bằng những sự thôi thúc thuộc loại thấp kém và bất kỳ ham muốn thú tính nào, bất kỳ tư tưởng nhỏ nhen và điên rồ nào cũng lập nên những rung động tương tự nơi các Ma h́nh đáp ứng một cách mù quáng.

Lại nữa, Ma h́nh rất dễ bị các Tinh linh Ngũ hành xâm chiếm (Tinh linh Ngũ hành là những lực lượng bán hữu thức hoạt động trong các giới của Thiên nhiên); và các Tinh linh Ngũ hành có thể sử dụng Ma h́nh làm một công cụ thích hợp cho nhiều tṛ chơi khăm và bịp bợm. Thể phách của người đồng cốt và thể vía đă bị trống rỗng các Chủ nhân ông bất tử cung cấp cơ sở vật chất cho các Tinh linh ngũ hành có thể tạo ra nhiều kết quả kỳ lạ đáng ngạc nhiên; và những người lui tới buổi lên đồng có thể tin tưởng để bị thu hút và tự hỏi phải chăng nhiều tṛ con nít mà họ quen thuộc – kéo tóc, nhéo, vả vào miệng, ném đồ vật lung tung, chồng chất bàn ghế lên nhau, chơi phong cầm v.v. . . lại không thể được giải thích một cách hợp lư hơn thói ngông lừa gạt của những lực lượng dưới nhân loại so với tác động của những “vong linh” mà trong khi c̣n nhập xác chắc chắn là không thể có được những điều dung tục như thế.

Ta hăy bỏ mặc cho Ma h́nh bị êm thấm tan ră thành ra các yếu tố cấu thành và một lần nữa trộn lẫn lại trong cái ḷ của Thiên nhiên. Các tác giả của quyển Con đường Toàn bích đă tŕnh bày rất hay tính cách chân thực của Ma h́nh:

“Con ma” chân thực bao gồm phần bên ngoài và trần tục của Linh hồn, cái bộ phận vẫn c̣n nặng trĩu những đắn đo, lưu luyến và những kỷ niệm thuần túy trần tục; nó đă bị Linh hồn vứt bỏ và vẫn c̣n ở lại trên cơi trung giới, sống một kiếp ít nhiều xác định của phàm ngă và thông qua một kẻ thông linh nó có thể giao tiếp với người c̣n sống. Tuy nhiên nó chẳng qua là lớp áo bị rũ bỏ của Linh hồn và không thể bền bỉ với vai tṛ là con ma. Linh hồn chân chính tức Chơn nhơn, hồn thiêng vào lúc chết đă chia tay với những t́nh cảm thấp thỏi như thế; những t́nh cảm sẽ giữ nó lại lẩn quẩn nơi cơi trần tục. (Anna Bonus Kingsford và Edward Maitland, trang 73, 74, ấn bản năm 1887).

Nếu chúng ta muốn t́m người thân thương của ḿnh th́ chúng ta không nên t́m kiếm họ trong đám những tàn tích đang tan ră trong Kāmaloka. “Tại sao chúng ta lại t́m người c̣n sống trong đám người đă chết?”

KĀMALOKA.  CÁC ÂM MA 

Từ ngữ “Âm ma” (Elementary) đă được dùng mơ hồ đến nỗi nó làm nảy sinh ra nhiều điều lẫn lộn. H. P. Blavatsky định nghĩa nó như sau:

Nói cho đúng ra th́ đó là những linh hồn đă thoát xác của những kẻ đồi trụy; và một lúc nào đó trước khi chết những linh hồn này đă tách rời khỏi các chơn linh thiêng liêng, và như vậy đă mất cơ may bất tử. Nhưng ở giai đoạn đang học tập hiện nay, tốt hơn là ta nên áp dụng thuật ngữ này cho những âm ma, tức những con ma của những người đă thoát xác, nói chung là những kẻ đang tạm trú nới Kāmaloka . . . Một khi đă tách rời khỏi Tam nguyên thượng và các hiện thể của ḿnh, những linh hồn này vẫn c̣n ở trong thể vía và bị thu hút không thể cưỡng nỗi về trần thế trong đám yếu tố phù hợp với bản chất thô tục của họ. Thời gian cư trú của họ nơi Kāmaloka biến thiên nhiều nhưng tất yếu là sẽ kết thúc trong sự phân ly, tan ră giống như một cột sương mù, từng nguyên tử một tan ră thành những yếu tố bao xung quanh (Chú giải Thuật ngữ Thông Thiên Học, mục từ Âm ma, ấn bản 1892, được ấn hành sau khi tác giả mất do G. R. S. Mead biên tập).

Những người nghiên cứu loạt Cẩm nang này ắt biết rằng Hạ trí có thể vướng mắc với Kāma đến nỗi bị xé toạc ra khỏi cội nguồn của ḿnh và Huyền bí học gọi điều này là  “mất linh hồn” (Xem Bảy Nguyên Khí Của Con Người trang 44, 46). Nói cách khác chính phàm ngă đă bị mất v́ nó đă cắt đứt với Cha của ḿnh là Chơn ngă, và như vậy số phận của nó phải bị diệt vong. Một Linh hồn như thế, v́ đă cắt đứt liên hệ với Tam nguyên Bất tử trong buổi sinh thời, cho nên trở thành một Âm ma đúng nghĩa sau khi nó bỏ lại xác phàm và thể phách. Lúc bấy giờ y ở trong thể vía, nó sống c̣n được một thời gian dài hay ngắn tùy theo sự sung sức của sinh lực, đó là một điều hoàn toàn tàn ác, nguy hiểm và độc hại, ra sức phục hồi lại sinh lực đang ṃn mỏi của ḿnh bằng bất cứ phương tiện nào mở ra cho ḿnh do sự điên rồ hoặc vô minh của những linh hồn vẫn c̣n mang xác phàm. Số phận tối hậu của nó quả thật là bị hủy diệt nhưng nó có thể gây nhiều điều ác trong bước đường đi tới sự đọa đày mà ḿnh tự ư chọn lựa.

Tuy nhiên, từ ngữ Âm ma rất thường được dùng để mô tả Hạ trí ở trong lớp vỏ là thể vía chưa cắt đứt quan hệ với các Nguyên khí cao nhưng cũng chưa được hấp thụ vào với Cha của ḿnh là Thượng trí. Những Âm ma như thế có thể ở bất kỳ tŕnh độ tiến bộ nào từ vô hại đến đầy ác ư.

Một số tác giả lại dùng từ Âm ma (Elementary) là đồng nghĩa với Ma h́nh (Shell) và như vậy gây ra thêm sự lẫn lộn. Từ này ít ra cũng bị hạn chế vào thể vía cộng với Hạ trí, cho dù Hạ trí có tháo gỡ ra khỏi những yếu tố dục vọng để cho nó có thể được tái hấp thụ vào cội nguồn của ḿnh hay là Hạ trí sẽ cắt đứt quan hệ với Chơn ngă và do đó trên đường đi tới sự hủy diệt.


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở