Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  MAGAZINES  MAGAZINE.USA 


Những chỗ khó khăn trong

Khoa Minh Triết Thiêng Liêng gọi là THÔNG THIÊN HỌC

TẬP 10

HỎA HẦU Khái Luận

BẠCH LIÊN

 Sách sưu tầm

 

H́nh b́a

Những chỗ khó khăn trong

Khoa Minh Triết Thiêng Liêng gọi là THÔNG THIÊN HỌC

TẬP 10 

HỎA HẦU khái luận 

BẠCH LIÊN

 

CUNG ĐA LI NI (KUNDALINI)

MỘT THỨ THẦN LỰC CỦA VŨ TRỤ

 

Các nhà Huyền Bí Học và các nhà Thông Thiên Học rất quen thuộc với danh từ Cung-đa-li-ni. Khi nghe nói tới Cung-đa-li-ni th́ chúng ta liền nghĩ ngay tới luồng hỏa nằm im ĺm trong ḿnh con người tại xương mông và những sự nguy hiểm của nó, khi người ta khươi nó mà chưa tự chuẩn bị trước.

Nhưng ít ai ngờ rằng Cung-đa-li-ni là một thứ thần lực của Vũ trụ; khắp nơi đều có nó, từ sông Thiên Hà cho đến hột nguyên tử, từ trên không gian vô cùng vô tận cho tới dưới đất cái của chúng ta.

Khi Đức Thái Dương Thượng Đế hiện ra đặng sanh hóa một Vũ trụ th́ trong bản thân Ngài đă có sẵn hai quyền năng: Ánh Sáng Sanh Tồn (Lumière de Vitalité) và Lửa Cung-đa-li-ni.

Cung-đa-li-ni trong ḿnh con người chỉ là một phần nhỏ nhen của Cung-đa-li-ni của Vũ trụ.

 

CUNG-ĐA-LI-NI TẠI CƠI TRẦN

 

Thần lực Cung-đa-li-ni là một sự biểu hiện tại cơi Trần của một trong vô số quyền năng của Thượng Đế. Nó thuộc về Triều Lưu Sanh Hóa Thứ Nhứt (1ère  Effusion) do Ngôi thứ Ba của Thượng Đế sanh ra.

Xin nhắc lại rằng Triều Lưu Sanh Hóa Thứ Nhứt biến đổi Ngươn Khí ra những nguyên tử đặng lập bảy cơi Trời và 49 cảnh, nó tạo ra những nguyên tố hóa học.

Khi Thần lực của Ngôi thứ Ba xuống tới điểm thấp hơn hết của cơi chót, ở cơi Trần chúng ta tức là Trung Tâm Trái Đất, th́ nó bắt đầu trở lên đặng Phản Bổn Hoàn Nguyên.

 

SỰ SỐNG HAY LÀ KHÍ NGUYÊN DƯƠNG

(FORCE PRIMAIRE)

 

Ngôi thứ Nh́ của Thượng Đế cho sự sống vào các nguyên tử rồi kết hợp chúng nó lại đặng làm ra những tế bào, những cơ thể và những h́nh dạng với quyền năng phát triển. Sự sống này cũng gọi là Khí Nguyên Dương (Force Primaire, courant vital) hay là Triều Lưu Sanh Hóa Thứ Nh́; khi xuống tới loài Kim Thạch rồi th́ nó cũng bắt đầu đi trở lên xuyên qua các loài: Thảo mộc, Cầm thú, Con người và các hạng Siêu phàm.

 

CUNG-ĐA-LI-NI LÀM VIỆC CHUNG VỚI KHÍ NGUYÊN DƯƠNG

 

Cung-đa-li-ni làm việc chung với Khí Nguyên Dương về nhiều phương diện:

1/- Điểm thứ nhứt : Trong lúc đi trở lên, Khí Nguyên Dương làm việc về khía cạnh sự sống, c̣n Cung-đa-li-ni về khía cạnh vật chất và h́nh dạng.

2/- Điểm thứ nh́ : Trong khi điện, nhiệt học và ánh sáng chỉ cảm đến bề ngoài của nguyên tử th́ sự sống (Khí Nguyên Dương) và Cung-đa-li-ni hiện ra ở phía trong nguyên tử, tức là phía trong của tất cả những tế bào, những cơ thể của vạn vật. Hai quyền năng nầy có ảnh hưởng ở bên trong để kết hợp và nâng đỡ lẫn nhau.

3/- Điểm thứ ba : Chính là Khí Nguyên Dương và Cung-đa-li-ni hiệp với nhau giúp cho con thú tiến đến mức cao tột của nó để thọ lănh thần lực của Ngôi thứ Nhứt của Đức Thượng Đế đặng có Thương Trí và được đi đầu thai làm người.

4/- Điểm thứ tư : Cung-đa-li-ni ở lớp vỏ phía ngoài, lớp thứ nhứt trong ḿnh con người hợp với Khí Nguyên Dương làm ra từ điện trong xương sống. Từ điện rất hữu ích, nó giúp cho chất dĩ thái chở sanh lực lưu thông theo mấy đường gân đặng nuôi cái Phách và Xác thân con người, cũng như máu đen dưỡng khí theo huyết quản chạy khắp châu thân.

Nói tóm lại: Cung-đa-li-ni có tánh cách đại đồng; trong hiện tượng nào của Trời đất cũng đều có nó. Nó liên kết những cơi Trời và những cảnh giới lại với nhau và giúp cho Tâm Thức lên tới những tŕnh độ Siêu việt.

 

CUNG-ĐA-LI-NI TRONG M̀NH CON NGƯỜI

 

Cung-đa-li-ni là một thứ lửa nhưng không giống như lửa ở cơi Trần mà ta thường thấy đâu. Nó là một thứ lửa chảy cuồn cuộn như thác đổ. Người ta gọi nó là ‘Đức Mẹ Thế Giới’ (La Mère du Monde) bởi v́ nhờ nó mà mấy thể của ta mới phục sinh và mấy cơi Trời mới lần lượt mở ra trước mặt ta.

Nó cũng có tên là Con Rắn Lửa (Hỏa Xà) – Serpent de feu ou Feu-Serpent – bởi v́ nó đi như con rắn ḅ chớ không phải tiến ngay tới, hoặc Hỏa Lực (Pouvoir enflammé).

Cũng như những lực khác, Cung-đa-li-ni vẫn vô h́nh, nghĩa là con mắt phàm không thấy được.

Ở trong xác thân con người, luồng hỏa xà nằm trong một cái ổ gồm nhiều lớp vỏ, h́nh cầu (sphère) trống rỗng, cái nầy chồng vô cái kia. Trong những lớp vỏ nầy có bảy lớp làm bằng chất Thanh Khí và Dĩ Thái nằm trong Luân Xa thứ Nhứt tại xương mông. Luồng hỏa ở phía ngoài, lớp vỏ thứ Nhứt th́ vô hại và nó đă hoạt động trong ḿnh con người rồi. Như tôi mới nói nó hợp với Khí Nguyên Dương đặng làm ra từ điện của chúng ta. Càng đi sâu vô trong, luồng hỏa mới càng dữ dội. Cung-đa-li-ni mặc dầu là một thứ lửa nhưng mà nó thuộc về âm.

Đức Leadbeater nói rằng: Tại trung tâm Trái Đất có một chỗ gọi là Pḥng Hóa Học của Ngôi thứ Ba (Laboratoire du 3è Logos). Người ta có ướm thử lại đó thám hiểm thử gặp một thần lực phi thường. Nó là thần lực của Ngôi thứ Ba, sức nóng của nó vô cùng dữ dội. Người ta chỉ đến được ở gần những ṿng ngoài mà thôi.

Mănh lực của luồng hỏa ở trong ḿnh con người vốn do Pḥng Hóa Học của Ngôi thứ Ba sanh ra, hiện giờ Pḥng nầy vẫn c̣n đương hoạt động. Nó thuộc về lửa ghê tợn ở trong miền thấp thỏi. Nó khác hẳn với thứ lửa của Sự Sống do Mặt Trời tuôn xuống.

Thế th́ con người thọ lănh hai thứ lực một lượt. Một thứ th́ từ Mặt Trời xuống tức là sanh lực thuộc về Dương, một thứ từ dưới đất đi lên, ấy là lửa Cung-đa-li-ni, thuộc về Âm. V́ vậy mới có câu ‘Trời là Cha, c̣n Đất là Mẹ của con người’. Tôi cũng xin quí bạn nên nhớ rằng: Hai lực Âm và Dương ở trong ḿnh phải đồng cân với nhau, con người mới tráng kiện, vô bịnh. Trái lại, nếu lực nầy lấn lực kia th́ cái tai hại sẽ đến cho con người.

Đông Y căn cứ vào Âm và Dương, Thủy và Hỏa không phải là vô căn cứ đâu.

 

CÁCH KHƯƠI LUỒNG HỎA

 

Có nhiều cách khươi luồng hỏa :

1)- Dùng Ư chí trong lúc tham thiền.

2)- Hơi thở.

3)- Những tư thế (cách ngồi).

 

NHỮNG VẬN HÀ CỦA LUỒNG HỎA

 

Khươi nó rồi th́ phải biết cách dẫn nó đi. Những vận hà của nó là: ba đường ở trong xương sống như số 8 viết nằm.

Đàn ông, đường bên mặt gọi là Banh-ga-la (Pingala) màu vàng. Đường bên trái gọi là Y-đa (Yda) màu đỏ tươi. Đường chính giữa gọi là Sút-hum-na (Soushoumna) màu xanh đậm.

Đàn bà th́ bên mặt là Y-đa, bên trái là Banh-ga-la. Trái ngược lại.

Trong lúc đi lên, Cung-đa-li-ni có hai trạng thái: tịnh và động hay là Âm và Dương, nhưng phần Âm lấn hơn phần Dương. V́ thế người ta mới gọi Cung-đa-li-ni là Nữ Thần.

Phần của Cung-đa-li-ni đi theo Y-đa thuộc về Âm.

Phần của Cung-đa-li-ni đi theo Banh-ga-la thuộc về Dương.

Trước nhứt phải làm cho Y-đa hoạt động đặng con người làm chủ được dục t́nh và các sự cảm xúc. Kế đó là Banh-ga-la, đặng kiểm soát và điều khiển cái Trí, bắt nó vâng mạng lịnh của con người và kích thích sự tưởng tượng. Cuối cùng là Sút-hum-na th́ mới trọn vẹn. Sút-hum-na là đại diện cho Thượng Đế, ảnh hưởng của nó là ân xá và giải thoát. Nó đi đến đâu th́ Tinh Thần Hóa đến đó.

 

NHỮNG LUÂN XA (LES CHAKRAS)

 

Luận bàn về Luồng Hỏa Cung-đa-li-ni th́ phải nói vài lời về những Luân xa (Les Chakras). Chakra, tiếng Phạn nghĩa là bánh xe, và bởi v́ nó xây tṛn không ngớt cho nên gọi là Luân Xa. Những Luân Xa cũng gọi là những Trung Tâm Lực, là những trạm liên lạc để truyền sang thần lực từ Thể nầy qua Thể kia.

Cái Phách, cái Vía, cái Trí v.v. . . đều có những Luân Xa.

Xin nói về cái Phách trước nhứt. Những Luân xa của cái Phách ở trên bề mặt của Thể nầy, tức là ở ngoài Xác thân một chút. Chúng nó là những lỗ hủng giống h́nh cái dĩa. Nói một cách cho dễ hiểu, ấy là những ṿng tṛn quây không ngừng. Ở những người thường chúng nó hơi chói sáng lối 5 phân bề trực kính và tương đối th́ nó quây hơi chậm.

Khi chúng nó mở mang rồi th́ chúng nó giống như là những ngôi Mặt Trời nhỏ và có khi tới 15 phân bề trực kính; nghĩa là lớn hơn trước ba lần.

Có một điều lạ đáng nhớ là sự phát triển của những Luân xa không tùy thuộc đức hạnh của con người nghĩa là có nhiều người tánh t́nh không được tốt mà những Luân xa đă nở lớn. C̣n trái lại có những người đáng làm gương mẫu mà những Luân xa chưa mở.

 

NHỮNG LUÂN XA CỦA CÁI PHÁCH

 

Cái Phách có mười Luân xa, nhưng bên Chánh đạo chỉ dùng có bảy. Bảy cái đó là :

1)- Luân xa thứ Nhứt ở tại xương mông – Chakra Racine có 4 cánh.

2)- Luân xa thứ Nh́ ở tại trái thăng – Chakra de la Rate có 6 cánh.

3)- Luân xa thứ Ba ở tại rún – Chakra ombilical có 10 cánh.

4)- Luân xa thứ Tư ở tại trái tim – Chakra du coeur có 12 cánh.

5)- Luân xa thứ Năm ở tại cuống họng – Chakra de la gorge có 16 cánh.

6)- Luân xa thứ Sáu ở chính giữa hai chơn mày có 96 cánh. Chakra frontal chia làm hai phần, mỗi phần có 48 cánh.

7)- Luân xa thứ Bảy ở tại Nê hườn cung – Chakra coronal có 972 cánh. Nó gồm hai ṿng: Ṿng ngoài có 960 cánh, ṿng trong có 12 cánh.

C̣n ba Luân xa ở gần bộ sanh dục của nam và nữ; bên Chánh đạo không cho phép động tới. Số cánh của những Luân xa nói trên đây vốn do theo Đức Leadbeater tường thuật lại theo sự quan sát của ông trong cuốn ‘Những Trung Tâm Lực của con người, những Luân xa’ (Les centres de force dans l’homme – Les Chakras).

Nhưng theo vài cuốn kinh sách Ấn Độ giải về Cung-đa-li-ni th́ số cánh của vài Luân xa không in như lời Đức Leadbeater nói.

Tỷ như cuốn Le Yoga Koundalini Oupanishad nói về 16 cánh của Luân xa ở tại trái tim thay v́ 12 cánh, c̣n hai cuốn Dhyānabindou Oupanishad và Shāndilya Oupanishad nói rằng Luân xa ở tại rún có 12 cánh thay v́ có 10 cánh và có cuốn nói Luân xa ở tại Nê hườn cung có 1.000 cánh. Nhưng mà điều nầy không trọng hệ mà cũng không có chi là lạ. Bởi v́ số cánh của Luân xa tùy thuộc quốc gia, dân tộc mà thay đổi và cũng tùy theo năng lực của người quan sát nữa.

 

NHỮNG LUÂN XA CỦA CÁI VÍA [[1]]

 

Mười Luân xa của cái Phách đối chiếu với mười Luân xa của cái Vía. Chúng nó ở khít với nhau mặc dầu Luân xa của cái Vía thuộc về bề thứ tư (4è dimension).

 

HIỆU QUẢ CỦA SỰ MỞ NHỮNG LUÂN XA CỦA CÁI PHÁCH.

 

Khi Luân xa của trái thăng (Centre splénique) mở ra th́ con người nhớ mày mạy, trong lúc ngủ ḿnh đi chỗ nầy, chỗ kia, hoặc bay trên không, cái cảm giác rất thích thú. Luân xa ở tại rún hoạt động th́ con người cảm biết ở trong xác thịt những ảnh hưởng của cơi Trung giới và cũng biết một cách mơ hồ ảnh hưởng nào thân thiện và ảnh hưởng nào có vẻ cừu địch; hay là những chỗ nào vui vẻ, những chỗ nào buồn bực nhưng không hiểu tại sao.

Luân xa ở tại trái tim giúp cho con người tự nhiên biết được sự vui hay sự buồn của đồng loại và có khi nhờ đồng cảm mà cũng vui buồn, cũng đau đớn trong thân ḿnh in như người láng giềng vậy. Nhờ Luân xa ở tại cuống họng con người nghe được những tiếng th́ thầm bên tai bảo cái nầy cái nọ, đủ thứ. Có khi con người nghe được âm nhạc vô h́nh. Luân xa nầy mở ra trọn vẹn th́ con người có Thần nhĩ. Luân xa ở giữa hai chơn mày mới mở ra th́ con người thấy trước mặt những cảnh vật, những đám mây có màu sắc. Có khi thấy người ta hiện ra. Chừng mở ra trọn vẹn th́ con người thấy rơ những sanh vật thân h́nh làm bằng chất Dĩ thái, như các hạng Tinh tú cũng gọi là Ngũ hành (Esprits de la Nature). Cũng thấy được những vật để cách vách – hoặc chôn sâu dưới đất.

Luân xa nầy giúp cho con người có quyền năng làm cho một vật nhỏ như nguyên tử lớn ra cả triệu lần đặng quan sát. Luân xa ở Nê hườn cung hoạt động tột bực rồi th́ con người muốn xuất hồn ra khỏi xác chừng nào cũng được và sau khi hoạt động ở mấy cơi cao rồi lúc trở về nhập xác nhớ hết những điều đă làm, đă thấy, đă nghe, không sót một mảy. Đây có nghĩa là ngày cũng như đêm, đêm cũng như ngày, Tâm thức không hề bị gián đoạn. C̣n người thường lúc ngủ th́ chiêm bao mộng mị, chừng thức dậy không nhớ chi cả. Muốn mở những Luân xa th́ phải nhờ tới luồng hỏa, mặc dầu có nhiều phương pháp khác để mở Thần nhăn, Thần nhĩ và xuất hồn ra khỏi xác.

 

HIỆU QUẢ CỦA SỰ MỞ NHỮNG LUÂN XA CỦA CỦA VÍA

 

Luân xa ở chỗ xương mông là nơi chứa luồng Hỏa. Trước nhứt ta nên biết rằng cái Vía con người giống như một đám mây mù chưa tự hoạt động được; nó có một Tâm thức mơ hồ, không làm chi đặng và không biết một cách chính chắn hoàn cảnh ở chung quanh nó ra sao.

Luồng hỏa khởi sự đi, nó vô Luân xa thứ Nh́ ở tại trái thăng, nó thêm sức cho cái Vía. Thể nầy trở nên mạnh mẽ, hoạt động dễ dàng, nhưng con người chưa biết rành rẽ những điều nó đă gặp ở cơi Trung giới.

Luồng hỏa đi qua Luân xa ở tại rún, làm cho trung tâm lực nầy hoạt động. Con người cảm biết tất cả những ảnh hưởng ở cơi Trung giới nhưng điều nầy không được rơ rệt như chuyện đă nghe và đă thấy nhờ con mắt và lỗ tai của xác thịt.

Luân xa ở tại trái tim khi mở ra rồi th́ cho con người cái quyền năng tự nhiên biết được chút ít ư niệm về t́nh cảm của các sanh vật ở cơi Trung giới.

Luân xa ở tại cuốn họng giúp cho con người nghe được trên cơi Trung giới giống như lỗ tai ở cơi Trần.

Luân xa ở chính giữa hai chơn mày mở ra th́ con người có Thần nhăn, thấy được nhơn vật ở cơi Trung giới.

Một khi Luân xa ở tại Nê hườn cung hoạt động đúng mức th́ sự sống của cái Vía hoàn toàn phát triển. Con người dùng được trọn vẹn và đầy đủ những năng lực của nó.

Về hai Luân xa chót nầy có một đặc điểm mà tôi tưởng phải nói ra. Đối với một hạng người th́ Luân xa thứ Sáu và Luân xa thứ Bảy dính [[2]] với Hạch mũi (Corps pituitaire) và hạch nầy làm một cái cầu để mấy cơi trên thông thương với cơi Trần.

C̣n đối với một hạng người khác th́ Luân xa thứ Sáu ở chính giữa hai chơn mày dính Hạch mũi, c̣n Luân xa thứ Bảy ở Nê hườn cung th́ dính với Hạch trán (Glande pinéale). Những hạng người nầy th́ dùng Hạch trán làm đường thông thương trực tiếp với Hạ trí, khỏi cần cái Vía làm trung gian – nghĩa là đi ngay tới cơi Hạ thiên – (bốn cảnh thấp của cơi Thượng giới) mà không đi qua cơi Trung giới.

Mấy công việc nầy đây làm xong là nhờ luồng hỏa Cung-đa-li-ni [[3]] . Thế nên ai ai mới học Đạo nghe nói đến luồng hỏa đều muốn làm sao khươi nó cho được v́ thấy nó rất ích lợi. Nhưng ít ai tưởng những tai hại thảm khốc của nó gây ra nếu người ta chưa có đủ những điều kiện bắt buộc.

 

NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ TRƯỚC KHI KHƯƠI LUỒNG HỎA

 

Theo Chánh đạo, nếu muốn khươi luồng hỏa th́ phải có đủ những điều kiện sau đây :

1)- Trường trai, tuyệt dục, không hút thuốc, không uống rượu. Trường trai tuyệt dục mà c̣n hút thuốc cũng không được. Ư chí cứng cỏi như sắt đá đặng điều khiển luồng hỏa.

2)- Tánh t́nh thật tốt, tức là tư tưởng, ư muốn cho đến lời nói và việc làm đều trong sạch.

3)- Thân thể tráng kiện. Tuổi cao mà khỏe mạnh không phải là một sự trở ngại.

4)- Phải nhờ một vị Chơn sư chỉ bảo hay một vị Cao đồ thay mặt cho ngài coi chừng.

Tại sao những điều kiện lại khó khăn như thế. Bởi v́ người ta không biết những sự nguy hiểm của luồng hỏa.

 

NHỮNG TAI HẠI CỦA LUỒNG HỎA

 

Những người không có một chút chi kinh nghiệm về luồng hỏa th́ không hề biết sự nguy hiểm của nó là thế nào. Không ai ngờ rằng một khi luồng hỏa khởi sự đi, th́ nó đốt tiêu tất cả những cái chi xấu xa nhơ bợn mà nó gặp dọc đường. Nếu con người tấm ḷng chưa được tốt, c̣n say mê bóng sắc th́ Cung-đa-li-ni sẽ đốt cháy thịt xương, hại cho mấy Thể cao siêu và có khi cái nguy hại c̣n dây dưa tới nhiều kiếp sau nữa.

Nếu thay v́ đi lên th́ luồng hỏa lại đi vô trong và đi xuống th́ nó kích thích ba Luân xa ở gần bộ sanh dục. Chừng đó con người sẽ thành một con quỉ ngày đêm chỉ khao khát ái ân và không bao giờ thỏa măn dục t́nh được.

Có vài phái, lẽ tự nhiên không thuộc về phe Chánh đạo, dạy học tṛ mở ba Luân xa nầy đặng có một vài phép thần thông nhỏ mọn. Nhưng cái lợi không bù được cái hại. Các vị đệ tử nầy không ngăn được ḷng tà niệm. Chắc chắn quí bạn độc giả đă thấy nhiều bằng chứng trong những chuyện kiếm hiệp Tàu rồi.

Một tai hại lớn lao khác là việc xử dụng ba Luân xa đó sẽ làm cho con người liên lạc với một giống mà đường tiến hóa c̣n thấp thỏi, và đáng lẽ con người không nên tiếp xúc với họ. Họ không biết luân lư, đạo đức, thiện ác là ǵ đâu. Con người sẽ bị họ sai khiến, kềm chế, e cho nhiều kiếp sau mới mong thoát khỏi tay họ.

Mà dầu tránh được những tai hại mới kể đây, sự mở luồng hỏa sớm quá tăng gia tánh kiêu căng tự phụ và tham lam ham hố của con người đến cực điểm mà con người không tưởng tượng nổi đâu. Nếu đinh ninh rằng ḿnh làm chủ được những lực thiên nhiên c̣n tiềm tàng ở trong ḿnh th́ tỏ ra c̣n Vô minh lắm.

Con người chưa chuẩn bị mà muốn khươi luồng hỏa th́ không khác nào một đứa trẻ thơ lấy cây đập trái ḿn chơi. Chừng nó nổ lên th́ đứa nhỏ tan xác.

 

PHẢI HỌC TẬP VỚI CHƠN SƯ MỚI ĐƯỢC AN TOÀN

 

Bao nhiêu tai hại kể trên đây cũng đủ để chứng tỏ rằng con người phải học tập với Chơn sư mới được an toàn. Bởi v́ Chơn sư có Huệ nhăn, ngài thấy được cách đi của luồng hỏa. Nếu ngài xem thấy học tṛ làm sai th́ ngài chỉ cách sửa đổi tức khắc. Tôi tưởng cũng phải nói thêm, đừng lầm rằng luồng hỏa đi vô Luân xa thứ Nh́ rồi tới Luân xa thứ Ba v.v. . . Chẳng phải thế, tùy theo người luyện tập thuộc về Giống dân nào và Cung nào, thứ Nhứt hay Thứ Ba, Chơn sư mới chỉ cách dẫn luồng hỏa vô Luân xa nào trước, Luân xa nào sau và để luồng hỏa ở tại Luân xa đó bao lâu. Luồng hỏa có bảy thứ th́ phải mở bảy lần. Sau khi đệ tử có Thần nhăn rồi Chơn sư mới dạy đệ tử quan sát cách nào cho khỏi lầm lạc bởi v́ ở Trung giới những số đều thấy lộn ngược và Nhơn vật đều có thể thay h́nh đổi dạng liền liền. Mấy chuyện này đâu phải là việc dễ dàng; mà cũng c̣n nhiều điều khác nữa. Hồi mới có Thần nhăn nói ra một trăm điều đă thấy đều trật hết 98 rồi.

 

TÔI ĐĂ THẤY NHIỀU NGƯỜI BỊ HẠI RỒI

 

Không phải tôi coi theo sách mà nói đâu, chính là tôi đă thấy tận mắt nhiều người bị hại rồi. Xin kể vài trường hợp đă xảy ra lối 30 năm nay.

1)- Một bà luyện luồng hỏa cách nào không biết mà nổi cơn điên, ban đầu ít sau nhiều. Người nhà phải đem bà lên ở nhà thương điên Biên Ḥa rồi chẳng bao lâu bà từ trần luôn tại đó.

2)- Vài người thổ huyết, trong số đó có người chết, có người thành phế nhơn.

3)- Lối năm 1935, có một cô gái độ 20 tuổi và một bà mẹ tới viếng tôi tại Ṭa soạn Niết Bàn Tạp chí. Hai mẹ con bà đó nói với tôi rằng, v́ nghe theo lời của ông thầy dạy cách luyện cho nên bây giờ tại trái tim nóng măi. Tôi bèn hỏi: ‘Thưa bà ! Sao ông thầy dạy bà không chữa cho bà’. Bà trả lời: ‘Thầy tôi có hốt thuốc cho mẹ con tôi uống mà không hết’. Tôi hỡi ôi [[4]] . Tôi có giải nghĩa những tai hại của luồng hỏa, nhưng tôi nói: ‘Thật phải là một vị La Hán mới chữa được’. Tôi có chỉ cách ngăn cho cái hại không lớn thêm ra, nhưng chắc chắn bà nầy tin ông thầy của bà hơn nghe tôi. Bà có cho tôi biết tên ông sư dạy hai mẹ con bà nữa. Trước đó tôi cũng có đọc một quyển của ông viết ra, nên khi nghe tên ông tôi đă hiểu. Mười mấy năm sau, một người nữa, nhưng kỳ nầy là một người đàn ông có học thức, cũng là đệ tử của ông sư đó và cũng nóng ở trái tim. Nhưng vị nầy hữu phước v́ có căn lành nên nhờ một vị đạo đồ của Chơn sư cứu khỏi.

Ba người cũng mang một chứng bịnh do một ông thầy dạy ! Thật là tội nghiệp. Nhưng không rơ trong mấy chục năm rồi có bao nhiêu đệ tử của ông sư đó mang một chứng bịnh như vậy mà không ai hay.

Tôi cũng c̣n biết nhiều người nữa v́ bị luyện sái cách mà đau bao tử, ốm gầy, càng ngày càng kiệt sức rồi từ trần. Có người bị di tinh rồi cũng bỏ mạng.

Đây là tự ḿnh hại ḿnh chớ không phải tại số mạng.

Tôi xin quí bạn nên nhớ kỹ điều nầy: Tất cả những sự luyện tập đều ‘khẩu khẩu tương truyền’ và không bao giờ hai người luyện tập in như nhau. Mỗi người đều theo một cách thức tùy theo lời chỉ dạy của ông thầy. Những điều ghi trong sách là nói tổng quát và bóng dáng, không có Chơn sư hay là một vị Cao đồ giải nghĩa th́ sẽ hiểu lầm ngay.

 

TẠI SAO ĐỆ TỬ ĐIÊN KHÙNG, CHẾT MÀ ÔNG THẦY VẪN SỐNG

 

Tôi đă nghe nhiều lần câu nầy vốn của người bịnh thốt ra: ‘Tại tôi làm sai, chớ thầy tôi dạy trúng’.

Vậy th́ sự thật ở đâu? Tôi tưởng rằng: nếu mấy ông ấy thành công th́ mấy ông ấy đă có Thần nhăn, Thần nhĩ và đă biết cách chữa cho mấy người học tṛ khỏi điên, khỏi khùng, khỏi chết oan uổng và khỏi nóng tại trái tim rồi.

Mà chúng ta cũng nên nêu câu hỏi nầy nữa: ‘Mấy ông thầy có luyện tập những điều đó trước khi đem dạy học tṛ chăng? Chúng ta c̣n hoài nghi về điều nầy.

Phải chăng các vị học tṛ đă làm con vật hi sanh để cho ông thầy thí nghiệm những điều của ông đă học ở trong sách mà chính ông ấy không làm chi hết?

Nếu quả thật như vậy th́ đáng thương hại cho cả hai: ông thầy và học tṛ một lượt.

Tôi nghiệp cho ông thầy sẽ bị Luật Báo Ứng Tuần Hoàn trả lại cho ông những sai lầm của ông đă làm, và tội nghiệp cho mấy vị học tṛ tự giết ḿnh một cách oan uổng.

Tôi nêu mấy gương nầy ra không ngoài mục đích muốn giúp cho người học Đạo nên thận trọng, chớ nên ham những quyền năng phi thường.

Những phép thần thông là những cây gươm hai lưỡi, làm lợi cũng được, làm hại cũng được. Nếu tánh t́nh không được tốt th́ sẽ dùng những quyền năng đó để hại người và v́ vậy mà tự hại ḿnh luôn nữa.

Không phải có những phép thần thông nhỏ mọn mà được danh đề Tiên tịch. Phải có đủ những đức tánh của Luật Trời qui định. Phải hết ḷng lo cho đời th́ mới được nhận vào Hội Quần Tiên. Không dứt được mười dây chướng ngại th́ chớ trông đắc thành Chánh quả, thoát đọa Luân hồi.

Xin quí bạn đọc kỹ cuốn ‘Con Đường Của Người Đệ Tử’ và thực hành những lời trong đó trọn vẹn th́ cửa Chánh đạo sẽ mở rộng đặng đón rước quí bạn vào.

 

LUỒNG HỎA VỤT ĐI TH̀NH L̀NH

 

Có khi không bị khêu gợi mà luồng hỏa vụt đi lên th́nh ĺnh, đó là trường hợp ngoại lệ, khi con người đau ốm hay là bị tai nạn; nhưng thật ít lắm.

Lúc nó đi th́ trong ḿnh nóng hực nhứt là trong xương sống nóng rần. Chắc chắn là con người không đủ sức để đem luồng hỏa trở xuống ổ của nó. Nhưng đừng sợ, bất quá đau một chút mà thôi. Luồng hỏa đó lên Nê hườn cung rồi ra ngoài không khí. Con người sẽ mê man trong vài giờ, chừng tỉnh lại có hơi mệt mỏi và yếu sức hơn trước một chút. Một ít lâu th́ b́nh phục như cũ.

Một nhà Thông Thiên Học có nói với Đức Leadbeater rằng, trong khi ông qua thuyết pháp bên Gia-Nă-Đại (Canada) ông có gặp một người đàn bà không hiểu chi về vấn đề luồng hỏa cả. Nhưng sau khi bà té xuống thang lầu bà hôn mê một ít lâu. Chừng tỉnh dậy th́ bà có Thần nhăn, bà đọc được những tư tưởng của kẻ khác và thấy những đồ vật để cách vách. Bà giữ được quyền năng nầy cho tới khi bà từ trần.

Đức Leadbeater nghĩ rằng: có lẽ trong lúc bà đó té, xương mông bị đụng ngay chỗ luồng hỏa trú ngụ; nó bị dội nên đi lên và mở Luân xa ở chính giữa hai chơn mày.

Cũng có lẽ một Trung Tâm Lực khác bị kích thích.

 

H Ế T

 


[[1]] Nên biết dầu cho Luân xa của cái Vía ở giữa trán hoạt động mà Luân xa của cái Phách ở giữa trán chưa hoạt động, con người cũng chưa có Thần nhăn, chưa thấy cơi Trung giới.

[[2]] Tôi nói ‘dính’ đặng cho quí bạn độc giả dễ hiểu, nếu cắt nghĩa theo danh từ chuyên môn th́ rất khó khăn.

[[3]] Ta cũng nên biết rằng nếu kiếp nầy ta mở được luồng hỏa rồi th́ kiếp sau ta mở luồng hỏa lại dễ dàng.
[[4]]
Tôi tưởng có lẽ cách nầy là luyện Tâm Thận tương giao mà sái cách.

 

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  MAGAZINES  MAGAZINE.USA