Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 


HỌC CƠ TIẾN-HÓA

THEO KHOA MINH-TRIẾT THIÊNG-LIÊNG 

  BẠCH-LIÊN 
1971

Đánh máy : Điểm Dung

HỌC CƠ TIẾN-HÓA

THEO KHOA MINH-TRIẾT THIÊNG-LIÊNG 

QUYỂN NHỨT 

CON NGƯỜI LÀ AI ?

TỪ  ĐÂU ĐẾN ? XUỐNG CƠI TRẦN LÀM CHI ?

THÁI-DƯƠNG-HỆ CỦA CHÚNG TA 

Bộ  “Học Cơ Tiến-Hóa theo Khoa Minh-Triết Thiêng-Liêng”gồm nhiều quyển : 

QUYỂN NHỨT  – Con Người là ai ?

                           Từ đâu đến ? Xuống Cơi Trần làm chi ?

                           Thái-Dương-Hệ của chúng ta 

QUYỂN NH̀  -     Sự  liên-quan giữa Con Người và  Vũ-Trụ

                            Bốn thể hư-hoại của Con Người

                            Xác Thân – Phách –  Vía - Hạ Trí 

QUYỂN BA -        Sự đào-tạo những quan-năng

                            Định- trí - Tham-thiền 

QUYỂN TƯ  -       Ba thể  trường-tồn:

                           Thượng-trí – Kim thân  – Tiên thể

                           Lập hạnh 

QUYỂN NĂM -    Tinh-Thần hóa và Hy-Sanh 

QUYỂN SÁU -     Sự trong sạch của xác thân

                           Ḷng sùng-đạo 

QUYỂN BẢY -    Tinh-thần an-phận

                          Tánh kín đáo   -  Tánh đứng đắn 

QUYỂN TÁM -    Dăy Địa-Cầu của chúng ta

                          Các giống dân 

QUYỂN CHÍN  – Các cuộc tuần-huờn

                          Sự phán-xét cuối cùng

VÀI LỜI NÓI ĐẦU

     Nếu chúng ta tự hỏi: Tại sao có mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao trên trời? Tại sao con người lại sanh ra tại cơi trần? Th́ chúng ta rất thắc-mắc và muốn t́m hiểu nguyên-nhân của mấy điều đó!

     Nhưng phải t́m ở đâu? Tôi xin nót trắng ra liền là: Chúng ta phải nhờ đến khoa Bí-truyền của các tôn-giáo lớn, cũng gọi là khoa Mật hay khoa Huyền-Bí-Học, bởi v́ khoa nầy vốn do các Đấng Thiên-Tôn đă dự phần vào sự tạo-lập Thái-Dương-Hệ nầy và sự sanh hóa con người và loài vật, truyền lại từ thế-hệ nầy qua thế-hệ kia. Nó để dành đào-tạo những vị đệ-tử sau thành Tiên Thánh, phụ-tá Thiên-Cơ. Nó chỉ con đường tắt cho con người đi theo đặng mau tới mục-đích đă định sẵn cho nhơn-loại trong Thái-Dương-Hệ nầy; nói một cách khác là thành những vị Siêu-Phàm trong một thời-gian ngắn, tính ra lối vài chục kiếp, thay v́ nếu theo con đường tiến-hóa b́nh thường, con người phải trải qua muôn kiếp luân-hồi mà chưa ắt được hoàn-toàn thành-công.

     Những điểm tŕnh-bày trong mấy quyển sách nhỏ nầy hay là những sách cùng chung một loại của tôi soạn ra, vốn là những mẫu-tự A-B-C của Huyền-Bí-Học mà thôi. Ấy là những đại-cương của chân-lư, cũng có thể gọi là Cơ-Tiến-Hóa lược-giải, chớ chưa phải là toàn thể Chơn-Lư.

     Muốn rơ những chi-tiết, xin quí bạn đọc những sách giải về Minh-Triết Thiêng-Liêng viết bằng tiếng Pháp mà nhứt là những quyển viết bằng tiếng Anh đầy đủ hơn.

     Tôi tưởng cũng phải nói thêm rằng: Huyền-Bí-Học khác hẳn khoa-học ở ngoài đời. Nó giải-thích sự sống ở trong những h́nh thể; nó chú trọng về phần tinh-thần hơn là sự t́m kiếm những quyền năng của vật-chất. V́ thế có nhiều điều của Huyền-Bí-Học tiết-lộ không giống những sự khảo-cứu của khoa hiện kim. Khi gặp mấy đoạn đó xin các bạn chớ lấy làm lạ và miễn-nghị, bởi v́ chúng tôi giải theo khoa Minh-Triết Cổ-Truyền. Khoa nầy từ ngàn xưa để dạy một cách kín đáo trong những tu viện, đạo viện ở Trung-Hoa, Ấn-Độ, Tây-Tạng, Kal-Đê (Chaldée), Ba-Tư, Ai-Cập, Hi-Lạp cho những vị đệ-tử đă chọn lựa rất kỹ-lưỡng về hạnh-kiểm.

     Vài thiên đầu mới được phép đem ra phổ-biến trong quần-chúng từ năm 1875, tới ngày nay mới được 96 năm.

     Thế nên chúng rất lạ tai với những người mới nghe qua và khác hẳn những điều đă tŕnh-bày trong những sách công-truyền của các Tôn-giáo.

     Cho hay, mặc dầu khoa-học ngày nay tiến-bộ rất nhiều, nhưng nó đương t́m kiếm trong ṿng vật-chất.  Luôn luôn có những giả-thuyết mới đưa ra để thay thế những giả-thuyết cũ khi người ta khám-phá thêm một sự bí-mật mới của Tạo-công. Mới, đây là mới với con người chớ thật ra nó vẫn cũ mèm và xưa như trái đất, bởi v́ nó đă có sẵn từ thuở Khai-Thiên Tịch-Địa kia mà. Thái-Dương-Hệ nầy sanh ra có lẽ trên bốn, năm ngàn triệu năm rồi. Muốn hiểu hết những hiện-tượng đă xẩy ra từ xưa tới nay, con người cũng phải mất một thời-gian bốn, năm ngàn triệu năm học-hỏi, mà trong thời-gian nầy sẽ có không biết bao nhiêu sự biến-đổi khác nữa.

     Ông giáo-sư Charles Richet có viết trong tập niên-giám của khoa Tâm-Linh-Học tháng Giêng năm 1905 đoạn nầy (xin tóm-tắt đại-ư).

     “Tới năm 2.000 nói chi tới năm 3.000, những luận-cứ khoa-học đời đó sẽ khác hẵn những luận-cứ khoa-học hiện kim. Cái nền móng khoa-học mà chúng ta xây-dựng rất công-phu, chắc-chắn sẽ đổ nát. Những việc chúng ta cho là minh-bạch đối với cháu-chít chúng ta không khác nào lư-lẽ của mấy ông như Agrippa và Paracelse đối với chúng ta bây giờ đây. Khoa-học của chúng ta sẽ thấp-thỏi hơn khoa-học năm 3.000 cũng như sự hiểu-biết của con dă-nhơn thấp-thỏi hơn sự hiểu-biết của một vị Tiến-sĩ khoa-học vậy”.

     Chí lư thay những lời nói trên đây! Tôi tin rằng giáo-sư Charles Richet có khảo-cứu khoa Huyền-Bí-Học, v́ ông có viết một cuốn nhan đề “Giác-quan thứ sáu”(Notre 6è sens).

     Mặc dầu khoa Huyền-Bí-Học đă nói tiếng chót, chúng ta cũng không bao giờ bảo: “Quư bạn hăy tin triệt-để ở Huyền-Bí-Học”. Chúng tôi chỉ yêu cầu quư bạn quan-sát lại cuộc đời một cách kỹ-lưỡng đặng thấy rơ sự hành-động của Luật Nhân-Quả Báo-Ứng. Luật nầy không hề dung tha một ai đă làm trái nghịch ḷng Trời.

     Chúng tôi xin quư bạn hăy thí-nghiệm về sự lao-chao của cái Trí, sự truyền-nhiểm của tư-tưởng, cách sửa trị chúng nó và những phương-pháp để đào-tạo cho ḿnh những tánh tốt hầu trừ-khử những tật xấu.

     Như thế quư bạn mới có một đức-tin mạnh-mẽ và vững chắc trong khi luyện tập đặng tiến mau trên con đường hành-hương dài thăm-thẳm.

     Sau khi thành-công phần nào rồi, th́ xin quư bạn hăy d́u-dắt lại đoàn hậu tấn. Bổn phận của người biết Đạo là lo phục-hưng tinh-thần của nhân-loại, v́ biết rằng các sự đau-khổ trên trần-thế đều do tánh ích-kỷ, chia rẽ mà sanh ra. Chặt đứt gốc rễ là diệt tánh ích-kỷ, chia rẽ, th́ các sự đau khổ đều chấm dứt.

     Ích-kỷ, chia rẽ là Tâm Bịnh. Bịnh Tinh-Thần phải dùng thuốc Tinh-Thần mà điều trị. Thuốc vật-chất dầu hay đến đâu cũng chỉ giảm bớt đưọc phần nào trong một thời-gian chớ không trị tận gốc nỗi. Chẳng bao lâu, bệnh sẽ tái phát và e cho kỳ nầy c̣n nặng hơn kỳ trước nhiều.

     Từ xưa đến nay người ta đă từng thí-nghiệm không biết bao nhiêu phương thuốc vật-chất cho là kỳ-diệu vô cùng, nhưng mà chung qui, vài chục năm sau, đâu cũng hườn đó. Chúng theo thời gian mà tiêu tan như mây khói.

     Đời văn-minh càng hướng về vật-chất nhiều chừng nào th́ những sự đau-khổ càng tăng thêm nhiều chừng nấy, chớ chưa thấy phần giảm bớt chút nào! Tại sao thế? Ấy bởi: “Tam Độc” là Tham-Sân-Si chưa bị tận-diệt th́ sông Duyên cứ tràn đầy măi. Nhân nào cứ sanh quả nấy th́ biết tới chừng nào nó mới cạn khô bây giờ.

     Chúc quư bạn thành-công mỹ-măn trong việc Tận Tâm Phục-Hưng Tinh-Thần của Nhân-loại. 

Lành thay !  Lành thay !

Châu-Đốc ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu) Tân-Hợi.

Nhằm ngày mồng 3 tháng 10 năm 1971

BẠCH-LIÊN

PHẠM-NGỌC-ĐA

53 Nguyễn-đ́nh-Chiểu

 Châu-Đốc 

 

HỌC CƠ TIẾN-HÓA

 

Có một vấn-đề mà giải-quyết được cho đúng lư tức là đúng với sự thật th́ cuộc diện thế-giới sẽ thay-đổi hẳn và con người sẽ văn-minh tiến-bộ hơn bây giờ nhiều lắm.

     Vấn-đề đó là :  Con người là ai ?  Từ đâu đến ? Sanh ra cơi trần làm chi ?

  Xin giải-đáp ba câu hỏi nầy một cách vắn-tắt mà thôi, theo Huyền-Bí-Học. 

I

Con người là ai?

     Theo thế thường th́ ai cũng đinh-ninh rằng: Xác thân nầy là con người.  Nhưng thật ra con người khác hẳn xác thân. Xác thân chỉ là khí-cụ của con người dùng để hoạt-động tại cơi trần trong một kiếp mà thôi. 

     Thật con người là Chơn-thần hay là một Điểm Linh-Quang của Thượng-Đế. V́ thế con người là con của Trời. Xin gọi con người là linh-hồn cho dể nhớ, v́ chúng ta đă quen với danh-từ nầy rồi. 

II

Con người từ đâu đến?

     Con người vốn ở trong tâm của đức Thái-Dương Thượng-Đế, từ cơi Đại Niết-Bàn xuống thế-gian. 

 III

Con người sanh ra cơi trần làm chi?

 

     Con người sanh ra trên cơi trần đặng học hỏi luật sanh-hóa và luật tiến-hóa của các loài vật, nói một cách khác, là học-hỏi cơ tiến-hóa. Con người phải học-hỏi và kinh-nghiệm từ kiếp nầy qua kiếp kia, từ hành tinh nầy qua hành tinh khác của dăy địa-cầu.

     Tới một ngày kia, khi phá tan được bức màn vô-minh th́ con người trở nên trọn sáng trọn lành, thành một vị Siêu-Phàm, người đời gọi là Chơn-tiên. C̣n Phật-Giáo gọi là A-Sơ-Ca (Aseka) nghĩa là không c̣n làm đệ-tử nữa, không c̣n cái chi học-hỏi tại dăy địa-cầu nầy. 

 

SỰ TIẾN-HÓA CHẤM DỨT Ở  ĐÂY SAO?

     Sự tiến-hóa chấm dứt ở đây sao? Không, sự tiến-hóa sẽ tiếp-tục ở mấy cơi khác, ngoài địa-cầu chúng ta.

    Vị Chơn-Tiên tu-hành thêm và tiến lên măi.

    Từ Chơn-Tiên lên bực Đế-Quân.

    Từ Đế-Quân lên bực Bồ-Tát.

     Từ Bồ-Tát lên bực Phật.

     Từ Phật lên bực Ngọc-Đế . . . vân vân

     Vũ-trụ vô-tận vô-biên

     Tới một ngày kia, không biết bao nhiêu tỷ năm nữa mà nói, vị Chơn-Tiên sẽ thành một vị Thái-Dương Thượng-Đế (Logos d’un systeme solaire) và sẽ sanh-hóa một Thái-Dương-Hệ khác giống như Thái-Dương-Hệ nầy vậy.

     Đây mới thật là mục-đích sanh-hóa của con người trên cơi trần.

     Nếu con người sanh ra trên thế chỉ chờ lớn khôn, lập thành danh, có gia-đ́nh và trải qua những chuỗi ngày sung-sướng, vui-vẻ, đau-khổ, sầu-muộn rồi chờ ngày: Cát bụi phải trở về với cát bụi th́ cuộc đời không có mục-đích ǵ cả và kiếp sống rất vô vị. 

 

MUỐN HỌC CƠ-TIẾN-HÓA TH̀ PHẢI LÀM SAO?

     Trên đây chỉ nói vài lời về cội rễ con người mà thôi.

     Muốn học cơ tiến-hóa th́ phải t́m hiểu chút ít về :

     a). Sự thành lập Thái-Dương-Hệ chúng ta.

     b). Những thể của con người.

     c). Sự liên-quan những thể của con người với những cơi-trời.

     d). Con người sau khi bỏ xác-phàm.

     đ). Luật Luân-hồi – Nhân-quả.

     e). Phương-pháp mở khai tâm-trí đặng tiến mau đến mục-đích đă định sẵn cho nhân-loại trong Thái-Dương-Hệ nầy. 

 

THÁI-DƯƠNG-HỆ  LÀ G̀?

     Thái-Dương-Hệ là một hệ-thống tiến-hóa gồm một ngôi mặt trời ở chính giữa và những bầu hành-tinh xây chung quanh. 

 

CÓ  BAO NHIÊU THÁI-DƯƠNG-HỆ TRÊN KHÔNG GIAN?

     Không ai biết được có bao nhiêu. Thái-Dương-Hệ trên không gian: mấy trăm tỷ hay là mấy ngàn tỷ.

     Người ta chỉ biết có nhiều ngôi mặt trời cả chục, cả trăm, cả ngàn lần lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta mà thôi.

     Tỷ như tinh cầu Baleine (Mira Ceti) và tinh cầu Bételgeuse (Orien) 300 lần lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta.

     C̣n tinh cầu Canopus một triệu lần lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta. 

 

AI SANH RA MỘT THÁI-DƯƠNG-HỆ?

     Không phải do một sự t́nh cờ mà có một ngôi mặt trời ở chính giữa và những hành-tinh xây chung-quanh cùng trên mỗi hành-tinh lại có các loài vật sanh sống tại đó nữa.

   

     Huyền-Bí-Học dạy rằng: Mỗi Thái-Dương-Hệ đều do một đấng Chí-Tôn sanh ra.  Người ta gọi Ngài là Đức Thái-Dương Thượng-Đế. 

 

THÁI-DƯƠNG THƯỢNG-ĐẾ KHÁC VỚI ĐẤNG CHÍ-TÔN GỌI LÀ  ÔNG TRỜI

      C̣n Đấng Chí-Tôn độc nhứt vô nhị không sanh mà có, người ta gọi là Ông Trời hay là Thái Cực Thánh-Hoàng (Dieu, Logos Cosmique Brahman – Allah vân vân..)

     Chính là Ngài sanh ra các Đấng Thái-Dương Thượng-Đế. 

 

ĐỨC THÁI-DƯƠNG THƯỢNG-ĐẾ CỦA CHÚNG TA TỪ  ĐÂU ĐẾN?

     Đức Tháí-Dương Thượng-Đế của chúng ta vốn ở một Thái-Dương-Hệ khác đến đây: Thái-Dương-Hệ đó sanh ra trước Thái-Dương-Hệ của chúng ta không biết bao nhiêu tỷ năm mà nói.

     Đức Thái-Dương Thượng-Đế của chúng ta chọn một chỗ trên không gian đặng lập tiểu vũ-trụ của Ngài.  Hào-quang của Ngài chiếu ra và dứt tới đâu th́ chỗ đó là giới-hạn giang-sơn của Ngài.

     Ngài biến-đổi chất hổn-ngươn-nhứt-khí cũng gọi là Tiên-Thiên dĩ-thái hay là Koilon (Mulaprakriti Ether primordial ou Koilon) ra 7 thứ khí khác nhau dùng tạo lập Thái-Dương-Hệ của chúng ta.    

      Thái-Dương-Hệ nầy chia ra làm 7 cơi (7 plans) và gồm:

  1. Một ngôi mặt trời ở chính giữa và

  2. Mười hệ-thống hành-tinh (10 Systèmes planétaires) xây chung quanh.    

      Trên mười hệ-thống hành-tinh nầy đều có những loài vật sanh-trưởng và tiến-hóa theo cơ trời đă định trước.

     Ngài có nhiều vị phụ-tá, khi xưa vốn đồng ở một Thái-Dương-Hệ với Ngài. Không biết phải gọi là chi bởi v́ chúng ta không có danh-từ thích-ứng. 

     Xin gọi là những vị Đại Thiên-Tôn, trong đó có  những đấng Chí-Tôn gọi là Hành-Tinh Thượng-Đế (Logos planétaires) Nam-Tào, Bắc-Đẩu (Lipikas), 7 vị Đại Thiên-Vương, những vị Ngọc-Đế, những vị Phật, những vị Bồ-Tát, những vị Đế-Quân, những vị Chơn-Tiên, những vị Đại Thiên-Thần, vân vân … Mỗi vị đều có những phận-sự riêng-biệt. 

 

7 CƠI CỦA THÁI DƯƠNG-HỆ CỦA CHÚNG TA [[1][

      7 cơi nầy bắt trên kể xuống th́ như vầy : 

     1. Cơi thứ nhứt là: Cơi Tối Đại-Niết-Bàn cũng gọi là cơi Thái-Cực hay là cơi Tối-Đại Thiêng-Liêng (Plan Mahaparanirvana ou Adi).

     2. Cơi thứ nh́ là: Cơi Đại-Niết-Bàn cũng gọi là cơi Lưỡng-Nghi hay là cơi Đại-Thiêng-Liêng (Plan Paranirvana ou Anoupadaka).

     3. Cơi thứ ba là: Cơi Niết-Bàn cũng gọi là cơi Tứ-Tượng hay là cơi Thiêng-liêng (Plan Nirvana ou Plan Atmique).

     4. Cơi thứ tư là: Cơi Bồ-Đề cũng gọi là cơi Trực-giác (Plan Bouddhique ou Plan de l’Intuition).

     5. Cơi thứ năm là: Cơi Trí-tuệ cũng gọi là cơi Thượng-giới (Plan Mental ou monde céleste).

     6. Cơi thứ sáu là: Cơi Dục-Giới cũng gọi là cơi Trung-giới (Plan Astral ou plan Emotionnel)

     7. Cơi thứ bảy là: Cơi Hồng-trần cũng gọi là cơi Hạ-giới (Plan Physique).

      Mỗi cơi đều chia ra làm 7 cảnh (7 sous plans). Riêng cơi Trí-Tuệ hay là Thượng-Giới th́ phân ra làm hai: Cơi Thượng-Thiên và cơi Hạ-Thiên.

      1. Cơi Thượng-Thiên cũng gọi là cơi Vô-sắc-giới (Plan Mental supérieur, Ciel supérieur ou monde Aroupa) gồm 3 cảnh cao: Cảnh thứ nhứt, cảnh thứ nh́ và cảnh thứ ba.

     Tại cơi nầy tư-tưởng không có h́nh dạng nữa. Nó xẹt ra từ lằn và đi từ cái trí nầy qua cái trí kia.

     2. Cơi Hạ-Thiên cũng gọi là cơi Sắc-giới (Plan mental inférieur, Ciel inférieur ou monde Roupa) gồm 4 cảnh thấp: Cảnh thứ tư - Cảnh thứ năm - Cảnh thứ sáu và Cảnh thứ bảy.  

      Tại cơi nầy tư-tưởng có h́nh-dạng. 

 

7 CẢNH CỦA CƠI TRẦN

     Cơi Trần cũng chia ra làm 7 cảnh, bắt dưới kể lên th́  như vầy :    

     Cảnh thứ bảy: Cảnh của chất đặc (đất cát)

     Cảnh thứ sáu: Cảnh của chất lỏng (nước)

     Cảnh tứ năm: Cảnh của chất hơi (không khí)

     Cảnh thứ tư: Cảnh của chất dĩ-thái thứ tư (ether IV)

     Cảnh thứ ba: Cảnh của chất dĩ-thái thứ ba (ether III).

     Cảnh thứ nh́: Cảnh của chất dĩ-thái thứ nh́ (ether II ou sous-atomique)

     Cảnh thứ nhứt: Cảnh của chất dĩ-thái thứ nhứt hay là cảnh của chất nguyên-tử căn-bản (ether I ou atomique).

 

TÊN CỦA MỖI THỨ KHÍ

     Xin gọi mỗi thứ khí như sau: 

     1. Chất khí làm cơi Tối-Đại Niết-Bàn là Ngươn-khí hay là chất Tối-Đại-Thiêng-Liêng.

     2. Chất khí làm cơi Đại-Niết-Bàn là Tiên-Thiên-khí hay là chất Đại-Thiêng-Liêng.

     3. Chất khí làm cơi Niết-Bàn là Âm-Dương-khí hay là chất Thiêng-Liêng.

     4. Chất khí làm cơi Bồ-Đề là Thái-Thanh-khí hay là chất Bồ-Đề.

     5. Chất khí làm cơi Thượng-giới hay là Trí-Tuệ là Thượng-Thanh-khí hay là chất Trí-Tuệ.

     6. Chất khí làm cơi Trung-giới hay là Dục-giới là Thanh-khí hay là chất Cảm-xúc.

     7. Chất khí làm cơi Hạ-giới hay là Phàm trần là chất Hồng-trần. 

     Bảy chất khí nầy tuy khác nhau song ở một gốc mà  ra.  Gốc đó là Hỗn-ngươn-nhứt-khí. 

     Các nhà luyện kim (Alchimistes) dầu xưa, dầu nay, đều biết rơ điều nầy.

 

ĐẶC-SẮC CỦA MỖI THỨ KHÍ

     Chất khí ở cảnh cao chừng nào th́ càng mịn-màng nhiều chừng nấy.  Màu sắc nó rực-rỡ, tốt-đẹp, nó rất nhẹ-nhàng và rung động mau lẹ.  Nó chun thấu qua các chất khí làm ra những cảnh thấp hơn nó. Cũng như chất Bồ-Đề chun thấu qua chất Trí-tuệ (cơi Thượng-giới), chất Cảm-xúc (cơi Trung-giới hay Dục-giới) và chất Hồng-trần (cơi Hạ-giới hay Phàm-trần).

     Tại cơi trần nầy, chất Dĩ-thái (Dĩ-thái Hồng-trần) chun thấu qua đất cát, nước và không khí.

     V́ lẽ nầy, 7 cơi của Thái-Dương-Hệ ở chung một chỗ được và xỏ rế với nhau.

     Cơi Dục-giới (Trung-giới) bắt đầu từ trung-tâm trái đất lên gần tới mặt trăng.

     Cơi Trí-tuệ (Thượng-giới) bắt đầu từ trung tâm trái đất lên khỏi mặt trăng xa lắm, vân vân . . .    

     Thế th́ những cơi Tối-Đại-Niết-Bàn, Đại-Niết-Bàn, Niết-Bàn, Bồ-Đề, Thượng-giới, Trung-giới vốn ở trước mặt, sau lưng ta, tức là chung quanh ta chớ không phải đợi tới lên trên cao cả trăm ngàn cây số mới gặp mấy cơi đó.

     Nếu ta không thấy chúng nó là v́ con mắt phàm chỉ để xem coi nhân-vật ở cơi phàm mà thôi. Ta c̣n nhiều quan khác như Thần-nhăn, Thiên-nhăn, Huệ-nhăn, Phật-nhăn, nếu khai mở được mấy quan nầy th́ thấy được mấy cơi đó.  Chớ chẳng phải: Cái ǵ con mắt ta không quan-sát được th́ không có thật.

    

MƯỜI HỆ-THỐNG HÀNH-TINH

     Mười hệ-thống hành-tinh là mười hệ-thống tiến-hóa (Système d’Evolution) khác nhau.

          Trong 10 hệ-thống hành-tinh nầy có:

  • 3 hệ-thống vô h́nh bởi v́ chúng nó không có đất cát nên không thấy được.

  • 7 hệ-thống hữu-h́nh v́ chúng có những bầu hành-tinh làm bằng đất cát nên thấy được.

     Xin nói sơ-lược về 7 hệ-thống hữu-h́nh mà thôi. 

 

7 HỆ-THỐNG HỮU-H̀NH

     Mỗi hệ-thống hữu h́nh gồm 7 dăy hành-tinh (chaines planétaires).

     Mỗi dăy hành-tinh có 7 bầu hành-tinh (7 planètes) có bầu có đất cát, có bầu chưa có đất cát.

     7 hệ-thống nầy là : 

  1. Hệ-thống Kim-Tinh (Système de Vénus).

  2. Hệ-thống Mộc-Tinh (Système de Jupiter).

  3. Hệ-thống Thủy-Vương-Tinh hay là Hải-Vương-Tinh (Système de Neptune).

  4. Hệ-thống Hỏa-Vương-Tinh (Système de Vulcain).

  5. Hệ-thống Thổ-Tinh (Système de Saturne).

  6. Hệ-thống Thiên-Vương-Tinh (Système d’Uranus).

  7. Hệ-thống Địa-Cầu (Système de la Terre).

      Tôi để: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ theo Ngũ-Hành cho để nhớ, chớ kỳ thật trong 7 dăy nầy th́: 

      1.  Tiến-hóa cao hơn hết là dăy Kim-Tinh.

      2.  Kế đó là dăy Địa-Cầu của chúng ta và

      3.  Dăy Thủy-Vương-Tinh đồng bực tiến với nhau.    

     Cuối cùng là 4 dăy kế đó thấp hơn địa-cầu một bực : 

      4.  Dăy Mộc-Tinh.

      5.  Dăy Hỏa-Vương-Tinh. 6. Dăy Thổ-Tinh và  

      6. Dăy Thổ-Tinh và

      7. Dăy Thiên-Vương-Tinh.

NHỮNG BẦU HÀNH-TINH THẤY ĐƯỢC

     1)   Dăy Kim-Tinh có bầu hành-tinh thấy được ấy là Sao Hôm.

     2)   Dăy Địa-cầu chúng ta có 3 bầu thấy được ấy là :

           Hỏa-Tinh (Mars) Trái đất (Terre) và Thủy-Tinh (Mercure)

     3)   Dăy Thủy-Vương-Tinh cũng như dăy địa-cầu có 3 bầu thấy được.

     4)   Dăy Hỏa-Vương-Tinh có 1 bầu thấy được.

     5)   Dăy Thổ-Tinh có 1 bầu thấy được.

     6)   Dăy Mộc-Tinh có 1 bầu thấy được.

     7)   Dăy Thiên-Vương-Tinh có 1 bầu thấy được. 

     Tất cả có 11 bầu thấy được.

     Nói tóm lại: 7 dăy hành-tinh có 49 bầu mà chỉ có 11 bầu thấy được c̣n 38 bầu không thấy được.

     Lư do đó sẽ giải ra sau. 

 

KHÔNG PHẢI 7 DĂY HÀNH-TINH CỦA MỘT HỆ-THỐNG SANH RA MỘT LƯỢT VỚI NHAU.

     Xin đừng lầm lộn một Dăy hành-tinh (Chaine planétaire) với một Hệ-thống hành-tinh (Système planétaire). 

     Tôi tưởng cần phải nhắc lại là mỗi Hệ-thống hành-tinh gồm 7 Dăy hành-tinh.

     Nhưng không phải 7 Dăy hành-tinh của một Hệ-thống sanh ra một lượt với nhau.

     - Dăy thứ nhứt sanh ra đưa các loài-vật tiến tới một mức độ nào đó rồi tan ră.  Phận-sự nó đă xong xuôi.

     - Dăy thứ nh́ sanh ra để nối tiếp sự tiến-hóa các loài-vật của dăy thứ nhứt, rồi khi hoàn-thành nhiệm-vụ nó cũng tan ră.

     Và cứ tiếp-tục như thế cho tới dăy chót là dăy thứ bảy.

     Khi dăy thứ bảy tan ră rồi, tức th́ một Hệ-thống hành-tinh hay là một Hệ-thống tiến-hóa chấm dứt.

     Đức Thái-Dương Thượng-Đế không sanh hóa các loài vật trên dăy đó nữa. 

 

SỰ TAN-RĂ CỦA THÁI-DƯƠNG-HỆ CỦA CHÚNG TA

(Pralaya de notre Système Solaire)

     Tới một ngày kia không biết đúng là bao nhiêu tỷ năm nữa, mặt trời và 10 Hệ-thống Hành-Tinh của chúng ta đều tan ră hết.

     Thái-Dương-Hệ của chúng ta không c̣n nữa.

     Linh-hồn của vạn-vật đều nhập vô tâm của Đức Thái-Dương Thượng-Đế.

     Hết lúc sanh-hóa th́ đến lúc nghỉ ngơi.

     Hết lúc nghỉ ngơi th́ sẽ sanh-hóa lại.

      Đức Thái-Dương Thượng-Đế của chúng ta sẽ sanh-hóa một Thái-Dương-Hệ khác lớn hơn Thái-Dương-Hệ nầy nữa.

     Thành - Trụ - Hoại – Không là bốn danh-từ trong Đạo-đức dùng để ám chỉ: Sự Sanh-hóa - Sự Tiến-hóa và Sự Tiêu-diệt một Dăy Hành-tinh - Một Thái-Dương-Hệ và luôn tới Vũ-trụ Càn-khôn, bởi v́ tới một ngày kia tất cả những Thái-Dương-Hệ trên không-gian, dầu lớn, dầu nhỏ đều phải tan ră một lượt với nhau.

     Trên không-gian sẽ tối-tâm mù-mịt không c̣n sự sống nữa. Rồi đúng ngày giờ sẽ sanh-hóa lại.

 *

     Mấy điều nầy bị bắt buộc phải nói ra, chớ kỳ thật chúng ta không tưởng-tượng nổi v́ không biết ǵ hết về mấy việc đó.

     Lư-luận rất vô-ích, bởi v́ chúng ta c̣n bị luật-pháp thiên-nhiên chi-phối và hạn-chế những sự hành-động. Chúng ta sanh ra, ban đầu nhỏ bé, sau lớn khôn, kế đó là già nua rồi đúng ngày giờ th́ phải bỏ xác.

     Chúng ta c̣n phải đầu thai đi, đầu thai lại, không biết bao nhiêu bận nữa trước khi tiến-hóa đến bực Siêu-phàm.

     Điều khôn ngoan hơn hết là bây giờ đây lo học-hỏi rành rẽ Cơ-Tiến-Hóa rồi nương theo đó đi tới, càng ngày càng lên cao cho đến khi đạt được mục-đích đă định sẵn cho Thái-Dương-Hệ nầy.


 H Ế T


[[1]] Trên không-gian cũng chia ra 7 cơi cao hơn 7 cơi của Thái-Dương-Hệ chúng ta rất nhiều và cũng đồng một tên. 7 cơi của Thái-Dương-Hệ của chúng ta thông đồng với 7 cơi của không-gian.

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES