trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
H́nh Bóng và Thực Tại
Bản dịch Như Hải
Thanh long
(tương tự như hoa Quỳnh nhưng không có hương)
SHADOWS and REALITY
By Radha Burnier, The Theosophist 1985
Nhận Thức Luận là một trong những ngành chính của bộ môn nghiên cứu triết học. Nó đề cập đến những ǵ gọi là kiến thức và phương tiện để đạt được kiến thức. Đa số người ta không hiểu được sự quan trọng của nó v́ họ có cái nh́n toàn thể vấn đề một cách ngây thơ. Thực ra kiến thức thực sự - nó là minh triết – và nó không dễ ǵ kiếm được.
Có ba loại kiến thức. Kiến thức đích thực, kiến thức sai lệch, méo mó và kiến thức thiếu vắng tri thức, một dạng của ảo tưởng. Đối với kiến thức thực, nó phải đáp ứng được điều có thực của sự việc hay tính chất thực của sự việc. Nếu không có sự đáp ứng như thế th́ chỉ có cái kiến thức hoặc là sai lệch, méo mó, hoặc là kiến thức ảo tưởng mà thôi. Có nhiều minh chứng nổi tiếng về điều này, và khi những minh chứng này được thỏa đáng rồi th́ chúng ta có thể nghĩ đến một trong hai loại kiến thức trên hay là cả hai chúng.
Thí dụ, nếu một người nh́n vào một cái bóng và nghĩ rằng đó là một người, đó không phải là ảo giác v́ có một vài cơ sở ǵ đó về điều mà người ấy thấy. Hoặc là người ấy thấy cái ǵ đó mà hắn nghĩ là một con rắn, nhưng thực ra nó lại là một sợi dây thừng. Không phải như là không có vật thể tương ứng với sự nhận biết rơ ràng của hắn ta, mà thật ra đă có một số cơ sở nào đó cho những ǵ nảy sinh ra trong tâm trí hắn ta. Nhưng h́nh ảnh trong tâm trí của hắn ta lại không ăn khớp với sự thực, với thực tại và v́ thế người ta gọi nó là kiến thức lệch lạc.
Cũng c̣n có sự ảo tưởng khác do cái năo bị kích động gây ra làm nó tưởng tượng ra mọi điều. Những h́nh ảnh ngang qua nó và những t́nh tiết xảy ra trong nó hoàn toàn không có một căn cứ, cơ sở nào cả. Hoặc là có thể có một tư tưởng hoàn toàn phi lư vượt khỏi tầm có khả năng hay ngay cả ngoài sự mong đợi. Một thí dụ được biết đến nhiều trong kinh Vedânta nói về chuyện người thấy một con thỏ có nhiều sừng. Có điều ǵ đó không hiện hữu được lưu giữ trong cái óc lệch lạc của hắn ta. Bất cứ điều ǵ cũng có thể xảy ra trong một đầu óc như thế; mọi việc đều ở trong một đám lộn xà ngầu và những điều không thể xảy ra lại có thể xảy ra. Chúng ta biết rơ chúng là ảo tưởng, nhưng người bị loạn óc hay bị loạn thần kinh cho tất cả sự việc đó là thực
Bây giờ, bất cứ một người t́m chân lư nào cũng phải cố gắng để hiểu thông suốt toàn vẹn chủ đề này. Có nhiều cạm bẩy trên con đường này và con đường đạo chính nó cũng là lưỡi dao cạo. Hoàn toàn quá dễ để tưởng tượng rằng chúng ta có sự hiểu biết hay kiến thức trong khi đó sự hiểu biết này lúc nào cũng có thể là không ǵ khác hơn một đứa con đối với người đàn bà không sinh đẻ hay là sợi dây thừng mà lại hiện ra thành con rắn. Chúng ta phải luôn canh chừng, đề cao cảnh giác. Phải đặt vấn đề, xem xét những điều mà chúng ta tin chắc phải là một phần của sự minh triết.
Triết gia và những nhà tư tưởng tôn giáo của cả phương Đông lẫn phương Tây đă thảo luận nhiều chi tiết về những phương tiện để đạt được kiến thức thực. Phương Đông luôn hiểu sự quan trọng về tương quan kiến thức thật với đời sống triết lư và tôn giáo. Theo phương Đông, nhận thức luận không xem xét vấn đề bằng bản thân nó, mà bằng sự kích thích quá tŕnh khả năng lập luận.Tuy nhiên, mọi người đều đă biết về sự quan trọng của việc thực hành đằng sau chân lư đối với người t́m kiếm chứ không phải là lư luận. Liệt kê ra những phương tiện đúng của kiến thức, th́ có người nói rằng chỉ có một con đường, nhưng người khác th́ cho là năm con đường vân vân. . . Nhưng trên căn bản, th́ có ba phương cách đạt được kiến thức đúng, ấy là lư trí, nhận thức và những lời lẽ minh triết là được chấp nhận. Tuy nhiên, nếu tách rời chúng ra, một trong ba điều trên có thể trở thành một cạm bẫy nguy hiểm.
Bất cứ ai mà tâm trí họ thậm chí phát triển một chút thôi hay tới một chừng mức nào đó th́ đều là một người có lư trí. Tất cả chúng ta đều chấp nhận sự suy luận như là một qui tắc cho suy nghĩ, cho hành động, cho sự tương quan và hiểu biết. Đa số chúng ta cho cho rằng sự suy luận là quan trọng trong đời. Nơi tâm trí chúng ta luôn có điều ǵ đó chống lại điều vô lư, quá đáng và phi lư .
Plato và những người theo ông ta đưa ra ư kiến là “linh hồn” đáp ứng tự động những ǵ nó biết được tại nguồn gốc mà từ đó nó phát ra (dù rằng đây không phải là một sự giải thích thỏa đáng, nhưng tôi tin). Tất cả những thuộc tính của Thượng Đế (ấy là điều đă thiết lập nên sự hiện hữu đích thực như những người theo học thuyết Plato gọi nó) là những điều mà linh hồn nhận được một cách tự nhiên, và khi có sự đáp ứng của tâm hay trí đối với những ǵ hợp lư, hữu lư, là bởi v́ linh hồn nhận ra được trong đó cái mệnh lệnh thuộc về đúng cái lănh vực của chân lư
Chúng ta có ư ǵ khi nói đến đến sự có lư hay lư trí ? Chắc chắn một điều là chúng ta chấp nhận một cách có ư thức hay là không có ư thức rằng đời sống th́ trật tự và không c̣n sự tùy tiện nào nổi lên nữa, bằng không th́ nó không c̣n là một vũ trụ hài ḥa mà chỉ là một khối hổn độn. Ngay cả ở mức độ vật chất, nguyên nhân và hậu quả được nối kết một cách mật thiết lẫn nhau đến nỗi từ cái này có thể suy ra được cái kia. Nh́n vào sự tương quan giữa nguyên nhân và hậu quả, chúng ta thấy đó chính là phần tiến tŕnh dựa trên lư trí.
Ngoài ra cũng c̣n có “những sự việc đi đôi bất biến” như là người ta hay gọi. Khói và lửa là cặp đi đôi không đổi, nghĩa là nơi đâu có khói, th́ nơi đó có lửa, tuy nhiên, không nhất thiết nơi đâu có khói là có lửa. Đặt ngược lại vấn đề cũng không luôn luôn thông suốt và lư luận xuôi theo cũng không thuyết phục được nhiều hơn . Rồi th́, trong quá tŕnh dựa trên lư trí có một nhận thức của sự tương quan và nhận thức về chuỗi bất biến. Người ta nói hai với hai thành bốn (bởi v́ bạn đă chứng minh nó như vậy) là một nhận thức của một sự kiện bất biến.
C̣n một điều nữa được biết đến nhiều là những phần nhỏ gộp lại không tất yếu tạo được cái nguyên thể toàn vẹn và cái toàn thể th́ nhiều hơn tổng số những phần gom lại. Nếu bạn đem mắt mũi, chân tay ghép lại với nhau, th́ các bạn chỉ tạo được một búp bê mà thôi chứ không thành được một con người. Như thế, có thể có một yếu tố nào thêm vào th́ nó phủ nhận vấn đề trên, tuy nhiên, hai với hai là bốn có thể là hữu lư theo lư luận. Khi nói rằng tổng số của những phần nhỏ luôn luôn không tạo được cái nguyên thể toàn vẹn là chúng ta đang nói đến một khía cạnh nào đó của chân lư được phổ biến rộng răi đến nơi nó trở thành như một sự kiện hiển nhiên. V́ thế ta nên xem xét những ǵ tương quan thực, tương quan tạm, tương quan từng phần đối với toàn thể và đi đến sự hiểu biết bằng trí tuệ về những điều hợp lư, hữu lư. Từ bỏ lư trí là quay lưng khỏi sự thật và những trật tự mà chính vũ trụ hài ḥa đặt nền tảng trên nó. Nhưng cái khó khăn là chúng ta không có khả năng thấy trong cái vũ trụ bao la này tất cả những điều hiện hữu và nhiều phương cách mà trong đó những phần khác nhau liên hệ lẫn nhau; nên đó chính là sự giới hạn hoàn toàn đối với lư trí.
Sự suy luận thuộc toán học; c̣n lư trí cái mà khiến cho phương tŕnh và con số trở nên một sự trừu tượng, mà sự trừu tượng này không bao giờ cho chúng ta cảm nhận được chúng là ǵ. Những sự việc th́ y như chúng là, hay đời sống cũng y như nó là vậy, người ta không thể nào thấu hiểu chúng bằng thuật ngữ của sự hiểu biết thuộc trí óc về sự tương quan và trật tự; đời sống truyền đạt điều ǵ đó nó ở bên trong bản chất của cái đẹp mà người ta phải cảm thấy và kinh qua. Người ta không thể nào mô tả bằng từ của lư luận thuần túy hay bằng những thuật ngữ của nguyên nhân và hậu quả.
Dù rằng có trật tự trong vũ trụ, th́ vẫn có điều không tiên đoán được, nó phá đi cái trật tự đă được thiết lập để tạo ra một cái mới. Điều này chỉ có thể hiểu được qua nhận thức mà thôi. Lư trí không thể hoàn toàn quan trọng hơn nhận thức và nhận thức cũng không thể nào hoàn toàn quan trọng hơn lư trí. Đây là điểm trọng yếu để hiểu biết bởi v́ trong đời sống hàng ngày của chúng ta nhận thức và lư trí cái này hay cái kia trở nên trội hơn cái khác đến nỗi hủy mất đi sự hiểu biết. Chúng ta nghĩ rằng nhận thức của chúng ta tương tương với kiến thức, v́ thế chúng ta tin tưởng rằng điều ǵ chúng ta thấy là điều ǵ thực. Ngoại trừ khi chúng ta đă nói, nhận thức của một người điên là kiến thức đại diện cho hắn ta. Những công cụ của nhận thức rất giới hạn và nó dễ dàng tưởng tượng rằng những h́nh ảnh trong tâm trí chúng ta phản ảnh những ǵ hiện hữu thực sự. V́ những ǵ chúng ta gọi là nhận thức giác quan thực ra là h́nh ảnh tạo nên trong trí óc và mỗi phản ứng của giác quan được chuyển đổi trong tâm thức thành một h́nh ảnh, điều mà chúng ta biết thực sự chúng là những h́nh ảnh thôi. Kinh nghiệm này có thể tương ứng với sự thật, hay nó có thể là một sự xáo trộn, sửa đổi những ǵ đă hiện hữu trong trí óc, hay nó có thể là điều ǵ đó hoàn toàn không hiện hữu giống như con thỏ có sừng
Làm thế nào chúng ta biết đươc rằng điều ǵ chúng ta nhận thức bằng giác quan hay trong trí óc là đúng. Nó có phải là sự nhận biết đích thực không? Nó có bị bóp méo hay là ảo tưởng không? Người theo chủ nghĩa duy vật nói rằng chỉ điều ǵ y nhận thức được bằng các giác quan th́ nó mới hiện hữu; đó là lư do tại sao y là người duy vật. Hắn dùng trí óc của ḿnh nhưng hắn không nhận thức được nó, v́ lẽ đó đối với hắn ta tâm trí là một loại phụ thuộc của năo bộ hay là kết quả tất yếu của thể xác. Dĩ nhiên, thân xác là thực v́ bạn có thể thấy nó. Thực ra, đây là một lập trường ngốc nghếch v́ chúng ta biết rằng sự nhận biết của chúng ta về mọi vật nó hạn chế như thê nào rồi và nó dễ dàng biến thành ảo tưởng như thể nào. Một người có thể biết tất cả mọi loại sự việc - Rama hay đấng Christ hoặc thiên thần hay hắn ta có thể kinh nghiệm qua những giấc mơ. Những ǵ hắn ta biết có thể là một điều không ǵ khác hơn là một h́nh ảnh được phóng chiếu ra bởi một sự ham muốn mạnh mẽ. Nhưng nếu chúng ta bỏ không xét đến tất cả những kinh nghiệm như là ảo tưởng, th́ chúng ta tự t́m thấy một quan điểm hoàn toàn phủ nhận không khả năng đáp ứng mọi việc bên ngoài phạm vi kiến thức hiện tại của chúng ta. V́ thế, như trong trường hợp của lư trí, chúng ta phải nhận biết cùng một lúc những giới hạn và sự hữu dụng của nhận thức.
Có những lời về minh triết như tiếng Bắc Phạn gọi là âptâvachanam. Không có người hiểu biết nào sẽ từ chối những lời của người khác và cố gắng tự ḿnh t́m thấy chân lư hoàn toàn. Có một vài người đặc biệt tầm cở như Độc Giác Phật, người mà bằng sự hiểu biết của riêng ḿnh t́m được con đường riêng giữa cơi tối tăm, nhưng điều này tất nhiên là rất ít. Chúng ta cần có kinh nghiệm của những người khác dựa vào đó mà chúng ta thử nghiệm giá trị hiểu biết của chính ḿnh, sự nhận thức của chính ḿnh và kinh nghiệm riêng của ḿnh. Nhưng những lời của người khác cũng có thể là dối trá. Chúng ta có thể nghĩ rằng ai đó khôn ngoan, trong khi không phải vậy. Những ǵ mà nhiều người xem như là một đạo sư, hay là bậc thầy tâm linh thường tương ứng với điều họ muốn thôi. Nếu họ muốn những kinh nghiệm tuyệt vời, hay sự b́nh an, nếu họ muốn sự bảo đảm cho một kiếp sau hạnh phúc th́ họ sẽ sẵn ḷng t́m kiếm một đạo sư thích hợp với ḷng ham muốn của họ. Có một số lớn ảo tưởng, đă sẳn trong kinh nghiệm chúng ta rồi và nếu chúng ta muốn bảo vệ tâm trí chống lại sự bóp méo lệch lạc th́ chúng ta phải lắng nghe một cách cẩn thận những lời nói của những người đă tiến xa và thánh thiện, nhưng ở nơi đây chúng ta cũng phải nhận thức rằng có khả năng rơi vào cạm bẩy, v́ chúng ta có thể nhầm cho một kẻ ngu dốt làm kẻ khôn ngoan.
Thực ra th́ không có phương cách nào đi đến kiến thức gọi là an toàn cả. Sự lắng nghe những lời lẽ được gọi là minh triết mà nền tảng có thể là một quyển kinh sách nào đó, chẳng hạn như kinh Vệ Đà, Thánh kinh Thiên chúa giáo, hay kinh Koran . . . có thể làm một người thành ra một người tin tưởng mù quáng, một người cuồng tín sẽ không sử dụng lư trí của ḿnh và từ chối luôn chính sự nhận thức của ḿnh nữa. Họ có thể gặp một người nào đó khá hơn họ và có nhiều đức hạnh hơn họ, nhưng bởi v́ người này hay người kia là một người Do Thái giáo hay là một người Thiên Chúa giáo, hoặc là người này là Hồi Giáo và người kia là Ấn Độ giáo mà hắn ta không thể thừa nhận rằng đó là một người tốt. Người tín đồ đó, tín hữu đó đă chối bỏ nhận thức của chính ḿnh. Hay một người có thể tin vào sự tưởng tượng và sở thích của riêng ḿnh, và nghĩ rằng ḿnh đă tiến đến một trạng thái tâm thức cao hay ḿnh tiếp xúc được với Thượng Đế. Người ta có thể tin vào bất cứ điều ǵ thậm chí phủ nhận cả lư trí và ngược lại với kinh nghiệm của những người khác.
Trong tất cả phương cách của kiến thức đều có sự nguy hiểm khi bất cứ một trong chúng dựa vào một điều độc nhất. V́ lẽ đó phương pháp thăng bằng, trung dung đi đến chân lư thật là quan trọng. Nó cũng quan trọng khi nhận ra rằng có một cái tôi của hạ thể nặng nề áp đảo lư trí, bóp méo nhận thức và làm cho không thể nào có được một sự đáp ứng rơ ràng những lời lẽ minh triết. Cái tôi thường say mê sự vui thú hay thèm khát quyền lực và qua sự ham muốn này nó đă phá hủy đi khả năng sử dụng đúng những phương tiện để đạt được kiến thức.
V́ lẽ đó, tinh luyện bản ngă, giám sát bản ngă, và kỷ luật bản ngă phải liên quan chặt chẽ với việc sử dụng những phương tiện đi đến kiến thức. Điều ǵ là kiến thức thực và điều ǵ là kiến thức không thực ? Điều ǵ là đường lối đúng để t́m thấy kiến thức thực ? Đây là những câu hỏi cực kỳ quan trọng cho bất cứ ai t́m cách đặt chân trên đường Đạo và nhận ra Chân Lư.
Bản dịch Như Hải
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở